FDI vào Việt Nam

Lời mở đầu. Sau 11 năm tiến hành đàm phán, thời khắc cuối cùng của cuộc hành trình của Việt Nam vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đến. 17 giờ chiều ngày 7 tháng 11 giờ Hà Nội tức 11 giờ ở Geneva, Đại hội đồng WTO đã họp phiên đặc biệt để thông qua các văn kiện về việc Việt Nam gia nhập ngôi nhà chung của kinh tế thế giới .Gia nhập WTO là một bươc tiến mới , là một quá trình trong việc cảI thiện môI trường đầu tư và kinh doanh ,làm cho môI trường kinh doanh ở Việt Nam phát triển hơn , bì

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu FDI vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đẳng hơn, minh bạch hơn. Gia nhập WTO là một bước tiến lớn của Việt Nam trong quá trình xâydựng và phát triển đất nước. Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển, nền kinh tế mới được chuyển dịch từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, mặt khác nền kinh tế còn lạc hậu và nghèo nàn. Để có thể tận dung những cơ hội và khắc phục những khó khăn khi gia nhập WTO thì nước ta phải nhanh chóng phát triển một nền kinh tế ổn định, tăng trưởng nhanh , phát triển theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Trong tình hình hiện nay, Việt Nam chỉ là một nước có tốc độ tăng trưởng và phát triển ở mức trung bình. Mặc dù có rất nhiều điều kiện thuận lợi như: tài nguyên thiên nhiên phong phú dồi dào, có lực lượng lao động trẻ và động dảo… Ngoài ra nước ta còn là một nước có tình hình chính trị ổn định, chính phủ đang thực hiện nâng cấp, xây mới và phát triển các cơ sở hạ tầng.Mặt khác chúng ta vẫn đang gặp phải rất nhiều khó khăn và hạn chế như: nguồn vốn vẫn còn hạn hẹp, năng lực tổ chức và quản lý kinh doanh của các cán bộ kinh tế không cao, về mặt kĩ thuật thì còn lạc hậu, công nghệ và tri thức còn thấp nên chưa áp dụng được thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, do đó năng suất lao động còn thấp vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Một trong những biện pháp tốt nhất để chúng ta có thể giải quyết những khó khăn và hạn chế này chình là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ cung cấp cho chúng ta một nguồn vốn rất lớn- điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưỏng GDP, tạo điều kiện để chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm qunả lý từ những nước bạn. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.Đây là một đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà phân tích kinh tế, còn đối với bản thân em là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng mong muốn đóng được đóng góp một chút về vấn đề này. Vì vậy mà em đã chọn đề tài “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” với hi vọng sẽ làm giàu hơn kiến thức về nền kinh tế nước ta . Với hiểu biết còn hạn chế nên bài viết còn nhiều sai sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã tận tình giúp em hoàn thành đề án này. Phần nội dung 1.Quan niệm về đầu tư trực tiếp và vai trò của nó trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. 1.1.Định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài. -Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI= Foreign Direct Investment ) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. -Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó , nhà đầu tư được gọi là “công ty mẹ “ và các tài sản được gọi là “công ty con ” hay “chi nhánh công ty” -Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp có thể 100%vốn nước ngoài (một thành viên hoặc nhiều thành viên) có thể liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân nước ta. 1.2.Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 1.2.1.Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước -Heplman và Sibert, Richard S.Eckaus cho rằng có sự khác nhau về “năng suất cận biên” của vốn giữa các nước.Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn nước thiếu vốn sẽ có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn dư thừa sang nơI khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận. 1.2.2.Chu kỳ sản phẩm. -Raymond Vernon (1966) cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hoá trong chu kì phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới sự giảm giá sản phẩm và do đó dẫn tới sự cắt giảm chi phí sản xuất . Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. 1.2.3.Lợi thế đặc biệt của công ty đa quốc gia -Stephan.H.Hymes, John.H.Dunning và một số người khác cho rằng những công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù cho phép công ty có thể vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trtực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư , những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có điều kiện về lao động , đất đai…. Cho phép họ phát huy được các lợi thế đặc thù của mình. 1.2.4.Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại. -Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương.Ví dụ: Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương.Để đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các thị trường đó.Họ sản xuất và bán ôtô, máy tính ngay tại Mỹ và Châu Âu,để giảm xuất khẩu các âunr phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư vào các nước thứ ba và từ đó xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu. 1.2.5.Khai thác chuyên gia và công nghệ. -Không phải đầu tư trực tiếp nứoc ngoài chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang những nước kém phát triển hơn mà còn theo chiều ngược lại. Ví dụ : Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. 1.2.6.Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên. -Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia đã tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. 1.3.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. 1.3.1.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn rất quan trọng bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển và là một trong những điều kiện tiên quyết đẻ Việt Nam thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá,, hiện đại hoá đất nước. -Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cho đến nay, vốn đầu tư nước ngoài thựcc hiện tại Việt Nam không ngừng tăng lên, xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư nước ngoài cũng tăng đặc biệt là sau khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC và gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Đối với một nền kinh tế có quy mô như nước ta thì đây là lượng vố đầu tư không nhỏ, có vai trò như “chất xúc tác- điều kiện” để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả cao.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các dự án đầu tư nước ngoài cao hơn hẳn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cùng thời kỳ. -Vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam pháy triển một nền kinh tế bền vững, cân bằng theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. -Hoạt động đầu tư nước ngoài đã đóng góp một phần quan trọng vào tổng GDP của nước ta, tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước. 1.3.2.Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới, làm cho nền kinh tế nước ta từng bước chuyển biến theo nền kinh tế thị trường hiện đại, góp phần chuyển định cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. -Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước. -Đối với ngành công nghiệp : các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những chiếm tỉ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.Trong ngành công nghiệp khai thác thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất lớn , đặc biệt giá trị của ngành sản xuất dầu thô và khí tự nhiên chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra.Các công nghệ đang sử dụng trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, hoá chất… đều thuộc loại công nghệ hiện đại và các công nghệ này đa phần đều do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư và phát triển.Các công nghệ này đã thực sự tạo nên một bước ngoặt tích cực trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta. -Đối với ngành nông nghiệp: đầu tư nước ngoài góp phần làm nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây,tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản nước ta.Vốn đầu tư nước ngoài còn làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu như trước đây đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư vào lĩnh vực khai thác và chế biến gỗ, lâm sản… thì những năm gần đây nhiều dự án đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống, trồng trọt, sản xuất thức ăn chăn nuôi, mía đường, trồng rừng…. -Sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thật sự trở thành nhân tố tác động mạnh làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tích cực và ngày càng thích nghi với nền kinh tế thị trường.Sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đương nhiên đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào trong hoàn cảnh bắt buộc tham gia vào cuộc cạnh tranh về mọi mặt để xác định khả năng tồn tại hay phá sản ,nó đã loại bỏ kiểu kinh doanh thụ động theo sự chỉ đạo của cấp trên, không cần đầu tư cải tiến , không cần tìm hiểu thị trường, quảng cáo tiếp thị… Bây giờ để có thể tồn tại được, các doanh nghiệp chỉ có con đường là phải thay đổi một cách căn bản về công nghệ, phương thức sản xuất kinh doanh , trình độ lao động … Đầu tư nước ngoài đã thật sự trở thành lực lượng có điều kiện để giải quyết những vấn đề nan giải và khó khăn mà các doanh nghiệp trong nước gặp phải, đồng thời mô hình chung đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và bắt nhịp được quỹ đạo của sự phát triển.Khi đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động và phát huy những hiệu quả của nó sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi , cùng các yếu tố hấp dẫn để có thể thu hút các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, du nhập vào nước ta những hình thức kinh doanh mới trong việc tiếp thị mua bán hàng hoá, dịch vụ, du lịch, tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường cũng như hình thành một số loại thị trường mơi như thị trường lao động, thị trường bất đông sản, thị trường vốn, thị trường dịch vụ…. 1.3.3.Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra một số lượng lớn việc làm trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao, đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho người lao động ở Việt Nam. Số lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. -Thu nhập của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối cao,khoảng 200 $/tháng. Đây là một yếu tố hấp dẫn đối với lao động ở Việt Nam do đó đã tạo ra sự cạnh tranh nhất định trên thi trường lao động .Tuy nhiên, lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi cườn đọ lao động cao, kỉ luật lao động nghiêm khắc … đúng với yêu cầu lao động trong nền sản xuất hiện đại, trong một số lĩnh vực còn đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn cao, ngoại ngữ , tay nghề… Sự hấp dẫn về thu nhập cùng với sự đòi hỏi cao về trình độ của các doanh nghiệp nay đã làm cho người lao động Việt Nam phải có ý thức tu dưỡng , không ngừng nâng cao năng lực bản thân, tay nghề để có thể được tuyển chọn làm việc trong các doanh nghiệp này. -Khi các dự án nước ngoài được đưa vào nước ta, các nhà đầu tư đã đưa vào nước ta những chuyên gia giỏi, đồng thời áp dụng những chế độ quản lý , tổ chức kinh doanh hiện đại nhằm thực hiện những dự án có hiệu quả cao.Mặt khác để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong dự án. Nhờ đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận học tập và nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý đồng thời qua đó chúng ta giải quyết được vấn thiếu những nhà doanh nghiệp giỏi có khả năng sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh trong những thời kỳ trước. 1.3.4.Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đối với thế giới, nó là một trong những phương thức đưa hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất. -Nhờ có các dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài mà Việt Nam có được các điều kiện tốt nhất để có thể nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như nhiều trung tâm kinh tế kĩ thuật, công nghệ mạnh của thế giới.Mặt khác, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp cho Việt Nam mở rộng hơn thị phần ở nước ngoài, làm đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu như : dầu thô,các sản phẩm công nghệ cao như bảng mạch in điện tử ,người máy…(những sản phẩm mà các doanh nghiệp trong nước không có khả năng sản xuất) Tóm lại, hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần làm chuyển dịch nền kinh tế Việt Nam theo hướng của một nền kinh tế công nghiệp hoá, nó có vai trò như một lực khởi đầu , một trong những điều kiện đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không những giúp đỡ cho các doanh trong nước phát triển, thoát khỏi những khó khăn mà đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần hình thành nhiều ngành nghề mới, cũng như nhiều sản phẩm mới.Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn là cầu nối giúp Việt Nam hội nhập thế giới tương đối hiệu quả, là khu vực hấp dẫn tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng lực cho lao động nước ta, là môI trường lí tưởng để chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm quý báu trong quản lý và tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện đại, là điều kiện tốt nhất để Việt Nam mở rộng cả thị trường trong nước và ngoài nước. 2.Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1988 đến nay. 2.1.Giai đoạn từ 1988-1996: -Từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987 tới tháng 8 năm 2001, Việt Nam đã cấp giấy phép cho 3625 dự án với tổng số vốn đầu tư đạt khoảng46,5 tỉ USD (kể cả tăng vốn cho các dự án đã cấp giấy phép đâu tư). Trông đó có 33 dự án đã hết hạn với tổng số vốn đầu tư là 0.3 tỉ USD và 705 dự án đã giải thể với tổng số vốn khoảng 9 tỉ USD.Như vậy hiện còn 2892 dự án có hiệu lực với số vốn đầu tư đạt khoảng 37,2 tỷ USD. -Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hơn một thập kỉ qua đã tiếp tiếp tục gia tăng về cả số dự án lẫn vốn đầu tư , đạt mức kỉ lục là 8,6 tỷ USD về tổng số vốn đăng kí vào năm 1996. Bảng số liệu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép trong giai đoạn 1988-1996: Đơn vị tính:triệu USD Năm Số dự án Tổng số vốn đăng ký (triệu USD) Vốn pháp định (triệu USD) 1988 37 341,7 258,7 1989 67 525,5 300,9 1990 107 735 720,1 1991 152 1291,5 1072,4 1992 196 2208,5 1599.3 1993 274 3037,4 1842,5 1994 372 4188,4 2030,3 1995 415 6937.2 3705,1 Nguồn: Tổng cục thống kê. Số liệu đã được chỉnh lý theo Công văn số 2338/BKH-ĐTT ngày 06/4/2006. Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. 2.2.Giai đoạn từ năm 1996 đến nay: -Trong giai đoạn này đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có nhiều biến động.Do phảI chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta liên tục giảm mạnh.từ năm 1997 đến năm 2000 vốn đầu tư nước ngoài giảm trung bình khoảng 24%/năm.Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm kể từ mức vốn đầu tư đăng kí khoảng 8,6 tỷ USD năm 1996 xuống còn 1,6 tỷ USD năm 2002.Ngoài ra trong giai đoạn này còn có một xu hướng rất đáng lo ngại đó là số dự án và vốn đầu tư giảI thể tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Tổng số vốn giải thể trong giai đoạn 1997-2000 khoảng 5.26 tỷ USD so với 2.69 tỷ của 8 năm trước cộng lại. -Bảng dữ liệu về nguốn vốn đầu tư trực tiếpđược cấp giấy phép vào Việt Nam trong những năm 1996-2000 Đơn vị tính:Triệu USD Năm Số dự án Tổng số vốn đăngký Vốn pháp định 1996 372 10164,1 3511,4 1997 349 5590,7 2649,1 1998 285 5099,9 2474,2 1999 327 2565,4 975,1 2000 391 2838,9 1312 Nguồn :Tổng cục thống kê. Số liệu đã được chỉnh lý theo Công văn số 2338/BKH-ĐTT ngày 06/4/2006. Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. -Phần lớn số vốn nước ngoài đến từ Châu á , trong đó đầu tư nước ngoài của Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapỏe, Hàn Quốc, Malaixia và TháI Lan chiếm khoảng 60% về vốn đăng ký và 63% về vốn thực hiện. Phần còn lại là vốn đầu tư từ các nước Châu âu khoảng 20%, Châu mỹ khoảng 13% và Châu đại dương khoảng 3%.Các nước công nghiệp như Mỹ, Nhật, Tây Âu thường đầu tư vào các ngành như chế tạo ôtô, dầu khí, bưu chính viễn thông. Ngược lại, các ở các nước công nghiệp mới ở Đông á và ASEAN thường tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm và xây dựng khách sạn. -Bảng số liệu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đựơc cấp giấy phép trong năm 2001-2005: Năm Số dự án Tổng số vốn đăng kí Vốn pháp định 2001 555 3142,8 1708,1 2002 808 2998,8 1272 2003 791 3191,2 1138 2004 911 4547,6 1217,2 2005 970 6839,8 1973,4 Nguồn: Tổng cục thống kê. Số liệu đã được chỉnh lý theo Công văn số 2338/BKH-ĐTT ngày 06/4/2006. Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. -Trong năm 2006, con số cuối cùng về thu hút FDI la 9,927.9 tỷ USD tăng tới 45% so với năm trước và vượt 32% kế hoạch cả năm, bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn.Trong đó có 797 dự án được cấp mới với tổng số vốn đầu tư đăng kí là 7,5 tỷ USD và 439 dự án tăng vốn với tổng cộng 2,121.7 tỷ đồng. -Bảng số về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2006: TOP 10 Đối tác có nhiều dự án đầu tư nhất STT Đối tác Số dự án Tổng số vốn đầu tư (USD) Vốn pháp định (USD) 1 Hàn Quốc 203 2,418,951,095 933,037,629 2 Nhật Bản 130 938,020,536 358,960,353 3 Đài Loan 112 215,736,756 124,079,068 4 Trung Quốc 57 321,048,443 122,916,940 5 Singapore 49 261,867,934 90,843,530 6 Hoa Kỳ 47 638,562,368 441,168,090 7 Hồng Kông 21 1,142,006,430 396,078,342 8 Pháp 19 36,105,500 18,005,500 9 Malaysia 17 15.376.939 10.098.049 10 British VirginIslands 16 319,828,874 78,434,360 -Nguồn :Cục đầu tư nước ngoài –Bộ kế hoạch và đầu tư Top 10 đối tác có vốn đầu tư cao nhất STT Đối tác Số dự án Tổng số vốn đầu tư (USD) Vốn pháp định (USD) 1 Hàn Quốc 203 2,418,951,095 933,037,629 2 Hồng Kông 21 1,142,006,430 396,078,342 3 Nhật Bản 130 938,020,536 358,960,353 4 Hoa Kỳ 47 638,562,368 441,168,090 5 Cayman Islands 2 576,000,000 319,000,000 6 7 Trung Quốc 57 321,048,443 122,916,940 8 Singapore 49 261,867,934 90,843,530 9 Đài Loan 112 215,736,756 124,079,068 10 Hà Lan 11 100,908,000 38,174,900 Top 10 địa phương có nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhất STT Đối tác Số dự án Tổng số vốn đầu tư (USD) Vốn pháp định (USD) 1 Tp. Hồ Chí Minh 195 1,202,523,523 316,907,927 2 Hà Nội 155 709,229,319 397,322,418 3 Bình Dương 115 541,163,557 195,623,499 4 Đồng Nai 69 274,014,312 121,440,869 5 HảI Phòng 30 109,198,253 58,465,118 6 HảI Dương 28 480,797,500 133,256,500 7 Bà Rịa -Vũng Tàu 19 1,694,430,000 845,692,00 8 Hưng Yên 18 125,792,840 59,749,223 9 Hà Tây 17 805,111,115 246,128,520 10 Bắc Ninh 16 83,093,00 33,638,238 Top 10 dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất năm 2006 STT Chủ dự án Quốc gia Địa phương Ngành nghề Tổng số vốn đầu tư (USD) 1 Công ty thép Posco Hàn Quốc Bà Rịa – Vũng Tàu Cán thép 1,126,000,000 2 Công ty TNHH Intel Products Việt Nam Mỹ Tp. Hồ Chí Minh Điện tử, linh kiện máy tính 1,000,000,000 3 Công ty TNHH Tycoons Worldwide Steel Việt Nam Thái Lan Quảng Ngãi Luyện cán thép 556,000,000 4 Công ty TNHH phát triển T.H.T Hàn Quốc Hà Nội Bất động sản 314,000,000 5 Công ty TNHH Winvest Investment Việt Nam Mỹ Bà Rịa Vũng Tàu Khách sạn –Du lịch 300,000,000 6 Công ty TNHH điện tử Meiko Nhật Hà Tây Linh kiện điện tử 300,000,000 7 Công ty cảng Container Trung tâm Sài Gòn Anh Tp. Hồ Chí Minh Cảng Container 249,000,000 8 Liên doanh khu đô thị An Khánh (giai đoạn 1) Hàn Quốc Hà Tây Bất động sản 211,900,000 9 Công ty TNHH Booyung Hàn Quốc Hà tây Bất động sản 171.000.000 10 Công ty IGP Phong Phú Mỹ Đà Nẵng Dệt may 65,500,000 -Trong tháng 10/2006, ước tính vốn thực hiện của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 340 triệu USD, đưa tổng vốn thực hiện trong 10 tháng đầu năm 2006 lên 3,1 tỷ USD, tăng 8,4%so với cùng kỳ, bằng 84,4% kế hoạch cả năm (3,7 tỷ USD) -Doanh thu của các doanh nghiệp ĐTNN trong tháng 10/2006 ước tính đạt 3,5 tỷ USD , đưa tổng doanh thu trong 10 tháng đầu năm ước đạt 25,1 tỷ USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu ước đạt 1,5 tỷ USD , đưa tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm (trừ dầu thô) đạt 12,4 tỷ USD,tăng 38,7% so với cùng kì. -Nhập khẩu của các doanh nghiệp ĐTNN trong tháng 10/2006 đạt khoảng 1,6 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm đạt 13,5 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kì năm ngoái . -Trong 10 tháng đầu, ước tính các doanh ĐTNN nộp ngân sách nhà nước đạt 185 triệu USD, đưa tổng số