Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm tại Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông

Lời mở đầu Từ khi kinh tế Việt Nam chuyển mình sang nền kinh tế thị trường đã có rất nhiều sự thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Giờ đây, doanh nghiệp phải tự mình vật lộn để tồn tại, phát triển trong một môi trường cạnh tranh đầy gay go không kém phần quyết liệt. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, hoàn thiện cách thức và phương pháp sản xuất kinh doanh sao cho đạt

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm tại Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả nhất. Muốn đạt được như vậy, doanh nghiệp phải không ngừng lập và thay đổi các chiến lược sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với từng thời kỳ khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên có một chiến lược mà bất biến, xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó chính là chiến lược về giá. Định giá bán sao cho hợp lý, tối ưu là một điều vô cùng quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng đó, sau một thời gian thực tập tại công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, tôi đã chọn đề tài: “Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề được chia làm 3 chương Chương 1: Lý luận chung về giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm Chương 2: Thực trạng giá bán sản phẩm của công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông Chương 3: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của GS – TS Đặng Đình Đào và các cô chú, anh chị em trong công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông đặc biệt phòng thị trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Chương i Lí luận chung về giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm I. Lí luận chung về giá 1. Tầm quan trọng của giá trong nền kinh tế nói chung và đối với mỗi một doanh nghiệp nói riêng Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cơ chế thị trường có sự quản lí và điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những vấn đề quan tâm của cơ chế thị trường là giá cả. Giá cả chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như giá trị, quan hệ cung- cầu, sức mua của tiền…Nhưng giá cả cũng tác động tới sản lượng, cung- cầu cũng như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trong mỗi một doanh nghiệp, giá cả của hàng hoá bán ra là yếu tố quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp đó. Nếu giá cả của doanh nghiệp đưa ra mà được thị trường chấp nhận điều đó có nghĩâ là thị trường chấp nhận hàng hoá của doanh nghiệp, hàng hoá của doanh nghiệp sẽ bán được, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận hay sẽ thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình, có thể cạnh tranh được trên thị trường đó. Ngược lại, nếu giá cả bán hàng hoá của doanh nghiệp không được thị trường chấp nhận, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang tiến gần hơn một bước tới sự phá sản. 2. Lí luận chung về giá bán sản phẩm Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời cũng biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung- cầu hàng hoá, tích luỹ và tiêu dùng, cạnh tranh… Giá trị hàng hoá là giá trị thị trường, giá trị được thừa nhận của người mua. Giá trị luôn quyết định giá cả thị trường, là nội dung, là bản chất của giá cả. Ngược lại, giá cả là hình thức, là hiện tượng của giá trị. Giá cả là quan hệ về lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh. Hiện nay trên thị trường, ngoài cạnh tranh bằng giá cả, có các loại cạnh tranh khác tiên tiến hơn như cạnh tranh bằng chất lượng, bằng dịch vụ nhưng giá cả vẫn có một vai trò quan trọng. Hàng hoá sẽ không tiêu thụ được nếu như không được người tiêu dùng chấp nhận. Người tiêu dùng luôn quan tâm đến giá cả hàng hoá và coi đó là một tiêu chuẩn chỉ dẫn về chất lượng và các chỉ tiêu khác của hàng hoá, do vậy xác định một chính sách giá đúng có vai trò sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Trong thực tế, cạnh tranh bằng chiến lược sử dụng giá cả là biện pháp cạnh tranh nghèo nàn nhất, vì khi gặp phải đối thủ có tiềm lực lớn, cạnh tranh bằng giá cả sẽ không phát huy tác dụng. Trong nhiều trường hợp, sự cạnh tranh này chỉ dẫn tới việc giảm bớt lợi nhuận của những người bánvà đem lại lợi ích cho phía người mua.Tuy nhiên cạnh tranh bằng giá cả có thể áp dụng thành công và có ưu thế trong xâm nhập vào thị trường mới. Đối với thị trường Việt Nam, thu nhập của dân cư chưa cao, yêu cầu về chất lượng và chủng loại lại thấp nên cạnh tranh bằng chiến lược giá cả vẫn được coi là vũ khí lợi hại. 3. Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm 3.1. Nguyên vật liệu đầu vào Nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu cho hoạt động của máy móc, có thể là điện nước. Giả sử cá yếu tố khác ván giữ nguyên nhưng giá nguyên vật liệu đàu vào tăng thì giá bán sản phẩm sẽ tăng, như vậy quan hệ biến đổi giữa giá của nguyên vật liệu đầu vào và giá bán sản phẩm là quan hệ tỷ lệ thuận. 3.2. Chi phí sản xuất Sự hiểu biết chính xác về chi phí bỏ ra để sản xuất ra hàng hooặc dịch vụ là rất quan trọng đối với công ty vì ba lí do sau: Giá thành là yếu tố quyết định giới hạn thấp nhất của giá bán. Các công ty đều mong muốn tính một nức giá để đủ trang trảI mọi chi phí bỏ ra trong sản xuất, phân phối, có lợi nhuận chính đáng cho những nỗ lực kd và gánh chịu rủi ro. Vì vậy, khi ấn định mức giá bán, giá thành được coi là cơ sở quan trọng. Khi xác định được chính xác và quản lí được chi phí, các nhà quản lí có thể tìm ra các giảI pháp thay đổi, hạ thấp chúng để gia tăng lợi nhuận, điều chỉnh giá một cách chủ động, tránh mạo hiểm. 3.3. Các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp trong từng giai đoạn kinh doanh khác của mình thì có giá bán sản phẩm khác nhau. Nếu như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là dẫn đầu thị phần thì giá bán sản phẩm của doanh nghiệp sẽ hạ hơn so với giá bán của đối thủ cạnh tranh, nếu như mục tiêu dẫn đầu về chất lượng ( hoặc đôi khi là tối đa hoá lợi nhuận) thì giá bán sản phẩm của doanh nghiệp thường cao….. 3.4. Các yếu tố khác Ngoài các yếu tố trên, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp thường chụi ảnh hưởng một số yếu tố khác bên trong doanh nghiệp, đó có thể là Chu kì sống của sản phẩm Tính phân biệt của sản phẩm Tính dễ hư hỏng hay tính theo mùa của sản phẩm II. Lí luận chung về định giá bán sản phẩm 1. Tầm quan trọng của công tác định giá bán sản phẩm của một doanh nghiệp Giá bán sản phẩm, hàng hoá là nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường với các qui luật vốn có bản chất của nó như qui luật cung- cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị… đã làm cho nhiều người lầm tưởng không cần qui định giá bán cho sản phẩm. Bởi họ quan niệm rằng đó là do thị trường tự điều tiết bởi cung- cầu, do sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Điều đó mới chỉ đúng phần nào. Với các doanh nghiệp nếu chỉ mặc thác cho quan niệm đó thì khó có thể tồn tại được nói gì tới nhu cầu phát triển để mà cạnh tranh, đứng vững trong thương trường. Thực tế, có thể có nhiều doanh nghiệp không cần quan tâm nhiều tới giá bán sản phẩm bởi sản phẩm của doanh nghiệp đó được sản xuất ra để cạnh tranh trên thị trường với mức giá bán có sẵn. Họ chỉ cần quan tâm tới khối lượng sản xuất ra là bao nhiêu: nhiều hay ít. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, nếu không có chính sách định giá bán cho sản phẩm thì không thể nào đạt được mục đích cuối cùng của sản xuất là đạt lợi nhuận tối đa. Quan điểm định giá bán sản phẩm thông thường xuất phát từ yêu cầu trang trải bù đắp chi phí có liên quan tới khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ và đảm bảo có lãi. Nói cách khác, các phương pháp định giá bán sản phẩm thông thường được dựa vào giá thành sản phẩm (trị giá vốn) của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ để cộng thêm một phần chi phí theo mức độ, tỷ lệ nhất định so với giá thành sản xuất hay trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ để tính giá. Xét về bản chất định giá bán cho sản phẩm là công tác xác định giá bán cho sản phẩm dựa trên các yếu tố như chi phí, pháp luật, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo mức lợi nhuận… 2. Một số yếu tố có ảnh hưởng tới việc tính giá bán sản phẩm. Nhìn chung có một số yếu tố sau đây ảnh hưởng tới quá trình định giá bán hàng hoá của doanh nghiệp: Nhu cầu của khách hàng Nhu cầu là yếu tố đầu tiên mà người định giá phải xem xét đến. Mức giá đặt ra khác nhau thì có ảnh hưởng khác nhau lên mức cầu khác nhau của khách hàng, đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Nhìn chung giá càng thấp thì cầu càng cao và ngược lại. Để danhg giá mối quan hệ giữa nhu cầu và giá cả hàng hoá, người ta có thể tính đến hệ số co gián của cầu về giá. Nhiều khi, sự tác động của giá lên nhu cầu là không đáng kể do tác động của nhiều yếu tố như: tính độc đáo của sản phẩm, khả năng thay thế của sản phẩm không cao; giá mua quá thấp so với tổng thu nhập; do tính đồng bộ trong tiêu dùng; không có khả năng dự trữ. Chi phí sản xuất sản phẩm Chi phí là một yếu tố đặc biệt quan trọng cần được xem xét khi định mức giá. Trong các điều kiện bình thường mức giá dù tính theo cách nào cũng phải đảm bảo lớn hơn chi phí để có lợi nhuận. Để tổ chức quản lý chi phí và có cơ sở định giá người ta phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo nhiều tiêu thức khác nhau. Song có những loại chi phí rất quan trọng cần phải tính đến khi định giá như: tổng chi phí cố định, tổng chi phí biến đổi, tổng chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bình quân của một đơn vị sản phẩm.v.v… Đối thủ, trạng thái cạnh tranh và quan hệ cung cầu trên thị trường Ngoài thị trường độc quyền, các doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm không thể không nghiên cứu giá bán trên thị trường và những đối thủ cạnh tranh của mình. Nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được cung cầu trên thị trường, mức giá mà thị trường có thể cháp nhận được. Mặt khác người làm giá phải phân tích giá thành, giá cả và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh, để từ đó có hướng co việc xây dựng giá hàng hoá của doanh nghiệp. Việc định giá cao hay thấp của đối thủ cạnh tranh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố về luật pháp, xã hội Khi định giá bán sản phẩm một yếu tố cần phải xem xét đó là tính hợp pháp của giá. Các mức giá đặt ra không được vi phạm các qui định của hệ thống pháp luật và không được làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. 3. Các mục tiêu định giá Xác định mức giá cho các sản phẩm,dịch vụ cụ thể trong kinh doanh không phải là tuỳ ý.Việc định giá phải đảm bảo các mục tiêu đã được đặt ra của doanh nghiệp.Để thoả mãn yêu cầu này, các mức gía phải được định ra trên cơ sở các mục tiêu đã được xác định rõ ràng. Tuỳ theo yêu cầu, đặc điểm cụ thể về điều kiện hoạt động và sản phẩm đưa ra thị trường, mức giá phải đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa các yêu cầu: - Phát triển doanh nghiệp (thị phần). - Khả năng bán hàng (doanh số). - Thu nhập (lợi nhuận). Khi định giá, không phải ba mục tiêu trên được giải quyết đồng bộ. Trong nhiều trường hợp, khi thoả mãn tốt yêu cầu này thì có thể lại hạn chế khả năng thoả mãn yêu cầu khác và ngược lại. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn đúng mục tiêu cần theo đuổi thông qua mức giá. Trong thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn mục tiêu định giá của mình từ các mục tiêu chính sau: 3.1. Định giá nhằm đảm bảo mức thu nhập định trước Mục tiêu đặt ra cho việc định giá là dảm bảo mức lợi nhuận cụ thể, chính xác từ giá bán sản phẩm, dịch vụ, khoản lợi nhuận này được ấn định trước nhằm thu được một khoản tiền đủ để thoả mãn nhu cầu thu hồi vốn hoặc tái đấu tư có trọng điểm. Nó thường được xác định trong giá bán như một tỉ lệ phần trăm (%) của doanh số bán hay của vốn đâud tư. Để đảm bảo mức thu nhập định trước có thể dẫn tới việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh (tiếp tục hay loại bỏ khối danh mục kinh doanh hay phát triển sản phẩm mới). Trong nhiếu trường hợp, mục tiêu làm giá này xuất hiện với tư cách là mong muốn có tính chủ quan của người định giá. 3.2. Định giá nhằm đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận Mục tiêu này yêu cầu xác định mớc giá sao cho có thể đạt được lợi nhuận cao nhất khi bán hàng. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận có thể có các con đường khác nhau. Người ta có thể đặt giá ở mức cao nhất cho sản phẩm dịch vụ khi có điều kiện (giá hớt váng đối với sản phẩm mới thành công, giá đàu cơ đối với sản phẩm khan hiếm khi ccàu lớn hơn cung mà khong cóa sản phẩm tốt thay thế).Thị trường tối đa hoá lợi nhuận bằng cách này có thể phải trả giá bởi phản ứng của xã hội, qui định của pháp luật và làm xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp. Tối đa hóa lợi nhuận không phải cũng thực hiện được trên cơ sở giá đắt. Trong nhiều trường hợp, giá cao khong đồng nghĩa với việc tổng số lợi nhuận cao. Có thể tìm lợi nhuận tối đa (lãi tối ưu) trên cơ sở ghái tối ưu.Giá tối ưu được xác định trên cơ sở mối quan hệ tương thích giữa giá với số lượng sản phẩm bán được- tổng thu nhập – tổng chi phí và lợi nhuận tương ứng với nó. Để có lợi nhuận tối đa, người ta không lựa chọn mức giá đưa đến doanh số bán lớn nhất mà chọn mức giá mang lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp. 3.3. Định giá nhằm mục tiêu doanh số bán hàng Theo mục tiêu này, mức giá được xác định sao cho có thể đạt đến một mức bán hàng nào đó (thường là cao nhất) mà doanh nghiệp mong muốn. Trong trường hợp này, trọng tâm cần đáp ứng là số lượng (doanh số) bán hàng được hoặc tăng khả năng bán hàng còn lợi nhuận ít dược quan tâm. Theo đuổi mục tiêu này, người ta thường dựa trên ý tưởng: doanh số cao sẽ có lợi nhuận cao. Nhưng không phải lúc nào cũng có sự trùng khớp giữa doanh số và lợi nhuận. Tăng doanh số không có nghĩa là tăng lợi nhuận. Thậm chí tăng doanh số kèm theo sự giảm sút về lợi nhuận bởi sự vận động không tương thích giữa việc giảm giá bán để tăng khối lượng bán và chi phí 3.4. Định giá nhằm phát triển các phân đoạn thị trường Trọng tâm cần đáp ứng của giá theo mục tiêu này là giúp cho doanh nghiệp có khả năng đứng vững, mở rộng hoặc kiểm soát tốt các thị trường trọng điểm. Mức giá đặt ra phải có khả năng hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu trên thị trường và đảm bảo tính cạnh tranh với các đối thủ khác. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể một mức giá thấp (giá xâm nhập) có thể được lựa chọn hoặc một mức giá cao (giá uy tín) có thể được sử dụng. Nhưng có thể kết hợp các mức giá khác nhau trong những giai đoạn phát triển khác nhau của chu kỳ sống của một sản phẩm cũng như tác động đến các nhóm khách hàng khác nhau (nhạy cảm hay không nhạy cảm giá) để có thể kiểm soát tốt thị trường (điều này liên quan đến chiến lược “hớt phần ngon” của thị trường hoặc “lách” thị trường) 3.5. Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh đối đầu Mục tiêu của việc xác định mức giá là đưa ra một mức giá “tốt nhất” dưới con mắt của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong trường hợp sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất hoặc khá rõ ràng, một mức giá luôn hạ hơn so với đối thủ cạnh tranh có khả năng tạo ra một hình ảnh tốt về doanh nghiệp để hấp dẫn họ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những khách hàng nhạy cảm về giá và nhu cầu về sản phẩm co giãn. Giá có tính cạnh tranh cho phép thúc đẩy tăng trưởng “cầu hướng vào doanh nghiệp” để duy trì và tăng trưởng doanh số bán. Tuy nhiên, việc làm giá này luôn luôn mạo hiểm. Một mức giá thấp không hợp lý sẽ dẫn đến giảm sút lợi nhuận hoặc thua lỗ. Mặt khác có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh mang tính “tiêu diệt” gây thiệt hại cho hệ thống những người bán và có thể vi phạm pháp luật khi sử dụng biện pháp “phá giá”. Tốt nhất, không nên sử dụng mục tiêu này nếu không đủ điều kiện hoặc cho phép. 3.6. Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả Xác định mức giá theo mục tiêu này được thực hiện trên cơ sở kết hợp vai trò của giá với các tham số khác của marketing hỗn hợp trong kinh doanh. Doanh nghiệp đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường không phải bằng giá. Các khả năng cạnh tranh với đối thủ được thực hiện trên cơ sở đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, đáp ứng đồng bộ nhu cầu của khách hàng, đúng thời gian, đúng địa điểm… Trong trường hợp này, giá có thể xác định ở mức cao khi đưa sản phẩm chất lượng cao (chiến lược giá cao/ chất lượng cao); giá có thể hỗ trợ bởi các chính sách xúc tiến bán… 4. Các chính sách định giá Nhằm đạt được mục tiêu đã xác định cho giá, doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định rõ ràng về chính sách giá của mình. Các chính sách giá đúng cho phép doanh nghiệp có thể định giá và quản lý giá có hiệu quả trong kinh doanh. Chính sách định giá thể hiện sự lựa chọn đúng đắn các tình huống cần giải quyết khi đặt mức giá và ra quyết định mua sắm của khách hàng được dễ dàng hơn. Các chính sách giá chính thường được áp dụng là: 4.1. Chính sách về sự linh hoạt giá Chính sách sự linh hoạt của giá phản ánh cách thức sử dụng mức giá như thế nào đối với các đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp phải lựa chọn giữa chính sách một giá hay chính sách giá linh hoạt Chính sách một giá: Đưa ra một mức giá đối với tất cả các khách hàng mua hàng trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng khối lượng. Chính sách này yêu cầu hàng được bán ra theo giá niêm yết, không có mặc cả giá, cho phép có thể đảm bảo được thu nhập dự tính, duy trì uy tín trong khách hàng, rút ngắn thời gian bán, định giá và quản lý giá khá dễ dàng. Tuy nhiên, có thể dẫn đến trạng thái cứng nhắc về giá, kém linh hoạt và cạnh tranh khi đặt giá cao hơn đối thủ cạnh tranh mà không kịp thời điều chỉnh. Chính sách giá linh hoạt: Đưa ra cho khách hàng khác nhau các mức giá khác nhau trong cùng điều kiện cơ bản và cùng khối lượng. Chính sách giá này cho phép bán hàng ở các mức khác nhau xoay quanh giá niêm yết. Khách hàng được mặc cả giá. Người bán được quyền tự quyết định về mức giá cụ thể trong khung giá “trần – sàn” nên có khả năng hỗ trợ tốt hơn trong việc bán hàng trong các tình huống cụ thể một cách linh hoạt và đáp ứng nhu cầu mong muốn “mặc cả giá của khách hàng”. Chính sách này thông dụng trong kinh doanh nhỏ, sản phẩm không được tiêu chuẩn hoá, trong các kênh lưu thông, bán trực tiếp hàng công nghiệp và bán lẻ hàng đắt tiền. Nhược điểm chính của chính sách giá này là việc quản lý giá trở nên khó khăn, công sức và thời gian bán hàng lớn, tạo tâm lý không hài lòng với một số khách hàng nếu cảm thấy bị mua “hớ”. 4.2. Chính sách giá theo chu kì sống của sản phẩm Chính sách giá này thường được đưa ra để lựa chọn mức giá cho các sản phẩm mới. Mức giá cụ thể (cao hay thấp) có thể có ảnh hưởng lớn đến thời gian cần thiết để vượt qua phân kỳ “xâm nhập thị trường” và khả năng bán hàng ở các phân kỳ tiếp theo do mức độ hấp dẫn của cạnh tranh và sản phẩm thay thế. Tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể lựa chọn các chính sách khác nhau: Chính sách giá “hớt váng”: Đưa ra mức giá cao nhất – cố gắng bán ở mức giá cao nhất của thị trường nhằm tăng tối đa việc hớt phần ngon của thị trường. Mức giá này thường được áp dụng để chinh phục nhóm khách hàng không nhạy cảm giá khi có sản phẩm hoàn toàn mới, độc đáo. Chính sách giá “xâm nhập”: Đưa ra một mức giá thấp để có thể bán được hàng hoá với khối lượng lớn trên thị trường. Chính sách này quy định một mức giá thấp trong thời gian dài, thường được sử dụng cho các sản phẩm mới nhưng mang tính tương tự (thay thế) hoặc sản phẩm cải tiến, trên các thị trường mới và đặc biệt trên các thị trường không lý tưởng (đường cong cầu co giãn nhịp nhàng). Chính sách giá “giới thiệu”: Đưa ra mức giá thấp bằng cách cắt giảm giá tạm thời để lôi kéo sự chú ý và dùng thử của khách hàng. Chính sách này quy định một mức giá thấp trong thời gian ngắn (tạm thời) rồi sẽ nâng giá lên ngay sau thời kỳ đưa hàng ra và giới thiệu. Chính sách giá “theo thị trường”: Đưa ra mức giá trên cơ sở phân tích các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chính sách này không chỉ căn cứ vào mục tiêu của doanh nghiệp và phân tích khách hàng mục tiêu, quyết định vê giá “cao” hay “thấp” còn tuỳ thuộc vào đặc điểm cạnh tranh trên thị trường. Mặt bằng giá thị trường (hình thành nên bởi các đối thủ cạnh tranh, cung – cầu) sẽ dẫn đến quyết định cạnh tranh đối đầu hay cạnh tranh bằng các yếu tố khác của marketing hỗn hợp trên các phân đoạn khác nhau của thị trường. 4.3. Chính sách giá theo chi phí vận chuyển Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, sản phẩm phải được vân chuyển đến địa điểm sử dụng theo yêu cầu của họ. Chi phí vận chuyển có thể là rất cao: đối với một sô sản phẩm chi phí vận chuyển có thể chiếm đến 50 – 60% giá trị được giao của hàng hoá. Điều này yêu cầu cần tính đến một cách nghiêm túc và sáng tạo chi phí vận chuyển khi xác định mức giá: giá công bố bao hàm cả chi phí vận chuyển không? nên tính như thế nào? ai trả chi phí vận chuyển?. Việc tính toán chi phí vận chuyển vào giá công bố một cách linh hoạt và đúng đắn có thể tạo ra cơ hội tốt hơn cho bán hàng và cạnh tranh của doanh nghiệp trên một số khu vực thị trường. Cần có chính sách đúng đắn để lựa chọn phương án đặt giá hợp lý bởi trong thực tế kinh doanh có rất nhiều khả năng lựa chọn các biến thái khác nhau về chi phí vận chuyển khi hình thành nên các mức giá. Các mức giá dựa trên chính sách về chi phí vận chuyển thường được xác định dựa trên ba loại chính sách chính: Giá giao hàng theo địa điểm Điểm giao hàng và chi phí vận chuyển liên quan đến nó là cơ sở để xem xét giá. Loại giá này lấy địa điểm giao hàng cụ thể giữa bên mua và bên bán làm căn cứ để xác định mức giá hàng hoá. Trong quá trình bán hàng có các điểm (mốc) cơ bản liên quan đến chi phí vận chuyển và xác định người trả tiền: Sơ đồ 1: Chi phí vận chuyển trong quá trình bán hàng Nơi xuất phát (điểm gốc) (1) Chi phí vận chuyển(A) (2) (3) Điểm bán (giao hàng) của khách Điểm bán (xuất hàng) của doanh nghiệp … Chi phí vận chuyển (B) Chi phí vận chuyển (C) Nơi sử dụng (điểm cuối) (4) Để xác định mức giá có tính đến chi phí vận chuyển, có hai trường hợp cơ bản: +) Địa điểm giao hàng được xác định bởi bên bán Thông thường, doanh nghiệp (bán) đưa ra giá công bố theo địa điểm giao hàng đã được xác định trước của mình. Địa điểm này có thể là ở (1) – nơi sản xuất hoặc kho trung tâm, hoặc ở (2) – các điểm bán hàng của doanh nghiệp trong mạng lưới kinh doanh (kho trung gian). Mọi chi phí vận chuyển từ (1) đến (2) đương nhiên được tính trong mức giá như một khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Tại đây, người bán chịu trách nhiệm trả chi