lời mở đầu
Xu thế hiện nay của thế giới là tự do hoá thương mại và đầu tư, trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động có vị trí ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Khai thác sử dụng đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả đang là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ban hành năm 1987, không ai có thể phủ nhận những đóng góp to
131 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu FDI của EU vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn mà nguồn vốn này đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Nói cách khác, Việt Nam không thể thiếu nguồn vốn này cho sự phát triển kinh tế nếu muốn hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và không muốn tụt hậu.
Sau hàng loạt sự kiện xảy ra trong thập kỷ 90, đặc biệt là sự sụp đổ của các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô cũ và cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng hụt hẫng do mất đi các thị trường truyền thống và sự suy giảm của các hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó, xuất hiện một yêu cầu mới là cần phải thường xuyên mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác, đầu tư với nhiều nước trên thế giới, nhất là với những nước phát triển cao, có công nghệ kỹ thuật tiên tiến như các nước EU. Tuy nhiên, cho đến nay dù các nhà đầu tư EU đã trở thành một trong ba nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam nhưng về tài chính cũng như kỹ thuật, lượng vốn đầu tư trực tiếp mà họ đưa vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam, phân tích những thành công cũng như trở ngại của hoạt động này không những sẽ giúp chúng ta hình dung đầy đủ hơn bức tranh đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, mà còn góp phần cung cấp những hiểu biết để đưa ra những chính sách, kiến nghị góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hơn nữa hoạt động này. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước EU.
Với những lý do đó, tôi chọn đề tài "Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" để nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp. Để viết bài, tôi đã sử dụng các phương pháp luận sau: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp và diễn giải, phương pháp liệt kê,...
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
Chương I : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương II : Thực trạng thu hút FDI của EU vào Việt Nam
Chương III : Các giải pháp đẩy mạnh FDI của EU vào Việt Nam
Chương I
tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để phân tích và đánh giá rõ ràng và đầy đủ về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam, trước hết chúng ta cần hiểu một số vấn đề về lý luận về đầu tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài, các hình thức, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặt khác chúng ta cũng xem xét các xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên Thế giới và ở Việt Nam để chuẩn bị cơ sở cho việc phân tích, đánh giá trong chương sau.
I. Khái niệm, đặc điểm và sự tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN):
1.Khái niệm đầu tư quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài :
Trong một vài thập niên trở lại đây, người ta đã được chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của hoạt động đầu tư quốc tế (ĐTQT) trên phạm vi toàn cầu. Nó cùng với thương mại quốc tế là hai xu hướng nổi bật nhất trong nền kinh tế Thế giới. Mặc dù ra đời sau hoạt động thương mại quốc tế, nhưng hoạt động ĐTQT đã chứng tỏ được vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, và nền kinh tế Thế giới.
Tuy có vai trò và sức ảnh hưởng to lớn như vậy, nhưng khái niệm về ĐTQT không phải là một khái niệm xa lạ và khó tiếp cận. ĐTQT thực chất là một quá trình kinh doanh trong đó vốn đầu tư được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh lời.
Yếu tố quốc tế trong ĐTQT thể hiện ở chỗ các bên hợp tác đầu tư có quốc tịch khác nhau, vì vậy mới có sự di chuyển vốn giữa các quốc gia mà các bên mang quốc tịch. ĐTQT là một quá trình diễn ra trong một thời gian dài, có thể từ 5 đến 20 năm và có thể lên tới 50 năm hoặc lâu hơn. Vốn ĐTQT được biểu hiện dưới nhiều hình thức, có thể là tiền mặt, giấy tờ có giá trị, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, quyền sử mặt dụng đất, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật hay nhãn hiệu hàng hoá, kinh nghiệm quản lý hay danh tiếng của công ty, v.v… Lợi ích mà hoạt động ĐTQT đem lại cũng rất đa dạng, không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn có cả lợi ích chính trị văn hoá - xã hội, lợi ích về môi trường. ĐTQT được chia ra thành hai loại hình đầu tư cơ bản: Đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Với phạm vi đề án này, tôi chỉ đề cập đến loại hình đầu tư trực tiếp trong ĐTQT, hay còn gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN).
ĐTTTNN (Foreign Direct Investment – FDI) là một hình thức di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.
Thực chất, ĐTTTNN là việc các công ty nước ngoài đầu tư vốn vào nước sở tại, nhằm xây dựng các cơ sở sản xuất và làm chủ toàn bộ hoặc từng phần cơ sở đó. Nói khác đi, đây chính là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, và điều đó cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành dự án đầu tư có toàn bộ hoặc một phần số vốn của họ.
Trong hoạt động ĐTTTNN, nước đi đầu tư được gọi là nước chủ nhà, còn nước tiếp nhận vốn đầu tư được gọi là nước sở tại.
Hoạt động ĐTQT nói chung và hoạt động ĐTTTNN nói riêng hình thành không chỉ đơn thuần là do mong muốn của các nhà đầu tư hay của các quốc gia đi đầu tư, mà đó chính là một tất yếu khách quan.
2. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
ĐTTTNN hình thành là do sự cần thiết khách quan và khả năng sẵn có của các quốc gia, thể hiện ở một số điểm sau :
- Do sự gặp gỡ lợi ích giữa các bên trong hoạt động ĐTTTNN:
+ Đối với bên đi đầu tư: Do có nhiều vốn và cạnh tranh khốc liệt nên tỷ suất lợi nhuận của vốn giảm, ĐTTTNN sẽ giúp họ tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao, xâm chiếm thị trường và tránh được hàng rào thuế quan và phi thuế quan (trong xu hướng bảo hộ mậu dịch). Từ đó hình thành nên những tập đoàn lớn, đa quốc gia và xuyên quốc gia.
+ Đối với bên tiếp nhận vốn đầu tư: Do thiếu vốn tích luỹ, do nhu cầu tăng trưởng, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên tiến... để khai thác tài nguyên, tạo việc làm cho dân cư, và đặc biệt đối với các nước đang phát triển, thu hút vốn ĐTTTNN còn bảo đảm cho nhu cầu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH).
- Do nhu cầu giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng công trình có quy mô và cần hoạt động vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều nước, chẳng hạn như việc xây dựng các đường ống dẫn dầu và khí đốt, xây dựng hệ thống lưới điện xuyên Châu Âu, xây dựng tuyến cáp quang nối liền nhiều nước Châu á.
Những nguyên nhân cơ bản trên đây khiến cho hoạt động đầu tư quốc tế hình thành và phát triển với quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, khác với loại hình đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp trong ĐTQT có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đó là do những đặc điểm riêng của loại hình đầu tư này.
3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Dựa trên cơ sở phân biệt giữa đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp trong ĐTQT, căn cứ vào thực tiễn hoạt động ĐTTTNN trên thế giới, có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật sau đây về ĐTTTNN:
* Các chủ đầu tư nước ngoài thực hiện việc đầu tư trên nước sở tại nên ngoài việc phải tuân thủ luật pháp nước chủ nhà, luật pháp quốc tế, còn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật của nước sở tại đề ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động ĐTTTNN của các nước thường là Luật đầu tư nước ngoài.
* Các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tùy theo quy định của luật đầu tư của mỗi nước. Vốn pháp định trong dự án ĐTTTNN là vốn tự có của chủ đầu tư được quy định theo luật đầu tư. Sau khi góp vốn hợp lệ, nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành dự án đầu tư. ở Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài quy định tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài tối thiểu không dưói 30% vốn pháp định và không quy định giới hạn vốn tối đa. ở Mỹ tỷ lệ này được quy định là 10%, một số nước khác là 20%.
* Quyền quản lý dự án đầu tư phụ thuộc vào mức độ góp vốn của mỗi bên, và sự hoạt động dưới bất cứ hình thức nào của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại. Chẳng hạn, nếu vốn góp của nhà đầu tư là 100% thì nhà đầu tư nước ngoài có toàn quyền quản lý doanh nghiệp, và quyền này sẽ bị giảm đi nếu tỷ lệ vốn góp giảm xuống.
* Lợi nhuận mà chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định. Phần lợi nhuận này thường được các nhà đầu tư chuyển về nước sau khi đã nộp một khoản thuế hoặc cũng có thể được sử dụng để tái đầu tư ở nước sở tại.
* Hoạt động ĐTTTNN được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sáp nhập các doanh nghiệp vốn với nhau. Hoạt động ĐTTTNN thực hiện ở nước sở tại, nên toàn bộ quá trình từ đăng ký, triển khai, đến vận hành và kết thúc dự án ĐTTTNN phải chịu sự điều chỉnh của Bộ luật tương ứng, thường là luật đầu tư nước ngoài. Ví dụ ở Việt Nam, hoạt động ĐTTTNN chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987, ngoài ra còn có trên 90 văn bản dưới luật do Chính phủ và các Bộ ban hành nhằm quy định chi tiết việc thi hành đầu tư tại Việt Nam, chẳng hạn như Thông tư số 12/BKH của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Nghị định 24/CP của Chính phủ Việt Nam ban hành năm 2000.
Ngoài ra, hoạt động ĐTTTNN còn mang một số đặc điểm mới sau:
* Hiện tượng đa cực và đa biên trong ĐTTTNN là hiện tượng đặc thù không chỉ gồm nhiều bên với tỷ lệ vốn góp khác nhau mà còn có các hình thức khác nhau của tư bản như tư bản tư nhân và Nhà nước cùng tham gia.
* Tồn tại hiện tượng hai chiều trong ĐTTTNN: hiện tượng một nước vừa tiếp nhận vốn đầu tư từ nước khác, vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước với nhau.
* Do quyền lợi của chủ đầu tư gắn liền với lợi ích do đầu tư đem lại cho nên có thể lựa chọn kỹ thuật, công nghệ thích hợp, nâng cao trình độ quản lý, tay nghề cho công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư.
* ĐTTTNN liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia và sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
Với những đặc điểm trên ĐTTTNN đã có những tác động rất lớn đối với cả quốc gia đi đầu tư lẫn quốc gia tiếp nhận đầu tư.
II. vai trò của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài:
ĐTTTNN là một hoạt động có phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn và mang tính hai mặt. Nó không chỉ tác động lên nước đầu tư mà còn ảnh hưởng đối với nước tiếp nhận đầu tư.
1. Vai trò đối với nước chủ nhà:
Đối với nước chủ nhà, ĐTTTNN đem lại cho họ những lợi ích sau:
- Thứ nhất, bằng hoạt động ĐTTTNN các chủ đầu tư có khả năng trực tiếp kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, do đó có thể khai thác hiệu quả số vốn của họ. Đây là ưu điểm vượt trội so với loại hình đầu tư gián tiếp, trong đó chủ đầu tư không trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn ra mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc cho vay để kiếm lời qua lãi cho vay hay lợi tức cổ phần.
- Thứ hai, Thông qua hình thức ĐTTTNN, các chủ đầu tư có thể chiếm lĩnh thị trường nước ngoài và tiếp cận được nguồn nguyên liệu của nước sở tại mà không phải chịu chi phí nhập khẩu và chi phí vận chuyển. Thay vì việc xuất khẩu vào một thị trường nào đó, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp sản xuất và cho tiêu thụ sản phẩm ngay trên thị trường này thông qua ĐTTTNN. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài còn tận dụng được nguồn nguyên liệu ở nước sở tại mà không phải nhập khẩu từ một nước thư ba. Chẳng hạn, Công ty Honda của Nhật Bản từ khi đầu tư vào Việt Nam đã chuyển hẳn từ việc xuất khẩu trực tiếp xe máy vào Việt Nam sang sản xuất linh kện và lắp ráp tại chỗ, khiến cho giá thành một chiếc xe máy giảm đáng kể mà chất lượng vẫn không bị hạn chế.
- Thứ ba, các chủ đầu tư nước ngoài có thể tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ, giúp họ giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động. Bởi vì, ở những nước tiếp nhận vốn (thường là nước chậm và đang phát triển) thì mức sống cũng như mức lương là rất thấp, nguồn lao động lại dồi dào, do đó làm giảm đáng kể chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp ĐTTTNN. Có thể lấy trường hợp Nhà máy bia Đông Nam á (bia Halida và Carlbergs) của Đan Mạch tại Việt Nam làm ví dụ. Nhờ nắm bắt được thị hiếu của người Việt Nam nên Nhà máy đã có doanh thu vượt vốn đầu tư vốn đầu tư ban đầu mặc dù vốn thực hiên mới chỉ đạt 50%.
