Lời mở đầu.
ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam, nông nghiệp là nguồn sống của đại đa số dân cư. Vai trò của nông nghiệp được thể hiện qua năm hình thức cơ bản: Cung cấp sản phẩm cho sản xuất và xuất khẩu; là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp; cung cấp lao động cho các lĩnh vực kinh tế; xuất khẩu sản phẩm tạo nguồn ngoại tệ cho công nghiệp hoá và góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước, đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao hiệu quả việc sử dụn
98 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2006 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g các nguồn tài nguyên, xoá đói giảm nghèo và ổn định đời sống kinh tế - xã hội.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 - 2010 đã nêu: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ , kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của đất nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao.
Để thực hiện mục tiêu đề ra phải phát triển đồng bộ tất cả các ngành kinh tế, đối với nông nghiệp phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng.
Mặt khác, sự phát triển kinh tế chung của đất nước là sự đóng góp của tất cả các vùng, các tỉnh trong cả nứơc. Đối với tỉnh Phú Thọ nói riêng, để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp trên cả nước, tỉnh Phú Thọ đã đề ra định hướng phát triển nông nghiệp : " Phát triển nông nghiệp toàn diện bền vững, hiệu quả. Đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, gắn với thị trường theo hướng CNH - HĐH, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, hình thành cơ chế kết hợp và thúc đẩy lẫn nhau giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển ngành nghề nông thôn, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, làm giàu cho tỉnh và từng bước cải thiện đời sống người lao động và tăng thu nhập".
Để sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao, cần tìm ra các giải pháp nhằm đưa nông nghiệp phát triển đi lên đạt mục tiêu đã đề ra. Trong các giải pháp thực hiện nhằm phát triển nông nghiệp thì giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong các giải pháp quan trọng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là hoạt động nhằm đa dạng sinh học, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Chủ trương này đã được Nghị quyết Trung Ương V khoá VII nêu thành một định hướng lớn và đại hội VIII một lần nữa khẳng định là một giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn trong nhịp cầu đi lên công nghiệp hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là biện pháp cơ bản để tạo ta nhiều việc làm, sản xuất ra nhiều của cải, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thêm giá trị hàng hoá xuất khẩu qua đó góp phần đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, là một trong những biện pháp để thực hiện quá trình phát triển nông nghiệp đạt mục tiêu đề ra. Nhưng trong thời gian qua, cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ còn nhiều bất cập, cơ cấu nông nghiệp nông thôn thời gian qua chuyển dịch chậm chưa theo sát thị trường, chuyển dịch kinh tế nông nghiệp nông thôn tổng thể ngành tích cực nhưng trong nội bộ ngành còn chậm và chưa hợp lý. Do đó chưa phát huy mạnh vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển của nông nghiệp.
Trước yêu cầu cấp bách về phát triển nông nghiệp của tỉnh và nhận thức được tầm quan trọng của chuyển dịch kinh tế nông nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp, em lựa chọn đề tài: "Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2006 - 2015".
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng giống như cơ cấu kinh tế của đất nước, có thể bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần, những cơ cấu này có mối quan hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong đề tài này em đi sâu vào chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I :Vai trò của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đối phát triển kinh tế.
Chương II : Đánh giá Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2001 - 2005
Chương III: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2006 - 2015.
Với khả năng và lợng kiến thức có hạn, chuyên đề còn nhiều sai sót, rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của thầy cô, của bạn đọc để em có thể làm tốt hơn trong những bài sau. Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Ngọc Linh đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Chương I :
Vai trò của chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp đối phát triển kinh tế.
1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp:
1.1. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp:
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là mối quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành một tổng thể ngành kinh tế nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng giống như cơ cấu kinh tế của đất nước, có thể bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phân, những cơ cấu này có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Cơ cấu ngành nông nghiệp là sự phản ánh cao nhất sự tiến bộ của phân công lao động xã hội và trình độ phát triển sản xuất trong nông nghiệp, nhưng nó được thể hiện trên những vùng lãnh thổ nhất định. Cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển tiến bộ mang lại sự biến đổi cơ cấu trên các vùng lãnh thổ. Cơ cấu lãnh thổ là sự biểu hiện về mặt không gian của cơ cấu ngành. Tương tự như vậy, cơ cấu thành phần phản ánh tỷ lệ các loại sởhữu trong tổng thể chung cũng như trong các ngành và trên những vùng lãnh thổ và sự cạnh tranh trong quá trình phát triển của các thành phần kinh tế cũng tác động lại sự biến đổi cơ cấu ngành. Trong các loại cơ cấu này, cơ cấu ngành có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như sự phân công lao động xã hội.
Trong nông nghiệp cơ cấu truyền thống bao gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề cá. Bản thân mỗi ngành này lại là những ngành nhỏ hơn. Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ cấu các ngành trong nó cũng vận động, biến đổi và không ngừng mở rộng. Ngoài các ngành truyền thống, cơ cấu nông nghiệp còn có thêm các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, dịch vụ nông nghiệp. Ngày nay, do trình độ chuyên môn hoá ngày càng sâu, sự phân công lao động xã hội ngày càng chi tiết thì những ngành trong nông nghiệp tiếp tục được mở rộng.
Cơ cấu ngành trong nông nghiệp thường được biểu hiện bằng các quan hệ tỉ lệ giữa trồng trọt và chăn nuôi; giữa cây lương thực và cây công nghiệp - rau quả; giữa chăn nuôi gia súc và chăn nuôi gia cầm; giữa sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn…
1.2. Cơ sở lý luận của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội của mọi quốc gia. Đó là biệp pháp cơ bản để tạo ra nhiều việc làm, sản xuất ra nhiều của cải, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thêm giá trị hàng hoá xuất khẩu. Qua đó góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hóa đất nước. Nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không phải mới được đề xuất trong những năm gần đây mà được nêu ra ngay sau khi đất nước ra khỏi chiến tranh bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện hoà bình. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội IV của Đảng ( 12- 1976) đã viết: "Phát triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi, đẩy mạnh lâm nghiệp, ngư nghiệp… nhằm đảm bảo đủ lương thực dự trữ, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu… phát triển tất cả các vùng: đồng bằng, trung du, miền núi và miền biển, phát huy kinh doanh tổng hợp nghề rừng, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi".
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới nông nghiệp và kinh tế nông thôn xét trên cả ba nghĩa. Thứ nhất, nó là kết quả của quá trình tháo gỡ thể chế cũ, giải phóng các tiềm năng, nguồn lực cho phát triển của mọi thành phần, lực lượng, mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Thứ hai, là động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo ra một trạng thái phân công lao động mới là tiền đề cho CNH và phát triển kinh tế thị trường ở khu vực này. Thứ ba, là con đường cơ bản để tạo thêm việc làm ở nông thôn ngoài lĩnh vực nông nghiệp, giúp người nông dân thoảt ra khỏi sự ràng buộc của thể chế cũ gắn chặt với nghề nông, với ruộng đất, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, từng bước vươn lên làm giàu bằng ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp. Làm nông nghiệp nhất là trồng trọt ở một nước đất chật, người đông thì đủ ăn đã khó, cho nên muốn làm giàu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, từng bước đưa chăn nuôi làm ngành sản xuất chính cân đối với trồng trọt.
1.3. Cơ sở thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
* Môi trường quốc tế:
- Nền kinh tế thế giới sau một thời kỳ giảm sút nay đang có xu hướng phục hồi và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 3 - 4%/năm, đặc biệt các nước là đối tác chính của nước ta có mức tăng trưởng kinh tế còn khá hơn, sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển nền kinh tế nước ta. Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ tới là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có tác động sâu sắc, nhiều chiều tới quá trình chuyển dịch cơ cấu, kinh tế, cải cách hành chính, tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế phát triển - xã hội của nước ta.Và tất yếu sẽ tác động tới sự phát triển của nông nghiệp bởi cho đến nay nông nghiệp vẫn là ngành chiếm ưu thế ở nước ta và cơ cấu nông nghiệp sẽ có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng tích cực hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, tiến tới công nghiệp hóa nông nghiệp ở nước ta và tiến lên con đường CNH - HĐH đất nước.
- Bước vào thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới sẽ chịu sự tác động sâu sắc mạnh mẽ của sự phát triển khoa học - công nghệ: công nghệ tin học, sinh học, năng lượng mới, vật liệu mới v.v... sẽ có tác dụng thúc đẩy các nước và thế giới phải cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu nội bộ mỗi ngành để đạt năng suất lao động cao. Nền kinh tế thế giới sẽ đạt được những thành tựu to lớn, nhưng cũng để lại một số hậu quả xấu về xã hội, môi trường (phân hóa giầu, nghèo, các tệ nạn xã hội v.v.. gia tăng). Trong xu thế đó, các nước đang phát triển như Việt Nam phải lựa chọn bước đi phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Hiện nay, các nước công nghiệp phát triển có xu hướng chuyển sang cơ cấu kinh tế hiện đại, xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức với những ngành công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng và công nghệ sạch. Đồng thời chuyển giao những ngành sử dụng nhiều lao động, có khả năng gây ô nhiễm, tốn nhiều năng lượng sang các nước đang phát triển. Trong những năm gần đây các nước phát triển và các nước công nghiệp mới có tình trạng thừa vốn, nên đã thúc đẩy họ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, trong đó họ quan tâm nhiều đến các quốc gia, lãnh thổ đang phát triển. Chính trong điều kiện đó, nước ta cần tranh thủ thời cơ để thu hút đầu tư bằng sự thông thoáng môi trường đầu tư, nhưng cần chú ý lựa chọn thu hút những công nghệ thích hợp và tranh thủ những lĩnh vực có điều kiện sớm đi nhanh vào công nghệ hiện đại nhất, gắn với việc sử dụng có hiệu quả năng lực nội sinh. Cần tính toán cụ thể để phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, lao động, khả năng đất đai phát triển công nghiệp, đô thị và thị trường đang rộng mở v.v... Với xu thế đó nông nghiệp nước ta sẽ tiếp tục có thêmvốn đầu tư để phát triển, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tất yếu sẽ có sự chuyển dịch để góp phần phát triển kinh tế nước nhà.
* Môi trường trong nước:
Môi trường nước ta là một môi trường hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, do nước ta còn nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, tình hình chính trị ổn định.
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ trên thế giới thì càng ngày người ta càng tìm thấy nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, dó đó sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Để phát triển nông nghiệp vấn đề trước tiên là phải xây dựng một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Tuy nhiên có cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta còn một số bất cập. Đó là:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vẫn mang nặng tính chất thuần nông, xét trên cả ba chỉ tiêu chủ yếu: Cơ cấu lao động, thu nhập và thu từ sản xuất kinh doanh. Thực trạng này không những bất cập so với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo tinh thần NQ TW V ( khóa VII) mà còn lạc hậu so với tinh thần của NQ 09/2000/NQ-CP của Chính Phủ về một số chủ trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong giai đoạn CNH - HĐH. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay không những lạc hậu, chuyển dịch chậm mà còn không đồng đều giữa các vùng và các địa phương.
+ Cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản chuyển dịch chậm và kkhông đều. Nhược điểm này trước hết và chủ yếu thể hiện rõ nét ở cơ cấu sản xuất và nội bộ khu vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản mở rộng trong từng ngành nông, lâm và thuỷ sảntheo nghĩa hẹp.
+ Cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính độc canh, tự cấp tự túc, phân tán, quy mô nhỏ.
Để khắc phục những bất cập về cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay, cần thực hiện các giải pháp sau:
-+ Củng cố thị trường đã có, mở rộng thị trường mới để tiêu thụ nông sản hàng hoá dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn.
+ Hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản và ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn theo hướng kinh tế hàng hoá gắn với thị trường.
+ Đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần gắn với chuyên môn hoá, tập trung hoá cao hơn.
+ ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ nhằm tăng năng suất lao động, năng suất đất đai, chất lượng sản phẩm giảm chi phí sản xuất tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá và sản phẩm ngành nghề và dịch vụ nông thôn.
+ Tổng kết thực trạng, nhân rộng các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đồng thời uốn nắn xu hướng lệch lạc, bảo thủ của hộ nông dân.
+ Đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền, vận động hộ nông dân vàhộ ngành nghề, dịch vụ nông thôn.
+ Tăng cường vai trò của Nhà nước: Các biện pháp khắc phục những bất cập trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay đều liên quan đến cơ chế, chính sách của Nhà nước. Tính khả thi của từng giải pháp riêng biệt cũng như hệ thống những giải pháp phụ thuộc vào cơ chế chính sách của Nhà nước. Vì vậy tăng cường vai trò của Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta trong giai đoạn CNH - HĐH là có ý nghĩa quyết định.
- Nghiên cứu, rà soát lại các cơ chế và chính sách đã ban hành để bổ sung hoàn thiện nó phù hợp với yêu cầu và điều kiện hiện nay, đồng thời hợp lòng dân.
- Đổi mới nội dung và phương pháp đầu tư trong nông nghiệp nông thôn.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô nhằm thu hút mạnh mẽ mọi nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài và ở nông thôn.
Vậy để nông nghiệp thực sự đạt kết quả cao trong sản xuất phát huy vai trò đối với nền kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp thì nhu cầu cấp thiết trong sản xuất nông nghiệp là cần phải có cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Muốn vậy, phải khắc phục được những bất cập trong cơ cấu nông nghiệp. Đứng trước tình hình đó, Nhà nước ta đã đề ra những quan điểm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tương lai.
* Những quan điểm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đến năm 2010:
+ Quan điểm phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững.
+ Quan điểm kinh tế hàng hoá gắn với thị trường.
+ Quan điểm hiệu quả kinh tế và xã hội: một cơ cấu kinh tế hợp lý tất yếu phải đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao.
+ Quan điểm kinh tế mở và hội nhập quốc tế.
+ Quan điểm công bằng xã hội.
+ Kết hợp truyền thống và hiện đại.
+ Cơ cấu kinh tế gắn với lao động nông thôn.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn với quy hoạch, chất lượng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân cả nước.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn với công nghiệp hoá, đô thị hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
2. Những yếu tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1. Yếu tố chính sách.
Chính sách nông nghiệp được hiểu là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế có liên quan đến nông nghiệp và các ngành có liên quan, nhằm tác động vào nông nghiệp theo những mục tiêu nhất định, trong một thời hạn nhất định.
Sự tồn tại của một chính sách luôn luôn phục vụ cho một hoặc một vài mục tiêu nhất định. Chính vì vậy chính sách sẽ trở nên vô nghĩa khi không có mục tiêu hoặc mục tiêu không rõ ràng. Mặt khác, mục tiêu không tự nhiên sinh ra mà do chủ thể quản lý đưa ra với chủ định cần đi tới, thay đổi theo thời gian vì vậy chính sách và mục tiêu có mối quan hệ khăng khít gắn bó hữu cơ với nhau, nhưng không đồng nhất.
Những chính sách nông nghiệp có tác động lớn đến qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Các chính sách nông nghiệp như : chính sách trợ giá nông sản, chính sách đất đai, chính sách vốn cho sản xuất nông nghiệp, chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học, chính sách tiêu thụ sản phẩm… đều có tác động lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
2.2. Điều kiện tự nhiên:
Đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn nước là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp. nhất. Quy mô và cơ cấu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào qũy đất nông nghiệp trong tổng quỹ đất tự nhiên cũng như độ phì nhiêu và cấu tạo thể nhưỡng.
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Đất đai tham gia vào tất cả mọi quá trình sản xuất của xã hội, nhưng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Trong nông nghiệp ruộng đất tham gia với tư cách yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn của con người, vì thế đất đai là tài sản quốc gia. Nhưng từ khi con người khai phá đất đai, đưa ruộng đất vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của con người, trong quá trình lịch sử lâu dài, lao động của nhiều thế hệ được kết tinh ở trong đó thì ngày nay ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Trong nông nghiệp ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất làm cho đất thay hình đổi dạng như cày, bừa…quá trình đó làm tăng chất lượng của ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất cây trồng. Ruộng đất là tư liệu lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động lên đất thông qua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây trồng. Sự kết hợp đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho ruộng đất trở thành tư liệu sản xuất trong nông nghiệp. Không những thế, ruộng đất còn là tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt, tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Độ phì nhiêu của đất là thuộc tính quan trọng nhất, là dấu hiệu chất lượng của ruộng đất. Nó ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, đến hiệu quả sử dụng lao động sống và lao động quá khứ được sử dụng.
Khí hậu, thời tiết khác nhau cũng là điều kiện quan trọng trong việc bố trí cơ cấu nông nghiệp. ở mỗi vùng có thời tiết khác nhau thì cơ cấu nông nghiệp cũng khác nhau do mỗi loại cây trồng vật nuôi thường thích hợp với từng đặc điểm thời tiết khí hậu khác nhau. Do đó khí hậu ảnh hưởng lớn tới cơ cấu nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Điều kiện thủy văn cũng chi phối mạnh cơ cấu nông nghiệp. ở những vùng đồng bằng, mưa nhiều, lúa nước chiếm ưu thế, ở những vùng cao nguyên, thiếu nước, thích hợp với các cây công nghiệp dài ngày.
2.3. Yếu tố lao động:
Lao động là yếu tố có ý nghĩa hai mặt. Một mặt lao động là những người tham gia vào quá trình sản xuất, trực tiếp tạo ra sản phẩm, làm nên sự phát triển. Mặt khác cũng chính họ là những người hưởng lợi ích từ những thành quả mà họ làm ra.
Khi lao động tham gia vào sản xuất, nếu họ có trình độ, có hiểu biết, có kiến thức chuyên môn chắc chắn năng suất làm việc của họ sẽ cao hơn. Họ biết sử dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó có thể làm cho một người làm việc được nhiều hơn, giải phóng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ góp phần thực hiện CNH - HĐH đất nước, khắc phục được tình trạng thất nghiệp trá hình ở nông thôn.
Người lao động là người tham gia sản xuất sẽ quyết định sự đến kết quả thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả hay không.
2.4. Yếu tố vốn:
Là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lưu thông và trở về sản xuất. Vốn sản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Sự tác động của vốn sản xuất vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế của nó không phải bằng cách trực tiếp mà thông qua đất cây trồng, vật nuôi. Cơ cấu chất lượng của vốn sản xuất phải phù hợp với yêu cầu của từng loại đất đai, từng đối tượng sản xuất là sinh học.
Vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nó đóng vai trò quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại của người sản xuất.
2.5. Trình độ phát triển khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp.
Các hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN góp phần quan trọng vào việc cung cấp luận cứ khoa học phục vụ cho chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. KH&CN đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, vận hành, làm chủ và khai thác có hiệu quả các công nghệ mới, từng bước nâng cao trình độ công nghệ trong một số ngành nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, KH&CN đã góp phần quyết định tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đã tạo ra bước đột phá về năng suất và sản lượng lương thực thực phẩm, KH&CN đã góp phần đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá.
Những thành tựu khoa học - công nghệ đã tác động mạnh đến cơ cấu nông nghiệp. Như công nghệ sinh học với các công nghệ tế bào, công nghệ gen, công nghệ vi sinh đã tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao. Kết quả phát triển các cơ sở hạ tầng như thủy lợi, giao thông, điện, giáo dục… cũng như tác động tích cực vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Các công trình thuỷ lợi vừa đem lại năng suất cao, vừa cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư, vừa có thể cải tạo các vùng đất hoang hoá thành đất sản xuất nông nghiệp và những vùng định cư mới.
2.6. Yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Do đó, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, như khi thu nhập của người dân tăng sẽ tác động đến cơ cấu bữa ăn: Tỷ lệ chất bột giảm, tỷ lệ thịt, chứng, sữa tăng và ngay trong cùng loại sản phẩm như gạo thì nhu cầu về gạo ngon có chất lượng cao ngày càng tăng. Hoặc trong những năm gần đây, sự biến động giá cả trên thị trường quốc tế tác động lên đến cơ cấu một số cây công nghiệp của Việt Nam, trong đó có cả Phú Thọ như : Cà phê, cao su…
Người nông dân tỉnh Phú Thọ sống bằng những sản phẩm nông sản mà họ làm ra, chính vì vậy thị trường tiêu thụ là yếu tố vô cùng quan trọng, là động lực giúp người nông dân yên tâm sản xuất. Mặt khác, có thị trường tiêu thụ vững chắc thì sản phẩm của họ sẽ không bị ép giá, họ cũng không lo sợ không tiêu thụ được, sản phẩm của họ sẽ bị hỏng khi để lâu hoặc phải tốn chi phí, công sức bảo quản.
3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đối với phát triển kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển lực lượng sản xuất, phân công lao động của xã hội của mọi quốc gia. Đó là biện pháp cơ bản để tạo ta nhiều việc làm, sản xuất ra nhiều của cải, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thêm giá trị hàng hoá xuất khẩu qua đó góp phần đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Nhận thức về sự cần thiết vàtầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không phải mới được đề xuất trong những năm gần đây mà đã được nêu ra ngay sau khi đất nước ra khỏi chiến tranh bước vào thời kỳ phát triển kinh tế trong điều kiện hoà bình. Ban chấp hành Trung Ương tại Đại hội IV của Đảng ( 12 - 1976) đã viết: " Phát triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi, đẩy mạnh lâm nghiệp, ngư nghiệp… nhằm đảm bảo đủ lương thực dự trữ, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu… phát triển tất cả các vùng: đồng bằng, trung du, miền núi và miền biển, phát huy thế mạnh của mỗi vùng… phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và các nông sản khác… ở miền núi kết hợp lâm nghiệp, nông nghiệp với công nghiệp kinh doanh tổng hợp nghề rừng, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi ".
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là hoạt động nhằm đa dạng sinh học, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Chủ trương nói trên đã được Nghị quyết Trung Ương V khoá VII nêu thành một định hướng lớn và đại hội VIII một lần nữa khẳng định là một giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn trong nhịp cầu đi lên công nghiệp hoá.
Sự đóng góp của ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn vào hoạt động kinh tế được thể hiện qua năm hình thức cơ bản: cung cấp sản phẩm cho sản xuất và xuất khẩu; là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp; cung cấp lao động cho các lĩnh vực kinh tế; xuất khẩu sản phẩm tạo nguồn ngoại tệ cho công nghiệp hoá và góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội cho đất nước.
