Lời mở đầu
Ngày nay, nền kinh tế các nước phát triển nhanh chóng trong điều kiện hội nhập, sự giao lưu quốc tế đã được mở rộng ở mức cao nhất. Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó, sự mở cửa của nền kinh tế đòi hỏi một tiềm lực thực sự của đất nước. Tuy nhiên, bước đi hay thay đổi nào cũng phải đảm bảo không chệch khỏi hướng đi của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vì vậy, tuy chúng ta đã thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thích hợp với yêu cầu đổi m
100 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới từ Đại hội Đảng VI nhưng vẫn phải giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Thực hiện chính sách này, đòi hỏi phải có sự thay đổi một cách sâu sắc và toàn diện hoạt động của DNNN cho phù hợp với tình hình mới. Mục tiêu của quá trình đổi mới DNNN là từng bước phát huy có hiệu quả vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô.
Cổ phần hóa được xem là một trong những giải pháp cơ bản, hữu hiệu nhất nhằm đổi mới hoạt động của DNNN, đa dạng hóa hình thức sở hữu và đổi mới phương thức hoạt động của DN, phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước, tạo động lực cho người lao động thực sự làm chủ DN, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu hút vốn đầu tư trong xã hội. CTCP là một trong những xu hướng chuyển đổi và hình thành DN chính trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Nhận thức được rõ vai trò của cổ phần hóa trong tiến trình đổi mới DNNN ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng, em đã chọn đề tài : “ Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN của thành phố Hà Nội ” nhằm nâng cao hiểu biết của em về vấn đề này cũng như đưa ra thực trạng của tiến trình cổ phần hóa của thành phố Hà Nội trong giai đoạn gần đây. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề CPH DNNN. Phạm vi nghiên cứu là các DNNN trực thuộc UBND thành phố Hà Nội quản lý.
Kết cấu bài viết của em bao gồm:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về cổ phần hóa DNNN
Chương II : Thực trạng cổ phần hóa DNNN của thành phố Hà Nội giai đoạn 2000-2007
Chương III : Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các DNNN của Hà Nội.
Do hiểu biết còn hạn chế, bài viết của em chắc chắn có nhiều sai sót, em rất mong được nhận những góp ý và chỉ dạy quý báu của các thầy cô giáo.
Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Dung đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Đồng thời em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Luyến- nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế TW đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập cũng như hoàn chỉnh bài viết.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN DỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN
Tổng quan về cổ phần hóa DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
Khái niệm
Định nghĩa DNNN được sử dụng phổ biến là định nghĩa trong báo cáo của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc UNIDO: “DNNN là các tổ chức kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước hay do Nhà nước kiểm soát có thu nhập chủ yếu từ việc tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ”. Như vậy, theo định nghĩa trên, DNNN bao gồm các DN hoàn toàn thuộc quyền quản lý của các Bộ, ngành, DN mà Nhà nước giữ phần lớn cổ phần và cả những DN mà Nhà nước không giữ phần lớn cổ phần song do sự phân tán của cổ đông mà Nhà nước giữ quyền chi phối.
Khái niệm DNNN trong hệ thống pháp luật Việt Nam thay đổi qua nhiều thời kì, tương ứng với sự thay đổi về quan niệm đối với sở hữu, thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế. Điều 1 trong Luật DNNN 2003 được phát triển tương đối sâu trong cách định nghĩa DNNN : “ DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do DN quản lý”. Luật này áp dụng với các DNNN tổ chức dưới hình thức DN độc lập, tổng công ty, DN thành viên của tổng công ty và quản lý phần vốn của Nhà nước đầu tư ở các DN. Như vậy, khái niệm trên đã phản ánh những thay đổi cơ bản trong nhận thức của các nhà lập pháp và các nhà hoạch định chính sách đối với thành phần kinh tế Nhà nước. Điều đó thể hiện ở chỗ: việc xác định DNNN không hoàn toàn dựa vào tiêu chí sở hữu. Quan niệm trên đã thừa nhận sự tồn tại bình đẳng của các hình thức sở hữu trong một DNNN, tiêu chí xác định DNNN là quyền kiểm soát và chi phối DNNN. Như vậy, DNNN có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Quan niệm trên là một sự tiến bộ lớn trong cách nhận thức, mở đường cho các cải cách liên quan đến DNNN sau đó.
Đặc điểm của DNNN
DNNN thuộc quyền sở hữu của Nhà nước
Quyền sở hữu DNNN thuộc về Nhà nước, thể hiện ở lượng vốn chủ yếu ở các DNNN là do Nhà nước đầu tư. Việc sở hữu này quyết định sự kiểm soát của Nhà nước ở một mức độ nhất định và quyền can thiệp vào các hoạt động kinh doanh của DN. Người quản lý DN không có quyền đối phó với những điều kiện thay đổi của thị trường. Các tổ chức lao động trong DNNN mạnh hơn tư nhân nên người làm công trong các DNNN được hưởng lương cao hơn và có chế độ ưu đãi xã hội tốt hơn. Vì vậy, các DNNN ít có khả năng thay đổi đầu vào về nguồn lao động, gặp khó khăn trong việc giảm số lao động dư thừa.
Việc quyết định sản xuất các mặt hàng phụ thuộc vào Chính Phủ và mục đích của Chính phủ trong từng giai đoạn. DNNN có thể phải sản xuất hàng hóa công cộng phi thương mại đáp ứng yêu cầu của nhân dân mà không xuất phát từ lợi nhuận hay động cơ kinh tế nào. Điều này giống như tính không rõ ràng về nhiệm vụ được giao, DNNN phải tồn tại và phát triển đảm bảo lợi ích quốc gia cũng như lợi ích chung của xã hội. Tất cả điều này do tính chất phi thương mại của sở hữu Nhà nước, DN buộc phải thỏa mãn yêu cầu tiêu dùng trong nước với giá ưu đãi, hoặc thỏa mãn dịch vụ do chính phủ yêu cầu, thậm chí Chính phủ có thể yêu cầu DN chỉ được vay vốn từ một nguồn nào đó, hoặc phải đầu tư cho phù hợp với kế hoạch quốc gia.
Sở hữu Nhà nước hàm nghĩa là sở hữu của các công dân, cũng đồng nghĩa là vô chủ, không có cá nhân nào thấy sự giám sát theo dõi là cần thiết. Tuy nhiên, sự sở hữu này cũng có mặt tích cực của nó, vì Chính phủ có xu hướng sở hữu các nguồn vốn lớn, dễ huy động các nguồn vốn trong các hoạt động phát triển hay kinh doanh của các DNNN.
Các cơ chế kích thích trong DNNN
Các cơ chế kích thích trong khu vực tư nhân rất rõ ràng và dường như rất đơn giản, vì khu vực tư nhân hoạt động vì lợi nhuận, trong khi đó, với DNNN, việc đánh giá những hoạt động của người quản lý gặp khá nhiều khó khăn. Một DNNN phải thực hiện nhiều mục tiêu, đôi khi mâu thuẫn nhau, như việc phải đạt lợi nhuận lớn nhưng vẫn đảm bảo số lượng việc làm cao cho người lao động. Điều này rất khó thực hiện vì một DN chỉ cần một số lượng lao động nhất định có tay nghề cao mang lại lợi nhuận nhiều hơn so với nhiều lao động nhưng không có trình độ, vì vậy, việc giảm biên chế là cần thiết, nhưng như vậy lại không đảm bảo được số lượng việc làm cao. Khu vực DNNN gặp khó khăn trong việc đề ra một phương án thích hợp động viên người quản lý, sa thải nếu làm việc không hiệu quả là một việc rất ít làm vì chế độ biên chế nhà nước hoàn toàn khác với chế độ hợp đồng của khu vực tư nhân. Các khoản lương, đãi ngộ nếu quá cao cũng sẽ bị phản đối bởi các người lao động khác trong DN. Do vậy, người quản lý hoàn toàn có thể tuân theo những động cơ có lợi khác, ưu tiên cho những người mang lại cho họ phần thưởng về uy tín và quyền lực chính trị trong tương lai hơn là thu hút những người có năng lực thực sự làm giàu cho DN. Đây cũng là một khó khăn lớn trong quản lý DNNN.
Chế độ trách nhiệm trong DNNN
Việc đại diện cho chủ sở hữu, cho Nhà nước trong các DNNN phức tạp và nhiều tầng cấp. Các Bộ, UBND tỉnh, Hội đồng quản trị tổng công ty Nhà nước hay công ty Nhà nước được coi là đại diện của chủ sở hữu. Tuy nhiên các cơ quan này không phải là đại diện theo đúng nghĩa, chỉ có một số cá nhân cụ thể của những cơ quan này thực hiện chức năng đại diện. Vì vậy, sự phân quyền trách nhiệm là đa cấp, không xác định rõ nội dung mối quan hệ đại diện phát sinh giữa chủ sở hữu Nhà nước với cơ quan đại diện cho chủ sở hữu và đại diện của cơ quan đại diện. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc ra một quyết định vì phải lấy ý kiến của rất nhiều cấp có liên quan, là lý giải cho sự chậm trễ của các quyết định cũng như việc phát sinh cái gọi là “lổi của tập thể”.
Cổ phần hóa DNNN
Khái niệm về cổ phần hóa DNNN
- Cổ phần hóa DNNN là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu), chuyển DN từ chỗ hoạt động theo Luật DNNN sang doanh nghiệp hoạt động theo các quy định về CTCP trong Luật DN. Điếu 1 thông tư 50 TC/TCDN ngày 30/8/1996 của Bộ tài chính ghi rõ : DNNN chuyển thành CTCP (hay còn gọi là CPH DNNN) là một biện pháp chuyển DN từ sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần, trong đó tồn tại một phần sở hữu nhà nước.
Như vậy, xét về hình thức, nhà nước sẽ bán một phần hay toàn bộ cổ phần cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế. Những người mua cổ phần sẽ trở thành thành viên của CTCP, có quyền và trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp. Xét về bản chất, CPH chính là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển hóa quyền sở hữu (từ đơn sở hữu sang đa sở hữu) và do đó, sự thay đổi cả quyền quản lý và sử dụng, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các quyền liên quan đến vốn và tài sản của DN. Đến lượt mình, điều đó lại là điều kiện thiết yếu để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của những người góp vốn. Bên cạnh đó, CPH còn là sự thay đổi căn bản về quy chế hoạt động của DN. Từ chỗ DN bị chi phối toàn diện của Nhà nước, sang quyền tự chủ kinh doanh được mở rộng và tính tự chịu trách nhiệm được đề cao.
- Quan niệm về công ty cổ phần được nêu rõ trong Luật công ty, nằm trong Luật DN, được ban hành năm 1999, cụ thể: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó:
* Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
* Cổ đông (người sở hữu cổ phần) chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp của mình.
* Cổ đông có cổ phiếu phổ thông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
* Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, thường không có sự hạn chế mức tối đa, mà chỉ có sự hạn chế số lượng tối thiểu.
Trong thực tế, có nhiều cách thức khác nhau để hình thành công ty cổ phần, tuy nhiên có hai cách thức chủ yếu sau:
* Một số người có ý tưởng và khả năng kinh doanh khởi xướng và kêu gọi mọi người góp vốn đăng kí thành lập CTCP. Những người đó gọi là cổ đông sáng lập và họ có những quyền lợi đặc biệt trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.
* Chuyển loại hình tổ chức kinh doanh không phải công ty cổ phần thành DN thuộc loại hình CTCP. Việc chuyển hóa các loại hình DN không phải CTCP sang hoạt động theo quy chế của CTCP gọi là cổ phần hóa. Đây là hiện tượng tự nhiên của nền kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh có quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Các chủ trương, chính sách về cổ phần hóa DNNN
Đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Việc sắp xếp các DNNN được thực hiện bằng các giải pháp: sáp nhập, cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê DN, tổ chức lại các tổng công ty và thành lập các tập đoàn kinh tế. Trong tất cả các giải pháp trên thì cổ phần hóa được coi là một giải pháp quan trọng, chủ yếu để cơ cấu lại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Chủ trương cổ phần hóa đã được bắt đầu từ năm 1992, với tinh thần Nghị quyết Hội nghị TW Đảng lần 2 khóa VII (11-1991) : “Chuyển một số DN quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp”.
