Dự báo ngắn hạn về mức tiêu thụ sản phẩm đá Granite của Công ty TNHH Thành Nam

Tài liệu Dự báo ngắn hạn về mức tiêu thụ sản phẩm đá Granite của Công ty TNHH Thành Nam: ... Ebook Dự báo ngắn hạn về mức tiêu thụ sản phẩm đá Granite của Công ty TNHH Thành Nam

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Dự báo ngắn hạn về mức tiêu thụ sản phẩm đá Granite của Công ty TNHH Thành Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Với sự nghiệp đổi mới nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cùng sự xuất hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khiến cho các nhà doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự lo cho mình các yếu tố đầu vào cho đến việc tiêu thụ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ở nước ta các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) đã gặp rất nhiều khó khăn, họ phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Mục tiêu lúc này của các doanh nghiệp là đảm bảo sự tồn tại và phát triển không ngừng. Để đạt được mục tiêu trên các doanh nghiệp phải uốn mình để thích nghi với môi trường mới. Các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình những chiến lược kinh doanh vừa tham vọng, vừa khả thi. Trong đó, việc dự báo mức tiêu thụ sản phẩm là một công cụ hữu hiệu để đạt được mục tiêu chiến lược đó. Chính nhờ tiêu thụ thì doanh nghiệp mới có lợi nhuận. Khi doanh nghiệp càng tiêu thụ nhiều sản phẩm thì cũng có nghĩa là thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được tăng lên. Khi đó doanh nghiệp càng có điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, mở rộng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trên thực tế, công tác dự báo mức tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp còn bất cập, chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế của từng ngành. Kết hợp giữa lý luận và thực tế, củng cố và phát triển những kiến thức đã học được ở trường, lớp, qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH Thành Nam, với sự hướng dẫn, góp ý của thầy giáo Nguyễn Xuân Hoàn và các cán bộ của Công ty, em đã chọn đề tài: “Dự báo ngắn hạn về mức tiêu thụ sản phẩm đá Granite của Công ty TNHH Thành Nam”. Chuyên đề gồm 3 phần: - Chương I: Lý luận về dự báo. - Chương II: Tình hình dự báo ngắn hạn mức tiêu thụ sản phẩm đá Granite ở Công ty TNHH Thành Nam. - Chương III: Dự báo ngắn hạn mức tiêu thụ sản phẩm đá Granite (đá Hoa Cương) của Công ty TNHH Thành Nam. Chương I LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO 1.1 Khái niệm về dự báo Những phương pháp khoa học dựa vào sự phân tích toàn diện quá khứ và hiện tại để đưa ra những tiên đoán về tương lai với những giả thiết nào đó là dự báo. Từ xa xưa, trong đời sống của xã hội loài người đã xuất hiện nhu cầu và ước muốn thấy trước được những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Sau rất nhiều thời gian đúc kết kinh nghiệm, cổ nhân đã có thể dự đoán được một số hiện tượng thời tiết như nắng, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán, động đất..... Điều này có tác động lớn trong nông nghiệp và sinh hoạt đời sống của con người. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu biết trước được những thông tin, sự việc sẽ xảy ra trong tương lai ngày càng lớn. Con người đã tìm ra và phát triển nhiều phương pháp dự báo trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến đời sống con người để đáp ứng nhu cầu này. Lĩnh vực dự báo đặc biệt phát triển là dự báo thời tiết, dự báo kinh tế và dự báo xã hội. Mặc dù phải thừa nhận con người không thể dự báo tương lai một cách hoàn toàn chính xác được, nhưng với những thông tin tương đối chính xác về tương lai mà dự báo mang lại, người ta đã có được bức tranh gần đúng về tương lai và dựa vào đó có thể đưa ra các biện pháp chuẩn bị trước cho tương lai để phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong cuộc sống ngày nay, vai trò của dự báo kinh tế ngày càng quan trọng. Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi ngành, mỗi công ty đểu cần có những dự báo chính xác về tương lai để hoạch định chiến lược hay kế hoạch pháp triển cho phù hợp với tình hình phát triển của thực tế. Đối tượng dự báo, phạm vi dự báo, tầm dự báo vô cùng đa dạng. Người ta có thể dự báo về dân số, môi trường của thế giới trong thế kỷ tới, dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm tới, dự báo doanh thu của một công ty trong tuần tới.... Để dự báo, cần phải phân tích đối tượng dự báo trong quá khứ và hiện tại, phát hiện ra quy luật phát triển của nó trong giai đoạn đã qua. Với giả thiết quy luật đó vẫn đúng trong tương lai, ta có thể dự báo được đối tượng trong tương lai với một tầm dự báo phù hợp. Cơ sở khoa học của dự báo là 2 luận điểm quan trọng của Triết học Duy vật Biện chứng của Mác. - Mọi sự vật, hiện tượng, quá trình đều phát triển theo những quy luật vận động và phát triển khách quan. - Con người có khả năng nhận thức được thế giới. Như vậy, một khi nghiên cứu và nắm được quy luật vận động và phát triển của đối tượng cần dự báo, người ta có thể dự báo được nó trong tương lai. Đây là vấn đề nguyên lý. Còn trong thực tế, để nắm được quy luật vận động và phát triển của đối tượng dự báo, các nhà khoa học phải thực hiện theo các bước sau: - Thu thập thông tin. - Xử lý thông tin, phân tích sự biến đổi của đối tượng trong mối quan hệ biện chứng với môi trường xung quanh để phát hiện tính quy luật. - Kiểm nghiệm xem đối tượng dự báo có thực sự vận động theo quy luật đã rút ra ở bước trên hay không. Thực hiện được các công việc này không dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo, hợp tác, khoa học trong công việc. 1.2 Phân loại dự báo Có rất nhiều cách phân loại dự báo khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại cơ bản. 1.2.1 Phân loại theo tầm dự báo. - Dự báo dài hạn (nhiều năm): được sử dụng để xây dựng chiến lược sản xuất lâu dài của doanh nghiệp, thay đổi năng lực sản xuất, cải tạo mở rộng xí nghiệp, đổi mới dây chuyền công nghệ gia công sản phẩm. Dự báo dài hạn thường được dùng khi phải quyết định đầu tư lớn, khi đưa vào sản xuất một sản phẩm mới. Sai số ứng với tầm dự báo dài hạn có thể đến 30%. - Dự báo trung hạn: là các dự báo có tầm dự báo trong khoảng 6 tháng đến 1 hoặc 2 năm. Dự báo trung hạn được sử dụng để xây dựng kế hoạch chỉ đạo sản xuất hoặc dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm. Sai số trong dự báo này cho phép tối đa là 15%. - Dự báo ngắn hạn: là dự báo có tầm dự báo ngắn (tuần, tháng, quý...). Dự báo ngắn hạn là yêu cầu bức thiết của công tác chỉ đạo tác nghiệp sản xuất. Trong dự báo này sai số yêu cầu phải nhỏ hơn 5%. 1.2.2 Phân loại theo đối tượng dự báo. - Dự báo nhu cầu xã hội: bao gồm nhu cầu vật phẩm tiêu dùng, nhu cầu điều kiện sống, nhu cầu văn hoá, văn nghệ, nhu cầu về thời gian rỗi và sử dụng thời gian rỗi. - Dự báo về khả năng (hay là dự báo dự trữ) những dự báo về năng lực sản xuất trong xã hội. Về việc sử dụng đào tạo và dịch chuyển lao động, về trữ lượng và nhịp độ sử dụng từng nguồn lợi tự nhiên, về khối lượng. Tàì sản cố định và vốn đầu tư cơ bản với thời gian hoàn vốn. - Dự báo tiến bộ khoa học kỹ thuật: nhằm phân tích sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong tương lai ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào. Bao gồm dự báo các phát minh, sáng chế mới về nguyên tắc dự báo về các lĩnh vực áp dụng những phát minh và sáng chế mới, dự báo về sự ra đời của các cơ chế và máy móc mới, dự báo về sự phổ biến rộng rãi trong kỹ thuật và sản xuất những phát minh sáng chế, cũng như cơ chế máy móc đã hoàn thiện khá lâu. - Dự báo điều kiện - xã hội: dự báo về hoàn cảnh chung cho sự phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế quốc dân, bao gồm: các chính sách phát triển kinh tế, chính trị trong nước: những tác động từ bên ngoài như sự hợp tác quốc tế, môi trường khí hậu tự nhiên, tác động chung của khoa học kỹ thuật. 