Tài liệu Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam: ... Ebook Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam
60 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ được sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng hoá sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động và có liên quan chặt chẽ với nhau như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, xây dựng chương trình bán…Để các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tốt nhất với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường và để chiến thắng trong cạnh tranh, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.
Thực tế hiện nay công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý một cách đúng đắn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ được các quan niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiên nay các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ mà doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất ra. Một trong các chương trình đó chính là chương trình về xây dựng các biện pháp và chính sách phù hợp.
Vì vậy, qua quá trình thực tập tại công ty được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền và sự giúp đỡ của các bác, anh chị các phòng ban trong công ty với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam ” cho chuyên đề thực tập. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất rộng, vì vậy trong chuyên đề thực tập này em chỉ đi vào khảo sát thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam. Từ đó rút ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam
Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam
Do thời gian và kiến thức có hạn, các ý kiến em đưa ra còn xuất phát từ ý chủ quan của bản thân. Vì vậy chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô và anh chị trong công ty.
Sau 4 tháng thực tập và làm chuyên đề thực tập em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, và sự giúp đỡ to lớn của Ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên: Nguyễn Thanh Tuấn
LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp, với việc lựa chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam” dựa trên những kiến thức mà em đã được học, cùng với sự tham khảo các nguồn tài liệu, các văn bản, quy chế mà Công ty cung cấp em xin cam đoan những thông tin mà em sử dụng trong chuyên đề là hoàn toàn chính xác và không có sự sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào.
Nếu không đúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên: Nguyễn Thanh Tuấn
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ Phần Chế tác đá Việt nam được thành lập theo biên bản thoả thuận góp vốn thành lập công ty ngày 22/01/2007, bao gồm các cổ đông sáng lập là Công ty CP Đá ốp lát cao cấp Vinaconex, Công ty CP Phát triển Thương Mại Việt Nam và Ông Phạm Trí Dũng.Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 13/02/2007 và thay đổi lần 3 ngày 23/07/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây cấp (nay là Thành Phố Hà Nội).
Sau khi thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng và được hơn một trăm nhà đầu tư sở hữu, Công ty đã nộp hồ sơ Công ty đại chúng cho Uỷ Ban chứng khoán theo quy định, và trở thành Công ty đại chúng hoạt động theo Luật chứng khoán và Luật doanh nghiệp.
Ø Giới thiệu về Công ty:
Tên công ty : Công ty cổ Phần Chế tác đá Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế : Viet Nam Stone Work - Top Fabrication Joint Stock Company
- Tên viết tắt : STONE VIETNAM, JSC
Trụ sở chính : Khu CN Bắc Phú Cát, xã Thạch Hoà, huyện Thạch
Thất, Hà Nội
Điện thoại : 04 – 33688306
Fax : 04 – 33688305
Email : info@stonevietnam.vn
Website : www.stonevietnam.vn
Ø Vốn điều lệ : 50.000.000.000 VND
Ø Mệnh giá một cổ phần : 10.000 đồng/cổ phần.
Ø Người đại diện theo pháp luật:
Ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ø Người công bố thông tin:
- Bà Nguyễn Thị Hoàn - Chức vụ: Trưởng Phòng tài chính - Kế toán Ø Hội đồng quản trị :
- Ông Hồ Xuân Năng, chủ tịch
- Ông Lưu Công An, Uỷ viên
- Ông Phùng Văn Toàn, Uỷ viên
- Ông Phạm Trí Dũng, Uỷ viên
- Ông Phạm Minh Hùng, Uỷ viên
Bảng 1.1 :Danh sách cổ đông của công ty
TT
Loại cổ phiếu lưu hành
Số lượng cổ phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Hạn chế chuyển nhượng
1.1
Cổ đông sáng lập
1.738.100
57,94
Trong đó
CTCP Đá ốp lát cao cấp VINACONEX
1.530.000
51,00
Ông Phạm Trí Dũng
8.100
0,27
Ông Phạm Minh Hùng
200.000
6,67
2
Tự do chuyển nhượng
1.261.900
42,06
Tổng (1+2)
5.000.000
100
(Nguồn: P.Tài chính kế toán)
Ø Ban giám đốc:
- Ông Lưu Công An, Giám đốc
- Ông Phùng Văn Toàn, phó giám đốc
Ø Ban Kiểm soát: - Ông Lương Xuân Mẫn, Trưởng Ban - Ông Trịnh Quốc Hùng, Thành viên - Bà Nguyễn Phương Thuý, Thành viên
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quy mô thị trường của công ty
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng.
Sản xuất, mua bán sơn, khoá, bản lề, cửa, đồ sành sứ,thuỷ tinh, pha lê, thiết bị vệ sinh, hàng cơ khí.
Sản xuất, gia công, mua bán phôi thép, thép các loại; Sản xuất mua bán các sản phẩm trang trí nội, ngoại thất.
Sản xuất, chế biến, mua bán gỗ và đồ gỗ (trừ loại gỗ nhà nước cấm).
Sản xuất, mua bán vật tư, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y).
Sản xuất và mua bán hàng dệt, may mặc, đồ da, hàng thủ công ,mỹ nghệ.
Mua bán vật tư, máy , móc thiệt bị ngành cơ khí xây dựng; Mua bán vật tư máy móc thiết bị ngành dệt, may mặc, đồ da.
Mua bán, sửa chữa thiết bị, linh kiện, phương tiện giao thông vận tải.
Mua bán rượu, bia, thuốc lá, đồ mỹ nghệ, đồ giải khát, đồ gia dụng, điện, điện tử, điện lạnh.
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí: cầu lông, bóng bàn, bia, tennis ( Không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar).
Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật.
Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Chuyển giao công nghệ.
Khai thác chế biến các loại khoáng sản.
Dịch vụ vận tải hàng hoá.
- Đầu tư phát triển nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; kinh doanh bất động sản.
1.2.2. Tình hình hoạt động
Công ty Cổ Phần Chế tác đá Việt Nam (STONE VIETNAM) đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà xưởng và máy móc thiết bị, thiết lập và hoàn thiện hệ thống tổ chức nhân lực, thực sự bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất từ quý 2 năm 2007. Tiến độ thực hiện dự án về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đề ra mặc dù còn gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Công ty là Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư “Xây dựng Nhà máy sản xuất đá ốp lát, chế tác đá trang trí nội thất”, với triển vọng phát triển đầu ra của sản phẩm chủ yếu là thị trường quốc tế và các dự án chung cư cao cấp trong nước. Tuy nhiên, trước biến động không thuận lợi của tình hình kinh tế thế giới giai đoạn cuối năm 2008 và vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2009, làm ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty.
Hiện nay, điểm mạnh của STONE VIETNAM là có những sản phẩm độc đáo về kích thước, chủng loại, màu sắc... và gần gũi, thân thiện với môi trường, được kết tinh từ hơn 40 năm nghiên cứu với bí quyết công nghệ độc đáo. Hiện tại, trên 90% sản phẩm của Công ty được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và có mặt tại trên 20 nước ở năm châu lục. Trong đó có những thị trường lớn như: Úc, Ý, Singapore và các nước Châu Âu.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty thời điểm hiện nay như sau :
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty STONE VIETNAM
Phòng Kỹ Thuật
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI
ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
P. Tổ chức – Hành chính
P.Tài chính - Kế toán
PX.Sản xuất
P.Kế hoạch-Thị trường
2.1. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp thường kỳ mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty, bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳ Đại hội.
2.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là những người nắm giữ lượng cổ phiếu lớn nhất, đại diện cho quyền sở hữu. Những thành viên hội đồng quản trị không nhất thiết là những người trực tiếp điều hành công ty. Nhưng trong công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam, những thành viên nắm cổ phần lớn chính là những nhà quản trị cấp cao của công ty. Hiện nay hội đồng quản trị Công ty có 05 thành viên, trong đó có 02 thành viên độc lập không điều hành. Danh sách như sau:
1. Ông Hồ Xuân Năng: Chủ tịch HĐQT (thành viên độc lập không điều hành). Số lượng cổ phần đang nắm giữ: Đại diện phần vốn của Công ty Vicostone, chiếm 51% vốn điều lệ: 2.550.000 CP).
2. Ông Phùng Văn Toàn: Phó giám đốc - Uỷ viên HĐQT. Số lượng cổ phần đang nắm giữ: 17.500 cổ phần.
