Giá trị hạn chế & những ứng dụng của Đạo gia

Mục Lục A. Đặt vấn đề………………………………………………………… trang 3 B. Nội dung chính……………………………………………………. trang 5 I.Tư tưởng và quan điểm của Đạo gia …………………………… trang 5 I.1 Tư tưởng triết học trong Đạo gia …………………………... trang 5 I.1.1 Tư tưởng Đạo của Đạo gia ………………………... trang 5 I.1.2 Tư tưởng Đức của Đạo gia ………………………… trang 9 I.2 Quan điểm về đời sống xã hội…………………………….… trang 10 I.2.1 Vô vi………………………………………………... trang 10 I.2.2 Hữu vi………………………………………………. trang 14 I.3 Quan điểm về nhận thức……

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giá trị hạn chế & những ứng dụng của Đạo gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
……………………………….. trang 15 II. Những ảnh hưởng của Đạo gia ……………………………….. trang 16 II.1 Trong nhận thức tư duy…………………………………….. trang 17 II.2 Trong văn hoá nghệ thuật………………………………….. trang 19 II.3 Trong chính trị……………………………………………... trang 20 II.3.1 Đối với các nhà nước nói chung…………………... trang 20 II.3.2 Đối với nhà nứơc XHCN Việt Nam……………….. trang 21 II.4 Trong kinh tế……………………………………………….. trang 22 III. Mối quan hệ của Đạo gia với các nền triết học khác…………. trang 23 C. Kết luận……………………………………………………………. trang 25 Giá trị hạn chế và những ứng dụng của Đạo gia A. Đặt vấn đề T rong thời kì khởi đầu của triết học cổ Trung Quốc. Thời kỳ "Bách gia chư tử" đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn và hình thành các các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Và trong đó có sự xuất hiện của Đạo gia với người sáng lập là Lão tử. Đạo gia lấy con người và xã hội làm trung tâm của sự nghiên cứu, và giải thích những vấn đề về thực tiễn chính trị và đạo đức của xã hội. Đạo gia có sự thu nhập nhiều tư tưởng phổ biến từ thời nhà Chu. Những tư tưởng vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành, thuyết về năng lượng, chân khí, thuyết âm dương và Kinh dịch. Đạo gia được khởi đầu từ Lão tử rồi sau đó được phát triển qua một quá trình dài với sự đóng góp của nhiều học giả, ẩn sĩ như Trang tử, Hoài Nam Tử, Trương Đạo Lăng,v.v… Đạo gia được liệt là tôn giáo đặc hữu chính thống của Trung Quốc là một trong tam giáo tồn tại từ thời cổ đại, song song với Nho gia ( thường gọi là Nho giáo) và Phật giáo. Đạo gia đã đóng góp và có ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá dân tộc Trung Quốc. Và trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá Đạo gia còn vượt khỏi biên giới Trung Quốc và được truyền đến các nước Đông Nam á lân cận như Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đạo gia con ảnh hưởng tới các lĩnh vực chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc dưỡng sinh, y khoa, hoá học, võ thuật và địa lý. Nhưng đồng thời với sự bí ẩn về thân thế của người sáng lập Đạo gia là Lão tử và tài liệu tư tưởng cuốn Đạo Đức Kinh. Đạo gia cho đến nay vẫn còn là đề tài nghiên cứu phân tính của nhiều học giả. Cùng với sự ảnh hưởng ra nhiều nước của Đạo gia có cả những học giả nước ngoài Anh, Pháp cũng nghiên cứu về Đạo. Và hiện nay cuốn kinh của Đạo gia, Đạo Đức Kinh, đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới thể hiện sự phổ biến rộng khắp. Nó luôn luôn có sức thu hút mãnh liệt với mọi con người ở mọi tầng lớp xã hội. Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, với nòng cốt là chủ nghĩa và phương pháp lý luận Mác-LêNin. Nhưng trong xã hội cũng luôn tồn tại một bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn còn có sức sống dai dẳng, trong đó có tư tưởng của Đạo gia, một tư tưởng ít nhiều cũng có ảnh hưởng tới tầng lớp dân chúng Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần biết vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được múc đích của Đảng và Nhà Nước xây dựng một xã hội lành mạnh, và phát triển thịnh vượng. Vì vậy việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý, và tác động của Đạo gia đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ của Đạo gia giúp ta hiểu rõ được tư tưởng của Đạo qua đó có những hành động đúng đắn, tìm được cách sống hợp lý và giúp ích cho xã hội. Và chúng ta nên hiểu theo Đạo để làm điều thiện, tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái gây ảnh hưởng tới không những bản thân mà còn cả những người khác và xã hội. Trong đề tài nghiên cứu này chúng ta chỉ đề cập đến tư tưởng Đạo gia trong cuốn Đạo Đức Kinh và bàn về Lão tử . Đồng thời có thêm những tìm hiểu và đánh giá của tôi về những bản chú giải cuốn Đạo Đức Kinh và những lý luận của một vài tác giả đã nghiên cứu về Đạo gia. Đồng thời xét Đạo gia trong mối liên hệ với Phật giáo, Nho giáo và ảnh hưởng của Đạo gia tới xã hội cổ, con người xưa và nay. Xét đến những mối quan hệ biện chứng đứng đắn. Và cả những mặt hạn chế còn có của Đạo gia. Qua đó chúng ta có thể hiểu được một cách căn bản nội dung và bản thể của Đạo. B. Những nội dung chính I. Tư tưởng và quan điểm của Đạo gia I.1 Tư tưởng triết học trong Đạo gia Đạo gia do Lão tử sáng lập vào khoảng những năm 580-500 trước công nguyên. Lão tử họ Lý, tên Nhĩ, tự là Đam, người ở xóm Khúc Nhân, làng Lệ, huyện Khổ, nước Sở thời Xuân Thu. Trong lịch sử triết học cổ đại Trung Hoa, Lão tử lần đầu tiên dùng hình thức tư duy lý luận sáng lập hệ thống lý luận triết học hoàn chỉnh lấy Đạo làm trọng tâm, trở thành vị thuỷ tổ của học phái Đạo gia. Đạo gia dùng phương thức suy luận độc đáo để quan sát hiện tượng xã hội, quan sát sự phát triển của giới tự nhiên, tìm hiểu quy luật tự nhiên, mở rộng phạm vi suy nghĩ của con người từ nhân sinh đến vũ trụ. Đạo gia đi sâu đến vấn đề vũ trụ bản thể luận, rồi từ đó hướng sang nghiên cứu nhân sinh luận va chính trị luận. Nó thực sự có vai trò quan trọng đối với con người và cả xã hội. Chúng ta sẽ xem xét bản thể của Đạo gia trong cuốn Đạo Đức Kinh. Đạo Đức Kinh có 81 chương và khoảng 5000 chữ được chia làm hai phần Thượng Kinh và Hạ Kinh. Thượng Kinh gồm 37 chương luận chữ Đạo nên còn được gọi là Đạo Kinh. Hạ Kinh gồm 44 chương luận chữ Đức nên còn được gọi là Đức Kinh. Như vậy có thể thấy Lão tử đề ra hai tư tưởng của Đạo gia là Đạo và Đức. I.1.1 Tư tưởng Đạo của Đạo gia "Nhân pháp Địa Địa pháp Thiên Thiên pháp Đạo Đạo pháp Tự Nhiên." *** "Người theo Đất Đất theo Trời Trời theo Đạo Đạo theo Tự Nhiên." Theo bốn quan điểm trên Đạo gia đã giải thích tất cả các vấn đề của tự nhiên và xã hội. Trong đó chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của bản thể chủ yếu của Đạo gia đó là "Đạo". Đạo chính là sự khái quát cao nhất trong triết học Lão-Trang. Do đó nên nó cũng có rất nhiều ý nghĩa, chúng ta không thể không đọc mà hiều được cái thâm thuý sâu xa của Đạo. Trong Kinh Thư Đạo nghĩa là con đường nghĩa vụ và hành thiện, trong Kinh Thi Đạo là hành trình, trong Tứ thư Đạo là luân lý. Với nhiều ý nghĩa như vậy nhưng theo thời gian ý nghĩa luân lý đã dần chiếm ưu thế. Lão tử là người đầu tiên đã dùng từ Đạo trong một nghĩa siêu hình đích thực. Ông cho rằng Đạo là bản nguyên của vũ trụ, có trước trời đất không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là "Đạo". Đạo Đức Kinh có viết về Đạo như sau " Đạo là vô trạng, vô tượng, vô vật,…"; " Đạo không giống hữu nhưng giống vô"; " Sâu thẳm và tràn đầy"; " Đạo không thể gọi tên được; Nó là Vô, là Vô Danh". Bản thân Đạo là một khái niêm trừu tượng, chính Lão tử cũng đã nói " Đạo mà định nghĩa được thì không phải là Đạo". Đó chính là một sự siêu hình của Đạo gia. Với tư tưởng Đạo gia Đạo không tồn tại độc lập, Đạo vừa là Vô Danh vừa là Hữu Danh. Đời sau Trang Tử cũng có khẳng định thêm về cái Vô Danh của Đạo. Ông cho rằng: " Đạo không thể nghe được, nghe được không phải nó, Đạo chẳng thể thấy được, thấy được không phải nó. Làm sao lấy trí mà hiểu được cái hình dung của cái không hình dung được." Đạo là nguyên thuỷ của trời đất là nguồn gốc nguyên nhân sinh thành thế giới, Lão