1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***
NGUYỄN VĂN VÕ
GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH
TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI
TP. Hồ Chí Minh, năm 2007
2
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SPDL
CHO MỘT ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch...................................
104 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......................................... ..01
1.1.1. Sản phẩm du lịch chính .................................................................................. 01
1.1.2. Sản phẩm du lịch hình thức ........................................................................... 01
1.1.3. Sản phẩm du lịch mở rộng............................................................................. 02
1.2. Những đặc tính của sản phẩm du lịch.................................................................... 02
1.2.1. Tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được .............................................. 02
1.2.2. Tính đa dạng của các thành viên tham dự ..................................................... 03
1.2.3. Những đặc tính đặc thù của sản phẩm du lịch .............................................. 03
1.3. Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch .......................................................... 04
1.3.1. Những yếu tố cấu thành cơ bản...................................................................... 04
1.3.2. Môi trường kế cận ......................................................................................... 04
1.3.3. Dân cư địa phương......................................................................................... 04
1.3.4. Các dịch vụ công cộng phục vụ du lịch.......................................................... 05
1.3.5. Cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ thương mại ................................... 05
1.3.6. Kết cấu hạ tầng giao thông ............................................................................ 05
1.4. Các sản phẩm du lịch chính ................................................................................... 05
1.4.1. Sản phẩm du lịch của một quần thể địa lý .................................................... 06
1.4.2. Sản phẩm du lịch trọn gói ............................................................................. 06
1.4.3. Sản phẩm du lịch dạng trung tâm ................................................................. 06
1.4.4. Sản phẩm du lịch dạng biến cố ..................................................................... 06
1.4.5. Những sản phẩm du lịch đặc biệt .................................................................. 07
1.5. Vòng đời sản phẩm du lịch ..................................................................................... 07
1.6. Chất lượng sản phẩm du lịch .................................................................................. 07
3
1.7. Quan niệm về lợi thế cạnh tranh ........................................................................... 08
1.8. Quan niệm về thương hiệu du lịch ....................................................................... 08
1.9. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội..................................... 09
1.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch ................... 10
1.11. Kinh nghiệm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của một số nước ......................... 11
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG
ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Vị trí của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế Lâm Đồng ............. 14
2.2. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ................................................ 14
2.2.1. Kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông.................................................................. 14
2.2.2. Hệ thống cấp điện.......................................................................................... 15
2.2.3. Hệ thống cấp nước ........................................................................................ 16
2.2.4. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường ................................................... 16
2.2.5. Hệ thống bưu chính viễn thông ...................................................................... 16
2.2.6. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe..................................................................... 16
2.3. Qui mô và chất lượng các sản phẩm du lịch địa phương ..................................... 17
2.3.1. Dịch vụ lưu trú................................................................................................ 17
2.3.2. Khu, điểm tham quan, vui chơi giải trí........................................................... 18
2.3.3. Dịch vụ lữ hành – vận chuyển ........................................................................ 18
2.3.4. Loại hình du lịch sinh thái.............................................................................. 19
2.3.5. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe .......................................... 19
2.3.6. Loại hình du lịch hội thảo - hội nghị.............................................................. 19
2.4. Hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lâm Đồng ..................................................... 20
2.4.1. Khách du lịch.................................................................................................. 20
2.4.2. Khách du lịch quốc tế ..................................................................................... 20
2.4.3. Khách du lịch nội địa ..................................................................................... 21
2.5. Về đầu tư phát triển du lịch .................................................................................... 21
2.6. Xúc tiến, quảng bá du lịch....................................................................................... 22
2.7. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng .................................. 22
4
2.7.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................ 22
2.7.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................................... 25
2.7.3. Tiềm năng về nguồn nhân lực ....................................................................... 27
2.8. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của du lịch Lâm Đồng ..... 28
2.8.1. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng............................. 28
2.8.2. Tóm tắt cơ hội, nguy cơ của du lịch tỉnh Lâm Đồng ...................................... 29
2.9. Khảo sát đánh giá của du khách về đa dạng hóa SPDL tỉnh Lâm Đồng............ 30
2.9.1. Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................................... 30
2.9.2. Phương pháp thu thập thông tin..................................................................... 31
2.9.3. Phân tích dữ liệu ............................................................................................ 31
2.9.4. Kết quả thu được từ những thông tin cá nhân................................................ 32
2.9.5. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố SPDL ........... 34
2.9.6. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các SPDL ...................... 35
2.9.7. Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng ............. 36
2.9.8 . Đánh giá của du khách về thực trạng SPDL Lâm Đồng ............................... 37
2.9.9 . So sánh sự chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và
thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch ......................................................... 38
2.9.10 . So sánh sự chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và
thực trạng sản phẩm du lịch ......................................................................... 39
2.9.11 . Đánh giá độ tin cậy của thang đo .............................................................. 40
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA
SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015
3.1. Quan điểm, mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng ........................ 42
3.1.1. Quan điểm ...................................................................................................... 42
3.1.2. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 42
3.1.3. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 43
3.2. Thiết lập ma trận SWOT........................................................................................ 44
3.3. Khái quát chiến lược phát triển các SPDL đến năm 2015 ................................... 46
3.4. Giải pháp củng cố và đa dạng hóa SPDL đến năm 2015...................................... 48
3.4.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch ................................................... 48
3.4.2. Giải pháp đối với các tour du lịch.................................................................. 50
5
3.4.3. Giải pháp đối với dịch vụ nhà hàng khách sạn ............................................. 51
3.4.4. Giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng........................................................ 51
3.4.5. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ............................................................ 52
3.4.6. Giải pháp phát triển du lịch hội nghị ............................................................. 53
3.4.7. Khí hậu, cảnh quan và môi trường là yếu tố SPDL chủ yếu ......................... 54
3.4.8. Giải pháp đối với du lịch văn hóa .................................................................. 55
3.4.9. Khôi phục và phát triển hình thức du lịch miệt vườn..................................... 56
3.4.10. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống ................................ 56
3.4.11. Sản phẩm văn hóa ẩm thực đặc trưng ......................................................... 57
3.5. Giải pháp thu hút và phát triển nguồn nhân lực .................................................. 57
3.6. Giải pháp đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật ........................................................... 58
3.7. Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong và ngoài nước .............................................. 59
3.8. Đẩy mạnh các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch ............................................. 60
3.9. Giải pháp về thu hút nguồn vốn đầu tư ................................................................. 60
3.10. Một số kiến nghị ..................................................................................................... 61
3.10.1. Kiến nghị với chính phủ, ban ngành trung ương............................................ 61
3.10.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương, nhân dân tỉnh Lâm Đồng ................ 62
KẾT LUẬN
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BQ Bình quân
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
ITDR Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA Vốn viện trợ không hoàn lại
SPDL Sản phẩm du lịch
TP Thành phố
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban Nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc
WTO Tổ chức Du lịch thế giới
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2006 ...................... 14
Bảng 2.2: Cơ sở lưu trú của Lâm Đồng giai đoạn 2001 - 2006 ................................... 17
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng thời kỳ 2001 – 2006.......................... 20
Bảng 2.4: So sánh lượng khách du lịch đến Lâm Đồng với các tỉnh phụ cận ............. 21
Bảng 2.5: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng ............................................ 28
Bảng 2.6: Các thông tin về cá nhân của du khách ....................................................... 33
Bảng 2.7: Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng các yếu tố SPDL ................ 34
Bảng 2.8: Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng các SPDL ......................... 35
Bảng 2.9: Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng ............ 36
Bảng 2.10: Đánh giá của du khách về thực trạng SPDL Lâm Đồng ........................... 37
Bảng 2.11: So sánh sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và thực trạng các yếu
tố sản phẩm du lịch ...................................................................................................... 38
Bảng 2.12: So sánh sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và thực trạng các sản
phẩm du lịch ................................................................................................................. 39
Bảng 3.1: Ma trận SWOT ............................................................................................ 45
8
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Mẫu phiếu khảo sát dành cho du khách trong nước
Phụ lục 2 : Mẫu phiếu khảo sát dành cho du khách nước ngoài
Phụ lục 3 : Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của sản phẩm du lịch
Phụ lục 4 : Đánh giá của du khách về thực trạng của sản phẩm du lịch Lâm Đồng
Phụ lục 5: Một số tài nguyên thiên nhiên
Phụ lục 6: Một số tài nguyên nhân văn
Phụ lục 7: Danh sách các khách sạn được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Phụ lục 8: Danh mục các dự án đầu tư du lịch từ năm 2003 đến nay trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng
Phụ lục 9: Bản đồ du lịch tỉnh Lâm Đồng
9
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống
xã hội của con người. Xu hướng chung trên thế giới là số người đi du lịch ngày
càng tăng, dự kiến năm 2010, toàn cầu sẽ đạt tới 937 triệu khách, nhiều nước, nhiều
lãnh thổ xác định du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế
- xã hội cao.
Tại Việt Nam, kinh tế du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân thông qua việc tạo giá trị đóng góp cho nền kinh tế quốc gia. Mức
sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu về du lịch cũng
được tăng theo về số lượng cũng như chất lượng. Với chính sách mở cửa và hội
nhập kinh tế thế giới của nhà nước, với nền an ninh chính trị ổn định, Việt Nam đã
thu hút một số lượng đông đảo du khách quốc tế đến tham quan du lịch.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 đến 2010
của Chính phủ đã xác định thành phố Ðà Lạt - Lâm Ðồng là một trong bốn trung
tâm du lịch của cả nước và quốc tế. Đà Lạt nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung
hiện có những lợi thế tiềm năng rất lớn về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và nhân
văn du lịch.
Tuy vậy, thời gian qua du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng mới chỉ tập trung khai thác
dịch vụ khách sạn nhà hàng, dịch vụ tham quan các khu danh lam thắng cảnh mà
chưa có sự đầu tư chiều sâu nhằm khai thác, phát triển các loại hình du lịch khác
như: du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch
hội nghị… Nói chung, kinh tế du lịch của tỉnh Lâm Đồng phát triển còn chậm, hiệu
quả kinh tế thấp, chưa ngang tầm với tiềm năng du lịch của địa phương; Quy mô và
chất lượng của sản phẩm du lịch còn nhỏ bé và yếu kém. Trong khi đó du lịch ở một
số nước trong khu vực châu Á như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc...
đang ngày càng phát triển với tốc độ khá nhanh. Mặt khác, thế mạnh về phát triển
du lịch của các tỉnh lân cận như: Khánh Hòa, Phan Thiết, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành
phố Hồ Chí Minh, đồng bằng Nam Bộ… đã, đang và sẽ là những đối thủ cạnh tranh
gay gắt đối với du lịch Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “ Giải pháp đa dạng hóa sản
phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015”, với mong muốn đề ra một số giải
pháp nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Lâm Đồng, đáp ứng nhu cầu du
10
lịch ngày càng cao của du khách, quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng
rộng khắp trong nước cũng như trên thế giới, góp phần phát triển du lịch tỉnh Lâm
Đồng một cách chủ động, toàn diện và bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở khái quát hệ thống lý luận về sản phẩm du lịch, đánh giá thực
trạng và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng; nhận định được những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Lâm Đồng; từ đó thiết
lập nên bảng ma trận SWOT. Đồng thời, đề tài tiến hành khảo sát đánh giá của du
khách về sản phẩm du lịch Lâm Đồng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Trên cơ sở đó đưa ra những chiến lược, giải pháp và các kiến nghị cho quá trình đa
dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, góp phần phát triển
kinh tế du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng một cách bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung phân tích khía cạnh sản phẩm du lịch của tỉnh Lâm
Đồng trong mối quan hệ với du lịch của một số tỉnh phụ cận và trong cả nước.
Luận văn sử dụng số liệu thống kê của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng từ năm
2001 đến năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể là điều
tra khảo sát (Survey) du khách và sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để phân tích dữ
liệu.
5. Kết cấu của luận văn:
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho một địa
phương
Chương 2: Thực trạng và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh
Lâm Đồng
Chương 3: Định hướng và giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm
Đồng đến năm 2015.
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA
SẢN PHẨM DU LỊCH CHO MỘT ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch
Việc nghiên cứu vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch, trước hết chúng ta
cần làm rõ khái niệm sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là tổng thể những yếu tố
có thể trông thấy hoặc không trông thấy được, làm thỏa mãn nhu cầu cho du khách
trong hoạt động du lịch.
