Giá trị của thuyết chính danh trong triết học nho gia

GIÁ TRỊ CỦA THUYẾT CHÍNH DANH TRONG TRIẾT HỌC NHO GIA 1. Đặt vấn đề. Triết học Trung Hoa cổ, trung đại là một bộ phận quan trọng của triết học phương Đông, trong đó có thể nói Nho gia là một trường phái quan trọng và có giá trị vào loại bậc nhất. Mặc dù ra đời để phục vụ cho chế độ phong kiến nhưng đến nay nhiều tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người, đạo đức, giáo dục,… của Nho gia vẫn còn giá trị và mang tính thời sự, như tư tưởng nhân nghĩa và học thuyết chính danh. “Nhân nghĩa” có ý ng

doc9 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4753 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giá trị của thuyết chính danh trong triết học nho gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hĩa trong mọi mặt của đời sống, nhưng “chính danh” lại tác động sâu sắc tới việc đảm bảo trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là ở lĩnh vực chính trị. “Chính danh” theo Khổng Tử đề xướng là một nguyên tắc cai trị xã hội, được hiểu là: một vật trong thực tại cần phải cho phù hợp với cái danh nó mang, có nghĩa là đảm bảo sự phù hợp giữa cái danh và cái thực. Đây là một học thuyết có giá trị không chỉ trong thời phong kiến mà cả trong thời hiện đại. Chúng ta sẽ tìm hiểu giá trị của học thuyết này trên hai phương diện: đối với sự phát triển tư tưởng triết học và giá trị về mặt thực tiễn. 2.Giá trị của thuyết chính danh đối với sự phát triển tư tưởng triết học. Chủ trương làm cho xã hội có trật tự, Khổng Tử cho rằng trước hết là thực hiện “chính danh”. Mỗi cái danh đều mang trong nó những điều kiện bản chất mà vật mang danh ấy phải thực hiện cho đúng. Trong xã hội vua phải ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, … Đó là ý nghĩa thuyết chính danh của Khổng Tử. Sau này các triết gia Trung Quốc đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển nó dựa trên nền tảng mà ông đã đưa ra. Mặc Tử có quan niệm khác về danh và thực. Nếu Khổng Tử đưa ra sự phù hợp giữa danh và thực theo nghĩa mang danh nào thì phải có tính chất đúng với cái danh ấy thì Mặc Tử lại có quan điểm “thủ thực dữ danh”, tức là phải dựa vào sự vật và hành vi trong tồn tại mà đặt tên. Phát triển quan điểm đó Mặc tử còn đưa ra ba tiêu chuẩn (tam biểu) để đi tìm cái đúng: căn cứ vào những kinh nghiệm của các thánh nhân đời xưa, căn cứ trên kinh nghiệm của bách tính, và căn cứ trên sự xác nhận của thực tiễn khi đem một chính sách ra dùng. Tuân Tử thuộc nho gia kế thừa học thuyết của Khổng Tử kết hợp với những thành quả của Mặc gia đã thành lập một hệ thống lý luận khá chặt chẽ, làm nền tảng cho sự diễn tả thuyết chính danh Nho học của ông. Ở Việt Nam, học thuyết chính danh cũng như Nho giáo nói chung đã góp phần hình thành nên hệ thống tư tưởng triết học mang đậm bản sắc dân tộc. Trong khi các nguyên tắc cai trị xã hội của Nho giáo Trung Hoa có phần cứng nhắc và hà khắc thì ở Việt Nam thấm sâu tình nhân ái và lòng yêu nước được đặt lên hàng đầu. Nói tóm lại thuyết chính danh cũng như Nho giáo có vai trò quan trọng trong nền triết học cổ, trung đại Trung Hoa nói riêng và phương Đông nói chung. Và thuyết chính danh nguyên thủy do Khổng Tử đề xướng là nền tảng để các nhà Khổng giáo đời sau phát triển cho phù hợp với xã hội Trung Quốc luôn biến chuyển góp phần ổn định trật tự xã hội. 3. Giá trị của thuyết chính danh trong thực tiễn. Chính danh là một nguyên tắc để ổn định trật tự xã hội. Mặc dù ra đời để phục vụ cho việc cai trị đất nước của các bậc đế vương thời phong kiến nhưng cho đến nay cùng với một số tư tưởng khác của Nho giáo, “chính danh” vẫn phát huy tác dụng. Vậy ta xét giá trị thực tiễn của nó trên hai phương diện: giá trị lịch sử và giá trị trong thời đại hiện nay. 3.1. Giá trị của thuyết chính danh trong lịch sử. Tình hình xã hội thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã xuất hiện những vấn đề lớn như: sự hỗn loạn về quan niệm đẳng cấp và danh phận, các chư hầu xâm lấn và thôn tính lẫn nhau, mâu thuẫn giữa nông dân và lãnh chúa, … Thuyết chính danh ra đời chính trong hoàn cảnh này đã có tác dụng rất lớn trong việc xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những giá trị chuẩn mực chính trị - đạo đức phong kiến phương Đông. Chính danh là một nguyên tắc đòi hỏi phải đảm bảo sự