Dự án quán cà phê Anh ngữ No Fear (khởi nghiệp)

Lời mở đầu Là những SV của trường ĐH KTQD, chúng tôi thường xuyên có những ý tưởng về những dự án kinh doanh nho nhỏ của mình. Từ những điều bắt gặp trong cuộc sống, kết hợp với những kiến thức đã được học, được tích luỹ, những ý tưởng đó ngày càng đầy dần và hoàn thiện hơn. Trong những ý tưởng đó, có một điều đã khiền tất cả chúng tôi suy nghĩ rất nhiều. Chúng tôi từng học qua nhiều lớp Anh ngữ, và thấy nhiều người có cùng chung một bức xúc “các trung tâm thì có nhiều, nhưng chỗ để sử dụng ti

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3831 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Dự án quán cà phê Anh ngữ No Fear (khởi nghiệp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếng Anh trong thực tế thì hầu như không có”. Vậy tại sao mình không thành lập một nơi để mọi người đến và thoải mái nói chuyện bằng tiếng Anh ? Những bức xúc và suy nghĩ đó thôi thúc chúng tôi hoàn thiện dự án Quán café Anh ngữ “No_Fear”, một không gian đậm chất Anh giữa lòng Hà Nội. Dù đã cố gắng nhiều nhưng chúng tôi vẫn rất muốn có những ý kiến đánh giá sát đáng từ các chuyên gia. Đó là lí do chúng tôi đưa dự án của mình đến với cuộc thi “SV khởi nghiệp”. Cuộc thi “SV khởi nghiệp” do báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp phối hợp cùng Trung tâm thông tin Kinh tế tổ chức trong những năm qua đã thực sự trở thành sân chơi bổ ích, lý thú cho SV Việt Nam. Đây là nơi để các SV bày tỏ các ý tưởng, hoài bão của mình, được nghe ý kiến đánh giá của các chuyên gia, và tìm kiếm cơ hội biến những ước mơ đó thành hiện thực, nhằm thoả mãn khát khao làm giàu cho bản thân, cho xã hội và cho đất nước. Đưa dự án tham dự cuộc thi, bên cạnh để học hỏi, thử sức, chúng tôi cũng rất mong nhận được những ý kiến nhận xét góp ý của Ban tổ chức để một ngày nào đó có thể thực hiện được dự án trong thực tế. Chúc cuộc thi thành công tốt đẹp, mãi xứng đáng là cầu nối quan trọng cho những SV Việt Nam năng động bước vào đời. Xin chân thành cảm ơn ! Tóm tắt dự án kinh doanh Thế hệ trẻ ngày nay được tiếp xúc với ngoại ngữ từ rất sớm. Nhờ nhận rõ tầm quan trọng, được chú ý đầu tư nên trình độ tiếng Anh của các HS, SV ngày càng cao. Tuy nhiên, khi bắt đầu sử dụng Anh trong công việc thực tế thì những hạn chế bắt đầu bộc lộ. Nhiều sinh viên có thể hoàn thành xuất sắc bài thi viết tiếng Anh nhưng lại không đủ tự tin để giao tiếp với người nước ngoài khi cần thiết. Nguyên nhân chính là bởi việc học tiếng Anh vẫn chỉ mới dừng lại trên sách vở, giới hạn trong phòng học mà thôi. Bản thân chúng tôi cũng cảm thấy bức xúc khi những điều mình học được không có cơ hội thực tập trước lúc bắt đầu tham gia một công việc chính thức. Đây là lí do chính để chúng tôi quyết định thành lập “No_Fear” - Quán cafe Anh ngữ, nơi chúng ta đến để cùng nói tiếng Anh chứ không chỉ đọc và viết. Khách hàng mục tiêu của Quán là các SV, HS, người mới đi làm. Sản phẩm, dịch vụ mà chúng tôi cung cấp gốm hai mảng chính. Một nhằm tạo ra lợi nhuận, đó là cung cấp các đồ uống, giải khát, đồ ăn…phù hợp với SV. Quan trọng hơn, là mảng thứ hai với các dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt, thể hiện ở: một không gian văn hoá đầy chất Anh; nhân lực (trực tiếp là các CTV, khách mời ); các chương trình hoạt động định kì cùng các lễ hội do Quán tổ chức. Do đó, chiến lược mà chúng tôi theo đuổi sẽ là “trọng tâm trên cơ sở khác biệt hoá”. No_Fear sẽ được điều hành, quản lý bởi các SV khởi nghiệp, tuy chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng giàu nhiệt huyết, sức sáng tạo, lại gần gũi với khách hàng mục tiêu, hiểu rõ được các nhu cầu của họ. Với sự cố gắng, cùng tinh thần học hỏi, chúng tôi sẽ hoàn thành vai trò quản lý của mình, mang lại lợi nhuận cho Quán cũng như lợi ích thiết thực cho khách hàng. Sau khi điều tra kĩ về thị trường, cùng những tính toán chi tiết, chúng tôi dự tính mức vốn cần huy động là 100.000.000VNĐ, sẽ hoàn vốn trong 