tử nói Đạo chính là mẹ của vạn vật. Bản thân đạo là Vô và là Hữu, là vô hình và là hữu hình. Do đó Đạo trở nên quá huyền diệu, khó nói danh trạng. Đạo trở thành huyền vi và sâu thẳm và nói có sự kết hợp hài hoà của Vô và Hữu. " Vô là cái gốc của trời đất, Hữu là mẹ của muôn loài Hai cái đó, đồng với nhau. Cùng một gốc, tên khác nhau. Đồng nên gọi huyền. Huyền rồi lại huyền. Đó là cửa vào ra của mọi huyền diệu trong trời đất." Đạo được viết trong Đạo Đức Kinh với một tư duy biên chứng hết sức sâu sắc. Về mặt bên ngoài cái Vô của Đạo ở chỗ nó không thể nắm bắt được vì nó không phải là vật. Cái Hữu của Đạo là cái chúng ta hiểu được từ Đạo hay còn gọi là đạt Đạo. Đạo có Vô và có cả Hữu, một sự kết hợp hài hoà, chọn vẹn và đầy đủ. Đó là cái hay của Đạo, cái toàn vẹn của Đạo. Trong một chân trời tri thức nhỏ bé, khi chúng ta đạt được Đạo thì chính chúng ta đã nắm được cái Vô và Hữu của Đạo mà có thể chính chúng ta cũng không hay biết.Ta có thể thấy sự quay vòng của Đạo từ không có thành có rồi trở về không có và biến thành huyền diệu. Ta có thể nhận thấy việc kế thừa những tư tưởng Âm dương ngũ hành trong viêc thể hiện Đạo. Cũng như hai thế lực Âm và Dương luôn thống nhất với nhau, Đạo thể hiện sự thống nhất qua Vô và Hữu nhưng ở một tầm cao hơn. Mặt Vô trở thành đặc tính cơ bản của Đạo, mặt Hữu là biểu hiện của Đạo trong thế giới tự nhiên. Trong nền văn hoá Trung Quốc, hệ tư tưởng triết học thường thiên về những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị- đạo đức của xã hội, về những hiện tượng di dịch biến đổi suy thoái và chuyển hoá. Và sự bất biến, vĩnh cửu là cơ sở những tư tưởng đó. Đạo lại bao gồm cả sự vĩnh cửu bất biến này. Nó được thể hiện qua cái Thường hay còn gọi là Thường Đạo. Thường Đạo là sự sinh động vững mạnh, bất biến. Thường Đạo còn có một ý nghĩa cao hơn. Khi con người hiểu Đạo cần phải hiểu Thường để tìm thấy sự rảnh rang, nhàn hạ, tìm được sự tĩnh tâm. Thường Đạo biểu hiện ở mọi nơi, ở mọi vật nó thể hiện bản tính tự nhiên của Đạo. Trang tử đã bổ sung thêm cho Lão tử. Ông cho rằng trạng thái vận động không ngừng biến đổi của vũ trụ và vạn vật chính là Thường Đạo. Đạo thể hiện cả sự vô vi. " Đạo thường vô vi, nhưng không gì không làm, nhi vô bất vi". Vô vi vừa là nguyên lý vừa là thái độ vừa là chuẩn mực vừa là mục đích của Đạo. Theo Lão tử vô vi chăm lo cho muôn vật, muôn loài thể hiện tính " mẹ" của Đạo. Bản thân vô vi là nhỏ bé không có gì đó chính là cái Vô Danh trong Đạo. Vạn vật đều do Đạo sinh ra, nhờ Đạo mà sinh ra. Lão tử đưa ra quá trình vận hành của Đạo theo trình tự: "Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật". Quá trình này diễn tả mối tương quan giữa Đạo và vạn vật tự nhiên. Vậy nhất, nhị, tam là cái gì? Vấn đề này thực sư còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải thích đối với cả những nhà nghiên cứu triết học Lão-Trang. Các nhà luận giải cho rằng Nhị là trời đất hoặc cũng có thể là Âm Dương. Tam là Tự Nhiên. Nhưng còn Nhất là gì? Họ cho rằng từ "Nhất" nằm ở vị trí trung gian giữa Đạo và Nhị, do đó chắc từ Nhất hẳn có một ý nghĩa đặc biệt nào đó. Theo quan niệm á Đông thì những con số trừu tượng được nói thay cho những vật cụ thể, để chỉ những phẩm tính và tương quan của các sự vật. Và "Nhất" nên hiểu là một nguyên tố đặc biệt có trước khi khai sinh ra trời đất. Ta có thể thấy nó có vẻ tương đồng với thuyết Âm Dương. Khi thuyết Âm Dương có đưa ra một quá trình: " Thái cực sinh lưỡng nghi; Lưỡng nghi sinh tứ tượng; Tứ tượng sinh bát quái" và Thái cực ở đây tương đồng với " Nhất" trong vận hành của Đạo. Ta đã biết Đạo là Vô trong bản tính sơ thuỷ của nó, nhưng là hữu trong tương quan thế giới hiện tượng. Nhà luận ngữ Nghiêm Toản kết luận: " ắt Đạo là cái Vô mà Nhất là cái Hữu". Đạo còn là chúa tể của vạn vật và là phép tắc của vạn vật. Đạo thể hiện quan điểm đó đầu tiên ở việc sinh ra cả trời đất và vạn vật. Theo