Tài liệu Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở Tổng Công ty chè Việt Nam - Công ty mẹ: ... Ebook Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở Tổng Công ty chè Việt Nam - Công ty mẹ
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở Tổng Công ty chè Việt Nam - Công ty mẹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Bước vào thời kỳ hội nhập, chứng kiến đất nước đang đổi mới từng ngày, từng giờ, mỗi chúng ta ai cũng cảm thấy hồ hởi. Tuy nhiên trong sự thay đổi ấy đằng sau những thành quả tốt đẹp, chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách nghiêm túc những hạn chế và thiếu sót của mình để có thể phát triển một cách bền vững hơn. Cùng với cả nước, ngành chè Việt Nam đang từng bước phát triển và đóng góp ngày càng nhiều cho sự vững mạnh của kinh tế nước nhà. Nhưng những bất cập và tồn tại cuả ngành chè hiện nay không phải là ít. Đó là những cản trở lớn đối với sự phát triển của ngành chè và nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà cơ chế thị trường với tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu không đổi mới, không đáp ứng được những đòi hỏi đó thì sẽ không thể tồn tại được. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp chè có thể đứng vững trên thị trường trong điều kiện hội nhập hiện nay? Theo các nhà chuyên môn, khó khăn lớn nhất của ngành chè hiện nay là ở nguyên liệu!
Trong quá trình thực tập tại TCT chè Việt Nam, tôi nhận thấy vấn đề đảm bảo nguồn nguyên liệu là một nhiệm vụ lớn đặt ra cho TCT trên con đường hội nhập và phát triển. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Ngô Thắng Lợi cùng sự giúp đỡ chỉ bảo của các cán bộ chuyên môn trong TCT chè, tôi xin được trình bày những ý kiến của mình về vấn đề này qua đề tài thực tập tốt nghiệp:
“Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở TCT chè Việt Nam - Công ty mẹ”
Xin được giới hạn đề tài của mình trong phạm vi công ty mẹ – là một đơn vị sản xuất kinh doanh và là bộ phận quan trọng nhất TCT chè Việt Nam. Hiện nay, Tổng Công ty Chè Việt Nam gồm có công ty mẹ, nhiều công ty con, và các công ty liên kết hoạt động độc lập. Trong công ty mẹ có đơn vị sản xuất chè và các công ty hạch toán phụ thuộc. Kể từ năm 2007, theo quyết định của nhà nước, các Tổng công ty phải có tự sản xuất. Công ty mẹ của Tổng công ty chè Việt Nam với diện tích sản xuất cộng thêm diện tích vùng thu mua của dân lên đến hàng vạn hecta đang đặt ra vấn đề lớn trong quản lý và bảo đảm nguồn nguyên liệu cho phát triển.
Chương I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC BẢO ĐẢM NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐỐI VỚI TCT CHÈ VIỆT NAM
Câu hỏi mà ngành chè đang quan tâm nhất hiện nay là làm sao quy hoạch tốt nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng chè phục vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định được thương hiệu chè Việt Nam. Theo chủ tịch hiệp hội chè Việt Nam khẳng định: “dù muốn phát triển thế nào thì ngành chè Việt Nam cũng phải giải quyết khâu chất lượng nguồn nguyên liệu!” Vì sao lại như vây, chúng ta xem xét sự cần thiết của việc đảm bảo nguyên liệu tại TCT Chè Việt Nam:
I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
Tên doanh nghiệp: Tổng công ty chè Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: (VINATEA) Viet Nam National Tea Corporation.
Tên viết tắt: VINATEA CORP.
Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) là doanh nghhiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè Việt Nam. Vinatea lớn gấp nhiều lần doanh nghiệp đứng thứ hai sau nó trên tất cả các lĩnh vực như vốn, tài sản, công nghệ - kỹ thuật, nguồn nhân lực chuyên môn cao và lành nghê, sản lượng và chất lượng chè sản xuất và kim ngạch xuất khẩu chè
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea)
Tổng công ty chè Việt Nam được thành lập theo thông báo số 5820- CP/ĐMDN ngày 13- 10- 1995 của Chính Phủ và Quyết định số 394- NN- TCCB/QĐ ngày 29- 12- 1995 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổng công ty chè Việt Nam là một trong những dự án nhà nước được chọn để thành lập Tổng công ty theo quyết định 90T/TTG ngày 7- 3- 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy mới được thành lập nhưng trên thực tế TCT đã có một quá trình phát triển lâu dài mà tiền thân của nó là Liên hiệp các Xí nghiệp nông - công nghiệp chè Việt Nam. Được thành lập từ ngày 19- 4- 1974, Liên hiệp các Xí nghiệp chè Việt Nam lúc bấy giờ là một tổ chức kinh tế thống nhất đầu tiên giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phát triển của ngành chè, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung hoá sản xuất của các cơ sở sản xuất, chế biến, trồng chè trong cả nước, đóng góp vào công việc phát triển đất nước.
Từ năm 1974- 1978 có sự ra đời của 2 cơ quan quản lý chè là Liên hiệp các Xí nghiệp chè Việt Nam quản lý các cơ sở chế biến chè trên cả nước và công ty chè trung ương quản lý các nông trường chè quốc doanh.
Năm 1979 được Nhà nước cho phép sát nhập Liên hiệp các Xí nghiệp chè Việt Nam với Công ty chè trung ương thành Liên hiệp các Xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam theo quyết định số 75/CP ngày 1- 3- 1979 của Hội đồng Chính phủ, đồng thời Nhà nước cho phép sát nhập phần lớn những nông trường chuyên trồng chè của địa phương vào Liên hiệp nhằm gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn quốc doanh với tập thể để hợp tác tương trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh thực hiện một bước thống nhất kinh doanh theo ngành kinh tế kỹ thuật.
Năm 1987, Liên hiệp các Xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam tiếp nhận nhiệm vụ XNK chè từ VINALIMEX – Tổng công ty XNK nông sản thực phẩm, tổ chức thành công ty xuất nhập khẩu chè vật tư, hàng hoá, thiết bị,... cũng như kí kết các chương trình hợp tác liên doanh với nước ngoài nhằm phục vụ sản xuất trong nước.
Bước sang thời kỳ 1988- 1995, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, ngành chè nói chung và Liên hiệp các Xí nghiệp công nông nghiệp chè nói riêng đã phát triển một cách vượt bậc so với các giai đoạn phát triển.
Cuối năm 1995, Liên hiệp các Xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam đã tổ chức lại thành Tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA CORP) và phát triển đến ngày nay.
Sau gần 30 năm hoạt động, hiện nay Tổng công ty đang quản lý 28 Xí nghiệp công nông nghiệp chè trên cơ sở hợp nhất một nông trường với một nhà máy chế biến và 5 đơn vị trực thuộc là công ty dịch vụ sản xuất đời sống, nhà máy cơ khí chè, Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm, Công ty xây lắp vật tư, kỹ thuật và viện nghiên cứu chè. Ngoài ra, Tổng công ty còn tham gia quản lý 7 đơn vị liên doanh.
Thực hiện chương trình đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước của Chính Phủ, ngày 13/09/2005, theo quyết định số 2374/Q BNN/ĐMDN của Bộ NN- PTNT về việc chuyển TCT Chè Việt Nam sang mô hình công ty mẹ- công ty con. Trong đó Tổng Công ty chè Việt Nam – Công ty mẹ hoạt động như một tổ chức kinh tế có sản xuất kinh doanh. Cuối năm 2007, Chính phủ quyết định đưa hai công ty chè - vốn là hai công ty con của TCT chè là Công ty chè Mộc Châu và Công ty chè Sông Cầu vào Công ty mẹ quản lý làm cho năng lực của công ty mẹ ngày càng trở nên lớn mạnh hơn.
2/ Cơ cấu tổ chức của Vinatea
a/ Vinatea có một cơ cấu tổ chức vững mạnh: các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty nằm trải dài suốt dọc lãnh thổ Việt Nam, với các vùng nguyên liệu chè trù phú có chất lượng cao ở Việt Nam. Hiện nay Vinatea có:
25 nhà máy chế biến chè hiện đại gắn liền với vùng nguyên liệu tập trung, ổn định.
3 trung tâm tinh chế và đóng gói chè.
2 nhà máy chế tạo thiết bị và phụ tùng cho các nhà máy chế biến chef.
1 viện nghiên cứu chè..
1 trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp.
2 Công ty xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông , thuỷ lợi
3 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.
1 công ty 100% vốn hoạt động tại CHLB Nga.
2 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng - chế biến và xuất khẩu chè.
b/ Sản phẩm của Vinatea gồm:
Chè xuất khẩu đạt sản lượng trên 30.000 tấn/ năm với các loại : Chè đen (Orthordox, CTC..) Chè Ôlong, Pouchung, chè Gunpowder, chè xanh kiểu Nhật Bản, các loại chè dược thảo, chè ướp hương hoa...
Phụ tùng và thiết bị chế biến chè theo thiết kế của ẤN Độ, Nhật Bản,Đài loan, Nga, Ý...
Sản phẩm xây dựng và lắp đặt thiết bị dây truyền công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, cầu, đường và các công trình đường giao thông,...
