trường đại học ngoại thương
khoa kinh tế Ngoại thương
Khoá luận tốt nghiệp
đề tài:
Đồng yên nhật bản hiện nay và ảnh hưởng của nó đến
thị trường tiền tệ châu á
Sinh viên thực hiện : Lê Tiến Dũng
Lớp : Nhật 1-K38F
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Trung Vãn
Hà nội - 2003
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Nhật Bản 5
Bảng 2: Tốc độ tăng GDP thực tế của Nhật Bản(%) 6
Bảng 3: Lợi thế so sánh hàng công nghiệp chế tạo của một số nước Châu á 11
Bả
100 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồng yên nhật bản hiện nay và ảnh hưởng của nó đến Thị trường tiền tệ Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 4 : Tỷ trọng thương mại quốc tế của Nhật Bản 14
Bảng 5 : Cán cân thương mại của Nhật Bản 15
Bảng 6 : Sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản theo mặt hàng 17
Bảng 8 : Đồ thị dự trữ ngoại hối một số nước Châu á (đến 06/2003) 22
Bảng 9 : Cán cân thanh toán vãng lai của Nhật Bản 25
Bảng 10 : Cán cân di chuyển vốn của Nhật Bản 26
Đồ thị 11 : Đồ thị các yếu tố trong cán cân thanh toán 27
Bảng 12 : Tỷ giá hối đoái đồng Yên (1 Yên đổi) 30
Bảng 13: Chỉ số bán buôn trong nước tính chung cho 971 loại mặt hàng trong giai đoạn 1995-2000 36
Bảng14: Cơ số tiền trong lưu thông của Nhật Bản giai đoạn 1996 – 2002 38
Bảng 15: Quy mô kinh tế và đồng tiền Âu-Mỹ-Nhật 45
Biểu đồ 16: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản những năm gần đây 47
Biểu đồ 17: Cơ cấu FDI của Nhật Bản ra nước ngoài theo lãnh thổ 49
Biểu đồ 18 : Cơ cấu ODA của Nhật Bản 51
Bảng 19: Số vụ đầu tư và tổng giá trị đầu tư của nước ngoài vào Nhật Bản (theo năm tài chính 1991 - 2001) 52
Đồ thị 20 : Xu hướng phát triển của FDI vào Nhật Bản từ đầu thập kỷ 90 đến nay 52
Bảng 21 : Cơ cấu ngành FDI vào Nhật Bản 1996 - 2001 (tỷ Yên) 54
Bảng 22 : Mua bán chứng khoán của người nước ngoài ở các thị trường chứng khoán Nhật Bản (1991 - 2001) 56
Bảng 23 : Vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế châu á 62
Bảng 24 : Kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 1995-2001 66
Bảng 25 : Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào Việt Nam 67
giai đoạn 1995-2001 67
Bảng 26 : Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản 68
giai đoạn 1995-2001 68
Bảng 27: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam và ASEAN từ 1996 đến nay 75
Lời nói đầu
Sau giai đoạn tăng trưởng thần kỳ (trung bình mỗi năm tăng trên 10%), nền kinh tế Nhật Bản vươn lên hàng thứ hai trên thế giới. Với GDP trên 4000 tỷ USD, Nhật Bản là nước dẫn đầu Đông á trong mô hình phát triển kinh tế “Đàn sếu bay”. Cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế, đồng Yên có vai trò ngày càng quan trọng trên thị trường tiền tệ thế giới, đặc biệt tại thị trường tiền tệ Châu á- nơi mà đồng Yên đã từng có triển vọng là đồng tiền chung của khu vực.
Thế nhưng, sự sa sút kinh tế của Nhật Bản diễn ra suốt thập kỷ 1990 và hiện nay đã gây ra cú sốc dữ dội không kém như sự tăng trưởng ngoạn mục của nó trước đây. Người ta gọi đó là “một thập kỷ mất mát” hoặc đã đến lúc phải “suy ngẫm lại sự thần kỳ Nhật Bản”…Phản ánh bộ mặt của nền kinh tế đó, đồng Yên cũng ở trong tình trạng chao đảo, gắn với một thị trường tài chính bất ổn. Tuy nhiên, dù có sự sa sút, đồng Yên hiện nay vẫn là đồng tiền mạnh nhất khu vực. Sự biến động của nó có ảnh hưởng đến cả Châu á và rộng hơn trên khắp thế giới.
Nghiên cứu đồng Yên vừa có giá trị học thuật vừa có giá trị thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới và Nhật Bản hiện nay, việc làm sáng tỏ vị trí, vai trò và ảnh hưởng của đồng Yên có ý nghĩa cấp bách và được nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia tài chính, tiền tệ quan tâm. Hơn nữa, Nhật Bản là đối tác đầu tư và thương mại hàng đầu của Việt Nam, nghiên cứu đồng Yên càng thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn với các đối tác Nhật Bản, hạn chế được các rủi ro về tỷ giá… Vì lẽ đó, người viết chọn đề tài nghiên cứu này cho bản luận văn tốt nghiệp của mình.
Tên đề tài: “ Đồng Yên Nhật Bản hiện nay và ảnh hưởng của nó đến thị trường tiền tệ Châu á”
Kết cấu theo 3 chương như sau:
Chương 1 : Vị trí của đồng Yên hiện nay qua bức tranh tổng thể về Kinh tế-Thương mại-Tài chính Nhật Bản
Chương 2 : Vai trò và ảnh hưởng của đồng Yên đến thị trường tiền tệ Châu á
Chương 3 : Vận dụng kết quả từ đề tài nghiên cứu vào thực tiễn hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam
Thực tế tại Việt Nam chưa có mấy ai nghiên cứu vấn đề đồng Yên một cách có hệ thống và đây là một đề tài khó. Tuy nhiên, với nỗ lực tối đa, người viết cố gắng làm sáng tỏ vị trí, vai trò của đồng Yên hiện nay và ảnh hưởng của nó đến thị trường tiền tệ Châu á, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Dẫu rằng tham vọng lớn lao, song do những hạn chế về thời gian, về tài liệu và khả năng của người viết, nội dung đề tài khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo cùng sự góp ý của đông đảo độc giả và xin chân thành cảm ơn.
Khóa luận tốt nghiệp sẽ không thể được hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Phó giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Trung Vãn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Ngoại thương đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức quý báu, cảm ơn gia đình, bạn bè và tất cả những người đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình thu thập, xử lý tài liệu và hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003
Sinh viên
Lê Tiến Dũng
Chương 1
Vị trí của đồng Yên hiện nay qua bức Tranh tổng thể về kinh tế-thương mại-tài chính Nhật Bản
Như chúng ta đều biết, tiền tệ phản ánh giá trị của hàng hoá. Trên thế giới mỗi nước có một đồng tiền, theo logic thì chúng phản ánh giá trị của hàng hoá sản xuất ra tại mỗi nước. Nhưng khi có sự trao đổi thương mại vượt qua biên giới quốc gia thì tất yếu sẽ dẫn đến sự quy đổi giá trị các đồng tiền với nhau. Nhân tố quan trọng nhất xác định tỷ giá trao đổi này là trong các nền kinh tế mở cửa, giá cả của những sản vật được mua bán phải theo nguyên tắc chung ở khắp mọi nơi, sau khi đã hiệu chính thuế quan và phí vận chuyển. Cơ sở này được gọi là lý thuyết ngang giá sức mua. Do vậy, quyết định trực tiếp đến giá trị một đồng tiền trước hết phải là thực lực sản xuất, thu nhập quốc dân, năng suất lao động, thương mại quốc tế, dự trữ vàng và ngoại tệ…của một quốc gia. Chính vì vậy, để nghiên cứu về một đồng tiền, nhất thiết chúng ta phải nghiên cứu về nội dung mà nó phản ánh. Cụ thể hơn, nó được sản sinh ra từ nền kinh tế nào?, năng suất lao động của nền kinh tế đó ra sao?, cán cân thương mại quốc tế thâm hụt hay thặng dư?, dự trữ vàng và ngoại tệ mạnh hay yếu?.
Thực tế hơn, những tài khoản có của Nhật Bản do xuất khẩu tạo ra nhu cầu về đồng Yên. Những tài khoản có của những người ngoại quốc đầu tư vào các nhà máy Nhật Bản; trả nợ vay trước đây; gửi sang Nhật Bản những khoản lợi tức và lãi trả cho các khoản đầu tư nước ngoài của Nhật Bản; gửi tiền vào các tài khoản tiết kiệm và các chứng khoán của chính phủ ở Nhật với hy vọng các lãi suất cao hay sự ổn định… đều tạo ra nhu cầu về đồng Yên.
Đó chính là những lý do để nghiên cứu đồng Yên, chúng ta phải nghiên cứu về GDP, về sản xuất công nghiệp, thương mại, đầu tư, dự trữ ngoại tệ, tỷ giá hối đoái…của Nhật Bản. Với mục đích và những lý do trên, cả những lý do sau nữa, dưới đây người viết sẽ làm rõ bức tranh tổng thể về kinh tế-thương mại-tài chính của Nhật Bản.
1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian gần đây
Để đánh giá địa vị và triển vọng của một nền kinh tế, trước hết người ta nhìn vào giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra và đưa vào lưu thông trong một khoảng thời gian nhất định và xu hướng biến động của nó trong thời gian tới. Đại lượng đo lường giá trị toàn bộ sản phẩm đầu ra của một nước là tổng sản phẩm quốc nội – Gross Domestic Product (GDP).
1.1. GDP- một trong những yếu tố quyết định sức mạnh đồng tiền của một nền kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được định nghĩa là tổng sản phẩm biểu hiện bằng tiền của hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Nó liên quan mật thiết tới tất cả hàng hoá và dịch vụ mà các gia đình mua để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày; hàng hoá và dịch vụ các hãng sản xuất mua để nhằm thoả mãn nhu cầu đầu tư, hàng hoá và dịch vụ do chính phủ mua và những khoản xuất khẩu vượt nhập khẩu.