- Thứ tư, do xây dựng được các doanh nghiệp trong lòng nước sở tại mà các chủ ĐTTTNN tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước đó, đồng thời có thể nắm bắt được thông tin về thị trường, như quan hệ cung cầu, thị hiếu của khách hàng và kịp thời cải thiện mẫu mã chất lượng sản phẩm. Đây là lợi thế hơn hẳn so với việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước sở tại.
- Thứ năm, ĐTTTNN giúp các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, chuyển giao những máy móc, thiết bị lão hoá sang các nước đang và kém phát triển. Ví dụ như những nước chuẩn bị chuyển sang sử dụng công nghệ nguồn như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… thì những nước chậm và đang phát triển trở thành thị trường nhập khẩu những công nghệ thế hệ cũ của các nước này.
- Thứ sáu, ĐTTTNN còn giúp nước chủ nhà bành trướng sức mạnh về kinh tế, nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế... Thường những nước có tiềm lực kinh tế lớn và có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế thế giới như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản… là những nước đầu tư đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới.
Tuy vậy, ĐTTTNN cũng thể hiện tính 2 mặt của nó ngay cả với nước chủ nhà. Mặt tiêu cực của hoạt động này thể hiện ở việc làm giảm một nguồn vốn đáng kể ở nước đi đầu tư. Vốn là 1 nguồn lực quan trọng của mọi quốc gia việc di chuyển nó ra khỏi biên giới không chỉ khiến cho nước đi đầu tư mất đi nguồn lực này nà còn làm thâm hụt cán cân thanh toán. ĐTTTNN cũng buộc nước phải san sẻ 1 phần công nghệ mới và những kinh nghiệm quản lý đã tích góp được của mình. Đó là chưa kể đến những rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải ở nước tiếp nhận khi thực hiện hoạt động đầu tư. Nhưng dù có rủi ro đến mức nào đi nữa thì ĐTTTNN cũng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Lợi ích của nước đi đầu tư thì có thể nhìn thấy một cách rõ ràng như vậy, tuy nhiên, đứng ở góc độ nước tiếp nhận thì việc đánh giá tác động của việc ĐTTTNN phải được xem xét trên nhiều khía cạnh, nhiều mặt.
2. Vai trò đối với nước sở tại:
2.1. Nước sở tại là nước phát triển:
Hiện nay dòng chảy của tư bản quốc tế đang đổ dồn vào các nước công nghiệp phát triển như Mỹ và Tây Âu. Những nước này trở thành những trung tâm thu hút vốn lớn nhất thế giới. Đối với những quốc gia này, ĐTTTNN đã giúp tái cơ cấu nền kinh tế, hiện đại hoá những ngành công nghiệp quan trọng, phát triển các ngành mũi nhọn... Và một số những lợi ích cơ bản sau:
* Giúp giải quyết khó khăn về vấn đề kinh tế - xã hội như thất nghiệp và lạm phát. Đây là 2 vấn đề mà nhiều nước phát triển đang phải đương đầu, khi dòng vốn ĐTTTNN chảy vào, các công ty, các doanh nghiệp mọc lên và thu hút nhiều lao động trực tiếp, đồng thời tạo ra một đội ngũ lao động gián tiếp hoạt động trong các ngành dịch vụ, bổ trợ. Bên cạnh đó các công ty, các doanh nghiệp này sẽ tạo ra một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ phong phú và đa dạng trên thị trường, góp phần làm giảm nguy cơ tăng giá và kìm chế lạm phát.
* Cứu nguy cho một số xí nghiệp trên bờ vực phá sản thông qua việc mua lại của các chủ ĐTTTNN. Khi đó, các công ty sẽ thoát khỏi cảnh nợ nần và có cơ hội phát triển trở lại, giữ vững chỗ đứng và danh tiếng trên thị trường. Đối với các công ty lớn thì việc bị phá sản sẽ dẫn đến phản ứng dây truyền trên thị trường và tác động xấu đến thị trường chứng khoán, chẳnh hạn như vụ sụp đổ của tập đoàn năng lượng Enron và công ty kiểm toán Arthur Anderson của Mỹ năm 2001.
* Tăng thu ngân sách thông qua việc thu các loại thuế. Chẳng hạn như thuế thu nhập, thuế chuyển lợi nhuận về nước, thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT… nhà nhà đầu tư nước ngoài phải nộp cho nước sở tại. Đây là một trong những nguồn bổ sung lớn vào ngân sách quốc gia của các nước phát triển.
* Tạo ra môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại. ở các nước phát triển, cơ chế thị trường rất phát triển và có tính cạnh tranh cao, khi các nhà ĐTTTNN thâm nhập vào sẽ mở rộng thêm sân chơi này, làm tăng động lực phát triển kinh tế.
* Giúp trao đổi kinh nghiệm quản lý và chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh.v.v... Đó chính là kết quả được tạo ra do mối quan hệ giữa các doanh nghiệp nước sở tại và các doanh nghiệp ĐTTTNN. Cũng nhờ đó mà các doanh nghiệp nước sở tại tích trữ được những kinh nghiệm về đầu tư và thâm nhập thị trường nước ngoài.
2.2. Nước sở tại là nước chậm và đang phát triển
Bên cạnh dòng vốn đổ xô vào các nước tư bản phát triển, còn có một lưu lượng vốn lớn chảy vào các nước chậm và đang phát triển. Đối với những nước này, tác động của hoạt động ĐTTTNN được đánh giá trên hai mặt cơ bản: mặt tích cực và mặt tiêu cực.
Hoạt động ĐTTTNN ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng đặc biệt của nó đối với những nước chậm và đang phát triển, thể hiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất, ĐTTTNN bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới.
Vốn là một yếu tố quan trọng của tăng trưởng, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế. Nhiều nhà kinh tế đã giải thích sự nghèo khó của các nước chậm và đang phát triển thông qua cái "vòng luẩn quẩn" mà các nước này đang phải đối mặt. Đó là: Do sản lượng và thu nhập thấp, nên tích luỹ và đầu tư phát triển thấp, do đầu tư phát triển thấp nên trình độ khoa học công nghệ thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp, kết quả là sản lượng và thu nhập thấp... Cái "vòng luẩn quẩn" này cứ tiếp diễn và quốc gia đó sẽ không phát triển nếu như không có một "cú huých" từ bên ngoài. Đó chính vốn ĐTTTNN.
Thiếu vốn tích luỹ đã hạn chế quy mô và hạn chế đổi mới kinh tế, gây ra tình trạng mất cân đối trong xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán thường xuyên bị thâm hụt, thiếu dự trữ ngoại tệ... Vì vậy, ĐTTTNN sẽ thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu và làm tăng thu ngoại tệ, cải thiện tình trạng của cán cân thanh toán thâm hụt. Thực tế cho thấy, trong 3 thập kỷ qua các nước công nghiệp mới (NICs) Châu á đã nhận được trên 50 tỷ USD vốn ĐTTTNN, đây là nhân tố quan trọng giúp các nước này trở thành những con rồng Châu á (Theo: Giáo trình sau đại học, môn: Kinh tế quốc tế).
Thông qua vốn ĐTTTNN, nhiều nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên,…) được khai thác và đưa vào sử dụng tương đối có hiệu quả; đồng thời, các quốc gia này cũng chủ động hơn trong bố trí cơ cấu vốn đầu tư; dành nhiều vốn ngân sách, vốn đầu tư trong nước cho đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào những vùng khó khăn, tạo tốc độ tăng trưởng đồng đều va hợp lý giữa các vùng.
ở những nước chậm và đang phát triển, một bộ phận vốn lớn đang nằm trong tay dân cư. Hoạt động ĐTTTNN là động lực huy động được nguồn vốn này đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các nước này tiếp thu được cách quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.
- Thứ hai, ĐTTTNN giúp cho các nước chậm và đang phát triển tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế nâng cao năng lực xuất khẩu. Các nước này đã sử dụng nguồn vốn ĐTTTNN như là một lá bài chính trong chiến lược "công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu". Một số nước có tỷ lệ đóng góp của tư bản nước ngoài vào việc xuất khẩu khá lớn, chẳng hạn như Xingapo là 72,1%, Braxin 32,2%, Mêxicô 32,1%, Đài Loan 25,6%, Hàn Quốc 24,6%, áchentina 24,9%, Thái Lan 23,7%... (Nguồn: Giáo trình sau đại học, môn: Kinh tế quốc tế), khi tỷ trọng xuất khẩu trong GDP tăng lên cũng có nghĩa là độ mở của nền kinh tế tăng lên. Điều đó giúp cho các nước chậm và đang phát triển tham gia tích cực hơn vào tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá.
Chẳng hạn ở Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) của khu vực ĐTTTNN tăng khá nhanh: trong 8 năm 1988- 1995 đạt trên 1,12 tỷ USD, thời kỳ 1996-2002 đạt trên 18,775 tỷ USD, tăng hơn 15 lần so với 8 năm trước và chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước (Nguồn: Vụ Đầu tư nước ngoài - Bộ KH & ĐT). Ngoài ra, khu vực ĐTNN đã góp phần mở rộng thị trường trong nước; thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, đặc biệt là khách sạn, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, dịch vụ tư vấn pháp lý, công nghệ; tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với các thị trường quốc tế.
- Thứ ba, ĐTTTNN góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở các nước chậm và đang phát triển theo hướng công nghệp hoá, hiện đại hoá và đưa nền kinh tế các nước này tham gia vào phân công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ.
Hoạt động ĐTTTNN tập trung chủ yếu vào các ngành quan trọng của nền kinh tế, chẳng hạn như các lĩnh vực: công nghiệp chế tạo, công nghiệp lắp ráp có trình độ công nghệ tương đối cao. Khi tỷ trọng ngành công nghiệp ổn định trong nền kinh tế đã tăng lên thì các nước này có thể tham gia vào việc phân công lao động quốc tế thông qua việc chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh đối với phần còn lại của thế giới.
Đối với Việt Nam, hoạt động ĐTTTNN trong những năm đầu (ngoài dầu khí) tập trung nhiều vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản (khách sạn, văn phòng cho thuê...), nhưng trong thời kỳ 1996-2002 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất vật chất với cơ cấu ngành nghề hợp lý hơn, hướng vào sản xuất, chế biến xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng; trong đó, ĐTTTNN trong các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 56% vốn đăng ký và 73% vốn thực hiện (so với tỷ lệ tương ứng là 52,7% và 56% thời kỳ 1991-1995). Cơ cấu ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ chuyển dịch mạnh, trong thời kỳ 1996-2002, các dự án kinh doanh bất động sản giảm 52%, trong khi các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật (viễn thông, dịch vụ kỹ thuật) tăng 1,4 lần 8 năm trước (Nguồn: Vụ Đàu tư nước ngoài - Bộ KH & ĐT).
- Thứ tư, hoạt động ĐTTTNN giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm và phát triển nguồn nhân ở các nước chậm và đang phát triển.
Thông qua việc đầu tư mới, hoặc mở rộng quy mô của các đơn vị kinh tế, ĐTTTNN đã tạo ra phần lớn công ăn việc làm cho người lao động, qua đó làm tăng thu nhập của người dân. Chẳng hạn, ở Xingapo, Braxin, Mêxcô, tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN trong tổng số lao động lần lượt là: 54%, 23%, 21% (Theo: Giáo trình sau đại học môn: Kinh tế quốc tế), đây là những tỷ lệ tương đối cao và có ý nghĩa lớn trong việc giảm thất nghiệp ở các nước này.
ở Việt Nam, cho đến năm 2002, khu vực ĐTTTNN đã thu hút trên 35 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng dịch vụ.... Một số lượng đáng kể người lao động đã được đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài. Qua hợp tác đầu tư, người lao động được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế lao động mới. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp từng bước được cải thiện. Đội ngũ cán bộ Việt Nam trong lĩnh vực ĐTNN ngày một trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quản lý.
- Thứ năm, ĐTTTNN giúp cho các nước chậm và đang phát triển tiếp thu được nguồn công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư nước ngoài.
Phần lớn công nghệ hiện có ở các nước này là công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, bên cạnh đó, khả năng quản lý kém hiệu quả. Hơn nữa, việc nhập khẩu công nghệ hiện đại của nước ngoài đòi hỏi một khoản ngoại tệ rất lớn. Trong khi đó, ĐTTTNN có sự quản lý trực tiếp của nhà quản lý đầu tư, do đó họ sẽ lựa chọn được công nghệ thích hợp và đưa ra phương pháp quản lý hiệu quả. Như vậy, ĐTTTNN là một kênh chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý quan trọng đối với các nước chậm và đang phát triển.
