Game trong đời sống dưới góc nhìn Triết học

MỞ ĐẦU Khi con người làm việc căng thẳng sinh ra nhu cầu giải trí. Đáp ứng mong muốn đó,trong những năm trở lại đây, các loại hình game online đang bùng nổ trên thị trường một cách mạnh mẽ. Hàng loạt game ra đời , những phiên bản mới luôn được các game thủ tìm tòi cập nhật. Đối tượng cho các loại game hướng tới là giới trẻ nhất-học sinh,sinh viên. Họ là những người thích phưu lưu, khám phá điều mới lạ, thích tìm tòi.Theo ước tinh của Vinagame có khoảng bốn triệu người chơi game thường xuyên tro

doc9 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Game trong đời sống dưới góc nhìn Triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng độ tuổi từ 12 đến 25 chiếm đa số.Các chuyên ra dự đoán rằng trong những năm sắp tới con số này sẽ tăng lên gấp 10 lần. Đây xem như là hồi chuông cảnh báo về sự tấn công ồ ạt của game. Game trong đời sống NỘI DUNG 1.Chủ nghĩa duy vật biện chứng Ý thức của con người phản ánh trình độ hiểu biết, tầm nhìn, cách sống của mỗi cá nhân.Do quá trình vận động lâu dài, mỗi ngưòi tự tiếp thu kiến thức theo nhiều chiều, bằng các hình thức khác nhau, tích luỹ các kinh nghiệm, họ nhận thức vấn đề là đúng hay sai, có lợi hay có hại.Qua đó thấy được vai trò của tri thức trong ý thức.Việc tự ý thức là vô cùng quan trọng trong công việc cũng như trong đời sống, biết kiềm chế trước những cám dỗ,tránh xa các tệ nạn xã hội hay biết tự học hỏi trau dồi kiến thức,…Nhờ có tự ý thức con ngưòi điều chỉnh bản thân theo quy luật, theo quy tắc để phát triển một cách toàn diện. 2.Vai trò của ý thức đối với vật chất Ý thức thông qua các hoạt động thực tiễn của con người tác động trở lại vật chất rất to lớn trên hai mặt tích cực và tiêu cực. 2.1 Lợi ích từ việc chơi game Chơi game đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho con người trong việc học tiếng Anh do có các chỉ dẫn, phụ đề bằng tiếng Anh giúp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu. Người chơi tự làm việc, tự tìm cách chỉnh sửa, tối ưu hoá trò chơi,một mình thực hiện nhiệm vụ không cầu viện ai.Người chơi có thói quen tự giác giải quyết khó khăn.Những ngưòi ham tìm hiểu khi chơi các game sẽ cảm nhận được không gian, nhân vật lịch sử và không ngại học môn học ở trường.Họ còn có thể khám phá mọi thứ từ bí ẩn Hy Lạp đến những kẻ cướp biển thế kỉ 18 hay các tình tiết của thế chiến.Các loại máy yêu cầu sự vận động của cơ thể trong khi chơi như: wii, wii fit,…khiến người ta vui tươi sảng khoái, khoẻ mạnh hơn nếu đặt lịch chơi tập luyện đúng mức. Chúng ta có thể kết bạn khi chơi game có cơ chế thi đấu online, là nơi người chơi không chỉ thể hiện tài năng mà còn chia sẻ nhiều chuyện trong cuộc sống, tăng cường tinh thần đoàn kết “Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”.Theo hiệp hội tâm lí học Mĩ,việc giải quyết các câu đố trong game dạy cho người chơi những nguyên tắc cơ bản của tư duy khoa học như game Sudoku hay rèn luyện nhanh tay nhanh mắt với trò Pikachu,xếp hình.Thêm vào đó kĩ năng đánh máy được cải thiện đang kể. (gamethu.net) Ý thức đúng đắn lợi ích của nó, con người biết tận dụng nó để phát triển bản thân,đáp ứng nhu cầu chính đáng vừa học vừa có thời gian giải trí. 2.2 Tác hại của việc chơi game. Game online-từ ý tưởng ban đầu như một thú tiêu khiển để giải trí, giết thời gian và giảm stress đã