Lời mở đầu
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ 6 (1986) nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng bước vào công cuộc đổi mới, và đã có những chuyển biến rõ rệt. Trên cơ sở những định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và các định hướng phát triển nông nghiệp Đảng và nhà nước ta đã ban hành những chính sách, chương trình, dự án để nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp của Việt Nam và chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình tích luỹ
48 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn cho công nghiệp hoá. Nông nghiệp tạo ra 30% GDP và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phát triển. Nông nghiệp có vị trí chiếc lược quan trọng, liên quan đến việc giải quyết những vấn đề cơ bản của đời sống đại đa số dân cư. Nông nghiệp phát triển có tăng thu nhập cho nông dân, tăng sức mua trên thị trường, tạo ra việc làm, tăng tỷ trọng GDP và tăng đóng góp vào ngân sách … chính vì thế mà trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay, nông nghiệp là đối tượng quan trọng không thể thiếu.
Thực trạng về nông nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém, chậm phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới: năng suất lao động thấp (một lao động nước ta nuôi được 2 người trong khi đó ở Mỹ nuôi được 80 người, Hà Lan nuôi được 60 người…), hệ thống kết cấu hạ tầng chậm phát triển, trình độ khoa học, công nghệ yếu kém làm cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp, hàng hoá nông nghiệp có sức cạnh tranh thấp trên thị trường . Như vậy, nó chưa phát huy vai trò của mình đối với nền kinh tế hiện nay. Bởi vậy cần phải tăng cường đầu tư vào nông nghiệp để phát huy vai trò của nó trong nền kinh tế, thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp phát triển đạt hiệu quả cao. Để tăng cường đầu tư vào nông nghiệp cần phải có các giải pháp hợp lý, hữu hiệu để thúc đẩy nông nghiệp phát triển toàn diện. Do đó, trong đề án môn học kinh tế phát triển em chọn đề tài: "Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005".
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, đề án gồm 3 phần:
Phần thứ nhất
Những vấn đề lý luận về đầutư phát triển nông nghiệp
Phần thứ hai
Thực trạng về đầu tư cho nông nghiệp ở Việt Nam trước năm 1988 và từ năm 1989 đến nay.
Phần thứ ba
Các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp giai đoạn 2001-2005.
Phần I:Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển nông nghiệp
i. một số quan niệm về đầu tư và đầu tư trong mối quan hệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế
1. Các quan niệm về đầu tư và các loại hình đầu tư
a. Khái niệm đầu tư
Trong lĩnh vực sản xuất vật chất nói chung, các hoạt động kinh tế bao giờ cũng gắn liền với việc sử dụng vốn và các nguồn tài nguyên khác nhằm đem lại lợi ích kinh tế - xã hội nhất định trong nền kinh tế quốc dân, phạm vi một địa phương, một vùng kinh tế, đầu tư là một lĩnh vực hoạt động để tạo ra hoặc đổi mới và duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc các ngành kinh tế quốc dân để khai thác đầy đủ, hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước.
Khái niệm đầu tư theo nghĩa rộng bao gồm ba loại hình:
+Thứ nhất: Nó liên quan đến việc mua sắm tài sản tài chính, các cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác… hay nói cách khác là các khoản đầu tư tài chính.
+Thứ hai: Nó nhằm vào việc mua sắm các tài sản, vật chất hay còn gọi là hàng hoá vốn như: máy móc, thiết bị: đó là những thứ bản thân là những sản phẩm được sản xuất ra và những sản phẩm này lại được dùng để sản xuất các sản phẩm khác.
+Thứ ba đầu tư không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà nó còn tồn tại dưới dạng phi kinh tế như: Đầu tư về nhân lực, giáo dục đào tạo…
Trong kinh tế học hiện đại quan niệm :Đầu tư là một hoạt động kinh tế đem lại lợi ích trong tương lai chứ không phải lợi ích ngay lập tức. Đầu tư còn là việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng, cải tạo đối tượng nhất định để đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà người ta có thể đưa ra khái niệm, quan niệm khác nhau về đầu tư .
b. Các loại hình đầu tư
Tuy theo mục đích, góc độ nghiên cứu, có thể phân loại theo nhiều hình thức khác nhau.
