FDI trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam những năm 1990-2002

Lời cảm ơn Hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, trong điều kiện hạn chế về thời gian thực tập, số lượng tài liệu cũng như giới hạn về lượng kiến thức kinh nghiệm thực tế, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, chỉ bảo cặn kẽ của thầy giáo TS Lê Nhiệm – Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Các cô chú cán bộ công tác tại Viện Khoa học Lâm nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học Đông Đô đã dìu dắt dạy dỗ trong những h

doc143 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu FDI trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam những năm 1990-2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc qua, cảm ơn cha mẹ, người đã sinh ra tôi, nuôi dưỡng, dạy dỗ tôi nên người. Trong bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn. Mở đầu Trong những năm qua, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc đổi mới kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và bước đầu có tích luỹ. Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm. Đến nay, thế và lực của nước ta đã có sự biến đổi về chất. Chúng ta đã tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Trong chiến lược phát triển kinh tế xă hội đến năm 2010 và những năm tiếp theo Đảng và chính phủ Việt Nam đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với mức bình quân là 7,5%; năm 2010 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi năm 2000 và phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đó cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề, trong đó đầu tư là một trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Theo bộ kế hoạch và đầu tư, để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7- 8 % năm trong 10 năm tới thì nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2001- 2005 cần khoảng 53- 55 tỉ USD. Con số này là lượng lớn so với khả năng tích luỹ của Việt Nam, do vậy cần phải tính đến khả năng huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngày nay, không ai lại không biết đến vai trò to lớn của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một cách tạo vốn nhanh và có hiệu quả mà các nước nghèo trên thế giới đều hết sức quan tâm. Đầu tư trực tiếp ngoài là hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí hết sức quan trọng và trở thành xu hướng của thời đại. Đối với nước ta, tiến hành phát triển kinh tế xã hội theo những yêu cầu mới, từ một xuất phát điểm thấp thì đầu tư trực tiếp nước ngoài hết có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ xung vốn quan trọng, là kênh chuyển giao hữu hiệu, là giải pháp làm nâng cao thu nhập cho người lao động và tạo nguồn thu ngân sách. Từ sự nhận thức về tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH, HĐH chính phủ Việt Nam đã liên tục ban hành những chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, những chính sách đó đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài rất chú ý. Đến nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đăng ký và cam kết đạt 44,5 tỷ USD, vốn thực hiên đạt 19,6 tỷ USD. Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ mới tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp và dịch vụ. Còn đối với lâm nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy có tăng thêm trong mấy năm gần đây nhưng còn chiếm tỷ trọng hết sức nhỏ bé trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế. Mặc dù lâm nghiệp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sở dĩ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành lâm nghiệp Việt nam còn hạn chế là do một số nguyên nhân chính sau: Tuy Việt Nam đã có cơ chế chính sách khá thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng có thể nói môi trường đầu tư hiện nay của ta chưa thực sự hấp dẫn, kể cả môi trương pháp lý và môi trường kinh tế- xã hội. Lâm nghiệp vốn là ngành sản xuất có lợi nhuận thấp, chi phí cao, độ rủi ro cao chậm thu hồi vốn, mặt khác cơ sở hạ tầng nông thôn nước ta còn đang thấp kém. Đối tác đầu tư nước ngoài thường muốn cùng đối tác trong nước kết hợp đầu tư cùng chia lợi nhuận, cùng chịu rủi ro nhưng vốn đối ứng trong nước còn hạn hẹp. Trong giai đoạn tới để phát triển Lâm nghiệp nước ta với tốc độ cao và ổn định, việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông lâm nghiệp là rất quan trọng, một câu hỏi nghiên cứu đặt ra: “ Làm thế nào để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Lâm nghiệp?” Xuất phát từ thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Lâm nghiệp Việt Nam và tính cấp thiết của vấn đề này, em chọn đề tài “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam những năm 1990- 2002 ”. Với đề tài này em muốn có một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành lâm nghiệp nước ta những năm qua, đánh giá một cách sâu sắc hơn những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành lâm nghiệp và thấy được những vấn đề đặt ra đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, từ đó đề nghị một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lâm nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Đề tài gồm những vấn đề chính sau: chương I : Kiến thức cơ bản về đầu tư nước ngoài và lâm nghiệp Việt Nam. Chương II : Thực trạng đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp Việt Nam thời gian qua. Chương III : Các giải pháp và định hướng đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp Việt Nam. Chương I Kiến thức cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và Lâm nghiệp Việt Nam. d1. Đầu tư nước ngoài I. Một số vấn đề cơ bản của đầu tư quốc tế. 1. khái niệm về đầu tư quốc tế. Đầu tư quốc tế là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Về bản chất, đầu tư quốc tế là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ xung và hỗ trợ cho nhau trong chiến lược thâm nhập thị trường của các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay. 2. Các hình thức chủ yếu của đầu tư quốc tế: Vốn đầu tư có hai dòng chính: Đầu tư của tư nhân và trợ giúp phát triển chính thức của các chính phủ và các tổ chức quốc tế. 2.1. Đầu tư của tư nhân. Đầu tư của tư nhân được thực hiện dưới ba hình thức: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng thương mại, thực hiện bằng nguồn vốn cuủa tư nhân nước ngoài. a. Đầu tư trực tiếp. Đây là hình thức đầu tư chủ yếu trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các dịch vụ sản xuất hoặc kinh doanh. b. Đầu tư gián tiếp. Đây là hình thức đầu tư quốc tế quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của các công ty ở nước sở tại(ở mức khống chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. c. Tín dụng thương mại. Đây là hình thức dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay. Nó có một số đặc điểm cơ bản như: - Bên cung cấp vốn tuy không tham gia vào hoạt động doanh nghiệp nhưng trước khi cho vay đều nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro. - Vốn đầu tư dưới dạng tiền tệ dễ chuyển thành các phương tiện đầu tư khác, doanh nghiệp vay vốn toàn quyền sử dụng các khoản vốn vay. - Chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận thông qua lãi suất ngân hàng cố định theo khế ước vay độc lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay, có quyền sử dụng tài sản thế chấp hoặc yêu cầu cơ quan bảo lãnh thanh toán khoản vay trong trường hợp bên vay không có khả năng thanh toán. 2.2. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Đây là các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản tài trợ có hoàn lại( cho vay dài hạn với một số thời gian ấn định và lãi suất thấp) của các chính phủ, các hệ thống tổ chức Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế ( Như WB, ADB và IFM…) dành cho chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ. Các cơ quan và tổ chức hỗ trợ phát triển nói trên được gọi chung là đối tác viện trợ nước ngoài. ODA là nguồn vốn tài trợ của nước ngoài, các nhà tài trợ không trực tiếp điều hành dự án, nhưng có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Nguồn vốn ODA gồm viện trợ không hoàn lại và các khoản viện trợ hoàn lại. Tuy vậy, nếu quản lý, sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ có nguy cơ để lại gánh nặng nợ nần trong tương lai. Nguồn vốn ODA có các hình thức cơ bản như: Hỗ trợ dự án, hỗ trợ phi dự án và tín dụng thương mại. II. Các vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1. Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) là một hình thức của đầu tư quốc tế. Sự ra đời và phát triển của nó là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hoá và phân công lao động quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem xét như một hoạt động kinh doanh ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo sự di chuyển vốn là chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và các ảnh hưởng kinh tế xã hội khác đối với nước nhận đầu tư. Theo Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được hiểu như là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Dưới góc độ kinh tế ta có thể thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế được đặc trưng bởi quá trình xuất khẩu tư bản từ nước này sang nước khác, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đầu tư nước ngoài được hiểu là một hoạt động kinh doanh. Một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Nhân tố nước ngoài ở đay không chỉ là sự khác biệt về mặt quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào qun hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn thể hiện ở việc tư bản bắt buộc phải vượt qua khỏi tầm kiểm soát của một quốc gia. Việc di chuyển này nhằm mục đích phục vụ kinh doanh tại các nước tiếp nhận đầu tư, đồng thời lại là điều kiện để xuất khẩu máy móc đầu tư nguyên vật liệu và khai thác tài nguyên của nước chủ nhà. Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm có những hình thức cơ bản sau: * Doanh nghiệp liên doanh. Đây là doanh nghiệp do các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh. Cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiêm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước nhận đầu tư. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia và doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn của mình trong vốn pháp định. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận. Theo luật đầu tư của Việt Nam, vốn góp của bên nước ngoài không thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh, và trong quá trình hoạt động không được giảm vốn pháp định. Đối các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng tại các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, các dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa các dự án trồng rừng tỷ lệ này có thể thấp đến 20%. Nhưng phải được cơ quan cấp giây phép đầu tư chấp nhận. * Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Doanh nghiệp loại này là doanh nghiệp sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo luật pháp nước chủ nhà. * Các hình thức xây dựng chuyển giao kinh doanh - Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT): Đây là hình thức chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng kinh doanh công trình trong một thời gian dài đủ để thu hút vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Sau khi kết thúc dự án, toàn bộ công trình xẽ được chuyển giao cho nước chủ nhà và không thu bất cứ khoản tiền nào. - Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO): Với hình thức này sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cho nước chủ nhà. Chính phủ giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. - Hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT): Đối với hình thức này, sau khi xây dựng xong , nước chủ nhà xẽ tạo điều kiện cho chủ đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi đủ vốn và có lợi hợp lý. * Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là loại hình đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiêm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bê tham gia. Hợp đồng hợp tác kinh doanh do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp tác kinh doanh ký. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thoả thuận và cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư phê chuẩn. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1. Các nhân tố bên trong một quốc gia: Từ phía nước chủ nhà, các nhân tố hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (như dầu mỏ ở IRAN, ả rập xê út, Cô oét…), nguồn nhân lực dồi dào (như lao động đông, giá rẻ ở Trung Quốc, Ân’ độ…), thị trường rộng lớn (như Braxin, Trung Quốc…). Môi trưòng kinh tế vĩ mô thuận lợi (như lạm phát thấp, tỷ giá hối đoái ổn định…) và chính trị ổn định cũng là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Khuân khổ thể chế và pháp lý thuận tiện như nền kinh tế mở, hướng dẫn xuất khẩu, đồng tiền có khả năng chuyển đổi dễ ràng, chương trình tư nhân hoá quy mô lớn, tham gia các khối thương mại khu vực và thế giới, cơ sở hạ tầng vật chất hiện đại, hoàn thuế quan nhập khẩu, có các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài… là các nhân tố ảnh hương lớn đến thu hút và sủ dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách chống độc quyền, chính sách ngoại thương (thuế quan, hạn ngạch…) của nước chủ nhà đôi khi khiến các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách dặt cơ sở sản xuất kinh doanh ngay tại nước chủ nhà. 2.2. Các nhân tố bên ngoài một quốc gia: Ngoài nhân tố bên trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài quốc gia đó như tình hình kinh tế- xã hội, chính trị của nước đi đầu tư, chính sách đầu tư ra nước ngoài của nước đi đầu tư (miễn thuế sản phẩm chế biến tại một số cỏ sở chế biến của họ ở nước ngoài). Trên góc độ doanh nghiệp các nhà đầu tư hhnước ngoài phân tán rủi ro bằng cách đầu tư tại nhiều điạ điểm kkhác nhau, các hãng đầu tư sang nước khác để cạnh tranh với một số doanh nghiệp của quốc gia đi đầu tư khác 3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế các nước đang phát triển. 3.1. Vai trò tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài với các nước đang phát triển. Tác dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát triển rất to lớn, nó vừa có tính tích cực vừa có tính tiêu cực. Vấn đề là ơ chỗ các nước đang phát triển phải biết tận dụng những điểm tích cực để phục vụ cho công nghiệp hoá đất nước của mình, đồng thời chủ động tỉnh táo phòng ngừa để hạn chế đến mức tối đa những tác động tiêu cực. 3.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ xung vốn quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn vốn trong nước. Hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển đều có nhu cầu về vốn để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Thực tế ở nhiều nước đang phát triển, mà nổi bật là các nước ASEAN và Đông A’, nhờ có FDI đã giải quyết một phần khó khăn về vổn nên đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá đất nước. Các nước có tỷ lệ tích luỹ vốn trong nước còn thấp là một trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức huy động vốn để hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư của kinh tế. Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có ưu thế hơn hẳn so với các hình thức huy động vốn khác như việc vay vốn nước ngoài luôn đi cùng với một mức lãi xuất nhất định và đôi khi trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Hoặc như các khoản viện trợ thường đi kềm với các điều kiện về chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ của nền kinh tế. Điều này ít xảy ra với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư của nước chủ nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm giảm bớt sự rủi ro về tài chính mà các nhà đầu tư trong nước không thể một mình kham nổi. Bởi vì khi liên doanh với một đối tác đầu tư nước ngoài thì: Thứ nhất là họ có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh nên ngăn chặn và hạn chế rủi ro về tài chính. Thứ hai, là trong tình huống xí nghiệp liên doanh với đối tác nước ngoài và nước chủ nhà có nguy cơ đe doạ rủi ro thì công ty mẹ sẽ có biện pháp cứu giúp cũng như hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản xuất, trợ giúp tài chính…. để doanh nghiệp liên doanh thu được vốn bỏ ra. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty vào nước sở tại tạo ra các tác động tích cực đối với việc huy động các nguồn vốn khác của nước chủ nhà. Thông thường một nước mà tiếp nhận được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tác động tích cực đối với việc huy động các nguồn vốn ODA… Tạo được lòng tin của chủ nợ ngân hàng, chính phủ các nước khác. Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần ảnh hưởng tích cực đối với lòng tin của người dân và góp phần vào việc huy động vốn trong dân. Ngoài ý nghĩa tăng cường vốn đầu tư nội địa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn bổ xung đáng kể nguồn thu ngân sách của các chính phủ các nước đang phát triển. Thông qua thuế từ các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là nguồn thu quan trọng cho vốn ngân sách và ngoại tệ để đầu tư các dự án công cộng trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Cùng với tác dụng tạo nguồn vốn cho các nước đang phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tăng trưởng kinh tế của các nước này. Nó là tiêu đề là chỗ dựa để khai thác những tiềm năng to lớn ở các nước đang phát triển để phát triển nền kinh tế. Vốn đầu tư ở các nước đang phát triển làm tăng đầu tư, nhờ đó các nhân tố như lao động được sử dụng tăng lên, năng xuất lao động tăng lên theo. Qua đó làm tăng trưởng kinh tế của các nước này. 3.1.2. Tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng lao động. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng thu hút một lượng lớn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở các nước đang phát triển. đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo công ăn việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các công ty có vốn nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tạo ra cơ hội việc làm trong các tổ chức khác của nước sở tại khi mà các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước, hoặc thuê họ thông qua những hợp đồng gia công chế biến. Thường đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực tạo việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, công nghiệp chế biến…ví dụ tính đến năm 1996 lượng làm việc trực tiếp trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc là 16 triệu người, ở Việt Nam là 22 vạn người. Việc tạo công ăn việc làm cũng có nghĩa tăng thêm thu nhập cho người lao động và từ đó là điều kiện tăng tích luỹ trong nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanh cho nước chủ nhà. Chính các chủ đầu tư nước ngoài tổ chức mở các lớp đào tạo về quản lý kỹ năng làm việc đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng đào tạo đội ngũ lao động ở nước sở tại. Để cán bộ và công nhân nước sở tại có khả năng quản lý và sử dụng cá công nghệ tiên tiến và yêu cầu của công việc. Đó chính là đội ngũ nòng cốt trong việc học tập, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, năng lực quản lý điều hành tiên tiến của nước ngoài. Cùng với nó các nhân viên người bản xứ có thể tiếp cận được kho thông tin khổng lồ và kỹ năng quản lý của công ty mẹ. Mặt khác các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có yêu cầu cao về chất lượng lao động và trả lương với mức cao, quản lý tiên tiến, sử dụng công nghệ hiện đại…điều đó đã kích thích và đặt ra yêu cầu khách quan cho nhiều người lao động nước chủ nhà phải tự học tập nâng cao năng lực lao động, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ… để có thể tham gia làm việc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. 3.1.3. Nâng cao năng lực công nghệ. Song song với việc tạo nguồn vốn bổ xung cho các nước đang phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài còn là một kênh quan trọng để đưa kỹ thuật mới kỹ năng quan lý mới vào các nước đang phát triển. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp nhận được những công nghệ này. Qua đó đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật của nước nhận đầu tư như góp phần tăng năng xuất cuả các yếu tố sản xuất, thay đổi cấu thành sản phẩm, và xuất khẩu. Thúc đẩy phát triển các nghề mới đặc biệt là những ngành đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư. cùng với việc chuyển giao các công nghệ phần “ cứng” tiên tiến, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chuyển giao các công nghệ phần “mềm” như kỹ năng quản lý, bí quyết công nghệ… cho nước nhận đầu tư. Qua chuyển giao công nghệ làm cho trình độ công nghệ của nước chủ nhà ngày một cao hơn, từ đó nâng dần năng lực của nước chủ nhà. Đến một mức độ nào đó nước chủ nhà không chỉ tiếp thu công nghệ mà còn “ làm chủ” công nghệ và phát minh, cải tiến công nghệ mới điển hình về lĩnh vực này là các nước công nghiệp mới, nổi bật là Hàn Quốc. Đứng về lâu về dài thì đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với các nước đang phát triển. 3.1.4. Thúc đẩy chuyển dich cơ cấu kinh tế. Trong điều kiện kinh tế mở, các quan hệ kinh tế quốc tế tạo ra động lực và điều kiện cho sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là một động lực mạnh mẽ có ý nghĩa to lớn đến sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài các nước đang phát triển sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia vào quá trình liên kết giữa các nước đòi hỏi các nước đang phát triển phải có sự thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu ở các nước đang phát triển sẽ ngày càng tiến bộ hơn phù hợp với trình độ phát triển kinh tế thế giới. Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu của nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra động lực và điều kiện để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nước nhận đầu tư theo hướng tiến bộ. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới ở các nước đang phát triển. Cùng với nó đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các nước đang phát triển sẽ phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng xuất lao động ở các ngành này và làm tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế. Một tác động khác là đầu tư trực tiếp nước ngoài kích thích phát triển một số ngành và đồng thời một số ngành bị mai một và đi đến chỗ bị xoá sổ. Ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài còn làm phát triển một số vùng nhất định nhất là những vùng có nhiều lợi thế và nhiều năng lực phát triển và được khuyến khích nhiều. Những tác động này đã làm cho cơ cấu nền kinh tế của nước nhận đầu tư thay đổi một cách mạnh mẽ. 3.1.5. Một số lợi ích khác của đầu tư trực tiếp nước ngoài . Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường thế giới. Bởi vì hầu hết các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đều do các công ty đa quốc gia thực hiện mà các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hoạt động dài hạn dựa trên cơ sở thanh thế, uy tín của họ về kiểu dáng của sản phẩm… Với các nước đang phát triển sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài như một công cụ để hợp tác quốc tế và kích thích liên kết kinh tế với các cơ sở kinh tế trong nước. Thông qua tiếp xúc với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các doanh nghiệp trong nước mở rộng được quy mô và năng lực kinh doanh của mình. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần cải thiện căn bản cán cân thanh toán quốc tế cho các nước đang phát triển. Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất sản phẩm “Hướng vào xuất khẩu”. đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào việc xuất khẩu hàng hóa khá lớn đối với các nước đang phát triển . Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hình thức hợp tác đầu tư quốc tế. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thêm điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế. 3.2. Những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3.2.1. Về kinh tế Bên cạnh những tác động tích cực đến nền kinh tế các nước đang phát triển thì đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có những tác động tiêu cực. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều khi làm cho lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi vượt qua lợi ích nước sở tại. Vì để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như: Giảm thuế, miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài. Hoặc việc trả tiền của họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và một số dịch vụ trong nước thấp, nhiều trường hợp còn thấp hơn so với nhà đầu tư trong nước. Hay trong một số trường hợp được Nhà nước đảm bảo thuế quan. Trong nhiều trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài gây ra chi phí sản xuất cao ở nước sở tại và nước sở tại phải mua hàng hoá với giá cao do nhà đầu tư nước ngoài sản xuất. Vì các nhà đầu tư nước ngoài thường tính giá cao cho những nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thiết bị máy móc mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư. việc làm này đã đem lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư, chẳng hạn như chốn được thuế của nước sở tại đánh vào thu nhập cao của chủ đầu tư, hoặc để giấu giếm lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được từ đó sẽ hạn chế đối thủ cạnh tranh khác xâm nhập vào thị trường. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng chỗ hở của pháp luật và thiếu kinh nghiệm trong quản lý của nước sở tại để chốn thuế gian lận và vi phạm những quy định về bảo vệ môt trường sinh thái và những lợi ích khác của nước sở tại. 3.2.2. Về chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ là một mặt tác động lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế và tiêu cực, không chuyển giao đúng quy định như (chuyển giao còn nhỏ giọt, từng phần và thông thường là công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm… với giá cao hơn giá mặt bằng quốc tế). Nguyên nhân này là do: * Dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, cho nên máy móc công nghệ nhanh chóng trở nên lỗi thời, lạc hậu, vì vậy họ thường chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ đổi mới sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm ở chính nước họ. * Vào giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên sau một thời gian phát triển giá lao động sẽ tăng lên, kết quả là giá thành sản phẩm cao. Vì vậy họ muốn thay thế công nghệ này bằng những công nghệ có hàm lượng chất sám cao để hạ giá thành sản phẩm. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây ra những thiệt hại cho nước nhận đầu tư như là: * Rất khó có thể xác định được giá trị thật của những máy móc chuyển giao đó, do đó nước nhận đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp vốn trong các xí nghiệp liên doanh, và hậu quả bị thua thiệt trong việc chia sẻ lợi nhuận. * Chất lượng sản phẩm thấp, chi phí sản xuất cao do đó sản phẩm trong nước khó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 3.2.3. Về cơ cấu ngành và lãnh thổ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ của nước sở tại bất hợp lý, gây ra tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả và tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức. Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều khi sản xuất và bán những hàng hoá không thích hợp cho các nước đang phát triển thậm chí đôi khi còn có hại cho sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi trường Vì mục đích của nhà đầu tư là kiếm lợi nhuận nên họ đầu tư vào những nơi có lợi nhất, do đó nhiều khi lượng vốn nước ngoài đã làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Sự mất cân đối này có thể dẫn đến bất ổn về chính trị. 3.2.4. Về các vấn đề khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đẩy các công ty nước sở tại đi đến phá sản do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thế mạnh về tài chính kỹ thuật và có khi còn được hưởng nhiều ưu đãi hơn các công ty bản địa. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gây ra tình trạng phân phối không đồng đều ở nước sở tại. Khi các công ty nước ngoài vào nước sở tại họ tuyển dụng người lao động tại địa phương và thường họ được hưởng tiền lương cao hơn mức trung bình của địa phương. Điều này gây ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và các vùng, đồng thời tạo ra nạn chảy máu chất xám ở nước sở tại. Trong số các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có trường hợp vào để hoạt động tình báo gây rối trật tự trị an, an ninh chính trị. Như trường hợp của chính phủ Xanvado Agiende ở Chi Lê bị lật đổ năm 1973 là một ví dụ về sự can thiệp của công ty xuyên quốc gia (ITT) và chính phủ Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Chi Lê. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có thể gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Những người dân bản xứ làm thuê cho nhà đầu tư nước ngoài có thể bị mua chuộc, biến chất, thay đổi quan điểm, lối sống và nguy hiểm hơn họ có thể phản bội tổ quốc. Các tệ nạn xã hội có thể gia tăng cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài như nạn mại dâm, nghiện hút… d2. Lâm nghiệp Việt Nam. I. Một số đặc điểm của ngành lâm nghiệp Việt Nam . 1. Vài nét về Ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Châu A’, nhiệt đới ẩm thuộc khu vực gió mùa Đông Nam A’, được trải rộng trên 4 vùng lớn phức tạp như: Trung du, đồng bằng, miền núi, ven biển. Đất đai nông lâm nghiệp, địa bàn nông thôn trải trên nhiều vĩ độ, nhiều độ cao, nhiều vùng khí hậu khác nhau, gắn liền với sự hình thành và cấu tạo của đất. Vì vậy trong quá trình xây dụng và phát triển ngành lâm nghiệp chúng ta có nhiều ._.thuận lợi cơ bản đồng thời có những khó khăn lớn. Thời tiết, khí hậu Việt Nam có những thuận lợi rất cơ bản, đó là hàng năm có lượng mưa bình quân theo mùa, cường độ ánh sáng lớn, nhiệt độ trung bình 23 độ C, hệ sinh thái phong phú đa dạng. Nhờ những thuận lợi cơ bản đó mà nước ta có thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm với nhiều giống cây trồng vật nuôi phong phú có giá trị kinh tế cao như: (Cao su, cà phê, chè, điều…) cây công nghiệp ngắn ngày như: (lạc, đậu tương, đay, mía…). Do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng rất phong phú, đa dạng, nhiều thế hệ sinh thái rừng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới. Rừng Việt Nam không chỉ cung cấp nhiều loại lâm sản có giá trị cao mà còn có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Nhiều khu rừng có giá trị bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, là cảnh quan đẹp, nơi nghỉ mát, tham quan du lịch v.v… Lâm nghiệp mà cụ thể là ngành công nghiệp rừng là ngành kinh tế quan trọng, chúng ta có nhiệm vụ quản lý và xây dựng 9,3 triệu ha rừng tự nhiên và rừng trồng cùng với hơn 10 triệu hecta đất rừng có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp . Nhà nước rất quan tâm tới việc bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, nghề rừng đã từng bước được xây dựng, củng cố, phát triển và đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng trung du và miền núi. Hơn một phần ba thế kỷ qua, khoa học-công nghệ đã trở thành một trong những động lực phát triển kinh tế lâm nghiệp, đóng góp tích cực vào thành tựu của ngành qua từng giai đoạn. 2. Lịch sử hình Ngành Lâm nghiệp Việt Nam. 2.1. Quá trình hình thành các bộ phận nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp. Ngành Lâm nghiệp, từ sau các mạng tháng tám, trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến khi hoà bình được lập lại trên phần nữa đất nước, mãi đến năm 1961 vẫn do Bộ Nông lâm cũ quản lý, cho nên các tổ chức manh nha Viện nghiên cứu Lâm nghiệp trước đây trước đây cũng dần dà hình thành trong khuôn khổ tổ chức của Bộ Nông lâm cũ, cụ thể là khuôn khổ của Vụ Lâm nghiệp, cơ quan giúp Bộ quản lý toàn Ngành Lâm nghiệp lúc đó. a. Sự ra đời của Viện Nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp. Theo Nghị định 140-CP ngày 29/9/1961 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Tổng cục Lâm nghiệp được thành lập, Viện nghiên cứu lâm nghiệp là một bộ phận của Tổng cục cũng được hình thành trên cơ sở đó. Viện nghiên cứu lâm nghiệp là cơ quan khoa học kỹ thuật đầu ngành của Lâm nghiệp có hai phân viện trực thuộc là Phân Viện Việt Bắc và Phân Viện Tây Bắc. Viện có chức năng nghiên cứu tất cả các chuyên ngành có liên quan đến khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp: Lâm học, trồng rừng, công nghệ khai thác gỗ, công nghệ gia công chế biến lâm sản, cơ giới hoá Lâm nghiệp, kinh tế Lâm nghiệp. Năm 1971, các chuyên ngành thuộc công nghệ khai thác rừng, cơ giới hoá Lâm nghiệp, gia công chế biến lâm sản được tách ra để thành lập Công ty thiết kế công trình công nghiệp. Sau đó, năm 1974, trở thành Viện công nghiệp rừng. Năm 1982, Viện kinh tế Lâm nghiệp cũng được thành lập. Đến năm 1989, thực hiện chủ trương của Nhà nước về tổ chức lai các cơ quan nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 Viện: Viện Lâm nghiệp, Viện công nghiệp rừng và Viện kinh tế Lâm nghiệp. Viện nghiên cứu Lâm nghiệp hiện nay là cơ quan nghiên cứu duy nhất của ngành Lâm nghiệp có phạm vi hoạt động trong toàn quốc. Tổ chức của Viện bao gồm: Kỹ thuật lâm sinh, bảo vệ rừng, tài nguyên rừng, giống cây rừng, chế biến cơ lý gỗ, chế biến hoá học lâm sản, bảo quản lâm sản, kinh tế Lâm nghiệp và cơ khí Lâm nghiệp. Hoạt động nghiên cứu trên thực địa được các Trung tâm đảm nhiệm, mạng lưới Trung tâm thực nghiệm phân bố trên các địa bàn nhiều rừng, tiêu biểu cho từng vùng sinh thái gồm: Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng. Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng. Trung tâm thí nghiệm và chuyển giao kỹ thuật công nghiệp rừng. Trung tâm khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ. Trung tâm khoa học sản xuất vùng Tây Bắc. Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai. Trung tâm khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ. Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản. Phân viện nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ. Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới. Trung tâm khoa học sản xuất cùng Đông Nam Bộ. Trung tâm nghiên cứu lâm sainh Lâm Đồng. Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp. 14. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật rừng ngập mặn Minh Hải. 15.Trung tâm thực nghiệm Lâm nghiệp Kon Nà Nừng. 16. Trung tâm giống và kinh doanh đặc sản rừng (EAKmat). 17. Xí nghiệp chế biến hạt điều. Với cơ cấu tổ chức như trên, Viện nghiên cứu Lâm nghiệp đảm nhiệm nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến Lâm nghiệp, tuy nhiên còn nhiều lĩnh vực mà trên thực tế Viện chưa có khả năng vươn tới như động vật rừng, thực vật dưới tán rừng v.v… Viện có nhiệm vụ đào tạo cán bộ trên đại học cho chuyên ngành lâm sinh học, công nghiệp rừng, gia công chế biến lâm sản. Tính đến năm 2001, đội ngũ cán bộ nghiên cứu thường xuyên của Viện có 480 người, trong đó có 1 giáo sư, 26 tiến sĩ, 8 nghiên cứu sinh, 18 thạc sĩ, 16 học viên cao học và 204 kỹ sư. Ngoài ra còn lực lượng hợp đồng làm việc theo thời vụ. Nguồn kinh phí phục vụ hoạt động nghiên cứu của Viện chủ yếu là từ Ngân sách Nhà nước do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường phân phối, ngoài ra còn kinh phí do các hợp đồng nghiên cứu và hợp đồng dịch vụ mang lại. Rừng không chỉ có ở miền núi, Trung du mà đã có ngay ở vùng đồng bằng, vùng cát ven biển… Nhờ có trồng cây mà bộ mặt nông thôn xã hội chủ nghĩa đã có nhiều đổi mới. Nhiều nơi đã tự túc một phần gỗ củi và góp phần cho nhu cầu của Nhà nước. Từ ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay phong trào trồng cây đã phát triển mạnh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tiêu biểu là TP HCM, Long An, Đồng Nai… Những năm gần đây thực hiện chính sách giao đất giao rừng, kinh doanh theo phương thức nông lâm kết hợp, phong trào phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã phát triển mạnh trên nhiều vùng, góp phần làm tăng vốn rừng, mở ra khả năng sản xuất thêm nhiều lương thực, thực phẩm cho xã hội. Nhiều mô hình kinh tế-kỹ thuật do nhân dân sáng tạo ra đã được đúc kết và phổ biến áp dụng rộng rãi trong các lâm trường, hợp tác xã và cơ quan quân đội, trường học cũng như các hộ gia đình đã mang lại hiệu quả to lớn cho sản xuất và đời sống. Phát huy vai trò làm chủ tập thể của nhân dân lao động đối với rừng và đất rừng nên nạn chặt phá rừng bừa bãi, nạn cháy rừng đã giảm so với trước. Hàng trục vạn hộ gia đình ở vùng cao trước sống nay đây mai đó phá rẫy làm nương, nay đã đi vào định, canh định cư xây dựng bản làng mới. Nhiều bà con đã ra nhập nông trường, hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất lâm nghiệp như ở Đắklắc, Gia Lai-KumTum… Song song với các hoạt động bảo vệ rừng, trồng rừng… hàng năm nghề rừng đã cung cấp hàng triệu mét khối gỗ, hàng trục vạn tấn nguyên liệu lâm sản, hàng trăm triệu cây tre nứa… cho các nhu cầu ở trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm lấy từ rừng ra còn có những đặc sản có giá trị làm nguyên liệu cho công nghiệp (dược, sơn, hương liệu…), thủ công nghiệp tạo thêm việc làm cho hàng triệu lao động và đem lại nguồn lợi đáng kể cho từng hộ gia đình cũng như nguồn thu Ngân sách. b. Các hoạt động chính của Ngành Lâm nghiệp bao gồm : * Quản lý và bảo vệ rừng: - Xây dựng hệ thống rừng đặc dụng: Cho đến nay cả nước đã có hơn 100 khu rừng đặc dụng bao gồm 11 vườn quốc gia, 64 khu bảo tồn thiên nhiên và 32 khu rừng văn hoá lịch sử, môi trường. - Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ: Nhà nước giao cho các chủ rừng là các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình (nông dân) quản lý. - Định canh, định cư: Vận động định canh định cư gắn với việc giao đất giao rừng, nhằm hạn chế nạn phá rừng , phát triển kinh tế xã hội miền núi. - Tăng cường quản lý Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng theo các luật bảo vệ và phát triển rừng, luật bảo vệ môi trường và luật đất đai nhằm tăng hướng quản lý bảo vệ rừng từ trung ương đến địa phương. - Phòng chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh nhằm hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh, tác hại của cháy rừng. * Trồng rừng và trồng cây nhân dân: - Giai đoạn 1955-1975 Diện tích rừng trồng là 219.290 ha. - Giai đoạn 1976-1985 diện tích rừng trồng là 1.054.281 ha. - Giai đoạn 1986-1995 diện tích rừng trồng là 1.015.449 ha. - Giai đoạn 1996 đến nay diện tích rừng trồng là 1.471.394 ha. - Trong quá trình trồng rừng phải chú ý đến vấn đề cơ cấu cây trồng, giống, kỹ thuật cây trồng, quản lý, khoa học kỹ thuật. - Phong trào trồng cây phân tán áp dụng chủ yếu ở các vùng đồng bằng, thị trấn, thành phố. Hiện nay nước ta có khoảng hơn 2000 triệu cây phân tán. - Đẩy mạnh gây trồng các loại cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị, tăng cường các khu rừng củi cung cấp cho thị trấn, sản xuất thủ công nghiệp và nông thôn. 3. Cơ cấu tổ chức ngành Lâm nghiệp Việt Nam 3.1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan của chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn. Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý Nhà nước quy định tại chương IV luật tổ chức Chính phủ và tại Nghị định số 15 CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ. * Chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ: - Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp quy về các lĩnh vực do Bộ phụ trách. - Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được Chính phủ duyệt về các lĩnh vực: + Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, lâm sản và phát triển ngành nghề nông thôn. + Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, khai thác lâm sản. + Quản lý tài nguyên nước (trừ nước nguyên liệu khoáng và nước địa nhiệt), quản lý việc xây dựng, khai thác công trình thủy lợi, công tác phòng chống bảo lụt, bảo vệ đê điều (đê sông và đê biển), quản lý việc khai thác và phát triển tổng hợp các dòng sông. + Quản lý Nhà nước các hoạt động dịch vụ chuyên ngành. - Thống nhất quản lý hệ thống và quỹ gen quốc gia (kể cả sản xuất và xuất nhập khẩu) về thực vật và động vật. - Tổ chức, chỉ đạo công tác khuyến nông, khuyến lâm. - Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực do Bộ phụ trách. - Tổ chức, quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, chất lượng nông lâm sản hàng hoá, quản lý công tác an toàn các công trình đê, đập, an toàn lương thực quốc gia, phòng chống dịch bệnh động thực vật, an toàn sử dụng các hoá chất trong sản xuất và bảo quản nông sản thực phẩm… Thuộc phạm vi trách nhiệm được giao theo quy đinh của pháp luật. - Chủ trì và phối hợp với các ngành, địa phương và trình Chính phủ các chế độ, chính sách, chương trình phát triển nông thôn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và theo dõi tổng hợp báo cáo Chính phủ về những vấn đề nêu trên. - Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. - Quản lý về tổ chức, công chức và viên chức theo pháp luật và phân cấp của Chính phủ. - Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. - Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ và kiểm dịch động thực vật (bao gồm xuất nhập khẩu và nội địa), công tác kiểm lâm, bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều và các dòng sông. - Tổ chức và quản lý việc hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc Bộ quản lý. - Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban phòng chống bão lụt Trung ương sông Mê Công của Việt Nam giao cho Bộ. - Tổ chức quản lý các khu rừng phòng hộ và đặc dụng. - Quản lý việc cấp và thu hồi giấy phép thuộc các lĩnh vực do bộ quản lý. * Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Các vụ: - Vụ kế hoạch và quy hoạch. - Vụ đầu tư xây dựng cơ bản. - Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm. - Vụ chính sách nông nghiệp và chất lượng sản phẩm. - Vụ hợp tác quốc tế. - Vụ tài chính-kế toán. - Vụ tổ chức cán bộ. Các cục quản lý Nhà nước chuyên ngành. - Cục phát triển lâm nghiệp. - Cục kiểm lâm. - Cục bảo vệ thực vật. - Cục thú y. - Cục khuyến nông khuyến lâm. - Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn. - Cục phòng chống bão lụt và quản lý đê điều (kiêm văn phòng Ban chỉ đạo chống bão lụt Trung ương). c. Thanh tra. Văn phòng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ của các vụ, văn phòng và trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của các cục quản lý Nhà nước chuyên ngành. * Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ sắp xếp lại các đơn vị nghiên cứu khoa học, các trường đào tạo, các cơ sở y tế… thuộc các Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp. - Lãnh đạo Bộ gồm: Bộ trưởng Lê Huy Ngọ và các thứ trưởng Nguyễn Văn Đằng, Nguyễn Thiên Luân, Phạm Hồng Giang, Nguyễn Đình Thinh, Bùi Bá Bổng và Cao Đức Phát. - Các doanh nghiệp Trực thuộc Bộ: Tổng công ty cao su; Tổng công ty cà fê; Tổng công ty chè; Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam; Tổng công ty dâu tằm tơ; Tổng công ty mía đường 1; Tổng công ty mía đường 2; Tổng công ty Xuất nhập khẩu nông sản; Tổng công ty giống cây trồng Trung ương; Tổng công ty giống lâm nghiệp Trung ương. * Cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính là Ngành kiểm lâm Việt Nam. Ngành kiểm lâm Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau: - Cục trưởng: Nguyễn Bá Thu. - Phó cục trưởng: Nguyễn Văn Cương. - Phó cục trưởng: Hà Công Tuấn. Cơ cấu của ngành kiểm lâm Việt Nam: - Địa phương: Gồm 58 chi cục kiểm lâm, trong đó 44 chi cục trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, 14 chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bạc Liêu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hà Nam, Hải Phòng, Hà Tây, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, Sóc Trăng và Trà Vinh. - Ba tỉnh không có chi cục kiểm lâm là Thái Bình, Vĩnh Long và An Giang. - 11 hạt kiểm lâm của các vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Tam Đảo, Ba Bể, Ba Vì, Bạch Mã, Cát Tiên, YokDon, Côn Đảo và Trâm Chim. - Nhiệm vụ của Ngành kiểm lâm Việt Nam là: Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật rừng, đấu tranh ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật rừng; Thực hiện quản lý và bảo vệ rừng; Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và xây dựng vốn rừng. 3.2. Một số đặc điểm khác của ngành Lâm nghiệp Việt Nam. 3.2.1. Nền lâm nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền nông lâm nghiệp theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nền lâm nghiệp Việt Nam được hình thành và phát triển từ lâu đời, nhưng sự chuyển đổi mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất là từ khi Việt Nam thực hiện thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ những năm cuối của thập kỷ 80 dưới ánh sáng của chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước nên lâm nghiệp Việt Nam được chuyển từ sản xuất tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, nền lâm nghiệp nước ta bao gồm nhiều thành phần kinh tế như: kinh tế quốc doanh, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài… Sự chuyển đổi này đã tạo cho người dân có quyền ra quyết định về sản xuất lâm nghiệp phù hợp với mục tiêu của mình. Các thành phần kinh tế được bình đẳng, được khuyến khích phát triển theo luật định. Cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp đang được chuyển dịch theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường đồng thời lại chịu sự chi phối riêng do các đặc điểm xã hội, chính trị của Việt Nam . 