MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
I/Cơ sở lý luận và thực tiễn của hiện tượng dự báo 3
1. Cầu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng 3
1. 1Khái niệm cầu thị trường 3
1. 2Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu thị trường 3
2. Phân tích mặt hàng dự báo 4
2. 1Đặc điểm, tính chất mặt hàng 4
2. 2Những nhân tố ảnh hưởng tới cầu mặt hàng xăng trên thị trường Hà Nội và biến động của những nhân tố này trong thời gian qua 5
2. 3 Xu thế biến động cầu thị trường xăng 10
II/Lựa chọn mô hình dự báo và xử lý số liệu 1
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
1. Lựa chọn phương pháp dự báo 12
2. Thu thập, xử lý sơ bộ thông tin dữ liệu cho mô hình dự báo 13
III/Mô phỏng và dự báo 21
1. Kết quả dự báo 21
2. Đánh giá độ tin cậy của dự báo 22
3. Các phương án dự báo khác 23
Kết luận 25
Tài liệu tham khảo 26
Lời Mở Đầu
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học -công nghệ như hiện nay, con người đã tìm ra nhiều nguồn nhiên liệu mới nhưng chưa có loại nhiên liệu nào có khả năng thay thế xăng dầu do có trữ lượng lớn và đem lại hiệu quả cao trong sử dụng. Trong bất kì nền kinh tế phát triển ở mức độ nào xăng luôn được coi là mặt hàng chiến lược. Đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế Hà Nội nói riêng, xăng dầu luôn được coi là một mặt hàng thiết yếu. Việc đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu của sản xuất cũng như sinh họat không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà có cả yếu tố đảm bảo sự ổn định về mặt chính trị. Do thiếu vốn và công nghệ, hiện nay Việt Nam đang xuất khẩu dầu thô và toàn bộ lượng xăng tiêu thụ trên thị trường đều phải nhập khẩu, hàng năm nhà nước thu được một lượng ngoại tệ lớn từ xuất khẩu dầu thô nhưng cũng phải chi một lượng ngoại tệ không nhỏ để nhập khẩu lại xăng dầu, trong đó xăng chiếm hơn một nửa. Trước những biến động liên tục của giá xăng trên thế giới, hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng đều gặp không ít khó khăn đã cho thấy mức độ quan trọng của nguồn nhiên liệu này. Vì vậy dự báo nhu cầu xăng dầu xăng dầu tại Hà Nội, một thị trường tiêu thụ xăng lớn thứ hai cả nước không chỉ cần thiết đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố mà còn có ý nghĩa đối với các công ty nhập khẩu xăng dầu đầu mối để có kế hoạch nhập khẩu và dự trữ xăng, nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và ổn định kinh tế chính trị.
Do đó em chọn đề tài dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do việc nhập khẩu xăng chiếm một lượng ngoại tệ lớn của nền kinh tế và cơ sở vật chất cho việc dự trữ xăng còn nhiều hạn chế nên các công ty kinh doanh xăng dầu, công ty nhập khẩu đầu mối cũng như các cơ quan quản lý nhà nước chỉ xây dựng kế hoạch nhập khẩu và kinh doanh cho từng năm dựa trên dự báo nhu cầu tiêu thụ của thị trường cho từng năm, nên đề tài chỉ dự báo cầu thị trường của mặt hàng xăng cho năm 2005.
I/CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HIỆN TƯỢNG DỰ BÁO
1/Cầu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng
1. 1Khái niệm cầu
Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Như vậy khi đề cập tới cầu phải chú ý rằng đó chính là các nhu cầu có khả năng thanh toán hay nói cách khác khách hàng có khả năng mua và sẵn sàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ đó để thỏa mãn nhu cầu. Cầu chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn có ở mức giá hiện hành. Cầu sinh ra do nguyện vọng hưởng thụ vật chất của con người và bị hạn chế bởi khả năng thanh toán, do đó cầu là sự thống nhất giữa khả năng và nguyện vọng. Cần phân biệt các khái niệm sau đây:
-Cầu đối với hàng hóa mà người tiêu dùng mong muốn và có khả năng trả tiền mua gọi là cầu hữu hiệu hay cầu thực sự. Nếu cầu chỉ là ý muốn có hàng hóa hoặc dịch vụ mà không có khả năng trả tiền gọi là cầu mong ước (nhu cầu).
-Cầu đối với hàng hóa mà có thể tăng lên hay giảm xuống theo sự thay đổi giá cả của hàng hóa đó gọi là cầu co giãn. Ngược lại, cầu đối với một hàng hóa không thể hoặc rất khó tăng lên hay giảm xuống khi giá cả hàng hóa hạ xuống hay tăng lên gọi là cầu không co giãn.
