Lời mở đầu
Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước hiện nay, Nhà nước ta khẳng định phải dựa vào nội lực là chính, tuy nhiên xuất phát từ điều kiện của nước ta là một nước có nền kinh tế yếu kém, điểm suất phát thấp cơ sở hạ tầng lạc hậu, thu nhập quốc dân và thu nhập dân cư thấp. Vì vậy nguồn vốn để CNH-HĐH trước mắt phụ thuộc nhiều từ nước ngoài mà chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Để thu hút đầu tư nước ngoài cho công cuộc phát triển của quốc gia, khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX)
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu FDI phát triển khu công nghiệp-Khu chế xuất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được đánh giá là một nhân tố quan trọng. Vì ở đó các công trình hạ tầng cơ sở được tập trung, đầu tư nhanh với chất lượng cao, hình thành các dịch vụ cần thiết và các thủ tục đơn giản đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Nhiều nước đã thành công trong công cuộc CNH-HĐH như xây dựng những KCN, KCX như vậy.
ở Việt Nam hiện nay KCN, KCX đã trở thành những thực thể kinh tế - xã hội không thể thiếu trong nền kinh tế. KCN, KCX đã góp phần tăng sản lượng công nghiệp, tăng xuất khẩu, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập người dân hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hơn,... có được sự thành công này là do chính sách rộng mở của Nhà nước ta nhằm thu hút FDI cho phát triển KCN, KCX. Và trên thực tế lượng vốn FDI chiếm tỷ lệ rất cao trong KCN, KCX.
Như vậy, để tiếp tục phát triển KCN, KCX ở Việt Nam chúng ta cần thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn vào KCN, KCX đặc biệt là FDI. Và trong khuôn khổ đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu về: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam”.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề lý luận chung
Phần II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất nước ta.
Phần III: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển KCN, KCX
Đây là vấn đề rất phức tạp và bức xúc, mang tầm vĩ mô. Vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót mong được sự góp ý của các độc giả.
Để hoàn thành đề án này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế đầu tư trường Đại học Kinh tế quốc dân và đặc biệt là TS. Nguyễn Bạch Nguyệt đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
Phần I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và KCN, KCX
I.1. Một số lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
I.1.1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài :
Trong xu thế toàn cầu hoá ,khu vực hoá với qui mô và tốc độ này càng lớn ,tạo ra một nền kinh tế sôi động mà ở đó tính phụ thuộc giữa các nước các quốc gia ngày càng tăng .Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và cách mạng thông tin đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia .Đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư đầu tư phát triển để công nghiệp hoá hiện đại hoá của các nước phát triển rất lớn.Mặt khác các nước phát triển dồi dào vốn và công nghệmuốn tìm kiếm những nơi thuận lợi, chi phí thấp để hạ giá thành sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ .Chính vì vậy tạo nên một sự thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt phổ biến nhất vẫn là hình thức đầu tư trực tiếp .
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền đều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ .
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có cácđặc điểm sau:
-Đây là hình thức đầu tư bằng vốn cuả các nhà đầu tư họ tự quyết đinh đầu tư tự quyết địnhản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi.Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả cao
-Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp hoạt động tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình
-Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nàh có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến ,học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý là các mục tiêu mà các hình thức khác không giải quyết được.
-Nguồn vốn hày không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động,nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như đầu tư từ lợi nhuận thu được.
I.1.2.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Hơn 10 năm kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam,đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thnàh một bộ phận không thể thiếu được có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ,là một nhân tố góp phần vào thành công của công cuộc đổi mưói kinh tế
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang phạm vi quốc tế.Nó mang lại lợi ích cho cả hai bên và đồng vốn đầu tư bỏ ra rất hiệu quả.