Chẳng hạn ở Việt Nam, ĐTTTNN đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế. Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được du nhập vào nước ta, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử, tin học, ôtô, xe máy,... tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Ví dụ như công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi, lắp đặt tổng đài kỹ thuật số, rôbốt; dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử; công nghệ chế tạo máy biến thế, cáp thông tin, cáp điện,... Nhìn chung trang thiết bị đồng bộ, có trình độ cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực. Vấn đề bảo vệ môi trường cũng được các doanh nghiệp ĐTTTNN rất quan tâm. Bên cạnh đó, các dự án ĐTTTNN sử dụng nhiều lao động được khuyến khích đầu tư, nhất là trong lĩnh vực gia công, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, đầu tư vào KCN, KCX,....
-Thứ sáu, ĐTTTNN góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và Thế giới.
Đối với những nước chậm và đang phát triển, việc thoát khỏi thế cô lập và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là một chiến lược hợp lý trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế Thế giới. Thông qua hoạt động ĐTTTNN, các nước này có cơ hội tiếp cận với các nước phát triển, các công ty xuyên quốc gia (TNCs), qua đó cũng đưa được hình ảnh của mình ra Thế giới. Với vai trò này của ĐTTTNN, có thể lấy Việt Nam làm một ví dụ điển hình. Cho đến hết năm 2002, đã có trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án ĐTTTNN ở Việt Nam, và trên 80 TNCs nằm trong danh sách 500 TNCs hàng đầu trên Thế giới đầu tư ở Việt Nam. Bên cạnh đó, ĐTTTNN đã góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập ASEAN, ký Hiệp định khung với EU, bình thường hoá quan hệ và ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ; tăng cường thế và lực của nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế). Chính những đổi mới của nền kinh tế nói chung, về môi trường kinh doanh trong lĩnh vực ĐTNN nói riêng những năm qua cũng góp phần quan trọng trong việc khôi phục và gia tăng nguồn vốn ODA cho Việt Nam từ năm 1993 đến nay (Nguồn: Vụ Đầu tư nước ngoài - Bộ KH & ĐT).
-Thứ bảy, ĐTTTNN giúp các nước chậm và đang phát triển từng bươc thực hiện việc đầu tư ra nươc ngoài để mở rộng thị trường.
Đây chính là một đặc điểm mới của hoạt động ĐTTTNN hiện nay (như đã trình bày trong phần I, 2). Tình hình phổ biến trên thế giới hiện nay là các nước phát triển không chỉ đầu tư ra nước ngoài mà còn là nước tiếp nhận ĐTTTNN lớn nhất (chiếm khoảng 91,5% tổng vốn đầu tư ra ngoài và 73,5% tổng vốn ĐTTTNN nhận vào); đồng thời, nhiều nước đang phát triển, nhất là các nước công nghiệp mới cũng từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài (chiếm khoảng 26,5% tổng vốn ĐTTTNN nhận vào và 8,5% tổng vốn đầu tư ra ngoài) (Nguồn: Vụ Đầu tư nước ngoài - Bộ KH & ĐT). Việc đồng thời tiếp nhận vốn và đầu tư ra ngoài là xu hướng khách quan của toàn cầu hoá, tạo nên dòng đối lưu trong luân chuyển vốn quốc tế. Cánh kéo giữa hai dòng đối lưu này phụ thuộc quan trọng vào trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và ngày càng thu hẹp cùng với trình độ phát triển cao hơn của nền kinh tế.
Đến 31/12/2002, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 72 dự án đầu tư ra 19 nước và vùng lãnh thổ, với số tổng số vốn đầu tư khoảng 181 triệu USD, chủ yếu trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, dầu khí ngoài khơi, thương mại - dịch vụ, xây dựng. Tuy số dự án chưa nhiều và quy mô còn nhỏ, nhưng đây là hướng đi đúng, phù hợp với xu hướng chung, mở ra khả năng đầu tư vào các dự án có hiệu quả về nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng dân dụng, thủ công mỹ nghệ, dầu khí,... tại Lào, Campuchia, Liên bang Nga, Hồng Kông, Singapore, Trung Cận Đông. Thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ và lao động ra nước ngoài. (Xem phụ lục 2)
- Thứ tám, ĐTTTNN giúp hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, thủ tục hành chính ở các nươc chậm và đang phát triển.
Đây là kết quả của quá trình ban hành và sửa đổi liên tục các đièu luật và các thể chế, chính sách cũng như cơ nhế hành chính ở nước sở tại, với mục tiêu: cải tạo môi trường đầu tư để đẩy mạnh khả năng thu hút vốn ĐTTTNN.
ở Việt Nam, trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản luật pháp, chính sách quan trọng về ĐTNN như: Luật ĐTNN năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung Luật ĐTNN, và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Dầu khí năm 2000; các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật ĐTNN của Chính phủ (như: Nghị định 12/CP, Nghị định 10/1998/NĐ-CP, Nghị định 24/2000/NĐ-CP, Chỉ thị số 11/1998/CT-TTg và Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Những chính sách tập trung vào tháo gỡ khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế cho các doanh nghiệp ĐTNN (như miễn giảm thuế, tiền thuê đất, cho dãn, hoãn, tiến độ hoặc thay đổi mục tiêu dự án, giảm chi phí đầu tư); đơn giản hoá thủ tục đầu tư, mở rộng quyền tự chủ của các doanh nghiệp ĐTTTNN, khuyến khích ĐTTTNN vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn cần thu hút vốn ĐTTTNN..., được các nhà đầu tư đánh giá cao.
Mặc dầu ĐTTTNN đem lại những lợi ích lớn cho các nước chậm và đang phát triển nhưng những lợi ích đó luôn đi kèm với những tác động tiêu cực. Mặt trái của hoạt động ĐTTTNN thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Một là, ĐTTTNN dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan, huỷ hoại tài nguyên môi trường nếu như công tác quy hoạch ở nước sở tại kém hiệu quả. Chính phủ của các nước chậm và đang phát triển có vai trò quyết định trong việc điều tiết cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng... có lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, việc làm trên đôi khi lại đi trái với lợi ích của các chủ đầu tư ngoại quốc, vì các dự án ĐTTTNN thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận hơn là những lợi ích cho xã hội. Do vậy, các nước chậm và đang phát triển phải luôn thận trọng trong quá trình quy hoạch đầu tư, thẩm định và quản trị các dự án ĐTTTNN.
- Hai là, cơ cấu đầu tư nước ngoài ở các nước chậm và đang phát triển thường bất hợp lý. Nếu nước sở tại k._.hông chủ động điều chỉnh được cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng... theo ý muốn đây sẽ là nguy cơ của sự phát triển không đều giữa các ngành các ngành, vùng kinh tế.
- Ba là, công nghệ chuyển giao trong ĐTTTNN thường là công nghệ lạc hậu, cũ kỹ, giá cao, gây ô nhiễm môi trường và được chuyển giao một cách nhỏ giọt, khiến cho các nước sở tại luôn phải chạy theo công nghệ của nước ngoài, gây tốn kém thời gian và tiền của.
- Bốn là, khả năng góp vốn của các nước chậm và đang phát triển còn hạn chế. Đối với các nước này, vốn góp trongliên doanh với doanh nghiệp nước ngoài thường là giá trị quyền sử dụng đất nên tỷ lệ vốn góp không đáng kể. Trong khi đó các nước này thiếu cơ chế huy động các nguồn lực khác nhau để góp vốn liên doanh với nươc ngoài. Do đó, tỷ lệ lợi nhuận phân chia thường là thấp và ít có quyền lợi và ảnh hưởng trong liên doanh.
- Năm là, môi trường đầu tư ở các nước chậm và đang phát triển thường kém hấp dẫn. Đây là nguyên nhân mà phần lớn dòng vốn đầu tư đổ dồn vào các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.v.v.
- Sáu là, trong các dự án ĐTTTNN, do phía nước tiếp nhận thiếu kinh nghiệm quản lý nên thường bị thua thiệt. Chẳng hạn việc quản lý tài chính không rõ ràng dẫn đến tình trạng trốn thuế, làm giải nguồn thu ngân sách. Hơn nữa tinh trạng chung của các nước chậm và đang phát triển là sự thiếu năng lực của cán bộ quản lý, gây ra sự kém hiệu quả của hoạt động ĐTTTNN.
Nói tóm lại, những tác động trên đây của ĐTTTNN mới chỉ được nhìn nhận một cách chung nhất. Đối với mỗi quốc gia thì hoạt động ĐTTTNN lại có những ảnh hưởng riêng biệt do đặc thù của quốc gia đó. Đôi khi, những tác động trên lại phụ thuộc vào hình thức ĐTTTNN mà nhà đầu tư lựa chọn ở nước sở tại.
III. Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong thực tiễn, hoạt động ĐTTTNN có nhiều hình thức tổ chức khác nhau, trong đó có 4 hình thức phổ biến là:
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng;
- Doanh nghiệp liên doanh;
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
-Hình thức đầu tư theo phương thức BOT, BT, BTO.
Mỗi hình thức có những đặc trưng riêng, cụ thể từng hình thức như sau:
1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hay còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức mà các bên đối tác (bên nước ngoài và bên nước sở tại) sẽ hợp tác kinh doanh với nhau theo một hợp đồng kinh doanh.
Hình thức này không hình thành nên một pháp nhân ở nước sở tại, mà nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện của mình. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của các bên được tiến hành theo nội dung và các điều lệ của hợp đồng.
Theo Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trong đó bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng nhau thực hiện hợp đồng được ký kết giữa hai bên về việc cùng phối hợp với nhau trong sản xuất hoặc tiêu thụ một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó với sự quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông thường, hình thức này chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng số vốn ĐTTTNN. Do hình thức này khó thực hiện trên thực tế và hiệu quả đem lại thường không cao.
2. Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh (DNLD) là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ ở cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng quản lý, và cùng phân phối kết quả kinh doanh nhằm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ DNLD phù hợp với khuôn khổ luật pháp nước sở tại.
Khác với hình thức Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, hình thức DNLD có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Đặc trưng về pháp lý:
+ Trước hết, DNLD là một pháp nhân của nước sở tại. Do đó, doanh nghiệp này phải hoạt động theo luật pháp của nước sở tại. Hình thức pháp lý của liên doanh là do các Bên thoả thuận phù hợp với các quy định của Pháp luật nước sở tại. Ví dụ, ở Việt Nam hiện nay mới chỉ cho phép các DNLD hoạt động với hình thức công ty TNHH. ở nhiều nước, DNLD còn được phép hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm vô hạn, các hiệp hội góp vốn...
+ Bên cạnh đó, quyền quản lý doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, có nghĩa là bên nào có tỷ lệ góp vốn cao thì sẽ nắm vững vị trí chủ chốt và quan trọng trong bộ máy quản lý.
+ Sau nữa, quyền lợi và nghĩa vụ của các Bên được ghi trong hợp đồng liên doanh và điều lệ của DNLD.
- Đặc trưng về kinh tế - tổ chức:
+ Về tổ chức, Hội đồng quản trị của DNLD là môi hình tổ chức chung cho mọi DNLD không phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hai ngành nghề hoạt động. Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của DNLD.
+ Về kinh tế, luôn có sự gặp gỡ và phân chia lợi ích giữa các Bên trong liên doanh. Lợi nhuận trong DNLD được phân chia theo tỷ lệ vốn góp.
- Đặc trưng về kinh doanh:
Trong liên doanh, các Bên đối tác cùng góp vốn, cùng sở hữu nên thường xuyên phải cùng nhau bàn bạc để giải quyết mọi vấn đề cần thiết và nảy sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Các quyết định kinh doanh có thể được đưa ra theo nguyên tắc nhất trí hoặc quá bán.
- Đặc trưng về văn hoá - xã hội:
Trong DNLD cũng luôn có sự cọ xát, gặp gỡ giữa các nền văn hoá khác nhau, được thể hiện ở sự khác biệt về ngôn ngữ, triết lý kinh doanh, lối sống, tập quán, ý thức pháp luật... Điều này dễ dẫn đến những mâu thuẫn giữa các bên đối tác, và có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ DNLD.