Những tài nguyên thiên nhiên (bãi biển, núi rừng, sông suối, khí hậu, không
gian thiên nhiên...) cũng như các cơ sở vật chất (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi
giải trí...) bản thân chúng không phải là sản phẩm du lịch, nhưng chúng lại trở thành
sản phẩm du lịch khi mà các sản phẩm đó được sử dụng phục vụ cho nhu cầu của
du khách.
Thông thường người ta phân biệt ba mức độ trong khái niệm của một sản
phẩm du lịch.
1.1.1. Sản phẩm du lịch chính
Sản phẩm du lịch chính trả lời cho câu hỏi: du khách thực sự muốn gì? Sản
phẩm chính không phải là xác định theo thành phần chính của sản phẩm mà là dựa
vào nhu cầu cần thỏa mãn chính của du khách hoặc là phần lợi ích của sản phẩm
này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác, chẳng hạn, một sân golf, một điểm
tham quan, một chỗ nghỉ dưỡng, một bãi biển …
1.1.2. Sản phẩm du lịch hình thức
Sản phẩm du lịch hình thức tương ứng với sản phẩm mà nó có mặt lúc mua
hoặc chọn lựa. Nó là sản phẩm cốt yếu được cụ thể hóa bằng những yếu tố hoặc
những dịch vụ rõ ràng như khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị. Nó không còn là một
sản phẩm ở trong khái niệm mà là một thành phẩm được thương mại hóa và được
12
du khách tiêu thụ. Chẳng hạn, nếu sản phẩm cốt yếu là một sân golf, thì sản phẩm
hình thức là toàn bộ khách sạn và dịch vụ thương mại phục vụ cho chơi golf cũng
như những đặc tính kỹ thuật liên quan đến chơi golf.
1.1.3. Sản phẩm du lịch mở rộng
Sản phẩm du lịch mở rộng là toàn bộ những yếu tố liên quan đến du khách,
là tổng thể các yếu tố nhìn thấy cũng như không nhìn thấy được cung cấp cho du
khách. Sản phẩm du lịch mở rộng đó là hình ảnh hay đặc tính của sản phẩm mà du
khách cảm nhận được. Hình ảnh đó bao gồm những yếu tố vật lý như kiến trúc,
cảnh quan, màu sắc... và những yếu tố tâm lý như bầu không khí, lối sống, sự sang
trọng, đẳng cấp xã hội...
1.2. Những đặc tính của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một sản phẩm đặc biệt với nhiều đặc tính khác nhau.
1.2.1. Tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được
• Sản phẩm du lịch bao gồm một tập hợp các yếu tố nhìn thấy được chủ yếu là:
- Tài nguyên thiên nhiên như: khí hậu, cảnh quan, núi rừng, sông suối, hồ,
thác…Mỗi một địa phương đều có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, điều
này góp phần tạo nên nét đặc thù độc đáo cho các sản phẩm du lịch.
- Cơ sở vật chất cơ bản như: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Đây
là những cơ sở vật chất du khách sử dụng trong thời gian đi du lịch của mình.
- Những sản phẩm liên quan: phương tiện vận chuyển, các đặc sản, hàng lưu
niệm...
• Các yếu tố không nhìn thấy được chia làm hai loại:
- Các dịch vụ du lịch: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn,
dịch vụ mua sắm...Các dịch vụ này rất quan trọng trong quá trình đa dạng hóa các
sản phẩm du lịch. Để có được dịch vụ du lịch tốt trước hết, đòi hỏi phải có đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp.
- Những yếu tố tâm lý như: sự sang trọng, đẳng cấp xã hội, bầu không khí,
tiện nghi, nếp sống thanh lịch...Khi đời sống xã hội ngày càng cao, du khách rất chú
trọng đến những nhu cầu này.
13
1.2.2. Tính đa dạng của các thành viên tham dự
Thông thường các sản phẩm du lịch có nhiều yếu tố cấu thành như: hạ tầng
cơ sở vật chất, các loại dịch vụ… Chính sự đa dạng này đôi khi là một trở ngại cho
việc phối hợp và hoàn chỉnh giữa các bộ phận khác nhau, thậm chí gây tổn thất cho
sản phẩm du lịch.
Phần nhiều, sản phẩm du lịch không thâu tóm hết cả chiều dọc lẫn chiều
ngang vào một tổ chức duy nhất mà phần lớn là kết quả của sự chấp thuận giữa
những thành viên liên quan mà quyền lợi đôi khi khác nhau, thậm chí còn có tính
tranh chấp.
Một trong những điều kiện tiên quyết để đưa ra một sản phẩm du lịch tốt là
sự kết hợp hài hòa giữa các thành viên: cơ quan quản lý, cộng đồng địa phương, chủ
khách sạn, chủ nhà hàng, các thương gia và tất cả những người cung cấp các loại
dịch vụ liên quan. Vì thế, phải làm sao cho các mục tiêu của các thành viên gần gũi
lại và bổ sung lẫn nhau, xác định và đánh giá đúng phần tham gia của mỗi thành
viên trong tổng thể của sản phẩm du lịch, phải xác định vị trí của sản phẩm du lịch
và các thị trường mục tiêu để mọi người cùng chấp thuận, phát huy mọi hoạt động
tiếp thị của các thành viên.
1.2.3. Những đặc tính đặc thù của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một dịch vụ đặc biệt, là những sản phẩm dịch vụ mà bản
thân chúng không hề bị tiêu hủy sau khi du khách sử dụng.
Tính đặc biệt của sản phẩm du lịch được thể hiện ở một số đặc điểm sau:
- Sự tham gia của du khách là cần thiết để thực hiện dịch vụ. Du lịch đòi hỏi
phải có du khách để tồn tại.
- Sản phẩm du lịch không thể để tồn kho. Bởi vì, một phòng của khách sạn,
một chỗ ngồi trên máy bay không bán được thì không thể cất giữ vào kho.
- Tính không co giãn của cung so với cầu làm cho người ta không thể tăng
cung của sản phẩm du lịch trong ngắn hạn.
14
- Sản phẩm du lịch không phải là một loại sản phẩm có thể di chuyển về các
thị trường tiêu thụ, mà trái lại các thị trường phải di chuyển về hướng sản phẩm du
lịch. Chính vì vậy công tác tuyên truyền và quảng bá các sản phẩm du lịch vô cùng
quan trọng.
1.3. Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch
1.3.1. Những yếu tố cấu thành cơ bản
Cũng như tất cả những sản phẩm khác, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố
kết hợp với nhau để đáp ứng cho thị trường mục tiêu, thỏa mãn tối đa nhu cầu của
du khách. Sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố cơ bản như sau:
- Tài nguyên thiên nhiên: khí hậu, cảnh đẹp thiên nhiên, núi rừng, bãi biển,
sông suối…
- Tài nguyên nhân văn: các di sản văn hóa, di tích lịch sử, phong tục tập
quán, các lễ hội, công trình kiến trúc lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo…
- Các cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch: khách sạn, nhà hàng, công viên,
khu vui chơi giải trí…
- Hệ thống phương tiện giao thông phục vụ du lịch: máy bay, tàu lửa, ô tô, xe
bus, taxi, tàu thủy, thuyền…
- Các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: hệ thống giao thông, điện, nước, bưu
chính viễn thông, y tế…
- Môi trường kinh tế và xã hội: Giá cả liên quan đến hoạt động du lịch, an
toàn xã hội, trình độ dân trí, văn minh đô thị…
1.3.2. Môi trường kế cận
Những yếu tố thiên nhiên là nguồn để tạo nên sản phẩm du lịch, đòi hỏi
chúng phải được bao bọc bởi những vùng đệm chung quanh thật lôi cuốn, có như
vậy mới tạo nên những sản phẩm du lịch đa dạng, giá trị và bền vững. Đây sẽ là nơi
mở rộng thêm các loại hình du lịch khác phục vụ nhu cầu tiềm ẩn của du khách.
1.3.3. Dân cư địa phương
Du lịch tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc với dân cư địa phương. Thông
thường du khách và dân địa phương có những lối sống và văn hóa khác nhau. Mối
15
quan hệ giữa họ có thể làm phát sinh mâu thuẫn. Cho nên, thái độ của dân địa
phương ảnh hưởng lớn đến sự cảm nhận của du khách đối với sản phẩm du lịch.
Phần lớn, du lịch gồm những yếu tố kích thích tâm hồn và cảm xúc. Những
khía cạnh như bầu không khí, cách cư xử, sự thân thiện là những yếu tố quyết định
trong việc đánh giá một sản phẩm du lịch. Đây là vấn đề không nên coi nhẹ trong
quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
1.3.4. Các dịch vụ công cộng phục vụ du lịch
Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch thường khó thay đổi, trong khi đó
dịch vụ công cộng lại có thể dễ dàng thay đổi và chính các yếu tố đó đã góp phần to
lớn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, gia tăng độ thỏa dụng cho du khách.
Việc xây dựng một trung tâm hội nghị trong thành phố, một khu vui chơi giải trí,
một khu thể thao, một công viên, trồng nhiều cây xanh trong thành phố… là những
nhân tố làm thay đổi sản phẩm du lịch của một thành phố hoặc một điểm du lịch.
1.3.5. Cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ thương mại
Du khách là những người ra khỏi nhà ở của mình trong một thời gian nhất
định, tạm thời rời bỏ công việc bận rộn của mình tìm đến một nơi để nghỉ ngơi, thư
giản. Du khách có thể ở trong khách sạn, quán trọ hoặc ở trong các lều trại. Cơ sở
lưu trú, nhà hàng sẽ là những yếu tố quan trọng làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm
du lịch. Có những cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, có khí hậu trong lành, mát mẻ
bên cạnh là các khách sạn, nhà hàng sang trọng, ấm cúng, chắc chắn sẽ tạo ra các
sản phẩm du lịch có giá trị cho du khách.
1.3.6. Kết cấu hạ tầng giao thông
Du lịch hàm ý một sự di chuyển của du khách ra khỏi nhà để đến chỗ lưu trú.
Cho nên, các phương tiện giao thông, đường sá, sân bay, bến cảng... là những yếu tố
vô cùng quan trọng để việc di chuyển đó có thể diễn ra trong những điều kiện tốt
nhất (ít mệt, ít tốn thời gian) và chi phí thấp nhất. Những phương tiện đi lại trong
trung tâm thành phố như xe bus, taxi, xích lô… và các điều kiện đi lại khác, là
những vấn đề không thể coi thường bên trong sản phẩm du lịch.
1.4. Các sản phẩm du lịch chính
16
Sản phẩm du lịch rất đa dạng, nhưng có thể tóm lại trong năm loại chính sau đây.
1.4.1. Sản phẩm du lịch của một quần thể địa lý
Sản phẩm du lịch nằm trong một tổng thể địa lý như: một vùng đặc biệt của
một nước, một thành phố, một số vùng địa phương….Tuy nhiên, tất cả những điều
đó chưa phải là sản phẩm du lịch mà chúng chỉ mới là những tiềm năng để các nhà
tổ chức du lịch tạo lập những sản phẩm du lịch. Thực thể địa lý không dễ dàng tổ
chức phối kết hợp. Vì vậy, để cho sản phẩm du lịch ra đời và phát triển cần phải kết
hợp tốt giữa nhà nước với các tổ chức tư nhân.
1.4.2. Sản phẩm du lịch trọn gói
Sản phẩm du lịch trọn gói bao gồm toàn bộ những sản phẩm như dịch vụ lưu
trú, ăn uống, phương tiện vận chuyển và những dịch vụ khác. Điều đặc biệt ở đây là
du khách mua một sản phẩm hoàn chỉnh với một giá nhất định.
Sản phẩm du lịch dạng này thường được tạo lập bởi nhà tổ chức du lịch của
các đại lý du lịch, các khách sạn hoặc các công ty vận chuyển. Đây chính là loại sản
phẩm nhằm tạo nên sự tiện ích cho du khách, họ không còn phải bận tâm tới chỗ
nghỉ ngơi, ăn uống và đi lại trong suốt tour du lịch của mình. Hiện nay, loại hình du
lịch này đang hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.
1.4.3. Sản phẩm du lịch dạng trung tâm
Đó là những sản phẩm như: chơi golf, đua thuyền buồm, leo núi,… Loại sản
phẩm này thường dành riêng cho những du khách có khả năng chơi golf, đua thuyền
hoặc leo núi. Với sự gia tăng hội chơi golf, hội đua thuyền buồm, hội leo núi…,
cùng với sự phát triển của xã hội, những sản phẩm dạng trung tâm ngày một phát
triển nhiều hơn.