Theo quan hệ của chủ đầu tư có:
+Đầu tư trực tiếp : là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này có thể thông qua hình thức hợp đồng như: Liên doanh, công ty cổ phần…
+Đầu tư gián tiếp: là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như xã hội. ở đây người có vốn không tham gia trực tiếp hoạt động quản lý đầu tư. Loại hình đầu tư này thường thông qua các hình thức: cổ phiếu, tín phiếu…
-Theo nội dung kinh tế có: Đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư vào tài sản lưu động…
-Theo thời gian đầu tư: Đầu tư thời gian dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
-Theo hình thức đầu tư: Đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư theo chiều sâu.
-Theo lĩnh vực đầu tư thì đầu tư được theo nhiều lĩnh vực khác nhau ví dụ: đầu tư cho công nghiệp, cho cơ sở hạ tầng, cho nông nghiệp …
Nhưng dù có phân loại đầu tư như thế nào đi nữa thì nó vẫn nằm trong 2 hình thức đầu tư cơ bản chủ yếu đó là: Đầu tư trong nước và đầu tư ngoài nước.
Trong giai đoạn quá độ tiến lên XHCN hiện nay, Đảng và nhà nước ta luôn khẳng định rằng :"Đầu tư trong nước mang tính quyết định và đầu tư ngoài nước là quan trọng".
Đầu tư trong nước mang tính quyết định bởi vì nó bảo đảm được ổn định lâu dài, khai thác tốt nguồn lực trong nước, chúng ta có thể chủ động được nguồn vốn để đầu tư … với vốn đầu tư trong nước, chúng ta sẽ không bị phụ thuộc nước ngoài về kinh tế và vì thế sẽ không bị lệ thuộc về chính trị.
Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng: Trong giai đoạn hiện nay vấn đề về vốn, công nghệ, trình độ quản lý… trong cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế, yếu kém. Vì vậy để thu hút được điều này thì đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc sử dụng và khai thác công trình đầu tư lớn, cũng như các vấn đề về chuyển giao công nghệ. Như vật, trong giai đoạn hiện nay thì đầu tư là một trong những vấn đề quan trọng để đóng góp hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp trong tương lại.
2. Đầu tư trong mối quan hệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Để hiểu rõ vấn đề này cần phải hiểu như thế nào là tăng trưởng, như thế nào là phát triển.
-Tăng trưởng kinh tế là do thu nhập quốc dân và sản phẩm bình quân đầu người. Theo cách nói hiện đại thì tăng trưởng kinh tế là việc mở rộng sản lượng quốc gia tiềm năng ở trong một nước hay là GNP tiềm năng thực. Như vậy thì theo cách nói này thì hàng hoá, sản lượng tăng thì nó được coi là tăng trưởng.
-Phát triển kinh tế: Là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng trưởng thêm về quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã hội. Như vậy sự phát triển bao gồm cả sự tăng thêm về của cải vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Sự phát triển là sự tiến hoá theo thời gian do những nhân tố nội tại của chính bản thân nền kinh tế quyết định. Các nhà kinh tế còn đưa ra khái niệm về phát triển bền vững với ý nghĩa là: ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
Thuật ngữ tăng trưởng và phát triển có thể được thay thế nhau, song giữa chúng có sự khác nhau cơ bản. Tăng trưởng vẫn chưa phản anh cho sự tiến bộ, nhưng nó là cái cơ bản để có phát triển. Như vậy, tăng trưởng nhưng chưa hẳn là đã phát triển, nhưng chúng ta khó có thể nói phát triển mà không có tăng trưởng.
Các nhà kinh tế cho rằng, có bốn yếu tố chủ yếu quyết định đến tăng trưởng đó là:
+Mức độ tích luỹ tư bản.
+Sự đổi mới công nghệ
+Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
+ Số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên.