Đạo gia Đạo là cái gốc của trời đất, nó tồn tại từ xưa đến nay, sinh ra quỷ, thần, thượng, đế, trời, đất. Đạo không cao, không sâu, có lâu mà không già. Không một ai có thể đo lường được Đạo. Quả thật Đạo tồn tại mà cũng chính như không tồn tại. Một sự rộng lớn bao la mang tầm vóc vĩ mô của Đạo. Đạo bao trùm vạn vật không đâu là không có Đạo. Và Đạo còn ảnh hưởng vạn vật thông qua các quy tắc của Đạo. ảnh hưởng tới cả tiến trình hình thành và phát triển thế giới. Lão tử cho rằng ảnh hưởng này qua vô vi và tự nhiên. Đó chính là " Đạo pháp Tự Nhiên" của Đạo gia. Trong Đạo Đức Kinh đã khẳng định rằng chỉ có một khuôn phép của Đạo, một luật pháp cho hành động và tác động của Đạo, đó là Tự nhiên: " Người bắt chước đất, đất bắt trước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước chính bản thân mình gọi là Tự Nhiên". Ta có thể thấy tất cả cái rộng lớn nhất bao quát nhất của thế giới là đất, trời. Chúng cũng phải tuân theo Đạo. Phạm trù tác động của Đạo là vô tận, rộng lớn không cùng. Vậy người ngộ được Đạo thật sự sẽ ra sao? Tất cả những quan điểm trên đều cho thấy "Đạo" đã thể hiện một trình độ tư duy khái quát cao về những vấn đề tự nhiên và xã hội. "Đạo" đã có sự nhìn nhận thế giới trong tính chỉnh thể thống nhất của nó. Đạo còn là quy luật biến hoá tự thân của vạn vật, quy luật ấy gọi là Đức. I.1.2 Tư tưởng Đức của Đạo gia Khi Đạo sinh ra vạn vật thì Đức là cái bao bọc nuôi dưỡng tới thành thục vạn vật. Đức cũng như Đạo cũng là một khái niệm được khái quát cao, nó được diễn tả và được đặt trong chính mối quan hệ huyền diệu với bản thân nó. Đạo Đức Kinh có nói về Đức như sau: " Đức cao là không có Đức, Đức cao thì không làm". Ngụ ý rằng Đức mà chân chính cao cả thì bề ngoài xem như không có Đức, nhưng thật ra lại là Đức cao nhất. Chính sự huyền diệu đó mà Đức có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Nó chính là luân lí kèm theo đức hạnh, đạo hạnh, là ý nghĩa, là cuộc sống của con người. Đức là đặc tính riêng biệt của một sự vật. Đức cũng là sự thể hiện toàn bộ nhân cách của con người, cách hành xử và lối sống của người đó. Đức và Đạo đều là nền tảng của thế giới, nó như trời và đất. Khác nhau nhưng lại quan hệ mật thiết với nhau. Theo Đạo gia cái gì có Đạo thì ở đó sẽ xuất hiện Đức . Đức chính là nguyên lý hữu hình của Đạo. Trong Đạo Đức Kinh Đức cũng xuất hiện với sự thâm viễn huyền vi. Đức là thiện, là trung thực, là trung tín, là không tranh chấp. Đức luôn theo cùng với Đạo. Đạo và Đức không phân lìa nhau. Đức thể hiện toàn bộ chức năng của mình khi thế giới hiện tượng hình thành với vai trò là hành động của Đạo. Đức cấp dưỡng, nuôi nấng, che chở những gì Đạo sinh ra. Đạo thuộc về vô vi thì Đức thuộc về hiện tượng. Đức chính là nguyên lý của vạn vật. Theo Trang tử Đức giống như nước của mặt trời là sáng và nóng, Đức của nước là lạnh và tuôn chảy, của gió là mát và dịch chuyển, Đức của người cũng là một trạng thái tự nhiên không ràng buộc với bất kì mối quan hệ xã hội nào. " Đức của người thọ ở nơi đất trời, hãy biết gìn giữ nó tột cùng, đừng làm hư hại nó" Vì Đức tự nhiên như "bò ngựa bốn chân thì thuộc về trời, còn thòng cổ ngựa xâu cổ bò thì thuộc về người" nên Đức có đời sống độc lập vận động theo cái lẽ của tạo hoá và Đạo. Như vậy ta có thể hiểu một cách khái quát. Đức là vật thuộc về Đạo và không thể phân lìa khỏi Đạo. Đức bao gồm những đặc tính mà chỉ Đạo mới có. Đạo và Đức cùng bảo trở và nuôi dưỡng thế giới vạn vật muôn loài. Đạo là gốc, Đức là công cụ; Đạo quyết định Đức, Đức làm sáng tỏ Đạo. Đạo là nhận thức luận và phương pháp luận của Đạo gia thì Đức là chính trị quan, lịch sử quan. Đạo Đức của Đạo gia chính là một phạm trù vũ trụ quan, nó đã đóng góp vào việc giải thích bản thể của vũ trụ trong Đạo gia . I.2 Quan điểm về đời sống xã hội Lão tử cho rằng bản tính nhân loại có hai khuynh hướng " Hữu Vi" và " Vô Vi". I.2.1 Vô Vi Vô Vi là một khái niệm