LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập ở Vụ Tổng hợp KTQD - Bộ Kế hoạch và Đẩu Tư, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của vụ trưởng và toàn thể đội ngũ CBCC tại Bộ cùng với sự hướng dẫn tận tâm của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên khóa luận này của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung để bài chuyên đề thực tập được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2010
100 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Mai Hương
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên : Trần Thị Mai Hương
MSV : CQ481333
Lớp : Kế hoạch 48A
Khoa : Kế hoạch và phát triển
Chuyên đề thực tập của em là: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu”
Em xin cam đoan những gì em viết trong chuyên đề không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào. Những phần trích dẫn và tham khảo đều đúng theo quy định của Nhà trường. Nếu sai em xin chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Trần Thị Mai Hương
MỤC LỤC
1.3.1.2. Tác động của khủng hoảng TCTC đối với Việt Nam 17
1.3.2. Sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng 19
1.3.2.1. Do bối cảnh kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng, những cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam 19
1.3.2.2. Do sự sụt giảm về kim ngạch, cơ cấu và thị trường xuất khẩu của kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng sau khủng hoảng. 22
1.3.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế Châu Á trong việc đề ra các giải pháp hậu khủng hoảng 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 26
2.1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 26
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - đầu năm 2008 (trước khủng hoảng) 26
2.1.1.1. Hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu 26
2.1.1.2. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá 28
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2009. 36
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 45
2.2.1. Kim ngạch xuát khẩu giảm sút do sự bảo hộ tại thi trường nước ngoài, nhu cầu nhập khẩu giảm , sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng 45
2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vẫn đơn điệu, lạc hậu chậm đổi mới, đồng thời do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm thuỷ sản và khoáng sản đều bị giảm sút do giá giảm. 48
2.2.3. Thị trường thị xuất khẩu bị thu hẹp mạnh do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường chủ lực đều sút giảm và đang có xu hướng chuyển dịch 54
2.2.4.Đánh giá chung 57
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 59
3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ SAU KHỦNG HOẢNG 59
3.1.1. Cơ hội 59
3.1.2.Thách thức 60
3.2. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 62
3.2.1. Dự báo xu hướng phát triển của hoạt động ngoại thương thế giới 62
3.2.1.1. Thương mại thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng sản lượng thế giới 62
3.2.1.2. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế phát triển và cùng với nó là sự đa dạng hoá các nguồn đầu tư cũng như các hình thức thương mại 63
3.2.1.3. Các rào cản thương mại quốc tế tuy được dự báo tiếp tục giảm xuống nhưng vẫn còn ở mức cao 64
3.2.1.4. Các nước thuộc Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giới 64
3.2.2. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 5 năm 2011 - 2015 65
3.2.2.1. Định hướng chung 65
3.2.2.2. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu. 66
3.2.3. Định hướng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2015. 67
3.2.3.1. Mục tiêu 67
3.2.3.2. Định hướng…………………………………………………………… … 67
3.2.3.3. Dự báo một sỗ chỉ tiêu xuất khẩu năm 2010………………………………..70
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 72
3.3.1. Các giải pháp vĩ mô 72
3.3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo,
sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu các mặt hàng thô. 72
3.3.1.2. Chiến lược chuyển dịch và mở rộng cơ cấu thị trường - hạt nhân của chiến lược thúc đẩy xuất khẩu trong thời điểm hiện nay 73
3.3.1.3. Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu( XTXK). 78
3.3.1.4. Một số giải pháp chính sách nhà nước khác. 79
3.3.2. Các giải pháp phát triển đối với doanh nghiệp 81
3.3.2.1. Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, chuyển từ cạnh tranh bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng và sáng tạo, nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị. 81
3.3.2.2. Tận dụng cơ hội từ khủng hoảng để đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 83
3.3.2.3. Tiết kiệm chi phí, chi tiêu hợp lý, tái cấu trúc chuẩn bị cho một quá trình phát triển mới. 84
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 0
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NHTW
Ngân Hàng Trung Ương
XK
Xuất Khẩu
KNXK
Kim ngạch xuất khẩu
DNXK
Doanh nghiệp xuất khẩu
XTXK
Xúc tiến xuất khẩu
DN
Doanh nghiệp
DNVN
Doanh nghiệp Việt Nam
NSNN
Ngân sách nhà nước
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
CNH – HĐH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa GDP, thị trường nợ, chứng khoán nợ ở MỸ 14
Hình 1.2. Xuất khẩu hàng hoá của Đức, Trung Quốc, Mỹ giai đoạn 2005 - 2009 22
Hình 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996 -2006 29
Hình 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của 8 mặt hàng chủ lực năm 2008 36
Hình 2.3.Đóng góp của yếu tố giá và lượng trong tăng trưởng kim ngạch một số mặt hàng năm 2008 (%) 39
Hình 2.4. Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân TM của Việt Nam năm 2009 43
Hình 2.5. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005 - 2009 47
Hình 2.6. Thay Đổi kim ngạch xuất khẩu theo ngành năm 2009 47
Hình 2.7. Xuất nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp giai đoạn 2001-2008 (triệu USD) Nguồn: Tổng cục Hải quan. 50
Hình 2.8. So sánh KNXK 9 tháng đầu năm 2009 với cùng kì năm 2008 51
Hình 2.9. Xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu và nông sản chính giai đoạn 2006 - 2009 51
Hình 2.10: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu từ năm 1999- 2009 52
HÌnh 2.11: Lượng cao su xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 53
Hình 2.12: Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 53
HÌnh 2.11: Lượng cao su xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 53
Hình 2.12: Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 53
Hình 2.13 : KNXK sang một số thị trường lớn từ năm 2007 đến năm 2009 55
Hình 3.1. Định hướng lại thị trường xuất khẩu Việt Nam 74
Hình 3.2: Nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị 83
Bảng 2.1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá từ năm 2001 – 2006 29
Bảng 2.2.Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2006 30
Bảng 2.3. Cơ cấu thị trương xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 -2006 32
Biểu 2.1. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam 2008 37
Bảng 2.4. Mười mặt hàng xuất khẩu chính năm 2008 38
Bảng 2.5. Giá trị xuất khẩu 42
Bảng 2.6. Cơ cấu mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu trong 8T/2009 so với 8T/2008 49
Bảng 3.1. Tốc độ phát triển thương mại thế giới từ năm 1995 đến 2006 và dự báo đến năm 2020 63
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2015 67
Bảng 3.3. Dự báo kim ngạch và tốc độ tăng trưởng các nhóm hàng xuất khẩu năm 2010 70
Bảng 3.4. Tăng trưởng GDP của Châu Phi 77
LỜI MỞ ĐẦU
Sau cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển với nhiều cơ hội mới. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và điều chỉnh các thể chế điều tiết kinh tế - tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ, sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, phát huy lợi thế cạnh tranh “động” và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ…sẽ mở ra những cơ hội và thách thức mới cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới với dự báo của quỹ tiền tệ IMF, năm 2010 tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tăng trở lại khoảng 3,9%, trong đó xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ sẽ tanưg trở lại khoảng 5,8%. Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ.
Với những thành tưu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của 25 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế xã hội 2001 – 2010 đã tạo ra sức mạnh tổng hợp đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Sự ổn định về chính trị xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Tuy nhiên, những yếu kém của nền kinh tế và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu chắc chắn vẫn còn tác động đến sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Do đó với một nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu với sự đóng góp của xuất khẩu vào GDP luôn trên 50% (55,03% năm 2000, 73,61% năm 2006, 76,9% năm 2007 và khoảng 78,21% năm 2008) nhằm “tận dụng tối đa các thời cơ thuận lợi, vượt qua các khó khăn thách thức, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, kết hợp tốt sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu đạt được những bước phát triển mới, nhanh và bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước” , đón đầu những cơ hội và thách thức của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng thì việc nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ kinh tế quan trọng, cấp thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu”
Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu lý luận và ứng dụng vào thực tiễn hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, qua đó xem xét thực trạng phát triển và vị trí, vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam và trong tương quan với hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế thế giới nói chung, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu với việc áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp hệ thống hoá và phương pháp suy luận logic.
Trên cơ sở mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, nội dung của đề tài nghiên cứu được chia là ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Ngọc Sơn đã giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
1.1. XUẤT KHẨU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1.1. Khái niệm cơ bản về xuất khẩu
1.1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
1.1.1.2. Các loại hình xuất khẩu hàng hoá
a, Xuất khẩu gián tiếp (qua trung gian) : là hình thức tham gia thị trường nước ngoài một cách gián tiếp bằng cách thông qua người thứ 3 để thức hiện các hoạt động giao dịch XNK hàng hoá ra ( vào) thị trường nước ngoài. Hiện nay hoạt động của thương nhân trung gian thâm nhập vào mọi lĩnh vực trong nền kinh tế , phổ biến nhất là môi giới thương mại và đại lý. Việc sử dụng hình thức này có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Những khó khăn chủ yếu khi tham gia thi trường dưới hình thức xuất khẩu gián tiếp đó là: Phải trả chi phí cho người trung gian; Không gắn liền giữa sản xuất và thị trường do không gắn kết được quan hệ trực tiếp với thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài; Ngoài ra kết quả của hoạt động giao dịch lại phụ thuộc chủ yếu và thiện chí của người trung gian trong khi các nhà kinh doanh lại không muốn phụ thuộc.
Bên cạnh những khó khăn, thì khi tham gia vào loại hình xuất khẩu này, doanh nghiệp cũng có những lợi thế nhất định như: Sử dụng được kinh nghiệm, vốn và cơ sở vất chất của chuyên gia và của người trung gian; Tập trung vốn, sức lực, tiền của vào điểm chính yếu nhất; Học tập được kinh nghiệm trên thương trường quốc tê.
Do đó, khi áp dụng hình thức xuất khẩu này cần chú ý tới mọt số điều kiện nhất định. Việc nên hay không nên sử dụng hình thức xuất khẩu trung gian xuất phát từ tính hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu. Vì vậy khi sử dụng trung gian tham gia vào thị trường phải tính toán kĩ để tránh khả năng “ lợi bất cập hại”. Hình thức này có hiệu quả trong một số trường hợp sau:
Khi lần đầu tiên tham gia vào thì trường nước ngoài hoặc tham gia vào phân khúc thị trường mới mà chưa biết hiều về thị trường đó.
Khi vốn hạn chế, hàng hoá không nhiều, hoặc nhu cầu không thường xuyên.
Khi đưa sản phẩm mới và thị tường mà chưa nắm chắc thị trường đó.
HIện nay theo nhóm nghiên cứu của EEC thì tới 2/3 lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam ít nhiều cá sử dụng hình thức này.
b, Xuất khẩu trực tiếp : đây là hình thức tham gia thị trường nước ngoài khá phổ biến đối với mọi DN trên thế giới, trong đó các DN tiến hành XK hàng hoá ( hoặc hàng hoá do DN mình sản xuất ) ra thị trường nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Hình thức này có nhiều lợi ích hơn hình thức xuất khẩu gián tiếp qua trung gian. Nó tạo điều kiện cho người xuất khảu nắm được tình hình thị trường nước ngoài, không phải chia sẻ lợi nhuận và có thể lực chọn nhiêu cách thức để tiếp cận với thị trường nước ngoài như: đấu thầu, dấu giá, tái xuất, gia công, hoặc mua bán trực tiếp. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kiến thức nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường nước ngoài ,, năm sđược thể chế luật pháp và tập quán thương mại của từng khu vực và quốc gia. Hiện nay có khoảng 96% doanh nghiệp đang dùng hình thức này để tham gia vào thi trường nước ngoài.
