lời nói đầu
Đầu tiên cho phép em được thay mặt các bạn sinh viên lớp VC1, cùng toàn thể các bạn trong khoa Du lịch; gửi tới các thầy giáo, cô giáo -anh chị em hướng dẫn viên và Ban Giám hiệu nhà trường lời chúc sức khoẻ và lời cảm ơn chân thành nhất.
Trải qua một chặng đường 10 ngày, 9 đêm, bằng tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt huyết các thầy, cô đã chỉ bảo, giúp đỡ chúng em: Trong chuyến thực tập là phải nêu cao tinh thần ham học hỏi, tiếp thu những kiến thức bổ ích và rút ra được những ki
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Du lịch (Lữ hành Tour), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệm quý báu từ các anh chị đi trước.
Vượt qua hơn 2.800km từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ, cá nhân em và toàn thể các bạn sinh viên trong đoàn đã được tận mắt ngắm nhìn mảnh đất, con người Miền Trung. Gợi nhớ lại một thời oanh liệt, những người dân hiền lành chất phác nơi nắng, gió đã phải gánh chịu những cuộc cày xéo cùng những tấn bom đạn khổng lồ của đề quốc Mỹ.
Nhưng họ vẫn đứng vững, vượt qua mọi khó khăn gian khó khăn gian khổ, đau thương và mất mát. Đi theo tiếng gọi của Đảng, vì ghĩa lớn "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Với một tinh thần cao nhất "một tấc không đi, một ly không rời". Với tinh thần bất diệt đó, người dân nơi đây đã góp phần lớn lao của mình trong công cuộc đánh thắng kẻ thù, giải phóng quê hương, giải phóng tổ quốc.
Trong xu thế phát triển của đất nước, ngoài dân Miền Trung cùng ra sức phấn đấu, lao động, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Nhìn những khuôn mặt rạng rỡ, đầy vẻ lạc quan của những cô gái làm muối. Ta có thể tin, và tự hào về mảnh đất mà những người con bất khuất được sinh ra.
Qua chuyến đi này, chúng em được tiếp xúc, tìm hiểu về phong tục tập quan, truyền thống và bản sắc nghệ thuật của mảnh đất Cố Đô nói riêng và mảnh đất Miền Trung nói chung.
Vượt qua một chặng đường bằng ô tô chúng em tận mắt ngắm nhìn cảnh núi rừng bao la, những bãi cát trắng, mịn trải dài hàng km. Cùng toàn cảnh lao động hăng say của người dân nơi đây.
Vì vậy mà tất cả những gì mà chuyến đi này mang lại đã làm cho chúng em cố gắng học tập hơn nữa để trở thành những hướng dẫn viên Du lịch tương lai - với đầy đủ kiến thức, năng lực, sáng tạo để giữ gìn và phát triển tiềm năng của nền Du lịch Việt Nam.
Khi viết bản báo cáo thực tập sau chuyến đi này, chúng em đã cố gắng hết mình để viết thật nhiều, thật sinh động và xúc tích về những miền đất mà chúng em đã được đặt chân tới. Nhưng thời gian và kiến thức có hạn. Do vậy chúng em xin được viết tên những hiểu biết nhỏ bé và những thực tế được chứng kiến, chiêm nghiệm. Do vậy bản báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế.
Chúng em rất mong sự góp ý của các thầy, cô giáo để bản báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, toàn thể sinh viên khoá 7 chúng em xin gửi đến ban giám hiệu nhà trường - Khoa Du lịch cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo lời chúc sức khoẻ và lời cảm ơn chân thành.
Hà Nội ngày 01 tháng 11 năm 2003
Bố cục báo cáo:
Để bản báo cáo phù hợp và tiện theo dõi em xin được trình bản báo cáo theo bố cục dưới đây.
Phần I. Mục đích và ý nghĩa của chuyến thực tập.
Phần II. Tổ chức chuyến đi (chương trình Tour dự kiến: tính giá thành tour; biên chế nhóm tổ).
Phần III. Thực hiện chương trình (hành trình hàng ngày; miêu tả một số điểm đến; những thông tin về các cơ quan quản lý, kinh doanh Du lịch tại các địa phương).
Phần IV. Kết luận đánh giá chất lượng của chuyến đi.
Phần I
Mục đích và ý nghĩa của chuyến thực tập
Như chúng ta đã biết, cũng như rất nhiều ngành khoa học - kỹ thuật, nghệ thuật, sản xuất v.v… ngành du lịch đã được hình thành rất sớm trong một bối cảnh lịch sử nhất định.
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, với nhiều biến động thăng trầm phức tạp, thì ngày nay, hoạt động du lịch đã trở thành một hoạt động thường xuyên và phổ biến ở nhiều Quốc gia trên thế giới. Giờ đây, hoạt động du lịch chính là một mũi nhọn kinh tế để nhiều quốc gia phát triển nền kinh tế của mình. Có thể nói, ngành kinh tế du lịch là một ngành kinh tế mang nhiều nội dung phong phú, bởi ngoài ý nghĩa củ một ngành kinh tế thì hoạt động du lịch còn mang tính văn hoá sâu sắc. Xét về khía cạnh kinh tế, hoạt động du lịch cho phép các quốc gia thu được rất nhiều lợi nhuận, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân, hàng năm hoạt động du lịch cho phép các quốc gia thu được rất nhiều lợi nhuận, hàng năm hoạt động du lịch còn tạo nên công ăn việc làm cho hàng trục triệu người lao động trên thế giới, hạn chế được nạn thất nghiệp ngày một gia tăng.