3.2.2. Nền lâm nghiệp Việt Nam trải qua nhiều năm trong chiến tranh. Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông lâm nghiệp nước ta chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh. Đó là một hạn chế lớn kìm chế sự phát triển của nông nghiệp. Nhiều vùng đất, tài nguyên sinh thái bị tàn phá, nhiều công trình cơ sở vật chất kỹ thuật trong lâm nghiệp cần được phục hồi và nâng cấp, nhiều vụ cháy rừng xảy ra liên tiếp, nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất... Do đó lâm nghiệp cần một lượng vốn đầu tư lớn để khắc phục hậu quả của chiến tranh. Mặt khác nề nếp quản lý thời chiến cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quyết định lựa chọn sử dụng các nguồn lực phù hợp với cơ chế thị trường. 3.5.3. Trình độ phát triển lâm nghiệp Việt Nam chưa cao. Phần lớn các vùng sản xuất lâm nghiệp của Việt Nam chủ yếu là sản xuất sản phẩm không qua chế biến. Sự hoà nhập và tham gia vào thị trường quốc tế của lâm nghiệp Việt Nam còn chưa cao và không bền vững. Sản xuất nông lâm nghiệp và thị trường ở nông thôn thấp nhất là ở những vùng sâu vùng xa, điều kiện khó khăn. Đời sống nông dân còn nghèo, cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu sự hỗ trợ cho lâm nghiệp của ngành công nghiệp chế biến. Trên đây chính là những yếu tố cơ bản làm cho sự phát triển lâm nghiệp Việt Nam còn thấp. d3. Định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lâm nghiệp Việt Nam. I. sự cần thiết phải đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lâm nghiệp Việt Nam 1. Vị trí, vai trò của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Ngành lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Nó không phải là một hệ thống kinh tế đơn thuần, mà là hệ thống sinh vật- kỹ thuật, bởi vì một mặt là cơ sở để phát triển nông thôn và mặt khác là việc sử dụng những tiềm năng sinh vật, cây trồng. Chúng phát triển theo quy luật sinh vật nhất định, con người không thể ngăn cản quá trình phát sinh, phát triển của chúng mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật, để có những giải pháp tác động, nhằm thích nghi với chúng. Mặt khác quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thoả đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng các quá trình sinh vật đó, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cuối cùng hơn. Lâm nghiệp giữ vai trò rất to lớn trong việc phát triển kinh tế nhất là ở các nước đang phát triển. Đó là những nước nghèo với đại bộ phận dân cư chung sống bằng nghề nông. Lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và cho khu vực thành thị. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá. Khu vực lâm nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp, chủ yếu là công nhiệp chế biến nông lâm sản, nhằm tạo ra nguồn thu nhập lớn, là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế, nhất là ở giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì ở đây là khu vực lớn nhất xét cả về lao động và tổng sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ lâm nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách như: Tiếp kiệm của nông dân để đầu tư vào các hoạt động phi lâm nghiệp, thuế lâm nghiệp… Việc huy động vốn tư lâm nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn. Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và sản xuất, chủ yếu dựa vào thị trường trong nước, mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn, sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi lâm nghiệp. Phát triển mạnh nông nghiệp, tăng sức mua từ nông thôn sẽ làm cho cầu về các sản phẩm công nghiệp tăng, từng bước nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lâm nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại lâm sản dễ dàng gia nhập thị trưỡng quốc tế hơn so với các loại hàng hoá công nghiệp. Do đó, các nước đang phát triển thu được nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu các lâm sản. Lâm nghiệp có vai trò to lớn và là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường. Lâm nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như: Phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh… làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Khi canh tác dễ gây ra sói mòn ở vùng đầu dốc, phá rừng tạo ra một số yếu tố làm nóng bầu khí quyển…Vì vậy, trong quá trình phát triển sản xuất lâm nghiệp cần tìm những giải pháp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường (như sử dụng công nghệ sạch, công nghệ sinh học trong lâm nghiệp, trồng và bảo vệ rừng…). 2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lâm nghiệp là một hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt quan trọng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và vào lâm nghiệp nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí và vai trò ngày càng to lớn, đã và đang trở thành xu thế của thời đại. Đặc biệt ở những nước nông nghiệp có xuất phát điểm thấp như nước ta thì Đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa rất to lớn trong việc tạo nguồn vốn đầu tư, tiếp thu khoa học công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp và là một giải pháp tạo việc làm có hiệu quả trong nông nghiệp và nông thôn. Trải qua một thời kỳ dài, nền kinh tế nước ta nằm trong cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, gần như là một nền kinh tế đóng và điều này đã làm cho lực lượng sản xuất bị kìm hãm, các hoạt động đối ngoại trong đầu tư chưa có điều kiện mở rộng. Từ sau Đại Hội VI của Đảng (12/1996) nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới của sự phát triển đó là sự cải tổ cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Từ sau năm 1988, thực hiện nghị quyết 10 của Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng, lâm nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, lâm nghiệp nước ta hiện nay vẫn còn sản xuất manh mún, nhiều tiềm năng phát triển vẫn chưa được khai thác có hiệu quả do thiếu vốn đầu tư, trình độ sản xuất còn thấp và chênh lệch khá xa giữa các vùng, bên cạnh đó cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nông thôn thấp kém nên sức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lâm nghiệp bị hạn chế đáng kể. Cùng với việc đổi mới và mở cửa nền kinh tế, để khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tháng 12 năm 1987 Nhà nước ta đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và vào lâm nghiệp nói riêng đã tăng lên đáng kể. Điều đó khẳng địng đường lối của Đảng ta trong lĩnh vực đối ngoại đã tạo ra môi trường thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư từ các đối tác nước ngoài. 3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lâm nghiệp là một biện pháp quan trọng để tạo nguồn vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay nước ta có gần 80% nguồn lao động tham gia sản xuất nông lâm nghiệp. Song đa số nông dân nước ta đều trong tình trạng thiếu vốn sản xuất. Do thiếu vốn nên tiềm năng phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là ở vùng miền núi, trung du chưa có điều kiện để sản xuất ra của cải. Mặc dù những năm gần đây Đảng và Chính phủ nước ta đã có nhiều chủ trương quan trọng, ưu tiên cho đầu tư phát triển lâm nghiệp song nguồn vốn đầu tư của Chính phủ cho lâm nghiệp còn hạn hẹp, chưa thể đáp ứng được những nhu cầu phát triển của lâm nghiệp trong tình hình mới. Thực hiện Nghị Quyết 10 của Bộ Chính trị đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong nông dân song nói chung nông dân nước ta chưa có đủ thực lực về vốn để phát triển sản xuất hàng hoá chất lượng cao với quy mô lớn. Chính vì vậy, việc tìm đến các đối tác đầu tư nước ngoài để thu hút vốn đầu tư cho lâm nghiệp nước ta là một biện pháp quan trọng để tạo nguồn vốn đầu tư cho lâm nghiệp những năm qua và thời gian sắp tới. 4. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một biện pháp nâng cao công nghệ sản xuất và đào tạo chất lượng nguồn nhân lực trong lâm nghiệp. Mặc dù trong khoảng 10 năm trở lại đây lâm nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, song so với các nước có nền lâm nghiệp phát triển trên thế giới và trong khu vực thì lâm nghiệp nước ta vẫn có một khoảng cách khá xa. Ví dụ so với Nhật Bản thì lâm nghiệp nước ta hiện nay đang ở xuất phát điểm của lâm nghiệp Nhật Bản vào những năm 20 của thế kỷ 20. So với một số nước như Thái Lan, Trung Quốc thì năng suất, cây trồng và chất lượng lâm sản của chúng ta đều thấp kém nên sức cạnh tranh của lâm sản Việt Nam trên thị trường quốc tế còn rất thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều nhân tố, trong đó công nghệ sản xuất của ta vẫn còn thấp kém. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp thông qua trang bị công nghệ khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất sẽ góp phần to lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của hàng lâm sản Việt Nam trên thị trường quốc tế và góp phần đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lâm nghiệp. Bởi lẽ, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho sản xuất lâm nghiệp cần phải có một lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao để vận hành nó. Mặt khác khoa học công nghệ ngày càng hiện đại đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ quản lý lâm nghiệp. Thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài ta sẽ có điều kiện thuận lợi để đào tạo nâng cao chất lượng một bộ phận lao động kỹ thuật và lao động quản lý trong lâm nghiệp. 5. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ lâm sản của nước ta. Bằng các hình thức liên doanh, liên kết với nước ngoài trong sản xuất nông lâm nghiệp sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để tìm kiếm thị trường tiêu thụ lâm sản của nước ta trên thị trường thế giới. Vốn đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp nước ta có thể đầu tư trực tiếp thông qua các hợp đồng liên doanh với nước ngoài, có thể đầu tư vào công nghệ chế biến hoặc công nghệ sau thu hoạch. Bằng hình thức liên doanh với nước ngoài, các đối tác nước ngoài phải góp phần trách nhiệm trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của liên doanh. Các nhà đầu tư lớn thường có các thị trường truyền thống để tiêu thụ sản phẩm, do vậy liên doanh với nước ngoài sẽ có lợi thế trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ lâm sản do liên doanh sản xuất ra và thông qua đó ta có điều kiện để tiếp cận với thị trường quốc tế một cách thuận lợi hơn. II. Định hướng đầu tư nước ngoài vào Lâm nghiệp Việt Nam 1. Định hướng phát triển nghành Lâm nghiệp Việt Nam * Lâm nghiệp phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước nói chung và trực tiếp là công nghiệp hóa Lâm nghiệp và nông thôn trung du, miền núi, khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp phải giải quyết nhiệm vụ tạo rừng công nghiệp, công nghiệp hoá Lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển công nghiệp, phấn đấu để năm 2020 thực hiện mục tiêu quy hoạch Lâm nghiệp: - Hơn một nửa lãnh thổ (trên 50%) được che phủ bằng cây rừng với một môi trường trong lành và hệ sinh thái bền vững, trong đó: Rừng phòng hộ 6.000.000 ha; Rừng đặc dụng 3.000.000 ha; Rừng sản xuất 9.600.000 ha. - Đến năm 2000 có 11.045.900 ha đất Lâm nghiệp có rừng đạt tiêu chuẩn (báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX). - Nếu tính theo mức trung bình tiêu thụ lâm sản trên đầu người là 0,5m3/năm thì dân số nước ta lên 100 triệu người cần 50 triệu m3/năm với yêu cầu chất lượng sản phẩm đồ gỗ lúc đó sẽ rất cao và đa dạng. * Nghiên cứu xây dựng rừng Hướng tập trung nghiên cứu về lâm sinh là nghiên cứu xây dựng rừng sản xuất phục vụ công nghiệp hóa (rừng công nghiệp), chủ yếu là rừng cải tạo và rừng trồng mới có năng suất cao (độ tăng trưởng cây rừng cao), chất lượng gỗ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Trong công nghiệp, hướng tập trung nghiên cứu là công nghệ chế biến vật liệu mới (ván nhân tạo) từ nguồn nguyên liệu rừng trồng mới và đặc sản rừng; Nghiên cứu nhập công nghệ thiết bị hiện đại thích hợp, rồi cải tiến, nhiệt đới hoá sản phẩm và thiết bị chế biến bảo quản lâm sản, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. * Về kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực này nên tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu cây trồng có cả đặc sản rừng, quy hoạch sản xuất Lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, dự báo yêu cầu thị trường lâm sản. Nghiên cứu hệ thống giải pháp xây dựng rừng bảo vệ môi sinh, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, rừng khoa học, rừng du lịch là nhiệm vụ vô cùng cấp bách. * Đáp ứng yêu cầu sản xuất. Để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tiêu dùng và môi trường, hướng khoa học mũi nhọn của ngành nên tập trung nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới vào sản xuất và nghiên cứu áp dụng tin học vào quản lý rừng và nghề rừng. *Thúc đẩy áp dụng khoa học vào sản xuất Lâm nghiệp. Khoa học công nghệ Lâm nghiệp có đặc thù riêng, nên chúng ta mới giải quyết có hiệu quả những vấn đề của sản xuất Lâm nghiệp nước ta đặt ra. Vì vậy cần tiếp tục và gấp rút xây dựng năng lực nội sinh khoa học công nghệ Lâm nghiệp (đội ngũ cán bộ nghiên cứu, trang thiết bị, triển khai, phương pháp nghiên cứu…) Để từ nhập công nghệ, thích nghi và cải tiến, tiến thẳng vào công nghệ mới góp phần vào khoa học công nghệ Lâm nghiệp thế giới trong hợp tác, trao đổi quốc tế. Nhìn chung cần tiếp tục phát huy và đổi mới nhanh tư duy về phương pháp nghiên cứu và chính sách đối với cán bộ nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp và đơn vị nghiên cứu theo quan điểm công nghệ mới là hàng hoá đặc biệt , năng suất, hiệu quả sản xuất, chất lượng, giá trị sản phẩm đưa vào sản xuất, tiêu dùng vừa là mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu vừa là thước đo giá trị công trình nghiên cứu, mức độ cống hiến và chế độ đãi ngộ của cán bộ nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp, làm sao cho những người sáng tạo công nghệ mới có cuộc sống đầy đủ bằng lao động chính đáng của mình. 2. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp Việt Nam. - Đẩy mạnh giao đất giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình theo Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. - Ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, hỗ trợ cho người lao động, đẩy mạnh công tác định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội miền núi. - Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, chế biến lâm sản. Tăng cường quản lý Nhà nước, hoàn thiện bộ máy quản lý từ trung ương đến địa phương và các cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, năng lực của các cấp. - Đổi mới các tổ chức doanh nghiệp của Nhà nước đối với các lâm trường quốc doanh, các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản. - Đẩy m._.n doanh với nước ngoài có hợp đồng bảo hiểm được bồi thường tương xứng với mức thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. - Phát huy nguồn lực nội địa để tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm gần đây, hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài sẽ an tâm hơn khi có hoạt động đầu tư đối ứng của các đối tác trong nước thông qua hoạt động liên doanh, liên kết, vì khi đó các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ được sự hỗ trợ của các đối tác trong nước và sẽ cùng các đối tác chia sẻ rủi ro gặp phải. Phát huy nguồn nội lực nội địa làm nguồn vốn đầu tư đối ứng để hình thành các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là một biện pháp hiệu quả để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Lâm nghiệp. Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ đầu tư để các pháp nhân kinh tế trong nước có thể phát huy tiềm lực tại chỗ tạo ra môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. 2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nước ngoài. * Tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án ĐTNN. Tốc độ thực hiện dự án là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của đầu tư, quá trình triển khai càng nhanh thì các dự án càng sớm đi vào sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, chắc trở như thủ tục rườm rà, phiền nhiễu, sự khônt thống nhất của một số cơ quan chức năng ở một số địa phương làm mất nhiều thời gian cho việc triển khai dự án. Để các dư án đầu tư nước ngoài triển khai thực hiện được nhanh chóng, sớm phát huy hiệu quả cần phải: - Nhanh chóng cải thiện thủ tục đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi, rõ ràng về đầu tư, củng cố cơ sở hạ tầng. - Giảm vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình giải toả đền bù. Cần cho phép người nông dân ký hợp đồng thuê đất trực tiếp với công ty. - Nhanh chóng đẩy mạnh công tác khuyến nông, tuyên truyền xoá bỏ lạc hậu đổi mới nhanh tư duy tiếp cận tiên tiến. * Khả năng tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài. Khả năng tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài của nền kinh tế và doanh nghiệp là nhân tố quyết định đến hiệu quả đầu tư, để tiếp nhận một cách có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi phải có một tỷ lệ hợp lý vốn đối ứng trong nước. Thực tế trong thời gian qua các doanh nghiệp liên doanh, phần góp vốn của các doanh nghiệp trong nước còn thấp, chỉ đạt 33% vốn trong nước đóng góp ít không những ảnh hưởng đến phần lợi nhuận được chia mà điều quan trọng là về lâu dài là quyền chi phối các hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài. Để hạn chế sự chi phối của các nhà đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả của hợp tác đầu tư, các bên trong nước phải tăng tỷ lệ góp vốn và phải tính đến khả năng mua lại cổ phần của bên nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp trong nước chưa có đủ tiềm lực về tài chính để tham gia liên doanh thì Chính phủ cần có sự hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp bằng hình thức cho vay dài hạn với lãi xuất thấp hoặc hỗ trợ thông qua quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. * Tập trung cao độ công tác quản lý điều hành tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả. Khuyến khích các doanh nghiệp triển khai các dự án thuận lợi, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn. Giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh để giúp các doanh nghiệp triển khai các dự án một cách thuận lợi- Đây là cách tốt nhất chứng minh có sức thuyết phục về môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Đối với các dự án chưa thực hiện cần rà soát lại tính khả thi của dự án. và liên hệ với nhà đầu tư nước ngoài để nắm thực chất dự định của họ. Xem xét nếu như dự án không thể thực hiện được thì nên sớm xử lý rút giấy phép đầu tư để có thể quy hoạch đất dự án vào việc khác hoặc kêu gọi nhà đầu tư khác đầu tư vào dự án. Cần tính đến lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư nước ngoài khi thanh lý, giải thể dự án đầu tư nước ngoài. Nếu các dự án có thể tiếp tục triển khai, nhưng chủ đầu tư gặp khó khăn về tạm thời về huy động vốn hoặc về thị trường tiêu thụ sản phẩm thì có thể xem xét cho phép dãn, hoãn tiến độ trong một thời gian nhất định. Đối với những dự án mới bắt đầu triển khai thủ tục hoặc xây dựng cơ bản thì cần hỗ trợ họ giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính như công bố thành lập doanhnghiệp, thuê đất, thẩm định thiết kế xây dựng… Để nhanh chóng đưa doanh nghiệp vào hoạt động. Đối với những dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng gặp các khó khăn về tài chính , thị trường thì cần xem xét cụ thể để có những biện pháp giải quyết cho thích hợp. Trước hết, cần xem xét điều chỉnh các dự án đầu tư nước ngoài để nhanh chóng được hưởng những ưu đãi, khuyến khích của các quy định mới trong Luật, Nghị định vừa ban hành. Cho phép dự án sản xuất gặp khó khăn về thị trường quốc tế tăng tỷ lệ nội tiêu nền sản phẩm đó trong nước có nhu cầu mà ta vẫn phải nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp có khó khăn về tài chính có thể xem xét việc cho họ vay vốn tín dụng để triển khai dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng vốn đầu tư nước ngoài. * Khai phá mở rộng thị trường lâm sản. Động lực để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là lợi nhuận và thị trường trong nước. Tuy vậy, lợi nhuận của các dự án đầu tư trong lâm nghiệp thường có tỷ suất lợi nhuận thấp. Tuy dân số đông nhưng quy mô tiêu thụ của thị trường tiêu thụ Việt Nam nhỏ, sức mua thấp… Vì vậy, việc mở rộng và phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh càng có điều kiện phát triển nhanh và thu được nhiều lợi nhuận. Để phát triển thị trường chúng ta có thể làm theo một số hướng sau: - Thiết lập hệ thống thị trường đồng bộ, tạo điều kiện cho thị trường đầu tư có hiệu quả, nhanh chóng hoàn thiện các thị trường tài chính, lao động… và phát triển các ngành dịch vụ, tài chính ngân hàng, đáp ứng những đòi hỏi bức bách của hoạt động sản xuất kinh doanh. - ở trong nước, cần tiếp tục khuyến khích hệ thống dịch vụ nông thôn, bãi bỏ sự kiểm soát có tính cấm chợ ngăn sông, bãi bỏ các loại thế lưu thông đối với hàng hoá lâm sản trên mọi tuyến lưu thông trong nước, khuyến khích phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến. Có chính sách và biện pháp khuyến khích ưu đãi thoả đáng. Vùng sâu vùng xa và các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn đã và đang sẽ là đối tượng luôn được đặc biệt chú ý trong công tác quy hoạch. Phải đặt yêu cầu cho tất cả các dự án cấp giấy phép nằm trong quy hoạch phát triển, tránh tình trạng cùng một thời điểm có quá nhiều dự án được cấp phép dẫn đến hiện tượng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, công suất khai thác thấp. Các cơ quan chủ quản nắm bắt nhanh chóng kịp thời và chuẩn xác nhu cầu thị trường (trong và ngoài nước) làm cơ sở cho việc xây dựng và công bố các dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong quy