Ưu điểm của hình thức này là giúp cho nước sở tại tránh được những sự kiểm soát của nước ngoài, đồng thời giúp bên đối tác nước ngoài hạn chế được rủi ro của môi trường kinh doanh và có thể dựa vào liên doanh để xâm nhập thị trường nước tiếp nhận vốn. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là thường xảy ra những bất đồng, mâu thuẫn giữa cac bên trong liên doanh (bên nước sở tại và bên nước đầu tư) do sự chênh lệch về trình độ, kinh nghiệm và khoảng cách về văn hóa, ngôn ngữ,… Do đó, hình thức DNLD thích hợp với quá trình ĐTTTNN ở thời kỳ đầu. Những đặc điểm này hoàn toàn khác biệt với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (DN 100% VNN) là một thực thể kinh doanh quốc tế, có tư cách pháp nhân trong đó các nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn pháp định, tự quản lý doanh nghiệp và tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết kinh doanh của doanh nghiệp.
So với DNLD, DN 100% VNN có một số đặc trưng khác biệt sau:
- Đặc trưng về pháp lý:
+ DN 100% VNN cũng là pháp nhân của nước sở tại, nhưng toàn bộ doanh nghiệp lại thuộc sở hữu của người nước ngoài.
+ Hình thức hợp pháp của DN 100% VNN là do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong khuôn khổ luật pháp nước sở tại. Ví dụ, ở Việt Nam, hình thức hợp pháp của DN 100% VNN là công ty TNHH.
+ Quyền quản lý doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn chịu trách nhiệm.
- Đặc trưng về kinh tế - tổ chức:
+ Mô hình tổ chức của DN 100% VNN là do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong khuôn khổ pháp luật nước sở tại
+ Về kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm về mọi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và được hưởng toàn bộ kết quả kinh doanh sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nước sở tại.
- Đặc trưng về kinh doanh:
Khác với DNLD, nhà đầu tư nước ngoài có toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong DN 100% VNN. Môi trường kinh doanh ở nước sở tại thường xuyên tác động, chi phối rất lớn đến kết quả và quy mô của họat động kinh doanh của DN 100% VNN.
- Đặc trưng về văn hoá - xã hội:
Trong DN 100% VNN cũng có sự gặp gỡ, cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhau, nhưng sự khác biệt chỉ phát sinh trong quan hệ giữa nhà đầu tư nước ngoài với người lao động là dân bản sứ bên mức độ và tính chất cọ xát ít hơn so với DNLD.
Với những đặc trưng trên, DN 100% VNN có ưu điểm là hạn chế được những mâu thuẫn, bất đồng của nhà đầu tư đối với nước sở tại, do đó, nhà đầu tư có thể độc lập điều hành hoạt động của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Nhược điểm lớn nhất của hình thức này là nhà đầu tư phải đối mặt với một thị trường mới lạ, chứa đựng nhiều rủi ro và nhà đầu tư cũng chưa có kinh nghiệm, kiến thức về phong tục, tập quán, luật pháp cũng như thông tin về bạn hàng và các mối quan hệ làm ăn. Do vậy, DN 100% VNN thường xuất hiện trong giai đoạn sau của quá trình ĐTTTNN, khi mà nhà đầu tư đã tích tụ được một số kinh nghiệm làm ăn ở nước sở tại, đồng thời nước sở tại hoàn toàn có khả năng kiểm soát đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.
4.Hình thức đầu tư theo phương thức BOT
Hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) cùng các hình thức: hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), thực chất là những dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Đây là các dạng đầu tư đươc áp dụng đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Với hình thức BOT, các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng, kinh doanh công trình trong một tời gian đủ để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Sau khi dự án kết thúc, toàn bộ công trình sẽ được chuyển giao cho nước sở tại mà không thu bất cứ khoản tiền nào. Đối với hình thức BTO, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho nước sở tại. Chính phủ nước sở tại giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Đối với hình thức BT, sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại, nước sở tại sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
Cả ba dạng đầu tư trên đều đem lại lợi ích lâu dài cho nước tiếp nhận đầu tư, thông qua những dự án phát triển cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật. Đây là những dự án đòi hỏi vốn lớn và thời gian tu hồi vốn khá dài. Do đó, nó thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn ĐTTTNN. Bên cạnh đó, do hình thực BOT có lợi cho nhà đầu tư hơn nên các nhà đầu tư thường chọn hình thức này hơn là các hình thức BTO hay BT. Cũng vì lý do này mà từ đây, các dạng đầu tư trên gọi chung là hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hay hình thức BOT).
Dù hoạt động dưới bất cứ hình thức nào, quá trình ĐTTTNN cũng phải chịu những tác động, ảnh hưởng to lớn từ môi trường đầu tư ở nước sở tại và ở các môi trường khác.
IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Những yếu tố tác động đến hoạt động ĐTTTNN có thể là những yếu tố nằm ngay bên trong nước sở tại (yếu tố chủ quan), cũng có thể là những yếu tố từ bên ngoài (yếu tố khách quan)
1. Những yếu tố chủ quan
Thực chất những yếu tố chủ quan chính là những yếu tố thuộc về môi trường đầu tư ở nước sở tại, dưới cách này hay cách khác, chúng tác động một cách mạnh mẽ lên dòng vốn ĐTTTNN. Nó thể hiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất là những yếu tố thuộc về môi trường chính trị, như thể chế chính trị (thể chế quân chủ, cộng hoà, hay xã hội chủ nghĩa,…); những chính sách phát triển kinh tế (chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái, chính sách dự trữ ngoại tệ chính sách tài khoá…). Hoạt động ĐTTTNN phải đối mặt với 3 loại rủi ro về chính trị, đó là: việc tịch thu hành chính, các quy định không mong đợi, những quy định ngoài ý muốn. Người ta cũng đã đưa ra được 8 tiêu thức đánh giá rủi ro chính trị, đó là: sự ổn định của hệ thống chính trị; sự xung đột nội bộ sắp xảy ra; sự đe doạ từ bên ngoài; mức độ kiểm soát hệ thống kinh tế; sự tin cậy của quốc gia như một đối tác kinh doanh; sự bảo đảm hiến pháp; hiệu quả của quản lý hành chính; những mối quan hệ về lao động.
- Thứ hai là những yếu tố thuộc môi trường kinh tế. Trong đó bao gồm: chiến lược phát triển kinh tế của nước sở tại; cơ cấu kinh tế; thể chế kinh tế của nền kinh tế (thể chế kinh tế thị trường, cơ chế tập trung hay nền kinh tế hỗn hợp); trình độ phát triển kinh tế; quy mô của nền kinh tế (thu nhập bình quân, GDP…)v.v. Những yếu tố trên có thể tạo thuận lợi, hoặc gây rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài. Những trường hợp xảy ra rủi ro là do suy thoái kinh tế, lạm phát, cán cân thanh toán thâm hụt. Vì vậy một môi trường kinh tế phát triển và ổn định là động lực lớn thu hút vốn ĐTTTNN.
Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường kinh tế là thị trường. Quy mô và khả năng tăng trưởng về thị trường ở nước sở tại có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của nhà ĐTTTNN. Thông thường, một thị trường lớn với sức mua cao, tăng trưởng nhanh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do đó nó sẽ tạo ra sức hút lớn đối với vốn ĐTTTNN. Một số nước lớn như nước Mỹ, Trung Quốc đã chứng tỏ được lợi thế về thị trường, và do đó trở thành những trung tâm hút vốn lớn trên thế giới.
- Thứ ba là những yếu tố thuộc môi trường luật pháp - chính sách. Những yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức thâm nhập thị trường của nhà đầu tư (xuất khẩu hay ĐTTTNN); ảnh hưởng đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư; ảnh hưởng đến sự hoạt động an toàn của nhà đầu tư ở nước sở tại… Nguồn luật quan trọng nhất tác động lên hoạt động ĐTTTNN là luật đầu tư nước ngoài. Các chính sách liên quan đến lĩnh vực ĐTTTNN, như chính sách thuế, đát đai, tài chính… cũng có tác động rất lớn đến lĩnh vực này. Vì vậy, các quốc gia không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài theo hướng có lợi cho nhà đầu tư để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
- Thứ tư là các thủ tục hành chính nhà đầu tư sẽ phải trải qua khi thực hiện hoạt động ĐTTTNN ở nước sở tại. Đó là những thủ tục về cấp giấy phép đầu tư, thủ tục thẩm định dự án đầu tư, thủ tục cho thuê đất, nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký tư cách pháp nhân, chế độ kế toán, đăng ký dịch vụ Bưu chính viễn thông, đăng ký tài khoản ở ngân hàng, thủ tục đăng ký sử dụng lao động nước ngoài,...Nói chung mong muốn của nhà đầu tư nước ngoài là các thủ tục hành chính phải hết sức đơn giản, để có thể nhanh chóng đưa một dự án ĐTTTNN đi vào triển khai, vận hành. Vì vậy, nếu thủ tục hành chính quá rườm rà, phức tạp, nhiều cửa sẽ là một yếu tố cản trở dòng vốn ĐTTTNN.
- Thứ năm là cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật ở nước sở tại. Yếu tố này tạo ra khả năng thực hiện các giao dịch và đưa sản phẩm, dịch vụ tới thị trường, giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá được thực hiện một cách nhanh chóng. Nó bao gồm hệ thống giao thông (đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng), hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, dịch vụ ngân hàng tài chính và các nhân tố cơ bản khác. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng giải thích tại sao dòng vốn ĐTTTNN lại đổ dồn vào các nước công nghiệp phát triển, như Mỹ và Tây Âu, nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng rất phát triển.
- Thứ sáu là yếu tốt con người. Đây là nhân tố tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một bộ phận nằm trong đội ngũ cán bộ quản lý, một bộ phận nằm trong đội ngũ lao động. Nếu như nguồn nhân lực ở nước sở tại có chất lượng thấp thì sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc đào tạo cán bộ quản lý cũng như công nhân. Vì vậy, một quốc gia có được đội ngũ lao động chất lượng và trình độ cao sẽ trở thành nơi hấp dẫn đối với các hoạt động ĐTTTNN.
- Thứ bảy là vai trò quản lý của Nhà nước. Yếu tố này thường ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động ĐTTTNN. Ví dụ như sự can thiệp quá sâu của Nhà nước luôn tạo ra cảm giác không an toàn cho nhà đầu tư và làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường. Chủ đầu tư nước ngoài luôn muốn duy trì sự điều tiết tối thiểu của Chính phủ nước sở tại đối với các công ty tư nhân. Đồng thời, niềm tin của họ sẽ tăng lên khi chính sách quản ý vĩ mô của Nhà nước ổn định và có thể dự báo được, vì “luật chơi không thay đổi giữa cuộc chơi”. Bên cạnh đó, một Chính phủ trung thực và có hiệu quả, có khả năng duy trì trật tự luật pháp của nước sở tại cũng là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho nhà đầu tư. Vì vậy, các chính sách quản lý vĩ mô khi đưa ra cần phải hợp lý và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, bảo vệ môi trường cạnh tranh và giảm thiểu tiêu cực trong thi hành luật pháp.
- Thứ tám là độ mở của nền kinh tế so với khu vực và thế giới. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước sở tại không chỉ với mục đích chiếm lĩnh thị trường này, mà còn dựa vào nước sở tại như là một điểm tựa để xâm nhập các thị trường. Vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm kiếm những nước có cơ chế thông thoáng, tự do hoá về mậu dịch và đầu tư. Do đó, các quốc gia hiện nay luôn hướng đến chính sách tự do hoá một cách toàn diện, hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách sâu, rộng như là một chiến lược tăng sức hút với vốn ĐTTTNN.
- Thứ chín là sức mạnh và sự ổn định của đồng nội tệ. Nếu nhà đầu tư đi đầu tư bằng Đô la Mỹ sau đó định giá bằng đồng nội tệ bị mất giá trị thì sẽ dẫn đến giảm giá trị vốn đầu tư cũng như lợi nhuận khi chuyển về nước. Vì vậy, nếu đồng tiền của nước sở tại bất ổn định và dao động nhiều thì sẽ gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư và hạn chế dòng vốn ĐTTTNN. Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á năm 1997 đã làm cho đồng tiền của các nước Châu á bị mất giá so với đồng Đô la Mỹ, và lập tức các nhà đầu tư liên tiếp rút vốn khỏi các thị trường này, khiến cho vốn ĐTTTNN ở Châu á giảm liên tục trong những năm 1996, 1997, 1998.
