MỤC LỤC
Mở Đầu
Ngày nay quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ các nước ngày càng xích lại gần nhau hơn dường như khoảng cách về địa lí không còn là trở ngại đối với quá trình thương mại nữa ,thị trường kinh doanh trong nước là một giới hạn khi mà nhu cầu thị trường trong ngày càng trở nên bão hoà và quá trình cung lớn hơn cầu đã làm cho việc tiêu thụ hàng hóa đem lại lợi nhuận ngày càng trở nên khó khăn những yêu cầu cấp thiết cho việc mở rộng kinh doanh với quy mô lớn hơn một
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu EU áp thuế chống phá giá với giày da Trung Quốc, bài học được rút ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều tất yếu các doanh nghiêp sẽ vươn ra thị trường quốc tế do thị trường trong nước không đáp ứng nổi sức tiêu thụ ,những nơi mà các công ty đang nhắm tới với hi vọng tìm được cho riêng mình một thị trường và có được chỗ đứng trong thị trường đó . Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau với quy mô lớn chưa từng thấy việc chọn cho mình một thị truờng là một điều tối cần thiết vì vấn đề này đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia nơi mà những điều mới lạ luôn làm cho các công ty , doanh nghiệp đổ bể trên miền đất hứa việc tiếp xúc với nhóm thị trường mới , những đối thủ cạnh tranh đã quá dày dạn kinh nghiệm trên thị trưòng quốc tế, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thực trang khác nhau dễ gặp thấy đó là sự bất đồng ngôn ngữ , phong tục tập quán khác nhau những vấn đề tưởng chừng như đơn gian xong nếu không cẩn thận sẽ là những nạn nhân ..vv muôn ngàn cơ hội cho các doanh nghiệp kiếm được siêu lợi nhuân song cũng muôn vàn khó khăn và khó khăn đầu tiên mà các công ty các doanh nghiệp vẫn gặp phải đó là những biện pháp bảo hộ của chính phủ nước sở tại để bảo vệ cho các ngành công nghiệp trong nước đó là thuế quan phi thuế quan và công cụ đắc lực nhất vẫn là các mặt hàng bị áp thuế chống phá giá ngay đến cái tên gọi của nó chúng ta đã hiểu được phần nào có rất nhiều khái niệm , định nghĩa về cụm từ " áp thuế chống phá " tôi xin đưa ra một số kiến giải:
Bán phá giá : "Việc bán một. hàng hoá ở nước ngoài ở mức giá thấp hơn so với mức giá ở thị trường trong nước"
Ðịnh giá để bán phá giá :Cách đẩy giá xuống tới mức không thề có lãi trong một thời kỳ để nhằm làm suy yếu hoặc loại trừ đối thủ cạnh tranh
Bán phá giá là : bán với giá thấp hơn giá chung của thị trường để nhằm cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường<
Ðại từ điển Trung Việt - do Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo phát hành năm 1999 >.
Sơ qua khái niệm trên chúng ta đã hiểu được phần nào về vấn đề áp thuế chống phá giá để cho vấn đề trở nên cụ thể rõ ràng và sâu sắc chúng ta cần nghiên cứu một ví dụ minh hoạ về vấn đề trên và đề tài được chọn là : "EU áp thuế chống phá giá với giày da Trung Quốc , bài học được rút ra".Chúng ta sẽ cần tìm hiểu về tình huống Trung Quốc bị áp thuế , động cơ của việc áp thuế và vấn đề TQ sẽ xử lí hay cũng như có những biện pháp chống trả trước nguy cơ bị áp thuế và sau mỗi vấn đề đó là rút ra kinh nghiệm không chỉ cho bây giờ mà phòng tránh cho các doanh nghiệp sau này khi tham gia xuất khẩu vào thị trường quốc tế.
Trong qúa trình viết bài do kinh nghiệm xử lí vấn đề cũng như khâu trình bày lẫn nội dung không tránh khỏi thiếu xót mong các thầy các cô tận tình chỉ bảo để em rút ra kinh nghiệm cho những lần viết tiếp theo.
I.Tình huống EU áp thuế chống phá giá với giày gia Trung Quốc .
1.Mô tả nội dung vấn đề EU áp thuế về các doanh nghiệp Trung Quốc:
Cho đến thời điểm này , TQ là nước bị áp dụng điều khoản chống bán phá giá nhiều nhất.Trong 20 năm qua các biện phá chônga bán phá giá mà các nước áp dụng đối với TQ gây thiệt hại trực tiếp cho quốc gia này khoảng 10 tỉ USD.Trong đó các nước EU chiếm tới 3 tỉ USD với 3 tỉ ÚD với 9 vụ trị giá 100 triệu USD/vụ , 32 vụ trị giá 10 triệu USD /vụ.Nm 2005, số lượng giầy da xuất khẩu của Trung Quốc nằm trong diện bị điều tra bán phá giá là 206 triệu đôi, chiếm 16,5% so với tổng số giầy của Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường EU.