1.2.3 Phân loại theo phương pháp dự báo. Ngày nay, các phương pháp dự báo mà các nhà khoa học đã tìm được rất phong phú đa dạng. Có nhiều cách để phân loại theo phương pháp. Mỗi cách phân loại chỉ mang tính tương đối vì giữa các phương pháp có thể có các phần tương tự hoặc trùng nhau. Tuy vậy, vẫn có thể căn cứ vào đặc trưng riêng biệt của các phương pháp để đặt tên chung cho từng nhóm phương pháp. Có thể phân loại dự báo theo phương pháp thành 2 nhóm chính: 1.2.3.1 Các phương pháp định tính. Khi chưa có đủ các số liệu thống kê (giai đoạn đầu của chu kỳ sống của sản phẩm) để tiến hành công tác dự báo ta có thể dựa vào các phương pháp định tính. a. Lấy ý kiến của ban điều hành. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi. Cần lấy ý kiến của các nhà quản trị cao cấp, những người phụ trách các công việc quan trọng thường hay sử dụng các số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp. Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến của các chuyên viên về Marketing, về kỹ thuật, tài chính, sản xuất. Phương pháp này có nhược điểm là có tính chủ quan và ý kiến của ngưòi có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác. b. Lấy ý kiến của những người bán hàng. Những người bán hàng là những người hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Họ có thể dự đoán được lượng hàng có thể bán được trong tương lai tại khu vực mình bán hàng. Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau ta có được lượng dự báo tổng hợp về nhu cầu đối với loại sản phẩm đang xét. Phương pháp này có nhược điểm là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng. Một số có khuynh hướng lạc quan thường đánh giá cao lượng hàng bán ra của mình. Ngược lại, một số khác lại muốn giảm xuống để dễ đạt định mức. Cả 2 loại trên lại thường bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm gần nhất. c. Lấy ý kiến người tiêu dùng. Cần lấy ý kiến của các khách hàng hiện tại cũng như các khách hàng mới có ý định hoặc có kế hoạch mua hàng trong tương lai. Việc nghiên cứu do bộ phận bán hàng nghiên cứu thị trường tiến hành. Cách làm có thể hỏi ý kiến trực tiếp của khách hàng, gửi các câu hỏi theo đường bưu điện, tiếp xúc bằng điện thoại, phỏng vấn cá nhân......Cách làm này không những giúp ta dự báo nhu cầu tương lai mà còn biết được thị hiếu của khách hàng nhằm giúp công ty đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm. d. Phương pháp chuyên gia (phương pháp Delphi). Đây là phương pháp dự báo nhằm khai thác và lợi dụng trình độ cao về lý luận, thành thạo về chuyên môn, dồi dào về thông tin, phong phú về khả năng thực tiễn cùng với khả năng mẫn cảm, nhạy bén và thiên hướng sâu sắc về tương lai đối với đối tượng dự báo của một tập thể các nhà khoa học, các nhà quản lý và các chuyên viên có chuyên môn sâu. Phương pháp chuyên gia bắt nguồn từ quan điểm cho rằng: do quá trình học tập, nghiên cứu, gắn bó với chuyên môn nên không ai am hiểu sâu sắc hơn, nhiều thông tin hơn khả năng phản xạ và trực cảm nghề nghiệp nhạy bén hơn các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Kết quả dự báo được đưa ra trên cơ sở xử lý các ý kiến thống nhất của các chuyên gia được gọi ý kiến. Những ý kiến này được viết ra giấy hẳn hoi nhằm trả lời một số câu hỏi nêu sẵn. Quá trình thực hiện như sau: - Mỗi chuyên gia được phát một thư yêu cầu trả lời một số câu hỏi in sẵn phục vụ cho việc dự báo. - Nhân viên dự báo tập hợp các câu hỏi, sắp xếp, chọn lọc và viết lại, tóm tắt các ý kiến của các chuyên gia. - Dựa vào bảng tóm tắt này, nhân viên dự báo lại nêu ra các câu hỏi mới để các chuyên gia trả lời tiếp. - Tập hợp các ý kiến mới của các chuyên gia. Nếu chưa thoả mãn thì lại tiếp tục quá trình trên, cho đến khi đạt được yêu cầu dự báo trên cơ sở các ý kiến của các chuyên gia. Ưu điểm của phương pháp này là tránh được các liên hệ cá nhân với nhau. Không xảy ra va chạm giữa các chuyên gia và họ không bị ảnh hưởng bởi ý kiến của một số người nào đó có ưu thế trong số người được hỏi ý kiến. 1.2.3.2 Các phương pháp định lượng. Các phương pháp định lượng đều dựa trên cơ sở Toán học, Thống kê. Để dự báo nhu cầu tương lai không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác ta có thể dùng các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian. Khi cần xét đến các nhân tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu (ngoài thời gian) ta có thể dùng các phương pháp xét đến mối liên hệ tương quan. Các bước tiến hành dự báo: - Xác định mục tiêu dự báo. - Chọn các mặt hàng cần dự báo. - Xác định loại dự báo ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Xác định thời đoạn cần dự báo. - Chọn mô hình dự báo. - Thu thập các số liệu cần thiết. - Phê chuẩn mô hình dự báo. - Tiến hành tính toán dự báo. - Áp dụng kết quả dự báo. a. Dự báo theo dãy số thời gian. Nhu cầu thị trường luôn biến động theo thời gian và trong những điều kiện nhất định nó thường biến động theo một xu hướng nào đó. Để phát hiện được xu hướng phát triển của nhu cầu ta cần thu thập các số liệu trong quá khứ để có được một dãy số thời gian. Khi đã có dãy số thời gian ta có thể xác định được xu hướng phát triển của nhu cầu. Từ đó ta có thể dự báo cho các thời kỳ trong tương lai. b. Dự báo theo phương pháp phân tích tương quan hồi quy. Các phương pháp dự báo nhu cầu theo đường khuynh hướng cũng dựa vào dãy số thời gian. Dãy số này cho phép ta xác định đường khuynh hướng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình phương bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực tế trong quá khứ đến đường khuynh hướng lấy theo trục tung là nhỏ nhất. Sau đó dựa vào đường khuynh hướng lý thuyết ta tiến hành dự báo nhu cầu cho các năm trong tương lai. Có thể sử dụng các phương pháp dự báo theo đường khuynh hướng để dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đường khuynh hướng có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến. Để xác định được đường khuynh hướng lý thuyết, đòi hỏi phải có nhiều số liệu trong quá khứ. 1.3 Xử lý số liệu trong dự báo. Số liệu là đầu vào vô cùng quan trọng của dự báo. Số liệu càng đầy đủ, chính xác thì kết quả dự báo càng chính xác. Tuy nhiên trong thực tế nhiều khi với những số liệu thu thập được, người ta không thể căn cứ vào đó để dự báo được ngay. Lý do có thể là còn một vài số liệu nào đó không thu thập được, hoặc có những số liệu sai....Do đó để dự báo chính xác hơn phải tiến hành xử lý số liệu. Dưới đây là một số công việc thường phải làm trong khâu xử lý số liệu. 1.3.1 Đồng nhất số liệu. Các con số thống kê phục vụ công tác dự báo thường được thu thập trong một thời gian dài, có thể là hàng chục năm, và được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng có thể không đồng nhất về đơn vị đo, về khoảng thời gian thống kê.... Để tăng cường độ chính xác dự báo cần phải làm cho các dãy số thời gian sử dụng trong mô hình phản ảnh đúng thực chất các mối liên hệ và phù hợp lẫn nhau về: - Đơn vị đo hiện vật. Trên thị trưòng có rất nhiều loại hàng hoá, mỗi loại hàng hoá được xác định có thể bằng những đơn vị tính khác nhau. Đối với sản phẩm đá Granite đơn vị đo chủ yếu là m2, m3, có thể là md. - Đơn vị đo giá trị: phải quy đổi các đơn vị giá trị tính tại các năm khác nhau theo một đơn vị giá trị cố định của một năm nào đó. - Khoảng thời gian thống kê: các con số thống kê cùng được xác định trong một khoảng thời gian nhất định. - Phạm vi thống kê: các con số đều phải được thống kê thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp, hoặc phạm vi ngành, trong một vùng. 1.3.2 Xử lý chuỗi thời gian. Việc xử lý chuỗi thời gian được tiến hành trong các trường hợp sau: - Thiếu một giá trị nào đó (yi) trong