Trên thực tế, GDP phản ánh sự khá giả, sự giàu có của nền kinh tế thông qua biểu hiện bằng giá trị, tức là thông qua tiền tệ. Một quốc gia có GDP mạnh đồng nghĩa với việc có nhiều hàng hoá sản xuất ra, giá trị và sự bảo đảm giá trị cho đồng tiền quốc gia đó sẽ lớn, uy tín và khả năng chuyển đổi của nó ra các đồng tiền khác cũng sẽ cao hơn.
Dĩ nhiên, không phải cứ một quốc gia có GDP cao hơn thì đồng tiền đó mạnh hơn, bởi vì vị trí của một đồng tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thương mại quốc tế, đầu tư, thị trường ngoại hối…mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở các mục tiếp theo. Nhưng có thể khẳng định trên cả lý thuyết và thực tế rằng GDP chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh một đồng tiền quốc gia. Dưới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể GDP tạo ra đồng Yên Nhật Bản.
1.2. GDP của Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới
1.2.1. Quy mô GDP của Nhật Bản
Sau giai đoạn tăng trưởng thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,26%), nền kinh tế Nhật Bản vươn lên hàng thứ hai trên thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản hiện nay đạt trên 4000 tỷ USD/năm, chiếm gần 1/7 của thế giới và bằng xấp xỉ 0,4 lần GDP của Mỹ-nền kinh tế số 1 toàn cầu. Cụ thể, vào năm 2001, tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Nhật Bản đạt 4.023 tỷ USD trong khi của thế giới đạt trên 30000 tỷ USD và của Mỹ là trên 10000 tỷ USD.
Bảng 1: Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Nhật Bản
Năm tài chính
GDP
(triệu USD)
GDP đầu người (USD/người/năm)
1992
3.880.532
31.173
1993
4.525.706
36.246
1994
4.951.378
39.543
1995
5.248.589
41.823
1996
4.593.034
36.516
1997
4.249.147
33.696
1998
4.049.585
32.030
1999
4.608.628
36.386
2000
4.672.514
36.826
2001
4.023.610
31.636
Nguồn: Ministry of Finance, Japan, (
Thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Nhật Bản cũng vào loại cao nhất trên thế giới, đạt mức trên 30.000USD/người/năm từ năm 1992. Mức GDP bình quân đầu người của Nhật Bản năm 1999 là 36.386 USD, trong khi đó của Mỹ chỉ là 34.047 USD, thấp hơn 4,5% so với Nhật. Mức GDP bình quân đầu người cao nhất của Nhật Bản đạt được vào năm 1995 với 41.832 USD/người/năm. Tuy nhiên, con số cao này không phải hoàn toàn do kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mà do vào năm 1995, đồng Yên lên giá kỷ lục so với đồng Đôla (Bảng 1).
1.2.2. Triển vọng tăng trưởng GDP trong thời gian tới
Say sưa với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều thập kỷ(thập kỷ 1960, 1970), người Nhật thực sự bị hẫng hụt khi con số tăng trưởng hàng năm của cả thập kỷ 90 suy giảm đáng báo động. Có thể nhận thấy điều đó qua bảng sau:
Bảng 2: Tốc độ tăng GDP thực tế của Nhật Bản(%)
Năm
Tỷ lệ tăng trưởng
1983
2.3
1984
3.9
1985
4.4
1986
2.9
1987
4.2
1988
6.2
1989
4.8
1990
5.1
1991
3.8
1992
1.0
1993
0.3
1994
0.6
1995
1.5
1996
5.0
1997
1.6
1998
- 2.5
1999
0.2
Nguồn: Ministry of Finance, Japan
(
Nếu như ở thời kỳ tăng trưởng cao (thập niên 1960), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,26%, thì ở hai thập niên tiếp theo đã suy giảm khá đột ngột còn 4,5% (thập niên 1970) và 4% (thập niên 1980), song vẫn chưa bi đát bằng con số của thập niên 90 với mức tăng trưởng trung bình 0,79%. Thậm chí, mức giảm sút của hai năm 1998 và 2001 quá thảm hại với -2,5% và -1,2%. Thực ra, không phải chỉ đến thập kỷ 90 suy thoái kinh tế mới xuất hiện mà mầm mống của cuộc khủng hoảng này đã có từ trước đó. Nguy cơ sụt giảm của nền kinh tế đã luôn rình rập và giọt nước đã tràn ly khi đầu cơ đất đai, bất động sản bị đổ vỡ. Chỉ tính từ tháng 3-1985 đến tháng 7-1987 trong tổng cán cân cho vay của hệ thống ngân hàng toàn Nhật Bản, tỷ lệ tăng vốn cho vay chỉ dừng lại 11,8% đến 11,5% trong khi đó cho vay liên quan đến bất động sản tăng từ 14,9% đến 32,7% với số vốn là 34 ngàn tỷ Yên. Do vậy, giá đất đai ở một số thành phố lớn của Nhật Bản tăng lên một cách chóng mặt, nhất là ở các trung tâm như Tokyo, Osaka, Nagoya… Những điểm nóng và sự bất ổn của hệ thống tài chính bắt đầu xuất hiện. Cơ cấu kinh tế vốn tạo ra sự tăng trưởng cao độ trước đây đã bộc lộ sự hạn chế và chậm chạp của nó, trong khi tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn ra khá phức tạp với vô vàn điều bất lợi cho cạnh tranh và phát triển kinh tế Nhật Bản.
Thực tế, suy sụp kinh tế Nhật Bản trong thập kỷ 90 được đặc trưng bởi vòng xoáy suy thoái kéo dài một cách dai dẳng với ba vòng suy thoái đi xuống của chu kỳ kinh doanh ngắn hạn(1990-1993, 1994-1996, 1997-2001). Khoảng cách giữa các chu kỳ rút ngắn lại và “mờ dần” ranh giới giữa các giai đoạn của một chu kỳ. ở giai đoạn 1997-2001, sự suy sụp này trầm trọng hơn bởi nó còn chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu á. Dù rằng, chính phủ Nhật Bản đã hết sức cố gắng và như nhiều nhà kinh tế nhận xét là nước này đã vận dụng gần như hết mọi phương cách để phục hồi nền kinh tế đất nước, song kết quả chưa có gì sáng sủa và dấu hiệu phục hồi vẫn hết sức mong manh.
Sự suy giảm đáng báo động về tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể nhận thấy qua những biểu hiện cụ thể sau:
Nhu cầu giảm sút nghiêm trọng: Sản xuất muốn phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó nhu cầu là một trong những động lực chính cho sự tăng trưởng. Thế nhưng, ở Nhật Bản hơn một thập kỷ qua, tổng cầu nội địa suy giảm một cách đáng lo ngại. Nếu như thời kỳ 1980-1989 mức thay đổi tổng cầu hàng năm là 3,6% thì từ năm 1990-1999 giảm xuống còn 1,2%1 IMF, World Economic Outlock, October 1998, Internationa Financial Statistics, yearbook, WB, December 1998
. Điều này phản ánh mức tiêu dùng của các hộ gia đình và của sản xuất giảm nhanh chóng. Theo báo cáo điều tra của Cục tổng vụ, không những chênh lệch về thu nhập giữa tầng lớp có thu nhập cao (từ 9,56 triệu Yên/năm trở lên) và tầng lớp có thu nhập thấp (cao nhất là 4,66 triệu Yên/năm) có khuynh hướng tăng lên mà sau khi tăng thuế, thu nhập của cả hai loại này đều giảm.
Nguyên nhân của sự giảm sút tiêu dùng trước hết là do thu nhập thực tế của người dân không ổn định, thậm trí giảm…Trong khi đó mức đóng thuế tăng lên, nhất là từ ngày 01/07/1997 mức thuế tiêu thụ tăng từ 3% lên 5%, nguồn thu nhập từ tiền tiết kiệm không đáng kể do lãi suất giảm. Hai là, người tiêu dùng không yên tâm khi dân số đang già đi, họ lo lắng nhiều về gánh nặng trong tương lai. Lý do cho sự không hứng khởi bỏ vốn cho sản xuất là do các ngành đầu tư không nhìn thấy dấu hiệu khả quan của thị trường. Vì thế, thay bằng việc bỏ vốn vào sản xuât họ lại bỏ tiền thừa vào thị trường chứng khoán. Do đó mặt cung của sản xuất cũng sa sút không kém. Điều này một mặt do tác động tiêu cực của cầu, mặt khác bản thân sản xuất cũng ở trong tình trạng bấp bênh, không ổn định.
Các ngành sản xuất chủ yếu thời gian qua sa sút nghiêm trọng: Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm sút liên tục qua các năm từ 10.961,3 tỷ Yên năm 1990 xuống còn 7.624,6 tỷ Yên năm 1999. Các nhà đầu tư Nhật Bản tỏ ra không còn khí thế để kinh doanh khi mà nhu cầu tăng chậm, lợi nhuận giảm sút, trong khi nợ nần tăng nhanh. Thực trạng này chứng tỏ Nhật Bản đang rơi vào tình cảnh khủng hoảng thừa. Vì thế, việc tăng đầu tư sẽ lại là giải pháp đi vào ngõ cụt. Việc giảm sản lượng của các ngành sản xuất mặt nào đó cho thấy sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Nhật Bản. Nhưng điểm đáng nói ở đây là các ngành này không chỉ giảm tỷ lệ mà cả giá trị tuyệt đối. Hơn nữa, sự suy giảm này không đi đôi với việc tăng các ngành ở khu vực dịch vụ. Đặc biệt, các ngành kinh tế mũi nhọn (nhất là kỹ thuật thông tin) hầu như tăng không đáng kể (năm 1990 sản lượng đạt 29.090,4 tỷ Yên thì năm 1999 chỉ là 34.423,1 tỷ Yên). Như vậy, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào vòng luẩn quẩn khi mà đầu tư giảm sút, tiêu dùng không tăng, giá cả giảm, sản xuất trì trệ… Tình trạng này kéo dài làm cho suy thoái trở nên trầm trọng hơn.