nộp ngân sách nhà nước trong 10 tháng đầu năm đạt 1.1 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kì. -Tính đến cuối tháng 10 năm nay , khối doanh nghiệp ĐTNN đã tạo việc làm cho trên 1,1 triệu lao động. -Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển dần sang các hoạt động thuộc ngành công nghiệp chế tạo, kể cả những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày và những ngành sử dụng nhiều vốn đầu tư như lắp ráp ôtô, hoá chất, dầu hoá. -Mặc dù các dự ná đầu tư đã xuất hiện ở hơn 60 tỉnh và thành phố trên cả nước nhưng mức độ phân tán lại không đều, phần lớn tập trung ở các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Bà Rịa -Vũng Tàu, Đồng Nai.Tổng số vốn của các thành phố này chiếm hơn 70% tổng số vốn đăng kí của cả nước. 2.3.Luỹ kế tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1988 đến tháng 10/2006: -Tính đến cuối tháng 10 năm 2006, cả nước có 6.761 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng kí là 57,3 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động ) đạt trên 28,5 tỷ USD . 2.3.1.Phân theo ngành: -Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất chiếm 67,5% về số dự án và 61,8% tổng số vốn đầu tư đăng kí.Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 20,1% về số dự án và 31,3% về số vốn đầu tư đăng kí.Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. 2.3.2.Phân theo hình thức đầu tư: -Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 75,98% về số dự án và 55,01% về tổng số vốn đăng ký. -Liên doanh chiếm 20,87% về số dự án và 34,47% về tổng số vốn đăng ký. -Số còn lại thuộc lĩnh vực hợp doanh, BOT, Công ty cổ phần và Công ty quản lý vốn. 2.3.3.Phân theo nước: -Đã có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước Châu á chiếm 67% tổng số vốn đăng kí, các nước Châu âu chiếm 29% tổng số vốn đăng kí, các nước Châu mỹ chiếm 4% tổng số vốn đăng kí. -Riêng 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam là Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông đã chiếm 59,25% tổng số vốn đăng kí. 2.3.4.Phân theo địa phương: -Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng diểm vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN theo thứ tự sau: (1) TP. Hồ Chi Minh chiếm 30,57% về số dự án và 23,97% tổng số vốn đăng kí và 22,9% tổng vốn thực hiện. (2) Hà Nội chiếm 11.09% về số dự án và 17,33% tổng số vốn đăng kí và 12,2% tổng vốn thực hiện. (3) Đồng Nai chiếm 11,54% về số dự án và 15,81% tổng số vốn đăng kí và 14,2% tổng vốn thực hiện. (4) Bình Dương chiếm 18,56% về số dự án và 10,65% tổng số vốn đăng kí và 6,8% tổng số vốn thực hiện. (5) Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 18,04% về số dự án và 10,65% tổng số vốn đăng kí và 4,4% tổng số vốn thực hiện. 3.Kết quả đạt được: Qua hơn một thập kỉ, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. 3.1. Về vốn đầu tư: -Đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế ở Việt Nam. Tính đến cuối tháng 10/2006 cả nước đã có khoảng 6.761 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng kí là 57,3 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động ) đạt trên 28,5 tỷ USD , nếu tính cả lượng vốn giảI ngân của các dự án đã hết hạn thì tổng số vốn cảu các dự án đầu tư nước ngoài đã thực hiện lên tới 36 tỷ USD. Nguồn vốn này đã góp phần tích cực vào việc hình thành , mở rộng và hiện đại hoá các ngành , lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nước ta như : dầu khí, hoá dầu, bưu chính viên thông, điện tử, ôtô, xe máy, hoá chất, phân bón, dệt may, giày dép, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, khách sạn du lịch… Năng lực tăng thêm của những ngành, lĩnh vực do đầu tư nước ngoài tạo ra đã góp phần nâng caop năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế, thay thế hàng nhập khẩu, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam phát triển kinh tế.Thông qua đầu tư nước ngoài nhiều nguồn lực trong nước như: lao động, tài nguyên, đất đai…được khai thác và sử dụng hiệu quả. 3.2. Đối với GDP: -Đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng GDP trong thập kỉ qua. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh táon thông qua luồng chuyển vốn vào Việt Nam và mở rông nguồn thu ngoại tệ gián tiếp. 3.3.Đối với cơ cấu ngành : -Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã dần chuyển sang các ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến và xây dựng kết cấu hạ tầng.Tỷ trọng vốn thực hiện trong ngành công nghiệp và xây dựng trên tổng vốn không ngừng tăng lên.Điều này đã góp phần quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. -Đầu tư nước ngoài không chỉ góp phần làm tăng thị trường cho công nghiệp mà còn mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm.Ngoài ra đầu tư nước ngoài còn tạo ra nhiều ngành nghề mới , sản phẩm mới, hình thành và làm tăng đáng kể năng lực của các ngành công nghiệp, đặc biệt như : dầu khí, bưu chính viễn thông, hoá chất hoá dầu, điện tử , tin học…. 3.4.Đối với ngân sách nhà nước -Phần lớn các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài đang trong thời kì hưởng vố ưu đãi , nhưng nguồn thu từ các doanh nghiệp này vào ngân sách nhà nước liên tục tăng , tính đến tháng 10 năm 2006 các doanh nghiệp đầu tư đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trong năm này là :1,1 tỉ USD. 3.5.Đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động -Tính đến cuối tháng 10 năm 2006 , khối doanh nghiệp ĐTNN đã tạo việc làm cho trên 1,1 triệu lao động.Đầu tư nước ngoài đã kích thích việc đào tạo cán bộ kĩ thuật , cán bộ quản kí và công nhân lành nghề, thúc đẩy nền kinh tế vận hành theo cơ chế tị trường , góp phần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới đồng thời tạo điều kiện cho chúng ta học tập những phương thức quản lí kinh doanh mới, tạo ra sức ép cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.... 4.Những vấn đề đang đặt ra và những thách thức , trở ngại đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vao Việt Nam. Mặc dù trong hơn một thập kỉ quả đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem đến cho Việt Nam nhiều lợi ích, nhưng cũng không vì thế mà chúng ta có thể thoả mãn với những gì đã có, chúng ta cần phảI nâng cao hơn nữa về vai trò và các tác động tích cực của đầu tư ụăc tiếp nước ngoài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta. Muốn thực hiện điều đó, trước hết chúng ta cần phảI giải quyết những vấn đề bức bách đang gây rất nhiều những khó khăn, trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án của mình tại Việt Nam như: - Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng môI trường đầu tư ở Việt Nam tuy có nhiều mặt thuận lợi nhưng lại chưa hấp dẫn, mức độ rủi ro còn tương đối cao so với các nước ở trong khu vực. Khác với một số nước đang phát triển ở Châu á như các NIC, Trung Quốc, một số nước ở ASEAN, Việt Nam là một nước đi sau về phát triển kinh tế thị trường và thời gian hội nhập, mở cửa với nền kinh tế khu vực và thế giới, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh…. Do vậy Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn thử thách và sẽ bị cạnh tranh rất lớn trông vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. -Khoảng 60% luồng vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh và 10% dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước ( chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước ), trong khi đó các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm khoảng 30% lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài cho thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước ít linh hoạt và các nhà đầu tư nước ngoài rất khó liên doanh với các daonh nghiệp tư nhân trong nước. -Mặc dù tất cả các địa phương trong cả nước đều thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài nhưng vẫn có sự mất cân đối đáng kể về thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo vùng lãnh thổ và theo ngành kinh tế quốc dân.Phần lớn các dự án đều tập trung vào các thành phố lớn các địa phương có nhiều thuận lợi như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.Đầu tư nước ngoài có tác động hạn chế đến các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.Tỉ lệ thất bại của các._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35736.doc
Tài liệu liên quan