Vai trò của nông nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm bao gồm việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Lương thực - thực phẩm được coi là sản phẩm thiết yếu, không thể thiếu được cho đời sống con người. Sự phát triển của công nghiệp chế biến từ san phẩm nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong thời kì đầu công nghiệp hóa. Nó tạo ra sự tác động qua lại giữa công nghiệp và nông nghiệp để thúc đẩy nhau cùng phát triển. ở những giai đoạn sau của sự phát triển, công nghiệp chế biến tiếp tục góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.
Thời kỳ đầu của công nghiệp hóa, sản phẩm nông nghiệp là một nguồn xuất khẩu chủ yếu tạo ra tích luỹ ban đầu cho đất nước. Nhờ những sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu mà Nhà nước có ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị cũng như nguyên, nhiên, vật liệu cần thiết cho sự phát triển công nghiệp, xây dựng và các hoạt động dịch vụ khác.
ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam, nông nghiệp là nguồn sống của đại đa số dân cư, do đó phát triển sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn còn là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước, đảm bảo an toàn về lương thực, nâng cao hiệu qủa việc sử dụng các nguồn tài nguyên, xoá đói giảm nghèo và ổn định đời sống kinh tế - xã hội.
Đối với một nước nông nghiệp như nước ta thì việc phát triển nông nghiệp là một việc quan trọng. Để nông nghiệp phát huy được vai trò đối với phát triển kinh tế, cần có một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ góp phần thực hiện sự phát triển của nông nghiệp, tiến hành công nghiệp hoá nông nghiệp từ đó thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh.
Mấy năm nay, với đặc điểm đất đai khí hậu, hệ sinh thái, về lợi thế thị trường, nông dân tất cả các vùng bắt đầu tìm hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự chuyển dịch đó là rất phong phú, đa dạng:
- Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, tăng vụ, tăng vòng quay của đất, nhất là các vùng nông nghiệp ven đô, ven các trục giao thông, vùng có bình quân ruộng đất thấp.
- Chuyển dịch cơ cấu chủng loại cây trồng trên đất bãi, đất vàn( đất cao), đất trũng vùng ngập trồng lúa chi phí lớn, hiệu quả đem lại thấp sang cơ cấu nông nghiệp mới với cây ăn quả, rau xanh, nuôi trồng thuỷ sản.
- Cải tạo vườn tạp, ao hoang, chuồng trống làm vườn thâm canh nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi các loại gia súc, hình thành cơ cấu VAC hệ sinh thái VAC, hệ thống nông nghiệp làng xã, làm sạch môi trường, đẹp cảnh quan nông thôn. Nhờ đó mặc dầu đất vườn ít nhưng với cơ cấu kinh tế hiệu quả, nhiều hộ nông dân đã có thu nhập cao và giàu có.
- Thực hiện nông - lâm nghiệp kết hợp, cân đối lâm nghiệp quốc doanh ( mô hình lâm trường) sang lâm nghiệp xã hội, bố trí cơ cấu hợp lí rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã là giải pháp hạn chế phá rừng phát triển kinh tế xã hội miền núi.
- Hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, tín dụng và dịch vụ, hình thành cơ cấu kinh tế mới ở các vùng trung du miền núi, đưa nông nghiệp đi vào sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường như hiệp hội mía đường Lam Sơn là một minh chứng cụ thể.
- Chuyển chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản theo kiểu tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá quy mô nhỏ với nhiều chủng loại phong phú: Nuôi lợn thịt, bò thịt, bò sữa, dê sữa các loại cá nước ngọt, nước lợ, thuỷ đặc sản với các loại giáp xác, loài lưỡng cư. loài bò sát, loài nhuyễn thể.
Đây là một hiện tượng mới nổi lên, đang vận động và phát triển trong đời sống kinh tế nông thôn. Tuy còn là bước đầu, nhưng nó phản ánh tính năng động sáng tạo của hộ nông dân, là một xu thế phát triển hợp quy luật. Các hộ nông dân ở nhiều địa phương đang tự vận động tìm nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tận dụng tiềm năng ._.đất đai, mặt nước, đồi gò từ trong nhà ra đồng để phát triển kinh tế theo hướng " dân giàu nước mạnh".
4. Kinh nghiệm của một số địa phương (có các điều kiện tương tự Phú Thọ):
Phú Thọ là một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc có điều kiện về sản xuất nông nghiệp tương tự như các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên…
Để có thể rút ra những kết quả đạt được từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các tỉnh có điều kiện sản xuất nông nghiệp tương tự như tỉnh Phú Thọ và áp dụng những giải pháp của họ vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh, ta cần so sánh một số chỉ tiêu trong nông nghiệp của các tỉnh với Phú Thọ.
Bảng 1 :Giá trị sản xuất nông nghiệp ( Trồng trọt và chăn nuôi)
TT
Tỉnh
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Giá trị
(kg)
SL lương
thực/ người (kg)
Giá trị
(kg)
SL lương
thực/ người (kg)
Giá trị
(kg)
SL lương
thực/ người(kg)
1
T.Quang
655,7
326,2
685,9
396,2
711,3
423,6
2
Yên Bái
606,8
246,1
614,6
251,8
636,9
272,4
3
Thái Nguyên
997,2
281,0
1066,9
298,0
1319,9
330,2
4
Phú Thọ
1162,9
254,8
1210,3
277,3
1355,9
316,8
Bảng 2 : Sản xuất lâm nghiệp - thuỷ sản
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tốc độ tăng diện tích bình quân(%)
Tốc độ tăng giá trị bình quân(%)
Diện tích
(nghìn ha)
Giá trị sản lượng( tỷ đ)
Diện tích
(nghìn ha)
Giá trị sản lượng( tỷ đ)
Diện tích
(nghìn ha)
Giá trị sản lượng( tỷ đ)
1
Thủy sản
T.Quang
1,4
11,4
1,6
12
1,6
12,6
3,13
7,33
Yên Bái
1,9
13,1
1,9
17
2,3
21,7
30,82
8,87
Thái Nguyên
2,3
24,4
3
24
4,5
28
49,93
26,81
Phú Thọ
4,7
67,4
6,6
68
6,7
80,5
14,31
13,98
2
Lâm nghiệp
T.Quang
5,2
184
4,8
193
4,5
183
0,14
8,87
Yên Bái
6,5
274
9,1
275
9,3
255
-3,37
14,07
Thái Nguyên
1,9
54
2
57
2,2
64,1
6,36
5,09
Phú Thọ
4,1
128
5,5
134
5,7
146
8,13
12,59
Qua các bảng trên ta thấy xu hướng chung của các tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là: giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng thuỷ sản và lâm nghiệp, chỉ riêng ở Tuyên Quang cả diện tích và giá trị lâm nghiệp đều giảm. Với xu hướng dịch trên sẽ góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của các tỉnh, cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng hợp lý hơn. Để nông nghiệp của các tỉnh tiếp tục phát triển để tiến tới công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng. Nhìn vào sự tăng trưởng của các tỉnh ta thấy ở Yên Bái khi diện tích sản tăng lên đáng kể so với tỉnh Tuyên Quang nhưng tốc độ tăng sản lượng thủy sản ở Yên Bái lại không tăng đáng kể so với Tuyên Quang. ở Phú Thọ khi tốc độ tăng diện tích thủy sản tăng đáng kể so với tỉnh Tuyên Quang nhưng sản lượng lại không tăng tương ứng, đối với lâm nghiệp của tỉnh Phú Thọ có tốc độ tăng diện tích đáng kể so với Tuyên Quang Yên Bái nhưng tốc độ tăng sản lượng lại không tăng lên cùng tốc độ với tăng diện tích.
Qua những con số thống kê ta thấy, để nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phát triển mạnh thủy sản và lâm nghiệp trong cơ cấu nông lâm thủy sản. Và tăng cường phát triển chăn nuôi so với trồng trọt. Muốn vậy phải tăng cường đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao trình độ lao động trong nông nghiệp để tiến tới công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.
Chương II :
Đánh giá Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2001 - 2005
I. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Phú thọ giai đoạn 2001- 2005:
1. Phương hướng:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với thị trường và công nghiệp chế biến. Thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đảm bảo trong mối tương quan với cơ cấu kinh tê chung và giữa nội bộ trong từng lĩnh vực ngành nông lâm nghiệp theo hướng: Giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.
+ Tập trung phát triển các loại cây con, ngành nghề có lợi thế sản xuất, có thị trường tiêu thụ, thu hút nhiều lao động. Coi trọng tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng các sản phẩm nông lâm sản.
+ Coi trọng an toàn lương thực, đồng thời đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững vừa khai thác tốt hơn tiềm năng hiện có về đất đai, lao động, tài nguyên… đồng thời đảm bảo sự phát triển sản xuất bền vững trong tương lai.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo được sự chuyển biến nhanh, vững chắc, sản xuất theo hướng hàng hoá, có sức cạnh tranh, có hiệu quả bền vững trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
b) Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu năm 2005 đạt các chỉ tiêu:
- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng bình quân 4,5 - 5%/ năm, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp trong GDP toàn tỉnh từ 28,6% năm 2001 xuống còn 24,5% năm 2005.
- Trong nông nghiệp giảm tỷ trọng trồng trọt xuống còn 62%, tăng tỷ trọng trong chăn nuôi lên 31%, phát triển thuỷ sản, công gnhiệp, tiểu thủ công nghiêp, ngành nghề dịch vụ ở nông thôn.
- Sản xuất lương thực ( lúa, ngô) :
+ Phấn đấu đến năm 2005 ổn định diện tích lúa cả năm 68000 ha, năng suất lúa đạt 5 tấn/ha,vụ; diện tích ngô 18500 ha, năng suất 39 - 40 tạ/ha. Sản lượng lương thực 40 - 41 vạn tấn.
+ Nâng cao giá trị bình quân đạt 25 - 30 triệu đồng/ha.Từng bước mở rộng quy mô những mô hình đạt giá trị từ 50 - 70 triệu đồng/ ha
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân ( thu nhập tăng 1,5 - 2 lần so với hiện nay).
- Cây công nghiệp hàng năm: mía, đỗ tương, lạc, sắn.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2005:
+ Đỗ tương: diện tích 5.000 ha, năng suất 16 tạ/ha, sản lượng 8.000 tấn ( tăng 5.000 tấn).
+ Lạc: diện tích 8.000 ha, năng suất 18 tạ/ha, sản lượng 14.400 tấn( tăng 6.000 tấn so với năm 2001).
+ Mía: diện tích mía vùng nguyên liệu 1.300 ha, sản lượng 170.000 tấn
+ Sắn : diện tích 8500 ha, năng suất 150/ha, sản lượng 127.500 tấn.
- Phát triển chè:
Mục tiêu phấn đấu đến 2005:
+ Quy mô diện tích chè: 12000 ha.
+ Sản lượng chè búp tươi: 60 - 62 ngàn tấn.
+ Xuất khẩu (chè khô) : 10 -11 ngàn tấn.
- Phát triển cây ăn qủa:
Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2005, diện tích cây ăn quả 13.000 ha. Trong đó diện tích thu hoạch 10.000 ha, sản lượng quả đạt kkhoảng 100.000 tấn trong đó xuất khẩu 40 ngàn tấn. Đế năm 2010; diện tích cây ăn quả đạt 20.000 ha trong đó diện tích cho thu hoạch 15.000 ha. Sản lượng quả 200.000 tấn xuất khẩu 100.000 tấn.
- Phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu:
Mục tiêu:
+ Đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu gọp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng giá trị chăn nuôi lên 30 - 35% vào năm 2005.