Nếu nói đến nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế Nhật Bản, có thể khẳng định là do hàng loạt các yếu tố cả quá khứ và hiện tại, cả bên trong và bên ngoài, không chỉ đơn thuần trong lĩnh vực kinh tế mà còn chịu sự chi phối của cả chính trị và tự nhiên…Theo ý kiến của nhiều nhà phân tích có ba nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái kinh tế Nhật Bản. Một là, Nhật Bản chậm chuyển đổi cơ cấu kinh tế đất nước. Hai là, các chính sách và sự điều hành kém của chính phủ. Ba là, mô hình kinh tế Nhật Bản không còn phù hợp.
Nhận thức những nguyên nhân này, để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, Chính phủ Nhật Bản nhiều năm qua đã nỗ lực áp dụng rất nhiều giải pháp. Gần đây có thể kể đến ngoài các biện pháp khẩn cấp để ổn định kinh tế như: giảm chi của nhà nước, tăng chi phí kích thích kinh tế, giảm thuế, điều chỉnh luật pháp…Chính phủ tập trung nỗ lực vào việc cải tổ toàn diện cơ cấu kinh tế như cải cách hệ thống tài chính tiền tệ, đầu tư ngoại hối, cải tổ doanh nghiệp…nhằm hướng tới thế kỷ 21.
Hướng cải cách hệ thống tài chính tiền tệ: tự do hoá, đa dạng hoá hoạt động tài chính, mở rộng thể chế tài chính, tạo sự cạnh tranh và nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn hoạt động tài chính…Để thực hiện các mục tiêu trong lĩnh vực này chính phủ đã tập trung vào nhiệm vụ: giải quyết nợ khó đòi, giảm chi tiêu công cộng, cải cách thuế…
Kế hoạch chống suy thoái và phục hồi kinh tế của Nhật Bản dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã đạt được kết quả khả quan. Cuối năm 2003, thực tế đã có những khởi sắc với dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 2%. Hy vọng với khả năng dồi dào và bản lĩnh mạnh mẽ, kinh tế Nhật Bản được phục hồi và phát triển nhanh chóng, để đồng Yên sôi động trở lại.
2. Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản
2.1. Đặc trưng của sản xuất công nghiệp Nhật Bản
Công nghiệp là sức mạnh của một nền kinh tế. Công nghiệp phát triển là điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội. Sản xuất công nghiệp cùng với năng suất lao động là một trong những yếu tố quyết định đến tỷ giá trao đổi theo thuyết ngang giá sức mua. Do vậy, công nghiệp trực tiếp ảnh hưởng đến vị trí đồng tiền của một quốc gia. Có thể nói, đồng Yên lên ngôi đi cùng với sự phát triển của công nghiệp Nhật Bản. Nghiên cứu về đặc trưng, tình hình và xu hướng công nghiệp Nhật Bản cho chúng ta có thể đánh giá rõ hơn sức mạnh và xu hướng biến động của đồng Yên.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khắc phục hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản phát triển công nghiệp trước tiên theo mô hình gia công xuất khẩu. Với phương cách nhập khẩu nguyên liệu thấp từ những nước đang phát triển, đón tắt khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới áp dụng thẳng vào sản xuất, sau đó xuất khẩu thành phẩm với giá cao. Nhờ đó, nền công nghiệp Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Nếu như năm 1950, giá trị tổng sản lượng công nghiệp Nhật Bản chỉ đạt 4,1 tỷ USD thì năm 1960 đã tăng lên 56,4 tỷ USD. Đúng 100 năm sau cải cách Minh Trị(1868-1968), Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về số lượng tàu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, vô tuyến truyền hình, nhập và chế biến dầu thô; thứ hai về sản lượng thép, ôtô, xi măng, sản phẩm hoá chất, hàng dệt…
Tuy nhiên, kể từ những năm 1960, vị trí quan trọng của những ngành công nghiệp này đã suy giảm, nhường chỗ cho các ngành công nghiệp điện tử bán dẫn, viễn thông, sản xuất vật liệu mới… Đặc biệt, trong suốt thời kỳ tăng trưởng nhanh và nhất là hai thập niên gần đây, Nhật Bản rất chú trọng tới sự phát triển của các ngành công nghệ cao như: công nghệ sản xuất bán dẫn, vi tính, viễn thông, sinh học, người máy, dược phẩm…Chính nhờ sự phát triển của các ngành này đã làm cho nước Nhật có một diện mạo hoàn toàn mới-một quốc gia công nghiệp có trình độ phát triển cao vào hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Một đặc trưng nữa của sản xuất công nghiệp Nhật Bản hiện nay là xu hướng di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài do đồng Yên lên giá để tận dụng giá đất, tiền lương, nguyên vật liệu, chi phí thâm nhập xuất khẩu rẻ…
2.2. Tình hình và xu hướng sản xuất công nghiệp Nhật Bản
2.2.1. Tình hình sản xuất công nghiệp Nhật Bản
Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản hiện nay mang tính hiện đại cao với lợi thế so sánh vào loại đứng đầu châu á về công nghệ và lao động có kỹ thuật. Điều này dẫn đến ưu thế của đồng Yên trong việc trao đổi theo thuyết ngang giá sức mua. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:
Bảng 3: Lợi thế so sánh hàng công nghiệp chế tạo của một số nước Châu á
Nước
Tập trung lao động kỹ năng
Tập trung công nghệ
1970
1986
1970
1986
Nhật Bản
1,75
1,73
1,21
1,55
Hàn Quốc
0,21
1,07
0,29
0,79
Đài Loan
0,33
0,54
0,65
0,90
Hồng Kông
0,22
0,25
0,59
0,97
Xingapo
0,30
0,26
0,39
1,32
Indonesia
0,01
0,00
0,01
0,03
Malaisia
0,11
0,10
0,05
0,63
Philipin
0,05
0,07
0,00
0,31
Thái Lan
0,02
0,11
0,00
0,33
Nguồn: The Malaysia Economic: Pacific Connections: Mohamed Ariff: Oxford Universitu Press:1991
Ghi chú: Chỉ số càng cao, lợi thế so sánh càng lớn
Khả năng tập trung công nghệ và lao động có kỹ năng của Nhật Bản bỏ xa các nước Châu á khác rất nhiều, ngay cả với các nền kinh tế mới phát triển NICs. Năm 1986, tập trung lao động kỹ năng và tập trung công nghệ của Nhật Bản là 1,73 và 1,55 trong khi của Hàn Quốc là 1,07 và 0,79, Đài Loan là 0,54 và 0,90, Hồng Kông là 0,25 và 0,97 và Xingapo là 0,26 và 1,32. Nhờ đó, năng suất lao động của Nhật Bản thuộc vào diện cao nhất trên thế giới. Ngoài ra, có thể kể đến:
Kỹ thuật chế tạo đứng đầu thế giới: Trình độ trang bị kỹ thuật và năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu của Nhật Bản đã đuổi kịp, thậm chí vượt Mỹ. Trong những ngành công nghiệp mới và lĩnh vực công nghệ cao như : vi điện tử, chất bán dẫn, vi tính, người máy công nghiệp, ứng dụng siêu dẫn, thông tin cáp quang, trong những lĩnh vực nguyên liệu mới như sợi than, gốm sứ kỹ thuật, và kỹ thuật nami đã có được ưu thế tương đối. Trong một số ngành truyền thống, Nhật Bản cũng có được ưu thế tuyệt đối ở một số phương diện, như ngành đóng tàu vận chuyển khí thiên nhiên hoá lỏng, Nhật Bản gần như chiếm lĩnh 100% thị trường thế giới.
Tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đứng số một thế giới: Vào những năm 1990. sự đối nghịch trong phát triển kinh tế giữa hai nước Nhật-Mỹ chủ yếu do năng lực nghiên cứu, phát triển và năng lực đổi mới ngành nghề của Nhật Bản không bằng Mỹ. Nhưng năm 1996, chỉ tiêu về chi phí cho nghiên cứu và phát triển của Nhật Bản chiếm 2,8%GDP, cao hơn tỷ lệ của Mỹ(2,64%), của Đức(2,4%), ngay lúc suy thoái kinh tế rơi xuống cực điểm, ta lại phát hiện thấy hoài bão và tầm nhìn xa của người Nhật Bản trong vấn đề đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Theo tờ “Tin tức độc mại” của Nhật Bản, tổng số tiền chi cho nghiên cứu phát triển khoa học của Nhật Bản năm 2000 là 1628,93 tỷ Yên (khoảng 135,7 tỷ USD), tăng 1,7% so với năm 1999, chiếm 3,18%GDP.
2.2.2. Xu hướng sản xuất công nghiệp Nhật Bản
Nền công nghiệp của Nhật Bản đang đứng trước thời kỳ có những thay đổi lớn về cơ cấu. Sau khi đạt được sự tăng trưởng tốt đẹp chưa từng có vào nửa cuối những năm 80 nhờ sự tăng vọt giá đất và giá cổ phiếu, bước vào những năm 90, nền kinh tế Nhật Bản đột nhiên chuyển hướng, giá đất và giá cổ phiếu bị sụt giảm nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng có năm rơi vào tình trạng số âm. Mặt khác, tỷ giá hối đoái giữa đồng Yên và đồng Đôla giảm mạnh. Do đó, sức cạnh tranh quốc tế của hàng Nhật sản xuất trong nước bị thấp đi và các ngành sản xuất trong nước bắt đầu di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt là sang khu vực châu á và Hoa Kỳ.
