Du lịch Sơn La: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp (67tr)

Mục lục Nội dung Lời mở đầu Chương I: cơ sở lý luận về du lịch I. Các định nghĩa về du lịch, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội 1. Các định nghĩa về du lịch. 2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững. 3. Các điều kiện để phát triển du lịch 4. Vai trò của du lịch trong phát triển Kinh tế - Xã hội II. Kinh tế du lịch Chương II: tiềm năng và Thực trạng du lịch Sơn La I. Tiềm năng du lịch sơn la 1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội sơn la 1.2. Tiềm năng du

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Du lịch Sơn La: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp (67tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lịch Sơn la 1.3. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong nhận thức và tổ chức khai thác tiềm năng du lịch Sơn la II. Thực trạng du lịch Sơn la 2.1- Hoạt động và kết quả chủ yếu của du lịch Sơn La 05 năm (2000 - 2004) 2.1.1 - Thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch 2.1.2 - Đội ngũ lao động trong ngành du lịch 2.1.3 - Những kết quả chủ yếu trong hoạt động kinh doanh du lịch 2.1.4 - Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch 21.5 - Công tác quản lý Nhà nước về du lịch 2.2. Đánh giá, nhận xét về kết quả hoạt động du lịch 05 năm (2000 - 2004). Chương III: Phương hướng và một số giải pháp để phát triển du lịch Sơn La. 3.1 - Định hướng, kế hoạch phát triển du lịch Sơn La thời kỳ (2001 - 2010) và những vấn đề đặt ra 3.1.1 - Về quan điểm và định hướng phát triển du lịch 3.1.2 - Định hướng quy hoạch các dự án đầu tư cho du lịch 3.1.2.1 - Tổng dự án đầu tư 3.1.2.2 - Danh mục các dự án 3.1.2.3 - Chỉ tiêu thu hút khách du lịch 2001 - 2010 3.1.3 - Quy hoạch phát triển du lịch Sơn La (2001 - 2010) 3.1.3.1 - Cụm du lịch Mộc Châu 3.1.3.2- Cụm du lịch Thị xã Sơn La 3.1.3.3 - Cụm du lịch lòng hồ Sông Đà 3.1.4 - Mục tiêu chủ yếu - phát triển du lịch Sơn La 3.1.5 - Những vấn đề đặt ra và kế hoạch, định hướng phát triển du lịch Sơn La thời kỳ (2001 - 2010) 3.2 - Một số giải pháp cơ bản 3.2.1. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật 3.2.2 - Giải pháp về tuyên truyền giáo dục 3.2.3 - Các giải pháp xúc tiến và tăng cường về thông tin, tiếp thị cho du lịch Sơn La 3.2.4 - Các giải pháp về công tác tổ chức và hoạt động khai thác tiềm năng phát triển kinh doanh du lịch 3.2.5 - Liên kết chặt chẽ du lịch với các ngành trong tỉnh và du lịch Sơn la với du lịch tây Bắc. 3.2.6 - Các giải pháp tài chính 3.3 - Một số kiến nghị 3.3.1 - Kiến nghị với Chính phủ 3.3.2 - Kiến nghị với tổng cục du lịch 3.3.3 - Kiến nghị với Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Sơn La 3.3.4 - Kiến nghị với Sở Thương Mại Du lịch tỉnh Sơn La Kết luận Tài liệu tham khảo Lời mở đầu Ngày nay, trên phạm vi toàn cầu, thuật ngữ "Du lịch" đã trở thành thân thuộc với mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, mọi thành phần. Không chỉ bởi một mối quan hệ giao lưu quốc tế ngày càng cho phép các dân tộc xích lại gần nhau, tìm hiểu giá trị văn hoá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, mà còn bởi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã cho phép giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi. Người dân khoẻ mạnh và thọ hơn, khả năng chi tiêu cao hơn, sẵn sàng du lịch dài hơn. Gia tăng các hoạt động du lịch như là đòi hỏi khách quan của đời sống kinh tế xã hội. Bởi vậy trên thế giới ngày nay gần như không nước nào lại không phát huy thế mạnh của loại hình kinh doanh có hiệu quả này. Cuối những năm 90, bình quân mỗi năm nửa tỉ người nước ngoài đi du lịch, theo ông Geoffrey Lipmanr, Chủ tịch Tổ chức Lữ hành và Du lịch thế giới: Ngành kinh doanh du lịch đã tạo nên 11,7% tổng sản phẩm xã hội và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Ước tính, mỗi năm có thêm 5,5 triệu chỗ làm trên toàn thế giới nhờ du lịch và đến năm 2010 ngành du lịch thế giới sẽ tạo ra 6.771 tỉ USD. ở nước ta, cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đang phát triển. Mỗi chủ thể kinh doanh luôn luôn vươn ra tiếp cận với thị trường để thực hiện lợi nhuận tối đa, thì du lịch là thị trường mới được khai phá, còn ẩn chứa nhiều tiềm năng và hiệu quả kinh tế - xã hội. Với một đất nước có hàng nghìn năm lịch sử, với nền văn hoá truyền thống độc đáo, hàng nghìn di tích, danh lam thắng cảnh và nhiều tài nguyên du lịch khác, có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Du lịch Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào du lịch khu vực và du lịch thế giới. Pháp lệnh Du lịch đã được Nhà nước ta ban hành, trong đó khẳng định: "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước". Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã đạt và vượt chỉ tiêu đón 3 triệu khách quốc tế và 11 triệu khách nội địa, thu hút hàng chục vạn lao động, doanh thu hàng nghìn tỉ đồng, đã khẳng định được vị trí của ngành trong nền kinh tế, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc. Diện tích tự nhiên rộng đứng thứ 3 cả nước, nhưng Sơn La lại là một trong 7 tỉnh nghèo nhất nước. Du lịchViệt Nam lấy ngày 9/7/1960 là ngày thành lập của mình, so với tổ chức Du lịch thế giới (WTO) được thành lập từ năm 1915, thì sự muộn mằn, bé nhỏ ấy cũng ví như du lịch Sơn La so với du lịch Việt Nam để khai sinh cho mình. Cũng từ đó mới bắt đầu có những hoạt động du lịch đầu tiên, ít ỏi của tỉnh. Đã 15 năm qua, có thể nói du lịch Sơn La vẫn là một ngành nghèo của một tỉnh nghèo. Những năm gần đây doanh thu từ du lịch còn quá mức khiêm tốn (hơn chục tỷ mỗi năm). Cả tỉnh chưa có một đơn vị thực sự kinh doanh lữ hành, chưa có một hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ… Mặc dù quy hoạch phát triển Thương mại và Du lịch Sơn La thời kỳ 2001 - 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt vào đầu năm 2001, nhưng việc thực hiện, phát triển của du lịch Sơn La còn rất nhiều khó khăn, phức tạp. Là một sinh viên đang theo học tại lớp Quản trị du lịch - Khoa du lịch và là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Sơn la yêu dâú. Tôi luôn trăn trở và tự hỏi ; Sơn La có tiềm năng du lịch như thế nào? Khai thác ra sao? Du lịch Sơn La phải làm gì để đóng góp vào việc xoá đói, giảm nghèo, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà? Qua một thời gian thực tập tại Phòng Quản lý du lịch - Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Sơn La, qua nghiên cứu một số tài liệu viết về du lịch Sơn La và được sự hướng dẫn của cử nhân Trần Mạnh Chí-PGĐ Khách Sạn Thăng Lợi trong thời gian vừa qua, bản thân tôi nhận thấy chọn đề tài:"Du lịch Sơn La : Tiềm năng, thực trạng và giải pháp" nhằm mong được góp một số ý kiến nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh nhà. - Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá đầy đủ, chính xác tiềm năng du lịch Sơn La, đặc biệt thế mạnh tiềm năng có thể khai thác có hiệu quả cao để phát triển du lịch Sơn La. đánh giá đúng thực trạng Du lịch Sơn La 5 năm (2000 - 2004) và đánh giá quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sơn La 10 năm (2001 - 2010). - Trên cơ sở phương pháp luận chung là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng nhiều phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh và phân tích dự đoán, phương pháp chuyên gia, điều tra khảo sát thực tế.v.v… Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tình hình đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Sơn La, tình hình hoạt động du lịch Sơn La từ ngày hình thành đến nay, cũng như thành tựu to lớn của du lịch Việt Nam, du lịch Thế giới trong vài thập niên gần đây. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương : Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch. Chương II: Tiềm năng và Thực trạng du lịch Sơn La Chương III: Phương hướng và một số giải pháp để phát triển du lịch Sơn La Chương I cơ sở lý luận về du lịch I. Các định nghĩa về du lịch, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội. 1. Các định nghĩa về du lịch - Trong lịch sử xã hội loài người, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hành động tích cực của con người. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đời sống được nâng cao thì nhu cầu về du lịch càng không thể thiếu được trong đời sống xã hội của con người. - Du lịch là một nghành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc có tính liên nghành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí nghỉ dưỡng của nội dung du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội và để phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế như vậy thì không ngừng thúc đẩy giao lưu sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc mà còn tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và du lịch góp phần ổn định nhà nước trong thời kỳ mở cửa. - Ngay từ những ngày đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn nhất đến các vùng xung quanh đi nghỉ ngơi dưỡng bệnh. - Theo nhà kinh tế học Kalfiotis thì cho rằng:” Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức do đó tạo nên các hoạt động kinh tế". Theo cuốn Bách khoa toàn thư Việt nam: - Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật. - Du lịch được coi là nghành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Du lịch có thể được hiểu như sau: - Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú ngoài mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. - Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú ngoài mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh. - Các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch. Khi du lịch phát triển mạnh nó trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống con người nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng (Từ những năm đầu thế kỷ XX); Người ta đưa ra được những khái niệm cụ thể hơn về du lịch. Có người cho rằng " Du lịch là tổng hợp các tổ chức và chức năng của nó, không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính là về phương diện giá trị mà khách du lịch chỉ ra" (Edmod picara - Giáo sư người Bỉ đưa ra năm 1910). Có quan niệm lại cho rằng: " Du lịch là tổng hợp những quan hệ và các hiện tượng nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người ra khỏi chỗ ở của chính mình. Thời gian dừng lại cũng như di chuyển không phải là lý do phục vụ cho việc sinh sống hay tìm hiểu việc làm lâu dài của họ" (W.Hunziker - Giáo sư người Thụy sĩ đưa ra năm 1942). 2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật đã đem đến khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ con người đang sống ngày một tăng. Muốn đạt được sự tăng trưởng kinh tế tất yếu phải sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu đến thế hệ mai sau. Phát triển bền vững đòi hỏi phải giải quyết từng bước mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển bền vững là sự phát triển dựa trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ con người đang sống nhưng lại đảm bảo cho thế hệ tương lai những điều kiện tự nhiên và môi trường cần thiết để họ sống tốt hơn ngày hôm nay. Sự phát triển bền vững liên quan nhiều đến việc khai thác và sử dụng các tài nguyên du lịch. Có thể nói đặc điểm môi trường tự nhiên và các tài nguyên văn hóa là tiềm năng số một có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Nếu phát triển du lịch mà làm thoái hóa, ô nhiễm môi trường hoặc phá vỡ sự cân bằng sinh thái, tạo ra sự xuống cấp của các di sản văn hóa thì không thể gọi đó là sự phát triển du lịch bền vững và ngày nay người ta cũng không chấp nhận. Vậy phát triển du lịch bền vững có thể hiểu đó là sự quản lý, điều hành việc sử dụng và khai thác những tiềm năng du lịch hiện có phục vụ cho mục tiêu thu hút khách du lịch, tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội song không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ sự cân bằng sinh thái mà vẫn duy trì, giữ gìn được môi trường tự nhiên và các tài nguyên văn hóa cho sự phát triển của thế hệ tương lai. Phát triển du lịch bền vững đã trở thành mục tiêu, nhiệm vụ và đòi hỏi khách quan của mọi quốc gia, mọi khu vực và các địa phương trên toàn thế giới. 3. Các điều kiện để phát triển du lịch: Từ khái niệm về du lịch, mục đích yêu cầu cầu của phát triển du lịch bền vững cho chúng ta thấy rằng: Du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện nhất định. Có thể chia các điều kiện thành 2 nhóm sau: 3.1. Nhóm điều kiện chung: + Phải có thời gian nhàn rỗi: Phần lớn các cuộc hành trình du lịch là các cuộc tham quan nơi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nghỉ dưỡng, giải trí... dài ngày; Muốn thực hiện được người ta phải có thời gian nhàn rỗi. + Phải có điều kiện vật chất và tinh thần: Có thể nói, tham quan du lịch là nhu cầu thứ hai của con người. Sau nhu cầu thứ nhất (ăn, mặc. ở) được thỏa mãn thì nhu cầu về du lịch và giao lưu tình cảm xuất hiện. Như vậy, du lịch chỉ xuất hiện được thỏa mãn khi thu nhập của người dân đã đáp ứng đủ nhu cầu về ăn, mặc, ở. Tại các nước kinh tế phát triển, nhu cầu đi du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. người ta đã chỉ ra rằng, ở các nước kinh tế phát triển, khi thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng lên 1% thì chi phí cho du lịch tăng lên 1,5%. + Người đi du lịch phải có trình độ văn hóa nhất định: Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hóa nhất định, nhất là những người đi du lịch ra nước ngoài. Họ có sở thích tìm hiểu các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, đặc điểm dân tộc...... + Phải có khả năng vận chuyển khách: Để thực hiện chuyến du lịch, con người phải di chuyển từ nơi ở thường xuyên của họ tới địa điểm tham quan, hội họp hoặc nghỉ dưỡng. Vì vậy, để khai thác tiềm năng du lịch của một vùng hoặc một tỉnh, một quốc gia, điều quan trọng và không thể thiếu được là các loại phương tiện giao thông vận chuyển khách phải đến được các điểm du lịch thực tế đã khẳng định: Muốn khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của một vùng, khu vực nào đó, thì nơi đó phải có ít nhất ba loại phương tiện giao thông vận chuyển khách du lịch tới. + Phải đảm bảo an ninh chính trị cho du khách: Du lịch quốc tế chỉ được phát triển trong một bầu không khí hòa bình, hữu nghị giữa các nước. Các cuộc xung đột hoặc không ổn định về chính trị tại một quốc gia, khu vực sẽ là cản trở lớn đối với việc phát triển du lịch quốc tế cũng như nội địa ở quốc gia hay vùng đó. Những nơi dù hấp dẫn nhưng điều kiện an ninh không bảo đảm sẽ rất ít khách tới tham quan du lịch. 3.2. Điều kiện riêng của một địa phương, một vùng hoặc một đất nước: Muốn phát triển du lịch, không thể không quan tâm tới tiềm năng du lịch và điều kiện, khả năng đón tiếp khách của một quốc gia hoặc một vùng, một địa phương. - Về tiềm năng du lịch: Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển du lịch. Nó bao gồm: + Các tài nguyên thiên nhiên hiện có của một vùng hoặc một đất nước, bao gồm: Địa hình, khí hậu, nước khoáng, biển, sông, hồ, thực vật, động vật, rừng nuúi.... Các điều kiện thiên nhiên đó có ý nghĩa quan trọng đến chiến lược phát triển du lịch. Không chỉ trước