+ Đến năm 2005: xuất khẩu lợn mảnh 1000 - 1200 tấn lợn choai, lợn sữa 500 tấn/ năm. Nội tiêu 4000 tấn/năm.
- Phát triển chăn nuôi bò sữa:
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2005: Tổng đàn bò sữa đạt khoảng 4.400, trong đó bò cho sữa đạt 1260 con năng suất bình quân ³ 3.000 kg/ chu kì, sản lượng 4000 tấn.
- Phát triển thủy sản:
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2005:
+ Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 6300 ha.
+ Sản lượng thuỷ sản đạt 15.000 tấn trong đó cá thịt nuôi 11.000 tấn, năng suất bình quân : 1,75 tấn/ ha.
- Phát triển lâm nghiệp:
Mục tiêu:
+ Phấn đấu đưa độ che phủ rừng lên 45% vào năm 2005.
+ Bảo vệ rừng hiện có : 125.965 ha.
+ Trồng mới rừng: 22.400 ha.
+ Khoanh nuôi rừng tự nhiên: 8.216 ha
II. Đánh giá thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp:
Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được đánh giá theo : cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động và cơ cấu vốn đầu tư.
1. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp:
1.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng khá và tương đối toàn diện, vững chắc. GDP Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2004 tăng 23,8% so với năm 2001 ( bình quân tăng 5 - 6%/năm) Tỷ trọng kinh tế nông nghiệp - nông thôn trong GDP toàn tinh ( theo giá 1994) từ 30,4% (năm 2001) xuống 28,2% ( năm 2004). Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2004 tăng 27,4% so năm 2001 và bình quân tăng7,6% năm.
Sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản phát triển đã hình thành các vùng tập trung chuyên canh có sản phẩm hàng hóa ( như vùng chè, vùng nguyên liêu giấy, vùng chăn nuôi lơn xuất khẩu, vùng bò sữa…) bảo đảm an toàn lương thực trong tỉnh và đáp ứng ngày càng tăng về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thị trường trong ngoài nước. Kinh tế nông nghiệp - nông thôn phát triển tạo đà ngành công nghiệp và dịch vụ tăng. Kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn đã nâng GDP ( giá thực tế bình quân đầu người ( khu vực nông thôn) từ 1.111 ngàn đ/năm (năm 2001) lên 1.471 ngàn đ/năm
( năm 2004), điều đó cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn những năm qua của Phú Thọ là phù hợp với tinh thần các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và IX và nghị quyết Đại hội Đảng bộ Phú Thọ lần thứ XV.
Nông nghiệp - nông thôn có sự chuyển dịch cơ cấu các loại hình, các thành phần kinh tế. Trong nông nghiệp - nông thôn bên cạnh kinh tế hộ là phổ biến và kinh tế tập thể về cơ bản đã chuyển đổi từ hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mỡi, các trang trại ( chủ yếu là trang trại gia đình) đang phát triển. Tính đến cuối 2004 toàn tỉnh có 450 trang trại năm 2004 ( theo tiêu chí mới) tăng trên 200 trang trại so với năm 2001, tổng doanh thu từ kinh tế trang trại năm 2004 tăng 2,5 lần so với năm 2003 và chiếm 2 -3 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Sự phát triển của kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng góp phần đa dạng hóa, chuyên môn hoá và tập trung hoá trong sản xuất nông nghiệp.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp:
Sản xuất Nông, Lâm, Thuỷ sản thời gian qua phát triển đã từng bước khai thác tiềm năng đất đai, lao động… với việc phát huy nội lực tại chỗ cộng với sự hỗ trợ từ bên ngoài có hiệu quả. Giá trị sản xuất ( theo giá 1994) qua các năm ( cả Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản) có tốc độ tăng trưởng khá và vững chắc. Nội bộ từng ngành có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế sản xuất hàng hoá.
a) Nông nghiệp :
- Giá trị sản xuất nông nghiệp ( giá 19940 năm 2004 tăng 27,6% so năm 2001, bình quân tăng 8,5% năm. Trồng trọt và chăn nuôi là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp có xu thế chuyển dịch, giá trị sản xuất trồng trọt năm 2004 tăng21,3% so năm 2001 ( bình quân tăng 6,6% năm), chăn nuôi năm 2004 tăng 53,9% so năm 2001 ( bình quân tăng 13,4% năm). Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp từ 70,6% ( năm 2001) xuống 67,1% (năm 2004), tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 27,1% (năm 2001) lên 31,3% ( năm 2004).
- Sản xuất trồng trọt và chăn nuôi đang từng bước chuyển dần từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá và nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích,
+ Trồng trọt: Những năm sau 2000 vấn đề an ninh lương thực về cơ bản đã được giải quyết, xu thế phát triển ngành trồng trọt chuyển dần sang sản xuất hàng hoá cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu ( như chè) , cho chế biến lương thực - thực phẩm chư chế biến bún, bánh, đậu phụ … và các nông sản khác đáp ứng tiêu dùng nội địa, Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi, những nông sản có giá trị hàng hoá như cây công nghiệp ( kể cả cây hàng năm và lâu năm) có tỷ trọng từ 8,4% (năm 1995) lên 11,1% ( năm 2004), cây ăn quả từ 13% ( năm 1995) lên 16% ( năm 1994); tỷ trọng cây lương thực có xu hướng giảm từ 63% ( năm 2000) xuống dưới 61,5% ( năm 2004)
+ Chăn nuôi : Chăn nuôi lợn và bò phát triển, chiếm tới trên 60% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Đặc biệt là những năm sau năm 2001 tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo hướng phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, chăn nuôi bò sữa đã được khởi động, đó là hướng đi tích cực để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành chăn nuôi.
- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. Chân cao không chủ động nước lâu nay trồng lúa, một số nơi mạnh dạn chuyển sang trồng cây khác hiệu quả hơn ( như lạc, đậu tương…); chân ruộng thấp trũng, vụ mùa cấy lúa bấp bênh nhiều nơi (như Việt Trì, Lâm Thao…) chuyển sang phương thức lúa + cá hiệu quả hơn. Đất trồng lúa chuyển dịch mạnh cơ cấu các trà lúa, vụ chiêm xuân giảm xuân sớm và chính vụ ( có nơi như Việt Trì, Lâm Thao không còn xuân chính vụ), tăng trà xuân muộn để hạn chế bất lợi của thời tiết, đến nay trà xuân muộn toàn tỉnh chiếm trên 50% diện tích lúa vụ chiêm xuân, vụ mùa tăng trà mùa sớm và mùa trung để mở rộng cây vụ đông. Vụ đông qua các năm mở rộng, phát triển và được coi là vụ sản xuất chính. Diện tích cây vụ đông từ 16 - 17 ngàn ha ( trước năm 2001) lên trên 20 ngàn ha ( vào năm 2004). Cây vụ đông đã xác định được vị trí trong sản xuất nông nghiệp và góp phần tích cực tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp bước đầu được khởi động và đã xuất hiện nhiều mô hình đạt hiệu quả cao ( theo số liệu điều tra năm 2004 tỉnh đã xây dựng 55 mô hình, trong đó có 22 mô hình đạt tiêu chí cao).
b) Lâm nghiệp:
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp ( giá 1994) năm 2004 tăng 37% so năm 2001 ( bình quân tăng 11,6% năm). Cơ cấu phát triển lâm nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển và bảo vệ rừng, tỷ trọng giá trị trồng và giá trị khái thác lầm sản từ 74,9% ( trước 2000) xuống còn 64 - 70% ( 2001 - 2004), khai thác lâm sản dần đi vào nền nếp và có kế hoạch.
- Phát triển vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và đẩy mạnh khai thác tiềm năng thế mạnh trồng rừng nguyên liệu giấy cung cấp cho chế biến. Trồng rừng tập trung từ 4593,9 ha (năm 2004) tăng 44,7% , bình quân tăng 15,05% năm, trồng cây phân tán ( quy) 1000ha. Rừng trồng được bảo vệ, việc khai thác theo kế hoạch được duyệt, do vậy phát triển lâm nghiệp đạt kết quả khá.
- Việc bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn. Không có các vụ cháy lớn xảy ra, năm 2004 diẹn tích cháy rừng chỉ bằng 5% năm 2003. Các vụ vi phạm lâm luật như bán, vận chuyển lâm sản, khai thác rừng, đốt nương làm rẫy trái phép giảm xuống chỉ còn 7 vụ năm 2004.
c) Thuỷ sản:
- Giá trị sản xuất thuỷ sản ( theo giá 1994) năm 2004 là 91,01 tỷ đồng tăng 34,6% so năm 2001( bình quân tăng 10,5% năm). Nuôi trồng thuỷ sản có sự phát triển nhanh, về diện tích nuôi trồng năm 2004 là 6969 ha tăng 47,6% so với năm 2001 (bình quân tăng 15,1% ), về sản lượng nuôi trồng tăng từ 6,43 tấn năm 2001 lên 9,926 tấn năm 2004 tăng 54,3% ( bình quân tăng 16,2%năm). Trong giá trị sản xuất thuỷ sản, tỷ trọng nuôi trồng từ 74,2% năm 2001 lên 87,1% năm 2004, tỷ trọng khai thác tự nhiên giảm từ 24,4%năm 2001 xuống 11,5% năm 2004.
- Sản xuất phát triển gắn với sự thay đổi phương thức sản xuất, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, bước đầu đưa giống năng suất cao, nhiều mô hình nuôi tôm càng xanh, chép lai 3 màu, rô phi đơn tính cho thu nhập cao trên đơn vị diện tích. Trên địa bàn tỉnh đã có 60 trang trại nuôi trồng thuỷ sản là động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản phát triển
Bảng 3: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu phát triển nông lâm nghiệp - thủy sản.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Mục tiêu đến 2005
Thực hiện
So sánh với mục tiêu
2001
2002
2003
2004
DK 2005
I
Kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp
1
GDP NLN, thuỷ sản
Giá 1994
Tỷ đ
1.027
933
1.017
1.086
1.141
1.192
116,1
Giá thực tế
Tỷ đ
1.517
1.227
1.343
1.463
1.538
1.607
105,9
2
Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản
Giá 1994
Tỷ đ
1.858
1.650
1.862
2.051
2.122
2.186
117,7
Giá thực tế
Tỷ đ
2.304
1.979
2.309
2.674
3.011
3.131
135,9
II
Cơ cấu kinh tế
1
Tỷ trọng NLN, thuỷ sản trong GDP toàn tỉnh
%
25,0
29,3
29,1
28,6
28,2
26,0
140,0
2
Cơ cấu giá trị sản xuất NLN( theo giá 1994)
- Nông nghiệp
%
88,1
88,4
87,4
87,4
87,4
- Lâm nghiệp
%
7,8
7,2
8,3
8,3
8,3
- Ngư nghiệp
%
4,1
4,4
4,3
4,3
4,3
Trong đó: Nông nghiệp
%
100
100
100
100
100
- Trồng trọt
%
70,6
67,3
65,6
67,1
66,8
- Chăn nuôi
%
29,4
32,7
34,4
32,9
33,2
1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn:
a) Theo hướng sản xuất gắn chế biến:
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất gắn với phát triển công nghiệp nông thôn có tác dụng phục vụ đắc lực cho nông nghiệp phát triển, ngược lại nông nghiệp phát triển sẽ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tạo ra sự phân công mới về lao động giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn. Từ nhận thức đó và thực tế nhiều tỉnh cũng như Phú Thọ phát triển công nghiệp nông thôn trước hết tập trung vào công nghiệp chế biến và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ và phát triển ngành nghề nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn Phú Thọ đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể là:
- Công nghiệp chế biến nông lâm sản:
+ Chế biến chè: Mạng lưới công nghiệp chế biến chè đã hình thành từ lâu, trên địa bàn vùng chè có 7 nhà máy chế biến chè ( trong đó 1 nhà máy do tỉnh quản lý) được phân bố tương đối đều giữa các khu vực. Đặc biệt có 2 liên doanh chế biến chè đem xuất khẩu lớn nhất cả nước là thế mạnh trong sản xuất và chế biến chè của tỉnh Phú Thọ. Tổng công suất thiết kế 600 tấn búp tươi/ ngày, nhu cầu nguyên liệu cả năm trên 100 ngàn tấn búp tươi, năng lực của các công ty hàng năm có thể chế biến khoảng trên 10 ngàn tấn thành phẩm. Ngoài ra còn có trên 45 xưởng chề biến tư nhân, công suất 5 - 7 tấn búp tươi/ngày/xưởng. Như vậy với sản lượng chè búp tươi 60522 tấn hiện nay mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu nguyên liệu.