trở thành một hiện tượng văn hoá toàn cầu.Một hình thức văn hoá đang tương tác với những loại hình nghệ thuật khác và các loại phương tiện tuyền thông không thể phủ nhận những mặt tích cực từ game mang lại.Nhưng bên cạnh đó là những tác hại khó lường,ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy suy nghĩ của giới trẻ.Thời gian dành cho công việc học tập bị chiếm đoạt.Thêm vào đó,”những cuộc chiến bạo lực” trong game ảnh hưởng khá lớn đến học tập của trẻ.Các “Fan game” ham chơi không kể ngày đêm, bán sức lực và tiền của đổ vào những trò “vô bổ”.Khá nhiều tay game máu “bá chủ” đã không ngần ngại bỏ tiền thật để mua vũ khí ảo, áo giáp ảo,thậm chí bỏ số tiền không nhỏ thuê một game thủ về “cày” giúp mình.Số tiền này lấy ở đâu ra? Các tệ nạn xã hội trộm cắp, móc túi, lừa đảo xảy ra trong phạm vi lớn gây nhức nhối trong dư luận. “Chúng ta phải mất nhiều thời gian để tạo dựng niềm tin vững chắc của người ta yêu mến, nhưng để huỷ hoại niềm tin đó chỉ cần một khoảnh khắc mà thôi” (Danh ngôn cuộc sống) Đặc biệt khi cuộc chiến trên thé giới ảo trở thành cuộc chiến thật ngoài cuộc sống thì thú chơi này trở thành một nguy cơ đối với xã hội. Rất nhiều ví dụ thực tế đang hiện diện: Một game thủ 8x –Sơn, từng là học sinh giỏi 11 năm liền ,đoạt giải thể thao cấp thành phố bỗng đột ngột biến mất khiến gia đình hoảng loạn 6 tháng lặn lội tìm kiếm.Ngưòi mẹ tìm thấy đứa con đang miệt mài “luyện công”,da xanh xao, gầy gộc.Cậu bỏ cả thi đại học.Hay một thiếu niên ở Nga đã bị đột quỵ và chết sau khi chơi điện tử liền 12 tiếng tại một phòng game.Này 19/9 vừa qua khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận nạn nhân của trò chơi game là Thành 16 tuổi trong tình trạng hôn mê,sau một thời gian chũa trị cậu đang bình phục dần. Những ví dụ trên đây chỉ là một phần nhỏ trong thực tế đáng buồn.Ý thức sai hướng dẫn con người hành động sai dẫn tới chỗ phá hoại và kìm hãm sự phát triển của con người.Thế hệ là những chủ nhân tương lai của đất nước lại sa đà, làm mất chính mình, đánh mất tương lai bản thân.Một thực tế đau lòng! Một mặt trái của xã hội cần được quan tâm đúng mức. 2.3 Biện pháp. Đã đến lúc xã hội phải vào cuộc ngăn chặn tác động tiêu cực của game đang hàng ngày hàng giờ gây ra hậu quả xấu đến sự phát triển thế thệ trẻ.Trước hết các nhà quản lí có những quy định, biện pháp kĩ thuật khắt khe, mãnh liệt hơn nữa đối với lĩnh vực kinh doanh game online. Thực tế cho thấy, game đối với các doanh nghiệp là hướng kinh doanh mới có nhiều triển vọng, tuy nhiên phát triển đến mức nào, như thế nào là điều cần bàn.Các nhà cung cấp game cầc thực hiện đung theo thông tư ban hành năm 2006 về việc sử dụng các biện pháp kỉ thuật như tiền thưởng, điểm thưởng, kiểm soát tài khoản buộc các game thủ ngừng chơi sau 5 giờ. Ngoài ra không nên đưa các trò mang tính bạo lực,kiểm soát người chơi thông qua việc đăng kí trước khi chơi. Về phía gia đình,cha mẹ cần có kiến thức về tâm sinh lí của tuổi mới lớn, quan tâm lắng nghe những tâm sự của con em mình, không để các em ở một mình trong thời gian dài, không nên nuông chiều thái quá, tạo không gian gia đình hoà thuận vui vẻ để các em không có cảm giác buồn chán, không nên cho các em sở hữu nhiều tiền. Trách nhiệm của nhà trường và các tổ chức Đoàn, Đội là rất quan trọng trong việc tổ chức, tuyên truyền giáo dục cho tuổi trẻ hiểu