LỜI NÓI ĐẦU
Hai quốc gia đã từng ở hai chiến tuyến : Việt Nam - Hoa Kỳ giờ đã bước sang một trang sử mới, xích lại gần nhau hơn để cùng hợp tác phát triển về kinh tế . Trong xu thế toàn cầu hoá với sự hội nhập và cùng phát triển trên thế giới hiện nay thì việc kí kết hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sẽ tạo thêm những điều kiện thuận lợi mới cho nền kinh tế Việt Nam phát triển trong thời kì chiến lược những năm 2010-2020 tới, là một thuận lợi cho Việt Nam gia nhập WTO ( Tổ chức thương mại
17 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Dựa vào luật thương mại quốc tế đã học, hãy phân tích nội dung hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế giới ).Với 7 chương , 72 điêù và 9 phụ lục, hiệp định đợc coi là một văn bản đồ sộ nhất trong tất cả các hiệp định mà Việt Nam đã kí kết. Không chỉ đề cập tới thương mại hàng hoá mà hiệp định còn đề cập tới thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, tạo thuận lợi cho kinh doanh, những qui định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyền khiếu nại . Hợp tác với Mỹ sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội đầu tư từ nước ngoài ,bởi vì Mỹ cũng là nước đầu tư ra nước ngoài vào loại nhất thế giới, quốc gia có vai trò quan trọng , chi phối nhiều tổ chức quốc tế về kinh tế như : WTO, IMF , ADB ...
Mong muốn hiểu sâu hơn về hiệp định, em đã chọn đề tài: “Dựa vào luật Thương mại quốc tế đã học, hãy phân tích nội dung hiệp định Thương mại song phơng Việt - Mỹ ”. Nội dung hiệp định Việt -Mỹ gồm có 7 chương với các vấn đề đang là điểm nóng của Thương mại quốc tế , nhưng vì điều kiện thời gian nên trong tiểu luận này em chỉ đi sâu vào phân tích : “ Phát triển quan hệ đầu t ư ” .
Do trình độ còn hạn chế cũng như những kinh nghiệm thực tế còn ít nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Qua đây em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
NỘI DUNG
I . TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT - MỸ :
1.Tổng quan về hiệp định :
Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sau 4 năm đàm phán đã được kí kết vào ngày 13/7/2000 (giờ Hoa Kỳ), đánh dấu việc hoàn tất quá trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ , thể hiện sự cố gắng rất lớn giữa hai nước , đồng thời mở ra một giai đoạn mới trong sự phát triển thương mại của Việt Nam .
Có thể nói đây là hiệp định kỉ lục về thời gian, quy mô đàm phán cũng như tính chất phức tạp trong các cuộc đàm phán. Hiệp định không chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp thương mại, nó bao gồm 4 lĩnh vực: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, bản quyền và sở hữu trí tuệ. Nói cách khác, khái niệm “thương mại” được hiểu theo nghĩa hiện đại. Do hiệp định đợc xây dựng trên tiêu chuẩn của WTO nên cốt lõi của các cam kết là giành cho nhau theo quy chế “Tối huệ quốc”, từng bước giảm thuế nhập khẩu, mở rộng thị trường cho nhau, từng bớc tạo sự bình đẳng giữa các công ty trong và ngoài nước, bảo vệ bản quyền và nhãn mác hàng hoá .
Hiệp định gồm 7 chơng, 72 điều, các phụ lục, thư đính kèm và thư trao đổi, nhưng trong đó chương IV đợc coi như một bản hiệp định thu nhỏ bởi nó đề cập đến tất cả các vấn đề bức xúc của Thương mại quốc tế .
2 . CHƯƠNG IV “ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẦU TƯ” .
2.1 Các khái niệm cơ bản :
Cụm từ “ Đầu tư ” trong bản hiệp định đợc hiểu là đầu tư nước ngoài, tương ứng với việc một pháp nhân (công ty) hay một chủ thể của một Bên mua (sở hữu) hoặc kiểm soát một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản trên lãnh thổ của bên kia để tìm kiếm lợi nhuận .
“Quan hệ đầu tư” theo Hiệp định nghĩa là việc một công ty hoặc thể nhân của một bên đầu tư trên lãnh thổ của bên kia thông qua các hình thức đầu tư vào các khoản đầu tư theo hiệp định sau đây :
Sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp một công ty, một doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ của bên kia.
