LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá tai Việt Nam càng đòi hỏi chúng ta tranh thủ điều kiện cơ hội xu thế toàn cầu hoá mang lại. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong đó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng góp phần khai thác các nguồn lực tr
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu FDI vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nhờ đó chúng ta mới tạo lên được sức mạnh tổng hợp phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát triển đât nước.
Kết quả trong 20 năm qua kể từ khi ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vào năm 1987 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chúng ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng thập kỷ 80, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội đề ra góp phần nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, thị trường rộng mở chủ động hội nhập kinh tế quốc tê, ra nhập thành công tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Tuy nhiên hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam những năm qua bộc lộ mặt yếu kém hạn chế thể hiện ở nhiều khâu, môi trường kinh tế và pháp lý còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính còn fiền hà...Trong khi đó, cạnh tranh găy gắt thu hút các nhà đầu tư vào các nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malayxia.
Nhận thức rõ trước tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng như những mặt hạn chế cần phải khắc phục và mục tiêu chiến lược mà đảng và nhà nước đã đề ra: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước , phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển. Em mạnh dạn chọn đề tài:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam”
Bài viết còn rất nhiều hạn chế, em xin được thầy cố chỉ bảo và hướng dẫn, nhân đây em cũng xin được gửi tới cô Nguyên Thị Thanh Hiếu lời cám ơn chân thành nhất đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt đề án này.
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
I Một số khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức của đầu tư quốc tế. Trong đó, đầu tư quốc tế thực chất là hình thức xuất khẩu tư bản và là một hình thức cao của xuất khẩu hàng hoá. Hoạt động này thực hiện bằng cách đầu tư vốn ở nước ngoài để tiến hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận cao hay mục đích kinh tế xã hôi nhất định khác. Ngoài hình thức đầu tư gtrực tiếp mà ta nói tới ở trên, một hình thức khác của đầu tư nước ngoài là đầu tư gián tiếp: Là hình thức thông qua hoạt động mua cổ phần, các giấy tờ có giá trị, hay thông qua các định chế tài chính trung gian mà không trực tiếp quản lý.
Tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa ra định nghĩa về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Như vây, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Khi đó, họ tham gia trực tiếp vào quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, vận hành các kết quả đầu tư thu hồi vồn và thu về lợi nhuận.
2. Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Doanh nghiệp liên doanh: Đây là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với nước chủ nhà cùng góp vốn, cúng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luận nước nhận đầu tư.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ( tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài ) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lí và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đước thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân Việt Nam.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết giữa hai hay nhiều bên ( gọi là các bên hợp doanh ) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanhcho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập pháp nhân.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1 . Cơ sở lý luận của việc tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài.
Lý luận lợi thế so sánhcủa P. Vernon ( Hoa Kỳ )
Trước khi lý thuyết này ra đời người ta cho rằng các nước phát triển toàn diện. Nhưng theo Vernon đã chứng minh không có nước nào mạnh toàn diện, không có nước nào yếu toàn diện. Nếu ta biết hợp tác thì sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp, có lợi cho các nước.
Hàm sản xuất: y = f ( K, L ).
P.Vernon cho rằng nên tận dụng lợi thế so sánh sao cho tỷ lệ K/L ngày càng cao. Do đó đối với việc đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế so sánh của nước nhận đấu tư, các chủ đầu tư sẽ đầu tư cả vào các nước đang phát triển: công nghệ, vốn, mặt hàng hàm lượng chất xám cao và hàm lượng công nghệ lớn. Còn các nước phát triển để phát huy lợi thế so sánh của mình sẽ tiếp nhận công nghệ, vốn các loại.
Xuất khẩu tư bản của Mác
2.Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước: Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn sẽ có năng xuất cận biên thấp hơn. Còn các nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Do đó sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Chu kỳ sản phẩm: Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu tư được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhậpp khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài. Khi nhu cầu sản phẩm mới trong nước bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và hình thành FDI.
Lợi thế dặc biệt của các công ty đa quốc gia: Stephen H. Hymes và một số nhà kinh tế khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù như năng lực cơ bản cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai) cho phéphọ phát huy các lợi thế đặc thù trên.
Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là giải pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Cụ thể ở Nhật.