Trước sức ép của ngành giày da châu âu hội đồng châu âu đã quyết định áp thuế gần 20% đối với ngành giày da Trung Quốc,và dự kiến bị áp thuế 16.5 % vào năm 2006 mức thuế này không áp dụng đối với giày thể thao và giày trẻ em.Ước tính một nửa trong số 2.5 tỉ đôi giày bán tại EU năm ngoái là hàng sản xuất ở Trung Quốc. Tuy vậy, chỉ có 174 triệu đôi trong số này là sẽ chịu mức thuế mới. Số lượng giày của Việt Nam ít hơn - 265 triệu đôi được nhập vào EU năm 2005. Trong số này, 103 triệu đôi sẽ bị áp đặt mức thuế vừa đưa ra. Trước đó, một kế hoạch áp mức thuế 7.5% trong liên tục năm năm đã bị các chính phủ như Anh và Thụy Điển bác bỏ với lý do sẽ gây hại cho các nhà bán lẻ.Hàng năm Trung Quốc xuất khẩu sang Âu châu hàng trăm triệu đôi giày và trên đà tăng trưởng nhanh chóng. Nhưng đầu năm nay EU quyết định tăng mức thuế vì họ cho rằng các nhà sản xuất ở Trung Quốc được chính phủ trợ giúp nên có thể bán ra với giá rẻ một cách không hợp lý.Và EU lo ngại là với mức giá rẻ của ngành giày da TQ sẽ là nguy cơ trực tiếp tác động đến các ngành giày trong nước điều đó có thể khiến thị trường trong khối bị lũng đoạn và không thể kiểm soát .Theo thống kê thì mỗi một người trong EU sẽ đi từ 5-6 đôi/ năm và có bằng chứng rõ ràng cho thấy, mặc dù mức giá nhập khẩu giày da vào EU trong 5 năm vừa qua giảm hơn 20%, các mức giá dành cho người tiêu dùng vẫn ổn định và thậm chí còn tăng nhẹ. Mức thuế nếu áp dụng sẽ chỉ làm tăng thêm 1,5 euro đối với các mức giá bán buôn trung bình hiện ở mức 8,5 euro/đôi giày da. Trong khi đó, giá bán lẻ ở mức 30-100 euro/đôi" Ai cũng biết giày da là một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Nếu như một công nhân ngành giày ở Trung Quốc hay Việt Nam chỉ cần lương không đến 100 USD/tháng, thì một công nhân ở Pháp hay Ý lại có thể đòi ít nhất mỗi tháng 2000 USD. Nhưng năng suất thì chẳng có gì chênh lệch, thậm chí công nhân Trung Quốc hay Việt Nam còn làm ra nhiều sản phẩm hơn trong cùng một thời gian nên EU khả năng cạnh tranh được là rất thấp nên chỉ cách áp dụng thuế bảo hộ.Mặc dù vấn đề về giá rẻ cua Tung Quốc là một điều dễ nhận thấy khi nhân công mức giá lao động rất rẻ đã tạo ra lợi thế cạnh tranh mặt khác chính phủ trợ cấp 9% cho ngành giày gia Trung Quốc khiến mặt hàng giày da có sức cạnh tranh rất lớn nên khi xuất khẩu vào thị trường EU thì ngành giày của trung quốc bị quy vào tội bán phá giá đây là một thực trang diễn ra rất phổ biến theo kiểu chủ nghĩa "bảo hộ mậu dịch" sở dĩ như vậy vì liên hiệp châu Âu đã phát hiện bằng chứng rõ rệt về sự can thiệp nghiêm trọng của nhà cầm quyền trong khu vực giầy da ở Trung quốc và nói rằng các nhà sản xuất giầy ở các nước này đã được hưởng các lợi ích qua việc giảm thuế, thuê nhà đất rẻ, cho vay nhẹ lãi đi đến chỗ bán hàng phá giá như hiện nay, để cụ thể hoá vấn đề trên EU sẽ đánh thuế trung bình 140 triệu/ đôi giày nhập khẩu mỗi năm.Một trong những vấn đề làm các chính khách cũng như ngành giày da Âu châu phải chú ý, đó là giá cả nhập khẩu không hợp lí từ Á châu. Giá nhập khẩu trung bình cho một đôi giày vào Âu châu chỉ có chưa tới 2 đô la, như vậy các nhà nhập khẩu đã nhập hàng với giá còn thấp hơn cả giá sản xuất tại Trung quốc, đó là một thí dụ. Còn một thực trạng nổi cộm nên đó là vấn đề về sức khoẻ của người tiêu dùng giày da Gần đây khi hải quan Cộng hòa Séc phát hiện một kho giày Trung quốc trị già hàng chục triệu thì một vấn đề khác cũng được nhắc đến nữa, đó là ngoài việc giày dép từ Trung quốc thường mang nhãn hiệu không có bản quyền, chất lượng giày dép cũng rất tồi và đặc biệc ở những loại giày dép cho trẻ em thường không đủ tiêu chuẩn. Một số bác sĩ lí liệu pháp cho hay, trẻ em nếu như không được mang giày tốt, đúng tiêu chuẩn, sẽ bị biến dạng chân khi trưởng thành. Với những gia đình nghèo khó, việc mua hàng hóa rẻ tiền là chuyện đương nhiên, ít người nghĩ đến chất lượng hay ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe. Và cũng chính vì thế, việc tăng giá nhập khẩu cho mặt hàng giày da cũng là điều suy nghĩ với cả những người tiêu dùng, chính vì điều này nên EU nguy hại cho cộng đồng việc đánh thuế nên giày để giảm bớt lượng hàng hoá trong khối là một biện pháp trong ngắn hạn điều này dẫn đến tình huống EU áp thuế nên giày da TQ.