6 tháng và sau 3 năm sẽ lãi khoảng 800 triệu. Dự án là khả thi trong thực tế. Không những đem lại những lợi ích kinh tế, dự án còn mang lại những lợi ích xã hộ khác, đó là tăng cường sự mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, năng động hơn trong cuộc sống, gián tiếp tăng cường năng lực của học sinh, SV trên địa bàn Thủ đô. CHƯƠNG I Ý TƯỞNG VÀ ĐỘNG LỰC KINH DOANH I. Ý TƯỞNG KINH DOANH Là những sinh viên và đặc biêt là những sinh viên Kinh tế thì ai cũng hiểu rằng tiếng Anh sẽ là một kĩ năng ngày càng giữ vai trò quan trọng. Cùng với sự hòa nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, yêu cầu về ngoại ngữ mà trước hết là tiếng Anh đối với sinh viên ra trường sẽ không dừng ở tấm bằng mà đòi hỏi khả năng giao tiếp thực sự. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến các khóa học “nghe nói” ở các trung tâm luôn được quan tâm hơn cả. Xuất phát từ thực tế hiện nay, HS&SV học tiếng Anh nhưng không có cơ hội luyện tập sử dụng trong thực tế, học không đi đôi với hành. Không ít sinh viên có thể hoàn thành xuất sắc bài thi viết tiếng Anh nhưng lại không đủ tự tin để giao tiếp với người nước ngoài khi có cơ hội. Do đó, nhu cầu có một địa điểm để sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, đồng thời giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao khả năng ngoại ngữ (đặc biệt là khả năng giao tiếp) là rất lớn. Bên cạnh đó khả năng đáp ứng của các trung tâm tiếng Anh còn rất nhiều hạn chế, trung tâm chất lượng cao thì chi phí quá đắt, còn các trung tâm trung bình thì chất lượng cũng như hiệu quả rất thấp. Là những sinh viên cũng đã học không ít trung tâm tiếng Anh chúng tôi hiểu rất rõ về những bất cập của các trung tâm này và những bức xúc của các bạn sinh viên. Trong thời gian diễn ra World Cup, chúng ta thấy có một quán nhỏ của người Anh giữa nước Đức rất độc đáo. Vậy tại sao ở Việt Nam, nơi có nhu cầu học tiếng Anh rất cao, lại không thể có một quán Anh Chúng ta vẫn thường nói “học mà chơi, chơi mà học” và “học mọi lúc mọi nơi”, học từ thực tế tránh lý thuyết xuông, vậy tại sao không tạo nên một nơi mà bạn thực hành tiếng Anh một cách thực tế không phải là những chủ đề muôn thủa “ai cũng biết mà vẫn phải nói”, không phải là những thầy cô bạn bè quen thuộc mà là một nơi bạn có thể trò chuyện với bất kì ai, bất kì điều gì, và khám phá những điều mới mẻ qua chính những “người bạn mới quen”. II. ĐỘNG LỰC KINH DOANH Mục đích tài chính, lợi nhuận: chúng tôi là những SV, nguồn tài chính eo hẹp, phần vốn góp là do sự giúp đỡ ban đầu từ phía gia đình. Do đó, khi bắt đầu quyết định kinh doanh, chúng tôi xác định phải làm sao cho đồng vốn sinh lời. Từ đó có thể hoàn vốn cho gia đình, thoả mãn các nhu cầu vật chất của gia đình và bản thân. Xét cho cùng, khi bắt đầu bất kỳ một dự án kinh doanh, động lực trước tiên bao giờ cũng là lợi nhuận. Là giới trẻ 8X, chúng tôi luôn muốn khẳng định mình, năng lực, bản lĩnh của mình trong cuộc sống. Chúng tôi luôn muốn những ý tưởng của mình khi đã bắt đầu thì “phải làm tới nơi tới chốn”, phải thành công. Tuy biết thất bại là những bài học tốt, nhưng chúng tôi muốn học tập từ chính những thành công của mình. Những bức xúc hình thành nên ý tưởng của dự án chính là những bức xúc của bản thân chúng tôi. Đây chính là động lực trực tiếp để chúng tôi tiến hành thực thi ý tưởng kinh doanh. Để từ đó, không chỉ mang lại cho bản thân cơ hội được thực hành, giao tiếp tiếng Anh trong thực tế mà còn mang lại cơ hội đó cho nhiều bạn trẻ khác. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: Không bao lâu nữa Việt Nam sẽ gia nhập WTO, quá trình hội nhập đòi hỏi nguồn nhân lực trong nước không chỉ cần tăng cường chuyên môn mà còn phải có khả năng sử dụng tiếng Anh, ngôn ngữ phổ biến trên toàn cầu, một cách thành thạo. Hiện nay, các vị trí tuyển dụng, đặc biệt là các vị trí quan trọng có mức lương cao, đều yêu cầu khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, lưu loát. Điều này càng khiến cho nhu cầu được rèn luyện tiếng Anh trong thực tế ngày càng cao. Nền giáo dục nước nhà đã rất chú trọng tới việc tăng cường khả năng ngoại ngữ cho SV. Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc ở các bậc học từ phổ thông tới đại học, đặc biệt là các nghành học ngoại giao, ngoại ngữ, kinh tế… thì nhu cầu sử dụng tiếng Anh thông thạo ngày càng cao. Với sự du nhập ngày càng mạnh mẽ của Văn hóa phương Tây, nhiều bạn trẻ đang ngày càng yêu thích, muốn tìm hiểu tiếng Anh nói riêng và văn hoá phương Tây nói chung. Ngoài ra, nhờ mức sống hiện nay đã được cải thiện hơn trước rất nhiều, việc đầu tư cho học tập cũng được chú ý hơn. SV ngày này có được điều kiện học hành tốt hơn, mức sống cũng như khả năng chi trả của họ, tuy vẫn phụ thuộc vào gia đình song cũng đã cao hơn trước rất nhiều. II. PHÂN TÍCH CẦU THỊ TRƯỜNG: 1.Xác định phạm vi thị trường: Khi tiến hành điều tra trên bàn 2 quận: Hai Bà Trưng và Hoàng Mai, Hà Nội. Chúng tôi nhận thấy : - Đây là nơi tập trung đông dân cư. - Đây là nơi tập trung nhiều trường đại học của Hà Nội như: ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây dựng, ĐH Mở, ĐH Quản lí kinh doanh, ĐH Y Hà Nội, Học Viện Ngân hàng... với rất đông SV đang theo học. Do đó chúng tôi quyết định chọn địa điểm đặt quán tại khu vực này, trên đường Lê Thanh Nghị, thuộc khu vực SVĐ Bách Khoa. 2. Các đặc điểm của cầu: Chúng tôi tuy tiến hành dự án về quán giải khát, nhưng lại thu hút khách hàng chủ yếu bằng cách thoả mãn nhu cầu có một nơi để giao tiếp bằng tiếng Anh mà không phải thông qua môi trường lớp học. Vì vậy trước tiên khách hàng phải là những người đang hoặc cần học tiếng Anh, có thời gian và mong muốn có cách học thực tế hơn, hiệu quả hơn. Từ đó, chúng tôi xác định đối tượng phục vụ chủ yếu của mình là học sinh trung học, SV và người mới đi làm. Qua 175 phiếu hỏi được phát cho SV Kinh tế (50 phiếu), các lớp tiếng anh buổi tối tại ĐH Bách Khoa (75 phiếu) và thư viện quốc gia ( 50 phiếu ), chúng tôi rút ra những nhận định sau: Về độ tuổi và nghề nghiệp: đa số là SV vì đối tượng này có nhiều thời gian đầu tư vào việc học ngoại ngữ và cũng ý thức rất rõ vai trò của tiếng Anh khi đi xin việc. Ngoài ra có một phần nhỏ (khoảng dưới 10%) là học sinh trung học và người mới đi làm. Nhưng, SV vẫn là khách hàng chiếm số đông còn bởi họ là đối tượng năng động và thích khám phá, không ngại chọn môi trường mới như quán xá làm nơi học tiếng Anh. Qui mô của cầu: ta có thể dự đoán cầu một cách khái quát nhất dựa vào việc ước lượng số SV đại học trên địa bàn (là khách hàng chủ yếu của No_Fear). Tính trung bình trong những năm gần đây, mỗi năm : -Đại học KTQD tuyển sinh gần 4000 SV. Cả trường riêng hệ chính quy đã có hơn 15 nghìn SV. -ĐH Bách Khoa riêng hệ chính quy mỗi năm tuyển sinh hơn 4000, nếu kể cả ĐH Mở, các hệ liên kết… thì số lượng còn lớn hơn nhiều. -ĐH Xây Dựng chỉ tiêu tuyển sinh có ít hơn, nhưng cũng xấp xỉ 2000 SV/1 năm. Cùng số lượng rất lớn SV của ĐH Y Hà Nội, Học viện Ngân Hàng và các trường trung học trên địa bàn. Đa số các SV học các trường thuộc khối kinh tế đều có nhu cầu học tiếng Anh giao tiếp. Đối với các trường kĩ thuật thì nhu cầu này nhỏ hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập hiện nay tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ thông dụng và ngày càng có nhiều SV kĩ thuật đi quan tâm tới việc rèn luyện kĩ năng nghe nói tiếng Anh. Những số liệu đó cũng cho ta hình dung được phần nào độ lớn của cầu trên thị trường. Về trình độ: hầu hết những người có nhu cầu đến quán đều đang theo học một lớp tiếng Anh nào đó. Khi được hỏi về trình độ tiếng anh, khoảng 19% tự nhận mình ở mức kém, 76% trung bình và khá, chỉ có khoảng 5% tin vào khả năng tiếng anh của mình. Điều đáng nói là ngay trong 30% số người tự tin vào trình độ tiếng Anh của mình thì có tới trên 75 % vẫn không tự tin vào khả năng giao tiếp trong thực tế. Và nguyên nhân chính là do thiếu cơ hội sử dụng tiếng Anh trong thực tế (chiếm gần 70 % số người được hỏi trả lợi là không có cơ hội sử dụng tiếng anh trong thực tế). Về khả năng chi trả và số lần đến quán trong một tuần: Theo số liệu khảo sát cho thấy, mỗi tháng, SV chi trả cho tiền học tiếng Anh khá lớn: 48% chi trả từ 100-200 NĐ, 30% chi trả dưới 100NĐ, và tới 22% chi trả hơn 200 NĐ cho tiền học tiếng Anh một tháng. So với ngân sách chi tiêu hàng tháng của SV, đây là số tiền không hề nhỏ. Điều này chứng tỏ SV rất chú ý tới việc tăng cường khả năng tiếng Anh, không ngại chi phí. Điều này cũng cho thấy khả năng chi trả cho dịch vụ của quán là khả quan, dù HS, SV không phải là đối tượng dư giả. Cũng theo kết quả điều tra, hơn 60% chấp nhận mức giá dưới 10.000 đồng cho một lần đến quán, hơn 1/4 chấp nhận mức giá dưới 20.000 đồng, chỉ khoảng 13% chấp nhận trả trên 20.000 đồng(điều này cho phép hình thành cơ cấu theo giá bán của thực đơn, chủ yếu là những món có giá dưới 20.000 đồng). Tần suất đến quán trong một tuần cũng tập trung chủ yếu vào hai ý kiến là 1 và 2 lần.(Cho phép xác định số buổi sinh hoạt định kì trong tuần là dưới 2 buổi. Bởi nếu từ 3 buổi trở lên thì quán cần đầu tư nhiều hơn nhưng khách hàng vẫn không biết tới những buổi sinh hoạt này). Tuy nhiên cũng có gần 1/4 trả lời sẽ đến quán từ 3 lần trở lên trong một tuần, cho thấy có một bộ phận xem quán như địa điểm chủ yếu để rèn luyện tiếng Anh, hình thành nên lượng khách thường xuyên tới quán, và cần có cách đối xử hợp lí để thỏa mãn mong muốn của họ. Nhìn chung, nhu cầu đến quán của SV là rất cao, thể hiện con số 92% người trả lời có với câu hỏi “ Nếu chúng tôi mở quán như vậy, anh(chị) có tới tham gia không”. Họ sẵn lòng ghé quán từ 1 đến 2 lần trong tuần và có thể trả mức tiền dưới 20.000 cho một lần tới quán. 3. Mong muốn của khách hàng khi đến quán Cũng trong bảng hỏi ở phụ lục 1, chúng tôi đã tìm hiểu các nhu cầu mà khách hàng muốn được thoả mãn khi đến quán là gì. Kết quả tổng hợp được cho thấy đa số khách hàng không có yêu cầu cao về chất lượng đồ uống. Họ cũng không cần quán phải có địa điểm đẹp ở mặt phố lớn. Mục đích chính khi tới quán của họ là để rèn luyện tiếng Anh, thông qua các hoạt động sau đây của quán (được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của nhu cầu): - 74% mong muốn có các tuần lễ, lễ hội tìm hiểu về văn hoá các nước nói tiếng Anh như Valentine, X’mas… - 74% mong muốn được cung cấp miễn phí các bài nghe nói mới nhất, có máy vi tính để trao đổi tài liệu. - 68% mong muốn có các buổi sinh hoạt định kì 2 tối/ 1 tuần về các chủ đề thú vị. - 62% mong muốn luôn luôn có những cộng tác viên ở quán, sẵn sàng nói chuyện với bạn bất cứ lúc nào. - 50% mong muốn có chỗ để xe rộng rãi, miễn phí. - 30% mong muốn quán có cách bố trí mang phong cách Anh. Hình 2 Từ đây, chúng tôi có thể định hình các hoạt động chủ yếu của quán, nhằm tạo ra điểm khác biệt cũng như giúp thu hút khách hàng. Các hoạt động này sẽ được trình bày cụ thể ở những chương sau. III. PHÂN TÍCH CUNG THỊ TRƯỜNG: 1. Phân tích đối thủ cạnh tranh Hiện nay trên phạm vi địa bàn mà dự án thực hiện chưa có hình thức kết hợp này, vì thế doanh nghiệp mở ra sẽ có lợi thế là người đi đầu. 2. Sản phẩm thay thế: Doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều sản phẩm có khả năng thay thế cao, cạnh tranh khá gay gắt. Do đặc tính dịch vụ mà như chúng tôi cung cấp gồm hai mảng: Các dịch vụ giả khát và các dịch vụ giúp tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong thực tế, nên sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế sẽ được xét trên hai góc độ. 2.1 Các quán nước, quán café Các quán nước giải khát, café, …trên đường Lê Thanh Nghị, Tạ Quang Bửu, khu vực Sân vận động Bách Khoa: Quán Thằng Bờm, Quán Bách Khoa, Cafe Nhớ… Sau khi đi thực tế tại các quàn này, chúng tôi đánh giá về họ như sau: *Điểm mạnh: - Có lượng khách hàng quen thuộc. - Phân bố rộng khắp. - Giá cả phù hợp với SV. *Điểm yếu : - Ít có điểm khác biệt hoá. - Không gian, môi trường văn hoá nhiều quán còn ồn ào và chỉ phục vụ cho mục đích giải trí đơn thuần. - Không liên hệ tới việc giúp sử dụng tiếng Anh thực tế. Có thể nói, với khả năng thay thế cao, các đối thủ này có mức độ cạnh tranh cao nhất đối với No_Fear . 