3. Ông Phạm Trí Dũng: Uỷ viên HĐQT. Số lượng cổ phần đang nắm giữ: 13.500 cổ phần.
4. Ông Lưu Công An: Giám Đốc - Uỷ viên HĐQT. Số lượng cổ phần đang nắm giữ: 8.300 cổ phần.
5. Ông Phạm Minh Hùng: Uỷ viên HĐQT – PTP Kỹ Thuật Số lượng cổ phần đang nắm giữ: 333.000 cổ phần.
2.3. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là bộ phận tham mưu, giúp hội đồng quản trị trong việc tiến hành việc kiểm tra giám sát hoạt động của công ty. Thành viên ban kiểm soát gồm:
1. Ông Lương Xuân Mẫn : Trưởng ban Kiểm soát
2. Ông Trịnh Quốc Hùng : Thành viên Ban kiểm soát
3. Bà Nguyễn Phương Thuý : Thành viên Ban kiểm soát
Số cổ phần nắm giữ của Ban kiểm soát như sau:
1. Ông Lương Xuân Mẫn : 29.000 cổ phần , chiếm 0.97 % vốn điều lệ
2. Ông Trịnh Quốc Hùng : Không có
3. Bà Nguyễn Phương Thuý : Không có
2.4. Các phòng ban chức năng, phân xưởng sản xuất
Cơ cấu tổ chức của Công ty luôn được kiện toàn đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình của Công ty trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, là cơ sở đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ, các phân xưởng sản xuất được quy định rõ ràng; quan hệ phối hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị được củng cố, từ đó đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị nói riêng và của toàn Công ty nói chung.
Hiện tại, Công ty có 04 phòng chức năng và 01 phân xưởng sản xuất, bao gồm:
2.4.1. Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Tổ chức - Hành chính là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, hoạch định các chính sách phát triển nguồn nhân lực, cũng như đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Các công tác chủ yếu của phòng bao gồm:
Thực hiện các công tác về tổ chức - lao động - tiền lương.
Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Thực hiện công tác hành chính - quản trị - đối ngoại.
Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng.
Thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
Thực hiện công tác Đảng vụ, thanh tra.
2.4.2. Phòng Tài chính - Kế toán
Phòng Tài chính - Kế hoạch là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán nhằm quản lý hiệu quả các nguồn vốn của Công ty. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với mọi hoạt động kinh tế của Công ty theo đúng quy định về kế toán – tài chính của Nhà nước.
2.4.3. Phòng kế koạch thị trường
Phòng kế hoạch thị trường là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Thực hiện công tác tìm kiếm, mua và cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế bảo đảm cho công tác sản xuất được liên tục theo đúng kế hoạch.
2.4.4. Phòng Kỹ thuật
Phòng Kỹ thuật là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình và điều phối, thanh kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc; hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong toàn Công ty; chủ trì chương trình nội địa hoá của Công ty.
2.4.5. Phân xưởng sản xuất
Nhiệm vụ chính của phân xưởng sản xuất là tổ chức sản xuất ra các sản phẩm đá ốp lát cao cấp nhân tạo theo kế hoạch, mẫu mã, chất lượng, kỹ thuật và tiến độ của các đơn hàng đã được chấp thuận.
3. Đánh giá các kết quả hoạt đông kinh doanh của Công ty
3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Công ty luôn đặt ra mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng và có kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu đó trong từng quý, từng năm. Bên cạnh đó, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty và sự ủng hộ của cán bộ công nhân viên trong công ty đã giúp cho công ty hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tốt nhất.
Bảng 1.2 : Báo cáo tài chính qua các năm 2007 – 2009
(đơn vị tính : triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
12.565
15.536
30.268
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
786
945
1.263
3
Doanh thu thuần vê bán hàng và cung cấp dịch vụ
11.779
14.591
29.055
4
Giá vốn hàng bán
7.426
9.198
19.370
5
LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4.353
5.393
9.685
6
Doanh thu hoạt động tài chính
65
120
7
Chi phí tài chính
1.093
1.125
1.521
8
Chi phí bán hang
837
913
1.213
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.168
1.197
1.265
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.255
2.223
5.806
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
1.255
2.223
5.806
16
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
916
1.623
4.238
( Nguồn : P. Tài chính kế toán )
Qua bảng số liệu 1.2 ta có thể thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007-2009 như sau:
Từ năm 2007 – 2009 doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty liên tục tăng qua các năm .Năm 2007, con số này là 12.565 triệu do công ty mới đi vào sản xuất nên gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm viêc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào công ty mẹ.Năm 2008 doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ đạt 15.536 triệu đồng tăng 1.2 lần so với năm 2007 do năm 2008 là năm nền kinh tế có nhiều biến động các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, các ngân hàng áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và lãi suất cho vay rất cao... do đó công ty găp nhiều khó trong việc huy động vốn sản xuất kinh doanh nên doanh thu của công ty tăng chậm hơn so với kế hoạch của công ty . Nhưng năm 2009, con số đạt được là 30 tỷ tăng gấp đôi năm 2008 nhờ chiến lược đúng đắn của doanh nghiệp. Trong năm 2009 Công ty khai thác hiệu quả dự án đầu tư dây chuyền sản xuất đá ốp lát đã qua chế tác, nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ với sự tăng trưởng sản xuất đá ốp lát tăng 33,45% và tiêu thụ tăng 65,47% so với cùng kỳ năm 2007.
Trong năm 2007-2009 lợi nhuận của doanh nghiệp cũng có sự biến động khá lớn và thể hiện qua biểu đồ sau đây:
Nhìn biểu đồ 1.1 ta có thể thấy từ năm 2007-2009 lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng mặc dù công ty mới đi vào hoạt động nhưng phần lớn các hoạt động sản xuất tiêu thụ của công ty đều được công ty liên kết hoạt động nên doanh nghiệp vẫn có lợi nhuân tăng, năm 2007 lợi nhuận trước thuế là 1.255 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế là 916 triệu đồng, năm 2008, lợi nhuận trước thuế là 2.223 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.623 triệu đồng, tăng 1.8 lần so với năm 2007. Năm 2009, lợi nhuận trước thuế là 5.806 triệu đồng. lợi nhuận sau thuế là 4.238 triệu đồng, tăng 2 lần so với năm 2008.
Bảng 1.3: Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tổng tài sản
35.462.045.017
100%
37.130.385.443
100%
40.541.386.535
100%
Tài sản ngắn hạn
7.149.036.320
20,2%
8.242.633.283
22,2%
10.307.626.135
25,4%
Tài sản dài hạn
28.313.008.697
79,8%
28.887.752.160
77,8%
30.233.760.400
74,6%
Tổng nguồn vốn
35.462.045.017
100%
37.130.385.443
100%
40.541.386.535
100%
Nợ phải trả
5.887.929.942
16,6%
5.143.021.307
13,86%
6.683.461.704
16,5%
Vốn chủ sở hữu
29.574.115.075
83,4%
31.987.364.136
86,14%
33.857.744.831
83,5%
( Nguồn : P. Tài chính kế toán )
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định qua các năm 2007,2008,2009 tạo điều kiện cho công ty mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời giúp người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc cống hiến cho công ty.
Nhìn vào bảng số liệu 1.3 ta thấy tình hình tài chính của công ty rất ổn định. Trong cơ cấu thì tổng tài sản cũng như nguồn vốn có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn thường ở mức 20% - 26% điều này chứng tỏ doanh nghiệp có lượng vốn lưu động khá cao ( tiền, tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn,..). Tài sản dài hạn có xu hướng giảm từ mức 80% xuống 74%. Trong cơ cấu nguồn vốn, khoản nợ phải trả không ổn định năm 2008 thì giảm xuống đến năm 2009 lại tăng vọt, vốn chủ sở hữu và tài sản dài hạn nói chung cũng tăng hơn có xu hướng tăng lên qua các năm tuy nhiên tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn khá hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi.