Ngoài ra, một phương pháp đang được quan tâm tới như là một biện pháp ngăn ngừa sự giảm sút sức cạnh tranh quốc tế của các ngành sản xuất do đồng Yên lên giá là: kinh doanh-gia công-đổi mới công nghệ. Cụ thể trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, phương pháp này được đưa vào sử dụng thông qua mạng lưới thông tin liên lạc nối các máy tính cá nhân của những kỹ thuật viên tham gia sản xuất với các máy của các nhà quản lý trong xí nghiệp. Các thông tin về triển vọng bán sản phẩm mới, giá bán, kiểu mẫu sản phẩm…đồng thời được thể hiện trên máy của những người này. Những sáng kiến của người đề xuất cùng được đưa ra thảo luận chung. Từ đó, các kỹ thuật viên có thể tiếp tục công việc ngay trên bàn làm việc của mình. Nhờ vậy có thể rút ngắn thời gian và chi phí phát triển sản phẩm trong nước. Việc cải tổ cơ cấu chế tạo trong nước từ trước tới nay sẽ hạ được giá thành sản phẩm và phục hồi sức cạnh tranh, trên thực tế đã thành công tại Nhật Bản.
3. Quan hệ thương mại quốc tế
Nền kinh tế Nhật Bản có thể vươn lên hàng đầu thế giới một phần lớn là nhờ vào hoạt động thương mại. Công nghiệp Nhật Bản như nghiên cứu ở trên rất phát triển. Hàng hoá Nhật Bản có khả năng cạnh tranh rất cao. Vài năm lại đây, xuất siêu của Nhật Bản có giảm đôi chút, song vẫn là nước có số dư mậu dịch lớn nhất thế giới.
3.1. Tỷ trọng thương mại quốc tế của Nhật Bản
Trong thập kỷ 90, thương mại quốc tế được phát triển mạnh. Giá trị thương mại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ tăng đáng kể, từ 4.300 tỷ USD năm 1990 lên 7.497 tỷ USD năm 2000, tức khoảng 70%. Trong đó thương mại quốc tế của Nhật Bản chiếm 10,7%, đạt con số 805, 853 tỷ USD (năm 2000). Điều này chứng tỏ Nhật Bản có vị trí quan trọng trong hệ thống thương mại quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để đồng Yên tham gia vào nhiều giao dịch thương mại, tăng cường vai trò và ảnh hưởng trên thị trường tiền tệ thế giới.
Bảng 4 : Tỷ trọng thương mại quốc tế của Nhật Bản
Đơn vị : tỷ USD
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Toàn thế giới
8488,47
8076,56
7662,77
7556,97
7497
7452,01
7489,26
Nhật Bản
713,26
707,31
757,80
811,28
805,8
700,50
789,86
Tỷ trọng (%)
8,4
8,76
9,89
10,73
10,7
9,4
10,5
Nguồn: Tổng hợp từ IMF, World Economic Outlook, May 2001, p193
và Ministry of Finance, Japan
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng thương mại quốc tế của Nhật Bản có xu hướng tăng, mặc dù tăng không ổn định. Năm 2001 tỷ trọng này hơi giảm nhẹ do xuất nhập khẩu trong năm và nền kinh tế sa sút. Tuy nhiên, cùng với những tín hiệu khả quan, năm 2002 và đầu năm nay, tốc độ đã tăng trở lại. Cùng với những cải cách của Chính phủ, hy vọng thương mại quốc tế của Nhật Bản sẽ có những đột phá trong thời gian tới. Theo đó, đồng Yên sẽ có vị thế ngày càng lớn hơn.
3.2. Cán cân thương mại của Nhật Bản
Với mô hình kinh tế hướng ngoại, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức dư thừa thương mại của Nhật Bản ngày một gia tăng. Trên thực tế, từ năm 1983, Nhật Bản trở thành quốc gia có mức thặng dư thương mại lớn nhất trên thế giới. Xu hướng gia tăng mức dư thừa kéo dài suốt cho đến năm 1992 và giảm nhẹ vào các năm sau đó (Bảng 5).
Bảng 5 : Cán cân thương mại của Nhật Bản
Đơn vị : Triệu Yên
Exports
Imports
Balance
1986
35.289.714
21.550.717
13.738.997
1987
33.315.191
21.736.913
11.578.279
1988
33.939.183
24.006.320
9.932.863
1989
37.822.535
28.978.573
8.843.962
1990
41.456.940
33.855.208
7.601.732
1991
42.359.893
31.900.154
10.459.739
1992
43.012.281
29.527.419
13.484.862
1993
40.202.449
26.826.357
13.376.091
1994
40.497.553
28.104.327
12.393.225
1995
41.530.895
31.548.754
9.982.141
1996
44.731.311
37.993.421
6.737.890
1997
50.937.992
40.956.183
9.981.809
1998
50.645.004
36.653.647
13.991.357
1999
47.547.556
35.268.008
12.279.548
2000
51.654.198
40.938.423
10.715.775
2001
48.979.244
42.415.533
6.563.711
2002
52.108.195
42.177.529
9.930.666
2003(1-8)
35.294.716
29.337.886
5.956.830
Nguồn:
Năm 1995 và 1996, mức thặng dư thương mại giảm xuống thấp nhất là 11.524,2 tỷ Yên và 8.782,9 tỷ Yên. Sau đó mức thặng dư lại tiếp tục tăng cao, đạt mức 15.981 tỷ Yên vào năm 1998. Tuy nhiên, điều cần thấy là mức dư thừa của năm 1998 cao không phải do hoạt động xuất khẩu gia tăng mà trên thực tế mức xuất và nhập đều giảm so với năm trước, song mức xuất giảm thấp hơn 0,6% còn mức nhập giảm tới 10,5%. Trong ba năm 1999, 2000 và 2001 mức thặng dư thương mại vẫn tiếp tục giảm sút. Sự giảm sút này chính là một trong những nhân tố hạn chế mức tăng trưởng của nền kinh tế.
Đặc biệt, năm 2001, mức giảm thặng dư thương mại rất mạnh, xuống chỉ còn 8.991,5 tỷ Yên. Ngay tháng đầu năm 2001, Nhật ở trong tình trạng nhập siêu với mức 95,3 tỷ Yên. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là bởi nhu cầu hàng hoá của Nhật trên thị trường Mỹ giảm sút do có sự giảm sút của nền kinh tế Mỹ. Những tháng tiếp theo mức xuất khẩu có được cải thiện hơn, song cũng không đảo ngược được xu thế giảm của thặng dư thương mại. Theo báo cáo của Bộ Thương Mại, mức xuất siêu của Nhật trong năm tài chính 2000 tính đến tháng 3-2001 giảm mạnh tới 20,6% so với năm trước, chỉ đạt 9.609 tỷ Yên, giảm trên 1000 tỷ so với dự đoán ban đầu của Bộ Tài chính Nhật Bản. Nhiều nhà kinh tế lo ngại xu hướng giảm sút của xuất khẩu do suy giảm chung của kinh tế toàn cầu sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các hàng xuất khẩu. Điều này, theo logic sẽ đẩy nền kinh tế Nhật Bản lại rơi vào tình trạng suy thoái. Năm 2002, mức thặng dư thương mại có tăng trở lại, tuy nhiên vẫn chỉ đạt ở mức 11.591,0 tỷ Yên. Sáu tháng đầu năm 2003 mức thặng dư thương mại đạt 5.363,8 tỷ Yên, tức cũng chưa đạt nửa năm 2002.
Trước xu thế giảm của xuất khẩu, Chính phủ Nhật đã thông qua nhiều giải pháp để kích thích sự phát triển kinh tế và gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, với môi trường kinh tế hiện nay, việc gia tăng xuất khẩu nhằm góp phần phục hồi kinh tế không phải vấn đề đơn giản. Điều này phụ thuộc vào mấy yếu tố sau: thứ nhất là triển vọng của cuộc cải cách hiện nay ở Nhật ra sao. Nếu Nhật Bản không khắc phục được yếu kém của hệ thống tài chính- tiền tệ để hỗ trợ cho xuất khẩu thì tính hiệu quả của các giải pháp kích thích sẽ không cao. Thứ hai, hiện kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, kinh tế các quốc gia Đông Nam á cũng đang phải vật lộn để tránh suy giảm tốc độ tăng trưởng. Do vậy, ta thấy việc tăng xuất khẩu của Nhật sẽ là rất khó khăn.
3.3. Chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản
3.3.1. Đặc điểm của chính sách ngoại thương thời gian gần đây
a. Đẩy mạnh xuất khẩu trong khuôn khổ hạn chế xung đột ngoại thương
Trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Nhật Bản luôn có cán cân dư thừa lớn. Các bạn hàng của Nhật cho rằng Nhật Bản đã thi hành một chính sách xuất khẩu “hiếu chiến”. Mâu thuẫn giữa Nhật Bản và các bạn hàng lớn, nhất là với Mỹ ngày càng trở nên sâu sắc. Do vậy, để giải quyết tình trạng đó, Nhật Bản đã cố gắng làm giảm bớt mâu thuẫn với bạn hàng.