Còn về khía cạnh văn hoá thì hoạt động du lịch chính là chiếc cầu nối nối liền tình đoàn kết quốc tế, tình đoàn kết dân tộc. Hơn thế nữa, hoạt động du lịch đã cho phép tất cả mọi người trên thế giới có điều kiện được tham quan, học hỏi, chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh, những phong tục tập quán, tạo nên một môi trường hoà bình và hữu nghị.
Ngoài ra, hoạt động du lịch còn cho phép mọi người có điều kiện nghỉ ngơi, điều dưỡng và chữa trị bệnh tật…
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu đi du lịch và nhu cầu được thoả mãn khi đi du lịch cũng phát triển rất cao. Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc đào tạo nhân lực cho hoạt động du lịch đã trở nên vô cùng cần thiết, bởi vì nó đào tạo được đội ngũ lao động trong ngành du lịch thật tốt, thì hoạt động du lịch mới có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày một cao của du khách, từ đó mới thu hút được sự quan tâm của du khách đối với hoạt động du lịch của quốc gia mình.
Cũng như chiến lược của nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở nước ta hiện nay công cuộc đào tạo nhân lực cho hoạt động du lịch đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Hàng năm số sinh viên đang theo học ngành du lịch đã có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp xúc làm quen với công việc của mình trong tương lai. Một trong những công việc để những sinh viên đang theo học du ngành du lịch được tiếp cận với tương lai của mình đó là những chuyến đi thực tập do ban giám hiệu nhà trường tổ chức.
Việc tổ chức cho những sinh viên đang theo học ngành du lịch có một mục đích và ý nghĩa rất lớn. Trước tiên, chuyến đi sẽ cho phép những sinh viên có điều kiện trực tiếp đến những địa điểm tham quan để làm quen, để được hiểu và được nhìn thấy từ đó tạo cho sinh viên sự thành thạo trong công việc của mình sau này. Ngoài ra, chuyến đi còn cho phép những sinh viên làm quen với cách thức tổ chức sắp xếp cho một Tour du lịch, điều đó tạo cho sinh viên một kỹ năng làm việc thành thạo hơn.
Tóm lại, việc tổ chức những chuyến đi thực tập cho sinh viên ngành du lịch là một việc làm hợp lý, đúng đắn của lãnh đạo nhà trường. Chúng tôi mong rằng lãnh đạo của các cơ sở đào tạo điều kiện hơn nữa để chúng tôi có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp xúc với công việc của mình.
Phần II
Tổ chức chuyến đi
A. Dự kiến chương trình toàn TUOR:
Hà Nội - Động Phong Nha - Huế - Đà Nẵng - Mỹ Sơn - Hội An - quảng Trị - Cửa Lò (10 ngày 9 đêm).
Ngày 01 (17/10): Hà Nội - Đồng Hới.
7h00: Xe đón đoàn tại 20A Tôn Thất Tùng (hoặc Giảng Võ) khởi hành đi Đồng Hới (ăn trưa trên đường).
20h00: tới Đồng Hới nhận phòng (khách sạn phương đông hoặc tương đương).
Ngày 02: (18/10): Đồng Hới - Động Phong Nha - Huế
7h00: Ăn sáng, xe đưa đoàn đi Phong Nha. Trên thuyền xuôi dòng Sông Son đến động Phong Nha. Một hang động kì vĩ nổi tiếng.
13h30: Xe đưa đoàn đến Huế
17h30: Tới Huế nhận phòng (khách sạn Sông Hương, Công đoàn hoặc tương đương)
Ngày 03 ( 19/10): Huế
7h00: Ăn sáng; đoàn thăm quan kinh thành Huế - kinh thành của các vị vua Triều Nguyễn: Ngọ môn, Điện Thái Hoà, Thế Miếu, Cửu Đỉnh, Hiển Lâm Các…
12h00: Ăn trưa, buổi chiều đoàn dạo chơi tự do thành phố Huế.
Ngày 04 (20/10): Huế - Đà Nẵng
7h00: Ăn sáng, xe đưa đoàn đi Đà Nẵng. Trên đường ghé thăm Lăng Cô - bãi biển đẹp nằm trên đồi cát hẹp dưới chân đèo Hải Vân.
12h30: Tới Đà Nẵng nhận phòng
13h30: Đoàn thăm bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn, Khu du lịch Non Nước, Làng nghề Hoà Hải.
17h00: Nghỉ tại Đà Nẵng (khách sạn Thanh Long hoặc tương đương).
ngày 05 ( 12/10): Đà Nẵng - Mỹ Sơn - Hội An.
7h00: Ăn sáng, xe đưa đoàn did Thánh Địa Mỹ Sơn, tại đây quý khách thăm quần thể tháp của Vương Quốc Chăm Pa.
11h00: Đoàn rời Mỹ Sơn về Hội An, thăm phố Cổ Hội An, Chùa Cầu Nhật Bản, nhà cổ Tấn Ký, hội quán Phú Kiến. Nghỉ đêm tại Đà Nẵng.
