Dự án cải tạo và thay thế công nghệ sản xuất gạch - VSBK

lời mở đầu Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra rất mãnh liệt tại các quốc gia trên thế giới trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình hội nhập chung, đây là một cơ hội tốt cho sự phát triển của mỗi quốc gia yếu kém, không đủ sức đương đầu với các thách thức mà tiến trình toàn cầu hoá đặt ra, những quốc gia đó sẽ chịu những tác động theo chiều hướng tiêu cực, những quốc gia còn lại sẽ được hưởng những lợi ích mà quá trình này đem lại. Vấn đề đặt ra là trước tình hình đó, bản thân mỗi n

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Dự án cải tạo và thay thế công nghệ sản xuất gạch - VSBK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước phải có tiềm lực to kinh tế đủ sức đương đầu với những khó khăn đó để phát triển như kinh tế, sức mạnh tài chính , sự độc lập kinh tế, độc lập về mọi nguồn nhân lực của quốc gia, đặc biệt là sự độc lập về nguồn năng lượng. Ngành năng lượng đã trở nên rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các quôc gia, một nguồn năng lượng dồi dào liên tục và thống nhất sẽ giúp nền kinh tế hoạt động mạnh mẽ và linh hoạt. Nắm bắt được vai trò và vị trí quan trọng của năng lượng, của mỗi quốc gia luân tự xây dựng cho mình một chính sách phát triển năng lượng đảm bảo hợp lý phục vụ cho phát triển đất nước, sử dụng tiết kiệm đúng mục đích, thay thế các công nghệ cũ lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng đảm bảo hợp lý phục vụ cho phát triển dất nước, sử dụng tiết kiệm đúng mục đích, thay thế các công nghệ cũ lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng đưa vào sử dụng các công nghệ hiện đại có hiệu xuất sử dụng năng lượng, đồng thời không ngừng nghiên cứu tìn các dạng năng lượng hoá thạch. Chính sách năng lượng của quốc gia đưa ra các dạng năng lượng thay thế năng lượng chuyền thống nhằm bảo vệ và dự trữ được các nguồn năng lượng hoá thạch. Chính sách năng lượng quốc gia đưa ra luôn gắn liền với việc sử dụng và ô nhiễm môi trường, trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp phát triển, ô nhiễm môi trường đã trở lên không thể kiểm soát được đây là mặt trái của quá trình toàn cầu hoá (biến đổi khí hậu, của axit, lũ lụt, hạn hán, phá rừng sói mòn đất, hoang mạc hoá) vì vậy chính sách về năng lượng phải được đặt một vị trí quan trọng sao cho phù hợp với tình hình mới này. ở Việt Nam, nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng, là động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển, năng lượng trở lên đặc biệt quan trọng khi đất nước đang bước vào công cuộc đổi mới, công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một đất nước một thuận lợi trong việc thúc đẩy nhanh quá trình “công nghiệp hoá - hiện đại hoá” đất nứơc. Mặc dù chiến tranh liên miên tàn phá đất nứơc, sau 27 năm giải phóng hơn 10 năm đổi mới đất nứơc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng toàn dân động lòng ủng hộ các chính sách phát triển của chính phủ hăng say lao động đã đạt được những nạn thất nghiệp giảm, đời sống nhân dân được nâng cao cả về tinh thần và vật chất bộ mặt xã hội thay đổi theo chiều sâu từ thành thị tới nông thôn, tỷ lệ đô thị hoá tăng nhanh, sản xuất hàng hoá phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu được đẩy mạnh, các khu công nghiệp chế xuất tăng nhanh thu hút một số lượng lớn nhân công mang lại nguồn thu kinh tế cho đất nước. Tiến trình phát triển trong những năm gần đây có thể nói với tốc độ chóng mặt. Nhưng kéo theo đó là mặt trái của sự phát triển, có những biểu hiện trở thành quốc nạn như ô nhiễm môi trường nặng nề,cạn kiệt các nguồn tài nguyên trong đó có cả tài nguyên năng lượng, nạn phá rừng bừa bãi nhằm phục vụ nhu cầu dân sinh, tốc độ đô thị hoá cao kéo theo sức ép về mọi nhu cầu hoạch định chính sách của Việt Nam. Về phía những người làm chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam, trong tình hình mới này đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống năng lượng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của xây dựng dựa trên cơ sở dự báo được nhu cầu và từ đó đưa ra khả năng đáp ứng tối ưu nhất, đồng thời đề cao tính sử dụng năng lượng hợp lý và hiệu quả thông qua ý thức sử dụng năng lượng, công nghệ của các thiết bị sử dụng năng lượng. Nhu cầu đảm bảo tính tiết kiệm, nâng cao sự bền vững môi trường và nguồn lực tự nhiên, nâng cao bền vững năng lượng và chất lượng không khí. Đây cũng là các mục tiêu mà chính phủ Việt Nam đang trao đổi nhằm thực hiện các nghĩa vụ của mình theo công ước không thay đổi, khí hậu về cân bằng phát triển khí nhà kính, giảm tải lượng các chất khí ô nhiễm môi trường trong việc sử dụng năng lượng. Được sự hỗ trợ về tài chính của quỹ môi trường thế giới GEF, chương trình phát triển liên hiệp quốc UNDP, sự quan tâm của chính phủ sự hợp tác của các bộ ban ngành trung ương và địa phương, dự án VIE 00/04 có mục tiêu cải tạo thay thế hệ thống bằng công nghệ mới “lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao - VSBK” tại Việt Nam. Đây là một bước đột phá nhằm giải quyết những khó khăn do ngành sản xuất này gây ra đó là sử dụng năng lượng không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nặng nề do khí thải, cải tiến môi trường cho nhu cầu sử dụng đốt gạch, góp phần giảm lượng khí thải nhà kính giúp cho chính phủ thực hiện tại Xã Xuân Quan Huyện văn Giang Tỉnh Hưng Yên có thời gian từ tháng 7/2001 đến tháng 12/2002, làm cơ sở chi quá trình phổ biến ứng dụng rộng rãi trên mọi miền, giai đoạn I của chương trình thí điểm đã thu được sự kết quả hứa hẹn một sự thành công trong tương lai. Được sự giới thiệu và phân công thực tập theo dự án, bản thân em là một sinh viên ngành kinh tế năng lượng thì đây là một cơ hội tốt giúp cho em tiếp xúc với một môi trường làm việc thực tế, tìm hiểu nghiên cứu những khái niệm kỹ năng trong việc thực hiện một dự án đầu tư tiếp cận với những công nghệ mới trong sử dụng năng lượng. Đề hoàn thành quyển Đồ án tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn có sự quan tâm chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Trần Văn Bình, chú viện phó Viên Năng lượng PTS. Phạm Khánh Toàn, thầy giáo Nguyễn Xuân Quang - Viện công nghệ nhiệt lạnh và các chú các bác trong ban quản lý Dự án đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của các thầy giáo, các bác các chú. Nên bản thân em có nhiều thiếu sót trong công việc, do chưa có kinh nghiệm những thiếu sót trong quyển đồ án này. Em xin được sự chỉ bảo thêm của các thầy giáo, cô giáo trong khoa của các bác các chú để em sửa chữa và học hỏi thêm. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Vũ Hải Nam Chương I : Giới thiệu chung. I. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 1.1. Vai trò và vị trí của ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây với chính sách đổi mới , kinh tế nước ta phát triển rất nhanh về mọi lĩnh vực, tỷ lệ tăng trưởng GDP thường xuyên đạt 6 - 7%.Định hướng phát triển kinh tế nước trong giai đoạn hiên nay là "Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước", phát huy nội lực trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế nhiều thành phần, sản xuất hàng hoá chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Tăng thu nhập và mức sống của người dân lên ngang tầm với khu vực và trên thế giới. Để đạt được điều đó, một vấn đề lớn đặt ra là phải hoàn thiện cơ hạ tầng như giao thông, cơ sở vật chất về nhà ở, tăng đầu tư cho xây dựng cơ bản, đặc biệt là các ngành mũi nhọn như Công nghiệp khai khoáng, Điện tử viễn thông, thuỷ sản v.v...Theo số liệu thống kê GDP của Việt Nam năm 2000 đạt ... trong đó ngành Công nghiệp đóng góp .32%.., đây là một thành tựu to lớn có đóng góp không nhỏ của ngành Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Để đáp ứng kịp khả năng phát triển nhanh của các ngành khác đặc biệt là ngành Xây dựng và Công nghiệp, bản thân ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng tự mở rộng và phát triển chủ yếu tập trung vào sản xuất xi măng, gạch ngói, gốm sứ, thuỷ tinh phục vụ xây dựng các công trình nhà nước và dân sinh. Giá trị tổng sản lượng của ngành Sản xuất vật liệu xây dựng năm 2000 đạt.... Đây là một ngành sản xuất công nghiệp được nhà nước đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, cho thấy vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Một thực tế đặt ra là nhu cầu về vật liệu xây dựng đang tăng nhanh như xi măng sắt thép, gạch gói v.v... Do quá trình đổi mới đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, thu hút đầu tư trong nước, các khu công nghiệp được Nhà nước chú trọng phát triển mạnh nhằm tăng thu nhập quốc dân và giải quyết công ăn việc làm, lĩnh vực dịch vụ thương mại phát triển kéo theo quá trình đô thị hoá có tốc độ chong mặt, các công trình công cộng, cầu đường, được Nhà nước đầu tư đang chiếm một tỷ trọng lớn trong chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Trong khi để đáp ứng kịp thời nhu cầu cho quá trình đổi mới đó, lăng lực sản xuất của các nhà cung cấp về vật liệu xây dựng có hạn dẫn đến tình trạng phải nhập khẩu như nhập xi măng, sắt thép ồ ạt để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Chính phủ trong kế hoạch phát triển đến năm 2010 đã quyết định đầu tư mở rộng hoặc xây mớic các nhà máy xi măng, các liên doanh được ký kết về sản xuất thép nhằm một lĩnh vực có truyền thống sản xuất quy mô nhỏ. lẻ thì chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, lĩnh vực này hầu như thả nổi dần đến một hệ thống sản xuất theo kiểu tự phát, mục đích cung cấp cho thị trường đang đòi hỏi, do có công nghệ sản xuất thủ công lạc hậu, quản lý lỏng lẻo từ các cấp chính xuất gạch bằng phương pháp thủ công đang báo động về khí thải ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn đất đặc biệt là xâm lấn đất canh tác, nạm phá rừng lấy nhiên liệu, mất mùa, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động và là rào cản cho quá trình thực hiện các cam kết của chính phủ về thực hiện công ước biến đổi khí hậu. Chính phủ đã có những quy định ban hành nhằm quản lý tốt việc sản xuất này, từng bước nghiên cứu cải tạo thay thế hệ thống sản xuất cũ bằng các công nghệ cũ bằng công nghệ mới tiến tiến góp phần cải thiện tình hình sản xuất gạch nói riêng và hệ sinh thái môi trường cả nước nói chung. Vai trò của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là rất quan trọng sang phát triển nó ngoài lợi ích kinh tế cần phải tính toán lợi ích xã hội môi trường để đạt được sự phát triển bền vững hơn. 1.2. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng. 1.2.1.Sản xuất xi măng. Xi măng là một mặt hàng chiến lược trong nền kinh tế quốc dân đang được phát triển mạnh đặc biệt trong thời kỳ đổi mới nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng các khu công nghiệp mới cũng như xây dựng nhà của nhân dân. Hiện nay cả nước có 6 công ty xi măng lớn sản xuất xi măng lò quay sản lượng sản xuất năm 1995 đạt1 triệu tấn chiếm khoảng 16% tổng số xi măng sản xuất và hơn 50 nhà máy xi măng nhỏ là xi măng lò đứng. Do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao, vốn đầu tư xây dựng cơ bản mỗi năm tăng khoảng 20% do đó như cầu xi măng sẽ rất lớn. Dự báo nhu cầu tăng trưởng tiêu thụ xi măng thời kì 2000-2005 tăng 9-11% và từ 2005-2010 tăng trưởng bình quân 5-7%. Để thoả mãn nhu cầu xi măng cho toàn xã hội và dành một phần nhỏ cho xuất khẩu, ngành Công nghiệp xi măng Việt Nam sẽ phát triển theo định hướng "CNH-NĐH"với công nghệ hiện đại thiết bị kỹ thuật tiên tiến, tự động theo phương phát khô, tiêu hao nhiệt từ 680-730 kcal/kg clinke, tiêu hao điện tử 85-95 kWh/tấn xi măng, đảm bảo không gây ô nhiễm. Mục tiêu kế hoạch của ngành phấn đấu đạt sản lượng 20 triệu tấn vào năm 2000 và đạt 44 triệu tấn vào năm 2010. 