rõ mặt tích cực và tiêu cực của game qua các buổi toạ đàm hoặc nói chuyện ngoại khoá.Phát động phong trào “Tuổi trẻ nòi không với game bạo lực” kết hợp với tổ chức có chất lượng các hoạt động trò chơi dân gian trong nhà trường nằm trong kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà ngành giáo dục đang phát động. 3. Sự vận động trong suy nghĩ và hành động. Nhưng tác hại từ game thật khủng khiếp mà chủ yếu do nhận thức của con người .Vận động suy nghĩ, tư tưởng của mọi người thay đổi thói quen chơi không tốt. Đẩy mạnh tuyên truyền trong gia đình, trường lớp,phường xã nêu cao nhận thức của mỗi cá nhân.Các nhà tổ chức đưa ra nhiều hình thức quảng bá trò chơi, tung ra game với hình ảnh bắt mắt, do vậy mỗi người cần nhận thức đúng về hành động của mình. 4.Hình thức tồn tại vật chất Không gian là trong tầng lớp học sinh, sinh viên,là địa diểm vui chơi,là những khoảng không trong thế giới ảo.Thời gian là mức độ, thời điểm chơi, thời gian chơi.Đối với con người không gian, thời gian là có giới hạn.Cần phải biết cách sử dụng thời gian hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất. “Thời gian thấm thoắt thoi đưa Nó đi, đi mãi không chờ đợi ai” “Thời gian quý hơn vàng” (Ca dao tục ngữ Việt Nam) 5.Biện chứng duy vật. Nhiều người chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, thoả mãn sở thích, chú trọng chơi quen tất cả, không lường trước tác hại của nó hoặc biết nhưng phó mặc bản thân đến đâu thì đến “thấy cây mà không thấy rừng”.Hay quá mải mê chơi game, bỏ học, kết quả học tập sa sút, thi lại, không lấy được bằng,…thấy được trước tương lai mịt mù,bộc lộ bản chất lười phấn đấu,ỷ nại “thấy cây mà thấy cả rừng”. 6. Cặp phạm trù chung riêng. Mọi người có quyền tự do lựa chọn trò chơi, thể thức thi đấu, thời gian hay chọn các nhân vật khác nhau.Ngược lại, họ có thể cùng thi đấu trong một trò chơi, cùng lựa chọn hình thức thi đấu. 7.Liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Vui chơi hợp lí cho kết quả giảm stress, tạo tinh thần làm việc hứng khởi, rèn luyện tư duy, phản xạ nhanh nhạy.Ngược lại, do nhìn quá lâu vào màn hình dẫn đến giảm thị lực.Ngồi chơi nhiều gây sức ỳ lớn, lười vận động.Do không có tiền chơi nên ăn cắp, móc túi sa vào tệ nạn xã hội.Do tranh cãi đúng sai,chơi thua cay cú gây cãi cọ,đánh nhau. KẾT LUẬN Theo xu hướng chung của thị trường, game online phát triển như một phần tất yếu.Có nhiều ý kiến trái chiều từ những tác động của nó.Một mặt đem lại lợi ích thiết thực, phục vụ con người, mặt khác đem lại tác hại mà phần lớn là có hại. Vậy có nên chơi game hay không? Đối với cá nhân tôi nhận thấy rằng tốt hay xấu, lợi hay hại là do ý thức con người. Người có ý chí cao thường khó bị cái xấu lôi kéo, dụ dỗ.Ngược lại, người không biết xác định con đường đi của mình, thờ ơ với cuộc sống thực dễ bị sa đà vào thế giới ảo.Chơi game không hề xấu, chỉ là biết xác định mục đích chơi để làm gì?Chơi như thế nào?Và chơi bao lâu? Mọi người hãy chơi cho thật thoải mái lấy tinh thần và bắt đầu làm việc một cách hiệu quả nhất. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách ca dao, tục ngữ Việt Nam_Nhà xuất bản văn học. Sách triết học Mác-Lênin. Báo điện tử: Dantri.com.vn. Báo Quangnam.com số ra thứ 6 .24/4/2009. Tạp chí Văn nghệ tuổi trẻ. Trang Gamethu.net MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26378.doc