Ngày 06 ( 22/10): Đà Nẵng - Huế.
11h00: Tới Huế, đoàn nhận phòng và ăn trưa
13h30: Xe đưa đoàn đi thăm lăng Khải Định, Lăng Tự Đức, Đoàn Nam Giao, nghỉ đêm tại Huế.
ngày 07 ( 23/10): Huế
7h00: Ăn sáng, đi thăm Chùa Thiên Mụ, Lăng Minh Mạng, Lăng Gia Long.
12h00: Ăn trưa, chiều đoàn tự do mua sắm đồ lưu niệm tại chợ Đông Ba. Buổi tối tự do dạo chơi trong thành phố Huế.
Ngày 08 ( 24/10): Huế - Đông Hà.
7h00: Buổi sáng đoàn tự do.
Buổi chiều xe đưa đoàn đi thăm thành cổ Quảng Trị. Tối, đoàn nghỉ tại Đông Hà (Khách sạn Công Đoàn hoặc tương đương).
Ngày 09 (25/10): Đông Hà - Cửa Lò.
7h00: Ăn sáng xe đưa đoàn đi thăm nghĩa trang đường 9, thăm địa đạo Vĩnh Mốc.
13h00: Đoàn rời Quảng Trị đi Cửa Lò
19h00: Tới Cửa Lò nhận phòng.
Tối đoàn tự do dạo chơi trên bãi biển về đêm.
ngày 10 (26/10): Cửa Lò - Hà Nội.
6h00: Tắm biển, ăn sáng
8h00: Xe đưa đoàn đi thăm quan quê Bác, Viếng mộ bà Bà Hoàng Thị Loan.
12h00: Ăn trưa tại Vinh, chiều đoàn trở về Hà Nội.
B. Tính giá thành TOUR:
Chương trình thực tập Hà Nội - Huế - Đà Nẵng
(Thời gian 10 ngày 9 đêm).
Số lượng 45 người.
Đơn vị tính: Việt nam đồng (VNĐ)
STT
Các dịch vụ
Chi phí cố định (F)
Chi phí biến đổi (V)
1
Vận chuyển
11.000.000
2
Lưu trú
180.000
3
Vé tham quan
107.000
4
Phương tiện tham quan
250.000
5
Phí hương dẫn tại điểm
1000.000
6
Bảo hiểm
20.000
Tổng
12.250.000
307.000
Chú thích:
+ Vận chuyển, thuê xe 45 chỗ ngồi với giá 4 220đ/km, hành trình tour 2.370km.
+ Lưu trú: Thuê khách sạn 20.000/người/đêm
+ Vé tham quan cho mỗi người trên mỗi điểm như sau:
1. Đại nội
15.000
2. Lăng Tự Đức
5.000
3. Lăng Minh Mạng
10.000
4. Lăng Khải Định
5.000
5. Điện Hòn Chén
5.000
6. Địa Đạo Vĩnh Mốc
12.000
7. Thành Cổ Quảng Trị
10.000
8. Bảo Tàng Chàm
5.000
9. Ngũ Hành sơn
5.000
10. Động Phong Nha
15.000
11. Thánh Địa Mỹ Sơn
10.000
12. Phố Cổ Hội An
10.000
13. Quê Bác
Tổng cộng
107.000
áp dụng công thức:
Zk = V +
Trong đó: Zk: Giá thành /1 khách
V: Chi phí biến đổi
F: Chi phí cố định
Q: Tổng số khách
ị Zk = 307 + = 579.22
Tính giá bán (chưa bao gồm thuế VAT)
áp dụng công thức:
G = Z ( 1 + a) biết a =0,2
Trong đó:
G: Giá bán
Z: Giá thành
a: Phần trăm của tất cả các chi phí tính trên giá thành và giá bán.
ị G = 579.222 x ( 1 + 0,2)
= 579.22 x 1,2
= 695, 306
Vậy giá thành 1 khách phải trả cho toàn tour là: 695, 306
C. Biên chế nhóm tổ:
+ Biên chế nhóm của khoa bao gồm:
1. Trưởng đoàn: Cô Nguyễn Kim Dung
2. Phó đoàn: cô Nguyễn Thị Sâm
+ Biên chế nhóm của lớp:
- Bao gồm 45 sinh viên.
+ Sinh viên thực hiện báo cáo:
Đỗ Văn Trường
Lớp VC1 - K7
Đặng Minh Sang
Đào Xuân Hạ
Đỗ Xuân Nghiêu
Hà Ngọc Hoàn
phần iii
chương trình tour thực hiện
A. Hành Trình hàng ngày
Ngày 01 (thứ 6 ngày 17 tháng 10)
7h00: Xuất phát tại 20A Tôn Thất Tùng
8h45': Nghỉ và ăn sáng tại Hà Nam
12h20: Ăn trưa tại thành phố vinh
1h10': Từ Nghệ An đi Đồng Hới
7h45': Tới Đồng Hới
8h15': Ăn tối tại Đồng Hới
ngày 02 (thứ 7 ngày 18 tháng 10)
7h00: Ăn sáng
7h30: Đi thăm Động Phong Nha
12h10': Ăn trưa tại Phong Nha
13h10': Từ Phong Nha đi Huế.