Khác với xuất khẩu gián tiếp, hình thức này có những thuận lợi như: Được trực tiếp tiếp xúc với thị trường nước ngoài, do vậy có thể nắm bắt được diễn biến tình hình thị trường, nhu cầu tiêu dùng, từ đó có phương án thích hợp với từng thị trường cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.Vì vậy có thể chủ động đối phó với những diễn biến mới trên thị trường.
Tuy nhiên do khoảng cách giữa người mua và người bán là rất rộng lớn nên khi thực hiện việc mua bán có thể xảy ra nhiều rủi ro mà không lường trước được. Đồng thời, chi phí tốn kém, do vậy chỉ thực hiện khi có đủ số lượng hàng lớn.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu của một loại hàng hoá phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản là tình hình cầu của thị trường nhập khẩu đối với hàng hoá đó, khả năng cung ứng loại hàng hoá đó của các doanh nghiệp trong nước, khả năng cạnh tranh của hàng hoá đó với các hàng hoá cùng loại sản xuất tại thị trường nhập khẩu hoặc đến thị trường nhập khẩu từ các quốc gia khác, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đặc biệt hoạt động xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia còn chịu tác động mạnh bởi chính các yếu tố về chính sách xuất khẩu của quốc gia đó.
1.1.2.1. Tác động của các nhân tố của thị trường nhập khẩu đến cầu hàng hoá xuất khẩu
Cầu đối với hàng hoá xuất khẩu chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố từ chính thị trường nhập khẩu như:
Tình hình kinh tế của quốc gia nhập khẩu: Khi nền kinh tế của quốc gia nhập khẩu đang nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhu cầu nhập khẩu phụ vụ cho nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng không ngừng tăng lên, làm gia tăng sức cầu đối với hàng hoá nói chung và hàng hoá nhập khẩu nói riêng. Ngược lại tình trạng suy giảm sức cầu sẽ xảy ra khi nền kinh tế rơi vào chu kỳ suy thoái.
Chính sách thương mại của quốc gia nhập khẩu: Những rào cản thương mại cả kỹ thuật và phi kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu sẽ ngăn cản sự xâm nhập của hàng hoá xuất khẩu vào thị trường quốc gia đó. Nếu mặt hàng xuất khẩu thuộc vào nhóm bị hạn chế thì sức cầu có thể giảm do những chi phí phát sinh từ những rào cản thương mại gây nên.
Thói quen, tâm lý tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu: trong trường hợp mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng tiêu dùng, cầu của quốc gia nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu có thể chịu sự tác động bởi những nhân tố mang tính tâm lý của người dân nước nhập khẩu. Một số mặt hàng nếu nhập khẩu từ thị trường nước này lại được ưa chuộng và đánh giá cao hơn so với thị trường khác như ô tô nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Nhật...được coi trọng hơn về thông số kĩ thuật và kiểu mẫu hơn nhập khẩu từ Trung Quốc....
Giá cả của hàng hoá xuất khẩu: Giá cả rẻ hơn hoặc phải chăng so với các hàng hoá cùng loại trong phần lớn các trường hợp luôn có một sức hút lớn tạo ra một lượng cầu đáng kể. Khi giá giảm đi thì có thể thu hút thêm cầu đối với hàng hoá. Rõ ràng, đây là một nhân tố quan trọng trong việc xác định mức cầu của thị trường đối với một loại hàng hoá.
1.1.2.2. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và tác động của nó tới quy mô xuất khẩu
Khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trường nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng xuất khẩu của hàng hoá. Mà nó lại phụ thuộc vào 3 nhân tố sau:
Một là , tính đa dạng của loại hàng hoá đó trên thị trường nước ngoài. Trong trường hợp trên thị trường nước ngoài còn có các hàng hoá khác tương tự hoặc có giá trị thay thế tương đương thì nhu cầu đối với các hàng hoá xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh giữa các mặt hàng cùng loại hay có khả năng thay thế.
Hai là, nhóm nhân tố liên quan đến chất lượng, thương hiệu, kênh phân phối, thị hiếu thị trường…của hàng hoá xuất khẩu. Đây là nhóm nhân tó cơ bản tạo ra sức mạnh bền vững cho năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trường nước ngoài. Tất nhiên, cầu hàng hoá xuất khẩu sẽ cao đối với những mặt hàng có chất lượng tốt, thương hiệu uy tín, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
Ba là, các nhân tố liên quan đến giá cả. Các nhân tố này bao gồm chi phí đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu, năng suất lao động trong ngành sản xuất hàng xuất khẩu và tỷ giá hối đoái. Thí dụ: bằng việc phá giá đồng nội tệ, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể duy trì giá bán hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ thấp mà vẫn đảm bảo mức lợi nhuận cận biên như cũ. Giá thấp sẽ tạo ra sự cạnh tranh về giá cho hàng xuất khẩu trên thị trường nước ngoài, do đó sẽ làm tăng quy mô hàng xuất khẩu.
1.1.2.3. Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu của một loại hàng hoá trước hết thông qua giá cả của hàng hoá đó. Tỷ giá hối đoái ( được xác định bằng giá cả tính bằng đồng nội tệ của một đồng ngoại tệ) tăng lên làm đồng ngoại tệ lên giá so với đồng nội tệ. Nếu giá bán hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ vẫn giữ nguyên, thu nhập của nhà xuất khẩu bằng nội tệ sẽ tăng lên. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá nhà xuất khẩu có thể giảm gía hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ để kích cầu đối với hàng hoá xuất khẩu mà vẫn không làm giảm lợi nhuận tính bằng nội tệ của mình. Kết quả là khối lượng hàng xuất khẩu tăng lên. Ngược lại, tỷ gia hối đoái giảm làm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng lên, làm giảm cầu hàng xuất khẩu, dẫn đến giảm khối lương hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên tác động của tỷ gí hối đoái tới cầu hàng hoá xuất khẩu không giống nhau giữa các loại hàng hoá. Mức độ ảnh hưởng còn tuỳ thuộc vào mức độ co giãn của cầu hàng hoá đối với giá hàng hoá đó.Hơn nữa, tác động nêu trên của tỷ giá hối đoái mới chỉ xét đến mặt khối lượng hàng hoá xuất khẩu mà chưa tính đến tổng giá trị. Vị dụ, trong trường hợp tỷ giá tăng, trong khi khối lượng hàng xuất khẩu gia tăng, giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ lại giảm, thì tổng giá trị của hnàg xuất khẩu tăng hay giảm còn phụ thuộc vào độ co giãn của hàng hoá đó là lớn hơn hay nhỏ hơn 1.
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn tác động đến ccung hàng hoá xuất khẩu trên hai phương diện sau:
Về ngắn hạn, việc tỷ giá tăng sẽ làm co doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu tính bằng nội tệ tăng lên, từ đó kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, làm gia tăng sản lượng dẫn đến gia tăng khối lượng xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng lên do phá giá đồng nội tệ sẽ làm chi phí sản xuát tính bằng ngoại tệ giảm đi, giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu có thể hạ giá bán bằng ngoại tẹ để cạnh tranh giá. Mặc dù biện pháp này có thể làm lợi nhuạn siêu ngạch của doanh nghiệp giảm đi nhưng tổng doanh thu, lợi nhuận vẫn có thẻ tanưg do sự lấn át của hiệu ứng khối lượng.
Tuy nhiên, hiệu ứng phá giá chỉ kích thích xuất khẩu trong thời gian ngắn, khi mà chi phí sản xuất hàng xuất khẩu chưa tăng lên do hiệu ứng giá nguyên liệu nhập khẩu tăng lên. Trong dài hạn chi phí sản xuất của doanh nghiệp tính bằng nội tệ có xu hướng tăng ( điều này cũng làm chi phí sản xuất tính banừg ngoại tệ cũng có xu hướng tăng) vì các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trong một số trường hợp, có một số doanh nghiệp xuất khẩu lại sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Vì vạy khi tỷ giá tăng sẽ kéo theo hàng nhập khẩu tăng giá dẫn đến chi phí sản xuất tăng theo. Hiệu ứng này có thể xảy ra trễ hơn do tác động của việc dự trữ nguyên liêu.
Thứ hai, khi tỷ giá hối đoái tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu thu được lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn. Tuy nhiên theo quy luật bình quân hoá lợi nhuận trong nền kinh tế, sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu thị trường từ sản xuất phục vụ thị trường nội địa sang sản xuất hướng vào xuất khẩu. Điều này làm tăng tính cạnh tranh cả về đầu vào lẫn đầu ra của sản xuất phục vụ xuất khẩu khiên schi phí sản xuất tăng, làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống.
Thứ ba, sau khi nội tệ giảm giá, chỉ số giá tiêu dùng sẽ có xu hương tăng do ảnh hưởng của tăng giá hàng nhập khẩu làm cho tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống. Trong thực tế, doanh nghiệp sẽ phải giải quyết vấn đề này bằng cách tăng tiền lương danh nghĩa làm chi phí sản xuất của doanh nghiệp gia tăng.
Vì những lý do trên nên trong dài hạn rất khó để doanh nghiệp xuất khẩu có thể duy trì mức lợi nhuận siêu ngạch của mình từ tác động của tăng tỷ giá hối đoái.
Như vậy, tác động của tăng tỷ giá hối đoái tới cung hàng xuất khẩu có tính hai mặt, trong ngắn hạn nó có thể kích thích tăng cung hàng xuất khẩu. Tuy nhiên trong dài hạn nó có thể là nhân tố kìm hãm. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải lượng hoá mức độ ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá đối với cung của từng nhóm mặt hàng xuất khẩu cũng như mức độ ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá trong ngăn hạn và dài hạn.