1.2.2.Sản xuất gạch ngói. Trong những năm gần đây do kinh tế phát triển, mức sống của nhân dân trong cả nước đều tăng cao nên nhu cầu phát triển về nhà ở tăng đáng kể. Nhiều cơ sở công nghiệp , các khách sạn, khu du lịch mới được xây dựng, nên nhu cầu sản xuất và cung ứng gạch ngói, vật liệu xây dựng tăng mạnh. Các cơ sở sản xuất gạch ngói của nhà nước công suất chưa lớn, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu xây dựng ở thành phố và các khu công nghiệp còn ở khu vực nông thôn thì hầu hết do các lò gạch tư nhân và các hợp tác xã đảm nhiệm. Công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. 1.2.3.Sản xuất thuỷ tinh, gốm sứ. Đây là những vật liệu dùng cho trang trí nội thất như kính các loại, gạch ốp lát, sứ vệ sinh. Các cơ sở sản xuất sứ dân dụng và mỹ nghệ nổi tiếng của ta như Hương Canh, Bát Tràng, Móng Cái, Biên Hoà, Lái Thiên. Phần lớn các cơ sở này còn trang bị rất thô sơ, công nghệ sản xuất cũ theo kiểu truyền thống. Một số cơ sở công nghiệp sản xuất sứ dân dụng và sứ vệ sinh như: Công ty sứ Hải Dương, sứ Lâm Đồng, sứ Thanh Thanh, sứ Thanh Trì... sứ cách điện như sứ Đông Hải ở Thái Bình.Một số cơ sở sứ dân dụng qui mô thủ công năng suất 5-10 triệu sản phẩm/năm ở các tỉnh cũng đang được xây dựng nhăm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Dự báo nhu cầu một số sản phẩm xây dựng Sản phẩm Đơn vị 2000 2005 2010 Gạch ngói Gạch chịu lửa Sành sứ xây dựng Sành sứ dân dụng tỷ viên nghìn tấn nghìn tấn triệu sản phẩm 12 100 90 125 16,7 200 90 125 21,2 300 90 125 Tiêu thụ nhiên liệu trong ngành. Đây là một ngành có suất tiêu thụ nhiên liệu cao chủ yếu dưới dạng nhiên liệu hoá thạch như than các loại, dầu lửa hoặc dầu hoả, khí thiên nhiên nhằm phục vụ cho các công đoạn nung đốt. Xem xét dưới dạng tiết kiệm năng lượng cho thấy trong ngành sản xuất xi măng với những nhà máy có đầu tư lớn trang bị hiện đại lò quay hiệu suất sử dụng năng lượng cao còn lại theo công nghệ lò đứng thì hiệu suất rất thấp. Trung bình một năm lượng than tiêu thụ cho ngành xi măng ước đạt 8,8662 triệu tấn xi măng(năm 1997) tiêu thụ hết 2,216550 triệu tấn than. Với lượng sản phẩm trên tiêu thụ hết 99758 nghìn KWh. Đặc biệt trong sản xuất gạch ngói là một ngành chủ yếu dựa vào giá trị nung đốt để cho ra sản phẩm ở nhiệt độ 950 - 10050c. Tại Việt Nam hiện nay công nghệ sản xuất thủ công truyền thống đang chiếm 85% sản lượng gạch sản xuất ra cung cấp trên thị trường. Nhu cầu gạch xây dựng trong những năm gần đây dặc biệt tăng nhanh, ước tính năm 2000 sản xuất khoảng 8 tỷ viên gạch, mức tiêu thụ năng lượng trung bình cho 1000 viên gạch vào khoảng 120 - 240 kg than. Như vậy tiêu thụ than cho sản xuất gạch vào khoảng 960.000 -1.920.000 tấn than. Đây là mức tiêu thụ năng lượng lớn, mặt khác sản xuất chủ yếu thủ công hiệu suất các thiết bị cung đoạn thấp cho nên khả năng tiết kiệm nhiên liệu sản xuất hạn chế. Hiệu quả tác động tới môi trường trong sản xuất VLXD. 1.4.1 Mức độ ô nhiễm môi trường trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta Nổi cộm lên là vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất, trong các công đoạn sản xuất luôn có các báo động xấu tới môi trường sản xuất và xung quanh gây ảnh hưởng xấu tới mọi mặt như đất, nước, không khí v.v... Ngay bản thân nguyên liệu đưa vào sản xuất có dạng nguyên sơ thô khi các quá trình sản xuất tác động vào gây lên ô nhiễm bụi, tiếng ồn và các chất thải rắn lỏng không qua xử lý đổ vào môi trường sống, đặc biệt các quá trình gia nhiệt ở nhiệt độ cao môi trường sống, đặc biệt các qua trình gia nhiệt ở nhiệt độ cao mà nhiên liệu chủ yếu được dùng là năng lượng hoá thạch như than, dầu, khí tạo ra chất thải dạng khí như khói các nhà máy, xỉ v.v... Với khối lượng nhiên liệu lớn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Bên cạnh đó quá trình phát triển của nước ta đang được tiến hành mạnh mẽ đòi hỏi ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng phải phát triển như xây dựng nhiều nhà máy sản xuất Xi măng nhiều cơ sở sản xuất gạch ngói của mọi thành phần ra đời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đứng trước thách thức đó, chính phủ phải đáp ứng nhu cầu vừa phải giải quyết vấn đề ô nhiễm khi tăng công suất. Trong kế hoạch từ năm 1996 -2000 -2001 nhằm đảm bảo sản xuất 44 triệu tấn xi măng 1 năm. Nhà nước đã đầu tư xây dựng các nhà máy mới dưới dạng liên doanh tự đầu tư hoặc mở rộng tại các khu vực trong cả nước. Sản xuất theo công nghệ lò quay thay thế dần hết các nhà máy Xi măng lò đứng, áp dụng các công nghệ xử lý ô nhiễm hiện đại cho nên phần nào giải quyết được các hạn chế về ô nhiễm môi trường . Do khi đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng đầu tư rất lớn cho nên thường do nhà nước đầu tư xây dựng . Nhưng ngành sản xuất gạch ngói lại khác hẳn. Do tác động xấu của loại hình sản xuất này . Bộ xây dựng có quyết định số 15/2000/QX-BXD ra ngày 24 tháng 7 năm 2000 cấm sản xuất gạch bằng các lò thủ công xung quanh các thành phố đến năm 2010. Hiện tại sản xuất gạch ngói nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tồn tại một hệ thống các lò sản xuất theo phương pháp thủ công chiếm phần lớn. Trong một chu kỳ sản xuất từ khâu tập kết nguyên vật liệu, cho tới khi ra sản phẩm đều gây ra ô nhiễm môi trường nặng ảnh hưởng rất lớn tới người lao động trực tiếp tham gia công việc cũng như các khu vực dân sinh xung quanh. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng xấu tới mùa màng của người nông dân xung quanh nơi sản xuất như gây mất mùa với các loại cây trồng lúa, cây ăn quả, hoa mầu, đồng thời ô nhiễm tới không khí các khu vực đông dân và thành phố. Tại giai đoạn nung đốt khi cần nhiệt độ cao cho chín gạch lượng than tại khu vực đó của lò cần lớn , do theo thủ công lên không có khả năng tận dụng năng lượng nên nhiệt bốc cao khỏ bề mặt theo gió tạt ra khu vực xung quanh gây táp cây trồng, đồng thời khói do làm cháy hết nhiên liệu toả ra quá mức cho phép. Cho đến nay giải quyết vấn đề ô nhiễm trong sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của thiết bị, tại khâu nào ô nhiễm xử lý ngay tại khâu đó, với sản xuất xi măng đã có những giải pháp công nghệ, song vì vậy cần có công nghệ thay thế sẽ mở ra hướng đi cho ngành sản xuất gạch. Xác định tải lượng các chất ô nhiễm của các ngành sản xuất vật liệu xây dựng. 1.5.1 Nhiên liệu sử dụng. Với ngành sản xuất vật liệu xây dựng, nhiên liệu chủ yếu dùng các loại than, dầu hoả, dầu ma dút, khí , củi đặc biệt trong sản xuất gạch ngói.Than sử dụng chủ yếu được khai thác từ vùng than Đông bắc tại Quảng Ninh vận chuyển tới các nơi . Tính chất của than Quảng Ninh. Loại than chất bốc (%) Độ tro (%) Năng lượng (Kcal/kg) Độ ẩm (%) SO3 (%) Kích thước hoạt (m.m ) Cám 3 a 6-8 <15 >6740 <11,5 <3 0 - 15 Cám 4 a 6-8 15-20 5360 <11,5 <3 0 - 15 Thành phần hoá học trung bình của than (% ) C H O N S A W 7,63 0,9 1,96 0,28 0,5 18 2 Đặc trưng của các loại dầu đốt Loại dầu Hàm lượng tro (%) S (%) Cặn C (%) Nhiệt trị.Kcal/Kg DO (chủ yếu chứa xetan) 0,02 1 0 9950 FO 0,05-0,15 0,5 0,15-0,35 9500 Đặc trưng của khí hoá lỏng LPG Thành phần 100% Propan 100% butan Hỗn hợp lớp Propan và butan - 50/50 C2 ( Etan ) C3 ( Propan ) C4 ( Butan ) C5 ( Penan ) Nhiệt cháy Kcal/kg 1,7 96,2 1,5 0 11.070 0 0,4 99,6 0,2 10.920 0 51,5 47,5 1,0 10980 Tải lượng các chất ô nhiễm Trong quá trình nung sấy do đốt nhiên liệu ( than, dầu, khí, củi ) các chất hoá học có trong nhiên liệu như C, N, S, O, H sẽ tác dụng với oxy không khí sinh một lượng khí trải độc hại ( COx, SO2, NOx, HF...) thoát ra ngoài gây ô nhiễm. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO ) cho thấy các ảnh hưởng ô nhiễm: -Bụi : Bụi chứa SiO2 cao có thể gây bệnh bụi phổi cho con người. Bụi than vào phổi gây kích thích cơ học, dị ứng làm sơ hoá phổi gây những bệnh đường hô hấp, có khả năng gây bệnh ung thư. -Khí SO2 và NOx : gây viêm đường hô hấp, viêm họng, khí SO2 nhiễm vào máu gây rối loạn chuyển hoă Protein và Đường gây thiếu Vitamin B và C có thể nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nưóc bọt SO2 và NO khi kết hợp với bụi tạo nên các hạt bụi axít lơ lửng kích thước nhỏ hơn 2 - 3mm sẽ vào tới phế nang của con người gây tác hại tới tế bào. Ngoài ra SO2 và NOx gây mưa axít ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật, gây ăn mòn thiết bị máy móc, công trình xây dựng. Khí CO: là một khí độc đối với người và thực vật, khi hít phải sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tế bào, với nồng độ cao có thể gây ngất hoặc tử vong. Khí CO : với nồng độ cao gây rối loạn hô hấp, nhức đầu khó thở gây ngất. Khí HF: là khí không màu, độc, có tính ăn mòn, gây viêm da, phá huỷ cấu trúc xương và thận, làm giảm năng suất cây trồng. Tiếng ồn, nhiệt độ gây cho môi trường sống sự ngột ngạt, mệt mỏi,... Tải lượng khí thải ô nhiễm của một số sản xuất VLXD Loại sản phẩm Sản lượng Bụi SO2 Xi măng Gạch chịu lửa Gạch xây Ngói lợp Vôi 5.828.10T 15,5.10T 6.892.10V 651.10V 1.041.10T 621.653 146 65.940. 1.762 3.123 14.570 47 21.210 556,6 468,5 553.660 1.655 636.300 16.680 14.080 7.567 18,3 8260 221 104 Dự báo sản lượng ô nhiễm của sản xuất VLXD năm 2000 Loại sản phẩm Sản lượng Bụi SO2 CO2 NOx Xi măng Gạch nung Gạch chịu lửa Sàng sứ dân dụng 20.700.103T 12.000.106V 100.103T 90.103T 2.649.600 113.040 942 348 51.750 36.360 303 273 1.811.250 1.272.600 10.608 9.550 26.910 14.160 118 106 Với lượng khí thải ra môi trường lớn và khả năng ảnh hưởng rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội, song song với lợi ích kinh tế cần phải tính toán yếu tố bảo vệ môi trường. Trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng hiện nay cần có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước nhằm đảm bảo hai yêu cầu trên, trong đó đáng quan tâm là hướng giải quyết cho loại hình sản xuất gạch xây dựng theo phương pháp thủ công hiện chiếm 85% sản lượng gạch sản xuất ra. Xuất phát từ quan điểm này, một dự án dưới sự hỗ trợ của Quỹ phát triển liên hợp quốc UNDP, Quỹ môi trường toàn cầu (GBF) Viện năng lượng, Bộ xây dựng, Bộ công nghiệp đã điều tra thống kê vì hiện trạng của loại hình sản xuất gạch này nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết. Chương II Hiện trạng sản xuất gạch trong cả nước Nhu cầu cải tạo 2.1. Giới thiệu chung. Tại Việt Nam trong năm 2000 cả nước đã sản xuất được hơn 8 tỷ viên gạch đạt giá trị kinh tế 140 triệu USD. Theo Bộ xây dựng dự báo sản phẩm gạch xây dựng sẽ đạt 10 tỷ viên vào năm 2005 và hơn 13 tỷ viên vào năm 2010. Hiện nay khoảng 25% gạch được sản xuất với qui mô lớn hầu hết thuộc các doanh nghiệp nhà nước trang bị công nghệ thiết bị hiện đại theo kiểu lò Tuynel. Trong quá trình vận hành theo kỹ thuật tự động hoá, lượng công nhân sản xuất khoảng 9 người /1 triệu viên gạch năm. Chất lượng và giá cả của loại sản phẩm gạch này tương đối cao để xây dựng các công trình, toà nhà cao ốc v.v... Còn lại 80% sản phẩm gạch được sản xuất từ vài nghìn cơ sở nhỏ và tổ chức sản xuất kiểu hộ gia đình sử dụng công nghệ sản xuất gạnh truyền thống. ở miền Bắc có kiểu lò đứng sử dụng nhiên liệu là than đóng bánh làm nhiên liệu đốt trong và củi để nhóm lò sản xuất theo kiêủ này ở miền Bắc có mặt ở mọi nơi song chủ yếu tập trung tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. ở miền Trung sử dụng kiểu lò hình chữ nhật đứng với nhiên liệu chủ yếu là củi gỗ vì nơi đây dạng