- Thời kì thí điểm (1992-1996): Tháng 5 năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 143/HĐBT cho phép thí điểm, chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Ngày 8-6-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 202/CT về tiếp tục thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Văn bản của HĐBT quy định chuyển một số DNNN đáp ứng các điều kiện: quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh có lãi hoặc triển vọng có lãi, Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn sang hoạt động dưới hình thức CTCP. Đối tượng được ưu tiên là người lao động trong DN, DNNN khác, hạn chế bán cổ phần cho tư nhân hoặc cho tư nhân trong nước và ngoài nước. Nghị quyết Bộ chính trị (số 10/NQ-TW ngày 17-3-1995) đã đưa ra phương châm tiến hành CPH: Thực hiện từng bước vững chắc CPH một bộ phận DN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Tùy tính chất, loại hình DN mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần cho cho công nhân viên chức làm việc tại DN và bán cổ phần cho các tổ chức hay cá nhân ngoài DN. Như vậy, trong thời gian đó, quan điểm cổ phần hóa đã thay đổi trong việc xác định đối tượng mua cổ phần, đó là một sự tiến bộ lớn nhằm huy động vốn tốt hơn.
- Thời kì triển khai cổ phần hóa diện rộng (1997-2002): Sau khi tổng kết công tác thí điểm cổ phần hóa, Chính phủ ban hành NĐ 28/CP (7-1996) về cổ phần hóa DNNN nhằm chuẩn hóa quy trình CPH DNNN. Mặc dù chính sách CPH do NĐ 28/CP đưa ra đã bước đầu đưa quá trình CPH DNNN vào quy củ nhưng do các DN và các cơ quan chủ quản còn được quyền quyết định có hoặc không đăng kí và thực thi CPH nên vẫn tồn tại tình trạng đăng kí thì nhiều nhưng trong quá trình thực hiện lại xin rút.
Ngày 21-4-1998 Thủ tướng chính phủ ra CT20/TTg về đẩy mạnh sắp xếp lại DNNN theo tiêu chuẩn phân loại đã được định chuẩn. Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP (29-6-1998) về CPH thay thế NĐ28/CP với nhiều ưu đãi DNCPH và người lao động hơn, như: chi phí CPH trừ vào vốn nhà nước, loại bỏ nợ và tài sản không thuộc trách nhiệm quản lý sử dụng khỏi giá trị DN, đơn giản thủ tục kiểm toán.
- Thời kì đẩy mạnh cổ phần hóa hiện nay (2000 đến nay) : Ngày 19-6-2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, thay thế Nghị định 44/1998/NĐ-CP, xác định rõ hơn mục tiêu cổ phần hóa, mở rộng hơn diện tích DNNN CPH, quy định cụ thể hơn các vấn đề liên quan đến CPH như vấn đề xử lý tài chính và xác định giá trị DN trước khi CPH, mở rộng quyền được mua cổ phần lần đầu tại các DN CPH… Tuy nhiên quy định tại Nghị định này còn nhiều bất cập, việc xác định giá trị DN chưa phản ánh hết thực chất giá trị DN, cơ cấu bán cổ phần lần đầu do có cổ phần ưu đãi, không còn có phần bán ra ngoài nên dẫn đến bán cổ phần khép kín trong nội bộ DN.
* Thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Chính phủ ban hành Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg (24/8/2004) ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước. Quy định thu hẹp hơn những ngành, lĩnh vực Nhà nước nắm giữ 100% vốn, nắm giữ cổ phần chi phối trên 50%, quy định những công ty cần tiến hành đa dạng hóa sở hữu dưới các hình thức CPH, quy định các điều kiện tồn tại đối với tổng công ty nhà nước và những tổng công ty nhà nước không đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được sắp xếp lại theo hướng sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể sau khi sắp xếp lại các công ty thành viên.
* Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ bổ sung đối tượng CPH là các công ty nhà nước có quy mô lớn, kể cả các tổng công ty Nhà nước, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các bất cập trong cơ chế CPH DNNN trước đây, đồng thời cũng bổ sung các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc cho các DN sau khi chuyển thành CTCP. Quy định rõ đối tượng và điều kiện CPH, bổ sung các giải pháp xử lý các tồn tại về tài chính cho các DNNN trước khi CPH, hoàn thiện cơ chế định giá và bán cổ phần theo hướng gắn với thị trường và đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
* Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN của các Bộ, ngành, Tổng công ty 91. Chỉ thị số 04/2005/CT-TTg ngày 17-3-2005 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, thực hiện nghiêm Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành CTCP, đảm bảo nguyen tắc thị trường trong cổ phần hóa DNNN, thực hiện xác định giá trị DN thông qua các tổ chức có chức năng định giá, không cổ phần hóa khép kín trong các DN, thực hiện bán đấu giá cổ phần công khai.
Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 109/2007/NĐ-CP về việc chuyển DN 100% vốn nhà nước thành CTCP và Quyết định 38/2007/NĐ-CP về việc phân loại DN 100% vốn nhà nước nhằm sửa đổi những bất cập trong các Nghị định trước. Trong Nghị định 109 có quy định rất cụ thể về vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất cũng như quy định bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ CPH. Quyết định 38 đã đưa ra các tiêu chí mới cụ thể, các lĩnh vực mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và những lĩnh vực mà nhà nước nắm trên 50% cổ phần.
Nội dung của quá trình cổ phần hóa DNNN
Mục tiêu, yêu cầu của việc cổ phần hóa
Nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/6/2007 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành CTCP đã nêu rõ : Chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu sau đây:
Huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, gắn với phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán.
Đối tượng cổ phần hóa
Theo tinh thần của Nghị định 109/2007/NĐ-CP thì đối tượng thực hiện cổ phần hóa là:
Công ty Nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ- công ty con.
Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty Nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điều kiện cổ phần hóa
Quy định của Nhà nước về điều kiện cổ phần hóa khá rõ ràng với những yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa cụ thể như sau:
Đối với các công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo đủ hai điều kiện:
Không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc, ngoài điều kiện trên còn phải đảm bảo:
Có đủ điều kiện hoạch toán độc lập.
Việc cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính mà giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì chuyển sang thực hiện bán hoặc giải thể, phá sản.
Hình thức cổ phần hóa
Tùy theo điều kiện cụ thể, DNNN có thể lựa chọn một trong các hình thức cổ phần hóa sau:
Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại các doanh nghiệp hoặc kết hợp toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Xử lý tài chính khi có cổ phần hóa
Đây là vấn đề quan trọng cũng như phức tạp nhất trong quá trình tiến hành cổ phần hóa DNNN ở nước ta. Vì vậy, những quy định về vấn đề này có lẽ được xem xét nhiều nhất. Các quy định về tài chính được thay đổi phù hợp với các vấn đề bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện những nghị định trước. Nghị định 109/2007/NĐ-CP quy định rõ:
5.1. Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính
- Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo chế độ Nhà nước quy định. Nếu thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp cổ phần có trách nhiệm lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Trên cơ sỏ kết quả kiểm kê, kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xủ lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
5.2. Các khoản nợ phải thu
- Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đối chiếu, thu hồi các khoản nợ phải thu đến hạn trước khi cổ phần hóa. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
- Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không có khả năng thu hồi đã loại khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
- Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ như : tiền thuê nhà, thuê đất, mua hàng, tiền công phải đối chiếu với hợp đồng để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
5.3. Các khoản nợ phải trả
- Nợ phải trả các tổ chức, cá nhân :
Doanh nghiệp cổ phần hóa phải huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả trước khi cổ phần hóa hoặc thỏa thuận với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.
Việc chuyển nợ đến hạn phải trả tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thành vốn góp cổ phần được thực hiện theo kết quả đấu giá thành công của chủ nợ.
- Nợ thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước : doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm nộp thuế và các khoản nợ ngân sách nhà nước trước khi chuyển đổi, trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì công ty cổ phần có trách nhiệm thừa kế toàn bộ.
- Trong quá trình cổ phần hóa, nếu doanh nghiệp cổ phần hóa có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nọ quá hạn do kinh doanh thua lỗ thì xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
5.4. Xử lý tài chính ở thời điểm DN chính thức chuyển thành công ty cổ phần
- Căn cứ vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, doanh nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán; lập báo cáo tài chính doanh nghiệp giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
- Trong thời gian 1 tháng từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc lập báo cáo tài chính tại thời điểm đăng ký kinh doanh, xác định giá trị phần vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần và các tồn tại về tài chính cần tiếp tục xử lý.
Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa
6.1. Xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản
Giá trị thực tế của DN CPH là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm CPH có tính đến khả năng sinh lời của DN mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được.
- Khi CPH toàn bộ tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì giá trị vốn nhà nước là giá trị thực tế vốn nhà nước được xác định tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước.Trường hợp CPH công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ- công ty con thì giá trị vốn nhà nước là giá trị thực tế vốn Nhà nước tại công ty mẹ. Đối với các tổ chức tín dụng, tài chính, khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản được sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính để xác định tài sản vốn bằng tiền, các khoản công nợ nhưng phải thực hiện kiểm kê, đánh giá đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn và giá trị quyền sử dụng đất theo chế độ Nhà nước quy định.
- Riêng các khoản sau đây không được tính vào giá trị DN để cổ phần hóa : các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi; chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã có quyết định hoãn của cấp có thẩm quyền trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp..
- Các căn cứ để xác định giá trị thực tế của DN gồm : số liệu theo sổ kế toán của DN tại thời điểm xác định giá trị DN; tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của DN tại thời điểm xác định giá trị DN; giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá; giá trị quyền sử dụng đất được giao, được thuê và giá trị lợi thế kinh doanh của DN.
Trong các căn cứ trên, vấn đề tính giá trị quyền sử dụng đất là vấn đề được nêu ra cụ thể nhất.
- Đối với diện tích đất DN CPH đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch, xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh…thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Nếu doanh nghiệp được giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định và công bố. Trong trường hợp DN lựa chọn hình thức thuê đất, nếu DN trả tiền thuế đất hàng năm thì không tính tiền thuê đất vào giá trị DN, nếu DN trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê thì tính tiền thuê đất vào giá trị DN theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm định giá.
6.2. Xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại DN được xác định theo phương pháp dòng tiền chiết khấu dựa trên khả năng sinh lời của DN trong tương lai. Giá trị thực tế của DN bao gồm giá trị thực tế phần vốn Nhà nước, nợ phải trả, số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng, Qũy phúc lợi và số dư kinh phí sự nghiệp nếu có. Ngoài ra, trường hợp DN lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền một lần hoặc giao đất thì phải bổ sung giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất vào giá trị DN.
Phương pháp dòng tiền chiết khấu xác định giá trị DN theo các báo cáo tài chính của DN trong 5 năm liền kề, trước thời điểm xác định giá trị DN; phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong 3 đến 5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần cùng với lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất, trước thời điểm tổ chức thực hiện xác định giá trị DN và hệ số chiết khấu dòng tiền của DN được định giá.
Quy trình cổ phần hóa DNNN
Theo công văn số 11712/TC/TCDN ngày 10/11/2003 và Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính, quy trình cổ phần hóa bao gồm các công việc sau :
Bước 1: Xây dựng phương án cổ phần hóa
Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa và tổ giúp việc.
Chuẩn bị hồ sơ tài liệu
Kiểm kê, xử lý những vấn đề tài chính và tổ chức xác định giá trị DN
Hoàn tất phương án cổ phần hóa
- Lập phương án cổ phần hóa với các nội dung chính như sau:
* Giới thiệu khái quát về công ty, tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3-5 năm liền trước khi cổ phần hóa.
* Đánh giá thực trạng về tài sản, tài chính, công nợ, lao động của công ty tại thời điểm xác định giá trị DN.
* Phương án sắp xếp lại lao động.
* Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo.
* Hình thức cổ phần hóa và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.