b. Tiếp tục thay đổi cơ cấu mặt hàng và đa phương hoá thị trường xuất khẩu
Hiện nay, Nhật Bản ưu tiên xuất khẩu những mặt hàng có ._.hàm lượng kỹ thuật cao và đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt tăng cường xuất khẩu sang các nước châu á. Ta có thể thấy sự thay đổi này qua bảng dưới đây: xuất khẩu các mặt hàng cơ khí sang các nước châu á có xu hướng tăng lên trong khi xuất khẩu những sản phẩm hoá học có xu hướng giảm xuống:
Bảng 6 : Sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản theo mặt hàng
Đơn vị(%)
1960
1970
1980
1990
1998
XK
Hàng dệt
30.2
12.5
4.8
2.5
2
Sản phẩm hóa học
4.2
6.4
5.2
5.5
7.1
Hàng kim loại
13.8
19.7
16.4
6.8
6.4
Sản phẩm cơ khí
25.3
46.3
62.8
75
73.8
Các sản phẩm khác
26.5
13.1
10.8
10.2
10.7
NK
Hàng lương thực thực phẩm
12.2
13.6
10.4
13.4
13.6
Hàng nguyên liệu
49.1
35.4
16.9
12.1
8.7
Nhiên liệu thô
16.3
20.7
49.8
29.2
18.4
Hàng thành phẩm
22.2
30.3
22.9
50.3
59.3
Nguồn: Trang 691 " Bảng cáo bạch thông thương",
Bộ Công thương nghiệp Nhật Bản, năm 1998
Bảng 7 : Sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực
Đơn vị(%)
1960
1970
1980
1990
1998
XK
Châu á
32.4
28.5
28.1
31.1
42
Trung Đông
3.3
2.8
10.1
3.4
2.9
Tây Âu
11.7
15
16.5
21.9
16.5
Trung Đông Âu
1.6
2.3
2.8
1.2
0.6
Bắc Mỹ
29.7
33.7
26
33
29.3
Mỹ
26.7
30.8
24.2
31.3
7.8
Trung Cận Đông
7.5
6.1
6.9
3.6
5
Châu Phi
8.7
7.4
6.2
2
1.36
Châu Đại Dương
4.9
4.2
3.4
3.1
2.4
NK
Châu á
21.1
17.6
25.8
28.8
37
Trung Đông
9.4
12
31.3
13.9
11.3
Tây Âu
8.8
10.2
7.9
18
14.7
Trung Đông Âu
2.4
3.1
1.5
1.7
1.5
Bắc Mỹ
39.1
34.4
20.7
23.9
25.3
Mỹ
34.4
29.4
17.4
22.3
22.3
Trung Cận Đông
6.9
7.3
4.1
4.2
3.9
Châu Phi
3.6
5.8
3.2
1.7
1.9
Châu Đại Dương
9
9.6
6
6.3
5.3
Nguồn: trang 692 " Bảng cáo bạch thông thương", năm 1998
c. Đẩy mạnh nhập khẩu nhất là những mặt hàng chế tạo
Để nâng cao mức sinh hoạt của dân chúng, thực hiện chiến lược mở rộng nhu cầu trong nước và cũng để tăng cường nhập khẩu nhằm hạn chế dư thừa trong cán cân ngoại thương với các nước khác theo các thoả thuận đã kí với các nước đó. Nhật Bản đã thi hành chính sách tăng cường nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu hàng thành phẩm.
d. Tái nhập khẩu các sản phẩm sản xuất từ cơ sở nước ngoài
Do sự lên giá đồng Yên, Nhật Bản tăng cường đầu tư ra nước ngoài, thực hiện chính sách xuất khẩu tại chỗ và tiến hành tái nhập khẩu những sản phẩm mà các công ty Nhật Bản sản xuất ở nước ngoài, nhất là từ các nước NICs và ASEAN. Chính vì thế, nhập khẩu từ các nước châu á vào Nhật Bản liên tục tăng kể từ năm 1985 (Bảng 7).
3.3.2. Những nét mới trong chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản
Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới gắn liền với các thành tựu khoa học công nghệ, nhất là công nghệ tin học đã làm gia tăng các hoạt động buôn bán dịch vụ, chúng đã chiếm vị trí chủ đạo thay thế cho buôn bán hàng hoá truyền thống. Bất kỳ quốc gia nào muốn giành lợi thế trong thương mại quốc tế đều phải chú trọng hoạt động buôn bán dịch vụ.
Nền kinh tế Nhật Bản trên thực tế tuy phát triển mạnh, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, song các hoạt động buôn bán dịch vụ chưa thực sự phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997 càng bộc lộ rõ những yếu kém trong hệ thống dịch vụ của Nhật Bản và của các quốc gia khác trong khu vực. Để vực dậy nền kinh tế, giữ vững vai trò dẫn đầu của mình, những năm qua Nhật Bản đã có sự chú ý đến các hoạt động buôn bán dịch vụ, nhất là các dịch vụ tiền tệ. Cuối năm 2000 Nhật đã đưa ra phương châm mở rộng hơn nữa phạm vi Hiệp định trao đổi tiền tệ với các quốc gia Châu á. Điều này được tái khẳng định tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các quốc gia Châu á tháng 1/2001 tại thành phố Kobe Nhật Bản.
Cùng với chú trọng thúc đẩy buôn bán dịch vụ, về mặt thể chế, Nhật Bản cũng có sự chuyển hướng chiến lược từ chú trọng hợp tác đa phương sang tập trung ký kết các Hiệp định tự do thương mại song phương với nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là với các quốc gia Châu á, nơi được xem là vùng trắng về Hiệp định thương mại tự do.
Theo số liệu của JETRO, trong 2 năm qua lượng hàng xuất khẩu của Nhật giảm nhiều trong khi đó lượng hàng nhập khẩu lại tăng nhanh. Nếu như Nhật không có cải cách nhằm ngăn chặn xu hướng trên thì trong tương lai không xa Nhật có thể chuyển từ quốc gia vốn dĩ thặng dư thương mại sang thâm hụt. Thông qua ký Hiệp định thương mại song phương sẽ mở ra các điều kiện thuận lợi, nhất là về thuế suất để thúc đẩy xuất khẩu. Như năm 2001 trong cuộc cạnh tranh buôn bán giữa Nhật với Mỹ và EU tại thị trường Mêhicô đã đẩy Nhật vào thế bất lợi do Nhật không được hưởng điều khoản ưu đãi thuế suất bằng 0, cái mà Mỹ và EU được hưởng do đã ký Hiệp định thương mại với Mêhicô.
Trong những năm 1980, 1990 Nhật chưa quan tâm lắm đến các Hiệp định tự do thương mại song phương, song hiện nay bị bao vây bởi các khối thương mại tự do như EU, NAFTA, AFTA nên Nhật chủ trương sẽ tập trung ký kết những hiệp định tự do thương mại song phương. Trên thực tế, Nhật đã ký hiệp định này với Xingapo, tiến tới với Đài Loan, Mêhicô và đang xúc tiến các cuộc đàm phán với nhiều quốc gia về Hiệp định song phương, nhất là ý định tạo lập liên minh kinh tế toàn diện với các nước thành viên ASEAN.
Với những thay đổi chính sách và những cố gắng cải cách, hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản nói chung, hoạt động thương mại quốc tế nói riêng sẽ lại sôi nổi, đó cũng là điều kiện cho đồng Yên đóng vai trò sống động trở lại.
4.Tình hình hệ thống ngân hàng và dự trữ vàng, ngoại tệ của Nhật Bản
4.1. Tình hình hệ thống ngân hàng của Nhật Bản
Nếu như vào năm 1986, trong số 10 ngân hàng lớn nhất thế giới đã có tới 7 ngân hàng của Nhật Bản, 1 ngân hàng của Mỹ thì vào năm 1998, con số này đã là 1 và 4 ngân hàng. Điều đó chứng tỏ hệ thống ngân hàng của Nhật Bản đã có sự suy giảm. Và trên thực tế, nếu so với thập niên 80 thì vào thập niên 90, tỷ lệ đồng Yên tham gia thị trường tiền tệ quốc tế cũng đã yếu đi nhiều.
Hệ thống ngân hàng Nhật Bản thực sự yếu kém trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, từ năm 1997 các nhà lãnh đạo Nhật Bản mới bắt đầu hiểu rõ nợ khó đòi là một nhân tố quan trọng gây ra sự “ốm yếu” kéo dài trong hệ thống ngân hàng. Để lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng, Chính phủ Nhật Bản từ năm 1997 đã chú trọng vào giải quyết nợ khó đòi từ các ngân hàng sang Công ty thu hồi và xử lý nợ(RCC)-một tổ chức trực thuộc Chính phủ với vốn hoạt động được tài trợ bởi NHTW Nhật Bản. Trong khi hiệu quả hoạt động của RCC chưa phát huy thì Chính phủ lại gián tiếp nâng đỡ hoạt động của các ngân hàng thông qua việc bơm vào các ngân hàng một lượng vốn lớn (năm 1999, Chính phủ bơm vào các ngân hàng số vốn lên tới 7,4 nghìn tỷ Yên), đồng thời cho phép hợp nhất 4 ngân hàng khổng lồ ở Nhật Bản.
Trong vòng 8 năm qua, việc xoá các khoản nợ khó đòi trong bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng Nhật Bản đã nhiều hơn rất nhiều so với thu nhập mà họ kiếm được từ hoạt động cho vay. Nợ khó đòi tăng nhanh hơn việc xoá bỏ chúng phần nào là do sự yếu kém của nền kinh tế và một phần là so sự phân loại cho vay quá lỏng lẻo. Hiện tại, các ngân hàng lớn Nhật Bản có quá ít vốn để trang trải cho những khoản lỗ mới phát sinh. Theo công bố công khai, các ngân hàng này có khoảng 23 ngàn tỷ Yên( 192 tỷ USD) vốn điều lệ. Việc giá cổ phiếu sụt giảm cũng làm thất thoát bớt lượng tài sản này. Theo Cơ quan Dịch vụ tài chính (Financial Service Agency:FSA), tổng giá trị các khoản cho vay không hoạt động (Non-Performing Loans: NPL) của tất cả các cơ quan tài chính Nhật Bản, bao gồm các ngân hàng và các cơ sở tín dụng, đã lên tới 150.000 tỷ Yên, chiếm 22% tổng số tiền cho vay của các cơ quan này. Tổng số nợ khó đòi, tính đến tháng 5/2002, đã lên tới mức kỷ lục, khoảng 37.000 tỷ yên (283,01 tỷ USD) Nguồn:
. Chỉ tính riêng các khoản nợ xấu của 16 ngân hàng lớn nhất đã là 22.300 tỷ Yên. Còn chỉ tính riêng hai ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, đó là Mitsubishi Tokyo Financial Group Inc(MTFG) và Sumitomo Mitsu Banking Corp(SMBC), tổng số nợ khó đòi đã lên tới gần 10.000 tỷ Yên.