nhiên liệu hoá thạch không sẵn có. ở miền Nam tồn tại kiểu lò gián đoạn dùng trấu thóc làm nhiên liệu để nung đốt gạch. Lao động sử dụng cho ngành sản xuất này không đòi hỏi tay nghề cao chỉ đòi hỏi sức khoẻ tốt với mức thù lao thoả đáng, đây là một công việc luôn thay đổi tuỳ theo kiểu gạch và thời gian sản xuất để định mức lao động, thông thường khoảng 30 lao động cho một lò công suất 1 triệu viên trên 1 năm. Chất lượng của loại gạch sản xuất theo phương pháp truyền thống thường thấp và thay đổi theo từng mẻ hoặc từng mùa do các thiết bị sử dụng nung đốt không có khả năng kiểm soát năng lượng, phần lớn dùng kinh nghiệm khi vận hành. Trên thị trường của loại gạch này giá cả cho một viên gạch sản xuất theo công nghệ truyền thống chỉ bằng 50% giá gạch sản xuất theo công nghệ hiện đại(Tunnel). Hiện nay do đầu tư cho loại hình sản xuất theo công nghệ này có chi phí thấp, trong khi hoạt động giải quyết được nhiều lao động dư thừa tại địa phương, cho nên thu hút được rất nhiều nơi phát triển sản xuất theo công nghệ này. Theo tính toán trung bình một lò thủ công hàng năm sản xuất khoảng 1 triệu viên gạch, với lượng gạch sản xuất ra trong năm 2000 khoảng 6 tỷ viên cho thấy tồn tại khoảng 6000 lò trong cả nước. Tiêu thụ năng lượng cho sản xuất gạch theo công nghệ lò Tunnel thay đổi 1,6-2,0 MT/kg gạch. Theo tính toán trên thế giới tiêu thụ năng lượng cho kiểu lò Tuynel chỉ 0,9MT/kg gạch là tối ưu nhất trong điều kiện sản xuất này. Theo phương pháp sản xuất truyền thống có đặc điểm nổi bật là tiêu thụ năng lượng rất nhiều cụ thể tiêu thụ năng lượng với các kiểu lò: Từ 2 - 3 MT/kg gạch cho loại lò kiểu đứng đốt bằng than. Từ 4 - 5 MT/ kg gạch cho loại lò kiểu đứng đốt bằng củi. Từ 4 - 10 mT/kg gạch cho loại lò gián đoạn đốt bằng trấu thóc. Do trong quá trình vận hành mức độ tiêu tốn nhiên liệu lớn, không có khả năng xử lý các chất thải của quá trình sản xuất cho nên sản xuất gạch theo phương pháp truyền thống thường xuyên mâu thuẫn với những người nông dân, họ cho rằng bụi và tro từ các cơ sở sản xuất làm mất mùa cây trồng. Điều này thực tế đã chứng minh khi những người nông dân của tỉnh Thái Bình yêu cầu chính quyền tỉnh Hưng Yên có các biện pháp nhằm cải thiện tình hình vì các lò gạch tại đây đã làm mất mùa lúa của họ do khói nóng thổi sang.Một mâu thuẫn khác là khai thác đất để sản xuất gạch làm cạn kiệt các nguồn đất sét cũng như đất thịt nói chung và là nguyên nhân ảnh hưởng tới quĩ đất trồng trọt. Ngoài ra để lấy nhiên liệu đốt là củi, rừng đang bị tàn phá ghê ghớm đây là một mối quan tâm của nhiều quốc gia. Trong khi sản xuất gạch theo công nghệ truyền thống này, những người lao động được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động rất sơ sài và thiếu thốn, hơn nữa quá trình cháy với hiệu suất năng lượng thấp nên ô nhiễm rất cao bao gồm bụi, SO2, CO2 và NOx. Hậu quả nhiều công nhân lao động trong các lò sản xuất này đang phải đối mặt với vấn đề sức khoẻ cũng như các bệnh về phổi. Theo thống kê tổng số khí ô nhiễm CO2 từ sản xuất gạchở Việt Nam vào khoảng 3,3 triệu tấn năm 1997 với sản lượng khoảng 5,8 tỷ viên, lượng CO2 này chiếm tới 7% tổng khí ô nhiễm CO2 tại Việt Nam. Chính phủ đã đưa ra một số qui định pháp luật liên quan tới sản xuất gạch. Quan trọng nhất là quyết định số 15/2000/QX - BXD ra ngày 24 tháng 7 năm 2000 nội dung nói rõ việc xoá bỏ sản xuất gạch kiểu lò truyền thống ở khu vực ngoại ô các thành phố vaò năm 2005 và đóng cửa hoàn toàn vào năm 2010.Tập trung phát triển sản xuất theo công nghệ lò Tunnel đầu tư nhằm đảm bảo hao yêu cầu là: Cung cấp đầy đủ cho thị trường và bảo vệ ô nhiễm môi trường. Theo quyết định này, tổng lượng khí thải CO2 sẽ có khả năng giảm từ 2 - 2,6 triệu tấn hàng năm hay từ 60 - 78% khí thải CO2 hiện nay. Nhu cầu vật liệu trong ngành xây dựng. Ngành xây dựng là một ngành lớn trong nền kinh tế Việt Nam, trước thập kỷ 80 xây dựng chủ yếu tập trung dưới sự quản lý của nhà nước, từ khi tiến hành đổi mới nhằm phát triển cơ sở hạ tầng cho đất nước , ngành xây dựng trở thành một trụ cột luôn đi tiên phong cho các ngành khác, các công trình lớn mang tính chất quan trọng tầm cỡ quốc gia như các công trình công cộng, nhà máy , cầu đường v.v...được các doanh nghiệp nhà nước đảm nhận. Bên cạnh đó các tổ chức xây dựng tư nhân cũng phát triển rất nhanh đảm nhận các công việc xây dựng nhỏ như nhà cửa, cầ cống, sửa chữa trong khu vực dân cư. Hàng năm tỷ lệ tăng trưởng của ngành đạt 13%, đóng góp khoảng3,2% GDP và 7,36% trong ngành công nghiệp năm 1999. Đầu tư xây dựng nhà cửa trong nhân dân luôn tăng mạnh trên mọi khu vực, tiêu chuẩn nhà ở của Việt Nam bao gồm tường gạch hai lớp có độ dầy khoảng 40cm, bên ngoài tường được bảo vệ hai lớp vữa chát và vôi hoặc sơn quét trần nhà được đổ bê tông cốt thép. Mức tăng trưởng xây dựng vào loại mạnh biểu hiện qua nhu cầu gạch đỏ xây dựng. Bảng dữ liệu thống kê sản phẩm gạch Đỏ tại Việt Nam. Gạch 1995 1996 1997 1998 1999 Quốc doanh Tư nhân Đầu tư nước ngoài 1121.106 5769.106 2.106 1522.106 5590.106 7.106 1746.106 5506.106 10.106 1936.106 5750.106 11.106 1994.106 5849.106 49.106 6829 7119 7269 7697 8030 Qua sơ đồ cho thấy để đáp ứng nhu cầu cho xây dựng ngành sản xuất gạch cũng phải tăng nhanh trong khi để giải quyết vấn đề ô nhiễm mà đóng cửa các lò gạch thủ công, khi đó vật liệu xây dựng sẽ thiếu trầm trọng dẫn tới ảnh hưởng lớn đến mọi mặt nền kinh tế. Hiện trạng sản xuất gạch trong nước. Sản phẩm gạch ở Việt Nam được cung cấp từ hai nguồn chủ yếu: một nguồn được sản xuất từ các nhà máy quốc doanh và đầu tư nước ngoài, sản phẩm có chất lượng cao bởi các trang thiết bị và công nghệ hiện đại. Một nguồn được sản xuất có truyền thống thủ công. Năm 1999 khoảng 2 tỷ viên gạch được sản xuất từ 140 nhà máy có công nghệ hiện đại, trong khi gần 6 tỷ viên gạch được sản xuất từ 200 nhà máy nhỏ và vài nghìn cơ sở sản xuất được tổ chức dưới dạng gia đình với phương pháp sản xuất truyền thống. Trong vài năm qua, sản xuất gạch từ phương pháp truyền thống này có sản lượng gạch ra tăng nhẹ, trong khi nhu cầu thị trường tăng mạnh từ 16% năm 1995 lên 25% năm 1999. Tổng sản lượng gạch sản xuất tại Việt Nam năm 2000 ước đạt 2.000 tỷ đồng khoảng 140 triệu USD và được dự báo con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2005. Về lực lượng lao động trong ngành luôn thay đổi, cho tới nay chưa có một nguồn dữ liệu nào cung cấp đầy đủ vì đây là công việc theo yêu cầu, người lao động làm việc mang tính chất tạm thời, nhưng dựa trên tổng số sản lượng gạch và định mức tương đối cho công việc sản xuất có thể đánh giá tổng số lao động khoảng 140.000 đến 200.000 lao động trong cả nước, trong đó khoảng 20.000 lao động trong các nhà máy sản xuất quốc doanh. 2.3.1. Thị trường gạch xây dựng Gạch đỏ xây dựng được sản xuất và mua bán trên thị trường đảm bảo cung cấp cho các nhu cầu xây dưng, quản lý và chi phối loại hàng hoá này ngoài các ban ngành nhà nước còn có nhiều phía. Song hiện tại để phát triển trị trường này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài chính đầu tư cho sản xuất, đây là một việc quan trọng trong chính sách của chính phủ mà bộ xây dựng là chủ đạo. Trong quyết định số 15/2000/QD-BXD ra tháng 7 năm 2000 cho sản xuất gạch ngói bằng phương pháp thủ công truyền thống. Việc thực hiện quyết định này một cách triệt để sẽ có một kết quả tốt. Về môi trường, nếu chính phủ thực hiện đáp ứng nhu cầu gạch bằng cách xây dựng các nhà máy có công nghệ hiện đaị nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên 50% vào năm 2010 thì đòi hỏi chính phủ hàng năm phải đầu tư thêm 18 triệu USD cho công việc này. Kể từ năm 1999 có sự điều chỉnh mới trong đầu tư nước ngoài và cổ phần hoá các nhà máy quốc doanh đã hoạt động có hiệu quả, chính phủ có thể hy vọng các dự án trong kế hoạch đưa ra thành công, chủ yếu là các nhà máy lớn sẽ được xây dựng bởi đầu tư vốn trực tiếp từ nước ngoài và các công ty cổ phần.Đây là điều kiện có thể thực hiện như một vài đầu thực hiện những năm trước nhưng về công suất sản xuất có thể sẽ không đáp ứng được toàn bộ nhu cầu như mong muốn, đặc biệt công việc sản xuất gạch tại các nơi xa xôi hẻo lánh hơn và không có lợi nhuận khi đầu tư nước ngoài tại đó là không tối ưu. Vì vậy chính phủ muốn thực hiện tại các nơi này phải sẵn sàng giúp đỡ một phần tài chính nhằm xây dựng các lò Tunnel loại nhỏ khoảng 5 triệu viên ._.gạch / năm. Bảng dự báo nhu cầu gạch xây dựng của Bộ xây dựng Năm Gạch Đất Than Điện Giá trị Đầu tư Triệu viên Triệu m3 Triệu tấn Triệu kwh Tỷ đồng Tỷ đồng 2000 2005 2010 8.790 10.940 13.070 12,57 15,65 18,69 1 1.56 1.56 2 221 249 2000 4070 5588 345 205 (Nguồn dữ liệu đề tài nghiên cứu khoa học KHCN 09/05) Việc chuyển dịch sản xuất gạch xây dựng thông qua thay đổi công nghệ bằng việc xây dựng lắp đặt thêm nhiều nhà máy đã không diễn ra nhanh hơn theo sự tính toán của chính phủ, trong năm 1999 Chính phủ dự báo tăng công suất sản xuất bằng lò Tunnel cho tới năm 2000 là 2,9 tỷ viên gạch và giảm sản lượng gạch sản xuất bằng công nghệ truyền thống xuống 5,1 tỷ viên gạch. Theo sách Niêm giám thống kê năm 2000, đánh giá cuối cùng của hai loại hình sản xuất tương ứng là hai tỷ viên gạch và 5,9 tỷ viên gạch. Nguồn tài chính của chính phủ đầu tư không kịp đáp ứng cả về số lượng và thời gian nhằm đưa các nhà máy vào vận hành sản xuất đáp ứng nhu cầu gạch xây dựng. Thực tế đặt ra cho chính phủ là còn quá nhiều công trình,nhiều việc giành cho các lĩnh vực khác như xoá đói giảm nghèo, trồng rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nên đầu tư cho ngành sản xuất gạch chuyển đổi công nghệ sẽ còn thiếu. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, gắn với nó là sức ép về ô nhiễm môi trường có thể đòi hỏi phải phát triển mô hình sản xuất gạch trên công nghệ hiện đại tại Việt Nam - đây trở thành một vấn đề xã hội. Nếu thay đổi công nghệ theo kiểu lò Tunnel sức ép về giải quyết lao động tại các vùng quê sẽ rất khó khăn khi bản thân họ được trang bị rất thấp về các kiến thức. 2.3.2. Công nghệ sản xuất gạch kiểu lò đứng đốt than miền Bắc Các công đoạn sản xuất. Nhào trộn Đất ép viên Phơi sấy tự nhiên Nung đất Làm nguội - ra lò Đất Nước Gạch đỏ Kiểu lò đứng là loại lò phổ biến nhất hoạt động tại miền Bắc Việt Nam. Quy mô sản xuất được tổ chức dưới dạng hợp tác xã hoặc gia đình, sản phẩm sản xuất ra được phân loại và tiêu thụ trong khu vực và các tỉnh lân cận. Để đáp ứng nhu cầu gạch xây dựng đang có xu thế tăng nhanh, một hệ thống các lô gạch sản xuất bằng phương pháp thủ công ngày càng xuất hiện nhiều tập trung tại các cánh đồng, khu bãi bồi các con sông. Nhiên liệu sử dụng chủ yếu dùng than cám các loại vận chuyển từ khu vực Đông Bắc tới, ngoài ra trong quá trình nung đốt cần các loại củi gỗ làm mồi cháy. Do chỉ dùng sức người là chủ yếu cùng các thiết bị đơn giản trong tất cả các khâu nên tiêu hao rất nhịều năng lượng không hiệu quả và tiết kiệm đặc biệt trong khâu nung đốt đồng thời là nguồn gây ô nhiễm rất lớn ảnh hưởng xấu tới mọi mặt của đời sống như sức khoẻ cộng đồng , sức khoẻ người lao động, gâu ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, nghiêm trọng hơn là nạn phá rừng bừa bãi để lấy củi gỗ, với tốc độ phát triển không kiểm soát được các lò gạch được xây dựng gồm những nơi đô thị mới nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đô thị hoá nên ô nhiễm do khói bụi tại các nơi này rất lớn. Phương pháp sản xuất: Nguyên liệu để sản xuất gạch ngói có sẵn ở nhiều nơi trên đất nước ta nên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khai thác vận chuyển, thành phần chủ yếu là đất pha sét. Chuẩn bị nguyên