18h45': Tới Huế và ăn tối
20h30': Nhận phòng tại Khách sạn Sông Hương
Ngày 03 (chủ nhật 19 tháng 10)
8h00: Xuất phát từ khách sạn Sông Hương đi thăm Hoàng thành
11h00: Ăn trưa
11h30': Về nghỉ tại khách sạn
14h10': Đoàn đi thăm Lăng Khải Định
14h40': Đến Lăng Khải Định
15h30': Đoàn rời Lăng Khải Định đến thăm Lăng Tự Đức.
15h45': Tới Lăng Tự Đức
16h45': Đoàn rời Lăng Tự Đức về khách sạn
Ngày 04 (thứ hai ngày 20 tháng 10)
7h00: Ăn sáng
7h30': Từ Huế đi Đà Nẵng
11h00: Đến khách sạn Đà Nẵng.
12h00: Ăn trưa
14h00: Đoàn đi thăm bảo tàng Chàm
14h10': Đến bảo tàng Chàm
14h40': Từ bảo tàng Chàm đi thăm Ngũ Hành Sơn
15h15': Rời Ngũ Hành Sơn về Đà Nẵng.
Ngày 05 (thứ ba ngày 21 tháng 10)
7h20': Rời khách sạn Đà Nẵng đi Mỹ Sơn
9h10': Đến Mỹ Sơn
11h00': Rời Mỹ Sơn
12h00': Ăn trưa trên đường.
13h00': Đoàn đến Hội An.
15h30': Đoàn rời Hội An về khách sạn.
16h30': Đến khách sạn và ăn tối
Ngày 06 (thứ tư ngày 22 tháng 10)
7h30': đoàn rời Đà Nẵng về Huế
9h15': Qua Hải Vân và tấm biển Lăng Cô
10h00: Từ Lăng Cô về Huế.
12h00: Đến khách sạn Sông Hương
14h00: Đoàn tự do mua sắm tại thành phố Huế.
Ngày 07 (thứ 5 ngày 23 tháng 10)
7h30': Đoàn lên thuyền xuôi dòng Hương Giang thăm chùa Thiên Mụ
8 h10': Đoàn đến chùa Thiên Mụ
9h00: Đoàn rời chùa Thiên Mụ đến Điện Hòn Chén
9h50': Đến Điện Hòn Chén
10h30': Đoàn rời Điện Hòn Chén đến thăm lăng Minh Mạng.
11h10': Tới Lăng.
12h50': Đoàn về khách sạn.
Ngày 08 (thứ 6 ngày 24 tháng 10)
7h30': Đoàn rời Huế về Quảng Trị.
10h 00: Đoàn vào thăm thành cổ Quảng Trị.
11h 00: Từ thành cổ Quảng Trị đoàn đến thăm nghĩa trang đường 9.
11h15': Đoàn tới nghĩa trang đường 9.
12h15': Đoàn rời nghĩa trang về nhà khách.
Ngày 09 ( thứ 7 ngày 25 tháng 10)
6h30': Đoàn rời nhà khách thăm Điạ Đạo Vĩnh Mốc.
10h 00: Đến Địa Đạo Vĩnh Mốc.
11h 00: Rời Địa Đạo Vĩnh Mốc về Cửa Lò.
6h 00: Đến Cửa Lò nhận phòng.
7h 00: Đoàn về ăn tối.
Ngày 10 (chủ nhật ngày 26 tháng 10)
7h 00: Đoàn tự do dạo chơi trên biển.
9h00: Đoàn rời cửa lò về thăm quê Bác.
9h45': Đến thăm quê ngoại Bác.
10h30': Rời làng chùa đến thăm làng Sen.
10h45': Đoàn đến quê nội Bác.
11h45': Đoàn rời Nghệ An về Hà Nội.
11h 00: Đoàn ăn trưa.
20h 00: Đoàn về tới Hà Nội.
+ Các điểm thu phí
1. Hà Tây: ( Cầu Rẽ)
2. Hà Nam: (Cầu Ghép)
3. Thanh Hoá: (Cầu Hàm Rồng)
4. Nghệ An: (Bến Thuỷ)
5. Quảng Bình: ( Cảng Sông Gianh)
6. Quảng Trị: (Quán Hầu)
+ Giá vé tham quan cho 01 người tại các điểm đến
1. Động Phong Nha : 15000đ
2. Quê Bác : 5000đ
3. Thành Cổ Quảng Trị : 5000 đ
4. địa Đạo Vĩnh Mốc : 5000đ
5. Đại Nội : 5000đ
6. Lăng Tự Đức : 5000đ
7. Lăng Minh Mạng : 5000đ
8. Lăng Khải Định : 5000đ
9. Điện Hòn Chén : 4000đ
10. Bảo Tàng Chàm : 5000đ
11. Ngũ Hành Sơn : 5000đ
12. thánh Địa Mỹ Sơn : 15000đ
13. Phố Cổ Hội An : 15000đ.
B. Mô tả một số điểm đến
Xuất phát từ Hà Nội, chúng ta đi theo quốc lộ 1A xuyên qua tỉnh Hà Tây. Hà tây là một tỉnh tương đối rộng, nằm tại cửa ngõ thủ đô Hà Nội, đây là tỉnh có nhiều di tích và danh thắng
Nói đến Hà Tây ta không thể không nhắc tới động Hương Tích, là động được mệnh danh: "Nam thiên đệ nhất động". Nơi mà hàng năm du khách từ 4 phương nô nức kéo nhau về chẩy hội rất đông (từ khoảng ngày 11 tháng 01 đến 15 tháng 03 năm âm lịch).