Đặc biệt là ở các nước đang phát triển nó giải quyết được các vấn đề :
-FDI tăng cường vốn đầu tư bù đắp sự thiếu hụt về ngoại tệ góp phần tăng khả năng cạnh tranh và tăng xuất khẩu ,bù đắp cán cân thanh toán
-FDI góp phần giải quyết việc làm ,tăng thu nhập cho người lao động tạo điều kiện tích luỹ trong nước
-FDI sẽ chuyển giao công nghệ kĩ thuật hiện đại ,kĩ xảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến cho nước nhận đầu tư .Xét về lâu dài diều này sẽ góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất ,thúc đẩy các ngành nghề mới đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao như điện tử tin học...Chính vì vậy nó có tác dụng lớn đối với quá trình công nghiệp hoá ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng trưởng nhanh của nước nhận đầu tư.
Từ sự chuyển giao này cũng giúp cho các nước chủ nhà có được kĩ thuật tiên tiến ,kinh nghiệm trong quản lý,đội ngũ cán bọ lao động được bồi dưỡng đào tạo nhiều mặt.
-FDI giúp các nước nhận đầu tư trực tiếp tiếp cận được với thị trường thế giới ,mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong xu hướng khu vực hoá toàn cầu hoá .
Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thnàh một tất yếu khách quan trong điều kiện quốc tế háo nên sản xuất lưu thông.Các quốc gia trên thế giới dù có thể chế chính trị khác nhau đều cần đến vốn đầu tư nước ngoài và coi đó là một nguồn lực cần khai thác.
Bên cạnh đó ,đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có một số ít hạn chế càn được khắc phục như :việc quản lý vốn do chủ đầu tư có kinh nghiệm về tranh sự quản lý của nước chủ nhà .Còn nước chủ nhà nhưa có nhiều kinh nghiệm, còn sơ hở trong quản lý hoạt động các cơ sở có vốn nước ngoài .Tình trạng gian lận thuế, buôn lậu, ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra. Tuy nhiên với vai trò to lớn của FDI. Để nhằm khắc phục những hạn chế phát huy tính tích cực nhà nước ta đã đưa ra nhiều các chính sách nhằm xác định các địa bàn dự án lĩnh vực ưu tiên khuyến khích đầu tư giành lại chữ "tín " của cộng đồng đầu tư nước ngoài nhằm thu hút nhiều hơn nữa FDI vào Việt nam
I.1.3.Các hình thức FDI trong thực tiễn:
Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức thường được áp dụng là:
*Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo qui định điếu 7 nghị định 12/CP'Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết quả hai bên hay nhiều bên qui định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt nam mà không cần thành lập pháp nhân .
Hình thức này có đặc điểm:
-Không ra đời một pháp nhân mới
-Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hpợp tác kinh doanh .Trong hợp đồng nội dung chính phản ánh trách nhiệm quyền lợi giữa các bên với nhau (không cần đề cập đến việc góp vốn).
-Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với tính chất mục tiêu kinh doanh và được các cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn y
-Hợp đồng phải do đại diện có thẩm quyền của các bên kí.Trong quá trình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình.
*Doanh nghiệp liên doanh:
Theo khoản 2 diều 2 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam qui định "Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại VN trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Hình thức này có đặc điểm:
-Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn .Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của mình
-Phần góp vốn của bên hoặc các bên nước ngoài không hạn chế mức tối đa nhưng tối thiểu không được dưới 30% vốn pháp định và trong qúa trình hoạt động không giảm vốn pháp định.
-Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quản trị mà thnàh viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng ít nhất phải là 2 người, Hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí.
-Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa các bên .
-Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được kéo dài không quá 20 năm.
*Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài :
Theo điều 26 nghị định 12/CP qui định :"Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đàu tư nước ngoài thành lập tại Việt nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh "Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt nam .Thời hạn hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép.
Ngoài 3 hình thức chủ yếu trên còn có các hình thức:
*Hợp đồng xây dựng -kinh doanh- chuyển giao(BOT):
Theo điều 12 khoản 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam :"Hợp đồng xây dựng -kinh doanh- chuyển giao là văn bản kí giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt nam và nhà đầu tư nước ngoài đề xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt nam"
*Hợp đồng xây dựng -chuyển giao -kinh doanh là văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt nam và nhà đầu tư nước ngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt nam.Chính phủ Việt nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý
*Hợp đồng xây dựng -chuyển giao(BT):
Theo khoản 13 điều 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam "Hợp đồng xây dựng chuyển giao là hợp đồng kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng.Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt nam.Chính phủ Việt nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý".