+ Một số loại hình chế biến nông sản khác: cũng góp phần tích cực thu hút nguồn nguyên liệu tai jchỗ từ nông nghiệp như: chế biến tinh bột ngô 10 ngàn tân/ năm ( thuộc khu công nghiệp Thuỵ Vân), chế biến tinh bột sắn công suất 50 ngàn tấn sắn tươi/năm (Thanh Ba); chế biến thịt xuất khẩu ở Việt Trì công suất 1,5 - 2 ngàn tấn thịt lợn mảnh/năm và 500 -700 tấn thịt lợn choai + sữa/năm.
+ Chế biến giấy: Trên địa bàn tỉnh có 3 nhà máy giấy ( Bãi Bằng, Lửa Việt, Việt Trì) tổng công suất trên 100 ngàn tấn giấy/năm, nhu cầu nguyên liệu rất lớn, nhưng khả năng cung cấp nguyên liệu của tỉnh mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% còn chủ yếu mua nguyên liệu bên ngoài và nhập nội bột giấy.
b) Theo hướng phát triển Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn:
- Năm 2004 giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh ( theo giá cố định 1994) đạt 1037 tỷ đồng, tăng 632,8 tỷ đồng so với năm 2001, tỷ trọng công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 18,7% giá trị sản xuất công nghiệp( tăng 7,8% so với năm 2001) tăng cao hơn nhịp đọ tăng trưởng của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thu hút 48378 lao động ( tăng 4936 lao động so với năm 2001).
- Đến nay đã có 22.000 cơ sở sản xuất ( gồm : 19 HTX, 63 công ty cổ phần, 133 công ty TNHH, 60 doanh nghiệp tư nhân, 21.725 cơ sở quy mô hộ) thu hút 55.000 lao động, tăng 3900 cơ sở và 1,15 vạn lao động so với năm 2001.
- Sản phẩm gồm 69 loại sản phẩm thuộc 5 nhóm nghề chính là : Chế biến nông sản, thực phẩm; khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản và các ngành nghề dịnh vụ khác.
- Phát triển công nghiệp nông thôn đã thu hút được phần lớn nguyên liệu tại chỗ để chế biến làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm, đồng thời tạo ra sự thay đổi về phân công lao động xã hội. Thực tế cho thấy lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm, lao động cho công nghiệp tăng và bình quân thu nhập của lao động khu vực nông thôn cũng tăng lên đáng kể.
- Sự phát triển ngành nghề nông thôn có bước phát triển tích cực, tăng với tốc độ khá( 17 - 18% năm), sản phẩm đa dạng hơn, mẫu mã đẹp hơn, máy móc thiết bị được đầu tư, cải tiến, chất lượng gía trị sản phẩm được nâng lên, nhiều làng nghề được duy trì phát triển. Đến nay UBND tỉnh đã công nhận và cấp bằng cho 5 làng nghề: làng mây tre đan Đỗ Xuyên( Thanh Ba); làng mây tre đan Ngô Xá; làng nón Sai Nga ( Cẩm Khê); làng mộc Minh Đức - Thanh Uyên ( Tam Nông) ; làng chế biến nông sản thực phẩm Đoàn Kết - Hùng Lô ( Phù Ninh). Công tác hỗ trợ làng nghề tiếp tục được triển khai, đến năm 2003 đã có 12 dự án được tỉnh phê duyệt hỗ trợ kinh phí, 7 dự án được Bộ nông nghiệp và PTNT hỗ trợ; tổng kinh phí hỗ trợ là 1.476,1 triệu đồng ( tỉnh : 779,1 triệu, Bộ Nông nghiệp 679 triệu). Hỗ trợ thêm làng nghề mới, phát triển nâng cao làng nghề đã có như: Sấy củ quả ở Lâm Thao, Đoan Hùng; đan mây giang ở Yên Khê ( Thanh Ba) ; HTX 8/3 ( T.X Phú Thọ); La Phù ( Thanh Thủy ); Sơn thủy ( Yên Lập); thêu ren ( Thuỵ Vân, Sơn Vi ( Lâm Thao); sản xuất mành cọ- Tiêu Sơn ( Đoan Hùng)…
Mục tiêu nghị quyết 21/NQTU ngày 30/8/ 2000 của Ban thường vụ tỉnh uỷ về phát triển TTCN thời kỳ 2001- 2005: Phấn đấu đến năm 2005 giá trị sản xuất TTCN đạt 550 - 600 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng 15 - 16% năm, tăng thêm 6 -7 ngàn cơ sở thu hút thêm 1 - 1,5 vạn lao động.
2. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp :
Lao động có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, một mặt lao động là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển.
Cho đến nay tỉnh Phú Thọ vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, dân số chủ yếu làm nông nghiệp, chiếm 75% dân số của tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động có xu hướng tăng dần lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm dần lao động nông nghiệp. Do trong nông nghiệp có tính mùa vụ nên khi vào thời kỳ nông nhàn thì phần lớn không có việc làm, trong nông nghiệp luôn có thất nghiệp trá hình. Để khắc phục vấn đề này thì cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng đã có những chính sách, những quy hoạch, kế hoạch phát triển để giảm bớt thất nghiệp. Sự phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã góp phần thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm. Mặt khác, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà việc sản xuất nông nghiệp có nhiều thuân lợi. Chính những lý do đó mà lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm.
Bảng 4: Cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ.
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
A. Nguồn lao động
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
1. Lao động trong tuổi
- Trong đó có khả năng lao động
95,5
98,0
95,1
98,5
95,0
95,0
95,0
98,5
94,8
98,5
94,7
98,5
94,5
98,5
94,3
98,5
a. Thu hút vào các ngành KTQD của Tỉnh
+ Công nghiệp - xây dựng
+ Nông lâm thuỷ sản
+ Dịch vụ
b. Xuất khẩu lao động
c. Lao động chưa có việc làm
96,8
10,3
77,9
8,6
-
3,2
96,0
10,4
76,9
8,7
-
4,0
96,0
10,4
76,7
8,9
-
4,1
96,3
10,7
76,5
9,1
0,5
3,2
97,5
11,5
75,1
10,0
0,4
3,0
98,2
12,0
74,3
10,5
0,4
2,8
98,4
13,0
72,9
11,0
0,4
2,7
98,6
13,5
71,8
11,7
0,4
2,6
Qua số liệu phân tích trên cho thấy tình hình phân công và sử dụng lao động có tiến bộ. Tỷ trọng lao động công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng lao động nông lâm thuỷ sản và số lao động chưa có việc làm giảm, nhưng còn chậm, bên cạnh số lao động thất nghiệp hữu hình tình trạng lao động thất nghiệp trá hình ở khu vực nông nghiệp còn lớn, do trong nông nghiệp còn chia nhau việc làm, thời gian nhàn rỗi trong thời kỳ nông nhàn còn phổ biến, những vấn đề này đang là thách thức lớn cần phải tập trung giải quyết trong thời gian tới.Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi do đó diện tích đất đai để trồng trọt và chăn nuôi chiếm phần lớn và lao động nông nghiệp cũng tập trung chủ yếu trong nông lâm nghiệp, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực thuỷ sản thấp. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Cơ cấu lao động nông nghiệp.
Đơn vị tính: 1000 người.
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Dân số nông nghiệp
980
977
968
968
Tỷ lệ so dân số chung ( đơn vị tính %)
76,2
75,4
74,3
73,7
Lao động đang làm việc trong nông nghiệp
489,2
484,5
486,1
484,7
Nông lâm nghiệp
487,8
482,9
484,1
482,5
Thuỷ sản
1,4
1,6
2,0
2,2
Chất lượng lao động nông nghiệp tỉnh Phú Thọ ngày được chú trọng hơn, người nông dân đã được nâng cao kiến thức sản xuất thông qua tuyên truyền, qua đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí và trực tiếp được tập huấn, được sự hướng dẫn của những người có kiến thức chuyên môn.
Tuy nhiên, lao động còn thủ công, dùng sức người và gia súc (trâu, bò) là chính, sự hỗ trợ của máy móc còn ít, nên năng suất lao động thấp. Thể lực lao động còn yếu, tác phong công nghiệp chưa cao. Lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Sự chuyển dịch lao động trong nông nghiệp còn chậm, phần lớn vẫn là lao động trong nông lâm nghiệp. Trong cơ cấu lao động trồng trọt - chăn nuôi thì lao động trong trồng trọt vẫn chiếm đa số. Chưa có sự hài hoà giữa trồng trọt và chăn nuôi cả trong cơ cấu lao động.
3. Cơ cấu vốn đầu tư trong sản xuất nông nghiệp:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi chậm. Do đó cần huy động tổng hợp từ nhiều nguồn:
- Vốn tín dụng:
- Vốn tự có của dân:
- Vốn ngân sách:
- Vốn liên kết liên doanh để xây dựng các cơ sở chế biến phát triển ngành nghề nông thôn.
- Vốn hỗ trợ của các dự án trong nước và quốc tế.
Hình thành quỹ hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu sản xuất: ứng trước vốn mua giống thuốc thú y, BVTV cho nông dân đảm bảo kịp thời vụ, tiến độ sản xuất. Khuyến khích thành lập các hội nghề nghiệp: hội chăn nuôi lợn xuât khẩu, bò sữa, chè, cây ăn quả… để giúp nhau về vốn cho sản xuất. Ngân sách Trung ương, tỉnh và các địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, đào tạo tập huấn chuyển giao TBKT, hỗ trợ một phần cho nông dân những năm đầu mới đi vào sản xuất ( hỗ trợ giống, lãi suất tiền vay… ) cho công tác.
Khi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thay đổi thì cơ cấu về vốn cho nông nghiệp cũng thay đổi theo.
Trong trồng trọt cần vốn để mua giống mới, mua công nghệ phục vụ sản xuất, mua phân bón, và điều quan trọng là để xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đối với nhà nông thì thuỷ lợi là yếu tố cần thiết, người nông dân có câu " Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Và bất kể yếu tố nào trong các yếu tố đó thì đều cần vốn mới có thể đạt kết quả tốt.