1.4.4. Sản phẩm du lịch dạng biến cố
Những sự kiện thể thao, các lễ hội, hội thi, ... đã tạo thành một loại sản phẩm
du lịch. Cái bất lợi của loại hình này là có tính chất thời điểm, chỉ vài ngày hoặc tới
một tháng là tối đa. Những sản phẩm dạng biến cố quen thuộc nhất là các lễ hội văn
17
hóa, lễ hội truyền thống, các lễ hội hoa, lễ hội trà, lễ hội Vespa… và những hội thi
khác cùng với những buổi biểu diễn ca múa nhạc ngoài trời.
1.4.5. Những sản phẩm du lịch đặc biệt
Các sản phẩm du lịch đặc biệt như: chơi thể thao (thuyền buồm, ván lướt
sóng, cano, cưỡi ngựa, nhảy dù bay,...), game show, hội nghị tổng kết, hội nghị
khách hàng hoặc nghệ thuật ẩm thực..., đây là những sản phẩm đặc biệt cần phân
khúc thị trường sản phẩm và chọn lọc loại hình thích hợp.
1.5. Vòng đời sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch cũng tương tự như những sản phẩm khác luôn chịu tác
động bởi những thời kỳ của vòng đời sản phẩm: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và
suy thoái.
Nhưng tất cả mọi sản phẩm không buộc phải tuần tự trải qua các giai đoạn
trên. Có những sản phẩm có sự tăng trưởng nhanh và bền vững ngay vào thời kỳ
đầu, có sản phẩm đạt thời kỳ bão hòa sớm, có sản phẩm đi qua thời kỳ bão hòa mà
không suy thoái, lại tiếp tục một thời kỳ tăng trưởng mới.
Thời gian và vòng đời sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố,
đặc biệt nhất là bởi hành động chiến lược và chiến thuật của đối thủ cạnh tranh.
1.6. Chất lượng sản phẩm du lịch
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp hướng tới chất lượng sản phẩm
hay dịch vụ theo cách tiếp cận giá trị và góc độ người tiêu dùng. Tuy nhiên, một
doanh nghiệp thường có nhiều loại khách hàng khác nhau. Do đó, để thỏa mãn
những nhu cầu khác nhau của khách hàng, chất lượng được xem như một ._.chiến
lược kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Chiến lược này phải đảm bảo cung cấp
những hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn thỏa mãn những mong đợi hiện tại và tiềm ẩn
của khách hàng. Chiến lược này sử dụng tài năng của tất cả các thành viên nhằm đạt
được lợi ích cho tổ chức nói riêng, cho xã hội nói chung và phải đem lại lợi tức cho
các cổ đông.
18
Vấn đề đa dạng hóa các sản phẩm du lịch không thể tách rời chất lượng các
sản phẩm du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch không chỉ làm thỏa mãn du khách
mà còn không gây ảnh hưởng đến xã hội và môi trường xung quanh. Do tính đa
dạng và phong phú của sản phẩm du lịch nên để tạo ra một sản phẩm du lịch có chất
lượng không hề dễ dàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch không có nghĩa là phát triển chúng một
cách tràn lan mà cần có chọn lọc. Ngoài những định hướng phát triển các loại hình
kinh doanh du lịch, thì việc định hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản
phẩm du lịch cũng không kém phần quan trọng. Chính quyền địa phương cần định
hướng phát triển sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường du lịch trong nước và quốc
tế.
1.7. Quan niệm về lợi thế cạnh tranh
Quan niệm về lợi thế cạnh tranh trước hết phải xuất phát từ khách hàng,
một khách hàng sẽ mua một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó của doanh nghiệp chỉ
vì sản phẩm dịch vụ đó giá rẻ hơn nhưng cùng chất lượng hoặc đắt hơn nhưng chất
lượng cao hơn so với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Chất lượng là giá trị
của sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng có thể tìm thấy ở chính sản phẩm đó và
không thấy ở các sản phẩm cạnh tranh khác, hay nói cách khác sản phẩm dịch vụ đó
có những điểm mạnh vượt trội hơn các đối thủ khác.
Lợi thế cạnh tranh trên thị trường về cơ bản có hai loại, đó là chiến lược chi
phí thấp hơn và chiến lược khác biệt về chất lượng sản phẩm, hình thức bề ngoài,
khả năng đáp ứng nhanh...Nguồn lợi thế cạnh tranh có mối tương quan mật thiết với
chiến lược và năng suất chất lượng của công ty. Để có được lợi thế cạnh tranh, mỗi
doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên mọi phương diện.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là công việc của ngành du lịch
mà phải phối hợp đa ngành, không chỉ là công việc của sở du lịch thương mại mà
còn là của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và của mỗi người dân địa phương.
1.8. Quan niệm về thương hiệu du lịch
19
Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị
trong một thời gian dài, đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thỏa
mãn của khách hàng. Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hóa, lý tính, cảm
tính, trực quan và độc quyền mà chúng ta liên tưởng đến khi nhắc đến một sản
phẩm hay một công ty. Thương hiệu là phần hồn của một doanh nghiệp, là uy tín
của công ty, là niềm tin mà khách hàng dành cho công ty.
Thương hiệu du lịch là nét độc đáo nổi bật mang tính đặc trưng của sản
phẩm du lịch ở địa phương lưu lại mãi trong ký ức của du khách. Khi nhắc tới địa
danh đó mọi người liên tưởng ngay tới những đặc trưng nổi bật mà chỉ nơi đó mới
có. Thương hiệu du lịch chính là địa danh nơi mà có những sản phẩm du lịch nổi
tiếng.
1.9. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa
sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển kinh tế du lịch
vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở, động lực để thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh
tế - xã hội. Càng ngày, du lịch càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế của
các nước.
Du lịch có tầm quan trọng trong nền kinh tế nên hiện nay phần nhiều các
nước, các vùng và các thành phố đều cố gắng phát huy các thế mạnh của địa
phương để khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch. Hàng năm ngành du lịch đã
đem về cho nhiều quốc gia một số tiền khổng lồ, thu hút một số lượng lớn lực lượng
lao động. Sự phát triển du lịch có thể cải thiện nhiều mặt về môi trường đầu tư, tăng
cường hợp tác và giao lưu kinh tế đối ngoại.
Đối với Việt Nam, kinh tế du lịch phát triển đã đem về một lượng lớn ngoại
tệ cho quốc gia, góp phần tạo nên cán cân thanh toán thặng dư, tăng tỉ trọng dịch vụ
trong ngành kinh tế quốc dân, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân địa
phương... Có thể nói du lịch đã đem lại nhiều giá trị kinh tế và xã hội cho địa
phương nói riêng và cho cả nước nói chung. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta
20
đã chủ trương ưu tiên phát triển ngành kinh tế du lịch, coi chúng là một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.
Tổng cục du lịch Việt Nam cho biết: Năm 2006 Việt Nam đón được 3,585
triệu lượt du khách quốc tế và 17,5 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng doanh thu toàn
xã hội từ du lịch khoảng 3,18 tỉ USD. Năm 2010, Việt Nam dự kiến sẽ đón 6 triệu
lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa. Thu nhập du lịch năm 2010 đạt
khoảng 4-5 tỷ USD.
1.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch
Chính sự lên ngôi của ngành du lịch và vui chơi giải trí đã buộc chính phủ
các nước phải có cái nhìn về tương lai trong lĩnh vực này. Các nhà quản lý cần đưa
ra cho địa phương, quốc gia mình các sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng đáp
ứng sự thỏa dụng cao nhất cho du khách, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên và con người của địa phương.
Việc qui hoạch du lịch nói chung và phát triển các sản phẩm du lịch nói riêng
cần phải tính đến yếu tố không gian du lịch và cả thời gian vui chơi giải trí. Đó là
tạo ra một không gian cho những mục đích sử dụng khác nhau đồng thời cũng phải
xem xét thời gian mà du khách nhàn rỗi.
Để xem xét, đánh giá tính khả thi của các sản phẩm du lịch, ta cần phải biết
cách đánh giá các cơ hội của địa phương và khu vực, cũng như phải biết những nhu
cầu ở dạng tiềm năng của du khách. Công việc thu thập số liệu về khí hậu, địa chất,
địa hình, lịch sử có thể thực hiện tương đối dễ dàng, trong khi đó việc tìm hiểu về
con người khó hơn rất nhiều.
Sản phẩm du lịch ra đời đòi hỏi phải có các nguồn lực đó là: nguồn nhân lực,
nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, các nguồn lực về tài
chính, kết cấu hạ tầng chung của nền kinh tế, các chủ trương chính sách đầu tư của
nhà nước cũng như địa phương về du lịch…
Sự thành công của một sản phẩm du lịch thường được xây dựng trên những
quan hệ tốt giữa cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa
phương và Nhà nước. Các bước cần thiết để tạo dựng nên một sản phẩm du lịch
21
thành công: trước tiên, cần phải liệt kê được những yếu tố hiện tại và tương lai của
sản phẩm du lịch do thực thể địa lý đem lại. Bước tiếp theo là nhận diện các thị
trường tiềm năng, phân khúc và chọn thị trường mục tiêu; xác định tổng thể các sản
phẩm và vị trí của chúng trên thị trường mục tiêu đã chọn; sản phẩm phải được tổ
chức và phối kết hợp để du khách có thể tìm được lợi ích của họ. Cuối cùng sản
phẩm phải được đưa ra phục vụ du khách với một hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh.
1.11. Kinh nghiệm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của một số nước
• Thái Lan:
Ngành du lịch Thái Lan đã trải qua một quá trình đa dạng hóa sản phẩm du
lịch ở nhiều mặt: về phương tiện phục vụ, về loại hình, về quy mô và chất lượng
phục vụ du lịch.
Sự gia tăng số lượng và thành phần du khách quốc tế đến Thái Lan đã kéo
theo một quá trình đa dạng hóa các điểm du lịch. Các công viên vừa được xem là
điểm du lịch vừa là khu bảo tồn thiên nhiên. Chung quanh các thắng cảnh tự nhiên
thường có các loại hình du lịch đặc biệt như: các tour dã ngoại và mạo hiểm, tour du
lịch đi bộ, tour khám phá hang động và các tour du lịch sinh thái đa dạng khác.
Trong những năm gần đây, số lượng các cung điện, đền đài mang tính lịch
sử và các viện bảo tàng được mở ra cho công chúng và du khách vào tham quan
ngày một tăng.
Những bộ tộc miền núi đã trở thành một trong những điểm thu hút khách
du lịch. Các bộ tộc miền núi được tái tạo ngay tại những trung tâm du lịch lân cận
các thành phố du lịch chính của Thái Lan.
Các hội chợ, lễ hội và nghệ thuật dân gian đang là những hoạt động ngày
càng thu hút nhiều du khách. Những lễ hội truyền thống được quảng bá rộng rãi đến
các du khách tiềm năng; một số làng thủ công mỹ nghệ và chợ bán loại hàng này
cũng đã trở thành những điểm thu hút không ít du khách, ví dụ như làng gốm sứ
Dan Kwien và làng tranh chạm Ban Thawai.
Trên khắp các khu vực đồng bằng và thung lũng, nhiều khu du lịch nghỉ
dưỡng đã được thành lập. Mặc dù con số du khách tự mình đi du thám vùng cao
22
nguyên ngày càng đông nhưng không làm giảm đi lượng du khách đến khu vực này
thông qua các công ty du lịch dã ngoại. Hệ thống lộ trình dã ngoại đã mở rộng một
cách nhanh chóng và đa dạng. Ở Phuket hiện có rất nhiều sân golf và các tiện nghi
giải trí khác như vườn bướm, sân tập bắn súng, các trung tâm hàng mỹ nghệ và lưu
niệm…
Hơn nữa, chính phủ Thái Lan luôn khuyến khích người dân tìm ra các
phương thức quản lý các nguồn lực vì lợi ích và phát triển cộng đồng. Người dân
địa phương có quyền tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng và
để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn.
Thái Lan được xem như một mô hình điển hình có thể tham khảo để xây
dựng mô hình phát triển du lịch đồng bộ nhằm thu hút du khách với số lượng lớn.
• Singapore:
Singapore với diện tích nhỏ bé khoảng 648 km2, tài nguyên thiên nhiên
không dồi dào cho việc phát triển du lịch, tuy nhiên họ đã khắc phục được vấn đề
thiếu tài nguyên thiên nhiên bằng cách tạo ra các sản phẩm du lịch nhân tạo độc
đáo.