liệu: Đất sản xuất gạch thường được khai thác bằng thủ công (chủ yếu khai thác tại chỗ hoặc mua ở nơi khác) bóc lớp mặt dùng mai sắn đạt hoặc dùng kéo cắt đất đánh nhuyễn với nước thành các viên có kích thước trung bình 200 x200x400mm chuyển về nơi sản xuất. Khâu này chủ yếu dùng thủ công. ép viên Đất được sơ chế đưa vào máy ép viên thủ công hoặc đóng khuôn tạo hình viên gạch bằng tay với kích thước 220x100x65mm độ ẩm của viên gạch là 18-20%. Sấy tự nhiên: Gạch đã tạo hình được sấy tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời bằng cách trải đều ra sân, sau đó đưa vào lán tập kết. Gạch đạt độ ẩm 6-8% để tăng cường độ cứng của gạch thô nhằm giảm tỷ lệ sứt vỡ khi vận chuyển và xếp vào lò nung. Nung sản phẩm: Gạch được xếp vào lò cùng than đốt đến nhiệt độ kết khối 900-10000C thành sản phẩm là gạch đỏ sau đó được làm nguội rồi ra lò. Chu kỳ đốt khoảng 12 ngày 1 lò. Giai đoạn này được trông nom rất cẩn thận, trong thời gian nung đốt người vận hành phải theo dõi 24/24. Khi lửa cháy lên gần miệng lò nhiệt lượng và khói thải thoát ra rất nhiều mang theo nhiệt lượng 500-6000C, đây là giai đoạn gây ô nhiễm nhất ảnh hưởng trực tiếp đến người vận hành và khu vực xung quanh, môi trường sống của cây trồng sẽ bị táp cháy hết. Nguyên nhân do công nghệ thiết bị cho phép sử dụng năng lượng hiệu quả và tập trung khí thải cho công đoạn xử lý. Dỡ sản phẩm: Sau 8-10 ngày gạch nguội sẽ dỡ ra lò và tập kết sản phẩm. Sản phẩm cho mỗi lò hàng năm từ 600.000 viên đến 1.000.000 viên gạch, thời gian vào lò - đốt - dỡ lò cho một mẻ đốt vào khoảng một tháng, chất lượng gạch thấp, kích cỡ hình dáng thay đổi không cố định theo khuôn đóng cho nên giá cả loại gạch sản xuất bằng phương pháp này rất thấp. Một thực tế tồn tại những khó khăn khi sử dụng phương pháp sản xuất này nếu nơi nào tập trung mật độ lò quá nhiều . Theo khảo sát tại khu vực Huyện Văn Giang Tỉnh Hưng Yên phía nam Hà Nội, nơi đây tập trung khoảng 500 lò gạch thủ công đốt liên tục trong thời gian cả năm nhằm cung cấp cho thị trường, đến đây khoảng 400 ha đất bị ô nhiễm nặng giảm năng suất đối với cây trồng, đồng thời khói khí thải ảnh hưởng tới khu vực Hà Nội và Thái Bình. Chính quyền sở tại cũng như các ban ngành như Sở Công nghiệp , Sở Nông nghiệp, Sở Khoa học môi trường đang tìm hướng giải quyết khó khăn này. 2.3.3 Phương pháp sản xuất gạch kiểu lò đứng đốt củi tại Miền Nam. Tại các tỉnh miền Nam sản xuất gạch dùng nhiên liệu khác hẳn với công nghệ ở miền Bắc, nhiên liệu sử dụng ở quá trình nung đốt chỉ toàn củi (như các thân cây Điều chiếm 10% còn lại các loại củi gỗ khác). Nhiên liệu đốt trong các buồng đốt bên ngoài lò. Có 3 giai đoạn khác nhau trong quá trình nung đốt. Giai đoạn 1: giai đoạn cháy nhỏ khoảng 48 tiếng đồng hồ. Giai đoạn 2: giai đoạn cháy mạnh khoảng 16 tiếng đồng hồ. Giai đoạn 3: giai đoạn làm nguội hạ nhiệt độ khoảng 14 giờ. Quá trình đốt cháy nhờ khí ga từ dưới lên, gạch được đốt cháy rất nhanh với nhiẹt độ và thời gian cháy hơn so với loại lò đứng ngoài miền Bắc song có lẽ hiệu quả sử dụng năng lượng thấp. Tại các khu vực người dan áp dụng phương pháp sản xuất này theo mô hình gia đình chuyên sản xuất các loại gạch 4 lỗ có ưu điểm nhẹ và ít biến dạng sản phẩm. Một nhược điểm lớn của công nghệ sản xuất này là sử dụng nhiên liệu củi gỗ. Đây sẽ là nguyên nhân kéo theo nạn chặt phá rừng bừa bãi một vấn đề đáng lo ngại tầm cỡ quốc gia đồng thời đây cũng là nơi tạo ô nhiễm môi trường lớn nhất trong khu vực lò gạch hoạt động. Hiện nay tại tỉnh Bình Dương đang có hướng đầu tư xây dựng các loại lò gạch sử dụng dầu năng và khí gas, vấn đề này có thể thực hiện được vì Bình Dương đang là khu vực có nhu cầu gạch xây dựng lên cao đòi hỏi cả về mẫu mã và chất lượng. Bảng dữ liệu về kiểu lò đứng tại Miền Nam. Công suất mới mẻ 70.000 viên gạch Công suất hàng năm 2.500.000 viên gạch Kiểu nhiên liệu 25 tấn/mẻ Chi phí nhiên liệu 200.000VND/tấn Chi phí xây dựng 60 triệu VND Tuổi thọ 5 năm Cỡ gạch : 7 x 7 x 17 cm, 4 lỗ Khối lượng : 1,1 kg Giá bán : 135 VND Chi phí năng lượng Trang tổng chi phí : 40% Tỷ lệ vỡ : 4% Tiêu thụ năng lượng : 4-5MJ/kg 2.3.4.Kiểu lò khung đốt bằng trấu Loại kiểu lò này tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông cửu loang. Chỉ tính riêng ở tỉnh vĩnh long theo báo cáo đã có 2000 lò hiện tại đang sử dụng nhiều lò ở đầy tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ngoài sản xuất gạch loại hình này có thể sản xuất các loại gốm sứ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Phương pháp sản xuất dùng nhiên liệu trấu thóc là chính được phổ biếtn rất lâu tại các địa phương này, những lò này được xây dựng quây quần hàng trăm chiếc trở liên như tại tỉnh Vĩnh Long hay Sa Đéc tỉnh Đồng tháp, tạo thành các tổ chức theo kiểu gia đình song khi xây dựng luôn tạo thành một hệ thống phụ thuộc lẫn nhau. Dùng trấu thóc làm nhiên liệu dùng đốt gạch, chất thải là tro có thể dùng làm phân bón. Hình dáng của lò được xây dựng giống như các trại tuyết của người Eskimô, trấu thóc đưa vào được đốt trong các bồng bên ngoài sản phẩm thu hồi được là khí khói ga , khí này di chuyển lên đỉnh của lò và sau đó quay lại đi qua các viên gạch mộc sau đó mới theo ống khói ra ngoài. Quá trình cháy rất linh hoạt nhẹ nhàng, trấu luôn được cung cấp đầy đủ cho quá trình cháy được liên tiếp . Khi lò đang vận hành. Chất lượng của sản phẩm tốt thậm chí nhiệt độ cháy chưa vượt 800oC . Tương tự như các loại lò đốt bằng củi gỗ nhược điểm của loại lò này là hiệu quả sử dụng năng lượng rất thấp và phụ thuộc rất nhiều theo mùa. Để sử dụng sản xuất gạch theo phương pháp này đòi hỏi vấn đề đặt ra là cung cấp đầy đủ nhiên liêụ cho nên cần phải xây dựng các nhà kho chứa rất lơn đây sẽ là một khó khăn cho sản xuất. Bảng dữ liệu lò giãn đoạn đốt bằng trấu Công suất 1 mẻ : 25.30000 viên Kiểu nhiên liệu : trấu thóc 28 tấn/mẻ Thời gian cháy : 15-20 ngày Chi phí xây dựng : 65-100.triệu VND tỷ lệ vỡ : 10% Cỡ gạch : 8 x 8 x 18 cm, 4 lỗ Khối lượng 1,8 kg Giá bán 200VND Tiền công 20.000 người/ngày Chi phí năng lượng 30% tổng chi phí Tuổi thọ là 5-10 năm Tiêu thụ năng lượng 4-10MJ/kg gạch 2.3.5. Kiểu lò Tunnel. Kiểu lò Tunel là kiểu lò phổ biến nhất được trang bị trong các nhà máy lớn, hiện nay tất cả các nhà máy gạch quốc doanh đều sử dụng công nghệ này từ năm 1999 chính phủ bắt đầu trang bị công nghệ này trong chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhằm đẩy mạnh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế. Theo đánh giá loại lò này có khả năng tăng công suất sản xuất của ngành sản xuất vật liệu xây dựng lên rất nhiều và trở thành một phương pháp sản xuất gạch bằng phương pháp truyền thống, tăng cường chất lượng cho các loại sản phẩm gạch trên thị trường, giúp Chính phủ quản lý được chặt chẽ hơn và kiểm tra kiểm soát được ô nhiễm môi trường. Kiểu lò này hàng năm sản xuất trên 20 triệu viên gạch loại 2 lỗ và 4 lỗ có chất lượng cao trên dây chuyền công nghệ sử dụng năng lượng hiệu suất cao với các thiết bị hiện đại . Đây là một công nghệ tiên tiến có nhiều ưu điểm về mặt tiết kiệm năng lượng nguyên vật liệu và không có xỉ thải, ít gây ô nhiễm môi trường. Bắt đầu đầu tư lắp đặt thiết bị tại nhà máy gạch Thạch Bàn cho đến nay cả nước có 40 nhà máy sử dụng công nghệ này cho thấy đây là một công nghệ hứa hẹn hướng phát triển tốt trong tương lai. Sơ đồ sản xuất gạch Đất sét, than Phơi sấy tự nhiên Đùn ép viên Máy nhào trộn Nước Ra lò, làm nguội sản phẩm Nung trong hầm Tunnel Nung bằng tập trung khói lò tận dụng khói lò Trong tất cả các khâu sản xuất có thể giống các phương pháp sản xuất truyền thống khác, trong công nghệ này tính ưu việt là tại khâu nung đốt có khả năng tận dụng năng lượng tăng tính tiết kiệm nhiên liệu và sử dụng năng lượng hiệu quả. Công nghệ buồng đốt: Buồng đốt có cấu tạo kiểu đường hầm, có chiều dài 100m nằm ngang, bên trong có hệ thống đường ray-xe goòng làm nhiệm vụ đưa nguyên liệu vào và lấy sản phẩm ra. Gạch được xếp theo tiêu chuẩn kích cỡ qui định trên các xe đưa vào trong lò, cùng một thời điểm có khoảng 36 xe goòng gạch trong lò chia thành 3 phần gồm phần sấy khô-phần nung đốt- phần làm nguội chờ ra lò, trong một ngày sản xuất được 40 xe. Trong quá trình đóng viên khoảng 80% lượng than cám được trộn lẫn với đất cho nên trong quá trình nung đốt chỉ sử dụng 20% lượng than còn lại cháy tại phần đỉnh của lô trong buồng đốt, nhiệt lượng toả ra làm chín gạch bằng cả lượng than đã có trong gạch, không khí từ cuối đường hầm thổi vào đi qua khu vực gạch sản phẩm làm nguội chúng tồng thời được sấy khô bằng nhiệt lượng toả ra cung cấp ôxy cho vùng cháy, khói thải từ vùng cháy có nhiệt độ rất cao khoản 500 - 700oC sẽ được tận dụng làm khô những xe gạch phía sau trước khi thoát ra ngoài. Nhiệt độ khí thải khoảng 3% trong dây chuyền này năng lượng tận dụng triệt để tiết kiệm tối đa, khả năng gây ô nhiễm môi trường là ít nhất đồng thời kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Chính phủ đang có những chính sách nhằm hỗ trợ áp dụng phát triển công nghệ lò Tunnel cho các vùng kém phát triển với quy mô đầu từ bé hơn trong tương lai. So với các phương pháp sản xuất thủ công đã có, phương pháp sản xuất kiểu lò Tunnel có những ưu điểm nổi bật về chất lượng sản phẩm và tiêu thụ năng lượng. Tại Công ty Thạch Bàn tiêu thụ năng lượng khoảng 1,6MJ/Kg gạch trên thế giới công nghệ này chỉ tiêu tốn hết 0,9MJ/kg gạch. Hiện tại trong ngành sản xuất gạch đỏ xây dựng chỉ với công nghệ này mới cho ra đời các loại sản phẩm có chất lượng cao nhất đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng gạch cho các Công trình xây dựng, hình dạng gạch được giữ đúng kích cỡ thiết kế hơn nữa khối lượng gạch giảm khoảng 33% so với các phương pháp cũ. Bảng dữ liệu sản xuất gạch theo công nghệ buồng đốt Tunnel tại Nhà máy gạch Thạch Bàn ( đốt than ) Số lượng năm : 2 x 20.000.000 viên Kiểu nhiên liệu : than cám số 5 Giá than : 260.000 VND/tấn Than/tấn gạch : 70 kg than Thời gian chạy : 20 giờ Chi phí xây dựng : 14 tỷ VND Tỷ lệ vỡ : 3% Cỡ gạch : 21x10x6 cm Khối lượng: Gạch đặc 2,2kg,gạch 2 lỗ 1,5kg Giá bán : 600 - 700 VND/Viên. Lương Công nhân : 850.000 VND/người/tháng Chi phí nhiên liệu : 20%/tổng chi phí. Tiêu thụ năng lượng : 1,6MJ/Kg gạch Trong qúa trình sản xuất, công nghệ Tunnel có rất nhiều ưu điểm, giải quyết về tiêu thụ nhiên liệu, ô nhiễm môi trường, chất lượng sản phẩm và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường gạch xây dựng song do vốn đầu tư cho xây dựng lắp đặt một dây chuyền sản xuất kiểu này còn quá cao so với mặt bằng đầu tư trong cả nước, muốn thay thế các công nghệ sản xuất cũ đòi hỏi đầu tư từ phía nhà nước trong khi vấn đề này Chính phủ đang lúng túng, để tư nhân đầu tư thì không thể thực hiện được trong khi tình trạng sản xuất gạch thủ công đang trở lên tự phát quá lớn kéo theo những bất cập của cách sản xuất này gây ra. Chính sách của nhà nước làm là cần tìm ra những công nghệ sản xuất có tính ứng dụng thực tiễn hơn , cho những người sản xuất gạch tư nhân có khả năng đầu tư vận hành dễ dàng mong sớm cải thiện được tình hình hiện nay và cho các năm sau. Nhu cầu cải tạo 2.4.1. Chính sách của nhà nước Chính phủ đã ban hành các quyết định, quy định nhằm giải quyết tình hình sản xuất tràn lan gạch tại các địa phương, đồng thời có các văn bản hướng dẫn chi tiết cho các cấp thực hiện song việc thực hiện tại các điạ phương còn nhiều khó khăn. Nhằm chấm dứt hoạt động sản xuất gạch bằng lò thủ công đến năm 2010 phải hoàn toàn xong nhưng vẫn còn những vướng mắc chưa giải quyết được. Hai công nghệ đưa vào thay thế hiện nay trong chương trình phát triển