Dự án thành lập trang trại "Làng nhím Cúc Phương”

Tài liệu Dự án thành lập trang trại "Làng nhím Cúc Phương”: ... Ebook Dự án thành lập trang trại "Làng nhím Cúc Phương”

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Dự án thành lập trang trại "Làng nhím Cúc Phương”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động kinh tế là rất cần thiết. Nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp hiện đang có rất nhiều chương trình, cuộc thi để thu hút, tìm những ý tưởng kinh doanh mới, thiết thực. Là những sinh viên năm cuối của khoa Kế Hoạch – Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, với những kiến thức đã được học, sau khi xem xét và nghiên cứu kỹ, chúng tôi quyết định xây dựng một dự án khởi nghiệp với đề tài: Dự án thành lập trang trại “Làng Nhím Cúc Phương”. Thông qua Dự án, chúng tôi không chỉ muốn hoàn thành nhiệm vụ làm đề án môn Chương Trình Dự Án mà còn muốn trau dồi kinh nghiệm về công tác lập dự án. Dự án này nếu được triển khai không những tạo ra một hướng đi mới cho vùng nông thôn trong việc chăn nuôi để nâng cao đời sống cho người dân mà còn góp phần bảo tồn được loài động vật quý đang ngày càng ít đi do bị săn bắt quá nhiều. Dự án đã kết hợp được mô hình kinh doanh 3 nhà: Nhà kinh doanh – Nhà khoa học – Nhà nông. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Vũ Cương đã đóng góp ý kiến để dự án được hoàn thiện. Đồng thời, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bà con nhân dân xã Cúc Phương đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thu thập thông tin cho dự án. Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, tài chính và chuyên môn, dự án không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các chuyên gia và bạn đọc để dự án được hoàn thiện hơn và có thể triển khai trong thực tế. Tập thể tác giả. Nội dung của dự án được chia làm 5 phần: Chương I: Mô tả ý tưởng và quy mô sản xuất kinh doanh. Chương II: Phân tích thị trường. Chương III: Kế hoạch kinh doanh. Chương IV: Đánh giá dự án. Chương V: Rủi ro, biện pháp khắc phục và kế hoạch phát triển trong tương lai. Do tính chất đặc thù của dự án nên chúng tôi xin được nhấn mạnh và đi sâu phân tích cứu các yếu tố về thị trường, tài chính, kinh tế, xã hội. Ngoài ra dự án cũng đề cập tới các yếu tố khác như pháp lý, môi trường và khoa học công nghệ CHƯƠNG I MÔ TẢ Ý TƯỞNG VÀ QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH I. Ý tưởng kinh doanh. Hiện nay, nhờ mức sống của người dân Việt Nam đã được nâng cao nên chúng ta ngày càng biết quan tâm hơn đến sức khoẻ của cả gia đình. Ngoài giờ làm việc, học tập căng thẳng và mệt mỏi, người dân thường đưa cả gia đình đi du lịch để thoả mãn nhu cầu giải trí, giảm áp lực của công việc, học tập. Chính vì vậy, nhiều khu du lịch sinh thái đã được mọi người tìm đến. Ngoài ra, khi đến với những khu du lịch này, ngoài được tận hưởng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và một không khí tuyệt vời của tự nhiên đem lại, họ còn được thưởng thức các món ăn đặc sản của rừng như thịt nhím, lợn rừng, tê tê, rúi, thỏ, rắn, gà rừng, hươu... Bởi thế nhu cầu thịt thú rừng tăng mạnh sẽ kéo theo nhu cầu về giống các loại thịt thú rừng tăng lên trong đó có cả loài nhím. Hơn nữa, Nhím là loài động vật hoang dã lại có nhiều tác dụng. Thịt nhím nạc, ít mỡ, vừa thơm ngon vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Mật nhím được người ta dùng chữa bệnh đau mắt và dùng để xoa bóp các chấn thương và chữa đau lưng. Thịt, ruột già, gan và cả phân của nhím đều được sử dụng để chữa bệnh phong nhiệt. Chính những tác dụng như vậy của nhím mà dân sành ăn rất khoái khẩu với món thịt nhím. Điều này đã dẫn đến nhu cầu về thịt Nhím gia tăng. Lý do này đã làm cho lượng nhím trong tự nhiên giảm hẳn do đã bị săn bắt nhiều cho các nhà hàng đặc sản, gây hại đến môi trường. Cúc Phương là một trong những xã nghèo của huyện Nho Quan - tỉnh Ninh Bình. Vườn Quốc gia Cúc Phương là nơi bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguyên vẹn 22.000 ha diện tích rừng hiện có. Vì nhu cầu thưởng thức đặc sản nên việc săn bắt Nhím trong tự nhiên ngày càng nhiều, đã làm cho Nhím trong rừng giảm hẳn. Mặt khác, đời sống của nhân dân tại 15 xã vùng đệm rất khó khăn. Việc cải thiện đời sống cho nhân dân, định hướng họ nuôi con gì, trồng cây gì là rất quan trọng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho những tác động xâm hại của người dân vùng đệm đến rừng ngày càng nhiều. Muốn giải quyết vấn đề trên thì ngoài các hoạt động tuyên truyền để người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, việc nâng cao mức sống cho họ là yếu tố không thể thiếu. Từ đó, để hưởng ứng lời phát động của ban lãnh đạo xã, những người dân trong xã đã nảy sinh nhu cầu nuôi Nhím lấy thịt để cung cấp cho thị trường và bảo vệ Nhím hoang dã trong rừng không bị săn bắt quá nhiều. Hơn thế, Cúc Phương là một ví dụ điển hình phù hợp với việc nuôi Nhím vì: Thứ nhất, kỹ thuật nuôi Nhím rất đơn giản, thậm chí còn dễ hơn nuôi các loại gia súc khác. Nuôi nhím trong môi trường tự nhiên nhím sống rất tốt. Do đó, nuôi nhím mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại động vật khác. Thứ hai, Cúc Phương là thuộc vùng núi, do có rừng Quốc Gia nên có điều kiện nghiên cứu khoa học và các nông hộ nuôi Nhím để tăng cường sức sản xuất hướng thịt của Nhím. Do vậy, mà điều kiện ở đây rất phù hợp và thuận tiện cho việc nuôi Nhím giống. Thứ ba, hiện nay, xã đang có xu hướng chuyển dần từ trồng trọt sang tập trung phát triển chăn nuôi các loại động vật có giá trị kinh tế cao hơn như các loài: dê, hươu, ong... Ngoài ra, ban lãnh đạo xã kết hợp cùng với rừng Quốc gia Cúc Phương có dự án muốn đưa con nhím vào nuôi và coi đây là con vật xoá đói, giảm nghèo của xã. Tuy nhiên, tại Cúc Phương cách nuôi Nhím còn tuỳ tiện, người dân nuôi Nhím không được phổ biến kỹ thuật nuôi mà chủ yếu là học qua sách vở, chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng giống Nhím. Từ thực tế đó, chúng tôi nảy sinh ý tưởng là: Thành lập một trang trại nuôi Nhím giống ở xã Cúc Phương – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình để có thể cung cấp nhím giống cho người dân trong xã và các vùng lân cận, sau một thời gian sẽ chuyển sang cung cấp nhím thịt cho các nhà hàng đặc sản và khách sạn. Như vậy, trang trại nuôi nhím của chúng tôi vừa đáp ứng được nhu cầu cho các hộ gia đình muốn làm giàu nhanh chóng từ việc nuôi nhím vừa có thể bảo tồn được loài động vật hoang dã đang bị săn bắt ngày càng nhiều này. II. Động lực kinh doanh. Xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đồng thời thoả mãn niềm đam mê kinh doanh của sinh viên Khối kinh tế. Xuất phát từ mong muốn làm giàu cho quê hương, giúp người dân xung quanh rừng cải thiện đời sống. Tạo công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt là người nông dân có nhiều thời gian rảnh rỗi khi nông nhàn . Giúp bảo vệ rừng nhằm giảm bớt lượng thú rừng bị săn bắt trái phép. Do người dân không được đào tạo cách nuôi Nhím giống sao cho có hiệu quả nên dễ gây thoái hoá giống. Do vậy, khi trang trại đi vào hoạt động sẽ giúp họ có được kỹ thuật nuôi tốt, chống thoái hoá giống ở Nhím. III. Giới thiệu về dự án. 1. Hình thức pháp lý. Sau khi nghiên cứu và được sự tham vấn của các chuyên gia kinh tế, chúng tôi quyết định chọn mô hình Kinh tế trang trại để tiến hành chăn nuôi và cung cấp Nhím giống ra thị trường với tên gọi của trang trại là: “Làng Nhím Cúc Phương” 2. Địa điểm kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của chúng tôi là chăn nuôi Nhím giống thêm vào đó là sản phẩm nông nghiệp để tận dụng được chi phí trong sản xuất, hạ thấp giá thành của sản phẩm và đảm bảo thành công cho dự án. Do vậy, địa điểm kinh doanh của trang trại phải đảm bảo được các yêu cầu: Có đường giao thông tốt tạo thuận lợi cho việc vận chuyển. Chi phí thuê đất đai không vượt quá 0.5% tổng doanh số bán hàng. Với quy mô dự án dự kiến khoảng 400 con Nhím giống/năm , diện tích của trang trại