3.2. Đánh giá các kết quả hoạt động khác
Công ty thường xuyên chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty: các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao được tăng cường, thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử doanh nghiệp hiện đại. Hàng năm, công ty đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát mùa hè hoặc nghỉ tại chỗ với số tiền chi cho hoạt động này là hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, công ty tiến hành thăm hỏi, động viên kịp thời cán bộ công nhân viên khi có việc hiếu hỷ, ốm đau,... Thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” Công ty cũng đã tổ chức quyên góp giúp đỡ người lao động bị ốm đau, gặp hoàn cảnh khó khăn với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Hàng năm cứ sau một năm hoạt động kinh doanh thì công ty tiến hành công tác bình bầu, đánh giá từng cá nhân người lao động để đưa ra các đề xuất công nhận các danh hiệu thi đua như: cá nhân xuất sắc, tập thể xuất sắc,... Đồng thời trong quá trình công tác thì nhân viên nào có sự sáng tạo đem lại hợp đồng lớn hay hiệu quả kinh doanh cao sẽ được thưởng ngay tại thời điểm đó.
ª Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng Công ty đã đạt được
- Cờ thi đua Bộ xây dựng tặng năm 2008
- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc do Bộ xây dựng tặng năm 2008
- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắt do Bộ xây dựng tặng năm 2009
- Bộ Thương Mại tặng Bằng khen Công ty có thành tích khai thác mặt hàng mới, thị trường mới và xuất khẩu có hiệu quả năm 2009
- Bằng khen của Tổng Công ty VINACONEX tặng Đơn vị thi đua xuất sắc tiêu biểu VINACONEX 2009
- Thương hiệu sản phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam tại Hội chợ quốc tế chuyên ngành Xây dựng, vật liệu xây dựng và nội thất năm 2009
4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty
4.1. Đặc điểm về sản phẩm
STONE VIETNAM có ba dòng sản phẩm chủ yếu gồm: đá Bretonstone, đá Terastone và đá Hi-tech Stone.
4.1.1. Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone
Đá nhân tạo Bretonstone sử dụng cốt liệu đá thạch anh kết dính bằng nhựa Polyester Resin. Với kích thước khổ lớn (3.000 x 1.400 mm), thiết kế bề mặt và màu sắc theo ý muốn và các đặc tính về cơ, lý, hoá,... nổi trội, sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone trở thành một loại nguyên vật liệu lý tưởng cho các công trình xây dựng công cộng, các công trình nhà ở, hay các công trình công nghiệp trang trí.
Trong công nghiệp xây dựng, đá nhân tạo Bretonstone được sử dụng cho lát sàn, ốp tường, cả phía bên trong và phía bên ngoài, mặt tiền, thềm cửa sổ, bậc thang, hệ thống sàn chịu lực,…
Bảng 1.4: Đặc tính sản phẩm Bretonstone
ĐẶC TÍNH
ĐƠN VỊ ĐO
GIÁ TRỊ
Trọng lượng riêng
(g/cm3)
2.5
Độ thấm nước
(%)
0,01 - 0,02
Độ bền uốn
(MPa)
40-70
Mô đun đàn hồi
GPa
38-40
Độ chịu mòn
Mg
340
Độ bền nén
(MPa)
190-220
Độ cứng
Moh
7
Độ bền va đập
J/M
15
Độ bong
%
38-80
( Nguồn : P. Kỹ thuật )
Khả năng ứng dụng lớn nhất của đá Bretonstone trong công nghiệp đồ dùng được thể hiện qua các ứng dụng như: mặt bàn văn phòng, mặt bàn quầy thu ngân, các bề mặt chống axit trong phòng thí nghiệm, bàn bếp, bàn quầy rượu, bàn trang điểm, phòng phẫu thuật của bệnh viện, trang trí phòng tắm… Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone khắc phục được mọi nhược điểm về kỹ thuật và có ưu điểm vượt trội so với các loại vật liệu khác, cụ thể:
Kích thước: Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone có kích thước tấm lớn, được hoàn thiện và cắt thành các kích thước khác nhau theo yêu cầu.
Trọng lượng: Do ưu thế vượt trội của vật liệu nên có thể tạo ra những viên đá có chiều dày 8 mm, thích hợp cho lát sàn hoặc ốp tường, tạo điều kiện giảm nhẹ khối lượng.
Khả năng chịu mài mòn: Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone được tạo ra từ nguyên liệu là các hạt thạch anh, là những vật liệu chịu mài mòn, độ cứng chỉ sau kim cương do đó nó cũng có tính chịu mài mòn cao.
Khả năng chịu tác động cơ học: Nhờ vào quy trình sản xuất tiên tiến và độc đáo cùng với việc sử dụng các thành phần nguyên liệu đặc biệt nên sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone có khả năng chịu tác động cơ học rất cao (va đập, chịu uốn …).
Khả năng chống chịu với các tác nhân hoá học: Được làm bởi tổ hợp vật liệu thạch anh và chất kết dính Pô-ly-me, sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone mang đặc tính của loại vật liệu Compozit, có tính năng chống, chịu ăn mòn của axit và hoá chất, vì vậy chúng được dùng phổ biến để làm bàn bếp, mặt bàn các quán Bar, phòng thí nghiệm,… đặc biệt chúng còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, không cho vi khuẩn tồn tại và phát triển trên bề mặt sản phẩm, thích hợp cho việc ốp tường, lát sàn trong các phòng mổ ở các bệnh viện.
Khả năng chống bám bẩn, không hút nước: Được tạo hình bằng cách rung ép vật liệu trong môi trường chân không nên sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone đảm bảo tính đặc chắc tối đa, không có các lỗ khí trong khối vật liệu, do vậy nó có khả năng chống lại mọi quá trình hấp phụ của chất bẩn lên bề mặt.
4.1.2. Sản phẩm đá nhân tạo Terastone
Đá nhân tạo là một loại sản phẩm đá lát mỏng và nhẹ, cốt liệu đá marble và đá granite sử dụng chất kết dính bằng xi măng dưới dạng tấm hoặc viên, cho phép người sử dụng sau khi lát sàn có thể đánh bóng lại bằng máy cầm tay, nâng cao thẩm mỹ.
Sản phẩm Terastone có hai loại kích cỡ:
Kích cỡ sản phẩm dạng tấm: 1530 x 680 mm, độ dày 20, 25 và 30 mm.
Kích cỡ sản phẩm dạng viên: 400 x 400 mm, độ dày 12, 15, 20 và 30 mm; 600 x 600 mm, độ dày 15, 20, 30 mm.
Bảng 1.5: Đặc tính sản phẩm Terastone
ĐẶC TÍNH
ĐƠN VỊ ĐO
GIÁ TRỊ
Trọng lượng riêng
(g/cm3)
2.5
Độ thấm nước
(%)
0,029 - 0,032
Độ bền uốn
(MPa)
13-16
Độ chịu mòn
Mg
320-440
Độ bền nén
(MPa)
94-102
Độ cứng
Moh
5-6
Độ bền va đập
J/M
15
Độ chống cháy
Cấp 0
Độ bong
%
38-60
( Nguồn : P. Kỹ thuật )
4.1.3. Sản phẩm đá nhân tạo Hi-tech Stone
Sản phẩm Hi-tech Stone được sản xuất trên cùng dây chuyền với Terastone, tuy nhiên nhờ áp dụng những nghiên cứu khoa học mới nhất trong công thức pha trộn, công nghệ sản xuất và phương pháp xử lý chống bám bẩn, Hi-tech Stone đã khắc phục được những nhược điểm lớn của đá tự nhiên và đá nhân tạo Terastone thông thường, có những đặc tính vượt trội sau đây:
Khả năng chống bám bẩn và không thấm nước cao hơn rất nhiều so với đá tự nhiên và đá nhân tạo Terastone.
Khả năng chịu mài mòn cao do sản phẩm được tạo bởi từ các loại đá tự nhiên silicat, quartz … có độ cứng khoảng 6 - 7 Moh.
Bảng 1.6: Đặc tính sản phẩm Hi-tech Stone
ĐẶC TÍNH
ĐƠN VỊ ĐO
GIÁ TRỊ
Trọng lượng riêng
(g/cm3)
2.55
Độ thấm nước
(%)
0,01 - 0,02
Độ bền uốn
(MPa)
16-20
Độ chịu mòn
Mg
330-340
Độ bền nén
(MPa)
110-120
Độ cứng
6-7
Độ bền va đập
J/M
15
Độ chống cháy
Cấp 0
Chống bám bẩn
Không thấm bẩn
Độ bong
%
38-60
( Nguồn : P. Kỹ thuật )
Độ bền va đập cao hơn các sản phẩm ốp lát làm bằng xi măng theo công nghệ thông thường, sức chịu va đập cao, không bị nứt vỡ.
Độ bền màu: Áp dụng những công nghệ mới với các chất phụ gia đặc biệt, Hi-tech Stone có thể sử dụng cả trong và ngoài trời mà không bị bạc màu, không bị loang màu ở mép tấm đá.