- Cuối cùng là những yếu tố thuộc môi trường văn hoá. Những yếu tố này bao gồm các phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, thị hiếu, thẩm mỹ, nghệ thuật, tôn giáo, ngôn ngữ, lối sống,…Chúng tác động gián tiếp lên hoạt động ĐTTTNN thông qua thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng, phong cách làm việc của con người.
Bên cạnh những yếu tố chủ quan trên là những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài nước sở tại hay là những yếu tố khách quan.
2. Yếu tố khách quan
Những yếu tố khách quan tác động lên hoạt động ĐTTTNN được xem xét dưới góc độ của nước sở tại, và bao gồm những điểm sau:
- Một là khả năng của nhà đầu tư. Trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế thế giới, dòng vốn ĐTTTNN đều giảm sút, do hầu hết các nước chủ nhà thay nhau rút vốn đầu tư về nước vì lý do yếu kém về mặt tài chính. Ngược lại, khi có nền tài chính vững mạnh thì các chủ đầu tư lại chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư thu lợi nhuận.
- Hai là sự biến động của tình hình kinh tế khu vực và thế giới. Chẳng hạn như những cuộc khủng hoảng kinh tế tầm khu vực và thế giới luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động ĐTTTNN. Điều này là rất rõ ràng, vì khi xảy ra khủng hoảng thì tiềm lực của các chủ đầu tư cũng như nước sở tại đều suy yếu. Sức mua của thị trường giảm sút, do đó tỷ suất lợi nhuận cũng suy giảm. Khi đó, hiệu quả tất yếu này là sự giảm sút của hoạt động ĐTTTNN trên phạm vi khu vực và Thế giới.
- Ba là sự cạnh tranh từ các quốc gia khác trong việc thu hút vốn ĐTTTNN. Xác định được vai trò của ĐTTTNN đối với nền kinh tế nên hầu hết các quốc gia đều chú tâm đến việc thu hút nguồn vốn này. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia thu hút vốn. Sự cạnh tranh này sẽ dẫn đến sự giảm sút trong ĐTTTNN ở những nước có môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Hiện nay, Trung Quốc đang nổi lên một hiện tượng hút vốn ĐTTTNN mạnh trên thế giới, và điều đó có ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
- Bốn là các xu hướng vận động của dòng vốn ĐTTTNN trên Thế giới. Những xu hướng mới trong đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh mẽ tới dòng vốn ĐTTTNN vào các quốc gia tiếp nhận. Chẳng hạn, xu hướng thay đổi trong địa bàn đầu tứ sẽ khiến dòng vốn đầu tư chuyển dời sang một trung tâm hút vốn nào đó, và những quốc gia thuộc khu vực này có cơ hội tiếp nhận một khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Phần này sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở mục V.
Bên cạnh việc bị chi phối bởi những nhân tố trên, sự vận động của dòng vốn ĐTTTNN còn chịu sự chi phối của những xu hướng nhất định.
V. Các xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới
Hoạt động ĐTTTNN ngày càng gia tăng và liên tục biến động, đặc biệt là trong những năm gần đây. Vì vậy, việc định hình xu hướng biến động và dự báo sự thay đổi của hoạt động này trong tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định chính sách về thu hút vốn ĐTTTNN của mỗi quốc gia. Sau đây là một số xu hướng nổi bật.
1. Xu hướng tự do hoá trong đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tự do hoá đầu tư là một xu hướng, trong đó hoạt động ĐTTTNN được tạo những điều kiện ngày càng thuật lợi cả về mặt pháp lý cũng như mặt hành chính và về các điều kiện cần thiết khác cho quá trình đầu tư trực tiếp được triển khai. Nội dung của xu hướng tự do hoá đầu tư là việc Chính phủ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hoàn thiện các môi trường pháp lý, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, cải cách các thủ tục hành chính cũng như áp dụng các đòn bẩy kinh tế... để khuyến khích hoạt động ĐTTTNN vào một quốc gia nhất định.
Xu hướng tự do hoá ĐTTTNN được thể hiện ở 3 bình diện: quốc gia, khu vực và quốc tế. Trên bình diện quốc gia là việc giảm dần những hạn chế về hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư, về những quy định trong việc góp vốn, về quyền thuê mướn nhân công, quy định về chuyển giao công nghệ, tỷ hàng hoá xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá,... Bên cạnh đó, các quốc gia cũng đưa ra các khuyến khích khác như tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, các ưu đãi tài chính và thuế... để kích thích các nhà đầu tư nước ngoài. Trên bình diện khu vực và bình diện quốc tế, tự do hoá đầu tư là việc hình thành lên những khu vực đầu tư tự do, ký kết các hiệp định thương mại - đầu tư song phương, và đa phương trong từng khu vực cũng như trong tổ chức quốc tế nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động ĐTTTNN phát triển.
2. Vai trò ngày càng quan trọng của các tập đoàn xuyên quốc gia trong việc đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các tập đoàn xuyên quốc gia là nguồn cung cấp vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý chính trong ĐTQT. Nếu như năm 1990 có khoảng 37.000 tập đoàn loại này với khoảng 170.000 chi nhánh và cơ sở ở nước ngoài thì đến năm 1995 đã có khảng 39.000 tập đoàn với khoảng 270.000 chi nhánh là cơ sở ở nước ngoài, nắm giữ 2700 tỷ USD, tương ứng với 10% GDP trên Thế giới (Nguồn: Giáo trình sau đại học, Môn: Kinh tế quốc tế). Sự thống trị của các tập đoàn này đã đưa vai trò của chúng lên cao trong nền kinh tế của các nước tiếp nhận vốn đầu tư.
Tuy nhiên, với sự tác động mạnh của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, các tập đoàn xuyên quốc gia hiện nay đang chịu sự cạnh tranh đáng kể của các hãng có quy mô vừa và nhỏ trên toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ mà biểu hiện rõ nhất là dịch vụ thông tin.
3. Có sự thay đổi đáng kể về địa bàn đầu tư theo hướng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu chảy vào các nước công nghiệp phát triển
Nếu như ở những năm đầu của thế kỷ XX khoảng 70% nguồn vốn ĐTTTNN chảy vào các nước đang phát triển thì từ thập kỷ 60 trở lại đây lại có tới 70 - 80% vốn ĐTTTNN chảy vào công nghiệp các nước phát triển. Năm 1950, vốn ĐTTTNN vào các nước này chiếm 40% vốn ĐTTTNN trên Thế giới, năm 1960 tỷ lệ này là 69%, năm 1970 là 67,6%, năm 1980 là 73,65, năm 1986 chiếm 83,2%. Chỉ tính riêng năm 1999, các nước công nghiệp phát triển đã thu hút được 657,9 tỷ USD trong tổng số 865,5 tỷ USD vốn ĐTTTNN, chiếm tỷ trọng 76% (Nguồn: Giáo trình sau đại học, Môn: Kinh tế quốc tế). Sở dĩ có tình trạng nêu trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
* Do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ làm xuất hiện những ngành sản xuất mới có hàm lượng khoa học - công nghệ cao và cần quy mô vốn đầu tư lớn. Bên cạnh đó, các nước công nghiệp phát triển nắm độc quyền về những ngành công nghiệp mũi nhọn (điện tử, người máy, vật liệu mới...) và có khả năng tiếp nhận vốn ĐTTTNN trong lĩnh vực này. Vì vậy, các nhà đầu tư đã chọn các nước công nghiệp phát triển để thực hiện các dự án đầu tư của mình.
* Khối lượng lợi nhuận siêu ngạch thu được từ những ngành công nghiệp mũi nhọn là rất lớn nên đã tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với dòng vốn đầu tư ĐTTTNN vào các nước công nghiệp phát triển.
* Môi trường đầu tư ở các nước này mang tính đồng bộ, ổn định và thuận lợi hơn so với các nước đang phát triển về mọi mặt.
* Do chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước công nghiệp phát triển ngày càng chặt chẽ và tinh vi, vì vậy để thâm nhập những thị trường này thì việc lựa chọn hình thức ĐTTTNN là cách thức tối ưu.
* Do tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nên ý nghiã của yếu tố lao động và nguyên liệu rẻ giảm đi.
Dòng vốn còn lại bên cạnh dòng vốn chảy vào các nước tư bản chủ yếu đổ xô vào các nước đang phát triển ở Châu á, ở đây xuất hiện những quốc gia dư thừa vốn và bắt đầu thực hiện đầu tư ra nước ngoài, đây là một xu hướng mới trong ĐTTTNN hiện nay.
4. Có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa các chủ ĐTTTNN, trong đó các nước NICs Châu á và các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trở thành những chủ đầu tư quan trọng
Đầu những năm 80, các nước NICs Châu á xuất hiện với tư cách là những thành viên mới tham gia vào xuất khẩu vốn. Trong cùng một thời gian các nước này một mặt tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các nước tư bản, một mặt lại khuyến khích các công ty nước mình đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Địa bàn đầu tư chủ yếu của các nước này là ASEAN và Trung Quốc.
Cũng trưởng thành một cách nhanh chóng như các nước NICs, các nước OPEC đã nhờ vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ mà thu được một nguồn ngoại tệ lớn và xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Trong vòng 7 năm (1974-1981), tổng vốn đầu tư của OPEC vào các nước đang phát triển là 804 tỷ. Tuy nhiên, phần lớn vốn đầu tư là các khoản cho vay, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (Nguồn: Giáo tình sau đại học, môn Kinh tế quốc tế).
5. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư theo hướng giảm tương đối đầu tư vào kết cấu hạ tầng và kinh tế trang trại ở các nước đang phát triển, tăng đầu tư vào khai thác dầu khí và khoáng sản, đặc biệt là tỷ trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo ngày càng lớn
Đầu thế kỷ 20, các nước thường đầu tư ra nước ngoài hướng vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất và chế biến nông sản. Ngày nay, các lĩnh vực này đa giảm đi đáng kể trong ĐTTTNN, mặc dù có một số nước tư bản phát triển còn có đầu tư của tư nhân vào một số cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng, như: cầu, đường sắt, hàng không, nhà máy điện,… theo hình thức BOT. Đặc biệt sự giảm sút trong nông nghiệp là rất đáng kể. Do sự bảo hộ mậu dịch của các nước tư bản phát triển và sự trợ cấp quá mức đối với nông sản ở những nước đang phát triển khiến cho giá nông sản tuy rất rẻ nhưng không tiêu thụ được trên những thị trường lớn. Chỉ có một vài cây nguyên liệu đặc biệt như: cao su, dầu cọ, điều, tơ tằm, đay,… vẫn thu hút được tư bản nước ngoài đầu tư thông qua các dự án liên doanh sản phẩm hoặc dự án vay vốn của các ngân hàng tư nhân như ở Malaixia, ấn Độ, Inđônêxia,…
Ngược lại với xu hướng trên, ĐTTTNN vào khai thác dầu khí và khoáng sản lại tăng lên đáng kể. Thực tế cho thấy ở bất kỳ nước nào, khi có khả năng phát hiện ra các mỏ dầu khí, đều có sự thu hút rất mạnh tư bản nước ngoài, từ những khâu mạo hiếm nhất trong kinh doanh là thăm dò. Nhu cầu lớn và đa dạng về loại tài nguyên nhiên liệu này của thế giới cho phép nước sở tại thay đổi điều khoản về đầu tư ngày càng có lợi cho mình mà các công ty tư bản vẫn tiếp tục chấp nhận. Một thí dụ rõ nét nhất về sức hút mạnh mẽ của dầu mỏ là, một loạt các công ty của các nước Anh, Pháp, Hà Lan, úc đã bỏ qua lệnh cấm vận của Mỹ để liên doanh với Việt Nam trong những năm trước khi lệnh cấm vận chưa được bãi bỏ.
Nguyên nhân của xu hướng trên là do mức lợi nhuận cao trong ngành dầu khí và khai khoáng, do mức nhu cầu lớn về dầu mỏ trong công nghiệp và đời sống, hơn nữa, các nước đang phát triển có các mỏ dầu lại chưa có đủ khả năng để khai thác, nên phải kết hợp với nhà ĐTTTNN mới sử dụng được nguồn lợi đó.