Bên cạnh nợ khó đòi, hệ thống ngân hàng Nhật Bản còn bộc lộ những yếu kém về cơ cấu. Để đạt được sự dịch chuyển nhằm lành mạnh hoá hệ thống tài chính, các ngân hàng phải thực thi các giải pháp cứng rắn, bao gồm không chỉ mục tiêu giải quyết dứt điểm nợ khó đòi, mở rộng hoạt động kinh doanh mà còn cả cải cách cơ chế quản lý.
4.2. Dự trữ vàng và ngoại tệ
Với nền kinh tế số dư mậu dịch lớn nhất thế giới và cán cân thanh toán vãng lai luôn luôn thặng dư, Nhật Bản có dự trữ ngoại tệ không nước nào sánh kịp. Cuối năm 2000, dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản đạt hơn 361,6 tỷ USD, bằng hơn 1,3 lần tổng dự trữ ngoại tệ của 6 nước phát triển chủ yếu khác bao gồm cả Mỹ cộng lại(277,8 tỷ USD). Trong tháng sáu năm nay(06/2003), dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản đạt mức kỷ lục mới 542,62 tỷ USD sau khi nước này tích cực mua tổng cộng 5,7 tỷ USD tại thị trường tiền tệ nhằm giảm giá đồng Yên. Mức dự trữ trên tăng 2,53 tỷ USD so với mức kỷ lục 543,1 tỷ USD trong tháng 5. Ngoài ra, dự trữ vàng của Nhật Bản cũng rất lớn, đứng vào hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
Bảng 8 : Đồ thị dự trữ ngoại hối một số nước Châu á (đến 06/2003)
Đơn vị : tỷ USD
Nguồn: Thomson DataStream
Đây là những nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất Châu á, trong đó Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước có mức dự trữ hàng đầu thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc chú trọng tăng mức dự trữ ngoại tệ và thực tế mức dự trữ của họ rất lớn, giá trị đồng nhân dân tệ cũng được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, hiện nay Nhật Bản vẫn là nước đứng đầu Châu á và thế giới.
Chính dự trữ vàng và ngoại tệ dồi dào là sự đảm bảo vững chắc cho giá trị đồng Yên. Ta có thể thấy được vai trò việc dự trữ của Nhật Bản khi khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á xảy ra vào năm 1997 trong việc ổn định lại thị trường, chống sự xuống dốc hơn nữa của các đồng tiền trong khu vực. Tuy nhiên, việc dự trữ tiền là rất tốn kém, vì lãi thu được từ trái phiếu Kho bạc thấp hơn nhiều so với số lãi thu được từ việc đầu tư một cách có hiệu quả số tiền đó ở trong nước. Các luồng ngoại hối lớn đi vào cũng có thể làm khả năng thanh toán của nền kinh tế tăng quá nhiều, có thể dẫn đến bong bóng tài sản.
Nền kinh tế Nhật Bản với những đặc trưng không thay đổi sẽ là cơ sở cho việc dự trữ vàng và ngoại tệ được duy trì. Lợi thế này sẽ được phát huy nhiều hơn nữa khi Chính phủ Nhật Bản đẩy mạnh quốc tế hoá đồng Yên.
5. Cán cân thanh toán quốc tế của Nhật Bản
Trong mối quan hệ thường xuyên về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa giữa các nước đã làm nảy sinh những quyền lợi và nghĩa vụ tiền tệ. Việc thanh toán các nghĩa vụ này được phản ánh vào cán cân thanh toán quốc tế. Vì vậy, nghiên cứu cán cân thanh toán quốc tế cho ta thấy được luồng tiền tệ ra vào một quốc gia. Điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến đồng tiền của quốc gia đó.
5.1. Cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng của nó đến đồng tiền quốc gia
5.1.1. Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền mà nước ngoài trả cho một nước và những khoản tiền mà nước đó trả cho nước ngoài trong một thời gian nhất định. Nếu một nước có các khoản thu vượt chi thì có cán cân thanh toán thặng dư, còn ngược lại có cán cân thanh toán thâm hụt.
Nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán thường gồm hai hạng mục lớn là hạng mục thường xuyên và hạng mục vốn. Hạng mục thường xuyên, hay còn gọi là cán cân thanh toán vãng lai ghi những khoản giao dịch về hàng hoá, dịch vụ và các khoản chuyển dịch thanh toán giữa hai nước. Còn hạng mục vốn, hay là cán cân di chuyển vốn ghi những di động tiền tệ trong đầu tư và tín dụng hai nước.
5.1.2. ảnh hưởng của cán cân thanh toán quốc tế đến đồng tiền quốc gia
Cán cân thanh toán quốc tế có ảnh hưởng lớn đến đồng tiền quốc gia. Cụ thể, tình trạng dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định sẽ ảnh hưởng đến quan hệ cung và cầu ngoại hối trên thị trường, do đó ảnh hưởng ngay đến tình hình biến động tỷ giá hối đoái nước đó.
Nhìn chung, dư thừa cán cân thanh toán sẽ dẫn đến sự ổn định hoặc giảm tỷ giá hối đoái. Điều này cơ bản có lợi cho xuất khẩu và cho sự phát triển kinh tế. Ngược lại, thiếu hụt cán cân thanh toán sẽ làm cho khả năng cung ngoại hối của một nước giảm xuống, có khi không đáp ứng được nhu cầu ngoại hối nước đó, dẫn đến tỷ giá hối đoái mất tính ổn định và tăng lên. Để khắc phục sự thiếu hụt này, Nhà nước thường dùng các biện pháp hạ tỷ giá hối đoái, vay nợ, nâng cao tỷ suất chiết khấu, thu hồi vốn đầu tư ở nước ngoài về, bán rẻ chứng khoán ngoại quốc…Thanh toán cuối cùng khoản thiếu hụt thường được thực hiện bằng việc xuất vàng. Trong trường hợp này vàng đóng vai trò là tiền tệ thế giới, tức là phương tiện thanh toán chung trên thế giới. Điều này cũng một phần giải thích cho sự tích luỹ vàng lớn của Nhật Bản khi mà cán cân thanh toán quốc tế luôn thặng dư.
5.2. Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế của nền kinh tế Nhật Bản
5.2.1. Tình trạng dư thừa cán cân thanh toán vãng lai và thiếu hụt cán cân di chuyển vốn là đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản
a. Tình hình dư thừa cán cân thanh toán vãng lai:
Cán cân thương mại và các hạng mục thường xuyên khác được gọi là cán cân thanh toán văng lai. Nền kinh tế Nhật Bản là nền kinh tế hướng ngoại, cán cân thương mại thặng dư lớn, vì vậy cán cân thanh toán vãng lai cũng luôn ở trong tình trạng thặng dư. Đây đã là đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản nhiều năm.
Từ năm 1986, thặng dư thanh toán vãng lai của Nhật Bản đã đạt 14.243,7 tỷ Yên, mức thặng dư cao nhất thế giới. Sau đó mức thặng dư có xu hướng giảm, đạt mức thấp kỷ lục vào năm 1990 là 6.473,6 tỷ Yên. Nguyên nhân do thặng dư thương mại giảm mạnh còn 10.052,9 tỷ Yên trong khi đó mức thâm hụt dịch vụ lại tăng mạnh lên 6.189,9 tỷ Yên. Mức thặng dư thanh toán vãng lai của Nhật Bản trong những năm gần đây dao động ở mức trên 10.000 tỷ Yên (Bảng 9)
Bảng 9 : Cán cân thanh toán vãng lai của Nhật Bản
Đơn vị: trăm triệu Yên
Cán cân thanh toán vãng lai(Current Account)
Tổng
(Total)
Hàng hoá và dịch vụ
(Goods & Services)
Lợi tức (Income)
Dòng luân chuyển
(Current Transfers)
Tổng (Total)
Cán cân XNK (Trade Balance)
Dịch vụ (Services)
1986
142.437
129.607
151.249
-21.640
15.675
-2.842
1987
121.862
102.931
132.319
-29.389
23.483
-4.553
1988
101.461
79.349
118.144
-38.800
26.436
-4.323
1989
87.113
59.695
110.412
-50.713
31.773
-4.354
1990
64.736
38.628
100.529
-61.899
32.874
-6.768
1991
91.757
72.919
129.231
-56.311
34.990
-16.150
1992
142.349
102.054
157.764
-55.709
45.125
-4.833
1993
146.690
107.013
154.816
-47.803
45.329
-5.651
1994
133.425
98.345
147.322
-48.976
41.307
-6.225
1995
10.,862
69.545
123.445
-53.898
41.573
-7.253
1996
71.579
23.174
90.966
-67.792
58.180
-9.775
1997
114.363
57.680
123.103
-65.423
67.396
-10.713
1998
157.846
95.299
159.844
-64.546
74.011
-11.463
1999
121.738
78.650
140.155
-61.505
56.957
-13.869
2000
125.763
74.298
125.634
-51.336
62.061
-10.596
2001
106.523
32.120
85.270
-53.150
84.007
-9.604
2002
142.484
65.653
117.280
-51.627
82.784
-5.952
2003(1-8)
101.803
48.793
72.555
-23.762
59.006
-5.996
Nguồn: Blance of payments, Ministry of Finance
(
b. Tình trạng thiếu hụt cán cân di chuyển vốn:
Cùng với thặng dư cán cân thanh toán vãng lai, tình trạng thiếu hụt cán cân di chuyển vốn cũng là một đặc trưng của Nhật Bản. Sự thiếu hụt này phần lớn là do sự thiếu hụt của luồng di chuyển tài chính. Điều này gắn với lịch sử phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, đầu tư nước ngoài vào quốc gia này không phải là hướng được chú trọng, hơn nữa giá lao động cao cùng những hạn chế về tài nguyên là những lý do dẫn tới mức FDI vào Nhật Bản rất thấp. Trong khi đó, việc di chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài ngày một tăng lại là xu hướng nổi bật.