Với các kích thước khuôn khác nhau, màu sắc theo ý muốn, Hi-tech Stone là loại nguyên vật liệu lý tưởng cho công nghiệp xây dựng, công nghiệp trang trí, đặc biệt khả năng thi công dễ dàng như sản phẩm Terastone thông thường trong khi phạm vi ứng dụng lại rộng hơn rất nhiều.Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, Công ty sẽ sử dụng sản phẩm đá tự nhiên để chế tác.
Với bí quyết độc đáo trong việc cải tiến công nghệ, STONE VIETNAM đã tạo ra dòng sản phẩm đầu tiên trên thế giới sử dụng chất kết dính bằng xi măng liên kết bền chặt với hạt thạch anh nhỏ mịn, tạo ra loại sản phẩm có độ bền gấp 1,5 lần so với sản phẩm Terastone thông thường và có độ cứng của đá thạch anh (7,8 Moh), đảm bảo bề mặt viên đá không bị trầy xước trong quá trình sử dụng.
Với nhiều ưu thế vượt trội so với đá tự nhiên và các loại gạch ốp lát như: đa dạng về màu sắc, mẫu mã; kích thước tấm lớn; đồng nhất về màu sắc trên diện tích lớn và không thấm nước; độ bền cao gấp 2,5 đến 4 lần; độ đặc chắc tuyệt đối;... sản phẩm của STONE VIETNAM là sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, hợp thời trang cho hiện tại và tương lai, được kết tinh từ hơn 40 năm nghiên cứu với bí quyết công nghệ độc đáo đây là điểm khác biệt sản phẩm của công ty với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hiện tại, trên 90% sản phẩm của Công ty được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và có mặt tại trên 30 nước ở năm châu lục. Trong đó có những thị trường lớn như: Úc, Ý, Mỹ và các nước Châu Âu. Hàng năm, mức tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm của Công ty liên tục đạt trên 40% về doanh số.
4.2. Đặc điểm về thị trường sản phẩm
Hiện tại, STONE VIETNAM là một trong hai doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam và là doanh nghiệp thứ ba ở Châu Á sản xuất dòng sản phẩm đá ốp lát cao cấp nhân tạo sử dụng chất kết dính hữu cơ và xi măng. Sản phẩm của Công ty chủ yếu được xuất khẩu sang các nước khác như Úc, Mỹ, EU,... Do đó, Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các tập đoàn, nhà máy sản khác trên thế giới cùng sản xuất loại sản phẩm tương tự và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, do được tiếp nhận bí quyết công nghệ riêng từ công ty mẹ ( VICOSTONE) cũng như quá trình sản xuất kinh doanh phù hợp, cùng với việc tiềm năng thị trường đá ốp lát nhân tạo cao cấp trên thế giới được đánh giá là rất lớn, Công ty tin tưởng sản phẩm của mình sẽ có vị trí nhất định trên thị trường thế giới.
Thị trường đá ốp lát cao cấp thế giới đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, hiện nay cung các sản phẩm đá nhân tạo vẫn thấp hơn cầu trên thị trường và xu thế tăng cường sử dụng sản phẩm đá ốp lát nhân tạo thay thế cho đá tự nhiên trên thế giới, đặc biệt trong các ứng dụng ốp mặt đứng, lát sàn, bàn bếp, bàn rửa trong buồng tắm. Đây là cơ hội lớn cho công ty khai thác thị trường và tiêu thụ sản phẩm đá nhân tạo cao cấp vào các thị trường này.
Sau ba năm gia nhập thị trường đá ốp lát nhân tạo công ty đã khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới. Sản phẩm của Công ty đang được các thị trường khó tính như: Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Úc, Ý,… chấp nhận. STONE VIETNAM được khẳng định và ngày càng nâng cao tại các thị trường, hợp đồng đã ký hiện nay đang vượt gấp 1.5 lần công suất hiện có của STONE VIETNAM Đây là bước khởi đầu quan trọng để công ty tạo đươc vị thế trên thị trường.
4.3. Đặc điểm về luật pháp chính sách
STONE VIETNAM là công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp, bất cứ sự thay đổi nào về pháp luật và môi trường pháp lý đều có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua, Việt Nam đã cố gắng xây dựng và đã hình thành nên một môi trường pháp lý được đánh giá là khá cởi mở. Hệ thống luật pháp chặt chẽ, ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnhvà đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh đặc biệt là các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, chính sách tài chính, quy định về xuất nhập khẩu, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động.Tuy nhiên, hệ thống chính sách, cơ chế pháp luật của Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, ổn định và chặt chẽ đặc biệt là các quy định về xuất nhập khẩu đã có ít nhiều tác động không tích cực đến hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
4.4. Đặc điểm ._.về cơ sơ vật chất và kỹ thuật của Công ty
Cả ba dòng sản phẩm đá ốp lát nhân tạo (Bretonstone, Terastone và Hi-tech Stone) của STONE VIETNAM được sản xuất trên các dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, tự động hoá, sử dụng công nghệ vật liệu mới, cung cấp cho người sử dụng những sản phẩm độc đáo, mang nhiều tính năng vượt trội so với đá tự nhiên, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của các nhà thi công công trình và thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng.
Công ty hiện có một Nhà máy được đầu tư theo hình thức chuyển giao dây chuyền công nghệ từ công ty mẹ (công ty cổ phần đá ốp lát VICOSTONE). Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những ưu thế vượt trội của sản phẩm đá ốp lát STONE VIETNAM chính là: ngoài bí quyết về công thức phối liệu (đã được tối ưu hoá), Công ty sử dụng công nghệ rung ép hỗn hợp liệu trong môi trường chân không, ở tần số định trước để tạo độ đặc chắc tuyệt đối của tấm đá. Công nghệ này cho phép kết dính các nguyên liệu khô (được tạo ra từ các loại đá nguyên liệu trong tự nhiên) bằng chất kết dính hữu cơ chuyên dụng hoặc vô cơ tạo thành một loại đá nhân tạo có độ chắc chắn tuyệt đối, màu sắc theo ý muốn, không thấm nước và độ bền cao
Sơ đồ 1.2 :Dây chuyền công nghệ sản xuất của toàn bộ nhà máy
Chế tác đá
Bretonstone
Terastone
Nghiền sàng
Đá thạch anh
Đá Marble
Sản phẩm đá ốp lát và đã qua chế tác
Đá granite
Các loại nguyên liệu khác
Các nhà cung cấp, khai thác mỏ
Những đặc tính cơ bản của công nghệ:
Khả năng điều chỉnh và sử dụng chính xác tỷ lệ các thành phần nguyên vật liệu trước khi rung ép.
Môi trường chân không giúp loại bỏ hoàn toàn không khí trong hỗn hợp nguyên liệu trộn trong suốt quá trình nén ép và kết dính nguyên liệu.
Thực hiện đồng thời cả hai quá trình rung và ép trong môi trường chân không.
Sự phối hợp một cách thông minh và khoa học giữa bản chất, kích thước và màu sắc của nguyên liệu đá với việc phối màu, thành phần phối liệu và phương pháp hỗn hợp nguyên liệu với nhau đã tạo ra tính thẩm mỹ độc đáo của sản phẩm đá nhân tạo STONE VIETNAM. Việc sử dụng bổ sung các loại nguyên liệu khác như thuỷ tinh màu, gương, kim loại đồng, vỏ sò,... đã nâng tính thẩm mỹ của sản phẩm lên một tầm cao mới, lạ và hết sức độc đáo.
Với những đặc tính ưu việt nói trên, với bí quyết của riêng mình Công ty đã tạo ra ba dòng sản phẩm độc đáo mang nhãn hiệu STONE VIETNAM đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế nhanh chóng chinh phục thị trường quốc tế và đáp ứng được yêu cầu đa dạng, khó tính nhất của khách hàng giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm đá ốp lát cao cấp chở nên dễ dàng và đạt đươc hiệu quả cao.
Công ty có một hệ thống kho tàng hiện đại được xây dựng vào tháng 3 năm 2007, hiên tại công ty đã xây dựng hệ thống kho tàng và các đại lý độc quyền tại các tỉnh và thành phố như: Hải Phòng, Đà Nẵng,TPVinh, TP Hồ Chí Minh,Cần Thơ...đặc biệt là việc thuê kho tại nước ngoài như: Singapore, Úc, Bỉ, Mỹ việc có một hệ thống kho tàng và hệ thồng đại lí độc quyền với quy mô lớn đã thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm đá ốp lát nhân tạo cao cấp của công ty.