là -Hướng thứ nhất là đầu tư phát triển các nhà máy sản xuất gạch theo công nghệ Tunnel, ưu tiên phát triển các nhà máy nhỏ có công suất từ 5 - 10 triệu viên/năm. -Hướng thứ hai : Thay thế xây dựng bằng nguyên vật liệu xi măng hoá giảm tỷ lệ sử dụng gạch xây dựng trong kết cấu công trình. Cả hai hướng giải quyết đều đối mặt với các khó khăn khác nhau với sử dụng công nghệ lò Tunnel loại nhỏ thì tỷ lệ giữa đầu tư và sản phẩm cao hơn loại lò lớn thậm chí doanh thu cao hơn.Loại lò lớn. Sản phẩm gạch sản xuất tại cộng nghệ Tunnel có giá trị cao hơn Sản phẩm các phương pháp sản xuất khác và phục vụ chủ yếu cho một thụ trường riêng. Điều này kích thích các nhà sản xuất, các gia đình đang sản xuất theo phương pháp cũ thay đổi suy nghĩ để cùng hợp tác cho đầu tư mới, đồng thời chính phủ cũng có phần giúp đỡ hỗ trợ mọi mặt thông qua chính quyền tại địa phương hướng giải quyết không sử dụng gạch nung thực hiện được sẽ thay thế khoảng 4% thị trường, nhưng trong trường hợp này chất lượng các công trình sẽ thấp vì vật liệu xây dựng xi măng đắt hơn gạch rất nhiều không đủ khối lượng làm giảm chất lượng các công nghệ thay thế sẽ không giải quyết được vấn đề năng lượng mà chỉ giải quyết được nguyên vật liệu sản xuất như đất các bước tiến hành kế hoạch của chính phủ trong chương trình : -Đến năm 2005 sẽ dừng hoạt động của các lò gạch thủ công quanh các khu vực ngoại ô các thành phố thị xã thị trấn. -Đến năm 2010 sẽ đóng cửa toàn bộ hoạt động các lò gạch này. Nhưng theo khảo sát đánh giá hoạt động của hình tức sản xuất này vẫn tăng, theo dự báo của chính phủ từ năm 2000, với loại hình sản xuất theo phương pháp thủ công tăng 14% theo dự tính. Điều này cho thấy các chính sách đưa ra cho tới người dân thực hiện còn một khoảng các khá xa trong khi công nghệ cũ phát triển công nghệ hiện đại không thể thay thế hay nói đúng hơn chưa có công nghệ phù hợp. 2.4.2. Những ảnh hưởng của việc sản suất gạch ảnh hưởng hiệu ứng khí rác thải nhà kính trong 20 năm qua, quá trình phát triển đất nước đã đạt những thành tựu to lớn đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đồng thời với quá trình đó lượng khí thải CO2 khoảng 17,1 triệu tấn trong tát cả các ngành sản xuất; năm 1997 theo tính toán của các tổ chức môi trường lượng khí thải CO2 tăng lên 45,5 triệu tấn. Tuy nhiên tỷ lệ các thành phố trong quá trình vận hành ngành sản xuất gạch xây dựng đã đóng góp vào lượng khí thải chung của toàn quốc dựa trên lượng than tiêu thụ Đánh giá lượng khí thảihiệu ứng nhà kính sản xuất gạch Năm tổng lượng khí thải CO2 tại Việt nam triệu tấn Số lượng gạch triệu viên Lượng khí CO2 từ sản xuất gạch (triệu tấn) Tương khí thải CO2 từ sản xuất gạch (triệu tấn) %CO2 từ sản xuất gạch tại Việt Nam 1995 31,7 6892 460 3,2 10% 1997 45,5 7262 460 3,2 7% Nguồn dữ liệu : World DevelopmentIndicatoss 2001 and 1998.The World Bank theo tính toán : 1 viên gạch = 2,2 kg 1 tấn than = 21.000 MJ 4.400.000MJ/1 triệu gạch 210 tấn than/1triệu gạch 210 tấn than x 0,6 x 44/12 = 460 tấn CO2/1 triệu gạch 2.4.3. Ô nhiễm ( Bụi, SO2 NOx , CO ) Nhận thức thấy rõ ràng là sản xuất gạch sẽ tăng tình trạng ô nhiễm môi trường rất lớn, tăng lượng khí thải nhà kính. Đặc biệt là sản xuất gạch theo phương pháp truyền thống, bản thân phương pháp sản xuất này luôn kéo theo những mâu thuẫn không thể giải quyết được đối vơí ngành nông nghiệp, tro bụi, khói đã làm mất mùa nhiều nơi. Một ví dụ điển hình tại huyện Văn Giang Tỉnh Hưng Yên, chính quyền địa phương cho phép sự hoạt động của các lò gạch nhưng phải bỏ ra một khoản tiền để đền bù cho nông dân sau khi họ yêu cầu tới các cấp quản lý, đồng thời ảnh hưởng về sức khoẻ cho người dân xung quanh và chính những người trực tiếp lao động có nguy cơ gia tăng các bệnh về hô hấp, phổi, ung thư do khí thải từ các lò toả ra. 2.4.4 Cạn kiệt các nguồn đất Một tác hại khác trong sản xuất gạch kiểu thủ công tự phát là sử dụng nguyên liệu đất thô cho sản xuất gạch kiểu thủ công tự phát là sử dụng nguyên liệu đất thô cho sản xuất gạch, chính phủ đã có các văn bản giới hạn trong việc sử dụng các nguồn đất trước hết không được sử dụng đất canh tác song do lợi nhuận từ việc sản xuất gạch lớn hơn trồng lúa nên nhiều nơi không tuân theo các qui định gây ảnh hưởng xấu tới qũy đất bởi vì sau khi làm gạch đất sẽ biến chất và không sử dụng cho trồng cây được. Công việc sản xuất gạch chủ yếu do những người nông dân tiến hành được chính quyền sở tại cấp giấy phép hoạt động song thực tế họ không tính toán tới lợi ích lâu dài cho hoạt động trồng cây bảo vệ mùa màng họ chỉ thấy giải quyết lao động tại địa phương và việc làm gạch này quá dễ bởi vì đòi hỏi đầu tư ít hơn nữa từ công việc sản xuất gạch sẽ thiết lập sự lưu thông buôn bán trao đổi giữa các nơi với nhau so với trước kia bây giờ các khu vực này trở nên nhộn nhịp hơn. Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo di chuyển các lò gạch sản xuất ra xa khỏi khu vực ngoại thành các thành phố và các thị xã thị trấn tới các khu vực xa hơn nhưng điều này khó thực hiện vì nhiều lý do như địa điểm sản xuất, thị trường, lưu thông sản phẩm v.v... 2.4.5. Cạn kiệt tài nguyên rừng Việt nam là một trong số các quốc gia có quỹ đất, rừng phong phú nhất, song hiện tượng phá rừng đã diễn ra quá mức tệ hại nhằm các mục đích dân sinh lấy gỗ, lấy đất trồng cây, lấy củi làm chất đốt . Những năm 1940 diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam dự tính bao phủ 67% đã giảm xuống 26% vào năm 1993. Tổng diện tích rừng tự nhiên của Việt nam trong những năm gần đây được đánh giá có dấu hiệu suy tàn với mức độ giảm 3500km2 trên một năm. Năm 1990 dự đoán có 190.000 km2 chỉ còn 10.000 km2 rừng tự nhiên bao phủ trong thực tế, rừng nguyên sinh còn 10.000 km2. Bảng dự liệu quỹ đất và tỷ lệ rừng bao phủ Vùng lãnh thổ Diện tích đất (km2) Diện tích rừng bao phủ (%) 1991 1943 1991 Vùng núi phía bắc Vùng trung du phía bắc Đồng bằng sông Hồng Duyên hải phía Bắc Duyên hải phía Nam Cao nguyên Đông Bắc Mêkong Đồng bằng sông Mekông Tổng 76.450 39.820 10.300 40.020 45.820 55.570 23.480 39.570 331.040 95% 55% 3% 66% 62% 93% 54% 23% 67% 17% 29% 3% 35% 32% 60% 24% 9% 29% (Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04) Rừng bị tàn phá có nhiều nguyên nhân trong đó chặt phá lấy nhiên liệu chiếm một phần lớn, trong thói quen sinh hoạt cũng như sử dụng nhiên liệu loại này rất thông dụng trong quá trình sanr xuất gạch bằng phương pháp thủ công truyền thống ở miền Bắc củi gỗ là nhiên liệu không thể thiếu , trong khi đó ở miền trung và niềm Nam là nhiên liệu chính cung cấp năng lượng cho quá trình nung đốt. Theo tính toán hàng năm sản xuất gạch và gốm sứ tại tỉnh Bình Dương tiêu tốn hết 39104 tấn củi gỗ. Tổng khối lượng khai thác năm 1995 đạt 30 triệu m3 giảm xuống 25 triệu m3 vào năm 2000. Hạn chế sản xuất gạch bằng phương pháp truyền thống thủ công là một mục tiêu của chính phủ nhằm giảm tiêu thụ nguồn củi gỗ. 2.4.6 Tiêu thụ năng lượng Trong nền kinh tế Việt Nam, ngành công nghiệp đóng góp khoản 32,6% trong GDP nhưng tiêu thụ 43,6% tổng năng lượng và 38,2% sản lượng điện. Ngành công nghệp tiêu thụ 4,62 tỷ KWh năm 1995 tăng lên 5,5 tỷ KWh năm 1996 và 6,77 tỷ KWh năm 1997. Tiêu thụ xăng dầu cho ngành năm 1994 là 1,7 triệu TOE lên 2 triệu TOE vào năm 1997 Tiêu thụ than trong ngành công nghiệp cũng tăng lên 3,5 triệu tấn vào năm 1997 Bảng dữ liệu tiềm năng tiết kiệm năng lượng ngành công nghiệp Ngành côngnghiệp Khả năng tiết kiệm ngắn hạn% Khả năng tiết kiệm trung hạn% Khả năng tiết kiệm dài hạn % Nhiên liệu Điện Nhiên liệu Điện Nhiên liệu Điện Sản xuất xi măng 15-18 4-6 12-15 4-6 50 15-17 Sản xuất gạch 15-18 - 12-20 - 30-40 - Công nghiệp chiếu sáng 10-12 5-7 11-13 3-4 10-12 5-7 Luyện kim 6-8 3-5 3-4 2-3 15-20 2-3 Khái thác than 3-5 2-3 5-7 2-3 15-20 2-3 Nhiệt điện 8-10 12-15 20-25 Toàn bộ ngành 10-12 2-3 15-17 3-4 25-30 5-7 (Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04) Với thời kỳ ngắn hạn có chi phí đầy đủ thấp hoặc bằng 0 Với thời kỳ trung hạn có chi phí đầu tư < 3 năm Với thời kỳ dài hạn có chi phí đầu tư > 3 năm Như vậy cho thấy khả năng tiết kiệm trong ngành sản xuất gạch còn rất lơn, nhìn chung với hiện trạng sản xuất hiện nay đòi hỏi có nhiều thay đổ đặc biệt là công nghệ thay thế làm giảm tiêu thụ năng lượng đồng thời giảm tác nhân gây hiệu ứng khí thải nhà kính cho môi trường. 2.4.7. Nhu cầu cải tạo - Thay đổi công nghệ trong sản xuất gạch. Bằng chi phí đầu tư thấp cho phương pháp sản xuất gạch thủ công truyền cho nên hiệu suất sử dụng năng lưởngất thấp, khả năng ô nhiễm lớn. Xét trên toàn bộ hiện trạng sản xuất gạch trong cả nước cho tháy tính ưu việt của công nghệ môi trường song chi phí đầu tư lớn cho các nhà sản xuất ngoài quốc doanh. Sản xuất gạch theo phương pháp truyền thống thủ công nổi cộm lên là tiêu tốn nhiên liệu nhiều, hiệu suất sử dụng năng lượng thấp đặc biệt là gây ô nhiêm trầm trọng, nếu chính phủ đưa ra phương án cải tạo bằng cách thay thế công nghệ mới sẽ có khả năng cải thiện được tình hình sản xuất chung từ khả năng giảm bởi tiêu thụ năng lượng trong ngành công nghiệp cho ta khả năng cải thiện tình trạng ngành sản xuất gạch Bảng đánh giá khả năng giảm lượng khí thảiCO2 tại Việt Nam Lượng năng lượng tiêu thụ (%) Khối lượng khí CO2 triệu tấn Tổng lương CO2 ô nhiễm từ sản xuất gạch 1997 10 3,34 Khả năng tiết kiệm trong ngắn hạn 15-18 0,5-0,6 Khả năng tiết kiệm trong trung hạn 15-20 0,5-0,67 Khả năng tiết kiệm trong dài hạn 30-40 1-1,33 Tổng cộng : 60-78 2-2,6 (Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04) Bảng đơn vị tiêu thụ năng lượng của các lò khác nhau tại Việt Nam Loại lò Nhiên liệu Tiêu thụ nănglượng MJ/Kg gạch đỏ Lò Tunnel Than, dầu, gas 1,5-2,4 Lò đốt than tại miền Bắc Lò đốt củi tại miền Nam Lò giãn đoạn dùng trấu Than Củi gỗ Trấu thóc 2,0-2,5 4,1-5,2 3,7-10,1 (Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04) Bảng giá các loại nhiên liệu trong sản xuất gạch tại Việt Nam Loại nhiên liệu Giá Điện 700 đồng/KWh Dầu FO 2400 đồng/lít Than Cám số 4 420.000 đồng/tấn Than cám số 5 250.000 đồng/tấn Củi gỗ 100.000 - 250.000 đồng/tấn Trấu tại ĐB Sông MêKông 80.000 - 120.000 đồng/tấn (Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04) Theo tính toán phía trên cho thấy khi cải tạo , thay thế công nghệ sản xuất gạch sẽ khai thác được khả năng tiét kiệm năng lượng trong ngành là 15 - 40 % , đồng thời giảm được lượng khí thải ô nhiễm CO2 xuống 60 - 70 % tức là giảm tổng lượng khí thải ô nhiễm xuống 2 - 2,6 triệu tấn , một việc làm cần thiết và cấp bách hơn lúc nào cho các cấp , các ngành quản lý và chính phủ . Nhìn các lò thủ công đang ngày đêm nhả khói mù mịt trước sự bất lực của người dân càng thúc đẩy quá trình cải tạo cần tiến hành nhanh hơn , sớm tìm ra hướng di cho vấn dề này . Nằm trong khuôn khổ của chương trình Các dự án nhỏ của Quỹ phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) kết hợp với các Viện nghiên cứu như Viện Năng lượng , Viện Công nghệ nhiệt lạnh của Trường đại học Bách khoa Hà Nội , Bộ Công nghiệp , Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học công nghệ và môi trường đã nghiên cứu , điều tra hiện trạng sản xuất gạch trong cả hệ thống, đặc biệt việc sản xuất sản xuất bằng phương pháp truyền thống thủ công tại Việt Nam đồng thời từng bước đưa vào các công nghệ sản xuất tiên tiến ưu việt hơn cải thiện được môi trường sản xuất , môi trưòng sống xung quanh giảm tới mức thấp nhất ô nhiễm môi trường . Dự án tiến hành nhằm đưa vào ứng dụng trong sản xuất gạch bằng công nghệ lò đứng liên tục hiệu suất cao , mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng , tăng năng