Khai thác các chuyên gia và công nghệ:
Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Nhằm có được nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm tới những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Điển hình vào thập niên 1950 lần đầu tiên làn sóng đầu tư nước ngoài trực tiếp của Nhật và FDI Trung quốc hiện nay cũng vì mục đích trên.
3. Lợi ích của việc thu hút vốn FDI
Các nước đang phát triển trong quá trình phát triển kinh tế xã hôi luôn luôn phải đương đầu với sự thiếu thốn gay gắt các yếu tố cho sự phát triển. Việc sử dụng nguồn vốn FDI có lợi thế:
Bổ xung cho nguồn vốn trong nước:
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập, khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn. Và khi vốn trong nước không đáp ứng đươc thi có nhu cầu huy động vốn từ nước ngoài vào trong đó có FDI.
FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích luỹ nội bộ thấp. đồng thời nước chủ nhà không phải no trả nợ. Thông qua hợp tác với nước ngoài, nước chủ nhà có điều kiện thậm nhập vào thị trường thế giới nơi chủ đầu tư có chỗ đứng .
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý:
Đề có được vốn các nước đang phát triển có thể sử dụng chính sách thắt lưng buộc bụng song với công nghệ và bí quyết quản lý thi phải học hỏi các quốc gia tiên tiên hơn. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp các nước tiếp thu được kinh nghiệm tích luỹ và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn hơn.Song việc tiếp thu này còn phụ thuộc vào năng lực của từng nước thu hút đầu tư.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu:
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia. Mà ngay cả các doanh nghiệp khác trong nước có quan hệ kinh doanh với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia vào quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì thế, các nước thu hút đầu tư có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công:
Mục đích vốn FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp nhất, nên doanh nghiệp sẽ tạo rất nhiều công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Vì vậy thu nhập của bộ phận dân cư địa phương được cải thiện rõ rệt, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế tại khu vực này. Mặt khác để đáp ứng nhu cầu công việc, các công ty tổ chức đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt là các vấn đề mới và tiến bộ. Khi đó tạo ra không chỉ những lao động thông thường mà các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội bồi dưỡng và nâng cao khả năng làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn thu ngân sách lớn:
Đối với các nước đang phát triển, hay tại nhiều địa phương thì thuế thu được từ các doanh nghiệp có vốn nước ngoài nộp là nguồn vôn quan trọng.Năm 2006, thuế công ty ôtô Ford chiếm 50% số thu nội địa tại Hải dương.
Tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, tính năng động và khẳ năng cạnh tranh trong nước ngày càng được tăng cường ,các tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước có điều kiện để khai thác và được khai thác . Từ đó có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực.
Ngày nay FDI đã trở thành một tất yếu khách quan trong điều kiện quốc tế hoá nến sản xuất, lưu thông được tăng cường mạnh mẽ. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải bất cứ lúc nào và ở đâu cũng phát huy tác động tích cực. Nó chỉ có thể phát huy tác dụng trong môi trường kinh tế chính trị ổn định và đặc biệt là nhà nước của nước nhận đầu tư biết sử dụng và phát huy vai trò quản lý của mình với một cơ chế thu hút FDI hợp lý trên cơ sở phát triển sản xuất trong nước. Chỉ khi tạo đầy đủ điều kiện thì FDI mới thực sự là nhân tố giúp các nước nhận đầu tư phát triển nhanh và bền vững.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đặc điểm của thị trường bản địa.
Đặc điểm của thị trường nhân lực.
Đặc điểm của thị trường nguyên vật liệu
Ổn định chính trị xã hội ở nước nhận đầu tư và trong khu vực.
Khung pháp luật và các chính sách khuyến khích đầu tư
Luât đầu tư.
Bảo vệ quyền sở hữu.
Chính sách thương mại.
Chính sách tiền tệ ổn định và mức độ rủi ro tiền tệ ở nước tiếp nhận vốn đầu tư.
Chính sách thuế và những ưu đãi.
Chính sách kinh tế vĩ mô.
Khả năng chuyển vốn ra nước ngoài.
Điều chỉnh hoạt động của các công ty nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng phát triển.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
I . THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định vai trò to lớn của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên trong thời gian đầu mở cửa hội nhập kinh tế, hoạt động thu hút vốn FDI chủ yếu là viện trơ từ nước ngoài, cung ứng và giao nhận bằng hàng hoá thiết bị máy móc, vì thế xảy ra tình trạng thiết bị công nghệ thường không đòng bộ và lạc hậu. Cùng như dòng vốn còn hạn chế.
Luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên vào ngày 29-12-1987 đã chính thức thể hiện quan điểm mở cửa hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới. Bằng nhiều hoạt động hoàn thiện chính sách, hoạt động xúc tiến đầu tư, môi trường hoạt động doanh nghiệp...thu hút vốn FDI ở nước ta đã đạt thành tựu quan trọng góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, vào thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới và thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thể và lực của Việt Nam trên trường quốc tế Gần 18 năm qua việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trải qua 3 giai đoạn, với khối lượng vốn đầu tư lớn, với chuyển giáo công nghệ chuyển từ hình thức viện trợ bị động, thì giờ đây là hoạt động tự thân của các doanh nghiêp nên đáp ứng nhu cầu cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1988 đến năm 1996
Giai đoạn thứ 2 từ năm 1997-2002
Giai đoạn thứ 3 từ năm 2003 đến nay
1 . Sơ lược về số dự án và tổng số vốn đầu tư từ năm 1988 đến nay
Giai đoạn thứ nhất: Vốn FDI tăng liên tục và đạt đỉnh cao vào năm 1996. Trong 9 năm đó đã có 1.998 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 30.395 triệu USD, bình quân mỗi năm đạt 3.377,2 triệu USD
Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1997-2002, sô vốn đăng ký mới và bổ xung gần như liên tục giảm sút, trong 6 năm này đã có 2.695 dự án cấp phép mới, với tổng vốn đăng ký mới và bổ xung đạt 10.932 triệu USD, bình quân 1 năm đạt 1.822,1 triệu USD. Mặc dù đã có những chính sách phù hợp và tập trung xử lý những vướng mắc kịp thời song do ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ trong khu vực lên số dự án cấp phép giảm đáng kể so với tiềm năng của Việt Nam.
Gia đoạn thứ ba: Từ năm 2003 đến nay, đánh dấu bằng năm 2006 năm bùng nổ làn sóng đầu tư thứ 2, với tổng vốn cấp mới đạt 10,2 tỷ USD. Cụ thể trong giai đoạn cuối năm 2003 đến đầu quý 3 năm 2005 đã có 1890 dự án cấp phép mới, tổng số vốn đăng ký bổ xung đạt 10.567,7 triệu USD, bằng 34,8% trong 9 năm đầu và đạt xấp xỉ bằng tổng vốn trong 6 năm từ 1997-2002, bình quân 1 năm đạt hơn 4 tỷ USD.
2 . Luỹ kế tình hình đầu tư nước ngoài từ 1988 đến nay
Nguồn vốn FDI vào Việt Nam luỹ kế theo ngành từ năm 1988 đến nay.
( Theo Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư. Tính đến ngày 2/3/2007)
Ngành
Số
dự án
Tổng vốn
đầu tư
Vốn
Pháp định
Vốn
thực hiện
Công nghiệp và xây dựng
4,740
Công nghiệp dầu khí
32
2.005.241.815
1.648.241.815
5.828.865.303
Công nghiệp nhẹ
2012
10.392.623.546
4.622.366.143
3.597.393.653
Công nghiệp nặng
2062
19.646.525.165
7.556.892.103
7.263.770.794
Công nghiệp thực phẩm
272
3.293.121.416
1.408.475.719
2.194.524.166
Xây dựng
362
4.198.610.207
1.483.770.727
2.230.004.836
Nông, lâm nghiệp
848
Nông, lâm nghiệp
737
3.697.946.223
1.712.080.220
1.908.978.643
Thuỷ sản
111
328.393.159
146.583.881
165.928.501
Dịch vụ
1,497
Dịch vụ
676
1.787.958.261
783.003.091
445.566.320
GTVT-Bưu điện
185
3.695.264.235
2.544.080.425
741.622.874
Khách sạn - Du lịch
176
3.941.977.568
1.752.737.744
2.425.052.180
Tài chính - ngân hàng
64
840.150.000
777.395.000
762.870.077
Văn hoá - Ytế - Giáo dục
227
985.585.862
430.003.794
389.426.809
XD khu đô thị mới
7
3.177.764.672
884.920.500
282.984.598
XD văn phòng- Căn hộ
122
4.453.346.984
1.552.790.36
1.901.957.984
XD hạ tầng khu chế xuất
22
1.105.254.546
409.944.59
579.567.330
Phân theo ngành:
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67% về số dự án và 62 % tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 21% về số dự án và 31,3% về số vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc linh vực nông lâm ngư nghiệp.