* Dự kiến cơ cấu vốn điều lệ: số cổ phần nhà nước nắm giữ, số cổ phần bán ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược, số cổ phần ưu đãi cho người lao động.
* Phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định
- Tổ chức hội nghị công nhân viên chức lấy ý kiến hoàn thiện phương án cổ phần.
- Ban chỉ đạo thẩm định phương án cổ phần hóa báo cáo cơ quan quyết định CPH quy định.
- Cơ quan quyết định CPH xem xét ra quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo.
Bước 2 : Tổ chức bán cổ phần
Ban chỉ đạo cổ phần hóa lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy định.
Tổ chức bán cổ phần, DN có thể lựa chọn một trong các hình thức sau : bán đấu giá trực tiếp tại DN, bán cổ phần tại tổ chức tài chính trung gian, bán cổ phần tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
Tổng hợp kết quả bán cổ phần cho cơ quan quyết định CPH.
Bước 3 : Hoàn tất việc chuyển DN thành công ty CP
Tổ chức đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị.
Căn cứ kết quả Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty cổ phần thực hiện đăng kí kinh doanh.
Lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận kinh doanh., thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí cổ phần hóa, nộp tiền thu từ cổ phần hóa về công ty, tổng công ty hoặc Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại Bộ tài chính.
Công ty cổ phần mua hoặc in tờ cổ phiếu cấp cho các cổ đông theo quy định hiện hành.
Tổ chức ra mắt công ty cổ phần.
Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa các DNNN
Thực trạng yếu kém của các DNNN
1.1. Vai trò và những mặt tích cực của DNNN
Trong thời gian qua, DNNN vẫn phát triển khá tốt. Mặc dù giảm khá mạnh số lượng DNNN nhưng năng lực sản xuất của khu vực DNNN vẫn tiếp tục tăng, sản xuất có tốc độ tăng trưởng đáng chú ý. Với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, kinh tế Nhà nước vẫn luôn đóng vai trò chủ đạo. DNNN cũng mang những vai trò tích cực:
- DNNN có vị trí rất quan trọng, góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy phân bố lại dân cư theo hướng công nghiệp hóa, hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, đô thị mới, trang bị lại kĩ thuật, đổi mới công nghệ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đào tạo bồi dưỡng cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề và tạo thêm điều kiện phát triển hạ tầng.
- DNNN là công cụ vật chất để Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. DNNN đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong nhiều ngành kinh tế chủ chốt, bảo đảm các điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội ngày một tốt hơn; cung ứng các hàng hóa, vật tư, năng lượng chủ yếu cho sản xuất và đời sống. DNNN giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân, như điện, sắt thép, xi măng, phân bón, xăng dầu, giấy viết… là lực lượng chủ lực thực hiện các chính sách xã hội thông qua ._.các DN công ích. Nhờ có DNNN và lực lượng vũ trang, chúng ta có khả năng ứng phó đặc biệt có kết quả trong việc khắc phục ảnh hưởng và hậu quả thiên tai.
Sự phát triển của DNNN trong các ngành hạ tầng như giao thông, năng lượng, bưu chính viễn thông, dịch vụ… đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Mặc dù đã giảm mạnh về số lượng DN và phần tài trợ của Nhà nước, DNNN vẫn đạt được nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm hầu hết yêu cầu sản phẩm và dịch vụ công ích, các điều kiện giao thông, điện, nước, thông tin, vật tư, hàng hóa cho xuất khẩu và thị trường trong nước, đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, DNNN còn đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách xã hội và ổn định chính trị- xã hội, định hướng công bằng, văn minh, góp phần cùng với khu vực kinh tế khác giải quyết các vấn đề việc làm, thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa giáo dục, y tế.
- DNNN chiếm tỷ lệ khá cao trong xuất nhập khẩu. Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân hàng năm là 20%. DNNN là đầu mối xuất khẩu hầu hết các mặt hàng quan trọng như dầu thô, than, gạo, hàng may mặc… Đồng thời, DNNN cũng tạo trên 98% tổng số dự án liên doanh với nước ngoài, đã góp phần tạo ra nguồn thu đáng kể cho khu vực này. Cũng nhờ vậy, khu vực DNNN chiếm vị trí khá quan trọng trong các nguồn thu của ngân sách nhà nước, các khoản tài trợ trực tiếp và gián tiếp từ ngân sách cho các DNNN đã giảm làm cho phần đóng góp thực của DNNN vào ngân sách tăng lên.
- Tổng công ty nhà nước thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực trong nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và tích cực tham gia các chính sách xã hội, huy động nguồn lực nội bộ trong toàn tổng công ty kết hợp với các nguồn vốn khác để điều hòa thực hiện các chương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác thị trưòng trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước.
1.2. Những yếu kém, tồn tại của DNNN
Bên cạnh những tiến bộ và vai trò tích cực của DNNN như đã nêu ở trên, những năm qua DNNN trong quá trình hoạt động còn bộc lộ nhiều yếu kém, đó là :
- Thứ nhất: Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất chưa cao và đang giảm dần, tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNN giảm liên tục từ 8-9% năm 1999 xuống còn 3-4% năm 2004. Hiệu quả sủ dụng một đồng vốn giảm dần. Theo đánh giá chung về số DN thực sự có hiệu quả chiếm khoảng 40%, số DN không có hiệu quả, bị lỗ liên tục chiếm 20%, còn lại là số lượng DNNN chưa có hiệu quả, nằm trong tình trạng khi lỗ khi lãi. Ngoài ra, công nợ trong DNNN hiện nay là quá lớn, khả năng thanh toán lại rất thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn hoặc khó đòi chiếm tỷ lệ không nhỏ là một gánh nặng lớn. Nhiều tổng công ty có số nợ phải thu, phải trả lên đến hàng trăm tỷ đồng như Tổng công ty Dệt may.
Tình trạng tài chính không lành mạnh, phần là do lịch sử để lại, phần phát sinh mới chưa được xử lý kịp thời và dứt điểm làm cho hạch toán bị méo mó và DNNN luôn trong tình trạng bị động ứng phó với số lao động không sắp xếp được và các khoản nợ khó đòi. Tư tưởng bao cấp vẫn còn nặng nề. Ngoài phần vốn đầu tư ban đầu khi thành lập, hàng năm các DNNN còn được vay trên 85% vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi. Nhiều DNNN khi thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc mua sắm thiết bị chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân sách mà khong tìm cách huy động các nguồn vốn khác. Có một thực tế là nặc dù ngân sách luôn thiếu hụt, nhưng Nhà nước vẫn dành một tỷ lệ nhất định để hỗ trợ cho một số DN nhà nước theo hình thức cấp bổ sung vốn, miễn giảm thuế, xóa nợ, khoanh nợ, giãn nợ, cho vay vốn tín dụng ưu đãi.. Tuy nhiên việc hỗ trợ này ở nhiều DN, nhiều địa phương không mang lại hiệu quả tương ứng, số nộp vào ngân sách Nhà nước ít hơn phần mà Nhà nước đã hỗ trợ cho DN loại này.
- Thứ hai: Lao động thiếu việc làm và dôi dư là một khó khăn lớn, ảnh hưởng xấu đến quá trình đổi mới và phát triển DNNN. Theo số liệu của Bộ lao động thương binh xã hội thì hiện nay số lượng lao động không có việc làm trong DNNN khoảng 6% nhưng trên thực tế nhiều DNNN có số lao động quá lớn so với yêu cầu như Tổng công ty than Việt Nam, các nhà máy xi măng địa phương.. Số lao động không có việc làm ở các địa phương chiếm tỷ lệ cao hơn, tiếp đến là các Bộ, ngành TW. Bên cạnh đó, phần lớn người lao động không qua đào tạo hoặc đào tạo rất hạn chế nên đã ảnh hưởng đến năng suất lao động của DN. Khi chuyển sang cơ chế tự chủ của DN thì Nhà nước chưa có cơ chế giám sát tuyển dụng lao động, trả công lao động gắn với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nên việc tuyển dụng lao động ở nhiều DN còn rất tùy tiện. Ngoài ra, phần lớn DNNN ở nước ta đều hình thành từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp hoặc tiếp quản những cơ sở sản xuất kinh doanh của chế độ cũ, trong giai đoạn chuyển tiếp sang cơ chế mới không có đủ điều kiện tối thiểu, trách nhiệm tài sản không được phân định rõ ràng.
- DNNN còn nhỏ về quy mô, dàn trải, chồng chéo theo cơ quan quản lý và ngành nghề. Đến nay trong cả nước có gần 4000 DNNN với số lượng DN có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ khá cao. Trong lĩnh vực thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng, số DNNN chiếm hơn ¼ tổng số DNNN nhưng vốn bình quân chưa bằng ½ mức bình quân của cả nước. Nhiều DNNN cùng loại hoạt động trong tình trạng chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cấp quản lý và trên cùng một địa bàn tạo ra sự cạnh tranh không đáng có trong chính khu vực DNNN với nhau. Các DN thuộc cùng một ngành kinh tế kỹ thuật rất phân tán, manh mún, trực thuộc nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Điển hình là trong các lĩnh vực thương mại, tư vấn, xây dựng. Sự liên kết, hợp tác giữa các DNNN với nhau và với các DN thuộc thành phần kinh tế khác còn lỏng lẻo. Sự chồng chéo, trùng lặp về ngành nghề, về sản phẩm trong một thị trường còn chưa phát triển và sức mua của nhân dân chưa cao đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đầu tư dàn trải trong khi nguồn vốn rất hạn hẹp, quan hệ cung cầu luôn không cân đối.
- Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu là cản trở lớn nhất đối với khả năng cạnh tranh và quá trình hội nhập. Phần lớn các DNNN được trang bị máy móc thiết bị từ nhiều nước khác nhau: Liên Xô cũ, các nước Đông Âu, các nước ASEAN.. và thuộc các thế hệ khác nhau. Số máy móc thiết bị có tuổi trung bình cao nằm hầu hết tại các DNNN. Theo số liệu của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường qua khảo sát các xí nghiệp thuộc nhiều ngành trên cả nước thì máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của nước ta lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30-50%. Mặt khác do hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp nên thời gian khấu hao tài sản cố định kéo dài bình quân từ 10-12 năm, trong khi đó mức khấu hao bình quân của khu vực và trên thế giới là 7-8 năm. Hậu quả là khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước của các sản phẩm làm ra thấp, nhiều mặt hàng tồn tại được là do chính sách bảo hộ của Nhà nước thông qua thuế nhập khẩu cao. Một số mặt hàng sản xuất trong nước như sắt, thép, phân bón, xi măng… có mức giá cao hơn giá mặt hàng cùng loại nhập khẩu.
2. CPH đặt ra do yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó, khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế Nhà nước là lực lượng kinh tế chủ đạo, vì vậy, vấn đề quan trọng trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chính là vấn đề đổi mới DNNN. Tùy theo từng giai đoạn khác nhau vấn đề đổi mới DNNN cũng cần phải thay đổi phù hợp. Đổi mới DNNN bao gồm cả đổi mới hình thức của các DN và cách thức quản lý cũng như cơ chế hoạt động. Quá trình đổi mới DNNN gồm các hình thức chính sau:
- Tiến hành sắp xếp, sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN để khu vực DNNN có cơ cấu hợp lý, quy mô vừa và lớn, có sức cạnh tranh và hoạt động hiệu quả hơn.
- Tổ chức, củng cố và phát triển tổng công ty nhà nước nhằm tập trung nguồn lực của nhà nước vào các ngành then chốt mà nhà nước cần nắm giữ.
- CPH một bộ phận DNNN mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Thực hiện bán, giao, khoán kinh doanh và cho thuê những DNNN quy mô nhỏ thua lỗ kéo dài để sử dụng có hiệu quả tài sản của Nhà nước, đảm bảo việc làm và thu nhập của người lao động.