2.2. Các hình thức hoạt động tăng cường khả năng giao tiếp tiếng Anh a. Các câu lạc bộ sinh hoạt tiếng anh. *Điểm mạnh: - Có sự tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với các SV. - Có sự giúp đỡ của nhà trường, Hội học sinh, Đoàn thanh niên. *Điểm yếu: - Chương trình sinh hoạt còn nhàm chán, kém hấp dẫn. - Thiếu những chuyên gia giỏi, không có người nước ngoài tham gia. - Không có doanh thu nên kinh phí eo hẹp, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hoạt động. - Thời gian hoạt động cứng nhắc. - Không gian hoạt động không có tính gợi mở, thiếu hấp dẫn, vẫn là các lớp học nên dễ gây nhàm chán. b. Các lớp tiếng Anh giao tiếp của trung tâm tiếng anh. Trong quá trình tham gia hoạt động và khảo sát các câu lạc bộ tiếng Anh tại ĐH KTQD, ĐH BK, TT tiếng Anh LanguageLink (đường Đại Cồ Việt). Chúng tôi rút ra những đánh giá như sau: *Điểm mạnh : - Giáo trình chuẩn, giáo viên hướng dẫn cụ thể. - Trình độ của các học viên tương đối đồng đều. *Điểm yếu : - Thời gian học cứng nhắc. - Không gian lớp học thiếu tính thực tế, cứng nhắc làm giảm hứng thú giao tiếp. - Kinh phí cao ( học phí, giáo trình, tiền gửi xe…) Tuy nhiên, các đối tượng này không có tính cạnh tranh cao vì hoạt động của chúng tôi sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động đào tạo của các trung tâm. Thậm chí nếu có phương án hợp lí, chúng ta còn có thể huy động được sự ủng hộ, tài trợ của họ. 3. Đối thủ tiềm ẩn : - Các quán giải khát mở thêm hình thức thu hút khách như sử dụng tiếng Anh. - Các trung tâm anh ngữ mở thêm quán, câu lạc bộ kiểu này. - Các quán mới mở theo hình thức này. Với vai trò quan trọng của tiếng Anh, các hội quán, câu lạc bộ, nhóm sinh hoạt chung sử dụng tiếng Anh… sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, với những ưu điểm của người đi tiên phong trong thị trường, cùng tinh thần cầu thị, luôn học hỏi, đổi mới các hoạt động một cách thường xuyên, hấp dẫn, chúng tôi tin rằng No_Fear đủ sức đương đầu với mọi đối thủ mới, giữ vững được vị thế của mình trên thị trường. CHƯƠNG III MÔ TẢ DỰ ÁN I. QUY MÔ DỰ ÁN: Dựa trên cơ sở tham khảo luật Doanh nghiệp, một số ý kiến góp ý và dựa trên việc phân tích khả năng cũng như các điều kiện hiện có, chúng tôi quyết định mở một hội quán tiếng Anh với các đặc điểm cụ thể như sau: - Tên quán: No_Fear. Đây là một cái tên dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc. Ý nghĩa của No_Fear cũng rất hợp với mục đích hoạt động của quán: đừng e ngại, đừng rụt rè, hãy điến và sử dụng tiếng Anh cùng chúng tôi. Thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới khách hàng là: “No_Fear - Đừng E Ngại, Hãy Nói Cùng Tôi” Thông điệp này sẽ được chúng tôi giới thiệu rộng rãi tới khách hàng mục tiêu, cỗ vũ họ dẹp bỏ những ngại ngần, mạnh dạn tham gia với các hoạt động của quán. - Logo của quán: . Đây là một logo: Khá ngộ nghĩnh và dễ thương. Bao hàm được ý nghĩa, mục đích của quán, gồm chú sư tử (Biểu tượng của nước Anh), cùng tên của Quán : No Fear. Logo gồm hai màu: sáng, tối, tương phản. Điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi, giảm chi phí khi in ấn logo lên các tờ rơi, quảng cáo, vải, tấm lót cốc… - Hình thức pháp lý: Hộ kinh doanh cá thể Chúng tôi lựa chọn hình thức trên vì những lí do như sau: Với những SV bước đầu khởi nghiệp, nắm trong tay nguồn vốn và kinh nghiệm ít ỏi thì đây sẽ là hình thức phù hợp nhằm giảm thiểu những khó khăn, hạn chế về luật pháp, cũng như sự bỡ ngỡ, non nớt thiếu kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ giảm bớt được những thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng như các điều kiện kèm theo, nâng cao tính chủ động trong quá trình hoạt động. Giảm áp lực từ thuế thu nhập trong thời gian đầu hoạt động. Với hình thức này chúng tôi sẽ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà thay vào đó là thuế môn bài (1.000.000 đồng một năm). Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính linh hoạt trong hoạt động và các hình thức cộng tác với các đối tác. Với phương châm không ngừng sáng tạo, không ngừng đổi mới để phục vụ nhu cầu của khách hàng, nên các hoạt động cũng như các đối tác sẽ luôn được thay đổi. Qui mô và hình thức này sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi phản ứng linh hoạt hơn, dễ dàng hơn trước những thay đổi. - Địa điểm: chúng tôi quyết định chọn địa điểm đặt quán tại khu vực này, ngõ 33 trên đường Lê Thanh Nghị, thuộc khu vực SVĐ Bách Khoa. Địa điểm này có những lợi thế như: + Cự li tới các trường đại học trên là khá gần và đồng đều, thuận tiện cho việc đi lại của khác hàng. + Quán mặt ngõ, vùa không quá ồn ào, không quá sâu ảnh hưởng đi lại, đặc biệt là giá cả thuê phù hợp vớ nguồn kinh phí eo hẹp. + Đây cũng là khu vực có nhiều hoạt động của SV, học sinh: thể thao, ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí, học hành…nên hoạt động của quán là phù hợp như ông cha ta đã nói “buôn có bạn, bán có phường" - Mặt hàng kinh doanh: Nước giải khát và đồ ăn nhẹ - Quy mô nhân sự ban đầu: 9 người. - Vốn ban đầu: 100 triệu đồng bao gồm vốn góp của các thành viên. II SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN: Đến với chúng tôi bạn sẽ được hòa mình vào một không gian mang đậm phong cách châu Âu hiện đại, trẻ trung, cùng trò chuyện bằng tiếng Anh với bạn bè, các cộng tác viên của quán hoặc các khách mời đến từ các trung tâm tiếng Anh, các đại sứ quán, các nước nói tiếng Anh và thưởng thức những thức uống và đồ ăn nhẹ quen thuộc với giới trẻ. Chính vì vậy sản phẩm của chúng tôi bao gồm 2 mảng chính: *Sản phẩm phục vụ nhu cầu giải khát Hình thức kinh doanh chính của quán là nước giải khát, sinh tố, các món ăn nhẹ…Đây sẽ là nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp. Để tạo dấu ấn riêng cũng như phù hợp với không khí riêng của quán, các đồ ăn thức uống ở đây sẽ mang hương vị Anh, cũng như những thức uống phù hợp với sở thích và “túi tiền” của giới trẻ. Theo kết quả cuộc điều tra đối với một số đối tượng thuộc nhóm khách hàng tiềm năng (hình 1) thì chỉ có 17% phiếu trả lời muốn có đồ uống thật ngon, đặc biệt khi đến với chúng tôi. Từ đó, chúng tôi xác định thực đơn trong quán (bao gồm các loại nước giải khát và đồ ăn nhẹ), không yêu cầu có sự khác biệt lớn mà chỉ tập trung đáp ứng yêu cầu của giới trẻ: ngon, rẻ, và đảm bảo về chất lượng vệ sinh. Tuy nhiên để tạo cảm giác về một môi trường Anh ngữ, chúng tôi cũng sẽ có những đồ uống và món ăn mang hương vị của xứ sở sưong mù, bên cạnh đó là thực đơn với những cái tên rất “Anh”, và cũng rất “ấn tượng” như: Red Devils, Lemon tree, Thames, … Chúng tôi sẽ tạo ra một không gian đặc trưng, vừa tạo nét riêng biệt cho quán vừa tạo không khí cởi mở, thoải mái để bạn dễ dàng hòa nhập, cũng như giao lưu học hỏi và tự tin sử dụng vốn tiếng Anh của mình. Thông qua các sản phẩm cụ thể sau: - Không gian Với mục đích tạo môi trường thuận lợi để giúp cho các bạn có thể nhanh chóng hòa mình vào không khí học tập và giao lưu học hỏi tiếng Anh, không gian của quán chính là điểm nhấn đầu tiên của chúng tôi. (Chi tiết về không gian quán được trình bày trong bản thiết kế_phụ lục 4)Toàn bộ quán sẽ được bố trí đậm chất Âu và mang phong cách trẻ trung sôi nổi, mọi chi tiết sẽ tập trung nhằm làm nổi bật mục đích này : Mọi thông báo, niêm yết, cũng như mọi giấy tờ sử dụng trong quán như biên lai, thực đơn,… đều bằng một ngôn ngữ duy nhất đó là tiếng Anh. Nhân viên của quán sẽ sử dụng 100% tiếng Anh trong quá trình giao tiếp. Chính điều này sẽ giúp các bạn chủ động sử dụng tiếng Anh và “chỉ có thể sử dụng tiếng Anh”. Quầy Bar của quán được thiết kế mô phỏng theo tháp đồng hồ Bigben. Trong quán có hai khu vực được thiết kế lò sưởi, củi gỗ thông giả. Tranh ảnh trang