Giải pháp cho phát triển thương mại ở miền núi Nghệ An giai đoạn 2006-2010 (69tr)

Mục lục TT Nội dung Trang Lời mở đầu Chương1: một số vấn đề lý luận về sự cần thiết phải phát triển thương mại ở Nghệ An 5 1.1 Hoạt động thương mại , khái niệm và nội dung 5 1.1.1 Khái niệm 5 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của thương mại dịch vụ 6 1.1.3 Vai trò và nội dung của thương mại dịch vụ 8 1.2 Vị trí địa lý, đặc diểm tình hình vùng miền núi Nghệ An 9 1.2.1 Đặc điểm của vùng miền núi 9 1.2.2 Vai trò của phát triển kinh tế vùng miền núi đối với việc phát triển kinh tế

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp cho phát triển thương mại ở miền núi Nghệ An giai đoạn 2006-2010 (69tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- xã hội chung 10 1.3 Nghị định của chinh phủ về phát triển thương mại miền núi , hải đảo và vùng đồng bào dân tộc 11 1.3.1 Khuyến khích phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc 11 1.3.2 Chính sách trợ giá, trợ cước để bán hàng chính sách xã hội, mua, tiêu thụ sản phẩm sản xuất ở miền núi ,vùng đồng bào dân tộc 13 1.3.3 Đánh giá về chủ trương chính sách của Nghị định Chính phủ đối với việc phát triển thương mại ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc 18 1.4 Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về khuyến khích phát triển thương mại miền núi 19 1.4.1 Chính sách tiêu thụ sản phẩm 19 1.4.2 Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng thương mại 21 1.4.3 Chính sách đối với thương nhân và người lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại ở địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc 23 Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại miền núi, chương trình trợ giá, trợ cước hàng chính sách và trợ cước thu mua nông sản 25 2.1 Thực trạng thương mại và thị trường miền núi nghệ An thời lỳ 1998-2003 25 2.1.1 Thị trường miền núi Nghệ An 25 2.1.2 Thực trạng doanh nghiệp thương mại dịch vụ quốc doanh và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn miền núi nghệ An 27 2.1.3 Mạng lưới thương mại trên địa bàn miền núi 28 2.1.4 Mạng lưới thương mại trên địa bàn miền núi 31 2.2 Số người kinh doanh thương mại trên địa bàn miền núi 35 2.3 Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội trên địa bàn miền núi 36 2.3.1 Thực trạng 36 2.3.2 Đánh giá thực trạng luân chuyển hàng hóa trên địa bàn miền núi kết quả thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước hàng chính sách lên miền núi và thu mua nông sản miền núi Nghệ An giai đoạn 1998-2003 38 2.4 Kết quả thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước hàng chính sách lên miền núi và thu mua nông sản miền núi Nghệ An giai đoạn 1998 – 2003 40 2.4.1 Cung ứng các mặt hàng chính sách 40 2.4.2 Thu mua nông sản miền núi Nghệ An giai đoạn 1998-2003 42 2.4.3 đánh giá thực hiện chương trình trợ giá, trợ cước hàng chính sách lên miền núi và thu mua nông sản miền núi Nhgệ An giai đoạn 1998-2003 42 Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thương mại ở miền núi giai đoạn 2006-2010 44 3.1 Mục tiêu, quan điểm phát triển thương mại của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 44 3.1.1 Nhiệm vụ tổng quát 44 3.1.2 Quan điểm phát triển thương mại 44 3.1.3 Mục tiêu phát triển thương mại tỉnh Nghệ An đến năm 2010 45 3.1.4 Chỉ tiêu cụ thể phát triển thương mại 5 năm 2006 – 2010 46 3.2 Phương hướng mục tiêu phát triển thương mại miền núi Nghệ An 48 3.3 Quy hoạch để mở rộng thị trường và phát triển thương mại ở khu vực miền núi 49 3.3.1 Quy hoạch phát triển thương mại theo loại hình 49 3.3.2 Quy hoạch phát triển thương mại theo thành phần kinh tế 53 3.4 Các giải pháp chủ yếu phát triển thương mại khu vực miền núi 55 3.4.1 Giải pháp chung cho phát triển thương mại 55 3.4.2 Giải pháp về lao động trên địa bàn miền núi 57 3.4.3 Giải pháp về đẩy mạnh phát triển thương mại 58 3.4.4 Giải pháp về huy động vốn, thu hút đầu tư nhằm xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thương mại miền núi 59 3.4.5 Giải pháp nhằm thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước, thu mua và bán sán phẩm nông, lâm sản cho khu vực miền núi 60 Phần kết luận 64 Lời mở đầu Thương mại miền núi, đây là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An cũng như phát triển kinh tế trong cả nước. Với một tỉnh có phần diện tích vùng miền núi chiếm tới hơn 3/4 diện tích của toàn tỉnh và tình hình thực tế của thương mại trên địa bàn như hiện nay thì việc khuyến khích, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động thương mại miền núi là một vấn đề rất cấp thiết và cần phải được thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Để làm được điều đó thì cần có được những chính sách hợp lý hơn nữa làm nền tảng cho thương mại miền núi phát triển. Dựa vào đặc điểm tình hình thực tế của thương mại miền núi Nghệ An và nghị định 20/1998/NĐ-CP về phát triển thương mại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và nghị định 02/2002/NĐ-CP ngày 3/1/2002 của chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điều nghị định 20/1998/NĐ-CP. UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định 95/1999/QĐ-UB về việc ban hành một số cơ chế chính sách phát triển thương mại miền núi , vùng đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh. Qua 5 năm thực hiện, chính sách trên thực sự đã đóng góp nhiều cho sự phát triển mạng lưới thương mại và việc cải thiện cuộc sống đồng bào, qua đó đã góp phần ổn định vùng biên giới phía tây Nghệ An, giảm mạnh tỷ lệ du canh du cư. Tuy nhiên, bên cạnh đó đời sống vật chất tinh thần của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, thiếu thốn do cơ sở vật chất, mạng lưới thương mại vẫn còn nhiều hạn chế. Là một sinh viên, em luôn mong muốn nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân. với trình độ còn hạn chế, em cũng đã cố gắng nghiên cứu để hoàn thành bản báo cáo này, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy, kính mong thầy và cán bộ hướng dẫn góp ý cho em để em có thể hoàn thành tốt hơn bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng, giảng viên khoa Kế Hoạch-Phát Triển và chú Phạm Hoài Đức, trưởng phòng Kế Hoạch Tổng Hợp sở Thương Mại Nghệ An đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Phần Nội Dung Chương1: Một số vấn đề lý luận về sự cần thiết phải phát triển thương mại miền núi ở Nghệ An. 1.1. Hoạt động thương mại, khái niệm và nội dung: 1.1.1 Khái niệm: Thương mại vừa có ý nghĩa là kinh doanh vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Theo nghĩa rộng thì thương mạị là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường.Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Nếu xét theo nghĩa hẹp thì thương mại là quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động trao đổi(kinh doanh hàng hóa) vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi đó là ngoại thương (kinh doanh quốc tế). Theo luật thương mại thì hành vi thương mại bao gồm: mua, bán hàng hoá, đại diện cho thương nhân môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa , đại lý mua bán hàng hóa, gia công thương mại, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo thương mại, trình bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ triển lãm thương mại... Họat động thương mại hiện nay được chia thành ba nhóm: Nhóm mua bán hàng hóa , dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại. Trên thực tế thương mại có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau: Nếu xét theo phạm vi hoạt động, có thương mại nội địa( nội thương ), thương mại quốc tế( ngoại thương ), thương mại khu vực , thương mại thành phố, nông thôn, thương mại nội bộ ngành… Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội có thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại hàng tư liệu sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng… Theo các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa có thương mại bán buôn, bán lẻ. Theo mức độ can thiệp của nhà nước có thương mại truyền thông và thương mại điện tử. Như vậy, Thương mại miền núi được xét trên góc độ phạm vi chính là toàn bộ các hoạt động kinh doanh được diễn ra trên thị trường miền núi, là quá trình mua bán, lưu thông hàng hóa và dịch vụ cũng như là quá trình trao đổi mua bán hàng hóa giữa miền núi với các khu vực khác nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại trên địa bàn diễn ra một cách mạnh mẽ, xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc, làm cho nền kinh tế của toàn tỉnh cũng như nền kinh tế cả nước có thể phát triển một cách đồng đều, ổn định và bền vững hơn. Việc xem xét thương mại theo các góc độ như vậy có ý nghĩa rất lớn về cả mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hình thành các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững thương mại. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của thương mại và dịch vụ: a. Chức năng: Chức năng của thương mại trong một nền kinh tế là một pham trù khách quan được hình thành trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội. ở nước ta thương mại được tổ chức thành ngành kinh tế quốc dân độc lập và có 4 chức năng cơ bản sau: Thứ nhất: Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nước và nước ngoài. Đây là chức năng xã hội của thương mại, với chức năng này nghành thương mại phải nghiên cứu và nắm vững nhu cầu thị trường hàng hóa, dịch vụ. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn hàng nhằm thỏa mãn tốt mọi nhu cầu của xã hội. Thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ trong quá trình kinh doanh. để thực hiện chức năng này ngành thương mại phải có đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có một hệ thống quản lý kinh doanh, có tài sản cố định và tài sản lưu động riêng. Thứ hai: Thông qua quá trình lưu thông hàng hóa, thương mại thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Thực hiện chức năng này, thương mại phải tổ chức công tác vận chuyển hàng hóa, tiếp nhận, bảo quản, phân loại và ghép đồng bộ hàng hóa… Thứ ba: Thông qua hoạt động mua bán trao đổi mua bán hàng hóa trong và ngoài nước cũng như thực hiện các dịch vụ thương mại làm chức năng sản xuất với thành tựu và gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế. Thứ tư: Chức năng thực hiện giá trị hàng hóa, dịch vụ, qua đó thương mại đáp ứng tốt mọi nhu cầu trong sản xuất và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa là chức năng quan trọng của thương mại.Thực hiện chức năng này , thương mại tích cực phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm quá trình lưu thông thông suốt là thực hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh thương mại, dịch vụ. b. Những nhiệm vụ chủ yếu của thương mại - dịch vụ: Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế thì hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của Thương mại -dịch vụ có thể bao gồm 5 nội dung cơ bản sau: - Nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thương mại phát triển sẽ đóng góp rất nhiều tới việc phát triển kinh tế trên các mặt cả về kinh tế lẫn đời sống của nhân dân, đó là yêu cầu cơ bản cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Phát triển thương mại dịch vụ, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt dễ dàng trong cả nước đáp ứng tốt mọi nhu cầu của đời sống. Hàng hóa lưu thông tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nhất là về đời sống vật chất của dân cư. - Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội quan trọng của đất nước: vốn, việc làm, công nghệ ứng dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng. - Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh, chống trốn thuế , gian lận thuế, lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, xã hội và người lao động. - Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động thương mại dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Nhiệm vụ của thương mại miền núi Bao gồm 4 nội dung chủ yếu sau: - Đảm bảo cho hoạt động thương mại dịch vụ khu vực miền núi, vùng đồng bà dân tộc nhờ vào hệ thống các chợ, đại lý, cửa hàng kinh doanh ở trung tâm cụm xã và liên xã. - Đảm bảo việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực, phục vụ việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân đang sống trên địa bàn. - Đảm bảo tốt việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ từ trung tâm đến các huyện xă thông qua việc thực hiện tốt chính sách của nhà nước về phát triển thương mại ở miền núi ,vùng đồng bào dân tộc. - ổn định giá cả thị trường nhờ vào công tác quản lí thương mại cũng như thực hiện các chính sách trợ giá trợ cước hàng hóa từ miền xuôi lên miền núi và ngược lại. 1.1.3 Vai trò và nội dung của thương mại dịch vụ: a. Vai trò: Là một nghành trong nền kinh tế quốc dân thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở nước ta. Xác định rõ vai trò của thương mại cho phép tác động đúng hướng và tạo được những điều kiện cho thương mại phát triển. - Thương mại là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển thông qua hoạt động thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được các hàng hóa dịch vụ. Điều đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thừơng, lưu thông hàng hóa được thông suốt, như vậy nếu không có hoạt động thương mại phát triển thì sản xuất hàng hóa không thể phát triển được - Thông qua việc mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường, thương mại có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân công lao động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong các ngành của nền kinh tế quốc dân. - Trong xu thế quốc tế hóa đời sống như hiện nay thương mại có vai trò là cầu nối gắn kết kinh tế giữa trong và ngoài nước nhằm thực hiện chính sách mở cửa. - Nói đến thương mại là nói đến sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường trong mua- bán hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh là quan hệ bình đẳng, thuận mua vừa bán hay quan hệ được tiền tệ hóa. b. Nội dung cơ bản của thương mại: Là một quá trình kinh tế, thương mại thừơng có những nội dung chủ yếu sau: Là quá trình điều tra nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường và các loại hàng hóa dịch vụ. đây là khâu công việc đầu tiên trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ nhằm trả lời câu hỏi cần kinh doanh hàng hóa gì, dịch vụ gì…chất lượng, số lượng, mua bán lúc nào, ở đâu? Là quá trình huy động, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Trong điều kiện cạnh tranh và hoạt động kinh tế, việc tạo nguồn để đáp ứng các nhu cầu và nâng cao được năng lực cạnh tranh là khâu công việc hết sức quan trọng. Là quá trình tổ chức các mối quan hệ kinh tế thương mại, ở khâu này giải quyết các vấn đề về kinh tế, tài chính, giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hóa. Là quá trình tổ chức hợp lý các kênh phân phối và tổ chức chuyển giao hàng hóa dịch vụ, đây là quá trình liên quan tới việc điều hành và vận chuyển hàng dịch vụ từ sản xuất đến người sử dụng với những điều kiện hiệu quả tối đa. Là quá trình quản lý hàng hóa ở các doanh nghiệp và xúc tiến mua bán hàng hóa. Đối với các dịch vụ thương mại , đây là nội dung công tác quan trọng kết thúc quá trình kinh doanh hàng hóa. 1.2. Đặc điểm và vai trò của vùng miền núi về phát triển kinh tế xã hội 1.2.1. Đặc điểm của vùng miền núi Vùng miền núi là nơi mà đó các điều kiện về kinh tế xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn bởi cơ sở hạ tầng còn thấp, đường xá giao thông đi lại khó khăn địa hình hiểm trở phức tạp, trình độ dân trí còn thấp, sản xuất và lưu thông hàng hoá vẫn còn nhiều hạn chế. Một đặc điểm lớn của mình núi là thường gắn với các giải núi cao, đất ở đây có nhiều tiềm năng đất chủ yếu là đất bazan phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày, cây lấy gỗ… Do đặc điểm về vị trí địa lý ở vùng miền núi thường là núi cao, hiểm trở bị chia cắt bởi những dòng sông được hình thành trong tự nhiên mà mạng lưới giao thông trên địa bàn chưa được phát triển mạnh cho nên, tuy rằng tiềm năng sẵn có của vùng miền núi là rất lớn như: tiềm năng về kinh tế, trữ lượng các loại nông lâm khoáng sản, dược liệu rất lớn và vô cùng quý giá những vẫn chưa được phát huy có hiệu quả, những lợi thế có được trên địa bàn miền núi vẫn còn nằm ở dạng tiềm năng. Về phát triển kinh tế thì ở miền núi còn rất kém chưa theo kịp miền xuôi, mạng lưới giao thông và mạng lưới kinh tế trên địa bàn còn rất mỏng và yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và đồng bộ như ở miền xuôi. Quan hệ thị trường đang ở mức thấp còn mang tính tự cấp và tự túc chứ chưa phải là quan hệ sản xuất hàng hoá. Đời sống dân cư trên địa bàn miền núi hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng nghèo nàn lạc hậu vẫn còn phổ biến khắp các vùng miền núi trên cả nước, nhất là về đời sống vật chất do điều kiện đi lại sinh hoạt trên địa bàn còn nhiều bất cập, thu nhập của người dân ở đây chủ yếu vẫn từ việc sản xuất nông, lâm sản, các hình thức canh tác trên địa bàn còn lạc hậu, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp. 1.2.2. Vai trò của phát triển kinh tế vùng miền núi đối với việc phát triển kinh tế - xã hội chung. chúng ta biết rằng việc phát triển kinh tế trên địa bàn miền núi đóng vai trò rất quan trọng tới việc phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh cũng như trong cả nước. Kinh tế miền núi phát triển sẽ góp phần to lớn vào mức tăng trưởng chung về kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ hơn. Với những lợi thế to lớn hơn về tiềm năng mà vùng miền núi đem lại, nếu biết cách khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả một cách có hợp lý các tài nguyên nông, lâm khoáng sản trên địa bàn tuy tốc độ tăng trưởng của tỉnh hay quốc gia đó sẽ đạt được mức lớn hơn rất nhiều. Ngược lại nếu việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn miền núi không đạt được như yêu cầu thì không những không thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung mà còn có tác động làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của cả vùng. Bên cạnh đó hố sâu ngăn cách về đời sống dân cư sẽ ngày càng được nới rộng thêm, không thể đảm bảo được sự công bằng trong cộng đồng. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rõ tầm quan trọng của miền núi và sự phát triển kinh tế vùng miền núi đối với việc phát triển kinh tế - xã hội chung của các tỉnh hay của mỗi quốc gia. 1.3 Nghị định của chính phủ về phát triển thương mại ở vùng miền núi đồng bào dân tộc 1.3.1 Khuyến khích phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi tổ chức mọi cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển thương mại ở các vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng các mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, giữa các doanh nghiệp nhà nước với các thương nhân thuộc các thành phần kinh tế khác, tạo ra hệ thống các kênh lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ. Khuyến khích xây dựng chợ có các cửa hàng mua bán hàng hóa của thương nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã thương mại dịch vụ tại các cụm xã trên địa bàn miền núi, hải đảo, đồng bào dân tộc. Việc xây dựng chợ ở cụm xã phải gắn với quy hoạch, kế hoạch xây dựng trung tâm cụm xã, phù hợp với sự phân bố dân cư ở địa bàn để chợ thực sự trở thành trung tâm giao dịch , tiếp xúc, mua bán hàng hóa của nhân dân trong vùng, tạo điều kiện thúcdẩy giao lưu hàng hóa ở từng địa phương miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc giữa các vùng trong từng khu vực. Đối với các cụm xã thuộc chương trình này xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao theo quyết định số 35/TTG ngày 13/1/1997 của thủ tướng chính phủ cấn ưu tiên đầu tư xây dựng chợ trong bước 1 của dự án để hình thành ngay từ đầu địa điểm giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân ,tạo tiền đề cho việc mở rộng giao lưu hàng hóa, kích thích phát triển sản xuất, góp phần vào việc cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Đối với các cụm xã chưa thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao theo quyết định 35/TTG ngày 13/1/1997 của thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh xem xét, xác định những cụm xã cần thiết phải đầu tư xây dựng chợ, bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương cho các cụm xã này để xây dựng chợ với quy mô thích hợp. Đối với các thành phố , thị xã , thị trấn và những địa bàn ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc có đường giao thông thuận tiện, kinh tế đã có sự phát triển nhất định thì UBND tỉnh vận dụng các hình thức thích hợp để huy động vốn từ người kinh doanh, hoặc từ nguồn tín dụng nhà nước cho vay vốn trung và dài hạn với lãi xuất ưu đãi, kết hợp với phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng chợ và các cơ sở vật chất khác phục vụ hoạt động thương mại . Giao đất, thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất: Nhà nước giao đất cho các tổ chức để xây dựng chợ thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thì không thu tiền sử dụng đất. Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được nhà nước ưu tiên giao đất, cho thuê đất ở những vị trí, địa điểm thuận lợi cho yêu cầu kinh doanh. được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định tại điều 13, điều 14 của nghị định 85/CP ngày 17/2/1996 của chính phủ. Thương nhân kinh doanh tại khu vực 2 được miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu và được giảm 50% tiền thuê đất trong 5 năm tiếp theo kể từ khi ký hợp đồng thuê đất. Thương nhân kinh doanh tại khu vực 3 được miễn tiền thuê đất xây dựng, mở rộng cơ sở kinh doanh. Miễn, giảm thuế doanh thu và thuế lợi tức: Thương nhân kinh doanh tại địa bàn khu vực 3 thuộc miền núi theo quy định thì được giảm 50% thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 4 năm. Thương nhân kinh doanh tại địa bàn khu vực 2 được giảm 50% thuế doanh thu đối với phần doanh thu có được từ việc mua bán những mặt hàng chính sách xã hội và các mặt hàng nông, lâm sản đã mua theo chính sách trợ cước trong thời hạn 4 năm. Thương nhân ở khu vực 1 trực tiếp bán các mặt hàng chính sách xã hội và thương nhân trực tiếp hoạt động kinh doanh ở khu vực 1 và khu vực 2 thuộc địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc khi bán các mặt hàng khác (ngoài các hàng hoá nêu ở khoản 2, điều 9 nghị định chính phủ số 20/1998 NĐ-CP) được giảm 25% thuế doanh thu trong thời hạn 3 năm. Thương nhân vay vốn các ngân hàng thương mại nhà nước để dự trữ, bán lẻ một số mặt hàng thiết yếu và mua nông , lâm sản tại các khu vực 2; 3 miền núi hải đảo , vùng đồng bào dân tộc, được giảm lãi xuất cho vay 20% so với lãi xuất cho vay thông thừơng của ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm cho vay.thương nhân được giảm lãi xuất vay vốn phải có trụ sở hoặc có đăng kí chi nhánh hoạt động tại các tỉnh miền núi. Miễn học phí về đào tạo và đào tạo lại công chức,viên chức thương mại miền núi ,hải đảo vùng đồng bào dân tộc. Công chức nhà nước được cử đi đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong hệ thống trường đào tạo được ngân sách nhà nước cấp kinh phí đào tạo để tiếp tục làm việc tại miền núi, vùng đồng bào dân tộc thì được miễn học phí. 1.3.2 Trợ giá, trợ cước để bán hàng chính sách xã hội, mua, tiêu thụ sản phẩm sản xuất ở miền núi , hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. a. Bán mặt hàng chính sách xã hội địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Nhà nước thực hiện trợ giá, trợ cước vận chuyển nhằm đảm bảo cho nhân dân sống ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc mua được mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống bằng với giá các mặt hàng cùng loại bán tại thị xã miền núi, nhà nước thực hiện việc trợ giá trợ cước vận chuyển đối với muối i-ốt, giống cây trồng và trợ cước vận chuyển đối với dầu hỏa thắp sáng,giấy viết học sinh,phát hành sách, thuốc chữa bệnh, phân bón, thuốc trừ sâu và than mỏ theo quy định. Định mức cung ứng hàng hoá được trợ giá, trợ cước vận chuyển: UBND tỉnh quyết định định mức cung ứng và kế hoạch cung ứng các mặt hàng trợ giá, trợ cước hàng năm. Căn cứ để định ra mức cung ứng và kế hoạch cung ứng là nhu cầu của từng địa phương, phù hợp với nguồn kinh phí của tỉnh trong từng năm. Ưu tiên đảm bảo đủ hàng hoá phục vụ vùng sâu vùng xa. Xác định giá bán, đơn giá trợ giá,trợ cước: Ban vật giá chính phủ căn cứ tình hình thực tế để quy định nguyên tắc xác định giá bán tối đa đối với những mặt hàng bán có trợ gía, trợ cước vận chuyển phù hợp với đặc điểm và quãng đường vận chuyển thực tế trên địa bàn, bảo đảm cho các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sách có đủ kinh phí vận chuyển cần thiết, kể cả vận chuyển bằng phương tiện thô sơ( nếu có), thực hiện việc cung cấp hàng hoá cho đồng bào ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc một cách kịp thời, thuận tiện. Giá bán và định lượng các mặt hàng có trợ giá, trợ cước phải niêm yết công khai tại từng địa điểm bán hàng để mọi người biết, giám sát và kiểm tra việc thực hiện. Xác định khoản trợ giá, cự ly vận chuyển, địa điểm giao, nhận hàng có trợ giá, trợ cước: Bộ Thương Mại chủ trì cùng ban vật giá chính phủ, cơ quan quản lý ngành hàng và các tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc xác định các khoản trợ giá, cự ly giao hàng, kho giao hàng. Các điểm nhận hàng trợ giá, trợ cước vận chuyển để đồng bào sống, sinh hoạt ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc có thể mua được hàng chính sách một cách thuận tiện, tiêp kiệm chi phí cho nhà nước. Cơ quan quản lý ngành hàng có mặt hàng trợ giá, trợ cước vận chuyển có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị kinh doanh thuộc ngành mình ưu tiên kí hợp đồng và vận chuyển hàng theo số lượng, thời gian mà các tỉnh ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc yêu cầu, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân vùng đựoc hưởng chính sách ưu đãi. Nguồn kinh phí trợ giá,trợ cước để bán mặt hàng chính sách xã hội: kinh phí dùng để trợ giá, trợ cước hàng chính sách được trích từ nguồn ngân sách trung ương và cấp cho UBND tỉnh theo hình thức “kinh phí ủy quyền”. Doanh nghiệp được giao bán mặt hàng chính sách xã hội cho đồng bào dân tộc và nhân dân trên địa bàn nếu chưa được cấp kinh phí trợ cước, trợ giá phải vay ngân hàng thương mại để thực hiện nhiệm vụ này thì được ngân sách cấp bù lãi xuất đối với số tiền thực tế đã vay từ thời điểm giao hàng đến thời điểm được cấp kinh phí. Lập kế hoạch bán hàng có trợ giá , trợ cước: Bộ tài chính phối hợp với bộ kế hoạch đầu tư bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm khoảng kinh phí dành cho mục tiêu trợ cước vận chuyển, trợ giá đối với mặt hàng chính sách xã hội. Giao kinh phí trợ giá, trợ cước mặt hàng chính sách xã hội: Uỷ ban dân tộc miền núi chủ trì, phối hợp với bộ kế hoạch và đầu tư, bộ thương mại, bộ tài chính căn cứ vào chỉ tiêu hàng năm và tổng kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển những mặt hàng chính sách cho đồng bào ở địa bàn miền núi, hải đảo , vùng đồng bào dân tộc để phân bổ kinh phí cho các địa phương theo từng mặt hàng, từng khu vực, trước hết ưu tiên cho những địa phương có khó khăn. căn cứ kế hoạch phân bổ nói trên, bộ tài chính giao kinh phí để các địa phương, ngành thực hiện. Quản lý kinh phí trợ giá: Bộ Tài Chính phối hợp với các bộ ngành liên quan quy định và hướng dẫn các sở tài chính vật giá, các chi cục kho bạc và các doanh nghiệp lập sổ sách,chứng từ, thủ tục kiểm tra, xác nhận kết quả thực hiện bán, mua hàng trợ giá, trợ cước vận chuyển đồng thời quy định rõ thời hạn thanh quyết toán kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển, không được để việc thanh quyết toán kéo dài ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Uỷ Ban Dân Tộc và Miền Núi chủ trì phối hợp với bộ Thương Mại, bộ Tài Chính, Ban Vật Giá chính phủ kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng chính sách xã hội và việc bán hàng cho các đối tượng hưởng chính sách nói trên ở từng địa ban, khu vực; kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn vướng mắc; báo cáo, đề xuất với chính phủ các chính sách và giải pháp cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện chính sách đúng đối tượng, thực sự phát huy tác dụng đối với việc ổn định sản xuất đời sống cho nhân dân vùng hưởng chính sách. Xác định doanh nghiệp bán mặt hàng chính sách xã hội: UBND tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc căn cứ tình hình, đặc điểm, tập quán sinh hoạt của nhân dân ở từng khu vực để quyết định việc áp dụng hình tức đấu thầu hoặc lựa chọn doanh nghiệp nhà nước có đủ điều kiện về mạng lưới cán bộ để giao nhiệm vụ thực hiện việc bán các mặt hàng chính sách xã hội( trừ thuốc chữa bệnh). Cơ cấu knh phí mặt hàng trợ giá, trợ cước: Chủ tịch UBND tỉnh có địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc căn cứ đặc điểm, nhu cầu sử dụng của nhân dân từng địa phương, tổng kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển và khả năng ngân sách của tỉnh, xác định cơ cấu kinh phí cho từng mặt hàng, ưu tiên đảm bảo nhu cầu một số mặt hàng thiết yếu nhất cho nhân dân. Đối với một số vùng đặc biệt khó khăn, nếu nhân dân không có khả năng mua hàng thi chủ tịch UBND tỉnh căn cứ tổng kinh phí trợ giá, trợ cước được phân bổ cho địa phương và khả năng ngân sách của tỉnh, xem xét, quyết định việc cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết yếu nhất. b. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được sản xuất ở địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Trợ cước vận chuyển để tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa được sản xuất ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Để hỗ trợ người sản xuất ở trên địa bàn, duy trì sự phát triển sản xuất hàng hóa. Nhà nước thực hiện chính sách trợ cước vận chuyển theo kết quả thu mua của những thương nhân trực tiếp mua số sản phẩm hàng hóa thuộc mặt hàng nông, lâm sản chế biến từ nông, lâm sản do các tổ chức cá nhân ở địa bàn miền núi vùng đông bào dân tộc sản xuất. Ưu tiên mua hàng tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực 3. Trợ cước vận chuyển đối với thương nhân trực tiếp mua mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa: khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trực tiếp thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra tại các xã đặc biệt khó khăn. chính phủ trợ cước vận chuyển cho thương nhân theo số lượng hàng hóa thực tế đã mua. Cự ly tối đa được trợ cước vận chuyển để mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất ở vùng miền núi sẽ do bộ thương mại bàn với bàn với ban vật giá chính phủ và các cơ quan hữu quan để hướng dẫn cụ thể. Để trợ cước vận chuyển, thương nhân trước khi mua, tiêu thụ sản phẩm phải lập phương án kinh doanh cụ thể trình chủ tịch UBND tỉnh hoặc cơ quan do chủ tịch UBND tỉnh chỉ định xem xét. Giao kế hoạch và nguồn kinh phí hỗ trợ mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa: Kinh phí dùng cho việc trợ cước, trợ giá sẽ trích từ ngân sách trung ương để cấp cho UBND tỉnh theo hình thức “kinh phí ủy quyền”. Căn cứ tổng kinh phí được duyệt và danh mục hàng mua, tiêu ._.thụ, Uỷ Ban Dân Tộc và Miền Núi chủ trì phối hợp với bộ Thương Mại, bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, bộ Tài Chính để phân bổ kinh phí trợ cước vận chuyển. Căn cứ kế hoạch phaan bổ nói trên, bộ Tài Chính giao kinh phí cho các tỉnh có miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc sinh sống được hưởng chính sách này thực hiện. Kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước: Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá, việc cấp, sử dụnh kinh phí trợ cước, trợ giá đến từng địa điểm bán hàng theo đúng các quy định cuả nghị định. Bảo đảm cho đồng bào dân tộc sống trên từng địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc mua được các mặt hàng thuộc diện chính sách theo đúng số lượng, địa điểm giao để tránh lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ về kết quả thực hiện. c. doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại ở địa bàn miền núi,hải đảo, vùng đồng bào dân tộc: Phát triển, củng cố doanh nghiệp thương nghiệp nhà nước và hợp tác xã thương mại-dịch vụ trên địa bàn miền núi, hải đảo , vung đông bào dân tộc: Phát triển và củng cố thương nghiệp nhà nước để mua sản phẩm, bán vật tư phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng cho nhân dân các dân tộc ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, thực hiện các mặt hàng chính sách. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại phải có mạng lưới mua, bán hàng hóa đến tận các trung tâm cụm xã để đảm bảo yêu cầu của nhâ dân sống trên địa bàn. Phát triển hợp tác xã thương mại- dịch vụ và sử dụng các tổ chức kinh tế, những người được tín nhiệm trong các thôn, bản để làm đại lý mua bán hàng hoá, kể cả mua bná hàng hoá thuộc diện chính sách trợ giá, trợ cước cho doanh nghiệp nhà nước. Bộ trưởng các bộ quản lý ngành, chu tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm phát triển và củng cố các doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại, tổ chức và chỉ đạo phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt để đảm bảo việc mở rộng giao lưu hàng hoá trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc đang sinh sống. Doanh nghiệp công ích hoạt động thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc: doanh nghiệp chủ yếu hoạt động ở khu vực 3 có đủ tiêu chẩn quy định theo nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của chính phủ nếu có nhu cầu thì được xét chuyển sang loại hình doanh nghiệp công ích theo quy định hiện hành. Vốn doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại ở miền núi , hải đảo, vùng đồng bào dân tộc: doanh nghiệp nhà nước ở miền núi , hải đảo,vùng đồng bào dân tộc được đảm bảo vốn lưu động bằng 50% nhu cầu về vốn lưu động. Nếu các doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại chưa đủ vốn lưu động theo mức nêu trên thì trình các cơ quan có thẩm quyền nhà nước xét cấp bổ sung vốn theo quy định của luật ngân sách. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại được cấp đủ vốn dự trữ các mặt hàng chính sách. Tùy theo địa bàn và mặt hàng cụ thể, mức dự trữ bình quân đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc từ 2 đến 3 tháng. Doanh nghiệp được miễn nộp tiền thu về sử dụng vốn đối với số vốn được cấp để dự trữ mặt hàng chính sách. Hỗ trợ vay vốn: doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại ở miền núi , hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được vay vốn trung và dài hạn từ nguồn tín dụng nhà nước với lãi xuất ưu đãi nhất để đầu tư mở thêm các điểm kinh doanh hàng hóa phục vụ địa bàn miền núi đặc biệt là ở khu vực 3 và đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh thương mại hoặc mở rộng sản xuất chế biến. 1.3.3. Đánh giá về chủ trương chính sách của Nghị định Chính phủ đối với việc phát triển thương mại ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc Như vậy, theo Nghị định của Chính phủ thì ta thấy rằng đối với việc phát triển hoạt động thương mại trên địa bàn miền núi, Chính phủ cũng đã có rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn. Về cơ bản thì những chính sách này đã đáp ứng được yêu cầu đối với việc thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại trên địa bàn miên núi vùng đồng bào dân tộc của các tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển thương mại một cách có hiệu quả hơn thì các chính sách trên cần phải được xây dựng một cách đồng bộ và rõ ràng hơn. Ví dụ như: - Về việc huy động vốn từ người kinh doanh và từ nguồn tín dụng của Nhà nước vơí lãi suất ưu đãi thì mức lãi suất ưu đãi này cần đề ra như thế nào đối với việc thương nhân kinh doanh trên địa bàn thuộc khu vực I, khu vực II, khu vực III. - Đối với các cụm xã thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao theo quyết định 35/TTg - ngày 13/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ thì được đầu tư xây dựng theo quy mô như thế nào theo từng khu vực và kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương sẽ được phân bổ theo tỷ lệ như thế nào? Điều này cần phải được quy định định mức một cách rõ ràng hơn. - Về chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và bán các mặt hàng chính sách thì cần xác định việc ưu tiên thực hiện đối với từng loại hàng hoá khác nhau. Trước hết là ưu tiên thực hiện việc cung ứng các mặt hàng chính sách cần thiết nhất hiện nay đối với khu vực miền núi như muối iốt, dầu hoả thắp sáng để phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân trên địa bàn. Cần hỗ trợ một cách tích cực cho việc tiêu thụ những sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra trên địa bàn. 1.4 Quyết định của ủy ban nhân dân về khuyến khích phát triển thương mại miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn Nghệ An. 1.4.1 chính sách tiêu thụ sản phẩm hàng hóa: Điều 3: sản phẩm hàng hóa được thực hiện chính sách trợ cước vận chuyển: 1. sản phẩm hàng hóa được thực hiện chính sách trợ cước vận chuyển bao gồm: sản phẩm có tỷ trọng lớn so với sản phẩm khác trong vùng, sản phẩm có tác động quan trọng đến việc ổn định đời sống, khuyến khích phát triển sản xuất, sản phẩm được hình thành do việc thực hiện quy hoạch để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm để tham gia xuất khẩu. Sản phẩm hàng hóa sản xuất ra để thay thế cho sản phẩm bị cấm sản xuất hoặc không khuyến khích sản xuất. 2. danh mục các loại sản phẩm hàng hóa được quy định tại phụ lục kèm theo quy định này và có thể thay đổi theo từng thời kỳ do ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định. Sở thương mại chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc và Miền núi, các ngành có liên q uan và UBND các huyện miền núi tham mưu cho ủy ban nhân dân Tỉnh những sản phẩm hàng hóa cần phải thu mua, tiêu thụ do đồng bào miền núi sản xuất ra phù hợp với tình hình sản xuất từng thời kỳ. Điều 4: Chính sách trợ cước vận chuyển chiều xuống: 1. Hàng năm ủy ban nhân dân Tỉnh trích ngân sách chi cho trợ cước vận chuyển chiều xuống để thu mua và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra tại Miền núi ( ưu tiên thu mua tại khu vực III và II) 2. Cự ly để tính cước vận chuyển chiều xuống là cự ly được tính từ trung tâm cụm xã đến kho vùng đồng bằng gần nhất hoặc đến trung tâm tỉnh. 3. Giá cước vận chuyển được hỗ trợ thực hiện theo quy định của ủy ban nhân dân Tỉnh, mức giá này được áp dụng trong từng thời kỳ và có sự thay đổi do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Sở tài chính chủ trì phối hợp với sở thương mại, Ban Dân tộc và Miền núi và các ngành có liên quan tính toán mức giá cước phù hợp với từng địa bàn, mặt hàng trong từng thời kỳ trình ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định. Điều 5: Chính sách hỗ trợ về thuế: Đối với các doanh nghiệp và hợp tác xã thương mại- dịch vụ kinh doanh tại địa bàn miền núi, có thuế thu nhập thực nộp ngân sách sẽ được UBDN Tỉnh xem xét hỗ trợ để doanh nghiệp có điều kiện bổ sung vốn tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, mức hỗ trợ được quy định như sau: a. hỗ trợ 70% thuế thu nhập thực nộp đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã đóng tại địa bàn khu vực 3 miền núi trong thời gian 10 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế. b. Hỗ trợ 50% số thuế thu nhập thực nộp đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã đóng tại địa bàn khu vực 2 miền núi trong thời gian 7 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế. c. hỗ trợ 25%thuế thu nhập thực nộp đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã đóng tại địa bàn khu vực 1 miền núi trong thời gian 5 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Hàng năm sở tài chính chủ trì phối hợp với cục thuế nhà nước, sở thương mại và các ngành có liên quan xá định cụ thể số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp và số tiền hỗ trợ được hưởng cho các doanh nghiệp, tổng hợp trình choUBND tỉnh quyết định. Điều 6: Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Đối với các sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra để thay thế cho sản phẩm bị cấm sản xuất hoặc không khuyến khích sản xuất tại địa bàn khu vực 3 và 2 trong quá trình tiêu thụ nếu giá thị trường thấp hơn giá sàn do tỉnh quyết định, ủy ban nhân dân tỉnh sẽ hỗ trợ chi phí tiêu thụ trực tiếp cho nông dân theo sản lượng thực tế. 1.4.2 chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng thương mại miền núi. Điều 7: UBND tỉnh khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân ra kinh doanh trở thành mạng lưới vệ tinh làm đại lý mua bán tiêu thụ nông sản phẩm và cung ứng vật tư hàng hóa cho nông dân miền núi; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đăng kí hoạt động kinh doanh, thuê đất xây dựng trụ sở và các cửa hàng kinh doanh. Điều 8: chính sách giao đất, thuê đất và miễn giảm tiền tiền thuê đất. Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trực tiếp trên địa bàn miền núi đầu tư xây dựng phát triển mạng lưới thương mại được ưu tiên: Thuê đất tại vị trí, địa điểm thuân lợi theo yêu cầu kinh doanh. Được cấp giấy chưng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện quyềnghĩa vụ của người sử dụng đất khi thuê đất theo quy định hiện hành của nhà nước. Miễn giảm tiền thuê đất: a. Thương nhân kinh doanh thương mại trên địa bàn miền núi khu vực 3 được miễn 100% tiền thuê đất xây dựng địa điểm kinh doanh. b. Thương nhân kinh doanh thương mại trên địa bàn miền núi khu vực 2 được miễn 100% tiền thuê đất trong 5 năm đầu và được giảm 50% tiền thuê đất 5 năm tiếp theo. c. Thương nhân kinh doanh tại địa bàn khu vực 1 được giảm 50% tiền thuê đất trong 5 năm đầu. d. Thời gian tính miễn giảm kể từ khi kí hợp đồng thuê đất. Điều9: Chính sách hỗ trợ vốn xây dựng chợ trên địa bàn miền núi: 1. Các tổ chức được UBND tỉnh giao đất để xây dựng chợ tại địa bàn miền núi được miễn tiền sử dụng đất. 2.Các dự án xây dựng chợ liên xã, chợ xã tại địa bàn miền núi khu vực 3 và 2 trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch hàng năm được ngân sách tỉnh hỗ trợ như sau: Hỗ trợ 70% kinh phí xây dựng chợ đối với khu vực 3 miền núi. Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng chợ đối với khu vực 2 miền núi. Hỗ trợ 25% kinh phí xây dựng chợ đối với khu vực 1 miền núi. 3. Ngoài các quy định trên, chủ đầu tư xây dựng chợ được huy động vốn bằng các hình thức sau: Được UBND tỉnh cho sử dụng một phần tiền quỹ đất khi quy hoạch vùng dân cư xung quanh chợ. Được huy động vốn góp của thương nhân đầu tư xây dựng chợ. Được vay vốn từ nguồn tín dụng trung và dài hạn với lãi xuất ưu đãi. 4. Hàng năm UBND thỉnh trích một phần kinh phí bằng 2 đến 3% tổnh kinh phí xây dựng cơ bản của tỉnh để hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ ở miền núi. Sở kế hoạch đầu tư chủ trì phối hợp với sở thương mại; UBND các huyện, các ngành có liên quan đề xuất kinh phí hỗ trợ xây dựng và trình cho UBND tỉnh quyết định. Điều 10: Khuyến khích đầu tư tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào miền núi : Các doanh nghiệp được cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi để tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hàng hóa do đồng bào miền núi sản xuất ra. Khuyến khích đầu tư và hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước như hội chợ thương mại, quảng cáo sản phẩm. Những doanh nghiệp tìm kiếm được thị trường tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hóa cho miền núi và vùng đồng bào dân tộc có hiệu quả, hàng năm sẽ được UBND tỉnh xét khen thưởng . Khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho các thương nhân hoạt động ở miền núi xây dựng trang thông tin điện tử để quảng bá sản phẩm hàng hóa do nhân dân sản xuất ra. Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ cung ứng dự trữ hàng chính sách phục vụ đồng bào miền núi , vùng dân tộc và trực tiếp thu mua sản phẩm hàng hóa do đồng bào miền núi khu vực 2, 3 sản xuất ra khi vay vốn của ngân hàng thương mại sẽ được hỗ trợ 50% lãi xuất tín dụng với thời gian tối đa không quá 3 tháng từ ngân sách tỉnh. 1.4.3 Chính sách đối với thương nhân và người lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại ở địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người. Điều 11: Thương nhân hoạt động tại địa bàn miền núi hàng năm có nhu cầu đi học các lớp ngắn hạn về nghiệp vụ thương mại được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo. cán bộ quản lí các chợ ở địa bàn miền núi được đào tạo nghiệp vụ quản lý chợ theo quyết định 559/QĐ-TTG ngày 31/5/2004 của thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình phát triển chợ được ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo. Đối với người lao động (thuộc các đơn vị được giao nhiệm vụ phục vụ hàng chính sách cho đồng bào miền núi) hoạt động trong lĩnh vực thương mại được hưởng các chế độ như cán bộ các ngành khác hoạt động trên cùng địa bàn miền núi. Sở thương mại phối hợp với sở nội vụ, sở tài chính và các ngành có liên quan hàng năm tính toán số kinh phí được hưởng về chế độ đối với người lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại miền núi và số kinh phí dùng để đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thương mại ,nghiệp vụ quản lý chợ cho đội ngũ thương nhân và cán bộ quản lý chợ ở miền núi, trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Chương2: thực trạng phát triển thương mại miền núi. Chương trình trợ giá, trợ cước hàng chính sách và trợ cước thu mua nông sản cho đồng bào miền núi từ năm 1998-2003. 2.1 Thực trạng thương mại và thị trường miền núi Nghệ An thời kỳ 1998-2003. 2.