1.1.2.4. Tác động của chính phủ tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá thông qua công cụ chính sách.
Tăng trưởng xuất khẩu mạnh cần phải nhờ vào ba yếu tố là: Chính sách thương mại, nhu cầu thị trường thế giới và sự gia tăng FDI. Chính phủ của một quốc gia có thể tác động tới việc tăng giảm quy mô, thay đổi cơ cấu mặt hàng, thị trường xuất khẩu hàng hoá của quốc gia đó thông qua một loạt các công cụ chính sách như: Chính sách tỷ giá, các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ chi phí xuất khẩu, chính sách thưởng xuất khẩu và giảm thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu, chính sách tiền tệ…
Nếu một quốc gia theo đuổi chiến lược phát triển nền kinh tế hướng vào xuất khẩu, thì các chính sách tài chính, tiền tệ chủ yếu sẽ nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu như: Khuyến khích về thuế đối với đầu tư, giảm thuế các phương tiện kho tàng và khu chế xuất, hoàn thuế. Các biện pháp tiền tệ bao gồm: Các phương tiện chiết khấu (lãi suất) tín dụng xuất khẩu, thưởng xuất khẩu, tỷ giá hối đoái…Hiện nay nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển thường sử dụng ba nhóm khuyến khích xuất nhập khẩu. Nhóm thứ nhất là nhóm thuế, hoàn trả lại thuế và giảm thuế áp dụng đối với các sản phẩm trung gian nhập khẩu. Thuế và hoàn thuế, giảm thuế cũng được áp dụng đối với máy móc và thiết bị nhập khẩu cho sản xuất hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Nhóm thứ 2 bao gồm tín dụng với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu để tăng vốn lưu động phục vụ xuất khẩu. Nhóm thứ ba bao gồm các quỹ phục vụ các đoàn công tác đi nước ngoài của các quan chức chính phủ và các doanh nghiệp, các nhà ngoại giao, thương vụ nhằm khuyếch trương xuất khẩu Việt Nam ra thị trường thế giới. Tựu trung lại, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu ở bất kỳ quốc gia nào cũng nhằm vào hai đối tượng chính là các nhà sản xuất, hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và các doanh nghiệp làm chức năng xuất nhập khẩu.
Thực tế cho thấy,trong các công cụ chính sách của chính phủ thì tác động của chính sách tỷ giá hói đoái thay đổi tớihoạt động xuất khẩu của một quốc gia là tương đối rõ rệt và mức độ ảnh hưởng có thể đo lường được một cách cụ thể. Chính vi vậy trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tê, các quốc gia luôn sử dụng tỷ giá như một công cụ điều tiết hữu hiệu hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ. NHTW thông qua các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷ giá nhất định, để tỷ giá tác động một cách tích cực tới hoạth động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Cơ chế điều hành tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu thành công hay thất bại phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó không thể không kể đến nhân tố Cách thức lựa chọn cơ chế tỷ giá của chính phủ. Theo mức độ can thiệp tăng dần của Chỉnh Phủ có thể nêu ra 3 cơ chế đặc trưng sau:
Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Với chế độ này, sự biến động của tỷ giá là không có giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi cung cầu trên thị trường ngoại hối. Vai trò của Chính Phủ là dự trữ ngoại hối với mục đích để can thệp vào thị trường và tỷ giá không có ý nghĩa lớn trong chế độ này.
Chế độ tỷ giá cố định : là chế độ tỷ giá trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để trì một mức tỷ giá cố định trong một biên độ hẹp đã được ấn dịnh. Với chế đội nay, NHTW phải duy trì một lượng dự trữ ngoại hối nhất định để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì một tỷ giá cố định. Nếu tỷ giá được ấn định thấp hơn tỷ giá thị trường tức là đồng nội tệ được định giá quá cao sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu. Ngược lại với chính sách tỷ giá định giá thấp đồng nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu, kìm hãm nhập nhẩu, giúp cải thiện cán cân vãng lai từ trạng thía thâm hụt về trạng thía cân bằng hoặc thặng dư. Trong trường hợp, tỷ giá được xác định phản ánh đứng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường sẽ có tác dụng làm cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý: với chế đọ này tỷ giá không cố định mà cũng không tự do hoàn toàn. Một mặt, tỷ giá được hình thành và biến dộng theo tương quan của các lực lượng thị trường, mặt khác, NHTW tích cực can thiệp để giảm sự biến động qua mức của tỷ giá, hoặc để tỷ giá biến động trong một biên độ nhất định. Trong chế độ này vai trò của chính phủ và dự trữ quốc gia thực sự có ý nghĩa quan trọng vì chính thị trường phát tín hiệu để chính phủ can thiệp mua vào hay bán ra một lượng ngoại tệ dự trữ phù hợp với mức độ cần thiết phải điều chỉnh của thị trường.
Việc điều hành chính sách tỷ giá thực sự có tác động nhanh chóng đến hoạt động xuất nhập khẩu hay không còn phụ thuộc một phần không nhỏ vào môi trường kinh tế vĩ mô, đặc biệt chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc đời sống kinh tế xã hội của quốc gia đó. Ngoài ra, tình hình kinh tế, chính trị cũng như những biến động tài chính quốc tế như khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới, các luồng đầu tư vào ra của một quốc gia cũng ảnh hưởng đến cơ chế điều hành tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu.
1.2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước
Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là “Xây dựng nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với quá trình phát triển lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tình thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước CNH theo hướng hiện đại”.
Muốn vậy, ngay từ đầu chúng ta phải xây dựng những tiền đề nhất định cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Một trong những tiền đề quan trọng chính là tạo vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật ngày một hiện đại, đòi hỏi phải có nhiều vốn trong nước và ngoài nước, trong đó nguồn vốn bên ngoài là quan trọng.
Nguồn vốn bên trong bao gồm: nhân lực là tài sản cố định tích lũy từ nhiều thế hệ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và nhiều loại vốn hữu hình và vô hình khác.Tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất.Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn trong nước là tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, thực hiện tiết kiệm...
Nguồn vốn bên ngoài được huy động từ các nước trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau: Vốn viện trợ của các nước, các tổ chức kinh tế - xã hội; vốn vay ngắn hạn, dài hạn với các mức lãi suất khác nhau của các nước và các tổ chức kinh tế; vốn đầu tư của nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, đặc biệt là nguồn vốn từ hoạt động xuất khẩu....Biện pháp cơ bản để tận dụng, thu hút vốn bên ngoài là: Đẩy mạnh mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài tranh thủ mọi sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, vay vốn ở các nước....
Ở nước ta hiện nay, nguồn vốn trong nước còn hạn chế nên phải tận dụng khai thác nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên các nguồn vốn từ bên ngoài phần nào sẽ chịu áp lực ràng buộc về kinh tế và chính trị, đặc biệt đối với nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu như nước ta hiện nay, thì con đường tất yếu để đưa nước ta tở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 chính là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bên cạnh tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước.
1.2.2. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuấ._.t, nâng cao chất lượng sản phẩm
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động của xuất khẩu đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất được nhìn nhận theo các hướng sau:
Xuất khẩu các mặt hàng trong nước đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới , thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng chung của thế giới.
Xuất khẩu tạo điều kiện để phát triển các ngành có lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường đầu vào cho quá trình sản xuất.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Hay nói cách khác, xuất khẩu tạo môi trừong thu hút vốn và kĩ thuật tiến tiến từ bên ngoài góp phần hiện đại hoá nền kinh tế đất nước.
Thông qua xuất khẩu hàng hoá của nước ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về chất lượng và giá cả. Do đó đòi hỏi phải không ngừng cải thiện, tổ chức lại sản xuất, cơ cấu quản l cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Tóm lại, xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Mặt khác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, hàng hoá các nước phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hoá các nước khác cùng với sự cản trở quyết liệt của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Để có thể đứng vững và phát triển được thì các nước phải không ngừng cải tiến công nghệ, tiết kiệm chi phí, hạ gía thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hoá của nước mình trên thị trường nước ngoài. Do vậy, thông qua quá trình cạnh tranh khốc liệt hay nói cách khác là thông qua quá trình thương mại quốc tế mà chất lượng hàng hóa ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn.
1.2.3. Xuất khẩu góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa làm nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Dẫn đến sản xuất gia tăng, cầu lao động tăng, nhất là trong các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Mặt khác xuất khẩu còn tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, đặc biệt là các vật phẩm tiêu dùng cẩn thiết đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Ở nước ta hiện nay, từ khi Đảng thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế, kim ngạch xuất khẩu của nước ta nhìn chung không ngừng tăng lên tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng nguồn thu cho ngân sách và giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động.
1.2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại góp phần gắn kết sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia với quá trình phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn cá hoạt động kinh tế đối ngoại khác và là điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển như xuất khẩu và sản xuất hàng hoá thúc đẩy các uqn hệ tín dụng và đầu tư, vận tải quốc tế…phát triển. Đến lượt nó chính các quan hệ kinh tế đối ngoại kia lại tạo điều kiện cho quá trình mở rộng và thúc đẩy xuất khẩu.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước nhất là trong điều kiện xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
1.3. SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
1.3.1 Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009.
1.3.1.1. Nguyên nhân và bản chất của khủng hoảng tài chính 2008 – 2009
1.3.1.1.1. Về nguyên nhân của khủng hoảng
Từ năm 1997 đến nay có khoảng 5-6 cuộc khủng hoảng, tuy nhiên đó chỉ là những cuộc khủng hoảng nhỏ và mang tính khu vực. Vì vậy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào cuối năm 2008 với sức mạnh xoay chuyển cả một thời đại được coi như là cuộc “ đại khủng hoảng trăm năm mới có một lần”.Nhìn nhận thực chất của cuộc khủng hoảng theo chiều sâu có thể xác định được các nguyên nhân sau:
a, Nguyên nhân trực tiếp : sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng nhà đất và khủng hoảng tín dụng
Nhằm chuẩn bị cho sự lo ngại về nền kinh tế suy sụp sau cuộc khủng bố 11 – 9 – 2001, Cục dự trữ liên bang Mỹ ( FED) đã nhanh chóng cắt giảm lãi suất từ 6.5% xuống còn 1% vào tháng 7 – 2003 và kéo dài đến tận năm 2004. Trong thời gian đó giá nhà đất tăng khoảng 10%/năm, đẫn đến giá nhà năm 2006 tăng gấp đôi năm 2001. Lãi suất thấp, tiền vay rẻ, giá nhà tăng nhanh làm cho bóng bóng nhà đất hình thành. Nét điển hình của bong bóng nhà đất chính là sự tăng trưởng của tín dụng thế chấp từ 2000 tỷ USD năm 1990 lên đến 11000 tỷ USD vào quý 3/2007. tại đỉnh điểm, dư nợ tín dụng đạt 48000tỷ USD, gần 3,5 lần GDP. Các khaỏn vay ngoài vay thế chấp nhà đất cũng trong tình trạng xấu, nguyên nhân là việc “ chứng khoán hóa” các giấy tờ nợ không được kiểm soát.
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa GDP, thị trường nợ, chứng khoán nợ ở MỸ
…
CDS : 62 tỷ $
…
Credit:48 tỷ $
GDP: 14.3 tỷ $
Nguồn: Báo cáo “ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trăm năm có một và vấn đề của Việt Nam” – PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng viện kinh tế Việt Nam.
Như vậy có thể thấy rằng ngoài sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất thì nguyên nhân chủ yếu - trực tiếp của cuộc khủng hoảng là các lỗi hệ thống của hệ thống ngân hàng tài chính, hệ số đòn bẩy tài chính của các NHTM lớn, cho phép phát triển các “ sáng tao tài chính” nhằm mục đích phân tán rủi ro, giảm bớt rủi ro nhưng lại không lường hết được cơ chế hoạt động, giám sát, tầm ảnh hưởng và hậu quả của nó.
b, Nguyên nhân nền tảng : sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu sâu sắc và kéo dài
Sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu có lẽ được tích nén lại trong khoảng thời gian hai mươi hoặc ba mươi năm gần đây và nó được định vị bởi hai xu hướng lớn sau:
Một là sự nổi lên mạnh mẽ của một số nền kinh tế đang phát triển khổng lồ như Trung quốc, Ấn Độ … mà những quốc gia này lại chiếm trọng số rất lớn về mặt dân số và diện tích trên phạm vi toàn cầu. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng về thị trường và nguồn lực phát triển.