Sau gần 50 năm hoạt động, hiện nay Vinatea đâng trên đà phát triển mạnh và hướng đến một tập đoàn kinh tế đa năng
3/Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Vinatea
3.1. Chức năng nhiệm vụ:
* TCT chè Việt Nam với chức năng tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch và các dự án đầu tư phát triển vùng sản xuất chè chuyên canh, thâm canh có năng suất và chất lượng cao. Góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, xoá đói giảm nghèo
* TCT là một doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư kỹ thuật chuyên dùng phục vụ ngành công nghiệp chế biến chè. Đồng thời tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào ngành chè, bắt kịp trình độ thế giới.
* TCT tham gia tổ chức nghiên cứu giống chè mới quy trình canh tác, thu hoạch chế biến, bảo quản,...nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho ngành chè Việt Nam.
Hiện nay, trong thời buổi hội nhập kinh tế, vai trò quy hoạch phát triển vĩ mô cho ngành chè yếu đi xong TCT chè Việt Nam luôn giữ vị trí người anh cả, luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực, không ngừng đổi mới và hội nhập với xu thế phát triển chung của đất nước.
3.2 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của TCT
Theo quyết định số 2374/QĐ- BNN/ ĐMDN của Bộ trửong bộ NN _PTNT, TCT chè Việt Nam chuyển sang mô hình Công ty mẹ- công ty con với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là:
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại chè
- Kinh doanh vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc, phụ tùng thiết bị chế biến chè
- Tham gia đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh vật liệu xây dựng, nội ngoại thất, thi công xây lắp, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng thuỷ lợi, làm đường giao thông, kinh doanh bất động sản ,...
4/ Năng lực hoạt động của TCT chè Việt Nam
4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ thời gian qua giai đoạn 2003-2007
(Số liệu TCT cung cấp có phụ thuộc lục ở cuối)
CHỈ TIÊU
2003
2004
2005
2006
2007
GÍA TRỊ SẢN XUẤT
(giá CĐ1994)
26964123
37931390
22307604
+Gía trị sản xuất Công nghiệp (1000 đồng)
23903616
35554186
20071031
+Giá trị sản xuất Nông nghiệp (1000 đồng)
3060507
2377213
2236573
SẢN PHẨM SẢN XUẤT RA
+Chè toàn bộ (tấnt)
5477
7556
2023
3010.8
2328
chè đen (tấnt)
2869
4544
1765
2943
3457
chè xanh (tấnt)
2382
2777
170
34
589
chè nội tiêu (tấnt)
226
235
88
33.75
6374
+Sản phẩm cơ khí
135
201.72
131
TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI ĐỊA
5315
8142
2721
2687
5943
+chè đen (tấnt)
2800
5016
2472
2437
2311
+chè xanh (tấnt)
2269
2894
167
219
3407
+chè nội tiêu (tấnt)
264
232
81
31
225
GIÁ TRỊ XÂY DỰNG CƠ BẢN (1000 đồng)
165569992
102672199
61007164
16096945
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
+Doanh thu tổng số
(đồng)
558246180
789513036
589090529
561578038
+Lợi nhuận trước thuế
(đồng)
9716307
-84035
-3616166
1335792
XUẤT NHẬP KHẨU
+Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (USD)
16129872
31865527
28198184
26744816
25672492
+Kim ngạch xuât khẩu sp chè (USD)
15785618
18085760
15916913
14756301
13308164
+Sản lượng xuất khẩu (tấn)
16214
17528
14267
13968
10619
+Kim ngạch nhập khẩu (USD)
7830164
137797568
12281271
11988515
12364328
GIÁ CHÈ XUẤT KHẨU (USD/ tấn)
973.5795
1031.8211
1115.6454
1056.4362
1253.241
Nguồn: Báo cáo kết quả Sản xuất kinh doanh của TCT chè Việt Nam qua các năm 2003; 2004; 2005; 2006; 2007.
Với 28 nhà máy và các xưởng chế biến chè công nghiệpV, cho đến nay đã đáp ứng được một khối lượng lớn cho nhu cầu cho Tổng công ty chè Việt Nam với công suất 598 tấn tươi / ngày, nhu cầu nguyên liệu 81.350 tấn tươi / ngày, năng lực chế biến lên tới 16.500 tấn sản phẩm /ngày. Nhờ có công suất và năng lực chế biến lớn, Tổng công ty có nhiều khả năng dỏp ?ng nhu cầu của khách hàng trong nước cũng như nước ngoài, thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế lớn, trở thành bạn hàng đáng tin cậy đối với nhiều đối tác nước ngoài.
Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất - kinh doanh Tổng công ty đã tham gia hợp tác với nhiều hãng nước ngoài và đã bắt đầu hình thành nên các doanh nghiệp liên doanh trong và ngoài nước, đến nay Vinatea đã có quan hệ thương mại với trên 200 công ty và tổ chức thương mại tại trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về chè nội tiêu, Vinatea là nhà cung cấp chính về nguyên liệu, sản phẩm cho gần 200 công ty và nhà máy sản xuất, chế biến chè trên toàn quốc. Tổng công ty được thành lập đã tạo điều kiện để tập trung hoạt động tập trung vốn, thống nhất quản lý điều hành đối với toàn ngành chè Việt Nam.
Từ bảng số liệu trên ta có nhận thấy: Năm 2007, trong sản xuất chế biến chè có bước đột phá gia tăng về số lượng và giá trị. Đó là kết quả của sự nỗ lực cố gắng cuả công ty mẹ trong việc chủ động tổ chức điều hành sản xuất và quản lý các đơn vị phụ thuộc trong đó có sự tham gia của hai thành viên mới hết sức quan trọng. Đó là Công ty chè Mộc Châu và Công ty chè Sông Cỗu. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì tình hình sản xuất kinh doanh của TCT có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Điều đó có thể thấy qua sự biên động giá chè xuất khẩu trong các năm gần đây.
Biểu đồ giá chè xuất khẩu các năm gần đây
Mức tăng giảm về giá và luợng chè qua các năm thể hiện sự biến động của ngành chè trước tác động của tự nhiên và biến động tình hình thế giới. Đặc biệt là năm 2006 do ảnh hưởng bởi chiến tranh ở các nước Trung – Cận Đông – một thị trường lớn của chè Việt Nam, nên sản lượng và giá chè tụt giảm. Điều đó thể hiện sự hạn chế trong quá trình khai thác và chế biến, đồng thời thiếu chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh của ngành chè. Nguyên nhân không chỉ nằm ở chỗ sản lượng giảm xuống mà còn ở chất lượng của chè Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước với sự hỗn loạn trên thị trường chè làm cho không quản lý được cả về số lượng và chất lượng, từ đó làm cho không những khó tiếp cận thị trường mới mà chúng ta còn thất bại ngay trên những thị trường truyền thống. Sản lượng chè xuất khẩu mấy năm vừa qua có xu hướng giảm xuống.
Biểu đồ sản lượng chè xuất khẩu của TCT chè qua các năm gần đây
Trong những tháng đầu năm nay, giá chè xuất khẩu chỉ đạt khoảng1006 USD / tấn, giảm 4.6% so với mức giá bình quân cả năm 2006 (1057 USD/ tấn). Như vậy vấn đề vẫn là ở chỗ làm thế nào để nâng cao và đảm bảo nguồn nguyên liệu chè chất lượng. Đó cũng là nhiệm vụ mà TCT đang nỗ lực thực hiện.
4.2. Các mặt hàng xuất khẩu
Tổng công ty chè Việt Nam hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực sản xuất - chế biến - kinh doanh chè xuất khẩu và một số mặt hàng khác nhập khẩu vật tư thiết bị và các loại hình dịch vụ cho sản xuất vào đời sống, phục vụ các đơn vị thành viên và phần lớn các doanh nghiệp chè trên phạm vi cả nước.
Các chủng loại chè xuất khẩu của Tổng công ty cũng rất đa dạng và phong phú. Ngoài những, sản phẩm truyền thống như chè đen, chè sen và chè ướp hương công nghệ của Trung Quốc, Liên xô, Tổng công ty chè còn tạo ra những loại sản phẩm phong phú: chè đen truyền thống (Orthodox- OTD), chè CTC (theo công nghệ nghiền, vò, cắt - Curling- Tearing- Cutting), chè chế biến theo phương pháp lưỡng dụng, hơn 40 loại chè ướp hoa, chè đặc sản cao cấp, các loại chè phòng chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ... Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu một số loại sản phẩm nông nghiệp và dược liệu.