I.2. Một số vấn đề lý luận về KCN,KCX:
I.2.1.Khái niệm ,đặc điểm KCN,KCX:
a. Khu chế xuất:
Theo điều 2 khoản 2 qui chế KCN,KCX"Khu chế xuất là khu tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu có ranh giới địa lý xác định không có dân cư sinh sống được chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập".
Mặc dù qui chế KCX ở từng nước là khác nhau nhưng đặc trưng sau đây được coi là đặc điểm của một khu chề xuất điển hình :
-Nhập khẩu miễn thuế nguyên vật liệu và thủ tục đơn giản ...MCX không phải nộp thuế giá trị gia tăng ,thuế xuất khẩu sản phẩm .Tuy nhiên những hàng hoá sản xuất trong khu chế xuất cũng có thể bán trong thị trường nội địa nếu thị trường nội địa có nhu cầu.
-Những doanh nghiệp trong khu chế xuất được hưởng mức thuế lợi tức là 10% là mức thuế thấp nhất và được miễn thuế thu nhập công ty trong 4 năm kề từ khi kinh doanh có lãi và giảm tiép 50% trong 4 năm tiếp theo.
-Những doanh nghiệp trong KCX thường được cung cấp thủ tục hải quan nhanh chóng cho việc nhập khẩu vật liệu và xuất khẩu hàng hoá
-Những doanh nghiệp trong KCX được sử dụng cơ sở hạ tàng tốt như đường xá ,điện thoại ,điện tín...
b.Khu công nghiệp
Theo khoản 1 điều 2 qui định "KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định ,không có dân cư sinh sống,do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định .Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.Trong KCN có các doanh nghiệp sản suất công nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ khu công nghiẹp .
Các doanh nghiẹp trong khu công nghiệp được hưởng một số ưu đãi theo qui định cho từng loại doanh nghiệp.
c.Sự khác nhau giữa KCN và KCX
-KCX được xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm xuất khẩu,còn KCN được mửo ra cho tất cả các ngành công nghiệp.KCN,KCX kể cả sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước do vậy KCNcó thể bao gồm KCX
-Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp sẽ được hưởng một số ưu đãi nhất định trong đó đặc biệt ưu đãi vỡi những hãng sản xuất hàng xuất khẩu do đó những hãng này mà nằm trong khu công nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi như trong khu chế xuất và cũng được hưởng những ưu đãi như trong KCN
Việc lựa cọn vị trí đề xây dựng khu công nghiệp , khu chế xuất là rất quan trọngđòi hỏi phát huy được thế mạnh tiềm năng kinh tế của từng vùng.
