Giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường Xuất khẩu chè ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An

Lời nói đầu Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, có đời sống kinh tế kéo dài từ 30 đến 40 năm, rất phù hợp với vùng đất đai rộng lớn của miền núi , trung du và cao nguyên. Cây chè cần số lao động sống tương đối nhiều do vậy việc phát triển cây chè ở trung du miền núi là biện pháp có hiệu quả để sử dụng và điều hoà nguồn lao động dồi dào của nước ta, đồng thời góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu vùng xa. Mặt khác nước chè là một loại nước uống bảo vệ sức khoẻ lý

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường Xuất khẩu chè ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tưởng ngày nay, tiêu dùng rất phổ biến và hơn 100 nước trên thế giới ưa chuộng. Trong các loại cây công nghiệp dài ngày, cây chè đã từng bước khẳng định vị trí của mình không chỉ bằng việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Chè có vị trí quan trọng như vậy cho nên ở Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng luôn tìm mọi biện pháp để tận dụng ưu thế của mình để phát triển sản xuất chè. Tuy nhiên vấn đề tiêu thụ vấn đè tiêu thụ vẫn là một bài toán khó. Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh chè , sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu thông qua xuất khẩu. những năm qua công ty đã kinh doanh có hiệu quả, tạo dựng được uy tín trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường chè thế giới, sự biến động của một số thị trường truyền thống đã ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của công ty. Do vậy vấn đè mở rộng thị trường xuất khẩu ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là rất cần thiết và cấp bách. Để làm được điều đó đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và được sự hướng dẫn của thầy giáo TS Trần Quốc Khánh cùng sự giúp đỡ của các cô chú ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An “. Mục tiêu của đề tài là làm rõ vị trí, vai trò của sản xuất và xuất khẩu chè, phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An những năm qua từ đó đề tài trình bày các quan điểm và mục tiêu phát triển sản xuất chè và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty. đề tài còn nêu lên các kiến nghị nhằm góp phần thực hiện tốt các giải pháp đó. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung vào những vấn đề kinh tế, tổ chức liên quan tới sản xuất và xuất khẩu chè . phạm vi nghiên cứu của đề tài là Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An . Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - phương pháp thu thập số liệu - phương pháp xử lý thông tin - phương pháp phân tích kinh tế - phương pháp duy vật lịch sử Kết cấuđề tài gồm 3 phần chính: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu chè. Chương II: Thực trạng về xuất khẩu chè của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An. Chương III: Phương hướng và các giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè. Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu chè. Vị trí và vai trò của sản xuất chè trong nền kinh tế quốc dân. sản xuất chè là một là một loại thực vật có những lá non chứa các chất liệu đặc biệt để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu uống của con người. Ngoài tác dụng giải khát ra chè còn là một loại dược liệu quý, theo các nhà khoa học thì nước chè có tác dụng chống ung thư, tiêu hoá mỡ, kích thích tiêu hoá, tăng khả năng làm việc, chống nhiễm xạ… trong chè chứa nhiều cafein, vitamin, tinh dầu, đạm, đường và nhiều loại sinh tố khác, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho con người vừa có khả năng kích thích hệ thần kinh làm cho tinh thần minh mẫn, vừa tăng cường sự hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm việc và giảm mệt nhọc. Ngoài ra chè còn chứa hỗn hợp tamin có tác dụng giải khát, gây cảm giác hưng phấn và kích thích tiêu hoá. Do có tác dụng lớn như vậy chè đã được dùng như một thứ đồ uống từ hàng nghìn năm nay. Vào thế kỹ thứ 7 chè đã trở thành một thứ đồ uống dân tộc ở Trung Quốc, từ đó được đưa sang Nhật và nhiều nước khác ở Châu á, Châu Âu, Châu mỹ, Châu Phi. Hơn 100 nước trên thế giới uống chè nhưng Châu á sản xuất chiếm 90% sản lượng chè Thế giới còn Châu Âu tiêu thụ trên 55% sản lượng chè Thế giới. ở nước ta chè là loại đồ uống được ưa chuộng từ lâu đời và đến nay uống chè đã trở thành tập quán không thể thiếu được. Mặc dù có nhiều loại đồ uống đã được du nhập vào thị trường trong nước, song chè vẫn được ưa chuộng và đứng vững trên thị trường. sản xuất chè mang lại nguồn lợi lớn. chè là một loại sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nhiều nước Châu á. Hiện nay chè là một trong những cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, do vậy khối lượng xuất khẩu chè trên thế giới lớn. Vì thế các quốc gia luôn tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu đó. Trên thế giới tổng giá trị bán buôn bán lẻ đạt từ 3- 4 tỷ USD/năm. Sản xuất chè ở nước ta mang lại nguồn thu nhập quan trọng, góp phần cho sự nghiệp CNH – HĐH đồng thời đóng góp cho ngân sách hàng tỷ đồng. Sản xuất chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngành chè bao gồm cả nông nghiệp và công nghiệp, hàng năm ngành nông nghiệp cung cấp chè tươi cho công nghiệp chế biến chè. Nó đã góp phần vào phương hướng chung là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng cuả công nghiệp so với sản xuất nông nghiệp. Đồng thời sẽ hình thành nên những vùng chuyên canh cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4.Sản xuất chè vừa giải quyết việc làm vừa mang lại thu nhập cao cho người trồng chè. Trong tình trạng dư thừa lao động như hiện nay việc tạo việc làm là rất khó khăn nhưng trong sản xuất chè đã sử sụng có hiệu quả lao động rất lớn. ậ nước ta với hơn 7 vạn ha cần khoảng 15 vàn lao động, trong tương lai diện tích có thể mở rộng thêm 14 vàn ha, sẽ thu hút thêm 30 vạn lao động. Chè là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao nên thu nhập của người trồng chè không nhỏ. 5. Chè là loại cây trồng có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ môi trường sống làm cấp thiết đối với mỗi quốc gia.ở Việt Nam những năm gần đây đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng đến từng hộ để họ trồng và chăm sóc bảo về được tốt hơn. Việc trồng chè góp phần bảo vệ môi trương tăng độ che phủ, chống xói mòn đất… 6.Sản xuất chè tạo điều kiện mở rộng quan hệ thương mại. Sản phẩm chè không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dùng để xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, góp phần tăng tích luỹ để tăng trưởng kinh tế đồng thời mở rộng quan hệ thương mại. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là rất quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn CNH – HĐH đất nước hiện nay. Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của cây chè. Đặc điểm kinh tế chủ yếu của cây chè. - Đời sống kinh tế của cây chè tương đối dài, khoảng 30-40 năm hoặc có thể hơn. Do vậy những biện pháp cơ bản trong khâu trồng mới: làm đất, mật độ kiên sthiết đương bộ, bảo vệ chống xói mòn cũng như các giải pháp về chính sách kinh tế tác động đến cây chè là rất quan trọng, nếu làm tốt thì cây chè sẽ có khả năng cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt. - ngành chè là một trong những ngành có tính sinh lời cao trong sản xuất nông nghiệp. Vì: chu kỳ kinh doanh của cây chè lâu năm, ít phải trồng mới so với một số cây trồng khác, trong cùng điều kiện sản xuất như nhau thì sản xuất chè cho hiệu quả cao hơn. Theo số liệu của phòng nông nghiệp thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư thì qua thống kê cho thấy, tỷ suất lợi nhuận của cây chè và một số cây trồng khác trong cùng điều sản xuất thì cho kết quả: Sắn chè Cây ăn quả 33,0 41,0 37,0 Như vậy chè đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại cây đó. Về sản xuất chè: một ha chè với năng suất 4-5tấn búp/năm tương đương 5-6ha lúa hai vụ (năng suất 5-6 tấn/ha) và xuất khẩu trung bình đạt 1500-2000USD/tấn. - Chè là loại cây trồng có thời gian (thời vụ) thu hoạch dài và tương đối rải đều trong nhiều tháng (9 tháng). Vì: Sản phẩm thu hoạch của chè là búp tươi (1 tôm 2 lá) nên sau một thời gian ngắn chè lại trồi ra những mầm non, qua khâu chăm sóc sẽ cho thu hoạch vụ tiếp. Chè là loại cây trưởng thành mạnh ở vùng trung du miền núi, chống chịu tốt với thời tiết, nên tính mùa vụ trong sản xuất chè không cao như những ngành sản xuất khác trong nông nghiệp mà nó rải đều trong nhiều tháng của năm. Đây là một đặc điểm giúp cho người lao động tránh tình trạng bán thất nghiệp phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. - Chè cần lượng vốn đầu tư lớn, suất đầu tư cho 1ha khá cao. Đầu tư ban đầu cho 1ha chè trồng mới rất cao khoảng 15-20 triệu đồng nhưng sau 2-3 năm mới cho sản phẩm và ước tính khoảng 12 năm mới hoà vốn. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn là thế và các năm tiếp theo trong quá trình kinh doanh khai thác sản phẩm cần có đầu tư thêm như công lao động, phân bón, thuốc trừ sâu… Do vậy phải tranh thủ huy động, tận dụng các nguồn vốn. Đặc điểm kỹ thuật. Chè là loại cây trồng phù hợp với vùng trung du và miền núi, là loại cây á nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta nói chung và Ngệ An nói riêng. + Thời tiết khí hậu: - nhiệt độ: nhiệt độ bình quân hàng năm thích hợp với cây chè là từ 18-230C, tuỳ giống mà nhiệt độ khác nhau. Chè Shan 15-200C, chè trung du và một số giống chè khác từ 20-280C, nhiệt độ thấp quá hay cao quá đều ảnh hưởng xấu đến việc phát triển của cây chè vì thế cần có biện pháp che bóng, giữ ẩm, tưới nước… thích hợp. - ánh sáng: Chè là cây ưa bóng, ưa ẩm, giai đoạn chè con cần ít ánh sáng, chè kiến thiết cơ bản, chè kinh doanh có cây che bóng hạn chế được một số loài sâu bệnh, góp phần cải tạo đất, chè phát triển lâu bền hơn. ,ở Việt Nam chè được che bóng 40-50% ánh sáng thì cho năng suất, chất lượng cao. - Độ ẩm: Yêu cầu lượng mưa tối thiểu là 1000mm/năm, độ ẩm không khí thích hợp là 85-90%. + Đất đai: - Độ pH thích hợp là 4,5-5,5. - Chè thích hợp với vùng đất rộng hay khô cạn do vậy tầng dầy của đất trồng tối thiểu là 60cm. Thích hợp với đất thịt nhẹ đến thịt nặng, giữ ẩm thoát nước nhanh, phat triển tốt trên vùng đồi núi có độ cao từ 70-1000m. - Có thể trồng chè bằng hạt hoặc dâm cành. Chè là cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời. Ngày trước sản xuất và chế biến chè mang tính tự phát, từ cung từ cấp. Xã hội ngày càng phát triển và sản xuất và chế biến chè cũng phat striển theo, thi trường chè đã trở thánh thị trường rộng lớn. Chè có thể dùng tươi hay qua chế biến, sản phẩm chè qua chế biến gồm nhiều loại: Chè xanh, chè đen, chè vàng… lý thuyết về lợi thế so sánh và sự vận dụng nó và sản xuất, xuất khẩu chè ở Việt Nam vầ Nghệ An. Lý thuyết về lợi thế so sánh. Thương mại quốc tế có từ lâu đời và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trính phát triển kinh tế. các quốc gia cũng như các công ty không thể tồn tại riêng rẽ mà phải có mối quan hệ kinh tế ràng buộc lẫn nhau. Mỗi quốc gia đều có nguồn lực và khả năng sản xuất giới hạn. Trao đổi buôn bán quốc tế cho phép các quốc gia mở rộng khả năng tiêu dùng vượt quá đường giới hạn khả năng sản xuất, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là phải chọn mặt hàng, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để sử dụng một cách tốt nhất, tiết kiệm và có hiệu quả nhất các nguồn lực sẳn có. Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế học đã đưa ra nhièu lý thuyết tiêu biểu như lý thuyết tuyệt đối của A.Smith, lý thuyết về lợi thế tương đối của D.Rcardo… các lý thuyết này đã vách ra các cơ sở lý luận cơ bản cho đến nay vẫn được coi là nền tảng của thương mại quốc tế. Giả sử hai nước A và B cùng chi ra 200 giờ lao động để sản xuất mỗi loại sản phẩm gạo hoặc than có kết quả như sau: Nước A sản xuất được 100 tấn gạo hoặc 200 tấn than. Nước B sản xuất được 80 tấn gạo hoặc 400 tấn than. Nếu không có giao thương quốc tế thì sức sản xuất chung của hai nước A và B là 180 tấn gạo hoặc 600 tấn than. Nếu có giao thương quốc tế nước A sẽ chuyên môn hoá sản xuất gạo còn nước B sẽ chuyên môn hoá sản xuất than, lúc đó sức sản xuất chung của hai nước là 200 tấn gạo hoặc 800 tấn than. Sở dĩ như vậy là do nước A có lợi thế tuyệt đối về sản xuất gạo còn nước B có lợi thế tuyệt đối về sản xuất than. Như vậy trao đổi trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thế tuyệt đối đã làm tăng sản xuất chung của xã hội. Đó là cơ sở kinh tế để có thể tăng thêm lợi ích của các tác nhân tham gia vào quá trình giao thương quốc tế mà không cần có sự tước đoạt lẫn nhau như trường phái chủ nghĩa trọng thương đã khẳng định. Như vậy, nếu một nước không có lợi thế tuyệt đối về sản xuất mặt hàng nào thì không thể tham gia vào ngoại thương quốc tế. Theo D.Ricardo thì không phải như vậy, ông đã đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh để giải quyết vấn đề này. Giả sử hai nước A và B cùng bỏ ra 200 giờ lao động và có kết quả như sau: Nước A sản xuất được 100 tấn gạo hoặc 400 tấn than. Nước B sản xuất được 80 tấn gạo hoặc 200 tấn than. Theo D.Ricardo thì những nước không có lợi thế tuyệt đối thì sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có mức bất lợi tuyệt đối nhỏ hơn và nhập khẩu mặt hàng bất lợi tuyệt đối lớn hơn. Như vậy nước A nên chuyên môn hoá sản xuất than còn nước B nên chuyên môn hoá sản xuất gạo, khi đó sức sản xuất chung của hai nước sẽ là 160 tấn gạo hoặc 800 tấn than so với không có chuyên môn hoá sản xuất thì gạo bị giảm đi 20 tấn còn than tăng thêm200 tấn. Sự tăng lên của than chắc chắn có giá trị lớn hơn sự giảm đi ucả sản xuất gạo nên sức sản xuất chung của hai nước vẫn tăng lên so với không có chuyên môn hoá. Qua đó, cho thấy chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm có lợi thế tương đối cũng làm tăng lên lợi ích cho xã hội. Lý thuyết trên được xây dựng với các giả thiết như chỉ có hai nước sản xuất hàng hoá, đầu vào chỉ là lao động di chuyển tự do trong nước nhưng không thể dịch chuyển giữa các nước, chi phí sản xuất không đổi, công nghệ không đổi, thương mại hoàn toàn tự do…để khắc phục hạn chế của lý thuyết là dựa vào lý luận giá trị lao động và cho lao động là yếu tố đầu vào sản xuất duy nhất, thì Eli HecKsher và B.Ohlin đã phát triển lý luận về lợi thế so sánh thêm bước bằng việc đưa ra mô hình H-O để trình bày lỹ thuyết ưu đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có. Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế là do trong nên kinh tế mở, các yếu tố đầu vào của sản xuất là hàng hoá, mỗi nước đều hướng đến chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất thuận lợi nhất đối với đất nước đó. Nguyên lý H-0 được phát biểu: “ Một quốc gia sẽ xuất khẩu loại hàng hoá mà việc sản xuất cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra cần nhiêù yếu đất và tương đối khan hiếm”. Nói cách khác theo nguyên lý H-O, một số nước có lợi thế so sánh hơn trong việc sản xuất những loại hàng hoá đó đã sử dụng nhiều yếu tố sản xuất được ưu đãi hơn so với nước khác. Chính sự ưu đãi tự nhiên của các yếu tố sản xuất này đã khiến một số nước có chi phí cơ hội thấp hơn khi sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó. Lý thuyết này còn được các nhà kinh tế học khác như Wolfgang Stolper,Paul, A.Samuelsen, Jame William… tiếp tục nghiên cứu mở rộng và phát triển hơn để khẳng định những tư tưởng khoa học và có giá trị thực tiẽn to lớn của nó. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế về lí luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế ngày này, song các lý thuyết về lợi thế vẫn còn đang là quy luật chi phối động thái phát triển của thương mại quốc tế… với xu hướng thương mại hoá, quốc tế hoá các quốc gia đều mở rộng quan hệ buôn bán và trao đổi hàng hoá dịch vụ với nhau, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mình về các nguồn lực sản xuất vốn có để thu được lợi ích thương mại cao nhất, trên cơ sở đó thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Điều kiện vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh. Thuyết lợi thế so sánh có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với sản xuất và xuất khẩu. Để vận dụng được lý thuyết đó cần các điều kiện: - Lợi thế so sánh được vận dụng trong điều kiện của ngoại thương vì vậy đối với một nước muốn khai phá được lợi thế so sánh cần phải có nền sản xuất hang hoá theo hướng xuất khẩu. Đây là điều kiện tiền đề đông thời là điều kiện cơ bản của vận dụng nguyên lý về lợi thế so sánh. - Lợi thế so sánh luôn gắn liền với các yêu cầu mang tính xã hội, trong đó vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước đóng vai trò quyết định. Vì vậy điều kiện để vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh là có cơ chế quản lý năng động, các chính sách kinh tế mở tạo khả năng khai thác các tiềm năng tự nhiên tạo ra sức mạnh cạnh tranh. - Muốn khai thác được lợi thế so sánh cần phải đánh giá đầy đủ chúng, muốn cần có các chuyên gia kinh tế sử dụng thành thạo các phương pháp đánh giá gắn liền với các hoạt động kinh tế thị trường. - Để đánh giá được lợi thế phải có hệ thống thông tin với mức độ tin cậy cao, phản ánh chính xá số lượng, chất lượng các yếu tố,để đáp ứng yêu cầu đó phải tiến hành điều tra, khảo sát các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong nước nắm chắc các thông tin về thị trường thế giới. Những lợi thế trong việc sản xuất – xuất khẩu chè ở Việt Nam và Nghệ An. Vấn đề có tính tích cực trong điều kiện hội nhập là chủ động tham gia mở rộng các quan hệ hợp tác thương mại, tham gia vào phân công lao động quốc tế mà biểu hiện tập trung và chủ yếu nhất là thực hiện chiến lựoc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Qua nghiên cứu các nhà kinh tế cho rằng Việt Nam có đủ 4 yếu tố rất cơ bản về lợi thế trong hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung chè nói riêng bao gồm: Vị trí địa lý, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, chính sách đổi mới và ssự ổn định nền kinh tế vĩ mô. Vị trí địa lí. Việt Nam nằm ở vòng cung Châu á - Thái Bình dương, đây là nơi đang diễn ra những dòng giao lưu kinh tế sôi động nhất và đầy hứa hẹn cho những bước phát triển trong tương lai như một vùng xung động động lực cho quá trình tạo thế và đà phát triển. Việt Nam nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống biển là cửa ngõ không chỉ đối với nền kinh tế Việt Nam mà còn đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia khác. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi so với các nước khác nằm sâu trong lục địa hoặc nằm ở những nơi ít diễn ra hoạt động thương mại quốc tế. Lợi thế về mặt địa lý đã tạo ra một môi trường kinh tế sôi động, linh hoạt, giẩm được chi phí vận chuyển và khả năng mở rộng thị trường trao đổi hàng hoá và các hoạt động dịch vụ của Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Lợi thế so sánh của ngành chè Nghệ An: - Với địa hình trung du, miền núi chiếm ắ diện tích đất đai tự nhiên chủ yếu là đất đỏ bazan và đất feralit rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày. Độ cao trung bình là 180m, nơi cao nhất không quá 600m so với mặt nước biển, độ dốc từ 80-250 nên rất thích hợp với việc trồng chè hơn là các loại cây khác. Hiện tại tỉnh đã quy hoạch thành các vùng chè sau (ha): Biểu: Các vùng chè của tỉnh Nghệ An Vùng Tổng số 2001 2002 2003 2004 2005 1.Vùng Bãi Phủ 825 985 1145 1305 1465 1625 2.Vùng Anh Sơn 677 867 1037 1217 1397 1577 3.Vùng Hạnh Lâm 1395 1595 1795 1995 2195 2395 4.Vùng Thanh Mai 971 1161 1351 1541 1731 1921 5. Vùng Ngọc Lâm 939 1139 1339 1539 1739 1939 6. 3-2+Xuân Thành 214 214 214 214 214 214 Tổng cộng 5021 5951 6881 7811 8741 9671 Nguồn: sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An - Điều kiện xã hội: toàn bộ diện tích chè của tỉnh chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nên việc trồng chè công nghiệp là phù hợp với khả năng tài chính và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân trên địa bàn so với các loại cây trồng khác có yêu cầu cao hơn về vốn đầu tư cũng như kỹ thuật canh tác và thực tế những năm qua đã chứng minh việc sản xuất – tiêu thụ chè hoàn toàn ổn định hơn những cây công nghiệp khác ngoài ra cây chè cũng đã tham gia vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc bảo vệ môi trường sinh thái. - Phần lớn diện tích chè của tỉnh đều là giống che cành mới đưa vào chu kỳ kinh doanh nên có nhiều hứa hẹn về năng suất sản lượng. 3.2. Lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái. Nước ta có điều kiện tự nhiên, sinh thái khá đa dạng và phong phú. Cả nước có 7 vùng sinh thái khác nhau, mỗi vùng có những đặc thù và lợi thế riêng trong phát triển sản xuất – xuất khẩu nông sản. Tận dụng những lợi thế đó mà nhiều vùng phát triển được đặc sản nông nghiệp. ậ Nghệ An phát triển cây chè là một biện pháp để sử dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên khí hậu và sinh thái. Nhờ đó mà chi phí sản xuất thấp, mặt khác các sản phẩm mang những nét đặc trưng về hương vị – chất lượng tự nhiên được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng nên sức cạnh tranh của sản phẩm càng cao. 3.3. Nguồn lao động dồi dào. Không chỉ ở Việt Nam nói chung mà ở Nghệ An nói riêng nguồn lao động luôn trong tình trạng dư thừa, thiếu việc làm vì thế giá nhân công rất rẻ, chỉ bằng 1/3 của Thái Lan, bằng 1/30 của Đài Loan, 1/26 của Singapo. Đây la một lợi thế trong việc xuất khẩu nông sản, giá nhân công thấp góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên trường quốc tế. 3.4. Đường lối và chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước. Những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã vạch đường chỉ lối cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất – kinh doanh đặc biệt trong công tác xuất khẩu. Chính trị ổn định cộng với các chính sách đổi mới kinh tế hợp lý là một lợi thế lớn ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Uy tín và vai trò của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thị trường chè ngày càng cao, tuy còn nhiều hạn chế nhưng tốc độ phát triển (về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu) không ngừng tăng. IV. xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu chè. Khái niệm về xuất khẩu. Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ của quốc gia này cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán. tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia. Cơ sở hoạt động xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hoá và trao đổi hàng hoá. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng, từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Trong hoạt động xuất khẩu thì thị trường xuất khẩu giữ vai trò rất quan trọng, đây là thị trường ngoài nước, việc mua bán và trao đổi hàng hoá dịch vụ được thực hiện qua đường biên giới giữa các quốc gia. Thị trường xuất khẩu hàng hoá được phân biệt với thị trường trong nước ở tập hợp khách hàng tiềm năng: Đó chính là khách hàng nước ngoài họ có những sở thích, thị hiếu và hành vi khác với khách hàng trong nước, nó có những đặc điểm riêng: - Nhu cầu về hàng hoá tại thị trường xuất khẩu rất lớn, rất phong phú và đa dạng, có sự phân biệt rất rõ nét giữa các thi trường khác nhau đặc biệt là các thị trường có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. - Thị trường xuất khẩu thường có rất nhiều nhà cung cấp bao gồm cả nhà sản xuất cung ứng nội địa, và các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia và các nhà xuất khẩu …vì vậy tính chất cạnh tranh trên thị trường này thường rất lớn. - Giá cả trên thị trường xuất khẩu thường được hình thành theo mức giá quốc tế chung, trong các yếu tố cấu thành giá thì một phần không nhỏ là chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản; thuế quan… giá cả trên thị trường xuất khẩu cũng dễ biến động hơn so với giá thị trường nội địa. - Thị trường xuất khẩu thường chịu tác động của nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá… Do vậy mức độ rủi ro thường rất cao. Có các hình thức xuất khẩu chủ yếu: + Xuất khẩu trực tiếp + Xuất khẩu uỷ thác + Xuất khẩu gia công uỷ thác + Buôn bán đối lưu Ngoài ra còn có các hình thức xuất khẩu khác như: xuất khẩu tại chổ, xuất khẩu gia công quốc tế, tái nhập tạm nhập, xuất khẩu theo định kỳ… Vai trò của hoạt động xuất khẩu chè. Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng trưởng của mỗi quốc gia. Cần 4 nguồn lực: Nhân lực, vốn, tài nguyên và khoa học công nghệ để có một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển mạnh. Trên thực tế không phải nước nào cũng có đầy đủ những yếu tố, các nước đang phát triển đòi hỏi phải có ngoại tệ. Do vậy cần có hoạt động xuất khẩu để thu được ngoại tệ tạo điều kiện nhập khẩu những nguồn lực còn thiếu. Vai trò của xuất khẩu thể hiện: - Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ CNH – HĐH đất nước. Đối với lĩnh vực nông nghiệp lại càng quan trọng, việc xuất khẩu sẽ cho phép nhập các máy móc thiết bị hiện đại thúc đẩy quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Có nhiều cách huy động vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội nhưng chỉ bằng hoạt động xuất khẩu thì nguồn vốn mới ổn định và bền vững. - xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất nhanh. Có 2 cách nhìn nhận vấn đề này: ỉThứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm chè thừa so với nhu cầu tiêu thụ nội địa, loại hùnh xuất khẩu thụ động này không kích thích các ngành khác phát triển. ỉ Thứ hai, coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất, quan điểm này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu và thúc đẩy sản xuất phát triển, cụ thể là: - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển theo. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với lượng lớn hơn nhiều lần khar năng sản xuất của quốc gia đó. - Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút công nghệ kỹ thuật mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực sản xuất mới. - Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia, khai thác có hiệu quả những nguồn lực sẵn có trong nước. - Tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động. - Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, tín dụng quốc tế…phát triển theo. Với nền kinh tế mở, các doanh nghiệp luôn có xu thế chung là vươn ra thị trường thế giới, thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào cạnh tranh trên thị trường thế giới về chất lượng, về giá cả để từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp với xu thế chung của thế giới vừa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Chè là một loại đồ uống rất dân dã và khá phổ biến ở một số nước trên thế giới, thêm vào đó là tác dụng to lớn của nó nên số người sử dụng chè ngày càng tăng. Nhưng không phải nước nào cũng có điều kiện để sản xuất chè, mà phải nhập khẩu từ nước khác. ở Việt Nam nói chung, và ở Nghệ An nói riêng thiên nhiên đã ưu đãi về khí hậu, đất đai, con người,…nên có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất chè, chè đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng, có vai trò lớn lao như đã trình bày ở trên. V- Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu chè. Thị trường. Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất và tiêu dùng ở đâu có sản xuất, lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường. Thị trường còn là mục tiêu của nhà sản xuất kinh doanh vừa là môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá. Thị trường cũng là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất kinh doanh, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời nó phá vỡ ranh giới tự nhiên, tự cung, tự cấp để tạo thành sự thống nhất. Thị trường còn có các chức năng sau: - Chức năng thừa nhận. Hàng hoá và dịch vụ có bán được hay không phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường, của khách hàng, của doanh nghiệp. Nếu hàng hoá và dịch vụ bán được, tức là được thị trường chấp nhận thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, có nguồn lực trang trải được chi phí và có lợi nhuận. Ngược lại nếu hàng hoávà dịch vụ đưa ra không bán được tức là không được thị trường chấp nhận thì doanh nghiệp hoặc tổ chứccó nguồn hàng sẽ bị ứ đọng vốn, thua lỗ dẫn đến sự trì trệ trong khâu sản xuất kinh doanh, có thể dẫn đến phá sản. Với cốt lõi của thi trường là sự tương tác hàng hoá giữa cung và cầu: +Xét về phía cầu, nhu cầu luôn luôn phát triển nhưng lại ổn định tương đối trong khoảng thời gian nhất định. Các nhà sản xuất kinh doanh có thể căn cứ vào đó mà dự đoán về cầu để cung cấp lượng hàng hoá, dịch vụ phù hợp với nhu cầu. +Xét về phía cung, chức năng thừa nhận của thị trường bị giới hạn nhất định do khả năng của cung có hạn. Thị trường chỉ có thể thực hiện được chức năng thừa nhận với những sản phẩm, dịch vụ chưa từng được sản xuất kinh doanh thì câu hỏi về khả năng chấp nhậncủa thị trường chỉ có thể được trả lời chính xáckhi nó được tung ra thị trường. Chức năng thừa nhận của thị trường có liên quan chặt chẽ đến yếu tố luật pháp và môi trường kinh tế xã hội. Để hạn chế hoặc kích thích sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó, Nhà nước có thể dùng công cụ pháp luật hoậc các biện pháp kinh tế để tác động vào cả cung lẫn cầu nhằm hướng dẫn thị trường. Điều này làm cho cung-cầu thị trường thay đổi so với xu hướng của nó trước đây. Chức năng thừa nhận của thị trường do đó bị định hướng theo một phạm vi nhất định bởi các lực lượng tham gia thị trường có thể có hoạt động nằm ngoài sự kiểm soát của pháp luật. Yếu tố văn hoá xã hội cũng có tác động lớn đến chức năng thừa nhận của thị trường. Trong một khoảng thời gian nhất định, môi trường văn hoá xã hội ổn định tương đối và chỉ chấp nhận những hàng hoá, dịch vụ phù hợp với những chuẩn mực xã hội đương thời. Nhưng bên cạnh đó, có những hàng hoá, dịch vụ mới ra đời kéo theo sự ra đời của những quan niệmmới về chuẩn mực xã hội.Có thể những cái mới xung đột với những cái cũ nhưng sự quyết định chấp nhận hàng hoá nào thuộc về lực lượng cầu. - Chức năng thực hiện. Chức năng thực hiện của thị trường đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ phải được thực hiện giá trị trao đổi: hoặc bằng tiền, hoặc bằng hàng, bằng các chứng từ có giá trị khác. Người bán hàng thu được tiền còn người mua thì được hàng. Sự gặp gỡ giữa người bán và người mua được xác định bằng giá hàng. Hàng hoá bán được tức là có sự dịch chuyển hàng hoá từ người bán sang người mua. Hay nói cách khác là sự lưu thông hàng hoá thuần tuý. Chức năng thực hiện của thị trường chỉ cho phép một lượng hàng hoá, dịch vụ nhất định được tiêu thụ trên thị trường chứ không phải những gì sản xuất ra. Chức năng này còn được thực hiện ở chỗ giá trị hang hoá trên thị trường phải là giá trị xã hội. Giá cả hàng hoá được hình thành do quan hệ cung-cầu và xoay quanh gia trị, nhờ đó hàng hoá được lưu thông. Chức năng thực hiện của thị trường có liên quan chặt chẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh, chinhs nhờ đó mà doanh nghiệp có được các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất với các chi phí ban đầu, và có doanh thu t._.