Mua cổ phiếu, cổ phần và góp vốn dới mọi hình thức khác, trái phiếu, giấy ghi nợ và các quyền lợi đối với khoản nợ dới các hình thức khác trong một công ty trên lãnh thổ bên kia .
Quyền sở hữu trí tuệ, gồm quyền tác giả và các quyền có liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mạng, chương trình đã được mã hoá, thông tin bí mật , kiểu dáng công nghiệp và quyền đối với các giống cây trồng mới .
Các quyền theo quy định của pháp luật như các giấy phép và sự cho phép .
Hiệp định nói rõ chủ thể sở hữu các khoản đầu tư vừa kể cũng như nắm quyền kiểm soá , dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản đầu tư đó là công ty (pháp nhân) hoặc cá nhân (thể nhân).
“ Công ty” theo định nghĩa trong hiệp định đó là một thực thể pháp lý được thành lập hoặc được tổ chức trên lãnh thổ của một bên theo luật đang áp dụng tại bên đó, bất kể công ty đó hoạt động vì mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận do chính phủ hay tư nhân kiểm soát hoặc sở hữu .
“Công ty của một bên ” là một công ty được thành lập hoặc tổ chức theo luật của bên đó. Như vậy tại Việt Nam, các hình thức công ty vừa đề cập được thành lập và tổ chức theo Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Doanh Nghiệp của Việt Nam .
Đợc gọi là “Doanh nghiệp nhà nước” khi doanh nghiệp hay công ty đó do chính phủ của một bên “sở hữu” hoặc “kiểm soát” nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia cho bên đó. Hoạt động đầu tư theo hiệp định nay chính là hoạt động đầu tư của công ty Hoa Kỳ và thể nhân Hoa Kỳ tại Việt Nam và ngược lại là đầu tư của công ty Việt Nam và thể nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ .
2.2 . Đặc điểm Chơng IV: “ Phát triển quan hệ đầu tư ”:
Mặc dù chỉ là một bộ phận của Hiệp định , nhưng chương “ phát triển quan hệ đầu tư ” có nội dung tư ương tự như một Hiệp đinh song phương hoàn chỉnh về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa hai nớc .
Chủ yếu trong đó hai bên cam kết đối xử với các dự án đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi như với chính dự án đầu tư của nước thứ 3 trên lãnh thổ của mình, tuỳ ý cái nào thuận lợi hơn .
Vì cam kết như thế có nghĩa là các dự án đầu tư của Mỹ chỉ cần đăng kí thành lập chứ không cần xin phép đầu tư. Hiệp định cũng ghi cụ thể những loại dự án Việt Nam chỉ cho đăng kí đi kèm vùng phát triển nguyên liệu như sản xuất giấy, đường ...hoặc phải xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm như sản xuất xi măng, thuốc lá, phân bón, bột giặt ...Chương này còn cho biết rõ, các công ty Mỹ phải đóng góp ít nhất 30% vốn trong liên doanh, cha được thành lập công ty cổ phần và chưa được phát hành cổ phiếu ra công chúng, chưa được mua quá 30% vốn của một công ty cổ phần hoá. Những ràng buộc này sẽ chỉ duy trì trong vòng 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực .
2.2.1 . Nguyên tắc khuyến khích và bảo hộ đầu t ư :
Cơ sở của việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư theo các điều ước quốc tế song phương là việc mỗi bên kí kết dành cho nhà đầu tư của bên kia qui chế đối xử quốc gia với những ngoại lệ và theo lộ trình nhất địn . Trên tinh thần đó, hai bên đã thoả thuận các nguyên tắc đối xử :
áp dụng đối xử quốc gia hoặc đối xử tối huệ quốc .
áp dụng tiêu chuẩn chung về đối xử (hay còn gọi tiêu chuẩn đối xử tối thiểu) Ngoài ra, mỗi bên còn có nghĩa vụ dành cho nhau bất kì ưu đãi nào cao hơn các nguyên tắc đối xử nói trên được qui định trong hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, các hiệp định quốc tế hoặc theo thoả thuận cụ thể giữa hai bên .
2.2.2 . Cam kết cụ thể về đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc :
Bảo lưu đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc của Việt Nam cụ thể :
Những lĩnh vực và vấn đề bảo lưu không thời hạn, như phát thanh, truyền hình , văn hoá, ngân hàng, bảo hiểm,viễn thông, kinh doanh bất động sản, các hình thức hỗ trợ của nhà nước dành cho doanh nghiệp Việt Nam , chế độ cấp giấy phép đầu tư đối với dự án thuộc quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Những lĩnh vực và vấn đề bảo lưu có thời hạn : Việt Nam cam kết từng bước dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư Hoa Kỳ một số lĩnh vực và vấn đề nhất định .