I.2.2.Sự cần thiết phải phát triển các khu công nghiệp ,khu chế xuất trong nền kinh tế
Từ đầu những năm 90 đến nay sau khi xuất hiện những khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt nam và kiểm nghiệm lạikinh nghiệmn của một số nước đang phát triển đi trước chúng ta khẳng định được vai trò quan trọng của KCN,KCX.Việc tập trung các doanh nghiệp chế biến nhằm thu hútvốn đàu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước đưa nhanh kĩ thuật mới vào sản xuất thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng các ngành mũi nhọn nâng cao vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững,phát triển công nghiệp chế biến nông lâm hải sản hỗ trợ các ngành này và phục vụ xuất khẩu phân bố lại các khu vực sản xuất và sinh hoạt thực hiện đo thị hoá nông thôn chuyển dời các cơ sở sản xuất từ nội đô ra nhoại vi,cải tạo môi trường sống cho dân cư đo thị,tạo thêm nhiều việc làm cho lao động thành phố và nông thôn
Việc thành lập khu chế xuất ,khu công nghiệp là tạo ra các khu vực thuận lưọi hơn cho việc phát triển kinh tếthu hút đầu tư.Cnính vì vai trò to lớn của KCN,KCXrất cần thiết ở nước ta.Chỉ có KCX,KCN mới tạo ra được bước nhẩy vọt,tạo ra nền kinh tế phát triển bền vững.Chọn được địa điểm vị trí và qui hoạch KCN,KCX cùng các đối tác hợp lý sẽ tạo ra cho nước ta một bộ mặtt mới
I.3. Kinh nghiệm của một số nước trong công cuộc phát triển KCN.KCX
KCN đầu tiên của thế giới thành lập ở Anh vào năm1896.Người ta sớm nhận ra ưu diểm của hình thức tổ chức này do đó số lượng của khu công nghiệp được xây ngày càng tăng trên khắp thế giới
Việt nam là nước đi sau để thực hiện được mục tiêu "đi tắt đón đầu"trong phát triển kinh tế đòi hỏi chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để tiến hành phát triển KCN,KCX cho phù hợp với điều kiện phát triển của Việt nam
I.3.1. Kinh nghiệm của Thái lan
Vào những năm 60 luật KCN được ban hành từ đó cho đén nay có 40 khu công nghiệp hoạt động.Nhà nước Thái lan qui hoach phat triển KCN dựa trên qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Những KCN do nhà nước bảo trợ tuy bị lỗ nhưng vẫn xây dựng để đảm bảo cho phát triển như khu công nghiệp bác thái lan,Có khoảng 11 KCN được xây dựng tịa những vùng không nằm trong khu qui hoach miễn là họ có thị trường
Diện tích KCN, mặt bằng KCN có thể được mở rộng hơn so với diện tích được duyệtnếu được thoả thuận của người có đất mà mình ddược dùng .Về quản lý do cục quản lý KCN thái lan và ngoài ra cục còn có chức năng kinh doanh
Về chính sách đối với xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng,nhà nước không ưu đãi cho vay vốn,tuy nhiên nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các công ty nhà nước vaymà không phải thế chấp .Mọi ưu tiên đều dành hết cho các khu công nghiệp trong nước.Mọi khách hàng muốn đầu tư vào khu công nghiệp họ sẽ được tạo điều kiện cần thiết dể biết về KCN,mạng lưới KCN
I.3.2. Kinh nghiệm của Đài loan
Đài loan là một trong những quốc gia thành công trong việc phát triển KCN,KCX.Từ cuối những thập kỷ 50,Đài loan đã nhận định được vị thế kinh tế của mìnhlà loại hình kinh tế hải đảo đất chật người đông,tài nguyên nghèo nàn kinh tế phụ thuộc rất lớn vào ngành ngoại thươngvì vậy Đài loan chỉ phát triển những ngành công nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động.Các xí nghiệp vừa và nhỏ xuất hiẹn rát nhiều trong KCN,KCX và các doanh nghiệp này được hưởng cơ sở hạ tầng thuận lợi cùng một số ưu đãi khác
Hiện nay Đài loan có 3KCX,30KCN,2KCNC.Trung ương quản lý12 KCN có tầm quan trọng nhất nằm trong qui hoạch được chích quyền tư phê duyệt.Các khu công nghiệp còn lại do địa phương hoặc tư nhân quản lý
Các KCN ở Đài loan phân bố khắp nước hầu như huyện nào cũng có khu công nghiẹp,mỗi khu công nghiệp là một hạt nhân để phát triển vùng
Đây là những kinh nghiệm quí báu để cho nhà nước Việt nam đánh giá lại tiềm năng ,năng lựcđịnh vị laiv vị thế của mình để phát triển khu công nghiệp một cách hợp lý
II. Thực trạng đầu tư nước ngoài phát triển KCN,KCX ở Việt nam hiện nay
II.1. Qúa trình hình thnàh vàphát triển của KCN,KCX ở Việt nam hiện nay.