4.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực
Công nghệ sản xuất đá ốp lát cao cấp bằng phương pháp rung ép trong môi trường chân không là một trong những công nghệ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, vì vậy đòi hỏi Công ty phải có một đội ngũ lao động có tay nghề cao, được đào tạo bài bản, tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại. Do đó có thể có rủi ro về thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là công nhân kỹ thuật cao. Đứng trước những yêu cầu về một đội ngũ lao động tiên tiến, chuyên nghiệp và rủi ro về thiếu hụt nhân sự, Công ty luôn có sự chuẩn bị để giảm thiểu rủi ro này bằng cách xây dựng, áp dụng hệ thống chính sách về đãi ngộ, tiền lương, đào tạo và cơ hội nghề nghiệp và quan trọng nhất là hình thành văn hóa doanh nghiệp STONE VIETNAM tạo ra sự gắn bó lâu dài của cán bộ công nhân viên với sự nghiệp của doanh nghiệp.
Bảng 1.7: Cơ cấu lao động phân theo trình độ
TT
Trình độ
Số lượng (Người)
Tỷ lệ (%)
1
Trên đại học
2
1.85
2
Đại học
23
21.3
3
Cao đẳng
13
12.03
4
Trung cấp
5
4.63
5
Công nhân kỹ thuật
57
52.8
6
Lao động phổ thông
8
7.39
Tổng cộng
108
100
( Nguồn : P.Tổ chức hành chính )
Tổng số lao động trong Công ty tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2009 là: 108 lao động, cơ cấu lao động được phân theo trình độ được thể hiện rõ hơn qua biểu sau:
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu lao động phân theo trình độ
Qua bảng 1.7 cơ cấu lao động của công ty ta thấy công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 52.8%. Số lao động công nhân kỹ thuật nằm chủ yếu ở bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp. Số lao động đại học và trên đại học chủ yếu nằm ở bộ phận quản lý của công ty. Như vậy, có thể thấy trình độ của người lao động trong công ty còn hơi kém. Số lượng lao động ở trình độ đại học và trên đại học còn ít. Do đó trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng cũng phải quan tâm hơn nữa nhằm tìm kiếm và thu hút những người có năng lực và kinh nghiệm cho công ty. Dưới đây là bảng cơ cấu lao động phân theo giới tính của công ty.
Bảng 1.8: Cơ cấu lao động phân theo giới tính
Stt
Giới tính
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ (%)
01
Nam
91
84,68
02
Nữ
17
15,32
Tổng số
108
100
Qua bảng số liệu 1.8 về cơ cấu lao động phân theo giới tính ta thấy số lao động nữ trong công ty chiếm tỷ lệ nhỏ là 15.32 %, tỷ lệ nam chiếm 84.68 %. Điều này cho thấy sự khá chênh lệch về giới tính trong công ty tuy nhiên sự chênh lệch này được lý giải bởi hoạt động kinh doanh của công ty cần nhiều lao động nam có thể làm việc trong môi trường nặng nhọc, đòi hỏi cường độ cao và môi trường độc hại. Do đó, cơ cấu như trên là tương đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay.
Các chế độ chính sách đối với người lao động luôn được Công ty chú trọng và thực hiện tốt, thể hiện ở các điểm sau :
ªCông ty luôn đảm bảo cho toàn thể CBCNV 100% có việc làm, thu nhập ổn định. Tiền lương bình quân lao động của công ty như sau :
Năm 2007: 2.133.316 đồng/người/tháng.
Năm 2008: 2.510.670 đồng/người/tháng.
Năm 2009: 3.347.972 đồng/người/tháng.
Qua đây ta thấy thu nhập bình quân của người lao động tăng qua các năm thể hiện được sự quan tâm của công ty đối với người lao động, giúp cho người lao động yên tâm hơn để làm việc, từ đó tăng năng suất lao động giúp công ty ngày càng phát triển hơn.
ª Thực hiên nghiêm túc chế độ phụ cấp độc hại, chế độ bồi dưỡng làm ca 3, chế độ khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV, chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, chế độ nghỉ điều dưỡng tại chỗ,... Thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đầy đủ kịp thời cho 100% người lao động., trong năm 2008 tổng số tiền trích đóng BHXH, BHYT là: 132.378.229 đồng.
Xác định yếu tố con người là quan trọng, Công ty đã tiến hành việc tuyển dụng những người có sức khỏe, có tay nghề, có ý thức kỷ luật tốt vào các vị trí cần thiết,… Hoàn thành cơ bản việc đào tạo tay nghề cho CN sản xuất, người vận hành thiết bị và liên tục đào tạo và đào tạo nâng cao cho đội ngũ quản lý, kỹ sư cũng như công nhân sản xuất.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM
1. Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm đá ốp lát nhân tạo
1.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm đá ốp lát nhân tạo theo nhóm sản phẩm
Đặc điểm sản phẩm
Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính xi măng và hữu cơ đang được con người nghiên cứu và triển khai sản xuất theo quy mô công nghiệp từ những năm 40 của thế kỉ trước. Việc ra đời loại đá này đã làm thay đổi diện mạo của ngành xây dựng và trang trí trông việc thay thế đá khai thác tự nhiên tránh sự phá huỷ môi trường. STONE VIETNAM có ba dòng sản phẩm chủ yếu gồm:
Ø Bretonstone: Dòng sản phẩm đá dùng chất kết dính hữu cơ
Đá nhân tạo Bretonstone sử dụng cốt liệu đá thạch anh kết dính bằng nhựa Polyester Resin. Với kích thước khổ lớn (3.000 x 1.400 mm), thiết kế bề mặt và màu sắc theo ý muốn và các đặc tính về cơ, lý, hoá,... nổi trội, sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone trở thành một loại nguyên vật liệu lý tưởng cho các công trình xây dựng công cộng, các công trình nhà ở, hay các công trình công nghiệp trang trí, trong xây dựng Bretonstone sử dụng cho lát sàn. ốp tường. thềm cửa sổ, bậc thang... Đặc tính của Bretonstone là có khả năng chịu mài mòn, khả năng chịu tác động cơ học, khả năng chống chịu với các tác nhân hoá học và khả năng chống bám bẩn , chống hút nước
ØTerastone: Dòng sản phẩm đá dùng chất kết xi măng
Đá nhân tạo là một loại sản phẩm đá lát mỏng và nhẹ, cốt liệu đá marble và đá granite sử dụng chất kết dính bằng xi măng dưới dạng tấm hoặc viên, cho phép người sử dụng sau khi lát sàn có thể đánh bóng lại bằng máy cầm tay, nâng cao thẩm mỹ.
Sản phẩm Terastone có hai loại kích cỡ:
Kích cỡ sản phẩm dạng tấm: 1530 x 680 mm, độ dày 20, 25 và 30 mm.
Kích cỡ sản phẩm dạng viên: 400 x 400 mm, độ dày 12, 15, 20 và 30 mm; 600 x 600 mm, độ dày 15, 20, 30 mm.
ØHi-tech Stone: Dòng sản phẩm đá cao cấp dùng chất kết dính xi măng
Sản phẩm Hi-tech Stone được sản xuất trên cùng dây chuyền với Terastone, tuy nhiên nhờ áp dụng những nghiên cứu khoa học mới nhất trong công thức pha trộn, công nghệ sản xuất và phương pháp xử lý chống bám bẩn, Hi-tech Stone đã khắc phục được những nhược điểm lớn của đá tự nhiên và đá nhân tạo Terastone thông thường, có những đặc tính vượt trội sau đây:
Khả năng chống bám bẩn và không thấm nước cao hơn rất nhiều so với đá tự nhiên và đá nhân tạo Terastone.
Khả năng chịu mài mòn cao do sản phẩm được tạo bởi từ các loại đá tự nhiên silicat, quartz … có độ cứng khoảng 6 - 7 Moh
Độ bền va đập cao hơn các sản phẩm ốp lát làm bằng xi măng theo công nghệ thông thường, sức chịu va đập cao, không bị nứt vỡ.