trí trong quán sẽ là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với đất nước Anh như: ảnh beatles, nữ hoàng Anh, cung điện Buckingham, sông Thames… Các đồ vật trang trí trong quán cũng mang đặc trưng của văn hoá Anh, gần gũi với giới trẻ: tượng sư tử (biểu tượng nước Anh), huy hiệu cướp biển, các đội bóng Anh…. - Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu học tập và tra cứu thông tin tiếng Anh Trong quán có lắp đặt các thiêt bị phục vụ cho nhu cầu học tập và rèn luyện tiếng Anh như: máy vi tính, loa, tivi,…. Hàng tuần chúng tôi sẽ cập nhật các bài nghe, các thông tin thời sự bằng tiếng Anh để các bạn theo dõi. Luôn có các bản photo các mẩu báo, bài nghe, bài dịch trên các bàn trong quán, các bạn có thể đọc ngay tại quán hoặc lấy về tham khảo. Bên cạnh việc tạo điều kiện giao tiếp tiếng Anh, chúng tôi cũng sẽ giúp đỡ các bạn tìm hiểu và tiếp cận những thông tin, những bài viết, bài nghe nhằm giúp bạn rèn luyện cả bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. - Đội ngũ cộng tác viên Họ là những người trẻ, nhiệt tình, cởi mở, năng động, hiểu biết về văn hóa Anh, luôn sẵn sàng trò chuyện và giúp đỡ bạn trong học tập và giao tiếp tiếng Anh. Đội ngũ cộng tác viên chủ yếu là các SV của các trường đại học, các du học sinh đến từ các nước nói tiếng Anh, các giảng viên trẻ của các trung tâm tiếng Anh nên họ không chỉ hiểu SV mà còn hết sức gần gũi với các bạn SV. Đây là một yếu tố quan trọng giúp bạn có thể thoải mái và tự tin sử dụng tiếng Anh khi đến với chúng tôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NO_FEAR Trong quá trình kinh doanh, chúng tôi sẽ có những hoạt động chính như sau: - Hoạt động của đội ngũ cộng tác viên Khi đến quán, bạn không chỉ có cơ hội giao tiếp tiếng Anh với bạn bè, với những người bạn mới quen ở quán mà bạn còn có thể nói chuyện với những cộng tác viên của chúng tôi. Những lần đầu, nếu bạn chưa đủ tự tin để bắt chuyện với bạn bè trong quán, những cộng tác viên của chúng tôi luôn sẵn sàng và chủ động trò chuyện một cách chân thành và cởi mở. Họ sẽ giúp bạn tự tin nói tiếng Anh cũng như giúp bạn giải quyết những khó khăn hay đưa ra những lời khuyên bổ ích cho việc học tiếng Anh, phỏng vấn, thi cử tiếng Anh…. - Tổ chức những buổi sinh hoạt văn hoá định kì Tổ chức định kì 1-2 buổi sinh hoạt 1 tuần (vào buổi tối cố định để khách hàng tiện tham gia) với sự chủ trì của các giáo viên hoặc người nước ngoài với những nội dung phong phú, hình thức mới mẻ, hấp dẫn (nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo của tuổi trẻ, luôn luôn đổi mới). Những buổi sinh hoạt này sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa, con người và ngôn ngữ các nước phương Tây. Chúng tôi cũng sẽ dựa vào các ý kiến góp ý của các bạn để tổ chức các buổi sinh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhât nhu cầu của các bạn. Hình thức của các buổi sinh hoạt có thể thay đổi như: buổi giao lưu với các cựu du học sinh, giáo viên, SV; buổi vũ hội hóa trang; buổi thuyết trình của chính các bạn; đêm diễn văn nghệ; những cuộc thi tiếng Anh nho nhỏ dành cho các bạn… -Những tuần lễ kỉ niệm mang đậm nét văn hoá châu Âu Ngoài các chương trình hoạt động định kì, vào dịp lễ hội truyền thống, quán sẽ tổ chức các buổi lễ hội theo văn hóa và truyền thống của nước Anh nói riêng và quốc tế nói chung. Thông qua những lễ hội giúp bạn hiểu thêm về nền văn hoá và con người trên khắp thế giới : Valentine, Easter, X’mas.. Đây cũng là điểm hấp dẫn riêng của quán. Những lễ hội sẽ mang lại không khí mới mẻ và năng động (Valentine, X’mast), nhưng cũng rất ấm cúng (Easter, New year)…và là thời điểm thu hút số lượng lớn khách hàng quan tâm. Để thu hút sự tham gia nhiệt tình từ phía khách hàng chúng tôi sẽ thông báo cho khách hàng khi đến quán đồng thời sẽ cùng tổ chức với chính các khách hàng nhiệt tình tham gia. Các lễ hội này được chọn lựa sao cho hấp dẫn nhất, phân bố hợp lí qua các tháng trong năm. Danh sách các lề hội có thể tiến hành trong năm được trình bày cụ thể ở Phụ Lục2. -Tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài, trung tâm tiếng Anh uy tín, thông qua việc cộng tác với các trung tâm tiếng Anh. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ có sự ưu tiên tuyệt đối cho người nước ngoài đến quán (miễn phí đồ uống, giúp đỡ họ tìm hiểu về con người và văn hóa Việt cũng như tạo điều kiện giao lưu với các bạn trẻ Việt Nam…).Qua du học sinh mà chúng tôi tiếp xúc tại các trường ĐH Quốc Gia, ĐH Ngoại ngữ, họ tỏ ra rất nhiệt tình với các hoạt động này, thậm chí muốn làm CTV để hiểu thêm về Việt Nam, tiếng Việt, con người Việt. Chúng tôi cũng sẽ là cầu nối giúp cho những trung tâm tiếng Anh và các bạn trẻ đến gần nhau và hiểu nhau hơn. Và chính vì thế các trung tâm tiếng Anh cũng sẽ là một trong những đối tác quan trọng trong việc cung cấp các tài liệu cũng như các chuyên gia cho các buổi nói chuyện của quán. Và ngược lại chúng tôi cũng sẽ tư vấn, giới thiệu cho khách hàng về các trung tâm tiếng Anh phù hợp với yêu cầu và khả năng của họ. - Những chính sách ưu tiên đặc biệt đối với các khách hàng thường xuyên. Chúng tôi sẽ có những chính sách ưu tiên với khách hàng quen thuộc (đăng kí làm thành viên tích cực) như: thông báo các buổi hoạt động, các buổi lễ hội, nội dung thảo luận cũng như cùng các bạn tổ chức các buổi lễ hội truyền thống,… - Tạo lập nguồn dữ liệu điện tử dành riêng cho các chuyên ngành tiếng anh khác nhau. Hiện nay không ít SV gặp khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh. Chính vì thế chúng tôi sẽ tập hợp những từ điển, tài liệu tham khảo, theo từng chuyên ngành như: kinh tế, điện tử, ngân hàng, bảo hiểm,… nhằm giúp đỡ các bạn trong việc học tập và tra cứu (trên các máy tính được đặt trong quán) các môn chuyên ngành. Do cơ sở vật chất còn hạn chế, chúng tôi sẽ lập những Folder riêng cho từng chuyên ngành, nơi lưu giữ các thông tin, tài liệu tham khảo, đặc biệt là từ điển chuyên ngành, các đường link có ích…Cùng với sự tham gia, đóng góp, xây dựng trực tiếp từ chính các bạn chúng tôi tin rằng thư viện sẽ ngày càng lớn mạnh và phục vụ đắc lực cho việc học tập của các bạn. IV. ĐỐI TÁC KINH DOANH: Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác cung cấp đầu vào và các đối tác phục vụ cho các hoạt động giá trị gia tăng. Các đối tác cụ thể là: * Các NCC đầu vào - Với các loại nước giải khát đóng chai chúng tôi sẽ lấy từ các đại lý tại chợ Bách Khoa. -Các loại hoa quả hoa quả sẽ lấy chủ yếu tại quán cô Lan ở chợ Bách khoa (do giá phải chăng và chất lượng đảm bảo, nguồn hàng quen với quán) -Các loại nguyên liệu khác mua tại đại lý chợ Mơ. * Các đối tác cung cấp dịch vụ gia tăng + Trước hết là các trung tâm Anh ngữ Chúng tôi đã và đang đặt mối quan hệ với các trung tâm tiếng Anh có uy tín ở Hà Nội hiện nay như trung tâm Anh ngữ London, Hội đồng Anh (Cát Linh) , trung tâm Sao Việt. Trong đó trung tâm Sao Việt sẽ cung cấp miễn phí các thông tin về khóa học, các kì thi do họ tổ chức, và tạo điều kiện giới thiệu quán tới các học viên vào các buổi khai giảng lớp mới. British Council sẽ cung cấp các thông tin, và hỗ trợ về các giảng viên đến trò chuyện trong các buổi sinh hoạt chung, tạo điều kiện làm thẻ thư viện… Có thể nói các trung tâm sẽ là những đối tác hết sức quan trọng đối với quán, họ sẽ là những đối tác chính cung cấp các tài liệu về nghe, viết cũng như các bài kiểm tra Anh ngữ, và cũng góp phần quảng bá giúp quán tới các học viên. Và ngược lại, chúng tôi cũng sẽ là nơi giớ thiệu họ với những khách hàng đến quán. + Các câu lạc bộ tiếng Anh của các trường đại học mà trước mắt là các trường: Kinh tế quốc dân, Ngân hàng, Bách khoa, Đại học mở. Đây sẽ là nơi mang lại cho quán các khách hàng trung thành, các cộng tác viên. Chúng tôi sẽ cộng tác chặt chẽ với các câu lạc bộ nhằm giới thiệu về quán đồng thời có sự hỗ trợ nhất định đối với họ. +Hội SV Vi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9731.doc
Tài liệu liên quan