tối quan trọng của Đạo gia. Lão tử đã rất nhiều lần nhắc đến nó. Ông có nói: " Đạo thường không làm, nhưng không gì không làm"; "Nếu làm theo cách vô vi, ắt không có gì là không thành công". Vô Vi là sống đúng cách, phù hợp với tự nhiên, không làm gì trái với tự nhiên. Nhiều người hiểu "Vô Vi" là " Không Làm Gì Cả" nhưng nó là một quan niệm hết sức sai lầm. Vô Vi không phải như vậy, nó là không dùng tư tâm mà xen vào việc của người khác, không dùng lòng tham cá nhân mà xen vào mọi việc. Hành sự hợp lẽ, thuận theo quy luật của tự nhiên. Lão tử còn khẳng định: " Làm như không làm, như thế có đặng không". Ông cho rằng nước mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất kỳ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá, san phẳng cả núi đồi. Như vậy chính nước cũng nhờ cái Vô Vi mà có được sức mạnh, mặc dù nó là cái mềm yếu, luôn bị đánh giá coi thường khi xem nó với sắt, đồng.Còn đối với các nhà trị nước Lão tử đưa ra biện pháp:" lấy Vô Vi mà sử sự, lấy bất ngôn mà dạy đời". Để lập quân bình trong xã hội phải trừ xử những "thái quá" nâng đỡ cái " bất cập". Lấy nhu nhược thắng cương thường", "lấy yếu thắng mạnh"," tri túc" không cạnh tranh bạo động", "công thành thân thoái", " dĩ đức báo oán".Trong lịch sử có rất nhiều người ứng dụng cái Vô Vi này vào cuộc sống của mình. Với lập luận thực tiễn cây có phát triển có lớn mạnh thì rồi cũng có lúc tàn. Đấy chính là quy luật của tự nhiên. Cũng như ta không thể mong trẻ mãi không già. Nước không thể tồn tại mà không diệt vong. Khi trẻ phải biết cống hiến hết mình cho đất nước, về già trí lực đã cạn phải biết nhường chỗ cho lớp trẻ thay thế, không tham quyền cố vị đó là thuận theo tự nhiên. Trong Đạo gia tư tưởng Vô Vi còn được thể hiện nhiều ở tính nhu của Đạo. Đó là cách lấy cái nhu mềm mà chiến thắng cái cương cứng, và thể hiện cái nhu mềm luôn trường tồn, vững chắc. Lão tử cho rằng nhu mềm là biểu hiện của sức sống sung mãn, cứng rắn là dấu hiệu của tử vong. Ông lấy cây cỏ và thân thể làm ví dụ: " Con người khi sống cơ thể mềm yếu; khi chết cơ thể trở nên cứng đờ. Vạn vật cây cỏ khi sinh trưởng thì mềm mại, khi chết thì trở nên khô cứng." Hay: " răng cứng thì chóng gãy, lưỡi mềm thì bền lâu". Những so sánh hết sức dễ hiểu súc tích đã cho thấy cái nhu của Đạo. Tính nhu mềm của Đạo có phần tương đồng với tính Âm trong thuyết Âm Dương. Nhưng nó khác với tính Âm ở chỗ cơ bản là có được khái quát cao hơn bao trùm vạn vật mà không chịu sự chi phối nào cả không như Âm phải chịu ảnh hưởng của Dương. Trong Đạo tính mềm luôn được đề cao, nó có thể chiến thắng tính mạnh. Đó là "yếu thắng mạnh", và tư tưởng này được rất nhiều người áp dụng một cách phổ biến. Ngay cả những người duy vật hiện đại. Trong trường hợp những người yếu hèn và bị áp bức sẽ thắng những người hùng mạnh đàn áp. Trong Đạo Đức Kinh Lão tử khẳng định tầm quan trọng của Đạo:" Yếu mềm là cái dụng của Đạo" . Trong bối cảnh siêu hình về sự trở lại và phát sinh từ cái Hữu đến cái Vô, thì đặc tính nhu mềm không phải mang một tính cách không chỉ máy móc cơ học hay sinh lý hoá. Tính nhu mềm mang một tầm khái quát cao hơn nó được thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ: khe lạch, nước, biển, đất bằng. Khe lạch: Là tượng trưng cho sự đón nhận và sẵn sàng trong khiêm tốn. Và là sự biểu hiện của cái trống không, sự sâu thẳm hết đo lường. Nước: Tượng trưng cho tính nhân từ của con người. Nước tìm đến chỗ thấp, nơi mà người ta thường xa tránh; nhưng chính vì thấp mà nước có lợi. Nhờ thế mà nước mạnh; mạnh nhất mặc dầu nước là nhu mềm nhất trong vạn vật. Biển: ở chỗ thấp nhất nơi mà mọi nguồn sông lạch phải đổ về. ở đây Đạo đã được sánh với thiên hạ như sông biển với suối khe. Tính nhu của biển là khái quát cao hơn trong tính nhu của nước. Tính nhu mềm được rất nhiều người áp dụng, nó trở thành công cụ đắc lực của con người trong xây dựng xã hôi, bảo vệ đất nước, trong