Bên cạnh ngành dầu khí và khai khoáng, các ngành chế tạo cũng đang thu hút ngày càng mạnh vốn ĐTTTNN trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân của chiều hướng này, thứ nhất là do đầu tư vào công nghiệp chế tạo là lĩnh vực có thị trường tiêu thụ đa dạng và rộng lớn. Thứ hai là số lượng vốn đầu tư vào một dự án công nghiệp chế tạo cũng thường không lớn, do đó, thích hợp với yêu cầu phân tán vốn để tránh rủi ro trong kinh doanh của các công ty vừa và nhỏ. Thứ ba, khi hàng loạt các nước áp dụng các đạo luật chống ô nhiễm môi trường một cách nghiêm ngặt thì đầu tư để sản xuất, chế tạo sản phẩm cuối cùng ở nước ngoài sẽ tiết kiệm được một khoản khi phí rất lớn. Thứ tư, đây cũng là lĩnh vực mà khoảng cách từ vùng nguyên liệu tới nơi sản xuất và tiêu thụ ngắn, do vậy tiết kiệm đựoc chi phí lưu thông…
6. Xu hướng ngày càng đề cao vấn đề hiệu quả xã hội trong ĐTTTNN
Vấn đề ĐTTTNN hiện nay được xem xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế- -xã hội. Khi xem xét hiệu quả ĐTTTNN, các nước tiếp nhận đầu tư thường gắn với việc xem xét các chỉ tiêu như tạo vốn, tạo việc làm, thu hút công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an ninh và trật tư xã hội, tác động đối với môi trường tự nhiên… Chính vì vậy, trong quá trình tiếp nhận ĐTTTNN, nước sở tại cần có sự đánh giá, em xét hiệu quả xã hội của dự án đầu tư một cách cụ thể và không chấp nhận dự án không bảo đẩm hiệu quả xã hội. Trong khi đó, những dự án có hiệu quả kinh tế không cao, xong vấn có thể được chấp nhận nếu như có hiệu quả về mặt xã hội.
Nói tóm lại, ĐTTTNN là một vấn đề rất lớn, vì vậy có rất nhiều cách hiểu và nhìn nhận về nó. Phần trình bày trên đây chỉ nhằm đem lại cách hiểu cơ bản nhất về hoạt động ĐTTTNN. Từ đó có được cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình ĐTTTNN ở Việt Nam nói chung và thực trạng ĐTTTNN của EU vào Việt Nam nói riêng (sẽ được trình bày trong chương sau).
Chương II
Thực trạng đầu tư trưc tiếp nước ngoài của EU ở
Việt Nam giai đoạn 1988- 2002
I. Giới thiệu chung về eu và Tình hình quan hệ Việt Nam - EU, giai đoạn 1990 - 2002
1. Khái quát về liên minh Châu Âu (EU)
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của EU
Châu Âu là mảnh đất của những cuộc chiến tranh triền miên, đánh chiếm lẫn nhau và liên minh với nhau để tranh giành đất đai, tài nguyên, áp đặt sự thống trị giữa các quốc gia trong Châu lục. Nhưng Châu Âu cũng là nơi nảy nở sớm nhất ý tưởng lành mạnh liên kết các quố._.n liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và kết nối toàn cầu; hệ thống điện nước dồi dào và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống và một hệ thống cung cấp cá dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, kế toán kiểm toán đạt tiêu chuẩn quốc tế; cung cấp các dịch vụ khác như y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, quảng cáo, kỹ thuật,… một cách rộng khắp, đa dạng và chất lượng cao. Tóm lại, hệ thống kết cấu hạ tầng phải tạo cho nhà đầu tư sự tiện nghi và thoải mái, giúp họ giảm được chi phí sản xuất và phát triển các quan hệ làm ăn với các đối tác ở nước sở tại cũng như nước ngoài.
Bên cạnh những nhân tố kể trên, dịch vụ thông tin và tư vấn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng đối với những nước thu hút ĐTTTNN lẫn nước chủ nhà. Vì vậy, xúc tiến thực hiện các hoạt động dịch vụ này, từ việc cung cấp thông tin cập nhật, có hệ thống, đáng tin cậy về môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư cũng như về các chủ đầu tư trên toàn hế giới; hỗ trợ các đối tác đầu tư trong và ngoài nước tiếp xúc và lựa chọn các đối tác thích hợp và tin cậy, đến giúp đỡ các bên làm thủ tục ký kết hợp đồng kinh doanh, thành lập các liên doanh, cả các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và thông tin cần thiết khác liên quan đến đánh gía các quá trình và các hoạt động kinh doanh.
Chúng ta cũng ghi nhận một số cố gắng của Nhà nước ta trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng trong thời gian qua như giảm mức cước viễn thông quốc tế, xây dựng và cải tạo một số tuyến đường mới liên tỉnh, thành phố (như đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, quốc lộ 5, cầu Mỹ Thuận,...), xây dựng đường dây tải điện 500KV, thuỷ điện Ialy,... Những cố gắng này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với cơ sở hạ tầng và tin chắc rằng những đổi mới sẽ không chỉ dừng lại ở đó.
6. Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư
Hoạt động xúc tiến đầu tư là rất quan trọng đối với thu hút ĐTTTNN nói riêng và ĐTTTNN nói chung. Về nguyên tắc, ĐTTTNN chỉ phát huy hiệu quả khi nó thoả mãn tốt nhất quyền lợi và mục đích của các bên, do đó các bên phải chủ động tìm đến nhau để cùng hợp tác tiến hành các hoạt động đầu tư. Chúng ta không nên chỉ "ngồi một chỗ" mà đưa ra các ưu đãi mình tự cho là hấp dẫn rồi chờ các nhà đầu tư nước ngoài đến, chỉ cho họ phải đầu tư chỗ này, chỗ nọ, mà phải chủ động mời họ đến, cùng họ vào cuộc thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư.
Để tiến hành tốt hoạt động này, trước mắt chúng ta cần:
- Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư. Triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án và đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực tài chính và công nghệ nguồn như EU, Nhật Bản, Mỹ,... Căn cứ vào danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư mà có thể trực tiếp mới một số nhà đầu tư nước ngoài.
- Chú trọng cả xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án ĐTTTNN mới và các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án đang hoạt động. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc,biểu dương, khen thưởng kịp thời,... để các doanh nghiệp này hoạt động thuận lợi.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về ĐTTTNN làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, quản lý hoạt động này, mở rộng tuyên truyền đối ngoại trên cơ sở thông tin hiện đại. Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại, sử dụng tổng hợp các phương tiện đầu tư qua truyền thông đại chúng như Internet, hội thảo,... Khuyến khích việc tạo lập và đưa vào hoạt động trang Web riêng, chuyên thông tin về hoạt động đầu tư nước ngoài.
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động ĐTTTNN để tạo dựng hình ảnh mới về Việt Nam, tạo sự đánh giá thống nhất về FDI trong dư luận xã hội.
- Các cơ quan đại diện ngoại giao - thương mại Việt Nam có trách nhiệm làm tốt việc xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, bố trí cán bộ làm công tác này ở một số địa bàn trọng điểm; bố trí nguồn tài chính cho hoạt động này trong kinh phí ngân sách chi hàng năm,...
- Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, các tập đoàn và các công ty lớn để có chính sách thu hút ĐTTTNN phù hợp; nghiên cứu luật pháp và biện pháp thu hút ĐTTTNN của các nước EU để kịp thời có đối sách thích hợp.
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ tư vấn đầu tư bằng cách tổ chức các công ty dịch vụ có đủ năng lực tư vấn và có cơ chế hoạt động vừa cạnh tranh để cải tiến các hoạt động dịch vụ, vừa đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của nhà đầu tư với giá cả hợp lý, phong thái tiến bộ.
- Hệ thống các công ty dịch vụ, tư vấn đầu tư cần được mở rộng phạm vi hoạt động, thủ tục đơn giản như hướng dẫn khoả sát, làm visa cho khách,... mà gồm các dịch vụ tư vấn kỹ thuật nghiệp vụ, pháp luật trước và sau khi cấp giấy phép đầu tư.
Đồng thời với những việc làm trên, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng đối tác nước ngoài trước khi tiến hành hợp tác đầu tư vì họ thường không có các động cơ giống nhau, từ đó lựa chọn các nhà đầu tư thích hợp với mục tiêu phát triển của Việt Nam, loại bỏ các dự án gây ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị và văn hóa. Từ đây, xin được nêu ra một số kiến nghị sau:
- Giao Bộ Tài chính chuẩn bị ngân sách thường xuyên cho hoạt động xúc tiến đầu tư.
- Giao bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại tổ chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn và công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút ĐTNN của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp.
7. Thống nhất nhận thức, xây dựng chiến lược và nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút ĐTTTNN.
- Khu vực ĐTTTNN là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Để thống nhất quan điểm, nhận thức, định hướng phát triển làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch về sử dụng ĐTTTNN thời gian tới và cải thiện mạnh mẽ môi trường ĐTTTNN tại Việt Nam, đề nghị Chính phủ có Nghị Quyết về ĐTTTNN cho 5 năm 2001 - 2005.
-Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, cần xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ĐTTTNN; trong đó bao quát chiến lược ngành và lĩnh vực, chiến lược đối tác cụ thể; xử lý quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài; bảo hộ sản xuất và hội nhập, mở cửa; vấn đề hợp tác đầu tư của các thành phần kinh tế; quan hệ giữa thu hút ĐTTTNN hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu...
- Cần gấp rút xây dựng quy hoạch ĐTTTNN như là một bộ phận trong quy hoạch tổng thể các nguồn lực chung của cả nước; phải gắn chặt với quy hoạch ngành, lãnh thổ, từng sản phẩm chủ yếu, kết hợp ngay từ đầu với an ninh, quốc phòng.
Trong quy hoạch cần khuyến khích mạnh mẽ ĐTTTNN vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử, năng lượng, những ngành ta có thế mạnh về nguyên liệu và lao động nhằm góp phần tích cực làm biến đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội. Xây dựng danh mục các dự án gọi vốn ĐTTTNN quốc gia cho thời kỳ 2001-2005; trong đó xác định rõ sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách khuyến khích, ưu đãi...
Để triển khai thực hiện tốt những giải pháp trên, xin được kiến nghị Chính phủ thực hiện những công việc sau:
- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về ĐTTTNN 5 năm 2001-2005; xây dựng định hướng chiến lược, quy hoạch thu hút ĐTTTNN cho thời kỳ tới; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng danh mục dự án quốc gia gọi vốn ĐTTTNN trình Chính phủ.
- Giao các Bộ, ngành, địa phương xây dựng danh mục dự án kêu gọi ĐTTTNN của ngành, địa phương mình, hoàn thành quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu trong năm 2001.
8. Một số giải pháp đối với một vài ngành quan trọng của EU
Những giải pháp sau đây tập trung vào những ngành mà các doanh nghiệp EU đang có đầu tư lớn tại Việt Nam như sản xuất thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất hoá chất,...
Đối với ngành sản xuất mía đường: hiện nay có công ty sản xuất mía đường Bourbon Gia Lai đang tiến Hà Nộiàh thủ tục chuyển nhượng hoàn toàn cho Việt Nam do công ty không đủ nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, điều kiện sống ở đây quá khó khăn đối với người nước ngoài. Thêm vào đó, đây cũng là khu vực có ý nghĩa về quốc phòng, an ninh đối với Nhà nước Việt Nam. Công ty mía đường Tây Ninh đang có mong muốn được chuyển thành doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng hiện nay, các quy định để thực hiện Luật cổ phần hóa đối với doanh nghiệp chưa hoàn thiện và chưa đi vào thực thi.
- Đối với ngành sản xuất điện, điên tử: Tăng mức giá trị gia tăng của các linh kiện sản xuất: chuyển hướng sản xuất các lịnh kiện phụ kiện với mức giá trị gia tăng tương đối caonhư máy tính sách tay cá nhân, ổ đĩa cứng, thiết bi quang học, Việc chuyển dịch này nhằm mục đích thâm nhạp sau hơn vào những lĩnh vực có hàm lượngcông nghệ có giá trị gia tăng cao.
- Tá cơ cấu các nhà máy theo sự phân công của các công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp điện tử, điện tử. Nhà nước cần có sự tác động đối với các nhà sản xuất lớn này cùng với sự chuyển dịch sang gia công đối với các thiết bị linh lện có mức giá trị gia tăng cao hơn (Đây là các thiết bị đã qua gia công cơ khí) và có khả năng cạnh tranh về chi phí lớn hơn (gia công cácchi tiết nhựa, ép kim loại, tem kim loại, mút, xốp, vỏ bao bì bằng giấy,...).