mắt mà là điều kiện để đưa du lịch thành nghành công nghiệp "Không khói" của một nước, một địa phương. + Các tượng đài kiến trúc, các công trình văn hóa (viện bảo tàng, triển lãm trưng bày nghệ thuật, nhà hát, thư viện....,) các loại hình văn hóa phi vật chất (lễ hội, âm nhạc cổ truyền, nghệ thuật...) thường có sức thu hút lớn đối với nhóm khách có trình độ văn hóa cao. + Các thành tựu chính trị, xã hội là đối tượng thu hút sự nghiên cứu của nhóm khách du lịch thích tìm hiểu cơ cấu chính trị xã hội của mỗi nước, mỗi địa phương. + Một số sự kiện đặc biệt trong đời sống văn hóa, tinh thần như: Tổ chức giải bóng đá quốc tế, thi đấu thể thao quốc tế, hội chợ quốc tế, thi âm nhạc quốc tế,... thường thu hút một lượng khách du lịch rất lớn. - Các điều kiện đón tiếp khách du lịch của một nước, một địa phương: Có thể nói, đây là một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết nhất cho sự phát triển du lịch. Khả năng đón tiếp khách bao gồm: Hệ thống giao thông vận tải vận chuyển khách đến các điểm và trung tâm du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; Trình độ nghiệp vụ của các nhân viên phục vụ; Hệ thống quản lý công tác du lịch. Hệ thống giao thông vận tải vận chuyển khách đến các điểm du lịch ( sân bay, bến cảng, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt...) là yếu tố quyết định nhất đối với phát triển du lịch. Một địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng sẽ không khai thác đựoc nếu không có điều kiện giao thông thuận lợi. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm tất cả các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để đón tiếp và phục vụ khách về lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung và hạ tầng phục vụ du lịch: (điện, nước...). Chất lượng, số lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là điều kiện quan trọng để thỏa mãn các nhu cầu của khách và nâng cao hiêụ quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh du lịch. Cuối cùng phải nhận thấy trình độ nghiệp vụ của nhân viên phục vụ trong du lịch cũng là một trong những điều kiện quyết định sự phát triển du lịch của một địa phương, một quốc gia. 4. Vai trò của du lịch trong phát triển Kinh tế - Xã hội. 4.1. Những tác động tích cực của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 4.1.1. Những lợi ích về kinh tế. - Ngày nay người ta đều phải thừa nhận những lợi ích to lớn về mặt kinh tế mà du lịch mang lại cho một quốc gia, nhiều quốc gia đã có sự bứt phá nhờ có chiến lược phát triển du lịch đúng đắn. - Du lịch phát triển tạo sự cân bằng về cán cân thanh toán cho nhiều nước, nhiều địa phương nhờ thu được nguồn ngoại tệ thông qua các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Nhiều sản phẩm của địa phương được tiêu thụ tại chỗ song lại thu được ngoại tệ tương đương như xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài (tất nhiên hiệu quả cao hơn, giảm được rất nhiều chi phí). - Sự phát triển của du lịch là điều kiện để cải thiện đời sống cho dân cư nơi có các tài nguyên du lịch được đưa vào khai thác, hầu hết mức sống của dân cư đều tăng nhờ tham gia vào các dịch vụ du lịch và nhờ nguồn lợi ích mang lại cho cộng đồng. - Sự phát triển của du lịch luôn kéo theo sự phát triển của nhiều nghành kinh tế khác như: xây dựng hạ tầng cơ sở công nghiệp, nông nhiệp, thương mại. 4.1.2. Những lợi ích về mặt văn hóa xã hội. - Một lợi ích to lớn khi phát triển mạnh du lịch là tạo được nhiều việc làm, điều này rất quan trọng đối với các nước đang phát triển. Người ta chỉ ra rằng cứ một lao động làm việc trong nghành du lịch sẽ kéo thêm 2 - 3 việc làm ở các nghành khác nhau trong xã hội. Theo Tổng cục du lịch, du lịch ở Việt nam hàng năm tạo thêm 15 - 20 nghìn chỗ làm việc trong nghành khách sạn du lịch như vậy từ 40 - 60 nghìn lao động có việc làm và có thu nhập từ dịch vụ phục vụ du lịch. - Sự phát triển về du lịch tạo ra sự cân bằng về dân số vì các điểm, tuyến du lịch ngày càng mở rộng về các vùng nông thôn, miềm núi sẽ góp phần làm cho dân cư ổn định cuộc sống tại chỗ, giảm bớt hiện tượng di dịch dân cư từ nông thôn đến thành thị, từ vùng cao tới vùng thấp. - Sự phát triển về du lịch tạo mối quan hệ và sự hiểu biết giữa các quốc gia, các dân tộc, giúp con người vươn tới sự liên kết vì hòa bình, vì cái đẹp. Trong một nước sự phát triển của du lịch tạo sự hiểu biết và tin cậy giữa các dân tộc, giảm bớt sự cách biệt, xóa bỏ lòng tự ti dân tộc. Một quốc gia đa dân tộc như Việt nam điều này có ý nghĩa vô cùng lớn. - Du lịch phát triển tạo điều kiện để nâng cao dân trí, khôi phục, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các công trình văn hóa, tạo điều kiện để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân ở các vùng đang khai thác tiềm năng du lịch. 4.1.3. Góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Với quan điểm phát triển du lịch bền vững sẽ tạo ra những cảnh quan đẹp, hài hòa, nhiều công trình mới được xây dựng như: Vườn rừng, công viên, hồ ao, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn hoa, cây cảnh, hệ thống điện, đường, khách sạn…. Tạo nên sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. 4.2. Phát triển du lịch và những tác động tiêu cực của nó. Khi nói đến du lịch, bàn đến phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương người ta chỉ thấy mặt tốt, cái lợi mà du lịch mang lại. Họ đâu ngờ được rằng nếu không có nhận thức đầy đủ và toàn diện về những mặt trái, những tác động tiêu cực mà du lịch đưa lại sẽ phải trả giá, nhiều khi bằng sự hy sinh của cả một thế hệ. Vậy phát triển du lịch sễ chịu những tác động tiêu cực gì. 4.2.1. Hậu quả về mặt kinh tế. - Du lịch phát triển làm tăng chi phí của nhiều nghành, nhiều lĩnh vực như: Công an, cứu hỏa, y tế, vệ sinh môi trường, đồng thời với một lượng nguồn điện, nước và làm tăng lượng nước thải và chất thải. Nếu hoạt động du lịch kém hiệu quả sẽ làm nghèo địa phương, đất nước. - Du lịch phát triển thì nhu cầu về đất đai và tài nguyên dành cho du lịch ngày càng lớn ( đất khách sạn, khu vui chơi, giải trí,…) làm ảnh hưởng đến qũy đất cho dân cư và cho sự phát triển của các nghành kinh tế khác. - Đầu tư cho du lịch rủi ro cao, có khi đầu tư vốn lớn cho khách sạn, nhà hàng, tôn tạo các công trình du lịch mà không thu hút được lượng khách tương xứng, nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã bị phá sản khi đầu tư vào du lịch. Bên cạnh đó du lịch thường mang tính thời vụ nên tạo ra những mất cân đối lớn trong đời sống dân cư. 4.2.2. Hậu quả về mặt văn hóa, xã hội. - Về mặt văn hóa: Nguy hại nhất là sự du nhập văn hóa đồi trụy, ảnh hưởng lớn đến lối sống của thanh niên và cộng đồng. Tiếp đến là sự xói mòn hoặc làm mất đi bản sắc văn hóa địa phương, đồng thời gây ra sự hư hại các công trình kiến trúc, văn hóa ở những nơi du khách tập trung đông, cuối cùng là nạn ăn cắp, buôn bán cổ vật ra nước ngoài. - Về mặt xã hội: Nguy hại nhất là sự phát triển của các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, nghiện hút tại các nhà hàng, khách sạn, các điểm du lịch nếu không được ngăn chặn. Nạn ăn xin, bán hàng rong, trộm cắp có cơ hội phát triển. Tại các địa phương lượng khách du lịch lớn tạo nên giá cả đắt đỏ mà dân cư quanh vùng phải gánh chịu, tiếp đến là sự khó khăn về cung cấp điện, nước và sự tắc nghẽn giao thông thường xảy ra. 4.2.3. Hậu quả về môi trường sinh thái. - Lượng chất thải, nước thải rất lớn nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm đến môi trường, các bãi biển, các điểm du lịch đón khách tham quan các công trình kiến trúc phải chịu hậu quả lớn nhất về mặt này. - Lượng khách du lịch sẽ phá vỡ hệ sinh thái, tàn phá các danh lam thắng cảnh do việc khai thác quá mức các nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu của khách và những tác động xấu đến cảnh quan môi trường do khách đem lại. II. Kinh tế du lịch Hàng năm nghành du lịch đã đem về cho mỗi quốc gia một khoản tiền khổng lồ. Người ta nói Chính phủ bỏ ra 1 đồng để đầu tư vào du lịch sẽ thu về 1000 đồng lợi nhuận, bởi lẽ du lịch là một nghành tổng hợp mang tính chất chính trị, kinh tế văn hóa xã hội. Khi đầu tư vào du lịch là đã mở ra sự phát triển mới, Nhà nước quản lý về du lịch và chỉ đạo các chiến lược về kinh doanh du lịch đi đôi với việc hợp tác về du lịch. Du lịch là hiện tượng KT - XH thu hút hàng tỷ người trên thế giới. Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hóa phục vụ thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của du khách./. Chương II Tiềm năng và thực trạng du lịch sơn la i. tiềm năng du lịch sơn la 1.1 - Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La Sơn La là một tỉnh miền núi cao thuộc phía Tây Bắc Việt Nam, có toạ độ điạ lý 20034' - 22002' và 103011' - 105002' kinh Đông. Phía Bắc tiếp giáp các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai; phía Nam tiếp giáp tỉnh: Thanh Hoá và nước CHDCND Lào ; Phía Đông tiếp giáp các tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình; Phía Tây tiếp giáp tỉnh: Điện biên, Lai Châu. Tổng diện tích tự nhiên là 14.055km2, chiếm 4,29% tổng diện tích cả nước, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 600m. Thị xã Sơn La cách thủ đô Hà nội 300 km đường bộ và khoảng 200km đường bay với 45 phút khởi hành từ sân bay Nội Bài. Tỉnh Sơn La có chung 250 km biên giới với nước bạn Lào. 11 đơn vị hành chính là: Thị xã Sơn La và các huyện: Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên. Địa hình Sơn La phân cách mạnh, độ chênh lệch cao, có thể nói núi cao, suối sâu cứ liên tiếp đan xen nhau. Đặc trưng này thể hiện ngay ở trục đường giao thông huyết mạch quốc lộ số 6 với 250 km trên đất Sơn La với bao lần lên dốc, xuống đèo. Ngoài những đèo chính như Đèo Đá Mộc Châu, Đèo Chiềng Đông, Đèo Sơn La, Đèo Pha Đin còn có biết bao đèo dốc lớn nhỏ khác. Quốc lộ 6 đi qua 5/11 huyện thị của tỉnh, cũng chạy qua 2 cao nguyên của tỉnh: Mộc Châu, Nà Sản. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050m so với mặt nước biển, đất đai màu mỡ, phì nhiêu mang đặc trưng của vùng khí hậu á nhiệt đới, thích hợp với phát triển cây chè và các loại cây ăn quả. Đồng cỏ Mộc Châu rất phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa và các loại gia súc ăn cỏ. Cao nguyên Mộc Châu là vùng đất kỳ thú, có nhiều hang động, khí hậu mát mẻ, có điều điện khả quan để phát triển khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái. Cao nguyên Nà Sản có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như mía, cà phê, dâu tằm, bông và các loại cây ăn quả như xoài, nhãn, dứa, chuối, vải… Khí hậu Sơn La chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô thường từ đầu tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau, mùa mưa từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 10, nhiệt độ trung bình trong năm là 24,10c, có nhiều tiểu vùng khí hậu thích hợp phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi khác nhau. Hầu như toàn bộ diện tích Sơn La nằm trên lưu vực của hai con sông: Sông Đà và sông Mã. Lượng mưa phong phú và địa hình phân cách nên Sơn La có một hệ thống sông suối dày đặc, trung bình 1,8km/km2. Sơn La có tiềm năng phát triển thuỷ điện lớn trên sông Đà và hệ thống thuỷ điện nhỏ ở khắp các huyện thị. Lòng hồ sông Đà trải dọc theo chiều dài Sơn La, ngoài giá trị phục vụ thuỷ điện còn tiềm năng to lớn về nuôi trồng, đánh bắt hải sản và phát triển giao thông đường thuỷ. Theo số liệu thống kê năm 2002, dân số Sơn La có gần 94 vạn người, gồm 12 dân tộc anh em vốn đã có truyền thống lâu đời đoàn kết, chung lưng đấu cật dựng xây quê hương Sơn La ngày thêm tươi đẹp. Trong đó dân tộc Thái chiếm 54%, Kinh 18%, H’Mông 12%, Mường 8,4%, Dao 2,5% các dân tộc khác 5,1%. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá đặc thù, tạo cho văn hóa Sơn La đậm đà bản sắc, đa dạng hương vị. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 48,63%, nhưng chỉ có 78,73 trong độ tuổi có việc làm trong các ngành kinh tế. Trong đó: - Lao động Nông - Lâm nghiệp là: 332.580 người (chiếm 90,86%) - Lao động trong Công nghiệp là: 6.221 người (chiếm 1,7%) - Lao động trong các ngành Dịch vụ: 26.367 người (chiếm 7,32%) Trong những năm 2000 - 2004, Sơn La có mức tăng trưởng kinh tế cao. Nhịp độ GDP bình quân hơn 9%, 2001 - 2005 Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch quan trọng theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phù hợp với yêu cầu của thị trường và lợi thế của địa phương. GDP ngành Nông - Lâm nghiệp tăng bình quân 7,9%. Tỷ trọng cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng ngày càng lớn, sản lượng lương thực tăng trung bình 6,9%/năm. Tỉnh xây dựng được vùng nguyên liệu rộng hàng vạn ha, bao gồm cà phê, mía, dâu tằm, cây ăn quả….. Sơn La chú trọng đến việc xây dựng và bảo vệ vốn rừng, độ che phủ rừng tăng từ 30% (năm 2003) lên 39,5% (năm 2004). Bộ mặt đô thị và nông thôn đã có nhiều khởi sắc. Ngành công nghiệp đạt tốc độ phát triển nhanh. Năm 2004 GDP ngành công nghiệp - Xây dựng tăng 42,59%. Sơn La đã xây dựng được một số cơ sở công nghiệp quan trọng: Nhà máy đường công suất 1.000 tấn mía cây/ngày, nhà máy xi măng Chiềng Sinh công suất 8,2 vạn tấn/năm, nhà máy bê tông ly tâm 1.500m3/năm, nhà máy gạch tuynel công suất 30 triệu viên/ năm… GDP dịch vụ tăng bình quân 17,7%/năm, tỷ trọng từ 29,23% năm 2000 lên 35,18% năm 2004. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc Sơn La được nâng cao. Số hộ khá và giàu ngày càng tăng, hàng vạn hộ đã xoá được đói, giảm được nghèo. Các nhu cầu đi lại, ăn ở học hành, chữa bệnh được bảo đảm. An ninh chính trị, trật tự xã hội trong tỉnh được giữ vững. Nhân dân các dân tộc đoàn kết, phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rằng Sơn La còn là một tỉnh nghèo trong tốp 7 tỉnh nghèo nhất nước. Tuy tốc độ tăng trưởng, phát triển những năm gần đây tăng đáng kể (hơn 9%) nhưng vì xuất phát điểm quá thấp kém nên sự tăng trưởng, phát triển đó còn xa mới đáp ứng yêu cầu của đời sống nhân dân. GDP bình quân đầu người của Sơn La chưa đạt một nửa bình quân đầu người của cả nước. Và hàng năm, Sơn La mới tự trang trải được 25% chi ngân sách của tỉnh mình. Biểu 1: Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập bình quân qua các năm năm chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 - Tổng sản phẩm trong tỉnh (tỷ đồng) 1.837,4 1.958 2.204 2.500 3.113 - Thu nhập bình quân USD /năm 156 162 171 182 191 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La). Chính vì vậy, Sơn La xác định phấn đấu mục tiêu tổng quát đến năm 2010: Thu nhập GDP bình quân đầu người tăng từ 4 - 5 lần hiện nay, hình thành cơ cấu kinh tế Công - Nông - Lâm nghiệp - Dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đạt tỷ trọng các ngành trong tổng giá trị GDP là: Công nghiệp và xây dựng 44%, Nông - Lâm nghiệp: 23%; Dịch vụ: 33%. Tăng tích luỹ nộ._.i bộ từ nền kinh tế địa phương. Tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi chiếm ưu thế trong nông nghiệp. Hình thành hệ thống rừng phòng hộ, gắn phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả với trồng, bảo vệ rừng để nâng độ che phủ lên 40%, vùng rừng đầu nguồn, vùng trọng điểm phải đạt trên 60%. Cải tạo, nâng cấp đồng bộ cơ sở kết cấu hạ tầng cả giao thông, điện, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, các công trình kinh tế, kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế…Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, chiến thắng đói nghèo, giữ vững ổn định chính trị. Vươn ra khỏi tốp các tỉnh nghèo nhất nước. Và đạt trình độ là một tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong đó, cần đặc biệt chú ý chỉ tiêu GDP với tỷ trọng dịch vụ được xác định là 38 - 40% tổng sản phẩm trong tỉnh (tỷ trọng đó trong giai đoạn 2000 - 2004 là 29,23% đến 35,18%). Vừa tăng tổng sản phẩm lên gần 3 lần (4.915 tỷ so với 1.837,4 tỷ), vừa tăng tỷ trọng từ 35,18% lên 40%. Thực chất đến cuối năm 2010, GDP các ngành dịch vụ phải tăng 4 lần. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn với các ngành dịch vụ nói chung, trong đó có du lịch. Bởi vậy, đòi hỏi ngành du lịch phải có kế hoạch phát triển rất cao để đáp ứng chỉ tiêu nhiệm vụ mà đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã xác định. 1.2 - Tiềm năng du lịch của Sơn La Không còn phải bàn cãi về xu hướng phát triển tất yếu của ngành du lịch. Trên thế giới, người ta đã có những dự báo khoa học về sự phát triển của du lịch ở mỗi vùng, mỗi nước và những lợi nhuận hiệu quả mà ngành du lịch mang lại. Trong phạm vi đất nước, chúng ta đã có chương trình hành động quốc gia về du lịch sau khi pháp lệnh về du lịch được ban hành. Có những tỉnh, du lịch đã thực sự là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp xứng đáng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên không phải ở đâu du lịch cũng là cứu cánh, là mũi nhọn. Người ta đã ví du lịch là con gà đẻ trứng vàng. Nhưng nó chỉ đẻ được ở đâu? Điều kiện như thế nào? Phải làm gì cho những quả trứng vàng đó là hiện thực? Đó chính là vấn đề nhận thức và khai thác tiềm năng. Nếu như Vũng Tàu, Nha Trang với tiềm năng to lớn về du lịch biển; tiềm năng to lớn của Lâm Đồng là môi trường cảnh quan, khí hậu thuận lợi cho du lịch sinh thái; Huế với tiềm năng to lớn về di tích lịch sử, văn hoá; Quảng Ninh với kỳ quan thế giới nổi tiếng; Hà Tây với tiềm năng du lịch lễ hội … thì tài nguyên nào là tiềm năng chính cho du lịch Sơn La? Đây là câu hỏi làm trăn trở không ít các cấp, các ngành và đặc biệt là ngành du lịch Sơn la. Trong văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn la lần thứ XI về định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng 10 năm (2001-2010) có ghi: "… Khai thác có hiệu quả tiềm năng về du lịch sinh thái, văn hoá, tham quan di tích lịch sử, phát triển kinh tế du lịch, xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các điểm du lịch vùng Mộc Châu, Thị xã, Mai Sơn và vùng hồ Sông Đà, tour du lịch vùng Tây Bắc: Hà Nội - Sơn La - Điện Biên Phủ - Lào Cai…" Chỉ tiêu mà Đại hội đề ra cho tất cả các loại hình dịch vụ là tăng trưởng bình quân 13,3%/năm và chiếm tỷ trọng 38-40% GDP toàn tỉnh. Như vậy, trên cơ sở lý luận và cả thực tiễn đều cho thấy Sơn La đã và đang khai thác tiềm năng về du lịch. Nhưng chỉ tiêu riêng về du lịch chưa thực sự được xác định rõ ràng và chưa có định hướng cụ thể. Vấn đề tiềm năng du lịch cũng còn phải được tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. Để từ đó có thể xác định được những mục tiêu và giải pháp cụ thể nhằm khai thác tiềm năng du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Cũng không ít ý kiến cho rằng Sơn La không có tiềm năng du lịch, Sơn La chỉ là điểm dừng chân của du khách trên đường thăm Điện Biên Phủ. Và trên thực tế, hầu hết du khách chỉ quá cảnh Sơn la. Vì vậy nguồn thu từ du lịch còn quá khiêm tốn. Nhưng không thể vì vậy mà đánh giá sai tiềm năng vốn có. Đó mới là một phần thực trạng còn du lịch Sơn La, tiềm năng để phát triển phải là cái "có thể", chỉ coi nó là cái "chưa thể" chứ không phải là cái "không thể". Như ở phần khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội đã nêu trên. Địa lý tự nhiên mặc dù có không ít khó khăn trong phát triển kinh tế, song đã ban cho Sơn La một môi trường sinh thái hết sức phong phú, đa dạng. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, có thể nói là nhìn không chán mắt, không gây đơn điệu cho du khách. Như ý lời nói của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày nào lên thăm: Núi non, non nước xa hơn tầm mắt; núi non, non nước đẹp hơn tranh và Tây Bắc - viên ngọc ngày mai của Tổ quốc. Có lẽ nơi đây chính là nguồn gây cảm hứng cho nhạc sĩ Nguyễn Thành sáng tác bài hát: "Qua miền Tây Bắc, núi vút ngàn trùng xa, suối sâu, đèo cao…" đã thân thuộc với tất cả những ai đã từng qua Tây Bắc. Như vậy, đúng như định hướng của Đại hội Đảng Bộ Tỉnh lần thứ XI: Sơn La "có thể" phát triển du lịch sinh thái, có thể tổ chức các tour leo núi, dã ngoại xuống các bản làng, bơi thuyền trên lòng hồ Sông Đà, thưởng thức các cảnh quan hùng vĩ, tận hưởng khí hậu trong lành mà rất ít nơi có thể có được. ở các huyện Mường La, Yên Châu và Thị xã đều có suối, mó nước nóng tự nhiên, tuy chưa có đầy đủ các thông số khoa học về khoáng chất, nhưng từ bao đời nay đã có giá trị sử dụng cao cho nhân dân địa phương. Nhất là tại xã Ngọc Chiến - huyện Mường La, nước nóng tự nhiên có nhiệt độ tới 60 - 70oC, ở đó có thể xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng điển hình. Có người ví cao nguyên Mộc Châu như Đà Lạt 2. Hiện nay, Sơn La tự hào vì Mộc Châu có 2 sản phẩm truyền thống nổi tiếng là chè và sữa, đã và đang là sản phẩm hàng hoá quan trọng của vùng. Nhưng những người quan tâm tới du lịch thì ấp ủ một Đà Lạt 2 thực sự. Bởi vì, với độ cao 1.050m và với đặc điểm địa hình, khí hậu Mộc Châu mát mẻ quanh năm. Giữa mùa hè, nếu như ở các thành phố, thị xã đồng bằng oi ả, ngột ngạt thì ở Mộc Châu, đêm về vẫn không rời chiếc đệm và tấm chăn mỏng cho giấc ngủ yên lành. Trung tâm huyện Mộc Châu chỉ cách Hà Nội 190km với những đồi chè xanh thẳm, đồng cỏ bạt ngàn. So với Hà Nội - Sa Pa (390km) hoặc Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt (290km) thì khoảng cách Hà Nội - Mộc Châu gần hơn nhiều. Cao nguyên Mộc Châu có thể trở thành một địa chỉ nghỉ mát lý tưởng trong tương lai không xa. Trong những năm gần đây, các loại hình du lịch sinh thái ở Sơn La đã được các công ty du lịch trong và ngoài nước tổ chức nhưng đáng tiếc chưa phải là đơn vị du lịch nào của Sơn La. Đó là các tour leo núi, các tour dã ngoại, các tour xe đạp, các tour bơi thuyền, các tour du lịch kết hợp nghiên cứu môi trường… Và qua nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Sơn La, có thể thấy rằng với hơn 14.055km2, chiếm 4,29% diện tích cả nước. Với địa hình núi sông hùng vĩ, khí hậu thuận lợi, Sơn La có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch sinh thái. Ai cũng biết rằng mục tiêu của du lịch là làm thoả mãn nhu cầu chính đáng của du khách. Sau mỗi chuyến du lịch để lại ấn tượng gì cho du khách? Ăn, ngủ là nhu cầu thiết yếu, trong đó có yếu tố thưởng thức nhưng chẳng phải mục đích của chuyến đi. Thật đơn giản nhưng cũng thật chân lý khi cha ông ta xưa kia đã nói: "đi cho biết đó biết đây…", nghiệm vào nay là biết đất nước, biết con người. Và cái biết con người đó chủ yếu và trước hết là bản sắc văn hoá dân tộc. Phải chăng đây là thế mạnh của du lịch Sơn La! Sơn La có 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá độc đáo như : Dân tộc Thái: Dân tộc Thái ở Việt Nam có khoảng hơn một triệu người, riêng ở tỉnh Sơn La, người thái chiếm khoản 54% dân số của tỉnh. Dân tộc Thái ở Sơn la phân làm hai ngành Thái đen và Thái trắng. Thái đen sinh sống chủ yếu ở thị xã Sơn la, huyện Thuận