định phải xác định rõ những dự án trong nước tự làm và những dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dự kiến quy mô, đối tác, địa điểm và tiến độ thực hiện của các dự án để đảm bảo điều chỉnh đúng hướng, đúng cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm hiểu cơ hội đầu tư trong lâm nghiệp Việt Nam. * Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo và quản lý các khâu của hoạt động đầu tư nước ngoài như thẩm định dự án, quản lý sau cấp phép và ký kết đầu tư. Thẩm định dự án là khâu đầu tiên xác định hiệu quả trong tương lai của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, công việc này đòi hỏi phải được tiến hành một cách thận trọng, tỉ mỉ và chính xác. Song không vì thế mà làm chậm tiến độ ký kết đầu tư. Muốn công tác thẩm định dự án một cách khoa học, chính xác phải có đầy đủ thông tin kinh tế-xã hội và đủ kiến thức khoa học cần thiết. Chính phủ sau khi tạo được môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thông thoáng hấp dẫn, vấn đề then chốt có tính quyết định là việc chỉ đạo điều hành tập trung, thống nhất và kiên quyết của Chính phủ. Chính phủ phải hoàn chỉnh quy trình ban hành các văn bản pháp quy để ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc việc các bộ ngành địa phương, ban hành các văn bản trái với quy định trung hoặc thực hiện không nghiêm túc các quy định của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài giúp Chính phủ quản lý thống nhất hoạt động đầu tư nước ngoài là đầu mối phối hợp giữa các Bộ, các ngành và địa phương giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Các Bộ, ngành và địa phương thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài theo đúng chức năng, thẩm quyền đã quy định theo Luật Đầu tư nước ngoài theo Nghị định của Chính phủ. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn, tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh, giúp đỡ các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật. Giám sát, kiểm tra các cán bộ thừa hành thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp, chính sách, chủ trương của Nhà nước, kịp thời xử lý các cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực. Cần quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các Cơ quan quản lý Nhà nước để chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện, hết sức tránh việc hình sự hoá các quan hệ kinh tế của các doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng những chế tài đối với sự vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp. Các cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát phân loại các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thờ tháo gỡ cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kinh doanh thì các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi thẩm quyền của mình cần vận động khen thưởng kịp thời để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt tiếp tục phát triển. Cần triệt để và kiên quyết hơn trong việc quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp; Công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục hành chính kiên quyết giảm đầu mối, giảm các thủ tục hành chính không cần thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài; duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư. * Nâng cao chất lượng công tác định hướng quy hoạch. Việc xây dựng kế hoạch quy hoạch là khâu quan trọng nhằm đảm bảo nguồn FDI vào phát triển Nhà nước theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Nội dung quy hoạch phải thể hiện được ý đồ thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn mà trọng tâm hiện nay là thực hiện hai chương trình kinh tế lớn đó là giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy, khi xây dựng quy hoạch, chúng ta phải căn cứ vào định hướng kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của cả nước, căn cứ vào phát triển ngành lâm nghiệp, căn cứ vào quy hoạch phát triển của từng địa phương, xuất phát từ nhu cầu thị trường khả năng của mình. Hướng chủ yếu tập trung thu hút nguồn vốn FDI vào việc phát triển công nghiệp hỗ trợ lâm nghiệp, chế biến lâm sản gắn với các vùng nguyên liệu và lao động nông thôn, kết hợp nhiều loại quy mô trên cơ sở công nghệ tiên tiến để tăng năng lực chế biến lâm sản hàng hoá của các vùng, các địa phương đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong cả nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng lâm sản của nước ta trên thị trường khu vực và thị trường thế giới, nâng tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến lên 90%, trong đó chế biến tinh là 50% trở lên. Ưu đãi cao cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lâm sản; hỗ trợ, giúp đỡ mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm của mình như quảng cáo, ký hiệp định song phương, đa phương, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm. * Đẩy mạnh vận động, xúc tiến đầu tư. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động xúc tiến đầu tư. Đối với danh mục kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt, quy hoạch thì cần có chương trình, kế hoạch chủ động vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể đối với từng dự án, trực tiếp đối với từng tập đoàn, công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư có tiềm năng và cả Việt kiều tại hải ngoại. Chú trọng xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới và hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động. Giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc để doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thuận lợi. Biểu dương khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp,nhà đầu tư nước ngoài có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực vào xây dưng đất nước. Đồng thời phê phán, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam. Cần nhấn mạnh vai trò xúc tiến đầu tư của các địa phương, khuyến khích và hỗ trợ các địa phương mở các văn phòng xúc tiến thương mại đầu tư ở những nước là đối tác lớn và có tiềm năng. Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các diễn đàn quốc tế, các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuân khổ hợp tác AIA, ASEAN, APEC, các cuộc hội thảo về đầu tư trong và ngoài nước, sử dụng tổng hợp các phương tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, mạng INTERNET, tiếp xúc trực tuyến. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo dựng hình ảnh mới về Việt Nam, tạo sự đánh giá thống nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dư luận xã hội. Các cơ quan đại diện ngoại giao – thương mại Việt Nam có trách nhiệm làm tốt việc vận động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, bố trí cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí Ngân sách chi thường xuyên hàng năm cho các Bộ, Ngành và địa phương. Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, các tập đoàn, các công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp, nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng tuyên truyền đối ngoại trên cơ sở sử dụng thông tin hiện đại. Xây dựng và đưa vào hoạt động trang WEB về đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ việc cung cấp thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách pháp luật về đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biểu dương những dự án thành công. * Chú trọng công tác cán bộ và đào tạo công nhân kỹ thuật, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của công đoàn và các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ đặc biệt quan trọng vì cán bộ vừa tham gia hoạch định chính sách vưà là người vận dụng luật pháp, chính sách để sử lý các tác nghiệp, hàng ngày liên quan đầu tư nước ngoài. Cán bộ quản lý Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam, của người lao động; đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật. Do đó, phải đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Nhà nước cao cấp, đội ngũ cán bộ Việt Nam trong các doanh nghiệp ĐTNN. Trước mắt tập trung vào một số vấn đề sau: - Xây dựng Quy chế cán bộ Việt Nam tham gia Hội đồng quản trị và quản lý doanh nghiệp liên doanh, trong đó cần quy định rõ tiêu chuẩn chuyên môn; nghiệp vụ và chính trị; trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ trong và sau thời gian làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Chế độ báo cáo, kiểm tra. Hiện nay, Ban tổ chức Trung ương đang phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu chuyên đề quan trọng này để trình Bộ Chính trị. - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đào tạo chính quy cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài, cán bộ quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thường xuyên việc tập huấn số cán bộ Việt Nam hiện nay đang làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh, trang bị kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp và kinh nghiệm cần thiết. - Bộ Lao động và Thương binh - xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý KCN tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Ban tổ chức Trung ương Đảng quy định và hướng dẫn phương thức sinh hoạt và nội dung hoạt động của các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phù hợp với đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này. - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có kế hoạch vận động thành lập Công đoàn trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho các tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp, xây dựng tổ chức công đoàn thực sự trở thành người bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động; Giáo dục kỷ luật lao động, tác phong lao động công nghiệp cho công nhân, quan hệ hợp tác xây dựng với chủ đầu tư, đóng góp vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Huy động vốn trong nước để tăng cường tính hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời nguồn vốn trong nước là vốn đối ứng, là “bước đệm” để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên thực tế, thời gian qua trong các doanh nghiệp liên doanh, phần góp vốn của các doanh nghiệp trong nước còn thấp, trung bình chỉ đạt 30%. Hơn nữa, trong các doanh nghiệp này hầu như chỉ có các doanh nghiệp nhà nước (chiếm 95%) tham gia hợp tác kinh doanh với nước ngoài còn các thành phần kinh tế khác mới chỉ (chếm có 5%). Để huy động nguồn vốn trong nước cho hợp tác với nước ngoài thì bên Việt Nam cần có một số biện pháp sau: - Đối với các dự án thông thường, không đòi hỏi cao về chuyên môn nghiệp vụ cần huy động nhiều thành phần kinh tế, nhiều bên Việt Nam tham gia liên doanh. - Đối với các dự án đầu tư quan trọng, đòi hỏi tính chuyên ngành cao thì phía đối tác Việt Nam phải là những tổ chức chuyên ngành, những công ty mạnh. Trong trường hợp cần thiết có thể huy động cá tổ chức Việt Nam khác cùng tham gia nhưng tổ chức chuyên ngành phải nắm vai trò chủ đạo. - Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và xã hội, các cá nhân trong nước và Việt kiều mua cổ phần tăng vốn đóng góp cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lâm nghiệp. Thu nhập từ cổ phần có thể được Nhà nước miến thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập cá nhân. - Tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên doanh kết hợp với các