chuỗi số. Thay giá trị bị thiếu này bằng trung bình cộng của hai giá trị đứng trước và sau nó: - Xử lý giao động ngẫu nhiên. Trong nhiều trưòng hợp, rất khó xác định xu thế f(t) khi căn cứ vào chuỗi thời gian ban đầu. Đối với chuỗi thời gian có giao động lớn do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì phải tiến hành sâu chuỗi với mục đích là tạo ra chuỗi thời gian mới có xu hướng giao động ổn định hơn nhưng vẫn giữ nguyên xu thế từ chuỗi thời gian ban đầu yi. Việc chuyển chuỗi yi sang chuỗiđược xử lý thông qua 2 phương pháp cơ bản sau: a. Phương pháp trung bình trượt không có trọng số. Phương pháp này thường được áp dụng cho các chuỗi tuân theo xu thế đường thẳng (hàm bậc nhất). Công thức xác định: Trong đó: m = 2p + 1: là khoảng trượt. yi: là giá trị của chuỗi thời gian ban đầu tại thời điểm i. i : là giá trị của chuỗi thời gian được san vào thời điểm t. P: là bậc đa thức của hàm xu thế f(t). Trong trường hợp hàm tuyến tính, P = 1. b. Phương pháp trung bình trượt có trọng số. Phương pháp này áp dụng cho các chuỗi có xu thế phi tuyến. Công thức xác định: Trong đó: yt: là giá trị của chuỗi thời gian ban đầu tại thời điểm i. i: là giá trị của chuỗi thời gian được san vào thời điểm t. P: là bậc đa thức của hàm xu thế f(t). Kết quả là sau khi san bằng chuỗi, ta có một chuỗi mới có giao động ổn định hơn và dễ nhìn ra xu thế, quy luật vận động. Tuy nhiên, san bằng chuỗi có hạn chế là mất đi một số số hạng. Với chuỗi có chiều dài hạn chế, việc này có thể dẫn đến sai lệch xu thế. Một số số hạng ở cuối chuỗi bị mất đi cũng có nghĩa là mất đi những thông tin quan trọng nhất để phát hiện xu thế. 1.3.3 Loại bỏ sai số thô. Sai số thô xảy ra khi quan sát sai, hoặc nhầm lẫn, không rõ ràng khi ghi chép kết quả quan sát. Sai số này sinh ra từng lúc, từng nơi, không có quy luật. Sai số thô có thể phát hiện bằng các phương pháp: - Phương pháp phân tích đối chứng kinh tế kỹ thuật: Sai số thô thường chỉ phát sinh đơn lẻ ở một chỉ tiêu nào đó vào một lúc nào đó. Do đó có thể dựa vào tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để tìm ra chúng. - Phương pháp kiểm định thống kê kế toán: Giả sử trong chuỗi có giá trị yk nào đó có khả năng là sai số thô, cần kiểm tra có phải là sai số nên loại bỏ hay không. Ta tính: Trong đó: : giá trị trung bình của dãy số. S: sai số chuẩn, xác định bằng công thức: Với: yt: giá trị của dãy số tại thời điểm i. : giá trị trung bình của dãy số. Để so sánh với giá trị tn(α) đã tính sẵn trong bảng “các giá trị tới hạn”. Nếu tk ≥ tn(α) thì yk có chứa sai số thô. Ta loại bỏ yk và thay vào đó bằng Giá trị tn(α) được tra từ bảng phân phối T.Student với n bậc tự do và mức ý nghĩa α cho trước. 1.3.4 Loại trừ yếu tố ngoài giả thiết. Dự báo là sự ước lượng tương lai với một giả thiết nào đó. Những yếu tố trong quá khứ có thể có tác động rất lớn tại một thời điểm nào đó trong quá khứ nhưng nếu giả thiết của ta là nó không tồn tại trong tương lai thì cần loại bỏ nó. Có hai cách loại bỏ yếu tố ngoài giả thiết: - Cắt dán: cắt bỏ các số liệu cần loại bỏ, dán nối các số liệu trước đó và sau đó thành một chuỗi mới đã mất đi một số quan sát. - Nội suy: Dựa vào các giá trị trước và sau các số liệu cần loại bỏ, xác định các con số thay thế chúng. 1.4 Các phương pháp dự báo ngắn hạn. Có rất nhiều phương pháp dự báo ngắn hạn khác nhau. Để phục vụ cho đề tài, ở đây chỉ nêu ra một số phương pháp có thể áp dụng để dự báo ngắn hạn mức tiêu thụ sản phẩm đá Granite. 1.4.1 Các phương pháp bình quân di động. 1.4.1.1 Phương pháp bình quân di động giản đơn Phương pháp này thường dùng khi các số liệu trong dãy số biến động không lớn lắm. Các số bình quân di động được tính từ các số liệu của dãy số thời gian có khoảng cách đều nhau. Chẳng hạn: Có dãy số thời gian tính theo tháng bao gồm các số liệu y1, y2, y3....Nếu tính số bình quân di động theo từng nhóm 3 tháng, ta có thể dự báo: ; Nếu tính số bình quân di động theo từng nhóm m tháng, ta có: Mục đích của việc lấy bình quân di động là để san bằng những biến động bất thường trong dãy số thời gian. Sau đó dựa vào số liệu bình quân di động ta sẽ dự báo được nhu cầu trong kỳ tiếp theo. Ví dụ:Công ty có số liệu bán sản phẩm đá đỏ Granite Bình Định trong bảng 4.1. Hãy tính số bình quân di động theo từng nhóm 3 tháng một. Tháng Lượng bán thực tế (m2) Số bình quân di động 3 tháng 1 1884 2 1056 3 1188 4 1084 (1884+1056+1188)/3 = 1376 5 1483 (1056+1188+1084)/3 = 1109.33 6 1499 (1188+1084+1483)/3 = 1251.67 1.4.1.2 Phương pháp bình quân di động có trọng số. Những số liệu của các kỳ gần nhất có ảnh hưởng lớn hơn tới các kỳ tiếp theo so với các số liệu của các kỳ xảy ra đã lâu. Để xét đến vấn đề này, người ta sử dụng các trọng số để nhấn mạnh tác dụng của các số liệu của các kỳ gần nhất vừa xảy ra. Số liệu của các kỳ càng gần thời điểm tiến hành dự báo thì được gắn với một trọng số càng lớn. Việc chọn các trọng số mang tính chủ quan, phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhạy cảm của người dự báo. Tính toán theo công thức: Ai: là nhu cầu thực của giai đoạn i. Hi: là trọng số của giai đoạn i. Cả hai phương pháp bình quân di động giản đơn và có trọng số đều có ưu điểm là san bằng được các biến động ngẫu nhiên trong dãy số. Mặc dù vậy, chúng đều có các nhược điểm: - Cũng do việc san bằng các biến động ngẫu nhiên nên đã làm giảm độ nhạy cảm đối với những thay đổi thực đã được phản ánh trong dãy số. - Số bình quân di động chưa cho ta xu hướng phát triển của dãy số một cách tốt nhất. Nó chỉ thể hiện sự vận động trong quá khứ chứ chưa thể kéo dài sự vận động đó trong tương lai nhất là đối với tương lai xa. - Việc tính số bình quân di động đòi hỏi một nguồn số liệu dồi dào trong quá khứ. Tính cho ví dụ 4.1 với trọng số tháng kề trước là 3, cách 2 tháng là 2, cách 3 tháng là 1. Tính theo nhóm 3 tháng một. Bảng 1: Tháng Lượng bán thực tế (m2) 1 1884 2 1056 3 1188 4 1084 [(1884 x 1) +( 1056 x 2) + (1188 x 3)] : 6 = 1260 5 1483 [(1056 x 1) + (1188 x 2) + (1084 x 3)] : 6 = 1114 6 1499 [(1188 x 1) + (1084 x 2) + (1483 x 3)] : 6 = 1300.83 1.4.2 Các phương pháp san bằng mũ. Để khắc phục những hạn chế của các phương pháp trên, phương pháp san bằng mũ đã ra đời, phương pháp này dùng tất cả các số liệu đã xảy ra trong quá khứ vào mô hình dự báo với các trọng số giảm dần trong quá khứ theo luật hàm mũ. Nhưng việc áp dụng lại rất đơn giản, với mỗi sản phẩm chỉ cần lưu lại mức bán hàng thực tế ở kỳ trước và mức dự báo của kỳ trước. 1.4.2.1 Phương pháp san bằng mũ giản đơn. Phương pháp này rất tiện dùng nhất là khi dùng máy tính, đây cũng là kỹ thuật tính số bình quân di động nhưng không đòi hỏi phải có nhiều số liệu quá khứ. Công thức tính nhu cầu tương lai như sau: Trong đó: Ft: nhu cầu dự báo ở thời kỳ t F(t – 1): nhu cầu theo dự báo ờ thời kỳ (t – 1). A(t – 1): số liệu nhu cầu thực tế ở thời kỳ (t – 1). α: hệ số san bằng mũ (0 ≤ α ≤ 1) Thực chất là dự báo mới bằng dự báo cũ cộng với khoảng chênh lệch giữa nhu cầu thực và dự báo của giai đoạn đã qua, có điều chỉnh phù hợp. Ví dụ: Vẫn với số liệu trong ví dụ trên, nhưng nếu biết nhu cầu thực trong tháng 1 là 2.640 ta giả sử dự báo trong tháng 1 cũng đúng bằng 2.640 và hệ số san bằng mũ α = 0,9. Bảng 2: Tháng Lượng bán thực tế (m2) Nhu cầu dự báo với α = 0,9 1 1884 1884 2 1056 1884 + 0,9(1884 – 1884) = 1884 3 1188 1884 + 0,9(1056 – 1884) = 1138.8 4 1084 1138.8 + 0,9(1188 – 1138.8) = 1183.08 5 1483 1183.08 + 0,9(1084 – 1183.08) = 1093.908 6 1499 1093.908 + 0,9(1483 – 1093.908) = 1444.0908 Vì mô hình san bằng mũ rất đơn giản nên được sử dụng khá rộng rãi trong các công ty. Tuy nhiên, việc chọn hệ số san bằng mũ α sao cho thích hợp để đạt được một dự báo chính xác là một vấn đề quan trọng. Để chọn được hệ số α hợp lý cũng như để đánh giá mức độ chính xác của dự báo ta so sánh kết quả dự báo với nhu cầu thực tế. Sai số dự báo tính như sau: Sai số dự báo = Nhu cầu thực - Dự báo = At - Ft. Ngoài ra, để đánh giá mức sai lệch tổng thể của dự báo người ta còn dùng độ lệch tuyệt đối trung bình MDA. Độ lệch tuyệt đối trung bình MAD được tính như sau: n: số thời kỳ tính toán. MAD càng nhỏ thì trị số α càng hợp lý vì nó cho kết quả dự báo càng ít sai lệch. Ví dụ: Vẫn với số liệu trong ví dụ trên. Thử đo mức độ chính xác đối với 2 giá trị α = 0,1 và α = 0,9 trong bảng sau: Bảng 3: Tháng Nhu cầu thực α = 0,1 α = 0,9 Dự báo Sai số tuyệt đối Sai số dự báo Dự báo Sai số tuyệt đối Sai số dự báo 1 1884 1884 0 0 0 0 0 2 1056 1884 828 -828 1884 828 -828 3 1188 1801.2 613.2 -613.2 1138.8 49.2 49.2 4 1084 1739.88 655.88 -655.88 1183.08 99.08 -99.08 5 1483 1674.292 191.292 -191.292 1093.908 389.092 389.092 6 1499 1655.163 156.163 -156.163 1444.091 54.9092 54.9092 2444.535 -2444.53 1420.281 -433.879 Từ kết quả bảng trong biểu ta có: MAD (α = 0,1) =2444.535/6=407.4225 MAD (α = 0,9) = 236.7135 So sánh 2 giá trị trên ta khẳng định dự báo với α = 0,1 chính xác hơn α = 0,9. Vậy ta chọn α = 0,1. 