Theo số liệu tháng 6/2007, thực tế vốn FDI vào nông nghiệp còn thấp chỉ chiếm 6,3%, trong khi đó các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền nông nghiệp phát triển như Đài Loan, Nhật bản, Hàn Quốc luôn có tỷ trọng vốn FDI vào nông nghiệp ổn định 13-21%. Mặc dù vậy lĩnh vực FDI trong nông nghiệp cùng đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm.
Phân theo hình thức đầu tư :
Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 77% về số dự án và 59% về tổng vốn đăng ký và 40% vốn thực hiện. Liên doanh chiếm 20% về số dự án và 33% về tổng vốn đăng ký, 38% về vốn thực hiện. Còn lại thuộc các hình thức khác.
Nguồn vốn FDI vàoViệt Nam luỹ kế phân theo hình thức đầu tư
(Theo Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư Tính đến ngày 22/3/2007)
Hình thức đầu tư
Số dự án
Vốn đầu tư
Vốn thực hiện
100% vốn nước ngoài
5412
37.667.397.808
12.281.214.574
Liên doanh
1431
20.733.515.172
11.686.975.950
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
200
4.330.778.656
6.351.274.259
Hợp đồng BOT, BT, BTO
4
440.125.000
71.800.000
Công ty cổ phần
19
280.209.023
226.511.285
Công ty mẹ con
1
98.008.000
73.738.000
Phân theo nước, khu vực lãnh thổ
Đã có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 67% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 29% tổng vốn đăng ký; các nước châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký.
Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam trong thời gian đầu tập trung chủ yếu là các nước Châu âu, tuy nhiên ngày nay với sự cạnh tranh giữa các mặt lợi thế của các nước trong khu vực lên hiện nay khu vực Châu Á tham gia mạnh mẽ vào Việt Nam tiêu biểu 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam là Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông đã chiếm 59,25% tổng vốn đăng ký.
Nguồn vốn FDI luỹ kế theo quốc gia và vùng lãnh thổ
(Theo cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầ Tính đến ngày22/3/2007)
Quốc gia và lãnh thổ
Số dự án
Vốn đầu tư
Vốn thực hiện
Đài Loan
1575
8.351.896.751
3.126.733.339
Hàn Quốc
1332
8.420.281.507
2.893.077.714
Nhật Bản
766
7.779.554.458
5.170.961.693
Singapore
466
8.766.983.157
4.047.478.230
Hồng Kông
385
5.408.621.576
2.327.587.382
Phân theo địa phương:
Năm 2006, có 12 tỉnh thành phố nằm trong danh mục các địa phương thu hút vốn FDI đạt trên 100 triệu USD. Trong khi năm 2005 con số này chỉ có 6 địa phương. Đáng chú ý là Hà Tây, Quảng ngãi và Lào cai được bổ sung vào danh sách bên cạnh thì Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú yên bị tụt hạng Trong đó, Hà tây xếp hạng thứ 63 trên 64 tỉnh thành thi trong năm nay đã đứng đầu về khả năng thu hút vốn đầu tư.
Từ khi luật đầu tư mới có hiệu lực (1/7/2006) cơ cấu đầu tư từng vùng đã được quy hoạch và ngày càng hoàn thiện hơn, cụ thể là mới đầu chi tập trung khu vực phía nam thì nay có sự phân bổ đồng đều và tập trung các khu vực kinh tế trọng điểm khu công nghiệp Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi và Thành phố Hồ Chí Mình - Đồng Nai – Bình Dương.
Tỉnh, thành phố
Số dự án
Tổng vốn đăng ký
Tổng vốn thực hiện
TP. Hồ Chí Minh
29,5%
22,5%
21,5%
TP. Hà Nội
11,4%
16,1%
12,2%
Đồng Nai
11,2%
14,7%
13,6%
Bình Dương
18,1%
10,0%
6,8%
Bà Rịa – Vũng Tàu
2,0%
7,8%
4,4%
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN
1. Kết quả đạt được trong thời gian qua
Nguồn vốn FDI ở Việt Nam đạt đỉnh cao nhất vào năm 2006 với 10,2 tỷ USD đăng ký và bổ sung và trên 4,1 tỷ USD thực hiện. Bước sang năm 2007, mới qua 5 tháng nguồn vốn này tiếp tục tăng tốc và hứa hẹn sẽ vượt xa kỷ lục đã đạt được trong năm trước.