4.3 Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam
Sau một thời kỳ xuất khẩu sang Liên xô và một số các nước XHCN khác, đến năm 1990 Tổng công ty đã nắm tới 90% xuất khẩu của cả nước đạt mức xuất khẩu là 15.000 tấn. Tuy nhiên, sau khi Liên xô và Đông Âu tan rã chè Việt Nam đã mất 66 % thị trường, xuất khẩu năm 1991 chỉ còn 9.000 tấn. Từ năm 1992 đến 1995 do cạnh tranh quyết liệt về xuất khẩu cũng như khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, thâm nhập thị trường chè mới và biến động của thị trường chè thế giới, những nhu cầu gắt gao về chất lượng, cơ cấu sản phẩm, khó khăn về tài chính... Tỉ trọng của Tổng công ty tuy đã được phục hồi nhưng tốc độ còn chậm. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của thị trường thế giới, Tổng công ty đã mạnh dạn cải tiến, đổi mới cơ chế quản lý, mạnh dạn đầu tư, phát triển công nghệ của Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, vào sản xuất chè xuất khẩu, đầu tư mới công nghệ sản xuất chè túi lọc chất lượng cao, thường xuyên cải tiến, đa dạng hoá mẫu mã, chú trọng hình thức để hấp dẫn người tiêu dùng. Nhờ đó, Tổng công ty đã từng bước vượt qua khó khăn, tạo đà cho xuất khẩu chè. Đến năm 2000, xuất khẩu chè của Tổng công ty đã đạt mức khả quan là 28.780 tấn, đồng thời, đã củng cố và mở rộng được thị trường truyền thống như Nga và SNG, Iraq tạo được chỗ đứng trên các thị trường có triển vọng như: Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Pakistan...
Như vậy năng lực sản xuất kinh doanh và tiềm năng cho sự phát triển, mở rộng của công ty mẹ – TCT chè Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, năng lực đó có phát huy được hiệu quả hay không còn phu thuộc rất nhiều vào khả năng của vùng nguyên liệu mà TCT đang có. Bởi lẽ dù năng lực của doanh nghiệp có lớn đến đâu, thị trường có tiền năng đến đâu thì nếu không có được một nguồn nguyên liệu đủ để đáp ứng được những yêu cầu về chất và lượng thì cũng sẽ là một sự lãng phí vô cùng lớn. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy, năng lực lớn mạnh sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng và bảo đảm nguồn nguyên liệu tốt cho quá trình hoạt động và phát triển.
II/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO ĐẢM NGUYÊN LIỆU Ở TCT CHÈ VIỆT NAM
1/ Đặc điểm kinh tế – kĩ thuật của quá trình sản xuất, chế biến chè
1.1. Quá trình sản xuất – chế biến chè:
Quá trình sản xuất – chế biến chè trải qua nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình kỹ thuật mới đảm bảo được sản phẩm chè có chất lượng. Quá trình trên tạo ra gía trị chủ yếu cho chè thành phẩm (đến trên 70® %). Vì vậy đây là một công đoạn hết sức quan trọng . Quy trình sản xuất – chế biến chè gồm nhiều công đoạn song tựu chung lại được chia làm hai công đoạn lớn đó là trồng và chế biến:
*Giai đoạn chuẩn bị các yếu tố đầu vào:
- Giống chè: là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất chè búp tươi bởi giống chè tốt, năng xuất cao sẽ cho sản lượng cao, chất lượng tốt và bán được giá thành cao. Một số giống chè nổi tiếng như: Bát Tiên, Ngọc Thuý, San Tuyết, … cho ra các loại sản phẩm chè chất lượng cao. Ngoài ra còn một số giống chè cho chất lượng trung bình nh ư: LDP1, LDP2 và một số giống chè hiện nay đang bị thoái hoá giống cho chất lượng thấp như PH1, giống chè trung du. Vấn đề chọn giống phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện từng vùng là rất quan trọng bởi lẽ không phải nơi nào cũng trồng được các loại chè đặc sản mà chỉ một số nơi có điều kiện đặc biệt phù hợp thì chúng mới sinh trưởng và phát triển được. Hiện nay, tỷ lệ các giống chè quý được trồng chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại chủ yếu là các giống chè PH1 và LDP. Để có thể tăng diện tích các loại giống tốt thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm nghiên cứu giống và bà con nông dân, để hoạt động trồng chè đạt hiệu quả cao và đảm bảo tính cân đối, hợp lý.
- Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: đây là hai yếu tố đầu vào hết sức quan trọng, hỗ trợ cho công tác trồng và chăm sóc của nông dân cho năng suất cao hơn và kinh tế hơn. Hiện nay, ngươi nông dân đang đứng trước rất nhiều sự lựa chọn là liệu họ nên dùng loại nào phù hợp vì trên thị trường hiện có quá nhiều các loại phân cũng như thuốc hoá học sử dụng cho cây trồng. Nếu không có sự hướng dẫn và lựa chọn đúng đắn, người nông dân sẽ tự hại chính mình và cây chè Việt Nam sẽ mất chỗ đứng trên thị trường.
- Ngoài hai yếu tố trên còn phải kể đến hoạt động cải tạo, quy hoạch đất đai - vốn là tư liệu sản xuất không thể thiếu được của người nông dân. Việc giao đất cho người nông dân sản xuất phải có quy hoạch và thống nhất trên cơ sở nhà nước và nông dân có lợi
* Sản xuất chè búp tươi
Bước1: Gieo trồng. Người nông dân sau khi có được loại giống thích hợp họ tiến hành gieo trồng trên các khu vườn đồi đã được quy hoạch và cải tạo vào các thời điểm, mùa vụ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây, chè tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Họ có thể tiến hành hoạt động gieo trồng của mình băng hai cách. Đó là trồng bằng cây con và trồng bằng cành. Mỗi loại có một ưu thế riêng. Tuy nhiên, hiện nay hình thức được khuyến khích đưa vào là sử dụng trồng chè cành vì tỉ lệ sống cao, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao và không bị pha tạp.
Bước 2: Chăm sóc vườn chè. Đây là công đoạn hết sức quan trọng đòi hỏi nhiều công sức và thời gian của người nông dân.
- Công tác bón phân nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây chè và được chia làm nhiều đợt sau lần bón lót vào đất trước khi gieo trồng. Vấn đề đặt ra là phải có sự kết hợp giữa phân hữu cơ và phân vô cơ một cách hợp lý với xu hướng tăng tỉ trọng các loại phân hữu cơ, giảm tỷ trọng các loại phân vô cơ nhằm tạo nguồn dinh dưỡng lâu dài, an toàn cho cây chè, cải tạo đất và môi trường sinh thái.
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có tính hai mặt. Một mặt, nhằm tăng sức đề kháng của cây chè trước các loại sâu bệnh phá hại, mặt khác lại có ảnh hưởng không tốt đối với sự sinh trưởng của cây chè và môi trường sinh thái khi mà người nông dân do thiếu hiểu biết sử dụng các loại thuốc không đúng cách và đúng loại trong quy định của cục bảo vệ thực vật.
- Tiến hành trồng giặm và bổ sung vào các chỗ trống do cây bị chết hoặc trồng quá thưa nhằm đảm bảo năng suất cho vườn chè.
Bước 3: Thu hoạch chè (hái chèh)
Công đoạn hái chè được yêu cầu thực hiện bằng tay, không được sử dụng các loại liềm, dao. Kỹ thuật hái chè có tác động lớn đến năng suất và chất lượng chè bởi nếu hái chè quá sâu có thể làm tăng năng suất chè song làm chất lượng chè thấp do tỷ lệ lẫn cậng lớn và hàm lượng dĩnh dưỡng trong chè thành phẩm cũng giảm. Hiện nay, công đoạn hái chè được cơ giới hoá bằng việc sử dụng máy hái chè rất tiện dụng cho năng suất cao, thích hợp với vùng thiếu lao động. Tuy nhiên, để có thể sử dụng một cách hiệu quả thì một yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo được mặt bằng của tán chè. Mà muốn có được điều đó thì cần phải có công tác chuẩn bị vườn chè hết sức kỹ lưỡng và tiến hành trên diện tích rộng.
* Một công đoạn trung gian giữa hai khâu sản xuất và chế biến chè đó là hoạt động thu mua, vận chuyển chè búp tươi từ các nông trường chè đến các cơ sở chế biến. Công đoạn này có thể thực hiện một cách trực tiếp giữa người nông dân và các cơ sở chế biến hoặc thông qua các nhà buôn trung gian chuyên đi thu mua chè sau đó bán cho các nhà máy chế biến. Mặc dù công đoạn này không trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra giá trị cho búp chè tươi song nó lại có ảnh hưởng đến chất lượng chè, đặc biệt là trong khâu vận chuyển. Quá trình vận chuyển yêu cầu chè không được nén, chèn chặt trong bao mà cần đảm bảo độ thoáng cần thiết, thời gian vận chuyển, lưu trữ trước khi đưa vào chế biến không được quá lâu tránh cho chè không bị ôi, ngốt.
* Công đoạn chế biến chè:
- Chè tươi mua về được đưa vào làm sạch và phân loại sau đó được đưa vào một quy trình công nghệ bao gồm nhiều bước nhỏ: Héo – Vò - Ướp tẩm - Sấy. Mặc dù các quy trình trên được thực hiện chủ yếu bởi máy móc song vẫn phải đảm bảo một số yêu cầu như: độ dày của thảm chè không quá 30 cm và cứ sau 4h phải đảo chè một lần. Chú ý đến công suất và khả năng mua vào của nhà máy để đảm bảo chè tươi mua về không để quá lâu làm ảnh hưởng đến chất lượng chè.