Bảo lưu đối với quốc gia và đối xử tối huệ quốc của Hoa Kỳ: là một trong những nước có môi trờng đầu tư tự do lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ chỉ bảo lưu đối xử quốc gia hoặc tối huệ quốc trong một số lĩnh vực và vấn đề quan trọng như dịch vụ tài chính, viễn thông, vận tải biển, trợ cấp chính phủ .
2.2.3 Các qui định về bảo hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
Không tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hóa các khoản đầu tư một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các biện pháp tước quyền sở hữu cũng như đền bù thiệt hại phải được thực hiện trên nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc .
Cho phép nhà đầu tư của bên kia chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác ra nước ngoài phù hợp với nghĩa vụ của mỗi bên đối với IMF và trên cơ sở đối xử quốc gia hoặc đối xử tối huệ quốc
Dành cho nhà đầu tư của bên kia quyền khiếu kiện và giải quyết tranh chấp theo thoả thuận giữa hai bên .
Minh bạch hóa pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài .
Cho phép nhà đầu tư của bên kia lưu chuyển và tuyển dụng nhân viên nước ngoài thuộc mọi quốc tịch và các cương vị quản lý cao nhất miễn là phù hợp với luật pháp về nhập cảnh và tạm trú của người nước ngoài
Không áp đặt các yêu cầu đối với việc chuyển giao công nghệ , qui trình sản xuất trừ trường hợp áp dụng quy định về bảo vệ môi trường và bảo đảm thi hành phán quyết của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền đối với các vi phạm pháp luật về cạnh tranh đang bị khiếu kiện .
Tóm lại, có thể nói chơng đầu tư trong Hiệp định có phạm vi và mức độ cam kết cao nhất so với các điều ước quốc tế song phơng và đa phương về đầu tư mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, song không ngoài mục đích là hội nhập và nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam trên trường quốc tế .
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM:
1. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài :
Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng của Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện thành công đường lối đổi mới , phát triển kinh tế-xã hội .
Từ năm 1987 đến nay, sau hơn 10 năm kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, Việt nam đã đạt được thành tựu đáng kể trên tất cả các mặt kinh tế-xã hội. Luật đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 đã mở ra một chương mới trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Hơn mười năm qua khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh, từng bước khẳng định vị trí của mình như là một bộ phận năng động của nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế đất nước và thành công của công cuộc đổi mới.
Kết quả đạt được : đến nay đã có gần 3100 dự án của 65 nước và vùng lãnh thổ được cấp giấy phép, tổng số vốn đăng ký gần 43 tỷ USD, trong đó vốn tăng thêm của các dự án đang thực hiện là trên 5,5 tỷ USD. Trừ các dự án hết hạn, giải thể, hiện có khoảng 2500 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký đạt gần 36 tỷ USD. Vốn thực hiện đạt gần 18 tỷ USD và hiện chiếm tới 23% của tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Khu vực ĐTNN không những đã bổ xung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần cải thiện cán cân thanh toán mà còn khai thác đa vào sử dụng nhiều nguồn nhân lực trong nước như đất, tài nguyên, lao động…
Khu vực ĐTNN hiện chiếm gần 35% giá trị sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới có trình độ công nghệ cao và luôn duy trì được nhịp độ tăng trởng bình quân trên 20%. Chính sách thu hút ĐTNN hướng về xuất khẩu đã có những thành công bước đầu với quy mô xuất khẩu 5 năm 1996-2000 đạt gần 10 tỷ USD tăng 8 lần so với 5 năm trớc và hiện chiếm tới 23% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. Khu vực ĐTNN hiện đã chiếm trên 10% GDP cả nước và đóng góp hàng năm khoảng 6-7% nguồn thu ngân sách, đồng thời cũng tạo việc làm cho 36 vạn lao động trực tiếp cùng hàng vạn lao động gián tiếp khác.