Trong quá trình thực hiện và cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, cổ phần hóa là giải pháp chủ yếu trong việc sắp xếp, đổi mới DNNN, bởi hiệu quả hoạt động và tính ưu việt của công ty cổ phần. Chỉ có cổ phần hóa mới là biện pháp thay đổi hoàn toàn hình thức kinh doanh cũng như cách thức quản lý trong sản xuất. Vì vậy, hiệu quả trong hoạt động của CTCP khá rõ ràng.
3. Tính ưu việt của công ty cổ phần
CTCP là hình thức tách quan hệ sở hữu với quá trình kinh doanh, tách quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng. Người sở hữu không kinh doanh mà ủy thác cho bộ máy quản lý, dưới hình thức mua cổ phần và hưởng cổ tức hàng năm, không trực tiếp ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của công ty. Vì vậy, trong CTCP còn có cơ chế về Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị. Đại hội cổ đông là những người nắm cổ phiếu khống chế, sở hữu phần lớn số lượng cổ phiếu của công ty, tuy nhiên họ chỉ có trách nhiệm trong việc bầu ra Hội đồng quản trị, là những người trực tiếp quản lý lãnh đạo công ty. Hội đồng quản trị lại đưa ra hoặc thuê Ban giám đốc điều hành, là nhóm người trực tiếp đưa ra quyết định trong các hoạt động sản xuất mang lại lợi nhuận cho công ty và chịu trách nhiệm chính trong công việc, điều này cho phép sử dụng người quản lý chuyên nghiệp. Cổ đông được nhận phần chia lãi của công ty hàng năm, và do đó, công ty cổ phần chịu trách nhiệm kinh doanh của chính mình mà không phải chịu những tác động bên ngoài như các loại hình DN mà quyền sở hữu và quyền quản lý là một. Vì vậy, CTCP đáp ứng được những yêu cầu lý tưởng về công việc kinh doanh quy mô lớn. Chính điều này khiến nhiều công ty cổ phần phát triển thành các công ty rất lớn trên thế giới. Người quản lý không phải chịu áp lực của các quan hệ sở hữu gây ra, việc phát triển của công ty cổ phần phụ thuộc hoàn toàn vào nhân tố quản lý và điều hành.
CTCP là một trong những kênh huy động vốn có hiệu quả nhất. Có nhiều kênh huy động vốn như các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trung gian.. Tuy nhiên với những người có đầu óc kinh doanh nhưng lại không có thời gian để tự mình đứng ra điều hành thì việc mua cổ phần của những CTCP là một sự lựa chọn khá tốt. Đầu tư vào công ty cổ phần thường hấp dẫn và có sức lôi cuốn hơn so với các quỹ tín dụng và ngân hàng, bởi vì người mua cổ phiếu không chỉ mong đợi thu được khoản lợi tức bằng mức gửi vào ngân hàng mà còn hi vọng vào tương lai CTCP làm ăn phát đạt sẽ đưa lại thu nhập cao hơn trong tương lai. Mua cổ phiếu mang lợi cổ tức hàng năm tùy thuộc theo tình hình kinh doanh của CTCP, người nào có cổ phiếu khống chế còn được trở thành thành viên của Hội đồng cổ đông, có khả năng ảnh hưởng đến các quyết định của CTCP, mà vẫn không phải trực tiếp đứng ra điều hành công ty. CTCP huy động được nhiều vốn của các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, và đặc biệt là của người lao động làm việc tại công ty, huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Hơn nữa, trong quá trình cổ phần hóa, vốn Nhà nước không hề bị mất đi, ngược lại được bảo toàn và tăng thêm, điều này thể hiện đúng với chủ trương của CPH.
Công ty cổ phần ra đời tạo cơ chế phân bổ rủi ro và tạo điều kiện ra đời thị trường chứng khoán. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của mỗi doanh nghiệp có thể gặp rủi ro, phá sản. Nếu người chủ dùng toàn bộ nguồn vốn của mình đầu tư vào một DN thì mức độ rủi ro sẽ lớn hơn so với đầu tư vào nhiều DN. Cách thức huy động vốn của CTCP tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tài chính mua cổ phiếu ở nhiều công ty, rải vốn ra nhiều ngành để giảm bớt tổn thất nếu một công ty nào đó bị phá sản. Mặt khác, vốn của CTCP là vốn của nhiều cổ đông khác nhau nên nếu công ty bị phá sản thì đây là hình thức san sẻ rủi ro cho nhiều cổ đông. Vì thế, CTCP có vai trò tạo ra cơ chế phân bố rủi ro đặc thù mà các loại hình DN khác không thể có được. CTCP có khả năng tồn tại lâu bền vì vốn góp cổ phần độc lập với các cổ đông. Người chủ tiền tệ bỏ tiền ra mua cổ phiếu của công ty cổ phần nhưng không có quyền rút vốn, mà chỉ có quyền sở hữu cổ phiếu. CTCP có thể tồn tại liên tục không bị ảnh hưởng bởi tình trạng của cổ đông, thậm chí tồn tại ngay cả trong trường hợp nó chỉ đem lại cổ tức bằng với lãi suất của ngân hàng.
Ngoài ra, CTCP tạo điều kiện ra đời thị trường chứng khoán. CTCP đòi hỏi phát hành, mua bán cổ phiếu và trái phiếu. Cổ phiếu và trái phiếu trở thành hàng hóa, việc mua bán này tất yếu cần có thị trường. Khi CTCP trở thành hiện tượng kinh tế phổ biến, các công ty cổ phần không chỉ phát hành cổ phiếu, trái phiếu mà trong xã hội còn tồn tại cả việc mua đi bán lại cổ phiếu, trái phiếu như một hiện tượng kinh tế bình thường thì thị trường chứng khoán ra đời. Sự phát triển của thị trường này dựa trên việc có nhiều cổ phiếu để giao dịch hay không. Tuy nhiên số lượng các công ty cổ phần của nước ta không lớn, tiềm lực nhỏ bé, việc CPH các DNNN lớn sẽ tạo ra các chủ thể phát hành cổ phiếu có tiềm lực. Hàng hóa chứng khoán sẽ được giao dịch nhiều hơn, chất lượng hơn. Điều này tác động trở lại trong việc khuyến khích sự tham gia của công chúng vào việc mua cổ phiếu của DNNN CPH. Hơn nữa sự tồn tại của thị trường chứng khoán khiến những cổ đông thực sự yên tâm mua cổ phiếu, làm gia tăng số lượng cổ đông tiềm tàng cho các DNNN CPH. Đây là tác động hai chiều tích cực, sự trợ giúp của thị trường chứng khoán đến các DNNN CPH còn ở chỗ tư vấn phát hành cổ phiếu, bảo lãnh phát hành cổ phiếu, giao dịch chứng khoán, điều này giúp xác định chính xác hơn giá trị của DNNN CPH thông qua giá trị các cổ phiếu của họ trên thị trường. Sự tham gia trên thị trường chứng khoán buộc các DN phải thực hiện chế độ tài chính kế toán minh bạch, tình hình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận hay các kế hoạch phát triển của công ty đều được lập một cách rõ ràng hơn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DNNN CỦA HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2000-2007
Tổng quan tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN trên cả nước tính đến năm 2006
Thực trạng CPH DNNN trên cả nước
Cổ phần hóa DNNN đã được triển khai từng bước, thận trọng theo đúng Nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước. Căn cứ vào chủ trương thực hiện CPH (theo các giai đoạn), bài viết phân tich, đánh giá thực trạng CPH DNNN theo các giai đoạn sau:
1.1. Tình hình thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 1992-1996
Giai đoạn 06/1992- 04/1996 được coi là giai đoạn thí điểm CAPH DNNN. Cơ sở pháp lý để thực hiện CPH là quyết định 200/CT và chỉ thị số 84-TTg (04/03/1993) với nội dung :
- Xác định rõ sự khác biệt giữa CPH và tư nhân hóa
- Mục tiêu là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Những DN được chọn để thí điểm CPH là những DN có quy mô vừa và nhỏ, từ 500-1000 triệu đồng, những DN này là những DN chuyển sang hạch toán kinh tế thật sự, đang kinh doanh có lãi hoặc kinh doanh không có lãi tại thời điểm hiện tại nhưng có triển vọng tốt trong tương lai, tự nguyện đăng kí thí điểm chuyển sang CTCP.
- Hình thức: bán cổ phần cho người lao động trong DN, các tổ chức kinh tế xã hội trong nước và cả các cá nhân nước ngoài.
Trong giai đoạn này, Chính phủ đã xây dựng và phê duyệt Đề án đổi mới và phát triển DN, chọn 7 DNNN làm thí điểm. Tuy nhiên, do trong quá trình thực hiện còn có nhiều vướng mắc nên 7 DN được chọn đã xin rút. Kết quả là có 5 DNNN thực hiện CPH trong giai đoạn này là Công ty |Đại lý liên hiệp vận chuyển (Tổng công ty hàng hải- Bộ giao thông vận tải), Công ty Cơ điện lạnh (Sở công nghiệp thành phố HCM), Nhà máy Giày Hiệp An (Bộ công nghiệp), Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc (Bộ Nông nghiệp), Công ty xuất nhập khẩu Long An (tỉnh Long An). Đây hầu hết là những DN mới thành lập, quy mô nhỏ, chủ yếu sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong những lĩnh vực không quan trọng. Như vậy, giai đoạn này quá trình CPH được thực hiện rất chậm, vì cơ chế vận hành của CTCP và CPH vẫn còn là một vấn đề rất mới.
1.2. Tình hình thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 1996-2002
- Giai đoạn này được coi là giai đoạn mở rộng thí điểm CPH (5/1996 đến 6/1998) : Để đáp ứng nhu cầu bức xúc về vốn của các DNNN và đẩy mạnh cổ phần hóa, Nghị định số 28/CP được ban hành ngày 7/5/1996. Nghị định đã quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Lần đầu tiên các vấn đề mục đích, yêu cầu, đối tượng, phương thức tiến hành CPH, thủ tục chuyển đổi, chế độ với người lao động được thể hiện một cách đầy đủ, có hệ thống. Tính đến tháng 1/1997 có 3 bộ, 1 tổng công ty, 8 tỉnh thành phố thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa. Kết quả là hơn 200 DN ở các tỉnh thành phố, tổng công ty 91 đăng kí thực hiện cổ phần hóa, chiếm 31% số lượng DNNN. Tính đến tháng 6/1998 có 25 DNNN chuyển thành công ty cổ phần, trong đó, có 3 bộ, 1 tổng công ty, 11 tỉnh thành phố có DN CPH. Ngành công nghiệp và xây dựng có số DN CPH nhiều nhất là 12DN, ngành giao thông vận tải có 3 DN, ngành nông lâm thủy sản có 3 DN, ngành dịch vụ có 7 DN. Xét về quy mô, DNNN CPH đã có quy mô lớn hơn giai đoạn trước rất nhiều, có 1 DN có vốn 120 tỷ, 5 DN có vốn trên 10 tỷ.
- Giai đoạn thực hiện cổ phần hóa theo tinh thần Nghị định 44/CP từ 1998-2002. Nghị định 44 đã khắc phục và thay đổi một cách cơ bản cơ chế, chính sách CPH hiện hành theo hướng mở rộng ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục, đảm bảo chính sách xã hội với người lao động.
Biểu 1.1 : Số lượng DNNN tiến hành đổi mới sắp xếp đến ngày 31/12/1999
Tổng sổ
Đến 31/12/1998
Năm 1999
370
120
250
Trong đó phân theo hình thức
Cổ phần hóa
365
116
249
Hình thức khác
5
4
1
Nguồn: Tổng cục thống kê
Căn cứ vào số liệu thống kê ở bảng trên có thể thấy : Kết quả CPH năm 1999 so với năm 1998 có bước chuyển biến đáng kể. Thể hiện ở :
- Số lượng DN CPH năm 1999 là 249 DN, tăng thêm 133 DN, gấp hơn 2 lần so với giai đoạn trước năm 1998.
- So với tổng số các DNNN đã tiến hành đổi mới sắp xếp đến 31/12/1999 thì tổng số DNNN CPH của riêng năm 1999 chiếm gần 67.3%, trước năm 1998 chiếm 31.35%.