- Sau công đoạn Héo – Vò - Sấy – Ướp tẩm, sản phẩm thu được mới là chè bán thành phẩm. Tiếp tục trải qua một khâu nữa đó là sàng phân loại lúc đó mới cho ra loại chè thành phẩm. Công đoạn cuối cùng là bảo quản chè để có thể giữ được hương vị và chất lượng chè lâu hơn. Công nghệ sử dụng ở đây ngoài đóng gói bao bì và hút ẩm còn có công nghệ hút chân không.
Tổng hợp tất cả những công đoạn trên taọ nên chuỗi giá trị của ngành chè, trong đó giá trị cơ bản nằm ở các búp chè tươi (đến 70® %), các khâu còn lại tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Điều đó phản ánh trình độ sản xuất của chúng ta còn thấp khi mà còn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào, giá trị gia tăng trong khâu chế biến và dịch vụ lại quá nhỏ. Sự tương quan đó thể hiện sự tác động của công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng đến sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Ơ nhiều nước trên thế giới có ngành công nghiệp chế biến phát triển thì giá trị của nguyên liệu chè trong chè thành phẩm cũng chỉ thấp hơn 60%. Ví dụ như ở Đài Loan, nơi mà không có nhiều điều kiện cho sản xuất nông nghiệp (vì không có nhiều đấtv), bù lại họ lại có một ngành công nghiệp chế biến rất phát triển, thay vì trồng chè, họ lại nhập chè bán thành phẩm về để tiếp tục gia công và đã tạo ra những thương hiệu chè nổi tiếng thế giới với hương vị đặc trưng. Còn ở nước ta do trình độ sản xuất còn hạn chế, chúng ta mới chỉ đảm bảo được phát triển theo chiều rộng nên việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng cho sản phẩm chè trong điều kiện hiện nay cần phải chú ý đến vấn đề nguyên liệu và giải quyết được các vấn đề tồn tại cũng như những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình bảo đảm nguyên liệu. Và trong quá trình đó vai trò của các chủ thể là vô cùng quan trọng. Vậy họ là những ai, tâm tư của họ là gì? Vai trò của họ thực sự đã phát huy được hiệu quả chưa?
1.2. Các bên có liên quan trong quá trình sản xuất và chế biến chè:
Quy trình chế sản xuất và chế biến chè phản ánh mối quan hệ, tác động giữa công nghiệp (mà ở đây là công nghiệp chế biếnm) và nông nghiệp, đó thực chất là mối quan hệ, tác động giữa nhà nước với nông dân, giữa kinh tế nhà nước với kinh tế hộ gia đình và giữa giai cấp công nhân, trí thức với giai cấp nông dân.
Phát triển ngành chè là một trong những mục tiêu không thể không nhắc tới trong công cuộc CNH _HĐH nông nghiệp nông thôn và đi lên sản xuất lớn ở Việt Nam. Đây là một ngành có thế mạnh bởi không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu, tạo điều kiện để mở rộng quan hệ thương mại, hội nhập kinh tế. Ngoài ra phát triển ngành trồng và chế biến chè tạo ra thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư là những người trồng chè và công nhân trong các cơ sở chế biến chè ổn định kinh tế xã hội.Từ đó ta có thể thấy rằng đặc điểm kinh tế – kĩ thuật của quá trình sản xuất và chế biến chè còn thể hiện quan mối quan hệ mật thiết giữa các chủ thể tham gia. Cụ thể hơn, đó là mối quan hệ của bốn nhà:
Nhà nông – Nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – Nhà Nước
Tương ứng với các khâu:
Sản xuất chè búp tươi - chế biến &kinh doanh chè khô - Nghiên cứu KH _KT - Quy hoạch phát triển
Nhà nông (người trồng chè) bao gồm các hộ trồng chè:
Công nhân nông trường (nông trường viênn): chủ yếu là công nhân ở các nông trường quốc doanh hoăc các công ty.Họ là những người có trình độ do được đào tạo và tiếp xúc với nhiều máy móc, công nghệ trồng chăm sóc do công ty đầu tư. Hiện nay, nhiều nông trường chè đang tiến hành cổ phần, họ được giao khoán sử dụng đất và được mua cổ phần. Sản phẩm chè sau khi thu hái được cam kết bán cho công ty. đó là một trong những giải pháp đưa ngành chề lên sản xuất lớn và cần mở rộng
Nông dân hợp đồng: là nông dân trồng chè có đất riêng để trồng chè nhưng có ký hợp đồng riêng với công ty bán một phần hay toàn bộ sản lượng chè sản thu hái. Họ được công ty cho vay vốn hoăc ứng trước giống và phân bón
Nông dân hợp tác xã: là những người sản xuất tham gia vào hợp tác xã. Độc lập trong quá trình bán chè thu hái
Nông dân tự do (nông dân không liên kếtn): chiếm phần lớn hộ sản xuất chè . Họ sản xuất chè và tự tìm cách tiêu thụ sản phẩm
Nhà doanh nghiệp gồm các cơ sở thu mua, chế biến và các cơ sở kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm chè. Cùng với sự phát triển của thị trường và công nghệ, hoạt động chế biến cũng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay có khoảng trên 600 cơ sở chế biến với công xuất 3-7 tấn chè tươi trên ngày và trên 10000 lò chế biến thủ công tại gia đình. Hoạt động chế biến hết sức phong phú đa dạng về hình thức và chất lượng:
Các hộ chế biến gồm: hộ chế biến chè đăng ký kinh doanh và hộ chế biến chè không đăng ký kinh doanh. Với các hộ chế biến không đăng ký kinh doanh tồn tại khá đông, họ chế biến nguyên liệu mà mình sản xuất ra tại nhà hoặc thu mua từ các nhà khác với công suất chế biến thấp (100-200 tấn /năm) và sử dụng lò quay tay hoặc lò có mô tơ. Chất lượng chè của các đơn vị này thường rất kém do nguyên liệu không được chon lọc kỹ và không có công nghệ bảo quản, không đúng quy trình chế biến. Với các hộ có đăng ký kinh doanh vốn là các cơ sở chế biến tư nhân có tư cách pháp nhân và được nhà nước quản lý. Công suất chế biến khoảng 400 tấn mỗi năm. Họ có thể bán lại cho các công ty xuất khẩu (XK) chè hoặc tự tiêu thụ sản phẩm chè do mình sản xuất ra
Nhà sản xuất - chế biến tư nhân tồn tại dưới loại hình công ty TNHH, được thành lập theo luật doanh nghiệp. Ngoài chế biến chè (chè xanh và chè đen) họ còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh chè: bán lại cho các công ty XK, liên kết trực tiếp với các công ty XK hoặc trực tiếp tìm kiếm bạn hàng và tiêu thụ sản phẩm chè khô
Tổng công ty chè Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có vị trí to lớn cả về quy mô và công suất trong ngành chè Viêt Nam, là đơn vị có công xuất chế biến hơn 5000 tấn / năm. Trước 1995, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều bán chè chế biến và sơ chế cho Vinatea xuất khẩu và hoạt động phụ thuộc chặt chẽ vào kế hoạch sản xuất của TCT. Sau năm 1995 khi mà cơ chế thị trường phát triển nhanh chóng, với sự xuất hiện của nhiều công ty tư nhân, tham gia vào cả quá trình sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. đặc biệt năm 2003 có nhiều biến cố về thị trường khiến cho kế hoạch sản xuất trở nên không ăn khớp. Từ đó các doanh nghiệp tự tách ra hoạt động và tìm kiếm thị trường. Từ Năm 2006, TCT trở thành đơn vị nhà nước tự tiến hành sản xuất kinh doanh, và đang từng bươc cổ phần hoá và hội nhập vào nền kinh tế. Trong quá trình đó, TCT luôn chủ động đảm bảo cho mình một nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường cung ứng sản phẩm đầu ra hết sức phong phú và rộng lớn, đồng thời TCT không ngừng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, cung cấp trang thiết bị công nghệ mới cho các cơ sở chế biến và giống, phân bón cho bà con nông dân trồng chè.
Ngoài ra còn bộ phận các công ty liên doanh và công ty nứơc ngoài là các công ty mới chỉ tham gia vào ngành chè từ cuối thập niên 90.
Trong quá trình sản xuất và chế biến chè còn có một bộ phận đó là những tư thương, thu mua chè cung cấp lại cho các cơ sở chế biến. Do nhu cầu chè trong các cơ sở chế biến ngày càng tăng trong khi đó khả năng cung ứng từ các đồi chè có hạn và tăng châm, không thể đáp ứng đủ nhu cầu thì vai trò của người tư thương càng trỏ nên quan trọng hơn. Bản thân các cơ sở chế biến cũng thích mua chè tươi của tư thương có quy mô lớn hơn vì cho phép họ mua được số lượng chè lớn mà tích kiệm đự._.ơc chi phí. Đây là hiệu quả của quá trình chuyên môn hoá.