châu, Yên châu, Mai sơn, Mường la,Sông mã. Thái trắng sinh sống chủ yếu ở các huyện Quỳng nhai, Phù yên, Mộc châu. Thái đen, Thái trắng khác nhau chủ yếu ở một số điểm về trang phục phụ nữ, về tập quán, phong tục, hiếu, hỷ. Người Thái thường sinh sống dọc các con sông suối, thung lũng, lòng chảo, người thái chủ yếu làm ruộng lúa nước, làm nương trồng lúa cạn, trồng ngô, sắn và chăn nuôi đại gia súc, trồng bông dệt vải, hiện nay đã biết phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Người Thái sống trong các ngôi nhà sàn bằng gỗ lợp gianh, thường là 3 gian, 5 gian, 7 gian, sống quần cư thành các bản, bản nhỏ có dưới 50 hộ, bản lớn có trên 100 hộ, có những bản trên 200 hộ. Bản của người thái thường dựa vào các dãy núi, phía trước là cánh đồng có dòng suối uốn khúc chạy qua tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình. Trang phục, đồ trang sức của phụ nữ dân tộc Thái đen có nét đặc sắc riêng: Mặc váy đen, áo cóm có hàng cúc bướm đúc rất tinh xảo, đeo xà tích quanh eo lưng, đầu đội khăn piêu thêu hoa văn rất sặc sỡ, tôn thành vẻ đẹp duyên dáng, uyển chuyển thật hấp dẫn của người phụ nữ thái. Các món ăn, uống của dân tộc thái có nét riêng tạo nên văn hóa ẩm thực đặc sắc. Dân tộc Thái có nền văn hóa lâu đời có những nét đặc sắc riêng biệt, chữ thái có trước chữ quốc ngữ, hiện nay còn lưu lại nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ thái, nhiều sách, truyện ghi trên giấy bản, tre, trên lá cây, đó là những cuốn sách sử viết tay những bộ luật hay tập quán tương đối hoàn chỉnh, những truyện thơ hay, những bản trường ca, những tập dân ca, những bài hát đồng dao, ghi chép các nghi lễ tôn giáo…… Đất Thái còn nổi tiếng về múa. Múa còn gọi là xòe, xòe trong lễ hội, xòe trong đám cưới, lễ lên nhà mới…. Múa của người thái có điệu rất đơn giản có nhiều người múa, múa vòng, có những điệu múa phức tạp như múa sạp, múa nón, múa khăn… Đất thái có nhiều lễ hội rất đặc sắc như hội xên bản, hội xên mường, hội lống tông (Xuống ruộng), hội cầu mưa, xên hướn….. Những bữa tiệc rượu cần, với các món ăn đặc sản bên bếp lửa hồng, dưới mái nhà sàn tạo cho du khách những ấn tượng khó quên. Người Thái sống rất chân thật, giản dị, hòa thuận và rất giàu lòng mến khách. Tóm lại dân tộc Thái có nền văn hóa, vốn văn nghệ cổ truyền rất đặc sắc và phong phú. Dân tộc H’Mông: Người H’Mông thường sống ở sườn núi sơn nguyên, có độ cao trung bình 700-800m. Họ thường tạo riêng cho mình các làng, nhà của người Mông thường quay lưng vào núi, nhà 3 gian hoặc 5 gian làm bằng gỗ. Những sinh hoạt văn hóa của người H’Mông thường gắn với chợ phiên, ngày tết, ngày lễ, các cuộc sinh hoạt văn hóa này thường mang tính giao hòa gặp gỡ, mừng đón xuân về, ăn mừng vào vụ mùa…bên cạnh đó còn có những lễ hội khác khuyến khích sức mạnh và lòng dũng cảm như: Tổ chức đua ngựa, bắn cung, bắn nỏ. Người H’Mông có tiếng hát làm đầu và nghề rèn đúc khoan nòng súng kíp. Điệu múa ô theo tiếng khèn thường gặp nhất trên các bản có dân tộc H’Mông sinh sống. Các nhạc cụ của người H’Mông từ đơn giản như những chiếc lá làm kèn đến những chiếc sáo, chiếc khèn thể hiện những nhạc cụ tinh tế, đầy khéo léo sáng tạo. Người phụ nữ H’Mông có trang phục mầu chàm, mặc áo dài tới đầu gối, xẻ giữa có thêu hoa văn bằng chỉ mầu tại nẹp áo. Bên ngoài khoác một áo gilê cánh dài, có cổ thêu hoa văn làm bằng sợi lanh kèm theo một thắt lưng được thêu rất tỉ mỉ với các hoa văn hình chữ S nằm ngang, phụ nữ Mông mặc quần cộc đến đầu gối, quấn xà cạp tại ống chân, đi dép nhựa hoặc giày vải, đầu để tóc dài quấn trong khăn xếp. Nam giới có trang phục mầu chàm, mặc quần rộng ống dài, áo sơ mi thường được thêu ở hai cổ tay, một áo cánh gilê ở bên ngoài dệt bằng lanh, áp cổ thêu hoa văn. Khách du lịch đến vùng dân tộc H’Mông chứng kiến những vật phẩm như: dao tự rèn đúc, khẩu súng kíp…. tất cả đều làm bằng thủ công nhưng rất tinh xảo. Tiếp đến du khách được ngắm nhìn những bộ váy áo rực rỡ của các cô gái H’Mông mà chính họ phải tự tay làm trong một năm mới hoàn thành. Dân tộc Dao: Người Dao sống ở Sơn La không nhiều chủ yếu là người Dao đỏ và Dao tiền, người Dao thường cư trú tại một vùng nhất định, người Dao thường sống ở lưng trừng núi, người Dao có hai kiểu nhà, nhà đất và nhà sàn, bộ phận ở nhà đất đông hơn. Trang phục của đồng bào Dao nhất là phụ nữ rất phong phú, chất liệu chủ yếu là vải sợi bông tự dệt, mầu nền phần nhiều là mầu chàm, mầu xanh đen. áo của phụ nữ dao phần lớn là áo dài, cài cúc thẳng giữa ngực hoặc khép hai vạt lại rồi thắt lưng, quần ống hẹp, phụ nữ dao đỏ trên yếm đính những tua bông màu đỏ rất đẹp, trên đầu đội khăn đen thêu hoa nhiều màu. Tiếng Dao thuộc hệ ngôn ngữ Mèo - Dao. Chưa có chữ viết, dựa vào chữ hán mà có chữ nôm dao. Hình thức ca hát phổ biến trong đồng bào Dao là hát đối đáp nam nữ, nhạc cụ chủ yếu là trống, kèn, chuông, tù và, đàn nhị. Dân tộc Mường: Người Mường họ sống tập trung ở những vùng đất bằng phẳng, ven các sông suối lớn như sông Đà, suối Vân thuộc các huyện Bắc yên, Phù yên, Mộc châu. Họ sống thành từng bản độc lập hoặc sống xen kẽ với các dân tộc khác. Người Mường có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú và qúy giá. Tuy cách sinh hoạt có pha tạp do chung sống nhiều dân tộc, nhưng văn học nói riêng, văn nghệ nói chung không bị biến chất. Người Mường không có chữ viết riêng, nền văn học Mường chỉ truyền miệng. Nghệ thuật múa Mường hình thành và phát triển từ xa xưa. Múa Mường luôn gắn liền với các lễ hội như tang ma, tế kiếm, múa dâng cơm, múa quạt… Người Mường cũng ở nhà sàn, những bộ trang phục với chiếc cạp váy nhiều hoa văn, mầu sắc lộng lẫy. Nhạc cụ người mường chủ yếu là cồng, chiêng. Người mường có các lễ hội như: + Lễ cơm mới. + Tục thờ tổ tiên + Lễ động thổ + Tục thờ đất, thờ cây. + Lễ xuống đồng + Đám hỷ + Đám hiếu Trước hết cái nhất của Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung ngay từ nét văn hoá đặc trưng mà du khách cảm nhận được qua những con người hết sức thân thiện, mộc mạc, trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng vì khách. Không thể cắt nghĩa vì mặt trái của cơ chế thị trường chưa tác động mạnh mẽ, mà đó là bản chất vốn có lâu đời của người dân nơi đây. Tạo nên sự yên tâm, thiện cảm ấn tượng tốt đẹp cho tất cả du khách, được quan tâm, được chào hỏi, được giúp đỡ, được đối xử tận tình, chu đáo. Không phải chỉ là khách nước ngoài mà ngay du khách trong nước đến Sơn La cũng bị "chinh phục" bởi bộ đồ truyền thống của các dân tộc, nhất là của người phụ nữ Thái. Dù là chất liệu vải truyền thống hay hiện đại nhưng kiểu cách và linh hồn của nó vẫn nguyên xưa, đặc biệt là 2 hàng khuy cúc bướm bạc, mộc mạc mà sang trọng, gợi cảm mà kín đáo. Mặc dù đã du nhập, thu nạp nhiều loại mốt khác nhau, nhưng tới nay người ta đã nhất trí cao bình chọn đó là y phục đẹp nhất, hợp nhất cho phụ nữ Sơn La. Trong các ngày hội lớn, trong giao tiếp quan trọng , phụ nữ Thái nói riêng, phụ nữ Sơn La nói chung thường mặc bộ đồ truyền thống này; không phải là giữ gìn bản sắc một cách cứng nhắc, máy móc, mà bởi nó thực sự hấp dẫn và là niềm tự hào cho những ai mặc nó. Đã có rất nhiều du khách mua bộ đồ phụ nữ Thái làm quà cho người thân. Có thể ví như áo dài xứ Huế, Kimono Nhật Bản… Văn hoá ẩm thực Sơn La cũng rất đáng trân trọng. Tiếp khách quý nhất bao giờ cũng có chum rượu cần chứ không phải là bia hay rượu ngoại. Thứ rượu cần (lẩu xá) chính hiệu, một thứ men lá đặc biệt, dùng nước suối tinh khiết. Cái ngon ở vị rượu là cái tâm của tình người, từ Nguyên thủ quốc gia đến chị công nhân, người dân bản, có thể dễ dàng bên nhau hoà đồng như sẵn sàng