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tình hình vùng miền núi nghệ an. Tỉnh nghệ an nằm ở vị trí trung tâm vùng bắc trung bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế-xã hội bắc nam, phía bắc giáp thanh hóa, phía nam giáp hà tĩnh, phía đông giáp biển đông và phía tây giáp cộng hòa dân chủ nhân dân lào với chiều dài 419 km.diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.648.279, 74 ha bao gồm thành phố vinh, thị xã cửa lò và 17 huyện khác,446 xã phường. Miền núi nghệ an có diện tích chiếm hơn 3/4 diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Miền núi nghệ an là ngôi nhà chung của hơn 1 triệu người thuộc nhiều dân tộc sinh sống, trong đó gồm 45 vạn đồng bào dân tộc thiểu só có truyền thống văn hóa và phog tục tập quán khác nhau: toàn tỉnh có 10 huyện miền núi và 6 huyện có xã miền núi với tổng số 236 xã miền núi. Như vậy, việc phát triển thương mại tên địa bàn các huyện miền núi có ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Miền núi nghệ an đất rộng chủ yếu bazan, feralit phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp. Tập quán sản xuất, canh tác vẫn còn lạc hậu nên tuy đây là khu vực giàu tiềm năng nhưng còn đặc biệt khó khăn. ở Nghệ An, trong số 212 xã và thị trấn thuộc huyện miền núi thì có tới 114 xã và thị trấn thuộc diện đói nghèo và thuộc diện khó khăn, chiếm 54%. Các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong vẫn nằm trong diện đói nghèo. Miền núi Nghệ An có tiềm năng về kinh tế, trữ lượng các loại nông lâm khoáng sản, dược liệu rất lớn và vô cùng quý giá, hàng năm đã làm tăng thêm nhiều giá trị tổng sản phẩm cho tỉnh. Mặc dù vậy, miền núi nghệ an còn nhiều khó khăn bởi cơ sở hạ tầng còn thấp kém, đường sá giao thông đi lại khó khăn, địa hình hiểm trở, phức tạp, trình độ dân trí còn thấp, sản xuất lưu thông hàng hóa còn hạn chế, tiềm năng sẵn có của vùng miền núi chưa được phát huy có hiệu quả, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn nhất là các huyện miền núi vùng cao sản xuất phát triển còn thấp, quan hệ thị trường đang ở mức thấp, còn mang tính tự cấp, tự túc. Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội ở vùng miền núi và dân tộc đã từng bước phát triển được thế mạnh của từng vùng, tạo ra những vùng chuyên canh, làm ra ngày càng nhiều nông sản, lâm sản, mở mang hệ thống công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng,bộ mặt nông thôn miền núi được đổi mới, nhiều thị trấn, thị tứ, chợ và các khu trung tâm cụm, xã miền núi được hình thành, đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên cùng với cả tỉnh phát huy được truyền thống tốt đẹp của quê hương Xô Viết. Hoạt động thương mại trong thời gian qua tuy chịu nhiều tác động của cơ chế thị trường nhưng đã sớm thích ứng với cơ chế mới, chuyển sự buôn bán hàng hóa từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; trong đó hệ thống thương mại quốc doanh được củng cố và có nhiều đổi mới, một số doanh nghiệp đứng vững và phát triển, các loại hình dịch vụ gắn với lưu thông hàng hóa phát triển nhanh góp phần bình ổn giá cả thị trường, tác động tích cực cho sự phát triển nâng cao đời sống, giải quyết việc làm, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách tỉnh. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội và nộp ngân sách hàng năm đều tăng, hoạt động xuất nhập khẩu có tiến bộ, thị trường xất nhập khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu đều tăng và đa dạng, đã phát triển mới một số loại dịch vụ như quá cảnh, đầu tư hợp tác, liên doanh liên kết hợp tác với nước ngoài. Hoạt động thương mại Miền núi Nghệ An cũng đã có nhiều thay đổi thích ứng với thị trường miền núi. Các doanh nghệp thương mại quốc doanh đã thể hiện được vai trò chủ đạo, thực hiện tốt chính sách của đảng và nhà nước như thực hiện cung ứng các mặt hàng chính sách thiết yếu bán phục vụ nhân dân, mở rộng và phát triển mạng lưới thương mại, xây dựng cơ sở vật chất, tạo nhiều điều kiên thuận lợi cho nhân dân không phải đi quá xa để mua được các mặt hàng thiết yếu, bán được nông sản do chính nhân dân sản xuất ra, đặc biệt ở những nơi vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động thương mại miền núi trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn như lưu thông hàng hóa, chưa gắn với sản xuất, giá trị sản xuất hàng năm của ngành còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thị trường hàng hóa bung ra nhanh nhưng còn mang tính tự phát, phân tán, manh mún ở vùng sâu vùng xa, hoạt động chủ yếu mới thực hiện các chính sách, kinh doanh hiệu quả cồn thấp, tốc độ phát triển mạng lưới còn chậm. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành thương mại đối với miền núi là từng bước hoàn thiện và phát triển khâu tổ chức thị trường, hình thành mạng lưới rộng khắp để đảm bảo việc cung ứng các vật tư thiết bị cho sản xuất và sinh hoạt đối với đồng bào các dân tộc miền núi và vùng cao. đồng thời tổ chức tốt việc thu mua sản phẩm do nông dân miền núi sản xuất ra… 2.1.2 Thị trường miền núi Nghệ An: Nghệ An có 10 huyện miền núi và 6 huyện có xã miền núi với tổng số xã miền núi là 236 xã( khu vực 1: 64 xã, 802 thôn bản; khu vực 2 có 37 xã, 908 thôn bản; khu vực 3 có 99 xã, 935 thôn bản và 26 xã biên giới). Diện tích khu vực thị trường mièn núi khoảng 14.835,26 km2( chiếm 90,6 % diện tích toàn tỉnh) với 1,3 triệu người, mật độ dân số 88 người/km2. Miền núi Nghệ An có nhiều tiềm năng về hàng lâm sản và một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị như cà phê, cao su, chè., hoa quả( cam, dứa…). Hướng phát triển kinh tế miền núi Nghệ An đến năm 2010 là tập trung khai thác lợi thế về đất đai với 473.000 hecta, đất có khả năng trồng cây công nghiệp và trồng rừng( trong đó 38.000 hecta dùng cho nông nghiệp). Đẩy mạnh việc trong rừng, tận dụng diện tích đất có thể trồng lúa, ngô ở các huyện vùng núi cao. Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả như: Chè ở Thanh Chương và Anh Sơn, nấm linh chi ở kỳ sơn; caphê, cao su ở các huyện vùng Quỳ Châu, Quế Phong; chanh , cam ở Nghĩa Đàn, Tân Kỳ. Tích cực mở rộng diện tích lạc, mía, ngô, kết hợp sản xuất thức ăn công nghiệp để phát triển mạnh chăn nuôi. hình thành các khu công nghiệp Phủ Qùy , các cụm công nghiệp chế biến Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. đây là khu vực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội miền núi và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn nhằm xóa bỏ hoàn toàn nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa. Cùng với việc đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng như đường giao thông, bưu điện, đáp ứng các mặt hàng chính sách, các mặt hàng trợ cước, trợ giá một số mặt hàng thiết yếu cho đồng bào miền núi cũng như việc thu mua các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn phải được đặc biệt quan tâm, trong đó thương nghiệp quốc doanh nắm vai trò điều tiết. Khu vực huyện lỵ và trung tâm cụm xã là trung tâm phát triển của thị trường miền núi . 2.1.3 Thực trạng doanh nghiệp thương mại dịch vụ quốc doanh và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn miền núi Nghệ An. Năm 2000, toàn tỉnh có khoảng 242 doanh nghiệp thương mại dịch vụ nhà nước và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong đó có 40 doanh nghiệp nhà nước chiếm 17%, 63 công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 27%, 4 công ty cổ phần chiếm 54,3 %trên tổng số toàn tỉnh. Ngoài ra, còn gần 40 nghìn hộ kinh doanh cá thể. Trong 242 doanh nghiệp thương mại dịch vụ nhà nước và các thành phần kinh tế ngoaif quốc doanh thì trên địa bàn miền núi có 7 doanh nghiệp thương mại dịch vụ(TMDV) nhà nước, 6 công ty trách nhiệm hưu hạn(TNHH), 3 doanh nghiệp tư nhân , 3 hợp tác xã TMDV và gần 9100 hộ kinh doanh cá thể. Như vậy ta thấy rằng số doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn miền núi không những ít so với toàn tỉnh mà còn chiếm mức thấp. Số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn miền núi thì giảm xuống. Năm 1996 số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên địa bàn miền núi chỉ chiếm khoảng 23,68%(9/38) so với toàn tỉnh, đến năm 1998 giảm xuống còn 21,95%(9/41) và năm 2000 chỉ còn 17,3%. Qua đó ta thấy số doanh nghiệp trên địa bàn miền núi sau khi chuyển sang cơ chế không thích ứng kịp thời, một số DNNN phải sát nhập lại, một số làm ăn thua lỗ phải giải thể. ở 10 huyện miền núi từ 50 công ty thương nghiệp, ngoại thương và 10 HTX thương mại dịch vụ của huyện hiện nay chỉ còn hai công ty trực thuộc sở thương mại và trực tiếp cung ứng các mặt hàng chính sách, kinh doanh hàng hóa tổng hợp và thu mua tiêu thụ nông lâm sản cho nhân dân vùng miền núi , các công ty này có mạng lưới trải rộng khắp vùng miền núi ( đó là các chi nhánh, trung tâm, cửa hàng thương mại đóng trên địa bàn các huyện và xã miền núi ) thực trạng về doanh số TMDV trên địa bàn miền núi được thể hiện qua bảng sau: Bảng1: Số doanh nghiệp thương mại dịch vụ nhà nước toàn tỉnh và địa bàn miền núi . (Đơn vị: Điểm) Năm 1996 1998 2000 %(2000/1996) Toàn tỉnh 39 41 40 105,00 Địa bàn miền núi 9 9 7 77,78 địa bàn/toàn tỉnh 23,68 21,85 17,5 Nguồn: Báo cáo Sở Thương mại Đến năm 2003 tại 10 huyện miền núi có 65 cụm xã được công nhận, các cụm này đều có điểm bán hàng và các điểm đại lý cho thương nghiệp quốc doanh(TNQD). Tổng số điểm bán hàng là 409 điểm, trong đó của TNQD là 74 điểm (công ty thương mại đầu tư –phát triển(ĐT-PT) miền núi là 63, công ty thương mại phủ quỳ 11 điểm) của đại lý cho TNQD là 335 điểm trong đó đại lý cho công tu thương mại ĐT-PT miền núi là 281 điểm, công ty cổ phần thương mại phủ quỳ Nghĩa Đàn là 54 điểm. Từ năm 1995 đến 2003 với sự hỗ trợ về vốn của nhà nước và các nguồn vốn của các đơn vị vay ngân hàng để xây dựng cơ sở vật chất như cửa hàng kiêm kho tai các cụm xã miền núi, cửa hàng xăng dầu và các ki ốt bán hàng; kết quả là đã xây dựng được 36 cửa hàng kiêm kho trên địa bàn miền núi bình quân 1 năm xây dựng 5 cửa hàng với tổng giá trị 5.150 triệu đồng trong đó ở 10 huyện miền núi xây dựng 34 cửa hàng với tổng số vốn 4.910 triệu đồng, bình quân mỗi cửa hàng từ 135 triệu đồng với diện tích từ 250-300 m2/vùng. Xây dựng được 9 cửa hàng xăng dầu có cột bơm điện tử hiện đại với tổng trị giá 2.070 triệu đồng, giá trị bình quân 1 cửa hàng từ 230-250 triệu đồng, diện tích khu vực xây dựng từ 200-220m2. Tổng toàn bộ số vốn đầu tư xây dựng là 7.220 triệu đồng Trong đó : Vốn nhà nước đầu tư : 5.300 triệu đồng Vốn đơn vị vay ngân hàng: 1.920 triệu đồng Bảng2: bảng tổng hợp mạng lưới thương mại phục vụ hàng chính sách thiết yếu của các đơn vị TNQD thuộc sở thương mại đến năm 2003. Tên huyện Số xã Dân Số (người) Số điểm bán Số quầy hàng Tổng Số Của Công ty Của đại lý Tổng Số Của Công ty Của đại lý 1 Huyện Kỳ Sơn 21 60.202 6 5 1 8 6 2 2 Huyện tương dương 21 72.112 13 13 13 28 28 3 Huyện Con Cuông 13 65.407 13 10 3 22 19 4 Huyện Anh Sơn 20 113.259 27 5 22 28 6 22 5 Huyện Tân Kỳ 21 133.253 26 6 20 27 7 20 6 Huyện Quỳ Hợp 21 116.973 23 5 18 25 7 18 7 Huyện Quỳ Châu 12 51.578 10 9 1 14 13 1 8 Huyện Quế Phong 13 58.177 7 3 4 10 6 4 9 Huyện Yên Thành 16 115.568 22 1 21 23 2 21 10 Huyện Thanh Chương 37 235.035 108 7 101 119 18 101 Nguồn: Báo cáo Sở Thương mại Trong số các doanh nghiệp TMDV nhà nước trên địa bàn miền núi thì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu chiếm khoảng 85%. Về hình thức hoạt động của các doanh nghiệp TMDV miền núi có 2 loại hình hoạt động chính đó là loại hình kinh doanh tổng hợp( trong đó có hàng chính sách) và chuyên doanh. đối với loại hình kinh doanh tổng hợp hàng hóa phong phú, đa dạng và nhiều chủng loại,doanh thu thường có thấp, hàng hóa thay đổi thường xuyên phục vụ chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng là chính nhưng địa bàn kinh doanh rộng khắp vung miền núi và hiện nay phù hợp với thực tế phát triển của vùng miền núi . Đối với hình thức hoạt động chuyên doanh thường rất ổn định, địa bàn được chọn phù hợp có tính tập trung chủ yếu ở vùng thị trấn, thị tứ, doanh thu cao và ổn định. ở 10 huyện miền núi , hiện nay có các công ty thuộc các ngành khác quản lý kinh doanh để phục vụ sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là chủ yếu như vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xăng dầu nhưng các đơn vị này chỉ mới có một số chi nhánh, cửa hàng ở các huyện miền núi thấp. Riêng ở vùng cao phải phối hợp với các đơn vị kinh doanh tổng hợp để tiêu thụ hàng hoá. 2.1.4 Mạng lưới thương mại trên địa bàn miền núi 2.1.4.1 số điểm kinh doanh (không kể chợ) Năm 1998 tổng số điểm bán hàng trong toàn tỉnh là 23.870, trong đó điểm bán hàng của doanh nghiệp thương mại quốc doanh(TMQD) là 160, doanh nghiệp tập thể 41, doanh nghiệp ngoài quốc doanh54 và hộ tư nhân là 23.615 điểm. Số điểm kinh doanh của TNQD trên địa bàn miền núi năm 1998 là 68 điểm so với năm 1996( 64 điểm), so với cả tỉnh thì doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm 42,5%, mặt khác tỷ lệ số điểm kinh doanh thương mại trên địa bàn miền núi có xu hướng giảm. Cơ chế thị trường đã tạo ra sự phát triển nhanh thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đến nay tổng số hộ kinh doanh thương mại có hơn 40.000 hộ trong đó trên địa bàn miền núi là 7.963 hộ. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 34; trong đó gồm 15 công ty TNHH; 16 doanh nghiệp tư nhân và 3 HTX thương mại- dịch vụ. Hiện nay, tổng số chợ buôn bán toàn tỉnh có 295 chợ; trong đó: chợ vùng miền núi là 133 chợ, 10 huyện miền núi có 117 chợ gồm: 7 chợ loại 2, 31 chợ loại 3 và 79 chợ tạm. Số người kinh doanh thường xuyên tại các chợ miền núi 8.673 người, diện tích toàn bộ chợ miền núi 302.039 m2 với tổng giá trị 14.141 triệu đồng, nộp ngân sách bình quân 1 chợ gần 20 triệu đồng/năm. ngoài ra còn nhiều hộ nông dân, các cơ sở sản xuất tham gia buôn bán các loại nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa… 2.1.4.2 thực trạng chợ trên địa bàn miền núi . Chợ vùng miền núi Nghệ An cũng như cả nước có vai trò rất quan trọng đó là trung tâm trao đổi hàng hóa, là môi trường kích thích mua bán giữa người sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Năm 2000 trên phạm vi toàn tỉnh có khoảng 272 chợ lớn nhỏ bao gồm: 3 chợ loại 1, 55 chợ loại 2 và 214 chợ loại 3 trở lên với tổng diện tích xây dựng 195.527m2 trong đó, trên địa bàn 10 huyện miền núi có 121 chợ chiếm 44,8% toàn tỉnh, với diện tích xây dựng 79.320m2 bao gồm có 56 chợ kiên cố và bán kiên cố, 65 chợ tạm, số người đăng ký kinh doanh là 5.320 người chiếm 27,5%. Trong số chợ trên địa bàn miền núi được phân chia ra như sau: số chợ tại địa bàn vùng núi thấp có 95 chợ chiếm 78,5% gồm các huyện thanh Chương,Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Quỳ Hợp, số chợ này được quy hoạch trải đều từ thị trấn đến các xã miền núi, hầu hết vùng núi thấp này có đến 80% các xã dều có chợ, có nơi một xã có đến hai chợ. Số chợ ở vùng núi cao có 26 chợ chiếm 12,5% gồm chợ ở huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quê Phong, Quỳ Châu, số chợ này được quy hoạch và xây dựng chủ yếu trên địa bàn thị trấn, đến nay chưa có điều kiện để vươn tới các xã miền núi trong huyện. Số liệu trong bảng dưới đây cho ta thấy tình hình quy hoạch và phát triển chợ năm 2000 như sau. Bảng 4: thực trạng chợ trên địa bàn miền núi theo một số chỉ tiêu cơ bản Vùng địa Bàn Số chợ Diện tích chợ đã quy hoạch(m2) Số người bán hàng hóa trên chợ Tổng Số đã quy hoạch Tổng diện tích xây dựng Diện tích kiên cố Tổng số t.đó không cố định thường xuyên Cả tỉnh 272 166 175.584 49.979 29.465 10.201 địa bàn/cả tỉnh(%) 44,48 33,73 32 35,61 28,91 34,48 địa bàn miền núi 121 56 56.190 17.800 8.520 3.218 Vùng núi thấp 95 44 47.150 11.500 6.911 2.849 Vùng núi cao 26 12 9.040 6.300 1.609 369 Nguồn: Quy hoạch phát triển thương mại Nghệ An 2001-2010 Đến năm 2004 tổng số chợ buôn bán toàn tỉnh có 295 chợ; trong đó: Chợ vùng miền núi là 133 chợ, chợ huyện miền núi có 117 chợ gồm: 7 chợ loại 2; 31 chợ loại 3 và 79 chợ tạm. Như vậy, thực trạng chợ hiện nay ở 10 huyện miền núi đang còn ít, phân bố không đều, chủ yếu ở vùng thấp, còn vùng cao còn thưa thớt, nếu tính về mật độ bình quân 10.000km2 miền núi chỉ có từ 0,08-0,09 chợ trong đó các huyện vùng thấp bình quân 0,06-0,07 chợ; các huyện vùng cao từ 0,02-0,022 chợ. Về quy mô chợ chủ yếu là từ chợ loại 3 trở lên, ở một số xã miền núi vùng cao hầu hết đều là chợ tạm, giá trị đầu tư xây dựng thấp. Theo tiêu chí chợ trên 10.000 dân, thấy rằng mật độ trung bình cho 10.000 dân miền núi là 1,1 cao hơn nhiều so với cả tỉnh(._.phát luồng sẽ khởi đầu của phát triển đô thị. Trên cơ sở nhu cầu lưu thông hàng hóa thông qua các hình thức mua bán, một loạt các lĩnh vực như đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, các loại hình dịch vụ phát triển làm thay đổi từng bước bộ mặt của một vùng dân cư. - Sự phát triển của chợ làm tăng thu nhập tài chính, nâng cao mức sống dân cư. b. Quy hoạch xây dựng chợ trên địa bàn các huyện miền núi giai đoan tới như sau: - Huyện Tân Kỳ: Hiện nay huyện Tân kỳ có 19 chợ trong đó có 6 chợ bán kiên cố và 13 chợ tạm, quy hoạch đến năm 2010 huyện Tân Kỳ sẽ phát triển như sau: Đầu tư cải tạo, xây dựng bán kiên cố các chợ Kỳ Sơn, Nghĩa Dũng, Tân Xuân, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Thái, Nghĩa Bình, Hương Sơn với kinh phí đầu tư 1,15 tỷ đồng. - Huyện Anh Sơn: Hiện nay huyện có 18 chợ trong đó có 1 chợ kiên cố, 12 bán, 5 chợ tạm. Quy hoạch đến 2010 phát triển theo hướng sau: Đầu tư cải tạo xây dựng bán kiên cố chợ loại III bao gồm chợ Lạng Sơn, chợ Đức Sơn, chợ thị trấn 2, chợ Thành Sơn, chợ Hình Sơn, chợ Thọ Sơn, chợ Vinh Sơn, chợ Cao Sơn, chợ Hưng Sơn, với tổng kinh phí đầu tư 3 tỷ đồng. - Huyện Tương Dương: hiện nay huyện có hai chợ trong đó có một chợ kiên cố và một chợ tạm. quy hoạch đến năm 2010 huyện tương dương có 3 chợ đó là xây dựng chợ tạm Tam Thái và chợ mới phát triển Tam Quang thành chợ bán kiên cố với kinh phí 0,4 tỷ đồng. - huyện kỳ sơn: hiện nay huyện kỳ sơn có 9 chợ trong đó có hai chợ kiên cố là chợ thị trấn kỳ sơn, chợ nậm cắn. Giai đoạn 2006-2010 sẽ xây dựng bán kiên cố hai chợ mới phát triển gồm chợ huổi Giảng và Na Chao với tổng vốn đầu tư là 0,6 tỷ đồng. - Huyện Con Cuông: Hiện nay huyện có 7 chợ trong đó có 1 chợ kiên cố và 6 chợ bán kiên cố. Giai đoạn 2006-2010 sẽ xây dựng 4 chợ mới phát triển gồm chợ Lạng Khê, Yên Khê, Cam Lâm, Bình Chuẩn với tổng kinh phí là 0,8 tỷ đồng. - Huyện Quế Phong: hiện nay huyện có 5 chợ trong đó chợ thị trấn Kim Sơn là chợ kiên cố, 4 chợ bán kiên cố khác là Châu Thôn, trì Lễ, chợ Tiền Phong và Đồng Văn. Giai đoạn 2006-2010 xây dựng bán kiên cố các chợ mới phát triển gồm chợ Châu Kim, Cắm Muộn, Thông Thụ với tổng vốn đầu tư là 1,35 tỷ đồng. - Huyện Quỳ Hợp: hiện nay huyện có 8 chợ trong đó 2 chợ kiên cố là chợ thị trấn quỳ hợp,và chợ Dinh, còn lại các cợ khác là chợ bán kiên cố. Giai đoạn 2006-2010 sẽ xây dựng bán kiên cố 3 chợ mới phát triển gồm chợ nhà máy đường, ngã ba Bãi Kè, Đồng Hợp,Hạ Sơn với kinh phí 1,5 tỷ đồng. - Huyện Quỳ Châu; hiện nay huyện có 6 chợ trong đó có hai chợ kiên cố là chợ thị trấn, chợ Châu Bình và 4 chợ tạm khác. giai đoạn tới sẽ cải tạo, nâng cấp 4 chợ tạm thành chợ bán kiên cố bao gồm chợ Châu hội, Châu Tiến, Châu Phong và Châu Bình với tổng vốn đầu tư là 1,05 tỷ đồng. - Huyện Nghĩa Đàn; hiện nay huyện có 22 chợ trong đó có 1chợ kiên cố, 11 chợ bán kiên cố và 10 chợ tạm. giai đoạn tới sẽ đầu tư cải tạo , xây dựng bán kiên cố các chợ còn laị và phát triển chợ mới nghĩa sơn với kinh phí đầu tư khoảng 6,2 tỷ đồng. 3.3.2 Quy hoạch phát triển thương mại theo thành phần kinh tế: * Củng cố và phát triển doanh nghiệp nhà nước: Để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh nghệ An trong giai đoạn 2006-2010, thương nghiệp nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực, địa bàn và mặt hàng quan trọng tác động trực tiếp tới sản xuất và đời sống dân cư, đồng thời làm tốt chức năng hướng dẫn tổ chức và liên kết các thành phần kinh tế khác phát triển kinh doanh theo đúng định hướng của tỉnh. Định hướng tổ chức thương nghiệp nhà nước: - Mở rộng mạng lưới của doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc để đủ sức chi phối thị trường về bán các mặt hàng chính sách xã hội, vật tư phục vụ sản xuất và thu mua một số sản phẩm quan trọng của đồng bào sản xuất ra, ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn. - Doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại phải có cửa hàng đến trung tâm cụm xã. Có hình thức thích hợp để sử dụng các hợp tác xã thương mại- dịch vụ, các doanh nghiệp nhà nước khác. Xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước trên cùng địa bàn, giữa các thành phần kinh tế với nhau ... - Chỉ đạo kinh doanh xuất nhập khẩu, nắm khâu bán buôn, chi phối bán lẻ một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, vật tư nông nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc chũa bệnh … ngoài ra thương nghiệp nhà nước cũng cần kinh doanh một số mặt hàng khác như vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, công nghệ phẩm. - Tổ chức tốt kênh lưu thông trên khắp địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu sản xuất,tiêu dùng dân cư, cung ứng các mặt hàng chính sách xã hội cho đồng bào khu vực miền núi, vùng cao. Tổ chức bán buôn phát luồng hàng đến các huyện trong tinh và các tỉnh,thành trong cả nước. Phát triển mạng lưới bán lẻ bằng việc tổ chức các cửa hàng, chi nhánh, trạm tại các huyện lỵ,thị trấn, cụm thương mại dịch vụ, trung tâm cụm xã, tổ chức mạng lưới bán hàng trên các huyện vùng cao vùng xa. - Tăng cường khả năng liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác nhằm tăng hiệu quả của hoạt động thương mại trong các huyện miền núi . - Thương nghiệp nhà nước ở các huyện miền núi chỉ tổ chức cửa hàng chi nhánh thực thuộc công ty cấp tỉnh tai các trung tâm thị trấn, huyện lỵ, cụm thương mại –dịch vụ, trung tâm cụm xã miền núi làm nhiệm vụ bán buôn bán lẻ, thu mua các loại hàng hóa, nông sản… - Trong giai đoạn tới cần phát triển doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại trên địa bàn như công ty thương mại đầu tư phát triển miền núi với chức năng: tổ chúc kinh doanh và đầu tư phát triển thương mạị trên địa bàn miền núi của tỉnh Nghệ An, cung cấp các loại hàng chính sách cho khu vực miền núi, đồng thời tham gia thu mua các sản phẩm hàng hóa nông lâm sản trên địa bàn phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. * phát triển hợp tác xã thương mại –dịch vụ. Phát triển hợp tác xã thương mại –dịch vụ sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi thông qua việc huy động mọi tiềm năng trong nhân dân về vốn, lao động, cơ sở vật chất… hợp tác xã thương mại –dịch vụ phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại có được hệ thống đại lý cung ứng và thu mua hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng dân cư. Các HTX hoạt động sẽ góp phần ổn định thị trường, hạn chế các tiêu cực ở thị trường nông thôn, miền núi(nạn đầu cơ, ép giá …), nâng cao đời sống nhân dân, tích cực tham gia các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Như vậy, trước mắt cần định hướng các HTX tập trung kinh doanh các mặt hàng phục vụ sản xuất nư: phân bón, giống, thuốc trừ sâu, cây con, các mặt hàng phục vụ tiêu dùng hàng ngày của dân cư. Tiếp đó, các HTX sẽ là đầu mối tham gia thu gom hàng hóa nông, lâm, thủy sản, cung cấp cho thị trường có sức tiêu thụ mạnh hơn như thành phố Vinh, các xí nghiệp chế biến, các doanh nghiệp kinh doanh lớn. * Phát triển thương nghiệp tư nhân: khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của nhà nước, thương nghiệp tư nhân đã có điều kiện phát triển mạnh và ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trên thị trường, đặc biệt trong khâu bán lẻ. Đối với thị trường miền núi , do điều kiện về cơ sở vật chất còn yếu kém nên mạng lưới kinh doanh trên địa bàn trên thực tế vẫn còn nhỏ hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường miền núi. Vì vậy cần khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả, tham gia kinh doanh và đầu tư sản xuất các mặt hàng thiết yếu. Nhà nước sẽ sử dụng các công cụ kinh tế để can thiệp, hướng dẫn thành phần kinh tế này phát triển đúng hướng và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hành lang pháp lý công bằng để các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. 