Hai là tốc độ phát triển công nghệ cao ở các nước phát triển đưa nền kinh tế bước sang nền kinh tế tri thức. Xu hướng này diễn ra cùng xu hương toàn cầu hoá mà bản chất của xu hướng toàn cầu hoá là tự do hoá.
Hai xu hương trên diễn ra song hành trong bối cảnh toàn cầu hoá, cùng vói biến cố sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tạo nên một cục diện mới cho nền kinh tế thê giới. Một nền kinh tế phát triển không ngừng với tốc độ biến đổi cực cao nhưng hạn chế chức năng quản lý của nhà nước đặc biệt là ở các nước siêu cường. Vì vậy trong toàn bộ dây chuyên đó chỉ cần một mắt xích yếu, làm hệ thống bị “ thủng” thì khủng hoảng tất yếu sẽ xảy ra.
c, Nguyên nhân gắn với nguyên lý vận hành của hệ thống kinh tế thị trường : nhà nước hay thị trường
“ Tự do hoá thị trường” hay “ thị trừong có sự can thiệp của nhà nước”, hai trường phái này luôn được đưa ra tranh luận xem ai ‘đúng”. Ai “sai” trong hàng trăm năm qua. Khi cuôc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra sâu rộng, vấn đề này càng được bàn đến nhiều hơn. Thực ra về nguyên tắc, hai trường phái này không hề đối đầu nhau và bổ sung cho nhau. Tự do hó mang lại sự phát triển kì diệu cho nhân loại song cũng gây ra tai hoạ khi nó bị đẩy đến mức thái quá. Ngược lại sự can thiệp một cách cực đoan của nhà nước đã làm cho một bộ phận lớn của nhân loại rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài.
Cán cân vai trò nhà nước - thị trường đối với sự phát triển của nền kinh tế thường xuyên thay đổi “ đảo qua - đảo lại”.Khi thị trường tự do hoá thì nền kinh tế sẽ mất kiểm soát, khi đó đòi hỏi vai trò của nhà nước được nâng cao. Ngược lại, khi vai trò của nhà nước lấn át quá mức thì nền kinh tế lại kém hiệu quả. Khi đó xu hướng “ tự do hoá thì trường” lại nổi lên. Đó là một quá trình vận hành mang tính chu kì của nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối năm 2008 cũng không nằm ngoại lệ. Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cùng với sự bùng nổ của xu hương tự do hoá, toàn cầu hoá, sự mất kiểm soát của chính phủ các nước bao gồm cả các nước ‘ siêu cường” tất yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như một quy luật của lịch sử.
1.3.1.1.2. Về bản chất của cuộc khủng hoảng
Như vậy bản chất của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay chính là sự đổ vở của sự mất cân bằng ở tất cả các thị trường hiện hữu từ thị trường tài chính, thị trường sản xuất kinh doanh, đến thị trường lao động.
Khi làng sóng đầu tư vào các thị trường tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là làng sóng tăng lên của các thị trường phi sản xuất, như thị trường tài chính, thị trường địa ốc, thị trường ngoại tệ, …. tính ảo của thị trường sẽ xuất hiện. Và người mua ở đây không còn là người “tiêu thụ” sản phẩm mà chủ yếu là những nhà đầu cơ, kể cả trong thị trường sản xuất cũng mang nặng tính đầu cơ. Quá trình này đã làm cho các thị trường bành trướng mau lẹ, GDP tăng lên nhanh chóng, cho đến lúc sự mất cân bằng tăng lên đỉnh điểm và thị trường không thể tiếp tục chứa đựng những hàng hóa - dịch vụ mà nó phải chứa đựng, cũng như sự mất cân đối đã đạt mức quá sức chịu đựng của thị trường và phải đi đến sự sụp đổ.
Do đó có thể nói sự vở bong bóng thị trường bất động sản Mỹ không phải là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, mà nó chỉ là cái khởi đầu cho sự khủng hoảng. Sự khủng hoảng đã tiềm ẩn trong các nền kinh tế, ngay cả trong nền kinh tế nhỏ và mới phát triển như Việt Nam. Sự đổ vở thị trường Mỹ lại lan nhanh tới thị trường của các nước khác chính vì thị trường Mỹ đang sản xuất và tiêu thụ một tổng giá trị sản phẩm quá lớn. Thị trường Mỹ là thị trường mà nó có lượng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất trong các khu vực kinh tế thế giới. Do đó sự khủng hoảng tất yếu bắt đầu từ thị trường Mỹ. Kể từ nay bất cứ một sự chông chênh nào của thị trường Mỹ sẽ lập tức ảnh hưởng đến thị trường các nước khác trên mọi lĩnh vực.
Vây, bản chất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 chính là khủng hoảng về thể chế tài chính và cơ cấu mà sâu xa hơn là khủng hoảng về cơ cấu. Đó là sự mất cân đối vĩ mô giữa các quốc gia( Hoa Kỳ thâm hụt cán cân vãng lai trong năm 2001 – 2006 là 3.572tỷ USD, năm 2008 là 811 tỷ USD); Mất cân đối giữa nền kinh tế thực và nền kinh tế tiền tệ ( tỷ lệ giá trị phái sinh/giá trị chứng khoán >10); Mất cân đối giữa khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực ( giao dịch hàng hoá/giao dịch tiền tệ =100lần); Mất cân đối trong mô hình tăng trưởng ( hướng nền kinh tế vào xuất khẩu và dựa nhiều vào đầu tư nước ngoài hơn là nội lực của nền kinh tế).
1.3.1.2. Tác động của khủng hoảng TCTC đối với Việt Nam
Khủng hoảng kinh tế đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với những biến động bất thường, với phạm vi ảnh hưởng tới nền kinh tế của nhiều quốc gia trên toàn thê giới. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Ảnh huởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã và dang ảnh hưởng tới nền kinh tế của VIệt Nam dưới các góc độ sau:
Kinh tế Việt Nam suy giảm đặc biệt là 2 kênh chính là xuất khẩu và đầu tư nước ngoài
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ dựa vào xuất khẩu với sự đống góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế trong năm 2007 là 67.3%. Cuối năm 2008 đầu năm 2009 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho các chỉ tiêu tăng trưởng và xuất khẩu đều giảm sút. Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý I/2009 chỉ đạt 3.1% chỉ bằng 42% so với cùng kỳ năm 2008. Xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2009 đạt 22.9 tỷ USD giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2008. Trong năm tháng đầu năm 2009 nhập siêu hàng hoá 1,1 tỷ USD bằng 4,9% kim ngạch xuất khẩu., bên cạnh một số mặt hàng nông sản vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như gạo tăng 43.3% về lượng và 20,2 % về kim ngạch, chè tăng 17,5%về lượng và 13,4% về kim ngạch thì một số mặt hàng nông sản khác do ảnh hưởng của giá thé giới giảm nên tuy tăng lượng nhưng kim ngạch vẫn giảm ( cafe tăng 21.6% về lượng nhưng giảm 6.2% về kim ngạch, dệt may đtj 3.2tỷ USD giảm 1.8%...). so vơi diễn biến trong những năm gần đây thì có mức giảm lứon trong giá trị xuất khẩu. Bên cạnh xuất khẩu hàng hoá thì xuất khẩu dịch vụ thể hiện qua lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng giảm sút trong năm tháng đẩu năm 2009, đạt 1614.5 nghìn lượt khách giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2008.
Về đầu tư nước ngoài, trong năm tháng đàu nă 2009, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 6.7 tỷ USD giảm 76.3% so với cùng kì năm 2008. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm tháng đầu năm 2009 ước tính 2,8tỷ USD, giảm 29,1% so với cùng kí năm 2008.
Ngoài ra khủn hoảng kinh tế còn dẫn đến một số nguy cơ cho nền kinh tế nước ta như chỉ số ICOR cao, chỉ số cạnh tranh giảm sút, chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp...
Tình hình bội chi ngân sách tăng
Tổng thu ngân sách trong năm tháng đầu năm 2009 chỉ bằng 31.8% dự toán của năm. Nguyên nhân là do giá dầu thu cao su, hạt tiêu, cafe, chè...trên thị trường thế giới giảm làm cho nguồn thu NSNN giảm.Mặt khác, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dẫn đến các nước cắt giảm chi tiêu, hạn chế đầu tư ra nước ngoài, thắt chặt chính sách đầu tư ra nước ngoài, tập trung phát triển thị trường nội địa, thêm vào đó trình độ kinh tế nước ta còn thấp, khả năng cạnh tranh và kinh nghiệm thương mại khi gia nhập WTO còn hạn chế làm cho nguồn vốn đầu tư và nguồn thu từ xuất khẩu giảm. Do hệ quả của hcính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng, điều chỉnh cơ chế lãi suất, tỷ giá làm cho năng lực sản xuất hàng nội địa và cầu hàng nội địa bị giảm sút làm giảm nguồn thu nôi địa. Cuối cùng do ảnh hưởng của chính sách kích cầu đàu tư tiêu dùng từ cuối năm 2008 đến nay dẫn đến bội chi ngân sách và nguy cơ về an ninh tài chính.
Tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng gia tăng
Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải thu hẹp sản xuất dẫn đến nhiều người lao động bị mất việc làm. Năm 2008, theo thống kê của 41tỉnh thành phố trong cả nước, co tới 66707 người bị mất việc làm, chiếm 16,26% lao động làm việc trong cá doanh nghiệp có báo cáo. Trong quý I năm 2009, qua khảo sát thực tế và báo cáo của 48 tỉnh, thành phố thì có tới 64897 người lao độngbị mát việc làm chiếm 10% lao động đang làm trong các doanh nghiệp có báo cáo.Các ngành có số lượng lao động mất việc làm và thiếu việc làm tập trung nhiều nhất ở ngành dệt may, da giày, chế biên shải sản, chế biên snông sản xây dựng, công nghiệp ô tô, điện tử… chủ yếu rơi vaòp các doanh nghiệp xuất khẩu co nguồn nguyên liệu dựa chủ yếu vào nhập khẩu, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự báo số lao động mất việc làm trong năm 2009 trên phạm vi toàn quốc trong các doanh nghiệp sẽ là 300.000 người. Tình hình suy thoái cũng ảnh hưởng đến lao động Việt Nam ở nước ngoài. Tính đến nay có trên 7.000 lao động về nước trước thời hạn, dự báo số lao động đang làm việc ở nước ngoài bị mất việc phải về nước trước thời hạn năm 2009 có thể lên tới 10.000 lao động. Điều này có thể dẫn theo một số hệ luỵ về mặt xã hội làm cho tệ nạn xã hội gia tăng.