Chúng ta thấy rằng vấn đề đầu tư là yếu tố để đầu tư diễn ra và tồn tại, quá trình sử dụng vốn trong đầu tư là quá trình chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật. Sự tồn tại của loại người luôn gắn liền với các ngành sản xuất vật chất tổi thiểu, song vấn đề hưởng thụ về vật chất, văn hoá, tinh thần hết sức khác nhau. Chúng luôn tăng trưởng và không có giới hạn. Gắn liền với nó là sự gia tăng dân số, có nghĩa là đòi hỏi các ngành sản xuất và dịch vụ không ngừng tăng lên về quy mô, các loại hình sản xuất, kinh doanh đa dạng đáp ứng nhu cầu của con người. Để đáp ứng được yêu cầu này thì đòi hỏi phải có lao động, vốn, các yếu tố đầu vào… làm không ngừng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời quy trình sản xuất cũng như chất lượng của người lao động phải được tăng lên. Nói cách khách là nền kinh tế đang tăng trưởng và phát triển khi chúng ta có đầu tư đúng đắn, hợp lý.
ii. Sự cần thết phải tăng cường đầu tư đối với phát triển nông nghiệp.
1. Vai trò, vị trí, đặc điểm của nông nghiệp
a. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp còn phụ nhiều vào điều kiện tự nhiên, nó gắn liền với những điều kiện tự nhiên và môi trường và gặp nhiều rủi ro, nhất là đối với các nước chưa phát triển, khoa học kỹ thuật còn lạc hậu. Đại bộ phận các nước đang phát triển và kém phát triển có khoảng 80% dân số, 70% lao động xã hội tập trung ở nông thôn với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Người nông vừa là chủ, vừa là người lao động chính, sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là để nuôi sống gia đình họ, nếu có dư thừa thì mới để cho xã hội. Người nông dân vừa là người sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp, vừa là người tiêu thụ sản phẩm của chính mình làm ra. Vì vậy có sự phối hợp liên ngành còn ở mức độ thấp, đóng góp vào thu nhập quốc dân từ khu vực nông nghiệp chưa cao và còn mất ổn định. Mặt khác, chúng ta thấy rằng nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, phần lớn địa hình là đồi núi, ba mặt giáp biển… vì vậy động thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, có thể đi vào chuyên canh nhiều loại cây, con, mặc dù có nhiều thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi, nhưng hiện nay, trong nông nghiệp sản xuất lương thực chủ yếu là cây lúa nước, phân tán, việc áp dụng khoa học, công nghệ sinh học vào nông nghiệp còn chưa có kinh nghiệm và còn nhiều vấn đề bất cập. Việc phát triển cây công nghiệp thiếu chiến lược và quy hoạch rõ ràng, dẫn đến hiệu quả và năng suất chưa cao, mất ổn định. Việc phát triển chăn nuôi mới ở giai đoạn đầu. Khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế do đất chật và dân số tăng nhanh.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó việc chuyển nông nghiệp Việt Nam sang sản xuất hàng hoá, chuyển từ sản xuất nhỏ, lạc hậu, phân tán sang sản xuất chuyên môn hoá, tập trung sang sản xuất quy mô lớn gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật và trình độ lao động, kỹ năng quản lý. Vì vậy để tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp -nông thôn chúng ta cần phải khắc phục nhanh chóng những bất cập và phát huy những ưu điểm của nông nghiệp, phải hướng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững tiến đến một nền nông nghiệp mà:
-Có đầu vào nhiều
-Năng suất cây trồng và gia súc cao.
-Năng suất lao động cao.
-Sử dụng hệ thống thuỷ canh.
-Đi vào sản xuất hàng hoá.
Đồng thời phải khắc phục một số hạn chế sau:
-Khắc phục chất lượng nông sản: chất lượng nông sản còn kém, do đó phải tìm cách khắc phục để nâng cao chất lượng nông sản, từ đó nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
-Khắc phục môi trường bị ô nhiễm.
-Sử dụng năng lượng lãng phí
b. Vai trò và vị trí của sản xuất nông nghiệp ở nước ta
Hoạt động nông nghiệp đã có từ hàng nghìn năm, kể từ khi con người từ bỏ nghề săn bắn, hái lượm tự nhiên để kiếm sống. Vì vậy lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp là lâu đời, chứa đựng nhiều yếu tố truyền thống, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên các điều kiện này lại rất khác nhau giữa các vùng, do đó tính chất sản xuất vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau giữa các vùng.