Ngoài ra, Hà Tây cũng là nơi toạ lạc của rất nhiều ngôi chùa cổ kính như: Chùa Tây Phương, Chùa Thầy, Chùa Trăm Gian, Chùa Trầm, Chùa Đậu…
Hơn thế nữa, đây cũng là mảnh đất có nhiều điểm du lịch, có thể kể ra như: Hồ Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua, Suối Tiên, Khoang Xanh.v.v. đến đây du khách có thể leo núi, tắm súôi thăm quan thưởng ngoại rất nhiều cảnh đẹp. Nơi đây cũng rất phát triển loại hình du lịch thám hiểm vì Hà Tây có đến 2 vườn quốc gia, đó là vườn quốc gia Tam Đảo và Ba Vì.
Với vẻ đẹp vốn có của mình, lại nằm gần ở thủ đô Hà Nội. Có hệ thống giao thông khá thuận lợi, cho nên Hà Tây hiện đang thu hút rất nhiều khách du lịch. Đặc biệt là khách nghỉ cuối tuần và điều đó đã để lại trong lòng du khách những ấn tượng đậm đà khó quên.
Cách Hà Nội 100km, vẫn theo quốc lộ 1A, chúng ta sẽ đến địa phận tỉnh Ninh Bình. Mảnh đất này từ xa xưa đã từng là kinh đô của nước Đại Cổ Việt (từ năm 968 - 1010). Vì vậy vùng đất này cũng có rất nhiều di tích lịch sử như: Cố đô Hoa Lư, đền thờ Vua Đinh, Vua Lê, Chùa Non Nước, Nhà thờ đá phát diệm…
Cũng như Hà Tây là một mảnh đất có nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Người dân Ninh Bình cũng tự hào về những địa danh du lịch của mình. Nếu như ở Hà Tây có "Nam Thiên đệ nhất động", thì người dân Ninh Bình cũng có "Nam Thiên đệ nhị động". Đó chính là điểm du lịch Tam Cốc - Bích Động. Nơi được mệnh danh là "Hạ Long Cạn của Việt Nam" Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú do thiên nhiên ban tặng cho xứ sở này.
Với vườn quốc gia cúc Phương nổi tiếng, Ninh Bình đã và đang phát triển loại hình du lịch sinh thái. Cúc Phương chính là quê hương của rất nhiều loại động thực vật, trong đó có cả những loài đặc biệt quý hiếm đang có nguy cơ bị diệt chủng.
Cách Hà Nội khoảng 153km về hướng Nam chúng ta sẽ đến Thanh Hoá. Thanh Hoá là một trong những tỉnh lớn của Việt Nam, nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với trung Bộ và Nam Bộ nên thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá - chính trị xã hội với các tỉnh bạn.
Thanh Hoá cũng là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn với những thắng cảnh đặc sắc như: Bãi biển Sầm Sơn, động Hồ Công, núi Hàm Rồng.v.v.
Thanh Hoá có nhiều di tích gắn liền với lịch sử dân tộc như khu di tích lịch sử Lam Kinh, khu di tích Hàm Rồng, chiến khu Ngọc Trạo.v.v. đến thăm các khu di tích này, du khách sẽ hiểu được một giai đoạn hào hùng, đầy biến động của dân tộc.
Hơn thế nữa, Thanh Hoá còn nổi tiếng bỏi nơi đây có nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ với trống đồng Đông Sơn là di vật độc đáo của nền văn hoá dân tộc.
Người Thanh Hoá không chỉ tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời, về những danh thắng của quê hương mà nơi đây còn sản sinh cho dân tộc rất nhiều danh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc. Ngày nay, mảnh đất "địa linh nhật kiệt" này đang thay da đổi thịt từng ngày trong công cuộc xây dựng và phát triển cùng toàn dân tộc.
Bãi Biển Cửa Lò (Nghệ An)
Chia tay với Thanh Hoá, chúng ta sẽ đến với một mảnh đất giàu truyền thống. Đó là nghệ An. Thế mạnh du lịch của tỉnh này là có đường biển dài 82km, có Cửa Lò là cảng biển quan trọng của Miền Trung. Những năm gần đây, lượng du khách đến đây rất đông, đây là bãi biển rộng và đẹp, nước biển trong xanh, nhiệt độ và độ mặn thích hợp cho việc tắm mát. Chạy dọc theo bờ biển là một rừng phi lao quanh lao rì rào cùng sóng vỗ.
Bãi biển cửa Lò nằm ngay bên đường quốc lộ, do vậy giao thông rất thuận lợi. Từ thành phố Vinh đến bãi biển Cửa Lò chỉ khoảng 13km. Cùng với việc gia tăng lượng khách, các hoạt động dịch vụ phục vụ du khách cũng ngày càng được cải thiện. Hệ thống nhà nghỉ và khách sạn với tiêu chuẩn cao phục vụ du khách trong và ngoài nước mọc lên càng nhiều.