phải vào khoảng 1000m2, trong đó có khoảng 400 đến 500m2 dành cho xây dựng chuồng trại. Có chi phí thấp trong chăn nuôi Nhím. Căn cứ vào các tiêu chí trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đặt địa điểm trang trại ở Thôn Nga 3 – xã Cúc Phương - huyện Nho Quan - tỉnh Ninh Bình. Các lý do lựa chọn như sau: Trang trại nằm ở trung tâm của xã Cúc Phương đây là một yếu tố quan trọng vì: nó nằm gần nơi tiêu thụ nên người chăn nuôi có thể trực tiếp đến quan sát tại chỗ cơ sở cung cấp giống của chúng tôi và càng quan trọng hơn chúng tôi coi đó như một sự bảo hành cho chất lượng Nhím giống, để người dân có thể tin tưởng vào uy tín của trang trại. Trang trại của chúng tôi không phải cạnh tranh khốc liệt do không có trang trại nào đặt tại Cúc Phương. Tiền thuê đất hàng năm là 3.000.000 VND tương đương với 0.35% tổng doanh số hàng bán dự kiến. Hợp đồng này đã được kiểm tra và được sự đồng ý của Chính quyền xã. Trang trại được xã cho thuê đất dự phòng với diện tích 1000m2, diện tích sử dụng chăn nuôi là 500m2. Tận dụng được chi phí thấp trong chăn nuôi do điều kiện tự nhiên thuận lợi để cung cấp thức ăn cho Nhím, khí hậu ôn hoà Nhím phát triển rất nhanh và địa điểm trang trại gần người nuôi nên có thể hướng dẫn kỹ thuật dễ dàng với chi phí thấp. Hơn thế, tạo được việc làm cho cộng đồng người dân của xã. Cúc Phương nằm ở ngã ba của ba tỉnh Ninh Bình – Hoà Bình – Thanh Hoá. Có đường giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển Nhím giống sang các tỉnh lân cận. Ở vị trí đông người qua lại do trang trại nằm gần khu du lịch Vườn Quốc Gia Cúc Phương thuận tiện cho việc quảng bá thương hiệu của trang trại. 3. Quy mô dự án. Địa điểm của trang trại: Thôn Nga 3 – xã Cúc Phương - Huyện Nho Quan - Tỉnh Ninh Bình. Lĩnh vực kinh doanh: Chăn nuôi. Sán phẩm kinh doanh: Nhím giống. Quy mô nhân lực: Quản lý và kỹ thuật viên: 5 người. Công nhân: 2 người. Bảo vệ: 2 người. Quy mô vốn ban đầu: 685.000.000 VND. Tên trang trại là “LÀNG NHÍM CÚC PHƯƠNG” có ý nghĩa chúng tôi sẽ cung cấp Nhím giống cho cộng đồng nhân dân trong xã cũng như các vùng nông thôn khác để họ có một hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi, đồng thời nó gắn liền với địa danh của khu du lịch sinh thái nổi tiếng “Vườn Quốc Gia Cúc Phương”. Khi quảng bá thương hiệu trang trại, chúng tôi chọn khẩu hiệu: “Làng Nhím Cúc Phương – Ba trong Một”. Vì “Ba trong Một” thể hiện 3 mục tiêu trang trại muốn hướng tới: Thứ nhất, bảo vệ loài động vật hoang dã trong rừng; thứ hai, thu được lợi ích kinh tế cho bản thân; thứ ba, nâng cao được đời sống của người dân do Nhím được coi như con vật xoá đói giảm nghèo. Hơn nữa, dự án còn là sự kết hợp của ba nhà: Nhà nông – Nhà khoa học – Nhà kinh doanh. Ngoài ra, “Ba trong Một” tượng trưng cho ba thành viên sáng lập trang trại “LÀNG NHÍM CÚC PHƯƠNG” CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG I. Phân tích môi trường vĩ mô. Việt Nam đang trên con đường đổi mới và phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao và ổn định, thu nhập người dân ngày càng được nâng cao, mức sống của người dân được cải thiện. Nhu cầu thưởng thức các món ăn lạ, giàu dinh dưỡng được mọi người quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là thịt thú rừng. Hơn thế nữa, gần đây có xuất hiện thêm một số dịch bệnh phát triển trong gia súc, gia cầm như dịch lở mồm long móng ở lợn, dịch cúm gia cầm H5N1 ở gà, vịt và các loại gia cầm khác đã dẫn đến việc tiêu thụ các loại mặt hàng này giảm các loại thực phẩm khác được tiêu thụ mạnh hơn đặc biệt là tiêu thụ các món ăn đặc sản tăng lên bởi nó vừa ngon, vừa giàu chất dinh dưỡng mà hơn thế còn là thức ăn sạch. Đây là những yếu tố hết sức thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi Nhím. Chủ trương, chính sách của Nhà nước đều đang tập trung phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn để nâng cao mức sống của người nông dân thông qua việc đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cây trồng, vật