- Độ bền màu: Áp dụng những công nghệ mới với các chất phụ gia đặc biệt, Hi-tech Stone có thể sử dụng cả trong và ngoài trời mà không bị bạc màu, không bị loang màu ở mép tấm đá
Chất lượng sản phẩm
Để tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh công ty đã tập trung vào công tác quản trị chất lượng. Tháng 10 năm 2009 Công ty đã được Tổ chức quốc tế Intertek của Mỹ cấp Giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 – 2008 Việc áp dụng các nguyên tắc của Hệ thống ISO 9001 – 2008 được thực hiện nghiêm túc ở mọi khâu, mọi hoạt động quản lý của công ty được duy trì một cách hệ thống và có hiệu quả rõ rệt đặc biệt là công tác quản ký công nghệ, công ty đã kiên quyết quản lý chặt chẽ đầu vào không để xảy ra tình trạng nhập vật tư nguyên liệu kém chất lượng làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Công ty cũng kiên trì và tăng cường quản lý giám sát việc chấp hành quy trình công nghệ tại tất cả các công đoạn nhằm kịp thời xử lý sai sót ở bất kỳ khâu nào trong quá trình góp phần làm hạn chế đáng kể những chi tiết, sản phẩm không đật tiêu chuẩn chất lượng khi đưa ra thị trường. Cụ thể là trong quá trình sản xuất sản phẩm cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm không ngừng giám sát công nhân trong quá trình sản xuất vận hành dây chuyền không để xảy ra sai phạm, thời gian ở mỗi giai đoạn của quy trình chính xác để sản phẩm đá không bị quá non hay qua già, đặc biệt là tại những giai đoạn có công nghệ cao như rung ép trong môi trường chân không, đây là một giai đoạn hết sức quan trọng tạo độ chắc và bền cho sản phẩm. Hoặc như giai đoạn mài thô đặc biệt là mài tinh thì phải cẩn thận, làm sao cho sản phẩm được bóng và nhẵn...
Một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của Công ty và được Công ty xem như triết lý kinh doanh của mình đó là: “Khách hàng là trung tâm của mọi công việc. Chất lượng, dịch vụ định hướng theo yêu cầu của khách hàng là ưu tiên số một, luôn cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh”. Bên cạnh đó “chủ động và đi trước một bước trong việc định hướng cho khách hàng tới những cái mới về thẩm mỹ, ưu thế vượt trội về đặc tính kỹ thuật” cũng đã và đang là một phần triết lý quan trọng số một trong việc kinh doanh của STONE VIETNAM .
Danh mục sản phẩm
Đối với mỗi công ty, danh mục sản phẩm thể hiện được sự phong phú đa dạng về chủng loại sản phẩm, về khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của sản phẩm, do đó nó rất được chú trọng. Sau đây là bảng danh mục sản phẩm của công ty:
Bảng 2.1: Danh mục sản phẩm công ty
STT
Bretonstone
Terastone
Hi-tech Stone
1
BQ860
TG 049
HC 110
2
BQ900
TG 053
HC 152
3
BQ981
TG 078
HG 200
4
BQ500
TG 088
HQ 100
5
BQ320
TG105
HQ 130
6
BS340
TG 902
HQ 140
7
BS380
TG 128
HQ 400
8
BQ300
TG 130
HQ 410
9
BQ370
TM 008
HQ 430
10
BQ400
TM 021
HQ450
11
BS 160
TM 076
HQ 460
12
BS170
TM081
HQ 470
13
BS 180
TM100
HQ 330
14
BC113
TM127
HS 300
15
BC 128
TM 133
16
BC 159
TM 156
17
BC 217
TM 151
18
BC 451
TM 157
19
BC1000
TM 200
( Nguồn: P. Kế hoạch thị trường )
Chính sách của công ty là đầu tư nghiên cứu thêm những chủng loại sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm và không ngừng cải tiến sản phẩm hiện có để sản phẩm ngày càng hoàn thiện, tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng, đáp ứng yêu cầu của tất cả các loại khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính. Đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm. Công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên sáng tạo các biện pháp nhằm làm cho sản phẩm có sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Bên cạnh đó công ty còn thuê chuyên viên tư vấn và đánh giá các ý tưởng cho sản phẩm. Thực hiện tốt mục tiêu này sẽ giúp cho công ty thúc đẩy hoạt động tiêu thụ và giảm sự cạnh tranh trực tiếp. Như việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất đá ốp lát nhân tạo Hi-techstone trên dây chuyền Terastone và đưa vào sản xuất thành công đã nâng danh mục sản phẩm của công ty lên và hơn hết là đáp ứng được các tính năng kỹ thuật của công trình xây dựng và tính thẩm mỹ của khách hàng. Việc đưa ra một sản phẩm mới đòi hỏi mất rất nhiều công sức và là kết quả của quá trình lâu dài với sự kết hợp của nhiều phòng ban, bộ phận. Do đó, nếu khi một sản phẩm mới được đưa ra thị trường nếu không được khách hàng chấp nhận hay kết quả tiêu thụ kém sẽ ảnh hưởng rất lớn về nguồn vốn và nhân lực của công ty.
1.2. Kết quả tiêu thụ của công ty
Kết quả tiêu thụ của công ty có thể đánh giá qua hai chỉ tiêu là sản lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ. Doanh thu tiêu thụ bị chi phối một phần bởi yếu tố giá bán trên thị trường trong năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, các ngân hàng áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và lãi suất cho vay rất cao... do đó công ty găp nhiều khó trong việc huy động vốn sản xuất kinh doanh nên doanh thu tiêu thụ của công ty tăng chậm hơn so với kế hoạch của công ty. Sau đây là bảng về sản lượng tiêu thụ của công ty:
Bảng 2.2: Sản lượng đá ốp lát nhân tạo cao cấp của Công ty 2007-2009
Đơn vị tính : Triệu m2/năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Sản lượng tiêu thụ
40
55
80
So sánh với năm trước
137.5
145.45
( Nguồn : P.Kế hoạch thị trường )
Biểu đồ 2.1 : Sản lượng tiêu thụ đá ốp lát nhân tạo cao cấp
của Công ty 2007-2009 (triệu m2/ năm)
Qua biểu đồ 2.1 ta thấy trong giai đoạn 2007-2009, hoạt động tiêu thụ của công ty luôn được đẩy mạnh, sản lượng tiêu thụ tăng lên cùng với sự tăng trưởng của doanh thu. Năm 2008 sản lương tăng từ 40 triệu m2/năm lên 55 triệu m2/năm tương ứng tăng 137.5% so với năm 2007. Năm 2009 tăng từ 55 triệu m2/năm lên 80 triệu m2 tương ứng tăng 145,45%. Nhờ có sự thay đổi tích cực về tuy duy và cách quản lý nên tốc độ sản lượng tiêu thụ tăng nhanh hơn so với những năm trước đăc biệt là năm 2009 đây là thành tích lớn của phong thị trường cũng như toàn thể công ty. Sản lượng đá ốp lát tiêu thụ ngày càng tăng cao do cầu đá nhân tạo tăng cao cả trong nước và ngoài nước, xu hướng tiêu dùng sản phẩm đá ốp lát nhân tạo thay thế đá ốp lát tự nhiên vào các công trình và trang trí, mặt khác sản phẩm đá nhân tạo với nhiều mẫu mã phong phú đa dạng , chất lượng tốt tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Để hiểu rõ hơn về tình hình tiêu thụ của công ty chúng ta có thể xem xét thêm một số các cơ cấu tiêu thụ khác là kết quả tiêu thụ theo từng nhóm sản phẩm và khách hàng.