1.3.2. Sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng
1.3.2.1. Do bối cảnh kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng, những cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam
Sau khủng hoảng, sẽ có một thế giới thay đổi rất nhiều, rất mạnh trong thời gian tới, trong đó có hai xu hướng di chuyển quan trọng:
Thứ nhất, là di chuyển công nghệ thấp đến các nước đi sau, kém phát triển. Đây là điểm mà Việt Nam cần phải cảnh giác vì phía sau giá rẻ của công nghệ thấp chính là nguồn nhân lực chất lượng thấp, đó chính là thảm hoạ lâu dài cho một quốc gia và dân tộc.
Thứ hai, là luồng di chuyển công nghệ cao. Những nước nghèo, kém phát triển cũng muốn nhập cuộc và có cơ hội nhập cuộc. Đấy là một cơ hội rất lớn cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên đằng sau cơ hội ấy, đòi hỏi phải có sự đổi mới tư duy. Bởi vì trong nhiều trường hợp, ở các nước lạc hậu đi sau, những tầng nấc văn hoá, tư duy theo kiểu truyền thống sẽ là sức cản lớn.
Nhìn chung để có bước đi rõ ràng chính xác trong giai đoạn hậu khủng hoảng ta cần có cái nhìn tổng quát về bối cảnh kinh tế thể giới hậu khủng hoảng. Có thể khái quát một số nét sau:
KHTC chạm đáy nhưng hiểm hoạ suy thoái vẫn còn
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn tiếp diễn và là không thể đảo ngược:
Tăng trưởng xuất khâu hàng hoá thế giới vẫn ở mức cao đạt 14.06% (2005), 15,4%(2006), 14,44%(2007).
Đầu tư ( tư nhân) trực tiếp nước ngoài vào các nuớc đang phát triẻn và mới nổi cũng tanưg mạnh đạt 241,4 tỷ $( 2006), 359,0 tỷ $( 2007), 459,3 tỷ $ (2008).
Dòng vốn đầu tư gián tiếp đã rất lớn tạo sự gắn chặt về lợi ích. Đến cuối namư 2007 chứng khoán nước ngoài do nhà đầu tư Hoa Kỳ năm lên tới 4956 tỷ USD, chứng khaón Hoa Kỳ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lên tới 3130 tỷ USD…
Mô hình kinh tế thị trường vẫn đững vững. Tuy nhiên sự thất bại của mô hình kinh tế thị trường tự đo kiểu Hoa KÌ cho thấy vai trò điều tiết, giám sát của nhà nước là rất quan trọng.
Thể chế tài chính toàn cầu sẽ được cải cách và hoàn thiện hơn. Trong đó cơ chế giám sát nền kinh tế sẽ hiệu quả hơn. Đồng thời, có đại diện của các nước và nền kinh tế mới nổi ( Trung Quốc, Braxin…)
Các nước tiến hành quá trình tái cơ cấu tuy ở mức độ, tốc độ và phạm vi khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và các yếu kém nội tại trong nền kinh tế( đặc biệt là về vĩ mô và hệ thông tài chính). Mất cân đối vĩ mô giữa các quốc gia và nền kinh tế vẫn còn nhưng không lớn như hiện nay. Ít có xu hướng quay trở lại chủ nghĩa bảo hộ kiểu cũ.
Trước bối cảnh kinh tế thế giới trong thời kì hậu khùng hoảng, chúng ta cần xác định rõ cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nước ta:
1.3.2.1.1. Cơ hội
Cơ hội xem xét và đánh giá lại mô hình phát triển. KHTC tạo ra cơ hội cho nước ta xem xét và đánh giá lại mô hình phát triển. Mô hình tăng trưởng trước đay còn nhiều hạn chế ( cơ cấu xuất khẩu lạc hậu, tăng trưởng dựa nhiều vào đầu tư nhà nước) và KHTC chính là cơ hội để điều chỉnh mô hình với chi phí điều chỉnh thấp nhất.
KHTC cũng cho ta bài học về ổn định và lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô bằng cách gắn liền tăng trưởng kinh tế đi đôi với ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới phát triển bền vững.
KHTC cũng tạo cơ hội thử thách tính hiệu quả và khả năng thích nghi của các DN trong nước. Là cơ hôi lớn để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh, có thể rút ra bài học về quản trị từ các nước khác mà không phải trải qua tổn phí trực tiếp. Mặt khác KHTC còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với lao động nước ngoài có trình độ tương đối cao hơn so với lao động trong nước nhưng bị mất việc làm ở thị trường lao động nước họ.
Có thể thấy rằng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là không thể đảo ngược. Nền kinh tế toàn cầu sẽ được tái cấu trúc, các thể chế tài chính to cầu mới sẽ được xây dựng và hoàn thiện. Kinh tế thị trường vẫn là mô hình kinh tế có sức sống, có động lực khuyến khích, sáng tạo và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả hợp lý. Tuy nhiên điều đó chưa đủ để tạo nên một nền kinh tế vận hành hiệu quả mà cần có sự can thiệp của nhà nước với vai trò định hướng, dẫn dắt. Đó chính là tính đúng đắn của mô hình kinh tế thị truờng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nước ta là một nền kinh tế mới nổi và còn phải nỗ lực học hỏi rất nhiều nhằm theo kịp tiến trình phát triển nhưng cũng cần đến những bước đột phá để tiến nhanh.
1.3.2.1.2. Thách thức
Tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế toàn cầu và giảm sút thị trường( do tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào mở rộng xuất khẩu, độ mở của nền kinh tế tương đối cao). Trên thực tế, xuất khẩu trong quý I/2009 chỉ tăng 2.4% so với cùng kỳ năm 2008.
Nguy cơ thiếu vốn do nguồn lực tài chính từ nước ngoài giảm sút. Do chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước - dầu tư tương lứon ( khaỏng 10%GDP)nên nước ta thường phải dựa vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình tăng trưởng. Trong những năm trước, môi trường kinh tế thế giới không uqá khó kahưn, nguồn vốn đầu tư tương đối dư dả trong khi tỷ suất lợi nhuận ở các thị trường phat triển gần như bão hoà, nên các nguồn vốn FDI đã đổ vào nước ta khá nhiều nhằm tìm kiếm cơ hội sinh lời. Tuy nhiên, KHTC toàn chính dẫn đến các quốc gia đều cắt giảm chi tiêu, hướng sản xuất vào thị trường nội địa, đầu tư ra nước ngoài giảm sút do đó làm giảm các dự án FDI mới trong khi các dự án cũ lại giải ngân chậm hoặc thậm chí là bãi bỏ.
Những khó khăn trong hoạch định chính sách vĩ mô do vừa nhằm mục tiêu kích thích sản xuất kinh doanh vừa tránh nguy cơ “ tái lạm phát”.
Mức độ ảnh hưởng của KHTC tới nền kinh tế nước ta còn phụ thuộc nhiều vào phản ứng chính sách của nhà nước đối với các biểu hiện của nền kinh tế. Tuy nhiên việc đưa ra các công cụ chính sách một cách hợp lý không phải là điều đơn giản vì các công cụ chính sách có tác động trái chiều với các nhóm xã hội khác nhau. Và thời điểm để ra các quyết định chính sách cũng khó khăn vì phải kể đến độ trễ của chính sách, áp lực cầu và sự lành mạnh hoá kinh tế vĩ mô.
Tóm lại, cuộc KHTC thế giới dù có nhiều bất định cả về thời điểm chạm đáy và những hệ quả của nó, đã đem lại cho các nước cả thách thứ và cơ hội. Là một nước nhỏ đang tích cực phát triển tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta cần chủ động lựa chọn những biện pháp chính sách nhằm tận dụng những cơ hội, và đối phó với những thách thức từ cuộc khung hoảng. Một trong những giải pháp hữu hiện nay nhằm tăng vốn, tăng GDP hiện nay chính là thúc đẩy phát triển xuất khẩu. Đó là giải pháp quan trọng và tất yếu đối với một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu như nước ta hiện nay.
1.3.2.2. Do sự sụt giảm về kim ngạch, cơ cấu và thị trường xuất khẩu của kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng sau khủng hoảng.
Theo báo cáo của WTO cho thấy tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa thế giới đã giảm khoảng 23% trong năm 2009. Trong số 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu, mức tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản tồi tệ nhất (giảm 26%), Trung Quốc giảm 16% nhưng mức giảm vẫn thấp hơn so với mức giảm của Đức là 22%.
Hình 1.2. Xuất khẩu hàng hoá của Đức, Trung Quốc, Mỹ
giai đoạn 2005 - 2009
Nguồn: Global Trade Information
Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Giai đoạn 2001 – 2005, xuất khẩu Việt Nam luôn vượt mục tiêu đề ra cả về quy mô lẫn tốc độ, đạt mức tăng trưởng bình quân 17.6% năm so với mục tiêu là 16%/năm, đẩy tổng kim ngạch xuất khẩu cả giai đoạn lên đến 110,8tỷ USD ( so với mục tiêu là 95 tỷ USD). Năm 2006 tốc độ 22,9%, với kim ngạch đạt 39,8 tỷ USD vượt 104,9%chỉ tiêu Chính phủ đưa ra. Năm 2007, tốc độ xuất khẩu đạt 22,0%, kim ngạch 48.56 tỷ USD , năm 2008 đạt xấp xỉ 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007. Tăng trưởng của các khu vực thị trường trongnăm 2008 có sự thay đổi, xuất khẩu sang thị trường Châu Phi tăng tới 95,7%, Châu Á tăng 37,8%, châu Đại Dương tăng 34,9%. Tuy nhiên tốc độ tăng đã chậm lại so với Châu Mỹ ( 21,9%), Châu Âu đạt 26,3. Điều này cho thấy xu hướng chuyển dịch và đa dạng hoá thị trương xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu hé lộ.
Tuy nhiên do tác động của khủng hoảng tài chính từ cuối năm 2008 đầu năm 2009 làm cho kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, tác động đến thương mại toàn càu nói chung, xuất khẩu của Nhật Bản giảm 50% trong quý I/2009, Mỹ giảm 30%, Trung Quốc giảm 25,7%, Singapor giảm gàn 30%...Đối với Việt Nam xuất khẩu bị giảm mạnh do bị ảnh hưởng bởi cả cầu suy giảm và sự xuất hiện nhiều hơn các hàng rào phi thuế quan và các biện pháp bảo hộ mới từ các nước nhập khẩu. Xuất khẩu chịu tác động kép trên cả ba phương diện: đơn đặt hàng giảm suýt do chính sách hướng nội và sự giảm kinh tế tài chính ở các nước nhập khẩu; nhu cầu tiêu dùng giảm; giá cả nhiều mặt hàng xuất khảu chủ lực của ta như dầu thô, lúa gạo, cao su cafe, thuỷ sản...đều giảm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, co lại do gặp khó khăn về vốn và đầu ra. Trên thực té, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái thế giới, giá hàng hoá giảm mạnh, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp...nên kim ngạch xuất khảu trong 6 tháng đầu năm 2009 của Việt Nam chỉ đạt 27,57 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kì năm 2008. Trong đó xuất khảu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( không kể dầu thô) đạt 10,3 tỷ USD, chiếm 37,3% kim ngạch xuất khẩu giảm 7,6%. Kim ngạch xuất khẩu vào thi trường Hoa Kì giảm 7%, EU giảm 10%, ASEAN giảm 6%. Trong bốn thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm Hoa Kì, Nhật bản, Trung Quốc, AUSTRALIA, chỉ có Hoa Kì có xu hướng tăng trong những tháng quý II/2009.