ừ bán các sản phẩm đầu ra, thu lợi nhuận. Do đó doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. - Chức năng điều tiết. Qua hành vi trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, thị trường điều tiết và kích thích sản xuất, kinh doanh phát triển và ngược lại. Đối với các doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ bán nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường hoạt động sản xuất, cải tiến nâng cao hiệu quả máy móc, tạo nguồn hàng và thu mua hàng hoá để ngày càng cung ứng nhiều hàng hoá hơn cho thị trường. Ngược lại, nếu hàng hoá dịch vụ không bán được doanh nghiệp sẽ hạn chế sản xuất, hạn chế mua hàng, phải tìm khách hàng mới, thị trường mới hoặc chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác, lĩnh vực kinh doanh khác đang và có khả năng có khách hàng và không để nạn thừa hàng hoá hoặc khan hiếm trên thị trường là vấn đề lớn mà các nhà nghiên cứu thị trường phải đặc biệt quan tâm. Chức năng điều tiết kích thích này luôn điều tiết sự gia nhập hoặc rút ra khỏi ngành của một số doanh nghiệp. Nó khuyến khích các nhà kinh doanh giỏi và điều chỉnh theo hướng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có lợi, các mặt hàng mới chất lượng cao, có khả năng bán được khố lượng lớn. - Chức năng thông tin. Thông tin thị trường là những thông tin về nguồn cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Đó là những thông tin kinh tế quan trọng đối với những nhà sản xuất kinh doanh, với người mua, người bán, với người cung ứng và người tiêu dùng, người quản lý và những người nghiên cứu sáng tạo. Thông tin thị trường là những thông tin kinh tế quan trọng, không có thông tin kinh tế thì không thể có các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh cũng như quyế định của cấp quản lý. Việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thị trường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Nó còn có thể đưa lại sự thất bại nếu thông tin thiếu chính xác, chậm trễ. Với vai trò và chức năng lớn như vậy nên sự biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xuất khẩu. Dung lượng và giá cả chè trên thị trường chè thế giới sẽ ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu. Dung lượng của mặt hàng chè phụ thuộc vào cung, cầu chè tức là khối lượng chè được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định và trong một thời gian cụ thể. Giá cả trên thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng xuất khẩu nó chịu chi phối của nhiều yếu tố như: cung- cầu, cạnh tranh…những yếu tố đó biến động sẽ làm cho giá thay đổi theo. 2-Người tiêu dùng. Người tiêu dùng là nhân tố quyết định có xuất khẩu chè hay không bởi vì không thể xuất khẩu chè sang nước mà họ không có thói quen dùng chè. Tuỳ theo thu nhập, tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng mà nhà sản xuất xác định sản phẩm xuất khẩu cho hợp lý. Cũng có thể họ mua chè là để tiêu dùng cũng có thể là để chế biến thành chè tan, chè nhúng…đó cũng là vấn đề cần quan tâm khi xuất khẩu chè. 3- Chất lượng chè xuất khẩu. Chất lượng chè là một trong những yếu tố quyết định tới khả năng cạnh tranh của chè trên thị trường, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ chế biến, bảo quản…thực hiện đồng bộ những yêu cầu từ khâu sản xuất đến lưu thông tốt sẽ cho ra sản phẩm chè có chất lượng xuất khẩu cao. 4- Cơ chế chính sách đối với xuất khẩu. Cơ chế quản lý, chính sách kinh tế và quan hệ đối ngoại là các yếu tố rất nhạy cảm tác động trực tiếp tới nền kinh tế nói chung, xuất khẩu nói riêng. Nếu chính sách phù hợp thì thúc đẩy xuất khẩu phát triển nếu không phù hợp thì ngược lại. Chính sách đầu tư, vốn tín dụng, bảo hiểm và trợ giá tác động mạnh tới khả năng xuất khẩu chè. VI- Khái quát tình hình xuất khẩu chè thế giới và Việt Nam. 1- Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới. Năm 1998 là năm đầu tiên sản lượng chè toàn cầu vượt quá 2,9 triệu tấn. Tuy nhiên sản lượng đã liên tục tăng trong những năm qua nhưng đây là sự tăng trưởng cao nhất trong hơn hai thập kỷ qua ( tăng 8% so với năm 1997) trong khi nhu cầu thị trường tăng đều 2-3%/ năm. Từ năm 1990 –2000 tốc độ sản xuất tăng bình quân 2,9%/năm những nước có khối lượng chè xuất khẩu lớn là: ấn Độ 945.000 tấn, Trung Quốc 650.000tấn, Srilanca 246.000 tấn, Kênya 288.000 tấn, Indonexia 195.000 tấn. Theo dự báo của FAO đến năm 2005 giá chè tương đối ổn định song người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao. Biểu: Sản lượng chè nhập khẩu của một số nước hàng đầu thế giới. Đơn vị: Tấn Tên nước Năm 1999 2000 2001 BQ United Kingdom 163.655 157.664 165.537 162.285 Russia 163.857 139.421 133.659 145.646 Pakistan 105.858 109.981 107.445 107.761 United States 96.062 90.892 100.124 95.693 Japan 50.834 59.858 62.526 57.739 Irac 40.000 45.000 50.000 45.000 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam Trung Quốc và ấn Độ là hai nước sản xuất chè lớn nhưng xuất khẩu chỉ chiếm 45% sản lượng sản lượng sản xuất. Xét về cung cấp cũng như nhu cầu có sự tập trung cao. Bốn nước sản xuất lớn là ấn độ, Trung Quốc, Kênya và Srylanca chiếm 70% sản lượng chè xuất khẩu của thế giới . Trong khi đó bốn nước nhập khẩu chính là: Nga, Pakistan, Anh và Mỹ chiếm 45% thị phần. Biểu: Sản lượng chè xuất khẩu của một số nước hàng đầu thế giới. Đơn vị: Tấn Tên nước Năm BQ 1999 2000 2001 Srilanka 363.941 281.352 282.900 276.064 Kenya 242.000 217.000 258.000 239.000 Trung Quốc 200.888 227.854 255.059 227.934 ấn Độ 189.000 206.800 179.790 191.863 Inđônêxia 97.913 105.597 99.805 101.105 Việt Nam 41.744 49.620 68.000 53.121 ARgentina 52.209 40.016 47.800 46.682 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam. Việc tập trung hoá đặc biệt là trong việc cung cấp dự đoán sẽ tăng nhanh hơn trong tương lai do việc tháo bỏ những hàng rào thương mại là kết quả của quá trình toàn cầu hoá. các nước sản xuất chè cạnh tranh như Kênya và Srylanca có thể mở rộng được thị trường của hộ trong khi thị trường sẽ hẹp lại đối với những nước sản xuất chè có giá thành cao như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Biểu : Giá chè trung bình tại các trung tâm giao duịch quốc tế. Đợn vị: US cent/kg. Năm Colombo Mombasa Calcutta 1999 165,01 179,51 201,37 2000 177,22 202,06 172,49 2001 161,01 154,21 160,01 2002 162,34 153,26 147,68 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam. 2- Tình hình xuất khẩu chè ở Việt Nam. Tình hình giá cả thị trường về chè trên thế giới trong vòng mấy chục năm qua khá ổn định. Việt Nam hiện nay đã xuất đi trên 30 nước với hầu hết là chè đen. Bạn hàng quen thuộc là Nga,irắc, các nước SNG, nay mở rộng sang Trung Đông, Anh, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ. So với các nước sản xuất chè trên thế giới thì Việt Nam là một nước sản xuất chè tuy không lớn những cũng là một nguồn cung cấp chè khá dồi dào cho thị trường chè thế giới với sản lượng từ 34.000-36.000 tấn /năm. Ngoài việc xuất khẩu qua tổng công ty chè Việt Nam các doanh nghiệp chè ở các tỉnh có thể xuất khẩu trực tiếp. Những năm gần đây, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam giảm về số lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu thì chè vẫn là một mặt hàng có mức tăng trưởng khá, lượng xuất khẩu hàng năm luôn tăng. Năm 2000 xuất khẩu đạt 55.660 tấn với kim ngạch 69,604 triệu USD tăng 52,7% so với năm 1999. Năm 2000 việc xuất khẩu vào thị trường Nga giảm do chưa giải quyết được việc thanh toán. Đã có một số doanh nghiệp xuất chè đi Nga những chủ yếu là đổi hàng. Hiện nay việc xuất khẩu chè trong các chương trình trcủa nhà nước không còn nữa. Để tiêu thụ chè cho cả nước tổng công ty chè Việt Nam đã tích cực tìm kiếm thị trường, tham gia các đợt đấu thầu cung cấp chè cho Irắc do liên hiệp quốc tổ chức, cố gắng tìm mọi biện pháp để thắng thầu. Do đó Việt Nam đã phải chấp nhận điều kiện ngặt ngèo do phía Irắc và liên hiệp quốc đưa ra là giao hàng đến tận kho người mua ở các tỉnh của Irắc mới được ngân hàng của liên hiệp quốc thanh toán tiền hàng. Việc đó đã gây ra chậm trễ trong khâu thanh toán tiền chè xuất khẩu uỷ thác năm 2000 kéo dài tới 5-6 tháng làm tăng lãi ngân hàng của 1 tấn chè gần 1 triệu đồng Chương II- Thực trạng về xuất khẩu chè của Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An. Vài nét về Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An. Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An có tên tiếng Anh là: Nghệ An tea development investent Company. Tên giao dịch quốc tế : NATEA. Địa chỉ: 376 Nguyễn Trãi- TP.Vinh- Nghệ An. Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An là một doanh nghiệp nhà nước , trực thuộc sở NN&PTNT Nghệ An, trước đây gọi là liên hiệp các xí nghiệp chè Nghệ Tỉnh. Năm 1992 do có sự thay đổi địa giới hành chính, chia tỉnh Nghệ Tỉnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh vì vậy công ty có tên mới là Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An . Công ty được thành lập theo Quyết định số 2494/QĐ/UB của UBND tỉnh Nghệ An ngày 29 tháng 12 năm 1992. Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu và được mở tài khoản riêng. Công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Mở rộng, ĐTPT vùng chè nguyên liệu. - Sản xuất, chế biến và tiêu thụ Sản phẩm chè. - Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiện nay công ty có 6 xí nghiệp chè thành viên là: Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Thanh Mai, Hạnh lâm, Ngọc Lâm thuộc huyện Thanh Chương, Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Bãi Phủ, Anh Sơn, thuộc huyện Anh Sơn và xí nghiệp chè Vinh ở Thành phố Vinh. Các xí nghiệp có các vùng nguyên liệu, đồng thời thực hiện sản xuất kinh doanh khép kín từ trồng nguyên liệu đến chế biến, đóng gói Sản phẩm chè. Mỗi xí nghiẹp có một nhà máy chế biến. Sản phẩm của công ty gồm chè Orthdox, chè CTC, chè xanh. Ban Giám Đốc Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An Phòng tổ chức-hành chính Phòng KH&ĐT Phòng kinh doanh-XNK Phòng kế toán-tài vụ Phòng QTCN-KCS Xí nghiệp chè Thanh Mai Xí nghiệp chè Bãi Phủ Xí nghiệp chè Vinh Xí nghiệp chè Anh Sơn Xí nghiệp chè Ngọc Lâm Xí nghiệp chè Hạnh Lâm Vùng nguyên liệu Vùng nguyên liệu Vùng nguyên liệu Vùng nguyên liệu Vùng nguyên liệu Vùng nguyên liệu Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính Tình hình đất đai, lao động, vốn của công ty những năm qua như sau: 1- Đất đai. Đối với Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An thực hiện sản xuất khép kín từ A- Z nên đất đai là 1 yếu tố vô cùng quan trọng. Qua tìm hiểu về tình hình phân bổ và sử dụng đất ta thấy: Tổng diện tích không thay đổi là 11.223 ha. Nhìn chung ngoài hai loại đất nông nghiệp và đất có khả năng nông nghiệp có sự biến động rõ nét, còn lại không thay đổi. Diện tích đất lâm nghiệp của công ty chiếm tỷ trọng lớn 42,72% còn diện tích đất nông nghiệp có sự biến động từ 1958 ha năm 2000 lên 2526 ha năm 2002, tỷ trọng cây hàng năm giảm từ 35,51% năm 2000 xuống 24,43% năm 2002 còn tỷ trọng cây nông nghiệp lâu năm ( chè) thì tăng từ 62,61% năm 2000 lên 71,10% năm 2002. Và điều đáng chú ý là diện tích chè trồng mới ngày càng tăng cả số tương đối lẫn tuyệt đối. 2- Lao động. Chè là loại cây trồng đòi hỏi lực lượng lao động dồi dào, cần bỏ ra nhiều thời gian, nhất là quá trình chăm sóc, thu hái vì vậy đội ngũ công nhân của công ty rất đông. Tình hình sử dụng lao động ở công ty như sau: Biểu 2 : Tình hình sử dụng lao động của Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An. Đơn vị: người. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tốc độ phát triển 01/00 02/01 BQ * Tổng số lao động. 1. Phân theo trình độ. - Trên đại học - Đại học. - Trung cấp. - Công nhân. 2. Phân theo đối tượng lao động + Lao động trực tiếp. - Lao động công nghiệp - Lao động nông nghiệp + Lao động gián tiếp 1652 - 50 105 1497 1509 346 1163 143 1372 - 47 91 1234 1238 241 997 134 1607 - 52 112 1443 1455 332 1123 152 83,05 - 94,00 86,67 82,24 82,04 69,65 85,73 93,71 117,13 - 110,64 123,08 116,94 117,53 137,76 112,64 113,43 98,63 - 110,98 103,28 98,07 98,19 97,95 98,27 103,10 Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính công ty. Qua đó cho thấy lao động của công ty biến động qua các năm, năm 2001 giảm 16,95% so với năm 2000 nhưng đến năm 2002 lại tăng 17,13%. Số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm qua 3 năm giảm 1,73% còn lao động gián tiếp có xu hướng tăng qua 3 năm tăng 3,10%. Điều đó chứng tỏ trình đọ người lao động được quan tâm. Thu nhập của người lao động luôn tăng, bình quân tăng 13%/năm, đến năm 2002 thu nhập bình quân của người lao động là 650.000đ/người/tháng. 3- Vốn. Vốn là yếu tố đầu vào rất quan trọng của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đối với Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An nguồn vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp. Năm 2000 nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho công ty là 6.943,58 triệu đồng chiếm 69,19% còn vốn tự bổ sung của công ty là2.525,92 triệu đồng chiếm 25,17%, còn lại là vốn liên doanh ( Liên Xô- Ba Lan) chiếm 5,64%. Bình quân 3 năm nguồn vốn ngân sách tăng 0,36% còn vốn tự bổ sung tăng 2,82%, điều này chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả. Biểu : 4- Tình hình phát triển sản xuất của công ty trong mấy năm qua. Với phương hướng sản xuất và chế biến Sản phẩm chè là chính, những năm qua công ty đã bước vào thế ổn định. Khối lượng và chất lượng Sản phẩm ngày càng được nâng lên đáp ứng sự đòi hỏi và những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Cụ thể như sau: Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tốc độ phát triển(%) 2000 2001 2002 01/00 02/01 BQ 1. Sản lượng chè tươi Tấn 3980 3542 5207 88,99 147,01 114,38 - Tự sản xuất Tấn 3630 3296 4252 90,80 129,00 108,23 2. Sản lượng chè khô Tấn 1342 1861 2220 138,67 119,29 128,62 -Mua ngoài Tấn 458 1071 1009 233,84 94,21 148,43 3. Số lượng tiêu thụ Tấn 1742 2331 2910 133,81 124,84 129,25 -Xuất khẩu Tấn 1571 2239 2500 142,52 111,66 126,15 - Nội tiêu Tấn 171 92 410 53,80 445,65 154,84 4. Năng suất bình quân Tấn/ha/năm 5,0 5,3 5,9 106,00 111,32 108,66 Biểu 3 : Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An. Nguồn: Phòng kinh doanh –Xuất nhập khẩu Qua biểu số liệu ta thấy rằng sản lượng chè búp tươi của công ty năm 2001 giảm so với 2000 là 438 tấn những đến năm 2002 sản lượng tăng 47,01%. Còn sản lượng chè khô thì liên tục tăng, bình quân 3 năm tăng 28,62%. Do mặt hàng tiêu thụ của công ty không chỉ có chè đen mà hàng năm công ty còn xuất khẩu cả chè xanh thành phẩm sang các nước bạn theo đơn đặt hàng, chính vì thế mà đã tăng số lượng tiêu thụ của công ty lên. Năm 2000 số lượng chè tiêu thụ là 1.742 tấn đến năm 2002 là 2.910 tấn, bình quân 3 năm tăng 29,25%. Sản phẩm chè của công ty chủ yếu là xuất khẩu. Năm 2000 công ty đã xuất khẩu được 1.571 tấn chiếm 90,18% số lượng tiêu thụ. Năm 2001 số lượng xuất khẩu tăng 42,52% so với năm 2000. Năm 2002 công ty xuất khẩu được 2.500 tấn tăng 11,66% so với năm 2001. Bình quân 3 năm công ty xuất khẩu tăng 26,13%. Trong