1.4.2.2 Phương pháp san bằng mũ 2 lần. Phương pháp san bằng mũ nêu trên không phù hợp với dãy số liệu có xu hướng đi lên. Phương pháp san bằng mũ 2 lần sử dụng san bằng số mũ với sự thừa nhận sự đi lên của dữ liệu. Trong phương pháp này, số liệu dự báo được tiến hành san bằng mũ lần thứ nhất và được đưa vào để san bằng mũ lần 2. Trường hợp hiện tượng nghiên cứu có xu hướng là hàm tuyến tính bậc nhất , phương trình dự báo có dạng . Các bước tiến hành như *. Xác định các tham số a0, a1 bằng phương pháp tổng bình phương độ lệch tối thiểu. *. Xác định các đại lượng đặc trưng *. Căn cứ vào tính (từ t = 1 trở đi) *. Xác định các tham số của mô hình dự báo cho năm tiếp theo: *. Dự báo với tầm dự báo L 1.4.2.3 Phương pháp san bằng mũ có điều chỉnh xu hướng. Phương pháp san bằng mũ giản đơn không thể hiện rõ xu hướng biến động. Do đó cần phải sử dụng thêm kỹ thuật điều chỉnh xu hướng của nhu cầu cho phù hợp hơn. Công thức tính như sau: FITt = Ft + Tt Trong đó: FITt: Dự báo nhu cầu theo xu hướng. Ft: Dự báo theo san bằng mũ giản đơn cho giai đoạn t. Tt: Lượng điều chỉnh xu hướng cho giai đoạn t tính theo công thức: Tt = Tt – 1 +β(Ft – Ft - 1 ) (*) Ft – 1: Dự báo san bằng mũ giản đơn giai đoạn t – 1. Tt – 1: Lượng điều chỉnh theo xu hướng trong giai đoạn t – 1. β: Hệ số san bằng xu hướng mà ta lựa chọn. Để tính toán FIT ta tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Tính dự báo nhu cầu theo phương pháp san bằng số mũ giản đơn Tt ở giai đoạn t. - Bước 2: Tính xu hướng (về mặt lượng) bằng sử dụng công thức: T = Tt – 1 + β(Ft – Ft – 1). Để tiến hành bước 2 cho lần tính toán đầu tiên, giá trị xu hướng ban đầu phải được xác định và đưa vào công thức. Giá trị này có thể được đề xuất bằng phán đoán hoặc bằng những số liệu đã quan sát được trong thời gian qua. Sau đó sử dụng số liệu này để tính Tt. - Bước 3: Tính toán dự báo nhu cầu theo phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng theo công thức: FITt = Ft + Tt. 1.4.2.4 Xác định hệ số san bằng mũ a Việc xác định hệ số san bằng mũ a là rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới kết quả dự báo. Một số tài liệu nước ngoài khuyên nên chọn hệ số san bằng mũ a = 0.3. Theo R.Brown thì nên chọn a theo công thức sau: Trong đó: n: số quan sát trong khoảng san. Xêlivanốp và Klêvacdrốp đưa ra phương pháp chọn a như sau: Chia chuỗi yt thành 2 chuỗi nhỏ hơn. Chuỗi đầu khoảng 2/3 số quan sát, chuỗi sau khoảng 1/3 chuỗi còn lại. Dùng chuỗi thứ nhất làm số liệu quá khứ để dự báo với những giá trị a khác nhau rồi so sánh với chuỗi thứ hai để xác định sai số bình phương trung bình. Giá trị a nào ứng với sai số nhỏ nhất sẽ được chọn. Độ lệch tuyệt đối bình quân MAD có thể lấy làm căn cứ để chọn a. Một dự báo tốt là dự báo có độ lệch tuyệt đối bình quân giữa giá trị thực và giá trị dự báo của các thời điểm nhỏ nhất. Độ lệch tuyệt đối bình quân MAD được tính như sau: Sau khi tính toán với các trị số a khác nhau, ta có thể căn cứ vào MAD của từng phương án để chọn ra phương án tốt nhất ứng với một giá trị nào đó của hệ số san bằng mũ a. 1.4.3 Dự báo theo đường khuynh hướng. Các phương pháp dự báo nhu cầu theo đường khuynh hướng cũng dựa vào dãy số thời gian. Dãy số này cho phép ta xác định đường khuynh hưóng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình phương bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực tế trong quá khứ đến đường khuynh hướng lý thuyết ta tiến hành dự báo nhu cầu cho các năm trong tương lai. Có thể sử dụng các phương pháp dự báo theo đường khuynh hướng để dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đường khuynh hướng có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến. Để xác định được đường khuynh hướng lý thuyết, đỏi hỏi phải có nhiều số liệu trong quá khứ. Để biết được đường khuynh hưóng là tuyến tính hay phi tuyến trước hết ta cần biểu diễn các nhu cầu thực tế trong quá khứ lên biểu đồ và phân tích xu hướng phát triển của các số liệu đó. Qua phân tích nếu thấy rằng các số liệu tăng hoặc giảm tương đối đều đặn theo một chiều hướng nhất định thì ta có thể vạch ra một đường thẳng biểu hiện chiều hướng đó. Nếu các số liệu biến động theo một chiều hướng đặc biệt hơn, như tăng giảm ngày càng tăng nhanh hoặc ngày càng chậm thì ta có thể sử dụng các đường cong thích hợp để mô tả sự biến động đó (đường Parabol, Hyperbol, Logarit...). 1.4.3.1 Phương pháp đường thẳng thống kê. Sử dụng phương trình đường thẳng sau: Yc = aX + b. Các hệ số a và b tính như sau: Trong các công thức trên: X: Thứ tự thời gian Y: Số liệu nhu cầu thực tế trong quá khứ. n: Số lượng các số liệu có được trong quá khứ. Yc: Nhu cầu dự báo trong tương lai. Chú ý: Hệ số a, b tính như trên phải phù hợp với điều kiện ∑X = 0. Ở đây X là thứ tự thời gian (chẳng hạn là năm) trong quá khứ. Để cho ∑X = 0 ta đánh số thứ tự thời gian quá khứ như sau: - Nếu thứ tự thời gian ứng với dãy số quá khứ là số lẻ, chẳng hạn 7 năm (X1, X2,....,X7) ta có thể đánh số thứ tự bằng cách lấy thời gian ở giữa X4 = 0, các thời gian đứng trước X4 lần lượt đánh số -1,-2, -3 và các thời gian đứng sau X4 lần lượt đánh số +1, +2, +3. Như vậy cộng lại ∑X = 0. - Nếu thứ tự thời gian là một số chẵn, chẳng hạn là 8 năm (X1, X2,....., X8) ta lấy 2 thời gian ở giữa là X4 = -1 và X5 = +1. Như vậy các thời gian đứng trước X4 sẽ lần lượt lấy thứ tự -3, -5, -7 và các thời gian đứng sau X5 sẽ lấy thứ tự +3, +5, +7. Cuối cùng khi cộng lại ta vẫn có ∑X = 0. 1.4.3.2 Phương pháp đường thẳng thông thường. Phương pháp này còn có người gọi là phương pháp đường thẳng bình phương bé nhất. Nhưng cách gọi này không thật chính xác vì kỹ thuật bình phương bé nhất được sử dụng cả trong phương pháp đưòng thẳng thống kê và cả trong các đường phi tuyến khác. Phương trình dự báo: Yc = aX + b Trong đó: ; Yc: Lượng nhu cầu dự báo. X: Thứ tự thời gian (năm) trong dãy số, đánh theo thứ tự tự nhiên từ 1 trở lên, không phân biệt số lượng số liệu là chẵn hay lẻ. Y: Lượng hàng bán ra trong quá khứ. n: Số lượng số liệu có được trong quá khứ. 1.4.3.3 Đánh giá các phương pháp. Nếu khi phân tích các số liệu trên đồ thị không thấy rõ đường khuynh hướng là tuyến tính hay phi tuyến thuộc dạng nào thì ta có thể sử dụng một vài phương pháp dự báo khác nhau. Lúc này để chọn phương pháp nào, ta cần đánh giá các kết quả dự báo bằng cách tính sai chuẩn của từng phương án. Phương pháp nào có sai chuẩn nhỏ nhất là tốt nhất và sẽ được chọn để thực hiện. Sai chuẩn tính theo công thức: Trong đó: σ: Sai chuẩn tính cho từng phương pháp đã sử dụng. Y: Lượng nhu cầu thực tế ứng với từng thời kỳ trong dãy số thời gian quá khứ. Yc: Lượng nhu cầu dự báo ứng với từng thời kỳ trong dãy số thời gian quá khứ. 1.4.4 Dự