Trong quá trình đổi mới hội nhập kinh tế cùng thế giới nhà nước Việt nam đã sớm nhận biết được tầm quan trọng của KCN,KCX đối với sự phát triển kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoàiVì vậy từ những năm 80 nhà nước đã có chủ trương cho phép thành lập KCN,KCX.Mở đàu cho sự phát triển khu kinh tế ở Việt nam là sự ra đời của khu công nghiệp ,khu chế xuất Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh liên doanh với Đài loan vào tháng 11/1990.Cho đến nay só lượng kcn,kcx đã lần lượt được mở rộng khá nhanh chóng trên phạm vi cả nước.Tính đến 9 tháng đầu năm 1999 cả nước có 66 KCN và 3 KCX
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Số KCN, KCX
1
2
1
4
5
16
20
14
3
Biểu: Thời điểm thành lập KCN,KCX từ 1991 đến 9 tháng đầu năm 1999.
Như vậy từ năm 1991 đến 9 tháng đầu năm 1999 tốc độ phát triển của các KCN,KCX tăng đặc biệt nhanh vào các năm 1996,1997,1998.Các KCN nằm hầu hết ở phía nam với 40 khu ,miền bắc 13 khu miền trung 13 khu.
Về loại hình khu công nghiẹp có 16 KCN thuộc loại khu công nghiệp được thnàh lập trên cơ sở có một số doanh nghiệp cong nghiệp đang hoạt động.10 khu công nghiệp phục vụ di dời các khu công nghiệp từ nọi đolớn,21 khu công nghiệp có qui mô nhỏ ở các tỉnh đồng bằng bắc bộ,duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu long phục vụ chế biến nông lâm thuỷ sản.Có 19 khu công nghiệp mới ,hiện đại trong đó cóư 13 khu công nghiệp hợp tác với nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Diện tích chiếm đất của 66 KCN trên 1 vạn ha (không kể KCN D ung quất)bình quân 1 khu là 160 ha.Có 1/3 số khu công nghiệp là có diện tích 100 ha.
Về ngành nghề KCN gồmcông nghiệp nhẹ ,hoá chát điện tử,chế biến thực phẩm nông sản thuỷ sảnphục vụ sản xuất nông nghiệpphục vụ xuất khẩu công nghiệp năngj gắn với cảng nước sâu ở các vùng kinh tế trọng điểm(tam giác phát triển vùng phái bắc phía nam và vùng Đà nẵng dung quất có thêm công nghiệp hoá chất công nghẹ chế biến như tại Bà rịa Vũng tàu.Cơ cấu ngành nghề được gắn với lợi thế của từng vùng tránh triệt tiêu lẫn nhau
Như vậy các khu công nghiệp Việt nam rất đa dạng về loại hình ,diện tích đất ngành nghề đối tượng thu hút đầu tư,không gian hoạt động và thời gian thành lập.Nó quyết định chất lwongj ,kết quả hoạt động của khu công nghiệp trong thời gian qua
Qúa trình hình thành và phát triển khu công nghiệp đã"Hình thành mạng lưới khu công nghiệp,phân bố rộng khắp trên các vùng của đất nước phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế trên các vùng của đất nước"
II.2.Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài phát triển KCN, KCX ở Việt nam
II.2.1. Tổng quan về tình hình FDI tại Việt Nam
Trong những năm qua cùng với tốc độ tăng trưởng cao Việt Nam cũng đã thành công trong việc ổn định môi trường kinh tế vĩ mô ngay từ nửa đầu thời kỳ của thập niên này. Tốc độ lạm phát đã bị chặn đứng và giảm mạnh từ gần 400% trong năm 1986 xuống còn 35% voà năm 1989, đến năm 1995 tỷ lệ này chỉ có 12,7% và năm 1997 là 3,6%. Cùng với những hạn chế trong chi tiêu công cộng đã giúp cho Nhà nước hoàn toàn có khả năng kiểm soát được tình hình lạm phát, chi tiêu Chính phủ cũng giảm mạnh…. Những thành tựu kinh tế này đã làm cho môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam trở nên ổn định, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm và tự tin hơn khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật. Chẳng hạn từ một nước nghèo, nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào viện trợ nước ngoài, Việt Nam đã vượt lên trở thành một trong số ít quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Những thành tựu kinh tế đáng ghi nhận này là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của FDI,
* Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Biểu : Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua
Chỉ tiêu
Đơn vị
88-95
1996
1997
1998
1999
1. Số dự án
Dự án
1.617
367
336
260
161
2. Số vốn đăng ký
Tr.USD
18.251
8.528
4.453
4.058
2031
3. Số vốn thực hiện
Tr.USD
6.786
2.895
2.774
2.424
1519
4. Qui mô dự án
Tr.USD/DA
11,3
23,2
13,25
15,6
12,6
5. VTH/VĐK
%
37,2
33,9
62,3
59,7
74,6
Như vậy gần 10 năm qua, FDI tại Việt Nam không chỉ thay đổi về số lượng dự án, mà tổng vốn đầu tư và chất lượng đầu tư cũng thay đổi đáng kể. Giai đoạn 1988 - 1995, qui mô vốn bình quân mỗi dự án khoảng 11,3 triệu USD, tính đến cuối năm 1995 cả nước có khoảng 1617 dự án. Trong giai đoạn này chúng ta có thể chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ đầu tư 1988 đến 1990, FDI chỉ dừng lại ở những dự án vừa và nhỏ với qui mô trung bình khoảng 8,5 triệu USD một dự án. Tính đến cuối năm 1990, cả nước có khoảng 203 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.726 triệu USD, bước sang thời kỳ thứ 2: 1991 - 1995, FDI đã tăng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỷ lệ tăng trung bình hàng năm trong thời kỳ này là 50%, vốn trung bình của dự án lên tới 17,65 triệu USD ( so với 1 triệu USD ở Trung Quốc). Đây là dấu hiệu khả quan cho FDI Việt Nam, minh chứng rằng các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận ra một miền đất hứa hẹn nhều lợi nhuận và an toàn.
Tuy nhiên, hơn một năm trở lại đây, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, cộng với mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài của các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… FDI tại Việt Nam đã giảm cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Năm 1996 có 376 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 8.528 triệu USD, đến năm 1998 giảm xuống còn 260 dự án với tổng vốn đầu tư là 4.058 triệu USD, giảm hơn 50% so với năm 1996. Tình hình này đòi hỏi chúng ta phải có một nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về FDI tại Việt Nam trong những năm qua, phân tích được những lợi thế và bất lợi của đất nước để có được những biện pháp kip thời nhằm góp phần thu hút FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều và hiệu quả hơn.
II.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển KCN nước ta trong những năm qua.
Thực trạng vốn đầu tư nước ngoài có sự biến động nói trên cũng ảnh hưởng đến tình hình thu hút FDI vào KCN, KCX ở Việt Nam cụ thể tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX trong những năm qua được thể hiện trong biểu sau:
Biểu: Tình hình thu hút FDI vào các KCN, KCX Việt Nam trong những năm qua.
Chỉ tiêu
Đơn vị
91-95
1996
1997
1998
1. Số dự án
Dự án
158
122
112
75
2. Vốn đăng ký
Tr.USD
1.690
1.438
1.635
1.177
3. Vốn thực hiện
Tr.USD
462
500
1.237
1.012
4. Qui mô vốn BQ.1 dự án
Tr.USD/DA
10,7
11,9
14,6
15,7
5. VTH/VĐK
%
27,3
34,8
76,6
85,9
Tính đến tháng 01/1999, các KCN, KCX nước ta đã thu hút được 601 dự án, trong đó 467 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đầu tư thực hiện là 3.211,2 triệu USD, đạt 54,1% tổng vốn đầu tư đăng ký (không kể dự án liên doanh nhà máy lọc dầu só 1 Dung Quất có số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD). Theo số liệu thống kê được trong biểu trên, trong 3 năm trở lại đây số dự án cấp phép cũng như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm dần qua các năm: năm 1996 cấp phép 122 dự án với số vốn đăng ký đạt 1438 triệu USD, đến năm 1998 giảm xuống còn 75 dự án với số vốn đăng ký 1177,6 triệu USD, giảm 39% về dự án và 18% vốn đăng ký. Tuy nhiên, qui mô vốn bình quân của các dự án lại tăng lên qua các năm: năm 1996 là 11,9 triệu triệu USD/dự án; 1997 là 14,6 triệu USD/dự án và năm 1998 là 15,7 triệu USD/dự án, đặc biệt là tỷ lệ vốn đầu tư/vốn đăng ký năm sau cao hơn năm trước: năm 1996 chỉ đạt 34,8%, năm 1997 đạt 75,65% và đến năm 1998 là 85,9%.