- Thúc đẩy khả năng nghiên cứu và phát triển, khả năng thiết kế của doanh nghiệp, không những đối với các thiết bị đồng bộ mà cả các thiết bị đơn lẻ.
- Đối với ngành hoá chất: Thuế xuất nhập khẩu nguyên liệu cao hơn so với thnàh phẩm và coa hơn so với một số nước trong khu vực. Hiện nay, thuế xuát nhập khẩunguyên liệu là quá cao, đa số các loại nguyên liệu đều chịu mức thuế từ 5 - 15%, cá biệt một số loại chịu thuế cao hơn 20%. Trong khi đó, thuế xuất nhập khẩu thành phẩm chỉ ở mức 10 - 15%, cao nhất là 20%. Vì vây, xin kiến nghị: giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệi so với thuế nhập khẩu thành phẩm.
- Thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho người Việt Nam rất cao. Đa số các doanh nghiệp EU đều có chính sách đầo tạo, sử dụng cán bộ quản lý người Việt Nam để phục vụcho chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp lại phải chi một khoản tiền lương lớn hơn nhiều so với việc sử dụng người nước ngoài cho vị trí tương tự. Xin kiến nghị: giảm mức thuế thu nhập cho người Việt Nam đảm nhiệm các chức danh quản lý.
- Giá chi phí quảng cáo, cụ thể, giá phí quảng cáo cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của EU cao hơn so với doanh nghiệp trong nước khoảng 2 lần và các chi phí phụ khác như giá thuê đất, vă phòng tại các thnàh phố lớn, giá điện, giá nước, giá cước viễn thông cao hơn nhiều so với khu vực. Vì vậy, Nhà nước cần giảm mức giá và phí bằng các nước trong khu vực và có chính sách 1 giá đối với doanh nghiệp đầu tư của EU và doanh nghiệp trong Việt Nam.
- Đối với các dự án xây dựng kinh doanh siêu thị, văn phòng căn hộ cho thuê: Có một số dự án đang gặp phải khó khăn từ các quyết định của địa phương. Ví dụ tại tỉnh Đồng Nai, nhà đầu tư đã trả hoàn toàn tiền giải toả, thuê đất cho tỉnh, nay tỉnh không thực hiện được việc giải toả đất cho dự án, nhưng cũng không hoàn trả lại tiền. Đối với dự án xây dựng tại Hà Nội, sau khi doanh nghiệp xin được xem xét lại thiết kế xây dựng một phần siêu thịvà một phần nhà để cho thuê văn phòng và căn hộ, Uỷ ban Nhân dân Hà Nội đã có công văn bắt buộc doanh nghiệp phải hoàn trả 20% tổng số nhà xây dựng cho thành phố theo phưong thức chuyển giao không bồi hoàn, điều này không phù hợp trong Luật đầu tư nước ngoài, vì vậy các nhà đầu tư không chấp nhận và chưa thực hiện triển khai. Đối với Công ty dịch vụ quốc tế Bourbon, bên cạnh công tác quản lý siêu thị, Công ty đã hình thành 1 bộ phận xuất khẩu hàng Việt Nam sang cac công ty Pháp trực thuộc trung tân thu mua các cửa hàng Cora, Casino. Những hàng hoá xuất khẩu phần lớn là các vật dụng bằng gỗ, đồ trang trí trong nhà, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng bằng sứ, giỏ sách, giầy dép,... Việc xuất khẩu này là hoàn toàn ohù hợp với Luật đầu tư nước ngoài, tuy nhiên bị đánh thuế qúa cao ở mức 20%. Vì vậy, xin kiến nghị Nàh nươc cần xem xét lại mức thuế để đảm bảo chủ trương của Nhà nước ta là khuyến khích xuất khẩu.
9. Giải pháp đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN của EU
Trước hết, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của EU muốn tồn tại và làm ăn có hiệu quả thì cần thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phù hợp. Công việc này không nhưng giúp cho các nhà đầu tư EU giảm thiểu chi phí (như thuê chuyên gia nước ngoài), tăng năng xuất lao động mà còn giảm được những xung với các nhà quản lý Việt Nam do sự chênh lệch về trình độ, năng lực và khoảng cách về ngôn ngữ. Như vậy, các doanh nghiệp này cần có một chiến lược đào tạo quy mô toàn doanh nghiệp, từ cán bộ điều hành cho đến công nhân kỹ thuật một cách thường xuyên.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư EU cần nhận thức được việc chuyển đổi hình thức là cần thiết khi hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Có như vậy thì các nhà đầu tư mới có thể bảo toàn được nguồn vốn của mình, từ đó tìm kiếm hoạt động đầu tư khác. Hiện nay việc chuyển đổi hình thức thường diến ra là từ hình thức 100% vốn nước ngoài sang hình thức liên doanh.
Các doanh nghiệp của EU có vốn đầu tư lớn và công nghệ hiện đại (thể hiện ở quy mô bình quân dự án của EU cao hơn so với quy mô chung ở Việt Nam), do đó, họ cần tận dụng lợi thế này để xâm nhập thị trường Việt Nam thông qua việc giảm giá thành đối với những sản phẩm chứa đựng công nghệ hiện đại, tinh vi và mang nhiều tính năng, phù hợp thị hiếu của ngiười Việt Nam.
Hơn nữa, các doanh nghiệp EU cần đẩy mạnh việc sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU, nơi mà các nhà đầu tư EU hiểu biết rõ về quy mô thị trường, thị hiếu tiêu dùng cũng như các kênh phân phối trung gian. Hiện nay, việc xuất khẩu của Việt Nam sang EU phải qua rất nhiều khâu trung gian, như các công ty Hồng Kông, Singapo và Đài Loan,... khiến chó các nhà sản xuất phải mất thêm một khoản chi phí môi giới không phải là nhỏ.
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của EU, trong khi đây là những doanh nghiệp năng động và phù hợp với thị trường Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tìm kiếm những đối tác này để khai thác ưu thế về vốn và kỹ thuật của họ.
Kết luận
Cùng với những thành tựu đã đạt được trong quá trình đổi mới, nước ta còn cần tiến thêm những bước mới, tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài để tiếp tục qúa trình cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện CNH – HĐH, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh. Với tư cách là một trong số các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, liên minh Châu âu đã đem lại cho Việt Nam một lượng vốn lớn cũng như khoa học kỹ thuật hiện đại góp phần đẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình này.
Liên minh Châu Âu là một trong những siêu cường kinh tế và từ năm 1999 nó lại càng trở nên mạnh hơn khi đồng tiền chung Châu Âu thống nhất được áp dụng. Nhiều quốc gia là thành viên EU từ lâu đã là các nhà đầu tư lớn trên thế giới và trong những năm gần đây họ có vị trí ngày càng quan trọng ở Việt Nam, đặc biệt sau khi hiệp định hợp tác Việt Nam EU được ký kết năm 1995. Đầu tư trực tiếp từ EU rót vào Việt Nam ngay từ năm 1988, liền sau khi nước ta ban hành luật đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn này không trải đều ra nhiều địa bàn của nước ta, mà còn được tiến hành ở nhiều lĩnh vực. Các hình thức đầu tư của EU tuy chưa đa dạng song quy mô các dự án này đều khá lớn, việc thực hiện khá thuận lợi, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Tuy nhiên, cho dù số lượng ĐTTTNN từ khu vực này vào Việt Nam là tương đối lớn, song so với tiềm lực của họ, con số này vẫn khá khiêm tốn. Vì vậy, muốn có hiệu qủa cao hơn Việt nam cần phải kiên quyết hơn nữa trong việc khắc phục các nhược điểm, học hỏi kinh nghiệm của những nước đi trước. Muốn thế thì Việt Nam phải đề ra và thực hiện tốt các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư của nước mình.
Mặc dù còn phải đương đầu với nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực như hiện nay, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được tiềm năng kinh tế, chính trị của EU về lâu dài trong một trình tự chính trị và kinh tế thế giới đang được hình thành là vô cùng to lớn. Chính vì vậy, trong thập niên tới cũng như những năm tiếp sau, Việt Nam cần tranh thủ mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với các nước EU. Trên cơ sở củng cố và tăng cường vị trí và lòng tin đối với các nước là đối tác truyền thống, Việt Nam cũng cần lấy đó làm điểm tựa là cầu nối để hình thành các quan hệ hợp tác đầu tư với các đối tác mới còn lại trong khối EU. Có được mối quan hệ tốt đẹp với các nước EU có trình độ phát triển cao là một thành công đối với Việt Nam, chúng ta cần giữ gìn và tiếp tục hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.
Mong rằng quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - EU sẽ ngày càng tốt đẹp và hiệu quả, và Việt Nam không những khai thác được những thế mạnh của các nước EU thông qua hoạt động ĐTTTNN đối với quá trình CNH - HĐH của đất nước mà còn khẳng định được vị trí đàm phán của mình trên trường quốc tế.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình sau đại học Môn: Kinh tế quốc tế (GS.TS. Tô Xuân Dân, Trường ĐH KTQD, 1999)
Giáo trình: Kinh tế quốc tế (GS.TS. TôXuân Dân, 1995)
Giáo trình: Đầu tư nước ngoài (Vũ Chí Lộc, NXB Giáo dục, 1992)
Giáo trình Quản trị Dự án và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (TS. Nguyễn Thị Hường, Trường ĐH KTQD, 2000)
Giáo trình: Kinh tế đầu tư (PGS - PTS. Nguyễn Ngọc Mai, Trường ĐH KTQD)
Sách: Đầu tư nước ngoài với tăng ttrưởng kinh tế Việt Nam (PTS. Vũ Trường Sơn - NXB Thống kê)
Sách: Hướng dẫn ĐTTTNN tại Việt Nam (PGS - TS. Võ Thanh Thu, Ths. Ngô Thị Ngọc Huyền - Nhà xuất bản Thống kê 1998)
Sách: Đối thoại và hợp tác (Tài liệu World Bank Library)
Sách: Global economic prospects 2001 and the developing countries (Tài liệu World Bank Library)
Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (15/6/2000), Luật sửa đổi bổ sung Luật ĐTNN các năm 1987, 1990, 1992, 1996, 2000.
Nghị quyết 09/2001/NQ-CHI PHí về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu qủa ĐTTTNN thời kỳ 2001 - 2005.
Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000
Thông tư Số 12/BKH – QLDA ngày 15/9/2000
Thời báo kinh tế Việt Nam Số Đặc san 1999-2000, 2000-2001,
và 2001-2002, các báo: Đầu tư ( hoặc Lao động (1999 - 2003),...
15. Tạp chí các loại: Nghiên cứu Châu Âu, Kinh tế thế giới, Nghiên cứu kinh tế, Kinh tế và Dự báo, Phát triển kinh tế, Công nghiệp Việt Nam, Thị trường- Giá cả, Điểm tin kinh tế,...
16. Các báo về tình hình ĐTTTNN tại Việt Nam năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003 - Tài liệu Bộ KH & ĐT.