Lý luận và thực tế cho thấy, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, hầu hết các nhà nước đã phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra một sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết để nuôi sống dân tộc mình và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển. Ngay từ thế kỷ XVI trên thế giới đã hình thành một trường phái kinh tế lấy nông nghiệp làm nền tảng để phát triển kinh tế. Đó là trường phái trọng nông do PrerrBotsguicbberl (1646-1714) khởi xướng và được Fransois Quesney và Bobert Jacques Jugor (1727-1771) phát triển thêm ở Pháp. Quan điểm của trường phái này cho rằng nông nghiệp có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế là lĩnh vực duy nhất tạo ra sản phẩm thuần tuý cho xã hội. Do đó, muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp. Thực tế đã cho thấy, trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, nông nghiệp vừa là ngành tạo ra vật phẩm tiêu dùng thiết yếu cho con người, vừa có vai trò là cơ sở cho quá trình công nghiệp hoá thông qua:
-Cung cấp nguồn vốn lớn, tạo tích luỹ ban đầu.
-Cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp.
-Cung cấp lao động
-Là thị trường quan trọng để tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp và doanh nghiệp.
Thuyết kinh tế trọng nông mặc dù không đúng với tất cả các nước, song nó vẫn có giá trị đối với các nước chậm phát triển, đang phát triển nên xã hội công nghiệp hoá có điểm xuất phát là kinh tế nông nghiệp theo quan điểm của B.Johuston và J.Meller đầu những năm 60 thì cho rằng, việc xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh và năng động sẽ là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy công nghiệp hoá phát triển và tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Theo các tác giả này thì nông nghiệp có 5 vai trò chủ yếu:
-Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong nước.
-Xuất khẩu nông sản để thu ngoại tệ.
-Tạo nguồn lao động cho khu vực công nghiệp.
-Mở rộng thị trường nội địa cho sản phẩm công nghiệp
-Tăng nguồn tiết kiệm trong nước để cấp vốn cho mở mang công nghiệp .
Trong khi đó, ngoài đại diện điển hình ch dòng lý thuyết chủ trường "Nhảy thẳng" vào công nghiệp hoá, đô thị hoá là W.postow trong các tác phẩm "Các giai đoạn của sự tăng trưởng kinh tế" lại cho rằng các nước phương tây, đặc biệt là Mỹ, đã đạt đến trình độ phát triển toàn bộ, trở thành mực thước và mô hình tất yếu chỉ ra cho tất cả các nước, con đường chạy theo. Theo quan điểm này thị sự phát triển từ một xã hội nông nghiệp đến xã hội công nghiệp rồi hậu công nghiệp phải được tiến hành đồng thời trên 4 bình diện : Kinh tế, không gian, xã hội, chính trị và văn hoá. Như vậy vai trò của nông nghiệp không được đề cập, chú trọng đến.
Tuy nhiên, có những lúc, những nơi không chú ý đầy đủ đến phát triển nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá mà bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, xã hội, của các nước nói trên không phải đều một màu hồng như nhau. Những mặt tiêu cực của chính sách công nghiệp hoá "Đối cháy giai đoạn" đã tiến nhanh hơn, khốc liệt hơn đối vời nhiều nước kém phát triển, đang phát triển ở châu á, châu Phi, châu Mỹ La tinh. Đây là những nước mà những nhà hoạch định chính sách đã nghĩ đơn giản rằng: chỉ cần thực hiện một "bước nhảy" thẳng vào giai đoạn phát triển với vốn, kỹ thuật, chuyên gia và phương pháp quản lý của phương tây là có thể dễ dàng nhanh chóng thoát khỏi nghèo nà, lạc hậu và tiến tới văn minh giàu có. Kết quả của sự không chú trọng vào nông nghiệp là: Sự mất cân đối trong phát triển công - nông nghiệp, nông nghiệp - thành thị bị phá vỡ. Nạn thiếu lương thực, thực phẩm diễn ra triền miên. Công nghiệp thiếu những tiền đề và điều kiện cần thiết để phát triển… sự nghèo đói tăng lên kéo theo mâu thuẫn và xung đột xã hội, vì vậy mà thuyết "chủ trương kết hợp hài hoà giữa công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn và thành thị trong quá trình phát triển" đã ra đời. Người đại diện cho thuyết này là E.F.Schumacher (1917-1777). Theo thuyết này thì trong kinh tế, khái niệm trung tâm của sự khôn ngoan là tính bền vững "Và ngày nay" cần phải có một hệ thống tư duy hoàn toàn mới, dựa trên sự quan tâm đến con người chứ không quan tâm đến hàng hoá. Theo ông, để thực hiện tư duy kinh tế đó thì phải chú ý đến phát triển nông nghiệp thoả đáng, nhất là các nước đang phát triển, nơi mà đa số dân cư sống ở nông thôn và lao động xã hội trong nông nghiệp vẫn là lớn nhất. Theo E.F.Schumacher thì không thể thực hiện công nghiệp hoá bằng cách "bóp nặn nguồn lực của nông nghiệp nông thôn" mà phải phát triển theo hướng giữa công nghiệp và nông nghiệp. Thực tế cho thấy một số nước như Trung Quốc, Thái Lan … đều chú ý đến phát triển nông nghiệp, xem đó không những là nhiệm vụ xây dựng nền móng quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá mà còn là điều kiện đảm bảo sự phát triển bền vững trong kinh tế. Thực tế cũng cho thấy không phải lúc nào, nước nào cũng thành công trong sự phát triển cân đối giữa công nghiệp - nông nghiệp. Nhưng với Việt Nam thì vai trò, vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế đã được khẳng định nhiều lần trongcác văn kiện đại hội Đảng lần thứ IV, VII và VIII.