những năm tới công ty vẫn tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm đưa sản lượng chè xuất khẩu cao hơn nữa, tạo chỗ đứng ổn định trong môi trường kinh doanh. Trong sản xuất công ty vẫn tiếp tục đầu tư chăm sóc nâng cao năng suất bình quân, cụ thể là qua 3 năm năng suất tăng 18,8%. Công ty đang đưa những giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nguyên liệu như LDP1,2, PH1…nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2003 cơ cấu vườn chè của công ty có: PH1: 50%, LD1-LD2: 30%, giống năng suất chất lượng cao: 15%, trung du lá nhỏ:5%. II- Thực trạng về xuất khẩu chè của Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An. 1- Khái quát tình hình sản xuất, chế biến chè những năm qua. 1.1- Tình hình sản xuất cung cấp chè búp tươi cho chế biến. Bất cứ quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng đều cần đến yếu tố đầu vào, đối với xí nghiệp chế biến chè đó là nguyên liệu để sản xuất ra chè khô, Sản phẩm chính của công ty. Chi phí sản xuất, thu mua chè búp tươi chiếm một phần tương đối lớn trong tổng giá thành chế biến chè khô, nó ảnh hưởng lớn tới giá bán cũng như thị trường tiêu thụ của công ty. Để đánh giá tình hình cung cấp chè búp tươi ta có biểu sau: Biểu 4 : Sản lượng chè búp tươi cung cấp cho nhà máy chế biến. Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tốc độ phát triển(%) 2000 2001 2002 01/00 02/01 BQ 1. Tình hình sản xuất và thu mua 3980 3542 5207 88,99 147,01 118,00 -Tự sản xuất Tấn 3630 3296 4252 90,08 129,00 109,90 - Mua ngoài Tấn 350 246 955 70,29 388,21 229,25 -Tỷ lệ tự sản xuất/tổng số % 91,21 93,05 90,80 - - - 2. Số lượng chè búp tươi cung cấp cho chế biến Tấn 3980 3542 5207 88,99 147,01 118,00 - Chè loại A Tấn 199 177 314 88,94 177,40 133,17 -Chè loại B Tấn 1393 1417 1696 101,71 119,69 110,70 -Chè loại C Tấn 1990 1771 2695 89,00 152,17 120,585 -Chè loại D Tấn 398 177 502 44,50 283,46 163,98 3. Giá thu mua chè búp tươi Đ/kg - chè loại A Đ/kg 2400 2700 2700 112,50 100,00 106,25 - chè loại B Đ/kg 1800 2000 2000 111,11 100,00 105,55 - chè loại C Đ/kg 1200 1300 1400 108,33 107,69 108,01 - chè loại D Đ/kg 800 500 800 62,50 160,00 111,25 Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tốc độ phát triển(%) 2000 2001 2002 01/00 02/01 BQ 1. Tình hình sản xuất và thu mua 3980 3542 5207 88,99 147,01 118,00 -Tự sản xuất Tấn 3630 3296 4252 90,08 129,00 109,90 - Mua ngoài Tấn 350 246 955 70,29 388,21 229,25 -Tỷ lệ tự sản xuất/tổng số % 91,21 93,05 90,80 - - - 2. Số lượng chè búp tươi cung cấp cho chế biến Tấn 3980 3542 5207 88,99 147,01 118,00 - Chè loại A Tấn 199 177 314 88,94 177,40 133,17 -Chè loại B Tấn 1393 1417 1696 101,71 119,69 110,70 -Chè loại C Tấn 1990 1771 2695 89,00 152,17 120,585 -Chè loại D Tấn 398 177 502 44,50 283,46 163,98 3. Giá thu mua chè búp tươi Đ/kg - chè loại A Đ/kg 2400 2700 2700 112,50 100,00 106,25 - chè loại B Đ/kg 1800 2000 2000 111,11 100,00 105,55 - chè loại C Đ/kg 1200 1300 1400 108,33 107,69 108,01 - chè loại D Đ/kg 800 500 800 62,50 160,00 111,25 Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tốc độ phát triển(%) 2000 2001 2002 01/00 02/01 BQ 1. Tình hình sản xuất và thu mua 3980 3542 5207 88,99 147,01 118,00 -Tự sản xuất Tấn 3630 3296 4252 90,08 129,00 109,90 - Mua ngoài Tấn 350 246 955 70,29 388,21 229,25 -Tỷ lệ tự sản xuất/tổng số % 91,21 93,05 90,80 - - - 2. Số lượng chè búp tươi cung cấp cho chế biến Tấn 3980 3542 5207 88,99 147,01 118,00 - Chè loại A Tấn 199 177 314 88,94 177,40 133,17 -Chè loại B Tấn 1393 1417 1696 101,71 119,69 110,70 -Chè loại C Tấn 1990 1771 2695 89,00 152,17 120,585 -Chè loại D Tấn 398 177 502 44,50 283,46 163,98 3. Giá thu mua chè búp tươi Đ/kg - chè loại A Đ/kg 2400 2700 2700 112,50 100,00 106,25 - chè loại B Đ/kg 1800 2000 2000 111,11 100,00 105,55 - chè loại C Đ/kg 1200 1300 1400 108,33 107,69 108,01 - chè loại D Đ/kg 800 500 800 62,50 160,00 111,25 Nguồn: Phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu. Xét về số lượng chè nguyên liệu đã cung cấp cho các nhà máy chế biến thì cho thấy số lượng có sự biến động rõ rệt qua các năm. Năm 2000 sản lượng là 3980 tấn nhưng chỉ có 3630 tấn là do công ty tự sản xuất chiếm 91,21% và để đáp ứng đủ cho chế biến công ty đã mua ngoài 350 tấn. Và năm 2002 sản lượng chè búp tươi là 5207 tấn trong đó tự sản xuất là 4252 tấn chiếm 81,66%. Bình quân qua 3 năm tăng 14,38%. Có được kết quả như vậy là do nỗ lực của toàn công ty từ những người lao động nông nghiệp đến lao động công nghiệp và bộ phận quản lý của công ty đã không ngừng tiép tục đầu tư mở rộng diện tích chè và tìm kiếm thị trường đầu ra cho Sản phẩm. Về chất lượng chè búp tươi: Nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng chè sau khi chế biến. Tuỳ vào chất lượng chè mà công ty phân ra thành 4 loại chè tươi: Loại A. loại B, loại C, loại D. Mỗi loại được mua với giá khác nhau. Qua biểu ta thấy rằng số lượng chè tười loại B và C chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2000 tổng số 3980 tấn chè búp tươi cung cấp cho nhà máy chế biến thì loại A là 199 tấn chiếm 5%. Chè B cung cấp 1393 tấn chiếm 35%, chè C là 1990 tấn chiếm 50% còn loại D chiếm 10%. Nhưng tất cả các loại đều tăng về số tuyệt đối qua 3 năm, chè tười loại A tăng 25,61%, chè loại B tăng 10,33%, chè loại C tăng 16,37%, chè D tăng 12,31%. Qua đó cho thấy loại chất lượng cao nhất( loại A) chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Công ty vừa quan tâm chất lượng chè tươi cung cấp cho chế biến vừa quan tâm tới kỹ thuật hái chè làm sao để chất lượng, số lượng đảm bảo cho kỳ này lại không ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng chè những vụ sau. Mặc dù giá thu mua chè loại A cao hơn các loại khác nhưng các hộ trồng chè cung cấp rất ít vì chè loại này cho sản lương rất thấp nên không mang lại hiệu quả kinh tế cho họ. Còn đối với công ty họ muốn tỷ trọng chè loại A cao để chất lượng Sản phẩm cao hơn nhưng dễ dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để khắc phục điều đó công ty đã khuyến khích các hộ trồng chè bằng việc tăng giá thu mua lên , giá chè loại A qua 3 năm tăng 6,07% nhưng tỷ trọng chè loại a vẫn chưa cao. Trong quá trình thu mua chè búp tươi thì thời gian cung ứng và phương thức thu mua nó cũng đóng vai trò quan trọng bởi chè tươi hái ra cần được chế biến ngay để đảm bảo chất lượng tránh tình trạng chè bị ôi ngốt, giảm phẩm cấp. Vì vậy tại các vùng nguyên liệu công ty đặt các nhà máy chế biến, thu mua ngay số lượng chè tươi đã hái đồng thời phân loại chè theo đúng qui trình kỹ thuật. 1.2- Tình hình chế biến. Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước được tỉnh giao quyền chủ đầu tư trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh khép kín từ A đến Z Sản phẩm chè nên việc khai thác mọi tiềm năng có nhiều thuận lợi và hoàn toàn chủ động. Cùng với việc đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích để nâng cao sản lượng Sản phẩm, doanh nghiệp đã thực hiện chính sách giá để thu hút thu gom nguyên liệu ngoài vùng để chế biến. Thực tế đã hình thành 1 số chợ nguyên liệu đẻ thu mua của dân và bộ phận kinh doanh dịch vụ tham gia khai thác ra các địa bàn ngoài tỉnh. Ngoàiviệc chủ động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn làm tốt vai trò là trung tâm về tư vấn kỹ thuật, dịch vụ… cho người lao động trên địa bàn, vì vậy đã hình thnàh xung quanh doanh nghiệp nhiều cơ sở sản xuất- chế biến vệ tinh góp phần tăng nhanh sản lượng Sản phẩm xuất khẩu. Biểu 5 : Thiết bị, công suất ở các xí nghiệp chế biến như sau: Đơn vị Công suất (tấn/ngày) Ghi chú XN chè đen Anh Sơn XN chè đen Hạnh Lâm XN chè đen Bãi Phủ XN chè đen Ngọc Lâm XN chè đen Thanh Mai XN chè đen Vinh 16 12 12 6 6 6 Thiết bị của Liên Xô 1976 Thiết bị của