nuôi đem lại lợi ích kinh tế cao. Đặc biệt, Nhà nước rất quan tâm khuyến khích phát triển và nhân rộng mô hình “Kinh tế trang trại” ở các địa phương thông qua một số chính sách ưu đãi thể hiện ở Nghị quyết 03/2000/NQ – CP và một số văn bản khác. Tỉnh Ninh Bình cũng đã có dự án phát triển việc nuôi Nhím, coi đây như một con vật nhằm xoá đói giảm nghèo cho người dân, nâng cao mức sống của các hộ nông dân nhằm phát triển kinh tế của tỉnh. Do đó, khi dự án đi vào hoạt động sẽ được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi, điều kiện thuận lợi của Nhà nước và địa phương về các vấn đề thuê đất, vay vốn, cấp giấy phép, đăng ký kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp... Tại Cúc Phương hiện nay, xã đang có xu hướng chuyển dần từ trồng trọt sang phát triển chăn nuôi các loại động vật có giá trị kinh tế cao như dê, ong, hươu sao... Điều kiện ở Cúc Phương khá thuận lợi cho việc nuôi Nhím bởi các nguồn thức ăn cho Nhím là rất có sẵn, phong phú, dồi dào và có thể sử dụng được lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương. Tuy nhiên, tại xã lại đang rất khan hiếm Nhím giống. Nhu cầu về Nhím giống của xã và các vùng lân cận là tương đối lớn. Hiện nay, cũng đã có một số trung tâm và một số hộ nông dân tham gia nuôi Nhím giống, tuy nhiên số lượng Nhím giống mà những đối tượng này cung cấp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, nếu dự án đi vào hoạt động thì sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh từ phía các đối tượng này nhưng sự cạnh tranh này là không đáng kể. Thị trường của dự án tương đối rộng lớn cũng sẽ gây khó khăn cho việc phân phối Nhím đến các địa phương và người dân sẽ khó biết đến trang trại. Tuy nhiên, nếu có những hoạt động Marketing đúng hướng, hiệu quả thì sẽ khắc phục được nhược điểm này. Như vậy, mặc dù còn có một số khó khăn nhưng các điều kiện của môi trường vĩ mô có những đặc điểm rất thuận lợi cho dự án. II. Phân tích cầu thị trường. 1. Nhu cầu về Nhím thịt. Trong những năm gần đây, nhu cầu về Nhím thịt tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do một số yếu tố: thu nhập của người dân được nâng cao, mức sống được cải thiện nên các hoạt động du lịch diễn ra ngày một nhiều, mà khi du lịch đến các vùng rừng núi thì xu hướng chung của du khách là muốn thưởng thức các món ăn đặc sản của thiên nhiên, của rừng. Hơn thế nữa, nhu cầu đa dạng hoá thực phẩm của người dân đặc biệt là tại các khu đô thị lớn ngày càng nhiều. Như vậy, nhu cầu ăn các loại đặc sản, các loại thịt thú rừng rất lớn và đang tăng mạnh, đặc biệt trong một số năm gần đây. Nhím có một số ưu điểm sau: Thịt Nhím nạc, ít mỡ vừa thơm ngon, vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, mật Nhím còn được dùng để chữa bệnh đau mắt và dùng để xoa bóp các chấn thương và chữa đau lưng. Thịt, ruột già, gan và cả phân của Nhím đều được dùng để chữa bệnh phong nhiệt. Bởi những tác dụng của thịt Nhím như vậy mà dân sành ăn rất khoái khẩu với món thịt Nhím. Do đó, lượng thịt Nhím được tiêu thụ khá cao tại các nhà hàng đặc sản. Do điều kiện về thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ điều tra qua thị trường Nhím thịt tại địa bàn Hà Nội và một số địa điểm. Những thông tin này chỉ được coi là chỉ dẫn sơ bộ cho việc phân tích nhu cầu về Nhím giống trên thị trường. Thịt Nhím đã và đang được tiêu thụ tại một số nhà hàng đặc sản với số lượng tiêu thụ khá lớn, theo điều tra của chúng tôi thì nhu cầu này ngày càng tăng. Cụ thể: Bán đảo Tây Hồ (449 Lạc Long Quân) ở đây chuyên làm các món đặc sản về rừng. Mỗi ngày nhà hàng tiêu thụ được 2 con nhím. Số lượng này còn tăng cao hơn nữa vào những tháng cuối năm. Phố núi (52 Nguyễn Chí Thanh) trung bình nhà hàng tiêu thụ khoảng 5 con/tháng. Nhưng vào 3 tháng cuối năm thì lượng tiêu thụ thịt nhím tăng lên 8 – 10 con. Tập trung nhiều nhà hàng đặc sản thú rừng (cuối đường Láng Hoà Lạc ngã ba đi Xuân Mai và Sơn Tây) khả năng tiêu thụ của một số nhà hàng như: Bình Minh, Lâm Sơn Trang, Quang