Nông nghiệp Việt Nam đã góp phần quan trọng trong quá trình tích luỹ tư bản để thực hiện công nghiệp hoá đất nước. Tích luỹ từ nông nghiệp không lớn về tỷ lệ nhưng lại diễn ra trên phạm vi rộng nguồn vốn từ nông nghiệp năm 1992 khoảng 6000 nghìn tỷ đồng năm 1997 tăng gấp đôi và năm 1998 đạt khoảng 13500 nghìn tỷ đồng xuất khẩu nông sản chiếm vị trí rất quan trọng, tạo ra nguồn ngoại tệ mạnh để chúng ta nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Biểu 1: Vị trí của nông nghiệp trong xuất khẩu những năm đổi mới
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Tổng giá trị xuất khẩu các nước (Tr.USD)
2404
1089
2989
2580
3893
5449
7256
8900
9300
Nông-lâm-thuỷ sản (Tr,USD)
1149
1089
1276
1444
1965
2521
3069
3400
3497
Tỷ trọng (%)
47,7
52,7
49,4
48,4
48,1
46,3
42,3
38,2
37,6
Nguồn: thực trạng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp -nông thôn Việt Nam . NXB thống kê Hà Nội 1998 trang 33
Hàng nông sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ vì là phần dư thừa sau nông sản đã thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng trong nhu cầu lương thực, thực phẩm. Hàng nông sản xuất khẩu tăng lên không chỉ làm tăng giá trị ngoại tệ mạnh thu về mà còn tạo thêm công ăn việc làm trong nước thông qua các hoạt động thu gom, vận chuyển, phân loại, chế biến nông sản ở các vùng, các địa phương thúc đẩy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ở nông thôn thành thị.
Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp và công nghiệp chế biến khác. Quy mô, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chế biến phụ thuộc nhiều vào quy mô và tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, công nghiệp chế biến của Việt Nam chưa đạt đến trình độ cao so với thế giới, nên các nguyên liệu vẫn phải xuất thô, dẫn đến giá trị thấp, tương lai chúng ta sẽ khắc phụ tình trạng này bằng cách: xuất khẩu sản phẩm thô sẽ được thay thế bằng xuất khẩu sản phẩm tinh chế. Vai trò của nông nghiệp trong việc cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế ta sẽ dần được nâng cao hơn.
2. Vốn đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam
a. Đặc điểm của vốn đầu tư cho nông nghiệp
Vốn đầu tư là vốn bỏ ra ở hiện tại để nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong tương lai.
Vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn:
-Tiết kiệm trong nước: Là tiết kiệm của nhà nước, của doanh nghiệp của họ gia đình và các thành phần kinh tế khác.
-Tiết kiệm ngoài nước: Gồm viện trợ, đầu tư trực tiếp và nguồn kiều hối, trong đó việc trợ có thể do các tổ chức Chính phủ hoặc các tổ chức Phi Chính phủ. Tuỳ theo tính chất và các đặc tính và các đặc điểm mà cấp vốn đầu tư có thể phân thành nhiều loại khác nhau như:
+Vốn sản xuất và vốn phi sản xuất
+Vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
+Vốn của nhà nước và vốn của tư nhân.