II.Nguyên nhân của sự việc:
2.1 Nguyên nhân EU áp thuế giày da Trung Quốc.
Lý do áp đặt:
Sức ép của tự do hoá thương mại và tình trạng lạm dụng các biện pháp bảo thương mại công bằng để bảo hộ ngành công nghiệp trong nước -Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và tập trung vào một vài thị trường-Phản ứng dây chuyền -Thực trạng lẩn tránh thuế chống phá giá-Tác động tiêu cực của việc coi là nền kinh tế phi thị trường .Để biện minh cho việc áp thuế chống bán phá với mặt hàng giày da của Trung Quốc cho quyết định này ,EU cho rằng họ không đánh vào lợi thế cạnh tranh tự nhiên của TQ mà chỉ nhắm vào những hành động thương mại không công bằng.
Lý do Eu đưa ra là:
EU đã xác minh được bằng chứng rõ ràng cho thấy có những sự can thiệp vào lĩnh vực giày dép ở Trung Quốc , tạo nên hành động thương mai không công bằng .Tuy nhiên bằng chứng mà EU viên cớ chỉ là việc các địa phương đã ưu đãi cho các doanh nghiệp thuê đất giá rẻ để làm mặt bằng sản xuất -một chính sách thu hút đầu tư mà ngay các nước EU vẫn đang sử dụng.
Mức thuế chống phá mà EU sẽ áp đối với mặt hàng giày da nhập khẩu từ Trung Quốc là 19.4% .Thời gian áp dung kể từ ngày 7/4/2006 với mức khởi điểm là 4.2 % và trong 5 tháng sẽ điều chỉnh lên mức thuế nêu trên.
2.2.Nguyên nhân thuộc về phía các doanh nghiệp Trung Quốc:
Một: Doanh nghiệp trong nước mù quáng đua nhau xuất khẩu những sản phẩm giá trị gia tăng thấp điều này không chỉ làm giảm sức cạnh tranh và hình ảnh của cả ngành công nghiệp mà tệ hơn sẽ dẫn tới các cuộc đua giá của các hãng Trung Quốc .Tất cả những điều này đều dẫn tới đòn trừng phạt , áp thuế nặng nề từ các nước nhập khẩu do lượng cung hàng hoá lớn ồ ạp vào thị trường dẫn tới các nước nhập khẩu muốn làm gì cũng được dẫn tới tinh trạng các doanh nghiệp giơ lưng chịu đòn .
Hai: Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng cần phải dũng mãnh tự mình tham gia vào các vụ điều tra chống bán phá giá , hợp tác chặt chẽ với chính phủ với các nhà xuất khẩu để tìm ra giải pháp , để từ đó tư vấn cho ccác cơ quan luật pháp những cơ sở để phản kiện. Với bước phát triển ngoại thương nhanh chóng lên tới 1.27 nghìn tỉ USD chỉ trong 3 quý đầu năm 2006 các nhà Trung Quốc là tâm điểm cho các chiến thuật chống phá giá.
III Động cơ của việc EU áp thuế chống phá giá.