báo theo các mối liên hệ tương quan. Các phương pháp dự báo trình bày trên đây đều xem xét sự biến động của đại lượng cần dự báo theo thời gian thông qua dãy số thời gian thống kê được trong quá khứ. Nhưng trong thực tế, đại lượng cần dự báo còn có thể bị tác động bởi các nhân tố khác. Chẳng hạn số lượng sản phẩm tiêu thụ các năm thay đổi tuỳ theo lượng nguyên vật liệu, thành phẩm đã sử dụng t._.rong các năm đó. Nói cách khác, đại lượng nguyên vật liệu, thành phẩm là nhân tố ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ mà ta cần dự báo cho các năm sau. Mối liên hệ nhân quả giữa lượng nguyên vật liệu và số lượng sản phẩm tiêu thụ không thể biểu diễn được dưới dạng một hàm số chính xác mà chỉ có thể biểu diễn gần đúng với dạng một tương quan, thể hiện bằng một đường hồi quy tương quan. Đại lượng cần dự báo là biến phụ thuộc còn nhân tố tác động lên nó là biến độc lập. Biến độc lập có thể có một hoặc một số. Nếu chỉ xem xét đến một nhân tố ảnh hưởng (một biến độc lập) thì đường hồi quy tương quan có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến. Dưới đây sẽ trình bày chủ yếu là đường hồi quy tuyến tính với một biến độc lập. Phương trình dự báo của đường hồi quy tương quan tuyến tính: Yc = ax + b. Trong đó: Yc: Lượng nhu cầu dự báo. x: Biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng đến Yc) a, b: Các hệ số của phương trình. Chú ý: Ở đây x không còn là biến thời gian như trong các phương pháp dự báo theo đưòng khuynh hướng nữa mà là biến độc lập. */ Tính toán các tham số hồi quy: ; */ Xác định hệ số co dãn. Hệ số co dãn K cho ta biết khi tăng x lên 1% thì yc sẽ tăng lên bao nhiêu %. K tính như sau: */ Xác định sai chuẩn. Để đánh giá được độ chính xác của yc ta phải tính sai chuẩn của đường hồi quy tương quan, ký hiệu Syx. Trong đó: y: Giá trị thực tế của các năm. yc: Giá trị tính toán theo phương trình đường hồi quy n: Số lượng số liệu thu thập được. Công thức trên được biến đổi thành: */ Xác định hệ số tương quan. Hệ số tương quan cho ta biết mức độ quan hệ giữa x và yc. Hệ số này được ký hiệu là r, nhận giá trị giữa -1 và +1 (-1 ≤ r ≤ +1). Công thức tính r: Các ký hiệu như cũ. Có thể xảy ra các trường hợp sau: - Khi r = ± 1 chứng tỏ giữa x và yc có quan hệ chặt chẽ (quan hệ hàm số). - Khi r = 0 chứng tỏ giữa x và yc không có liên hệ gì. - Trị số r càng gần ± 1, mối liên hệ tương quan giữa x và yc càng chặt chẽ. Chú ý thêm rằng khi r mang dấu dương ta có tương quan thuận, khi r mang dấu âm ta có tương quan nghịch. 1.5 Dự báo kết hợp xu hướng và mùa vụ. 1.5.1 Chỉ số mùa vụ. Việc dự báo bằng phương pháp ngoại suy xu thế, san bằng mũ chỉ xét đến việc tiên đoán mức bán sản phẩm, dịch vụ biến động giản đơn. Trong thực tế, mức bán sản phẩm, dịch vụ của nhiều doanh nghiệp thường biến động theo thời gian, các biến động này được lặp đi lặp lại theo những chu kỳ đều đặn do tác động của một số tác động môi trường xung quanh (ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, mùa vụ, tập quán tiêu dùng.....). Đây chính là tính chất mùa vụ. Đặc biệt trong tiêu thụ sản phẩm, ta thấy nhu cầu tiêu thụ theo biến đổi có tính chất mùa vụ rõ ràng. Để dự báo cho các đối tượng biến đổi có tính xu hướng và có tính mùa vụ, người ta tiến hành phân tích chuỗi thời gian trong quá khứ thành các yếu tố cơ bản sau đây: Xu hướng phát triển, thể hiện bằng dự báo xu thế : là sự biến đổi trung bình của chuỗi số thời gian. Mức biến đổi theo mùa vụ, thể hiện bằng chỉ số mùa vụ IK: là sự biến đổi có tính chất chu kỳ của chuỗi thời gian. Các yếu tố ngẫu nhiên, thể hiện bằng chỉ số ngẫu nhiên: Rt: là sự tác động tới chuỗi thời gian do các nguyên nhân bất thường như: khí hậu, thời tiết, sự xuất hiện sản phẩm cạnh tranh mới, bãi công, trục trặc trong điều hành........ Trong đó:: dự báo theo xu hướng, chưa xét đến tính chất mùa vụ. IK : hệ số mùa vụ Rt : chỉ số ngẫu nhiên. Hệ số mùa vụ được xác định theo 2 phương pháp. - Theo số bình quân chung. : là số bình quân của các điểm chu kỳ, với n là số dữ liệu có được tại mỗi thời điểm chu kỳ K. : là số bình quân chung của tất cả các điểm trong dãy số. : giá trị thực tế ở điểm chu kỳ K của năm t n : số năm thu thập được số liệu. - Theo đường xu thế. Ta thực hiện 3 bước tính: +/ Xác định đường xu thế của dãy số. +/ Tính hệ số mùa vụ theo đường xu thế: +/ Điều chỉnh chỉ số mùa vụ sao cho tổng của chúng là 12 (nếu xét theo tháng hoặc là 4 (nếu là xét theo quý)). 1.5.2 Dự báo kết hợp xu hướng và mùa vụ. Khi dự báo xu thế sử dụng phương pháp ngoại suy hàm xu thế: Các bước thực hiện như sau: - Tính con số dự báo theo phương pháp ngoại suy hàm xu thế, chưa xét đến ảnh hưởng của mùa vụ. - Tính chỉ số mùa vụ tại các thời điểm (IK) - Tính chỉ số ngẫu nhiên tại các thời điểm. Từ đó dự báo theo công thức: Khi dự báo xu thế sử dụng phương pháp san bằng mũ: Các bước thực hiện như sau: Tính chỉ số thời vụ tại các thời điểm. Phi mùa vụ hoá dãy số thời gian ban đầu. Chuỗi thời gian sau khi điều chỉnh không còn tính mùa vụ nữa. Dùng phương pháp san bằng hàm mũ với chuỗi thời gian phi mùa vụ hoá, dự báo cho tương lai. Dự báo có tính đến ảnh hưởng của mùa vụ: nhân kết quả dự báo ở bước 3 với hệ số mùa vụ tương ứng. 1.6 Đánh giá và cập nhập dự báo. Khi đã có các số liệu dự báo được chấp nhận (tính bằng một hoặc một vài phương pháp nói trên) ta có thể đưa ra để thực hiện. Qua từng thời kỳ, các số liệu thực tế có thể không khớp với số liệu dự báo. Vì vậy, cần tiến hành công tác theo dõi, giám sát và kiểm soát dự báo. Nếu mức độ chênh lệch giữa thực tế và dự báo nằm trong phạm vi cho phép thì không cần phải xét lại phương pháp dự báo đã sử dụng. Ngược lại, nếu chênh lệch này quá lớn vượt khỏi phạm vi cho phép thì cần nghiên cứu sửa đổi phương pháp dự báo cho phù hợp. 1.6.1 Tín hiệu theo dõi. Việc theo dõi kết quả thực hiện theo các số liệu đã dự báo so với số liệu thực tế được tiến hành dựa trên cơ sở tín hiệu theo dõi. Tín hiệu theo dõi được tính bằng “tổng sai số dự báo dịch chuyển” (Running Sum of the Forecast Error – RSFE) chia cho “độ lệch tuyệt đối trung bình” (MAD). Trong đó: Tín hiệu theo dõi dương cho biết nhu cầu thực tế lớn hơn dự báo. Ngược lại, nếu tín hiệu này âm thì có nghĩa là nhu cầu thực tế thấp hơn dự báo. Tín hiệu theo dõi được xem là tốt nếu có RSFE nhỏ và có số sai số dương bằng số sai số âm. Lúc này tổng sai số âm và dương sẽ cân bằng nhau và vì RSFE nhỏ nên tín hiệu theo dõi bằng 0. 1.6.2 Giới hạn kiểm tra. Giới hạn kiểm tra gồm giới hạn trên và giới hạn dưới. Phạm vi gồm giữa giới hạn trên và giới hạn dưới là phạm vi chập nhận được, hoặc là phạm vi cho phép. Một khi tín hiệu theo dõi bắt đầu vượt ra khỏi phạm vi cho phép (trên hoặc dưới) thì cần phải báo động. Lúc này phương pháp dự báo đã sử dụng không còn thích hợp nữa mà cần có điều chỉnh sửa đổi (chẳng hạn nếu đã dùng phương pháp san bằng số mũ thì cần phải điều chỉnh hệ số san bằng). Việc xác định phạm vi chấp nhận được chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sao cho không quá hẹp, cũng không quá rộng. Nếu quá hẹp thì với sai số nhỏ đã phải điều chỉnh phương pháp dự báo. Nếu rộng quá thì ý nghĩa thực tế của các số liệu dự báo sẽ giảm đi rất nhiều. Chương II TÌNH HÌNH DỰ BÁO NGẮN HẠN MỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÁ GRANITE Ở CÔNG TY THÀNH NAM 2.1 Giới thiệu về Công ty. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. Công ty TNHH Thanh Nam được thành lập ngày 12/10/1995 theo giấy phép thành lập Công ty số 2094/GP-UB do UBND thành phố Hà Nội cấp. Công ty do các sỹ quan, cựu chiền binh, nhà công nghệ sáng lập, có trụ sở chính tại xã Phú Diễn - Huyện Từ Liêm - Hà Nội, xưởng sản xuất tại xã Tây Mỗ - Huyện Từ Liêm - Hà Nội. Công ty xây dựng và hoàn thành giai đoạn I vào tháng 03/1996 thời gian này số Cán bộ công nhân viên của công ty là 25 người. Mặt bằng sản xuất chỉ khoảng 670m2. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả. Do nhu cầu thị trường ngày càng phát triển – năm 1998 Công ty đã tiến hành mở rộng xưởng sản xuất – xây dựng văn phòng và nhà ở cho công nhân với diện tích mặt bằng 1392m2. Đồng thời chuyển trụ sở chính của Công ty về cạnh xưởng sản xuất tại xã Tây Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội để thuận lợi cho công tác quản lý và nâng cao hiệu quả công việc. 2.1.2 Mô hình tổ chức và quản lý. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Phòng kế toán Phòng kỹ thuật vật tư Xưởng sản xuất Phòng kinh doanh Các đại lý Đội thi công Phó giám đốc kinh doanh GIÁM ĐỐC Phó giám đốc sản xuất 2.1.2.1 Hội đồng quản trị. Là những thành viên góp vốn thành lập Công ty, là những người đưa ra những phương hướng sản xuất kinh doanh, phát triển Công ty trong thời gian tiếp theo. 2.1.2.2 Giám đốc Công ty. Do Hội đồng quản trị bầu ra là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty về vấn đề đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 2.1.2.3 Phó giám đốc kinh doanh. Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm: Phó giám đốc kinh doanh là người giúp việc Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, điều hành, tổ chức giám sát các đội thi công hoàn thiện sản phẩm cho khách hàng và tiếp nhận đơn đặt hàng cũng như ý kiến đề xuất của các đại lý về sản phẩm. 2.1.2.4 Phó giám đốc sản xuất. Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực mình được phân công, chỉ đạo trực tiếp xưởng sản xuất, đảm bảo về mặt chất lượng, số lượng sản phẩm sản xuất, quyết định việc sản xuất chủng loại sản phẩm, quy cách sản phẩm và tiến độ giao hàng theo yêu cầu của Phó giám đốc kinh doanh, đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất sản phẩm tại Công ty và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện. 2.1.2.5 Phòng kế toán tài chính - Quản lý toàn bộ các hoạt động về tài chính kế toán trong Công ty. - Phân bổ và điều tiết tài chính trong phạm vi Công ty. - Giám đốc bằng tiền trong mọi hoạt động tài chính của Công ty, tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính kế toán nói riêng. 2.1.2.6 Phòng kỹ thuật vật tư. - Lập các bước công nghệ cho việc sản xuất hoàn thiện sản phẩm và sửa chữa, gia công. - Theo dõi quá trình sản xuất để giải quyết kịp thời các vướng mắc kỹ thuật. - Đảm bảo nhu cầu về nguyên vật liệu, thu nhận và bảo quản vật tư giao dịch để mua vật tư. - Cung cấp đầy đủ vật tư cho nhu cầu sản xuất, giám sát việc sử dụng vật tư theo quy định tiết kiệm. 2.1.2.7 Phòng kinh doanh. Nghiên cứu nhu cầu thị trường, căn cứ vào khả năng của Công ty để xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. 2.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty. 2.2.1 Quy trình sản xuất. Nhập nguyên liệu, thành phẩm Máy bổ Hệ thống máy mài Máy cắt Lắp đặt hoàn thiện 2.2.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật Công ty được xây dựng trên diện tích 1392m2 với 960m2 nhà xưởng 320m2 văn phòng với một số trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: Bảng 4: BẢNG DANH MỤC THIẾT BỊ SẢN XUẤT STT Tên thiết bị Nhà SX Năm SX Số lượng Giá trị 1 Máy bổ Đức 1991 03 750.000.000 2 Máy mài Trung Quốc 2002 02 60.000.000 3 Máy mài Việt Nam 1994 05 225.000.000 4 Máy cắt lớn Trung Quốc 2001 03 60.000.000 5 Ô tô chở hàng (2.5T; 0.5T) Hàn Quốc 2001 02 330.000.000 6 Máy khoan bê tông Trung Quốc 2003 04 16.000.000 7 Máy cắt cầm tay Đức 2003 09 34.000.000 8 Máy bo cạnh Đức 2003 16 43.200.000 .............. Là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ và hoàn thiện các công trình về sản phẩm đá Granite nên Công ty đã rất chú trọng vào việc bảo dưỡng, đầu tư cho trang thiết bị. Đồng thời với mục tiêu từng bước nâng cao - hiện đại hoá máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty, của thị trường, cùng sự phát triển không ngừng của ngành vật liệu xây dựng – Đá Granite. Nhờ đầu tư tốt hơn vào trang thiết bị giúp Công ty có đủ khả năng, năng lực và cơ hội tham gia vào đấu thầu cung cấp sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm đối với các công trình lớn. Bên cạnh đó, Công ty cũng luôn chú trọng và thường xuyên kiểm tra những máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất, lắp đặt, hoàn thiện sản phẩm . 2.2.3 Nguồn nhân lực. Trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh yếu tố con người là đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và tiến hành lao động, từ đó có thể hình thành lực lượng lao động tối ưu. Việc phân công, bố trí sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa yếu tố lao động và các yếu tố khác trong quá trình sản xuất hoàn thiện sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Do nắm được tầm quan trọng của nguồn nhân lực và do tính chất đặc điểm khác biệt trong công việc của ngành sản xuất tiêu thụ và hoàn thiện sản phẩm đá Granite. Nên trong tổng số 60 cán bộ công nhân viên của Công ty thì đến 90% là lao động nam và hơn 70% trong số đó phải có sự hiểu biết trong việc xây dựng hay có một thời gian nhất định làm việc trong xưởng sản xuất và đi làm thực tế tại công trình. Bảng 5: BẢNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG STT Cơ cấu lao động Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số 42 48 60 1 Theo tính chất lao động - Lao động trực tiếp 30 34 41 - Lao động gián tiếp 12 14 19 2 Theo trình độ - Đại học – cao đẳng 4 6 9 - Trung cấp – sơ cấp 12 18 24 - Công nhân 26 24 27 2.2.4 Phân tích khách hàng. Khách hàng là người mua sản phẩm - dịch vụ của Công ty, bao gồm người sử dụng và nhà tư vấn. Quan hệ giữa Công ty và khách hàng là quan hệ phục vụ và được phục vụ, mua và bán, lựa chọn và được lựa chọn, giành giật và bị giành giật. Do đó, Công ty đã tiến hành phân tích khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, xu thế về màu sắc, chất lượng mà khách hàng chú ý và đặc điểm của khách hàng, tâm lý, thói quen, tầng lớp của khách hàng. Khi Công ty bắt đầu hoạt động thì khách hàng chính của Công ty là các Công ty của Nhà nước. Nền kinh tế nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, đời sống của người dân ngày một nâng cao nhu cầu, mong muốn làm đẹp hơn ngôi nhà của mình được đặc biệt chú ý thì khách hàng của Công ty ngoài các Công ty xây dựng Nhà nước, các Công ty tư vấn, còn có một số lượng tương đối lớn khách hàng là các gia đình tư nhân có thu nhập cao, đây là nhóm khách hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh. Việc tìm kiếm được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty là vấn đề quan trọng trong việc phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc giữ được những khách hàng sử dụng thường xuyên sản phẩm của Công ty cũng hết sức quan trọng. Hàng năm, trung bình các doanh nghiệp mất đến 1/3 khách hàng, khách hàng chuyển đi nơi khác, đổi sang một doanh nghiệp khác....Vì vậy, các nhà quản lý của Công ty đã tiến hành đa dạng về màu sắc sản phẩm, trước đây Công ty chủ yếu cung cấp đá Granite màu đỏ Bình Định; Để đạt được sự hoà hợp với khách hàng và thay đổi công việc kinh doanh của mình để đáp ứng được nhu cầu cùng mong muốn luôn thay đổi của khách hàng Công ty đã kinh doanh thêm như: đá màu vàng, đá màu tím tân dân, đen Phú Yên, hồng Gia Lai.... 2.2.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm. 2.2.5.