phí bốc xếp hàng hoá lên phương tiện vận tải, quyền sở hữu hàng hoá được chuyển ngay cho người mua. Người mua chịu trách nhiệm chi phí vận chuyển tiếp theo và tổn thất hàng hoá trong quá trình vận chuyển (khoản chi phí vận chuyển bên B do khách hàng chịu). +) Địa điểm giao hàng được xác định theo yêu cầu của khách Liên quan đến chi phí vận chuyển từ (2) đến (3) hoặc từ (2) đến (4). Người mua có thể yêu cầu người bán giao hàng tại địa điểm cụ thể nào đó (3) hoặc (4) theo hợp đồng. Trong trường hợp này toàn bộ chi phí vận chuyển phát sinh sẽ do bên bán chịu trách nhiệm trả và được tính vào giá bán hàng hoá. Các khoản B và C do bên người bán chịu. Giá công bố cần tính khoản chi phí này. Cả hai trường hợp trên đều có ưu điểm và nhược điểm riêng cần được cân nhắc khi thực hiện. Xác định mức giá theo trường hợp thứ nhất đơn giản, dễ dàng nhưng không tận dụng được các cơ hội marketing phát sinh. Theo trường hợp thứ hai việc đặt giá sẽ phức tạp hơn và có liên quan đến năng lực tổ chức vận tải của người bán. Nhưng, cho phép thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng và qua đó có thể khai thác tốt hơn các cơ hội marketing trong bán hàng. Chính từ lợi thế này nhiều doanh nghiệp đã chủ động đưa ra các giá có tính đến chi phí vận chuyển đến các điểm gần nơi người tiêu thụ hoặc đảm bảo vận chuyển hàng đến tận nơi sử dụng mà không chờ đợi người mua yêu cầu. Giá giao hàng theo vùng Các mức giá được xác định không theo địa điểm cụ thể hàng đến mà theo vùng địa lý đã được xác định trước. Toàn bộ thị trường được chia thành các vùng cụ thể. Trong cùng một vùng khách hàng sẽ trả giá như nhau cho một sản phẩm. Chi phí vận chuyển được tính bình quân và san đều đối với người mua trong vùng địa lý. Người bán trả chi phí vận chuyển bình quân thực tế và phải chịu tiền vận chuyển trung bình đối với mỗi khách hàng. Chính sách gía này làm giảm sự chênh lệch lớn trong giá giao hàng do giá địa điểm gây ra. Nó thường được sử dụng để tạo nên sự hấp dẫn đối với khách hàng ở xa địa điểm bán hàng của doanh nghiệp. Giá giao hàng đồng loạt Các mức giá được xác định theo chi phí vận chuyển bình quân cho tất cả mọi người mua trên một thị trường. Tất cả các khách hàng trên thị trường xác định trả cùng một khoản tiền cho việc vận chuyển. Với giá này, người bán có thể bán ở tất cả mọi nơi theo cùng một giá. Giá vận chuyển hấp dẫn Được sử dụng khi lựa chọn chính sách giá theo địa điểm nhưng lại muốn có được vị thế cạnh tranh tốt ở các khu vực thị trường xa và nhằn thu hút khu vực thị trường mới. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể bug đắp một phần chi phí vấn tải cho hành khách ở xa bằng cách cắt giảm giá công bố. Lợi nhuận ròng của mỗi một lần bán giảm nhưng bù lại doanh nghiệp có thể có được khách hàng (thị trường) mới và tổng số lợi nhuận có thể tăng. 4.4. Chính sách hạ giá và chiếu cố giá Các mức giá trường được hình thành theo các điều kiện (tiêu chuẩn) xác định trước. Trong kinh doanh, có thể các điều kiện này thay đổi theo các trường hợp cụ thể, không kể luôn luôn bán hàng theo các điều kiện đã tính trước. Bởi vậy, xuất hiện các yêu cầu điều chỉnh giá. Nếư điều kiện ban đầu thay đổi một cách cơ bản có thể dẫn đẽn việc phải tính toán lại mức giá. Nhưng trong các trường hợp chỉ có sự thay đổi ở một số khía cạnh nào đó (khối lượng mua, điều kiện thanh toán, chất lượng hàng…) thì giá ssẽ được điều chỉnh lại theo mức chiếu cố giá và hại giá. Cơ sở để nghiên cứu chính sách hạ giá và chiếu cố giá là gí công bố của doanh nghiệp. Nhưng khi xem xét vấn đề này trong chuỗi lưu thông thì cơ sở của nó là giá công bố cơ bản. Giá công bố cơ bản thường được đặt ra bởi nhà sản xuất. Đó cũng là mức giá cuối cùng mà người mua hay người sử dụng bình thường được yêu cầu trả khi mua sản phẩm. Hạ giá là sự giảm giá công bố- giá mà người bán thông báo cho người mua. Việc giảm giá không chỉ nhằm để bán được hàng mà còn đáp ứng được các mục tiêu đặt ra cho việc kinh doanh và bán hàng. Có nhiều trường hợp khác nhau cần xem xét về vấn đề quyết định giảm giá: Hạ giá theo khối lượng nhằm khuyến khích mua nhiều Khách hàng thường mong muốn mua được rẻ hơn trong khi doanh nghiệp lại mong muốn bán được nhiều hàng hơn. Để đáp ớng được các mong muốn nàycó thể đưa ra các chính sách hạ gí theo khối lượng mua của khách hàng. Hạ giá theo khối lượng có thể dựa trên giá trị toàn bộ đơn hàng bằng tiền, dựa trên số lượng hàng mua được hoặc kích thước lô hàng mua. Hạ giá có thể thực hiện được bằng việc giảm giá công bố hay cho thêm, tăng thêm bằng chính hàng được mua. Có hai loại hạ giá theo khối lượng: Hạ giá theo khối lượng có tích luỹ Việc hạ giá được thực hiện nhằm khuyến khích mua hàng nhiều lần (liên tục) trong một giai đoạn nào đó của khách hàng. Việc hạ giá được thực hiện cho mỗi lần mua thêm và có thể sẽ nhiều hơn nếu khối lượng mua tăng lên. Hạ giá theo khối lượng không tích luỹ Hạ gía được đưa ra nhằm khuyến khích các đơn hàng lớn. Có thể dùng các mức hạ giá luỹ tiến theo khối lượng mua. Việc hạ giá được thực hiện cho từng đơn đặt hàng và khong ràng bbuộc với các lần (đơn hàng) mua sau. Hạ giá theo thời vụ Được dùng để khuyến khích khách hàng tích trữ sớm hơn cá nhu cầu đòi hỏi hiện tại nhằm chuyển chức nămg dự trữ vào lưu thông hoặc san đều mức giá bán cả năm. Đối với các doanh nghiệp thương mại, hạ giá loại này có thể được sử dụng để chuyển dự trữ sang người bán lẻ hoặc người sử dụng. Hạ giá theo thời hạn thanh toán Trong thương mại, về nguyên tắc người mua phải thanh toán ngay cho người bán khi nhận hàng. Tuy nhiên, thời điểm thanh toán thực tế thường được xác định theo hợp đồng bởi điều khoản về thời hạn thanh toán. Thời hạn thanh toán có thể lập tức khi mua hàng (trả ngay) hoặc sau khi nhận hàng ở một khoảng thời gian nhất định (mua trả chậm). Mức giá ccông bố cũng được xác định theo điều kiện này. Trong cả hai trường hợp trên, việc khuyến khích đúng thời hạn hoặc sớm hơn thời hạn cũng phải được xem xét. + Bán hàng trả chậm: Đưa ra các mức thanh toán nhằm khuyến khích thị thanh toán trước thời hạn qui định trong hợp đồng. + Bán hàng trả ngay: Thời hạn qui định là phải trả ngay lập tức, nhưng theo yêu cầu của khách hàng thời hạn thanh toán có thể xác định lại sau 10, 20 hoặc 30 ngày. Trong điều kiện này, giá ghi trên hoá đơn là giá gốc. Nếu trả trước 10 ngày có thể giảm 2%, nếu trước 20 ngày có thể giảm 1% và phải trả đủ nếu trả trước 30 ngày. Hạ giá theo đơn đặt hàng trước Việc hạ gía này nhằm khuyến khích người mua đặt hàng trước để tạo điều kiện thuận lợi và tránh rủi ro, khó khăn khi bán hàng. Các hợp đồng đặt hàng trước giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát hoạt động của mình tốt hơn. Nếu khách hàng ứng trước một khoản tiền nào đó để thực hiện đơn hàng có thể giúp cho doanh nghiệp tăng được vốn kinh doanh. Hạ giá “ ưu đãi” Khoản hạ giá này nhằm vào củng cố mối quan hệ truyền thống, lâu dài với các khách hàng trọng điểm cần giữ vững hoặc lôi kéo của doanh nghiệp. Hạ giá hàng tiêu thụ tồn kho Là khoản hạ gía ngoài mong muốn của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của khoản hạ giá này là nhằm giảm bớt các thiệt hại do không bán được hàng, chi phí dự trữ và thu hồi vốn. Hạ giá theo truyền thống Khoản hạ giá này còn được gọi là khoản bớt giá trong kinh doanh dành cho người trung gian để họ tiếp tục thực hiện nốt quá trình lưu thông hàng hoá tới người sử dụng sản phẩm. Trên thị trường các khoản bớt giá này thường được hình thành và thực hiện theo truyền thống. Tuỳ theo độ dài của đường dây phân phối hàng hoá có thể hính thành nên một chuỗi bớt giá từ nhà sản xuất đến nhà buôn đến nhà bán lẻ. Đây là khoản bớt giá khách quan từ gốc, “gốc” là giá công bố cơ bản để tính lùi lại qua các khâu trung gian, khoản bớt giá này thường được gọi là “chiết khấu trong lưu thông”.Chiết khấu trong lưu thông đcượ xác định đủ để bù đắp lại những chi phí kinh doanh và lợi nhuận của người trung gian. Các chính sách chiếu cố giá Chiếu cố giá cũng tương tự như giảm gía bởi vì thực chất thì chi phí bỏ ra để mua món hàngcủa khách hàng cũng giảm đi so với giá công bố (chính thức). Nhưng khoản giảm giá này thường kèm theo điều kiện đưa ra bởi người bán “._. giúp người bán về một việc gì đó” ngoài hàng hoá đã mua. + Tiền chênh lệch giành cho quảng cáo Khoản chi phi mà người mua (doanh nghiệp thương mại) có thể nhận được từ người bán để nỗ lực trong việc xúc tiến bán hàng cho người bán. Khoản tiền này thường được tính theo tỉ lệ phần trăm so với doanh số bán hàng. + Tiền chênh lệch kích thích bán hàng Là khoản tiền ngoài giá mua hàng mà người bán có thể “thưởng thêm”cho người mua nếu người mua hàng (doanh nghiệp thương mại) bán được một số sản phẩm của người bán. + Thu hồi sản phẩm cũ bán sản phẩm mới (đổi các) Giá trị còn lại của sản phẩm cũ có thể xem xét để trừ đi giá mua sản phẩm mới. Giá công bố không thay đổi ( không giảm). Nhưng thực tế, người mua đã được hưởng một khoản tiền tương tự như hạ gía. + Tặng vé xổ số, phiếu thưởng hiện vật Khách hàng sẽ được thêm cái gì đó nếu trúng thưởng.Việc giảm giá công bố không diễn ra, nhưng thực tế, khách hàng đã được hưởng một sự chiếu cố về giá. 5. Quy trình định giá bán sản phẩm 5.1. Hình thành giá trong các hình thái thị trường Như chúng ta đã biết, chính sách giá cả của người bán phụ thuộc vào hình thái thị trường. Theo các nhà kinh tế thì có 4 kiểu hình thái thị trường, mỗi kiểu có những vấn đề riêng về vấn đề hình thành giá cả. + Cạnh tranh hoàn hảo Thị trường cạnh tranh hoàn hảo bao gồm nhiều người mua, người bán cùng một loại sản phẩm giống nhau. Không một người mua hay người bán nào có ảnh hưởng lớn đến mức giá thị trường hiện hành của hàng hoá. Người bán cũng không đòi hỏi giá cao hơn giá của thị trường vì người mua có thể tự do mua một khối lượng bất kì những hàng hoá đó theo giá thị trường. Người bán cũng không chào giá bán thấp hơn giá thị trường vì họ có thể bán tất cả hàng hoá đó theo giá thị trường. Trong loại thị trường này, doanh nghiệp là người chấp nhận giá và các doanh nghiệp đều phải hoạt động theo sự dẫn dắt của bàn tay vô hình của thị trường. + Cạnh tranh độc quyền Thị trường cạnh tranh độc quyền gồm rất nhiều người mua và người bán không tuân theo giá thị trường thống nhấtmà dao động trong khoảng rộng. Sở dĩ họ làm được như vậy là vì doanh nghiệp có thể có những phương án hàng hoá khác nhau, sản phẩm hiện thực có thể khác nhau chất lượng, tính chất, dịch vụ… Người mua có thể thấy sự chênh lệch về gía chào bán và sẵn sàng mua ở các giá khác nhau. Chính sách gía trong thị trường này đặc biệt phát huy tác dụng, ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp yểm trợ bán hàng khác. + Cạnh tranh độc quyền tập đoàn Là thị trường bao gồm một số ít người bán rất nhạy cảm với chính sách hình thành giá cả và chiến lược tiêu thụ của nhau, hàng hoá có thể giống hoặc không giống nhau. Sở dĩ có ít người bán vì điều kiện gia nhập thị trường rất khó khăn. Mmỗi người bán đều rất nhạy bén với chiến lược và hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Trong thị trường này, các doanh nghiệp đều có xu hướng chấp nhận mức giá của ngành và của các tập đoàn thường có xu hướng liên kết để xác định mức gía phù hợp cho sự phát triển của toàn ngành. + Độc quyền tuyệt đối Là thị trường chỉ có một người bán một loại sản phẩm. Đó có thể là một tổ chức nhà nước, một tổ chức độc quyền tư nhân. Sự hình thành giá cả ở từng trường hợp diễn ra rất khác nhau. Tổ chức độc quyền nhà nước có thể sử dụng chính sách giá cả để đạt được những mục tiêu nhất định. Nó