-Cầu đối với một hàng hóa không phải vì trực tiếp cần nó mà để qua nó có được hàng hóa khác mà người ta cần gọi là cầu gián tiếp.
-Cầu đối với hai hàng hóa cần sử dụng liền với nhau gọi là cầu liên kết. Cầu đối với hai hay nhiều hàng hóa hoặc đối với những yếu tố sản xuất có thể thay thế nhau được (như chè, cà phê, nước khoáng để uống) gọi là cầu thay thế.
-Cầu độc lập và cầu phụ thuộc. Cầu độc lập là cầu về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà nó xảy ra một cách riêng rẽ với cầu hàng hóa khác. Ngược lại, cầu về hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà có liên hệ với cầu của hàng hóa hoặc dịch vụ khác thì được gọi là cầu phụ thuộc.
1. 2Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu thị trường.
Qua phân tích cầu cũng như trên thực tế lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản sau đây:
-Gía hàng hóa:đối với hầu hết mọi hàng hóa thì đây là yếu tố quyết định trực tiếp tới lượng tiêu dùng hàng hóa. Giá cả có quan hệ tỉ lệ nghịch với lượng hàng hóa được tiêu thụ do giới hạn khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Khi giá cả tăng lên lượng tiêu dùng mọi loại hàng hóa đều giảm và ngược lại khi giá giảm người tiêu dùng đều tăng mức tiêu dùng hơn so với trước.
-Thu nhập của người tiêu dùng:là yếu tố quan trọng xác định cầu do nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng người tiêu dùng cầu nhiều hàng hóa hơn và ngược lại.
-Giá cả các hàng hóa liên quan: cầu đối với một loại hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa đó mà còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa liên quan gồm hàng hóa bổ sung và hàng hóa thay thế.
Đối với hàng hóa bổ sung:là hàng hóa sử dụng đồng thời với hàng hóa khác. Khi giá hàng hóa tăng lên thì cầu của hàng hóa bổ sung giâm.
Đối với hàng hóa thay thế: khi giá của một loại hàng hóa tăng thì cầu đối với loại hàng hóa thay thế tăng.
-Dân số :đối với mặt hàng mà hầu hết người dân phải sử dụng thì quy mô dân số tác động không nhỏ tới cầu thị trường của hàng hóa đó. Khi dân số tăng thì cầu hàng hóa đó cũng tăng.
ngoài các yếu tố trên thì có một số yếu tố khác cũng tác động tới cầu thị trường của một số loại hàng hóa nhất định như thị hiếu người tiêu dùng, các kì vọng của người tiêu dùng về thu nhập, giá cả. . .
2. Phân tích mặt hàng dự báo.
2. 1 Đặc điểm, tính chất mặt hàng xăng.
Xăng là mặt hàng chiến lược có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, quốc phòng, an ninh và đời sống dân sinh. Có thể nói xăng như mạch máu của cơ thể đời sống xã hội do Nhà nước thống nhất quản lý. Hiện nay xăng nước ta phải nhập khẩu 100%, giá xăng và nguồn nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào giá và nguồn xăng dầu trên thế giới do đó việc dự báo cầu thị trường của mặt hàng này để có kế hoạch nhập khẩu cũng như dự trữ là rất cần thiết.
Xăng hiện nay chủ yếu được dùng làm nhiên liệu cho hầu hết các phương tiện giao thông vận tải như xe máy, ô tô, máy bay, tàu thuyền, ngoài ra xăng còn là nhiên liệu cho máy móc thiết bị trong công nghiệp, nông nghiệp.
Xét trên phạm vi thị trường Hà Nội xăng được tiêu thụ chủ yếu cho các phương tiện giao thông. Với đặc điểm Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của cả nước, dân cư có mức thu nhập tương đối cao, số lượng phương tiện giao thông nhiều và có mạng lưới giao thông thuận tiện nội vùng cũng như đối với các với các vùng lân cận do đó xăng được coi là mặt hàng thiết yếu rất quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội của thủ đô.
2. 2 Những nhân tố ảnh hưởng tới cầu mặt hàng xăng trên thị trường Hà Nội và biến động của những nhân tố này trong thời gian qua.