Nếu tính từ đầu năm cho tới 22/5 có 278 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư có số vốn đăng ký 2,9 tỷ USD; tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đăng ký là 4,3 tỷ USD.
Song trên thực tế vốn FDI vẫn chủ yếu vào nhóm ngành công nghiệp - xây dựng (chiếm 63,3%), việc tập trung cho công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ là đúng hướng, nhưng cho công nghiệp thực phẩm còn ít. Nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (34,5%). Mặc dù khu vực dịch vụ đã được mở cửa rộng hơn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhưng sức hút chưa lớn, chủ yếu mới là khách sạn, nhà hàng, du lịch. Nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn rất thấp (2,3%), chủ yếu do nông nghiệp nước ta vẫn là kinh tế hộ tự chủ, phân tán, manh mún, năng suất thấp, hiệu quả thấp
Đã có sự chuyển dịch của địa bàn đầu tư. Chuyển tư khu vực thành phố chi phí cao sang các tỉnh đất rộng, giá đất, giá nhân công rẻ, việc xử lý môi trường dễ, đỡ tốn kém và các địa phương này đnag chuyển dịch sang công nghiệp hoá. Khu vực Hải Phòng (26,7 triệu USD), Đà Nẵng (3,8 triệu USD)và Đồng Nai (23,6 triệu USD)hay như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tụt xuống thứ 6, thứ 7.Thì năm nay vị trí hàng dầu lại là Thừa Thiên Huế, Hậu Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Hưng Yên, Thái Nguyên; nhiều địa bàn mới xuất hiện Hà Nam, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Phú Thọ, Ninh Thuận, Tây Ninh, Trà Vinh, Hậu Giang.
Mặc dù tỷ trọng đầu tư đến từ những nước có công nghệ nguồn vẫn chưa nhiều và tăng chậm nhưng các nhà đầu tư xu hướng “trông giỏ bỏ thóc”, đầu tư vì lợi nhuận, ổn định lâu dài chứng tỏ việc làm ăn ở Việt Nam của những dự án có hiệu quả mới có sức thu hút tiếp các dự án mới.
Vấn đề đặt ra là cần có sự thu hút mạnh hơn các dự án có kỹ thuật - công nghệ nguồn; cần nâng cao hiệu quả của việc hấp thụ vốn. Bởi Việt Nam có rất nhiều dự án đang chờ thẩm định để cấp giấy chứng nhận đầu tư. chỉ tính những dự án lớn, đã có khoảng 35 tỷ USD xin đăng ký. Vì vậy, việc thu hút năm nay gần như chắc chắn sẽ vượt mục tiêu 12 tỷ USD đã đề ra.
2. Xu thế đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Các vùng trọng điểm kinh tế vẫn là đầu tàu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài làm động lực phát triển kinh tế của nước ta tạo sức lan toả của đầu tư nước ngoài sang những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Môi trường đầu tư kinh doanh từng bước cải thiện, chất lượng các dự án mới và dự án tăng vốn chuyển biến tích cực, nhiều dự án của các tập đoàn đa quốc gia lớn. Căn cứ vào những chuyển biến tích cực đó
Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đâu tư dự kiến thu hút vốn FDI năm 2007 như sau:
Vốn thực hiện đạt 4,5 tỉ USD, tăng 24% so với năm 2006;
Cơ cấu ngành: công nghiệp - xây dựng khoảng 60%, nông - lâm -ngư nghiệp 6% và dịch vụ 34%;
Doanh thu xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 17 tỉ USD (tăng 23% so với năm 2006), nhập khẩu 19 tỉ USD (tăng 16,5 % so với năm 2006).
Về lao động trong khu vực FDI tuyển dụng thêm 24 vạn lao động trực tiếp, đưa tổng số lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài lũy kế đến cuối năm 2007 lên khoảng 1,4 triệu người.
III . KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆC THU HÚT VỐN FDI
Theo báo cáo Đầu tư Thế giới 2006, chỉ số về tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam ở vị trí thứ 72/141 quốc gia. Song báo cáo cũng chỉ ra rằng môi trường đầu tư của Việt Nam cần phải tiếp tục được cải thiện. “Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và công ty trong nước có thể sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, nếu Việt Nam có cơ sở hạ tầng, phương tiện viễn thông tốt hơn, cũng như có lực lượng lao động với tay nghề cao, và chính sách phát triển công nghệ quốc gia mạnh mẽ hơn”.
1 . Sự cạnh tranh trong việc thu hút FDI giữa các nước và các khu vực.
Việt Nam là một trong ít các nước đang phát triển được các nhà đầu tư đánh giá cao về các lợi thế đầu tư, đặc biệt trên 4 phương diện: Sự ổn định và chính trị, vị trí địa lý, khả năng khống chế lạm phát và quản lý giá. Tuy nhiên chúng ta bị coi là yếu kém trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hiệu quả các dịch vụ hành chính, hệ thống thuế, khung pháp luật và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra không dứt điểm việc tranh chấp kéo dài, triển khai dự án còn chậm, văn bản hướng dẫn chưa cụ thể và kịp thời đã giảm sức cạnh tranh về môi trường đầu tư
Một điều nữa là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực có nhiều điểm hấp dẫn hơn như thi trường nội địa Trung quốc là một ví dụ.Với số dân lớn, quy mô thị trường rộng mở, trình độ công nghiệp hoá các chính sách thu hút hấp dẫn. Trong khi đó tổng FDI toàn thế giới gần 3 tỷ USD thì đầu tư cho các nước công nghiệp phát triển chiếm 70%, còn lại cho các nước đang phát triển. Như vậy, sự canh tranh là cự kỳ gay gắt.
2. Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn còn thấp.
Tỷ lệ các dự án đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn thấp. Đặc biệt các nước Châu Âu và Mỹ đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng của họ.
Nguyên nhân tại Việt Nam do cơ sở hạ tầng phát triển công nghệ cao còn chưa được đầu tư mạnh, chưa được quan tâm đúng mực. Bài học của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cho chúng ta thấy, yêu cầu trước tiên chúng ta phải có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp về mọi mặt, chỉ khi có nguồn nhân lực trình độ cao chúng ta mới có thể tiếp thu đươc các công nghệ cao trên thế giới. Hiện nay chúng ta chưa đủ trình độ nhập khẩu bản quyển mà chỉ có thể nhập trang thiết bị qua FDI, đó cũng là thực tế cần phải khắc phục. Chúng ta cần phải quen với việc trả tiền cho bản quyển công nghệ cao, nâng cao dân trí, thực tế vấn đề này đang từng bước cải thiện.
3. Vấn đề thị trường
Thị trường nội địa Việt Nam là thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân. Tuy vậy, rất nhiều công ty tập trung vào các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu khiến cho tình trạng cạnh tranh gay gắt, việc tiêu thụ giảm kéo theo vốn đầu tư FDI giảm đáng kể. Hơn thế, việc sản xuất nhỏ lẻ, quy mô chưa rộng chỉ tậơ trung ở một số địa phương, chưa chú trọng tạo dựng thương hiệu, do đó các thương hiệu được sản xuất trong nội địa chưa được người dân quan tâm. Chưa tận dụng tiềm năng của hơn 80 triệu dân Việt Nam.Giảm sức mua của người dân với các mặt hàng trong khu vực FDI
4. Giải ngân nguồn vốn FDI
Khép lại năm 2006, Việt Nam đã tạo ra bước đột phá về thu hút FDI, tổng vốn cấp mới đạt 10,2 tỷ USD bao gồm 75% vốn đăng ký mới còn lại tăng vốn, cao nhất trong một thập kỷ qua. Ngay trong quý 1 năm 2007 cả nước thu được 2,5 tỷ USD tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, tiến tới là khoảng 20 dư án với tổng nguồn vốn là 30 tỷ USD vào Việt Nam, như vậy kế hoạch đạt 12 tỷ USD vốn FDI hoàn toàn có thể. Tuy nhiên chúng ta cùng phải nhìn nhận rằng vai trò quan trọng của việc giải ngân nguồn vốn trên. Nhìn tổng thể nguồn vốn luỹ kế mà Việt Nam thu hút thì đạt gần 64 tỷ USD với 7000 dự án, trong đó chỉ thực hiện được 36 tỷ USD, rõ ràng vấn đề của chúng ta hiện giờ một mặt thu hút vốn đang ngày càng gia tăng mặt khác phải “tiêu hoá” chúng một cách hiệu quả và hơp lý.