3.4 các giải pháp chủ yếu phát triển thương mại ở khu vực miền núi . 3.4.1 giải pháp chung cho phát triển thương mại miền núi . Cần phát triển đồng bộ thị trường các khu vực trong tỉnh lấy thị trường đô thị làm động lực thúc đẩy thị trường nông thôn miền núi phát triển. Tổ chức phát triển thị trường trên địa bàn thành phố Vinh, thị xã cửa lò và thị trấn phù hợp với đặc điểm từng vùng, đồng thời đảm bảo mối quan hệ gắn bó giữa các vùng với nhau. Lấy thị trường thành phố, thị xã, của khẩu biên giới huyện lỵ, thị trấn, thị tứ làm trọng tâm hỗ trợ và thúc đẩy thị trường nông thôn, miền núi phát triển. Đối với tỉnh Nghệ An hệ thống chợ, cụm thương mại –dịch vụ, trung tâm cụm xã làm mô hình đặc biệt quan trọng là nền tảng cho phát triển mạng lưới thương mại, phát triển thị trường ở khu vực miền núi . Như vậy cần: tập trung phát triển thị trường tại các cụ kinh tế thương mại -dịch vụ ở các huyện lỵ, thị trấn, thi tứ khu vực nông thôn, các trung tâm cụm xã khu vực miền núi để thu mua, tiêu thụ hàng nông lâm thủy sản, thông qua các mạng lưới thu gom, cơ sở chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. đây cũng là nơi cung cấp vật tư trang thiết bị phục vụ nông nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng,hàng chính sách xã hội cho dân cư khu vực nông thôn miền núi. Khuyến khích tổ chức các hoạt động dịch vụ sửa chữa và bảo vệ thực vật, thú y, phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển thêm nhiều ngành tiểu thủ công nghiệp. Trong quá trình tổ chức thị trường miền núi cần tạo mọi điều kiện khuyến khích phát triển các vùng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn tự sản xuất, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa với chất lượng ngày càng nâng cao. Trên cơ sở đó định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu thương mại của tỉnh theo hướng tập trung, chuyên môn hóa cao vào một số ngành sản phẩm mà tỉnh có lợi thế để tạo ra nhiều nhóm sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, giá thành hạ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và sức mua dân cư. Nghệ An có điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản và các trung tâm cụm công nghiệp chế biến. Tuy nhiên với xu thế hiện nay, giá cả có nhiều biến động, Nghệ An càn xác định lại và lựa chọn các ngành sản xuất có ưư thế và điều kiện sản xuất, chi phí đầu vào thấp, phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Cụ thể với nông lâm nghiệp và các sản phẩm lúa, gạo, chè, lạc, mía, cà phê, hoa quả, phát triển trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cần có giả pháp thu hút đầu tư công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, chuyển đổi giống cây con theo hướng nâng cao tỷ xuất hàng hóa. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp liên kết với các trang trại, hộ nông dân, cung cấp các giống cây con, dịch vụ sau thu hoạch, công nghệ chế biến dưới các hình thức dự án, chương trình khuyến nông được tài trợ từ ngân sách tỉnh , tổ chức tốt công tác thông tin và thị trường giá cả hướng dẫn sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, quốc tế. Phải quy hoạch phát triển thương mại phù hợp với thực tế trên địa bàn nhằm chỉ ra định hướng và giải pháp phát triển thương mại trong từng thời kỳ nâng cao hiêu quả hoạt động thương mại, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển kinh tế của vùng. 3.4.2. Giải pháp về lao động hoạt động trên địa bàn miền núi Hiện này đội ngũ cán bộ quản lý thương mại trên địa bàn miền núi còn đang ở vào tình trạng thiếu và yếu trên thực tiễn của hoạt động thương mại. Ngoài một số cán bộ thương mại được đào tạo nâng cao trình độ, còn nhiều cán bộ của ngành thương mại hoạt động trên địa bàn miền núi hiện nay vẫn chưa có được khả năng quản lý thương mại một cách có hiệu quả nhất, các cán bộ theo dõi thương nghiệp ở các huyện vẫn chưa được trang bị đầy đủ nên khi tiếp cận vào cơ chế thị trường còn nhiều lúng túng, cần có các biện pháp cụ thể về công tác cán bộ trong tình hình mới để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn. Mục tiêu trong những năm tới là tăng cường đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trên địa bàn miền núi trong ngành thương mại nhằm từng bước nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ, công nhân viên chức và người lao động lên ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của ngành thương mại trong thời kỳ mới; đồng thời tạo điều kiện và môi trường để nâng dần sự hiểu biết về pháp luật kinh doanh làm cho việc chấp hành việc Nhà nước trong kinh doanh thương mại dịch vụ ngày càng tốt hơn đối với tất cả các thành phần kinh tế, làm cho thị trường hoạt động ngày càng lành mạnh. - Có kế hoạch đào tạo cụ thể đối với từng cấp người lao động trong ngành theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước và của ngành thương mại. - Dự kiến số lao động cần có trong các năm tới và trình độ tương ứng đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại miền núi, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo những ngành nghề mới để phục vụ cho việc phát triển thương mại miền núi cũng như chất lượng của đội ngũ lao động trước yêu cầu của thương mại miền núi. - Có chính sách ưu đãi của riêng địa phương để thu hút lao động từ các nơi khác (Lương, thưởng, chỗ ở, môi trường làm việc vv…). - áp dụng các chế độ khuyến khích và thu hút người giỏi bằng hình thức tạo điều kiện hỗ trợ cho các học sinh ở địa bàn miền núi để họ theo học ngành nghề sẽ cần trong các năm tới sau đó về phục vụ địa phương. - Kiến nghị hỗ trợ từ các dự án đào tạo của Nhà nước, Bộ Thương mại về nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về thương mại cho đội ngũ cán bộ trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc. - Tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ cho từng đối tượng tham gia hoạt động trong ngành thương mại với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước. 3.4.3 Giải pháp về đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động thương mại vì nó góp phần giải quyết tiêu thụ hàng hóa, là khâu quyết định cho việc xây dựng cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế của tỉnh. Như vậy cần tổ chức thu thập các thông tin thị trường trong nước và quốc tế có liên quan đến sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, hải sản… của tỉnh, xử lý, đề xuất các định hướng sản xuất, xúc tiến thương mại để phát triển thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh phát triển kinh doanh đúng hướng. Theo dõi phát hiện kịp thời các bíên động xấu trên thị trường Nghệ An và các thị trường liên quan, đề xuất hướng xử lý hoặc kiến nghị với tỉnh và kiến nghị nhà nước có các chính sách, giải pháp kịp thời, hạn chế các tác động xấu đến thị trường, sản xuất, nhu cầu tiêu thụ, giá cả các mặt hàng chủ yếu ở từng thời trên các khu vực thị trường. Thông tin về chủ trương, chính sách của chính phủ, bộ thương mại và các bộ, ngành khác có liên quan tới tình hình thương mại trên địa bàn miền núi . Để thực hiện tốt các thông tin thương mại cần có các biện pháp sau: - Hoàn thiện mạng lưới văn phòng, chi nhánh thương mạị một cách đầy đủ và thích hợp trên địa bàn các huyện miền núi. - Đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hiện đại để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối tin đủ năng lực đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác. - Đào tạo lực lượng cán bộ thành thạo nghiệp vụ thu thập, xử lý và đủ năng lực tư vấn về chiến lược mặt hàng, chính sách mặt hàng… 3.4.4 Giải pháp về huy động vốn, thu hút đầu tư nhằm xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thương mại miền núi . thực trạng thương mại miền núi hiện nay cho thấy rằng vẫn còn rất nhiều yếu kém và phát triển chậm do điều kiện về cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vì vậy không tạo được mối quan hệ liên kết cần thiết giữa người sản xuất và doanh nghiệp thương mại trong quá trình sản xuất các mặt hàng mũi nhọn, dặc thù, tạo vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Cũng do thiếu vốn, các doanh nghiệp thương mại cũng khó có điều kiện đầu tư vào các khâu sản xuất chế biến nhằm thay đổi cơ cấu, chất lượng sản phẩm, vừa mở rộng thị trường vừa nâng cao hiệu quả sản xuất. Tỉnh cũng đã đưa ra một số quy định về việc khuyến khích, trợ cấp cho xây dựng các cửa hàng thương mại cũng như các công ty, đại lý bán buôn trên địa bàn cụ thể như tạo moị điêu kiện cho các cá nhân đăng kí kinh doanh trên địa bàn, thuê đất xây dựng các cửa hàng. Về việc xây dựng chợ liên xã và các chợ xã tại địa bàn miền núi không thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã theo quy hoạch, kế hoạch sẽ được hỗ trợ kinh phí như sau: + Hỗ trợ 70% kinh phí xây dựng chợ đối vơí khu vực 3 miền núi. + Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng chợ đối với khu vực 2 miền núi. + Hỗ trợ 25% kinh phí xây dựng chợ đối với khu vực 1 miền núi. - Để huy động vốn đầu tư cho phát triển thương mại trong thời gian tới cần có các giải pháp sau: + cần xây dựng quy chế nhằm tạo điều kiện để thị trường vốn hoạt động tốt, di chuyển từ nơi có hiệu quả vốn tới nơi cần sử dụng. + kết hợp giữa vốn nhà nước và vốn của dân , tranh thủ vốn đầu tư từ trung ương thông qua việc đa dạng hóa các loại hình hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các tổ chức kinh tế trung ương với địa phương, áp dụng hình thức sở hưu đa dạng để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. + xin vay vốn đầu tư phát triển ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các công trình thương mại: đường giao thông, điện nước, thông tin, các dịch vụ… + thừơng xuyên hoàn thiện quy chế quản lý tài chính trong nội bộ doanh nghiệp cho phù hợp với môi trường chính sách, luật pháp và điều kiện của doanh nghiệp. + xin vốn của nhà nước để đầu tư xây dựng công trình thương mại ở miền núi nhà cung cấp các mặt hàng chính sách xã hội, các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào dân tộc kể cả hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chợ miền núi . 