Ø Kết quả tiêu thụ theo từng nhóm sản phẩm
Công ty nghiên cứu kết quả tiêu thụ theo từng nhóm sản phẩm sẽ giúp các nhà quản lý xác định tỷ trọng từng mặt hàng trong tổng doanh thu từ đó có cách quản lý sản xuất, sản xuất khác nhau phù hợp với từng mặt hàng. Hàng quý phòng kế toán của công ty đều lập các báo cáo xác định kết quả xuất tiêu thụ trong đó từng mặt hàng được tập hợp theo nhóm với các chỉ tiêu tồn đầu kỳ, tồn cuối kỳ và nhập trong kỳ, doanh thu, chi phí bán hàng. Trên cơ sở các số liệu đó chúng ta sẽ tính được tỷ trọng của từng mặt hàng trong tổng doanh thu và có những đánh giá chi tiết hơn về hoạt động tiêu thụ từng sản phẩm cũng như hoat động tiêu thụ của tất cả các sản phẩm. Sau đây là bảng cơ cấu doanh thu tiêu thụ
Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ 2007_2009 theo từng loại sản phẩm
Sản phẩm
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
(triệu đ)
tỷ trọng
( %)
Giá trị
(triệu đ)
tỷ trọng
( %)
Giá trị
(triệu đ)
tỷ trọng
( % )
BQ 860
550
5,57
657
4,88
1350
5,32
BQ900
452
4,58
557
4,13
1052
4,15
BQ 410
357
3,61
432
3.2
998
3,93
BQ 850
333
3,37
521
3,87
875
3,45
BS 320
348
3,52
368
2,73
756
2,98
BS 380
319
3,22
573
4,25
1067
4,20
BC 113
467
4,73
574
4,26
935
3,69
BC 128
487
4,93
409
3,04
437
1,72
BC 159
398
4,03
506
3,75
849
3,35
TC 049
345
3,49
480
3,56
947
3,73
TC 035
325
3,28
397
2,95
685
2,70
TC 088
332
3,36
453
3,36
807
3,18
TG 105
357
3,61
605
4,49
1015
4,00
TG 902
465
4,71
571
4,24
865
3,40
TG 128
337
3,41
459
3,41
871
3,43
TM008
474
4,798
549
4,07
827
3,26
TM 021
339
3,43
512
3,80
957
3,77
TM 076
324
3,28
432
3,21
752
2,96
TM 156
417
4,22
534
3,96
770
3,03
TM 151
393
3,98
445
3,30
994
3,92
TM 200
367
3,71
478
3,55
973
3,83
HC 110
541
5,47
586
4,35
1089
4,29
HC 152
318
3,22
436
3,24
876
3,45
HC 200
335
3,39
469
3,48
895
3,53
HC 100
478
4,84
560
4,16
1093
4,31
HC 130
308
3,12
504
3,74
945
3,72
HC 140
480
4,86
554
4,11
863
3,40
HC 400
339
3,43
508
3,77
1024
4,04
Tổng
9.879
100
13.472
100
25.367
100
( Nguồn : P.Kế hoạch thị trường )
Qua bảng 2.3 ta thấy, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty là khá tốt và ổn định. Các loại sản phẩm có mức tiêu thụ ổn định và không chênh lệch nhiều thể hiện tất cả các dòng sản phẩm của công ty đều được khách hàng chấp nhận và tin tưởng.
Ø Kết quả tiêu thụ theo nhóm khách hàng
Mục tiêu của công ty là đưa sản phẩm của mình đến với mọi khách hàng. Để đạt được mục tiêu đó công ty đã không ngừng nỗ lực. Điều đó đã được minh chứng khi hiện nay sản phẩm đá ốp lát của công ty đã và đang được tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước và với mức tiêu thụ khá tốt.
Bảng 2.4: Cơ cấu tiêu thụ của Công ty
Thị trường
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Trong nước
89,68 %
75,94 %
55,32 %
Ngoài nước
10.32 %
24.06 %
44.68 %
(Nguồn:STONE VIETNAM)
Qua bảng 2.4 ta thấy, cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của công ty có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Ở thị trường trong nước, lượng tiêu thụ giảm mạnh qua các năm. Tuy nhiên, ở thị trường nước ngoài thì lại tăng khá mạnh. Điều đó cho thấy được niềm tin và sự thu hút sản phẩm của công ty ở thị trường nước ngoài là khá tốt. Đồng thời chứng minh rằng các bước đi tấn công vào thị trường sản phẩm của công ty đang rất đúng đắn. Tuy nhiên, cần phải phục hồi và đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ và quảng bá sản phẩm cũng như các chính sách về giá để tình hình tiêu thụ trong nước được tốt hơn.
2. Tìm hiểu công tác kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
2.1. Cơ sở, căn cứ để xây dựng kế hoạch tiêu thụ
Căn cứ vào kế hoạch mà ban lãnh đạo công ty giao cho, tình hình tiêu thụ sản phẩm tại các đơn vị kinh doanh của công ty năm trước, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm trước đặc biệt là công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ của công ty (điều tra thị trường đầu vào, mức cung, cầu, giá cả, thị trường mục tiêu, ý kiến khách hàng khi tiêuu dung sản phẩm…). Dựa vào kế hoạch phát triển của ngành xây dựng dựa vào tổng số vốn đầu tư của ngành cho các đơn vị, căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch mà tổng công ty bàn giao. Căn cứ vào tổng số vốn kinh doanh của công ty, lợi nhuận các năm trước rồi từ đó đưa ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho thích hợp với tình hình hoạt động thực tiễn của năm kế hoạch công ty.
Bảng 2.5: Các hợp đồng đã ký kết và đang thực hiện
TT
Khách hàng
Thời hạn Hợp đồng
Giá trị bình quân
( tỷ đồng/năm)
Số lượng đặt hàng tối thiểu/tháng (container)
1
Công ty W.K Marble & Granite PTY Ltd (Úc)
11/2007 - 11/2012
3
12
2
Công ty Sincrest International PTE Ltd
11/2007 - 11/2011
2,3
10
3
Công ty TNHH TM Hải Âu Bắc
9/2007-9/2010
1,5
5
4
CTCP tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng VN
06/2007-12/2010
3,5
15
5
Công ty xây dưng Việt Nam
09/2008-9/2012
2,3
10
6
Công ty kiến trúc ACT Việt Nam
5/2007-5/2009
. 1,6
6
7
Các khách hàng lẻ
3
12
Tổng
17,2
70
( Nguồn : P.Kế hoạch thị trường )
Dựa vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, luật pháp của đất nước ta trong những năm gần đây để xem chúng có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tiêu thụ của công ty. Mặt khác công ty còn căn cứ vào cả sự biến đông của nền kinh tế thế giới nhằm mục đích lên kế hoạch xuất nhập khẩu cho phù hợp. Từ đó xây dựng kế hoạch tiêu thụ cho công ty hợp lý. Như vậy là căn cứ để công ty lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chủ yếu dựa vào sự chỉ đạo của tổng công ty và lãnh đạo công ty, vì thế nhiều khi mang tính thụ động không sát với thực tế tiêu thụ, thực hiện mang tính chủ quan. Trong tương lai công ty cần có các phương pháp, nguyên tắc lập kế hoạch tiêu thụ rõ ràng, cụ thể cho từng thời kỳ: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tiến tới lập chiến lược kinh doanh để phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
Bảng 2.6 :Danh sách một số khách hàng lẻ
Phạm vi
Tổ chức
Khách hàng
Hạng mục
Địa chỉ
Phôi sử dụng
Số lượng
Chất lương
Nội Địa
KH
Anh Sơn_ciputra
Mặt bàn bếp
HÀ NỘI
BQ1080 và BQ2010
1500
C
Nội Địa
KH
Anh Hiệp
Cắt đá dải
HÀ NỘI
BQ265
1300
C
Nội Địa
KH
Anh Hùng ciputra
Mặt bàn bếp
HÀ NỘI
BQ700
1 700
C
Nội Địa
KH
Anh Nghĩa Nguyễn văn Cừ
Đá ốp cầu thang
HỒ CHÍ MINH
BQ400 và BQ265
1650
C
Nội Địa
KH
Anh Tuấn
Bàn tiếp khách, bàn mẫu
HỒ CHÍ MINH
BS160
1200
C
CCCNội Địa
KH
Công ty Pico
Mặt bàn bếp
HÀ NỘI
BQ900
7000
C
Nội Địa
KH
Anh Tường
Mặt bàn bếp
HẢI PHÒNG
BQ265
3000
C
Nội Địa
KH
Anh Nguyên
Mặt bậc cầu thang
HẢI PHÒNG
BQ400 và BQ265
1000
C
Nội Địa
KH
Anh Tuấn_Hồ chí minh
Cắt đá dải
HỒ CHÍ MINH
BQ200 và BC186
5000
C
Nội Địa
KH
Anh Khôi _Hồ chí minh
Đá ốp tường
HỒ CHÍ MINH
BQ700
2500
C
Nội Địa
KH
Công ty Vicostone
Đá lát
HÀ NỘI
BQ9100 và BQ370
1000
C
Nội Địa
KH
C. Mai Hoàng - Hà Đông
Đá lát
HÀ NỘI
BQ9100 và BQ370
4000
C
Nội Địa
KH
Anh hưng _ hải phòng
Mặt bàn bếp
HẢI PHÒNG
BQ1080 và BQ2010
3000
C
Nội Địa
KH
A. Hoàng_ thanh hoá
Mặt bàn bếp
THANH HOÁ
BQ1080 và BQ201
1500
C
Nội Địa
KH
chị thuỷ_ tp vinh
Đá cắt dải
TP.VINH
BQ200 và BC186
5000
C
Nội Địa
KH
Anh thành_ đà nẵng
Đá cắt dải
ĐÀ NẴNG
BQ200 và BC186
4500
C
Nội Địa
KH
Anh cường_ tp huế
mặt bàn bếp
TP. HUẾ
BQ1080 và BQ2010
2500
C
Nội Địa
KH
Anh hà_ vũng tàu
mặt bàn bếp
VŨNG TÀU
BQ1080 và BQ2010
1500
C
Nội Địa
KH
chị thắm_ cần thơ
mặt bàn bếp
BQ1080 và BQ2010
1000
C
Nội Địa
KH
Anh bình_tp hồ chí minh
mặt bàn bếp
HỒ CHÍ MINH
BQ1080 và BQ2010
1200
C
Nội Địa
KH
Anh hải_ hà nội
Mặt bậc cầu thang
HÀ NỘI
BQ400 và BQ265
1500
Nội Địa
KH
Anh thu_ hà nội
Mặt bậc cầu thang
HÀ NỘI
BQ400 và BQ265
1300
( Nguồn : P.Kế hoạch thị trường )
2.2. Kế hoạch tiêu thụ
Kế hoạch tiêu thụ là một công tác hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả tiêu thụ của công ty. Phòng kế hoạch thị trường của công ty chiu trách nhiệm lập kế hoạch bán hàng và chi phí cho khâu tiêu thụ. Đây là hoạt động thường xuyên và được lập trước mỗi kỳ kế hoạch.