Nhà khoa học là bộ phận đi đầu trong công cuộc CNH - HĐH đất nước. Họ đóng vai trò quan trọng trong viêc nghiên cứu, sáng tạo, khai thác và triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ, đưa chúng ứng dụng vào sản xuất. Đối với ngành chè, đội ngũ các nhà khoa học gồm các nhà kỹ sư cơ khí, các kỹ sư nông nghiệp, …đang là bộ phận đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình gia tăng giá trị của sản phẩm chè khi không ngừng đưa vào sản xuất những máy móc hiện đại tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến chè và đua vào trồng đại trà nhiều giống chè tốt. Mới đây, 8 giống mới được phép nhân rộng trong các dự án phát triển ở các tỉnh, thành phố góp phần nâng cao năng suất, chất lượng. Mặc dù nhận thức được vai trò to lớn đó KHCN song trong điều kiện hiện nay, đầu tư vào nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế. Đặc biệt người nông dân vẫn mang tác phong sản xuất nhỏ, với kinh nghiêm truyền thống, thói quen sản xuất truyền cũ, trình độ nhận thức hạn chế nên khó tiếp nhận và sử dụng công nghệ mới chưa nói đến khả năng họ tự đầu tư vào công nghệ sản xuất
Nhà nước thể hiện vai trò của mình trong quy hoạch phát triển vĩ mô tạo cơ sở pháp lý và định hướng phát triển ngành chè theo đúng hướng, ban hành các quy định quản lý sản xuất, chế biến, và chứng nhận chè an toàn, đăng ký chất lượng. Nhà nước tạo cơ chế quản lý tác động gián tiếp đến quá trình sản xuất và chế biến chè như hộ trợ thông qua hoạt đông hỗ trợ cho vay hoặc kêu gọi đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh… Các cơ quan đại diện cho nhà nước gồm có: Chính phủ, Cơ quan cấp bộ (bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Tổng công ty nhà nước –TCT chè Việt Nam, Các cơ quan quản lý hành chính địa phương. Các đơn vị quản lý nhà nước có trách nhiêm phối hợp, hỗ trợ nhau trong quá trình ra quyết định và quản lý được thống nhất và hiệu quả. Hạn chế và khó khăn của quản lý nhà nước hiện nay thể hiện sự quy hoạch thiếu hiệu quả và chặt chẽ, các văn bản pháp quy còn chồng chéo và đôi khi thể hiện sự yếu kém trong trình độ và năng lực quản lý
Từ phân tích quá trình sản xuất, chế biến chè trên cho ta thấy, đó là một quá trình liên tục và có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ giữa các bô phận tham gia. Mối quan hệ đó lỏng lẻo dù chỉ ở một khâu, một bộ phân nào đó cũng ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm mà trong đó nguyên liệu chế biến chè ảnh hưởng đến hơn 70% chất lượng sản phẩm chè. Đặt ra vấn đề đảm bảo nguồn nguyên liệu đòi hỏi phải được nhìn nhận một cách tổng thể, đầy đủ với các bộ phận khác không phải chỉ đơn thuần là từ phía những người sản xuất chè nguyên liệu - đó là người nông dân. Để có thể giải quyết được những vấn đề tồn tại trong vấn đề nguyên liệu đặt ra yêu cầu xem xét mối quan hệ của người nông dân với vùng nguyên liệu, với các cơ sở chế biến một cách toàn diện.
Kinh tế hộ nông dân trong đó có các hộ sản xuất chè là lực lượng gần như tuyệt đối trong nông nghiệp, tạo ra nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến. Trong quá trình vươn lên trở thành đơn vị tự chủ trong kinh tế thị trường, lực lượng chủ yếu này đã bộc lộ nhiều yếu kém, khó khăn như khả năng kinh doanh, trình độ khoa học – công nghệ, vốn, khả năng tiếp thị, quảng cáo và thị trường tiêu thụ. Nếu chỉ khoán trắng cho họ tự chủ, thiếu sự hỗ trợ, dẫn dắt của khu vực kinh tế nhà nước thì không thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, trong đó có sản phẩm chè.
2/ Kế hoạch đảm bảo và phát triển nguồn nguyên liệu của TCT chè Việt Nam đến năm 2020
2.1/ Quy hoạch của ngành chè Việt Nam đến 2020
Bằng nghị định 43/1999 QĐ-TTG Ban hành vào tháng3 /1999 Bộ NN &PTNT đã phối hợp với các bên liên quan đề ta phương hướng phát triển ngành chè Việt Nam đến 2010 là:
Tăng năng suất cả nước lên 1.7 lần
Sản lượng tăng từ gần 60000 tấn lên 214000 tấn
Sản lượng chè búp tươi tăng 2.4 lần và chè đạt 150000 tấn búp khô
Xuất khẩu tăng 3 lần và đạt 110000 tấn với tổng giá trị lên đến 210 triệu USD
Năm 2006 định hướng phát triển ngành chè Việt Nam được bộ NN &PTNT đề ra đó là:
+ Mục tiêu phát triển đến năm 2010 các tỉnh Miền núi phía Bắc sẽ ổn định diện tích khoảng 93000-95000 ha chè, trong đó chè sản xuất theo quy trình an toàn đạt khoảng 80% trở lên. Ngành chè sẽ đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, đa dạng hoá sản phẩm và tăng giá trị chè chế biến để tăng gía bán bình quân lên khoảng 20% so với năm 2006, khối lượng chè sản xuất được 87000 tấn chè và kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 130-150 triệu USD. Và để đạt được múc tăng trưởng này, ngành chè cần đầu tư thêm khoảng 90 đến 100 cơ sở chế biến chè, công suất 12.000 tấn búp tươi / ngày / cơ sở.
+ Khuyến khích đầu tư theo quy hoạch, đưa ra mục tiêu cho toàn ngành chè đến 2010: diện tích trồng chè của cả nước đạt 120.000 ha. Năng suất bình quân là 7 tấn / ha. Sản lượng chè thô dự kiến đạt 200.000 tấn / năm. Đến năm 2020 diện tích sẽ là 140.000 ha, năng suất bình quân đạt 9 tân /ha. Sản lượng chè thô đạt 1.260.000 và sản lượng chè khô đạt 300.000 tấn.
+Đến năm 2010, Viện khoa học Nông - lâm nghiệp sẽ cung cấp giống chè mới cho các khu vực trồng chè đảm bảo cơ cấu: 60% diện tích là giống chè mới chất lượng cao, đưa năng suất bình quân lên 8 tấn tươi / ha(tăng 2 tấn so với hiện nayt).
2.2/ Kế hoạch đảm bảo nguyên liệu của Vinatea đến năm 2010
Trước định hướng đó của ngành chè, TCT chè Việt Nam đã đề ra kế hoạch và phương hướng thực hiện nhằn đảm bảo nhu cầu nguyên liệu chè cho quá trình phát triển thời gian tới.
Phương hướng hoạt động trong những năm tới:
- Phát triển TCT chè thành một công ty mạnh, làm nòng cốt cho hiệp hội và toàn ngành chè về thị trường xuất khẩu và khai thác công nghệ (cả giống và kỹ thuậtc)
- Coi việc phát triển khoa học công nghệ là một đột phá, xung yếu để phát triển ngành chè, và khắc phục những yếu kém hiện có.
- Xây dưng TCT thành một công ty đa dạng ngành nghề và các mặt hàng dịch vụ.
- Cơ chế vận hành và quản lý của TCT trong 5 năm tới là:
“Kỷ cương – Hợp tác - An toàn – hiệu quả”
Từ phương hướng trên TCT đã đề ra mục tiêu chung cho việc phát triển sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007-2010:
- Tiếp tục củng cố thương hiệu chè Vinatea bằng cách nâng cao chất lượng, sản lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, giảm thiểu chi phí giá thành sản phẩm, ổn định thị trường tiêu thụ, chiếm được sự tín nhiệm lâu dài của khách hàng trong và ngoài nước nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, tích luỹ tái sản xuất mở rộng và năng cao thu nhập cho người lao động
- Từng bước thay thế các vườn chè già cỗi, giống cũ chất lượng thấp bằng giống tốt mới, thích nghi với điều điều kiện đất đai, khí hậu và sinh thái từng vừng và cùng với đó là quá trình cải tiến kỹ thuật trồng và chăn sóc chè được phổ biến rộng rãi cho bà con nông dân.
- Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến
- Đổi mới phương thức hoạt động, quản lý - kinh doanh
- áp dụng khoa học công nghê vào quá trình hoạt động
Một số mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2010 có 40-45% sản phẩm của TCT được bán dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh có hương vị đặc trưng từng vùng văn hoá khác nhau, đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, mẫu mã sản phẩm phong phú, đa dạng
- Thành lập thêm một số kênh phân phối, mạng lưới cơ sơ ở khắp cả nước
Từ kế hoạch phát triển chung cho toàn TCT chè Việt Nam đã đặt ra yêu cầu lớn về kế hoạch bảo đảm nguyên liệu trong các năm tới. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong việc huy động các nguồn lực vào để thực hiện được mục tiêu. Đó là hướng đến việc phát triển bền vững nguồn nguyên liệu đảm bảo cả về số lượng và chất lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động trồng và chế biến chè, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
3/ Bảo đảm nguồn nguyên liệu chè – Giải pháp phát triển bền vững cho ngành chè nói chung và cho TCT chè Việt Nam nói riêng
3.1 Bảo đảm tốt vùng nguyên liệu sẽ giúp cho chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp chế biến nông sản nói chung và các doanh nghiệp chế biến chè nói riêng buộc phải tham gia vào quá trình tạo nguyên liệu bởi lẽ đối tượng sản xuất của họ là sản phẩm của nông nghiệp và trong đó chủ thể tuyệt đối của nó là người nông dân. Trong mối quan hệ đó nếu chỉ có quan hệ kinh tế, thị trường thì công nghiệp không thể tác động vào nông nghiệp và đòi hỏi sự đáp ứng tương xứng được.