+Vốn đầu tư cho công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Vì nông nghiệp phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, do vậy mà vốn đầu tư cho nông nghiệp chịu nhiều rủi rop hơn so với các ngành khác. hiệu quả đầu tư phụ thuộc vào từng loại đất đai và đối tượng sinh học. Vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp gắn liền với chu kỳ sinh học của cây trồng, vật nuôi. Mặt khác, do trong sản xuất nông nghiệp luôn có tính thời vụ, bởi vậy mà tính tuần hoàn và sự chuyển dịch của vốn đầu tư chậm. Chính vì thế mà cần có lượng vốn lưu động dự trữ tương đối nhiều và trong thời gian dài. Nhưng chúng ta thấy rằng, ở các nước đang phát triển thì thu nhập của nông dân rất thấp, khả năng tích luỹ để đầu tư có hạn. Do đó mà chưa có khả năng đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói vẫn tồn tại. Vì thế cần phải có vốn đầu tư để thực sự đột phá trong nông nghiệp.
b. Đầu tư trong mối quan hệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp
Đầu tư tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nói chung có mối quan hệ khăng khít với nhau, còn trong nông nghiệp nói riêng thì đầu tư là để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, là để có một nền nông nghiệp vững chắc, ổn định. Đầu tư trong mối quan hệ với tăng trưởng và phát triển nông nghiệp đã được nhiều nhà kinh tế khái quát thành các mô hình phát triển. Đại diện là Krishna (1982) lập luận rằng: tỷ lệ đầu tư cần thiết cho nông nghiệp trong tổng đầu tư tính bằng công thức:
i =
Trong đó: S là tỷ số giữa đầu tư và thu nhập quốc dân
K: tỷ số giữa tiền vốn đầu tư và sản lượng tăng thêm của nông nghiệp. g : là tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp, i: là tỷ số đầu tư cho nông nghiệp, R: là phần của nông nghiệp trong GDP.
Đầu tư vào nông nghiệp để tăng trưởng và phát triển được thực hiện qua một số hình thức chủ yếu sau:
-Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: thuỷ lợi, giao thông… Nhà nước có thể đầu tư toàn bộ bằng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có thể cùng với nhân dân để hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.
-Đầu tư qua trợ giá mua vật tư và bán nông sản của hộ sản xuất theo hình thức đầu tư này thì hộ sản xuất mua đầu vào với giá thấp,, bán ra với giá cao, nhà nước bù lỗ phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thu mua hoặc giá bán của nông nghiệp cho các bộ sản xuất.
-Đầu tư thông qua tín dụng phát triển nông thôn với lãi suất ưu đãi. ở nguồn vốn tín dụng có thể nhà nước đi vay hoặc có thể nó được hình thành từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽ được cho các đối tượng sản xuất kinh doanh nông nghiệp vay với mục tiêu là hỗ trợ sản xuất.
-Đầu tư trực tiếp qua cấp phát tài chính:
Vốn đầu tư ở đây sẽ được sử dụng để chuyển giao công nghệ mới áp dụng kỹ thuật tiên tiến hoặc giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vốn đầu tư ở đây có thể được lấy từ ngân sách nhà nước.
-Đầu tư vốn cho nông nghiệp thực hiện qua các chính sách về thuế sử dụng đất và thuế doanh thu. Chính phủ sẽ giảm hoặc miễn thuế này cho nông dân và xem như đó là một khoản đầu tư lại cho nông nghiệp.
-Đầu tư bằng vốn của nước ngoài:
Với hình thức đầu tư này thì vốn được hình thành từ các nguồn: Như ODA, vốn tài trợ của tổ chức tài chính tiền tệ: ADB, WB… vốn việt kiều, FDI, vốn vay thương mại nước ngoài.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư cho nông nghiệp
Qua thực tế ở Việt Nam và các nước có thể thấy các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ chế đầu tư cho nông nghiệp là:
-Chủ trương chính sách phát triển kinh tế -xã hội của Chính phủ trong từng thời kỳ và khả năng ngân sách của nhà nước. Khi sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn Chính phủ có thể để hỗ trợ để khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực cụ thể.
-Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học. Điều này đem lại cho đất nước những loại hình sản xuất mới nuôi trồng và phát triển cây, con mới. Từ đấy mà đòi hỏi tỷ lệ đầu tư thích hợp.
-Điều kiện tự nhiên: ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, từ đó mà nó cho phép khai thác lại các lợi thế về các loại cây, con nhất định. Vì thế mà xác định đúng cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp từng vùng sẽ có tác dụng khuyến khích phát triển và ngược lại.
Một trong những nhân tố quyết định đến chiến lược đầu tư thích hợp, lựa chọn kỹ thuật và năng suất nông nghiệp của một quốc gia trong các thời kỳ khác nhau là tỷ lệ đất trên lao động mà mối quan hệ của tỷ lệ đất trên lao động với hộ phát triển lao động, năng suất lao động và năng suất đất đai được biểu hiện qua công thức
Y/L = Y/A x A/L
Trong đó: Y: là sản lượng nông nghiệp
L: là số lao động trong nông nghiệp
A: là diện tích đất canh tác
Các nhân tố trên là các nhân tố chủ yếu tác động tới đầu tư vào nông nghiệp ta cần nghiên cứu, xem xét để có thể đầu tư hợp lý hơn vào nông nghiệp.
iii. kinh nghiệm đầu tư phát triển nông nghiệp ở một số nước trên thế giới
1. ở các nước châu á - Thái Bình Dương
ở các nước này trong các chính sách đầu tư, họ xem nhẹ đầu tư, họ xem nhẹ đầu tư cho nông nghiệp do đó nông nghiệp bị tụt hậu so với các ngành du lịch, dịch vụ vào những năm của thập kỷ 50, các nước này đã tập trung quá mức do công nghiệp, xem nhẹ nông nghiệp . Nông nghiệp chỉ được xem là một ngành cung cấp lao động dư thừa, rẻ mạc cho công nghiệp và dịch vụ. Nhưng thực tế đã cho thấy rằng: dù tốc độ tăng trưởng của công nghiệp cao nhưng nông nghiệp vẫn lạc hậu, như vậy thì bản thân ngành công nghiệp không đứng vững được. Công nghiệp không đủ sức thu hút lao động ở nông thôn, nông thôn vẫn nghèo nàn, công nghiệp thiếu thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Do vậy chưa đủ sức cạnh tranh và dẫn đến phát triển chậm.
2. Đài Loan:
Khác với các nước ở châu á - Thái Bình Dương, Đài Loan được coi là thành công trong chiến lược phát triển kinh tế từ nông nghiệp. Từ năm 1953, Chính phủ Đài Loan đã ưu tiên hàng đầu cho nông nghiệp về vốn đầu tư và cả cơ cấu chính sách. Bước đi tuần tự của Đài Loan là: Phát triển nông nghiệp trước và sau khi nông nghiệp đã phát triển, nhân công dư thừa mới chuyển sang các ngành công nghiệp nhẹ cần nhiều nhân lực, cuối cùng là mới phát triển công nghiệp nặng.
Để hỗ trợ tích cực cho nông nghiệp - nông thôn thì Chính phủ Đài Loan đã có 9 nội dung sau:
1- Bãi bỏ việc dùng lúa đổi lấy phân bón hoá học
2- Hiện đại hoá công trình công cộng và kết cấu hạ tầng nông thôn.
3-Giảm nhẹ lãi suất tín dụng nông nghiệp
4-Tăng cường nghiên cứu, thí nghiệm phục vụ sản xuất
5-Khuyến khích lập nhà máy ở nông thôn
6-Khuyến khích lập khu công nghiệp chuyên ngành
7-Đẩy mạnh kỹ thuật tổng hợp nuôi trồng trong nông nghiệp
8-Huỷ bỏ các khoản phụ thu thuế ruộng
9-Cải thiện giao thông nông thôn.
Trong bước đầu công nghiệp hoá thì các biện pháp này đã góp phần bù đắp những thiệt thòi cho người nông dân, tăng sức mua của thị trường nông thôn và thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đây là những bước đi đúng đắn, đã giúp nền kinh tế Đài Loan nói chung và nông nghiệp nói riêng phát triển mạnh.
3. Trung Quốc
Với Trung Quốc ban đầu họ phát triển tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông sản. Bước tiếp theo phát triển cao hơn đó là phát triển các ngành lớn là: Công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp dịch vụ, kiến trúc, giao thông vận tải và dịch vụ thương nghiệp với quy mô không nhỏ.