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu của Công ty là tiêu thụ sản phẩm, là tăng cầu đối với sản phẩm của Công ty nhằm ngày càng bán được nhiều hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Với hệ thống tự tiêu thụ sản phẩm việc tiêu thụ sản phẩm được Công ty thực hiện thông qua tổ chức tiêu thụ trong đó kể cả các bộ phận có tính chất độc lập về kinh tế như các đại lý. Như thế Công ty đã tổ chức mạng lưới tiêu thụ theo các kiểu: - Người sản xuÊt ® người tiêu dùng - Người sản xuất ® thương nghiệp nhỏ ® người tiêu dùng - Người sản xuất ® thương nghiệp lớn ® người tiêu dùng Công ty chỉ có thể tiêu thụ được nhiều hàng nếu các nhà phân phối (thương nghiệp lớn), các đại lý và nhân viên kinh doanh của Công ty bán được nhiều sản phẩm cho Công ty cung cấp. Vì vậy, Công ty đã đáp ứng những yêu cầu nhất định khi phục vụ khách hàng cũng như trong quan hệ với doanh nghiệp như: - Thường xuyên nhã nhặn phục vụ khách hàng. - Thường xuyên phản hồi về các phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty như: độ bóng, độ dày, kích thước.... - Nhanh chóng chuyển đơn hàng của khách hàng về Công ty. - Luôn tìm mọi cách để tăng doanh số bán hàng. - Thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống của Công ty để trao đổi các thông tin liên quan đến sản phẩm của Công ty, những thông tin liên quan đến sự thay đổi của thị trường về màu sắc, kích thước......tôn trọng mọi điều khoản hai bên đã thoả thuận. 2.2.5.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm. Bảng 6: KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Năm Số lượng tiêu thụ (m2) Doanh thu (1000đ) 2002 26.330 17.975.699 2003 27.932 23.043.142 2004 31.778 16.765.482 2005 32.186 21.459.449 2.3 Thực trạng dự báo ngắn hạn về mức tiêu thụ sản phẩm đá Granite của Công ty. 2.3.1 Các dự báo ngắn hạn về mức tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 2.3.1.1 Dự báo năm. - Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dự báo sản lượng của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Công ty TNHH Thành Nam cũng vậy. Việc dự báo số lượng tiêu thụ sản phẩm trong năm tới là cơ sở để dự tính kế hoạch bán hàng, kế hoạch nhập nguyên vật liệu - vật tư – thành phẩm, dự tính doanh thu – chi phí - lợi nhuận của Công ty trong năm tới việc xác định khối lượng công việc phải thực hiện này cũng là cơ sở để lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư máy móc, trang thiết bị, để thực hiện tốt kế hoạch việc lập các kế hoạch năm cho năm sau thường được tiến hành vào quý IV của năm trước. - Dự báo về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng năm của Công ty được xác định bằng phương pháp chuyên gia, khi lập kế hoạch ban lãnh đạo Công ty cùng các cán bộ của phòng Kinh doanh và các đại lý cùng phân tích tình hình thị trường năm qua và dự kiến đặc điểm tình hình năm tới. Từ đó đưa ra con số tỷ lệ hợp lý. 2.3.1.2 Dự báo theo mùa. Trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho ngành xây dựng thường phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành các công trình vì việc lắp đặt hoàn thiện sản phẩm đá Granite chỉ được thực hiện khi các công trình đã đi vào giai đoạn hoàn thiện mà phần lớn các công trình chỉ được hoàn thiện từ Quý IV đến trước tết Âm lịch để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo mùa. Dự báo về nhu cầu sử dụng, tiêu thụ sản phẩm theo từng tháng là bước cơ sở quan trọng. 2.3.1.3 Dự báo theo xu hướng Những năm đầu mới thành lập, Công ty chủ yếu tiêu thụ, kinh doanh sản phẩm Đá Granite màu đỏ. Do nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của khách hàng, thị trường và một phần lớn phụ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên vật liệu, doanh nghiệp đã gần chuyển hướng chú ý nhiều hơn tới việc đa dạng hoá màu sắc sản phẩm như đá vàng, đá trắng, đá tím......nhằm thực hiện được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu. 2.3.1.4 Dự báo theo tháng. Nhằm điều chỉnh tăng, giảm khối lượng sản phẩm phải cung cấp cho khách hàng, thị trường phù hợp với thực tế, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tháng dựa vào các hợp đồng mà Công ty đã ký, yêu cầu các đại lý, nhà phân phối sản phẩm của Công ty và một phần khách hàng không thường xuyên. 2.3.2 Nhận xét và đánh giá. Dự báo ngắn hạn nói riêng và dự báo nói chung ở Công ty hầu như vẫn chỉ dựa vào ý kiến của các chuyên gia. Các phương pháp dự báo dựa trên mô hình thống kê chưa được áp dụng. Trong phương pháp dự báo ngắn hạn hiện nay đang được thực hiện có một số ưu nhược điểm sau: */ Trong dự báo năm: Ưu điểm của phương pháp này là: - Tận dụng được kiến thức thị trường của những người am hiểu tình hình và có chuyên môn trong phân tích thị trường. - Xét mối quan hệ giữa thị trường và chủ trương, chính sách cụ thể của Công ty trong thời gian tới thì điều này rất quan trọng khi Công ty đã chiếm đa số thị phần trong nước. Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương pháp dự báo năm cũng không tránh khỏi những nhược điểm cần khắc phục như: Dự báo năm phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của người lãnh đạo cao nhất trong cuộc họp. Do đó, có thể mất đi tính toàn diện, khách quan khi đánh giá tình hình và dẫn đến dự báo không còn được chính xác. */ Dự báo theo mùa: Cách làm này hiện nay đã xét đến yếu tố tăng trưởng, yếu tố mùa vụ và yếu tố sự kiện trong dự báo. Tuy nhiên nó cũng còn có nhược điểm là: - Yếu tố chủ quan của người lập kế hoạch ảnh hưởng nhiều tới dự báo. - Việc xác định yếu tố mùa vụ chưa chính xác, vì chỉ xét đến số liệu trong năm trước. Do đó chưa thể tách riêng được yếu tố mùa vụ và yếu tố sự kiện tại mỗi thời điểm xác định yếu tố mùa vụ một cách chính xác hơn sẽ tạo ra dự báo chính xác hơn. Chương III DỰ BÁO NGẮN HẠN MỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÁ GRANITE (HOA CƯƠNG) CỦA CÔNG TY TNHH THÀNH NAM 3.1 Đặc điểm thị trường sản phẩm đá Granite. 3.1.1 Thị trường đã có sự cạnh tranh khốc liệt. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng - sản phẩm đá Granite là ngành mới xuất hiện trên thị trường miền Bắc từ năm 1998 và phát triển mạnh từ năm 2003 đến nay. Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong đó việc xây dựng các công trình dân dụng lớn phục vụ cho đất nước và những khu nhà chung cư cung cấp cho những người dân di dời ngày càng nhiều đã kéo theo việc phát triển của sản phẩm đá Granite phục vụ cho các công trình ấy ngày càng tăng như công trình nhà Quốc hội, khu chung cư cao tầng ở Mỹ Đình, Trung Hoà, Nhân Chính.... Vì vậy, hiện nay trên thị trường miền Bắc đã xuất hiện nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm đá Granite như: Công ty TNHH Đông Ấn, Công ty TNHH Thương mại Đầu tư An Thái, Công ty TNHH Thương mại Tùng Phượng, Chi nhánh Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite Hà Nội, Công ty TNHH Hoàng Mai....Như vậy, Công ty đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, hầu hết các công ty này đều mới thành lập và họ được đầu tư với số vốn lưu động ban đầu rất lớn, đồng thời các công ty này chỉ hoạt động trong lĩnh vực thương mại - kinh doanh. Do đó, giá thành hạ, tiến độ, thời điểm cung cấp sản phẩm ngắn, hình thức mẫu mã sản phẩm đẹp, đa dạng, phong phú. Ngoài ra, các công ty này còn đưa ra các hình thức chiết khấu % khi khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn như mua từ 100m2 trở lên giảm giá 5000đ/m2 và có lấy hoá đơn GTGT. Từ thực tế đó cho thấy, cường độ cạnh tranh của sản phẩm đá Granite là rất cao, gây khó khăn cho việc sản xuất và kinh doanh của Công ty. Đó là chưa kể đến những doanh nghiệp tiềm ẩn có thể tham gia vào nhiều ngành trong tương lai gần, cùng hàng loạt các cửa hàng cung cấp nhỏ đang hoạt động, nhiều khi họ còn bán sản phẩm nhằm “phá giá” thị trường. 