Trong chăn nuôi thì việc có vốn để sản xuất sẽ góp phần phát triển cả chất lượng và số lượng.Thời gian qua lượng chăn nuôi ngày càng tăng, điều này cũng có nghĩa là lượng vốn dành cho chăn nuôi cũng ngày càng tăng, mặt khác trong thời gian qua với dịch cúm gia cầm trên toàn thế giới càng làm cho lượng vốn trong chăn nuôi tăng mạnh hơn.
Xu hướng ngày càng phát triển mạnh chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi sẽ làm cho cơ cấu vốn cũng tăng tỷ trọng vốn cho chăn nuôi và giảm tỷ trọng vốn cho trồng trọt trong tổng cơ cấu vốn trồng trọt - chăn nuôi.
Đối với thuỷ sản, vốn cho phát triển thủy sản còn rất hạn chề hầu như là không có gì. Chính vì vậy, nhu cầu vốn cho phát triển thuỷ sản trong thời gian tới là rất cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ thủy sản trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản
Bảng 6: Tổng hợp nhu cầu vốn và đầu tư từ ngân sách.
TT
Chỉ tiêu
Tổng nhu cầu vốn
Đầu tư từ ngân sách
Tổng số
Đến 2005
Tổng số
Đến 2005
Giá trị
Tỷ lệ(%)
1
Chưng trình lưng thực
2.580.000
1.032.000
57.000
42.000
9,70
2
C.trình cây CN ngắn ngày
110.300
74.100
18.928
18.928
4,37
3
C. trình phát triển chè
200.987
221.980
12.591
12.591
2,91
4
C.trình phát triển CAQ
360.753
161.493
60.428
27.268
6,30
Cộng
23,27
5
C.trình CN
+ Lợn xk
88200
88200
16574
16574
3,83
+ CN bò sữa
170000
44000
64516
4980
1,15
Cộng
4,98
6
C.trình phát triển thuỷ sản
115.750
115.750
58.514
30.000
6,93
7
Chương trình thuỷ lợi
1.168.897
842.717
417.333
195.333
45,09
8
C.trình phát triển LN
494.445
287.118
103.552
60.150
13,89
9
Phát triển N.nghề N.thôn
225.000
105.500
16.343
16.343
3,77
10
Trợ cước phân bón
72.000
72.000
6.000
6.000
1,39
11
Đầu tư trang thiết bị
3.000
3.000
3.000
3.000
0,69
12
Cộng
5.589.332
3.047.858
834.779
433.167
100
Qua bảng trên ta thấy, trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách đến năm 2005 cho nông nghiệp thì trồng trọt và chăn nuôi chiếm ưu thế hơn so với lâm nghiệp và thủy sản. Trong cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi thì vốn dành cho trồng trọt nhiều hơn vốn cho chăn nuôi. Trong trồng trọt thì phần lớn vốn lại dành cho sản xuất lương thực.
.
4. Kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới sản xuất nông nghiệp:
Sự phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thời gian qua tương đối ổn định. Sự tăng trưởng nhanh của sản xuất lương thực góp phầm giải quyết vững chắc vấn đề của tỉnh, tạo điểu kiện từng bước đẩy mạnh thâm canh, phát triển chăn nuôi, phát triển kinh tế đồi rừng. Cây công nghiệp hàng năm( đỗ tương , lạc), cây công nghiệp lâu năm ( chè) là những cây có giá trị kinh tế những năm gần đây được chú ý phát triển.
Xuất hiện những nhân tố mới trong sản xuất : một số mô hình, trồng tre măng, trồng dâu nuôi tằm, trồng dưa chuột nhật, trồng khoai tây giống mới, lạc thu đông có che phủ nilon, nuôi cá chim trắng, tôm càng xanh bước đầu đạt kết ưquả tôt. Chăn nuôi lợn, gia cầm ở các hộ gia đình qu ymô sản xuất mở rộng tạo điều kiện tập trung nguồn lực để đầu tư. Các giống cây trổng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất: Các giống chè LĐP1,LĐP2, giống ngô chất lượng cao HQ2000, giống lợn tỷ lệ nạc c
Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực có lợi thế, có thế mạnh, tăng gía trị sản xuất, tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, nâng cao đời sống nhân dân.
Kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thể hiện thông qua các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm:
(1) Chương trình lương thực:
Ngày 12/6/2000, BTV Tỉnh uỷ ra NQ 02 về sản xuất lương thực 2001 - 2005, mục tiêu đến 2005: Sản lượng lương thực đạt 40 - 41 vạn tấn, bình quân lương thực 300kg/người/năm.
Sản xuất lương thực có bước phát triể._.u của tỉnh chưa triển khai ký hợp đồng tiêu thụ cho người dân; Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị nhà nước đến chường trình này còn hạn chế ( con giống, thị trường tiêu thụ… ) còn để người dân tự lo liệu là chính.
Vậy để tiếp tục phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu góp phần đẩy mạnh chăn nuôi trở thành ngành chính trong cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi và khắc phục được những khó khăn còn tồn tại trong quá trình chăn nuôi lợn xuất khẩu cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tổ chức thực hiện Quyết định 80 của Chính phủ, chỉ đạo Công ty Lam Sơn ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của nông dân vùng trọng điểm, sau khi công ty đã mua lại x í nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu của tỉnh.
- Các địa phương vùng trọng điểm xúc tiến tìm kiếm thị trường tiêu thụ theo hướng: Lấy các hộ nông dân chăn nuôi quy mô lớn làm điểm đầu mối để tiêu thụ, từ đó làm cơ sở thành nhóm liên gia, hội chăn nuôi lợn xuất khẩu. Hướng chủ yếu là kết hợp xuất khẩu và nội tiêu sản phẩm do nông dân sản xuất ra, tạo cơ sở vững chắc cho chương trình phát triển ổn định, lâu dài và có hiệu quả.
- Duy trì các cơ sở nuôi lợn nái sinh sản hiện có để sản xuất con giống bố mẹ, con giống thương phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu con giống vùng trọng điểm và các địa phương khác trong tỉnh phục vụ chương trình nạc hoá đàn lợn.
- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn và chế biến xuất khẩu của tỉnh. Hiện nay ở tỉnh Phú Thọ có nhiều hộ nông dân muốn tham gia chăn nuôi nhưng điều kiện về vốn, kỹ thuật chăm sóc không có nên họ không thể thực hiện được, hoặc đã có kỹ thuật nhưng lại bị hạn chế về vốn họ cũng không thể mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng. Chính vì vậy công tác cho hộ nông dân vay tiền với lãi xuất thấp là việc làm cần thiết.
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực quản lý điều hành và sản xuất của Trung tâm giống gia súc, để trung tâm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư.
* Phát triển chăn nuôi bò sữa:
- Mục tiêu : Phấn đấu đến năm 2010 tổng đàn bò sữa đạt khoảng 10.400 con, đàn bò cho sữa 3.400 con, sản lượng sữa 12 đến 13 ngàn tấn.
- Tổ chức chăn nuôi:
+Vùng phát triển nuôi bò sữa trọng điểm gồm các huyện Thanh Thuỷ, Tam Nông, Thanh Sơn và vùng vệ tinh gồm các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Việt Trì và các địa phương khác có thể phát triển bò sữa với qui mô thích hợp.
+ Sản xuất cung ứng giống: Từ năm 2002 đã tiến hành vừa nhập nội, vừa nhập bò sữa từ các địa phương khác, đồng thời tiến hành chọn lọc và lai tạo tại địa phương. Từ năm 2006 trở đi tiến hành lai tạo sản xuất giống tại chỗ là chính.
Xác định hướng cơ bản lâu dài, bền vững và có hiệu quả nhất là phát triển đàn bò địa phương, từ khâu tuyển chọn bò cái lai sind đủ tiêu chuẩn cho phối hợp giống với bò tinh sữa tạo ra đàn F1, F2, F3.
+ Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển bò sữa của tỉnh.
+ Lập kế hoạch xây dựng các điểm thu mua, bảo quản và tiêu thụ sữa cho người sản xuất.
* Phát triển thuỷ sản:
Kết quả năm 2004 diện tích nuôi trồng thủy sản là7000 ha. Sản lượng khai thác là 13,7 ngàn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng là 10 ngàn tấn.
Triển khai được một số mô hình: Nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao, nuôi cá rô phi đơn tính, nuôi cá tra. Trên địa bàn có 60 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trong đó gần 30 trang trại có thu nhập trên 40 triệu đồng/năm. Đã cung cấp giống cá rô phi, cá chép, tôm càng xanh cho nông dân. Đã có quy hoạch về phát triển thuỷ sản, đang triển khai xây dựng trại giống thủy sản cấp I của tỉnh, xây dựng vùng sản xuất thủy sản tập trung gồm Cẩm Khê, Lâm Thao, Việt Trì, Phú Thọ trong đó lấy huyện Cẩm Khê làm điểm chỉ đạo của tỉnh. Tỉnh đãban hành chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên chương trình triển khai chậm so với tiềm năng to lớn của tỉnh về phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn vốn đầu tư cho chương trình ít ( hầu như không có) và trong cơ cấu sản xuất chậm chuyển đổi, chưa chuyển diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản đưa vào sản xuất. Người sản xuất chưa chủ động được con giống, nhập giống chất lượng chưa cao, hiệu quả kinh tế thấp.
Vậy để thực hiện được kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, về phát triển thủy sản cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Trên cơ sở thực hiện bố trí lại diện tích sản xuất lương thực, từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, sử dụng một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả, úng trũng, thường xuyên ngập úng… sang nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả hơn. Phát triển nuôi trồng thủy sản một cách tổng hợp, phát huy thế mạnh của từng địa phương: Nuôi chuyên, 1 vụ lúa + 1 vụ cá, nuôi cá lồng…
- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
- Tổng kết các mô hình khuyến ngư, rút kinh nghiệm để nhân rộng triển khai thực hiện tại các huyện trọng điểm của chương trình.
- Xây dựng và thực hiện các dự án: Dự án điều tra nguồn lợi thủy sản và xây dựng vùng bảo tồn nguồn lợi thủy sản Phú Thọ; dự án vùng nuôi trồng thủy sản hàng hoá tập trung; dự án khuyến ngư, nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao.
- Xây dựng chợ nông sản, chợ đầu mối tiêu thụ cá và thuỷ sản khác ở các thành phố, thị xã.
* Phát triển lâm nghiệp:
- Mục tiêu : Phấn đấu đến năm 2010 đưa độ che phủ rừng 50%. Đáp ứng 50 -60% nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy giấy trong vùng theo từng thời kỳ. Bảo vệ rừng 180000ha, trồng rừng 71000 ha, khoanh nuôi tái sinh 10000 ha.
- Bố trí sản xuất: Từ nay đến năm 2010 mỗi năm trồng 1.200 ha rừng phòng hộ, 5000 ha rừng nguyên liệu, 1000 ha rừng kinh tế khác.Tiến hành khoanh nuôi phục hồi rừng 8.200 ha; triển khai các dự án rừng Quốc gia Đền Hùng, Vườn Quốc gia Xuân Sơn; gắn phát triển lâm nghiệp với du lịch sinh thái.
* Phát triển ngành nghề nông thôn:
+ Giải pháp thực hiện:
- Cấp uỷ Đảng phải chỉ đạo sát sao hơn nữa, đôn đốc, nhắc nhở thông tin tuyên truyền tới tất cả các tổ chức Đảng, đoàn thể, đơn vị sản xuất trong tỉnh.