3.1.Năng lực cạnh tranh yếu kém:
Đây là vấn đề nội cộm nên khi mà giá thành để sản xuất ra một đôi giày ngoài nguyên liêu để làm ra thì nhà sản xuất phải trả cho người lao động tiền luơng vậy chúng ta so sánh tiền lương /người giữa một bên là EU một bên là Trung Quốc:Một công nhân ở Trung Quốc chỉ cần phải chi trả 100USD/tháng trong khi đó ở các nước như pháp hoặc ý số tiền phải chi trả là 200USD/tháng gấp đôi sô tiền so với Trung Quốc vậy làm sao mà nghành giày trong các khối EU lại có thể canh tranh được với các đôi giày giá rẻ của Trung Quốc đã thể hiện năng lực cạnh tranh yếu kém nên đông cơ ở đây là muốn bảo hộ cho những công nhân làm thuê ở trong khối EU có thể đây là hành động thiết thực làm giảm nguy cơ người lao động bị mất việc nhưng như thế người chịu thiệt cuối cùng là những người tiêu dung sản phẩm giày da họ sẽ không thể mua được với giá rẻ.Quá trình hội nhập và phát triển đòi hỏi những thay đổi về cơ cấu, nhưng vẫn có những quốc gia không theo kịp sự chuyển đổi. Những công nhân của Pháp hay Ý với hàng chục năm trong nghề giày cảm thấy khó khăn khi phải chuyển đổi sang nghề khác. Thay vì dùng các biện pháp đào tạo và khuyến khích để nền kinh tế chuyển đổi sang những ngành có sức cạnh tranh cao hơn, thì nhiều chính phủ lại dùng bảo hộ để cố duy trì những ngành có sức cạnh tranh yếu kém. Một cố gắng lội ngược dòng thời đại!
3.2 Áp lực từ phía các doanh nghiệp trong khối EU.
Qúa trình hội nhập và liên kết trên thế giới đang diễn ra phổ biến , các thị trường ngày càng được mở rộng dần dẫn tới các doanh nghiệp phải đối diện với cạnh tranh quốc tế ,do quá trình đổi mới cải thiện những gì đang diễn ra từ rất lâu rồi trở thành trở ngại để đổi những thứ có sẵn rất khó khăn nên các nghành công nghiệp thường núp dưới bóng của chính phủ các ô dù nhằm thị trường của họ không bị đe doạ từ các mặt hàng giá rẻ nên đứng trước nguy cơ các doanh nghiệp trong khối sẽ bị loại bỏ bởi mặt hàng giày da giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc các doanh nghiệp từ nhiều nước đã tạo áp lực nên chính phủ các nước và đâm đơn kiên EU áp thuế dĩ nhiên là họ sẽ được hưởng nhiều thuận lợi từ việc Trung Quốc bị áp thuế việc cạnh tranh cũng sẽ dễ thở hơn việc xuất khẩu của các nước như pháp , ý hay bồ đào nha sang các nước khác của thị trường Eu cũng là một trong các nguyên nhân tạo áp lực nên việc áp thuế giày da Trung Quốc, mục tiêu cuối cùng của họ dĩ nhiên là giữ vững được thị trường và nhóm người tiêu dùng trong thị trường đó nhưng vấn đề này không thể tồn tại trong một thời gian dài được vì sự tiến bộ của thời đại sẽ đẩy dần những yếu kém trì trệ đây là một xu hướng tất yếu .
IV.Phản ứng của các bên có liên quan trong vụ kiên EU áp thuế giày da Trung Quốc.
4.1.Phản ứng quyết liệt từ phía các doanh nghiệp giày da Trung Quốc.
Việc EU đưa ra các động thái nhằm phán quyết giày da Trung Quốc bán phá giá và quy định áp thuế với mặt hàng này là gần 20% con số này không phải là nhỏ và có thể khiến kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thâm hụt , người lao động có thể bị mất việc một loạt các vấn đề nảy sinh khiến các doanh nghiệp thay vì giơ lưng chịu đòn chuyên sang đòi lại công bằng và tất yếu điều mà các doanh nghiệp có thể làm bây giờ là thuê luật sư đâm đơn kiện EU áp thuế đối với mặt hàng giày da từ Trung Quốc.Theo các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc, tổng cộng có khoảng 1.200 doanh nghiệp sản xuất mặt hàng giầy của Trung Quốc bị thiệt hại bởi mức thuế chống bán phá giá 16,5% đối với mặt hàng giầy mũ da nhập khẩu của Trung Quốc mà EU áp dụng kể từ ngày 7/10 vừa qua.Các nhà sản xuất giày của Trung Quốc và chính phủ nước này đã phản ứng gay gắt đối với mức thuế này của EU vì cho rằng nó không phù hợp với các quy định của EU và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Năm ngoái, Trung Quốc xuất khẩu 1,2 tỷ đôi giày sang các nước EU, trong đó có 145 triệu đôi bị áp mức thuế chống bán phá giá nói trên.Trung Quốc đã đe dọa sẽ trả đũa EU sau khi khối này áp thuế chống bán phá giá ở mức 16,5% trong vòng 2 năm tới đối với giày da nhập khẩu từ nước này.Phía Bắc Kinh cho rằng hoạt động thương mại của Trung Quốc là minh bạch và việc EU điều tra chống bán phá giá đối với giày da nhập khẩu nước này là không có đủ cơ sở.Thực ra đánh giá vấn đề này nhìn tổng thể xuyên suốt là EU muốn bảo vệ các ngành trong nước và việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày da Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý cũng như thực tế và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất Trung Quốc điều này đã được dư luận của các nước lên tiếng .Trung Quốc cho rằng việc EU điều tra và ra quyết định trong trường hợp này có nhiều thiếu sót về mặt pháp lý và không tuân thủ các nguyên tắc của WTO cũng như luật pháp của EU điều này các doanh nghiệp trung quốc cần có sự hợp tác lẫn nhau nhằm tạo nên tiếng nói chung , có một thực tế nếu EU phán quyết và đưa ra áp thuế đối với giày da Trung Quốc thì ngược lại Trung Quốc cũng có quyền trả đũa đối với các mặt hàng từ EU.Một điều đáng nói là, trước khi quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam, phía EU tiết lộ có thể sẽ xem xét lại việc áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại như thuế chống bán phá giá và sẽ đưa ra một bản chiến lược mới cho việc hợp tác thương mại với Trung Quốc .