cả đường hành xử, danh lộc. Nó chịu sự chỉ đạo của Vô Vi lấy Vô Vi làm gốc để hành động. Để đạt được cảnh giới của Vô Vi con đường duy nhất là học:" Cầu học vấn, trí thức ngày càng tăng; tu Đạo, ham muốn ngày càng bớt, bớt rồi lại bớt, cuối cùng đạt đến cảnh giới Vô Vi". Đạo gia khuyên rằng nên dùng trạng thái Vô Vi để hành sự, dùng trạng thái vô vi để làm việc. " Cố làm thì sẽ hư, giữ thì sẽ mất. Bởi vậy bậc thánh nhân không làm nên không hư, không giữ nên không mất". Nhưng do quá đề cao việc thuận với tự nhiên Đạo gia trở nên quá lãnh đạm với thế giới và xã hội; quá thụ động và xa lạ với các trào lưu văn hoá văn minh. Đó là một trong những sai lầm cơ bản của Đạo gia. Trên quan điểm duy vật biện chứng của Mác-Lênin trong quan điểm Vô Vi này gần như trái ngược với sự phát triển và tiến bộ của xã hội dựa trên lực lượng sản xuất, các tương quan biện chứng và đấu tranh giai cấp. Khi con người quá Vô Vi quá thuận theo tự nhiên ắt sẽ không có tranh chấp và không có cả những động lực cần thiết để làm lên sự phát triển của xã hội. Với yếu tố này phần nào đã ngăn cản sự phát triển đi lên của xã hội Trung Quốc cổ. Nhưng trên nhiều quan điểm, khía cạnh. Một phần lớn quan điểm Vô Vi vẫn là chính xác vẫn là sự mẫu mực trong nhận thức và tư duy. Chúng ta nên vận dụng những quan điểm đúng đắn này trong cuộc sống và loại bỏ những quan niệm sai lầm. Đó là cách học Đạo tốt nhất, vừa học và vừa hiểu, vừa biết chọn lọc cái hay cái đúng. Cái đúng của Vô Vi là mọi người luôn thuận theo quy luật, xã hội sẽ được thái bình. Làm trái quy luật sẽ bị tổn hại. Thuận theo quy luật mà trị vì quốc gia, có thể thực hiện được Vô Vi, đi trái quy luật mà trị quốc gia, không thể thực hiện được Vô Vi không mang lại hạnh phúc cho người dân. Đó là về xã hội còn về con người: " Người thông minh không cậy vào chức vụ của mình để hành sự, người dũng không lợi dụng chức vụ để thi hành bạo ngược, người nhân không dựa vào chức quan để thực hiện ân huệ". " không dùng lời nói mà đạt được hiệu quả thần diệu, chính là thực hiện " vô vi nhị trị" ". Theo Hoài Nam Tử có nói thực hiện Vô Vi, có thể đạt đến chân lý của Đạo . Đạo là bản chất của vạn vật, nó là con đường cơ bản để đi đến vô địch". Nếu biết vận dụng Vô Vi đúng đắn , đúng nơi đúng chỗ, biết cẩn thận và suy xét. Biết nói năng đúng nơi, đúng chỗ, tuỳ từng hoàn cảnh. Nếu làm đựơc như trên. Chúng ta đã đạt được Vô Vi và chính là một bước đi đến đạt Đạo. Vô Vi là một lý tưởng sống tuyệt vời nhưng, nhưng nó không dễ dàng thực hiện, lại không phải là vận may đề nhanh chóng thành công. Không nên quá ỷ vào nó mà coi thường những hành động khác. Coi trọng nó mà cũng không coi trọng nó đó là thấm nhuần Đạo. i.2.2 Hữu Vi Trong Đạo Đức Kinh cũng nhắc tới một khái niệm khác đi cùng với Vô Vi đó là Hữu Vi. Hữu Vi cũng giống như Vô Vi nó không phải là cái gì cũng làm mà là làm những việc bày vẽ trái với tự nhiên. Tự gây tổn hại cho bản thân mình. Trong Đạo Đức Kinh khái niệm Hữu Vi không được đề cập nhiều như Vô Vi vì theo Đạo chủ yếu lấy Vô Vi để trị mà bỏ đi cái Hữu Vi. Hữu Vi cũng xuất hiện trong mối quan hệ mật thiết với Vô Vi nhưng chỉ là mặt thứ yếu bổ trợ cho Vô Vi trong quá trình hình thành Đạo của con người. Lão tử nhắc đến nhiều những cái hại của Hữu Vi hơn là những đóng góp của Hữu Vi trong hình thành vạn vật. Ông cho rằng nhiều thói quen xấu đều từ Hữu Vi mà ra. Do đó cần dùng Vô Vi để làm giảm bớt cái Hữu Vi quá thịnh. Ông từng nói: " Không học thì không phải lo. Đem cái hữu hạn xét cái vô hạn, há phải chăng là ngốc lắm sao? Càng theo học thì mỗi ngày dục vọng, lòng "Hữu Vi" càng tăng, theo Đạo thì mỗi ngày dục vọng càng giảm, lòng "Vô Vi" càng tăng". Theo nhiều nhà ngiên cứu phương Tây đây là tư tưởng thiên vị đề cao Vô Vi. Mà không nói đến nhiều những ảnh hưởng to lớn mà Hữu Vi đem lại. Và nhiều người không ngần ngại nói rằng tư tưởng trọng Vô Vi khinh Hữu Vi là sai