Tám, Quốc Triệu... trung bình một tháng mỗi nhà hàng tiêu thụ được khoảng 10 – 15 con. Nhà hàng đặc sản Thuần Hiền (22 khu phố ngã ba thị trấn Xuân Mai) trung bình một tháng nhà hàng tiêu thụ 5 con. Nhà hàng đặc sản Mỹ Hạnh (thị trấn Lương Sơn – Hoà Bình) bình quân một tháng tiêu thụ 15 con. Về giá cả thì tất cả các nhà hàng nói trên thường lấy giá nhím thịt không cố định do lượng Nhím cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu. Trung bình giá nhím thịt các nhà hàng lấy từ 190.000 đồng/kg đến 250.000 đồng/kg, nhưng cũng có những ngày họ phải lấy với giá 300.000 đồng/kg. Khi được hỏi là chúng tôi có thể cung cấp nhím với số lượng ổn định và giá sẽ dao động từ 150.000 đồng/kg đến 220.000 đồng/kg cho nhà hàng thì các nhà hàng đều chấp nhận mua và có quan hệ lâu dài. Qua các kết quả phân tích, ta có thể nhận thấy nhu cầu về nhím lấy thịt là rất cao mà khả năng cung cấp lại không đáp ứng đủ nên có một bộ phận ít người đã vào rừng để săn bắt Nhím trái phép về bán cho các nhà hàng. Nhưng số lượng đó chỉ cung cấp được một lượng rất nhỏ nhu cầu nên giá Nhím thịt rất cao. Ngoài ra, theo điều tra của chúng tôi đối với một số hộ gia đình nuôi Nhím ở Cúc Phương thì hiện nay, ở đây chưa cung cấp đủ nhu cầu giống ngay tại chỗ, bởi vậy nên họ không có Nhím để cung cấp Nhím lấy thịt đáp ứng nhu cầu thị trường (do giá nhím giống cao hơn giá Nhím thịt: hiện nay, giá Nhím giống là 350.000đ/kg trong khi giá Nhím thịt vào khoảng 200.000đ/kg). Như vậy, cầu về Nhím thịt trên thị trường là rất lớn, số lượng Nhím nuôi chưa thể đáp ứng được đủ cho nhu cầu thị trường mà nguyên nhân chính của vấn đề này là không có Nhím giống, bởi lượng cung cấp về Nhím giống là không đáng kể. 2. Thị trường Nhím giống. Hiện nay, lượng Nhím giống chưa đáp ứng đủ được nhu cầu của thị trường. Theo điều tra của chúng tôi tại địa điểm đặt dự án là xã Cúc Phương thì Nhím giống tại xã đang rất khan hiếm, nhiều hộ gia đình có nhu cầu nuôi Nhím nhưng không thể tìm mua được Nhím giống. Cả xã hiện nay mới chỉ có 14 hộ nuôi Nhím với số lượng khoảng 60 con. Theo ý kiến của một số người dân có nuôi Nhím tại xã thì: Cúc Phương mới chỉ đáp ứng được tối đa khoảng 8 – 9% nhu cầu của thị trường (số lượng người hỏi mua rất nhiểu). Trong vòng 10 năm nữa, nhu cầu về giống Nhím vẫn chưa thể bão hoà. (Xem chi tiết trong hộp ý kiến - Phụ lục số 1). III. Phân tích cung thị trường. 1. Phân tích ngành. Bởi đây là một loại hình kinh doanh tương đối mới nên các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này của dự án có sức ép không đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó dự án lại phải chịu sức ép khá lớn của các đối thủ tiềm ẩn. 1.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh. Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy dự án có một số các đối thủ chính như sau: Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì – Sơn Tây. Trung tâm nghiên cứu khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Tây Bắc – Sơn La (thuộc viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam). Công ty ANFA: chuyên gia tư vấn đầu tư dự án và quản lý Nông nghiệp. Các hộ gia đình có hoạt động nuôi Nhím. Các đối thủ trên có một số ưu, nhược điểm chính sau: Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì và trung tâm nghiên cứu khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Tây Bắc là các cơ sở quốc doanh, đã có thời gian phát triển tương đối lâu. Thị trường Nhím giống ở miền Bắc hiện nay chủ yếu do hai trung tâm này cung cấp. Các hộ dân nuôi Nhím ở Cúc Phương trước đây đã lấy Nhím giống từ hai trung tâm này. Vì vậy, có thể khẳng định đây là đối thủ chính của trang trại. Các ưu điểm chủ yếu của hai trung tâm: Các trung tâm này đều là các cơ sở quốc doanh nên việc đầu tư về chuồng trại đều do Nhà nước cấp vốn. Ra đời từ khá lâu nên người dân bước đầu đã biết đến. Kỹ thuật chăn nuôi tương đối tốt. Đánh giá: Bởi các trung tâm này đều là các cơ sở quốc doanh nên họ chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề quảng bá hình ảnh của trung tâm tới khách hàng, chính vì vậy nên chưa được nhiều người biết đến. Nhãn hiệu của trung tâm được người dân biết đến chủ yếu là do những thông tin truyền miệng. Các hoạt động Marketing của hai trung tâm này còn yếu, đặc biệt trong việc mở rộng mạng lưới phân phối và các hoạt động quảng bá thương hiệu. Cụ thể khi chúng tôi hỏi những người dân có nhu cầu mua Nhím ở Xã Cúc Phương thì mới chỉ có một số ít người (khoảng 20%) biết đến hai trung tâm này. Vì đây là các trung tâm của Nhà nước nên việc quan tâm chăm sóc Nhím còn kém, chưa đúng mức (một người phải chăm sóc hơn 100 con Nhím nên việc theo dõi Nhím, phát hiện Nhím có bệnh là tương đối khó). Ở hai trung tâm này tỷ lệ phối giống thường là 1:1 nên chi phí chăn nuôi cao. Công ty ANFA: Chuyên gia tư vấn đầu tư dự án và quản lý nông nghiệp. Các ưu điểm chính: Ra đời trước nên đã được mọi người biết đến. Các tiêu chuẩn về chuồng trại, thức ăn tương đối tốt. Quy mô sản xuất rất lớn nên khả năng cung cấp Nhím giống của công ty là không hạn chế. Kỹ thuật chăn nuôi tương đối tốt. Công ty đã chú ý đến việc quảng bá thương hiệu thông qua các hoạt động quảng cáo (trên trang web, trên báo nông nghiệp). Đánh giá: Công ty có mức doanh thu rất lớn do tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay công ty mới chỉ cung cấp nhím giống cho các đối tượng chủ yếu là khách hàng vệ tinh của công ty từ Đà Nẵng trở vào đến các khu vực phía Nam nên thị trường của công ty còn hạn chế. Đặc biệt, công ty không cung cấp nhím giống cho các hộ cá thể. Đây là thiếu sót của công ty bởi đã bỏ qua một thị trường rất lớn là các hộ gia đình có nhu cầu nuôi Nhím. Các hộ gia đình nuôi Nhím. Ưu điểm: Chi phí đầu vào cho chăn nuôi thấp: Bởi hộ có thể tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp, hơn nữa họ có thể sử dụng luôn lao động nhàn rỗi của gia đình. Số lượng Nhím nuôi của mỗi gia đình thường với quy mô nhỏ nên việc theo dõi và chăm sóc Nhím được đảm bảo yêu cầu. Đánh giá: Việc nuôi Nhím của các hộ cá thể đều mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán nên việc cung ứng chủ yếu chỉ ở chính địa phương của họ. Bởi không có nhân viên được hướng dẫn cụ thể nên kỹ thuật chăn nuôi của họ không được tốt. Số lượng Nhím của các hộ nuôi nhỏ, kỹ thuật phối giống chưa tốt nên khi phối giống đến đời con F2, F3... rất dễ xảy ra hiện tượng phối giống cận huyết, gây thoái hoá giống. Hộ gia đình vì quy mô nhỏ, lẻ lại thêm thiếu thông tin tiêu thụ của thị trường. 1.2. Đối thủ tiềm ẩn. Do đây là loại hình kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nên việc xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới là điều không thể tránh khỏi. Đối thủ cạnh tranh mới chủ yếu là những cá nhân, tập thể có khả năng về tài chính mở ra những mô hình trang trại giống của chúng tôi. Sức ép của dự án từ các đối thủ tiềm ẩn chủ yếu đến từ các đối tượng này. Ngoài ra, đối thủ tiềm ẩn còn là các hộ gia đình nuôi Nhím mới tăng lên. Tuy nhiên, sức ép của các đối thủ này đều có quy mô nhỏ, địa bàn phân tán và họ khó có khả năng liên kết với nhau để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, khi các đối thủ này xuất hiện thì việc chiếm lĩnh thị trường không phải là vấn đề đơn giản. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh các hoạt động Marketing để trang trại ngày càng được nhiều người biết đến. Trang trại cũng sẽ chú ý đến chất lượng giống để nâng cao uy tín, tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng đối với sản phẩm của trang trại chúng tôi. 1.3. Sản phẩm thay thế. Là việc tiến hành chăn nuôi các động vật khác. Tuy nhiên, sức ép của sản phẩm thay thế là không đáng kể bởi Nhím là một loại động vật rất dễ nuôi, có khả năng chống chịu cao, ít bệnh tật. Hơn thế, việc nuôi Nhím đem lại hiệu quả về kinh tế cao hơn hẳn việc chăn nuôi các loài động vật khác. 2. Cung của dự án. 2.1. Sản phẩm. Sản phẩm của dự án chúng tôi chủ yếu là Nhím giống, giống Nhím là Nhím