- Các hình thức sắp xếp đổi mới khác chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ, chỉ bằng 1.35% trên tổng số các DN trong cả giai đoạn.
Có thể nói sự ra đời của Nghị định 44/CP đã khiến công tác CPH đạt được thành tích vượt bậc so với cả một giai đoạn trước đó. Như vậy, xét về tốc độ tiến hành CPH, giai đoạn 1999 đã thực hiện khá tốt, tuy nhiên xét trong cả tiến trình thì tốc độ CPH còn chậm và nhỏ bé so với số lượng lớn các DNNN giai đoạn đó. Nguyên nhân chính của sự tăng nhanh số lượng các DN là các cơ chế chính sách được ban hành tại Nghị định 44/1999/NĐ-CP đã thể hiện đúng tinh thần của thông báo số 63/TB-TW ngày 4/9/1997 của Bộ chính trị và được phần lớn người lao động trong DN CPH đồng tình. Việc hướng dẫn, chỉ đạo của các Bộ, các ngành lần này cũng cụ thể, kịp thời hơn về qui trình, mẫu biểu, điều lệ mẫu, phương pháp tính toán đã giúp cho các DN chuẩn bị CPH đỡ lúng túng và rút ngắn được thời gian so với trước.
Nếu xét theo cơ quan chủ quản và vốn điều lệ thì kết quả CPH có những thay đổi không giống nhau :
Biểu 1.2 : Tình hình cổ phần hóa đến ngày 31/12/1999
Tỏng số
Đến 31/12/1998
Năm 1999
370
120
250
Trong đó: phân theo cơ quan chủ quản
Bộ ngành
68
19
49
Tổng công ty
28
7
21
Tỉnh, thành phố
274
94
180
Phân theo vốn điều lệ
Trên 10 tỷ đồng
43
19
24
Dưới 10 tỷ đồng
327
101
226
Nguồn: Tổng cục thống kê
Như vậy, cụ thể trong số 370 DN tiến hành CPH thì số DN trực thuộc địa phương chiếm tỷ lệ lớn nhất 71% trên tổng số DNNN, năm 1999 là 180 DN, tăng so với năm 1998 là 86 DN (91.4%), tiêu biểu là thành phố Hà Nội, thành phố HCM, Nam Định, Thanh Hóa, Bình Định, Lâm Đồng. Số DN trực thuộc Bộ, ngành chiếm 19%, năm 1999 tăng so với giai đoạn trước năm 1998 là 30 DN (157.9%), điển hình là các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số DN trực thuộc các tổng công ty 91 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là gần 10%. Tuy nhiên, tính theo cơ cấu vốn thì số DNNN có vốn điều lệ cao trên 10 tỷ đồng tiến hành CPH chỉ 11.62% trong khi DNNN nhỏ chiếm 88.38%, gần bằng 8 lần số DNNN lớn tiến hành CPH. Số lượng DN CPH có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng trong năm 1999 tăng 125 DN so với giai đoạn trước năm 1998, tức là gấp 2.23 lần. Thực tế là các DNNN lớn gặp nhiều phức tạp trong định giá tài sản hơn nhiều lần so với các DN nhỏ hơn, hơn nữa, tâm lý chung của các DNNN lớn là ngại phải thay đổi, do cơ cấu lao động cũng như quản lý quá cồng kềnh. Đây cũng là một trong những điểm đáng chú ý trong công tác CPH tại Việt Nam và cần được khắc phục ở những giai đoạn sau này bằng các chính sách ưu đãi hơn cho các DNNN tiến hành CPH.
Tiếp đến là kết quả CPH giai đoạn 2000-2002 :
Biểu 1.3. Kết quả CPH giai đoạn 2000-2002
Năm
Số lượng DNNN cổ phần hóa
Tổng số DN sắp xếp
2000
212
250
2001
205
394
2002
164
427
Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN
Với các số liệu trong giai đoạn 2000-2002 trên, tốc độ CPH không đều qua các năm, năm 2001 giảm so với năm 2000 là 7 DN (1.03%), năm 2002 có sự chững lại và sụt giảm số lượng so với tốc độ chung, giảm 41 DN, tức là 20% so với năm 2001. Như vậy, tiến trình CPH giai đoạn này của cả nước chậm lại so với thời gian trước đây khá nhiều. Tuy nhiên, tốc độ sắp xếp, đổi mới của các DNNN vẫn tăng, năm 2001 tăng 144 DN (57%), năm 2002 tăng so với năm 2001 là 33 DN (8.3%), như vậy trung bình tăng 30% /năm. Tuy nhiên tốc độ tăng lại không đều. Điều này kết hợp với sự sụt giảm số lượng DN tiến hành CPH trong giai đoạn này chứng tỏ có sự vướng mắc lớn trong quá trình thực hiện. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm này là do đã xuất hiện những bất cập của Nghị định 44/CP, thể hiện ở một số điểm như nghị định có quy định phân loại DN để sắp xếp, CPH, tuy nhiên sự phân định này chỉ mang tính chất định hướng, chung chung nên đã làm các bộ, ngành, địa phương lúng túng trong việc lụa chọn các DN đưa vào diện CPH. Sự sụt giảm tốc độ này đã thúc đẩy cho sự ra đời của Nghị định mới, thay thế cho nghị định trước và đẩy nhanh hơn tiến độ CPH DNNN theo tinh thần của Nghị quyết TW3 khóa IX, ngày 19/6/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, xác định rõ hơn mục tiêu CPH, mỏ rộng đối tượng có quyền mua cổ phần lần đầu, xóa bỏ khống chế bán cổ phần ưu đãi cho nagười lao động, khuyến khích bán cổ phần ra bên ngoài, chính sách ưu đãi về thuế cho các DNCPH, phân cấp mạnh cho các Bộ, ngành, UBND tỉnh thành phố trong việc quyết định giá trị DN, phê duyệt các phương án cổ phần… Tất cả những tiến bộ trên đã tạo tiền đề cho sự tăng nhanh về số lượng các DN hoàn thành CPH giai đoạn sau năm 2002.
1.3. Tình hình thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2002 đến nay
Với sự ra đời của Nghị định 64/2002/NĐ-CP, tình hình thực hiện CPH đã có nhiều bước tiến đáng kể. Cụ thể như sau :
Biểu 1.4 : Tổng kết tình hình thực hiện cổ phần hóa từ năm 2003 đến nay
Năm
Số lượng DNNN cổ phần hóa
Tổng số DN sắp xếp
2003
532
945
2004
753
998
2005
693
933
2006
407
612
2007
82
Tổng cộng
2358
3488
Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN
Năm 2003, số lượng các DNNN tiến hành CPH là 532 DN, gấp 5 lần so với năm 2002 là 164 DN, con số này chứng tỏ sự đúng đắn trong những thay đổi của Nghị định 64/2002/NĐ-CP đối với nguyện vọng của các DN và người lao động trong DN CPH. Nhìn chung, tổng số DN tiến hành sắp xếp đổi mới trong các năm 2003, 2004, 2005 tăng khá nhanh và nhiều so với giai đoạn 2000-2002 trước đó, nếu so với năm 2002 thì tốc độ tăng số lượng DN tiến hành sắp xếp đổi mới là 121%, năm 2004 là 133%, năm 2005 là 118%. Riêng với CPH, cho đến năm 2005, trung bình mỗi năm tốc độ tăng số lượng các DN CPH là 11% /năm. Trong các năm, CPH luôn là hình thức sắp xếp đổi mới được các DNNN lựa chọn nhiều nhất so với các hình thức khác, cụ thể năm 2003 là 56.3%, năm 2004 là 75.45%, năm 2005 là 74.3%. Năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP trong đó bổ sung đối tượng CPH là các công ty nhà nước có quy mô lớn, kể cả các tổng công ty nhà nước, đổi mới phương thức xác định giá trị DN, đổi mới phương thức bán cổ phần lần đầu, quy định nhà đầu tư chiến lược. Giai đoạn 2005-2006 là giai đoạn thực hiện theo tinh thần của Nghị định 187/2004/NĐ-CP, số lượng các DN CPH tăng lên đáng kể, tuy nhiên, năm 2006, số lượng DN CPH chỉ bằng 30% năm 2005 nhưng lại có tổng số vốn nhà nước tại các đơn vị CPH trên 12 tỷ đồng, chiếm tới 64% so với tổng số vốn nhà nước CPH năm 2005, nâng tổng số vốn nhà nước của các DN CPH từ trước đến năm 2006 lên tới 20% giá trị vốn đần tư tại các DNNN. Nguyên nhân là do quy mô vốn của DN CPH lớn hơn nhiều so với trước đây, có tới 130 đơn vị, chiếm 44.2% tổng số đơn vị CPH có vốn trên 10 tỷ đồng. Hiện nay đã có khoảng 20% số vốn Nhà nước được CPH, trong các CTCP, trung bình nhà nước nắm giữ khoảng 46% cổ phần, người lao động nắm giữ gần 30% và số còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông khác. Như vậy, nhìn chnng, công tác CPH của nước ta đã đạt khá nhiều thành tựu, góp phần đổi mới cơ cấu các DNNN, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các DN trong thời kì mở cửa.
Đánh giá chung
Kết quả CPH
- Đối với lợi ích của xã hội: CPH đã làm cho tài sản của nhà nước ngày càng tăng lên. Từ thực tế vốn nhà nước khi giao cho DNNN còn thấp so với giá trị thực và bao gồm cả nợ khó đòi, sản phẩm, vật tư ứ đọng không có khả năng sử dụng và giá trị máy móc, thiết bị không còn sử dụng hoặc không thể sản xuât ra sản phẩm mà thị trường chấp nhận… nên phải đánh giá lại phần tài sản này và có quy định phân tích, xử lý trước khi cổ phần hóa. Khi tiến hành đánh giá lại, hầu hết các DN đều có giá trị thực cao hơn so với giá trị sổ sách, trung bình là tăng 10-50%. Chỉ tính riêng 30 doanh nghiệp đã CPH của thành phố Hà Nội cuối năm 1998 giá trị phần vốn nhà nước là 80,8 tỷ đồng; tăng thêm 1.5 tỷ đồng so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán; thành phố HCM sau khi đánh giá lại 10 DN để CPH giá trị lên tới 80 tỷ đồng, tăng thêm 34 tỷ đồng. Như vậy. khi thực hiện CPH không những vốn nhà nước không mất đi, ngược lại còn được bảo toàn và tăng thêm. Bên cạnh đó, vốn nhàn rỗi ngoài xã hội được huy động thêm vào DN, góp phần đổi mới công nghệ của từng DN CPH. Tuy nhiên, với quy mô vốn của các DNNN tiến hành CPH còn khá nhỏ thì số vốn nhà nước CPH cũng chiếm tỷ trọng không lớn. Tổng số vốn nhà nước tại các DNNN hiện nay chỉ chiếm khoảng 38%, chưa tác động đáng kể đến việc cơ cấu lại vốn của khu vực DNNN.
- Với bản thân các doanh nghiệp cổ phần hóa: Có thể nói các DNNN sau khi chuyển sang CTCP đều hoạt động có hiệu quả hơn trước xét tổng thể trên các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tích lũy vốn. Báo cáo hoạt động của 40 DN đã CPH hơn 1 năm cho thấy hầu hết đều chuyển biến tích cực, toàn diện, kể cả những DN trước khi CPH bị thua lỗ. Doanh thu tăng bình quân gần 2 lần so với trước khi CPH. So với trước khi CPH, lợi nhuận tăng bình quân 2-3 lần, nộp ngân sách tăng bình quân 2-2.5 lần, vốn điều lệ (bao gồm tích lũy từ lợi nhuận, phát hành thêm cổ phiếu trong nước và một số công ty được huy động cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) tăng gần 2.5 lần. Cổ tức đạt cao hơn lãi tiết kiệm, bình quân đạt 1-2%/tháng, có một số công ty đạt 2.5%/tháng. Bên cạnh đó cũng có những DN giảm về một mặt nào đó nhưng chưa có DN nào lỗ hoặc lâm vào tình trạng phá sản.Điều kiện phúc lợi tập thể được duy trì và vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và công đoàn vẫn được coi trọng như khi còn là DNNN.