Mặc dù, trong thời gian qua, chúng ta đã triển khai mạnh nguồn vốn ngoại nay song nếu xét trong năm 2006 thì con số thực tế mới đạt 4,2 tỷ USD (tăng 25% so với năm 2005) vẫn thấp hơn đáng kể so với vốn FDI thực hiện bình quân mỗi năm tối thiểu của kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2006-2010) là 4,5 tỷ USD.Theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài: Năm 2007, chúng ta kế hoạch khoảng 4,5 tỷ USD và trọng tâm không phải vấn đề lo vốn mới năm nay thế nào mà chính là lo giải ngân vốn FDI.
5. FDI vào nông nghiệp còn thấp
Nước ta vẫn là nước nông nghiệp chính vì thế, tỷ trọng FDI vào nông nghiệp cong thấp so với tiềm lực của ngành. Tính đến tháng 6/2007, các dự án FDI ở nước ta thu hút được 67,3 tỷ USD với gần 30 tỷ vốn thực hiện song vốn đăng ký trong nông nghiệp chỉ đạt 3,78 tỷ USD (tương đương 5,6%), vốn thực hiện gần 1,9 tỷ USD (khoảng 6,3%).
Đa số các nhà nghiên cứu đều nhận định rằng nông nghiệp tại Việt Nam luôn tiềm ẩn rủi ro cao, nguyên nhân do điều kiện tự nhiên, quay vòng vốn chậm do chu kỳ cây trồng dài. Đồng thời dự án thực hiện ở nông thôn yếu kém về chất và lượng nên có tới 30% số dự án bị giải thể so với mức bình quan chung của cả nước là 20%, trong khi lĩnh vực trên cần nhiều đât đại thì thực tế đât đai được giao cho các hộ quản lý với quy mô sản xuất manh mún, phân tán, chạy theo thị trường bất ổn định làm các doanh nghiệp FDI luôn bị động về vùng nguyên liệu.
Trước thực trạng đầy khó khăn và thách thức mà Việt Nam đã và đang đối mặt đồi hỏi chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1.Hoàn thiện môi trường kinh tế và pháp lý cho đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong thời gian qua Việt Nam đã có những bước chuyển mình, tạo môi trường pháp lý đầu tư đáp ứng nhu cầu hội nhập và đặc biệt ra nhập WTO, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đòi hỏi chúng ta phải phát triển hơn nữa cho xứng với tiềm năng của mình.
Trong nỗ lực đổi mới để phát triển kinh tế, Việt Nam đã ban hành và áp dụng hàng loạt đạo luật mới quan trọng như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu... cũng như việc phân cấp triệt để việc quản lý đầu tư về cho các địa phương nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách về đầu tư kinh doanh theo hướng tạo mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư nước ngoài và trong nước, đưa môi trường đầu tư kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế.
Duy trì ổn định kinh tế chính trị và xã hội
Việt Nam được biết đến với sự ổn định chính trị xã hội , vì thế đây là một lợi thế lớn cần tăng cường và phát huy đưa Việt Nam trở thành điểm đến cho tất cả các nhà đầu tư.
Tạo lập duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững
Bài học tăng trưởng nhanh và bền vững là bài học tiêu biểu trong việc sử lý tương quan biện chứng giữa ổn định và tăng trưởng. Trong điều kiện vốn được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút vốn càng lớn. Đó chính là mối quan hệ nhân quả. Chính vì thế tăng trưởng trên cơ sử bền vững lâu dài là yếu cầu thúc đẩy nhà đầu tư muốn đầu tư lâu dài.
Triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật Đấu thầu
Ban hành, tuyên truyền phổ biến nội dung của các Luật mới, kịp thời đưa các Nghị Định, thông tư hướng dẫn các Luật để tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư đặc biệt bảo đảm tính minh bạch và tiên liệu trước được trách nhiệm để các nhà đầu tư an tâm, đồng thời chuyển đổi thủ tục hành chính củng cố hoàn thiện bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài (ĐTNN) phù hợp với quy định mới, coi trọng việc giữ vững sự ổn định, không gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp FDI khi áp dụng các Luật mới
Thủ tướng vừa ban hành Nghị định 121/2007/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
Cụ thể hoá chiến lược và._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35989.doc