Qua quá trình phântích tổng hợp FDI vào Việt Nam cũng như FDI cho phát triển KCN, KCX trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy được tỷ trọng FDI trong KCN, KCX và trong cả nước qua biểu sau:
Biểu: Tỷ trọng FDI trong KCN, KCX và trong cả nước.
Chỉ tiêu
Số dự án
Vốn đầu tư
Vốn đầu tư BQ 1dự án
Tr.USD/1DA
Dự án
%
Tr.USD
%
1. Tổng vốn FDI cả nước
2.580
100
35.290
100
13,68
Trong đó:
+ Trong KCN
+ Ngoài KCN
467
2.113
18
82
5.940,6
29.349,4
17
83
12,72
13,89
2. Tổng vốn đầu tư vào KCN
598
100
6.330,6
100
10,6
Trong đó:
+ Vốn FDI
+ Vốn trong nước
467
131
78,1
21,9
5.940,6
390
94
12,72
2.98
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Như vậy, tính đến 31 tháng 12 năm 1998, cả nước có 2580 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với lượng vốn đầu tư là 35290 triệu USD, trong đó có 467 dự án đầu tư vào các KCN, KCX chiếm 18% về dự án, với lượng vốn đầu tư 5940,6 triệu USD chiếm 17% tổng vốn FDI trong cả nước. Trong các KCN, KCX đã thu hút được 598 dự án đầu tư trong và ngoài nước với số vốn đầu tư là 6330,6 triệu USD, trong đó chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài với 467 dự án chiếm 78,1% và 5940,6 triệu USD chiếm 94% toàn bộ vốn đầu tư trong các khu KCN, KCX.
Số Doanh Nghiệp
Vốn Đăng Ký
Doanh NghiệpTrong Nước
307
1,38 Tỷ USD
Doanh Nghiệp Ngoài Nước
543
6,1 Tỷ USD
Tổng
850
7,48 Tỷ USD
Nguồn: Ban quản lý KCN Việt Nam tính đến tháng 9 năm 1999.
Tính đến tháng 9 năm 1999 đã có 850 doanh nghiẹp được cấp giấy phép hoạt động trong các khu công nghiệp với tổng số vốn đăng kí 7,48 tỷ USDtrong đó có 543 doanh nghiệp nước ngoài vốn đăng kí 6,7 tỷ USD và 307 doanh nghiệp trong nước vốn đăng kí 16,998 tỷ đồng.Vốn đã thực hiện khoảng 40% tổng vốn đăng kí.