Nhận định từ phía Trung Quốc:
Trung Quốc cho rằng quyết định này thể hiện sự phân biệt đối xử rõ rệt và vi phạm các nguyên tắc thương mại công bằng. Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định “Các nhà xuất khẩu của Trung Quốc không bán phá giá giày da tại thị trường EU và giày da xuất khẩu của Trung Quốc không gây thiệt hại cho hoạt động buôn bán và sản xuất giày da của EU. Trung Quốc cho biết các nhà sản xuất giày nước này đã xúc tiến quyên góp để lập một quỹ 3 triệu Nhân dân tệ (375.000 USD) để thuê các luật sư châu Âu bênh vực họ chống lại quyết định trên của EU.Và trước sau Trung Quốc cho rằng: quyết định áp thuế chống bán phá giá nói trên thiếu "cơ sở pháp lý đầy đủ cũng như bằng chứng thực tế" và cho rằng Trung Quốc có quyền trả đũa thương mại với hành động đó .Chính phủ Trung Quốc cũng cho biết sẽ ủng hộ các nhà sản xuất giày nước mình trong vụ kiện ngược lại EU để phản đối các cơ sở thực tế và pháp lý mà EU đưa ra để áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm của họ.Có lẽ những hành động thiết thực trên buộc EU phải có cái nhìn nhận lại vấn đề bảo hộ trong xu hướng nền kinh tế mở của như hiện nay.
4.2 Phản ứng của EU trước vụ TQ kiện các doanh nghiệp giày da của họ bị áp thuế chống bán phá giá:
EU là một khối liên kết của các thành viên của châu âu , những nhà tư bản với sự nhận thức ở trình độ tầm cỡ quốc tế dĩ nhiên họ thừa biết giá nhân công rẻ là một trong những lợi thế cạnh tranh cực mạnh của các nước châu á cụ thể là Trung Quốc nhưng nếu chấp nhận điều này đồng nghĩa với việc áp thuế chống phá giá sẽ không còn tồn tại .Đa số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở chi phí nhân công rẻ. Khi tham gia vào thị trường mà ở đó lương trả cho người lao động cao hơn của Trung Quốc . EU cho rằng Trung Quốc là một nền kinh tế phi thị trường nên không có một thị trường lao động tự do và vì thế không coi chi phí nhân công thấp đúng là lợi thế so sánh của Trung Quốc. Chính vì vậy khi chọn nước thay thế, EU không hề để ý đến sự khác biệt về chi phí lao động.Sự chênh lệch về trình độ kinh tế luôn đi kèm với chênh lệch về trình độ công nghệ sản xuất và khả năng tự túc về nguyên liệu dẫn đến sự cạnh tranh trên những phân đoạn thị trường xuất khẩu có giá trị khác nhau. Trong vụ kiện, giày da xuất khẩu của Trung Quốc cạnh tranh trên phân đoạn giá trung bình và thấp đã bị so sánh với giày da xuất khẩu của Brazil và giày sản xuất nội địa của EU cạnh tranh trên phân đoạn giá xa xỉ và giá cao điều này thật bất bình đẳng và phi lí .nhưng trước hay sau EU vẫn phải đối diện với các đơn kiện của Trung Quốc nói chung và các nước bị áp thuế nói riêng , nếu không giải quyết thoả đáng các nước này sẽ vươn tới các thị trương nơi mà không còn chủ nghĩa bảo hộ hiện thân .
4.3 Dư luận các bên nói gì trong vụ kiện chống phá giá:
Chúng ta dễ dang nhận thấy một điều nếu áp thuế các mặt hàng giày da giá rẻ từ các nước vào EU thì giá mặt hang đó sẽ tăng lên và người tiêu dùng sẽ không được dùng với giá rẻ đã tạo nên những làn sóng dư luận phản đối việc EU áp thuế , ngay như trong nội bộ các thành viên EU người dân cũng không đồng tình vì ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của họ và họ cũng không mong muốn mình là những nạn nhân của quyết định này lấy minh hoạ như :Hai hãng giày da của Đức là Clarks và Deichmann cũng phản đối quyết định của EU và cho biết việc tăng thuế nhập khẩu của EU sẽ gây ra "những hậu quả nghiêm trọng", tác động tiêu cực đến các công nhân ngành này và người tiêu dùng Đức. Trước đó, báo Thương mại của Đức cũng có bài viết chỉ trích quyết định của EU và cảnh báo quyết định có thể làm khoảng 10.000 công nhân ở các nước EU mất việc làm
V.Hậu quả của việc EU áp thuế chống phá giá nên giày da Trung Quốc.