-Giá xăng:
Đối với bất kì mặt hàng nào thì giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Tính trung bình mỗi gia đình ở Hà Nội có từ 1-2 chiếc xe máy với mức chi tiêu cho tiền xăng tính trung bình ở mức 150000-200000 đồng/xe, khoản tiền này chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong tổng chi tiêu của đại đa số các gia đình. Mặt khác, giá xăng trên thị trường mặc dù được Nhà nước điều tiết nhưng vẫn tăng liên tục trong thời gian qua do đó được người tiêu dùng quan tâm đặc biệt, họ có xu hướng tiết kiệm trong tiêu dùng và điều có tác động nhất định tới cầu mặt hàng xăng. Chỉ trong vòng ba năm trở lại đây giá xăng tăng liên tục từ 4300 -> 5100 -> 5400 -> 5600 -> 6000 -> 7000 -> 7500đ. Đặc biệt chỉ trong khoảng từ đầu năm 2004 đến nay giá xăng tăng 3 lần.
Ngày 21/2 bộ Tài chính ban hành quyết định 20/04/QĐ-BTC về giá định hướng xăng dầu năm 2004 cho các loại xăng như sau:
MOGAS 83: 5600 đ/lít MOGAS 90: 5800đ/lít MOGAS 92:6000đ/lít
So với trước giá các loại xăng đều tăng 200đ/lít trong khi giá xăng dầu trên thế giới dao động ở mức 39-40 USD /thùng. Giá bán lẻ xăng trong nước mới tăng 7% trong khi giá xăng trên thị trường thế giới tăng 18%. Như vậy giá xăng trên thị trường nội địa mới tăng nhẹ do Nhà nước sử dụng các biện pháp tạm thời như giảm thuế nhập khẩu xăng còn 5%, bù lỗ nhập khẩu xăng nhằm tránh phản ứng dây chuyền làm tăng giá các mặt hàng khác.
Ngày 18/6 bộ Tài chính ban hành quyết định 56/04/QĐ-BTC về điều chỉnh giá bán xăng :
MOGAS 90: 6800đ/lít MOGAS 92 :7000đ/lít
Ngày 1/11 bộ trưởng bộ Thương mại đã quy định cho phép các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu đầu mối được +500đ/lít đối với mỗi chủng loại xăng theo đó :
MOGAS 83:7100đ/lít MOGAS 90: 7300đ/lít MOGAS 92:7500đ/lít
Do giá xăng dầu trên thị trường thế giới tiếp tục lên cao, đỉnh điểm đạt 55 USD /thùng, Chính phủ cũng đã giảm thuế nhập khẩu xăng xuống 0% và không thể tiếp tục bù lỗ cho mặt hàng xăng đồng thời đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nên đã cho phép tăng giá xăng như quyết định của bộ Thương mại. Như vậy trong năm 2004 giá xăng đã tăng 1500đ/lít, việc này có ảnh hưởng tới đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh. Người dân thì phải chi nhiều hơn cho tiền xăng còn các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đặc biệt là các hãng taxi trên địa bàn Hà Nội đã phải đồng loạt tăng giá cước 1000-1500đ/km.
Nhìn chung việc tăng giá xăng có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế -xã hội trên địa bàn Hà Nội nhưng chủ yếu làm tăng chi tiêu cho tiền xăng và kéo theo sự tăng giá các mặt hàng khác chứ ít tác động tới cầu mặt hàng này. Nguyên nhân là do hệ thống cung cấp các nhiên liệu khác có khả năng thay thế xăng chưa phát triển, mặt khác đây là mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu câu đi lại không thể thiếu do đó việc tăng giá chỉ có thể làm cho người sử dụng tiết kiệm hơn nên không tác động đáng kể tới cầu.
-tổng thu nhập nội vùng GDP:
Sau yếu tố giá cả thì yếu tố thứ hai quyết định lượng mua của người tiêu dùng là thu nhập, yếu tố quyết định khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Xét trên cả thị trường thì có thể sử dụng chỉ tiêu tổng thu nhập nội vùng GDP để đánh giá thu nhập cũng như mức sống của dân cư có ảnh hưởng như thế nào đến cầu thị trường.