Để đạt mục tiêu đến năm 2005 GDP gấp đôi năm 1995, sơ bộ ước tính nhu cầu tổng vốn đầu tư phát triển của kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 khoảng 60-62 tỷ USD , trong đó dự kiến nguồn vốn nớc ngoài 20-25 tỷ USD. Vì vậy, tăng cường thu hút vốn ĐTNN càng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam . Tuy nhiên, từ năm 1997 đến nay ĐTNN suy giảm cả về nguồn vốn cam kết và vốn thực hiện. So với cùng kỳ năm trước , nhịp tăng vốn đăng ký của các dự án ĐTNN năm 1997 giảm 49%, năm 1998 giảm 16%, năm 1999 giảm 40%. Việc suy giảm ĐTNN đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc huy động vốn đầu tư phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay và một số năm tới.
2. Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam :
Tính đến ngày 18/7/2001 Mỹ có gần 120 dự án đăng ký lên tới gần 1 tỷ USD, đứng hàng thứ 10 trong số các nớc và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên với tiềm năng của nước này và so với khoảng 3500 dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp phép ở Việt Nam với số vốn đăng ký là 39,6 tỷ USD (tính đến hết tháng 6 năm 2001) thì đầu tư của Mỹ ở Việt Nam vẫn còn hết sức ít ỏi. Trong số các công ty Mỹ hiện đang góp mặt tại thị trường Việt Nam có các tập đoàn công ty nổi tiếng của Mỹ như: Coca-Cola, PepsiCo, American International Group, Boeing, Citigroup, Ford, Ciso, GM , GE, Nike, P&G…Với Hiệp định thương mại đã có hiệu lực thì có thể nói rằng số dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng nhanh do có nhiều doanh nghiệp Mỹ bày tỏ sự quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam, trong đó có những doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, hàng không và dầu khí. Đồng thời nhiều công ty đang hoạt động tại Việt Nam cũng có những động thái chiến lược mở rộng sản xuất và xuất khẩu ngược các mặt hàng của mình sang thị trờng Mỹ . Vậy tình hình đầu tư của Mỹ ở Việt Nam có những nét chính .
2.1 Quá trình phát triển, quy mô và khối lợng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam qua các thời kỳ :
Từ những năm 1990 , nguồn đầu tư của Mỹ đã vào Việt Nam. Trong 3 năm 1988-1990 , Mỹ có 7 dự án ĐTNN vào Việt Nam , vốn đăng ký đạt 2,56 triệu USD . Giai đoạn 1991-1995 , có 64 dự án với trị giá vốn là 760 triệu USD .Sau lệnh bỏ cấm vận tháng 2/1994, đã có nhiều công ty và tập đoàn kinh tế Mỹ đến Việt Nam, mục đích của họ là thăm dò các hoạt động đầu tư ở thị trường này.
Năm 1993, có 6 dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, với trị giá vốn 3,3 triệu USD. Mười tháng sau, khi Chính phủ Mỹ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam, có 22 dự án đầu tư được cấp giấy phép với tổng vốn 267 triệu USD, và đến cuối năm 1994 đã tăng lên 270 triệu USD với 28 dự án .
Giữa năm 1995, tổng số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam lên 36 dự án với tổng số vốn là 555 triệu USD, riêng năm 2002 trên 300 triệu USD. Tổng cộng trong những năm này, Mỹ đầu tư vào Việt Nam trên 1 tỷ USD với 64 dự án. Như vậy, trong vòng 19 tháng, Mỹ đã trở thành một trong 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Hầu hết các dự án đầu tư đều nhằm mục tiêu sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ với thời hạn thấp nhất là 10 năm cao nhất là 40 năm .
Đến cuối năm 2003, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 31,26 tỷ USD với 1762 dự án. Trong đó , Mỹ có 58 dự án đầu tư với số vốn trên 1 tỷ USD, đứng hàng thứ 10 trong tổng số 58 nước trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Việc bãi bỏ này cũng là điều kiện cần có để Việt Nam được hưởng quy chế “Tối huệ quốc” của Mỹ. Nhưng điều kiện trước hết là hai nước sẽ ký một hiệp định thương mại qua các vòng đàm phán .
Phía Mỹ cho rằng bãi bỏ điều luật bổ sung Jakson-Vanik đối với Việt Nam là bước đầu cho việc thực hiện các chương trình bảo hiểm đầu tư, tạo thế thuận lợi cho cả hai bên Việt-Mỹ, đồng thời làm tăng niềm tin đối với các công ty Mỹ vốn quan tâm việc hợp tác đầu tư vào Việt Nam. Đến tháng 10 năm 2004, số dự án đầu tư của Mỹ ở Việt Nam đã là 102, với vốn đăng ký 1,2 tỷ USD.