- Về phia người lao động : Hầu hết trong các DNNN được CPH, việc làm và thu nhập của người lao động đều được bảo đảm ổn định và có chiều hướng tăng lên. Số lượng lao động chẳng những không bị giảm mà còn tăng bình quân 20%. Thu nhập của người lao động tăng bình quân hàng năm 20% (chưa kể thu nhập từ cổ tức). Với cơ chế quản lý mới, là chủ nhân thực sự trong công ty cổ phần, người lao động đã nâng cao tính chủ động, ý thức kỉ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong lao động sản xuất, góp phần làm cho hiệu quả hoạt động của DN ngày một nâng cao, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân mình và cho công ty, cho Nhà nước, xã hội.
Như vậy, nhìn chung mặc dù môi trường kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết DN CPH đều trụ vững và tiếp tục vươn lên khá đều. Đó là nhờ hình thức CPH phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý DN và có thể huy động rộng rãi các nguồn vốn cho yêu cầu phát triển DN, khắc phục tình trạng không có chủ sở hữu cụ thể và ỷ lại vào Nhà nước của DNNN.
Từ kết quả thực tế, có thể kết luận rằng: CPH nếu được thực hiện theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước sẽ là công cụ phát huy nội lực quan trọng, đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động, nhà nước, xã hội, làm cho DNNN mạnh thêm và có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
2.2. Hạn chế
- Tốc độ cổ phần hóa diễn ra còn chậm, thời gian thực hiện CPH còn quá dài. Theo báo cáo kết quả khảo sát của Dự án hỗ trợ kỹ thuật giám sát chuyển đổi sở hữu DNNN tại 934 DN đã CPH cho thấy thời gian CPH một DNNN là 437 ngày là rất dài. Trong đó, chỉ riêng từ khi thành lập ban đổi mới DN đến khi xác định xong giá trị DN đã mất 270 ngày, trên 50% thời gian CPH một DN. Tại một số Bộ, tổng công ty và địa phương số DNNN CPH còn rất ít. Phần lớn các DNNN đã CPH có quy mô nhỏ.
- Về cơ chế chính sách về cổ phần hóa chưa đồng bộ, quy trình và thủ tục còn phức tạp. Một số quy định chưa đủ độ khuyến khích như: khống chế mua cổ phần lần đầu, quy định số cổ phần ưu đãi, chưa xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng để các DNNN có thể tiến hành CPH. Chậm cụ thể hóa thành mục tiêu và kế hoạch CPH hàng năm của từng ngành, từng địa phương.
- Chưa có môi trường thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. DNNN vẫn được ưu đãi hơn và một số cán bộ quản lý ở các ngành vẫn coi DN đã CPH là DN ngoài quốc doanh nên còn phân biệt đối xử. Mặt khác, do Luật DNNN chưa quy định rõ vai trò quản lý nhà nước đối với DN đa sở hữu có vốn nhà nước góp nên mỗi nơi vận dụ._. trung vào việc hoạch định chiến lược, đề ra cơ chế, chính sách để định hướng và dẫn dắt DN hoạt động có hiệu quả. Cán bộ quản lý ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành với mọi thành phần kinh tế, không phân biệt các loại hình DN, đặc biệt tạo điều kiện cho các DN thuộc các loại hinh khác nhau được tiếp cận với nguồn tín dụng một cách thuận lợi nhất. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo hướng không phân biệt sở hữu, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng. Quy định cụ thể về nhà đầu tư tiềm năng và tổ chức mời họ mua cổ phần. Mở rộng đối tượng cổ phần hóa, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong quy trình CPH DNNN, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện trong các bước.
- Việc tiến hành CPH phải trên cơ sở phương án đầu tư phát triển kinh doanh, để xác định rõ nhu cầu vốn đầu tư, số cổ phần bán cho người lao động và số cổ phần bán ra ngoài. Việc bán cổ phiếu phải được thực hiện công khai trong DN và trên thị trường, kiên quyết chống CPH khép kín trong nội bộ DN. Xây dựng cơ chế chính sách mở rộng quyền mua cổ phần, tham gia góp vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các DNNN và người lao động về chủ trương, chính sách và giải pháp đổi mới và phát triển DNNN
* Đối với các cấp, các ngành, các DNNN cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách mới của nhà nước về sắp xếp, CPH cho cán bộ và những người liên quan của các sở, ngành, tổng công ty, DN 100% vốn nhà nước thực hiện sắp xếp để nâng cao nhận thức, tạo điều kiện triển khai tốt công tác sắp xếp, CPH như Nghị định số 109/2007/NĐ-CP, nghị định số 110/2007/NĐ-CP…
- Làm cho mọi người hiểu đúng, những yêu cầu, mục tiêu của quá trình CPH. Thực hiện công tác tư tưởng trong đào tạo, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ chủ chốt của DNNN, cán bộ quản lý các ban ngành, các cấp của UBND thành phố. Thực tiễn đã chỉ ra rằng cán bộ quản lý quyết định sự thành bại trong sản xuất kinh doanh của DN. Kết quả của CPH phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, tiến hành CPH khiến quyền lợi và vị trí của từng cá nhân cán bộ bị ảnh hưởng, nên họ chưa vội thực hiện chủ trương CPH. Vì vậy, phải tạo ra sự nhất trí về tư tưởng bằng các biện pháp như : có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ chủ chốt ở DN và cấp trên trong quá trình thực hiện các phương án sắp xếp DN và đổi mới bộ máy quản lý nhà nước cấp thành phố. Bên cạnh đó cần có chính sách bố trí, sử dụng, đãi ngộ cân bộ DNNN do CPH phải nghỉ hưu, chuyển công tác mới. Đổi mới công tác đào tạo cán bộ, xây dựng và ban hành chế độ quyền lợi giám đốc gắn với kết quả và hiệu quả kinh doanh, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận. Ngoài ra, cần duy trì, củng cố và phát huy vai trò của ban đổi mới DN của thành phố, kiện toàn các tổ công tác sắp xếp theo các mảng công việc chuyên sâu, có cơ chế huy động tối đa các nhà kế hoạch, nhà quản lý tham gia vào tổ công tác sắp xếp. đề xuất giúp lãnh đạo có những chủ trương, quyết định phù hợp, kịp thời. HN với ưu thế là thủ đô, bao gồm các cơ quan đầu não của cả đất nước, rất cần có sự phối hợp thường xuyên vói các cơ quan TW như Ban đổi mới DN TW, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư, Ban kinh tê TW để kịp thời nắm bắt chủ trương chính sách cũng như đưa ra những kiến nghị đề xuất.
* Riêng đối với người lao động trong CTCP, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ cập rộng rãi kiến thức cơ bản về CTCP, quyền và nghĩa vụ của cổ đông.
Kinh nghiệm cho thấy vấn đề thống nhất tư tưởng và ủng hộ của nhân dân là rất quan trọng, vì vậy, phải tiến hành tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, kiên trì với những nội dung và hình thức thiết thực, ngắn gọn, phù hợp với đối tượng, tránh phô trương hình thức, quan trọng, phức tạp hóa. Trên cơ sở phát huy tối đa vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin khác; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học giữa các nhà khoa học và DN- người lao động- nhân dân trao đổi về mặt cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các nước; tổ chức tọa đàm, phỏng vấn giữa các đồng chí lãnh đạo thành ủy, UBND với quần chúng nhân dân, người lao động quan tâm vấn đề sắp xếp đổi mới và CPH DNNN để phổ biến chủ trương, giải đáp thắc mắc về những suy nghĩ, tư tưởng phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Riêng đối với người lao động trong DNNN, suốt một thời kì dài các thế hệ người lao động đều có nhận thức mình là người nhà nước, biên chế nhà nước, hưởng những đãi ngộ theo một chế độ tương đối thống nhất. Điều này làm người lao động có tư tưởng băn khoăn, thiếu tin tưởng khi DN giải thể, sáp nhập, CPH vì sợ mất việc, ngại thay đổi; dẫn đến tư tưởng cục bộ, trông chờ ỷ lại, cản trở việc thực hiện các chủ trương đổi mới. Cần làm tốt công tác vận động để người lao động nhận thức rõ tính đúng đắn của chủ trương là làm cho DN tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, cấn phải khuyến khích va đãi ngộ thỏa đáng đến cống hiến của từng người, từ đó có chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp phát huy vai trò của tổ chức công đoàn để vận động người lao động chấp hành chủ trương. Thực hiện chính sách ưu đãi với người lao động trong DN CPH phù hợp với tình hình thực tế, trong chính sách ưu đãi với lao động nghèo thay vì quy định tiêu chuẩn chung cho tất cả các vùng cần có tiêu chuẩn riêng cho từng vùng vì mức giá sinh hoạt của các vùng là khác nhau; phân biệt mức độ ưu đãi cho người lao động theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, khắc phục tình trạng dàn trải có tính chất bình quân.
Nâng cao hiệu quả của công tácquản trị công ty cổ phần
Hoàn thiện cơ chế thực thi đảm bảo các quyền của các cổ đông trong các DN CPH, nhất là cổ đông thiểu số.
Quản trị CTCP có hiệu quả là phải bảo đảm các quyền hạn tối thiểu của cổ đông bao gồm: Quy định về việc đăng kí quyền sở hữu cổ phần của cổ đông; quyền chuyển nhượng, chuyển giao cổ phần; quyền nhận những thông tin quan trọng về hoạt động của công ty; quyền tham gia và bỏ phiếu tại đại hội cổ đông; quyền bầu cử và miễn nhiệm thành viên HĐQT và quyền được chia sẻ lợi nhuận của công ty.
Nhìn chung, các quy định hiện hành đã đảm bảo các quyền hạn tối thiểu trên, tuy nhiên, vẫn còn những quy định chưa rõ rang, chưa đày đủ khiến hiệu quả thực thi trong thực tiễn chưa cao.
Thứ nhất, nên có giới hạn về các cổ đông có quyền ưu đãi biểu quyết. Để đảm bảo một cơ chế quản trị DN CPH có hiệu quả, trước hết phải đối xử công bằng giữa các cổ đông, những người chủ sở hữu DN. Trong các DN CPH, giữa các cổ đông hoặc nhóm cổ đông còn có sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm đối với DN. Nguyên nhân của sự khác biệt nằm ở đặc tính cổ phần và số lượng cổ phần mà các cổ đông nắm giữ. Đặc tính của cổ phần xuất phát từ các quy định pháp luật, còn số lượng cổ phần chủ yếu do khả năng về tài chính của cổ đông quyết định. Theo đặc tính của cổ phần, pháp luật hiện hành quy định có loại cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông. Vì vậy, nhìn từ giác độ bảo đảm công bằng các quyền tối thiểu của các cổ đông trước hết nên hạn chế tới mức tối đa sự có mặt của các cổ phần ưu đãi biểu quyết, trừ những lĩnh vực đặc biệt.
Thứ hai, phải đảm bảo tối đa quyền được cung cấp thông tin của các cổ đông. Cần bổ sung các quy định cụ thể bảo đảm cho các cổ đông được quyền tiếp cận tất cả các thông tin, hồ sơ, tài liệu của công ty; được đảm bảo quyền xem xét sổ sách kế toán, biên bản họp Đại hội cổ đông HĐQT.
Thứ ba phải bảo đảm thực thi có hiệu quả quyền được tham gia vào cơ quan quyết định cao nhất của DN CPH. Các quy định hiện hành còn dừng lại ở những vấn đề có tính nguyên tắc, chưa chỉ rõ về quy trình, thủ tục và điều kiện thực hiện các quyền của cổ đông thiểu số nên trong thực thi vẫn còn vướng mắc, nhất là quyền đề cử người vào HĐQT, Ban kiểm soát, yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông, kiến nghị các vấn đề đưa vào chương trình họp đại hội đồng cổ đông. Vì vậy, cần cụ thể hóa hơn nữa các quy định về quyền của các cổ đông thiểu số trong đề cử người vào HĐQT, Ban kiểm soát và quyền triệu tập Đại hội cổ đông, nhất là quy định về nguyên tắc xác định số lượng người mà họ được cử, cũng như hình thức và nội dung của việc yêu cầu triệu tập Đại hội cổ đông nhằm đảm bảo các quyền này có thể thực thi có hiệu quả trong thực tế. Tương tự là cơ chế bảo đảm quyền của cổ đông thiểu số nước ngoài.