Để thu hút du khách, Singapore không ngừng đa dạng hóa sản phẩm du
lịch bằng cách xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí như: Trung tâm vui chơi
Sentosa với các hoạt động văn hóa thể thao, khu dạo bộ, bơi thuyền và các nhà
hàng; Công viên Đại dương là công viên lớn và hiện đại nhất của Singapore với hơn
250 loài sinh vật biển…
Singapore còn được mệnh danh là đất nước của các loài hoa, đặc biệt là các
loài phong lan. Vườn quốc gia Singapore được xem là bảo tàng nhiệt đới, bên trong
vườn có hơn 2000 loài hoa khác nhau. Đây cũng là sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút
đông đảo du khách tới tham quan và nghiên cứu.
Singapore được đánh giá là quốc gia có môi trường xanh sạch nhất thế giới.
Có được kết quả đó là do các qui định luật lệ ở đây nghiêm ngặt, quá trình thực hiện
nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên của người dân rất cao. Điển hình
như: Nhổ nước bọt hoặc ném rác bừa bãi sẽ bị phạt 1000 USD Singapore; Các nơi
công cộng như tàu điện ngầm, rạp chiếu phim, siêu thị, tiền sảnh khách sạn, nhà
hàng… đều cấm hút thuốc, nếu người nào vi phạm bị phạt 50 USD Singapore…
23
Chính ý thức cao về bảo vệ môi trường của người dân, khả năng tạo ra các
sản phẩm du lịch nhân tạo độc đáo đã giúp cho ngành du lịch Singapore thành công
và nổi tiếng khắp thế giới.
• Indonesia:
Indonesia rất chú trọng tới vấn đề đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm
phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Indonesia một
đất nước có hàng nghìn hòn đảo khác nhau, chính phủ đã chủ trương khai thác tiềm
năng du lịch biển với nhiều loại hình phong phú. Mặt khác, chính phủ còn chủ
trương kết hợp du lịch biển với nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc và đa dạng.
Loại hình du lịch sinh thái cũng được chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển, Indonesia
đã thực hiện năm nguyên tắc đối với sự phát triển du lịch sinh thái:
- Trách nhiệm, quan tâm và cam kết đối với sự bảo tồn;
- Tham khảo ý kiến và được sự tán thành của cộng đồng địa phương về sự
phát triển của du lịch sinh thái;
- Đảm bảo các lợi ích cho cộng đồng địa phương;
- Sự nhạy cảm và tôn trọng đối với nền văn hóa và truyền thống tín ngưỡng
của địa phương;
- Tôn trọng các qui định và luật pháp của chính phủ.
Để không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chính phủ đã kiện toàn
được mối quan hệ chặt chẽ liên ngành giữa du lịch với ngành giao thông vận tải, an
ninh quốc phòng và giáo dục đào tạo. Nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm
khuyến khích cho tư nhân tham gia đầu tư vào ngành du lịch.
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân
viên du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên luôn được các cơ sở kinh doanh,
địa phương và nhà nước quan tâm.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch luôn được gắn liền với việc giáo dục cho người
dân ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
24
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG
ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Vị trí của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng
Ngành kinh tế du lịch Lâm Đồng trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp
đáng kể cho sự phát triển chung của nền kinh tế toàn tỉnh. Giai đoạn 2001 - 2006,
đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế dịch vụ. Doanh thu dịch vụ
chiếm 12,9% tổng GDP của toàn tỉnh, trong đó riêng ngành du lịch là 31,43%.
Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng trong những năm qua có sự tăng trưởng
mạnh, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 29.75%.
Bảng 2.1: Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Danh mục Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Doanh thu xã hội
481.8 633.5 920.0
1,215.0
1,405.0
1,663.0
Mức tăng trưởng so với năm
trước(%)
35.72 31.49 45.22
32.07
15.64
18.36
Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng
2.2. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
2.2.1. Kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông
Giai đoạn 2001 - 2006, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, hệ thống cơ
sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng như: giao thông, điện, nước, bưu chính viễn
thông... đã được nâng cấp đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển đi
lại, sinh hoạt của du khách, tác động tích cực đến sự phát triển du lịch của địa
phương. Tuy nhiên, chất lượng và qui mô hệ thống giao thông nói chung còn yếu
kém, chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.
a. Hệ thống đường bộ
25
Hệ thống đường bộ của Lâm Đồng phân bố tương đối đều khắp trong tỉnh,
đường ô tô đến các trung tâm xã với tổng chiều dài 2.039,4 km.
* Đường đô thị: Đường đô thị tập trung tại Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và một số
thị trấn huyện lỵ khác như Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm. Tổng chiều dài
mạng lưới đường đô thị là 473 km. Thành phố Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc có một số
tuyến đường chính đã được mở rộng mặt đường từ 13 - 15m.
* Giao thông nông thôn: Mạng lưới giao thông nông thôn có trên 400 tuyến
với tổng chiều dài 2.470 km, có 135,3 km nhựa, còn lại là đường cấp phối và đường
đất.
b. Đường hàng không
Lâm Đồng có sân bay Liên Khương, đường băng dài 3.000m và rộng 34m.
Năm 2005, sân bay này đã mở tuyến bay trực tiếp Đà Lạt – Hà Nội và ngược lại với
tần suất 3 chuyến/tuần phục vụ nhu cầu tham quan của du khách, tạo điều kiện mở
rộng thị trường khách du lịch ra khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, về quy mô, chất
lượng trang thiết bị, đường băng của sân bay chưa đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của du
khách, đặc biệt là đối với khách quốc tế, chính vì vậy đã hạn chế một lượng lớn
khách quốc tế tới du lịch tại Đà Lạt bằng đường hàng không.
c. Đường sắt
Tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang dài 84 km với 6 ga và 3 ga phụ, được
Pháp xây dựng trước đây, nhưng từ năm 1975 đến nay không sử dụng. Hiện nay
ngành đường sắt đã khôi phục 10 km tuyến Đà Lạt - Trại Mát để phục vụ du lịch.
2.2.2 Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cung cấp của Lâm Đồng khá ổn định bao gồm: nhà máy thủy
điện Đa Nhim công suất 160MW, Hàm Thuận công suất 300MW, Đa Mi công suất
175MW, Suối Vàng công suất 4,4MW và nhà máy thủy điện Đại Ninh đang được
xây dựng có công suất 300MW. Hệ thống điện các trục chính trong thành phố đã
được thay thế bằng cáp ngầm. Điều đó không chỉ khắc phục vấn đề an toàn, tiết
kiệm sự hao phí điện năng mà còn tăng thêm mỹ quan cho thành phố. Nhìn chung,
hệ thống điện Đà Lạt - Lâm Đồng đáp ứng tốt cho việc phát triển kinh tế du lịch.
26
2.2.3. Hệ thống cấp nước
Đến nay có 5 huyện, thị xã, thành phố được cấp nước sạch từ nhà máy nước.
Thành phố Đà Lạt được cấp nước từ nhà máy nước Suối Vàng, công suất 25.000
m3/ngày đêm và nhà máy Hồ Xuân Hương công suất 6.000 m3/ngày đêm với công
nghệ xử lý hiện đại của Đan Mạch, đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh
hoạt của toàn thành phố cũng như du khách. Đây là yếu tố hỗ trợ khá quan trọng
cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Lợi thế này không phải thành phố nào
cũng có được, ngay cả thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.4. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường
Hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn, các khu du lịch, các cơ sở công nghiệp
của tỉnh Lâm Đồng chưa có hệ thống thoát nước thải. Nước thải chỉ được xử lý
bằng bể tự hoại hoặc bán tự hoại, có nơi còn xả thẳng xuống sông suối, hồ. Đến
nay, số hộ không có hệ thống vệ sinh chiếm tỷ lệ 16,23%, số hộ có hệ thống vệ sinh
thô sơ, không đảm bảo yêu cầu chiếm tỷ lệ 58,92% trong tổng số hộ toàn tỉnh. Điều
này ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí.
Hiện nay, thành phố Đà Lạt đang được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải
công suất 7.500m3/ ngày đêm với công nghệ hiện đại thuộc dự án hỗ trợ của Đan
Mạch. Dự án này hoàn thành sẽ góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
của thành phố, tạo điều kiện nâng cao giá trị cho các sản phẩm du lịch.
2.2.5. Hệ thống bưu chính viễn thông
Lâm Đồng là một trong những tỉnh có ngành bưu chính viễn thông phát triển
với công nghệ hiện đại. Đến năm 2004, hệ thống các bưu điện, bưu cục đã phủ kín
toàn tỉnh, hệ thống điện thoại đã đến 100% xã phường, đây thực sự là yếu tố thuận
lợi để phát triển du lịch.
2.2.6. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
Tại các điểm du lịch xa thành phố, xa khu dân cư các dịch vụ y tế về cơ bản
có thể đảm bảo phục vụ du khách trong trường hợp cần thiết, tạo nên sự an tâm cho
du khách. Chính dịch vụ y tế tốt đã góp phần thu hút du khách, đặc biệt là những
tour xa trung tâm thành phố.
27
2.3. Qui mô và chất lượng các sản phẩm du lịch địa phương
2.3.1. Dịch vụ lưu trú
Tính đến quý I/2007, toàn tỉnh có trên 750 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số
11.000 phòng. Trong đó có 55 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao với 1.761
phòng và hàng ngàn nhà trọ, nhà khách hỗ trợ cho việc đón khách du lịch, đặc biệt
vào mùa cao điểm (Phụ lục 7). Các dịch vụ phục vụ trong cơ sở lưu trú gồm: nhà
hàng, vũ trường, massage, sauna, karaoke, internet, tennis, chăm sóc sức khỏe, thẩm
mỹ, phục vụ hội nghị – hội thảo…
Quy mô khách sạn, nhà nghỉ ở Đà Lạt, ngoại trừ một số khách sạn được xếp
hạng, còn lại phần lớn là vừa và nhỏ, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ, chủ yếu
xây dựng một cách tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể, tiêu chuẩn buồng phòng rất
thấp, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên điều hành, phục vụ còn nhiều yếu
kém. Nhìn chung, chất lượng của các khách sạn, nhà nghỉ ở đây còn thấp, chưa đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.
Bảng 2.2: Cơ sở lưu trú của Lâm Đồng giai đoạn 2001 – 2006
Danh mục Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số cơ sở lưu trú 400 434 550 679 690 750
Tổng số số phòng 4800 5300 7000 7826 8000 11000
Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng
Vào các dịp lễ, cung của dịch vụ lưu trú không đáp ứng đủ cầu của du khách
dẫn đến hiện tượng giá leo thang đã ảnh hưởng xấu tới sự thiện chí của du khách về
du lịch Đà Lạt.
Vào mùa thấp điểm, cung quá cầu khiến cho tình trạng cạnh tranh không lành
mạnh, hiện tượng cò chèo kéo khách diễn ra phổ biến, ảnh hưởng xấu tới môi
trường văn minh du lịch…
28
2.3.2. Khu, điểm tham quan, vui chơi giải trí
Toàn tỉnh hiện có 34 khu, điểm du lịch được đưa vào đầu tư khai thác, kinh
doanh phục vụ tham quan, vui chơi giải trí của du khách, trong đó có 17 điểm đã
được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia.
Đầu năm 2002, ngành du lịch Đà Lạt đưa hệ thống cáp treo vào sử dụng với
chiều dài 2.300m. Dịch vụ này đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch thu
hút đông đảo du khách.
Trung tâm vui chơi giải trí Đà Lạt với khuôn viên khoảng hơn 2000 m2, trong
đó chỉ có hơn 16 trò chơi dành cho trẻ em. Rõ ràng đây là một trung tâm giải trí quá
nhỏ về qui mô và yếu kém về chất lượng. Chính vì vậy dịch vụ này chưa thu hút
mạnh mẽ du khách cũng như người dân địa phương.
2.3.3. Dịch vụ lữ hành – vận chuyển
Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 18 đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển
trong đó có 6 đơn vị được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Nhìn chung, hoạt
động kinh doanh lữ hành quốc tế đã có tiến bộ, đã tổ chức được nhiều tour du lịch
đưa khách tham quan các nước Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ.... Hoạt động lữ
hành nội địa phát triển mạnh, trong đó đã ký kết nối tour với các tỉnh trong vùng
Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long.
Trên địa bàn Đà Lạt hiện nay có 4 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển
khách du lịch, với hơn 42 xe du lịch và hơn 100 xe vận chuyển khách đường dài là:
Xí nghiệp vận chuyển Du lịch Đà Lạt, Công ty TNHH Xuân Hương, công TNHH lữ
hành Thành Bưởi và Công ty du lịch & vận tải Phương Trang. Hoạt động taxi nội
thành được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, giá cả hợp lý. Tính đến hết
năm 2006, ở Lâm Đồng có hơn 200 đầu xe taxi phục vụ vận chuyển khách du lịch.