Tháng 9-2005, số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đã tăng lên 121 trị giá 1,4 tỷ USD. Trừ các dự án bị giải thể hoặc hết hạn ở thời điểm đó , Mỹ có khoảng 100 dự án ĐTNN ở Việt Nam còn hiệu lực, với vốn đăng ký đạt 1 tỷ USD. Đến tháng 6-2006, Mỹ đã có 145 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 1,474 tỷ USD, trừ một dự án hết thời hạn (0,62 triệu USD) và 26 dự án đã giải thể trước thời hạn với tổng số vốn đầu tư 538,6 triệu USD. Hiện Mỹ đứng thứ 13 trong tổng số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đầu tư vào Việt Nam với 118 dự án còn hiệu lực , trị giá 935 triệu USD.
Đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam:
Năm
Số dự án
%
Sốvốn đăng ký (nghìn USD)
%
1991
1
1,1
2.282
0,19
1993
1
1,1
200
0,02
1994
12
13,19
120.310
10,18
1995
18
20,88
391.871
33,65
2002
16
7,58
159.722
13,51
2003
12
13,19
98.544
8,34
2004
15
16,48
306.955
25,96
2005
14
15,38
96.352
8,15
10/6/2006
1
1,1
-
-
Tổng cộng
90
100
1.176.236
100
Nguồn : Vụ quản lý dự án-Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.2 Cơ cấu đầu tư :
Hoạt động đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư Mỹ đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, song chủ yếu tập trung trong các khu vực công nghiệp với 60 dự án và vốn đăng ký đạt trên 660 triệu USD, điển hình là dự án sản xuất lắp ráp ôtô Ford với số vốn đăng ký là 102 triệu USD; dự án công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng Colgate Palmolive (40 triệu USD); dự án công ty OPV Việt nam sản xuất thuốc chữa bệnh (20 triệu USD)...Tiếp đến là các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ (tài chính, ngân hàng, văn phòng cho thuê, dịch vụ phần mềm, y tế, giáo dục…) với 30 dự án và số vốn đăng ký đạt khoảng 275 triệu USD . Đáng chú ý là 4 dự án Chi nhánh ngân hàng nớc ngoài của Mỹ , dự án công ty bảo hiểm 100% vốn nớc ngoài của AIG, dự án công ty dịch vụ tin học IBM Việtnam…Lĩnh vực nông lâm nghiệp, văn hóa-y tế, và xây dựng … với 73 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 513,35 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm một tỷ trọng nhỏ với 15 dự án, tổng vốn đăng ký là 137,86 triệu USD ( chiếm 13% số dự án và 15% vốn).
Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam theo lĩnh vực :
Lĩnh vực
Số dự án
%
Sốvốn đăng ký (nghìn USD)
%
Công nghiệp nặng
08
08,79
359.017
30,37
Công nghiệp nhẹ
24
26,37
336.421
28,46
Văn hoá ,y tế, giáo dục,CNTT
18
19,78
116.215
09,83
Du lịch ,khách sạn
04
04.4
102.791
8,69
Xây dựng
07
07,69
87.251
7,38
Nông lâm nghiệp
09
10,99
72.664
06,65
Vận tảI bu điện
04
04,4
40.350
3,41
Dịch vụ
10
10,99
37.503
3,17
Dầu khí
04
04,4
19.200
1,62
Hải sản
02
02,2
4.816
0,41
Tổng cộng
90
100
1.176.236
100
Nguồn: Vụ quản lý dự án-Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhìn chung sau hơn 10 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài. Việt Nam cũng đã thu được những kết quả khả quan trong lĩnh vực này, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được thông qua và có hiệu lực, Việt nam sẽ được hưởng quy chế mậu dịch tối huệ quốc của Mỹ.Trên cơ sở đó Việt Nam có cơ hội xuất khẩu hàng hoá sang thị trờng Mỹ với mức thuế như các quốc gia khác. Đầu tư của Mỹ ở Việt Nam có tác động tích cực đến phát triển kinh tế , tăng nguồn lực phát triển, kích thích sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam .
3. Ví dụ thực tiễn 1 vụ tranh chấp Thơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ :
Ngày 23/7/2003 Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định rằng Việt Nam đã bán phá giá cá tra, và cá basa sang thị trường Mỹ và thông qua mức thuế chống bán phá giá do Bộ Thơng mại Mỹ đưa ra đối với Việt Nam .