Với vai trò trung tâm chính trị, văn hóa -xã hội cũng như kinh tế của của cả nước, thời gian qua Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao và ổn định, điều này có thể thấy qua bảng số liệu sau:
Một số chỉ tiêu kinh tế Hà Nội thời kì 1995-2003
GDP(tính theo
giá cố định)
dân số
dân số
(1000 người )
thu nhập /người
(triệu đồng)
10619587
2193. 8
4840. 727
12021365
2230. 1
5390. 505
13581920
2285. 4
5942. 907
15291945
2356. 5
6489. 262
17128332
2553. 7
6707. 261
18287510
2688
6803. 389
19999181
2737. 3
7306. 171
22003990
2790. 8
7884. 474
24653815
2847. 1
8659. 273
27390900
3055. 3
8965. 044
(Nguồn :Niên giám thống kê Hà Nội năm 1999, 2003)
GDP Hà Nội năm 2003 tăng gấp 3. 3 lần so với năm1995, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn chung đời sống của nhân dân đều được nâng cao thu nhập bình quân đầu người tăng 2. 4 lần so với năm 1995. Thu nhập thực tế của hầu hết hộ gia đình đều đảm bảo các nhu cầu thiết yếu và có khả năng mua sắm các tài sản lâu bền có giá trị lớn như xe máy, vì vậy thu nhập tăng là nguyên nhân dẫn tới tốc độ tiêu thụ xe máy của dân cư Hà Nội tăng. Hiện nay theo thống kê trung bình mỗi hộ gia đình tại Hà Nội có từ 1-2 chiếc xe máy, mà số lượng xe máy tăng là nguyên nhân dẫn tới cầu mặt hàng xăng tăng vì đây là đối tượng tiêu thụ đa số lượng xăng trên địa bàn. Như vậy thu nhập tăng có tác động trực tiếp cả trực tiếp lẫn gián tiếp tới cầu thị trường do khả năng thanh toán của người tiêu dùng tăng lên chi phí tiền xăng tính trung bình trên một xe cũng có xu hướng tăng và tác động chủ yếu là do số lượng phương tiện cá nhân tăng sẽ làm tăng cầu thị trường về mặt hàng xăng. Theo chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của thành phố Hà Nội, thành phố phấn đấu về kinh tế tăng tỉ trọng GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước từ 7. 3% năm 2000 lên 8. 3% vào năm 2005, GDP/người năm 2005 gấp 1. 5 lần năm 2000. Như vậy năm 2005 là năm phấn đấu hoàn thành kế họach 2001-2005, cùng với nhiều biện pháp, chính sách mạnh cải cách và hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội, năm 2005 hứa hẹn là một năm kinh tế tăng trưởng cao.
-Số lượng các phương tiện giao thông sử dụng xăng:
Đây là yếu tố quan trọng nhất tác động tới cầu mặt hàng xăng trên thị trường Hà Nội. Cùng với sự gia tăng nhanh của dân số cũng như sự nâng cao mức sống của người dân dẫn tới số lượng các phương tiện giao thông cá nhân cũng như công cộng phâi tăng theo với tốc độ nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Theo thống kê số lượng phương tiện giao thông đăng ký trên địa bàn Hà Nội của hai loại phương tiện giao thông chủ yếu như sau:
Loại phương tiện
Xe máy
Ô tô
1990
195447
34222
2000
785969
96697
2003
1180151
122818
Qua số liệu trên cho thấy cả hai loại phương tiện giao thông đều tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong vòng 10 năm từ 1990 -> 2000 số lượng xe máy tăng 4 lần, từ năm 2000 -> 2003 số lượng xe máy tăng 1, 5 lần. Xét về mặt số lượng, xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu chưa có phương tiện thay thế do giá cả phù hợp với mức thu nhập trung bình, thuận tiện, nhanh và cơ động. Với mức thu nhập như hiện nay đa số hộ gia đình chưa có khả năng mua ô tô riêng, taxi là loại phương tiện được ưa dùng nhưng tốn kém còn xe đạp có ưu thế chi phí rẻ nhưng tốc độ chậm, ngoài ra còn phải kể tới sự phát triển của hệ thống xe buýt hiện đại đă thu hút được sự quan tâm và sử dụng của nhiều người đặc biệt là những người chưa có phương tiện riêng nhưng nó cũng có nhược điểm mất thời gian, không thuận tiện cho những người phải di chuyển nhiều. Nên có thể nói xe máy vẫn là phương tịên chiếm ưu thế trong vài năm tới và đây là đối tượng tiêu thụ xăng chủ yếu. Tốc độ tăng về cầu mặt hàng xăng sẽ tăng tỉ lệ thuận với tốc độ tăng của loại phương tiện này.