Bảng 10 : Cán cân di chuyển vốn của Nhật Bản
Đơn vị: trăm triệu yên
Cán cân di chuyển vốn
(Capital and Financial Account)
Thay đổi tài sản dự trữ
(Changes in Reserve Assets)
Chênh lệch (Errors & Omissions)
Tổng (Total)
Tài khoản tài chính (Financial Account)
Tài khoản vốn (Capital Account)
1986
-122.503
-121.644
-857
-24.834
4.897
1987
-61.511
-60.379
-1.133
-55.492
-4.857
1988
-83.420
-82.122
-1.297
-21.255
3.214
1989
-74.651
-72.776
-1.873
18.487
-30.950
1990
-48.679
-47.149
-1.532
13.703
-29.761
1991
-92.662
-91.045
-1.614
11.391
-10.487
1992
-129.165
-127.525
-1.641
-753
-12.432
1993
-117.035
-115.387
-1.650
-29.973
318
1994
-89.924
-88.004
-1.920
-25.854
-17.648
1995
-62.754
-60.609
-2.144
-54.235
13.127
1996
-33.472
-29.934
-3.537
-39.424
1.317
1997
-148.348
-143.469
-4.879
-7.660
41.645
1998
-173.390
-154.077
-19.313
9.986
5.558
1999
-53.960
-34.872
-19.088
-87.963
20.184
2000
-91.242
-81.295
-9.947
-52.609
18.088
2001
-61.726
-58.264
-3.462
-49.364
4.567
2002
-79.784
-75.567
-4.217
-57.969
-4.731
2003(1-8)
-118.819
26.302
-3.608
-102.515
-24.949
Nguồn: Blance of payments, Ministry of Finance(
Năm 1986, thâm hụt cán cân di chuyển vốn của Nhật Bản đạt 12.250,3 tỷ Yên. Sau đó, mức thâm hụt này giảm và đạt mức thấp nhất vào năm 1996 là 3.347,2 tỷ Yên. Năm 1998, do xuất nhiều vốn viện trợ cho các nước khủng hoảng tiền tệ Châu á , thâm hụt cán cân di chuyển vốn của Nhật Bản đạt kỷ lục 17.390,0 tỷ Yên. Những năm gần đây, mức thâm hụt duy trì ở mức dưới 10.000 tỷ Yên.
5.2.2. Xu hướng biến động và điều chỉnh cán cân thanh toán của Chính phủ Nhật Bản
Cán cân thanh toán của Nhật Bản phụ thuộc lớn vào hoạt động thương mại và hoạt động đầu tư. Trên thực tế, do nền kinh tế gặp khó khăn nên cả hai lĩnh vực này đều có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây. Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực áp dụng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhằm khôi phục lại sự phát triển của nền kinh tế, kết quả năm 2002 và đầu năm 2003 khá khả quan.
Đồ thị 11 : Đồ thị các yếu tố trong cán cân thanh toán
Nguồn: Blance of payments, Ministry of Finance, Japan
(
Trong lĩnh vực tài chính, chương trình đại cải cách với tên gọi “Big Bang” đã được triển khai từ năm 1996 và hiện vẫn đang được tiếp tục đẩy mạnh. Đây là một cuộc cải cách toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất trong khu vực tài chính từ trước tới nay, với hy vọng tạo ra một luồng sinh khí mới cho sự phát triển của hệ thống tài chính nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Một trong những mục tiêu quan trọng mà cuộc cải cách này hướng tới là mở cửa thị trường Nhật Bản thích ứng với sự phát triển của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Về phương diện này, cuộc cải cách đã có những tiến triển rất đáng kể. Quá trình liên doanh liên kết với nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Ngoài ra, “Big Bang” còn chú trọng vào phát triển thị trường vốn ở Nhật Bản, với việc các công ty nước ngoài mua lại cổ phần của các công ty Nhật Bản và tham gia vào thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Như vậy, các chính sách đều dẫn tới một cán cân thanh toán quốc tế thặng dư lớn được duy trì, đem lại thuận lợi cho nền kinh tế Nhật Bản và sự phát triển đồng Yên trong tương lai.
6. Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng Yên Nhật Bản
Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng một đơn vị tiền tệ nước kia được gọi là tỷ giá hối đoái. Khác với trong chế độ bản vị vàng tỷ giá hối đoái dựa trên ngang giá vàng, trong chế độ lưu thông tiền giấy, việc so sánh hai đồng tiền được thể hiện bằng so sánh sức mua của hai tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua tiền tệ.
Nhiều năm qua, vấn đề tỷ giá hối đoái đồng Yên mạnh luôn là một trong những vấn đề nhức nhối đối với nền kinh tế Nhật Bản. Và trên thực tế, đây không còn là vấn đề kinh tế đơn thuần. Từ sau hiệp ước Plaza vào năm 1985 đến nay, vấn đề “Đồng yên mạnh, đôla yếu” đã trên 10 lần là đề tài của hội nghị các nước phát triển. Gần đây là hội nghị Tokyo ngày 22 tháng 03 năm 2000 nhóm họp giữa các nước G7 để giải quyết “Tháo gỡ đồng Yên mạnh”, nhưng vẫn chưa giải pháp nào được áp dụng triệt để. Kết cục Nhật Bản vẫn tự mình phải nỗ lực khắc phục hiện tượng này.
6.1. Vấn đề đồng Yên mạnh với nền kinh tế Nhật Bản
Đồng Yên tăng giá ảnh hưởng đến các nước trên thế giới, trong đó chịu ảnh hưởng lớn nhất hiển nhiên vẫn là Nhật Bản. Tiếp theo, bài viết sẽ phân tích những ảnh hưởng này bởi đó cũng chính là những ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường tiền tệ thế giới, trong đó có Châu á.
6.1.1. ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá sản xuất tại Nhật Bản
Trước hết, đồng Yên mạnh làm tăng giá cả hàng hoá xuất khẩu và giảm giá hàng hoá nhập khẩu. Hàng hoá được sản xuất tại Nhật Bản với cùng một giá tính theo đồng Yên, nhưng khi xuất khẩu, do đồng Yên tăng giá nên sẽ mất nhiều ngoại tệ hơn để có được hàng hoá đó. Còn khi nhập khẩu, người Nhật chỉ phải bỏ ra một ít đồng Yên hơn để có được một hàng hoá tính theo giá ngoại tệ trước đó. Vì vậy, đồng Yên tăng giá làm giảm sức cạnh tranh và gây khó khăn cho ngành sản xuất của Nhật Bản.
6.1.2. ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp:
Như phân tích ở trên, đồng yên tăng giá sẽ làm cho hàng hoá thiếu tính cạnh tranh và lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật Bản giảm xuống. Ngoài ra, các khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài như cổ phiếu của doanh nghiệp Nhật Bản và trái phiếu chính phủ cũng nhận những thiệt hại tỷ giá.
6.1.3. Sự “trống rỗng” của sản xuất trong nước
Sự “trống rỗng” nói việc di chuyển các cơ sở sản xuất ra nước ngoài quá nhiều, ngành sản xuất trong nước bị suy thoái. Việc đồng yên tăng giá làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá sản xuất tại Nhật. Để khắc phục hiện tượng này, các xí nghiệp đã di chuyển cơ sở sản xuất sang nước khác để tận dụng giá lao động, đất đai, nguyên liệu rẻ và tác động của tỷ giá hối đoái. Cũng vì thế mà ngành sản xuất trong nước bị đình trệ. Kéo theo đó là rất nhiều vấn đề xã hội phát sinh. Điển hình như vấn đề thất nghiệp gia tăng…
6.2. Tỷ giá hối đoái đồng Yên hiện nay và xu hướng biến động
6.2.1. Tỷ giá hối đoái đồng Yên
Sau hiệp định Plaza năm 1985, với thoả thuận cho phép các ngân hàng trung ương của các nước can thiệp vào thị trường ngoại tệ, sự lên giá của đồng Yên được bắt đầu bằng can thiệp liên hợp của NHTW Nhật Bản và Cục dự trữ liên bang Mỹ. Năm 1986, khi tỷ giá đồng Yên xuống dưới mức 180 Yên ăn một đôla, NHTW Nhật Bản đã phải can thiệp để ngăn chặn việc đồng Yên có thể tăng giá hơn nữa bằng cách mua đôla và bán Yên. Tuy nhiên, cố gắng này đã bị thất bại. Kể từ đó đến nay, đồng Yên liên tục tăng giá. Chỉ trong thời gian 2 năm ( 1885-1997) giá trị đồng Yên đã tăng tới 30% lên mức 122 Yên ăn 1 đôla. Sau đó đồng Yên khá ổn định cho đến tháng 6 năm 1995, xảy ra mức đột phá 1 đôla ăn 79 Yên. Do khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997, giống những đồng tiền châu á khác, đồng Yên tụt giá xuống 130 Yên đổi 1 đôla. Hiện nay, đồng Yên được duy trì khá ổn định ở mức 1 đôla ăn 110 Yên.
Bảng 12 : Tỷ giá hối đoái đồng Yên (1 Yên đổi)
U.S. Dollar
PoundSterling
DeutscheMark
FrenchFranc
1986
160,10
237,59
83,32
25,14
1987
122,00
232,04
78,32
23,10
1988
125,90
227,85
71,14
20,77
1989
143,40
231,03
84,78
24,82
1990
135,40
259,86
90,13
26,50
1991
125,25
233,81
82,50
24,15
1992
124,65
188,43
76,98
22,57
1993
111,89
165,20
64,35
18,90
1994
99,83
156,24
64,37
18,69
1995
102,91
159,54
71,58
20,96
1996
115,98
198,71
75,25
22,33
1997
129,92
214,09
72,24
21,57
1998
115,20
191,22
69,45
20,68
1999
102,08
165,05
-
-
2000
114,90
171,83
-
-
2001
131,47
191,68
-
-
2002
119,37
192,98
-
-
Nguồn: Ministry of Finance, Japan
(
Từ đồ thị cho ta thấy ngoài tỷ giá hối đoái với USD, tỷ giá của Yên Nhật với Bảng Anh cũng có sự biến động lớn. Chu kỳ của sự biến động này giống với Đôla. Còn tỷ giá của Yên với đồng Mác Đức và nhất là với Phrăng Pháp diễn biến tương đối ổn định.