5.1. Ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế:
Trong 20 năm qua, các biện pháp chống bán phá giá mà các nước áp dụng đối với Trung Quốc đã gây thiệt hại trực tiếp cho nước này khoảng 10 tỷ USD. Trong đó, các nước EU chiếm tới 3 tỷ USD với 9 vụ trị giá 100 triệu USD/vụ, 32 vụ trị giá 10 triệu USD/vụ. Mặc dù chưa có quyết định chính thức của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng từ đầu năm đến nay, ngành da giày xuất khẩu Trung Quốc vẫn bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Đó là tình trạng thiếu việc làm diễn ra trên diện rộng và nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì chưa có hợp đồng xuất khẩu.
Nguyên nhân của việc này là do cuối năm ngoái, sự kiện Liên minh châu Âu (EU) kiện Trung Quốc bán phá giá mặt hàng giày có mũ da đã khiến nhiều khách hàng lo ngại, chỉ đặt hàng cầm chừng cho năm 2006 vì chưa biết diễn biến vụ việc tới đâu, chưa biết giá cả thế nào. Một chủ doanh nghiệp cho biết tuy đã đến mùa cao điểm sản xuất nhưng đơn vị của ông cho đến nay chỉ nhận được một công (container) nguyên phụ liệu thay vì phải 4-5 công như mọi khi. Vì vậy trong những tháng tới, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày khó có điều kiện tăng trưởng, thu nhập người lao động giảm sút (do thiếu việc làm, thu nhập bình quân của công nhân hiện chỉ còn 400 ngàn đồng/tháng và ở những doanh nghiệp khá hơn cũng chỉ bình quân 800 ngàn -1 triệu đồng/tháng). Nhìn chung, không khí ảm đạm đang bao trùm lên ngành da giày xuất khẩu, nhất là khi những thông tin về việc có khoảng 20% đơn hàng của Trung Quốc và Việt Nam đang được chuyển sang thị trường Indonesia. Nhiều tập đoàn giày dép lớn đã tính đến chuyện chuyển nhà máy sang Indonesia để tận dụng chính sách thông thoáng và nguồn lao động rẻ tại đây. Đã có 2 tập đoàn công bố đầu tư xây dựng hai nhà máy cỡ lớn tại nước này. Kim ngạch xuất khẩu ngành da giày năm nay nếu không đạt kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng tưởng kinh tế chung của cả nước. Để giữ được chỉ tiêu tăng trưởng GDP 8%/năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu cần phải có mức tăng trưởng 19%/năm và phải chiếm tỷ trọng khoảng 20%-22% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong các mặt hàng chủ yếu xuất sang châu Âu như dệt may, giày dép, hàng điện tử, sản phẩm gỗ, nhựa, xe đạp và phụ tùng… kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng da giày chiếm trên 60% trong tổng kim ngạch toàn ngành dự kiến 3,35-3,5 tỷ USD.
5.2 Thiệt hại cho người lao động.
Được biết 70% tổng kim ngạch của toàn ngành da giày XK sang thị trường EU, trong đó có tới 60% là đối tượng bị kiện. Do đó việc sản phẩm giày da TQ bị áp đặt thuế chống bán phá giá 16,8% sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công ăn việc làm của công nhân trong ngành da giày.Thời gian qua, tỉ lệ các DN da giày được đối tác ký tiếp đơn hàng chỉ đạt 50 - 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, khoảng 4 - 5 tháng nữa, khi các DN đã làm hết đơn hàng tồn, EC thực sự áp thuế từ 4%, 8%, rồi 16,8%..., chắc chắn lúc đó, khó khăn mới thật sự đến với các DN da giày .Sản lượng của các mặt hàng trong danh mục bị EU đánh thuế, chỉ chiếm 17% trong tổng sản lượng hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, do những sản phẩm này được sản xuất bằng da, nên chiếm tỉ lệ giá trị xuất khẩu rất lớn - xấp xỉ 45%. Khi các đối tác đặt hàng, người ta đặt cả một đơn hàng lớn. Do đó, khi bị áp mức thuế cao, nhằm tránh thiệt hại, đối tác sẽ chuyển cả đơn hàng sang thị trường khác; đồng nghĩa chuyển một giá trị xuất khẩu giày da trọn gói rất lớn từ TQ sang nước khác... Con số thiệt hại cho ngành da giày sẽ rất lớn.Theo thống kê, ngành giày dép đang tạo việc làm cho trên 500.000 lao động trong đó có tới 80% là lao động nữ. Nhiều DN da giày tỉ lệ lao động nữ chiếm tới 95 - 98% tổng số lao động trong DN. Ngoài ra còn một số lượng lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực khác liên quan cũng sẽ phải chịu tác động do việc áp thuế nêu trên của EU. Theo Hiệp hội Da giày , việc EU tiến hành điều tra chống bán phá giá thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp da giày XK của TQ . Trong quý IV/2005 các đơn hàng da giày giảm mạnh, và từ đầu 2006 tình hình càng khó khăn hơn bởi khách hàng chờ kết quả phán quyết của EU về vụ kiện.