Ân Độ 1978 Thiết bị của Ân Độ 1978 Thiết bị của Triết Giang Trung Quốc Thiết bị Việt Nam + Trung Quốc Thiết bị Việt Nam + Trung Quốc Tổng: 58 Nguồn: Phòng QTCN-KCS. Tổng công suất thiết bị chế biến là 58 tấn chè tươi/ ngày. Do máy móc cũ kỹ lạc hậu lại thiếu đồng bộ nên công suất thực tế chỉ đáp ứng được 2/3 lượng nguyên liệu dẫn đến chất lượng Sản phẩm không cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng thấp kém lại xuống cấp nghiêm trọng như nhà xưởng, kho bãi, đường xá cũng ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng Sản phẩm của công ty- đặc biệt là hệ thống đường nội vùng đi lại khó khăn gây ách tắc, chậm trễ làm cho nguyên liệu bị ôi ngốt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng khả năng năng lực chế biến so với nguồn nguyên liệu tăng hàng năm. Ngoài 6 xưởng chế biến trong toàn tỉnh tổng công suất thực tế 58 tấn chè búp tươi/ngày Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An được sự quan tâm của tỉnh cho phép lắp đặt xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến chè CTC công suất 12 tấn/ngày, 1 dây chuyền tại 2 xí nghiệp của 2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn nâng công suất lên đến 74tấn/ngày. Nhà máy chè Ngọc Lâm hoàn thành xây lắp tháng 1/2002 đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sản xuất tháng 3/2002 đáp ứng kịp thời yêu cầu thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002. Nhà máy chè Anh Sơn lắp đặt hoàn thành cuối 1/2002 kịp bàn giao sử dụng phục vụ sản xuất năm 2002. Nhìn chung sự án xây dựng 2 nhà máy thực thi đảm bảo tiến độ, chất lượng, mỹ thuật của công trình theo thiết kế kỹ thuật và dự toán được duyệt. Hai nhà máy đã đưa vào sử dụng đạt hiệu quả tốt. Năm 2002 đã sản xuất được 300 tấn chè CTC chất lượng cao xuất khẩu. Đồng thời năm 2002 công ty đã kịp thời bổ sung 1 số thiết bị cần thiết như đầu tư 3 máy phát điện 250kwh tại 3 nhà máy lớn Anh Sơn, Ngọc Lâm, Hạnh Lâm nhằm khắc phục tình trạng phải ngừng sản xuất do mất điện lưới và 1 số thiết bị khác đảm bảo cân đối năng lực các dây chuyền sản xuất chế biến tại các xí nghiệp thành viên. Để đáp ứng yêu cầu cân đối năng lực chế biến năm 2003-2005 ngày 19/7/2002 UBND tỉnh Nghệ An đã đồng ý cho phép Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An lập dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô nhà máy chè Hạnh Lâm từ 12-24 tấn/ngày. Hiện tại công ty đang triển khai khảo sát để thực hiện lập dự án. 1.3- Về giá thành Sản phẩm. Giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng của giá trị sản phẩm được biểu hiện bằng tiền, nó bao gồm giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao và giá trị lao động cần thiết sáng tạo ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Như vậy tất cả các khoản chi phí của công ty có liên quan đến sản xuất và quản lý sản xuất sẽ cấu thành nên giá thành sản phẩm. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, phấn đấu làm ăn có lãi, có chổ đứng ổn định trên thị trường. Muốn vậy doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giảm giá thành sản phẩm của mình. Sự chênh lệch giữa giá bán và giá thành chính là lợi nhuận đơn vụ của công ty. Nếu giá thành cao sẽ dẫn đến giá bán cao, như thế sức cạnh tranh của công ty sẽ giảm, do vậy giảm giá thành là nhiệm vụ rất quan trọng. Biểu 6 : Giá thành các loại chè qua 3 năm. Ta thấy rằng giá thành các loại chè tăng lên qua 3 năm. sản phẩm chè của công ty được bán trên thị trường bao gồm: chè đen Orthdox, chè đen CTC và chè xanh. Qua số liệu của bảng ta thấy giá thành chế biến các loại chè bình quân của công ty thay đổi qua các năm. Đối với chè đen Orthdox thì giá thành chế biến vẫn cao hơn cả. Năm 2000 giá chè đen Orthdox bình quân là 13.145 nghìn đồng/tấn trong đó giá thành chè Op là cao nhất, 16.600 nghìn đồng/tấn. Bình quân qua 3 năm 2000-2002 giá thành chế biến loại chè BPS, F và chè loại D bình quân qua 3 năm có xu hướng giảm, loại D giảm bình quân 12,66%. Tổng chi phí chế biến loại chè đen Orthdox là 8.701.990 nghìn đồng,năm 2001 là 12.956.035 nghìn đồng và năm 2003 là 17.460.640 nghìn đồng. Bình quân 3 năm tăng 40,58%. Biểu 6: Giá thành từng loại chè ở công ty.(Đơn vị: nghìn đồng) Loại chè Năm Tốc độ phát triển 2000 2001 2002 01/00 02/01 BQ 1.Chè đen Orthodox 13145 13343 14312 101,51 107,26 104,35 -OP 16600 16500 18312 99,40 110,98 105,03 -FBOP 15747 15500 17000 98,43 109,68 103,90 -P 14813 14500 16500 97,89 113,79 105,54 PS 12256 12200 12800 99,54 104,92 102,19 -BPS 11343 9000 9500 79,34 105,56 91,52 -F 6673 7000 5500 104,90 78,57 90,79 -D 3300 3000 2500 90,91 83,33 87,34 * Tổng chi phí 8701990 12956053 17460640 148,90 134,77 140,58 2. Chè đen CTC 12654 13340 13625 105,42 102,14 103,77 -BOP 13300 14000 14350 105,26 102,5 103,87 -BP 13300 14000 14350 105,26 102,5 103,87 -BPS 13300 14000 14350 105,26 102,5 103,87 -P 12860 13400 14350 104,20 107,09 105,64 -OF 12860 13400 14350 104,20 107,09 105,64 -PD 12860 13400 14350 104,20 107,09 105,64 -D 9500 11000 8000 115,79 72,73 91,77 -CD 6500 7000 5000 107,69 71,43 87,71 *Tổng chi phí 8604720 11872600 13625000 137,98 114,76 125,84 3. Chè xanh 12936 13164 13540 101,76 102,86 102,31 -Chè đặc biệt 19000 19000 22000 100,00 115,79 107,61 -Chè loại 1 16000 15300 16000 95,63 104,58 100,00 -Chè loại 2 12500 12350 14400 98,80 116,60 107,33 - Chè mảnh 5700 5000 4500 87,72 90,00 88,85 -Chè cám 2500 2000 2000 80,00 100.00 89,44 *Tổng chi phí 5174400 6187080 9342600 119,57 151,00 134,37 Tổng chi phí sản xuất 22613834 31015733 40428240 - - - Nguồn: Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu Đối với chè đen CTC xuất khẩu thì giá thành chế biến bình quân cho một tấn năm 2000 là 12654 nghìn đồng, năm 2001 là 13340 và năm 2002 là 13625 nghìn đồng, bình quân ba năm tăng 3,77% trong đó các loại BOP, BP, BPS, P, OF, PO đều tăng từ 3 – 6 % chỉ có loại D là giảm giá thành 8,23% và loại CD giảm 12,29%. Tổng chi phí sản xuất chè đen CTC năm 2000 là 8604720nghìn đồng sang năm 2001 là 11872600 nghìn đồng và năm 2002 là 13.625.000 nghìn đồng, bình quân 3 năm tăng 25,84%. Mặt hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là chè đen Orthodox và chè đen CTC. Còn đối với chè xanh thì giá thànhqua các năm có sự biến động, bình quân ba năm chè đặc biệt tăng 7,61%, loại hai tăng 7,33% còn loại một không đổi, chè mảnh chè cám giảm hơn 10%. Giá thành bình quân loại này qua ba năm tăng 2,31%. Tổng chi phí cũng tăng vọt, năm 2000 là 5174400 đến năm 2002 là 9342600 nghìn đồng, bình quân ba năm tăng 34,37%. Như vậy tổng chi phí sản xuất các loại chè tăng qua các năm, năm 2000 là 22613834 nghìn đồng, năm 2001 là 31015733 nghìn đồng, năm 2002 là 40428240 nghìn đồng. Nguyên nhân của sự tăng giá thành đó là có tỷ lệ lạm phát nên các yếu tố đầu vào tăng giá, ngoài ra công ty còn chủ động tăng giá mua nguyên liệu để thu gom nguyên liệu, bên cạnh đó một số công đoạn vẫn chưa tiết kiệm chi phí, còn nguyên nhân tăng tổng chi phí là do tăng giá thành và sự tăng nhanh về sản lượng. Biểu: chi phí để sản xuất ra một tấn chè đen CTC. Đơn vị: nghìn đồng Các loại chi phí Năm Tốc độ phát triển (%) 2000 2001 2002 01/00 02/01 BQ Tổng chi phí 12.654 13.340 13.625 105,42 102,14 103,77 1.Chi phí vật tư 9.267 9.412 9.310 101,56 98,92 100,23 -Nguyên liệu chính 7.972 8.040 8.021 100,85 99,76 100,30 -Điện năng 545 592 539 108,62 91,04 99,44 -Than, củi 570 580 600 101,82 103,57 102,69 -Bao bì, vật đóng gói 180 200 150 111,11 75,00 91,29 2.Chi phí công lao động 869 888 1.185 102,19 133,45 116,78 3.Sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, KHTSCĐ 1.203 1.450 1.300 120,53 89,66 103,96 4.Quản lý xí nghiệp 980 1000 1000 102,04 100,00 101,01 5.Lãi v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0342.doc