Bờm. Khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi có khả năng cung cấp cho thị trường mỗi năm 300 con tương ứng với 2400 kg thịt Nhím. 2.2. Phân tích SWOT. 2.2.1. Điểm mạnh. Dự án được triển khai ở xã Cúc Phương nên có nguồn thức ăn cho Nhím vô cùng dồi dào và phong phú. Có thể sử dụng lao động nhàn rỗi ở chính địa phương. Phối hợp với các kỹ thuật viên và các chuyên gia người nước ngoài tại viện nghiên cứu thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương hàng tháng đến kiểm tra thêm về chất lượng giống. Nhu cầu về sản phẩm Nhím giống và Nhím thịt đang tăng cao trên thị trường. Có chiến lược Marketing hiệu quả. Có thể xây dựng được mô hình kết hợp chăn nuôi – du lịch - bảo vệ môi trường nên dễ thu hút sự tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế về vốn, kỹ thuật,... 2.2.2. Điểm yếu. Trang trại mới thành lập nên cần một khoảng thời gian để khách hàng biết đến và tin tưởng vào chất lượng giống mà trang trại cung cấp. Khó có thể tạo được các kênh bán hàng rộng rãi do địa bàn cung cấp sản phẩm của dự án trải rộng và khả năng tài chính còn hạn chế. Thiếu kinh nghiệm trong quản lý. 2.2.3. Cơ hội. Thị trường sản phẩm rất lớn và hiện tại còn đang bị bỏ ngỏ. Các đối thủ chưa có kế hoạch Marketing hiệu quả, chưa có đối thủ nặng ký. Nhà nước đang có nhiều chính sách ưu đãi cho việc phát triển mô hình “Kinh tế trang trại”. Địa phương đang có dự án phát triển việc nuôi Nhím. Thách thức. Cạnh tranh về việc cung cấp Nhím giống sẽ trở nên gay gắt, đặc biệt là khi cầu về Nhím giống bão hoà. Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới. CHƯƠNG III KẾ HOẠCH KINH DOANH I. Kế hoạch Marketing. Mục tiêu Marketing. Mục tiêu ngắn hạn: Trong vòng 3 năm trang trại trở thành trung tâm hàng đầu về cung cấp Nhím giống trên phạm vi miền Bắc và miền Trung. Mục tiêu dài hạn: Xây dựng uy tín trang trại vững mạnh, tạo sự tin cậy với khách hàng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu. Ngoài ra trang trại còn tìm hướng xuất khẩu sang Trung Quốc, và các nước trong khu vực Đông Nam Á. 1. Sản phẩm và chu kỳ kinh doanh. Nhím giống của trang trại được cung cấp có thể dùng làm giống bố, mẹ thế hệ tiếp theo hoặc cung cấp Nhím thịt cho các nhà hàng đặc sản ở khu đô thị và các khu du lịch. Chu kỳ kinh doanh của trang trại tương đối dài do phải phụ thuộc vào chu kỳ sinh sản của Nhím. Đặc thù của sản phẩm là một sinh vật sống có chu kỳ sinh sản bình quân 2 lứa/năm, chính vì vậy, khi thực hiện chiến lược kinh doanh của mình chúng tôi cần tạo sự tin cậy tuyệt đối nơi khách hàng. 2. Giá cả. Phương pháp xác định giá bán Nhím giống được xác định theo mức giá hiện hành hay định giá cạnh tranh. Chúng tôi quyết định đặt giá bán Nhím giống thấp hơn giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Bởi vì, chúng tôi tận dụng được chi phí chăn nuôi nhím giống thấp: Chi phí thức ăn và nhân công thấp, chúng tôi áp dụng mô hình chuyên môn hoá trong chăn nuôi, phân công lao động cụ thể. Đối tượng khách hàng mục tiêu lại là các hộ gia đình, với mỗi biến động về giá đều được tính đến thì cách định giá như này là phù hợp. Tuy nhiên, mức giá đặt ra sẽ không thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh để tránh cạnh tranh giảm giá cả. Với cách định giá trên cộng với việc phân phối trực tiếp tới khách hàng và xúc tiến mạnh mẽ sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Chất lượng giống nhím ổn định, giá cả hợp lý, ít biến động sẽ tạo được sự tin cậy nơi khách hàng. Chiến lược giá khi mới kinh doanh là chiến lược “Bám chắc thị trường” đặt giá thấp hơn để giành thị phần nhưng vẫn đảm bảo có lãi do tận dụng được lợi thế quy mô trang trại lớn. 3. Phân phối và bán hàng. Do đặc thù của ngành kinh doanh nên chúng tôi chủ yếu tập trung vào kênh phân phối trực tiếp. Nhím giống từ trang trại Khách hàng Hình thức: Khách hàng sẽ phải hợp đồng và thanh toán 20% giá trị hợp đồng trước với trang trại để có thể được cung cấp Nhím giống. Khi Nhím đến tuổi trưởng thành có thể xuất chuồng, sau khi được kỹ thuật viên kiểm tra và hạt kiểm lâm cấp giấy xác nhận Nhím sẽ được cung cấp cho khách hàng. Nhím đã được đánh dấu để đảm bảo khi khách hàng mua sẽ không xảy ra hiện tượng cận huyết khi tiến hành phối giống cho Nhím. 4. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Việc xúc tiến hỗn hợp sẽ được chú ý phát triển để tạo ra ưu điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Quảng cáo: Thông tin quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh của địa phương. Đăng quảng cáo trên báo địa phương. Xúc tiến bán (khuyến mại): Khi khách hàng mua Nhím sẽ được hướng dẫn và phát miễn phí bản kỹ thuật nuôi và chăm sóc Nhím giống. (Nếu khách yêu cầu có thể cung cấp thêm dụng cụ nhốt Nhím để vận chuyển). Ngoài ra, trang trại sẽ quan tâm tới khách hàng trong khoảng thời gian Nhím bắt đầu phối giống sẽ cho nhân viên đến kiểm tra xem gia đình có nuôi theo đúng kỹ thuật không. Đây là lợi thế rất lớn bởi trang trại gần người chăn nuôi nên có thể hướng dẫn kỹ thuật cho họ một cách dễ dàng với chi phí thấp. Tuyên truyền: Tham gia các cuộc triển lãm về Nông nghiệp để quảng bá hình ảnh trang trại và tác dụng của việc nuôi nhím, cũng như cung cấp thêm thông tin về kỹ thuật nuôi Nhím. Hợp tác với các tổ chức xã hội như: Hội phụ nữ, hội thanh niên, hội cựu chiến binh của xã đang có ý định nuôi Nhím để có thu nhập thêm, hơn thế, nhằm phổ biến kỹ thuật nuôi Nhím tới cộng đồng nhân dân và mời một số cơ quan có uy tín đến tham quan trang trại. II. Kế hoạch sản xuất. 1. Thiết kế trang trại Diện tích đất mà xã Cúc Phương cho trang trại chúng tôi thuê là 1000m2. Trong đó, diện tích dùng để xây dựng chuồng trại là 500m2 với 4 dãy chuồng, mỗi dãy có 50 ngăn chuồng. Diện tích còn lại, chúng tôi dùng để xây dựng: 1 phòng quản lý để làm văn phòng cho cán bộ quản lý và nhân viên làm việc, điều khiển các hoạt động chung của trang trại. 1 phòng bảo vệ. 1 nhà kho để chứa dụng cụ lao động và dự trữ thức ăn. 1 bể Biogas để xử lý chất thải, tránh gây ô nhiễm môi trường. ( Chi tiết bản thiết kế trang trại xem trong phụ lục số 2). 2. Xây dựng chuồng trại. Xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi là cần thiết và càng quan trọng hơn trong chăn nuôi Nhím. Mặc dù đã được con người nuôi dưỡng nhưng chúng còn mang nặng tính hoang dã và còn nguyên vẹn phản xạ tự nhiên luôn chạy trốn trước những biến động đột ngột. Vì vậy, yêu cầu chuồng trại phải được đảm bảo các yếu tố sau: Thứ nhất, trang trại của chúng tôi dự định nuôi Nhím với quy mô đàn là 25 con đực và 75 con cái. Với tỷ lệ sinh sản của Nhím mỗi năm 2 lứa và mỗi lứa Nhím đẻ 2 con. Như vậy, khi kỹ thuật viên của trang trại phối giống tốt nhím sẽ sinh sản 300 con/năm. Do quy mô đàn nhím như nói ở trên nên ban đầu trang trại sẽ xây dựng 500 m2 chuồng, chuồng xây thành từng ô bằng gạch, xi măng, cát và mỗi ô chuồng có diện tích 2m2 để ghép đôi cho Nhím sống và sinh sản. (Xem phụ lục số 3). Thứ hai, Nhím là loài leo trèo được nên tường phải xây cao 1,2m và xung quanh tường trát vữa xi măng cát có đánh bóng, trong chuồng gắn các máng ăn và máng uống nước bằng sành. Hơn nữa, nền đổ bêtông dày 5 cm để tránh nhím đào bới thoát ra ngoài, mái lợp fibroximăng tránh mưa, gió. Từ các yêu cầu về chuồng trại cho Nhím và chúng tôi đã tham khảo thêm và đưa ra bảng chi phí nguyên vật liệu sau: Xem chi tiết Phụ lục 4 Sau khi có bản thiết kế trang trại và ước tính nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng chuồng trại chúng tôi bắt đầu tiến hành xây dựng và hoàn thành chuồng trại trong thời gian một tháng. Công xây dựng cho 1m2 là 25.000 VND. 3. Kỹ thuật chọn giống và mua giống. Khi bắt đầu bước vào chăn nuôi bất kỳ một loại gia súc, gia cầm hoặc động vật nào thì người chăn nuôi bao giờ cũng quan tâm tới việc chọn giống. Ban đầu, sản phẩm của chúng tôi là nhím giống để cung cấp cho các hộ dân hoặc những người có mong muốn làm giàu nhanh từ việc._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28129.doc
Tài liệu liên quan