2.2.1. Kế hoạch bán hàng
Trưởng phòng kế hoạch thị trường của công ty căn cứ vào công tác nghiên cứu thị trường, chỉ tiêu mà công ty giao cho kết hợp với tinh hình hoạt động của công ty để xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty trong từng năm , từng quý, tháng và bàn giao chỉ tiêu bán hàng cho từng cán bộ nhân viên thực hiện. Trưởng phòng thị trường đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát cán bộ nhân viên trong phòng thực hiện kế hoạch đã được giao cho. Nhân viên tiêu thụ căn cứu vào chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu được bàn giao để đi quan hệ với các đại lý, đối tác trong nước, ngoài nước và liên hệ với các công trình xây dựng đồng thời nhân viên sẽ tự xây dựng kế hoạch công tác và địa điểm liên hệ bán hàng rồi báo cáo lên trưởng phòng xem xét ký duyệt. Kế hoạch bán hàng của công ty dự trên kế hoạch dựa kiến các hợp đồng đơn hàng đã ký kết chứ thực tế chưa dựa trên dự báo về cung cầu sản phẩm trên thị trường.Do đó công ty chưa đánh giá được xem kế hoạch đó có phù hợp với tình hình hiện tại của thị trường tiêu thụ sản phẩm và của công ty hay không mà công ty chỉ chú trọng tới việc hoàn thành chỉ tiêu mà công ty đặt ra. Điều này cho thấy hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chưa đặt được hiệu quả, không cung cấp đủ thông tin cần thiết cho công tác lập kế hoạch bán hàng.
2.2.2. Kế hoạch chi phí
Chi phí kinh doanh tiêu thụ của công ty bao gồm chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo. Chi phí bán hàng bao gồm chi phí cho việc thương thảo ký kết hợp đồng, tìm kiếm khách hàng, các chi phí hỗ trợ cho nhân viên trong quá trình công tác như điện thoại, tiền xe, xăng xe….Chi phí vận chuyển được tính theo cước vận chuyển thông thường, chi phí quảng cáo gồm chi phí quảng cáo trên các website, các hội chợ triển lãm. Dưới đây là bảng chi phí kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2009 qua đó ta có thể đánh giá được sơ bộ công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm
Bảng 2.7: Chi phí kinh doanh của công ty giai đoạn năm 2007_ 2009
chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
(triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
CP bán hàng
837
27
913
28,22
1.213
30,33
CP quản lý DN
1.168
37,7
1.197
37
1.265
31,63
CP tài chính
1.093
35,3
1.125
34,78
1.521
38,04
Tổng
3.098
100
3.235
100
3.999
100
( Nguồn : P.Tài chính kế toán )
Qua bảng 2.7 ta thấy năm 2008 chi phí bán hàng của công ty tăng 109% so với năm 2007 chi phí tăng không đáng kể do công ty mới đi vào hoạt động nên việc tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc nhiều vào công ty mẹ mọi chi phí bán hàng đều thông qua công ty mẹ nhưng năm 2009 thì chi phí bán hàng của công ty lai tăng vọt tăng 132,85% so với năm 2008 do công ty đã từng bước xây dựng được hệ thông kênh phân phối bán hàng riêng lẻ tách khỏi công ty mẹ và chi phí quảng cáo sản phẩm công ty, chi phí cho các hội chợ triển lãm sản phẩm.
2.3. Xây dựng và quản trị kênh phân phối
Để hàng hoá đến tay người tiêu dùng cần có một trung gian chu chuyển đó chính là hệ thống kênh phân phối, kênh phân phối được coi là con đường chu chuyển hàng hoá từ người bán tới tay người tiêu dùng, như vậy những quyết định về kênh phân phối là hết sức quan trọng cho việc tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay công ty đang sử dụng hai hình thức kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp qua các đại lý độc quyền của công ty nên công tác xây dựng và quản trị kênh phân phối gặp nhiều khó khăn. Đối với kênh phân phối trực tiếp khi có nhu cầu khách hàng liên hệ trực tiếp với phòng kế hoạch thị trường khách hàng cung cấp thông tin về chủng loại, số lượng, chất lượng sản phẩm nhân viên phòng sẽ trực tiếp xử lý về khả năng đáp ứng hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng, giá cả, chất lượng các loại sản phẩm cũng như các điều kiện hợp đồng sau đó những thông tin này được chuyển cho phía đối tác xem xét cuối cùng hai bên thương thảo và đi đến ký kết hợp đồng. Với kênh phân phối trực tiếp này sản phẩm tới tay khách hàng nhanh chóng và mọi ý kiến phản hồi được giải quyết ngay. Đối với kênh phân phối gián tiếp qua đại lý độc quyền sản phẩm tời tay người tiêu dùng qua trung gian nên các ý kiên phản hồi về sản phẩm của khách hàng chưa được giải quyết tốt ảnh hưởng tới uy tín của công ty do đó công ty đang tìm ra giải pháp để giải quyếtt tốt nhất khiếu nại của khách hàng. Hiện tại công ty đã xây dựng hệ thống kho tàng và các đại lý độc quyền tại các tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, TPVinh, Đà Nẵng, Huế, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vũng Tàu..đặc biệt là việc thuê kho tại nước ngoài như: Singapore, Úc, Bỉ, Mỹ việc có một hệ thống kho tàng và hệ thồng đại lí độc quyền với quy mô lớn đã thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm đá ốp lát nhân tạo cao cấp của công ty. Nhưng do hệ thống tiêu thụ của công ty mở rộng khắp các vùng Bắc – Trung – Nam của cả nướcvà ngoài nước nên đồng nghĩa với việc quán trị hoạt động kênh phân phối tương đối khó khăn. Công việc đòi hỏi sự kết hợp giữa mỗi thành viên phụ trách thị trường. Doanh nghiệp đã xây dựng chính sách tiêu thụ trong đó qui định rõ về chính sách giá cả, chính sách khuyến mại, phương thức, thời hạn thanh toán và điều kiện đăng kí làm đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chính sách được xây dựng và có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện môi trường kinh doanh mỗi năm
Sơ đồ 2.1: Mô hình hệ thống phân phối của Công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM
Kênh phân phối trực tiếp
Kênh phân phối gián tiếp
ĐL
ĐL
Người tiêu dùng
2.4. Các chính sách thúc đẩy tiêu thụ mà công ty đang áp dụng
2.4.1. Chính sách giá cả
Vấn đề giá cả mà công ty đặt ra có hảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong đó vấn đề định giá luôn là vấn đề phức tạp có ảnh hưởng tới vấn đề quản lý kênh phân ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25464.doc