-Nhiên liệu thay thế xăng:
Nhiên liệu thay thế xăng ngày càng được nhắc tới nhiều hơn không chỉ do giá xăng ngày càng leo thang mà còn do mức độ ô nhiễm của các động cơ sử dụng xăng khá cao. Hiện nay có hai loại nhiên liệu thay thế xăng phổ biến trên thế giới là diezen và các loại nhiên liệu sạch. Diezen là loại nhiên liệu hiện đang được sử dụng phổ biến và có mạng lưới cung cấp thuận tiện như xăng ngay khắp thành phố (ở cửa hàng xăng dầu nào cũng có hệ thống cung cấp đồng thời cả hai sản phẩm này). Như vậy chỉ xét riêng về tính thuận tiện thì hai loại nhiên liệu này có mức độ cạnh tranh như nhau nhưng diezen lại có ưu thế về giá rẻ. Đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, do đó sẽ tác động tới sự lựa chọn các loại xe có hệ thống nhiên liệu sử dụng diezen. Ngoài ra các loại nhiên liệu sạch ít gây ô nhiễm môi trường đang được sự quan tâm của các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp cung ứng nhiên liệu. Nhiên liệu sạch được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay có khí tự nhiên, khí hóa lỏng (LPG), metanol, etanol, diezen sinh học. Trong các loại nhiên liệu này thì khí hóa lỏng (LPG) đang rất được quan tâm sử dụng tại các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội. Khí hóa lỏng (LPG) là nhiên liệu đốt sạch, rẻ và sẵn có nhiều nơi trên thế giới. Vì hệ thống nhiên liệu xe chạy bằng khí nén nên khí thất thoát khi bơm nhiên liệu không đáng kể. Khí thải của LPG là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và CO cũng giảm đi. Với hiệu suất năng lượng tương đương, khí thải hiệu ứng nhà kính thải ra từ xe chạy LPG thấp hơn khoảng 15-20%. LPG là loại nhiên liệu dùng cho động cơ đánh lửa, chi phí chuyển đổi xe chạy xăng sang chạy LPG tương đối rẻ do giá thành bình chứa thấp và dễ dàng mang trên thân xe. LPG đang được sử dụng rộng rãi làm nhiên liệu cho xe ở Mĩ, Canada, Hà Lan, Nhật và một số nơi khác. ở Nhật, 260000 xe taxi chiếm 94% đội xe taxi của nước này đang dùng LPG. Nhiều xe taxi chạy diezen ở HongKong, Trung Quốc cũng đã chuyển sang chạy bằng LPG. Trong khi LPG đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới thì nó mới chỉ đặt những bước chân đầu tiên trên thị trường Hà Nội. Tiên phong trong việc sử dụng phổ biến LPG là công ty taxi Gas petrolimex, doanh nghiệp đều sử dụng xe ô tô có hệ thống nhiên liệu chạy bằng LPG và có khả năng tự cung ứng nhiên liệu do là công ty thành viên của công ty Gas Petrolimex. Trong tương lai không xa thì hệ thống xe buýt Hà Nội cũng sẽ chuyển sang sử dụng loại nhiên liệu này. Công ty dầu khí Sông Hồng (Sông Hồng Gas) đã phối hợp với công ty Vận tải và dịch vụ hành khách công cộng Hà Nội (Transerco) để phát triển Autogas cho lực lượng xe buýt Hà Nội sau đó sẽ tiếp tục cho các khách hàng khác. Hiện nay hai bên đã hoàn chỉnh phần nghiên cứu phân tích, khâu tiếp theo là lựa chọn thiết bị phù hợp để lắp đặt trên các xe đang sử dụng, kiểm soát vị trí lắp đặt và thực hiện thiết kế các trạm nạp gas. Các công trình liên quan đang thực hiện ở mức đề tài nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm và sử dụng trên phạm vi hẹp. Như vậy chúng ta có thể nhìn thấy xu hướng phát triển của LPG, LPG cũng sẽ trở thành nhiên liệu chủ yếu thay thế một phần nhu cầu về xăng trong tương lai. Hạn chế hiện nay của LPG là hệ thống cung cấp nhiên liệu. Các doanh nghiệp cung ứng nhiên liệu trên địa bàn Hà Nội mới đang thử nghiệm và lên kế hoạch xây lắp các trạm bán LPG nên trong năm 2005, sự xuất hiện của LPG sẽ chưa có tác động đáng kể tới nhu cầu về xăng. Mặt khác loại nhiên liệu này sẽ chỉ tác động tới cầu xăng của những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng ô tô còn không tác động tới những người sử dụng xe máy do xe máy không có cấu tạo sử dụng phù hợp cũng như chưa có các thiết bị chuyển đổi. Do đó việc dự báo nhu cầu xăng trên địa bàn thời kì dài hạn sẽ phải xem xét tới mức độ ưa thích và sử dụng LPG của những người sử dụng ô tô.
- Các yếu tố khác:
+ sự phát triển của mạng lưới giao thông thành phố:
Xây dựng kết cấu hạ tầng và quản lý đô thị trên địa bàn thành phố có một số mặt tiến bộ, bộ mặt thủ đô những năm gần đây có những thay đổi khang trang, hiện đại hơn. Phương án điều chỉnh quy hoạch không gian đô thị đã được phê duyệt, bằng nhiều nguồn vốn thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị mở rộng nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng.
Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
Đơn vị
Năm
1995
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Đường xây mới
km
0. 5
10. 5
3. 6
1. 3
22
Đường rải thảm mới
1000m2
174
250
420
500
614
Bên cạnh cơ sở hạ tầng giao thông nội đô, rất nhiều đường cao tốc, đường quốc lộ hướng từ thành phố đến các tỉnh đã được xây mới, cải tạo nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại của nhân dân. Nhìn vào mật độ giao thông của Hà Nội những năm gần đây cả trong và ngoài giờ cao điểm đều thấy sự tăng vọt về lưu lượng các phương tiện giao thông trong đó có sự đóng góp đáng kể của các phương tiện giao thông của các tỉnh lân cận. Với sự phát triển kinh tế và mạng lưới giao thông kéo theo sự gia tăng trong nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của các loại phương tiện Việc dự báo nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu trên địa bàn Hà Nội phải tính tới cả tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện vãng lai khi Hà Nội ngày càng khẳng định vị trí trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
+Sự phát triển của dịch vụ vận tải hành khách công cộng.
Năm 1998, Chính phủ đã quyết định đầu tư cho vận tải hành khách công cộng ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đầu năm 2001, Hà Nội đã tạo một bước đột phá trước cả nước trong việc tổ chức sắp xếp lại đội ngũ cải tiến tác phong lề lối làm việc, có chế độ tiền lương thích hợp và từng bước trang bị một số lượng lớn xe buýt mới, hiện đại đưa vào phục vụ. Đến nay Hà Nội đã có 40 tuyến xe tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ tốt nên ngày càng thu hút nhiều hành khách đến với xe buýt. Khối lượng vận chuyển cũng ngày càng tăng. Năm 2000 mới vận chuyển được 3. 6% lượng hành khách đi lại nhưng đến năm 2002 tăng lên 14% với 48 triệu lượt khách, năm 2003 vận chuyển 172 triệu lượt khách, tăng gấp 4 lần năm 2002. Có thể thấy loại phương tiện văn minh này đang chiếm được lòng tin của khách hàng. Xe buýt phát triển tốt sẽ dẫn tới sự giảm bớt tốc độ tăng các phương tiện giao thông cá nhân , đặc biệt tác động tới nhu cầu mua xe của những người chưa có xe. Hệ thống xe buýt hiện nay của Hà Nội chủ yếu sử dụng nhiên liệu diezen nên không làm tăng cầu xăng trên thị trường nhưng lại có tác dụng làm lượng lưu thông của xe máy nên sẽ làm giảm tốc độ tăng lượng xăng tiêu thụ trên thị trường.
+Một số biện pháp chính sách có ảnh hưởng của Chính phủ cũng như chính quyền thành phố.
Ngày 18/6/2004 Chính phủ đã ban hành chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tiết kiệm xăng dầu. Chỉ thị này yêu cầu các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải có biện pháp để tiết kiệm xăng dầu trong năm 2004 ít nhất đạt 10%.
Trong năm 2004 thành phố Hà Nội đã ngừng cấp đăng kí xe máy trong một số quận nội thành nhằm kìm hãm tốc độ gia tăng quá nhanh của loại phương tiện này và trong năm 2005 nếu giao thông Hà Nội không được cải thiện, biện pháp này sẽ được mở rộng phạm vi sang các quận huyện khác.
Qua phân tích ở trên có thể có rất nhiều nhân tố có tác động tới cầu thị trường của một mặt hàng nói chung, cũng như cầu thị trường của một mặt hàng thiết yếu như xăng nói riêng. Có những nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ở các khía cạnh khác nhau cũng như ở các mức độ khác nhau. Tổng kết qu phần phân tích các nhân tố trên có thể thấy các nhân tố có ảnh hưởng lớn tới mức tiêu thụ xăng thực tế trên thị trường là :giá xăng, thu nhập người tiêu dùng mà xét trên phạm vi cả thị trường Hà Nội thì có thể sử dụng chỉ tiêu tổng thu nhập nội vùng GDP Hà Nội và số lượng ô tô, xe máy.
2. 3Xu thế biến động cầu thị trường xăng.
Có thể nhận thấy xu thế vẫn tăng mạnh về cầu thị trường mặt hàng xăng thông qua số liệu về lượng xăng tiêu thụ trên thị trường Hà Nội.
Lượng tiêu thụ xăng của thành phố Hà Nội từ 1990 -2003
(đơn vị : triệu lít)
năm
lượng tiêu thụ
năm
lượng tiêu thụ
năm
lượng tiêu thụ
1990
113, 520
1995
135, 040
2000
172, 472
1991
114, 758
1996
144, 684
2001
187, 797
1992
119, 143
1997
159, 845
2002
212, 158
1993
124, 010
1998
151, 754
2003
226, 954
1994
124, 083
1999
144, 848
Nhìn chung hằng năm lượng tiêu thụ xăng trên địa bàn đều tăng (cá biệt hai năm 1998, 1999 là lượng tiêu thụ giảm do nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực ) nhưng tốc độ tăng không đều. Thời kỳ 1990 -1997 tốc độ tăng bình quân năm đạt 5, 08%, những năm gần đây từ 2000-2003 tốc độ tăng bình quân là 9, 61 %, với nền kinh tế ổn định, mức thu nhập bình quân đầu người tăng thì trong những năm tới cầu xăng sẽ vẫn tiếp tục tăng.