Để có thể thấy được vai trò thực sự của vấn đê bảo đảm nguyên liệu trong mối quan hệ tổng thể với các khâu, các bộ phận khác và với cả chủ thể của quá trình tạo ra nguyên liệu, chúng ta chỉ cần trả lời các câu hỏi:
Nếu thiếu nguyên liệu, nguyên liệu xấu thì hiệu quả kinh doanh, thậm chí sự tồn tại đơn thuần của doanh nghiệp chế biến chè sẽ thế nào?
Doanh nghiệp chế biến muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì có thể tồn tại vùng nguyên liệu tạm thời hay trông chờ vào may rủi được không?
Xây dựng một vùng nguyên liệu có năng suất, chất lượng cao không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo được đầu vào ổn định mà sản phẩm đầu ra luôn có giá trị cao hơn và dễ dàng tìm được thị trường tiêu thụ do tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng, đem lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Trong thời buổi kinh tế thị trường có nhiều biến động, doanh nghiệp không thể thoát khỏi vùng ảnh hưởng của nó xong mức độ ảnh hưởng bao giờ cũng thấp hơn do doanh nghiệp luôn tìm được vị trí trên thị trường. Doanh thu cao và ổn định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư và mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị phục vụ cho quá trình chế biến nguyên liệu, đầu tư giống, phân bón cho nông dân trồng chè, thu mua được chè nguyên liệu chất lượng cao với mức giá cạnh tranh trên thị trường để người nông dân an tâm sản xuất và cúng ứng chè cho công ty, tạo điều kiện chuyên môn hoá từng khâu làm gia tăng giá trị sản phẩm và giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
3.2 Thúc đẩy sản xuất Nông nghiệp phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn
Xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng, an toàn, hiệu quả tạo điều kiện thúc đẩy nền nông nghiệp truyền thống, lạc hậu, sản xuất nhỏ sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, quy mô lớn, hiệu quả cao - một trong những mục tiêu của công cuộc CNH _HĐH đất nước.
Từ lâu nay, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn tồn tại chủ yếu ở hình thức sản xuất cá thể, sản xuất quy mô nhỏ, tự cung, tự cấp, tự phát, manh mún và không gắn với sự vận động của thị trường. Với bản chất của người nông dân cố hữu, chậm đổi mới. Đó là trở ngại vô cùng lớn cho quá trình CNH _HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với đặc điểm của ngành chè cũng giống một số ngành công nghiệp chế biến khác đó là các vùng nguyên liệu tập trung chủ yếu là ở nông thôn và các tỉnh miền núi, trung du, nơi mà đại bộ phân dân cư là nông dân nghèo, có trình độ văn hóa thấp. Như vậy để có thể phát triển được ngành chè thì không còn cách nào khác là phải đầu tư vốn, công nghệ, xây dựng cơ sở chế biến gắn liền với vùng nguyên liệu quy hoạch, đào tạo lao động…. Nhờ đó mà trình độ của người nông dân được nâng cao, họ nhận thấy với mô hình sản xuất nhỏ, manh mún như trước sẽ khó có thể tồn tại trong thị trường khắc nhiệt với những đòi hỏi ngày càng cao về vấn đề chất lượng và giá thành. Với điều kiện sống thấp, họ rất khó có thể đầu tư nhiều vào sản xuất khi mà sản phẩm của họ không đảm bảo được tiêu thụ. Điều đó sẽ thúc đẩy người nông dân tham gia vào các nông trường chè của các công ty, nơi họ sẽ được cung cấp vốn, công nghệ và giống để tiến hành sản xuất và các công ty sẽ đảm bảo đầu ra cho họ với mức giá thoả thuận. Như vậy từ mô hình sản xuất nhỏ, manh mún chúng ta có thể chuyển sang mô hình sản xuất lớn, có thể ứng dụng công nghệ, máy móc vào quá trình sản xuất, tạo điều kiện chuyên môn hoá sản xuất.
3.3 Phát triển vùng nguyên liệu xoá đói giảm nghèo
Cây chè vốn được trồng ở Việt Nam hàng nghìn năm nay . Do đặc điểm sinh trưởng, chè chủ yếu được trồng ở Trung du Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, nơi có hàng triệu đồng bào dân tộc ít người sinh sống, nơi mà hạ tầng cơ sở còn thấp kém, cuộc sống của bà con nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy sự phát triển của ngành chè gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng sâu, vùng xa, gắn liền với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo
Đặc điểm của sản xuất chè là mỗi một nhà máy chế biến đều phải gắn với một vùng nguyên liệu. Trong đó, nguyên liệu của người dân cung cấp khoảng 40-50% tổng lượng nguyên liệu của nhà máy. Vì thế mà muốn phát triển tốt với một nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định thì các cơ sở chế biến và các doanh nghiệp luôn phải tạo được mối liên kết mật thiết, gắn bó với bà con nông dân trên cơ sở cả hai bên cùng có lợi và phát triển. Nông dân có điều kiện an cư lạc nghiệp ngay trên quê hương họ đồng thời nâng cao được ý thức đầu tư phát triển sản xuất, thâm canh, tăng diện tích đất trồng chè với các giống chè mới có năng suất cao và chất lượng tốt, cải thiện đời sống của bà con, giảm số hộ nghèo và tăng số hộ thoát nghèo.
3.4 Quan tâm phát triển vùng nguyên liệu sẽ giúp bảo tồn và phát triển các giống chè quý
Ơ Việt Nam vốn tồn tại nhiều giống chè quý như chè Shan tuyết - được người nông dân gọi với cái tên “cây vàng trên núi” được trồng chủ yếu trên núi cao, giống chè Tuyết cổ thụ ở Hoà Bình, ngoài ra còn có một số giống chè quý lai nhập từ Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan như Ngọc Thuý, Bát Tiên …Tuy nhiên theo thời gian, các đồi chè nếu không được chăm sóc cẩn thận thì chất lượng của chúng cũng không thể tốt được. Ngày nay, nhờ có sự tiến bộ của Khoa học – Công nghệ, cho phép người ta có thể tiến hành bảo tồn, lai tạo và du nhập các giống chè có chất lượng, đồng thời với quỹ gen nhập mới làm cho khả năng áp dụng các giống mới trở nên phong phú hơn, nếu phù hợp và thuận lợi có thể được nhân rộng và tạo bước đị đột phá cho ngành chè.
Như vậy là tác động vào chủ thể làm nguyên liệu, giúp cái họ thiếu, là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển vùng nguyên liệu. Chưa cần nói đến khía cạnh tình cảm, đạo đức, xã hội, chỉ riêng mục tiêu kinh tế và hiệu quả kinh doanh cũng cho thấy việc tham gia tạo vùng nguyên liệu và gắn bó với nó là nhiệm vụ không thể tách rời của các doanh nghiệp chế biến.
Công cuộc CNH – HĐH đất nước đặt ra yêu cầu phát triển bền vững ngay từ đâu, giải quyết các vấn đề về lợi ích, phát triển lâu dài của con người. Điều đó càng khẳng định việc bảo đảm nguyên liệu chè là một khâu vô cùng cần thiết! Chỉ có phát triển một cách bền vững, ngành chè nói chung và TCT chè Việt Nam nói riêng mới có thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện hội nhập phát triển.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG CHÈ NGUYÊN LIỆU Ở TCT CHÈ VIỆT NAM
I/ NĂNG LỰC VÙNG NGUYÊN LIỆU CỦA VINATEA
1/ Khái quát về đặc điểm vùng nguyên liệu của công ty mẹ - TCT chè VN
Vùng nguyên liệu của TCT chè Việt Nam phân bố chủ yếu ở khu vực các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc trên địa bàn các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái và Thái Nguyên,..Đây là những vùng nguyên liệu truyền thống và nổi tiếng với chất lượng cao. Đó là điều kiện thuận lợi mà Vinatea cần khai thác triệt để. Tuy nhiên, đặc điểm của các vùng nguyên liệu lại phân bố chủ yếu trên địa bàn các tỉnh miền núi và trung du nên khó khăn trong công tác vận chuyển, quy hoạch. Đặc biệt, lao động ở đây tập trung chủ yếu là bà con các dân tộc như Mông, Tày, Nùng, Giao, HMông,..vốn có thói quen sản xuất nhỏ theo kinh nghiệm, tập tục lâu năm, trình độ dân trí thấp nên rất khó tiếp nhận sự đổi mới sang mô hình thâm canh, sản xuất lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nguyên liệu, trong những năm gần đây TCT khồng ngừng đầu tư vào các hoạt động sản xuất, chế biến chè. Điều đó thể hiện trong nhiều năm, mặc dù chịu nhiều tác động của thị trường thế giới, sự biến động thất thường của giá cả cũng như các yếu tố thời tiết song nhìn chung mức nguyên liệu đầu vào của TCT luôn được đảm bảo ở mức an toàn.