lầm của Lão tử. Còn trong quan điểm về đời sống xã hội của mình. Trang tử đã thổi phồng một cách phiến diện tính tương đối của sự vật cho rằng trong phạm trù "đạo" "mọi vật đều thống nhất". Ông đề ra tư tưởng triết học nhân sinh "tề vật", tức là đối xử như một đối với những cái tương phản, xoá bỏ đúng sai. Mục đích của ông là đặt phú quý, đặt phú quý vinh nhục sang một bên tiến vào vương quốc "tiêu dao", thanh đạm, đạm bạc, lặng lẽ, Vô Vi…. Đó thực sự là sự sai lầm xét theo quan điểm Mác-Lênin đó là chống lại những tiến bộ xã hội. Con người cũng không có động lực để tiếp tục phục vụ xã hội khi bỏ qua tất cả để đi theo cái Vô Vi. Có lẽ cũng chính vì điều này mà nhiều người coi Đạo gia như một tôn giáo đáng bị kỳ thị. Nhưng chúng ta cũng nên bỏ qua những đặc tính sai lầm cố hữu vì điều kiện lịch sử để chon lọc phát huy những cái hay của nó. I.3 Quan điểm về nhận thức Lão tử đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu cụ thể. Điều này không chỉ xuất hiện ở Lão tử mà còn ở nhiều nhà hiền triết Trung Quốc cùng thời. Lão tử không chứng minh học thuyết của mình bằng những luận cứ, luận điểm của tự nhiên mà chủ yếu bằng lý trí chủ quan. Những từ ngữ và lời lẽ mà ông sử dụng dụng ý mờ tối, nhiều nghĩa, có thể hiểu theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đối với ông tư duy trừu tượng là cái cao nhất để đạt được sự thấu hiểu thế giới. Ông cảnh cáo việc lạm dụng giác quan và các trò săn tìm làm mất đi cuộc sống nội tâm. Lão tử cho rằng đường tới thế giới thần nhiệm của Đạo trước tiên phải tẩy luyện tâm hồn nghĩa là phải bước vào lối tư duy trừu tượng này. Trong Nam Hoa Kinh có một đoạn truyện ngắn về Lão tử như sau: " Khổng tử một ngày kia đến thăm Lão Đam , thấy Lão Đam đứng trơ trơ không ra một người sống nữa, Khổng tử bèn lui ra đứng đợi. Một lát sau vào và nói với Lão Đam: ảo giác chăng hay thực chăng? Lúc nãy thân thể tiên sinh trơ trơ như cây khô, như thể tiên sinh đã rời bỏ ngoại vật, thoát li nhân gian mà một mình một cõi vậy. Lão Đam bảo: Tôi tiêu dao ở chốn cội nguồn của vạn vật…" Câu chuyện trên càng khắc hoạ thêm sâu sắc tính gần gũi với tư nhiên bằng tinh thần của Lão tử. Và quả thực đọc tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão tử ta cũng không thấy nhiều những tư duy biện chứng tự nhiên mà phần lớn là duy tâm thần bí. Những sự vật ông nêu ra chỉ được gắn hình tượng với tự nhiên, không hề có nghiên cứu sâu sắc về một sự vật nào cả. Chủ đạo trong tư tưởng của ông, Lão tử thường bàn về tự nhiên và các vấn đề xã hội lúc bấy giờ. Ôn có quan điểm sai lầm rằng: "không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không cần nhòm qua khe cửa mà biết đạo trời." Có lẽ thời đại của ông chưa có sự phát triển cao của nền văn minh. Còn người không ai có thể học hết được kết thức trên thế gian. Cái chúng ta biết chỉ là hạt cát nhỏ nhoi trong một đại sa mạc. Vậy mà Lão tử nói chỉ cần ngồi nhà là có thể biết tất cả. Há phải chăng ông là bậc thần thánh phương nào? Đến thời Trang tử, ông cũng xuất phát từ nhận thức luận tương đối của mình mà chỉ ra rằng, nhận thức của con người đối với sự vật thường có tính phiến diện, hạn chế. Nhưng ông đã rơi vào quan điểm bất khả tri, cảm thấy "đời có bờ bến mà sự hiểu biết lại vô bờ bến, lấy cái có bờ bến theo đuổi cái vô bờ bến là không được". Ông lại cho rằng ngôn ngữ và tư duy lô gíc không khám phá được Đạo trong vũ trụ. Chúng ta hiện là những con người hiện đại của thế kỷ XIX, dựa trên những tư tưởng biện chứng đứng đắn của Mác-LêNin mà có thể khẳng định rằng, nhận thức trên của cả Lão tử và Trang tử đều sai lầm. Một sự vật hiện tượng trên thế giới luôn gắn liền với nhau không tách riêng khỏi nhau. Giữa chúng luôn tồn tại song song và có sự ảnh hưởng mật thiết, cái này bổ sung hỗ trợ cho cái kia. Không thể tồn tại một cách riêng lẻ từng cá nhân. Khi nghiên cứu sự vật hiện tượng phương pháp đứng đắn nhất không