II. /Lựa chọn và sử dụng mô hình dự báo.
1. Lựa chọn phương pháp dự báo.
Các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến cầu về hàng hóa và dịch vụ trong một thời kì nhất định, bởi vì đó mới là những nhu cầu có khả năng thanh tóan hay những cá nhân này sẵn sàng tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu. Cầu thị trường chủ yếu được tính toán dựa trên các phương pháp sau :
-Kỹ thuật định tính : thông thường phương pháp định tính dựa vào việc lấy ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn sâu trong lĩnh vực dự báo và có kiến thức tổng hợp. Người tham gia dự báo sẽ xem xét số liệu sẵn có, thu thập lời khuyên của các chuyên gia và sau đó phân tích tổng hợp, đánh giá để đưa ra ý kiến dự báo. Nội dung của kỹ thuật này gồm: thu thập các thông tin số liệu, phân tích số liệu đã thu thập được, sử dụng lời khuyên của các chuyên gia về xu hướng tác động của các nhân tố tới cầu hàng hóa, tổng hợp và đưa ra các đánh giá dự báo. Nhìn chung phương pháp này phức tạp, tốn kém cần kết hợp và bổ sung bằng các phân tích định lượng phù hợp đối với các vấn đề tổng hợp mang tính chất liên ngành hơn.
-Phương pháp định mức: Các định mức về tiêu dùng cũng như về nhu cầu có thể phản ánh chính xác tình trạng tiêu dùng của dân cư. Công thức dự báo:
Số lượng cầu =định mức * số lượng đối tượng tiêu dùng
Theo công thức này để dự báo được lượng cầu cần dự báo định mức tiêu dùng và số lượng đối tượng tiêu dùng trong tương lai. Số lượng đối tượng tiêu dùng cần dự báo là số lượng phươngtiện giao thông có sử dụng xăng làm nhiên liệu gồm hai loại chủ yếu là xe máy và ô tô. Đối tượng này có thể dự báo bằng phương pháp ngoại suy xu thế, còn chỉ tiêu định mức tiêu dùng hiện nay chưa có số liệu thống kê nên để sử dụng phương pháp này cần tiến hành điều tra định mức tiêu thụ nhiên liệu của hai loại phương tiện trên. Do hạn chế về tài chính, nguồn nhân lực và thời gian nên sử dụng phương pháp này là không thích hợp.
-Xây dựng mô hình đa nhân tố bằng phương pháp hồi quy: Phân tích hồi quy là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập. Cầu hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như :giá cả của hàng hóa đó, thu nhập của người tiêu dùng, giá của hàng hóa liên quan, giá cả tươnglai, thị hiếu tiêu dùng. . . Để mô tả hàm cầu có thể chọn dạng tuyến tính hoặc phi tuyến tính. Phương pháp phân tích hồi quy có thể được sử dụng vào ước lượng hàm cầu về một hàng hóa, dịch vụ nào đó hay tổng cầu của nền kinh tế nói chung. Việc ước lượng hàm cầu được thực hiện trên cơ sở các số liệu thống kê điều tra được từ lượng bán hàng theo thời gian.
-Ngoài ra có thể tiến hành dự báo bằng các phương pháp khác như : dự báo bằng hệ số co dãn, dự báo bằng mô hình kinh tế lượng, dự báo bằng ngoại suy xu thế, mô hình san mũ. . .
Trên cơ sở phân tích mặt hàng nói trên và điều kiện thực tế để tiến hành dự báo, phương pháp xây dựng mô hình đa nhân tố bằng phương pháp hồi quy là phù hợp nhất để sử dụng dự báo cầu thị trường mặt hàng xăng.
2. Thu thập, xử lý sơ bộ thông tin dữ liệu cho mô hình dự báo.
-Để sử dụng mô hình đa nhân tố vào dự báo cần thực hiện các bước sau:
+Xác định nhân tố ảnh hưởng sẽ đưa vào mô hình dự báo.
+xác định dạng hàm mô tả mối quan hệ giữa đối tượng dự báo với các nhân tố ảnh hưởng.
+xây dựng mô hình dự báo.