- Hình thành cơ cấu vốn đầu tư hợp lý giữa các ngành, các chương trình.
- Hình thành hệ thống khuyến công theo Nghị định 134/2004/NĐ - CP ngày 9/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
- Tổ chức tham gia nhân cấy nghề mới, hướng dẫn đăng ký xây dựng làng nghề, hướng dẫn các chủ đầu tư viết dự án khuyến công.
- Tiến hành chuyển Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thành trung tâm khuyến công để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh, tổ chức triển lãm, hội chợ và giới thiệu sản phẩm.
- Tiến hành phổ biến kiến thức luật lệ, các chính sách thương mai quốc tế, kiến thức về hội nhập và lộ trình hội nhập kinh tế của địa phương cũng như của cả nước. Tổ chức tập huấn làm khuyến công cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Tuyên truyền, phổ biến lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO.
- Rà soát và điều chỉnh các cơ chế chính sách cho phù hợp với Nghị định 143/2004/NĐ - CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Quyết định 143/2004/QĐ - TTg của Chính Phủ phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004 - 2008.
- Tiếp tục hỗ trợ các dự án sản xuất sản phẩm, truyền thống, sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu, dự án phát triển nhân cấy làng nghề. Tạo điều kiện để các cơ sở liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề.
- Thực hiện tốt các giải pháp cụ thể của từng chương trình đã đề ra.
+ Giải pháp cụ thể từng chương trình:
(1). Chương trình chế biến nông, lâm, thủy sản:
- Quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu tập trung gắn các cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu, ưu tiên đảm bảo nguyên liệu cho các cơ sở có thế mạnh xuất khẩu.
- Tiếp tục duy trì các cơ sở chế biến nhỏ cho dân tự trồng và thu hút nguyên liệu ngoài vùng. Đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến nâng chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu.
- Đối với chế biến chè: Đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất một số xưởng chè mini đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao trình độ về kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại để xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu chè Phú Thọ.
- Đối với chế biến sắn: Chỉ đạo công ty có nhà máy chế biến hợp đồng liên minh, liên kết giữa doanh nghiệp với các địa phương mở rộng diện tích trồng sắn, nhất là giống sắn có năng suất và hàm lượng tinh bột cao.
-Đối với chế biến quả: Quy hoạch và mở rộng các vùng trồng quả để chế biến xuất khẩu, tiếp tục hỗ trợ và phát triển thêm các cơ sở sấy bảo quản long nhãn, long vải, mít, táo, chuối, bưởi.
- Phát triển thêm các cơ sở chế biến diêm, đũa, chiếu tre, mành phục vụ cho xuất khẩu.
(2). Chương trình sản xuất vật liệu xây dựng:
- Cần quy hoạch chi tiết quỹ đất dùng cho sản xuất gạch ngói.
- Tiếp tục phát triển gạch, ngói, vôi xây dựng tại chỗ. Khuyến khích và hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư lò gạch tuynel, lò đứng liên hoàn, phát triển vật liệu không nung như: Gạch xỉ, gạch ganito, gạch bông nhằm đáp ứng nhu cầu ở các vùng nông thôn và miền núi.
(3). Chương trình khai thác, chế biến khoáng sản, tận thu chế biến phế liệu phế thải, dịch vụ công nghiệp:
- Đầu tư mở rộng khai thác và chế biến của các cơ sở hiện có, tiến hành đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng các sản phẩm chế biến. Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát sỏi ở Sông Lô, sông Chảy và khai thác các mỏ khoáng sản.
- Đầu tư nâng sản lượng và chất lượng bao bì ở Công ty Việt Đức, duy trì và nâng cao chất lượng các loại bao bì ở PP, bao bì catton ở Công ty Tân Phong, Đại Hà, Công ty Đức Trung, Hợp tác xã Thành Trung.
- Đẩy mạnh việc tận thu bột thải, giấy thải của công ty giấy Bãi Bằng, duy trì 2 cơ sở sản xuất phèn chua ở Hợp tác xã Thành Trung ( thị xã Phú Thọ), Hợp tác xã Hưng Long ( Phù Ninh) công suất 2000 tấn/năm để cung cấp cho Công ty giấy Bãi Bằng và tận thu than qua lửa các lò hơi công nghiệp khắc phục cho nung vôi, nung gạch.
(4). Chương trình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu:
- Tiếp tục đầu tư mở rộng và phát triển thêm các cơ sở sản xuất mành tre, gỗ, chế biến chè. Tổ chức nhân cấy các nghề thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, mây song kết hợp gỗ, trạm khắc gỗ đá, sơn mài.
- Khôi phục và nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống như đũa son, ấm ủ, sơn mài.
- Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm lưu niệm, hàng phục vụ lễ hội Đền Hùng.
- Mở rộng trồng trúc quân tử tại Hạ Hoà, Cẩm Khê để chủ động nguyên liệu, tổ chức chế biến gỗ ở Thanh Sơn, Đoan Hùng. Nâng cao chất lượng sản phẩm và trình độ kinh doanh tiến tới xuất khẩu trực tiếp.
(5). Chương trình cơ khí nhỏ và hàng tiêu dùng:
- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công cụ và ứng dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Phát triển mạnh cơ khí hoá nông thôn.
- ứng dụng tiến bộ vào sản xuất máy móc, công cụ cải tiến phục vụ nông nghiệp và các ngành nghề khác.
Các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm có mối quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Thực hiện tốt các chương trình này sẽ góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp; hình thành các vùng sản xuất tập trung có khối lượng hàng hoá lớn; thực hiện các mục tiêu sản xuất nông nghiệp; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội; tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo; ổn định nâng cao đời sống nhân dân.
2. Giải pháp về lao động:
Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động: tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo giảm tỷ lệ lao động thủ công, không qua đào tạo. Tăng tỷ lệ lao động chăn nuôi, làm thủy sản. Tiếp tục giải phóng lao động nông thôn nhằm chuyển bớt lao động nông nghiệp sang ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Tiếp tục đầu tư cho các trung tâm dạy nghề nhằm nâng cao tay nghề của người lao động, tăng số lượng lao động có tay nghề tạo điều kiện thuận lợi cho những người lao động có cơ hội tìm việc làm.
Trồng rừng, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, mở rộng các ngành nghề và dịch vụ nông thôn để giải quyết việc làm cho người nông dân. Ngoài ra các hoạt động khác như xuất khẩu lao động cũng là một hướng quan trọng để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Mở lớp tập huấn hướng dẫn cho người nông dân để họ có thêm kiến thức trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi, hạn chế được dịch bệnh.
Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2015 nhằm mục tiêu CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, về vấn đề lao động Tỉnh Phú Thọ cần quan tâm đến việc phát triển nhiều hình thức tổ chức đào tạo tay nghề có trình độ kỹ thuật và kiến thức quản lý của Nhà nước và các thành phần kinh tế, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
3. Giải pháp về vốn.
Vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, trước hết chúng ta phải có biện pháp hữu hiệu để huy động vốn từ nhiều nguồn: ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn tín dụng trong và ngoài nước và phần quan trọng là nguồn vốn tự có của nhân dân… Do vốn đầu tư từ ngân sách có hạn nên tỉnh cần có chính sách hấp dẫn để khuyến khích nhân dân và các nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất nông nghiệp.
Các biện pháp huy động vốn cho nông nghiệp:
+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần để tạo vốn cho sản xuất nông nghiệp.
+ Thực hiện chuyên môn hóa sản xuất kết hợp phát triển tổng hợp ở từng ngành và trong các xí nghiệp từng trang trại là biện pháp tạo vốn quan trọng trong nông nghiệp. Chuyên môn hóa sản xuất kết hợp phát triển tổng hợp vừa để lợi dụng đầy đủ điều kiện tự nhiên, tư liệu sản xuất và sức lao động, vừa tạo ra các nguồn thu nhập tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm, Đó là biện pháp tạo vốn tại chỗ đáp ứng kịp thời cho sản xuất và tăng hiệu quả sử dụng vốn.
+Từng bước thực hiện cổ phần hoá trong nông nghiệp: nhằm đẩy mạnh quá trình tích tụ vàtập trung vốn để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá nông sản, đồng thời giải quyết tốt cơ chế quản lý vốn, phân định rõ quyền của người sử hữu tài sản và quyền của người sử dụng tài sản và quyền quản lí của tỉnh, nó còn nâng cao trách nhiệm làm chủ của người sử hữu cổ phần, thúc đẩy hoạt động sản xuất của xí nghiệp có hiệu quả.
+ Đẩy mạnh hợp tác đầu tư với nước ngoài để thu hút nguồn vốn phát triển nông nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nông nghiệp tại tỉnh Phú Thọ cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Trước hết phải xác định đúng đắn phương hướng đầu tư vốn: Phải xuất phát từ phướng hướng bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp để xây dựng cơ cấu đầu tư cho phù hợp. trên cơ sở đó lựa chọn phương án đầu tư vốn tối ưu. Nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu cần tập trung giải quyết nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực và thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp và là nguồn xuất khẩu quan trọng. Vốn xây dựng cơ bản phải tập trung giải quyết những nhiệm vụ to lớn đó, trong từng giai đoạn tập trung vào cây gì, con gì, ở vùng nào là ần được tính toán và lựa chọn một cách đúng đắn.
+ Xây dựng cơ cấu vốn cố định hợp lý bao gồm: cơ cấu vốn cố định có tính chất sản xuất và phi sản xuất vật chất, cơ cấu hợp lý các yếu tố trong vốn cố đinh để sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các tài sản cố định đã được trang bị tránh tình trạng mất cân đối trong dây truyền sản xuất, gây nên sự lãng phí lớn. Thực hiện tốt khấu hao tài sản cố định và quỹ khấu hao. Coi trọng việc cải tạo, trang bị lại máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định trong các doanh nghiệp nông nghiệp.
+ Xây dựng định mức đúng đắn và quản lý vốn lưu động theo định mức, quản lý tốt vật liệu, sản phẩm dự trữ, dụng cụ thông thường, chi phí sản xuất dở dang, chi phí chờ phân bổ, thành phẩm, tiền mặt…
+ Tổ chức tốt việc cung ứng vật tư, đảm bảo vật tư cần thiết và kiẹp thời vụ, hạn chế vật tư bị ứ đọng. Phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất trên đơn vị khối lượng công việc và trên đơn vị sản phẩm. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm vàcông tác thanh toán để thu hồi vốn kịp thời, tăng cường công tác kiểm soát tài sản lưu động nêu cao kỷ luật tài chính, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.
4. Giải pháp về khoa học công nghệ:
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, vấn đề phát triển KH&CN là một biện pháp quan trọng để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ.
Mục tiêu chủ yếu phát triển KH&CN là KH&CN phải góp phần giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển KT - XH, giữ vững an ninh, quốc phòng; đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tế; chú trọng chuyển giao kỹ thuật và thành tựu KH&CN cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; lựa chọn và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; đổi mới tổ chức, quản lý KH&CN, tạo động lực phát huy năng lực nội sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động KH&CN; phát triển thị trường KH&CN.