17. Tài liêu Hội thảo: "Heading for success" (4/10/2001) - Hà Nội.
18. Tài liệu từ Eurostat ( Outward FDI of EU in 1996; Statistics on FDI from EU 1986-2000.
Danh mục từ viết
EU: European Union - Liên minh Châu Âu
ĐTTTNN: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ĐTQT: Đầu tư quốc tế
FDI: Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
CNH - HĐH: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
NICs: Newly Industrial Coủnties - Các nước công nghiệp mới
KCN, KCX, KCNC: Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao
BOT: Build - operate- transfer - Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
BT: Build - transfer - Xây dựng - chuyển giao
BTO: Build - transfer - operate - Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
TNCs: Trans National Corporations - Công ty xuyên quốc gia
ASEAN: Asociation of South East Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
AFTA: asean Free Trade Area - khu mậu dịch tự do asean
HĐHTKD: Hợp đồng hợp tác kinh doanh
DNLD: Doanh nghiệp liên doanh
DN 100% VNN: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
TNHH: Trách nhịm hữu hạn
Co. Ltd.,: Công ty trách nhiệm hữu hạn
OPEC: Oil Producing export Countries - Tổ chức các nước sản xuất dầu lửa
KT - CT: Kinh tế - Chính trị
ODA: Official Development Assistant - Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức
WB: Wourl Bank - Ngân hàng Thế giới
KNXK: Kim ngạch xuất khẩu
GTGT: Giá trị gia tăng
GPĐT: Giấy phép đầu tư
CSHT: Cơ sở hạ tầng
GTVT: Giao thông vận tải
KT - XH: Kinh tế - Xã hội
ODI: Oversea Development Institute - Viện phát triển hải ngoại Anh Quốc
Phụ lục 1
Bảng 1: Tổng hợp ĐTTTNN vào Vệt Nam theo đối tác đầu tư
(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2002)
Số TT
Nước đầu tư
Số dự án
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
Doanh thu
Xuất khẩu
Số LĐ
1
Singapore
268
7271302281
2679173308
4685284855
690125775
25042
2
Đài Loan
936
5207426940
2306899682
4818744467
1945680403
98361
3
Nhật Bản
376
4311336068
3280462162
9960312690
4544202463
62416
4
Hàn Quốc
484
3666958001
2126624401
6105579509
3537734050
88465
5
Hồng Kông
263
2892729373
1751910097
2950118564
1657208348
113464
6
Pháp
124
2094431746
849280844
1661752192
283950301
11570
7
BritishVirginlslands
160
1814279904
898000129
1060821021
226005113
13380
8
Hà Lan
45
1684955903
1061280406
1573538279
67053706
7574
9
Liên Bang Nga
42
1512165273
675562420
226599203
87295917
2982
10
Vương Quốc Anh
48
1187988401
896912964
614075120
96199587
5045
11
Thái Lan
110
1176527036
538294354
1637937550
102693767
10950
12
Hoa Kỳ
158
1113331818
55614069
869313469
60341076
5568
13
Malaysia
119
1112958808
1172905115
897114782
144447870
8579
14
Thuỵ Sỹ
23
625813059
515013008
718343385
25169399
2139
15
australia
78
510963423
249522303
756353765
31521966
3597
16
thuỵ điển
9
4543533422
358849980
123420555
306252
964
17
Caynan islands
10
451535730
323268323
321784850
64115506
1624
18
Trung Quốc
190
357130624
101887878
211247027
8657501
3630
19
Britiish West Indies
3
261541396
339632221
21645776
514694
829
20
Berauda
5
2603222867
147817885
131518216
20055811
519
21
CHLB Đức
43
244688863
118638480
239618535
89703618
3090
22
Channel Inlands
12
193550994
78211699
25640770
9285665
1065
23
Philippiens
19
184374154
80035999
342730574
81397168
7132
24
Đan Mạch
9
113399840
57874734
336966224
1420033
871
25
Indonesia
7
107702221
118913780
120025826
35307886
1677
26
Bỉ
19
52035611
25418657
61283445
51441969
3075
27
Thổ Nhỹ Kỳ
5
51000000
1000000
0
0
0
28
Canada
32
49572146
13659426
70491016
2226918
460
29
New Zealands
8
39834000
9272849
1107288
333749
86
30
Cộng hoà Séc
6
36078673
6129881
16464113
13794526
1206
31
Luxenbourg
11
358853370
14553940
45041962
3173066
444
32
Na Uy
9
33725000
22282774
83217145
69118112
641
33
Ân Độ
8
32763710
1450000
1440942
123173
83
34
Italia
9
29371000
6029824
5828935
5808935
748
35
Ba Lan
5
28700002
13703000
754507
0
302
36
Irắc
2
27100000
11600000
32898697
32345379
1927
37
Liechtenstenin
2
23900000
31188345
223414976
157190191
3874
38
Mauritius
6
22850028
7508467
8740902
1800000
200
39
Ukraina
6
21130692
16274565
14392863
61529
369
40
áo
7
20345000
21749132
981299
0
126
42
Panama
3
14732400
4790870
13541814
11876557
261
43
Srilanca
3
12814048
461428
283911
283911
216
44
Lào
4
11053528
3208527
0
0
52
Số TT
Nước đầu tư
Số dự án
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
Doanh thu
Xuất khẩu
Số LĐ
45
Sanoa
2
8300000
2800000
80000
0
50
46
Cu Ba
1
6600000
7320278
73919393
0
607
47
Israel
3
5381136
5186787
2177533
0
88
48
Bahanas
1
5350000
5350000
0
0
25
49
Western Sanoa
3
4600000
3414986
5161196
5078848
614
50
BritishVirginlsland
1
3500000
0
0
0
0
51
Hungary
2
3126606
1640460
860028
397131
225
52
Belize
1
3000000
550000
405747
209197
107
53
Ma Cao
1
2200000
800000
50000
0
20
54
Goateala
1
180018
0
0
0
0
55
Nam Tư
2
1580000
0
0
0
2
56
Turksa & Caicos Islands
1
1000000
700000
50000
0
30
57
Campuchia
2
700000
400000
0
0
0
58
Cộng hoà Sip
1
5000000
150000
0
0
10
59
Guam
1
500000
0
0
0
0
60
Belarus
1
400000
0
0
0
0
61
Tây Ban Nha
1
200000
60000
50000
0
20
62
Achen tina
1
120000
120000
4244822
0
33
63
Syria
1
50000
0
0
0
0
Tổng số
44
110732736
110732780
101805743
17845644
2486
Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT
Bảng 2: ĐTTTNN vào Việt Nam theo vùng
(Tính đến 31/12/2002)
STT
Vùng kt
Số dự án
Vốn đăng kí
Vốn thực hiện
1
VKTTĐ Nam Bộ
2323
20674
9821
2
VKTTĐ Bắc Bộ
624
9693
4397
3
VKTTĐ Trung Bộ
137
2224
852
4
ĐBSCL
132
1094
769
5
Bắc Trung Bộ
32
747
456
6
Miền núi phía Bắc
70
300
190
7
Tây Nguyên
67
915
155
Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT
Phụ lục 2
Bảng 1: ĐTTTNN của EU vào Việt Nam theo ngành kinh tế
(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2002)
STT
Lĩnh vực đầu tư
Số DA
Tổng vốn đầu tư
Vốn thực hiện
Tỷ lệ VTH/VĐT (%)
Tỷ trọng (%)
I
Công nghiệp
183
3639327915
1892335336
52.0%
61,49
1
CN dầu khí
10
1381711000
1194783565
86.5%
23,34
2
CN nặng
77
1609114985
379645099
23.6%
27,19
3
CN nhẹ
50
122502485
72000461
58.8%
02,07
4
CN thực phẩm
24
329023340
192362679
58.5%
05,56
5
Xây dựng
22
196976105
53543532
27.2%
03,32
II
Nông nghiệp
34
392644120
273315235
69.6%
06,63
1
Nông, lâm nghiệp
32
390044120
273265235
70.1%
06,59
2
Thuỷ sản
2
2600000
50000
1.9%
00,04
III
Dịch vụ
108
1876340253
1000284683
53.3%
31,70
1
GTVT- Bưu điện
14
1109281105
472386023
42.6%
18,74
2
Khách sạn- du lịch
15
203898553
164216108
80.5%
03,44
3
Tài chính- ngân hàng
14
193050000
193200628
100.1%
03,26
4
Văn hoá- Y tế- Giáo dục
14
67654487
30461438
45.0%
01,14
5
XD văn phòng- căn hộ
7
97079433
65618308
67.6%
01,64
6
Dịch vụ khác
44
205376675
74402178
36.2%
03,47
Các nước EU
325
5917655082
3410648961
57.6%
100
Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT
Bảng 2: ĐTTTNN của EU vào Việt Nam theo địa phương
,(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2002)
,
STT
Địa phương
Số DA
Vốn ĐT
Vốn thực hiện
VTH/VĐT
Tỷ trọng (%)
1
TP Hồ Chí Minh
123
1844321371
695834237
31.166%
31,16
2
Dỗu khí
9
1355500000
1168572565
22.906%
22,90
3
Bà Rỵa- Vũng Tàu
9
926340000
174782317
15.654%
15,65
4
Hà Nội
65
845539637
619145524
14.288%
14,28
5
Đồng Nai
24
371355108
145537239
6.275%
06,27
6
Bình Dương
26
120142358
69794634
2.030%
02,03
7
Tây Ninh
1
113000000
112189000
1.910%
01,90
8
Hải Phòng
7
67450000
37937579
1.140%
01,13
9
Thừa Thiên- Huế
4
31858000
28042000
0.538%
00,53
10
Vĩnh Phúc
1
30000000
0
0.507%
00,50
11
Gia Lai
1
25550000
16800500
0.432%
00,43
12
Quảng Nam
6
25228607
6769547
0.426%
00,42
13
Long An
1
15000000
3540753
0.253%
00,25
14
Cần Thơ
6
14359475
9788243
0.243%
00,24
15
Phú Thọ
1
13000000
4442000
0.220%
00,21
16
Hà Tây
5
11632300
2114000
0.197%
00,19
17
Đắc Lắc
1
10668750
10668750
0.180%
00,18
18
Bình Thuận
4
8901960
7673501
0.150%
00,15
19
An Giang
1
8800000
8053401
0.149%
00,14
20
Lào Cai
2
7200000
7300000
0.122%
00,14
21
Hải Dương
2
7184240
4445909
0.121%
00.12
22
Nghệ An
2
5345770
4679477
0.090%
00.09
23
Khánh Hoà
5
5152421
4643095
0.087%
00.08
24
Bình Phước
1
5000000
4358571
0.084%
00.08
25
Đà Nẵng
3
4501583
3870544
0.076%
00.07
26
Bình Định
2
3300000
0
0.056%
00.05
27
Ninh Thuận
1
2541000
3551900
0.043%
00.04
28
Hưng Yên
1
2500000
0
0.042%
00.04
29
Phú Yên
1
2000005
2699622
0.034%
00.03
30
Tiền Giang
1
2000000
0
0.034%
00.03
31
Lâm Đồng
1
543000
443000
0.009%
32
Đồng Tháp
1
500000
500000
0.008%
33
Quảng Ninh
1
500000
0
0.008%
34
Bến Tre
1
480000
435621
0.008%
35
Vĩnh Long
1
351641
476641
0.006%
36
Bắc Ninh
1
222000
0
0.004%
Tổng số
325
5917655082
3410648961
100.000%
100
Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT
Phụ lục 3
Bảng 1: Tổng hợp các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam theo nước đầu tư
(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2002)
TT
Quốc gia
Số DA
Vốn đăng ký (USD)
Vốn thực hiện (USD)
Doanh thu (USD)
Xuất khẩu (USD)
Số LĐ (người )
1
Liên bang nga
11
32361831
2000000
13309160
13309160
256
2
Lào
20
13182181
2710160
11652174
0
569
3
Campuchia
5
10124793
0
0
0
0
4
Singapore
6
2942051
1300000
17094474
0347413
100
5
Tajikistan
2
2222000
0
0
0
0
6
Hoa Kỳ
5
1830000
0
0
0
0
7
Nhật Bản
2
1013380
0
0
0
0
8
Cô Oét
1
999700
0
0
0
0
9
Braxin
1
800000
0
0
0
0
10
Hồng Kông
3
588000
0
0
0
0
11
Luxembourg
1
350000
0
0
0
0
12
Thái Lan
2
305200
0
0
0
0
13
Uzbekistan
1
200000
0
0
0
0
14
Đài Loan
1
168000
0
0
0
0
15
Bungaria
1
152280
0
0
0
0
16
ấn Độ
1
150000
0
0
0
0
17
CHLB Đức
1
100000
0
0
0
0
18
Anh
2
0
0
0
0
0
19
Pháp
1
0
0
0
0
0
Tổng số
67
67489416
6010160
48055808
19656753
925
Số dự án giải thể: 3 dự án Vốn đầu tư giải thể: 80.000 USD
Riêng các dự án dầu khí ngoài khơi: 2 dự án
Trong đó:
Dự án đang hoạt động: 2 dự án Vốn đầu tư: 114.000.000 USD
Tổng số dự án đã cấp: 72 dự án
Tổng vốn đầu tư: 181.569.416 USD
Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT
Lời cảm ơn
Em xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Đỗ Thị Hương, giáo viên Bộ môn Kinh tế quốc tế, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em trong qúa trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể ban lãnh đạo, các chuyên viên thuộc Vụ đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là chuyên viên Nguyễn Nội, chuyên viên Lê Minh Hiền đã giúp em rất nhiều trong thời gian thực tập tại Vụ để hoàn tất Luận văn này.
Cuối cùng, em rất cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, động viên em hoàn thành bài viết.
Hà nội, ngày 12 tháng 5 năm 2003
Người viết
Sinh viên Lê Văn Quỳnh
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36992.doc