Trong khi đó nhập siêu đang có dấu hiệu tăng troẻ lại sẽ ảnh hưởng không tốt tới cán cân thanh toán tỏng thể, gây áp lực nên tỷ giá VND/USD. Thật vậy, về nhập khẩu, một số mặt hàng có khả nưng giảm bớt nhập siêu do giá cả giảm nhu cầu trong nước ít đi. Nhưng mặt khác nguy cơ nhập siêu tăng là rất cao do giá cả trên thị trường thế giới thuyên giảm, thuế suất hạ thấp theo các cam kết quốc tế và điều này sẽ gây sức ép mạnh lên sản xuất trong nước.
Như vậy đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay khi kinh tế thế giới vẫn đang gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc KHTC toàn cầu là một khó khăn thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên trước yêu cầu của CNH – HĐH đất nước thì việc nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam là một tất yếu khách quan.
1.3.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế Châu Á trong việc đề ra các giải pháp hậu khủng hoảng
1.3.2.3.1. Trung Quốc
Từ cuối năm 2008, khi KHTC toàn cầu bùng phát, Trung Quốc nhanh chóng chuyển hướng ưu tiên sang “bảo đảm tăng truởng, kích thích nội nhu, điều chỉnh cơ cấu”với trọng tâm là thực hiện chính sách tài chính tcích cực, tiền tệ lới lỏng; phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người dân; điều chỉnh chiến lược về cơ cấu kinh tế, lấy nội nhu và kích thích tiêu dùng là động lực phát triển, giảm dần phụ thuộc vào xuất khẩu; tập trung giả quyết các vấn đề nóng về lao động, nông thô, môi trường. Gói kích thích kinh tế 586 tỷ USD ( 4.000 tỷ NDT) trong 2 năm 2009 – 2010 dành 80% cho cơ sở hạ tầng, tam nông, dân sinh và khắc phục thiên tai...
Nhìn chung các biện pháp đối phó với khủng hoảng của Trung Quốc có các đặc điểm sau:
Vừa nhằm đẩy mạnh kinh tế tài chính trước mắt vừa đẩy nhanh chuyển đổi phương thức tăng truởng chú trọng hớn chất lượng, hiệu quả và phát triển xanh.
Tăng cường xây dựng, cải cáh, giám sát các tổ chức tài chính, tích cực tham gia tiến trình cải cách hệ thống tài chính tiện tệ quốc tế, từng bước nâng cao vai trò của Trung Quốc trong hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế sau khủng hoảng.
Kiên trì mở cửa và hội nhập quốc tế, tích cực thúc đẩy tư do hoá thương mại, đầu tư với bên ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra bên ngoài nhằm giành chỗ đứng có lợi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường ra khủng hoảng.
1.3.2.3.2. Hàn Quốc.
Các biện pháp kích thích kinh tế của Hàn Quốc nằm trong trọng tâm: thực thu các biện pháp khản cấp đối phó với khủng hoảng; triển khai các chuơng trình dân sinh; thúc đẩy cải cách sớm đưa Hàn Quốc sớm vào các nước phát triển; đẩy nhanh chuẩn bị cho “tăng trưởng xanh”. Hàn Quốc đang thực hiện “ chính sách kinh tế - xã hội mới” với quy mô 36 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng ; kế hoạch “phát triển xanh” để tạo 96.000 việc làm đến năm 2012.
1.3.2.3.3. Một số nước ASEAN.
Singapore với thị trườngnhỏ, hoạt động thuơng mại gấp 3,5 lần GDP đã đưa kế hoạch phục hồi kinh tế trị giá 13.7 tỷ USDchủ yểu để hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Malaysia triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tài khoá, tiền tệ, thương mại, đầu tư và lao động nhằm kích cầu kinh tế như nâng cấp giao thông; lập quỹ khuyến khích đầu tư tư nhân; đơn giản hoá thủ tục và xúc tiến đầu tư...
Thái Lan thực hiện gói kích thích kinh té 2,8 tỷ USD (1%GDP)với trọng tâm là hỗ trợ nông dân, xuất khẩu, du lịch, giảm chi phí dịch vụ công.
Indonesia đang triển khai chương trình kích thích kinh tế 4,6 tỷ USD với 2 phần chính : miễn thuế VAT cho 17 lĩnh vực ưu tiên như thép, dệt may, miễn thuế nhập nguyên liệu cho ngành ô tô, điện tử, công nghiệp nặng và tạo việ làm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân.....
Như vậy, có thể thấy rằng hầu hết các nước đều đièu chỉnh theo hương cân bằng hơn giữa xuất khẩu và thị trường nội địa, giưa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng. Phát triển xanh nổi lên thành một xu hướng phát triển kinh tế mới sau khủng hoảng. Với nền kinh tế dựa nhiều vào ngoại lực hơn nội lực như Việt Nam việc lựa chọn hướng đi đúng đắn sau khủng hoảng là điều hết sức quan trọng. Cần đưa ra được các chính sách tài khóa hỗ trợ tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, giảm đói nghèo. Trong dó phải kể đến các chính sách hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm thuế quan đông thời tăng cường bảo hộ đối với một số ngành trong nước như là một con đương tất yếu đối với nền kinh tế nuớc ta trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - đầu năm 2008 ( trước khủng hoảng)
2.1.1.1. Hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu
Những tác động tích cực của chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước theo hướng mở cửa nền kinh tế kể từ năm 1990, đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần từ sản xuất nhằm thay thế hàng nhập khẩu sang sản xuất hướng tới xuất khẩu. Trước đây, sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu là dựa vào các mặt hàng thô, giá trị thấp, chủng loại sản phẩm đơn điệu. Từ cuối những năm 990, cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm t._.hẩm chất dẻo: Dự kiến về thị trường vẫn có khả năng tăng trưởng tốt do yêu cầu về các sản phẩm giá trị thấp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng vẫn cao, nên xuất khẩu năm 2010 dự kiến đạt 1 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm 2009.
Máy móc, thiết bị phụ tùng khác: Đây là nhóm hàng có nhiều tiềm năng và có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn vừa qua. Năm 2009 xuất khẩu tăng 9,1%, đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD. Dự kiến năm 2010, xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2009.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
3.3.1. Các giải pháp vĩ mô
3.3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu các mặt hàng thô.
Việc cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần xây dựng lộ trình cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu truyền thống, đồng thời tìm thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu mới. Ví dụ trong năm 2010, có nhiều mặt hàng có khả năng phát triển xuất khẩu, như 80% lượng cao su tự nhiên được dùng cho ngành công nghiệp lắp ráp ôtô, trong khi dự báo cho thấy thị trường ôtô sẽ có nhiều khởi sắc trong năm 2010. Hiện, khả năng cung cấp cao su của nhiều nước trên thế giới đang giảm, nên nhiều dự báo cho thấy giá cao su sắp tới tương đối tốt. Mặt hàng gạo cũng có khả năng phát triển, vấn đề là chúng ta làm thế nào bán ở giá tốt nhất, lựa chọn đơn hàng và đấu thầu một cách khôn khéo để chọn được giá tốt.
Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cần phải đảm bảo khai thác được các sản phẩm có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Như độ tinh xảo của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng như nông sản là các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam. Vì vậy, cần phải đặc biệt chú trọng, phát huy và cải tiến các sản phẩm truyền thống có hàm lượng giá trị nghệ thuật, văn hoá, tay nghề thủ công cao bằng cách đầu tư phát triển có trọng điểm những làng nghề truyền thống, vùng nguyên liệu đặc sản để có đơn hàng ổn định với khối lượng lớn. Đối với nông, hải sản cần đẩy mạnh công nghệ chế biến sau thu hoạch để nâng cao tỷ trọng hàng công nghệ chế biến, giảm tỷ lệ hàng sơ chế nhằm tránh ảnh hưởng của quy luật giá cánh kéo.
Ngoài ra để hỗ trợ tốt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cần triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên – nhiên liệu, đóng vai trò là các đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên - phụ liệu cho các DN sản xuất hàng xuất khẩu trong nước, đặc biệt là một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhưa...nhằm nâng cao khả năng cung nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời với chi phí thấp hơn.
Hợp tác với các nước khác có cùng mặt hàng xuất khẩu ( như gạo với Thái Lan, cafe với Indonesia, Braxin, đồ gỗ với Malaysia...) để tăng cường hiệu quả xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam.
3.3.1.2. Chiến lược chuyển dịch và mở rộng cơ cấu thị trường - hạt nhân của chiến lược thúc đẩy xuất khẩu trong thời điểm hiện nay
Suy thoái kinh tế toàn cầu và thực hiện lộ trình cam kết Việt Nam gia nhập WTO vẫn còn là những thách thức lớn đối vớ nềni kinh tế của Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Cơ cấu thị trường xuất - nhập khẩu của nước ta cho thấy, thị trường xuất - nhập khẩu của Việt Nam tập trung cao độ vào một số thị trường trọng điểm đang chịu ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới. Các thị trường nhạp khẩu của Việt Nam đều có xu hướng thu hẹp nhập khảu, bảo vệ sản xuất trong nước: tại Mỹ tổng thống Obama chủ trương người Mỹ dùng hàng Mỹ, Trung Quốc thì cấm nhập khẩu các mặt hàng trong nước sản xuất được. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam vào 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật bản thường chiếm tỷ trọng 70% kim ngạch nhập khẩu. Trong khi đó, 30% thị trường còn lại có sức mua lớn nhưng chưa được quan tâm hoặc còn thiếu thông tin để có chiến lược thâm nhập hiệu quă. Để giải quyết được bài toán xuất khẩu, vấn đề cốt lõi chính là phát triển được thị trường mới trên cơ sở củng cố, chuyên môn hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường truyền thống. Do vậy, cần huy động các cơ quan ngoại giao và mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới để phát triển, mở rộng thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, châu Đại Dương và Mỹ La-tinh, đồng thời khôi phục lại những thị trường cũ như Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập...
Hình 3.1. Định hướng lại thị trường xuất khẩu Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê
Đối với các thi trường truyền thống cần nắm chắc bài toán sản phẩm nào phù hợp với thị trường nào. Cụ thể như sau:
Hoa Kỳ - thị trường lớn nhất cho mặt hàng dệt may:
Kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ năm 2008 đạt 12 tỷ USD. Theo Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này sẽ tăng lên 12% vào năm 2010. Với các mặt hàng cụ thể, chẳng hạn dệt may, Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt trên 6 tỷ USD. Mặt hàng giày dép phấn đấu năm 2010 đạt 1,25 tỷ USD. Ngoài ra, nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ với những sản phẩm gỗ khoảng 60 tỷ USD/năm. Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 đạt kim ngạch 1,3 tỷ USD.
Hoa Kỳ cũng là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây của Hoa Kỳ khoảng 14 tỷ USD/năm, và nước ta phấn đấu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD. Không chỉ thế, Hoa Kỳ còn là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Việt Nam phấn đấu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Mỹ đạt 250 triệu USD. Các mặt hàng khác như túi xách, ví, va li, ô dù... là những mặt hàng mới và có nhiều tiềm năng xuất khẩu vào Hoa Kỳ, phấn đấu đạt 420 triệu USD vào năm 2010.