Đã có 24 nước ,vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào khu công nghiệplPhần lớn các đối tác nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp thuộc các nước đông ávà đông nam châu á.Các công ty của Nhật bản đã thực hiện các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến và giá trị xuất khẩu lớnnhư dự án sanr xuất các thiết bị vi điện tử như công ty FUJILSU, động cơ nhỏ MABUCHI, người máy rorze robotech...Các công ty của Đài loan, Hàn quốc quan tâm đến công nghiệp điện tử, giầy da dệt, chế biến nông sản phục vụ sản xuất nông nghiệp.Các đối tác châu âu và Mỹ có các dự án đầu tư gắn liền với công nghiệp chế biến khí và công nghiệp hoá chất.Các KCN phía nam thực hiện đa dạng hoá các dự án đầu tư trong khi các khu công nghiệp ở Hà nội và Hải phòng tập trung vào hai đối tác là Nhật bản và Hàn quốc
Nếu như những năm trước đây, đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao trong khu công nghiệp (chiếm khoảng 50% vốn đầu tư phát triển hạ tầng, gần 90%số dự án đầu tư và 93% vốn đầu tư của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp) thì từ năm 1998 đến nay hình thức đầu tư trong nước nhích dần. Đây là một biểu hiện tốt. Riêng 9 tháng đầu năm 1999 các KCN đã thu hút được 183 dự án, tăng 55% so với năm 1998. Với tổng vốn đăng kí là 632 triệu USD, tăng 54% so với năm 1998, trong đó có 75 dự án đầu tư nước ngoài vốn đăng kí là 425 triệu USD. Đầu tư trong nước có 108 dự án, vốn đăng kí 2.887 tỷ đồng Việt Nam, tăng 4 lần so với năm 1998. Như vậy tình hình thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN, KCX của Việt Nam mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á nhưng vẫn có các dấu hiệu khả quan.
II.3. Những thành quả và tồn tại trong KCN,KCX ở Việt Nam.
II.3.1. Những thành quả.
Hoạt động KCN đạt được kết quả tăng nhanh hơn so với nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp và KCN nói riêng.
Kết quả đạt được trong KCN, KCX( Triệu USD ).
Năm
Chỉ Tiêu
Giá trị sản lượng
Đóng góp xuất khẩu
1997
1.155
848
1998
1.871
1.300
1999
1.700
1.170
Năm 1997 đạt giá trị sản lượng 1.155 triệu USD, chiếm 15% giá trị sản xuất CN. Đóng góp cho xuất khẩu 848 triệu USD, gần bằng 10% giá trị xuất khẩu của cả nước, 47% giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 2 lần so với năm 1996.
Năm 1998 các KCN đạt giá trị sản lượng 1.871 Triệu USD chiếm gần 20% giá trị sản xuất CN, đóng góp cho xuất khẩu 1.300 triệu USD, bằng 14% giá trị xuất khẩu cả nước, 65% giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 50% so với năm 1997.
Trong 9 tháng đầu năm 1999 các KCN có giá trị sản lượng 1,7 tỷ USD chiếm 20% giá trị sản lượng CN của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 1,17 tỷ USD chiếm 13% giá trị xuất khẩu của cả nước. Cả 2 chỉ tiêu này tăng 30% so với cùng kì năm 1998.
Các KCN đã thu hút 13,7 vạn lao động, tạo ra sức mua cho Xã hội khoảng 1000 Tỷ đồng/năm.
Ngoài số lao động trực tiếp làm việc trong KCN, KCX, KCN, KCX đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động làm việc trong ngành dịch vụ, xây dựng cơ bản phục vụ cho các KCN.
Tay nghề công nhân, trình độ cán bộ quản lý được nâng lên. Mức lương và thu nhập của người dân cao hơn. Nhiều KCN đã trả lương người lao động với mức 1 triệu đồng/tháng. Công nhân làm việc trong KCN tại Bình Dương có mức lương trung bình là 680.000 đồng/tháng.
KCN tác động đến phát triển các cơ sở nguyên liệu, dịch vụ cho Nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản , mở rộng thị trường, hình thành các đô thị vệ tinh. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng và góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với văn minh tiến bộ và công bằng xã hội.
Đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển KCN, ngược lại KCN là địa bàn thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Những năm gần đây số dự án và số vốn đăng kí tăng nhanh. Nhiều dự án đầu tư đi vào hoạt động ổn định góp phần tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp với só lượng lớn, chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chính yếu tố này đã tạo nên tốc độ ổn định về giá trị xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây. Nhất là năm 1999 tốc độ tăng trưởng 23% gấp 3 lần kế hoạch.
Các doanh nghiệp không những thúc đẩy nền kinh tế phát triển với._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34980.doc