có thể đặt giá thấp hơn giá thành nếu sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với người mua không đủ khả năng mua theo giá đầy đủ; giá cả có thể được xác định với ý đồ bù đắp chi phí hay thu nhập cao, cũng có thể giá cả được định rất cao để giảm mức tiêu dùng. Trong các tổ chức độc quyền tư nhân, doanh nghiệp thường tự xác định giá để thu lợi nhuận phù hợp. Tuy nhiên không phải mức giá đặt ra lúc nào cũng cao vì các hãng này còn chịu sự điều tiết của nhà nước, hoặc không muốn thu hút đối thủ cạnh tranh, hoặc muốn xâm nhập thị trường theo chiều sâu… 5.2. Qui trình định giá bán sản phẩm Qui trình định giá được đặt ra khi doanh nghiệp phải định giá lần đầu, điều này xảy ra khi doanh nghiệp triển khai một mặt hàng mới. Qui trình định giá tổng thể như sau: Chọn mục tiêu định giá Phân định cầu thị trường Lượng giá chi phí Phân tích đối thủ canh tranh Chọn giá cuối cùng của mặt hàng Chọn kĩ thuật định giá cho phù hợp 5.2.1. Lựa chọn mục tiêu định giá Để có hiệu quả, việc định giá phải được tiến hành khi tập hợp các mục tiêu của việc định giá phù hợp nhau và đã được phân định một cách rõ ràng: mục tiêu định giá chủ yếu phải tương đồng với các mục tiêu chiến lược tiêu thụ, ngoài ra có thể cần có các mục tiêu phụ. Các mục tiêu chủ yếu bao gồm các mục tiêu như: tồn tại, tối đa hoá lợi nhuận hiện hành, dấn đầu về chỉ tiêu thị phần, dẫn đầu về chi tiêu chất lượng, nhằm đảm bảo mức thu nhập trước, cạnh tranh đối đầu, cạnh tranh không mang tính giá cả… 5.2.2. Phân tích sức cầu thị trường của doanh nghiệp Mỗi mức giá của doanh nghiệp sẽ dẫn tới một mức cầu khác nhau và do vậy, có hiệu lực của mục tiêu tiêu tụ khác nhau. Sự thay đổi của cầu thro từng mức giá được thể hiện qua độ co giãn của đường cầu theo giá của mặt hàng doanh nghiệp. Hệ số co giãn của cầu theo giá là tỉ lệ phần trăm thay đổi của cầu khi có một phần trăm thay đổi về giá: Ed = Q1 - Q0 : P1 - P0 = P ´ ΔQ Q0 P0 Q ΔP Nhìn chung, cầu thị trường và giá cả có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, do vậy Ed ≤0. Có ba trường hợp: + Ed <1: Cầu ít co giãn, đường cầu hơi dốc. Trong trường hợp này, người bán dễ tăng giá vì một tỷ lệ phần trăm tăng lên của giá dẫn tới một tỷ lệ giảm đi trong cầu ít hơn. Nhu cấu ít co giãn trong những trường hợp như: - Có ít hay không có những sản phẩm thay thế hoặc đối thủ cạnh tranh. - Người mua không để ý tới giá cao. - Người mua chậm thay đổi thói quyen mua sắm. - Người mua nghĩ là giá cao do có cải thiện về chất lượng. + Ed >1, cầu co giãn, đường cầu thoai thoải, người bán sẽ giảm giá vì điều nay làm mức tăng của cầu lớn hưn mức tăng trong giá, và do vậy, doanh thu tăng. + Ed =1, cầu co giãn đơn vị, doanh thu sẽ không thay đổi khi giá thay đổi. 5.2.3.Lượng định chi phí và cấu trúc của nó Chi phí tạo cơ sở cho việc định giá mặt hàng. Nếu chi phí của doanh nghiệp cao hơn chi phí của những đối thủ cạnh tranh khi bán một mặt hàng tương đương, doanh nghiệp sẽ phải đề ra một mức bán cao hơn đối thủ hoặc thu lãi ít hơn, và ở thế bất lợi về cạnh tranh. 5.2.4. Phân tích giá và chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp cần biết giá và chất lượng của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể cử người đi quan sát để khảo giá và so sánh với các chào hàng của đối thủ. Mọt khi doanh nghiệp biết rõ giá và chất lượng chào hàng của đối thủ, doanh nghiệp có thể sử dụng nó như một định hướng cho việc định giá của mình. Nếu chất lượng chào hàng của doanh nghiệp tương đương đối thủ, doanh nghiệp có thể định giá thấp hơn, nếu chất lượng cao, doanh nghiệp có thể định giá cao hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp phải ý thức được rằng, các đối thủ có thể thay đổi giá để cạnh tranh với sản phẩm của mình. 5.2.5. Lựa chọn các kĩ thuật định giá bán sản phẩm Doanh nghiệp có thể chọn một số phương pháp định giá bán sản phẩm được nêu lên dưới đây (phần 6 cùng chương). 6. Một số phương pháp tính giá bán sản phẩm 6.1. Đối tượng tính giá Xác định đối tượng tính giá là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, tính chất sản xuất va cung cấp sử dụng của chũng để làm căn cứ tính giá thành cho thích hợp. Việc xác định đối tượng tính giá thành cần dựa trên các căn cứ sau: Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất Với doanh nghiệp sản xuất giản đơn: đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm cuối cùng. Với doanh nghiệp sản xuất phức tạp: đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm ở từngbước chế tạo hoặc thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Loại hình sản xuất Với loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng thành phẩm. Với sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá là nhóm thành phẩm hay nhóm sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Yêu cầu và trình độ quản lí Với trình độ quản lí cao có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở cá giác độ khác nhau. Với trình độ quản lí thấp, đối tượngtính giá thành có thể là các nhóm sản phẩm cùng loại có kích cỡ khác nhau hoặc có thể qui đổi về sản phẩm gốc… 6.2. Kì tính giá Kỳ tính giá là thời ký mà bộ phận kế toán gia thành cần để tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượgn tính giá. Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định, căn cứ vào chu kì sản xuất của sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất của sản phẩm mà xác định kì tính giá thành sản phẩm cho thích hợp. Thông thường, doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn, chu kĩ sản xuất gắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Nếu doanh nghiệp tính sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kì sản xuất của sản xuất hoặc loạt sản phẩm đã hoàn thành. Như vậy trong trường hợp này, kì báo cáo không trùng với kì tính giá. Xác định kì tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành được khoa học, hợp lí, đảm bảo cung cấp thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời, trung thực , phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế hoạch. 6.3. Một số phương pháp tính giá thành bán sản phẩm a. Phương pháp định giá bán sản xuất hàng loạt Mô hình chung về định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt Trong việc định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt, quan điểm chính cần nhận thức là giá bán phải: + Bù đắp chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và chi phí quản lí. + Cung cấp một mức lãi cần thiết để đảm bảo sự hoàn vốn hợp lí cho phần vốn của các cổ đông. Nếu khi định giá doanh nghiệp không đảm bảo hai yêu cầu trên thì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính. Thông thường, trong việc lập giá cho các sản phẩm sản xuất hàng loạt, tất cả các chi phí đều thích hợp cho việc định giá. Vì vậy, nhà quản trị cần phải cân nhắc rõ ràng mục tiêu lợi nhuận để tránh những tổn thất hoặc không giữ được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để định giá cho sản phẩm sản xuất hàng loạt, chúng ta cần phân tích giá thành hai bộ phận: Chi phí nền: Đảm bảo một mức giá bù đắp chi phí cơ bản. Số tiền cộng thêm: Để bù đắp cho chi phí khác và tạo lợi nhuận. Giá bán= Chi phí nền + Số tiền cộng thêm Tính linh hoạt của phương pháp tính giá sản phẩm sản xuất hàng loạt tuỳ thuộc vào các cơ cấu chi phí trong thiết kế chi phí nền và số tiền cộng thêm. Chúng ta có thể khảo sát tính linh hoạt của các phương pháp tính giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo thông tin của phương pháp tính theo chi phí toàn bộ và chi phí trực tiếp. Định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí toàn bộ: Giá bán = Chi phí nền + Số tiền cộng thêm Mô hình: Hoặc: Giá bán= Chi phí sản xuất + (Chi phí sản xuất´Tỷ lệ phần số tiền cộng thêm) Trong đó: Chi phí nền: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiép, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Số tiền cộng thêm: Bao gồm một phàn bù đắp chi phí lưu thông, chi phí quản lí và 1 phần để đảm bảo mức lãi hợp lí theo nhu cầu hoàn vốn cần thiết. Đó chính là chi phí nền nhân với tỷ lệ phần tiền cộng thêm của phương pháp định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí toàn bộ được tính như sau: Tỷ lệ phần tiền cộng thêm = Tổng chi phí bán hàng + Tổng chi phí quản lí doanh nghiệp + Mức lãi hoàn vốn mong muốn Tổng chi phí sản xuất Ngoài phương pháp tính cơ bản trên của chi phí nền và phần tiền cộng thêm, một số nhà quản trị có thể phân tích chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp để phân bổ vào chi phí nền; tỷ lệ phần tiền cộng thêm chi phí chỉ tính cho mức lãi để hàon vốn mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp rất phức tạp và khó khăn, bởi lẽ chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp rất khó phân bổ vào chi phí sản xuất của từng sản phẩm. Dođó, phương pháp tính được sử dụng khả thi và phổ biến cũng thường tập trung vào phương pháp tính cơ bản ban đầu. Với kỹ thuật tính giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí toàn bộ, chúng ta nhận thấy điểm nổi bật của phương pháp này kết cấu thông tin của dữ kiện trùng với thông tin trêm hệ thống kế toán tài chính, do đó việc thu thập thông tin được sử dụng dễ dàng hơn trong điều kiện sử dụng hệ thống kế toán hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này thiếu tính linh hoạt và mền dẻo bởi lẽ trong điều kiện cạnh tranh, hạ thầp giá tới mức tối thiểu là điều không thể thực hiện được. Đồng thời khi gia tăng công suất sản xuất tiêu thụ, chi phí lưu thông và chi phí quản lí doanh nghiệp bao gồm biến phí và định phí, đây là những loại chi phí có đặc điểm biến động khác nhau. Cho nên, mô hình này gặp phải một loạt các ẩn số chi phí phức tạp mà công việc điều chỉnh rất phức tạp. Định gía bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí trực tiếp (phương pháp biến phí). Mô hình tổng quát: Giá bán= Chi phí nền + Số tiền cộng thêm. Hoặc: Giá bán = Biến phí sản xuất kinh doanh + Biến phí sản xuất kinh doanh ´ Tỷ lệ phần tiền cộng thêm Với mô hình định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí trực tiếp: Chi phí nền bao gồm biến phí sản xuất, biến phí lưu thông, biến phí quản lí doanh nghiệp. Phần tiền cộng thêm bao gồm 1 phần để bù đắp định phí sản xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý và 1 phần để đảm bảo cho mức lãi hợp lí theo nhu cầu hoàn vốn mong muốn. Tỷ lệ phần tiền cộng thêm được tính theo công thức như sau: Tỷ lệ phần tiền cộng thêm = Định phí sản xuất + Định phí bán hàng + Định phí quản lí doanh nghiệp + Mức lãi hoàn vốn mong muốn Tổng biến phí sản xuất kinh doanh Với phương pháp định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí trực tiếp, chúng ta nhận thấy rằng chi phí nền là biến phí. Vì vậy, chúng ta dễ dàng xác định mức giá tối thiểu. Mặt khác, định phí có đặc điểm ít biến động nên dễ dàng định đoạt mức bù đắp định phí cần thiết khi công suất sản xuất kinh doanh dự báo được. Khảo sát rộng hơn nữa, khi xác lập đơn giá cho các đơn đặt hàng, biến phí thường gắn liền với những điều kiện ràng buộc ở tiêu chuẩn vật tư, tiêu chuẩn kỹ thuật…Trong khi đó, những mục định phí thường gắn liền với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, chi phí sử dụng tài sản dài hạn, các quyết định và sự phân cấp quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, việc định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí trực tiếp giúp cho nhà quản trị đưa ra những mức giá nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, tính bí mật của thông tin cạnh tranh. Đây chính là tính mềm dẻo, tính linh hoạt của phương pháp xác lập giá theo chi phí trực tiếp. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp tính giá này chúng ta cần lưu ý Việc xác định giá cần áp dụng một cách linh hoạt, đặc biệt phần chi phí cộng thêm vào chi phí nền. Số tiền cộng thêm cần tránh những khuynh hướng sau: Với công thức tính giá dựa vào chi phí nền và số tiền cộng thêm dễ làm cho nhà quản trị bỏ qua mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Đôi khi việc định giá quá cao sẽ làm cho mục tiêu bị phá vỡ vì sản lượng, doanh thu không đạt đến mức mong muốn hoặc giá qúa thấp làm doanh nghiệp chìm ngập trong các đơn đặt hàng. Khi định giá, nhà quản trị dễ lầm tưởng chi phí quyết định giá, trong khi đó giá cả chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác khá phức tạp như về thẩm mỹ, chiến lược quảng cáo, thị hiếu khách hàng, lợi thế cạnh tranh…. Do đó khi định giá nhà quản trị dễ bỏ qua yếu tố này. Vì thế, đôi khi chúng ta dễ bỏ phí lợi thế hoặc bị thua lỗ vô hình khi định giá cho nên cần xem xét và điều chỉnh kịp thời giá nếu phát hiện thấy có thấy đổi các yếu tố vô hình này. Tỷ lệ phần tiền cộng thêm đôi khi thích hợp trong giai đoạn này nhưng lại không thích hợp trong giai đoạn khác. Vì vậy, cần phải xem xét và điều chỉnh kịp thời tỷ lệ phần tiền cộng thêm. Một doanh nghiệp khi sử dụng dây chuyền sản xuất, hoặc trên cùng 1 dây chuyền có nhiều công đoạn. Điều này đòi hỏi phải xác lập phần tiền cộng thêm linh hoạt hơn theo từng dây chuyền sản xuất. b. Phương pháp tính giá bán sản phẩm theo giá lao động và giá nguyên vật liệu Đặc điểm và điều kiện vận dụng Với mô hình định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt, trong một số trường hợp không thích hợp ở doanh nghiệp có qui trình sản xuất kinh doanh chi phí nguyên vật liệu chiếm 1 tỷ trọng thấp trong tổng chi phí hoặc chi phí nguyên vật liệu có thể do bên mua cung cấp như hoạt động truyền hính sửa chữa trang thiết bị… Phương pháp định giá bán sản phẩm theo giá nguyên vật liệu và lao động đôi khi lại thích hợp hơn… Theo phương pháp này, giá sản phẩm được xây dựng bao gồm hai bộ phận: Giá lao động: Bao gồm giá lao động trực tiếp và khoản tiền cộng thêm để bù đắp cho giá lao động gián tiếp, chi phí phục vụ liên quan và mức lợi nhuận hoàn vốn mong muốn. Giá vật liệu sử dụng: Bao gồm giá lao động trực tiếp và khoản tiền cộng thêm để bù đắp các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho.. và lợi nhuận mong muốn để hoàn vốn đầu tư. Định giá lao động Giá lao động được tập hộ thành ba bộ phận: Bộ phận thứ nhất bao gồm mức giá đảm bảo cho chi phí nhân công trực tiếp như tiền lương, các khjoản phụ cấp theo lương của công nhân trực tiếp. Mục giá này chúng ta thường biểu hiện theo giờ lao động trực tiếp. Bộ phận thứ hai là số tiền cộng thêm để đạt được mức lợi nhuận nhu cầu hoàn vốn hợp lí. Bộ phận thứ ba là số tiền cộng thêm để bù đắp chi phí lưu thông, chi phí quản lí liên qua tới việc phục vụ, quản lí nhân công trực tiếp. Đối với bộ phạn thứ nhất, chúng ta có thể tính cho từng loại công nhân hoặc tính giống nhau cho từng loại tất cả các loại công nhân. Đối với bộ phận thứ hai và bộ phận thứ ba là số tiền linh hoạt cộng thêm có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng tình hình sản xuất và kinh doanh và mục tiêu xác lập giá từng thì kỳ. Giá lao động Phụ phí công nhân trực tiếp Mức lợi nhuận hoàn vốn mong muốn Giá lao động trực tiếp Đánh giá nguyên vật liệu sử dụng Giá của nguyên vật liệu sử dụng bao gồm ba bộ phận: Bộ phận thứ nhất là giá mua của nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp.Đây chính là giá trên hoá đơn mua nguyên vật liệu sử dụng cho công việc. Bộ phận thứ hai là số tiền cộng thêm để bù dắp phụ phí nguyên vật liệu như chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, chi phí lưu kho, chi phí lưu bãi, chi phí quản lý nguyên vật liệu… Bộ phận thứ ba là mức lợi nhuận mong muốn để đảm bảo cho việc hoàn vốn đầu tư vào nguyên vật liệu. Trong việc định giá nguyên vật liệu sử dụng, đối với bộ phận thứ nhất dễ thu thập vì nó tồn tại sẵn trong định mức hoặc cam kết trong hợp đồng kinh tế và giá cả trên thị trường. Đối với bộ phạn thứ hai là bộ phận rất phức tạp. Nó gồm nhiều thành phần phí cần bù đắp khác nhau trong thu mua, bảo quản… thường chỉ xác lập một tỷ lệ nhất định theo thống kê kinh nghiệm. Đối với bộ phận thứ ba là mức lợi nhuận mong muốn, mức lãi này tuỳ thuộc vào mục đích định giá. Giá nguyên vật liệu Giá mua nguyên vật liệu sử dụng Phụ phí nguyên vật liệu Mức lợi nhuận mong muốn hoàn vốn Định giá bán sản phẩm theo giá lao động Ngoài phương pháp định giá bán sản phẩm theo giá lao động và nguyên vật liệu sử dụng, một số trường hợp phương pháp định giá này được cải tiến thành phương pháp định giá sản phẩm theo giá lao động. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh phần vật tư sử dụng do bên đặt hàng cung cấp. Và điều đặc biệt quan tâm của phương pháp định giá bán theo giá lao động là toàn bộ chi phí khác (không phải chi phí lao động trực tiếp) được tính vào chi phí phục vụ nhân công. Chi phí lao động trực tiếp. Giá bán sản phẩm Chi phí phục vụ nhân công. Lợi nhuận mong muốn trên vốn hoạt động. Định giá bán sản phẩm theo số giờ vận hành máy móc và thiết bị vật tư sử dụng Phương pháp định giá này về cơ bản giống như phương pháp định giá bán sản phẩm theo giá lao động và nguyên vật liệu sử dụng. Tuy nhiên, căn cứ lập giá tính theo số giờ máy hoạt động. Giá sản phẩm Giá vận hành máy móc Giá nguyên vật liệu Chi phí vận hành máy móc Chi phí phụcvụ máy móc Lợi nhuận mong muốn Giá hoá đơn NVL sử dụng Phụ phí nguyên vật liệu Lợi nhuận mong muốn Gía vận hành máy móc thiết bị bao gồm những bộ phận được chiết tính như sau: Chi phí vận hành máy móc thiết bị: Khấu hao máy móc thiết bị. Chi phí nhiên liệu, năng lượng vận hành máy móc thiết bị. Chi phí phục vụ máy móc thiết bị: Chi phí lao động vận hành. Chi phí lao động phục vụ, bảo trì máy móc thiét bị. Chi phí lao động quản lí. Chi phí nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ gián tiếp dùng trong vận hành máy móc thiết bị. Chi phí khác có liên quan tới vận hành máy móc thiết bị như sửa chữa, bảo trì, thuế… Lợi nhuận mong muốn = Vốn hoạt động ´ Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn. c. Phương pháp tính giá bán cho sản phẩm mới Những vấn đề cơ bản khi định giá bán sản phẩm mới Tất cả tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận đều phải định giá bán cho sản phẩm của họ. Ngày nay đã có những yếu tố khác trở thành quan trọng trong sự lựa chọn của người mua. Tuy nhiên, giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất chỉ định dự phần của 1 doanh nghiệp có thể đặt giá theo nhiều cách khác nhau, nhưng tựu chung giá cả được đặt cho sản phẩm mới lần đầu tiên phải trải qua các bước cơ bản sau: Bước 1: Chọn lựa mục tiêu đặt giá Trước hết các doannh nghiệp phải quyệt định những gì để hoàn thành một sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp phải đuổi theo những mục tiêu gì, mục tiêu nào là mục tiêu chính, mục tiêu nào là mục tiêu phụ. Về cơ bản khi định giá doanh nghiệp thường xem xét giá bán với các mục tiêu sau: + Sự tồn tại của doanh nghiệp: Đây là mục tiêu ngắn hạn về lâu dài doanh nghiệp phải tăng giá trị hoặc đối phó với sự bị tiêu diệt. + Lợi nhuận tối đa: Đây là mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp . + Doanh thu tối đa + Sự tăng trưởng doanh thu bán hàng; Mục tiêu này được xây dựng trong trường hợp thị rường nhạy cảm với giá thấp sẽ kích thích với sự tăng trưởng hơn nữa của thị trường, những chi phí sản xuất và phan phối được hạ thấp một giá cả thấp sẽ tạo một thế cạnh tranh mạnh giúp doanh nghiệp tăng trưởng. + Lướt qua thị trường tối đa: Doanh nghiệp chấp nhận giá cao để lướt qua một số thị trường mới. Cách lướt qua thị trường này sẽ có ích khi có đủ người mua, chi phí sản xuất một số lượng nhỏ không cao hơn chi phí loại bỏ lợi tức thay đổi mặt hàng, giá cao không lôi cuốn nhiều người cạnh tranh, giá cả cao sẽ hỗ trợ cho 1 sản phẩm thượng hạng. + Dẫn đầu chất lượng sản phẩm; Với mục tiêu này, doanh nghiệp có thể nhằm tới sự kiện để trở thành hàng lãnh đạo trong dự phần thị trường. Bước 2: Xác định rõ nhu cầu Mỗi loại giá của doanh nghiệp có thể dẫn đến một mức độ khác nhau nên sẽ có tác động khác nhau lên nhu cầu. Thông thường giá cả thấp thì nhu cầu cao và ngược lại. Tuy nhiên, đây chỉ là tính phổ biến của giá cả và nhu cầu. Khi xác định nhu cầu, nhà quản trị cần chú ý đến những nhân tố, mối liên hệ sau: + Những nhân tố có ảnh hưởng tới tính nhạy cảm của giá: Người mua ít, giá cả có nhạy cảm với nhu cầu. Người mua sẽ ít nhạy cảm với giá cả khi họ không dễ dàng so sánh chất lượng của những sản phẩm thay thế Người mua ít nhạy cảm với giá cả khi sự chi tiêu thấp, không thích tiêu dùng. Người mua sẽ ít nhạy cảm với những sản phẩm đã mua. Người mua sẽ ít nhạt cảm với giá cả khi họ không thể tồn trữ sản phẩm. + Độ co giãn giá cả của nhu cầu: Những người định giá cần biết nhu cầu được đáp ứng sao khi có một sự thay đổi về giá cả: Sự co giãn giá cả của nhu cầu = % Thay đổi số lượng đòi hỏi % Thay đổi giá cả + Nhu cầu ít co giãn trong những trường hợp sau đây: Có ít hay không có sản phẩm thay thế hoặc doanh nghiệp cạnh tranh. Người mua không sẵn sàng chấp nhận giá cao. Người mua chậm thay đổi tập quán và tìm giá thấp hơn. Người mua cho rằng giá cao là do tằng chất lượng và lạm phát. Bước 3: Ước tính chi phí Khi định giá cao cho 1 sản phẩm, trước hết giá cả phải bù đắp dược chi phí. Vì vậy, trong định giá ước tính chi phí, một ước tính sai lầm về chi phí sẽ dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc phản ứng ngược lại của khách hàng. Khi ước tính chi phí chúng ta cần xác định rõ: + Định phí và biến phí. +Sự thay đổi chi phí qua từng thời kì. Bước 4: Phân tích giá cả của những doanh nghiệp cạnh tranh Đây là một vấn đề cần thiết khi định giá. Một doanh nghiệp khi đã biết được giá và khả năng cung ứng của đối thủ cạnh tranh thì việc định giá sẽ dễ dàng hơn. Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá + Định giá theo chi phí toàn bộ. + Định giá theo chi phí trực tiếp. + Định giá theo giá lao động và giá vật tư. + Định giá theo giá trị nhận thấy: Phương pháp này, người định giá đưa ra giá bán dựa vào nhận thức của người mua sản phẩm chứ không phải dựa vào chi phí của đơn vị tạo ra sản phẩm. + Định giá theo giá của doanh nghiệp cạnh tranh: Phương pháp này, doanh nghiệp căn cứ vào giá của những đối thủ cạnh tranh để định giá sản phẩm của mình. Đây là phương pháp định giá sản phẩm thịnh hành cho những sản phẩm đã có trên thị trường và trong điều kiên doanh nghiệp không thể ước lượng chính xác chi phí của mình. Bước 6: Chọn lựa giá bán sau cùng Sự chọnh lựa giá sau cùng giúp cho nhà quản trị thu hẹp lại giá cả, từ đó đưa ra quyết định chọn lựa tốt nhất. Khi chọn lựa giá sau cùng, nhà quản trị cần phải xem xét những yếu tố sau: + Đặt giá tâm lí: Là chọn giá cao để đánh vào tâm lí khách hàng, khách hàng tưởn là chất lượng của sản phẩm sẽ cao hoặc chọn số lẻ để khách hàng cho rằng vẫn ở mức giá trước đây. + Chiến lược định giá của doanh nghiệp: về cơ bản để định giá doanh nghiệp cần xác định hai chiến lược cơ bản sau: Chiến lược giá thoáng: Là chọn giá ban đầu cao đối với sản phẩm mới sau đó giảm dần. Mục đích của việc định giá thoáng là nhằm tăng tối đa lợi nhuận ngắn hạn. Chiến lược giá thoáng đảm bảo được lợi nhuận, tránh được những sai sót về ước tính chi phí. Tuy nhiên nó dễ bị phá sản khi sản phẩm của doanh nghiệp không xâm nhập được vào thị trường. Chiến lược giá thông thường: Là chọn giá ban đầu thấp để đạt được sự chấp nhận nhanh chóng của thị trường, sau đó, sẽ tăng giá lên dần. Chiến lược giá thông thường dễ chiếm được thị trường, nhưng công ty phải mất đi phần lợi nhuận trước mắt nếu không chiếm lĩnh được thị trường thì thiệt hại rất lớn. + Tác động giá cả và những phản ứng của các thành phần khác. Khi định giá, nhà quản trị cần chú ý tới những phản ứng của những thành phần khác đối với giá cả như: Các nhà phân phối. Những nhà buôn. Lực lượng bán hàng. Những đối thủ cạnh tranh. Chính quyền và những nhà cung cấp chính quyền. Nhân viên tiếp thị. Các kĩ thuật định giá sản phẩm mới + Thực nghiệm tiếp thị giá sản phẩm Phương pháp này tiến hành bằng cách giới thiệu sản phẩm ở những vùng đã chọn, thườngvới những mức giá khác nhau trong những vùng khác nhau. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể thu thập số liệu về sự cạnh tranh mà sản phẩm sẽ phải đương đầu, mối quan hệ giữa khối lượng và giá cả, mối quan hệ giữa đảm phí và lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể dự kiến với những giá bán, những khối lượng bán khác nhau. Một giá được lựa chọn sau đó sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho những mục tiêu lâu dài của công ty. Thực hiện tiếp thị có thể cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin có ích lợi cao và đảm bảo thành công. Đồng thời thông qua thực nghiệm tiếp thị có thể thấy được những sai sót trong việc định giá. + Xác lập giá bán sản phẩm dựa trên chi phí Nền tảng của phương pháp lập giá này là việc thiết lập giá dựa vào chi phí cá biệt mà doanh nghiệp thực hiện quán trình sản xuất để xác lập giá. Về cơ bản, phương pháp lập giá này bao gồm: Tính giá theo chi phí toàn bộ. Tính giá theo chi phí trực tiếp. Tính giá theo thời gian lao động và nguyên vật liệu sử dụng. III.Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm 1.Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm của công ty Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm của công ty, những yếu tố chủ yếu là: - Chi phí sản xuất của sản phẩm . - Nguyên vật liệu sản xuất. - Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. - Chu kì sống của sản phẩm. -Tính dế hỏng, dế thay thế của sản phẩm. - Một số yếu tố khác như: cung cầu xã hội, trình độ chuyên môn hoá sản xuất… 2. Sự khác biệt của giá cả trong doanh nghiệp thương mại và trong doanh nghiệp sản xuất Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau.Nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại trong từng nước, thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu dùng. Doanh thu từ hạot động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) Hoạt động thương mại có các đặc điểm chủ yếu sau - Lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại bao gồm hại giai đoạn: Mua hàng hoá và bán hàng hoá không qua khâu chế biếnhay làm thay đổi hình thái vật chất của hàng hoá. - Đối tượng của kinh doanh thương mại là hàng hoá phân theo từng ngành hàng + Hàng vật tư thiết bị. + Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng. + Hàng lương thực, thực phẩm, chế biến. - Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ, trong đó: Bán buôn là bán hàng hoá cho các đưn vị xuất khẩu hay cho các tổ chức bán lẻ để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng hoá; bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng. - Bán buôn hàng hoá và bán lẻ hàng hoá có thể thực hiện bằng nhiều hình thức: Bán thẳng, bán qua kho bán trực tiếp và gửi bán qua đại lí, ký gửi… - Tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình tổ chức bán buôn, tổ chức bán lẻ; chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp; hoặc chuyên môi giới… ở các quy mô tổ chức : quầy, cửa hàng, công ty, tổng công ty Công tác định giá bán sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất có một số đ._.nh quang, đèn Ranlux) và định giá bán cho sản phẩm phích nước (bao gồm phích sắt xuất khẩu và phích nước vân đá). Hệ thống kênh phân phối của công ty tươngđối dài (có cả kênh cấp ba), ta có thể khái quát quá trình định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông theo sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2: Chuỗi tăng giá Giá thành sản phẩm (giá của nhà sản xuất ) Khoản tăng giá (Ktg1) Giá gốc nhà buôn mua vào Khoản tăng giá (Ktg2) Giá gốc mà nhà bán lẻ mua vào Khoản tăng giá ( Ktg3) Giá bán lẻ a. Phương pháp tính giá thành sản phẩm bóng đèn Tại phân xưởng bóng đèn tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí phát sinh tại phân xưởng, một phần chi phí của phân xưởng cơ động và một phần chi phí của phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang theo giá bán thành phẩm bóng đèn. Do đó, để xác định giá thành, kế toán áp dụng phương pháp tổng cộng chi phí, trong đó có tính giá bán thành phẩm phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang. Để tính được giá thành sản phẩm của bóng đèn tròn, kế toán chi phí giá cần xác định 5 luồng chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng bóng đèn. Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng bóng đèn. Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng bóng đèn Chi phí sản xuất ra vỏ bóng từ phân xưởng thuỷ tinh kết chuyển sang phân xưởng bóng đèn. Chi phí sử dụng điện nước của phân xưởng bóng đèn từ phân xưởng cơ động kết chuyển sang. + Chi phí sản xuất tại phân xưởng cơ động Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phân xưởng cơ động cung cấp năng lượng động lực cho các phân xưởng khác. Tuy nhiên, toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại phân xưởng cơ động được phân bổ hết cho phân xưởng phích nước vì toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng để đốt cung cấp hơi nước cho phân xưởng phích nước. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hết chuyển sang phân xưởng phích nước là 91861903 Chi phí nhân công trực tiếp Phân xưởng cơ động cung cấp năng lượng động lực cho cả phân xưởng thuỷ tinh, phân xưởng bóng đèn, phân xưởng phích nước, phân xưởng huỳnh quang và khối văn phòng, còn năng lượng cung cấp cho sản phẩm chấn lưu được hoạch toán chung vào năng lượng cung cấp cho phòng kỹ thuật (tức là cho khối văn phòng) vì phân xưởng chân lưu đang được sản xuất thử nghiệm vẫn còn trực thuộc phòng kỹ thuật. Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng cơ động được phân bổ cho các đối tượng sử dụng theo chỉ số sử dụng điện. Cuối tháng căn cứ vào “Báo cáo sử dụng điện” của các phân xưởng gửi lên, kế toán tính tổng số KW điện của các phân xưởng, khối văn phòng sử dụng trong tháng. Trong báo cáo sử dụng điện tháng 12/2003 ghi Phân xưởng thuỷ tinh: 180.860KW Trong đó: Bộ phận sản xuất vỏ bóng tròn: 72.120KW Bộ phận sản xuất vỏ bóng huỳnh quang: 28.530 KW Bộ phận sản xuất phích: 80.210KW Phân xưởng bóng đèn: 72.361KW Phân xưởng phích nước: 12.531KW Phân xưởng Huỳnh quang: 77.126KW Khối văn phòng: 13.138KW Tổng cộng: 467.106KW Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng cơ động: Cũng giống như tính chi phí nhân công trực tiếp, phân xưởng cơ động phân bổ cả chi phí sản xuất chung cho các đối tượng theo chỉ số sử dụng điện của các đối tượng đó. Tiến hành phân bổ cho từng phân xưởng Số chi phí NCTT phân bổ cho PXTT- bộ phận vỏ bóng tròn = 115503479 ´ 72120 = 17836738 467.016 Số chi phí NCTT phân bổ cho PXTT- bộ phận vỏ bóng HQ = 115503479 ´ 28530 = 7056957 467.016 Tương tự như vậy ta có chi phí NCTT phân bổ cho các phân xưởng khác PXTT 19837557 PXBĐ 17895369 PXPN 30551728 PXHQ 19074861 Khối văn phòng 3249178 Cộng 115503479 Bảng 12: Bảng phân bổ chi phí PXCĐ Tháng 12 năm 2003 Khoản mục chi phí Chi phí phát sinh trong tháng Tổng chi phí phân bổ PXTT PXBĐ Tổng Vỏ bóng tròn Vỏ bóng HQ Bình phích CPNVLTT 91851903 91851903 CPNCTT 115503479 115503479 447302592 17836738 7056047 19837557 17895369 CPSXC 303142122 303142122 117337053 46813421 18513953 52064578 46969331 Cộng 510495504 510495504 162137395 64650159 25575000 71902335 64866300 + Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng thuỷ tinh Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp tại phân xưởng thuỷ tinh được phân bổ cho vỏ bóng đèn tròn, vỏ bóng huỳnh quang và bình phích. Khoản chi phí này tại phân xưởng thuỷ tinh bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu và chi phí phế liệu được phân bổ cho các tiêu thức khác nhau. Chi phí nguyên vật liệu chính tại phân xưởng thuỷ tinh Tại phân xưởng thuỷ tinh, số nguyên vật liệu tồn đầu kì chỉ tính cho nguyên vật liệu chính còn lại. Do tính chất sản xuất liên tục nên nguyên vật liệu tông đầu kỳ không nhập lại kho chung của công ty. Để tính được nguyên vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kì, kế toán căn cứ vào các số liệu về nguyên vật liệu chính tồn đầu kì, nhập trong kì, tông cuối kì và giá trị phế liệu thu hồi tại phân xưởng. Đơn gía mà kế toán sử dụng để tính nguyên vật liệu tồn kho ở đây là đơn giá bình quân gia quyền: Đơn giá bình quân = Giá trị NVL tồn kho đầu tháng + Giá trị NVL nhập trong tháng Số lượng NVL tồn đầu tháng + Số lượng NVL nhập trong kỳ Từ các số liệu đó, kế toán tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng theo công thức: Chi phí NVL = Giá trị NVL tồn đ.kì + Chi phí phát sinh trong kì - Giá trị NVL nhập lại - Giá trị NVL tồn c,kì Tiêu chuẩn để phân bổ nguyên vật liệu chính ở phân xưởng thuỷ tinh là số lượng nguyên vật liệu chính đã sử dụng trong kỳ cho từng lò bóng, lò phích. Khi đó căn cứ vào tình hình báo cáo sử dụng nguyên vật liệu của phân xưởng thuỷ tinh do thống kê phân xưởng gửi lên, kế toán sẽ biết được nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu trong kỳ cho lò bóng là bao nhiêu (chi tiết cho từng bộ phận sản xuất vỏ bóng tròn và vỏ bóng huỳnh quang) và lò phích là bao nhiêu. Chi phí nguyên vật liệu phụ tại phân xưởng thuỷ tinh Nguyên vật liệu phụ sử dụng tại phân xưởng thuỷ tinh trong quá trình sản xuất vỏ bóng và bình phích bao gồm nhiều loại như : ống kẽm, dầu diezen…được phân bổ cho các nhóm sản phẩm như vỏ bóng tròn, vỏ bóng huỳnh quang và vỏ phích nước theo chi phí nguyên vật liệu chính. Chi phí nhiên liệu tại phân xưởng thuỷ tinh Nhiên liệu được sử dụng tại phân xưởng thuỷ tinh bao gồm dầu đốt lò và ga lỏng dùng cho lò bóng (nấu thuỷ tinh làm vỏ bóng) và lò phích (nấu thuỷ tinh làm bình phích). Chi phí nhiên liệu được tính riêng cho từng loại và được phân bổ cho vỏ bóng và bình phích theo lượng sử dụng cho lò và lò phích. Chi phí phế liệu tại phân xưởng thuỷ tinh Phế liệu sử dụng tại phân xưởng thuỷ tinh là các mảnh bóng và mảnh phích nhập lại trong quá trình sản xuất rồi lại tiếp tục đưa trở lại lò nấu thuỷ tinh. Chi phí phế liệu tại phân xưởng thuỷ tinh được tính trực tiếp căn cứ vào số lượng mảnh bóng xuất sử dụng cho lò bóng và mảnh phích xuất sử dụng cho lò phích. Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng thuỷ tinh Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng thuỷ tinh được phân bổ cho vỏ bóng và bình phích theo số tiền công thực tế đã trả cho công nhân sản xuất phục vụ vỏ bóng (bộ phận sản xuất vỏ bóng và vỏ bóng huỳnh quang) và vỏ phích trong tháng. Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng thuỷ tinh Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng thuỷ tinh bao gồm nhiều loại được chia thành 2 tiêu chí sau: + Những chi phí đã được phân bổ trực tiếp như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dụng cụ lao động nhỏ, chi phí phải trả, kế toán tiến hành phân bổ trực tiếp cho khối bóng và khối phích. + Tất cả các chi phí khác như tiền lương, BHXH, chi phí trả trước, chi phí khác, chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung không phân bổ trực tiếp được thì kế toán tiến hành phân bổ gián tiếp theo tiền lương thực tế đã trả trong tháng cho công nhân sản xuất ở các bộ phận. Bảng 13: Bảng tính và phân bổ chi phí phân xưởng thuỷ tinh Khoản mục NVLtồn đầu kỳ Cpphát sinh NVLnhập GTNVL tồn đầu kỳ Tổng CPphân bổ Vỏ bóng tròn Vỏ bóng HQ PXTT PXCĐ PXTT PXCĐ PXTT PXCĐ chuyển sang Cộng PXTT PXCĐ chuyển sang Cộng CPNVL 148932030 19471725 126632550 438485546 438485546 438485546 1777430147 1777430147 NVLchính 148932030 1441507509 19471725 126632550 1444335264 1444335264 1444335264 312294525 312294525 NVLphụ 71517546 71517516 71517516 71517516 154353557 154353557 Nhiên liệu 2838401719 2838401719 2838401719 2838401719 144533600 144533600 Phế liệu 30599398 30599398 30599398 30599398 4050465 4050465 CPNCTT 1050835987 44730342 1050835987 44730342 275043344 17836738 292873082 179753786 7056047 186813833 CPSXC 2213233310 173373053 2213233310 173373053 8251612853 46813421 871974706 591780435 18513953 610293389 Cộng 148932030 7646136138 162137395 19471725 126632550 7646136138 162137395 1566338114 464650159 1031638273 2549134369 25675000 2574609370 Sau khi đã có các số liệu trên, kế toán sẽ có được chi phí phát sinh trong kỳ tại phân xưởng bóng đèn. Căn cứ vào bảng chi phí của phân xưởng cơ động, kế toán có chi phí của phân xưởng cơ động chuyển sang cho phân xưởng bóng đèn theo hai khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Từ bảng tính giá thành thực tế của nửa thành phẩm bóng đèn do phân xưởng thuỷ tinh kết chuyển sang cho phân xưởng bóng đèn kế toán có chi phí của bán thành phẩm vỏ bóng trong kỳ từ phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang cho phân xưởng bóng đèn theo các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào bảng kê vật tư nội bộ và báo cáo nguyên vật liệu nhập kho của phân xưởng bóng đèn kế toán tính được số chi phí nguyên vật liệu nhập lại trong kỳ (chỉ tính cho nguyên vật liệu chính) và số nguyên vật liệu tồn đầu tháng và cuối tháng. Căn cứ vào phiếu kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang kế toán có số liệu về chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ của phân xưởng bóng đèn. Căn cứ vào các số liệu đã tập hợp trên các khoản mục, kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm bóng đèn và kết thúc toàn bộ quá trình tính giá thành sản phẩm ở đơn vị. Chi phí NVLTT tại phân xưởng bóng đèn 5992739971 Chi phí NCTT tại phân xưởng bóng đèn 1783629 Cpsx chung tại PXBĐ 1177143080 Cpsx ra vỏ bóng từ PXTT chuyển sang PXBĐ 438204341 Chi phí sản xuất điện nước của PXBĐ 91851903 từ PXCĐ kết chuyển sang Cộng 11661598120 Vậy chi phí sản xuất của 1.295.733bóng đèn tròn là 11.661.598.120 đồng. Giá thành trung bình của một bóng đèn tròn là: P1 = 11.661.598.120 = 899(đồng) 1.295.733 b.Tính giá bán buôn sản phẩm bóng đèn tròn của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông. Để tính giá bán buôn sản phẩm bóng đèn tròn, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông sử dụng công thức sau Giá bán = Chi phí bình quân + Số tiền cộng thêm (khoản tăng giá) Chi phí bình quân bao gồm hai bộ phận: Biến phí bình quân và định phí bình quân. Như trên ta đã tính được biến phí bình quân cho mỗi một đơn vị sản phẩm bóng đèn tròn là 899 (đồng). Định phí bình quân chính là tổng của chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp (cho sản phẩm bóng đèn tròn) chia cho số lượng sản phẩm sản xuất ra. Như vậy, định phi bình quân của 1 đơn vị sản phẩm bóng đèn là 583.079.850 = 451(đồng) 1.295.733 Khoản tăng giá được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán, và công ty có một khoản tăng giá mong muốn là 10% Khi đó, giá bán cho nhà bán buôn sẽ là PBB = 451 + 899 = 1500( đồng) 1- 0,1 c. Tính giá bán cho các nhà bán lẻ (giá gốc mà các nhà bán lẻ mua vào). Để xác định giá bán cho các nhà bán lẻ, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông sử dụng phương pháp tính giá theo chi phí định hướng, tuy nhiên do có đặc điểm đặc thù nên có đôI chút khác với các nhà sản xuất. Công ty tính giá công bố của mìn cho nhà bán lẻ dựa trên cơ sở cộng thêm một “ khoản tăng giá “vào giá bán cho nhà bán buôn. Công ty có một khoản tăng giá “ theo tập quán” đối với người bán lẻ, đó là một khoản tăng giá mà công ty sử dụng một cách truyền thống và lâu dần thành quen cho các sản phẩm của mình. Khoản này luôn được lấy là 20%. Như vậy giá bán sản phẩm bóng đèn tròn cho các nhà bán lẻ sẽ là PBL = 1500 = 1875 (Đồng) 1- 0,2 d. Tính giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Cũng giống như đối người bán lẻ, đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng mà trực tiếp mua sản phẩm bóng đèn tròn tại các cửa hàng bán lẻ của công ty, công ty định một khoản tăng giá truyền thống là 37,5% Vậy giá bán sản phẩm bóng đèn tròn cho người tiêu dùng cuối cùng sẽ là PL = 1875 = 3000 (Đồng) 1- 0,375 Chương III Phương hướng và biện pháp hoàn thiện giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông I. Đánh giá thực trạng về giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 1. Đánh giá chung về giá và công tác tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Đến nay, gần 40 năm hoạt động và phát triển với bao thăng trầm, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông đã và đang khẳng định mình sau những khó khăn về mọi mặt. Công ty đã có một bề dày thành tích kinh nghiệm quản lí với qui mô sản xuất lớn và hiện đại, ngày càng đáp ứng thị trường trong và ngoài nước. Có được thành quả đó là do sự nỗ lực, phấn đấu lao động không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Với bộ máy quản lí gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ quản lí có năng lực dám nghĩ, dám làm, đội ngũ kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm, Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp hợp lí hoá sản xuất, đổi mới qui trình công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu mở rộng thị trường. Sản phẩm của công ty đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, giành được sự tín nhiệm của người tiêu dùng về thị hiếu và giá cả, đặc biệt là chất lượng sản phẩm. Dưới góc độ một sinh viên thực tập, em xin có một số nhận xét sau: Trong công tác định giá bán sản phẩm của công ty. Do công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông có nhiệm vụ chuyên sản xuất và kinh doanh bóng đèn, phích nước do đó việc tính giá bán cho sản phẩm của công ty theo phương pháp kết chuyển tuần tự giúp cho công việc tính toán ở các giai đoạn được thuận tiện và nhanh chóng. Giá thành của nửa thành phẩm ở từng giai đoạn được phản ánh theo từng khoản mục chi phí một cách trung thực và kịp thời. Để đáp ứng yêu cầu quản lí và công tác hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá bán sản phẩm ở công ty được đặc biệt quan tâm. Cùng với các biện pháp quản lí kinh tế nói chung, Công ty đã tổ chức công tác lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá bán linh hoạt nhưng không tách rời nhau. Về công tác tập hợp và phân bổ chi phí để tính giá bán sản phẩm của công ty. Công tác này được tiến hành theo một trình độ khoa học và hợp lí, việc thực hiện cả hai phương pháp phân bổ chi phí trực tiếp và gián tiếp tạo điều kiện thuận tiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá bán sản phẩm một cách nhanh gọn và chính xác. Về chính sách giá bán sản phẩm của công ty. Công ty áp dụng chính sách giá bán sản phẩm theo từng nhóm đối tượng là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay. 2. Một số tồn tại chủ yếu trong giá và công tác định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Về khoản tăng giá trong giá bán sản phẩm của công ty. Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông hiện nay đã có các chi nhánh rộng khắp cả ba miền, hệ thống kênh phân phối của công ty khá dàI (có cả kênh cấp ba) do đó rất khó cho công ty trực tiếp quản lý phần tăng giá trong chuỗi giá bán sản phẩm của công ty, mặt khác, khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng thì giá bán có phần cao rất nhiều hơn so với giá bán trực tiếp tại nơI sản xuất. Về việc đánh giá sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang là một trong những tiền đề quan trọng để tính giá bán sản phẩm một cách chính xác. Trong quá trình sản xuất bóng đèn tròn, việc đánh giá sản phẩm dở dang chỉ được thực hiện ở phân xưởng bóng đèn nhưng chỉ đánh giá sản phẩm dở dang đối với nửa thành phẩm do phân xưởng thuỷ kết chuyển sang (vỏ bóng chưa lắp ghép) theo chính đơn giá nửa thành phẩm mà không đánh giá những sản phẩm dở dang hiện nay là chưa chính xác, do đó ảnh hưởng tới sự chính xác của giá bán sản phẩm của công ty, làm hạn chế tác dụng của chỉ tiêu kinh tế này. Đây là vấn đề cần quan tâm nhằm đảm bảo độ chính xác của công tác tính giá bán sản phẩm của công ty. Về chính sách giá bán sản phẩm của công ty. Mặc dù chính sách giá bán sản phẩm của công ty linh hoạt, khắc phục phần nào khoản cách địa lý và sự khác biệt của người tiêu dùng. Tuy nhiên chính sách một giá cho tường nhóm sản phẩm của công ty phần nào còn cứng nhắc, chưa thể hiện được sự linh hoạt trong công tác định giá bán sản phẩm của công ty. Về việc phân bổ chi phí sản xuất để tính giá bán sản phẩm của công ty. Phân xưởng cơ động cung cấp năng lượng cho các phân xưởng bóng đèn, phân xưởng thuỷ tinh, phân xưởng phích nước, phân xưởng huỳnh quang và khối văn phòng hoạt động sản xuất. Khi tiến hành phân bổ, kế toán không tiến hành phân bổ trực tiếp chi phí sản xuất cho phân xưởng chấn lưu mà chỉ tiến hành phân bổ cho phòngkĩ thuật (khối văn phòng). Tại phân xưởng này, chi phí nhân công quản lí phân xưởng cũng không được phân bổ riêng mà tính chung cho phòng kĩ thuật. Điều này sẽ làm cho việc tập hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục phí không chính xác sẽ dẫn đến việc tính giá bán sản phẩm không được chính xác. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện giá và công tác tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Thứ nhất: Hoàn thiện chính sách giá Như chúng ta đã biết, giá cả đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới lượng cầu và lượng cung sản phẩm trên thị trường và giữ vai trò quyết định trong cạnh tranh. Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là một công ty lớn, lượng sản phẩm cung cấp trên thị trường chiếm tỷ lệ cao do đó giá cả của công ty ít nhiều tác động tới thị trường. Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, đòi hỏi công ty phảI thận trọng cân nhắc trong việc định giá. Chính sách của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông tương đối linh hoạt đã có sự điều chỉnh phù hợp với thị trường, khách hàng và sản phẩm. Tuy nhiên, để hoàn thiện chính sách giá của mình, công ty có thể tham khảo thêm một số biện pháp sau: Đối với khu vực thị trường miền Nam do vận chuyển xa, ngoàI ra còn có đối thủ cạnh tranh là công ty Điện Quang TP.HCM đã được người tiêu dùng biết đến từ lâu. Hoặc đối với thị trường các tỉnh phía Bắc, phích nước nhập lậu từ Trung Quốc đã được tiêu thụ nhiều do giá rẻ. Cho nên, việc định giá ở các thị trường này cần hết sức thận trọng. Công ty nên giảm bớt phần lợi nhuận ở những thị trường này, qua đó có thể từng bước xâm nhập thị trường cùng việc nâng cao chất lượng sản phẩm để dần chiếm lĩnh thị trường rộng lớn này. ở các khu vực có sự phát triển chậm, đời sống nhân dân còn thấp, công ty có thể thực hiện biện pháp hạ giá thành qua đó hạ giá bán nhờ sử dụng các dây chuyền cũ để sản xuất sản phẩm. Khi công ty tung ra những sản phẩm nhằm kích thích người tiêu dùng dùng thử hoặc những khi công ty đặt thêm chi nhánh,đại lý ở địa bàn nào đó, công ty có thể định giá bán thấp hơn giá niêm yết để qua đó công ty kết hợp quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. Thứ hai: Hoàn thiện tổ chức công tác đánh giá lại sản dở ở phân xưởng bóng đèn Để khắc phục những nhược điểm trong khâu đánh giá sản phẩm dở dang ở phân xưởng bóng đèn, theo em công ty nên đánh giá sản phẩm làm dở dang đang lắp ghép trên dây truyền sản xuất ở phân xưởng bóng đèn. Hiện nay, trong điều kiện thực tế của công ty do những sản phẩm dở dang trên giây truyền của từng giai đoạn chế biến chưa xác định được mức độ hoàn thành nên không thể tính khối lượng sản phẩm dở dang sang khối lượng sản hoàn thành tương đương. Nhưng để cho giá thành sản phẩm được chính xác hơn, qua đó nâng cao tính chính xác của giá bán sản phẩm của công ty, theo em kế toán nên đánh giá sản phẩm dở dang đang được lắp ghép trên dây truyền theo giá nửa thành phẩm dở dang theo giá sản phẩm bước trước chuyển sang. Công việc này giống như công việc đánh giá sản phẩm dở dang đối với nửa thành phẩm mà phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang (Vỏ bóng chưa lắp ghép), bởi khối lượng sản phẩm dở dang trên dây truyền cũng là đáng kể. Hiện nay, công ty chỉ thực hiện kiểm kê sản phẩm đang sản xuất dở dang trên dây chuyền nhưng chưa thực hiện việc đánh giá và tính toán trước mức chênh lệch chi phí dở dang đầu kì và cuối kì của những sản phẩm này. Dù sản xuất liên tục sản phẩm dở dang tháng này gối đầu tháng sau tiếp tục sản xuất nhưng với cùng một công việc đánh giá sản phẩm dở dang thì kế toán có thể tính luôn cả những sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất mặc dù tính theo đơn giá nửa thành phẩm bước trước thì cũng chưa hoàn thành chính xác được nhưng cũng phần nào làm cho giá bán sản phẩm thực tế hơn. Thứ ba: Về tổ chức các khoản thiệt hại trong sản xuất Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có phát sinh những khoản thiệt hại sản phẩm hỏng sau một quá trình sản xuất, Công ty có thể rút ra kinh nghiệm và đưa ra biện pháp khắc phục để giảm bớt thiệt hại sản phẩm hỏng, có thể là bảo dưỡng máy móc thiết bị, giám sát chặt chẽ các khâu kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Mặt khác, nếu công ty hạch toán thiệt hại trong sản xuất sẽ đảm bảo tính chính xác trong việc tính giá thành qua đó nâng cao tính chính xác trong việc tính giá bán sản phẩm của công ty. Do đặc điểm sản phẩm của công ty, phế liệu thu hồi từ sản phẩm hỏng chủ yếu là thuỷ tinh có thể đưa vào táI sản xuất nên hạn chế được một phần sản phẩm hỏng. Hiện nay, ở công ty chỉ xác định phế liệu thu hồi mà chưa tính toán chính xác số lượng sản phẩm hỏng thiệt hại. Theo ý kiến em đối với khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng, cuối kì thống kê phân xưởng phảI kết hợp các bộ phận kỹ thuật để xác định số lượng sản phẩm hỏng trong kỳ, từ đó căn cứ vào giá thực tế của từng yếu tố để tính chi phí thiệt hại phát sinh trong kỳ. Thứ tư: Về khoản tăng giá trong chuỗi giá bán sản phẩm của công ty Công ty nên có biện pháp để quản lí tốt giá bán sản phẩm cuối dùng cho người tiêu dùng. Công ty có thể qui định giá bán lẻ cuối cùng cố định cho các nhóm sản phẩm của mình, chẳng hạn như, công ty có thể ghi giá bán lẻ cuối cùng lên vỏ của mỗi sản phẩm của công ty, hoặc có thể công bố giá bán sản phẩm cuối cùng của mình trên các chương trình quảng cáo hay khuyến mại của công ty. Đồng thời, công ty cũng cần có chính sách bán buôn thích hợp cũng như hưởng % khi mua khói lượng lớn và các hình thức khuyến khích tiêu thụ khác… Thứ năm: Về công tác phân bổ chi phí sản xuất Theo em việc phân bổ chi phí sản xuất chung từ phân xưởng cơ động cho sản phẩm chấn lưu vào chung chi phí sản xuất chung của phòng ký thuật là chưa chính xác. Do sản phẩm chấn lưu mới đưa vào sản xuất, đang ở giai đoạn thử nghiệm nên số lượng không lớn. Vì vậy, việc phân bổ riêng chi phí sản xuất chung từ phân xưởng cơ động cho sản phẩm chấn lưu là không đáng kể so với việc phân bổ chung vào phòng kỹ thuật. Tuy nhiên, về nguyên tắc, việc hoạch toán chung như thế sẽ làm cho giá thành của công ty khong chính xác, và điều đó có nghĩa là việc định giá bán sản phẩm của công ty cũng không chính xác, sẽ giảm đI một khoản đáng kể mà nó sẽ được bù đắp bởi giá bán toàn bộ. Như vậy, thiết nghĩ doanh nghiệp nên hoạch toán riêng rẽ số chi phí sản xuất chung chuyển sang từ phân xưởng cơ động cho bộ phận sản xuất sản phẩm chấn lưu và phòng ký thuật (thuộc khối văn phòng) để có thể tính giá bán sản phẩm chấn lưu chính xác. Thứ sáu: Vấn đề chiết khấu Trong điều kiện hiện nay, việc thu hút khách hàng là rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, công ty phảI có chính sách về chiết khấu hợp lý để khuyến khích khách hàng và đồng thời phảI hoạch toán đúng khoản chi phí này. Thứ bảy: Một số kiến nghị khác đối với công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Chính sách giảm giá, chiết khấu thực sự là một đòn bẩy cho quá trính tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, khuyến khích khách hàng tăng khối lượng hàng mua, nhanh chóng thanh toán tiền hàng. Nhưng trong thực tế, công ty có phát sinh các nghiệp vụ về chiết khấu cho các khách hàng thanh hoán nhanh nhưng hầu hết kế toán khong hoạch toán đúng theo thông tư của bộ tàI chính. Kế toán ghi tăng chi phí bán hàng, trong khi đó bộ tàI chính qui định đây được coi là là một hoạt động về vốn, số tiền trừ cho khách hàng trong trường hợp này được coi như một khoản chi phí về hoạt động tàI chính. Để cho công tác tiêu thụ sản phẩm được tốt và cho chính sách định giá bán sản phẩm của công ty được hoàn thiện, công ty nên có chính sách hoàn thiện sản phẩm: công ty nên nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm để cho tối thiểu hoá chi phí sản xuất, tứ đó hạ giá bán sản phẩm của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công ty nên thay đổi hệ thống máy móc đã cũ kỹ, áp dụng những tiến bộ khoa học mới vào trong sản xuất, tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề công nhân.Tiếp cận và áp dụng sáng tạo các ký thuật tiêu thụ mới trên thế giới. Kết luận Để xác định cho mình một giá bán hợp lí không phải là một điều đơn giản, phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố bao gồm cả những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông xác định giá bán cho sản phẩm của mình là hoàn toàn dựa vào các chi phí thực tế phát sinh, các hao phí về máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, sức lao động của con người…Theo ý kiến nhận xét của bản thân tôi là hoàn toàn hợp lí, tuy nhiên chưa hoàn toàn hoàn thiện. Trên đây là một số biện pháp tôi đưa ra nhằm phát huy tốt hơn nữa, hoàn thiện hơn nữa những chính sách mà công ty đưa ra. Những ý kiến trên là hoàn toàn xuất phát từ thực tế bản thân tôi đã tìm hiểu giá bán và phương pháp định giá bán của công ty. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của GS – TS Đặng Đình Đào và các cô chú, anh chị em trong công ty đặc biệt ở phòng thị trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế thương mại- NXB Thống Kê. Giáo trình Thương mại doanh nghiệp – NXB Thống Kê 1998. Giáo trình Marketing thương mại – NXB Thống Kê 1998 Giáo trình Kế toán tài chính- NXB Tài chính 2000 Báo thị trường giá cả các số. Báo Giá cả các số. Tạp Rạng Đông có Bác Hồ Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Mục lục Lời mở đầu 1 Chương i: Lí luận chung về giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm 2 I. Lí luận chung về giá 2 1. Tầm quan trọng của giá trong nền kinh tế nói chung và đối với mỗi một doanh nghiệp nói riêng 2 2. Lí luận chung về giá bán sản phẩm 2 3. Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm 3 3.1. Nguyên vật liệu đầu vào 3 3.2. Chi phí sản xuất 3 3.3. Các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp 4 3.4. Các yếu tố khác 4 II. Lí luận chung về định giá bán sản phẩm 4 1. Tầm quan trọng của công tác định giá bán sản phẩm của một doanh nghiệp 4 2. Một số yếu tố có ảnh hưởng tới việc tính giá bán sản phẩm. 5 3. Các mục tiêu định giá 6 3.1. Định giá nhằm đảm bảo mức thu nhập định trước 7 3.2. Định giá nhằm đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận 7 3.3. Định giá nhằm mục tiêu doanh số bán hàng 8 3.4. Định giá nhằm phát triển các phân đoạn thị trường 8 3.5. Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh đối đầu 9 3.6. Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả 9 4. Các chính sách định giá 9 4.1. Chính sách về sự linh hoạt giá 10 4.2. Chính sách giá theo chu kì sống của sản phẩm 10 4.3. Chính sách giá theo chi phí vận chuyển 11 4.4. Chính sách hạ giá và chiếu cố giá 15 5. Quy trình định giá bán sản phẩm 18 5.1. Hình thành giá trong các hình thái thị trường 18 5.2. Qui trình định giá bán sản phẩm 20 6. Một số phương pháp tính giá bán sản phẩm 22 6.1. Đối tượng tính giá 22 6.2. Kì tính giá 23 6.3. Một số phương pháp tính giá thành bán sản phẩm 24 III. Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm 35 1.Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm của công ty 35 2. Sự khác biệt của giá cả trong doanh nghiệp thương mại và trong doanh nghiệp sản xuất 35 Chương II: Thực trạng giá và cơ cấu định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 38 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 38 1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 38 1.1. Chức năng 38 1.2. Nhiệm vụ 38 1.3. Công tác tổ chức quản lý 39 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 41 II. Thực trạng về giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 46 1. Chính sách giá cả của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 46 2. Thực trạng về giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 47 III. Thực trạng về phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 48 1. Các căn cứ để xác định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 48 1.1. Tính chất, đặc điểm của sản phẩm 48 1.2. Chi phí nhân công trực tiếp 49 1.3. Chi phí vật tư trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) 55 1.4. Chi phí sản xuất chung 57 1.5. Khấu hao tài sản cố định 58 1.6. Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản phải trả khác 60 1.7. Phân tích đối thủ cạnh tranh 61 2. Mục tiêu định giá và chính sách định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 61 3. Phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 63 3.1. Đối tượng định giá và phương pháp định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 63 3.2.Kì tính giá bán sản phẩm của công ty 64 3.3. Tính giá bán sản phẩm (sản phẩm là bóng đèn tròn) 64 Chương III. Phương hướng và biện pháp hoàn thiện giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 74 I. Đánh giá thực trạng về giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 74 1. Đánh giá chung về giá và công tác tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 74 2. Một số tồn tại chủ yếu trong giá và công tác định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 75 II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện giá và công tác tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 76 Kết luận 81 Tài liệu tham khảo 82 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0004.doc
Tài liệu liên quan