Đến với Cửa Lò, du khách sẽ được tối đa hoá thời gian thăm quan của mình. Vào ban ngày du khách có thể nô đùa cùng với sóng nước, với ánh nắng rực rỡ của bãi biển, còn vào ban đêm du khách có thể thay đổi bầu không khí của mình bằng việc ngồi trên những thuyền câu của ngư dân địa phương và thưởng thức món mực nướng. Thật chẳng còn gì thú vị hơn khi được nhâm nhi món mực này trên sóng nước mênh mông.
Đến với Cửa Lò vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bạn sẽ cho mình khoảnh khắc thật khó quên.
Bãi biển Cửa Lò
Quê bác
Bên cạnh những cảnh quan thiên nhiên trời phú, Nghệ An nổi tiếng là mảnh đất đã sản sinh ra nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa học, nhà văn hoá nổi tiếng như: Mai Hắc Đế, Phan Bộ Châu, Thi sĩ Hồ Xuân Hương.v.v. đặc biệt đây cũng là quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - một nhà yêu nước lớn - một danh nhân văn hoá thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc. Từ thành phố Vinh đi theo đường 49 khoảng 20km chúng ta sẽ đến làng Chùa. Tại nơi đây cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc trào đời. Đây là quê ngoại của Hồ Chủ Tịch - nơi người sống phần lớn tuổi thơ của mình ở đây.
Quê nội của người là làng sen, cách làng chùa 2km. Ngôi nhà của người được dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh. Trong nhà bày những vận dụng rất đơn sơ, phản gỗ, chõng tre, bàn thờ, võng gai…tất cả cảnh vật nơi đây toát lên sự bình dị mà thanh cao, người dân Nghệ An tự hào về quê hương mình đã dâng lên cho đất nước một vĩ nhân.
Kể từ khi đi vào hoạt động, chưa ngày nào khu di tích Kim liên vắng khách với mỗi người dân Việt Nam thì Kim Liên đã trở thành quê hương thứ 2 của mình, có những cụ già phơ phơ đầu bạc, cả đời chỉ mong muốn một lần về viếng thăm nơi sinh thành của vị cha già kính yêu.
Quê Bác
Hà tĩnh
Vượt qua cây cầu bến quý khách sẽ ra khỏi Nghệ An tới tỉnh hà Tĩnh. Từ Hà Nội đến Hà Tĩnh ta phải đi qua quãng đường dài 340km, Hà Tĩnh là một miên quê giàu truyền thống hiếu học là quê hương và là nơi sinh sống của nhiều bậc danh nhân như đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Trần Phú.v.v.
Du khách ra Bắc vào Nam, đi qua mảnh đất này không khỏi bồi hồi xúc động nhớ lại hình ảnh 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc. Tất cả các cô vẫn còn rất trẻ chỉ ở độ tuổi từ 17 đến 23. Họ đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh trong cuộc chiến tranh ái Quốc vĩ đại của dân tộc để rồi tiếng lòng, tiếng lời hoà bình vào câu thơ tạo nên giai điệu vĩnh cửu.
" Họ đã hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời"
- Nguyễn Khoa Điềm -
Đèo ngang
Nằm ở phía bắc của tỉnh Quảng Bình, trên trục đường quốc lộ 1A cách thị xã Đồng Hới 80km. Đèo Ngang nằm trên dãy Hoành Sơn, một mạch núi của dãy núi Trường Sơn chạy ngang ra biển đông. Đèo ngang dài khoảng 6 km, Đèo Ngang cũng là điểm giao thoa giữa Quảng Bình với Hà Tĩnh. Vì thế dân gian thường truyền miệng câu ca dao:
"Đèo ngang gánh nặng hai vai
Một vai Hà Tĩnh, một vai Quảng Bình"
Đường lên đèo quanh co uốn khúc vượt qua nhiều sườn đồi, có tốc độ thoai thoải. Vượt đèo ngang du khách như đang bồng bềnh giữa các mỏm núi đá hoa cương lóng lánh. Đứng trên đỉnh đèo, một khung cảnh ngoạn mục sẽ hiện ra trước mắt du khách. Phía tây là đỉnh núi nhấp nhô của dãy hành Sơn, phía đông là những chỏm cát trắng điểm màu xanh của rặng phi lao. Xa xa là biển cả mênh mông với những hòn đảo lô nhô tận chân trời khiến cho cảnh sắc nơi đây vừa hiền hoà vừa thơ mộng- là nguồn cảm hứng vô tận cho thi sỹ. Trong đó phải kể đến bài thơ "Qua Đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quang được viết khi bà có dịp đi qua nơi đây, mà mỗi lần được nhìn phong cảnh Đèo Ngang hẳn ai cũng phải ngâm nga câu thơ của bà:
"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà.
Cỏ cây chen lá đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú.
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta".
quảng bình
Rời Hà Tĩnh, chúng ta đến Quảng Bình. Đây là mảnh đất đã một thời là ranh giới giữa đàng trong và đàng ngoài, là điểm giao thoa hội tụ của nhiều luồng văn hoá là chiến trường ác liệt trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Quảng Bình hiện nay còn giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hoá của nhiều thời đại khác nhau. Đây cũng là tỉnh có nhiều sông ngòi, có bờ biển dài 116km với 2 cảng lớn là cảng Gianh và Cảng Nhật lệ, bãi biển Quảng Bình có dải cát vàng phẳng lì, nước biển xanh biếc.