2/ Năng lực sản xuất và chế biến nguyên liệu của các đơn vị thuộc công ty mẹ
Hiện nay, công ty mẹ của TCT chè Việt Nam có 3 đơn vị quản lý vườn chè. Đó là: Công ty chè Mộc Châu (địa bàn tỉnh Phú Thọ®), Công ty chè Sông Câu (địa bàn tỉnh Thái Nguyên) và Công ty chè Việt Cường. Các công ty tiến hành quản lý, triển khai sản xuất và chế biến chè trên diện tích vườn chè của mình. Trên địa bàn mỗi vùng, tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên và xã hội mà có thể tiến hành trồng các loại chè khác nhau, đem lại khả năng cung ứng khác nhau:
Năng lực vườn chè của công ty mẹ được đánh giá qua bảng sau
Bảng 04: Đánh giá năng lực của các vườn chè của công ty mẹ
Chỉ tiêu
Công ty chè Việt Cường
Công ty chè Mộc Châu
Công ty chè Sông Cầu
Diện tích chè kinh doanh (ha)
387.4
392
380.69
Giá trị vườn chè (1000 đồng)
1.896.200
2.996.121
2.144.003
Sản phẩm sản xuất ra năm 2007 (tấnt) :
- chè toàn bộ
+Chè đen
+Chè xanh
+Chè nội tiêu
407
346
62
3250
3070
180
721
325
396
Nguyên liệu (tấn t- năm 2007)
Chè búp tươi tự sản xuất
Chè búp tươi thu mua
Chè búp khô thu mua
1477
347
9662
2195
1827
1496
Sản lượng tiêu thụ nội địa (năm 2007)
Chè đen
chè xanh
Chè nội tiêu
367
62
2938
200
534
407
Năng suất (năm 2007) (tấn/ ha)
3.81
24.65
4.80
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của TCT chè Việt Nam năm 2007
Báo cáo công tác xác định giá trị vườn chè của công ty mẹ 2007
Nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của các nhà máy chế biến được cung cấp từ hai nguồn. Đó là từ các vườn chè của chính các nhà máy đó do công nhân nông trường tiến hành sản xuất, được nhà máy đầu tư về vốn và vật tư kỹ thuật. Đây là nguồn cung ứng chủ đạo của các nhà máy chế biến của công ty. Bên cạnh đó còn một nguồn nữa là từ việc thu mua từ nông dân và các hộ sản xuất tự do. Có thể mua trực tiếp của các hộ sản xuất đó song chủ yếu là mua qua các tư thương do họ có thể cung ứng với số lượng tập trung.
Trong vùng nguyên liệu của TCT chè Việt Nam thì vườn chè của công ty chè Mộc Châu là đảm bảo nhất về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên do nhu cầu phát triển và đáp ứng nhu cầu của thị trường công ty vẫn phải tiến hành thu mua thêm nguyên liệu búp tươi. Vườn chè của công ty chè Sông Cầu – TháI Nguyên lại không có được điều đó. Thực trạng hỗn loạn, tranh cướp nguyên liệu lại là hiện tượng phổ biến tại vùng nguyên liệu ở đây và ngay cả trên vườn chè của chính công ty. Đó là nguyên nhân mà tư một vùng nguyên liệu đầy tiền năng, nay do mải tranh dành, cạnh tranh để có được nguyên liệu phuc vụ sản xuất nên các vườn chè không được quan tâm, sản lượng liên tục giảm qua các năm. Khả năng tư đáp ứng nguyên liệu của công ty chỉ khoảng 50% còn lại là công ty đi mua ngoài của tư thương với giá thành cao. Một thực trạng khác ở vườn chè của công ty chè Việt Cường đó là năng suất thấp song nguyên nhân lại nằm ỏ chỗ lao động trồng chè đang thiếu trầm trọng. Phần lớn diện tích vườn chè hiện nay không có người nhận khoán. Trong các năm qua có nhiều nhà máy tư nhân xây dựng và thu mua nguyên liệu ngay trong vùng nguyên liệu của công ty. Dẫn đến nhà máy của công ty không đủ nguyên liệu sản xuất. Mặt khác công ty không thể đẩy giá nguyên liệu lên cao để cạnh tranh. Đó là cuộc cạnh tranh mà phần bất lợi nghiêng về các công ty lớn khi mà họ phải chịu nhiều chi phí sản xuất hơn rất nhiều.
3/ Khả năng bảo đảm nguyên liệu cho hoạt động phát triển của Công ty mẹ – TCT chè VN
Đánh giá năng lưc đảm bảo nguyên liệu của TCT – công ty mẹ được xem xét trong khả năng thực hiện kế hoạch đặt ra của TCT trong năm vừa qua.
Bảng số liệu 2: Tình hình đảm bảo nguyên liệu chè của TCT
thời gian quat
Đơn vị tính: Tấn
CHỈ TIÊU
Kế hoạch 2007
Thực hiện năm 2006(12 tháng)
Thực hiện năm 2007(12 tháng)
So sánh (%)
I/ NGUYÊN LIÊU
TH07/TH06
TH07/KH07
KH07/TH06
CHÈ BÚP TƯƠI
3840
5801
2470
42,58
64,32
66,20
Chè búp tơi tự sản xuất
1470
1571
1477
94,03
100,49
93,57
Chè búp tơi thu mua
2370
4230
993
23,47
41,89
56,03
CHÈ BÚP KHÔ
THU MUA
350
1586
1165
73,45
332,91
22,07
Chè đen BTP
290
1582
1165
73,65
401,79
18,33
Chè xanh
60
4
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của TCT chè Việt Nam năm2007
Từ bảng số liệu ta thấy khả năng thực hiện kế hoạch nguyên liệu của TCT khá cao với các loại chè búp tươi tự sản xuất và chè búp khô thu mua đều đạt trên 100%, tuy nhiên với chè búp tươi thu mua đạt dưới 50% so với kế hoạch và chỉ bằng 23.47% so với năm 2006. Trong khi đó nhưng năm gần đây, do nhu cầu phát triển của thị trường tăng cao vè chè búp tươi thì phần tự sản xuất chỉ đáp ứng được khoảng 40-50% lượng chè búp tươi cho doanh nghiệp, còn lại là doanh nghiệp phải thu mua bên ngoài.Trong khi kế hoạch đặt ra cho phần nguyên liệu chè búp tươi thu mua khoảng 50-60% thì khi thực hiện chỉ đáp ứng được khoảng 30% như vậy là thiếu hụt chè cho các nhà máy chế biến, không đáp ứng đủ công suất chế biến của TCT. Thực trạng thiếu nguyên liệu chế biến phổ biến của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè, trong đó có Vinatea. Khi tất cả các cơ sở chế biến chè đều trong tình trạng đó thì tình trạng tranh chấp thu mua chè búp tươi tất nhiên xẽ diễn ra.
Như vậy với một vùng nguyên liệu rộng lớn, đầy tiềm năng song khả năng đảm bảo nguyên liệu của TCT vẫn ở mức thấp và phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài. Điều đó đặt ra trở ngại lớn cho TCT trong quá trình phát triển và hội nhập. Vậy khó khăn nằm ở đâu? Ta xét đến tình hình quản lý các vườn chè của các công ty.
II/ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VƯỜN CHÈ Ở TCT CHÈ VIỆT NAM
1 / Quản lý các vườn chè cổ phần ở TCT chè Việt Nam
Năm 1979, các nhà máy và nông trường trong từng vùng được hợp nhất lại thành xí nghiệp công - nông nghiệp. Đội ngũ sản xuất quản lý vườn chè, công nhân đi làm được được hưởng lương sản phẩm theo từng công việc: làm cỏ, phân bón, thu hái,...Sự tách rời giữa kết quả của từng công đoạn với công đoạn cuối cùng là búp chè, sự tách rời giữa thu nhập của người công nhân với năng suất, chất lượng vườn chè đã kìm hãm sự phát triển của cây chè. Vào những năm 1990, cũng như nhiều vườn cây công nghiệp khác, vườn chè rơi vào tình trạng suy thoái, sản lượng bình quân chỉ đạt hơn 4 tấn /ha, mức sống của người làm chè rất thấp. Nhiều người đã bỏ đồi chè đi làm công việc khác hoặc chuyển hướng cây trồng. Trước thực trạng đó, ngày 04/01/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/CP về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiêp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có giao khoán vườn chè ở các xí nghiệp công nông nghiệp (nay là các công ty chè thuộc TCT Việt Nam.n). Nội dung chủ yếu là:
Xác định lại gía trị vườn chè. Yêu cầu phải bảo toàn được vốn của Nhà nước và phù hợp với thực trạng vườn chè.
Giao vườn chè cho người nhận khoán ổn định trong thời gian tối đa là 50 năm. Người nhận khoán có trách nhiệm phải hoàn trả gía trị vườn chè ghi trong hợp đồng giao khoán trong thời gian tối đa là 10 năm. Khuyến nghị người nhận khoán hoàn trả trước thời hạn.
