Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam

Tài liệu Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam: ... Ebook Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC MỞ ĐẦU LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU Kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện là quá trình mua bán trên thị trường quốc tế nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Ngày nay nhu cầu về năng lượng điện là không thể thiếu trong hoạt động sản xuất cũng như đời sống của dân cư. Chính vì vậy công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam đã không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện. Hơn nữa năm 2006 vừa qua nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và cho công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam nói riêng trong quá trình buôn bán với bạn hàng quốc tế. Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước nên việc trang bị cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nói riêng và cho ngành công nghiệp điện nói riêng là hết sức cần thiết. Mặt khác nhu cầu về nguồn năng lượng điện ngày một tăng nên cần có những thiết bị tiên tiến hiện đại để truyền tải điện năng với công suất cao. Hơn nữa để hoà nhịp cùng với sự phát triển của thế giới thì nguồn năng lượng điện càng trở nên quan trọng. Đặc biệt khi chúng ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nói chung cần được cải tiến và nhu câu về thiết bị điện nói riêng cũng tăng cao. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “ Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam”. Kết cấu của chuyên đề : CHƯƠNG I: Đặc điểm thiết bị điện và kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện. CHƯƠNG II: Thực trạng nhập khẩu thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. CHƯƠNG III: Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian làm chuyên đề, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS.Trần Văn Hoè. Thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hoàn thành chuyên đề. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.Trần Văn Hoè về sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình đó. Tôi xin chân thành cảm ơn ông Đỗ Gia Thắng – Giám đốc Công ty Phát triển Kỹ thuật Việt Nam cùng toàn thể anh chị trong Công ty Phát triển Kỹ thuật Việt Nam đã giúp đỡ và tạo môi trường làm việc tốt trong thời gian tôi thực tập tại Công ty Phát triển Kỹ thuật Việt nam Tôi xin chân cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Thương Mại, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong nhà trường đã trang bị cho tôi những kiến thức tổng hợp trong suốt những năm học tại trường đại học để tôi có khả năng hoàn thành chuyên đề thực tập này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn tập thể lớp TM45B và các bạn cùng nhóm thực tập đã động viên, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành báo cáo tổng hợp này. Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nhung. CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN I. ĐẶC ĐIỂM THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN 1.Đặc điểm thiết bị điện Kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện có đặc điểm sau: Những thiết bị mà doanh nghiệp kinh doanh có giá trị lớn vì vậy doanh nghiệp cần một lượng vốn lớn mới có khả năng kinh doanh trên thị trường quốc tế về các thiết bị nhập khẩu. Những thiết bị mà công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cung cấp có hàm lượng kỹ thuật cao nên cần các chuyên gia am hiểu về các thông số kỹ thuật. Khách hàng chủ yếu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam chủ yếu là các khách hàng công nghiệp. Nên các quyết định mua hàng của khách hàng công nghiệp đa dạng, phức tạp vì vậy doanh nghiệp cần tìn hiểu người ra quýêt định chính và tác động vào họ để thúc đẩy quá trình mua hàng nhanh hơn. Cơ sở đánh giá tác dụng của các thiết bị điện là lợi ích mang lại cho tổ chức mà không phải là bản thân cá nhân tiêu dùng Các thiết bị mà doanh nghiệp cung cấp cần đòi hỏi phải cung cấp thường xuyên. Thiết bị điện là tư liệu của ngành công nghiệp điện, nó là ngành quan trọng quyết định sự phát triển của các ngành cũng như nền kinh tế quốc dân. Thiết bị điện đa dạng về chủng loại như: thiết bị trên lưới điện truyền tải, thiết bị trên lưới điện phân phối, đường dây truyền tải… Các thiết bị điện được sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tốc độ phát triển và đổi mới của thiết bị điện nhanh. Các thiết bị điện chịu sự quản lí của nhà nước thông qua các thông số kỹ thuật. 2. Kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện và đặc điểm kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện Kinh doanh trên thị trường quốc tế không còn là hiện tượng mới lạ. Các quốc gia trên thế giới đã buôn bán với nhau qua nhiều thế kỷ. Lịch sử thương mại thế giới đã ghi chép nhiều câu chuyện thú vị về các nhà kinh doanh mạo hiểm. Họ đã trải qua rất nhiều khó khăn và thời gian để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Kinh doanh trên thị trường quốc tế về hàng hoá và dịch vụ có sự khác biệt với kinh doanh trên thị trường nội địa là: Một là, hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra ngoài phạm vi của một quốc gia hay vùng lãnh thổ, nghĩa là doanh nghiệp mua các hàng hoá, thiết bị trên thị trường quốc tế và tiêu thụ nó ở nước khác. Thị trường quốc tế khác thị trường trong nước cả môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp ngoài ra có sự khác biệt về văn hoá xã hội, phong tục tập quán thời tiết và khí hậu. Kinh doanh trên thị trường quốc tế nó gắn với các đồng tiền khác nhau nên kinh doanh trên thị trường quốc tế đồng nghĩa với các hoạt động thanh toán quốc tế. Vậy: Kinh doanh nhập khẩu là hoạt động mua bán giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tuân theo các quy định quốc tế và thông lệ quốc gia nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Hoạt động nhập khẩu bao gồm nhiều khâu khác nhau: từ điều tra nghiên cứu thị trường, tìm đối tác, giao dịch và đàm phán kí kết và thực hiện hợp đồng. Các khâu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục tiêu đảm bảo lợi ích của các bên. Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước cũng như chính trị của nước đó hay đời sống của người dân nước đó. Hoạt động nhập khẩu là một khâu của thương mại quốc tế nó nhằm thiết lập mối quan hệ mua bán giữa các quốc gia, các nền kinh tế. Nhà nước quản lí hoạt động nhập khẩu thông qua các chính sách thuế, hạn ngạch… và các văn bản luật quy định những hàng hoá được nhập và những hàng hoá cấm nhập. 3. Vai trò của kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện Nền kinh tế càng phát triển cao thi nhu cầu của con người ngày càng tăng và không một quốc gia nào có thể phát triển nếu không có sự liên kết với nhau. Nhập khẩu sẽ khiến nền kinh tế nhanh chóng phát triển hoà cùng sự phát triển của kinh tế thế giới. Nó nâng cao cơ sở vật chất của nềm kinh tế, đưa công nghệ tiên tiến hiện đại vào cho các ngành sản xuất làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Từ đó nó có tác động tích cực đến việc khai thác các thế mạnh tiềm năng của đất nước. Như vậy hoạt động nhập khẩu nó làm cho các quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đối với nền kinh tế: Nhập khẩu cho phép trang bị cho nền kinh tế cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đảm bảo sự phát triển ổn định. Khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của nền kinh tế một các tốt nhất. Nhập khẩu cho phép nền kinh tế của ta tiếp cận với khoa học tiên tiến của thế giới giúp ta không bị lạc hậu so với nền kinh tế các nước khu vực và thế giới. Nó nhằm cung cấp đầu vào cho nền kinh tế giúp tăng việc làm và nâng cao mức sống cho dân cư. Nhập