Ngày nay Quảng Bình là nơi có quần thể hang động đẹp nhất Đông Dương. Đó là động Phong Nha.
động phong nha
Động Phong Nha thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Binìh cách thị xã Đồng Hới khoảng 50km. Động nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau 30 phút suôi dòng sông son thơ mộng biếc xanh ta thấy trước mắt một dãy núi đá vôi sừng sững chắn ngang dòng sông, chỉ để lộ ra một không gian hẹp - đó chính là cửa động vào từ đây du khách bước vào một thế giới kỳ ảo và sống động.
Hang Tiên Phong Nha - Quảng Bình
Động Phong Nha dài 7.729m. Động gần 19 hang do con sông ngầm hoà tan đá vôi tạo thành ngay ở cửa hang có nhiều nhũ đá rủ xuống như hình những chiếc răng. Du khách sẽ phải sững sờ trước những thánh tạo từ nhũ đá ở hang Tiên và hang Sung Đỉnh. Đây là 2 tiêu biểu của động có hệ thống nhũ đá kỳ vĩ và huyền ảo.
Tất cả như được tạo ra từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân trứ danh. Một thế giới cảnh quan sinh động đến hiện hữu nơi đây: Tượng quan thế âm Bồ Tát, mái tóc tiên của thiếu nữ, Long ly, quy, Phượng.v.v.
động được hình thành do kiến tạo địa chất trong lòng dẫy đá vôi Kẻ Bàng cách đâytừ 5 đến 7 triệu năm. Động Phong Nha được người dân phát hiện từ xa xưa. Nhưng cho đến cuối thế kỷ 19 thì Hà Nộiình ảnh một hang động kỳ ảo và hùng vĩ mới được lột tả qua kết quả thám hiểm của vị linh mục người Pháp có tên là Cadiere, ông đặt cho Phong Nha cái tên mới là "đông Dương đệ Nhất Động"
Đến tháng 7 năm 1924 nhà thám hiểm Baton người Anh tiếp tục khảo sát Phong Nha và khẳng định: "Phong Nha là một hang động tuyệt đẹp" có thể sánh vai với các hang động trên thế giới như của Pháp Padirác, của Tây Ban Nha (Prách).
Tuy nhiên chiến tranh đã làm gián đoạn nhiều cuộc thám hiểm sau đó.
Vào những năm 1990, 1992, một đoàn thám hiểm thuộc hội địa lý Khoa học Tự Nhiên đã khảo sát động Phong Nha và một số hang động khác. Bằng phương tiện chuyên dụng, đoàn thám hiểm đã vào sâu trong động tới 4500m. Càng vào sâu, Phong Nha càng kỳ vĩ lạ lùng dòng sông ngầm chảy qua đã tạo nên các bãi bồi rộng lớn. Các nhà thám hiểm cho rằng đây là một trong rất ít động trên thế giới có sông ngầm dài như thế, một kỳ quan đầy hấp dẫn cho những nhà thám hiểm, những người làm khoa học về địa chất và địa chất thuỷ văn.
Vào tháng 04 năm 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích và danh thắng Phong Nha được tổ chức ở Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu, khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất.
1. Hang nước dài nhất.
2. Cửa hang cao và rộng nhất
3. Bãi cát và đá đẹp, rộng nhất.
4. Hồ ngầm đẹp nhất
5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam
7. Hang khô, rộng và đẹp nhất
Với vẻ đẹp diệu kỳ đó, động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào 7/2003.
đến với cảnh đẹp và con người xứ này bạn đã xem bộ phim tài liệu "Trở lại ngư thuỷ" của đạo diễn Đỗ Mạnh Thích chưa? Bộ phim này là niềm tự hào của điện ảnh Việt Nam vì nó đã gặt hái được rất nhiều giải thưởng ở cả trong nước và trên trường Quốc tế! Song cái đạt được của bộ phim không phải là những tấm huy chương, những bức tượng vàng mà là giá trị nhân bản cao cả ẩn chứa trong đó. Bộ phim tái hiện lại những cảnh chiến đấu ác liệt của các cô gái Ngư Thuỷ chống lại kẻ thù. Bước ra khỏi chiến tranh với mỗi người một tâm trạng, một số phận nhưng tất cả họ đều bị chiến tranh tước đoạt đi quá nhiều. Những cô thanh niên xung phong năm xưa nay đã có tuổi. Vậy mà trong số họ người thì chưa một lần lập gia đình, người thì không có con, người thì thương binh… Và tất cả họ đều đang sinh sống ở mảng đất ngư Thuỷ lịch sử này trong cái nắng chang chang của Quảng Bình giữa bốn bề mênh mông cát trắng. Và tất cả các cô, các bác đều sống trong điều kiện vật chất vô cùng thiếu thốn.
Xem những thước phim của Đỗ Mạnh Thích, trong tôi trào dâng lòng kính phục và biết ơn sâu sắc. Tôi mong ước đất nước mình làm được một cái gì đó dù là nhỏ nhoi thôi để bù đắp lại những mất mát mà các cô các bác đã phải gánh chịu.