EU - thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam
Đây là thị trường mà Bộ Công Thương đề ra mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 12,1 tỷ USD vào năm 2010. Năm 2008, EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, điều này làm ảnh hưởng đáng kể đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường này. Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may Trung Quốc, vốn có sức cạnh tranh cao, chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại sản phẩm hàng hóa. Bộ Công Thương đề ra mục tiêu phấn đấu. EU là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ 2 sau Hoa Kỳ, nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng trên 36 tỷ USD/năm. Phấn đấu đến năm 2010 nước ta đạt được 3 tỷ USD xuất khẩu giày dép vào thị trường này. Bên cạnh đó, EU là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn trên thế giới, nhập khẩu nhiều nhất philê cá đông lạnh, chủ yếu là cá tuyết, cá tuyết vàng và cá tra, sau đó là tôm đông lạnh và cá ngừ. Hàng năm kim ngạch nhập khẩu của thị trường này vào khoảng 40 tỷ USD. Việt Nam phấn đấu kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này năm 2010 đạt 1,45 tỷ USD. EU cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với cà phê của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 45% trong xuất khẩu của nước ta. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 850 triệu USD. Ngoài ra, sản phẩm gỗ cũng có tiềm năng xuất khẩu vào EU do thị trường này tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới. Đồ gỗ của nước ta đã thâm nhập được vào hầu hết thị trường các nước EU trong đó những nước nhập khẩu chính là Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch. Mục tiêu xuất khẩu mặt hàng này năm 2010 là đạt kim ngạch 900 triệu USD.
ASEAN - thị trường quan trọng với xuất khẩu gạo
Cơ cấu hàng hóa của nước ta và ASEAN có nhiều điểm giống nhau, ta lại ở trình độ phát triển thấp hơn nên thời gian qua hàng hóa của nước ta chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu của ta vào ASEAN có xu hướng tăng chậm, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN tương đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này đang có xu hướng tăng mạnh. Các mặt hàng xuất khẩu của ta hiện nay vẫn là dầu thô, một số mặt hàng nông sản, thủy sản, linh kiện điện tử, vi tính và hàng bách hóa trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là gạo và dầu thô. ASEAN là thị trường quan trọng đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam. Dự kiến đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt 1,6 tỷ USD. Trong khi đó, mục tiêu đối với mặt hàng cà phê là 180 triệu USD, với thủy sản là 320 triệu USD và hàng dệt may là 360 triệu USD.Với mặt hàng điện tử và linh kiện, chủ yếu do các công ty liên doanh tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, và phấn đấu đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2010.
Nhật Bản - khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế trong vòng 10 năm:
Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam, ngoài dầu thô, khoáng sản thì các mặt hàng thủy sản, dệt may, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt Nam đang được người Nhật ngày càng ưa chuộng.Mới đây, ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế (VJEPA) , một thỏa thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật…Theo Hiệp định này, trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên. Hàng nông sản, may mặc và thủy sản của Việt Nam sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Nhật Bản. Ngược lại hàng công nghiệp, gồm cả phụ tùng ôtô và sản phẩm điện tử của Nhật khi vào Việt Nam sẽ được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu. Do vậy, việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản giai đoạn tới sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.
Trung Quốc - cơ hội mới cho hàng nông sản và hải sản
Theo nhận định của Bộ Công Thương, giai đoạn 2011 - 2015 tình hình kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, kéo theo nhu cầu nhập khẩu các nhóm hàng nguyên nhiêu liệu như cao su, than đá và đặc biệt là dầu thô. Ngoài ra, nếu triệt để tận dụng cơ hội thì các mặt hàng nông sản và hải sản của Việt Nam có khả năng tăng khá do tác động của việc thực hiện Chương trình Thu hoạch sớm giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Ngoài ra cần tăng cường mở rộng và tìm kiếm các thị trường mới và tiềm năng như Châu Phi. Đối với các nuớc Châu Phi, do sự gắn kết của thị trường tài chính của các nước này với thị trường tài chính thế giới còn tương dối long rlẻo nên tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng đối với kinh tế các nước Châu Phi là không lớn. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Châu Phi sẽ giảm từ mức 4,9% năm 2008 xuống còn 2.4% năm 2009 và sẽ phục hồi ở mức 4,1% năm 2010.
Bảng 3.4. Tăng trưởng GDP của Châu Phi
Đơn vị: %
2008
2009
2010
Thế giới
1,9
-1,7
2,3
Châu Phi
4,9
2,4
4,1
Ai Cập
7,2
4,0
4,8
Angieria
3,2
2,2
2,5
Kenya
2,4
2,0
3,4
Nigeria
6,1
2,9
4,2
Nam Phi
3,1
1,0
3,1
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Về thương mại, năm 2008 đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Châu Phi, xuất khẩu đạt 561 tỷ USD và nhập khẩu đạt 466 tỷ USD, tăng lần lượt là 29% và 27% so với năm 2007. Do tác động lan rộng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Tổ chức Thương mại thế giới ước tính thương mại của Châu Phi sẽ chỉ tăng khoảng 3% trong năm 2009. Tuy nhiên, đây là con số khả quan so với sự suy giảm 10% của thương mại toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế được cho là không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu nhập khẩu của Châu Phi, lý do là các nước này chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu và lương thực, thực phẩm. Mặc dù vậy, khả năng thanh toán của các nước Châu Phi sẽ bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, viện trợ và kiều hối. Như vậy xuất khẩu sang Châu Phi sẽ là hướng đi có triển vọng đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới. Năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi đã có bước phát triển vượt bậc, đạt 1,33 tỷ USD, tăng 95% so với năm 2007. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu của ta sang lục địa đen vượt mốc 1 tỷ USD. Hàng hoá của Việt Nam đã được xuất khẩu tới toàn bộ 53 quốc gia ở Châu Phi. Trong đó, một số thị trường đã đạt mức kim ngạch cao như Ai Cập (167 triệu USD), Ăng-gô-la (đạt 152 triệu USD), Nam Phi (147 triệu USD), Xê-nê-gan (104 triệu USD)...Tuy nhiên với 53 quốc gia, Châu Phi là một khu vực thị trường rất rộng lớn, với trình độ phát triển không đồng đều. Để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu vào thị trường này, ta cần xác định được các địa bàn trọng điểm, tạo bước đột phá xuất khẩu và làm bàn đạp để xâm nhập vào thị trường các quốc gia láng giềng trong khu vực. Các địa bàn trọng điểm được xác định là những quốc gia có triển vọng phát triển tốt, có nhu cầu cao với các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam, có kim ngạch buôn bán hai chiều tương đối và có cơ quan đại diện của Việt Nam để thuận tiện cho các hoạt động giao thương và xúc tiến thương mại. Các thị trường trọng điểm ở khu vực Bắc Phi là Ai Cập, An-giê-ri và Ma-rốc, ở khu vực Đông Phi là Tan-da-ni-a và Kê-ni-a, ở khu vực Nam Phi là Nam Phi và Ăng-gô-la và ở khu vực Tây Phi là Ni-giê-ri-a, Cốt-đi-voa và Xê-nê-gan
3.3.1.3. Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu( XTXK).
Để tăng cường hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế sau khủng hoảng, thì một trong các giải pháp quan trọng đó là tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại. Cụ thể như sau:
Cần tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến xuất khẩu và hoàn thiện các văn bản pháp luật về xúc tiến xuất khẩu. Nhà nước cần kết hợp hoạt động xúc tiến xuất khẩu với hoạt động xúc tiến đầu tư.
Hoàn thiện môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh cảu Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn cần thiết phải xây dựng hệ thống pháp luật rõ ràng, cải cách và đơn giản các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan; xây dựng lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá XNK để giảm bớt thời gian của Việt Nam xuống đạt mức trung bình của ASEAN thông qua việc tăng cường áp dụng các biện pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa…Rà soát, bãi bỏ một số thủ tục đối với việc nhập khẩu nống sản từ các nước có chung biên giới với Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu NVL sản xuất hàng xuất khẩu và xem xét cho thông quan hàng xuất khảu ttừ các cửa phụ.
Hoàn thiện mạng lưới XTXK. Đồng thời tiếp tục duy trì việc chi hỗ trợ hoạt động XTXK thông qua “ Chương trình XTXK trọng điểm quốc gia”.
Tăng cường đối thoại giữa các cơ quan Chính phủ với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm thu hồi các thông tin phản hồi chính xác từ phía DN để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN trong hoạt động kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lựoi về lãnh sự cho các thương nhân trong nước và nước ngoài.
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động XTXK. Xây dựng và nâng cao uy tín sản phẩm quốc gia. Đây là vấn đề chiến lược khi mà sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện tại nhiều thị trường lớn trên thế giới nhưng Việt Nam lại chưa được biết đến như một nguồn cung cấp hàng xuất khẩu.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm XTXK địa phương và vai trò của các hiệp hội, ngành hàng. Tăng cường sử dụng thương mại điện tử trong hỗ trợ các hoạt động XTXK.
3.3.1.4. Một số giải pháp chính sách nhà nước khác.
Chính sách tỷ giá: Trong thời gian qua, Chính phủ đã điều hành chính sách tỷ giá theo hướng tích cực: mở rộng biên độ dao động lên ± 5% và cho phép tỷ giá VND/USD biến động theo hướng phù hợp với thực trạng cung, cầu ngoại hối trên thị trường. Trong giai đoạn tới, Chính phủ cần tiếp tục điều chỉnh phá giá dần dần tiền đồng, tránh gây sốc, nhưng bảo đảm theo khuynh hướng tăng/giảm giá trị của đồng USD trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ giá cần cân nhắc theo một giỏ tiền tệ các ngoại tệ mạnh, tự do chuyển đổi (USD, EUR, JPY, GBP) theo tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các nước/khối nước liên quan.
Chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu: Nguồn kinh phí của gói kích cầu 1 tỉ USD cần được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ví dụ, nếu chỉ tài trợ cho các khoản tín dụng liên quan trực tiếp tới xuất khẩu như cho phép doanh nghiệp xuất khẩu chiết khấu các loại hối phiếu thanh toán trả chậm, hoặc cấp tín dụng ngay cho các doanh nghiệp có thể chứng minh đã hoàn thành việc giao hàng và đang làm thủ tục thanh toán trên cơ sở bảo đảm thanh toán bằng chuyển giao chứng từ sở hữu hàng hóa cho ngân hàng. Chính phủ có thể bảo lãnh các khoản thanh toán này.
Chính sách hỗ trợ chi phí xuất khẩu: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để giảm các loại chi phí liên quan tới xuất khẩu như chi phí tại cảng biển, sân bay và chi phí vận tải, bến bãi; giảm tối đa thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu (có thể tài trợ chi phí cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu để thực hiện các thủ tục này được thuận tiện, thông qua bộ máy hành chính nhà nước phục vụ xuất khẩu như thuế, hải quan).