Để phát triển nông nghiệp, Trung Quốc còn chú ý đến thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản, hoàn thiện đường sá, cơ sở ý tế, bến bãi.
Trung Quốc đã thấy được vai trò của thị trường trong việc cung ứng các đầu vào và việc tiêu thụ các đầu ra của nông nghiệp. Chính vì vậy mà Chính phủ đã quan tâm đến đầu tư để mở rộng thị trường, vì thế mà nông nghiệp Trung Quốc tương đối phát triển.
Để đầu tư cho nông nghiệp, ngoài vốn trong nước, nhà nước còn dành các nguồn vốn vay nước ngoài để đầu tư cho nông nghiệp. Từ năm 1989 Trung Quốc đã dành 1/4 số tiền của Ngân hàng thế giới cho vay để đầu tư cho nông nghiệp, trước tiênnn là đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, mở rộng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu và ứng dụng giống cây, con mới vào sản xuất.
Nhìn chung, quá trình phát triển nông nghiệp Trung Quốc đã giúp chúng ta thêm nhiều kinh nghiệm về quản lý, đầu tư vào sản xuất trong nông nghiệp sao cho có hiệu quả, mặc dù họ vẫn còn có nhiều hạn chế.
phần II: thực trạng về đầu tư cho nông nghiệp ở Việt Nam trước năm 1988 và từ năm 1989 đến nay.
i. đầu tư cho nông nghiệp Việt Nam từ 1988 trở về trước.
Trong thời kỳ này với tham vọng mau chóng xây dựng nền kinh tế phát triển "Toàn diện, tự chủ" trong đó công nghiệp hiện đại, giao thông, bưu điện, thương nghiệp quốc doanh tiên tiến… để thực hiện được chiến lược duy ý chí đó, các nguồn vật chất trong xã hội được sử dụng vô tội vạ, các nguồn tài chính từ ngân sách chủ yếu là nguồn vay nợ, viện trợ nước ngoài đã được tập trung vào phát triển công nghiệp nặng và rải cho các ngành khai thác, trong đó có nông nghiệp một cách dàn đều, bất chấp hiệu quả, cung, cấu trên thị trường, hình thành những vùng, địa phương sản xuất khép kén.
Quan điểm cơ bản về việc hình thành và phát triển nền kinh tế nói chung là quá đề cao vai trò sỡ hữu nhà nước, điều này dẫn tới việc thiết lập hàng loạt các xí nghiệp quốc doanh, trang trại trong mọi lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp với sự tài trợ rất lớn và chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Những khu vực sản xuất thuộc các thành phần kinh tế không phải sở hữu nhà nước, kể cả sở hữu HTX cũng chỉ coi là hình thức quá độ, còn các hình thức sở hữu tư nhân không được thừa nhận tồn tại. Thời kỳ này, mô hình kế hoạch hoá tập trung tỏ ra kém hiệu quả, cộng với đó là các tiềm năng như đất đai, lao động, vật tư, tiền vốn bị sử dụng lãng phí và thất thoát. Bên cạnh đó là hiệu quả của chiến tranh để lại khá nặng nề cùng với việc cấm vận của Đế quốc Mỹ kéo dài đã làm cho nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng chậm phát triển rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đời sống nhân dân khó khăn, nạn đói, mất mùa xảy ra triền miên.
Trong giai đoạn này, vốn đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu là do nhà nước cấp phát từ ngân sách và cho vay thông qua hình thức tín dụng, vốn đầu tư không lớn nhưng lại chủ yếu tập trung quốc doanh, chỉ có một phần nào cho kinh tế tập thể (tập thể HTX), không phát huy được nguồn vốn từ dân chúng, tỷ trọng và giá trị ngân sách năm 1976 là 25,6%, năm 1980 là 24,2%, năm 1981 là 2938,9 triệu đồng, năm 1982 là 2390 triệu đồng, năm 1984 là 4427 triệu đồng (26,5%). Năm 1985 là 4608,5 triệu (27,9%), 1986 là 30,1%, 1987 là 25,1%.
Năm 1986 vốn ngân sách đầu tư cho phát triển nông nghi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29563.doc