Đây là một vụ kiện hết sức phi lí bởi lẽ: Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Uỷ Ban Thơng mại Quốc tế Hoa Kỳ xem xét vụ việc một cách khách quan, công bằng, nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam bán được cá tra và cá basa với giá rẻ hơn rất nhiều so với các nhà doanh nghiệp của Hoa Kỳ trên chính thị trường của họ, đó là do Việt Nam đã sử dụng các biện pháp nuôi trồng với chi phí thấp nên bán đợc giá rẻ. Nhưng quyết định cuối cùng của UBTMQT Hoa Kỳ ngày 23/7/2003 vẫn là quyết định không công bằng, không phản ánh đúng thực tế khách quan .
Điều này đã gây thất bại cho không chỉ các doanh nghiệp và hàng vạn hộ nuôi cá ở Việt Nam mà cho cả ngời tiêu dùng Hoa Kỳ .
Việc áp dụng các rào cản bảo hộ không công bằng đối với sản phẩm cá tra và cá basa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận rộng rãi, trong đó có dư luận Hoa Kỳ, càng cho thấy xu hớng bảo hộ sản xuất trong nước ngày càng cao ở Hoa Kỳ , đi ngược lại chính sách khuyến khích tự do hoá thương mại và tinh thần cạnh tranh bình đẳng mà chính phía Hoa Kỳ thường xuyên đề cập.
Các quyết định sai trái của Bộ Thơng mại Hoa Kỳ và UBTMQT Hoa Kỳ trong vụ kiện này hoàn toàn không phù hợp với tinh thần của Hiệp định Thương Mại song phơng Việt Nam - Hoa Kỳ và sẽ ảnh hởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại hiện đang gia tăng giữa hai nớc .
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI VỚI THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Cơ hội :
Cơ hội lớn nhất là thông qua việc thực hiện các cam kết trong hiệp định, chúng ta có điều kiện hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách nhằm tạo dựng một môi trờng đầu tư có tính hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Việc dành cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ môi trường đầu tư thuận lợi cũng tạo điều kiện để Việt Nam thu hút đầu tư từ các nước khác.
Hiệp định tạo cơ sở để Việt nam phát triển nền kinh tế một cách lành mạnh có tính cạnh tranh, do đó đòi hỏi hiệp định xoá bỏ các phân biệt đối xử cho kinh tế quốc doanh và do đó tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Việc Mỹ và nước ngoài đầu tư vào các ngành kinh tế trong nước sẽ tạo cạnh tranh giảm giá thành, do xoá bỏ độc quyền, có lợi cho người tiêu dùng và giúp Việt Nam có cơ hội phát triển, mở rộng thị trường ra nước ngoài nhờ đi vào công nghệ thông tin nhanh chóng hơn do giảm giá, cầu tăng. Nó cũng giúp làm trong sạch thị trường tài chính tín dụng của Việt Nam, đồng thời buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực đầu tư, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh , tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại đổi mới phương thức quản lý để tăng sức cạnh tranh của mình .
Hiệp định được thực hiện sẽ mở cho Việt Nam một thị trờng rộng lớn do thuế nhập khẩu hàng hoá của Việt nam vào Mỹ giảm xuống bằng mức các nước đang phát triển khác. Thuế nhập khẩu nói chung từ 40-60% giảm xuống còn 3%.
Việc thực hiện hiệp định sẽ làm cho mối quan hệ Việt -Mỹ tiếp tục được cải thiện và phát triển về mọi mặt , mở ra cơ hội phát triển du lịch, văn hoá, giáo dục đào tạo, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đồng thời đẩy mạnh đầu tư nớc ngoài vào các lĩnh vực trên .
2. Những thách thức khi Hiệp định thơng mại Việt - Mỹ có hiệu lực :
Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài còn thiếu đồng bộ, chưa đủ mức cụ thể, còn nhiều quy định mâu thuẫn chồng chéo.Việc thực thi pháp luật, chính sánh còn tuỳ tiện, không nhất quán. Một số văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài thường xuyên thay đổi, chưa tính đến lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Đây là một thách thức lớn trong quá trình thực thi các cam kết .
Bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo và thủ tục hành chính của ta quá phức tạp, nhất là các thủ tục liên quan đến triển khai dự án đầu tư như đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu, hải quan quá phiền hà và chậm cải tiến .