Đã có những DN có vốn đầu tư nước ngoài đang cân nhắc chuyển nhà máy khỏi TQ để tìm các cơ hội hợp tác mới tại các nước trong khu vực nhằm tránh tác động của việc áp thuế chống bán phá giá. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ sa thải hàng loạt công nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động nữ trong ngành công nghiệp, tăng thêm gánh nặng cho xã hội.
VI. Những bài học rút ra trong vụ EU áp thuế chống phá giá giày da Trung Quốc:
6.1 Đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào xuất khẩu cần:
6.1.1. Tích cực theo kiện:
Theo qui định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong giải quyết bán phá giá, doanh nghiệp đóng vai trò chính còn chính phủ của doanh nghiệp bị khởi kiện chỉ đóng vai trò phụ. Nếu doanh nghiệp từ bỏ quyền lợi kháng kiện cho dù bị oan thì chính phủ cũng không có cách nào để cứu vãn.Thời gian đầu khi mới tham gia thị trường quốc tế, rất nhiều doanh nghiệp TQ do tiềm lực tài chính hạn chế hoặc do không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tham gia các vụ kiện đã không trả lời các bản điều tra và thua kiện. Hậu quả không chỉ là mất thị trường mà còn do hành vi của công ty “bỏ cuộc” này, mà của cả một ngành ảnh hưởng. Từ đó đến nay, các doanh nghiệp TQ đã tích cực rút bài học. Theo số liệu của Bộ Ngoại thương và hợp tác kinh tế TQ (Moftec), nếu như đầu thập niên 1990 chỉ có 30% doanh nghiệp trả lời các điều tra về bán phá giá, thì đến nay tất cả các vụ điều tra của EU và Mỹ đối với doanh nghiệp TQ đều được hồi đáp cẩn thận.
6.1.2. Thành lập cơ quan chuyên trách hầu kiện:
Bên cạnh những hạn chế về tài chính và kiến thức, việc thiếu vắng các nhà chuyên môn, chuyên nghiệp như luật sư, kế toán, kiểm toán, kinh tế gia... còn là một thiệt thòi lớn. Hiện nay, bên nguyên đơn kiện bán phá giá thường lấy danh nghĩa hiệp hội để đủ tư cách không dưới 50% sản phẩm toàn quốc, trong khi bên bị đơn hầu kiện thường là đơn thân độc mã, dễ sơ hở và cũng vì thế mà không kham nổi chi phí kiện tụng. Do đó, đoàn kết với các doanh nghiệp khác để theo đuổi vụ kiện là rất cần thiết. TQ đã hình thành ngay các tổ chức chuyên nghiệp để cùng với doanh nghiệp tham gia quá trình tố tụng. Ủy ban kiểm soát công bằng trong thương mại xuất nhập khẩu (BOFT) trực thuộc Moftec đã được thành lập năm 2001, ngay khi TQ trở thành thành viên chính thức của WTO để giám sát các vụ kiện chống phá giá của các nước nhập khẩu, và điều tra hành vi phá giá của các nhà nhập khẩu nước ngoài trên thị trường TQ.
6.1.3. Tích cực theo kiện:
Một trong những khó khăn của doanh nghiệp TQ cũng như VN khi tham gia quá trình tố tụng là khâu chuẩn bị tài liệu để trả lời các bản câu hỏi điều tra. Khó khăn nằm ở chỗ các tài liệu không được tổ chức lưu trữ, thu thập thường xuyên và thiết kế theo chuẩn mực kế toán của thế giới. Trong khi đó, tính minh bạch, chi tiết của tài liệu và thông tin lại là then chốt trong tố tụng. Kinh nghiệm TQ cũng cho thấy việc chuẩn bị các tài liệu tố tụng không chỉ là công việc của các doanh nghiệp, mà còn là nhiệm vụ của tất cả các bên có liên quan như chính phủ, phòng thương mại và công nghiệp, các hiệp hội ngành... Mỗi bên đều phải chuẩn bị các hệ thống thông tin của mình với các mục tiêu và tiêu chí khác nhau.Trong quá trình chuẩn bị tài liệu cần chú ý đến một số yếu tố sau:
* Tính đại diện và tư cách của bên khiếu kiện ở nước nhập khẩu. Theo qui định của WTO, các doanh nghiệp cùng ngành hàng (và cả những người ủng hộ họ) phải có tổng sản phẩm không được thấp hơn 50% sản lượng toàn quốc mới hội đủ tính đại diện, bằng không sẽ không có quyền khiếu kiện.