cùng nhau sẻ chia tất cả. Rượu cần uống trong những ngày lễ hội, ngày đón khách quý. Đó là thứ rượu đoàn kết cộng đồng, nhưng uống rượu lại có cái luật rượu (phép lẩu) đàng hoàng; có người cầm trịch - gọi là "coóng" để điều hành, vui hết mình nhưng lại tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định, cũng thật là độc đáo. Bữa cơm đãi khách tuy có thể to nhỏ ở điều kiện khác nhau, nhưng thường có cơm lam, coóm khẩu, cá pỉnh tộp, măng lay… Kỳ lạ thứ nếp ta đặc biệt, thật thơm dẻo, được đồ trong "haay" gỗ, được quạt khô rồi đựng vào "coóm" mới giữ gìn cho cơm, ngon, dẻo, nóng cho dù bữa ăn có kéo dài đến mấy. Giữa các dụng cụ đồ ăn uống của thời hiện đại , cái "Coóm" tre xinh xắn truyền thống vẫn không hề bị lạc lõng, trái lại kiêu hãnh, hiện diện từ giá trị cổ truyền. Khách, chủ đều có thể vừa ăn, vừa uống, quả là một tiến bộ thực sự. Coóm khẩu vừa như là khai vị, vừa như là chủ công, hợp với rất nhiều thực khách trong nước và trên thế giới, coóm khẩu cũng là cứu cánh cho những ai cần lót dạ khi được mời rượu nhiều lần… - Nền văn hoá cổ truyền đặc sắc của các dân tộc Sơn La. Nói về bản sắc văn hoá dân tộc, không thể không nói đến vòng xoè truyền thống của các dân tộc Sơn La. Rượu cần - vòng xoè thường đi đôi với nhau trong các ngày lễ hội, ngày vui, đón khách. Có thể múa ban ngày, múa ban đêm, vòng xoè có thể ít người, có khi rất đông người, khi đông quá có thể múa hát thành nhiều vòng, vòng trong, vòng ngoài đồng tâm hay riêng biệt như những bông hoa ban rừng Tây Bắc. Có thể múa ngay ở nhà sàn, trên sân bãi, hay sân khấu… Khi tiếng chuông, tiếng trống theo nhịp xoè mời gọi , sau khi đã cùng nhau thưởng thức rượu cần, hình như ai cũng muốn tham gia vào vòng xoè say đắm. Sẽ không có ai rơi vào tình huống ngượng ngập vì không biết nhảy. Điệu xoè không khó như các vũ điệu hiện đại, chỉ cần vài giây được mời nhập cuộc , nhờ thầy giáo thực hành, bạn nhảy ở phía trước và phía sau là bạn có thể hoàn toàn nhập cuộc, tất nhiên là với các điệu xoè đơn giản nhất. Đêm giao lưu văn hoá được tổ chức thường xuyên ở các cơ quan, các làng bản, múa hát đã và đang là nếp sống văn hoá của tất cả mọi người dân Sơn La, không phân biệt công việc, dân tộc, tuổi tác… Đã là giao lưu nên không phân biệt khán giả, diễn viên, mỗi người tham gia giao lưu có thể hát bài hát mình ưa thích nào đó, có khi có cả ngôn ngữ nước bạn. Nhưng cuối cùng thường là múa xoè, múa sạp, múa nón, múa khăn… Sơn La hiện có trên 300 đội văn nghệ không chuyên, ở đâu cũng có hạt nhân cho những buổi giao lưu văn hoá văn nghệ đầy thú vị này. Nếu nói bản sắc văn hoá dân tộc thì vô cùng phong phú, đa dạng, những mặt hàng thổ cẩm văn hoa đặc trưng, chiếc khăn piêu của thiếu nữ Thái, vành khăn quấn đầu của người H’ Mông, tiếng khèn bè dập dìu đêm khuya, chiếc gùi tre, ống nước… chỉ khái quát như vậy cũng đã thấy một tài nguyên quý giá cho nền công nghiệp du lịch Sơn La vươn tới. Sơn La là trung tâm của vùng Tây Bắc, có lịch sử, truyền thống đấu tranh chống chống giặc ngoại xâm, nội loạn, thiên tai, Sơn La còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Ngay trung tâm thị xã Sơn La, tại hang Thẩm Ké còn lưu giữ văn bia Lê Thái Tông viết rằng: Năm Cảnh Thân, tháng 3 niên hiệu Bảo Đại, năm thứ nhất (1440), Vua Lê Thái Tông thân chinh dẹp loạn ở Châu Thuận Mỗi (nay là huyện Thuận Châu). Trên đường về nghỉ chân ở Động La (Tức Mường La, nay là thị xã Sơn La) đã để lại bài thơ tuyệt hay được khắc trên vách đá: "Bích chuẩn tiêu tâm niệm viễn nhân Man tù hà sự tốc vong thân Thế gian nhược hữu anh hùng chú Thiên hạ thuỳ dung phản nghịch thần Ô đạo duyên vãn không thể thị hiểm Âm nhai sương noãn kỷ diên xuân Cách trừ ô nhiễm an dân thiện Nhẫn sứ hà manh ngoại chí nhân" Tạm dịch: Nghĩ đến người xa đêm khổ tâm Thổ tù sao lại dám quên thân Thế gian đã có anh hùng chúa Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần Đường xá khó khăn đường càng hiểm Hang cùng đã ấm áp hơi xuân Yên được dân lành nhơ nhớp hết Dân xa được hưởng tấm lòng nhân. Một di tích, một bài thơ như vậy của gần 600 năm trước, hỏi rằng hậu thế có đáng trân trọng? Có cần thăm viếng? Tìm hiểu? Để hiểu đầy đủ về sự kiện lịch sử này , để dịch sát nghĩa, để nói hết nghĩa của bài thơ trên có bổ ích cho chúng ta ngày nay không về quan điểm với vùng sâu, vùng xa của đất nước? Cũng tại đồi Khau Cả, cạnh trụ sở UBND tỉnh Sơn La ngày nay, là Khu bảo tàng Sơn La. Trong đó có nhà ngục Sơn La do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1908. Ngày ấy nơi đây rừng thiêng nước độc, hầm sâu tối lạnh, đói khát, bệnh tật, tra tấn dã man nhưng không lung lạc được ý chí đấu tranh bất khuất của các chiến sỹ cách mạng. Số lượng tù chính trị đã bị giam giữ là 1.007 lượt. Cây đào mang tên người Bí thư Chi bộ của Nhà ngục Sơn La, Bí thư Thành uỷ đầu tiên của TP cảng Hải Phòng: Cây đào Tô Hiệu mãi mãi xanh tươi đón chào du khách thăm viếng nơi đây. Đường phố mang tên Tô Hiệu là đường phố to đẹp nhất thị xã Sơn La ngày nay. Và nơi đây vẫn còn lưu lại kỷ vật, hình ảnh của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Đức Tâm, Mai Chí Thọ, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Tùng… đã bị giam giữ ở đây. Ngục tù còn đó, nơi đây mãi mãi là trường học giáo dục Chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho muôn đời con cháu. Sơn La còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá khác như: cây đa Bản Hẹo (Thị xã Sơn La); Pháo đài Dua Cá (Mường La); Tháp cổ Mường Và (Sông Mã); Động Sơn Mộc Hương (Mộc Châu)... Hệ thống các di tích lịch sử văn hoá của Sơn La đủ để giới thiệu với khách đến đây tham quan nghiên cứu. Càng đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế văn hoá xã hội Sơn La càng thấy được tiềm năng giàu có về du lịch của mảnh đất này. Trước hết, như đã trình bày ở trên, Sơn La có thể phát triểndu lịch sinh thái, nghiên cứu thưởng thức bản sắc văn hoá dân tộc. Sơn La có thể phát triển du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hoá... Những tài nguyên để phát triển công nghiệp du lịch đã tiềm ẩn từ bao đời, một nguồn vốn quý đã tích luỹ từ bao thế hệ để có được đang thách thức những tư duy về du lịch. Sơn la còn nằm trong lộ trình du lịch xuyên Tây Bắc, du lịch 2 bên bờ Sông Đà. từ Hà Hội, du khách có thể qua Hoà Bình tới Sơn La, tiếp tục đến Điện Biên Phủ và vượt qua thượng nguồn Sông Đà để đến Sa Pa, rồi qua Phú Thọ để trở về Hà Nội. Một lộ trình khép kín, đầy thú vị... Có thể tóm tắt về lộ trình này: Núi non hùng vĩ, con người thân thiện, bản sắc văn hoá độc đáo, nhiều địa danh lịch sử. Vì vậy, du khách trong nước và quốc tế đến vùng này ngày một tăng. Có nhiều người đã trở lại lần 2 lần 3... Song tiềm năng du lịch Sơn La, cái "Kho báu', cái "có thể" kia vẫn còn là cái "chưa thế". Vấn đề khai thác tiềm năng du lịch cũng không khác gì khai thác kho báu còn ẩn sâu trong lòng đất, còn cực kỳ khó khăn gian khổ. Việc xác định đúng đắn tiềm năng du lịch có một ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Đó là vấn đề xây dựng chiến lược phát triển cho ngành du lịch Sơn La trong tương lai. Có thể khẳng định Sơn La rất giàu có tiềm năng về du lịch. 1.3 - Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong nhận thức và tổ chức khai thác tiềm năng du lịch Sơn La 1.3.1 - Thuận lợi Nhận thức chung về ngành du lịch ngày một đầy đủ hơn. Trên thế giới đã có những nước coi du lịch là ngành công nghiệp số 1: Tây Ban Nha năm 2000 đón 48,5 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu 24,8 tỷ USD, chiếm 11%GDP; ở úc, ngành du lịch đóng góp hàng năm khoảng 30 tỷ USD, chiếm 4,5% GDP. ở Việt