đối tác mới để tạo liên doanh mới, làm tăng quy mô đầu tư. phương thức này có ưu điểm là giảm được nhiều thủ tục hành chính so với hình thành một liên doanh thực hiện dự án mới. - Thành lập quỹ đầu tư trong nước cũng như cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam để cấp góp vốn cho các bên trong và ngoài nước tham gia liên doanh. Ngoài ra, để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tích tụ, tập trung và tích luỹ vốn nhanh hơn cần có chính sách ưu đãi như giảm thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu với mức hợp lý. * Giải pháp trong phạm vi Bộ NN & PTNN Xây dựng danh mục dự án (tóm tắt dự án) kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001 – 2005 của ngành lâm nghiệp, công bố cùng với chiến lược phát triển ngành trên trang WEB của Bộ NN & PTNN. Tìm biện pháp khuyến khích các trường dạy nghề trực thuộc Bộ NN và PTNN chú trọng đào tạo lao động theo yêu cầu của cơ chế thị trường, đáp ứng tốt các đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài về chất lượng lao động. Thống nhất và thông suốt quan điểm về ĐTNN ở các cấp, đối với các dự án đầu tư nước ngoài chúng ta là nơi tiếp nhận đầu tư chỉ chú ý đến hiệu quả kinh tế của dự án, không nên có ý kiến sâu về hiệu quả tài chính của dự án, tránh gây khó khăn trong việc cấp giấy phép. Kết luận Kể từ khi thành lập (năm 1961)cho đến nay, trải qua bao nhiêu thử thách, so với yêu cầu của đất nước hiện nay thì những gì mà ngành lâm nghiệp làm được chưa nhiều, song nếu nhìn lại những ngày đầu của thập kỷ 60, không ai trong chúng ta không tự hào về một chặng đường lớn lên cùng đất nước. Với mục tiêu “Phát triển lâm nghiệp toàn diện, lấy xây dựng và phát triển vốn rừng làm nền tảng” với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm, lấy rừng phát triển rừng…rừng Việt Nam sẽ xanh tươi giàu có và nghề rừng Việt Nam cũng sẽ chuyển mình trong bước đi chung của đất nước. Trong quá trình phát triển, hội nhập Việt Nam từ một nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình đi lên, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vị trí hết sức quan trọng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ xung vốn đầu tư, là một kênh chuyển giao công nghệ, là giải pháp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nhận thức đúng vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong quá trình thực hiện, những chính sách đó không ngừng được cải tổ bổ xung và hoàn thiện với mục tiêu tạo ra thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam . Thực hiện đường lối chính sách đó thời gian qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lâm nghiệp đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Trong 13 năm qua (1988- 2000) đầu tư trực tiếp nước ngoài đã sản xuất ra được 2089,9 triệu USD giá trị xuất khẩu đạt 537,22 triệu USD, nộp ngân sách Nhà nước 88,29 triệu USD. Một điều quan trọng hơn những con số đó là động lực ban đầu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ xung nguồn vốn quan trọng cho Lâm nghiệp (Thời kỳ 1995-2000) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 32,14% tổng vốn đầu tư cho Lâm nghiệp. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã kích thích nông lâm nghiệp Việt Nam phát triển, tạo chỗ làm việc và thu nhập cho gần 4 vạn lao động và gián tiếp tạo ra hàng trục vạn việc làm trong các ngành sản xuất nông lâm nghiệp. Vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc khôi phục và xây dựng mới kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn như xây dựng các công trình thuỷ lợi thuỷ nông. Tạo ra thị trường ổn định cho việc tiêu thụ nông sản cho nông dân. cùng với nó đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mang một số kỹ thuật và công nghệ mới vào phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam như công nghệ chế biến đường tiên tiến, công nghệ áp dụng cho trồng trọt… Khi thực hiện hợp tác đầu tư với nước ngoài chúng ta không tránh khỏi những mất mát thua thiệt, trở thành “ Bãi thải” công nghệ lỗi thời của các nước tiên tiến, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ. Cái giá phải trả cho việc mượn sức người là rất lớn nếu chúng ta non kém về trình độ hay mắc những sai lầm nghiêm trọng trong quản lý điều hành vĩ mô. ngược lại chúng ta có thể hạn chế được những tác hại to lớn ấy nếu chúng ta biết khôn khéo xử lý các tình huống và phải có khả năng để thực hiện các quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài. Để đạt được chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng nông lâm nghiệp từ nay đến năm 2010 mỗi năm là 4,5% do Đảng và Nhà nước ta đưa ra việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong nông lâm nghiệp trong giai đoạn tới có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng ta phải coi nhiệm vụ thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông lâm nghiệp là công việc vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài. Để thực hiện thành công chiến lược thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông lâm nghiệp chúng ta cần phải giải quyết những vấn đề bức xúc như cải thiện môi trường pháp lý, cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông lâm nghiệp. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa như mong muốn của chúng ta. Nhưng tin chắc rằng trong những năm tới bằng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của các ngành các cấp biết khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài sẽ giúp chúng ta thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế xã hội trong nông lâm nghiệp đặt ra. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế đầu tư- PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai chủ biên. Giáo trình lập và quản lý đầu tư - TS Nguyễn Bạch Nguyệt chủ biên. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam- Văn phòng uỷ ban hợp tác và đầu tư. Đầu tư nước ngoài- TS Vũ Chí Lộc chủ biên. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển – Học viện quan hệ quốc tế. Kinh tế quốc tế – GS Tô Xuân Dân chủ biên. Vốn đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế ở Việt Nam – TS Lê Văn Châu. Báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư tại buổi gặp mặt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước trong lĩnh vực nông lâm nghiệp 30/3/2001. Báo cáo của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ tại buổi gặp mặt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp 30/3/2001. Báo cáo tình hình và kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thơì kỳ 1998-2000 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI.VII,VIII,IX. Giáo trình kinh tế phát triển- trường đại học kinh tế quốc dân. Niên giám thống kê các năm. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Nxb chính trị quốc gia. Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường và vận dụng vào Việt Nam – TS Đặng Nhung chủ biên. Các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí cộng sản số 2/1999. Kinh tế và dự báo các số 7/1996, 10/1999, 6+7/2000. Kinh tế thế giới 2/1997, 2/2000. Nghiên cứu kinh tế 1+4/1998, 3/1999, 2/2000. Kinh tế Châu A’ Thái Bình Dương 2/2001. Báo nhân dân, báo đầu tư nhiều số Kinh tế nông thôn số 2/1999. TBKTVN số 42 (920) tháng 4/2002, số 43 tháng 4/2002, số 55 tháng 8/2001, số 75 tháng 6/2000, số 63 tháng 5/ 2001, số 136 tháng 11/2001, số 49 năm 1999, 142 tháng 11/2001. Đầu tư số 55 (852) tháng 5/2000 Báo kinh tế và đô thị số 670 tháng 5/2002. Nông nghiệp Việt Nam số 12, năm 2002. Báo nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 15/5/2002, số 82 tháng 5/2002. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 1996-1000. Nxb lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Tạp chí lâm nghiệp các số 11 tháng 11/2000. Các số liệu, tài liệu trích dẫn từ các địa chỉ Web site: http:/www.mard.gov.vn, http//www.tctm.saigonnet.com.vn và Lâm nghiệp Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, HN 1985. Tạp chí thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp các số 2,4,9 năm 2000, các số 1,5 năm 2001, số 1,3 năm 2002. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn các số 2,3,4 năm 2002. Tài liệu đánh giá tổng kết chương trình 327 - triển khai dự án 5 triệu ha, tháng 10/1998. Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài: “nghiên cứu xây dựng suất đầu tư trồng rừng cho các dự án chương trình 327 của cả nước”, HN 1/1999. Tập san KHKT nông lâm nghiệp, số 2 năm 2000, số 3 năm 2002, Những nội dung kinh tế tài chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. PTS. Phạm Đắc Tuyên chủ biên. Nxb tài chính, HN 1999. Văn bản hướng dẫn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Lâm nghiệp Việt Nam những năm 1945 - 2000, Nguyễn Văn Đẳng Lâm nghiệp Việt Nam năm 1985, Nxb nông nghiệp. Lâm nghiệp xã hội và khuyến nông, Phan Củng chủ biên. Phụ bảng. Phụ bảng 1: đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1998-2001. (tính tới ngày 31/12/200-chỉ tính các dự án còn hiệu lực) TT Địa phương Số dự án TVĐ T Vốn pháp định Đầu tư thực hiện 1 TP Hồ Chí Minh 897 9,642,848,771 4,607,227,262 4,732,376,017 2 Hà Nội 363 7,698,975,303 3,367,257,449 2,775,898,903 3 Đồng Nai 274 4,494,014,791 1,715,816,090 1,107,302,851 4 Bình Dương 369 2,283,898,822 1,061,015,746 1,050,532,778 5 Dầu khí ngoài khơi 24 1,788,000,000 1,263.000,000 1,955,487,712 6 Quảng Ngãi 5 1,327,723,689 813,000,000 352,458,274 7 Hải Phòng 85 1,280,809,223 570,068,167 915,952,250 8 Bà Rịa-Vũng Tàu 68 1,204,087,047 503,255,263 392,778,414 9 Lâm Đồng 47 844,767,643 103,305,222 86,151,5522 10 Quảng Ninh 37 638,726,148 240,596,959 177,283,646 11 Hà Tây 27 577,980,002 203,766,745 258,266,549 12 Hải Dương 24 479,222,331 203,876,977 128,813,341 13 Thanh Hoá 9 455,250,339 140,340,339 394,665,754 14 Kiên Giang 6 394,068,000 125,718,000 389,817,872 15 Đà Nẵng 41 383,905,405 169,109,580 200,035,469 16 Khánh Hoà 33 339,986,901 124,879,818 260,110,036 17 Vĩnh Phúc 23 315,578,160 119,512,894 223,712,353 18 Long An 41 311,941,009 128,261,085 181,494,064 19 Nghệ An 9 247,031,580 100,950,551 44,711,506 20 Tây Ninh 20 191,100,550 92,100,391 171,058,543 21 Bắc Ninh 5 143,750,000 55,100,000 143,590,000 22 Thừa Thiên Huế 11 129,615,340 69,205,340 114,794,453 23 Cần Thơ 27 128,449,367 55,282,046 47,730,235 24 Phú Thọ 6 123,078,956 60,160,112 117,426,040 25 Quảng Nam 15 87,866,571 37,503,233 32,204,474 26 Hưng Yên 9 78,561,500 28,265,000 96,611,582 27 Ninh Bình 6 78,550,631 32,806,859 50,451,370 28 Tiền Giang 7 74,155,046 42,031,046 74,231,565 29 Bình Thuận 11 68,910,629 25,094,200 12,211,955 30 Thái Nguyên 14 64,169,472 29,778,472 16,094,633 31 Phú Yên 7 46,122,200 15,612,200 26,855,323 32 Ninh Thuận 5 41,233,600 16,115,539 20,333,865 33 Hà Tĩnh 7 29,874,000 12,609,000 15,383,145 34 Gia Lai 2 27,850,000 19,100,000 19,098,900 35 Bình Định 5 26,512,000 12,381,000 23,166,000 Phụ bảng 2: đầu tư trực tiếp nước ngoài bắc mỹ phân theo ngành (tính tới 31/12/2000-chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện.. Công nghiệp CN Dầu khí CN Nhẹ CN Nặng CN Thực phẩm Xây Dựng Nông lâm nghiệp Thuỷ Sản Dịch Vụ GTVT-Bưu Điện Khách sạn du lịch Tài chính ngân hàng Văn hoá-y tế-giáo dục XD văn phòng XD hạ tầng KCN-KCX Dịch vụ khác Tổng số ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29638.doc