Sau khi đã hoàn trả hết gía trị ghi trong hợp đồng, thành quả lao động trên vườn chè thuộc về người khoán. Vườn chè được thừa kế khi người nhận khoán mất.
Người nhận khoán có trách nhiệm tiếp tục đầu tư chăm sóc vườn chè theo đúng quy hoạch và quy trình kỹ thật. Sản phẩm chè búp tươi được bán cho công ty theo giá thoả thuận.
Đánh giá kết quả của việc thực hiện giao khoán vườn chè theo nghị định 01/ CP trong hơn 10 năm qua, năm 2007 TCT tiến hành đánh giá lại giá trị vườn chè. Thông qua đó ta có những số liệu sau tại các đơn vị của Công ty mẹ:
A / Công ty chè Việt Cường:
Một số chỉ tiêu của vùng nguyên liệu của công ty Việt Cường
(Nguồn: Báo cáo công tác xác định giá trị vườn chè của công ty mẹ 2007)
Tổng diện tích đất trồng chè: 387.4 ha
Trong đó: Diên tích chè kinh doanh: 329.39 ha
Diện tích trồng mới: 1.82 ha
Diện tích đất thanh lý: 56.19 ha
- Diện tích giao khoán: 97.61 ha
- Diện tích chưa có người nhận khoán: 231.78 ha
- Lao động:
Tổng số công nhân sản xuất nông nghiệp: 104 người
Trong đó 43 người đang chờ nghỉ chế độ trong năm 2007
Các vấn đề nảy sinh khi áp dụng xác định giá trị vườn chè của công ty chè Việt Cường:
Diện tích chè của công ty Việt Cường được triển khai khoán theo nghị định 01/ CP từ năm 1996 đến nay mới chỉ có khoảng 92.7 ha. Còn lại phần lớn diện tích không được giao khoán, nguyên nhân là không có lao động để giao khoán. Trên các diện tích còn lại của công ty không giao khoán được hiện nay đang do các đội trưởng quản lý sản xuất.
Trên phần diện tích giao khoán, do cây chè già cỗi, đất xấu nên một sô diện tích che bị suy thoái, thêm vào đó diện tích chè bị mất khoảng nhiều. Do đó một số hộ đã chuyển sang trồng chu kỳ 2.
Trên diện tích chè của công ty phẩn lớn là đã hơn 30 năm tuổi, nay áp dụng áp dụng phương pháp xác định giá trị thì giá trị cao hơn giá trị còn lại của vườn chè. Trên thực tế, vườn chè đã hết chu kỳ kinh doanh. Mặc dù vẫn được đầu tư thâm canh nhưng chất lượng vườn chè vẫn giảm, năng suất giảm dần. Một số diện tích do chè bị già, bị mối, bị nấm rễ nên cây chè bị chết dần qua các năm
Trên diện tích không có lao động nhận khoánT, đội trưởng phải trực tiếp tổ chức sản xuất trên diện tích đó thì việc triển khai đánh giá lại hết sức khó khăn. Giá trị tăng thêm đội trưởng không nhận thêm được, công ty bù đắp khấu hao cho đội thì việc cạnh tranh đơn gía chè tươi của công ty với thị trường bên ngoài rất khó khăn. Phần giá trị tăng thêm bắt buộc đội trưởng thực hiện thì không tổ chức sản xuất được do thua lỗ.
Khi tiến hành đánh giá lại giá trị thì bộ phận nông nghiệp phải nhận thêm một phần giá trị tăng thêm, như vậy làm tăng chi phí trong sản xuất nông nghiệp của các hộ và các đơn vị. Khi có tăng thêm phần khấu hao thì lao động làm chè sẽ không gắn bố với cây chè, công ty không có đủ lao động làm trên diện tích đó. Trong khi đó công ty đã rất thiếu lao động sản xuất nông nghiệp.
B / Công ty chè Sông Cầu
Một số chỉ tiêu của vùng nguyên liệu Sông Cầu
Chỉ tiêu
Công ty chè Sông Cầu
1/ Diện tích (ha)
- Tổng diện tích
380.69
- Diện tích giao khoán
359.90
- Còn lại
20.79
2/ Giá trị (đồng)
- Giá trị vườn chè
2.144.003.437
- Đã khấu hao
1.242.181.410
- Giá trị còn lại
1.034.102.872
- Giá trị giao khoán
2.547.981.455
- Phần tăng thêm đối với giá trị còn lại (%)
149
3/ Lao động (người)
- Tổng số lao động nhận khoán
804
- Công nhân công ty
187
- Thuê công nhân các xã
617
Nguồn: Báo cáo công tác xác định giá trị vườn chè của công ty mẹ 2007
Như vậy công việc giao khoán của công ty đã cơ bản hoàn thành. Diện tích giao khoán đạt 90%, còn lại phần diện tích nhỏ do quá xấu không có người nhận khoán. Trong quá trình triển khai, công ty gặp một số vướng mắc sau:
Hàng chục năm nay, trong ý thức người lao động, sau khi trả hết tiền giá trị vườn chè theo hợp đồng giao khoán thì đây là vườn chè của họ. Việc tạo được sự đồng thuận của người lao động trong việc xác định lại giá trị vườn chè để cổ phần hoá sẽ rất khó khăn.
Giá trị vườn chè đánh giá lại theo quyết của Bộ chỉ vào khoảng 1.5 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị giao khoán là 2.5 tỷ đồng. Nếu triển khai, công ty sẽ không có tiền trả cho công nhân.
Những hộ có giá trị đánh gía lại vườn chè thấp hơn giá trị nhận khoán sẽ không có tiền để nộp cho công ty.
Khi thực hiện cổ phần hoá, công ty vẫn phải mua chè búp tươi theo giá thị trường, trong khi đó còn phải chi thêm một khoản khấu hao mới và chi trả cổ tức cho người nhận khoán là cổ đông, cả hai khoản này đều phải hạch toán vào giá thành sản xuất không thể có lãi được
C / Công ty chè Mộc Châu:
Một số chỉ tiêu của vùng nguyên liệu công ty chè Mộc Châu.
Nguồn: Báo cáo công tác xác định giá trị vườn chè của công ty mẹ 2007
Diện tích chè giao khoán: 376 ha
Gía trị vườn chè giao khoán (đã đánh giá lại®) 2.996.120.940
Vườn chè phần lớn đã trên 40 năm, hết khấu hao. Người nhận khoán đã trả hết tiền theo hợp đồng giao khoán
Lao động nhận khoán một phần là công nhân của công ty, một phần là nhân dân các xã, thị trấn.
Những vướng mắc của Công ty chè Mộc Châu khi cổ phần hoá vườn chè:
Công ty có 36 ha chè trung du đã hết khấu hao nhưng vẫn thu hái bình thường với năng suất 7-10 tấn /ha, theo chủ trương của công ty đã phá đi trồng chè giống mới, giống do công ty cung cấp, nhưng do giống không phù hợp, chè không phát triển được phải được thanh lý. Những hộ nông dân ở đây không những không được thu hái chè trong 3 năm nay mà còn không được tính giá trị vườn chè khi đưa vào cổ phần hoá.
Một số hộ nông dân bỏ vốn trồng chè trên đất của công ty, nhân dịp này công ty có chủ trương mua lại các vườn chè trên. Tiền mua lại các vườn chè này cao hơn gấp 2-3 lần các vườn chè của công nhân nhận khoán có cùng năng suất chất lượng gây ra mất cân đối trên thực tế
Một số hộ sẽ không mua cổ phần, vậy có trả tiền không? và có cho phép tiếp tục nhận khoán không?
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, đất nước có những thay đổi lớn: chính sách đầu tư được cởi mở, rất thông thoáng, cơ chế xuất khẩu nông sản được mở rộng để khuyến khích các nhà xuất khẩu, cả nước là một đại công trường xây dựng và phát triển theo kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới. Trong ngành chè, hàng nghìn nhà máy có công xuất nhỏ, hàng vạn lò thủ công chế biến chè ra đời. Sự mất cân đối giữa cung ứng nguyên liệu và công suất chế biến rất nghiêm trọng. Nguyên liệu bị tranh chấp quyết liệt, chất lượng búp chè tươi và chè thành phẩm đã giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay và thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc gia TCVN. Nhiều nhà máy hiện đại của TCT đã không mua nổi búp chè ngay trên vườn chè cua mình, phải hoạt động cầm chừng, thậm chí có nhà máy phải đóng cửa ngừng sản xuất. Từ thực tế đó cho thấy hình thức giao khoán vườn chè theo nghị định 01/CP ở TCT chè Việt Nam đã không còn phù hợp với tình hình mới, dẫn đến sản xuất chè với hiệu quả thấp, bấp bênh. Cụ thể là:
+ Mỗi người lao động chỉ nhận khoán trên một diện tích nhỏ ( 0.2-0.3 ha), được chủ động trên vườn chè của mình, dẫn đến sản xuất thiếu quy hoạch, thiếu điều kiện để đưa các giống mới có chất lượng cao và áp dụng các biện pháp, tiến bộ kỹ thuật nên không tạo ra được các sản phẩm đặc trưng cho cả vùng
+ Người lao động được hoàn toàn chủ động._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34956.doc