- Tạo hoá đã ban tặng cho Quảng Bình những kiệt tác của mình như cũng làm tội làm người dân nơi đây nhiều quá. Không có một mảnh đất nào lại phải gánh chịu nhiều thiên tai như Quảng Bình phải chăng chiến tranh và thiên nhiên cũng bắt tay nhau thử thách lòng kiên nhẫn và ý chí quật cường của người dân Quảng Bình. Nhưng tôi tin rằng với truyền thống, với thế mạnh của mình, người dân của mảnh đất gió Lào cát trắng này sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng.
Quảng trị
Quảng Trị không nổi tiếng bởi những danh lam thắng cảnh, nhưng mảnh đất này lại được những người biết đến là một nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử cách mạng nhất.
Nếu bạn muốn hiểu được những mất mát đau thương mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước hãy đến Quảng Trị.
Hãy đến với Quảng Trị nếu bạn muốn tìm kiếm những chứng tích tội ác của đế quốc, thực dân. Muốn tìm hiểu giai đoạn "Nếm mật nằm gai" của dân tộc Việt Nam.
Thành cổ quảng trị
Có lẽ không nơi nào trên đất nước Việt Nam phải hứng chịu nhiều bom đạn như Quảng Trị mà Thành Cổ là một chứng tích tiêu biểu nhất. Thành Cổ Quảng Trị được đắp lần đầu tiên bằng đất năm 1824, 4 năm sau thì được xây lại bằng gạch thành có cấu trúc hình vuông, được bao quanh bởi hệ thống hào.
Ngày nay đến thành cổ Quảng Trị ta thấy một tượng đài chiến thắng đứng sừng sững giữa trời. Thành Cổ đã được khoác trên mình tấm áo xanh biếc của cỏ cây hoa lá. Song cái giá chiến thắng là quá đắt. Để giữ vững được khu vực chiến lược quan trọng này, các chiến sỹ giải phóng quân đã phải kiên cường chiến đấu liên tục trong 81 ngày đêm. Trong điều kiện hết sức khốc liệt với phương châm "một tấc không đi một li không rời".
Thành cổ quảng trị
Trên từng mét vuông đất ở thành cổ hôm nay có máu xương của các liệt sỹ đã ngã xuống. Năm 1972 để bảo vệ Quảng Trị, đã có biết bao binh đoàn vào chiến đấu tại đây, song có rất ít người được trở về lành lặn. Việc bảo vệ được Quảng Trị đã góp phần cùng với thắng lợi trên các chiến trường cả nước buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và ký kết hiệp định Pari. Năm 1972 Chủ tịch nước Cuba Phiden Castro đã đến thăm Việt Nam và bất chấp bom đạn người đã chọn thành cổ Quảng Trị để đến thăm lần đầu tiên trong lịch sử, một vị nguyên thủ Quốc gia đến thăm nước bạn mà ra tận chiến trường để động viên tinh thần chiến đấu của các chiến sỹ Việt Nam.
Địa đạo vĩnh mốc
Rời Thành Cổ, chúng ta đến thăm địa đạo Vĩnh Mốc - một công trình độc đáo, điển hình cho các công trình địa đạo ở Quảng Trị được hình thành từ những năm 65 - 66 trong những năm tháng chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ.
Địa đảo Vĩnh Mốc
Với hàng ngàn mét đường hầm và các tiểu đạo xuyên lòng đất (nay chỉ còn 1701m) cùng hàng ngàn mét giao thông chiến đấu, địa đạo Vĩnh Mốc là một hệ thống liên hoàn được kết nối với nhau bằng 13 cửa ra vào (7 cửa thông ra biển và 6 cửa thông lên đồi) cấu trúc địa đạo chia thành 3 tầng, cao 1,6m - 1,8m, rộng từ 1,2 - 1,5m.
Peter - một du khách người Mỹ sau khi thăm địa đạo đã phải thốt lên: "Địa đạo Vĩnh Mốc một thực thể không thể tin được". Có tận mắt chứng kiến ta mới thấy hết cái phi thường của người dân Vĩnh Linh. Phải có lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quật cường để chiến thắng kẻ thù thì người dân nơi đây mới có thể kiến tạo được cả một làng quê thu nhỏ trong lòng đất.
Địa đạo không chỉ là nơi phòng tránh bom đạn cho nhân dân mà còn là nơi đóng trụ sở của chính quyền, kho hậu cần cất giữ lương thực viện trợ cho tiền tuyến lớn miền Nam. Địa đạo còn có cả một hội trường lớn, với sức chứa 50- 80 người. Tại nơi đây đã diễn ra tất cả những hoạt động như: hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, có trạm phẫu thuật, có nhà hộ sinh (17 cháu bé đã ra đời tại đây)... Tuy sống trong điều kiện vô cùng gian khó nhưng người dân Quảng Trị vẫn sống hiên ngang và kiên cường đấu tranh chống lại quân thù.
nghĩa trang liệt sĩ trường sơn và đường 9 nam lào
Nếu đến địa đạo Vĩnh Mốc, bạn sẽ hiểu được cuộc sống của con người trong thời chiến tranh loạn lạc thì đến với Nghĩa tr._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2990.doc