phải là " ngồi trong nhà", không phải nhận thức bằng tư duy toàn bộ. Mà phải dựa trên những luận điểm, luận chứng xác thực. Phải nghiên cứu sự vật cụ thể thì mới cho ra được kết quả chính xác nhất. Qua đây chúng ta phần nào hiểu rõ được những mặt hạn chế trong Đạo gia . Nhưng Đạo luôn có những ý nghĩa nghĩa đặc biệt và thực sự có nhiều ảnh hưởng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. II. Những ảnh hưởng của Đạo gia II.1 Trong nhận thức tư duy Con người cũng từ biết Đạo mà thực hiện cách sống của mình. Làm mà không cậy công, bậc trên mà không cậy chủ, không chiếm của chung làm của mình. Cái đó chính là Huyền Đức của người. Hay người học Đạo đã thu được Đức. Đạo có ảnh hưởng sâu sắc tới lối tư duy của con người, đặc biệt là của người châu á. Lối tư duy hướng nội, trong vào suy tư nội tâm, chú ý đến hành động , quan trọng hoá mối quan hệ giữa người với người, gia đình và xã hội. Đối với Lão tử cuộc sống hạnh phúc là cuộc sống không phải lo toan tính toán, được gần gũi với thiên nhiên, tâm hồn được thảnh thơi. Theo ông cuộc đời chẳng qua là quãng phù vân, hơi đâu mà mưu tính lo nghĩ cho nặng đầu, tốt nhất cứ vui chơi cho thoả lòng, hợp Đạo và hoà với thiên nhiên, thậm chí không cần nhân, nghĩa, trí, tín kể cả luật pháp, quan điểm xã hội, miễn ta với ta thanh thản đến mức Vô Vi. Tư tưởng này thể hiện rõ qua câu nói: Vi Vô Vi, Vị vô vị, Sự vô sự, Dục bất dục, học bất học ( làm mà như không làm, ham muốn mà cũng như không, học mà cũng như chưa học…). Nhưng đó là những quan điểm phiến diện mang tính cá nhân quá cao. Không muốn dính líu tới đời, tới cuộc sống ngày càng thay đổi phát triển. Quả thực sống như thế con người có thể được thanh thản nhưng thật sự nó đã chắc có niềm vui, đạt được Vô Vi . Con người chỉ vui khi được lao động và được hưởng thành quả của chính lao động của họ. Từ sự lao động chúng ta cũng có thể tìm được cái Vô Vi đó thôi! Quan điểm này thực sự có phần nào đó không phù hợp nhưng nó vẫn có giá trị của riêng nó. Ngoài tư tưởng có phần phiến diện đó Lão tử đã đưa ra những quan điểm về cuộc sống xã hội hết sức hợp lý, đúng đắn. Ông cho rằng lời hứa dễ dàng thì khó tin, người cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên ngừơi hiểu Đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó. "Không" có nghĩa là "không có gì" nhưng phải "có cái gì" thì mới có cái không có. Trong cuộc sống của chúng ta ngay cả những việc khó khăn nhất cũng có thể thực hiện một cách dễ dàng. Do vậy không ai nên nản chí với những việc khó, những việc đó chỉ là những việc chúng ta chưa làm được mà thôi. Lão tử cũng cho rằng những việc lớn đều thành từ những việc nhỏ. Người không ngoan đạt được thành tựu vĩ đại là nhờ biết chia nhỏ hành động của mình. Do đó mới sinh ra việc học tập, và luôn phải học từ cái thấp đến cái cao, không ai có thể một lúc hay một thời gian ngắn mà có thể biết tất cả mọi thứ. Muốn giỏi giang phaỉ không ngừng học tập chau dồi kiến thức của mình. Đối với ông làm việc gì cũng phải suy xét kĩ càng có trước có sau. Người nào giữ được Đạo thì không tự mãn, không cố chấp, không tự ái. Vì vậy mới có thể bỏ qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được. Khi xem xét một sự vật chúng ta không thể bỏ qua mặt đối lập của nó. Nghĩ đến những cái hữu hạn thì đừng quên cái vô hạn. Tư tưởng trên phù hợp với chủ nghĩa duy vật biện chứng hiện đại nhưng nó mới chỉ hình thành ở tầm thô sơ. Việc đó cũng cho thấy giá trị không thể phủ nhận của Đạo gia. Về danh vọng Đạo gia quan niệm rằng sắc làm con người ta mờ mắt; ngũ âm làm người ta ù tai; ngũ vị làm người ta tê lưỡi; hưởng thụ làm người ta mê muội, vàng bạc làm cho hành vi người ta xấu xa. Cho nên nếu chúng ta biết bỏ qua cái cuốn hút xấu xa chúng ta sẽ tránh được những hành động dại dột. Những bậc đắc đạo đều nhờ thế mà thành. Họ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0499.doc
Tài liệu liên quan