Các tiêu chí cấp phép và từ chối cấp phép còn thiếu minh bạch, chưa rõ ràng và trong một số trờng hợp còn thiếu nhất quán. Tình hình này cùng với tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu trong quá trình thực thi pháp luật đã làm biến dạng các chủ chương chính sách của nhà nước, làm nản lòng các nhà đầu tư .
Hệ thống hai giá tồn tại từ nhiều năm nay, mặc dù đã từng bước được thu hẹp, không đáp ứng yêu cầu dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đang là yếu tố làm giảm sức hấp dẫn và cạnh tranh của môi trờng đầu tư Việt Nam.
Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực không theo kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề quá thiếu cả về số lượng và chất lượng, không đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cũng là những hạn chế không kém phần quan trọng .
3.Một số giải pháp chủ yếu:
3.1 Xây dựng một mặt bằng pháp lý cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chế độ đối xử quốc gia :
Điều chỉnh những quy định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện tại Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ, hướng dẫn thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hướng xóa bỏ các hạn chế về hình thức đầu tư .
Tăng sự mềm dẻo, hấp dẫn của môi trờng đầu tư bằng các chính sách như: Chính sách thương mại cần thông thoáng theo hướng tự do hóa để đảm bảo khả năng xuất khẩu và nhập khẩu các máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất cũng như sản phẩm. Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Chính sách lãi xuất và tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến dòng chảy của vốn ĐTNN với tư cách là yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức lợi nhuận thu đợc tại một thị trường xác định
Những ưu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong số các ưu đãi tài chính dành cho ĐTNN. Mức ưu đãi thuế cao hơn luôn được dành cho các dự án có quy mô lớn, dài hạn, hướng về xuất khẩu, sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước tái đầu tư lợi nhuận và có mức “nội địa hóa” sản phẩm và công nghệ cao hơn .
Tăng cường tính minh bạch và có thể dự đoán trước của luật pháp
Từng bước thống nhất các quy định về ưu đãi đầu tư và chi phí hoạt động giữa đầu tư trong nớc và ĐTNN . Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư .
3.2 . Nâng cao năng lực quản lý và hiệu lực điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN:
Hoàn chỉnh quy trình ban hành các văn bản pháp quy nhằm ngăn chặn việc ban hành văn bản trái quy định chung hoặc thực hiện không nghiêm các quyết định của Chính phủ về ĐTNN .
Công khai hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính, trách nhiệm xử lý của các cơ quan quản lý Nhà nước. Ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu của công chức Nhà nước .
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý Nhà nớc đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài .
3.3 . Đầu tư thích đáng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng:
Nhà nước phải thực sự đảm bảo cơ sở hạ tầng đến chân hàng rào doanh nghiệp có vốn ĐTNN và thực hiện việc điều tiết, định hướng thu hút ĐTNN bằng việc tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tại các vùng lãnh thổ và các công cụ kinh tế vĩ mô khác .
KẾT LUẬN
Hiện nay trên thế giới tất cả mọi ngời đều nhận thấy rằng đầu tư nước ngoài đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của các nước và khu vực. Việc huy động vốn ĐTNN để phát triển kinh tế - xã hội là tận dụng điều kiện khách quan cực kỳ thuận lợi mà thế giới tạo ra thay vì phải bỏ ra hàng trăm năm phát triển để vượt qua thời kỳ tích lũy ban đầu lâu dài và gian khổ như Anh, Pháp trước đây hay gần đây là Australia ; các nước đi sau có thể “mượn sức” những nước đi trước để thực hiện thành công chiến lược “rượt đuổi”. Rõ ràng có tồn tại khả năng “đi xe miễn phí” như nhau cho tất cả các nước đi sau. Song vốn ĐTNN không bao giờ tự chảy vào các nước lạc hậu. Cơ may tận dụng khả năng đó chỉ thuộc về quốc gia nào có chiến lược khôn ngoan hơn, biết tận dụng hoàn cảnh thế giới tạo ra trong việc huy động nguồn lực phát triển to lớn nói trên .
Có thể nói, Hiệp định Thương mại Việt -Mỹ đã tạo cơ hội để các nước tăng cường đầu tư vào Việt Nam, và đây cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ và sức cạnh tranh cho nền kinh tế của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá % .
MỤC LỤC
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9735.doc