Đầu năm 2007, Đà Lạt đã có tuyến xe buýt nội thành và mở thêm tuyến Đà Lạt -
Bảo Lộc, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương… phục vụ thêm nhu cầu đi lại của
dân địa phương cũng nhu du khách.
29
2.3.4. Loại hình du lịch sinh thái
Các tour du lịch sinh thái được du khách các nước phát triển quan tâm, họ đến
Ðà Lạt để tận hưởng không khí trong lành của núi rừng, của thiên nhiên hoang dã...
chứ không phải đi tìm tiện nghi vật chất. Ðối với các nước trong khu vực mà đặc biệt
là Singapore, họ xem Ðà Lạt là một điểm đến có sức hút quan trọng để mở rộng và
nối tour từ du lịch miền biển ở đất nước Singapore đến miền núi Ðà Lạt.
Một số khu du lịch có khả năng thu hút lượng lớn du khách như khu du lịch
sinh thái Lang Biang, khu du lịch sinh thái Đa Mê, khu du lịch rừng Madagui...Tuy
nhiên, do khả năng đầu tư còn hạn chế nên một số điểm du lịch được xác định có
tiềm năng và đã được tiến hành lập quy hoạch như khu du lịch tổng hợp quốc gia
Đan Kia - Suối Vàng, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Bidoup - Núi
Bà...nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác phục vụ du lịch. Nói chung qui mô về
sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh còn nhỏ bé và đơn điệu.
2.3.5. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe
Với môi trường Đà Lạt, du khách có thể ở trong các khách sạn yên tĩnh để tận
hưởng khí hậu trong lành, mát mẻ, môi trường xanh sạch, ngắm nhìn cảnh quan thơ
mộng để phục hồi sức khoẻ sau thời gian lao động căng thẳng tại các đô thị, các khu
công nghiệp ồn ào và nóng bức của mình. Thế nhưng Đà Lạt mới chỉ khắc phục
được khâu cho du khách nghỉ ngơi là chủ yếu, còn phần nghỉ dưỡng cho đến nay
vẫn còn bỏ ngỏ. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao số ngày lưu trú
bình quân của du khách tại Đà Lạt chưa cao. Đối với loại hình sản phẩm du lịch
này, du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng cần phải khai thác lợi thế về khí hậu, tài nguyên
nhân văn để có thể đưa du lịch nghỉ dưỡng trở thành một trong những sản phẩm du
lịch chính của Đà Lạt - Lâm Đồng.
2.3.6. Loại hình du lịch hội nghị - hội thảo
Với ưu thế về khí hậu cảnh quan thiên nhiên, môi trường …, Đà Lạt thực sự là
nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc hội nghị kết hợp với du lịch mang tính quốc gia và
quốc tế. Tuy nhiên, du lịch hội nghị ở Đà Lạt chưa phát triển, chưa khai thác được
lợi thế này. Chỉ mới có một số khách sạn có phòng họp lớn như: Khách sạn Sofitel
30
Dalat Palace, Khách sạn Công đoàn, Khách sạn Vietso Petro, khu resort Hoàng Anh
Gia Lai, khu resort Ana Mandra và hội trường của một số cơ quan quản lý tại địa
phương… Hiện tại toàn tỉnh mới chỉ có 8 cơ sở có tổ chức hoạt động hội nghị, qui
mô vừa và nhỏ với tổng sức chứa khoảng 1.500 chỗ ngồi. Những cơ sở này chủ yếu
là kết hợp giữa kinh doanh lưu trú với hội nghị. Việc tổ chức hội nghị còn thiếu tính
chuyên nghiệp, chưa kết hợp tốt hội nghị với các dịch vụ dã ngoại, ẩm thực ngoài
trời.
2.4. Hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lâm Đồng
2.4.1. Khách du lịch
Số lượng du khách đến Lâm Đồng đã gia tăng đáng kể, tốc độ tăng trưởng
trung bình năm đạt 17,4% - đây thực sự là một tín hiệu khả quan đối với du lịch
Lâm Đồng.
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2006
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm Khách nội địa Khách quốc tế Tổng số du khách
Số lượng
Tỷ lệ gia
tăng (%) Số lượng
Tỷ lệ gia
tăng (%) Số lượng
Tỷ lệ gia
tăng (%)
2001 725,000 13.20 78,000 12.10 803,000 13.10
2002 820,000 13.10 85,000 9.00 905,000 12.70
2003 1,085,000 32.30 65,000 (23.50) 1,150,000 27.10
2004 1,264,000 16.50 86,000 32.30 1,350,000 17.40
2005 1,460,300 15.53 100,600 17.10 1,560,900 15.60
2006 1,751,000 19.91 97,000 (3.58) 1,848,000 18.39
Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng.
2.4.2. Khách du lịch quốc tế
Theo các số liệu nêu tại bảng 2.3, chúng ta nhận thấy tổng số khách du lịch
đến Lâm Đồng từ năm 2001 đến nay nhìn chung là tăng nhưng không ổn định. Năm
2003, số lượng khách quốc tế vào Lâm Đồng giảm mạnh so với năm 2002 theo sự
sụt giảm chung của ngành du lịch trên thế giới và khu vực do dịch bệnh cúm gia
cầm, khủng bố... liên tiếp xảy ra. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch
quốc tế đạt 7,24% trong giai đoạn 2001 – 2006.
31
2.4.3. Khách du lịch nội địa
Trong giai đoạn 2001 – 2006, tốc độ tăng trưởng của thị trường khách nội địa
tăng bình quân 18,42%, trong đó khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn
chiếm thị phần lớn nhất khoảng 60,5%.
Bảng 2.4: So sánh lượng khách du lịch đến Lâm Đồng với các tỉnh phụ
cận và các trung tâm du lịch lớn
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Tỉnh, thành phố Năm
1996 1999 2000 2003 2004
Tăng
trưởng
(%)
Lâm Đồng 605.12 603.00 710.00 1,150.00 1,350.00 10.55%
Khánh Hòa 390.00 344.50 397.50 625.00 710.00 7.78%
Ninh Thuận 32.20 39.00 76.90 103.90 176.30 24.17%
Bình Thuận 56.60 123.20 460.00 1,465.00 1,500.00 50.66%
TP. Hồ Chí Minh 2,053.00 2,575.00 3,100.00 3,219.30 4,080.00 8.96%
TP. Hà Nội 1,052.00 1,430.00 2,600.40 3,781.00 5,800.00 23.79%
Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng & ITDR
Nếu so với hai tỉnh phụ cận là Ninh Thuận và Bình Thuận trong giai đoạn
1996 - 2004 có thể thấy tốc độ tăng trưởng về du khách đến Lâm Đồng thấp hơn;
Nếu so sánh với Khánh Hòa thì mức tăng trưởng khách du lịch của Lâm Đồng cao
hơn.
Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng đạt 1,82
ngày, thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội.
2.5. Về đầu tư phát triển du lịch
Giai đoạn 2003 – 2006 đã có 92 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tổng
nguồn vốn đăng ký đầu tư gần 40.000 tỷ đồng trong đó nổi bật là dự án khu du lịch
Đan Kia – Suối Vàng do các nhà đầu tư Nhật Bản với vốn đăng ký 1.2 tỷ USD và
công viên thú hoang dã ” Datria – Bidoup National Park ” do các nhà đầu tư Pháp
với vốn đăng ký 300 triệu USD
32
Giai đoạn 2001 - 2006, ngành du lịch đã nhận được 136,78 tỷ đồng đầu tư
phát triển hạ tầng du lịch với 12 dự án, trong đó một số dự án đã hoàn thành và đưa
vào sử dụng
Mặt khác, tỉnh đã chú trọng thu hút đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch như các khách sạn cao cấp, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch
vụ lưu trú. Một số dự án xây dựng khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 sao đang
được thực hiện và sớm đưa vào sử dụng như: Khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt, khách
sạn Ngọc Lan, khách sạn Rex, khu nghỉ mát biệt thự Trần Hưng Đạo (Phụ lục 8).
2.6. Xúc tiến, quảng bá du lịch
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế đã tích cực
tham gia các hội chợ thương mại, liên hoan du lịch như : Festival Huế, Hội chợ Du
lịch Đất Phương Nam ở TP. Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch Thương mại Cần Thơ...,
nhiều sản phẩm du lịch của Lâm Đồng đã được gửi đi tham gia hội chợ du lịch quốc
tế.
Năm 2005, lễ hội hoa Đà Lạt bắt đầu được tổ chức và sẽ được tổ chức định kỳ
2 năm/lần. Lễ hội không chỉ đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế Đà Lạt mà còn là
cơ hội để quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng tới bạn bè trong nước
và quốc tế, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế du lịch.
Ngành du lịch Lâm Đồng đã hoàn thành về cơ bản trang website du lịch
thương mại, duy trì thường xuyên việc cung cấp thông tin, các chương trình hỗ trợ
xúc tiến quảng bá du lịch Lâm Đồng ở trong nước và quốc tế cũng như hỗ trợ để
đưa các thông tin về du lịch trong nước và quốc tế tới các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn tỉnh.
2.7. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng
2.7.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.7.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý:
33
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên. Phía Nam và
Đông Nam giáp với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai; phía Tây Nam giáp
tỉnh Bình Phước; phía Đông Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa; phía Bắc và Tây Bắc giáp
với tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Lâm Đồng nằm giữa ba vùng lãnh thổ (Tây
Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ) nên có nhiều tiềm năng để
phát triển kinh tế (Phụ lục 9). Vị trí địa lý quan trọng của Lâm Đồng có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
b. Địa hình:
Lâm Đồng có địa hình mấp mô lượn sóng, với nhiều vùng phong cảnh đặc sắc
thích hợp cho việc phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…
Đặc điểm đa dạng của địa hình Lâm Đồng đã tạo ra nhiều cảnh quan đẹp, đặc
biệt là các thác nước như: Đambri, Prenn, Đatanla, Gougah, Voi...; các hồ nước tự
nhiên và nhân tạo như: Đan Kia – Suối Vàng,._.onents are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.
Pattern Matrix(a)
Component
1 2 3
sp9 .749 -.087 .156
sp10 .744 .027 .108
sp8 .668 .165 -.213
sp11 .612 -.202 .343
sp7 .534 .397 -.224
sp3 -.058 .736 .056
sp5 .002 .736 -.128
sp4 -.148 .708 .436
sp6 .248 .590 .044
sp1 .139 -.066 .812
sp2 -.025 .129 .763
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
Trang 89
PHỤ LỤC 4: ĐÁNG GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ THỰC
TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH
LÂM ĐỒNG
Hệ số Cronbach's Alpha của thực trạng tài nguyên thiên nhiên
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Squared Multiple
Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
tn1 10.15 4.422 .382 .169 .655
tn2 10.34 3.901 .541 .304 .557
tn3 11.00 3.873 .467 .251 .603
tn4 11.17 3.718 .450 .204 .618
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items
.675 .678 4
Hệ số Cronbach's Alpha của thực trạng tài nguyên nhân văn
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Squared Multiple
Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
nv1 13.64 5.048 .466 .233 .537
nv2 13.36 5.358 .445 .248 .552
nv3 12.97 5.492 .325 .113 .609
nv4 13.34 5.410 .321 .127 .612
nv5 13.71 5.378 .382 .182 .580
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items
.632 .636 5
Hệ số Cronbach's Alpha của thực trạng cơ sở vật chất ngành du
lịch và cơ sở hạ tầng
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Squared
Multiple
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
cs1 9.05 5.005 .420 .208 .717
cs2 9.77 4.024 .541 .305 .653
cs3 9.42 4.414 .549 .372 .647
cs4 9.36 4.287 .563 .385 .638
Reliability Statistics
Trang 90
Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items
.727 .726 4
Hệ số Cronbach's Alpha của thực trạng môi trường kinh tế và xã
hội
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Squared Multiple
Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
mt1 16.67 7.025 .435 .199 .636
mt2 17.06 7.947 .329 .145 .670
mt3 16.57 7.726 .448 .237 .635
mt4 16.78 6.781 .554 .321 .592
mt5 17.15 7.807 .377 .169 .655
mt6 16.08 7.528 .354 .158 .664
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items
.684 .685 6
Hệ số Cronbach's Alpha của thực trạng các sản phẩm du lịch
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Squared Multiple
Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
sp1 29.12 27.331 .354 .293 .754
sp2 28.92 27.395 .351 .329 .755
sp3 29.19 27.084 .458 .324 .743
sp4 29.22 26.147 .371 .342 .754
sp5 29.38 26.210 .472 .414 .740
sp6 29.50 27.350 .360 .202 .754
sp7 29.76 26.830 .422 .430 .746
sp8 29.44 27.037 .443 .263 .745
sp9 29.90 25.441 .459 .438 .742
sp10 29.72 25.837 .546 .476 .732
sp11 29.90 26.658 .356 .310 .756
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items
.765 .769 11
Trang 91
PHỤ LỤC 5 : MỘT SỐ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là hồ nước nhân tạo nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt
được xây dựng vào năm 1919 theo đề án của kỹ sư Rousselle. Chiều rộng mặt hồ
trung bình là 200m, diện tích toàn lưu vực khoảng 21km2, lượng nước bình quân
gia nhập vào hồ khoảng 0,5m3/s. Hiện nay hồ đã bị bồi lấp mất khoảng 6ha. Hồ
Xuân Hương là điểm có cảnh quan nổi tiếng cả nước đã được khai thác thành nơi
vui chơi giải trí, thư giãn, ẩm thực và các hoạt động thể thao...