khẩu góp phần thúc đẩy xuất khẩu trong nước tăng cao, do có nguyên liệu đầu vào và máy móc hiện đại, từ đó nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu. Nhập khẩu nhằm chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhập khẩu làm tăng cường mối quan hệ quốc tế, tăng cường sự hợp tác lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế giới. Đối với doanh nghiệp: Nhập khẩu giúp doanh nghịêp đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nước đó. Nhập khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường đầu vào, đa dạnh hoá hoạt động kinh doanh. Nhập khẩu giúp các doanh nghiệp trang bị cho mình máy móc hiện đại đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Đối với doanh nghiệp sản xuất: hoạt động nhập khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng được nguồn nguyên vật liệu đầu vào, trang bị máy móc hiện đại cho nền sản xuất. Đối với doanh nghiệp thương mại giúp doanh nghiệp đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, lựa chon những mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. II. NỘI DUNG CỦA KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN 1. Nhu cầu về thiết bị điện Nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vì vậy điện năng trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu để thực hiện mục tiêu đó. Khi chúng ta mở cửa hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt năm 2006 vừa qua chúng ta đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO vì vậy ngày có càng nhiều các doanh nghiệp vào Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh và nhu cầu về điện ngày càng tăng. Trong khi nhìn chung cơ sở vật chất của ngành điện nói chung còn thấp kém chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nên không đáp ứng được nhu cầu trong nước và chúng ta đã phải thực hiện phân phối điện cho các vùng, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy nhu cầu về thiết bị điện trong nước mấy năm gần đây tăng rất cao nhằm nâng cao cơ sở vật chất cho ngành công nghiệp điện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện trong nước và nhu cầu cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, và nâng cao cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế trong nước. Đó là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp cần có các biện pháp nghiên cứu thị trường để tìm những nhu cầu tiêu dùng cũng như tìm nguồn để thoả mãn nhu cầu đó. Vì vậy doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu thị trường: Kinh doanh nhập khẩu là hoạt động mua bán trên thị trường quốc tế nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Thị trường quốc tế với sự cạnh tranh gay gắt, và nhiều sự biến động khò lường. Chính vì vậy nghiên cứu thị trường là một trong các yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công trên thị trường quốc tế. Bởi thị trường là tổng thể các mối quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ. Qua nghiên cứu thị trường doanh nghiệp có thể biết được lượng cung, lượng cầu, hay thị hiếu của khách hàng. Mỗi thị trường có quy luật vận động riêng, vì vậy hoạt động nghiên cứu thị trường là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công. 1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước Khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần phân tích các nhân tố của thị trường từ đó tìm ra quy luật vận động của nó. Từ đó doanh nghiệp đưa ra chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Nghiên cứu thị trường trong nước tức là nghiên cứu cung, cầu, giá cả, đối thủ cạnh tranh. Mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các yếu tố. + Nghiên cứu cầu trên thị trường: cầu là lượng hàng hoá mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua ở một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Nghiên cứu cầu trên thị trường phải xác định được sự biện động của cầu trong tương lai. Khi nghiên cứu cầu trên thị trường cần chú ý các nhân tố tác động đến cầu như: hàng hoá thay thế, hàng bổ sung hay thu nhập của người tiêu dùng cũng như giá cả của hàng hoá, lạm phát trong nền kinh tế… + Nghiên cứu cung trên thị trường: cung là lượng hàng hoá mà người bán muốn bán ở một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Nghiên cứu cung là nghiên cứu các nguồn cung ứng và độ thoả mãn của nó trên thị trường. Trên cơ sở đó xây dựng nguồn cho doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung: Chi phí đầu vào, sự tiết bộ của khoa học công nghệ hay các chính sách của chính phủ… + Đối thủ cạnh tranh: là những doanh nghiệp kinh doanh cùng một mặt hàng hay kinh doanh các hàng thay thế với các hàng hoá của doanh nghiệp. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cần xem tỷ trọng thị trường của đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh hay yếu cũng như chiến lược kinh doanh của họ. + Nghiên cứu môi trường kinh doanh và sự biến động của môi trường. 1.2 Nghiên cứu thị trường quốc tế Nghiên cứu thị trường quốc tế hướng tới các mục tiêu như hiểu biết chung về thị trường mới, hiểu biết chính xác, cụ thể về sản phẩm, giá cả, phân phối, giao tiếp… Nội dung nghiên cứu thị trường quốc tế gồm: + Nghiên cứu tiềm năng thị trường: khả ngăng bán sản phẩm. Thực chất là nghiên cứu số lượng cầu và yếu tố định tính của thị trường: đặc biệt là khách hàng, những thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của khách hàng, thu nhập tuổi và hành vi mua sắm của khách hàng… + Nghiên cứu khả năng thâm nhập: tập chung nghiên cứu điều kiện địa lí( chi phí vận chuyển, khả năng phân phối…) nghiên cứu chính sách pháp luật… 2. Những thị trường mà công ty nhập khẩu Ngày nay có rất nhiều các nhà cung cấp các thiết bị điện có hàm lượng kỹ thuật cao trên thế giới. Đặc biệt tháng 11/2006 vứa qua chúng ta đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và cũng trong năm đó Mỹ đã kí hiệp ước bình thường hoá quan hệ thương mại với Việt Nam điều đó mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói chung và cho doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện nói riêng. Bởi khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới chúng ta sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi khi kinh doanh với các đối tác nước ngoài chúng ta sẽ đối xử bình đẳng như các đối tác khác và hoạt động kinh doanh của công ty sẽ thuật lợi và qui trình nhập khẩu sẽ được tiến hành nhanh thúc đẩy vòng quay của vốn nhanh, giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh. Nhìn chung thị trường nhập khẩu của doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là các đối tác ở nước Canađa, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Mỹ …Nhập khẩu các thiết bị điện của các hãng nổi tiếng như: hãng S&C Electric\USA, COELME- Italia, tập đoàn TRENCH, MWB -Đức…đây là những nhà sản xuất chuyên biệt hàng đầu về các thiết bị đóng cắt và bảo vệ như cầu chì, cầu dao, dao cách ly, máy cắt biến dòng điện, biến điện áp, sứ cách điện dụng cụ cắt tải cầm tay…cho hệ thống lưới điện truyền tải và hệ thống lưới điện phân phối. Hiện tại có rất nhiều các tổ chức cung cấp các thiết bị điện trên thế giới vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn các đối tác một cách hạn chế nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường. Doanh nghiệp cần có chiến lược lựa chọn thị trường nhập khẩu một cách thích hợp để có thể cung cấp một cách liên tục cho các khách hàng bởi khách hàng của doanh nghiệp là khách hàng công nghiệp có nhu cầu liên tục theo thời gian. Vì vậy doanh nghiệp cần có chiến lược nhập khẩu để cung cấp cho các khách hàng liên tục để tạo “chữ tín” với khách hàng. Vậy thị trường nhập khẩu của doanh nghiệp là các đối tác cung cấp các thiết bị cho doanh nghiệp. Ngày nay có rất nhiều các nhà cung cấp các thiết bị trên toàn thế giới. Là một công ty kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần xác định được thị trường mụ tiêu của mình từ đó tìm kiếm lựa chon đối tác cung cấp các thiết bị cho mình một cách hợp lí. Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận trên cơ sở thoả mãn tốt nhất mong muốn của khách hàng. Chính vì vậy công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần có chiến lược lựa chọn thị trường cung cấp đầu vào một cách thích hợp. 3. Khách hàng tiêu thụ thiết bị điện của công ty Khách hàng tiêu thụ các thiết bị điện của doanh nghiệp là các khách hàng công nghiệp. Khách hàng công nghiệp là những khách hàng mua với số lượng lớn giá trị cao và họ mua về không phải để thoả mãn nhu cầu cá nhân người tiêu dùng mà mua về để thoả mãn nhu cầu của một tổ chức. Họ mua các thiết bị của doanh nghiệp nhằm sản xuất, chế tạo ra các sản phẩm mới. Khách hàng công nghiệp có những đặc điểm sau: Họ mua các thiết bị của doanh nghiệp nhằm tiếp tục hoạt động kinh doanh để kiếm lời. Nhu cầu mua sắm của họ xuất phát từ nhu cầu của một tổ chức. Số lượng khách hàng công nghiệp ít hơn khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng nhưng khách hàng công nghiệp khi mua thì họ thì mua với số lượng lớn giá trị cao. Khi giao dịch với khách hàng công nghiệp cần để ý vai trò của thương vụ cá biệt như khách hàng công nghiệp là nhà nước. Khách hàng công nghiệp cần độ tin cậy, chắc chắn và ổn định nguồn cung cấp hàng hoá ( khối lượng, thời gian và chất lượng…). Điều này đồi hỏi chữ “tín” rất cao trong mua bán hàng hoá và yêu cầu mua bán chặt chẽ và khả năng đảm bảo thực tế khi khách hàng công nghiệp quyết định mua hàng. Quyết định mua hàng của khách hàng công nghiệp thường rất đa dạng và phức tạp. Họ thường mua theo hội đồng, nên để kí được hợp đồng vớI khách hàng công nghiệp công ty cần có chiến lược thu hút khách hàng và tìm người quyết định chính trong hộI đồng mua hàng và tác động vào họ. Cách thức mua hàng của khách hàng công nghiệp thường rất đa dạng. Để thoả mãn nhu cầu họ có thể mua theo các cách thức khác nhau như: họ chỉ mua của một nhà cung cấp, hay mua theo hợp đồng ngắn hạn, mua theo đơn đặt hàng cá biêt hay mua theo mốI cũ cũng có thể đấu thầu hay mua độc quyền… Mỗi cách mua đưa ra các cơ hội khác nhau cho doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp nên quan tâm đến các kế hoạch mua hàng của khách hàng và để ý đến các yêu cầu của họ như: cần nhiều dịch vụ bổ sung và phương thức thanh toán… phải được quan tâm đúng mực. Những khách hàng công nghiệp là những người mà họ có hiểu biết tốt về nhu cầu thực của họ, về thị trường và nguồn cung ứng hàng hoá trên thị trường. Các quyết định mua hàng được thực hiện theo một quá trình và có thể “ kiểm soát được” định hướng được. Người đại diện của tổ chức mua hàng thường quan tâm đến hoa hồng “ tiền thưởng” mà người bán có nhãn ý tặng riêng cho họ. Tần xuất xuất hiện của khách hàng công nghiệp thường nhỏ hơn rất nhiều khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng. Nhìn chung các khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là khách hàng công nghiệp là những khách hàng có nhu cầu mua các thiết bị điện nhằm thoả mãn nhu cầu của tổ chức. Một số khách hàng công nghiệp chủ yếu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam là các công ty điện lực, công ty truyền tải điện lực, tổng công ty cơ khí và xây dựng COMA, nhà máy chế tạo thuiết bị điện, xí nghiệp sông đà, trung tâm thiết bị lướI điện phân phối, nhà máy chế tạo thiết bị điện nhà máy biến áp… 4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện Đánh giá hoạt động nhập khẩu là một khâu quan trọng nhằm phát huy các mặt mạnh, hạn chế các mặt chưa đặt được để đặt được hiệu quả cao hơn trong các hoạt động nhập khẩu sắp tới. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu: Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh nhập khẩu: Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Khi tổng doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp sẽ có lãi. Tuy nhiên chỉ tiêu này chưa phản ánh một cách đầy đủ cơ cấu của vốn và chi phí doanh nghiệp bỏ ra. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu: Knk: Tổng số đồng nội tệ có thể thu được khi bỏ ra một đồng ngoại tệ. P :Giá trong nước tính bằng nội tệ. Q : Khối lượng lô hàng nhập khẩu. Tn : Số ngoại tệ chi ra để nhập khẩu lô hàng. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu cho ta biết bỏ ra một đồng vốn nội tệ thì thu được bao nhiêu đồng ngoại tệ. Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu mà lớn hơn tỷ giá hối đoái thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi và ngược lại nếu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu mà nhỏ hơn tỷ giá hối đoái thị doanh nghiệp bị lỗ. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp: H = Xxk * Xnk + Nnk*C Xxk: Chi phí đầy đủ trong nước với xuất khẩu ( qui ngoại tệ). Nnk: Chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu. C : Chi phí ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá. Khi chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu (H>0) thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu có lãi. Chỉ tiêu hiệu quả của kinh doanh nhập khẩu: Hn: Chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu. Cn: Chi phí ngoại tệ cho nhập khẩu (giá quốc tế). Cs: Chi phí sản suất sản phẩm để thay thế nhập khẩu( giá nội địa). Chỉ tiêu này phản ánh nếu Hn>1 thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu không có lãi do chi phí bỏ ra nhập khẩu lớn hơn chi phí để sản xuất sản phẩm đó ở trong nước. Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu: Dn: Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu. Tn: Thu nhập về bán hàng nhập khẩu. Cn: Tổng chi phí ngoại tệ nhập khẩu chuyển ra tiền việt nam theo tỉ giá ngân hàng nhà nước bán ra. Chỉ tiêu này cho biết số tiền daonh nghiệp bỏ ra kinh doanh nhập khẩu có lãi không. Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu càng có lợi. III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 1. Môi trường bên trong công ty Tiềm lực tài chính: Là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lường ( nguồn) vốn kinh doanh mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả nguồn vốn, khả năng quản lí nguồn vốn trong kinh doanh. Thể hiện qua các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lời… Tiềm năng con người: Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Kenichi Ohmae đã đặt con người ở vị trí số một trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp. Chính con người vớI năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng các sức mạnh về vốn, tài sản, công nghệ… một cách có hiệu quả để thu được lợi nhuận là lớn nhất cho doanh nghiệp. Tiềm lực vô hình: Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại thông qua khả năng “bán hàng” gián tiếp của doanh nghiệp. Sức mạnh thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua của khách hàng. Vô hình bởi người ta không lượng hoá được một cách trực tiếp mà phải “ đo “ qua các tham số trung gian. Tiềm lực vô hình không phải tự nhiên mà có. Mà nó được tạo dựng thông qua mục tiêu và chiến lược xây dựng vô hình cho doanh nghiệp. Tiềm lực vô hình thể hiện qua: Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường: Một doanh nghiệp “tốt” liên quan đến các vấn đề các thiết bị doanh nghiệp cung cấp, chất lượng của các thiêt bị, sự quan tâm của doanh nghiệp với khách hàng cũng như giá cả của các thiết bị mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này sẽ tạo niềm tin trong khách hàng và kích thích sự mua hàng của khách hàng. Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá: Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp: 2. Môi trường của nền kinh tế quốc dân Môi trường văn hoá xã hội: Yếu tố văn hoá xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hoá là một khái niệm rộng, theo Philip R.Cateora và Jonh L.Graham thì văn hoá được hiểu là nó tạo nên cách sống của một cộng đồng, quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên và phương thức thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Môi trường văn hoá xã hội bao gồm các yếu tố: ngôn ngữ, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, phong tục. Văn hoá ảnh hưởng đến hành vi của con người thông qua các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Văn hoá của mỗi dân tộc là khác nhau nên nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy muốn kinh doanh thành công trên thị trường quốc tế doanh nghiệp cần hiểu biết về nền văn hoá nước đó. Môi trường chính trị: Môi trường chính trị xã hội bao gồm các nội dung sau: Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao Vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ đối với lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự điều tiết và khuynh hướnh can thiệp vào hoạt động kinh tế xã hội của chính phủ. Sự cân bằng trong chính sách của chính phủ Như vậy nếu chính trị ổn định, trật tự xã hội được đảm bảo sẽ là cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể phát triển một cách bền vững khi nó phát triển trong nền chính trị ổn định của quốc gia đó. Môi trường chính trị nó tác động trực tiếp đến mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh từ đó quyết định đến phong cách kinh doanh cuả doanh nghiệp. Khi môi trường chính trị bất ổn, các mối quan hệ song phương, đa phương bị ảnh hưởng khi đó sẽ tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu với các đối tác nước ngoài…khi đó trở thành rào cản với hoạt động kinh doanh quốc tế, gây nên thiệt hại và rủi ro với các công ty. + Môi trường luật pháp và các chính sách kinh tế: Mỗi quốc gia quản lí tình hình nhập xuất của nền kinh tế bằng các văn bản và luật khác nhau. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các mối quan hệ thương mại quốc tế. Sự an toàn về luật pháp sẽ tạo niềm tin với các bên. Chính vì vậy khi buôn bán với các doanh nghiệp nước ngoài công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần nghiên cứu kỹ luật pháp quốc tế cũng như các thông lệ quốc tế. Các công cụ quản lí điều hành nhập khẩu của các nước rất khác nhau. Có những nước đánh thuế cao với hàng nhập khẩu, có những nước lại quản lí nhập khẩu thông qua quản lí ngoại tệ, qua các biện pháp phi thuế quan. Trước hết doanh nghiệp Việt Nam phải nắm vững được các chính sách quản lí hoạt động nhập khẩu. Nhà nước cần có chính sách làm minh bạch hoá và đảm bảo các hệ thống pháp luật có hiệu lực trong nền kinh tế. * Thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hoá đi qua khu vực hải quan của một nước. Mục đích của việc đánh thuế nhập khẩu góp phần vào phát triển và bảo hộ sản xuất, hướng dẫn người tiêu dùng trong nước, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách, thuế quan là công cụ quan trọng trong đàm phán quốc tế, góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại. * Quản lí nhập khẩu thông qua hàng rào phi thuế quan: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 đã định nghĩa: “ hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn để hạn chế nhập khẩu”. Các rào cản phi thuế quan như: Cấm nhập khẩu: hàng hoá cấm nhập là những hàng hoá tuyệt đối không được phép đưa vào thị trường nội địa để lưu thông tiêu dùng. Mục đích của việc ban hành hàng hoá cấm nhập để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Như Việt Nam cấm nhập các loại vũ khí, đạn, thuốc nổ… Hạn ngạch nhập khẩu: Hạn ngạch là quy định của nhà nước về số lượng hay giá trị một mặt hàng hay một nhóm hàng khi nhập về một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định. Hạn ngạch có các loại sau: hạn ngạch quốc gia, hạn ngạch khu vực, hạn ngạch toàn cầu. Hạn ngạch có tác dụng tăng thu nhập cho chính phủ, nó biến một doanh nghiệp trong nước thành kẻ độc quyền. *Giấy phép nhập khẩu hàng hoá: là một biện pháp quản lý nhập khẩu dưới dạng hạn chế số lượng. Mục đích của giấy phép nhập khẩu: là quản lý được lượng hàng hoá nhập về, chống các hiện tượng gian lận thương mại buôn lậu, góp phần bảo vệ thị trường và sản xuất nội địa, thực hiện các cam kết nước ngoài. +Sự phát triển kinh tế: Các yếu tố kinh tế tác động đến cả cung và cầu về các thiết bị điện, nó có vai trò hàng đầu quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm. Các yếu tố kinh tế nhưng liên quan nhất là:Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước tăng trưởng ổn định hay suy giảm.Các chính sách về tài chính, tiền tệ, tài chính quốc gia.Giai đoạn hay chu kì kinh tế đang trải qua.Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư của các ngành và của nền kinh tế quốc dân.Lạm phát, thất nghiệp hay lãi xuất ngân hàng: Các yếu tố trên tác động đến cả sản xuất tiêu dùng và hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp nó là máy đo “ nhiệt độ” của thị trường, qui định cách thức sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong kinh doanh. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh ổn định, lạm phát và lãi suất ngân hàng được kiểm soát, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội gia tăng đầu tư kinh doanh, cán bộ và nhân dân có thu nhập ổn định khi đó sẽ tăng nhu cầu mua trên thị trường, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận và đặt hiệu quả kinh doanh như dự kiến. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, lạm phát thất nghiệp gia tăng, sức mua giảm sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị trì trệ dẫn đến thất bại trong kinh doanh. Sự tăng trưởng kinh tế quốc tế nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Những yếu tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh nhập khẩu như: lãi suất, thuế suất, cơ cấu tiêu dùng, các điều kiện về cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải thông tin liên lạc, hệ thống tài chính ngân hàng. Cơ sở hạ tầng thuận lợi sẽ thúc đẩy kinh doanh nhập khẩu phát triển. + Yếu tố kỹ thuật và công nghệ: Các yếu tố kỹ thuật và công nghệ của nền kinh tế quốc dân quyết định và chi phối kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp, quyết định việc hình thành phương thức kinh doanh mới, phương thức thoả mãn nhu cầu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố về kỹ thuật và công nghệ gồm:Trình độ và mức độ hiện có của cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng cơ giới hoá trong ngành. Mức độ hoàn thiện của chuyển giao công nghệ và thực hiện nó trong nền kinh tế quốc dân. Quy mô bảo vệ quyền sở hữu công nghệ và mức độ áp dụng trong thực tế. Mức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của nghành và của nền kinh tế quốc dân. Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và nguồn lực thực hiện chiến lược này. Nếu một quốc gia có trình độ công nghệ lạc hậu, thiếu chiến lược phát triển dài hạn về kỹ thuật công nghệ, mức đầu tư cho nghiên cứu phát triển thấp, các qui định bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện sẽ là nguy cơ cho doanh nghiệp trong cải thiện trình độ kỹ thuật công nghệ. Ngược lại, một quốc gia có trình độ kỹ thuật tiên tiến, có chiến lược phát triển công nghệ bài bản, có chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sẽ mở ra cơ hội phát triển sản phẩm mới, thay đổi phương thức kinh doanh tăng năng suất lao dộng, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. + Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng. Khí hậu thời tiết mưa gió bão lụt và các hịên tượng tự nhiên khác. Sự gia tăng chi phí về nhiên liệu và năng lượng. Sự thay đổi của nhà nước trong các chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường. Mức độ ô nhiễm môi trường thiên nhiên và sinh thái. Sự thiếu hụt các nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu tái sinh và nguyên liệu không thể tái sinh. Trình độ hiện đại của cơ sở hạ tầng sản xuất như đường xá giao thông, nhà kho bến cảng và hệ thống thông tin liên lạc. Các điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến chi phí kinh doan._.h và cách thức sử dụng nguồn lực tự nhiên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Môi trường quốc tế Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang phát triển mạnh trên thế giới, nhiều mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Sự phát triển của khoa học thế giới sẽ thúc đẩy chuyên môn hoá nâng cao năng suất lao động, sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Nó tác động mạnh đến các doanh nghiệp trên toàn thế giới bằng cách tạo ra các cơ hội và cách thức kinh doanh mới. Môi trường quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp thông qua các nhân tố. + Ảnh hưởng của chính trị thế giới: Xu thế chính trị chủ yếu hiện nay trên thế giới là các nước tiến tới ổn định về mặt chính trị, chung sống hoà bình với nhau. Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường có sự điểu tiết của nhà nước thực hiện mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài nên ảnh hưởng của chính trị thế giới sẽ tạo ra cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, chủ động lựa chọn linh hoạt thị trường nhập khẩu, tiếp nhận tiềm năng khoa học kỹ thuật, tiếp nhận kinh nghiệm quản lí kinh tế và kinh doanh trước những thách thức to lớn phải cạnh tranh sòng phẳng, bình đẳng, trên cơ sở pháp luật chung của thị trường. + Tác động của kinh tế thế giới: Sự hình thành các tổ chức kinh tế và khu vực, tốc độ phát triển kinh tế thế giới, tình hình giá cả và sự lạm phát của đồng tiền mạnh trên thế giới, khủng hoảng kinh tế và mối quan hệ kinh tế thương mại trên thế giới có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới GDP, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người/ năm của các quốc gia và thế giới ảnh hưởng đến sức mua và cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình hình giá cả nguyên vật liệu sản phẩm, dịch vụ và lạm phát của đồng tiền mạnh trên thế giới ảnh hưởng đến đầu vào của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm đầu ra. Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với với các nước mở rộng hay thu hẹp, các thay đổi về chính sách thương mại như thuế xuất nhập khẩu, quota, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật với hàng hoá nhập khẩu, sẽ mở ra cơ hội thâm nhập thị trường tăng dung lượng mua bán của các doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài. + Tác động của luật pháp và các thông lệ quốc tế: Luật pháp bao giờ cũng là cơ sở pháp lí để tổ chức và thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp quốc tế và các thông lệ quốc tế trong hoạt động kinh doanh thường được các đối tác nước ngoài sử dụng khi kết các hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vậy các doanh nghiệp không chỉ hiểu biết thấu đáo về luật pháp của nước mình mà còn phải tìm hiểu chi tiêt luật pháp mà doanh nghiệp đặt quan hệ kinh tế. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Công ty Phát triển kỹ thuật Việt Nam Thành lập, ngày 17 tháng 04 năm 1999 Số 0102008428. Tên giao dịch của công ty là: Vietnam technique development company limited. Nhằm mục đích trang bị kỹ thuật tiên tiến cho các ngành của Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành. Khi đó trụ sở của Công ty ở Trần Quang Diệu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Năm 2005, việc đòi hỏi kỹ thuật của các ngành ngày càng gia tăng, để mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh để thúc đẩy và nâng cao việc trang bị kỹ thuật cho các ngành, công ty đã mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình và chuyển trụ sở chính của Công ty về 8/190 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội, và thành lập thêm chi nhánh của mình ở Miền Trung ( Đà Nẵng ). Công ty ngày càng phát triển và chiếm lĩnh thị trường ngày càng rộng, trang bị thiết bị kỹ thuật cho hầu hết các ngàng và công trình xây dựng của Việt Nam và chủ yếu ở Miền Bắc, Miền Trung. Cùng với quá trình phát triển công ty Phát triển kỹ thuật Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình. Từ khi thành lập đến nay công ty đã kí được rất nhiều hợp đồng trang bị thiết bị cho các công trình và thu về một lượng doanh thu ngày một tăng đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho công ty. Có hợp đồng lên đến hàng tỷ như: hợp đồng số 02/VTD/EVN/TTĐ2/HĐVTTB với /xí nghiệp Sông Đà … 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty Chức năng: Công ty Phát triển kỹ thuật Việt Nam thuộc doanh nghiệp cổ phần. Công ty chuyên xây dựng cơ bản, lắp máy và cung cấp các thiết bị kỹ thuật cho các công trình xây dựng. Ngoài ra công ty còn được phép sản xuất khai thác và cung cấp vật liệu xây dựng cho các công ty khác . Nhiệm vụ: Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp do bộ chủ quản giao cho, các công trình các ngành khác. Một số công trình như công trình giao thông, thuỷ lợi, đường dây trạm biến áp đến 35KW, san ủi khai hoang và nhiều các nhiệm vụ khác như tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho các công trình đáp ứng được nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài ra công ty còn đào tạo các cán bộ công nhân kỹ thuật cho các công trình xây dựng. Đối tượng, địa bàn kinh doanh và đặc điểm kinh doanh của Công ty phát triển kĩ thuật Việt Nam Công ty đang mở rộng thị trường ra các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền bắc, miền trung. Trụ sở chính của công ty được đặt tại: 8/190 Hoàng Quôc Việt, Hà Nội . Văn phòng Đại diện tại Đà Nẵng: 53 Điện Biên Phủ - Đà Nẵng. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Công ty chủ yếu cung cấp các trang thiết bị cho các công trình như công trình giao thông thuỷ lợi, đường day trạm biến áp, khai hoang …hay các công trình xây dựng. Thiết bị công ty cung cấp cho các công trình chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Từ các nước như: Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Canađa, Hà Lan…đó là những nhà sản xuất chuyên biệt hàng đầu về các thiết bị đóng cắt và bảo vệ như: cầu chì, cầu dao, dao cách ly, máy cắt, biến dòng điện, biến điện áp… cho hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối. Đó là những hãng có uy tín nên nó chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn của thế giới như: Mỹ, Canađa, Trung Quốc… Ngoài ra công ty còn tổ chức khai thác và mua các thiết bị trong nước hay tổ chức tự nghiên cứu và sản xuất. 3. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty 3.1 Các lĩnh vực kinh doanh chinh của công ty Mua bán vật tư, thiết bị xây dựng, thi công hoàn thiện các công trình công nghiệp và dân dụng; Đại ly mua, bán, kí gửi hàng hoá; Tư vấn đầu tư; Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị máy móc công nghiệp và thiết bị điện; Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, thiết bị máy móc công nghiệp và thiết bị điện; 3.2 Các thiết bị công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cung cấp *) Thiết bị trên lưới điện phân phối: + Cầu chì tự rơi (FCO) 15 – 35 KV / SEE – Việt Nam + Cầu chì tự rơi, cầu chì lực / S & C + Cầu dao phụ tải 25 kV / S & C + Dụng cụ cắt tải cầm tay – Loadbuste / S & C + Biến dòng điện, biến điện áp 24 – 36kV /MWB - Đức *) Thiết bị trên lưới điện truyền tải: + Dao cách ly 35 – 550kV/ Coelme – Italia + Dao tiếp đất 72.5 – 550kV/ Coelme – Italia + Máy biến dòng điện, biến điện áp 15 – 525 kV/ Trench – Pháp, Canađa + Máy biến áp 24 -800kV / Trench – Pháp, Canađa *) Phụ kiện cho đường dây + Phụ kiện cho đường dây / Arutti – Tây Ban Nha + Kẹp cực cho thiết bị và dây dẫn/ SangDong – Hàn Quốc + Kẹp cực nối đất/ VTD – Việt Nam II. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT NAN 1. Một số thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty Các thiết bị mà công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam nhập khẩu là những thiết bị được sản xuất bởi các hãng hàng đầu thế giới về thiết bị đóng cắt và bảo vệ như: Cầu chì, cầu dao, dao cách ly, máy cắt, biến dòng điện, biến điện áp, sứ cách điện và các dụng cụ cầm tay… cho hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối. Đây là những thiết bị có chất lượng cao được sử dụng rộng rãi trên thị trường thế giới như: Châu Âu, Mỹ, Canađa…bởi nó được sản xuất bởi các hãng có uy tín trên thế giới. Thị trường nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam rất đa dạng, hầu hết các thiết bị được nhập từ các nước có khoa học kỹ thuật phát triển cao. Mục đích kinh doanh của công ty nhằm trang bị những thiết bị hiện đại nhất cho nền kinh tế quốc dân. Các thiết bị điện được công ty nhập khẩu chủ yếu từ Pháp, Mỹ, Đức, Italia ngoài ra nó còn được nhập khẩu từ Canađa, Trung Quốc, Hàn Quốc là những nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển bậc nhất trên thế giới. Đây là những thị trường nhập khẩu chính của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam và trong thời gian tới công ty có xu hướng mở rộng và tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp mới nhằm mục tiêu hạn chế rủi ro trong kinh doanh cũng như tạo nguồn ổn định. Khách hàng của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam là những khách hàng công nghiệp, nên nhu cầu của họ thường xuất hiện với số lượng lớn, vì vậy chiến lược kinh doanh của công ty là phát triển bền vững với các bạn hàng cũ đồng thời luôn tìm kiếm những đối tác mới để đáp ứng nhu cầu liên tục tăng cao. Hơn nữa trong những năm gần đây công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam đã không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh thể hiện giá trị nhập thiết bị điện liên tục tăng và tăng với mức độ cao thể hiện qua bảng giá trị nhập khẩu một số năm gần đây của công ty phát triển lỹ thuật Việt Nam. Điều đó còn khẳng định vị thế của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam đã có chỗ đứng trong kinh doanh thiết bị điện và công ty đã có chữ tín với khách hàng. Bảng II.1: Giá trị thiết bị nhập khẩu trên một số thị trường ĐV:1.000 đồng STT TÊN THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU Năm 2003 2004 2005 2006 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Trị giá % 1 Hàn Quốc 279.115 2.20 395.354 2.216 565.489 2.543 746.218 2.576 2 Trung Quốc 507.226 4.00 670.128 3.756 496.268 2.232 345.356 1.192 3 Tây Ban Nha 568.224 4.49 689.224 3.863 896.568 4.033 931.229 3.215 4 Mỹ 726.287 5.73 896.251 5.024 1.541.368 6.933 1.896.354 6.547 5 Italia 1.286.557 10.16 3.426.575 19.207 3.987.253 17.934 5.321.196 18.372 6 Đức 2.226.545 17.58 4.348.229 24.374 5.586.124 25.125 7.483.125 25.836 7 Pháp 3.085.741 24.36 3.158.052 17.702 4.001.354 17.997 6.254.129 21.593 8 Canađa 3.985.221 31.47 4.256.135 23.857 5.158.554 23.202 5.986.441 20.669 Tổng 12.664.916 100 17.839.948 100 22.232.978 100 28.964.048 100 Nguồn phòng kinh doanh Qua bảng số liệu I.1 về thị trường nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam ta thấy: Công ty liên tục tăng trị giá hàng nhập khẩu, điều này cho thấy nhu cầu thiết bị trong nước ngày càng tăng cao. Có như vậy là do: Công ty đã cung cấp những thiết bị có chất lượng cao giữ được chữ tín với khách hàng. Mặt khác, trong những năm gần đây do nhu cầu điện để sản xuất và tiêu dùng trong nước tăng cao nên đòi hỏi nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải trang bị những thiết bị hiện đại để đáp ứng được các yêu cầu đó. Hơn nữa năm 2006 vừa qua chúng ta đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên đỏi hỏi yêu cầu về điện cũng như độ an toàn trong sử dụng cao, nên các công ty đã có nhiều thay đổi trong sản xuất, tiêu dùng. Cụ thể năm 2003 tổng giá trị nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam là 12.664.916 nghìn đồng nhưng đến năm 2006 tăng lên là 28.964.046 nghìn đồng mức tăng là 16.299.132 nghìn đồng đây là mức tăng tương đối cao bằng 228.7%. Điều này cho thấy công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và công ty ngày càng chiếm lĩnh được thị trường. Đồng thời nó cũng cho thấy nhu cầu trang bị các thiết bị trong nước liên tục tăng. Phân tích thị trường nhập khẩu theo giá trị nhập khẩu trên từng thị trường Nhìn chung thị trường nhập khẩu của công ty phát triển Kỹ thuật Viêt Nam khá đa dạng. Trên các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Thị trường Mỹ công ty chủ yếu nhập khẩu nhập các phụ kiện cho đường dây. Còn trên thị trường Pháp, Đức, Canađa nhập khẩu chủ yếu là thiết bị trên lưới điện phân phối và thiết bị trên lưới điện truyền tải đó là ba thị trường chính của công ty. Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các nước như: Đức, Pháp, Canađa, Italia đó là những thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty. Bởi những thiết bị được nhập từ các hãng thuộc các nước này có trình độ cao, có uy tín với khách hàng. Trên những thị trường này công ty nhập khẩu chủ yếu là những thiết bị có tính năng và độ an toàn cao, các thiết bị này đuợc dùng trên hệ thống lưới điện phân phối và hệ thống lưới điện truyền tải là những thiết bị chính dùng trong ngành công nghiệp điện. Ngoài những thị trường lớn công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam còn nhập trên cả thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ. Trên thị trường này công ty nhập khẩu chủ yếu là những thiết bị là phụ kiện cho đường dây như: kẹp cực cho thiết bị và dây dẫn, kẹp cực nối đất… Sơ đồ biểu thị giá trị nhập khẩu trên một số thị trường năm 2006 * Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là một trong những thị trường khá phát triển trong các thị trường ở Châu Á về các thiết bị điện. Hơn nữa Trung Quốc là một trong các thị trường giáp vớI nước ta, nên khi nhập khẩu từ Trung Quốc có thể giảm một cách đáng kể chi phí vận chuỷên. Mặt khác các thiết bị của Trung Quốc tương đốI rẻ nên Trung Quốc vẫn được coi là thị trường nhập khẩu lớn của công ty. Năm 2003 giá trị hàng nhập từ Trung Quốc là 507.226 nghìn đồng, năm 2004 là 670.228 nghìn đồng tăng 163.002 nghìn đồng tương ứng tăng 32.13%. Tuy nhiên đến năm 2006 công ty đã giảm trị giá nhập trên thị trường xuống còn 345.356 nghìn đồng. Tức giảm 324.872 nghìn đồng so với năm 2004. Điều này cho thấy công ty đã chuyển hướng sang kinh doanh những thiết bị có chất lượng cao, thời gian sử dụng dài. Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam chủ yếu nhập các phụ kiện đường dây trên thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha đó là kẹp cực cho thiết bị và dây dẫn, kẹp nối đất. Đây là những thị trường cung cấp những thiết bị đường dây chủ yếu của công ty. Hàn Quốc và Tây Ban Nha trong những năm gần đây đã dần trở thành thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều đó cho thấy công ty luôn tìm cách đa dạng hoá thị trường nhập khẩu cũng như mặt hàng kinh doanh. Bên cạnh những thị trường truyền thống và những bạn hàng truyền thống, công ty luôn mở rộng thị trường nhập khâủ nhằm tìm kiếm những thiết bị có chất lượng tốt nhất với giá phù hợp nhất. Nguyên nhân chính của việc giảm giá trị nhập khẩu trên thị trường Trung Quốc là, những thiết bị nhập khẩu từ thị trường đó có chất lượng không cao, tuy nhiên đó là những thiết bị có giá rẻ, chính vì vậy giá trị nhập khẩu năm 2004 trên thị trường này vẫn tăng. Nhưng từ năm 2005 giá trị nhập khẩu bắt đầu giảm, do những thiết bị đó đã không còn phù hợp và đáp ứng được ngành công nghiệp điện của nước ta. Nhìn chung trên thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha là ba thị trường cung cấp những phụ kiện đường dây chủ yếu của công ty. Trong tương lai công ty tiếp tục nhập khẩu trên thị trường này tuy nhiên cơ cấu nhập khẩu trên thị trường Trung Quốc sẽ giảm và thay vào đó là thị trường Hàn Quốc va Tây Ban Nha là những thị trường có kỹ thuật phát triển cao và đáp ứng được điều kiện mới của nước ta hiện nay. * Thị trường Mỹ Mỹ là một trong các thị trường tiềm năng lớn của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. Sau năm 1995 Mỹ đã tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam và tháng 7/2001 nước ta kí hiệp định thương mại với 61 nước trong đó có Mỹ. chính những yếu tố thuận lợi đó càng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty với một thị trường lớn như Mỹ. Nhìn bảng giá trị kết quả nhập khẩu của công ty trên thị trường Mỹ ta nhận thấy: tỷ trọng nhập khẩu của công ty trên thị trường này những năm gần đây liên tục tăng. Năm 2003 là 726.287 nghìn đồng, thì năm 2005 tỷ trọng nhập khẩu đã tăng lên là 1.541.368 nghìn đồng tương ứng vớI 815.099 bằng 125.08%. Điều này cho thấy Mỹ đã mở rộng và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Đặc biệt năm 2006 Mỹ đã chính thức kí hiệp ước bình thường hoá quan hệ thương mại với nước ta. Điều đó phản ánh Mỹ sẽ là thị trường nhập khẩu lớn trong tương lai của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. Tổng kim ngạch nhập khẩu trên thị trường Mỹ đã liên tục tăng năm 2003 kim ngạch nhập khẩu trên thị trường Mỹ chỉ là 5.73% đến năm 2006 nó chiếm tớI 6.73% trong 4 năm liên tiếp kim ngạch nhập khẩu trên thị trường này đều tăng, điều đó khẳng định thị trường Mỹ đang chiếm một vị trí quan trọng trong kinh doanh nhập khẩu của công ty. Trước năm 2002 Công ty chủ yếu nhập những thiết bị phụ như thiết bị cho đường dây thì những năm 2004, 2005 công ty đã bắt đầu nhập khẩu những máy móc có hàm lượng kỹ thuật cao vào Việt Nam. Trên thực tế, Mỹ là một cường quốc khoa học kỹ thuật. Do vậy Mỹ có thế mạnh về các mặt hàng thiết bị điện tử hay các linh kiện điện tử…khi Mỹ kí hiệp định bình thường hoá quan hệ thương mại với Việt Nam nó sẽ hứa hẹn nhiều thay đổi mới với kinh tế Việt Nam nói chung và với công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam nói riêng. * Thị trường Đức, Pháp và Canađa Đây là ba thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. Đây là những thị trường công nghiệp phát triển với nhiều hãng nổi tiếng và có uy tín trên thế giới. Các sản phẩm của thị trường này có hàm lượng kỹ thuật cao, tính năng kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Công ty nhập khẩu ở những thị trường này là chủ yếu vì: + Sản phẩm của các hãng trên các thị trường này có hàm lượng kỹ thuật cao, tính năng kỹ thuật tiên tiến, dễ sử dụng… + Đó là sản phẩm của những hãng có uy tín trên thế giới nó đã được khách hàng trên thế giới khẳng định. + Hơn nữa những thiết bị mà các công ty này cung cấp có giá cả phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu trên thị trường Đức lần lượt qua các năm là : năm 2003 là 2.226.454 nghìn đồng và năm 2005 là 5.586.124 nghìn đồng năm 2006 là 7.483.125 nghìn đồng. Nhập khẩu của công ty này trên thị trường Đức liên tục tăng. Nó khẳng định Đức là một trong ba thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty. Đặc biệt Pháp và Canađa vẫn là hai thị trường nhập khẩu chính của công ty với những thiết bị có hàm lượng kỹ thuật cao và giá phù hợp. Bởi đối với các doanh nghiệp khi lựa chịn đối tác để cung cấp thiết bị cho mình thì giá cả là yếu tố quan tâm hàng đầu của các công ty. Nhập khẩu chủ yếu trên thị trường Đức, Pháp, Canađa là những thiết bị trên lưới điện phân phối và thiết bị trên lưới điện truyền tải. Như các máy biến áp, biến dòng điện, biến điện áp, dụng cụ cầm tay, cầu trì tự rơi, cầu dao phụ tải… Canađa được coi là thị trường cung cấp các thiết bị chính của công ty năm 2003 kim ngạch nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam là 31.47%. Tuy đến năm 2006 nó chỉ còn chiếm 20.67% điều này cho thấy công ty đang đa dạng hoá hình thức nhập khẩu và tiến hành nhập khẩu trên nhiều thị trừờng mục đích là, trang bị và đáp ứng được hầu hết các thiết bị cho các nhu cầu khác nhau và khi nhập khẩu trên nhiều thị trường sẽ giảm bớt rủi ro trong kinh doanh cho công ty. 2. Các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam Là một công ty kinh doanh thiết bị trên thị trường thế giới, sản phẩm kinh doanh của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam rất đa dạng và phong phú công ty chủ yếu nhập các thiết bị phục vụ cho các công trình như thiết bị cho lưới điện truyền tải, thiết bị cho lưới điện phân phối và các phụ kiện cho đường dây. Công ty phát triển kỹ thuật việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị có chất lượng cao, được sản xuất bởi các hãng đứng đầu thế giới các nhà sản xuất chuyên nghiệp hàng đầu về các thiết bị đóng cắt và bảo vệ như: Cầu chì, cầu dao, dao cách ly, máy cắt, biến dòng điện, biến điện áp, sứ cách điện, dụng cụ cắt tải cầm tay… cho hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối. Nhập khẩu chủ yếu là thiết bị trên lưới điện phân phối và thiết bị trên lưới điện truyền tải. Các thiết bị này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu của công ty. Các sản phẩm trên ở nước ta được sử dụng trên lưới điện truyền tải và phân phối tại các công ty truyền tải và điện lực như: Truyền tải điện 1, 2, 3, điện lực 3...các sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao. Bảng I.2: Thiết bị nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam ĐV: 1000Đ Tên thiết bị Hãng sản xuất Nước sản xuất Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Thiết bị lưới điện phân phối 7.106.959 9.550.258 12.273.364 16.633.782 Cầu chì tự rơi S&C Mỹ 726.287 896.251 1.541.368 1.896.354 Máy đào bánh lốp Trench Pháp 2.546.873 2.519.554 3.124.215 4.986.158 Máy cắt MWB Đức 1.546.102 2.845.368 3,725,224 4.824.561 Máy biến điện áp Trench Canađa 1.546.256 1.786.224 2.021.657 2.268.145 cầu dao phụ tải MWB Đức 680.443 1.502.861 1.860.900 2.658.564 2. Thiết bị lưới điện truyền tải 4.264.390 6.534.984 8.001.289 10.307.463 Dao cách ly Coelme Ialia 430.259 941.251 1.242.027 1.834.939 Tủ điều khiển Coelme Ialia 856.298 2.485.324 2.745.226 3.486.257 Tụ bù dọc Trench Canađa 514.814 439.697 573.772 693.798 Máy biến dòng điện Trench Canađa 1.924.151 2.030.214 2.563.125 3.024.498 Sứ máy biến áp Trench Pháp 538.868 638.498 877.139 1.267.971 3. Phụ kiện cho đường dây 1.293.567 1.754.706 1.558.025 2.022.803 Cầu trì các loại Chicago TQ 507.226 670.128 496.268 345.356 Kẹp cực cho thiết bị SangDong HQ 279.115 395.354 565.489 746.218 Kẹp cực nối đất Arutti TBN 507.226 689.224 496.268 931.229 Tổng 12.664.916 17.839.948 22.232.978 28.964.048 Nguồn (Phòng kinh doanh) Trong cơ cấu mặt hàng nhập của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam, các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn như: thiết bị trên lưới điện truyền tải và các thiết bị trên lưới điện phân phối ngoài ra công ty còn nhập các thiết bị phụ trợ cho đường dây như kẹp cực cho thiết bị và dây dẫn, kẹp cực nối đất. Những thiết bị nhập khẩu đó được nhập khẩu từ những hãng có uy tín trên thế giới: như hãng S&C, MWB, Coelme, Arutti, SangDong là những hãng đứng đầu thế giới trong việc trang bị các thiết bị điện có công suất cao. Tổng giá trị nhập khẩu thiết bị điện không ngừng tăng trong những năm gần đây năm 2003 tổng giá trị nhập khẩu là 12.664.916.000 đồng thì năm 2006 tổng giá trị nhập khẩu đã nên tới 28.964.048.000 đồng tức tăng 16.299.132.000 đồng tương ứng với mức tăng khoảng 60% đây là mức tăng rất cao. Trong tổng giá trị nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam thì giá trị nhập khẩu thiết bị truyền tải là chủ yếu chiếm khoảng 50% tổng giá trị nhập khẩu và thiết bị trên lưới điện phân phối chiếm khoảng 38% tổng giá trị nhập khẩu của công ty. Nhưng đến năm 2006 giá trị nhập khẩu thiết bị trên lưới điện phân phối và thiết bị trên lưới điện truyền tải có xu hướng giảm để tăng giá trị nhập khẩu phụ kiện đường dây. Tuy nhiên mức giảm thấp và thiết bị trên lưới điện truyền tải và thiết bị trên lưới điện phân phối vẫn là những mặt hàng kinh doanh chính của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. 