* Bản thân doanh nghiệp có hành vi bán phá giá hay không, biên độ phá giá là bao nhiêu, đã bán phá giá trong bao lâu và đã đình chỉ hay chưa?
* Hành vi phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu như thế nào, có tồn tại quan hệ nhân quả hay không?
* Sự phán xét bán phá giá có dựa vào các tiêu chuẩn, căn cứ hợp lý hay không?
6.1.4. Đưa ra lời hứa giá cả:
Nếu có hành vi phá giá và gây thiệt hại cho doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu thì nên chủ động thương lượng với chính phủ nước khởi kiện về cam kết giá cả và thời gian thực hiện. Thương lượng trong thương mại quốc tế chính là điểm mấu chốt để giải quyết xung đột. Thương lượng thành công sẽ giảm bớt thiệt hại cho cả hai phía.
6.1.5. Khiếu kiện nếu không chấp nhận quyết định của nước nhập khẩu:
Nếu không chấp nhận kết luận của chính phủ nước khởi kiện, có thể kháng án lên cơ quan tư pháp của nước nhập khẩu. Mặt khác, khi đã là thành viên của WTO, các quốc gia có quyền khiếu kiện lên WTO và yêu cầu quốc gia khởi kiện ngồi vào bàn thương lượng. Đây chính là một lợi ích quan trọng khi tham gia WTO. Ngay cả khi đã không thể thay đổi được quyết định “trừng phạt”, thì sau thời hạn năm năm từ ngày bị áp thuế chống phá giá doanh nghiệp có quyền nộp kháng nghị xin phúc thẩm.
6.1.6. Xây dựng hệ thống thông tin minh bạch và phù hợp chuẩn quốc tế:
Một hệ thống thông tin minh bạch được kiểm định độc lập theo đúng chuẩn quốc tế chính là các bằng chứng mạnh mẽ nhất để tự bảo vệ. Do vậy các doanh nghiệp cần nghiêm túc đầu tư hệ thống thông tin của mình. Hệ thống này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo đuổi các vụ kiện, cũng như nâng cao tính hiệu quả trong quản lý kinh doanh. Chính phủ và các hiệp hội ngành cần tổ chức các chương trình đào tạo và tư vấn xây dựng hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp.
6.1.7. Kiện chống phá giá – vũ khí của mọi quốc gia:
Không chỉ là bị đơn, TQ đã linh hoạt áp dụng vũ khí này trong vai trò là nguyên đơn. Năm 1996, TQ đã tiến hành điều tra bán phá giá trong ngành giấy in đối với các doanh nghiệp Mỹ, Canada và Hàn Quốc. Đối mặt với tình trạng bán phá giá của các doanh nghiệp thuộc ba quốc gia trên, chín doanh nghiệp sản xuất giấy in hàng đầu TQ đã quyết định khiếu kiện. Tháng 10-1997 họ đã chính thức nộp đơn và các chứng cứ lên Ủy ban Nhà nước về kinh tế và thương mại. Sau hai năm điều tra đã ra phán quyết rằng các doanh nghiệp thuộc ba quốc gia trên bán phá giá vào thị trường TQ, và quyết định áp dụng thuế chống phá giá đối với sản phẩm giấy in nhập khẩu từ doanh nghiệp thuộc các quốc gia trên. Kể từ đó đến nay TQ tích cực áp dụng vũ khí này để bảo vệ thị trường trong nước và họ đã thu được rất nhiều kinh nghiệm đáng quí.Các chuyên gia TQ cho rằng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đối phó với các vụ kiện chống phá giá của nước ngoài và điều tra chống phá giá là hai quá trình song song, cần thiết và quan trọng như nhau để bảo vệ lợi ích quốc gia. Hai quá trình này tương tác, bổ sung kinh nghiệm và nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội và cả các cơ quan chính phủ.
Kết Luận
Qua vấn đề trên chúng ta đã nắm rõ phần nào bản chất của việc EU áp thuế chống phá giá nên giày da Trung Quốc một minh chứng của chủ nghĩa bảo hộ , nó đã tạo nên một nền kinh tế thị trường mà nơi cạnh tranh không công bằng mặc nó đã bóp méo đi giá cả thực tế của mặt hàng nạn nhân thì lại là những người tiêu dùng mặt hàng đó các doanh nghiệp bị áp thuế thì lại không có lợi nhuận mà các doanh nghiệp trong khối với ô dù của hàng rào bảo hộ vẫn nấp mãi dưới cái bóng đó khiến cho nền kinh tế rơi vào trì trệ đến một lúc n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24860.doc