Hồ Tuyền Lâm
Hồ Tuyền Lâm thuộc địa phận thành phố Đà Lạt, nằm cách trung tâm thành
phố về phía Nam khoảng 5km. Hồ có diện tích khoảng 320ha
Quanh hồ là những đồi thông trùng điệp với nhiều loài động vật. Trên đỉnh
đồi phía Bắc hồ là Thiền Viện Trúc Lâm, một công trình kiến trúc tôn giáo đạo Phật
uy nghi mới được xây dựng, nơi đào tạo và qui tụ hàng nghìn tín đồ. Ngoài ra, ven
hồ còn có nhiều điểm tài nguyên hấp dẫn như thác Bảo Đại, khu săn bắn thú của
bản làng dân tộc Lạch...
Hồ Đankia - Suối Vàng (Ankroet)
Hồ Đan Kia - Suối Vàng nằm kề phía Tây Bắc Đà Lạt và cách trung tâm
thành phố khoảng 19km. Hồ Đan Kia có diện tích lưu vực khoảng 141km2, lượng
nước bình quân chảy vào hồ trên dưới 4,1m3/s. Khu vực hồ Đan Kia - Suối Vàng là
nơi có cảnh quan đẹp và giàu tài nguyên sinh vật có khả năng phát triển thành một
khu du lịch - nghỉ dưỡng tổng hợp.
Hiện tại hồ Đan Kia đang được khai thác phục vụ nước sinh hoạt cho thành
phố Đà Lạt với lưu lượng khai thác khoảng 0,46m3/s, còn hồ Suối Vàng là nơi cung
cấp nước cho thủy điện Ankroet với sản lượng điện trên 15 triệu kwh/năm.
Đan Kia - Suối Vàng từ lâu đã được đánh giá là tiềm năng du lịch tự nhiên
có giá trị với các loại hình du lịch gắn với hồ nước và cảnh quan rừng thông ven hồ
như nghỉ ngơi thư giãn, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí thể thao....
Trang 92
Hồ Than Thở
Hồ Than Thở còn có tên là hồ Sương Mai nằm ở phía Bắc thành phố và
cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km. Hồ có diện tích mặt nước không lớn, khoảng
9ha, nhưng nằm ở vị trí yên tĩnh, giữa rừng thông bạt ngàn từ lâu đã đi vào truyền
thuyết và gắn liền với tên tuổi của thành phố cao nguyên. Đây là nơi có thể khai
thác khoảng không gian tĩnh mịch với mục đích thư giãn sau những thời gian làm
việc căng thẳng.
Thung lũng Tình yêu
Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về
phía Bắc, chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc. Thoạt
đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d'Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng
được đổi thành thung lũng Hòa Bình và đến năm 1953 được đổi tên thành "Thung
lũng Tình yêu".
Thác Cam Ly
Thác Cam Ly cách trung tâm thành phố khoảng 3km rất thuận tiện cho du
khách đến tham quan. Thác Cam Ly cao 12m, lượng nước bình quân năm tại thác
này vào khoảng 0,8 -1m 3/s, mùa mưa lưu lượng nước tăng lên 2- 2,5 m3/s, vào mùa
khô đặc biệt là vào tháng 2,3,4 lưu lượng nước giảm đáng kể và có trị số khoảng
80-90 lít/s. Thác Cam Ly được đánh giá là điểm tài nguyên có giá trị phục vụ
khách du lịch tham quan.
Thác Datanla
Thác nằm cách Đà Lạt khoảng 5 km theo quốc lộ 20. Thác Đatanla là thác
cao nhất trong số các thác nằm quanh Đà lạt với độ cao khoảng 32m. Hệ thống thác
Datanla ngoài thác chính dành cho khách tham quan còn có nhiều thác khác. Công
ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Bàng tổ chức các trò chơi mạo hiểm dành cho khách
thích phiêu lưu, leo vách đá, băng rừng, đi bộ theo dòng suối Datanla đến cầu
Prenn. Từ năm 2006, ở đây đã có hệ thống máng trượt, khách xuống thác chỉ mất 2
phút thay vì đi bộ mất 15 phút, hình thức này không chỉ tiết kiệm được thời gian
cho du khách mà còn tạo cho du khách một cảm giác mạo hiểm và hào hứng.
Thác Prenn
Trang 93
Thác Prenn nằm ngay bên đường quốc lộ 20, cách Đà lạt khoảng 10 km.
Thác có độ cao khoảng 27m rộng từ 15-25m. Với cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, với
công viên hoa và nhiều cây cảnh được tạo ra ở đây, thác Prenn từ lâu đã trở thành
điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt.
Núi Langbiang
Langbiang còn có tên gọi là Núi Bà, có độ cao là 2.167m nằm cách trung
tâm Đà Lạt khoảng 12km về phía Bắc. Đây là khu núi cao còn giữ được nhiều cảnh
quan tự nhiên. Từ chân núi theo đường mòn tới đỉnh khoảng 7km, từ đó du khách
có thể quan sát toàn cảnh Đan Kia Suối Vàng, thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
Khí hậu trên đỉnh Langbiang thật mát mẻ, thích hợp với hoạt động du lịch nghỉ
dưỡng. Hiện tại, Langbiang đang được khai thác và trở thành một điểm du lịch sinh
thái lý tưởng. Ngoài ra có thể tổ chức các loại hình du lịch khác như leo núi, thể
thao, dã ngoại, vui chơi giải trí và ẩm thực.
Vườn hoa Đà Lạt
Vườn hoa Đà Lạt nằm ở số 2 Phù Đổng Thiên Vương. Vườn hoa Đà Lạt có
từ năm 1966. Trong đó có tới hàng trăm loài hoa như hồng, cúc, lay ơn, hoa lan,
cẩm tú cầu, mimôsa...nở quanh năm. Đây thực sự là một bộ sưu tập khá đầy đủ các
loại hoa quý của Việt Nam và thế giới. Vườn hoa Đà Lạt là nơi phục vụ khách tham
quan, nghiên cứu.
Vườn Quốc gia Cát Lộc (Cát Tiên)
Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc huyện Đahoai, phía Tây Nam Lâm
Đồng rộng khoảng 35.000 ha là khu vực đa dạng sinh học cao có giá trị nghiên cứu
khoa học và phát triển kinh tế.
Hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng và phong phú với khoảng 60 loài thú.
Trong số các loài động vật ở đây có nhiều loài quí hiếm như: tê giác, hổ, báo gấm,
beo lửa, gấu chó, voi, hươu vàng, nai, bò rừng, vượn... , nhiều loài chim quí như:
công, trĩ sao, gà lôi trắng, hồng hoàng... , các loài bò sát lưỡng cư như tắc kè, kỳ đà
hoa, cá sấu hoa cà...
Với tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, khu rừng cấm Cát Lộc thật sự
trở thành một điểm du lịch sinh thái với nhiều loại hình du lịch hết sức hấp dẫn du
khách
Trang 94
Thác Đambri (Bảo Lộc)
Thác Đambri nằm cách thị xã Bảo Lộc khoảng 10 km về phía Bắc, cách Đà
Lạt khoảng 120km. Thác có độ cao khoảng 38m, đây là thác lớn nhất ở Lâm Đồng
và là một điểm tham quan có giá trị. Mặt khác, ở đây còn có hồ nước, cảnh quan,
thảm thực vật rất phong phú để phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái hấp dẫn.
Thác Ponguor
Thác Ponguor trên sông Đa Dâng thuộc địa bàn xã Tân Thành, huyện Đức
Trọng, cách Đà Lạt khoảng 60km, cách quốc lộ 20 khoảng 10km là một thác nước
cao (độ cao tới 40m), đẹp và hùng vĩ. Thác Ponguor là điểm tham quan thắng cảnh
nỗi tiếng.
Suối Tiên (Đạ Huoai)
Suối Tiên là khu vực có cảnh quan đẹp nằm ven suối, nằm tại km 152 trên
quốc lộ 20 thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt. Với tổng diện tích rừng gần 600ha,
nằm trong vùng khí hậu mát mẻ, giữa vùng đồi núi có nhiều cảnh quan đẹp, thảm
thực vật và động vật phong phú đa dạng.
Hiện nay khu vực suối Tiên đã được công ty du lịch Saigon Tourist đầu tư
xây dựng thành khu du lịch Madagui với chủ đề khám phá rừng mưa nhiệt đới với
nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.
Suối nước nóng Đam Rông
Nằm ở địa bàn xã Đam Rông, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách TP.
Đà Lạt chừng 70km về hướng Tây Bắc, suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông -
một tiềm năng du lịch sinh thái và chữa bệnh hấp dẫn
Khu vực Đam Rông được bao quanh bởi rừng cây tự nhiên lẫn nhân tạo khá
đa dạng. Dòng nước nóng bắt nguồn từ dưới lòng đất phun lên với nhiệt độ trung
bình khoảng từ 40 - 45 độ C, nồng độ lưu huỳnh cao hơn suối nước nóng ở nhiều
vùng khác nên có tác dụng chữa các bệnh ngoài da, thấp khớp, cao huyết áp, rối
loạn tim mạch rất hiệu nghiệm.
Trang 95
PHỤ LỤC 6 : MỘT SỐ TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN
Khu Thánh địa Bà La Môn Cát Tiên
Đây là khu di tích rộng lớn trải dài 15km dọc theo bờ Bắc sông Đồng Nai
thuộc hai xã Đồng Nai (nay là Đức Phổ) và Quảng Ngãi. Tại đây các nhà khảo cổ
đã làm xuất hiện dấu tích của một quần thể kiến trúc lịch sử, tôn giáo đồ sộ, đặc sắc,
dấu mình dưới các gò đất cao, cây cối rậm rạp, hoặc trên đỉnh núi với nhiều vật liệu
kiến trúc phủ đầy rêu phong do thời gian dài bị quên lãng. Các nhà khảo cổ đã xác
định được bẩy ngọn núi có dấu tích kiến trúc tạo thành một quần thể với lối kiến
trúc đặc trưng của Bà La Môn giáo, các đền miếu được xây dựng không cần lớp vữa
mà gạch được mài phẳng một cách tinh xảo và gắn bằng keo thực vật. Trong đền có
thờ Linga và thần Siva, một đặc trưng trong kiến trúc của các vương quốc Bà La
Môn (Phù Nam-Chân Lạp-Chăm pa) vào thế kỷ VII.
Theo đánh giá của các chuyên gia Nhật Bản, Thánh địa Cát Tiên có giá trị
vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia, ngang tầm với các di tích cùng thời như
Barabudua ở Indonexia, hoặc Angkor ở Cămpuchia.
Hiện nay di tích lịch sử văn hoá, nghệ thuật Cát Tiên đang được bảo tàng
Lâm Đồng và Viện khảo cổ học đề nghị Bộ Văn hoá xếp hạng di tích quốc gia. Đây
thực sự là điểm tham quan, nghiên cứu của nhiều đối tượng khách du lịch.
Khu mộ cổ của dân tộc Mạ
Nằm trên địa phận các xã Đại Lào, Đại Làng (Bảo Lộc). Đây là những ngôi
mộ của các thủ lĩnh bộ tộc Mạ trong vương quốc Mạ xưa kia đã được các nhà khảo
cổ phát hiện và khai quật gần đây, với hàng ngàn hiện vật qúi hiếm như đồ gốm sứ,
các dụng cụ lao động bằng sắt, các đồ trang sức quí bằng đồng, thủy tinh, mã não có
thể cho phép hình dung ra một thời kỳ phát triển rực rỡ của vương quốc này. Các
sưu tập quí hiếm này nếu được tổ chức trưng bầy tại chỗ như những bảo tàng ngoài
trời, chúng sẽ có giá trị thu hút khách du lịch.