2.1 Phân tích cơ cấu thiết bị nhập khẩu của công ty Bảng II 3: Cơ cấu nhập khẩu một số thiết bị của công ty ĐV % Tên thiết bị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Phụ kiện đường dây 6.98 9.84 7.01 6.98 Thiết bị trên lưới điện truyền tải 35.59 36.63 35.99 35.59 Thiết bị trên lưới điện phân phối 57.43 53.53 57.00 57.43 Qua bảng cơ cấu thiết bị nhập khẩu của công ty ta thấy: Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị trên lưới điện truyền tải và thiết bị trên lưới điện phân phối đó là các máy cắt, máy biến dòng điện, máy điện áp, máy đào bánh lốp… là những thiết bị có hàm lượng kỹ thuật cao, những thiết bị đó đang tăng theo nhu cầu của nước ta. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay cạnh tranh diễn ra gay gắt, đặc biệt tháng 11/2006 chúng ta đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên nhu cầu điện phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp tăng cao. Đặc biệt nhu cầu tăng cho các thiết bị trên lưới điện truyền tải và thiết bị trên lưới điện phân phối. Qua bốn năm liên tiếp thiết bị trên lưới điện phân phối vẫn là mặt hàng nhập khẩu chính của công ty. Năm 2003 giá trị nhập khẩu thiết bị trên lưới điện truyền tải là 7.106.959 nhìn đồng chiếm 57.43% trong cơ cấu các thiết bị nhập khẩu của công ty và đến năm 2006 tuy công ty tăng lượng nhập thiết bị trên lưới điện phân phối là 16.633.782 nghìn đồng tức là tăng 9.526.823 nghìn đồng tương ứng 134.1% điều đó cho thấy nhu cầu thiết bị trên lưới điện phân phối đã tăng cao, các doanh nghiệp sản xuất cũng như nhà nước đang đổi mới để hiện đại hoá các thiết bị sản xuất phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư. Giá trị nhập khẩu thiết bị này những năm qua liên tục tăng tuy cơ cấu thiết bị trên lưới điện phân phối năm 2004 có giảm hơn so với năm trườc nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nhập khẩu của công ty. Bên cạnh thiết bị trên lưới điện phân phối công ty còn chú trọng nhập các thiết bị trên lưới điệnỉtuyền tải đó là những thiết bị nhập khẩu chủ yếu của công ty. Giá trị nhập khẩu các thiết bị trên lướ điện truyền tải năm 2003 là 4.262.390 nghìn đồng thì năm 2006 tăn lên là 10.307.463 nghìn đồng tăng 6.043.073 nghìn đồng bằng 141.7%. Mức tăng tương đối cao điều này cho thấy những năm gần đây nhu cầu trang thiết bị ngày càng tăng cao. Đồng thời cơ cấu nhập khẩu của thiết bị trên lưới điện truyền tải cũng tăng một cách tương đối đều. Năm 2003 cơ cấu nhập khẩu của thiết bị trên lưới điện truyền tải là 33.67% và đến năm 2006 cơ cấu nhập khẩu thiết bị này đã tăng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng 35.59%. Sơ đồ biểu hiện cơ cấu thiết bị nhập khẩu công ty năm 2006 2.2 Phân tích giá trị nhập khẩu theo từng thiết bị nhập khẩu * Thiết bị trên lưới điện phân phối Bảng II.4: Giá trị nhập khẩu thiết bị trên lưới điện phân phối. Tên thiết bị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Cầu chì tự rơi 726.287 896.251 1.541.368 1.896.354 Máy đào bánh lốp 2.546.873 2.519.554 3.124.215 4.986.158 Máy cắt 1.546.102 2.845.368 3,725,224 4.824.561 Máy biến điện áp 1.546.256 1.786.224 2.021.657 2.268.145 Cầu dao phụ tải 680.443 1.502.861 1.860.900 2.658.564 Tổng 7.106.959 9.550.258 12.273.364 16.633.782 Nguồn phòng kinh doanh Những thiết bị nhập khẩu trên lưới điện phân phối chủ yếu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam là cầu chì tự rơi, máy đào bánh lốp, máy biến điện áp, máy cắt, cầu dao phụ tải. Trong những thiết bị nhập khẩu đó thì giá trị nhập khẩu của máy đào bánh lốp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam và giá trị nhập khẩu của máy cắt và máy biến điện áp là tương tự nhau, chiếm tỷ trọng như nhau trong tổng giá trị nhập khẩu của công ty. Sơ đồ giá trị nhập khẩu một số thiết bị trên lưới điện phân phối + Máy biến điện áp: Là loại máy được sản xuất bởi hãng MWB của Đức và Canađa là loại máy dùng để điều chỉnh, hạn chế sự cố, bảo vệ thiết bị điện và đường dây cho lưới điện phân phối. Qua sơ đồ biểu thị giá trị nhập khẩu máy đào bánh lốp, máy cắt và máy biến điện áp là ba thiết bị được nhập nhiều nhất trong cơ cấu giá trị nhập các thiết bị trên lưới điện phân phối. Giai đoạn trước năm 2003 giá trị nhập khẩu của các thiết bị này không lớn nó chỉ chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu của các thiết bị trên lưới điện phân phối thì đên năm 2003 đến nay nó tăng 80% giá trị nhập khẩu của các loại thiết bị này. Điều này cho thấy nhu cầu trang bị nhằm hiện đại hoá ngành công nghiệp điện của nước ta tăng cao. Giá trị nhập khẩu máy cắt của công ty liên tục tăng, tốc độ tăng một cách đều đặn qua các năm, năm 2003 giá trị nhập khẩu máy cắt là 1.546.102 nghìn đồng đến năm 2006 giá trị nhập khẩu của máy cắt nên đến 4.824.461 nghìn đồng tức tăng 3.278.549 nhìn đồng tức tăng 212% mức tăng tương đối cao. Giá trị nhập khẩu máy biến áp của công ty tăng một cách tương đối đều giữa các năm tốc độ tăng tương ứng với tốc độ tăng của máy cắt. Năm 2003 giá trị nhập khẩu máy biến áp là 2.546.738 nghìn đồng nhiều hơn so với máy cắt là 1.000.771 nghìn đồng nhưng đến năm 2006 giá trị nhập của máy cắt là 4.986.158 nghìn đồng tức tăng 2.439.285 nghìn đồng ít hơn tốc độ tăng của máy cắt là 3.278.549 nghìn đồng. Điều này cho thấy nhu cầu máy cắt trong tương lai của thiết bị máy cắt sẽ tăng nhanh hơn nhu cầu thiết bị cho máy biến áp. Từ đó công ty cần có chiến lược kinh doanh phù hợp tìm các nguồn thoả mãn nhu cầu đó. Qua sơ đồ thị giá trị nhập khẩu máy cắt ta thấy tốc độ tăng của máy cắt tương đối đều giữa các năm 2003 đến năm 2005 nhưng đến năm 2006 nó đã tăng đến 4.986.158 nghìn đồng, đó là mức tăng cao hơn năm 2003 là 2.439.285 nghìn đồng điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu máy đào bánh lốp của công ty sẽ tưng cao hơn. Trong các thiết bị nhập khẩu cho lưới điện phân phối thì mãy cắt, máy biến áp, máy đào bánh lốp chiếm giá trị lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu của công ty. Chính vì vậy công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần có các kế hoạch và chính sách phù hợp để cung cấp một cách tốt nhất các thị bị này trong tương lai cho khách hàng. Ngoài các loại máy trên, trong thiết bị cho lưới điện phân phối công ty còn nhập cầu dao phụ tải, cầu trì tự rơi… Cầu dao phụ tải là thiết bị dùng để: san tải đường dây, đường cáp ngầm nối mạch vòng và mạch cấp điện song song, cắt phụ tải khi cần thiết khi đấu nối, trong vận hành và bảo dưỡng thường xuyên, cắt dòng điện điện dung của đường dây trên không hoặc cáp ngầm, cắt máy biến áp có tải và có dòng điện đi qua… Năm 2003 nhập khẩu cầu giao phụ tải là 680.443 nghìn đồng thì năm 2006 tăng lên là 2.658.564 nghìn đồng tăng 1.987.121 nghìn đồng bằng 209.7% đây là mức tăng tương đối cao điều này cho thấy nhu cầu trang bị các loại cầu dao mới với tính năng cao hơn đang được ưa. Cầu chì tự rơi là thiết bị bảo vệ các thiết bị trong lưới điện có điện áp 15.4Kv đến 34.5Kv, 100A – 400A, có thể lắp với Loadbuste để cắt phụ tải. Cầu chì tự rơi cũng là một._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31870.doc
Tài liệu liên quan