phù hợp giữa cái danh và cái thực. Điều này thể hiện trong năm mối quan hệ lớn của Nho gia (ngũ luân): vua - tôi, cha - con, chồng – vợ, anh – em, bầu bạn. Theo đó thì vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, ... , mỗi người đều phải hành xử đúng với cái danh mà mình mang. Vua phải có uy thế của vua, phải có tài có đức cho dân kính trọng. Bề tôi cũng phải làm tròn trách nhiệm của mình là trung với vua, một lòng tôn kính tuân lệnh, thậm chí sẵn sàng xả thân “cứu chúa”. Cha phải ra cha, phải luôn luôn hành xử đúng mực gương mẫu để con noi theo. Con thì phải làm tròn chữ hiếu, kính trọng, vâng lời hết lòng phụng dưỡng cha, …Những nguyên tắc này đã rất có giá trị để thiết lập một trật tự xã hội từ trên xuống dưới, từ phạm vi một quốc gia tới phạm vi một gia tộc hay nhỏ hơn nữa là một gia đình trong xã hội phong kiến. Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, được tái hiện lại trong cuốn Đông Chu Liệt Quốc đã minh chứng rõ nét cho quan hệ quân - thần, tóm gọn trong chữ “trung”, và phụ - tử trong chữ “hiếu”. Những chuyện như Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ; Kỷ Tín đem mình chết thay cho Cao Đế; Kinh Đức thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung;… đều là những tấm gương xả thân vì chủ của các bề tôi trung. Về chữ hiếu có chuyện công tử Thọ và Cấp Tử nước Vệ vui lòng chết để khỏi trái đạo hiếu với một người cha tàn ác. Ở đây có thể thấy “chính danh” có phần “thái quá”, cứng nhắc. Ở Việt Nam chúng ta như đã nói Nho giáo thấm đẫm tinh thần nhân ái thì chính danh “tích cực” hơn, ví như chuyện Lê Lai hi sinh thân mình để cứu Lê Lợi thoát khỏi vòng vây quân Minh, về tình phụ tử có chuyện cha con Trần Quốc Tuấn - Trần Cảnh hay Nguyễn Thụy Khanh – Nguyễn Trãi. Đó đều là những minh chứng cho thấy nguyên tắc chính danh được áp dụng khá triệt để trong việc duy trì một trật tự xã hội mang đậm màu sắc phong kiến. 3.2.Giá trị của chính danh trong thời đại hiện nay. Thuyết chính danh là một học thuyết chính trị nhưng trong xã hội ngày nay nó còn phát huy tác dụng trong cả các lĩnh vực khác. Trong lĩnh vực chính trị, chế độ phong kiến đã lùi xa nhưng xã hội mới cũng đòi hỏi phải “chính danh” mới đảm bảo trật tự. Có nghĩa là các vị quan chức chính phủ phải có tư cách đạo đức, luôn làm tròn trách nhiệm theo đúng cái “danh” mà mình mang để đảm bảo cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Còn dân thì cũng có trách nhiệm thực hiện pháp luật chủ trương của nhà nước, giám sát nhà nước,…Chúng ta tự hào có một vị lãnh tụ thiên tài - Hồ Chí Minh với phẩm chất đạo đức cách mạng sáng ngời. Người dạy cán bộ phải cần, kiệm, liêm, chính (chữ chính này bao gồm cả “chính danh”), và chính Người cũng là một tấm gương cho sự chính danh với lối sống giản dị gần gũi nhân dân lúc nào cũng một lòng hướng về dân về nước. Thế mà không thiếu những cán bộ tham nhũng ăn hối lộ thoái hóa phẩm chất, còn dân thì đôi khi lại dân chủ “quá mức” gây khó khăn cho nhà nước. Cho nên vấn đề chính danh là một trong những chủ trương của nhà nước ta hiện nay để đảm bảo đất nước phát triển bền vững, ổn định. Chính danh trong lĩnh vực khác của đời sống thì ngày nay được hiểu là việc “định danh”. Trong giao dịch hàng ngày (buôn bán, dịch vụ, …), giữa người với người thường xuyên phải xác định danh tính bản thân và đối tác. Nếu đáng tin cậy thì chi phí giao dịch được cắt giảm, nếu đối tác giỏi giang, giàu có thì giao dịch có thể đem lại lợi ích trực tiếp, ngược lại nên ngừng giao dịch hoặc tăng chi phí để đề phòng rủi ro. Nói tóm lại là trong xã hội, người nào mang danh nào thì phải hành xử đúng với cái danh ấy, vật mang danh nào thì phải có tính chất thực đúng như cái danh ấy, thì mới đảm bảo xã hội không rối loạn, không có bất công. 4.Kết luận. Qua trên ta có thể thấy thuyết chính danh là một nguyên tắc đúng đắn trong mọi thời đại nếu chúng ta biết vận dụng đúng với hoàn cảnh của mình. Và đây chính là vấn đề mà các triết gia cần nghiên cứu, lấy thuyết chính danh nguyên thủy của Khổng Tử làm nền tảng để xây dựng “chính danh” của thời đại mình. Vì dù có ở hoàn cảnh nào, “chính danh” nếu hiểu là một phạm trù triết học nói chung thì luôn là một nguyên tắc giúp thiết lập và duy trì trật tự xã hội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0544.doc
Tài liệu liên quan