Thứ tư phải bổ sung và làm rõ các quy định có liên quan đến cổ đông sáng lập. Vấn đề cổ đông sáng lập vẫn gây nhiều tranh cãi do sự thiếu rõ ràng trong các quy định hiện hành, cụ thể : trong 3 năm đầu thành lập, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần được quyền chào bán và cổ đông sáng lập chỉ có thể chuyển nhượng cho người không phải cổ đông nếu được sự chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông.
Thứ năm là sửa đổi một số quy định để minh bạch hóa việc chuyển nhượng và mua cổ phần của các cổ đông. Về thanh toán tiền mua cổ phần, theo các quy định hiện hành thì cổ phần của công ty sau khi bán phải được thanh toán đủ một lần theo đúng cam kết nhưng chưa có quy định rõ về thời hạn thanh toán cam kết. Đồng thời chưa có điều khoản nào quy định chế tài đối với trường hợp thanh toán một lần, ví dụ khoản chưa thanh toán được coi là nợ của công ty hay coi như cổ phần đó chưa được bán. Một số quy định hiện hành còn bất hợp lý và tạo nên gánh nặng đối với các cổ đông. Ví dụ khi mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông và mua lại cổ phần theo quy định của công ty thì Đại hội cổ đông phải là người quyết định. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó sau khi mua lại cổ phần trong hai trường hợp trên mà công ty không bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty thì tất cả các cổ đông phải hoàn trả số tiền hoặc tài sản khác đã nhận. Nếu không hoàn trả được phải liên đới chịu trách nhiệm cùng thành viên HĐQT về khoản nợ của công ty.
Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo hài hòa lợi ích của cổ đông và lợi ích lâu dài của DN CPH. Quy định hiện hành về sử dụng lợi nhuận và trả cổ tức chưa khuyến khích việc nâng cao vốn tích lũy cho các DN CPH. Việc không nhắc đến hoặc không lưu ý các DN về khoản lợi nhuận sau thuế được giữ lại thành vốn tích lũy ( có thể được sử dụng linh hoạt cho các quyết định đầu tư cũng như trả cổ tức cho cổ đông kể cả trong trường hợp DN hoạt động kém hiệu quả, không có lãi hoặc ít lãi trong những năm sau đó) khiến cho rất nhiều DN thực hiện theo cơ chế : mọi khoản lợi nhuận ròng thu được sau khi đã phân bổ vào các quỹ của công ty ( chủ yếu các quỹ liên quan đến người lao động ) được chia thành cổ tức cho các cổ đông, như vậy còn lại rất ít cho việc đầu tư phát triển. Để khắc phục vấn đề này cần phải có quy định pháp lý về việc hinh thành vốn tích lũy từ phần lợi nhuận để lại.
Bảo đảm sự vận hành có hiệu quả của bộ máy quản lý và điều hành của DN CPH
Dường như các quy định về tổ chức quản lý nội bộ của công ty cổ phần nói chung và DN CPH nói riêng trong các quy định hiện hành còn quá đơn giản. chưa tương xứng với tính chất phức tạp của quản lý nội bộ của loại hình CTCP. Vì vậy, các vấn đề sau cần được quan tâm một cách rộng rãi hơn nữa:
Nâng cao vai trò quản lý của HĐQT. HĐQT hiện nay mới tập trung vào chức năng nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc Đại hội cổ đông, trong khi đó quyền về quản lý lại chưa được đề cập đúng mực. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan này, cần tạo ra sự cân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên HĐQT, trong đó, ít nhất về mặt hình thức phải quy định tiêu chuẩn thành viên HĐQT. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng nhất là đối với các DN CPH có cổ phần nhà nước ở tỷ lệ cao. Cần chú ý là trong các thông lệ về quản trị DN trên thế giới, vấn đề tiêu chuẩn thành viên HĐQT luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, nhất là các CTCP được hình thành từ DNNN. Bên cạnh đó cần bổ sung các quy định về thành viên độc lập trong HĐQT của các DN CPH, nhất là trong điều kiện nhiều DN tổ chức theo mô hình kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Giám đốc công ty. Cuối cùng là cần quy định cụ thể về cơ chế triệu tập các cuộc họp của HĐQT, trong đó mở rộng đối tượng có thẩm quyền ngoài Chủ tịch HĐQT. Bởi vì trong thực tế ở những công ty cổ phần có nhiều lộn xộn thời gian qua, hiện tượng phổ biến là Chủ tịch đã trì hoãn hoặc từ chối triệu tập họp HĐQT ngay cả khi có yêu cầu của các thành viên khác. Hậu quả tiềm ẩn của việc này là các thành viên không có cùng quan điểm với Chủ tịch HĐQT không thể hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo luật định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quản trị công ty. Còn nếu Chủ tịch HĐQT kiêm luôn vai trò của người đại diện theo pháp luật (Giám đốc) thì chức năng của HĐQT không được đảm bảo…
Đảm bảo đúng vai trò của Ban kiểm soát. Trong thực tế các DN CPH, Ban kiểm soát có vai trò tương đối mờ nhạt. Có nhiều nguyên nhân, trong đó quy định hiện hành về năng lực của ban kiểm soát chưa đủ để đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Ban Kiểm soát. Điều kiện hoạt động của Ban kiểm soát cũng chưa được bảo đảm. Cơ quan này chỉ được tiến hành việc kiểm tra tình hình quản lý, điều hành và tài chính với điều kiện không cản trở hoạt động binh thường của HĐQT và không gây gián đoạn điều hành kinh doanh hàng ngày của công ty. Quy định như vậy tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý dễ dàng từ chối hoạt động của ban kiểm soát. Về quy trình hoạt động, hiện nay Ban kiểm soát phải thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động và tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi báo cáo, kết luận, kiến nghị lên Đại hội cổ đông. Vì vậy, trong thực tế thì HĐQT không phải là đối tượng kiểm soát của ban kiểm soát nữa.
Một số vấn đề khác cũng cần được quan tâm như :
Quy định cụ thể về vấn đề ủy quyền chủ sở hữu. Đối với các công ty cổ phần lớn hoặc các công ty cổ phần có vốn của Nhà nước hình thành từ CPH DNNN, tình trạng phổ biến là người trực tiếp thực hiện các quyền cổ đông không phải là cổ đông thực sự, mà chỉ là người đại diện. Người đại diện có thể được chỉ đạo và giám sát chặt chẽ từ cổ đông thực sự, nhưng cũng có thể không, dẫn đến tình trạng người được ủy quyền lạm dụng vì mục đích tư lợi. Vì vậy, các văn bản pháp quy cần dự liệu các tình huống này.
Có các quy định cụ thể để hạn chế những bất ổn và vướng mắc do tình trạng can thiệp của câc cơ quan hành chính nhà nước bên ngoài vào CTCP có vốn chi phối của Nhà nước.
Tăng cường tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động và cán bộ quản lý DN CPH về quyền của cổ đông, của các cơ quan quản lý trong công ty nhằm làm cho cổ đông, đặc biệt là cổ đông là người lao động nắm được các quy định pháp lý, tránh tình trạng xung đột trong nội bộ DN hoặc làm chủ hình thức của người lao động và các cổ đông thiểu số trong DN sau chuyển đổi do không hiểu pháp luật để đảm bảo hiệu quả hoạt động của DN sau CPH.
Cải thiện môi trường hoạt động của DN CPH
Xóa bỏ sự phân biệt trong các chính sách và thực hiện các chính sách giữa các DNNN và DN sau chuyển đổi về tín dụng, đầu tư, đất đai, xuất nhập cảnh, cán bộ.
Quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tiếp tục cung cấp thông tin, phổ biến chế độ chính sách cho DN CPH. Hoàn thiện hệ thống cơ quan đăng kí kinh doanh và thông tin DN thuộc các cơ quan kế hoạch và đầu tư để kết hợp đăng kí kinh doanh đối với các DN CPH và cung cấp thông tin cho DN sau CPH.
Giao rõ trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến quy trình CPH để giải đáp các vướng mắc của DN trong và sau CPH.
Phát triển một số tổ chức chuyên môn thực hiện nghiệp vụ tư vấn, đầu tư cổ phần, bao gồm: tư vấn xây dựng phương án CPH, dịch vụ phát hành cổ phiếu mới, chuyển nhượng cổ phần, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, xây dựng điều lệ công ty cổ phần, môi giới vay vốn đầu tư cổ phần, tư vấn quản lý DN sau CPH, dịch vụ liên quan đến cổ đông như tổ chức Đại hội cổ đông, tư vấn lập và hoạt động các ban chức năng của CTCP, phân chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần…
Chuyển hẳn chức năng quản lý cổ phần nhà nước của các DN trực thuộc Bộ, địa phương đã CPH toàn bộ DN cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Tổ chức này sẽ thực hiện việc quản lý, đầu tư, kinh doanh cổ phần
Một số giải pháp khác
4.1. Về xử lý giá trị quyền sử dụng đất khi CPH
Về xử lý giá trị quyền sử dụng đất khi CPH. Việc tháo gỡ vướng mắc cần được đặt trong bối cảnh của toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời phải phù hợp với thực tiễn của thành phố, bảo đảm sự bình đẳng về chính sách, quyền lợi giữa các DN của thành phố với các DN TW đóng trên địa bàn khi thực hiện CPH, đặc biệt trong điều kiện các tỉnh thành phố chưa thể công bố khung giá đât theo sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại cùng thời điểm. Các phương án xử lý điều này như sau:
Bước 1 : Rà soát quỹ đất, nhà từng DN CPH đang quản lý sử dụng, giao CTCP quản lý sử dụng quỹ đất phù hợp quy mô phương án sản xuất kinh doanh sau CPH. Đối với quỹ đất còn lại thì thu hồi để sử dụng vào mục đích có hiệu quả hơn. Khi xây dựng và thẩm định phương án CPH đối với DNNN TW, các Bộ, ngành, tổng công ty phải phối hợp với UBND thành phố nơi DN có đất đai, nhà xưởng phối hợp rà soát và xử lý quỹ nhà đất theo đúng quy định hiện hành.
Bước 2 : Do DN CPH chỉ được tiếp tục quản lý sử dụng số lượng địa điểm đất đai phù hợp phương án sản xuất kinh doanh, vì thế đối với những diện tích đất đai CTCP tiếp tục quản lý sử dụng, giá trị quyền sử dụng đất khi CPH được xử lý như sau:
Tôn trọng quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất của DN CPH (thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất).
Do khung giá đất tại thành phố công bố chưa sát giá trị quyền sử dụng đất chuyển nhượng trên thực tế nên có thể đề nghị Chính phủ xem xét khi CPH các DNNN chỉ được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, không được lựa chọn hình thức thuê đất. Sử dụng giá đất do thành phố công bố hàng năm làm giá tính giá trị quyền sử dụng đất giao cho DN khi CPH.
* Nếu DN sử dụng hình thức thuê đât, trường hợp này sẽ không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH, DN CPH được tiếp tục kí hợp đồng thuê đất và trả tiền thuê hàng năm cho thành phố theo mức giá cho thuê hiện hành của thành phố ứng với từng mục đích sử dụng đất. Sau khi CPH nếu DN thay đổi mục đich sử dụng đât thì phải được UBND thành phố cho phép và phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định hiện hành.
* Nếu DN lựa chọn phương thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, trường hợp này sẽ tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH, song đề nghị Bộ tài chính báo cáo chính phủ cho phép lấy giá đất do thành phố công bố hàng năm làm giá tính giá trị quyền sử dụng đất giao.