Trang 96
Chùa Linh Sơn
Chùa Linh Sơn nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, cách trung tâm thành phố
Đà Lạt khoảng 700m về hướng Tây Bắc. Chùa có lối kiến trúc Á Đông giản dị với
hai mái xuôi. Trên đỉnh mái có đắp đôi rồng uốn lượn theo thế "lưỡng long triều
nhật". Hai bên bậc cấp dẫn vào chánh điện cũng có cặp rồng há miệng được khắc
chạm công phu tượng trưng long thần hộ trì Phật pháp.
Bên trong chùa, điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chánh điện thờ Đức
Thích Ca Mâu Ni đang tham thiền nhập định trên tòa sen. Tượng được đúc vào năm
1952, bằng đồng, nặng 1.250kg. Ngoài ra chùa còn có phòng phát hành kinh sách
và hàng lưu niệm.
Thiền viện Trúc Lâm
Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc bên hồ Tuyền Lâm trên núi Phượng Hoàng,
thuộc phường 3 thành phố Đà Lạt. Đây là ngôi chùa to nhất, bề thế nhất ở Đà Lạt
hiện nay.
Ngoài ý nghĩa là một ngôi chùa lớn, một viện thiền học, Trúc Lâm còn là
một điểm tham quan lý tưởng cho du khách khi đến với thành phố cao nguyên.
Nhà thờ Đà Lạt ( Nhà thờ Con Gà)
Nhà thờ Đà Lạt nằm trên đường Trần Phú, thành phố Đà Lạt là một trong
những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Đà Lạt.
Đây là nhà thờ lớn nhất ở thành phố Đà Lạt, được gọi là nhà thờ Chánh tòa.
Nhà thờ được xây dựng từ năm 1931 đến 1942, có chiều dài 65m, chiều rộng 14m
và cao 47m. Tháp chuông của nhà thờ có thể được nhìn thấy từ nhiều vị trí trong
thành phố. Phần phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của
kiến trúc nhà thờ châu Âu thời Trung cổ. Vào dịp Giáng sinh hằng năm, đây là nơi
tập trung nhiều người trong và ngoài đạo đến dự lễ, tham quan.
Trang 97
Chùa Thiên Vương Cổ Sát
Chùa Thiên Vương Cổ Sát tọa lạc trên đồi Rồng, tại số 385 đường Khe
Sanh, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km về hướng đông bắc. Chùa theo hệ phái
Phật giáo Huê Nghiêm của Trung Quốc.
Ngay giữa Từ Tôn Bảo Điện có điện phật Di Lặc, cao chừng 2,5m và tượng
phật Thích Ca cao 0,5m. Tại 4 góc Bảo Điện có tượng Tứ Đại Thiên Vương cao
2,6m được đúc bằng xi măng. Trong Minh Quang Bảo Điện thờ Tây Phương Tam
Thánh gồm các tượng A Di Đà Phật ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tát bên trái và Đại
Thế Chí Bồ Tát bên phải. Đây là những bức tượng quí được tạc từ gỗ trầm, cao 4m
và nặng 1,5 tấn do Hòa thượng Thọ Dã thỉnh chuyển sang từ Hồng Kông vào năm
1958.
Dinh III (Dinh Bảo Đại)
Dinh III tọa lạc trên một đồi thông ở đường Triệu Việt Vương, cách trung
tâm thành phố Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây Nam.
Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối
cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại
phong kiến Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh III là một
tòa dinh thự trang nhã. Trong đó các vật dụng còn được bảo tồn gần như nguyên
trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang
nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc bao gồm: căn phòng
làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc
thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao; phòng và những vật dụng thường
ngày của các thành viên gia đình.
Ga xe lửa Đà Lạt
Ga xe lửa Đà Lạt nằm trên độ cao 1.500m so với mực nước biển là một
trong những ga xe lửa lâu đời nhất ở Việt Nam. Ga vừa được Bộ Văn hoá Thông tin
cấp bằng di tích lịch sử văn hoá.
Trang 98
Được xây dựng từ năn 1932 và hoàn thành năm 1936, theo mô phỏng hình
dáng núi Langbian. Tòa nhà chính có ba vòm mái nhô cao như ba đỉnh núi. Đoạn
đường sắt dài 7km từ ga đến Trại Mát được khôi phục từ năm 1991 và đưa vào khai
thác du lịch. Tàu lửa sẽ đưa du khách đến thưởng ngoạn hồ Than Thở với đồi thông
hai mộ, rừng ái ân. Tàu ôm cua theo triền núi qua những thửa vườn bậc thang hết
sức độc đáo, xuyên qua những dãy nhà kính trồng hoa, rau sạch theo công nghệ
mới. Đến Trại Mát du khách còn được tham quan chùa Linh Phước (chùa Rồng),
nơi có chiếc chuông đồng nặng 5 tấn đạt trong bảo tháp cao 7 tầng. Ga xe lửa và hệ
thống tuyến đường sắt là một trong những tài nguyên du lịch độc đáo.
Lễ hội đâm trâu
Đây cũng là một lễ hội phổ biến chung ở Tây Nguyên thường diễn ra sau
mùa thu hoạch trùng vào dịp tết đầu xuân (gọi là lễ sa rơ pu) để tạ ơn thần linh.
Theo tập quán, mỗi năm một gia đình hiến một con trâu. Nghi lễ được tổ chức ngoài
trời, trước cửa gia đình hiến trâu. Lễ nghi thường kéo dài nhiều ngày, được người
miền xuôi gọi là tết Thượng. Là một nghi thức được tổ chức công phu từ việc dựng
cây nêu, đến việc chọn người thể hiện điệu vũ tế thần, cách thức đâm trâu, xẻ thịt...
Ngày nay lễ hội được tổ chức dưới chân núi Lang Biang với đối tượng suy
tôn là Thần núi Lang Biang là thần hộ mệnh của buôn làng. Lễ hội đâm Trâu - cúng
thần núi Lang Biang được người Lạch cúng tế vào dịp dời làng hay khi bị thiên tai,
địch họa…
Lễ hội cồng chiêng
Cồng chiêng là thứ nhạc cụ không thể thiếu được trong các dịp lễ hội của
đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng. Đối
với người Tây Nguyên, cồng chiêng không phải chỉ đơn thuần là loại nhạc cụ, mà
chúng còn tượng trưng cho thần linh, theo quan niệm của người Tây Nguyên, cồng
chiêng là biểu tượng của thần đất hay mặt trăng, còn trống là biểu tượng của mặt
trời. Cho nên lễ hội cồng chiêng ngoài ý nghĩa là một hoạt động văn hóa cộng đồng,
nó còn là dịp con người muốn thể hiện nguyện vọng giao tiếp với thần linh.
Trang 99
Sau khi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO
công nhận kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thì lễ hội Cồng chiêng
có sức hấp dẫn đặc biệt du khách tham quan, nghiên cứu.
XQ – Đà Lạt Sử Quán
XQ- Đà Lạt sử quán được khai trương vào cuối năm 2001, nằm trên đường
Mai Anh Đào, với diện tích 2 ha và được kiến trúc thành 2 không gian khá riêng
biệt để du khách tham quan, tìm hiểu văn hóa và thưởng thức nghệ thuật.
XQ – Đà Lạt sử quán là cái quán kể lại những câu chuyện có liên quan đến
nghề thêu và người phụ nữ, đồng thời phối hợp các loại hình nghệ thuật, từ sắp đặt
đến trình diễn, thư pháp, thơ ca, hội hoạ, kiến trúc và đặc biệt nghệ thuật thêu để gợi
những âm hưởng của ký ức, hiện tại và tương lai.
Tham quan XQ – Đà Lạt Sử quán, thưởng thức nghệ thuật thêu và các
chương trình nghệ thuật đặc sắc, du khách sẽ tìm lại được những giá trị đã làm nên
văn hóa dân tộc Việt Nam như tình mẹ, tình bạn, tình hữu ái, lòng trắc ẩn…Đây
chính là loại hình du lịch, kết hợp ngành nghề truyền thống với vấn đề văn hóa và
lịch sử dân tộc một cách đặc sắc.
Festival Hoa Đà Lạt
Với chủ đề "Đà Lạt thành phố ngàn hoa", Festival hoa Đà Lạt được tổ 2 năm
một lần, bắt đầu từ năm 2005. Lễ hội hoa Đà Lạt bao gồm các hoạt động như hội
chợ triển lãm hoa, hội thảo về hoa, thi cắm hoa nghệ thuật, hội thi sinh vật cảnh,
công viên nghệ thuật với chủ đề "Tây Nguyên huyền diệu...Đây là một trong những
hoạt động văn hóa thu hút du đông đảo du khách trong và ngoài nước. Lễ hội hoa
Đà Lạt cũng chính là cơ hội để quảng bá thương hiệu của du lịch Đà Lạt.
Trang 100
PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH KHÁCH SẠN ĐƯỢC XẾP HẠNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Stt Khách Sạn Năm
xếp
hạng
Hạng Địa chỉ Điện
thoại
Số
phòng
Số giường
01 Sofitel DaLat Palace 1997 5 sao 12 Trần Phú 825444 40 55
02 Novotel DaLat 1999 4 sao 07 Trần Phú 825777 144 171
03 Golf3 1998 4 sao 04 Ng Thị Minh Khai 826049 78 110
04 Golf2 2007 2 sao 114 Đường 3/2 830690 37 61
05 Golf1 2007 2 sao 11 Đinh Tiên Hoàng 824082 36 61
06 Ngọc Lan 1995 2 sao 42 Nguyễn Chí Thanh 823522 31 54
07 Anh Đào 1995 2 sao 50 - 52 Khu Hoà Bình 822384 27 44
08 LaVy 2007 2 sao 2 B Lữ Gia 826007 37 60
09 Duy Tân 1995 2 sao 83 Đường 3/2 – dalat 823546 31 54
10 Seri Bank 1997 2 sao 05 đường 28/3- Bảolộc 864150 55 100
11 Hàng Không 2007 2 sao 40 Hồ Tùng Mậu 831368 37 52
12 Bảo Lộc 2007 2 sao 795 Trần Phú TX.Bảo Lộc 864107 22 27
13 Đamb’ri 2001 2 sao 46-48 Lê Thị Pha- Bảo Lộc 864294 10 20
14 Đại Lợi 2001 2 Sao 3A Bùi Thị Xuân 837151 39 56
15 HP 2007 2 Sao 05 Lê Hồng Phong 822607 20 35
16 Thanh Bình 2000 1 Sao 12 Nguyễn T.M Khai 822909 34 60
17 Hải Sơn 1996 1 Sao 01 Nguyễn T.M Khai 822700 55 110
18 Á Đông 1998 1 Sao 65 Nguyễn văn Trỗi 822700 44 80
19 Minh Tâm 2007 2 Sao 20 Khe Sanh 822447 30 44
20 Thuận Lâm 2007 1 Sao 20 Nguyễn Du 822408 25 22