suất chất lượng và đặc biệt giảm khí thải ô nhiễm cải tạo được môi trường làm việc và khu vực xung quanh hạn chế các mặt tiêu cực củaviệc sản xuất này . Dự án này được thực hiện tại xã Xuân Quang , Huyện Văn Giang , tỉnh Hưng Yên nơi tập trung mật độ lớn các lò sản xuất gạch thủ công nhằm kiểm tra hiệu quả thực tế của dự án tại Việt Nam và khả năng thay thế dần phương pháp sản xuất kiểu thủ công truyền thống tại khu vực phía Bắc và trong cả nước trong thời gian cả nước . Chương III dự án cải tạo thay thế công nghệ trong sản xuất gạch 3.1 Giới thiệu Trước thực trạng của hệ thống sản xuất gạch theo phương pháp gạch thủ công truyền thống hiện nay, để quản lý và kiểm soát được nhà nước đã ban hành nhiều quy định luật định nhằm đưa việc sản xuất đi vào khuôn khổ. Song thực tế người dân tại các khu vực đang sản xuất vẫn chưa ý thức được việc làm của mình và các tác động xấu tới mọi mặt của xã hội. Vấn đề đặt ra là đưa ra một mô hình công nghệ sản xuất phù hợp, dưới sự tài trợ của các tổ chức kinh tế xã hội xuống tận cơ sở nâng sự chú ý của người dân. Dự án mang số hiệu VIE/00/04 với thời gian thực hiện từ tháng 7 năm 2001, do Viện Công nghệ nhiệt làm chủ đề tài. Dự án được thực hiện tại xã Xuân Quang huyện Vân Giang tỉnh Hưng Yên. Mục tiêu của dự án là nhằm chuyển giao công nghệ loại lò gạch kiểu đứng liên tục hiệu suất cao (VSBK) được thiết kế dựa trên cơ sở loại lò gạch này đã ứng dụng thực tế tại Trung Quốc và ấn Độ dưới những cải tiến của Viện nghiên cứu năng lượng thuộc Viện khoa học Hà Nam Trung Quốc Đặc điểm nổi bật của loại công nghệ này là việc sản xuất với quy mô gia đình chi phí đầu tư xây dựng hợp lý các loại nhiên liệu có chất lượng thấp song hiệu suất sử dụng năng lượng cao giảm tiêu thụ nhiên liệu cho nên giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện được môi trường sản xuất cũng như môi trường sống xung quanh. Bên cạnh đó chất lượng gạch sản phẩm tăng lên rõ rệt, ổn định kích cỡ bảo đảm các tính chất như độ rắn, độ chịu lực của Bộ xây dựng. Dự án được tiến hành với các yêu cầu kỹ thuật kinh tế phù hợp với đặc điểm thực tế của Việt Nam. Dựa trên số liệu thu thập từ việc vận hành xây dựng bảy lò theo thiết kế tại Việt Nam ở miền Bắc. Chi phí của dự án được tài trợ bởi GEF/SGP với số tiền là 32.145 USD. Trong thời gian từ tháng 11/2001 tới tháng 12/2002 dự án sẽ hoàn tất. 3.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao. Lò gạch liên tục kiểu đứng được xếp vào mô hình lò gạch liên tục trong đó các mẻ gạch được đưa vào và lấy ra khỏi lò trong khoảng thời gian nhất định. Dòng nhiệt cung cấp cho lò và chiều đi của gạch là theo chiều thẳng đứng nên lò được gọi là lò gạch liên tục kiểu đứng. Lò gạch này là sự kết hợp của tính liên tục trong vân hành, vồn đầu tư thấp của lò gạch kiểu đứng và tính tiết kiệm nhiên liệu của loại lò gạch liên tục kiểu đứng. Lò gạch liên tục kiểu đứng ra đời và phát triển ở Trung Quốc trong thời kỳ cách mạng văn hoá vào khoảng cuối những năm 1960, khi mà nhu cầu về gạch là rất lớn tại các vùng nông thôn. Loại hình lò gạch này được phát triển trong dân gian và không rõ ai là tác giả đầu tiên phát minh ra loại lò gạch này. Vào thời điểm đó có khoảng vài nghìn lò gạch đã được xây dựng tại các vùng nông thôn tại các tỉnh An Huy, Hà Nam, Tứ Xuyên, Phúc Kiến và một số nơi khác. Đến năm 1983, Viện nghiên cứu năng lượng thuộc Viện khoa học tỉnh Hà Nam đã thực hiện một dự án nhằm nâng cao hiệu suất của loại lò gạch liên tục kiểu đứng này, lúc đó Viện đã xây dựng được hai lò theo mô hình cải tiến, phát triển hai mô hình cải tiến này trên hai tỉnh Hà Nam và An Huy. Trong giai đoạn đầu của quá trình cải cách mở cửa, các lò gạch này đã được phát triển rộng khắp do vốn đầu tư ít, thích hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ, nhu cầu gạch rất cao cho xây dựng và việc sản xuất có rất ít rủi ro. Trong trường hợp cơ sở sản xuất không thuận lợi, lò gạch có thể được tháo dỡ và các thi._.g, giảm tiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường. Bảng dự liệu khí thải đỉnh lò VSBK số I Đỉnh lò ống khói S-2mg/m3 S02mg/m3 M0xmg/m3 Đóng nắp số I 127,6 5,16 150 Mở nắp 157,71 5,91 161,3 Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04 Ngày đo: 2/4/2002 So sánh với lọai lò thủ công kiểu đứng miền Bắc: SPM mg/m3 1. Lò thủ công giãn đoạn kiểu đứng: 1913 2. Lò VSBK : 150 Bảng số liệu nhiệt độ của lò VSBK số I ống khói Mặt trên lò Vùng cháy Đáy lò Mở lắp 80 - 1200C 400C ằ1030 100 - 1200C Đóng nắp 800C 37 - 480C ằ1000 1000C Ngày đo: 2/4/2002 Nguồn số liệu: dự án VIE 00/04 So sánh nhiệt độ khi vận hành với loại lò thủ công: 1. Nhiệt độ mặt lò khi gạch chín: 700 - 8000C 2. Nhiệt độ mặt lò : 400C Với loại lò thủ công khi cần nhiệt độ chín gạch, nhiệt độ bốc lên bề mặt rất cao theo gió toả ra môi trường xung quanh mang theo một lượng nhiệt và khó bụi lớn ngày gây ảnh hưởng tới công trường tại khu vực sản xuất như mất mùa, chết cây cối, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và động vật với loại lò VSBK khi vận hành đã giải quyết được nhược điểm đó, cải thiện tốt hơn cho môi trường sản xuất và mùa màng nên tránh được những xung đột đáng tiếc xảy ra trong cộng đồng sống xung quanh. Dự án sẽ kết thúc chương trình thí điểm vào tháng 12 năm 2002 với kế hoạch xây tiếp 3 lò khác tải tỉnh Hưng Yên song do ưu điểm của loại lò này mà các nhà sản xuất đã ý thức được tầm quan trọng của loại công nghệ này tới thăm quan học hỏi kinh nghiệm, muốn đưa công nghệ này áp dụng trong sản xuất tại điạ phương mình. Đây là một thành công lưa hẹn một tương lai tốt cho dự án ở các giai đoạn tiếp theo, mục đích của dự án đưa ra trước hết nhằm đạt được các tiêu chí của GEF và chính phủ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí phát thải khí nhà kính, nâng cao sự bền vững môi trường và ngoài ra dự án sẽ đem lại một sự đổi mới trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng chách sử dụng nhiên liệu tiết kiệm hợp lý, ý thức bảo vệ môi trường vì chất lượng cuộc sống, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trong ngành, giảm thiểu các tác động xấu mà công việc sản xuất này phát sinh ra cho đời sống kinh tế xã hội tăng nguồn lợi về kinh tế đối với các khu vực sản xuất tại các địa phương có truyền thống sản xuất loại mặt hàng này trong cả nước. Đầy hứa hẹn sẽ là một hướng đi ra cho ngành sản xuất gạch, cải tạo tốt thực trạng đang tồn tại của ngành này giúp nó ngày càng phát triển tốt hơn. Chương IV đánh giá quá trình thực hiện dự án và kết quả đạt được 4.1 Đánh giá chung 4.1.1. Tiến độ thực hiện dự án Đây là một dự án chuyển giao công nghệ được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế các việc khoa học, các bộ ngành trong nước tham gia, mang tính trọng điển quốc gia tập trung vào giải quyết vấn đề nan giải trong một thời gian rất rài tồn tại ở nước ta. Nằm trong kế hoạch của dự án, chứng trỉnh xây dựng thí điểm mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao tại xã Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đã được thực hiện theo đúng kế hoạch, mặc dù thời gian của dự án còn kéo dài sang việc đưa lò số I vào vận hành an toàn đạt kết quả tốt là một cố gắng nỗ lực hết sức của đội ngũ những người thực hiện dự án, điều này cho thấy khả năng điều hành quản lý các dự án có quy mô nhỏ của Việt Nam sẽ thực hiện được, từng bước tích luỹ kinh nghiệm nhằm vận dụng vào các dự án có quy mô lớn hơn, phức tạp hơn. Tiến độ thực hiện đang được duy trì theo đúng kế hoạch điều này góp phần vào sự thành công của dự án. Ngày 10/11/2002 Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện dự án GRF/GT2 số VIE 00/04 thời gian thực hiện từ tháng 7/2001 đến tháng 12/2002 giai đoạn I đã có thành công bước đầu, công nghệ VSBK cho ta thấy khả năng tiết kiệm năng lượng thực sự, môi trường sản xuất ít ô nhiễm góp phần giản thiểu khí thải hiện ứng nhà kích từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng này, khai thác các khả năng tiết kiệm nhiên liệu trong sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường lao động cho người công nhân và môi trường lượng sống của cộng đồng. Trong thời gian dự án cần một quá trình thực nghiệm nữa nhằm hoàn chỉnh công nghệ tốt hơn khi đưa vào ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia đây là một công nghệ tốt hứa hẹn sự thành công, là công nghệ có khả năng thay thế tốt hơn cho công nghệ sản xuất thủ công cũ thực hiện tốt các tiêu chuẩn áp dụng cho ngành này về khí thải ô nhiễm trong sản xuất. 4.2.2. Quan hệ - hợ p tác các bên tham gia Cải tạo thay thế hiện trạng sản xuất vật liệu xây dựng gạch tại Việt Nam bằng cách đưa mô hình công nghệ sản xuất loại lò liên tục kiểu đứng hiệu suâts cao được thí điểm tãi xã Xuân Quan vào ứng dụng nhằm tìm ra những đặc điểm thích ứng với điều kiện sản xuất tại Việt Nam. Giai đoạn I của dự án được đánh giá là thành công, thu được nhiều kết tốt. Để đạt được thành công này trước hết phải nói sự hợp tác toàn diện của đội ngũ những người thực hiện chương trình này, sự hợp tác của các viên nghiên cứu, các chuyên gia tỏng và ngoài nước, sự chỉ đạo giám sát chặt chẽ của ban chỉ đạo quốc gia về ô nhiễm môi trường và sự quan tâm của chính phủ của các ban ngành và đặc biệt là người dân tại nơi thực hiện dự án. Dự án lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam song được sự hợp tác giúp đỡ của 2 ông chuyên gia Trung Quốc mà có được các thông tin quý báu khi dự án thực hiện tại ấn Độ giúp cho dự án tránh được những sai sót trong các khâu đồng thời cải tiến những nhược điểm của loại lò này. 4.1.3. Đánh giá lợi ích kinh tế Trong việc đánh giá lợi ích kinh tế của loại lò VSBK ta xét lợi ích kinh tế mang lại so với loại lò thủ công với công suất sản xuất hàng năm của 2 loại lò này. Bảng so sánh 2 loại lò VSBK Thủ công Chi phí xây dựng 70.000.000đồng 12.000.000đồng Công suất hàng năm 3.480.000viên 1.000.000viên Tiêu thụ nhiên liệu - Than: - Củi: 313.861tấn 210.000tấn 6 tấn Giá than: 320.000đồng/tấn Giá củi: 600.000đồng /tấn Cỡ gạch 21 x 10 x 6cm 21 x 10 x 6cm Trọng lượng 2,2kg 2,2kg Tỷ lệ hao hụt 10% 5 - 10% Chi phí nhiên liệu/ồ chi phí 15% 30% Giá thành 190đồng/viên 190đồng/viên Giá bán 240đồng/ viên 260đồng/viên Lợi nhuận hàng năm 168.780.000đồng 65.000.000đồng (Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04) Tổng chi phí cho loại lò gạch VSBK có chi phí nhiên liệu chiếm 15% so với 30% của loại lò này thủ công đây là một ưu điểm vượt trội, từ chi phí này có thể giảm đồng thời nâng các khoản chi phí khác nên như lương cho nhân công. Điều này sẽ thu hút được người lao động làm việc theo công nghệ này, cải thiện thu nhập và nâng mức sống cho gia đình họ. 4.1.3. Đánh giá lợi ích trong việc giảm thiết khí thải gây ô nhiễm Mục đích khi đưa loại hình sản xuất gạch theo công nghệ VSBK trước hết xây dựng bằng phương pháp thủ công trên cơ sở đảm bảo nhu cầu loại vật liệu đang gia tăng trên thị trường. Theo tính toán cho thấy tiêu hao nhiên liệu trong quá trình sản xuất đã giảm ẵ so với công nghệ cũ, do đó khí thải cho quá trình cháy sẽ giảm đi rất nhiều là điều không thể phủ nhận. Theo công nghệ lò thủ công :- Tiêu hao nhiên liệu: 2MJ/kg gạch Theo công nghệ lò VSBK: - Tiêu hao nhiênliệu: 0,912MJ/kg gạch Bảng so sánh tải lượng khí thải C02 VSBK Thủ công Tiêu hao nhiên liệu 0,912MJ/kg gạch 2MJ/kg gạch Khối lượng 2,2kg/ viên 2,2kg/viên Sử dụng năng lượng 2.006.400MJ/ Triệu gạch 4.400.000MJ/triệu gạch Lượng than tiêu thụ 89,407tấn/triệu gạch 196,067tấn Lượng khí C02 178.814tấnC02/triệu gạch 392.135tấn C02/triệu gạch (Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04) Thu cán 4A có nhiệt trị : 5360cal/kg Lượng khí thải C02 : 2,0tấn/C02 Độ tro : 12 - 15% Nguồn số liệu: Warld Develop ment Indicators 2001 and 1998 the worrld Bark. Như vậy lượng khí thải C02 giảm: 54% so với loại lò thủ công khi đốt 1 triệu viên gạch Bảng đánh giá khả năng giảm phát thải khí nhà kính từ sản xuất gạch. Năm Tổng khí thải C02 tại Việt Nam Sản lượng gạch Khí thải C02/triệu gạch Khí thải C02từ sản xuất gạch % từ sản xuất gạch tại Việt Nam 1995 1997 2000 31,7.106 tấn 45,5.106 tấn 50,5.06 tấn 6.892.106viên 7.262.106 8790.106 392,135tấn 392,135 tấn 392,135 tấn 2,7.106 2,84.106 3,45.106 8% 7% 6% Sau khi thay thế 2000 50,5.106tấn 8790.106 89,407 0,865.106 1,7% Nguồn số liệu: Warld Develop ment Indicators 2001 and 1998 the worrld Bark. Như vậy với công nghệ VSBK cho ta khă năng giả tới mức tối thiểu phát thải khí hiệu ứn nhà kinhs C02 giảm khí thải N0x và S0x nhân tố này axit phá huỷ mùa màng và các công trình cộng. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, lợi ích về bảo vệ môi trường được đề cao và có kết quả khi sản xuất trên công nghệ này có ý nghãi lớn trong việc ý thức sử dụng các nguồn năng lượng có hiệu quả, đi sâu phát triển theo hướng công nghệ đặt lợi ích kinh tế song song viới bảo hộ môi trường sống cũng như hệ sinh thái và cuộc sống cộng đồng. Những kết quả thu được trong giai đoạn vừa qua của chươg trình thí điểm chắc chắn sẽ gây được sự quan tâm chú ý của mọi người, là một lợi thế cho việc đầu tư mở rộng phổ biến loại hình công nghệ này. 4.2. Đánh giá kết quả dự án 4.2.1. Khả năng tiết kiệm chi phí cho nhiên liệu. Trong mô hình sản xuất gạch bằng gạch bằng loại lò công nghệ VSBK so với loại lò thông thường cho thấy ưu điểm nổi bật là tiết kiệm nhiên liệu nhờ quá trình nung đốt với kỹ thuật thiết kế mô hình lò có khả năng tận dụng năng lượng triệt để, cách nhiệt tốt giảm tới mức thống nhất sự bức xạ nhiệt ra môi trường bên ngoài, các quá trình thúc sảy ra phản ứng cháy được vận hành lò. Các yều cầu cần khắt khe về nhiên liệu nguyên liệu được chấp hành triệt đểm như độ ẩn của gạch, chất lượng than, độ mịn của than, nếu ở loại lò này than phải được nghiền nhỏ thì ở loại lò thủ công than phải mất công đóng bánh cho nên khả năng cung cấp oxy cho sự cháy sẽ tiếp xúc rất kém tới các phần tử than vì vậy hiệu suất kém. Bảng dữ liệu tiêu hao nhiên liệu và khả năng tiết kiệm nhiên liệu Lò VSBK Lò thủ công Chi phí xây dựng 70.000.000đồng/lò 10.000.000 x 5 Công suất hàng năm 3.500.000viên 3.500.000 Nhiên liệu hàng năm - Than: - Củi: Giá than Giá củi 315.662kg 320đồng/kg 735.000kg 25.000kg 320.đồng/kg 600đồng/kg Tiết kiệm nhiên liệu - Than - Củi Tổng 419.338kg = 134triệu 15.000kg = 15triệu 149triệu (Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04) Với chi phí xây dựng 1 lò VSBK là 70 triệu đồng Có công suất 3.500.000 viên gạch thì cần đầu tư xây dựng theo mô hình lò thủ công là 5 chiếc với chi phí 10 triệu đồng cho 1 lò để đạt công suất tương đương. Do đó thủ công đốt theo kiểu giãn đoạn nên số lần khởi động lò cần 0,5 tấn cho 1 lần, trung bình 1 lò thủ công sản xuất 1 năm đạt 700.000 viên gạch (số liệu làng Bát Tràng) 4.2.2 Khả năng tiết kiệm chi phí vận hành. Để vận hành một lò VSBK trong chương trình thí điểm số người vào ra là bao gồm từ 7 - 9 công nhân, 1 tháng số công nhân này đảm nhận một khối lượng sản phẩm đạt 270.000viên gạch ra lò, trong khi tại ồ thủ công số ngươì ra lò từ 10 - 15 người với lưọng sản phẩm một tháng đạt ằ 100.000 viên. Đây là một sự khác biệt lớn cho thấy khả năng vận hành đạt hiệu quả cao, chi phí cho laọi lò VSBK sẽ thấp hơn nhiều so với lò thủ công có cùng sản lượng trong một tháng. Ngoài ra trong quá trình vận hành để đạt được sản lượng của một lò VSBK 1 buồng đốt cần ằ 3 lò thủ công khi đó chi phí cho nhiên liệu cải tiến tốn khoảng 1,5 tấn cho 3 lò khởi động, đây là khoản chi phí tiết kiệm được khi vận hành. 4.2.3 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong thị trường Sản phẩm gạch được thực hiện qua tất cả các khâu như trong quy trình sản xuất gạch thủ công sang trọng khâu trộn đất ép viên 60% than đã được trộn vào bên trong gạch cho nên khi nung đốt gạch được chín từ trong ra, đây cũng là kỹ thuật được épa dạng cho sản xuất bằng lò Tuynnel, bên chiến tranhạnh đó khả năng điều chỉnh nhiên liệu cung cấp cho quá trình cháy có thể được điều chỉnh theo từng mẻ cho nên chất lượng hình dáng kích cỡ của gạch luôn được đảm bảo theo đánh giá chất lượng gạch trong xây dựng, các chuyên gia giám định của bộ xây dựng đã ghi nhân đây là loại vật liệu đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho xây dựng đã xây dựng tại Việt nam, với qúa trình vận hành ổn định chất lượng của gạch ra lò bằng công nghệ VSBK tốt hơn chất lượng cảu loại gạch sản xuất bằng lò thủ công về các tiêu chuẩn sức bền, độ chịu lực chịu nén, hình dáng, kích cỡ trọng lượng,v..v một nhược điểm của loại gạch sản phẩm theo công nghệ VSBK trong giai đoạn đầu là mầu sắc của gạch của chưa phù hợp với sự phân chia chất lượng gạch theo mầun cơ thị trường, do có sự điều chỉnh về kỹ thuật nên giai đoạn này người mua đã tìm tới sản phẩ, đồng thời giữa người bán vàn người mua có sự thoả thuận với chất lượng và giá cả chấp nhận được. Để thu hút sự chú ý tới sản phẩm mới này, ban điều hành dự án quyết định bán gạch với gián luôn thấy hơn gạch sản xuất bằng công nghệ cũ mỗi viên 20 đồng nhằm từng bước đưa sản phẩm tiếp cận với người mua, thay đổi quan niệm về các loại gạch truyền thống, ý thức về dùng các sản phẩm có nguồn gốc công nghệ bảo vệ môi trường cho toàn bộ người dân, giúp đỡ các chính sách của chính phủ trong sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Bảng dữ liệu về sản phẩm gạch sản xuất theo công nghệ VSBK và công nghệ thủ công Giá bán Lò VSBK Lò thủ công Loại A 90% 220 - 240/đ 80% 240-260đồng/viên Loại B 5% 200đồng/viên 15% 200đồng/viên Loại C 5% 120đồng/viên 5% 120đồng/viên Khối lượng 2 - 2,2kg/viên 2 - 2,2kg/viên Kích cỡ 21 x 10 x 6cm 21 x 10 x 6cm Tỷ lệ hao hụt 23 5 - 10% (Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04) 4.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. Để tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư ta phải tiến hành phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi cuẩ dự án . Do dự án được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nên phần chi phí lắp đặt trang thiết bị cho lò, chi phí thẩm định dự án, chi phí thiết kế và lập dự án v.v…đều được tài trợ vè kinh phí. Vì vậy để phân tích kinh tế tài chính cho dự án không có tài trợ ta giả sử tự đầu tư sản xuất vơí vốn vay 100% có lãi suất thực tế là 1,5% / tháng. Để tính toán dòng tiền ta qui định thời kì tính là năm (12 tháng). Tổng số vốn vay : - 120.000.000 đồng bao gồm : + Chi phí xây dựng lò là 70.000.000 đồng. + Chi phí thầu bãi đất là 50.000.000 đồng. Vậy Co = 120.000.000 đồng (với lãi suất i = 18%/năm) *Xác định chi phí vận hành : - Với công suất lò 1 ngày vào là 10.880 viên/ngày. Một năm lò vận hành 320 ngày có sản lượng : 3.481.600 viên/năm. - Chi phí nhiên liệu : Tiêu hao than : 90,19 kg/ 1000gạch . Lượng than tiêu thụ : 3.481.600 viên x 320 đồng/kg =100.480.000 đồng/năm. - Chi phí nguyên liệu : Lượng đất tiêu hao : 1 m3 ép được 450 viên. Lượng đất dùng : 7.736 m3 x 20.000đồng/m3=154.740.000đồng/năm - Chi phí nhân công : + Sản xuất gạch mộc : khoán 250.000đồng/10.000 viên. =87.000.000đồng/năm + Nhân công vào – ra lò : 7 công nhân = 300.000đồng/ngày =300.000đồng/ngày x 320 ngày =96.000.000đồng/năm - Chi phí môi trường, an ninh : 1.000.000đồng/năm - Chi phí khác : 30.000.000đồng/năm Tổng chi phí = 469.220.000đồng/năm * Xác định doanh thu : Sản lượng một năm đạt 10.880 viên/ngày x 320 ngày = 3.481.600 viên/năm. Tỷ lệ hao hụt: 10%. Thành phẩm : 90% x 3.481.600 = 3.133.400 viên/năm - Phân loại sản phẩm : + Loại A 90% =2.820.060 viên x 269đồng/viên =733.215.000đồng + Loại B 5% =156.670 viên x 200đồng/viên =31.334.000đồng + Loại C 5% = 156.670.000 viên x 120đồng/viên = 18.800.000đồng Tổng doanh thu = 7883.349.000đồng * Tính toán dòng tiền đầu tư : Phương pháp tính khấu hao : khấu hao theo phương pháp tuyến tính đều cho 5 năm : 120.000.000 đồng / 5 năm = 24.000.000đồng/năm Phương pháp trả lãi : trả lãi đều cho 5 năm Phương pháp trả vốn : trả vốn vào năm cuối Phương pháp tính thuế : các giấy phép cấp cho sản xuất gạch không tính thuế, trong dự án đầu tư này không tính thuế Ta có : CFBT = Doanh thu – Chi phí. CFAT = CFBT – Khấu hao(KH) – Trả lãi(TL) – Trả vốn(TV) NPV =-t =599.743.800 đồng Lợi nhuận được tính cho 5 năm qui về hiện tại. Bảng tính toán dòng tiền đầu tư của dự án Đơn vị : 1000 đồng n Co Ct Bt CFBT KH TL (1+i)t CFAT TV CFAT (1+i)t To 0 120000 -120000 -120000 -120000 1 469220 783249 314129 24000 21600 0.8475 268529 227578.3 107578.3 2 469220 783249 314129 24000 21600 0.7182 268529 192857.5 300435.8 3 469220 783249 314129 24000 21600 0.6086 268529 163426.7 463862.5 4 469220 783249 314129 24000 21600 0.5158 268529 138507.3 602369.8 5 469220 783249 314129 24000 21600 0.4371 268529 120000 -2626 599743.8 NPV = 599743.8 Đồng Thời gian hoàn vốn : 120.000/ (227.578,3 / 12) = 6 tháng 4 ngày Tính toán độ nhạy : a (100%) NPV 0 719743.8 0.1 707743.8 0.2 695743.8 0.3 683743.8 0.4 671743.8 0.5 659743.8 0.6 647743.8 0.7 635743.8 0.8 623743.8 0.9 611743.8 1 599743.8 * Nhận xét : Dự án này rất có hiệu quả xét trên các chỉ tiêu sau : Tiêu chuẩn NPV sau 5 năm đạt 599.743,8 đồng như vậy hàng năm tính trung bình đạt 119.948,76 đồng. Thời gian hoàn vốn nhanh 6 tháng Đồ thị biểu diễn độ nhạy phụ thuộc vào Co có độ dốc bé * So sánh với công nghệ sản xuất gạch thủ công Theo số liệu điều tra tại khu vực Bát Tràng về sản xuất gạch theo công nghệ này có tổng chi phí cho một viên gạch thành phẩm là : Z = 180 đồng / viên. Công suất một lò : 750.000 viên/năm Phân loại sản phẩm : -Loại A 80% = 600.000 viên x 280 đồng/viên = 168.000.000 đồng - Loại B 10% = 75.000 viên x 200 đồng/viên =15.000.000 đồng - Loại C 5% = 37.500 viên x 120 đồng/viên = 4.500.000 đồng Tỷ lệ vỡ là 5% Tổng doanh thu : 187.500.000 đồng/năm Tổng chi phí :712.500 viên x 180 đồng/viên (Chi phí cho một viên gạch thành phẩm bao gồm chi phí nguyên liệu, chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành, khấu hao, tính lãi vốn vay và các chi phí khác ) Lợi nhuận hàng năm : Doanh thu – Chi phí = 59.250.000.