Chính sách thưởng xuất khẩu và giảm thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu: Có cơ chế thưởng xuất khẩu xứng đáng, đồng thời giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Các chính sách tài khóa khác: Để giảm tác động tiêu cực của suy giảm sản xuất xuất khẩu, đặc biệt là vấn đề công ăn việc làm và thu nhập cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu, Chính phủ cần nghiên cứu chế độ trợ cấp thất nghiệp cho công nhân của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu bị mất việc làm, song song với các biện pháp hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho công nhân mất việc trên cả nước nhằm tránh vòng xoáy suy thoái kinh tế - thất nghiệp, không có thu nhập, giảm tiêu dùng, buộc doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân dẫn tới thất nghiệp trầm trọng hơn.
Chính sách tiền tệ: Cần nới lỏng chính sách tiền tệ một cách từ từ, nhằm tạo thanh khoản và huy động nguồn lực cho chính sách tài khóa của Chính phủ. Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tiền tệ cần được tiến hành thận trọng trên cơ sở giám sát chặt chẽ tỷ lệ lạm phát và thực hiện nghiêm túc các biện pháp giám sát cẩn trọng, minh bạch trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng.
Ngoài ra, cần thúc đẩy kí kết các hiệp định song phương và đa phương thiết lập các khu vực mậu dịch tự do để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, qua đó giảm nhập siêu. Thực hiện quyền yêu cầu cân bằng thương mại lẫn nhau của WTO để trao đổi với các đối tác thương mại mà Việt Nam nhập siêu; phối hợp tìm giải pháp giảm nhập và tăng xuất từ Việt Nam. Đẩy mạnh đàm phán với các nước để triển khai kí kết các thoả thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vất, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực vất, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia, New zealand…
Nghiên cứu và phát triển hình thức xúc tiến doanh nghiệp nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới vào đầu tư sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu tại Việt Nam….
Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nước, đặc biệt là một số lĩnh vực như sản xuất hàng Dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa….nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời và với chi phí thấp hơn.
3.3.2. Các giải pháp phát triển đối với doanh nghiệp
3.3.2.1. Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, chuyển từ cạnh tranh bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng và sáng tạo, nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị.
Đa số các DNVN đều là các DN nhỏ và vừa. So với DN các nước khác thì quy mô DNVN rất nhỏ. Đa số còn thiếu và yếu về các nguồn lực quan trọng như vốn, nhân lực, mặt bằng, thiết bị công nghệ…phụ thuộc nhiều vào nguồn cung bên ngoài nhưng lại khó tiếp cận với các nguồn cung đó. Do đó năng lực cạnh tranh của các DN còn nhỏ trên thị trường quốc tế. Vì vậy, trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, vấn đề đặt ra đối với các DNVN nói chung, DN xuất nhập khẩu nói riêng, đó chính là nâng cao sức cạnh tranh của DN. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN bao gồm: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt; sự hiểu biết và đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu khách hàng; giảm giá thành, nâng cao giá trị gia tăng của DN ; Xây dựng và phát triển thương hiêu, uy tín của DN; Đổi mới công nghê, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn và cần sự linh hoạt, thích ứng khi điều kiện thị trường thay đổi. Trong đó, các yếu tố do DN chi phối là:
Chiến lược kinh doanh của DN, dựa trên phân tích thị trường, lợi thế so sánh của DN, định hướng vào một mảng thị trường nhất định, tập trung vào những sản phẩm, dịch vụ, có khả năng cạnh tranh.
Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và đổi mới công nghệ hiện có, chi phí cho R & D, đầu tư phát triển, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm ( quyết định chất lượng, tính năng, sự khác biệt của sản phẩm).
Trình độ phát triển các quan hệ hợp tác, chuyên môn hoá, qua hình thành những “ chùm/cụm” các sản phẩm, dịch vụ liên kết với nhau.
Như vậy, một trong những công việc DN cần làm trong điều kiện khủng hoảng chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị thông qua các giải pháp công nghệ, thị trường, sản phẩm, liên kết… Những biện pháp đê nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chính là:
Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ điều chỉnh hợp lý cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm khoáng sản và nông sản thô ở dạng sơ chế trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo cơ sở vững chắc cho việc gia tăng hàng xuất khẩu. Thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc tạo liên kết và nâng cấp các nhóm công nghiệp vè các mặt: ngành sản xuất cốt lõi, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hỗ trợ, nguồn nhân lực, phương tiện và dịch vụ hậu cần, nghiên cứu & phát triển.
Hình 3.2: Nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị
R&D
Thiết kế sản phẩm
Lắp ráp và sản xuất
Phân phối
Marketing
Nguồn : Kenichi Ohno, Hoạch định chính sách công nghiệp
ở Thái Lan, Maylaysia và Nhật Bản, NXB Lao động xã hội 2006
Nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm đi đôi với giảm chi phí đầu vào và hạ giá thành sản phẩm.
Đa dạng hoá thị trường để vùa đẩy mạnh xuất khẩu, vừa có thể tránh được các cú sốc mạng tính khu vực.
Quan tâm đến việc đăng kí và bảo vệ thương hiệu hàng hoá của Việt Nam trên thị trường thế giới nhằm tạo uy tín cho hàng hoá của Việt Nam, qua đó đầy mạnh xuất khẩu hàng hoá.
Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài trong sản xuất và xuất khẩu hàng hoá.
3.3.2.2. Tận dụng cơ hội từ khủng hoảng để đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong giai đoạn khủng hoảng, giá máy móc thiết bị, công nghệ của thế giới trở nên rẻ hơn rất nhiều. Ngay cả ở khu vực thì nhiều công nghệ trước đây doanh nghiệp Việt Nam khó có điều kiện để đầu tư, chuyển giao thì đến thời điểm hiện nay đã rẻ hơn một phần ba hoặc một nửa. Do đó, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này, sử dụng nguồn lực hiện có, tận dụng gói kích cầu của Chính Phủ, vay bảo lãnh từ các ngân hàng để đầu tư đổi mới công nghệ nhằm đói đầu kinh tế hồi phục, đồng thời góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhằm nâng cao các mặt hàng XK có hàng lượng công nghệ cao.
Doanh nghiệp cũng cần tận dụng cơ hội từ khủng hoảng để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao từ nước ngoài để phục vụ cho quá trình tái cấu trúc. Bên cạnh đó, một vấn đề không mới nhưng cần được DN quan tâm là chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, giữ và thu hút lao động “ chất xám”, đặc biệt là lao động quản lý và lao động kỹ thuật. Tình trạng khó tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động có trình độ, kĩ thuật cao sau khủng hoảng là vấn đề khó khăn mà các DN sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.
3.3.2.3. Tiết kiệm chi phí, chi tiêu hợp lý, tái cấu trúc chuẩn bị cho một quá trình phát triển mới.
Tái cấu trúc là việc cần làm ngay để phát triển sau suy thoái vì những khó khăn mà DN gặp phải ngoài những nguyên nhân khách quan còn xuất phát từ sự yếu kém trong cơ cấu tổ chức, trong điều hành DN và quan hệ với khách hàng. Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của DN trên trường quốc tế cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tái cẩu trúc lại DN ở cả hai cấp độ: tái cấu trúc gắn liền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu và tái cấu trúc không gắn liền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu. Tái cấu trúc gắn liền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu thông thường dưới các hình thức: mua, bán, sát nhập DN…đây là xu hướng đang diễn ra nhiều trên thế giới nhằm hình thành các DN mới đủ mạnh đồng thời vẫn duy trì được các mặt tích cực, các dòng sản phẩm, thương hiệu của DN cũ. Tái cấu trúc không gắn liền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu bao gồm các hoạt động cải tổ nội bộ DN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một số bộ phận cho phù hợp với chiến lược phát triển chung của DN như: xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh; phát triển những kĩ năng mới, tạo sự tìm tòi và đổi mới trong nội bộ DN; cam kết với khách hàng, cộng đồng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và xây dựng văn hoá DN…
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu” tôi rút ra được một số kết luận sau:
Thứ nhất, đó là xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với một nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu như Việt Nam. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. Ngoài ra, xuất khẩu còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế của Việt Nam nhất là trong điều kiện xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá dang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và nó là chính là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ cuối năm 2008 đầu năm 2009 đã làm cho nền kinh tế toàn cầu suy giảm, tác động đến thương mại toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với Việt Nam xuất khẩu bị giảm mạnh do bị ảnh hưởng của cầu suy giảm và sự xuất hiện nhiều hơn các hàng rào phi thuế quan và các biện pháp bảo hộ mới từ các nước nhập khẩu, đồng thời cũng do giá cả của nhiều mặt hàng chủ lực của ta như dầu thô, lúa gạo, café… đều giảm sút.Trong 6 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 27,57 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kì năm 2008, trong đó hầu hết các thị trường chủ lực như Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, đều có xu hướng giảm sút. Như vậy, đẩy mạnh xuát khẩu trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới vẫn đang gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là một khó khăn thách thức lớn với nền kinh tế của Việt Nam nhưng là con đường tất yếu phải đi đê thực hiện mục tiêu CNH – HĐH đất nước, đưa nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
Cuối cùng, xuất phát từ thực trạng phát triển của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta thấy răng nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ thuộc về Chính phủ mà còn cần sự nỗ lực của bản thân các Doanh nghiệp xuất khẩu. Về phía chính phủ cần chú trọng vào hai giải pháp vĩ mô quan trong là Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu các mặt hàng thô và Chiến lược chuyển dịch và mở rộng cơ cấu thị trường - hạt nhân của chiến lược thúc đẩy xuất khẩu trong thời điểm hiện nay. Ngoài ra cần tăng cường đẩy mạnh các hoạt động XTXK, đa phương hoá, đa dạng các quan hệ kinh tế đối ngoại….Về phía doanh nghiệp cần chủ động nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, chuyển từ cạnh tranh bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng và sáng tạo, nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị của bản thân doanh nghiệp. Đồng thời, tận dụng cơ hội từ khủng hoảng để đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...
Trên đây là một số kết luận chính mà tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên bài viết còn nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PSG.TS. Ngô Thắng Lợi, Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển KT- XH , NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng, Giáo trình Kinh Tế Phát Triển, NSX Lao Động- Xã hội
GS.TS Đặng Đình Đào, Giáo trình Kinh tế và quản lý ngành thương mại dịch vụ , NXB Thống kê.
TS. Phạm Thu Hương, sách chuyên khảo Xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO, NXB Lý luận chính trị , 2007.
TS. Nguyễn Văn Hồng, sách chuyên khảo Doanh Nghiệp và chiến lược xuất khẩu, NXB Lý luận chính trị, 2007.
Dự thảo phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Sách tham khảo Kinh tế Việt Nam 2008, NXB Tài Chính, 2009.
Điểm lại Báo cáo cập nhập tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, báo cáo của Ngân hàng thế giới - Hội nghị tư vấn các nhà tìa trợ cho Việt Nam , Hà Nội, 12/2009.
Báo cáo “ Những giải pháp thương mại sau khủng hoảng ( giải pháp phát triển thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu), Ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2008 và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009, Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007 và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008, Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Các trang Web của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan Việt Nam, và các trang khác có liên quan.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25676.doc