Nam đã có hơn 1.000 doanh nghiệp ở đủ các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, giải quyết việc làm cho hơn 150.000 lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp phục vụ khách du lịch. Cơ sở pháp lý, môi trường kinh doanh đã tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch. Ai cũng nhận thấy tính tất yếu của du lịch trong sự phát triển của xã hội và vai trò to lớn của du lịch đối với sự phát triển của xã hội . Phát triển du lịch đã trở thành Nghị quyết của Đảng bộ và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Bản thân tiềm năng to lớn để có thể phát triển du lịch đã là một thuận lợi hết sức cơ bản để nhận thức và khai thác tiềm năng du lịch ở Sơn La. Trong xu thế giao lưu hội nhập kinh tế - Văn hoá quốc tế, sự phát triển tất yếu của thị trường du lịch cũng tạo tiền đề cho Sơn La khai thác thế mạnh du lịch của mình. Kinh nghiệm phát triển của các tỉnh bạn, của các đơn vị du lịch trong và ngoài nước cũng giúp Sơn La tiếp cận, đón bắt được cơ hội phát triển du lịch. Sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, sự nghiệp phát triển, đổi mới Sơn la cũng chính là động lực để Sơn La khai thác, phát huy mọi tiềm năng trong đó có tiềm năng về du lịch. Thực tiễn phát triển du lịch Sơn La 5 năm qua (2000 - 2004) tuy còn nhỏ bé, khiêm tốn nhưng chính những giá trị bước đầu ấy đã khẳng định: Sơn La có thể phát triển, làm giàu bằng du lịch. 1.3.2 - Khó khăn: Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng vấn đề nhận thức và khai thác tiềm năng du lịch chưa phải là nhất quán và đồng bộ. - Vấn đề thứ nhất: Đánh giá tiềm năng, từ đó hoạch định chiến lược khai thác phát triển du lịch phù hợp là quá trình nghiên cứu khoa học, có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, có dự báo chính xác thông qua đầy đủ các hệ thống cơ quan hữu trách và các quy luật vận động. Xuất phát từ đặc điểm một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, Sơn La chưa có ngành du lịch hoàn chỉnh. Cán bộ chuyên trách lĩnh vực này còn quá ít (chỉ có 2 - 3 cán bộ phòng quản lý du lịch trực thuộc Sở Thương mại - Du lịch, nhiệm vụ chủ yếu là quản lý Nhà nước về du lịch). Do vậy các công trình, đề tài khoa học về lĩnh vực này còn quá ít. Việc đánh giá đúng tiềm năng chủ yếu mang tính định hướng, còn thách thức để khai thác tiềm năng ấy lại hạn chế, quy hoạch thiếu chi tiết cụ thể. - Vấn đề thứ hai: Một mặt từ nhận thức chưa đầy đủ về ngành nghề, nên còn tồn tại một số quan niệm: Chỉ tập trung phát triển du lịch khi đời sống kinh tế đã ở mức khá. Hoặc nghề du lịch mang tính xa hoa, lãng phí, nghề ăn chơi nhảy múa, có nhiều mặc cảm nghề nghiệp... đúng là do điều kiện kinh tế, việc tổ chức du lịch "đi" là còn hạn chế vì khả năng đi du lịch của nhân dân trong tỉnh. Nhưng việc tổ chức du lịch "đến"? Giàu có mới nghĩ đến du lịch, hay du lịch để giàu có? Đó là vấn đề thuộc tư tưởng cần phải được thông suốt. Vì vậy ngành du lịch ở một tỉnh nghèo như Sơn La càng chưa bao giờ được quan tâm, đánh giá nghiêm túc, đúng mức và khoa học xứng đáng với những lợi ích của nó sẽ mang lại cho xã hội. Du lịch Sơn La chưa bao giờ được ưu tiên phát triển đúng mức. Thậm chí có giai đoạn, Nhà nước còn đánh thuế xuất 20% đối với du lịch... - Vấn đề thứ ba: Du lịch có thể tạo nguồn thu lớn và lâu dài nhưng đầu tư lại đòi hỏi lớn. Để khai thác tiềm năng du lịch phục vụ phát triển kinh tế ở Sơn La đòi hỏi có nguồn nhân lực và tài lực nhất định. Lao động đã được đào tạo chuyên ngành du lịch ở Sơn La hầu như chưa đáng kể. Cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch có thể đếm trên đầu ngón tay. Sơn La mới tự túc được 25% chi ngân sách. Đầu tư phát triển du lịch là danh mục không được Nhà nước ưu tiên và thực tế là chưa bao giờ có. Khả năng thành phần kinh tế cá thể mới chỉ ở mức các khách sạn nhỏ. Chưa thể vươn tới các điểm du lịch, khu du lịch. Do đó, bài toán vốn đầu tư cho việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch Sơn La tới nay hoàn toàn chưa có lời giải. Xu hướng mai một bản sắc văn hoá dân tộc cũng đã xuất hiện. - Vấn đề thứ tư: Diện tích Sơn La rộng lớn, núi rừng hiểm trở, sông suối dày đặc, có biên giới dài. Thực chất đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, nhưng trước mắt nó lại là khó khăn, cản trở. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải Sơn La còn thấp kém. ở nhiều vùng, nhiều tuyến đường, khách du lịch đi bộ cũng khó. Các phương tiện vận tải lạc hậu, chưa có phương tiện chuyên dụng để tổ chức xuyên rừng... - Vấn đề thứ năm: Sơn La với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống rất giàu có về bản sắc dân tộc. Văn hoá vật chất của các dân tộc Sơn La có tiềm năng to lớn. Song hiện tại chưa hình thành thị trường tiêu thụ những sản phẩm văn hoá ấy: Thổ cẩm, lương thực, thực phẩm... việc phát triển thị trường còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Từ đó dẫn đến không nhất quán về giá cả khi bán cho khách du lịch, đây cũng là nguyên nhân dễ gây mất lòng tin khi khách mua hàng lưu niệm do giá cả chênh lệch. Đứng trước những điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trên đây, du lịch Sơn La trong các năm qua đã hoạt động như thế nào, đã làm gì để khai thác tối đa những thuận lợi và vượt qua những khó khăn, thử thách?1 II. THựC TRạNG DU LịCH SơN LA 2.1 - Hoạt động và kết quả chủ yếu của du lịch Sơn La 5 năm (2000 -2004) Giai đoạn (2000 - 2004) là 5 năm đất nước ta thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - Xã hội. Tổng sản phẩm trong nước năm 2004 tăng gấp đôi so với năm 2000. Kết cấu hạ tầng kinh tế - Xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Những thành tựu đã được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng. Đối với Sơn La, nền kinh tế - Xã hội của tỉnh đã có sự chuyển biến rõ rệt, với mức tăng bình quân 9,5%/năm. Trong kết quả chung của tỉnh có sự đóng góp của hoạt động du lịch. Nhưng cần phải khái quát rằng du lịch Sơn La trong 5 năm 2000 - 2004 mới khai thác hết sức sơ khai tiềm năng của mình. Có thể ví du lịch Sơn La trong giai đoạn này như đứa bé mới chào đời và còn đang chập chững tập đi. Nếu chỉ căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thì dễ có xu hướng đánh giá lạc quan về du lịch Sơn La. Phải thừa nhận sự nỗ lực cố gắng của ngành du lịch Sơn La nhưng dù sao thì đó mới chỉ là kết quả ban đầu vừa mò mẫm tìm tòi, vừa học hỏi để hình thành các mô hình làm ăn đáp ứng những đòi hỏi trước mắt của thị trường du lịch. 2.1.1 - Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động du lịch bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, thể thao, các điểm, các khu du lịch, các phương tiện vận chuyển, chưa kể các di tích lịch sử, văn hoá và hướng dẫn tham quan du lịch. - Về cơ sở lưu trú: Những năm đầu thập niên này, Sơn La chỉ có 4 khách sạn với 80 phòng nghỉ, trong đó có 10 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đến năm 2004, toàn tỉnh có 61 cơ sở lưu trú và 4 điểm du lịch tham gia hoạt động kinh doanh. Trong đó có 60 cơ sở lưu trú đã thẩm định phân loại hạng: 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 4 khách sạn đủ tiêu chuẩn, 41 nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn đón khách, tổng số phòng nghỉ 842 phòng, nhưng tiện nghi chủ yếu mới đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của khách. Cơ sở hạ tầng liên quan mật thiết như điện, nước đều chưa thật sự ổn định. Quy mô của cơ sở lưu trú còn quá nhỏ, thiếu đồng bộ giữa ăn, nghỉ, vui chơi, họp hành, hội thảo.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1441.doc
Tài liệu liên quan