21 Hồng Vân 1995 1 Sao 45C Đinh Tiên Hoàng 822717 35 50
22 Hướng Dương 1 2002 1 Sao Lô B1 Hải thượng 835750 14 26
23 Hướng Dương 2 2002 1 Sao Lô A 6-7 Hải thượng 837555 40 72
24 Phước Đức 2002 1 Sao 04 Khu Hoà Bình 822200 40 85
25 LyLa 1998 1Sao 18A Nguyễn Chí Thanh 834540 12 20
26 Bông Hồng 2007 2 Sao 73 Đường 3/2 822518 38 70
27 Minh Nhung 2007 1 Sao 04 Phạm Ngũ Lão- TX.Bảo
Lộc
864236 19 24
28 Mái Nhà Hồng 2007 1 Sao 7/8 Hải Thượng 815667 20 44
29 Khải Hoà 2002 1 Sao 611-613 Đức Trọng 646056 16 32
Trang 101
30 Châu 1998 1 Sao 76 Nguyễn Chí Thanh 822870 15 30
31 Thanh Thế 2007 2 Sao 118 Phan Đình Phùng 822180 24 50
32 Trung Cang 2006 2 Sao 04 Bùi Thị Xuân 822663 27 45
33 Thành An 2007 1 Sao 05 Hà Huy Tập 828407 12 17
34 Đại Dương 2003 1 Sao 130 Phan Đình Phùng 823650 23 40
35 Tân Thanh 2003 1 sao 17 Lê Đại Hành 822962 45 75
36 Bình Yên 2003 1 sao Hải Thượng 823631 12 23
37 Hương Trà 2004 2 Sao 07 Nguyễn Thái Học 837950 22 40
38 Minh Yến 2004 1 Sao 62B Bùi Thị Xuân 520369 28 45
39 Thảo My 2004 2 Sao 29 Hai Bà Trưng – Đà Lạt 817178 24 42
40 Duy Phương 2004 1 Sao 03 Bà triệu 531576 17 22
41 Nguyên Vũ 2004 1 Sao Liên Nghĩa- Đức Trọng 842734 12 18
42 Hải Trân 2004 1 Sao 07 Hà Huy Tập – Đà Lạt 836918 28 54
43 Hoàng Uyên 2007 2 Sao Lô B5-6 Đường 3/2 510611 25 44
44 Tri Kỷ 2 2005 1 sao 01 Hà Huy Tập 531599 28 48
45 Trầm Hương 2005 2 sao 81 Nguyễn Văn Trỗi 520212 21 41
46 PX 2005 2 sao 71 Trương Công Định 821159 29 58
47 Hải Duyên 2005 1 sao Lô B4 đường 3 tháng 2 823447 18 32
48 Sa La 2005 1 sao 04 Hoàng Diệu – Đà Lạt 815747 52 82
49 Cẩm Đô 2005 3 sao 84 Phan Đình Phùng -Đà Lạt. 822732 54 85
50 Đài Liên 2006 1 Sao LôB9 đường 3 / 2 – Đà Lạt 510952 16 16
51 Resort Nguyen Viet Xuan 2006 2 sao 02 Nguyễn Viết Xuân 531777 38 58
52 Bích Châu 2007 2 sao 44/8 Hai Bà Trưng 816257 23 35
53 Thi Thảo 2007 2 sao 29 Phan Bội Châu 833333 35 53
54 Ánh Dương 2007 2 sao 4 Bùi Thị Xuân 520067 32 57
55 Red Sun 2007 2 sao 14 C1 Hà Huy Tập 532577 35 75
Nguồn Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng
Trang 102
PHỤ LỤC 8: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ DU LỊCH
TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM
ĐỒNG
CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC THỎA THUẬN ĐẦU TƯ:
Số
TT
Tên dự án Nhà đầu tư Địa điểm đầu tư Diện tích
đầu tư
(ha)
vồn đầu
tư (tỷ
đồng)
Thời gian
triển khai
đầu tư
1 Làng du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng Tri Việt – Đà Lạt
Cty CP Tri Việt - Đà
Lạt
Hồ tuyền Lâm 23,52 188,225 2006 –
2009
50 năm
2 Khu resort, khách sạn cao
cấp 4 sao
Cty Cổ phần Lạc
Hồng
Hồ tuyền Lâm V.1 8,8 119,549 2005-2008
50 năm
3 Khu nghỉ dưỡng - Làng
nghệ sĩ
Cty TNHH Đào
Nguyên
Hồ tuyền Lâm V.1 11,6 60,23 2006 –
2008
50 năm
4 Khu du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng cao cấp Rạch Dừa
Cty TNHH Rạch Dừa Hồ tuyền Lâm VI.2 05 30 2006- 2010
50 năm
5 Khu Thanh Nhật Resort &
Spa
Cty TNHH Thanh
Nhật
Hồ tuyền Lâm VI.1 9,5 50,565 2006 –
2008
50 năm
6 Khu du lịch Tín Nghĩa
Cty TNHH Tín Nghĩa Hồ tuyền Lâm VI.2 4,52 57,086 2006 –
2010
50 năm
7 Khu nghỉ dưỡng kết hợp
vui chơi giải trí, thể thao
Cty TNHH Đa Quốc Hồ tuyền Lâm
IV.4; IV.5
18,7 85,9
8 Công viên kỳ quan thế giới
và du lịch nghỉ dưỡng cao
cấp
Cty CP HACO Phía Đông hồ
Tuyền Lâm, gần
thác Đatanla
57,59 199,841 2006 –
2010
50 năm
9 Công viên hoa, kỳ quan
thế giới và nghỉ dưỡng
sinh thái
Công ty Cổ phần Hà
Anh
Phía Đông hồ
Tuyền Lâm, gần
thác Đatanla
54,27 199,939 2006 –
2010
50 năm
10 Nghỉ dưỡng sinh thái,
phim trường ngoại cảnh
DNA
Cty TNHH DNA Lâm
Đồng
Lô số 7 và 8 phía
Đông hồ Tuyền
Lâm
26,634ha 100,134 (2006 –
2012)
50 năm
11 Highland Resort Cty CP Thiên Nhân Phía Đông hồ
Tuyền Lâm
30ha 180 (2006 –
2010)
50 năm
12 Vườn hoa Lan du lịch
tham quan
Công ty TNHH Thanh
Quang
Khu phía Đông hồ
TL
2,8ha 8,538 (2006 -
2007)
50 năm
13 Khu điều dưỡng, nghỉ và
an dưỡng Hồng Đức
Cty TNHH Bệnh viện
đa khoa Hồng Đức
Phân khu V.2, V.3,
V.4, V.6
31,35ha 128 (2006-
2010)
50 năm
14 Vườn Tình yêu và Hòa
bình
Công ty TNHH An
Bình An
Khu chức năng số
8
14,6ha 35 (2007 -
2009)
50 năm
15 Điểm du lịch sinh thái hệ
suối Đatanla
Ban quản lý KDL hồ
Tuyền Lâm
Khu vực phía Đông
KDL hồ Tuyền
Lâm
82ha 6,862 (2007-
2010)
50 năm
16 Resort Nam Sơn Công ty TNHH Mai Phân khu VII.2 13,41ha 124 50 năm
Trang 103
Residence Co 2007-2010
17 KDL nghỉ dưỡng Sài Gòn
- Lâm Đồng
Cty CP Sài Gòn - Lâm
Đồng
Triền đồi Robin,
phường 3, Đà Lạt
15ha
270,89
tỷ
50 năm
(đầu tư
2007-2009)
18 Vườn du lịch sinh vật cảnh DNTN Liên Khang Liên Nghĩa – Đức
Trọng
4,6 3,459 2005-2007
19
KDL Mê Cung Công ty Cổ phần
V&R
Phường 10 –Đà Lạt 26 47,39 06 tháng
20 KDL hoa Pensée DNTN Lâm Phần Phường 3 – Đà Lạt 13,28 22,862 03 tháng
21 KDL nghỉ dưỡng Nam Hồ Công ty CP XD Du
lịch Nam Hồ
(TP.HCM)
Nam hồ- Phường
11 TP Đà Lạt
10,31ha 43 5 năm
(hoạt động
50 năm)
22 Khu điều dưỡng sinh thái
Suối Vàng
Cty TNHH Kim Hiên
(TP.HCM)
Đèo chuối, KP 1,
Thị trấn Madagui –
Đạ Hoai
80,2722
ha
49,346 2005-2008
(hoạt động
50 năm)
23 KDL sinh thái, nghỉ dưỡng
thác Đạsar
Cty TNHH Hoài Nam
(Hà Nội)
Xã Dasar – Huyện
Lạc Dương
150ha 155 (10
triệu
USD)
2005-2012
(hoạt động
50 năm)
24 Khu du lịch Huyền Thoại DNTN Tân Thanh
(Dalat)
Đường Mimoza –
P10- Đà Lạt
8.206,2m2 4,652 2005-2006
(hoạt động
30 năm)
25 Khách sạn Sài Gòn –Duy
Tân
Cty Cổ phần Sài Gòn
– Đà Lạt
Khách sạn Duy
Tân – Đà Lạt
100 tỷ
đồng
2005-2008
26 Khu biệt thự nghỉ dưỡng
Giao Hưởng Xanh – Đà
Lạt
Bà Nguyễn Thị Mỹ
Lan
(TP.HCM)
Số 1/3 đường Lâm
Sinh, phường 5, Đà
Lạt
5.448m2 4,18 50 năm
(đầu tư
2006 –
2007)
27 Đầu tư tôn tạo, nâng cấp
13 biệt thự cổ, khách sạn
đường Trần Hưng Đạo
Cty CP đào tạo nghiên
cứu ứng dụng CNTT
CADASA
(TP.HCM)
Khu biệt thự đường
Trần Hưng Đạo -
Đà Lạt
59.511,6m
2
30,891 Thuê 50
năm (đầu
tư 2006 -
2007)
28 Đầu tư kinh doanh KS-NH Cty TNHH Thương
mại – Dịch vụ - Kỹ
thuật 19/8
(TP.HCM)
Các nhà số
01,03,05,07 Cô
Giang; 01,02 Đống
Đa; 23 Quang
Trung; 50,56 Hùng
Vương – Đà Lạt
1,74626ha 38,171 Thuê 50
năm
Đầu tư
ngay sau
khi nhận
được bàn
giao nhà
29 KDL sinh thái mỏ nước
khoáng thôn Pre’h
Cty CP Quốc An Thôn Preh. Phú
hội, Đức Trọng
211 11,351 2004 –
2007
30 Khu DL sinh thái Thác
Bảo Đại – Đức Trọng
Cty TNHH Phương
Vinh
Xã Tà In – huyện
Đức Trọng
119,5179h
a
2,903 2003 –
2005
31 KDL sinh thái, nghỉ dưỡng
Trần Lê Gia
Trang
DNTN Trần Lê Gia
Trang
(Dalat)
Thôn K’Long, xã
Hiệp An, huyện
Đức Trọng
10,21ha 25,766tỷ 50 năm
(Đầu tư
2006 –
2010)
32 Máng trượt ống tại KDL
thác Datanla
Công ty Du lịch Lâm
Đồng
KDL thác Datanla 17 tỷ (đầu tư
2005 -
2006)
33 Khách sạn Rex Dalat DNTN Mai Anh
(TP.HCM)
01 Lê Hồng Phong
– Đà Lạt
0,55ha Nâng
cấp 60 tỷ
Kết thúc
cuối năm
2007
Trang 104
34 Trồng rừng, chăn nuôi kết
hợp du lịch sinh thái
Cty TNHH Nam Việt
(Bảo Lộc)
TK 468, 454 BQL
rừng Lộc Tân, TK
456 BQL rừng Bảo
Lâm – huyện Bảo
Lâm
329,33ha 12,798
tỷ
50 năm
(đầu tư
2006 -
2009)
35 Trồng rừng kết hợp kinh
doanh du lịch sinh thái
Kolka
Cty Cổ phần Hùng
Lộc Tiến
(Lộc Tân – Bảo Lâm)
Tiểu khu 472-473
Lộc Tân-Bảo Lâm
196ha, 35,689tỷ 50 năm
(đầu tư
2006 -
2012)
36 Khu điều dưỡng Phật Giáo Ban trị sự tỉnh hội
Phật giáo Lâm Đồng
Đường Mimoza -
Đà Lạt
41.192m2 30 tỷ Không quy
định
37 Khu nuôi, huấn luyện ngựa
đua và du lịch Đạ Huoai
Cty TNHH Hồng Lam
- Mađagui
Xã Đạ oai huyện
Đạ Huoai
335,86ha 197,96tỷ 50 năm
2006 - 2009
38 Khu du lịch sinh thái biệt
thự vườn Hồng Hưng
DNTN Hồng Hưng
(Dalat)
xã Định An – Đức
Trọng
31.580m2 199 tỷ
Đầu tư
2007 –
2008
39 Làng Biệt thự Vườn Hồng Cty Cổ phần Minh
Trung
Số 62 Đống Đa –
Đà Lạt
5,79ha 115,4tỷ Đầu tư
2007 –
2009, thuê
50 năm
40 Điểm du lịch Hoàng Long
– Sài Gòn
Công ty TNHH Công
Minh
(Dalat)
Khoảnh 310, tiểu
khu 147, phường 7
Đà Lạt
35ha
29,783
tỷ
Đầu tư
2007 –
2009
50 năm
41 Điểm Du lịch nghỉ dưỡng
Đồi Hồng
Cty TNHH Trấn Biên
(Đồng Nai)
đường Mimoza –
P3 - Dalat
13.650m2 12,751
tỷ
Đầu tư
2007 –
2009
(thuê 50
năm)
42 Khách sạn Dalat Plaza
(3*)
Cty CP Dịch vụ Du
lịch Đà Lạt
Khách sạn Dalat
Plaza
9 và 9B Lê Đại
Hành - Đà Lạt
717,8m2 32 tỷ 06 tháng
(đầu tư
2007 –
2008)
43 Khu du lịch R’Chai Hoa
Viên
Cty TNHH Hoàn Mỹ Tiểu khu 350, thôn
R’Chai, xã Phú
Hội, Đức Trọng
16,737ha 15 tỷ 50 năm
(đầu tư
2007-2009)
Nguồn Sở Du lịch & Thương mại Lâm Đồng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA2136.pdf