3.1.2 Tính chất mùa vụ thể hiện rõ rệt. Do đặc điểm khác biệt của ngành sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng các sản phẩm đá Granite là chỉ được sử dụng khi công trình xây dựng đã đi vào giai đoạn hoàn thiện - giai đoạn cuối cùng và do tâm lý của người dân Việt nam muốn hoàn thành, sửa sang làm mới hơn ngôi nhà của mình trước khi bước sang năm mới thì khi đó mới lắp đặt được sản phẩm đá Granite. Thường vào giai đoạn 4 tháng cuối năm và những tháng trước tết Nguyên đán đã làm cho nhu cầu sử dụng sản phẩm của các Công ty, người dân mang tính mùa vụ rõ rệt. 3.1.3 Tính xu hướng. Trong nền kinh tế thị trường phát triển hiện nay, thu nhập đời sống của nhân dân ngày càng cao. Tính xu hướng của dòng yêu cầu về sản phẩm đá Granite ngày càng lớn, do số lượng chủng loại sản phẩm đá Granite ngày càng đa dạng, phong phú. Hiện nay trên thị trường của sản phẩm Đá granite ốp lát có khoảng trên 50 loại khác nhau như: Đá Granite Bình Định có các loại-Đá đỏ,Đá vàng, Đá tím tân dân, Đá trắng, Đá hồng.... Đá Granite Trung Quốc có các loại-Đá đỏ Ruby, Đá đỏ nhuộm, Đá đen kim xa, Đá hồng lòng tôm, Đá hồng... Do vậy, Công ty đã gắn liền sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Chiến lược sản phẩm xây dựng trong từng thời kỳ hoạt động của Công ty nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đá Granite của Công ty. 3.2.1 Chất lượng sản phẩm. Hiện có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau, và nó có những đóng góp nhất định thúc đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngừng phát triển hoàn thiện. Đối với sản phẩm đá Granite chất lượng sản phẩm được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu cụ thể như: - Tính năng, tác dụng của sản phẩm: sản phẩm đá Granite được sử dụng chủ yếu để ốp cầu thang, mặt tiền, tam cấp, bàn bếp, nền nhà, mộ.... - Các chỉ tiêu thẩm mỹ: sản phẩm đá Granite có nhiều màu sắc, kích cỡ sử dụng trong trang trí. Đồng thời việc nâng cao chất lượng sản phẩm như độ bóng của sản phẩm, đa dạng màu sắc, kích thước, độ dày, mỏng của sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp. Điều đó thể hiện ở chỗ: - Chất lượng luôn luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. - Tạo uy tín, danh tiếng cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. - Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động cho công nhân. Nhờ tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên 1 đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các loại lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, người lao động và xã hội. 3.2.2 Giá cả của sản phẩm. Giá cả là một “vị quan toà” xác định lợi ích kinh tế giữa người bán và người mua. Vì thế nó đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Việc hoạch định giá cả nhằm xem xét khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, người bán, Công ty rất quan tâm trong việc nghiên cứu thị trường để xác định chủng loại và khối lượng sản phẩm mà mình tung ra bán. Ai cũng biết rằng, bất kỳ một sự khác biệt nào về giá bán, khối lượng, chi phí...... đều là nhân tố quyết định đến lợi nhuận của Công ty. Vì thế giá cả sản phẩm ảnh hưởng lớn đến mức doanh thu và thị phần của Công ty. Nhất là trong điều kiện hiện nay các sản phẩm đá Granite của Trung Quốc với đa dạng màu sắc, chủng loại, kích cỡ đang tràn ngập trong thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam, đồng thời, loại sản phẩm này có giá thấp hơn rất nhiều so với cùng loại sản phẩm của Việt Nam. Trong khi đó, có rất nhiều doanh nghiệp, công ty đang kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng - đá Granite. Vì vậy, Công ty phải rất thận trọng khi xây dựng chiến lược giá cả để cạnh tranh với đối thủ của doanh nghiệp. Khi sử dụng chiến lược giá cả Công ty cũng đặc biệt để ý đến tiềm lực của đối thủ cạnh tranh, vì nếu đối thủ mạnh sẵn sàng đối địch trong cạnh tranh thì Công ty dễ bị đánh gục khi sử dụng chính sách giảm giá, mặt khác, khi sử dụng chiến lược này để cạnh tranh, thường làm cho doanh nghiệp mất đi phần lợi nhuận và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Với một Công ty đã hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực sản xuất - cung cấp sản phẩm đá Granite thì giá cả sản phẩm của Công ty liên quan đến vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và trước các đối thủ cạnh tranh. 3.2.3 Những nhà cung cấp nguyên vật liệu - thành phẩm - vật tư kỹ thuật. Việc chăm lo mối quan hệ tốt với người cung ứng nhiều khi còn quan trọng hơn lợi ích do giá cả thấp đem lại, vì nếu giữ gìn mối quan hệ với người cung ứng tin cậy thì dù giá cả có cao một chút vẫn có thể đem lại chi phí kinh doanh cuối cùng thấp hơn so với việc thay thế người cung ứng khác không chắc chắn bằng và thường người này chỉ tạm thời đặt giá có lợi không phải chỉ việc lựa chọn người cung ứng chắc chắn mà cả việc xác định số người cung ứng cũng rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp chỉ chọn một (hoặc rất ít) người cung ứng sẽ có lợi là người cung ứng có thể đặt doanh nghiệp vào loại khách hàng ưu tiên và thường nhượng bộ về giá cả và phải thoả mãn những ý muốn đặc biệt liên quan tới việc sắp đặt nguyên vật liệu, vật tư, các mục tiêu thanh toán và các thời hạn cung ứng. 3.2.3.1 Nhà cung ứng nguyên vật liệu. Đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng đá Granite các loại thì số lượng các nhà cung cấp là không nhiều và chủ yếu có một số Công ty khai thác tại Bình Định như: Công ty Phú Tài, doanh nghiệp tư nhân Thanh Toàn....Vì vậy, sức ép của các nhà cung cấp đối với Công ty là tương đối lớn như: - Không được cung cấp đủ khối lượng hàng đã đặt - Chủng loại sản phẩm không theo đơn đặt hàng. - Thời gian giao hàng chậm - Hàng giao không theo kích thước đã yêu cầu. Những sức ép của các nhà cung cấp nguyên vật liệu đã ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của Công ty làm cho Công ty: - Giao hàng chậm so với hợp đồng - Quy cách của nguyên vật liệu không đúng quy cách đặt hàng đã làm hao phí sản phẩm của Công ty tăng lên, phải mua thành phẩm của các Công ty khác với giá cao để thay thế, đã làm cho chi phí sản xuất tăng lên. - Trong một số trường hợp Công ty đã phải thuyết phục, “khôn khéo”, lựa khách hàng chuyển sang sử dụng màu sắc đá khác do màu sắc sản phẩm khách hàng đặt không còn hoặc không đủ khối lượng yêu cầu. Đồng thời nó cũng làm cho những công nhân lao động sản xuất trực tiếp tại Công ty không đủ việc làm hoặc làm việc cầm chừng để đợi nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới thu nhập, đời sống của người lao động. 3.2.3.2 Nhà cung cấp vật tư Số lượng các nhà cung cấp vật tư cho Công ty tương đối nhiều, đặc biệt là đối với những vật tư phụ nhưng phải sử dụng liên tục hoặc thường xuyên. Còn với hai loại vật tư chính là khẩu séc măng và đầu mài bóng : - Vật tư là khẩu séc măng: phải nhập từ Trung Quốc mà khẩu séc măng có nhiều loại nên việc lựa chọn cho phù hợp với thân lưỡi cưa là vấn đề phức tạp do nhà cung cấp đã cố tình chuyển nhiều loại khác nhau (trộn lẫn). Đã làm cho hao phí vật tư trong sản xuất tăng, thời gian sản xuất bị gián đoạn. - Vật tư là đầu mài bóng: Công ty cũng phải nhập từ Trung Quốc song nhà cung cấp luôn “ép” Công ty phải nhập với số lượng lớn không được đáp ứng đầy đủ về số lượng từng đầu mài như: Công ty muốn nhập số lượng đầu mài bóng số 2 nhiều gấp 2 lần đầu mài bóng số 5 hay đầu mài bóng số 3 nhiều gấp 1.5 lần so với đầu mài 4. Nhưng luôn không được đáp ứng, Nhà cung cấp luôn ép khách hàng phải lấy số lượng các loại là như nhau. Song trong quá trình sử dụng đầu mài bóng thì những đầu mài "phá" sẽ phải sử dụng nhiều hơn, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng về màu sắc sản phẩm không đạt yêu cầu về độ bóng của sản phẩm. 3.2.4 Sự thuận lợi của khách hàng khi mua sản phẩm của Công ty. Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm đá Granite, Công ty đã có các chính sách phục vụ khách hàng với mục đích khuyến mại, thu hút khách hàng bằng các biện pháp tiêu thụ và kỹ thuật phục vụ khách hàng. Dịch vụ phục vụ khách hàng bao gồm cả các dịch vụ trong bán hàng và sau bán hàng. Chẳng hạn như: - Khi khách hàng mua từ 10m2 trở lên, Công ty sẽ giao hàn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32814.doc
Tài liệu liên quan