Đối với phát triển nông nghiệp : Đẩy mạnh rộng rãi việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thích hợp vào khu vực nông thôn và miền núi, đặc biệt chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Tập trung để chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, kinh tế nông thôn; tập trung nghiên cứu về khâu giống, quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh, tưới tiêu khoa học, tưới cây vùng đồi, phát triển kinh tế trang trại. Ưu tiên nghiên cứu lựa chọn, lai tạo, đưa vào sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp các vùng sinh thái, xây dựng các mô hình sản xuất trên cơ sở ứng dụng KH&CN đạt hiệu quả kinh tế cao ( cánh đồng, khu đồi rừng, hộ nông dân có thu nhập cao, các mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ…); ứng dụng rộng rãi tiến bộ công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Tập trung cho các sản phẩm có lợi thế như chè, cây ăn quả, cây nguyên liệu giấy, chăn nuôi lợn xuất khẩu, thủy sản nước ngọt.
Nhằm đạt được các mục tiêu phát triển KH&CN đến năm 2010, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:
- Tăng kịnh phí đầu tư cho công tác nghiên cứu KH&CN đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH.
- Củng cố và phát triển tăng năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến ngư phục vụ chuyển giao đưa KH&CN vào sản xuất một cách có hiệu quả.
- áp dụng TBKT công nghệ sinh học, công nghệ cao vào sản xuất, trước hết là tập trung cho khâu sản xuất giống cây - giống con - giống thủy sản. Trong sản xuất lương thực tăng nhanh và chủ động giống lúa ngô cao sản, siêu cao sản, giống chất lượng cao, giống lai. Đối với cây ăn quả đảm bảo sản xuất giống Bưởi Đoan Hùng, Hồng không hạt theo phương pháp tiên tiến. Đối với sản xuất chè tiến hành trồng mới, cải tạo, phục hồi bằng các loại giống mới như: LDP1, LDP2 và một số giống chè ấn Độ, chè chất lượng cao. Đối với chăn nuôi, thuỷ sản di thực và nhập nội giống bò sữa, bò thịt chất lượngtốt; sử dụng đàn nái sinh sản có trên 70% nái ngoạivà một số loài thủy sản cho năng suất và giá trị thương phẩm cao, tiến hành đầu tư tăng năng lực sản xuất và quản lý chất lượng về giống. ứng dụng các mô hình công nghệ cao vào sản xuất rau an toàn, hoa, chế biến chè, rau quả, sản xuất cây con giống. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về canh tác như canh tác bền vững trên đất dốc, ứng dụng công thức 2 giảm 3 tăng, IPM, làm đất tối thiểu các mô hình đạt doanh thu, hiệu quả kinh tế cao…
- Thông qua công tác khuyến nông, xây dựng mô hình trình diễn đẩy mạnh tập huấn, đào tạo tại chỗ để chuyển giao đến người sản xuất. Đồng thời nâng cao chất lượng, nội dung đào tạo, trong đó chú trọng đào tạo các ngành kỹ thuật tập huấn cho người lao động nông thôn, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
- Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN:
+ Củng cố hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN từ tỉnh đến cấp huyện;
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đông KH&CN tỉnh và Hội đồng KH&CN của các ngành, các cấp.
+ Đổi mới tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo hướng mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học và doanh nghiệp, bảo đảm dân chủ, cạnh tranh công khai, khách quan áp dụng rộng rãi phương thức tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN, đổi mới công tác đánh giá nghiệm thu.
+ Xây dựng các chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng KH&CN.
+ Xây dựng cơ chế liên kết giữa khoa học và sản xuất…
- Phát triển tiềm lực KH&CN:
+ Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH&CN: chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, xếp lương, khen thưởng, các chế độ đãi ngộ…
+ Chính sách đào tạo cán bộ KH&CN.
+ Phát triển hệ thống thông tin về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
+ Kiện toàn hệ thống các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KH&CN của địa phương.
+ Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho KH&CN: đa dạng hoá nguồn vốn, thành lập quỹ phát triển KH&CN của tỉnh, tăng đầu tư từ ngân sách…
- Xây dựng và phát triển thị trường KH&CN:
+ Đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế - xã hội nhằm tạo nhu cầu ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống. chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chú trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ…
+ Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường KH&CN: thị trường vốn, thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
+ Phát triển, hỗ trợ các tổ chức dịch vụ KH&CN, chuyển giao KH&CN…
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN:
+ Mở rộng hợp tác về KH&CN.
+ Ban hành chính sách thu hút chuyên gia giỏi.
+ Đào tạo chuyên gia ở nước ngoài…
Trong các giải pháp trên, giải pháp đổi mới cơ chế quản lý KH&CN để khai thác mọi tiềm năng sáng tạo KH&CN và sử dụng hiệu quả tiềm lực KH&CN hiện có là giải pháp có ỹ nghĩa đột phá.
5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp:
Tăng cường công tác thị trường tiêu thụ nông sản;
- Xúc tiến xây dựng chiến lược thị trường tiêu thụ nông sản, tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chắp nối bạn hàng và đối tác kinh doanh, thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
- Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích thương mại tư nhân ( cá nhân và hộ kinh doanh) cùng hợp tác xã tạo thành mạng lưới đại lý tiêu thụ nông sản cho nông dân thông qua ký kết hợp đồng.
- Tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường đáp ứng yêu cầu định hướng đầu tư phát triển sản xuất. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mai: tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp, xúc tiến đăng ký thương hiệu Bưởi Đoan Hùng gây dựng danh chè, xây dựng các điểm bán hàng chất lượng tin cậy: Bưởi Đoan Hùng, Hồng Hạc Trì, chè sạch, rau an toàn, gạo chât lượng cao.
6. Về quản lý Nhà nước của ngành trên các lĩnh vực :
- Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn, trong đó chú trọng quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến tiêu thụ ( như vùng chè, vùng cây ăn quả đặc sản, vùng chăn nuôi lợn xuất khẩu, vùng bò sữa…vùng nguyên liệu). Phát triển mạnh các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế và có thị trường như chè, cây nguyên liệu giấy…
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành và các địa phương xây dựng và thực hiện các dự án ưu tiên thuộc các chương trình kinh tế sản xuất Nông - lâm - thủy sản hàng năm. Từng bước chỉ đạo thực hiện tổ chức sản xuất theo tinh thần quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về hợp đồng sản xuất tiêu thụ nông sản giữa hộ nông dân - HTX - Hội, hiệp hội, nhóm hộ - Doanh nghiệp nhằm giúp nông dân làm quen và đi vào quỹ đạo sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong nông nghiệp về quản lý chất lượng hàng hoá, thực hiện quy trình kỹ thuật trong sản xuất. Trước mắt tập trung chỉ đạo thực hiện các pháp lệnh: giống cây trồng, vật nuôi, thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, dần đưa công tác sản xuất kinh doanh vật tư nông lâm vào nề nếp. Tăng cường hướng dẫn kiểm tra thực hiện quy trình, định mức kỹ thuật trong sản xuất ( kỹ thuật trồng chăm sóc Bưởi, Hồng, nuôi lợn, bò sữa…).
- Phối hợp các ngành chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu như xoá đói giảm nghèo, chương trình 135, chương trình giải quyết việc làm.
- Thực hiện tốt nghị quyết 18 của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ về " tiếp tục dồn đổi ruộng đất nông nghiệp" để tạo ra những vùng chuyên canh lớn. Củng cố HTX nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 ( khoá IX) theo luật HTX và Kết luận số 629/KL-TU ngày 12/12/2003 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về kinh tế tập thể, hình thành hội, hiệp hội … trong lĩnh vực ngành.
- Tiếp tục chỉ đạo hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với cơ sở chế biến, các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh. Khuyến khích việc thành lập và tạo điều kiện hoạt động của các hội, hiệp hội những vùng sản xuất cùng lĩnh vực để giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh liên kết 4 nhà thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất và chế biến.
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu, đối với mục tiêu phát triển KT- XH nói chung, cần phải phát triển kinh tế, xã hội nâng cao đời sống nhân dân, đáp ứng các yêu cầu ngày càng lớn của con người, xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu về nâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần của người dân nói chung và của người dân tỉnh Phú Thọ nói riêng cũng được quan tâm, chú trọng, trong đó nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp của cả nước và của riêng tỉnh Phú Thọ đang đòi hỏi phải có những bước tiến mới nhằm mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.
Đứng trước tình hình đó tỉnh Phú Thọ đã đề ra phương hướng phát triển nông nghiệp đến 2020: "Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, hiệu quả. Chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Hình thành cơ chế kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển ngành nghề ở nông thôn tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn và tăng thu nhập cho nông dân và làm giàu cho Tỉnh.Với phương hướng đề ra để đạt được mục tiêu đề ra phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đưa nông nghiệp phát triển. Trong đó giải pháp về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Đại hội VIII đã khẳng định chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn trong nhịp cầu đi lên công nghiệp hoá.
Để thực hiện được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ thì việc nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch là rất quan trọng.Đó là các yếu tố: chính sách của Nhà nước và của tỉnh, điều kiện tự nhiên ( đất đai, khí hâu, nguồn nước), vốn đầu tư, lao động, thị trường tiêu thụ nông sản, yếu tố khoa học công nghệ, cơ sở vật chất…Các yếu tô này trực tiếp tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó Phú Thọ là một tỉnh nghèo, đa số sống bằng nghề nông. Vậy để Phú Thọ ngày càng phát triển theo kịp nhịp độ phát triển của cả nước thì vấn đề trước mắt và vô cùng bức thiết là phải phát triển nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp.Muốn vậy yêu cầu tất yếu là phải có cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Việc lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý để đạt mục tiêu luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu.
Quan điểm tổng quát về lựa chọn cơ cấu kinh tế là đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh vào phát triển kinh tế. Tăng nhanh năng suất lao động, hình thành những động lực, mũi nhọn cho quá trình hội nhập. Cơ cấu kinh tế phải năng động, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường trong tỉnh, trong nước và trên thế giới .
2. Một số kiến nghị:
Trên cơ sở thuận lợi và những khó khăn thách thức của việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất nông lâm thủy sản như mục tiêu đề ra xin kiến nghị :
- Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao TBKT vào sản xuất trước hết là đầu tư cho công nghệ sinh học và khuyến khích chuyển giao đưa công nghệ vào sản xuất. Tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông cả về tổ chức, cán bộ, chính sách và các nguồn lực đầu tư cho khuyến nông góp phần đẩy nhanh ứng dụng TBKT tới nông dân thông qua hoạt động từ hệ thống khuyến nông.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong đó chú trọng đầu tư thuỷ lợi ( nhất là thuỷ lợi vùng đồi), hạ tầng cơ sở trong nông nghiệp - nông thôn cải tạo và nâng cấp các cơ sở chế biến nông lâm sản hiện có với việc từng bước xây dựng công nghiệp chế biến cho các sản phẩm như cây ăn quả, thủy sản… để nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm.
- Tỉnh có chiến lược về công tác xúc tiến thương mại và tổ chức hệ thống thông tin giới thiệu sản phẩm cũng như các thông tin về thị trường để giúp nông dân định hướng sản xuất và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất các chương trình nông lâm nghiệp trọng điểm của tỉnh. Bố trí nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời các chính sách đã ban hành. Xây dựng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp nhất là những ngành có tiềm năng của tỉnh,những sản phẩm sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản phẩm sử dụng nhiều lao động và có thị trường tiêu thụ, sản phẩm có tính cạnh tranh cao trong những năm tiếp theo đến năm 2015.
- Để làm tốt công tác dự tính, dự báo phòng trừ dịch bệnh tỉnh cần củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng biên chế và đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho hệ thống BVTV; hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3048.doc