3.4.5 giải pháp nhằm thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước thu mua và bán hàng nông sản. - Tăng cường tuyên truyền phổ biến rộng khắp vungf miền núi về các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước đặc biệt là nghị định 20/1998/NĐ-CP và nghị định 02//2002/NĐ-CP của chính phủ về chính sách phát triển thương mại miền núi, hải đảo , vùng đồng bào dân tộc . Quyết định 95/1999/QĐ-UB ngày 27/9/1999 của UBND tỉnh Nghệ An . giáo dục, nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ, đảng viên cho huyện và cơ sở, đặc biệt ở cấp xã. - Tổ chức tốt và kịp thời các kênh cung ứng hàng chính sách và tiêu thụ nông phẩm đặc biệt là đầu tư các điểm bán, điêm tiêu thụ nông phẩm quốc doanh, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương để xây dựng và phát triển mạng lưới rộng khắp vùng miền núi. Tập trung vào các đầu mối chủ yếu,ưu tiên các đơn vị có mạng lưới bán hàng từ huyện đến các xã miền núi. - Đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp thụwc hiện chính sách tăng cường phân cấp cho các đơn vị cơ sở trực thuộc công ty trong việc cung ứng hàng chính sách và tiêu thụ nông phẩm cho đồng bào, tăng cường hình thức đại lý chủ yếu một số hàng hóa thiết yếu như muối i-ốt và hàng hóa thắp sáng. - Đổi mới quản lý ngân sách, có sự phối hợp hài hòa giữa ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, thống nhất việc quản lý vốn vào ngành chức năng. - Quán triệt các nội dung chính sách với chính quyền địa phương đặc biệt là cấp xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai. - Tiếp tục ổn định tổ chức mạng lưới con người lao động và phương thức kinh doanh. Bố trí lao động hợp lý, chú ý các điểm bán hàng ở vùng sâu vùng xa, bổ sung lực lượng lao động để phục vụ kịp thời. - Triển khai xây dựng các điểm bán hàng theo phương án đã đưa ra, ký hợp đồng đại lý với các đối tượng, ưu tiên những lực lượng có khả năng và có uy tín làm đại lý để cung ứng và dự đầy đủ hàng hóa. - Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí để vận chuyển hàng hóa lên miền núi và thu mua nông sản đến các xã miền núi, về xây dựng cơ sở vật chất đặc biệt chú ý đầu tư vào những vùng có nhu cầu hàng hóa chính sách và nguồn nông sản lớn gắn với hệ thống giao thông thuận lợi để phát huy hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh . - Thành lập ban giám sát thực hiện chính sách ở các xã miền núi do đồng chi chủ tịch( hoặc phó chủ tịch) làm trưởng ban, chọn các chức danh trong ủy ban có liên quan làm thành viên, để giám sát việc thực hiện chính sách trên địa bàn đồng thời tham mưu cho UBND xã ký xác nhận khối lượng hàng hóa mua, bán cho chính sách trợ cước trên địa bàn. * Phương án trợ cước vận chuyển hàng chính sách từ trung tâm cụm xã đến xã và trợ cước thu mua nông sản từ xã đến trung tâm cụm xã. a. Cung ứng mặt hàng chính sách: - khối lượng các mặt hàng tính như sau: + muối I-ốt: Khối lượng cung ứng năm 2004: 2.029 tấn Khối lượng cung ứng năm 2005: 2052 tấn giai đoạn từ 2006-2010: bình quân mỗi năm cung ứng: 2130-2150 tấn + dầu hỏa thắp sáng: khối lượng cung ứng năm 2004: 1082 tấn Khối lượng cung ứng năm 2005: 1100 tấn Giai đoạn từ 2006-2010 bình quân mỗi năm cung ứng 1150-1200 tấn - Kinh phí trợ cước vận chuyển hàng chính sách: + Muối I-ốt và dầu hỏa năm 2004 là: 574.826.000 đồng + muối I-ốt và dầu hỏa năm 2005 là: 598.883.000 + giai đoạn 2006-2010 là: 634.816.000 đồng b. đối với hàng thu mua nông sản gồm: - khối lượng: nông sản thu mua năm 2004 là 2.000 tấn; năm 2005 là 2000 tấn; giai đoạn từ 2006-2010 bình quân mỗi năm 3000 tấn. - kinh phí trợ cước vận chuyển thu mua nông sản: + nông sản: năm 2004: 224.250.000 đồng + nông sản năm 2005: 224.250.000 đồng + giai đoạn 2006-2010 mỗi năm là : 336.375.000 đồng - tổng toàn bộ kinh phí trợ cước vận chuyển là : + năm 2004 là: 799.076.000 đồng + năm 2005 là: 823.133.000 đồng + giai đoạn từ 2006-2010 mỗi năm là: 971.191.000 đồng c. Về xây dựng cơ sở vật chất : - xây dựng cửa hàng: + năm 2004: 5 cửa hàng trong đó : loại cửa hàng có vốn đầu tư 100 triệu đồng :1 cửa hàng (Nghĩa Đàn) Loại cửa hàng có vốn đầu tư 50 triệu đồng : 4 cửa hàng + năm 2005: 5 cửa hàng, trong đó : loại cửa hàng có vốn đầu tư 100 triệu: 1 cửa hàng (Nghĩa Đàn) loại cửa hàng có vốn đầu tư 50 triệu : 4 cửa hàng( 9 huyện còn lại) + Giai đoạn 2006-2010: xây dựng 20 cửa hàng( mỗi năm 4). Các cửa hàng phải có kho để dự trữ hàng hóa và quầy bán hàng phục vụ thường xuyên. Địa điểm xây dựng là tại trung tâm các xã miền núi. d. Về kinh phí đầu tư xây dựng cửa hàng kiêm kho năm 2004 và năm 2005 mỗi năm là 300.000.000 đồng. - phát triển mạng lưới đại lý: + Tổng số quầy hàng đại lý cho thương mại quốc doanh từ năm 2004, 2005 và giai đoạn 2006-2010 là 105 quầy; + Tổng cộng toàn bộ kinh phí trợ cước và đầu tư xây dựng: Năm 2004 là: 1.099.076.000 đồng, trong đó: Trợ cước vận chuyển : 799.076.000 đồng Xây dựng các cửa hàng: 300.000.000 đồng Năm 2005 là: 1.123.133.000 đồng, trong đó: Trợ cước vận chuyển: 823.133.000 đồng Xây dựng các cửa hàng 300.000.000 đồng Giai đoạn 2006-2010 mỗi năm là: 1.271.191.000 đồng. Như vậy theo quy định của UBND tình hình thực tế của thương mại miền núi hiện nay thì việc cung ứng hàng chính sách và thu mua hàng nông phẩm miền núi chủ yếu giao cho các đơn vị sau đây: công ty DT-PT miền núi, công ty cổ phần thương mại XNK và du lịch Phủ Qùy-Nghĩa Đàn và một số đơn vị thuộc các ngành khác. Phần kết luận Nghị quyết 12 của bộ chính trị đã đề ra mục tiêu” phát triển thị trường, mở rộng giao lưu hàng hóa trên tất cả các vùng, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm đáp ứng các nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông qua việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hóa làm cho thương nghiệp thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội; ổn định giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát, thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân một cách hợp lý, tăng ngân sách cho nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân”. thực hiện theo mục tiêu này ngành thương mại Nghệ An đã có rất nhiều chính sách cũng như biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại trên toàn tỉnh cũng như trên địa bàn miền núi đảm bảo cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn, từ đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trên toàn tỉnh Nghệ An. Với tình hình thực tế của thương mại miền núi và chỉ thị của bộ thương mại về phát triển thương mại miền núi , sở thương mại đã phối hợp với các ban, ngành, đơn vị trực thuộc của sở để tiến hành các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của thương mại trên địa bàn, xây dựng các chương trình, dự án về phát triển mạng lưới kinh doanh trên địa bàn, xây dựng các trung tâm cụm xã và hệ thống chợ xã , liên xã nhằm đáp ứng tốt mọi nhu cầu về sản xuất và đời sống dân cư. Khi thực hiện bài viết này em cũng đã cố gắng tìm hiểu các vấn đề có liên quan tới hoạt động thương mại trên địa bàn miền núi nhưng do điều kiện còn hạn chế nên vẫn còn nhiều thiếu sót, vì vậy em mong có được sự góp ý đầy đủ của thầy và cán bộ hướng dẫn để bài viết này có thể hoàn thành được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Bảng : Tổng hợp phát triển mạng lưới thương mại quốc doanh đại lý cho các đơn vị thuộc sở đến năm 2010 tại các huyện miền núi Huyện Năm 2004 Năm 2005 Từ năm 2006-2010 Tổng cộng Số điểm địa bàn xã Số điểm địa bàn xã Số điểm địa bàn xã Kỳ Sơn 3 Nậm cắn,mường ải,đoọc may 2 Keng đu, phà đánh 6 Mỹ lý,bảo lý,bảo thắng,tây sơn,hưu kiệm, tạ cả. 11 Tương Dương 2 Kim tiến,thạch giám 2 Yên tĩnh, lượng minh 3 Nhân mai,hữu dương,yên thắng 7 Con Cuông 1 Cam lâm 1 Thạch ngàn 1 đôn phục 3 Quỳ Châu 1 Châu thuận 2 Châu nga, châu hoàn 2 Châu thắng, châu hạnh 5 Quế Phong 1 đồng văn 2 Châu kim, hạnh dịch 3 Nậm nhoóng,căm muộn, quang phong 6 Quỳ Hợp 3 Châu thành, châu cường,nam sơn 6 Châu thái, liên hợp, thọ hợp,yên hợp,bắc sơn,châu tiến 5 Tam hợp, hạ sơn, minh hợp, châu quang, châu đình 14 Anh Sơn 3 Bình sơn,thọ sơn,tam sơn 4 Cẩm sơn,tường sơn,vĩnh sơn,hùng sơn 7 Cao sơn,lĩnh sơn,tào sơn,lạng sơn,phúc sơn, thạch sơn,long sơn 14 Tân Kỳ 3 Phú sơn 4 Nghĩa thái,tân phú,tân long,nghĩa hợp,nghĩa hợp 7 Nghĩa bình, hương sơn,nghĩa phúc.kỳ sơn,kỳ tân, nghĩa dũng,nghĩa hành. 14 Thanh Chương 3 Hạnh lâm,thanh lĩnh,thanh lương 6 Cát văn,thanh hòa,thanh xuân,thanh giang,thanh tùng,thanh phong 18 Thanh nho,thanh long, thanh lương,xuân tường,ngoc sơn,thanh khai, thanh yên, thanh ngọc,thanh tường, đồng văn,thanh đông, thanh khê, thanh thủy, thanh hà,thanhchi, thanh văn,thanhitên, thnah an 27 Nghĩa Đàn 1 Nghĩa minh 1 Nghĩa thọ 2 Nghĩa thắng,nghĩa hưng 4 Nguồn: Báo cáo Sở thương mại Nghệ An Bảng 8:Kết quả cung ứng hàng chính sách và thu mua nông sản của các đơn vị thương mại quốc doanh 1998-2003 Mặt hàng DV tính Năm thực hiện Tổng cộng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1. mặt hàng cung ưng lên miên núi Tấn 8.822 7.736 7.649 8.631 9.287 8.521 50.646 Muối Iốt “ 3.547 3.490 4.000 7.220 6.479 5.670 30.406 Dỗu hỏa “ 2.700 747 750 1.382 1.315 1.235 8.129 Giấy vở học sinh “ 75 20 40 29 93 116 373 than “ 2.500 3.479 2.859 - 1.400 1.500 11.738 2. mặt hàng thu mua “ 1.423 3.487 5.197 5.329,5 5.498 5.911 26.845,5 Lạc vỏ “ 723 2009 3.430 3.884 3.600 3.221 16.687 Ngô hạt “ 100 365 950 781 1.520 2.157 5.873 Mận tam hoa “ - 51 - 22 20 13 106 Lung “ 600 1.032 787 550 255 400 3.624 Bi xanh “ - 30 30 80 103 120 363 Quế “ - - - 2,5 - - 2,5 Gừng “ - - - 10 - - 10 3. kinh phí trợ cước vận chuyển Tr.đ 3.103 3.025 3.008 4.390 3.863 5.327 22.716 Muối Iôt “ 1.600 1.717 1.751 2.796 1.765 3.229 12.858 Dầu hỏa thắp sáng “ 983 351 350 390 358 360 2.792 Giấy vở học sinh “ 128 10 20 334 1.400 1.160 2.598 Nông sản “ 150 610 610 870 340 732 3.612 Than 240 377 277 - - - 856 Nguồn: Báo cáo Sở thương mại Nghệ An Bảng 9: kết quả thực hiện cung ứng hàng chính sách phục vụ đồng bào miền núi năm 2004 của các đơn vị đơn vị Muối iốt( tấn) Dầu hoả( tấn) Giấy vở học sinh(quyển) TH 2003 KH 2004 TH 2004 So sánh(%) TH 2003 KH 2004 TH 2004 So sánh(%) TH 2003 KH 2004 2004/2003 TH/KH 2004/2003 TH/KH 2004/2003 Tổng cộng 5.670 7.299 5.843 80 103 1.235 1.270 1.005 79,1 81,4 1.168.187 585.700 50,1 Công ty ĐTPTTM miền núi 4.200 5.373 4.800 89,3 144,3 650 740 600 81,1 92,3 1.123.512 534.500 47,6 Công ty CPTM Phủ Quỳ 793 993 193 19,4 24,5 300 250 193 77,2 64,3 44.675 51.200 114,6 Công ty CPTm Nghi Lộc 25 260 56 21,4 224 85 80 80 100 94,1 Công ty CPTM Quỳnh Lưu 370 380 423 111,3 114,3 91 100 32 32 35,1 Công ty CPTM Diễn Châu 56 100 100 100 178,6 9 10 Công ty CPTN Đô Lương 226 193 271 140,4 119,9 100 90 100 111,1 100 Nguồn: Báo cáo Sở thương mại Nghệ An Bảng: Tổng hợp phát triển mạng lưới thương mại quốc doanh đại lý cho các đơn vị thuộc sở đến năm 2010 tại các huyện miền núi Huyện Năm 2004 Năm 2005 Từ năm 2006-2010 Tổng cộng Số điểm Địa bàn xã Số điểm địa bàn xã Số điểm địa bàn xã Kỳ Sơn 3 Nậm Cắn, Mường ải, Đoọc May 2 Keng đu, phà đánh 6 Mỹ lý,bảo lý,bảo thắng,tây sơn,hưu kiệm, tạ cả. 11 Tương Dương 2 Kim Tiến, Thạch Giám 2 Yên tĩnh, lượng minh 3 Nhân mai,hữu dương,yên thắng 7 Con Cuông 1 Cam Lâm 1 Thạch ngàn 1 đôn phục 3 Quỳ Châu 1 Châu Thuận 2 Châu nga, châu hoàn 2 Châu thắng, châu hạnh 5 Quế Phong 1 đồng văn 2 Châu kim, hạnh dịch 3 Nậm nhoóng,căm muộn, quang phong 6 Quỳ Hợp 3 Châu thành, châu cường,nam sơn 6 Châu thái, liên hợp, thọ hợp,yên hợp,bắc sơn,châu tiến 5 Tam hợp, hạ sơn, minh hợp, châu quang, châu đình 14 Anh Sơn 3 Bình sơn,thọ sơn,tam sơn 4 Cẩm sơn,tường sơn,vĩnh sơn,hùng sơn 7 Cao sơn,lĩnh sơn,tào sơn,lạng sơn,phúc sơn, thạch sơn,long sơn 14 Tân Kỳ 3 Phú sơn 4 Nghĩa thái,tân phú,tân long,nghĩa hợp,nghĩa hợp 7 Nghĩa bình, hương sơn,nghĩa phúc.kỳ sơn,kỳ tân, nghĩa dũng,nghĩa hành. 14 Thanh Chương 3 Hạnh lâm,thanh lĩnh,thanh lương 6 Cát văn,thanh hòa,thanh xuân,thanh giang,thanh tùng,thanh phong 18 Thanh nho,thanh long, thanh lương,xuân tường,ngoc sơn,thanh khai, thanh yên, thanh ngọc,thanh tường, đồng văn,thanh đông, thanh khê, thanh thủy, thanh hà,thanhchi, thanh văn,thanhitên, thnah an 27 Nghĩa Đàn 1 Nghĩa minh 1 Nghĩa thọ 2 Nghĩa thắng,nghĩa hưng 4 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT195.doc
Tài liệu liên quan