Về xử lý lao động dôi dư khi CPH
- Đa phần các DN nằm trong kế hoạch CPH giai đoạn 2008-2010 đều đã thực hiện chuyển đổi (chuyển sang công ty TNHH 1 TV, chuyển sang công ty mẹ- công ty con) và đã thực hiện giải quyết lao động dôi dư một lần. Quá trình CPH các DN này trong thời gian tới dự kiến vẫn xuất hiện một lực lượng lao động dôi dư lớn khoảng 2500 người và số lao động này sẽ không được xử lý theo quy định tại Nghị định 110/2007/NĐ-CP, vì vậy, công tác chỉ đạo CPH của thành hố sẽ gặp khó khăn. UBND Thành phố Hà Nội đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xử lý số lao động dôi dư này theo quy định tại Nghị định số 110/2007/NĐ-CP với kinh phí dự kiến khoảng 60 tỷ đồng hoặc cho phép Thành phố sử dụng một phần tiền thu từ bán đấu giá các địa điểm DN sử dụng không hiệu quả và thu hồi được khi CPH DN để giải quyết chính sách cho số lao động này.
- DN chịu trách nhiệm hoàn toàn về tuyển dụng lao động và thực hiện các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện CPH DN cần hết sức chú ý phương án đầu tư và phát triển sản xuất- kinh doanh để có thể thu hút tối đa người lao động có việc làm ở DN. Trong trường hợp cần đào tạo lại mà DN thiếu kinh phí thì Nhà nước bổ sung thêm. Ngoài việc hỗ trợ cho người lao động bằng tiền cần đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Nguồn tiền để giải quyết chính cho lao động dôi dư và không có việc làm thì ngoài phần lấy từ Qũy hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN còn được cung cấp thêm từ ngân sách và các nguồn tài chính có thể khác. Cùng với chính sách hỗ trợ cho nguời lao động trong thời gian đào tao lại, tìm việc phải có chính sách để họ tự tạo việc làm mới. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa sử dụng quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và quỹ hỗ trợ và sắp xếp CPH DNNN.
4.3. Công khai hóa thông tin tài chính cho mọi đối tượng
Công khai hóa thông tin tài chính cho mọi đối tượng được hiểu là cung cấp các bản báo cáo tài chính, các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường chứng khoán, trên các phương tiện thông tin. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng là làm tăng long tin, tăng tính minh bạch và tình hình tài chính của DN đối với các nhà đầu tư, các cổ đông. Yêu cầu này đòi hỏi DN phải thông báo kịp thời, bảo đảm tính chính xác những thông tin quan trọng về tình hình tài chính để các nhà đầu tư xem xét, đánh giá giá trị công ty, bảo đảm tính công bằng trong mua bán. Điều này góp phần bảo vệ nhà đầu tư, hình thành nên giá cổ phần của DN.
III. Một số kiến nghị
1. Đối với thành phố Hà Nội
1.1. Quyết định nắm giữ một số cổ phần chi phối
- Theo tiêu chí, danh mục phân loại DN 100% vốn Nhà nước tại Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều DN thuộc diện CPH giai đoạn 2008-2010 của Thành phố không thuộc đối tượng Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi CPH.
Các cơ chế, chính sách về CPH hiện nay đang ở trong quá trình hoàn thiện, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế (cơ chế xử lý các vấn đề đất đai khi CPH; phương pháp xác định giá trị thương hiệu, lợi thế kinh doanh…), để đảm bảo thận trọng trong triển khai công tác CPH, tạo điều kiện cho các DN sau khi chuyển sang cổ phần giữ được ổn định và phát triển, hạn chế tối đa sự thất thoát tài sản và vốn Nhà nước, UBND thành phố Hà Nội cần có quyết định nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong giai đoạn đầu tại một số DN cần thiết khi CPH, đó là các DN có quy mô lớn, quản lý nhiều địa điểm đất đai có giá trị lợi thế cao,…). Sau khi CTCP hoạt động ổn định một thời gian, cơ chế chính sách hoàn thiện hơn, khả năng thất thoát tài sản và vốn Nhà nước thấp, Thành phố có thể tiến hành xem xét quyết định bán đấu giá số cổ phần này.
1.2. Các kiến nghị khác
- Thời điểm xác định giá trị DN CPH : hiện nay thời gian xác định giá trị DN đến khi công bố giá trị DN theo quy định của Bộ tài chính là dưới 6 tháng. Trong thời gian tới, để phù hợp hơn với thời gian thực tế triển khai CPH có thể nâng khoảng thời gian xác định giá trị DN lên 12 tháng.
- Một điều hết sức quan trọng nữa là do đặc thù của DN thuộc thành phố HN là quản lý nhiều địa điểm mạng lưới đất đai, nhà xưởng tại các vị tri đẹp, nhạy cảm, tham gia thực hiện nhiệm vụ mang tính chiến lược phát triển kinh tế của thủ đô nên thời gian qua có hiện tượng tư nhân thâu tóm cổ phần của các DNNN CPH, làm ảnh hưởng xấu đến việc làm, quyền lợi của người lao động, gây kiện cáo, dư luận xấu..việc bán đấu giá cổ phần công khai trên sàn giao dịch chứng khoán đã xuất hiện một sô tiêu cực. Vì vậy, thời gian tới, UBND thành phố cần xấy dựng kế hoạch, lộ trình CPH, sắp xếp DNNN đảm bảo thận trọng, vững chắc, trước mắt nắm cổ phần chi phối tại những DN có vai trò, vị trí quan trọng trong định hướng chiến lược và nhiệm vụ kinh tế xã hội của thủ đô và một số DN nắm giữ nhiều địa điểm, mạng lưới kinh doanh tại những vị trí đẹp, nhạy cảm để đảm bảo CPH không đi chệch hướng thành tư nhân hóa, DN sau CPH ổn định, phát triển theo mục tiêu của thành phố.
2. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành TW
2.1. Phát triển thị trường chứng khoán
Như đã đề câp đến ở chương 1, thị trường chứng khoán có tác động tích cực đến sự phát triển của CTCP, vì vậy. tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển cũng chính là tạo điều kiện cho quá trình CPH diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi cho DN CPH tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về kinh doanh chứng khoán,; tạo điều kiện thuận lợi cho các DN phát hành chứng khoán ra công chúng, đặc biệt là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng; gắn việc phát hành cổ phiếu với công khai niêm yết trên thị trường; phát triển hệ thống trung gian tài chính trên thị trường như các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Các kiến nghị khác
- Đối với Bộ tài chính trong thời gian tới sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện tổng kết thí điểm CPH các DN công ích, nghiên cứu xây dựng cơ chế chuyển từ các đơn vị sự nghiệp có thu thành CTCP để nghiên cứu, xây dựng Nghị định về CPH các đơn vị này.
- Đối với Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trình Chính phủ cơ chế quản lý và đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ đã CPH theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng khóa X. Ngoài ra, với chức năng của mình, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cần phối hợp với Bộ tài chính tổng hợp và công khai tiến độ thực hiện lộ trình sắp xếp, CPH DN của cả nước thuộc các Bộ, ngành giai đoạn tiếp theo. Tổ chức tập huấn cơ chế mới về CPH cho các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố và Hội đồng quản trị các tổng công ty. Trực tiếp chỉ đạo việc CPH các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, công ty mẹ theo đúng tiến độ và lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng cường kiểm tra giám sát việc CPH những DN lớn, DN có lợi thế kinh doanh, kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình CPH DN.
- Với Chính phủ, trong thời gian tới cần phải căn cứ vào các Phương án tổng thể sắp xếp công ty nhà nước được điều chỉnh, bổ sung tập trung chỉ đạo các DN thực hiện xử lý những tồn tại về tài chính trước khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi theo đúng các quy định của nhà nước. Kiên quyết thực hiện giải thể, phá sản những DN làm ăn thua lỗ, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Cho phép các Bộ, địa phương quyết định việc thực hiện CPH ngay các DN nằm trong kế hoạch những năm sau nhưng đủ điều kiện CPH ngay. Chính phủ cũng sẽ căn cứ các tiêu chí quy định tại Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ tổ chức rà soát, xem xét quyết định bán tiếp cổ phần Nhà nước tại các CTCP mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần.
- Riêng với các Bộ, địa phương cần khẩn trương xây dựng kế hoạch sắp xếp, CPH DNNN giai đoạn 2008-2010 trình Chính phủ.
KẾT LUẬN
Cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Đảng và nhà nước thường xuyên chăm lo đổi mới và phát triển DNNN. CPH DNNN được coi là một trong những chủ trương, giải pháp hữu hiệu trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN. Tuy nhiên CTCP và quá trình CPH ở nước ta vẫn là những vấn đề khá mới, bởi một thời kì dài bao cấp đã thủ tiêu động lực trong nhiều DNNN. Chính vì vậy nhà nước đã rất thận trọng trong quá trình tổ chức thực hiện, nhằm tránh các hậu quả do quá trình thực hiện không tốt đem lại.
Thực hiện chủ trương CPH DNNN của Đảng và Nhà nước, thời gian qua thành phố HN đã thu được nhiều thành công công tác CPH DNNN do thành phố quản lý. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn bộc lộ một số vướng mắc cần tháo gỡ, khắc phục để tiến trình CPH đạt kết quả cao hơn. Trong thời gian tới thành phố cần tiếp tục duy trì tốc độ CPH, đảm bảo vẫn là thành phố đạt số lượng DN CPH nhiều nhất cả nước, xứng đáng với địa vị thủ đô ngàn năm văn hiến, luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN hiện nay cần làm thất tốt để đạt mục tiêu cuối cùng là nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNN trong nền kinh tế, cải tạo vị thế của đất nước trên thế giới, làm cho bộ mặt của thành phố nói riêng và đất nước nói chung ngày càng giàu đẹp.
Với những hiểu biết còn hạn chế, bài viết của em chỉ dừng lại ở việc hoàn thành chương trình thực tập chuyên đề dưới sự chỉ dạy nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn, nêu ra được một vài khó khăn cũng như đưa ra các giải pháp nhỏ nhằm thúc đấy quá trình CPH các DNNN thuộc thành phố HN quản lý. Em xin được kết thúc bài viết tại đây, em rất mong sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo. Em xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Lê Hồng Hạnh. Cổ phần hóa DNNN - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Chính trị Quốc gia
2. Ngô Quang Minh. Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước. NXB Thống Kê.
3. LeeKangWoo. Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội .
4. TS. Vũ Minh Trai chủ biên. Thực trạng và giải pháp sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Thành phố Hà Nội. NXB Chính trị Quốc gia năm 2000.
5. PTS. Nguyễn Ngọc Quang. Vai trò công ty Cổ phần. NXB Khoa học xã hội 1996
6. Trang web của Chính phủ Việt Nam
Trang web của UBND thành phố Hà Nội
Trang web của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế TW
MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu
Danh mục các chữ viết tắt
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 1.1. Số lượng DNNN sắp xếp và đổi mới đến ngày 31/12/1999
Biểu 1.2. Tình hình CPH đến ngày 31/12/1999
Biểu 1.3. Kết quả CPH giai đoạn 2000-2002
Biểu 1.4. Tổng kết tình hình thực hiện CPH từ năm 2003 đến nay
Biểu 2.1. Tổng kết công tác sắp xếp, đổi mới DNNN của Thành phố Hà Nội
Biểu 2.2. Tổng kết công tác CPH của Thành phố Hà Nội giai đoạn 1998-2006
Biểu 2.3. Tình hình cơ cấu vốn điều lệ của một số CTCP
Biểu 2.4. Tình hình CPH các DNNN của Thành phố Hà Nội giai đoạn 1998- 2002 theo các lĩnh vực
Biểu 2.5. Tình hình CPH DNNN của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 đến nay theo các lĩnh vực
Biểu 2.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một số CTCP thuộc Thành phố Hà Nội sau CPH
Biểu 3.1. Kế hoạch CPH của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2010
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPH : cổ phần hóa
CT : công ty
CTCP : công ty cổ phần
DN : doanh nghiệp
DNNN : doanh nghiệp nhà nước
TNHH NN 1TV : trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên
TCT : tổng công ty
TW : trung ương
XNK : xuất nhập khẩu
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2008
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2008
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28561.doc