đồng/năm Nếu đầu tư một lò 5 năm ta có lợi nhuận quy về hiện tại : NPV = -t =186.286.000 đồng Bảng so sánh hiệu quả kinh tế của 2 công nghệ sản xuất gạch Lò VSBK và Lò thủ công Lò VSBK Lò thủ công Công suất 15.667.000 3.750.000viên/5 năm Suất tiêu hao nhiên liệu 0,912 MJ/kg gạch 2,0 - 2,2 MJ/kg gạch Tiết kiệm nhiên liệu: -Than: - Củi: 1.877 tấn 24 tấn 0 0 Lợi nhuận (tính cho tổng 5 năm) 599.743.900 đồng 186.286.000 đồng (Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04) Tiêu hao nhiên liệu cho lò VSBK : - 90,19 kg than/1000 gạch - 200kg củi cho một lần khởi động lò Tiêu hao nhiên liệu lò thủ công : 210 kg than/1000 gạch 500 kg củi/1 lần đốt lò Chi phí đầu tư vốn cho loại lò VSBK sẽ cao hơn so với loại lò thủ công nhưng khi đưa vào ứng dụng phổ biến nhằm thay thế công nghệ cũ tại các địa phương, những người sản xuất muốn chuyển đổi công nghệ này sẽ được chính phủ và địa phương hỗ trợ về mặt vay vốn, bố trí sắp xếp nơi sản xuất khi đó người sản xuất sẽ có thể được hưởng lợi từ các chính sách này để phục vụ cho công việc của mình. So sánh lò gạch với lò gạch kiểu đứng truyền thống đang sử dụng tại miền Bắc Lò VSBK Lò kiểu truyền thống Tiêu hao năng lượng ít hơn do đó tiết kiệm nhiên liệu đồng thời làm giảm lượng khí thải nhà kính, gây ô nhiễm môi trường. Suất tiêu hao năng lượng : 0,912 MJ/kg gạch Tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn Suất tiêu hao năng lượng : 2 – 2,5 MJ/kg gạch Lò vận hành liên tục có lưu lượng khói ổn định ở mức độ thấp, nhiệt độ khói thải thấp do đó không ảnh hưởng tới năng suất cây trồng ở những vùng xung quanh Lò vận hành giãn đoạn theo từng mẻ dốt nên đến giai đoạn nung lửa để chín gạch thì lượng khói thaỉ ra khỏi lò lớn , nhiệt độ cao gây tổn thất năng lượng làm mất mùa cây trồng và môi trường sống xung quanh Diện tích chiếm đất nhỏ hơn nhiều để sản xuất ra cùng một sản lượng gạch trong một khoảng thời gian Diện tích chiếm đất lớn so với cùng công suất Lò đốt liên tục với khối lượng gạch ra đều đặn dễ dàng hơn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường mà không cần dự trữ nhiều gạch Cần có nơi chứa gạch lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường Tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư lớn B/C = 1,67 Tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư bé hơn B/C = 1,46 So sánh với lò gạch Tuynnel Lò VSBK Lò Tuynnel Tiêu hao năng lượng ít Suất tiêu hao năng lượng : 0,912 MJ/kg gạch Tiêu hao năng lượng lớn hơn Suất tiêu hao năng lượng : 0,9 – 1,2 MJ/kg gạch Vốn đầu tư nhỏ, xây dựng và vận hành đơn giản phù hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ ( đầu tư cho một lò kép 2 buồng đốt khoảng 70 triệu đồng, các thiết bị cơ khí khi đi vào sản xuất hàng loạt sẽ làm giảm giá thành đầu tư cho lò ) Vốn đầu tư chỉ phù hợp với các cơ sở sản xuất lớn, cho đến nay lò Tuynnel chủ yếu thuộc doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (vốn đầu tư cho một lò Tuynnel ít nhất là 500 triệu đến 1 tỷ đồng) Công suất mỗi lò nhỏ nên linh hoạt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường. Có thể dừng lò và vận hành lò tuỳ theo nhu cầu của thị trường mà tổn thất ít nhất Không linh hoạt do công suất lớn . Mỗi lần dừng lò và vận hành lò lại gây tổn thất lớn về mặt năng lượng Sản phẩm ra có thể là gạch đặc hoặc rỗng tuỳ theo nhu cầu của thị trường ,chủ yếu là gạch đặc phù hợp với thị trường có yêu cầu chất lượng không khất khe như ở nông thôn, phục vụ xây dựng các công trình nhỏ và dân dụng. Sản phẩm gạch ra thường là gạch rỗng với chất lượng caonên chỉ phù hợp trong việc xây dựng các công trình lớn có yêu cầu chất lượng cao Qua sự so sánh trên cho thấy việc tìm ra một mô hình sản xuất gạch có thể thay thế cho lò thủ công là rất cần thiết và mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao với những ưu điểm của nó sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu thay thế, cải tạo hệ thống sản xuất kiểu thủ công theo hướng chuyển giao công nghệ sản xuất. 4.2.5 Lợi ích kinh tế – xã hội . Từ phương pháp sản xuất này có thể hình thành nên các vùng sản xuất đem lại thu nhập cho người đâù tư, giải quyết công ăn việc làm , nâng cao đời sống nhân dân cải thiện chất lượng cuộc sống. Đáp ứng kịp thời nhu cầu loại sản phẩm này, giảm gánh nặng đầu tư xây dựng cho các nhà máy lớn của chính phủ, tiết kiệm nguồn ngân sách quốc gia. Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, cho môi trường sóng của cộng đồng xung quanh, tránh tình trạng khói lò gây mất mùa, loại bỏ xung đột, mâu thuẫn giữa các vùng sản xuất do loại hình sản xuất gạch gây ra. Giảm tới mức tối thiểu khí thải gây ô nhiễm, hạn chế ô nhiễm đất, nước, gíup chính phủ thực hiện các cam kết của mình với các tổ chức môi trường thế giới. Hạn chế tình trạng phá rừng lấy nhiên liệu đốt gạch, tiết kiệm một lượng nhiên liệu hoá thạch : than rất lớn, là hướng ra cho chính sách thay thế và loại bỏ hoàn toàn các kiểu lò hoạt động có hiệu suất thấp, gây lãng phí nguyên – nhiên liệu nhằm bảo vệ các nguồn năng lượng, sử dụng năng lượng gắn liền với ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Dự án thựcc hiệnn tại Hưng Yên là một hoạt động tốt, đưa chương trình sản xuất mới về tận cơ sở, kiểm nghiệm tính thực tế về khả năng ứng dụng tại địa phương, quá trình này vừa tiếp cận được với người sản xuất, người dân, chính quyền, đông fthời sản phẩm cũng dễ dàng phân phối tới nơi tiêu dùng. Chính vì vậy, thành công của Dự án là đưa vào ứng dụng một công nghệ sản xuất mới mang lại lợi ích kinh tế – xã hội cao cho cả chính phủ, người dân, có tính tiết kiệm , tính sinh lờikhi đầu tư và tuân thủ được các chính phủ trong lĩnh vực hoạt động sản xuất này. Chương V Tổng kết Quá trình thực hiện Dự án VIE 00/04 Chương trình thí điểm sản xuất gạch bằng công nghệ lò kiểu đứng liên tục hiệu suất cao 5.1. Tổng kết thành công của dự án . Trên cơ sở thí điểm một mô hình công nghệ sản xuất mới tại Việt Nam, mục tiêu của chương trình nhằm kiểm nghiệm các đặc tính kỹ thuật – kinh tế của loại công nghệ này dựa trên các mô hình đã được thực hiện tại một số nước như Trung Quốc, ấn Độ v.v. là những quốc gia có đặc điểm kinh tế – văn hoá - xã hội và phong tục tập quán gần tương đồng với Việt Nam, nên có lơị thế khi áp dụng mô hình này đồng thời cải tiến những hạn chế về mặt kỹ thuật, vận hannhf sao cho phù hợp. Chính sách của chính phủ cũng như suy nghĩ hành động của người dân có các phản ứng với loại hình sản xuất theo công nghệ cũ nên khi thực hiện chương trình thí điểm này cũng là lulcs thấy rõ được sự phù hợp hay không. Trong giai đoạn thực hiện dự án tại xã Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên cho thấy đây là một mô hình sản xuất được nhiều sự quan tâm chú ý của chính quyền sở tại, nơi có khó khăn do ngành sản xuất gạch gây ra chưa có sự giải quyết dứt điểm, sự chú ý của các tổ chức moi trường trong và ngoài nước, của các bộ ngành, đặc biệt là của người dân họ tìm đến đây ngoài tham quan học hỏi mà còn là một giải pháp mang tính quyết định với nhà nước và người dân. Các cuộc hội thảo giới thiệu về mô hình sản xuất này được tổ chức và có sự tham gia của ban chỉ ddạ quốc gia về môi trường, Bộ xây dựng, Bộ công nghiệp, các Viện nghiên cứu v.v …đều đánh giá cao mô hình sản xuất này có ý nghĩa về kinh tế và xã hội, sự thành công của dự án sẽ được nhân rộng phổ biến trong cả nước. ậ mức độ đặc điểm nhu cầu sản phẩm, quy mô sản xuất, vốn đầu tư và môi trường xã hội, cho thấy đây là một mô hình phù hợp nhất : Sản xuất mang tính liên tục, không chịu ảnh hưởng của thời tiết . Tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng năng lượng hợp lý và hiệu quả. Giảm tới mức thấp nhất khí thải gây ô nhiễm môi trường. Cải thiện môi trường lao động tránh được những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và mùa màng. Lợi nhuận cao, nhanh thu hồi vốn đầu tư, giải quyết công việc cho người lao động, tăng thu nhập. Khả năng đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu thị trường, biểu hiện tính linh hoạt ít phụ thuộc của sản phẩm từ loại hình sản xuất này. Chính vì thế mô hình này đang thu hút được sự chú ý của nhiều cá nhân và tổ chức, được ủng hộ hợp tác, hứa hẹn sự thành công chắc chắn của chương trình này. Những khó khăn khi thực hiện Dự án. Trong giai đoạn vận hành thử có những sai sót cả trong quản lý và kỹ thuật,cần có đội ngũ những người kinh nghiệm để giải quyết. Trong cách sản xuất cũ, người sản xuất khi đầu tư họ không chú ý tới suất tiêu hao nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm mà họ chỉ quan tâm tới sản phẩm đó có bán chạy không, họ thu được lợi gì về kinh tế. Cho nên gạch sản xuất ra chưa đúng với tiêu chuẩn gạch theo quan niệm của người mua, sản phẩm làm ra tồn đọng, họ sẽ không theo mô hình này. Đây chính là khó khăn về ý thức sử dụng nhiên liệu trong sản xuất của người dân, ý thức về môi trường, chỉ nhìn cái lợi trước mắt “ai làm cứ làm, ai kêu cứ kêu, chỉ cần lợi nhuận ”. Do nguồn đầu tư tài chính cao hơn so với đầu tư cho loại lò thủ công, nếu không có sự hỗ trợ về tài chính những người sản xuất mang tính nhỏ sẽ không làm được. Do chính sách và tổ chức của nhà nước, chính quyền chưa mang tính thống nhất và thể hiện tính hiệu lực, khả năng thực thi chưa cao, chưa giáo dục được ý thức sử dụng năng lượng gắn với tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Do thị trường sản phẩm vốn đã quen với loại gạch đốt bằng lò thủ công có mầu sắc và chất lượng phù hợp với quan niệm của người dùng, nên khi đưa sản phẩm sản xuất bằng công nghệ mới ra thị trường cần phải có thời gian, có chính sách quảng cáo – bán hàng, thu hút được sự chú ý loại sản phẩm này. Cần có một sự ủng hộ từ phía nhà nước như cấp giấy phép đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của boọ xây dựng, đồng thời khuyến khích mọi người ý thức khi dùng sản phẩm có nguồn gốc bảo vệ môi trường. Ngoài những khó khăn trên khi thực hiện tại mỗi địa phương có những đặc thù riêng, khó khăn riêng nên cần phải xây dựng một kế hoạch tỷ mỷ chi tiết từ thiết kế- vận hành- bán sản phẩm để khắc phục những khó khăn đó. Một số kiến nghị khi đưa Dự án vào ứng dụng. * Mặt kỹ thuật : Cải tạo hệ thống đưa nguyên- nhiên liệu vào lò, nghiên cứu áp dụng tự động hoá. Cải tạo bệ nâng - hạ sao cho khi lấy sản phẩm xong trả lại ngay khoảng không lưu thông không khí nhiều hơn cho lò. Kết hợp với nhiều loại nhiên liệu khi vận hành. Thiết kế và bố trí công suất lò tại các khu vực khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ. * Mặt kinh tế tài chính. Xây dựng chính sách maketinh – bán hàng hợp lý lấy cạnh tranh hợp lý bằng giá bán. Kiến nghị các cơ quanban nghành nhà nước và địa phương, các dự án về đầu tư xây dựng có nhu cầu sản phẩm gạch xây dựng với chất lượng phù hợp thì cần ưu tiên tiêu thụ cho loại sản phẩm được sản xuất từ mô hình này. Kết luận Có thể khẳng định Dự án VIE 00/04 do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) phối hợp với viện năng lượng, Viện công nghệ nhiệt lạnh, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, chính quyền xã Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên cùng sự tham gia tích cực của gia đình ông Nguyễn Văn Mão đã thực hiện chương trình thí điểm thành công khi đưa vào vận hành sản xuất an toàn lò VSBK số I đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật chất lượng, kết quả tốt khi được những yêu cầu mục tiêu của Dự án : sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tiết kiệm dự trữ được một lượng than rất lớn và hạn chế nạn chặt phá rừng, giảm tình trạng cạn kiệt các nguồn đất (đặc biệt là đất nông nghiệp) và ô nhiễm nguồn nước, giải quyết tình trạng xung đột cộng đồng khi đưa vào ứng dụng trong cả nước, là hướng ra cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng khi chính phủ đưa vào áp dụng Quyết định số 15 / 2000/QX-BXD. Dự án còn thời gian thực hiện tới tháng 12/2002, vẫn còn nhiều việc phải làm, song những thành công bước đầu trong giai đoạn I đang thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án nhanh hơn, sớm chuyển giao công nghệ này vào thay thế công nghệ cũ, cải tạo ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất gạch ngói nói riêng. Bản thân em là sinh viên ngành kinh tế năng lượng thì đây là một cơ hội tốt giúp em học hỏi thêm, tiếp cận với các kỹ năng khi thực hiện một dự án như phân tích - đánh giá tế tài chính, là những kinh nghiệmm quí báu cho em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tốt nghiệp và công tác sau này. Em vô cùng biết ơn sự quan tâm chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Trần Văn Bình, chú Viện phó viện năng lượng Phạm Thánh Toàn, thầy giáo Nguyễn Xuân Quang cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế và Quản lý. Em xin chân thành cảm ơn./ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29880.doc
Tài liệu liên quan