Công tác đầu tiên của dự báo là đánh gía, phân tích và xác định nhân tố ảnh hưởng sẽ đưa vào mô hình dự báo, tiến hành thu thập xử lý sơ bộ dữ liệu thu được. Trong phần phân tích mặt hàng ở trên, có thể thấy ba nhân tố tác động chủ yếu đến cầu thị trường xăng tại Hà Nội là :giá xăng, GDP của thành phố Hà Nội, và số lượng ô tô, xe máy. Về lý thuyết, giá xăng sẽ có ảnh hưởng tới cầu của mặt hàng, khi giá tăng cầu sẽ giảm nhưng trên thực tế do đây là mặt hàng thiết yếu, người tiêu dùng lại chưa tìm thấy một phương tiện thay thế hoàn toàn phương tiện giao thông cá nhân hay một loại nhiên liệu rẻ tiền hơn, nên khi giá xăng tăng họ chỉ có thể tiết kiệm hơn, yếu tố này không tác động đáng kể tới lượng tiêu thụ thực tế trên thị trường. Vì vậy có thể nói yếu tố này ít tác động tới cầu, mặt khác giá xăng trên thị trường thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp khó dự đoán còn giá xăng trong thị trường nội điạ lại do Chính phủ quy định căn cứ trên nhiều yếu tố nên khó có thể dự đoán giá xăng năm 2005. Do đó yếu tố giá không được đưavào mô hình dự báo. Yếu tố thứ hai là GDP, yếu tố này có tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới tổng cầu xăng nhưng mức độ ảnh hưởng trực tiếp chỉ chiểm một phần nhỏ, GDP chủ yếu tác động gián tiếp thông qua việc tăng thu nhập của dân cư qua đó làm tăng số lượng ô tô, xe máy trên địa bàn và cuối cùng tác động đến cầu mặt hàng xăng, do đó ảnh hưởng của GDP tới cầu thị trường sẽ được dự báo thông qua số lượng tăng lên của hai loại phương tiện trên thời kỳ dự báo để tránh hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình dự báo, đảm bảo độ chính xác của dự báo. Mô hình dự báo được xây dựng trên số liệu thu thập của các biến độc lập gồm:số lượng xe máy và số lượng ô tô, biến phụ thuộc là lượng xăng tiêu thụ trên thị trường Hà Nội.
-Tiến hành thu thập số liệu:
+số lượng ô tô, xe máy trên địa bàn thành phố Hà Nội:
Thống kê số lượng ô tô. xe máy đăng kí
tại Hà Nội từ 1995-2003
năm
xe máy
ô tô
1994
414510
67430
1995
472104
70670
1996
521760
75350
1997
588285
80460
1998
643657
84967
1999
701334
89011
2000
785969
96697
2001
938180
103050
2002
1083583
112858
2003
1180151
122818
(Nguồn :sở giao thông công cộng Hà Nội)
+ Lượng xăng tiêu thụ trên địa trong các năm dựa trên kết quả tiêu thụ mặt hàng xăng của công ty xăng dầu khu vực I, đây là công ty chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Hà Nội hiện nay. Căn cứ vào sản lượng cung ứng cho thị trường và thị phần của công ty để xác định tổng lượng tiêu thụ của cả thị trường tức cầu thị trường các năm qua theo công thức sau:
Lượng xăng công ty cung ứng trên thị trường Hà Nội
Tổng lượng xăng tiêu =
thụ toàn thị trường thị phần của công ty
Lượng xăng tiêu thụ trên thị trường các năm
(đơn vị:triệu lít)
Năm
Lượng tiêu thụ
của công ty
thị phần chiếmlĩnh
tổng lượng tiêu thụ toàn thị trường
1990
113. 52
100%
113. 520
1991
114. 758
100%
114. 758
1992
119. 143
100%
119. 143
1993
124. 010
100%
124. 010
1994
124. 083
100%
124. 083
1995
122. 886
91%
135. 040
1996
130. 216
90%
144. 684
1997
140. 664
88%
159. 845
1998
132. 025
87%
151. 753
1999
123. 121
85%
144. 848
2000
143. 152
83%
172. 472
2001
144. 604
77%
187. 797
2002
165. 483
78%
212. 158
2003
181. 563
80%
226. 954
Ngoài số liệu thu thập của các nhân tố trong mô hình dự báo ngoài ra còn sử dụng số liệu thống kê của một số yếu tố khác để dự báo cho các nhân tố trong mô hình.
+kết quả thu thập số liệu GDP và dân số của Hà Nội được cho dưới bảng sau:
Năm
GDP(triệu đồng)
Dân số (1000 người)
1994
10619587
2193. 7
1995
12021365
2230. 1
1996
13581920
2285. 4
1997
15291945
2356. 5
1998
17128332
2553. 7
1999
1828._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0837.doc