6.2.2. Xu hướng biến động tỷ giá
Chính phủ Nhật Bản mong muốn duy trì đồng Yên yếu. Sự tăng giá của đồng Yên đã buộc NHTW Nhật Bản(BOJ) và Bộ Tài chính nhiều lần phải tiến hành can thiệp vào thị trường tiền tệ. Thực tế, trong nửa đầu năm nay, việc dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục của Nhật Bản cũng là một trong những biện pháp nhằm không để cho đồng Yên tăng giá của Chính phủ. Ngoài ra, những chính sách nới lỏng tiền tệ cũng được áp dụng nhằm làm cho đồng Yên yếu hơn.
Với những nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản, ta có thể khẳng định trong tương lai gần, đồng yên sẽ không có biến động lớn, sẽ duy trì gần mức 110 Yên đổi 1 Đôla hiện nay.
6.3. Lý thuyết chung về khả năng chuyển đổi của đồng tiền
Tại sao với đồng Đôla Mỹ chúng ta có thể đi đến mọi nơi trên thế giới mà điều đó không xảy ra khi chúng ta mang theo tiền Đồng Việt Nam. Một cơ sở để giải thích là dựa trên lý thuyết về khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Khác với tiền đồng Việt Nam chưa phải là đồng tiền chuyển đổi, đồng Đôla Mỹ được phép chuyển sang đồng tiền khác ở bất kỳ nước nào trên thế giới. USD là đồng tiền tự do chuyển đổi, khả năng đổi sang các đồng tiền khác trên thế giới của nó là rất lớn.
Về khả năng chuyển đổi của một đồng tiền, có thể chia ra thành ba loại :
Một là tiền tệ tự do chuyển đổi. Đây là đồng tiền có thể được chuyển đổi tự do ra các đồng tiền khác. Nếu việc chuyển đổi một đồng tiền phụ thuộc vào một trong các yếu tố : chủ thể chuyển đổi, mức độ chuyển đổi, nguồn thu nhập tiền tệ thì đó là đồng tiền tự do chuyển đổi từng phần. Còn lại là đồng tiền tự do chuyển đổi toàn phần.
Hai là tiền tệ chuyển nhượng. Đây là đồng tiền được thay đổi chủ thể thông qua hệ thống tài khoản mở tại ngân hàng.
Ba là tiền tệ clearing. Đây là tiền tệ ghi trên tài khoản mà không được chuyển dịch sang tài khoản khác.
6.4. Khả năng chuyển đổi của đồng Yên Nhật Bản
Đồng Yên Nhật Bản là đồng tiền tự do chuyển đổi mạnh trên thế giới, tuy mức độ của nó chưa bằng được Đôla Mỹ và Bảng Anh. Một nguyên nhân là do khối lượng mậu dịch quốc tế và nghiệp vụ thanh toán quốc tế trên thị trường ngoại hối Tokyo chưa nhiều bằng London và New York.
Tại thị trường tiền tệ châu á hiện nay, đồng Yên là đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao nhất. Tuy nhiên, sự chuyển đổi của nó vẫn chưa tương xứng với sức mạnh và uy tín của nền kinh tế Nhật Bản. Nổi lên ở Châu á về khả năng chuyển đổi thời gian gần đây có đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Lý do là Trung Quốc có đường biên giới với rất nhiều nước, các buôn bán biên mậu với kim ngạch ngày càng lớn này dễ dàng sử dụng đồng nhân dân tệ để chuyển đổi. Hơn nữa, cộng đồng người Hoa ở các nước Châu á rất đông, đó cũng là một kênh mạnh để đồng nhân dân tệ lưu hành và dễ dàng chuyển đổi ở nước ngoài. Những lợi thế này, đồng Yên Nhật Bản không hề có. Sự tự do chuyển đổi của đồng Yên Nhật Bản được đẩy mạnh qua các kênh thương mại, đầu tư , viện trợ và du lịch. Có lẽ người Nhật trước đây vẫn chưa thật nỗ lực hết mình để đẩy mạnh khả năng chuyển đổi của đồng tiền nước mình.
Tóm lại, qua nghiên cứu chương một ta thấy, Nhật Bản có một nền kinh tế dồi dào với GDP đứng thứ hai trên thế giới, dự trữ ngoại tệ và thặng dư cán cân thanh toán vãng lai luôn dẫn đầu, sản xuất công nghiệp và khả năng đổi mới công nghệ sánh ngang với Mỹ, thương mại chiếm trên 10% giá trị toàn cầu… Vậy thì, với những cơ sở như thế đồng Yên Nhật Bản hiện nay ra sao?, nó đã thể hiện đúng thực lực của nền kinh tế Nhật Bản chưa?, chính sách của Chính phủ Nhật với đồng tiền này như thế nào?, vai trò và ảnh hưởng của nó đến thị trường tiền tệ, đặc biệt là với thị trường tiền tệ châu á có tốt không?... Đây là những điều chúng ta sẽ làm rõ ở Chương 2 với nội dung: ‘’Vai trò và ảnh hưởng của đồng yên đối với thị trường tiền tệ Châu á”
Chương
2Vai trò và ảnh hưởng của đồng yên
đối với thị trường tiền tệ châu á
1. Chính sánh tiền tệ của Nhật Bản từ năm 1998 đến nay
Chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Trung ương (NHTW) là bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của Chính phủ Nhật Bản. Đó là sự tổng hoà các phương thức mà NHTW thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của một đất nước trong một thời kỳ nhất định.
Mục tiêu cao nhất hay còn gọi là mục tiêu cuối cùng của CSTT là tăng trưởng kinh tế, kèm theo đó là tạo việc làm và kiểm soát lạm phát. Vậy trong tình hình kinh tế Nhật Bản suy thoái với việc giảm phát liên tục, nợ khó đòi và sự phá sản của các công ty gia tăng trong hơn một thập kỷ vừa qua thì CSTT được hoạt động như thế nào để có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi sự suy thoái? Theo báo cáo mới đây nhất của Chính Phủ Nhật Bản thì kinh tế Nhật bản đang có dấu hiệu phục hồi tuy chưa thật chắc chắn với mức tăng trưởng trong năm 2003 dự đoán là trên 2%/năm so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cho thấy những chương trình cải cách của Chính phủ Nhật Bản trong thời gian qua đã bước đầu có kết quả và việc sử dụng CSTT với tư cách là một chính sách kinh tế vĩ mô đã góp phần vào sự hồi phục kinh tế đó.
1.1. Sự lựa chọn chính sách tiền tệ của Nhật Bản
Về mặt lý thuyết, thông thường có 2 loại CSTT được sử dụng trong các nền kinh tế mở. Đó là chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách thắt chặt tiền tệ. Chính sách nới lỏng tiền tệ (CSNLTT) là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm. Còn chính sách thắt chặt tiền tệ (CSTCTT) là việc giảm cungứng tiền cho nền kinh tế, nhằm hạn chế đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Ta sẽ xem xét NHTW Nhật Bản trong hơn 10 năm qua đã sử dụng 2 loại CSTT ra sao.
Như chúng ta đã biết vào cuối những năm 1980 ở Nhật Bản giá đất và giá cổ phiếu tăng vọt, vượt cả khả năng thanh toán trong thời gian dài. Một phần do NHTWNB đã để lãi suất chiết khấu ở mức thấp (2,5%/năm), cộng với suy nghĩ kinh tế sẽ tiếp tục đà tăng trưởng và giá đất sẽ không bao giờ xuống nên các doanh nghiệp ra sức vay tiền vượt cả nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất của mình và để ._.ra nước ngoài để tận dụng lợi thế về nhân công rẻ, Việt Nam dường như trở thành “phân xưởng gia công” của Nhật Bản đặc biệt trong ngành sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy, đồ điện tử dân dụng. Những mặt hàng khi được sản xuất ở Việt Nam với giá thành thấp hơn so với sản xuất tại Nhật Bản, có thể cạnh tranh tốt hơn ở các thị trường EU, Mỹ, các nước NICs châu á…, hoặc có thể tái nhập trở lại Nhật Bản. Hơn nữa những mặt hàng này với xuất xứ Việt Nam thì có thể thâm nhập vào các thị trường khác mà không bị ngăn cản bởi các hàng rào bảo hộ phi thuế quan mà Nhật Bản thường gặp phải.
Nhật Bản đã thực hiện một trong những biện pháp đạt hiệu quả cao đó là sự ra đời của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO tại Việt Nam vào tháng 10/1993, đây là một tổ chức giữ vai trò quan trọng như một cầu nối giữa doanh nghiệp Nhật Bản với thị trường Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam thông qua JETRO cũng có thể tiếp cận thị trường Nhật Bản một cách hiệu quả. Doanh nghiệp hai nước có được những thông tin đầy đủ và bổ ích từ tổ chức này hơn thế JETRO còn tổ chức các buổi hội thảo hay những khóa học do các chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam trên nhiều phương diện. Nhờ đó mà các dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam được thực hiện khá tốt, tỉ lệ dự án bị rút giấy phép rất thấp. Một số dự án đạt hiệu quả cao, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó có việc cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, hiện đại hóa một số ngành công nghiệp dầu khí, ôtô, điện tử, xe máy… , làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu và thu hút lưc lượng lao động đáng kể ở Việt Nam.
Tuy nhiên, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Nhật Bản cũng như nhu cầu phát triển của hai nước, do vậy để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế này Nhật Bản cần mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam hơn nữa để khẳng định vai trò vị thế của mình trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó thì Việt Nam cũng cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống pháp luật cũng như phải đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ trong lĩnh vực này…
2.2. Phương hướng phát triển quan hệ đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn FDI nói chung và FDI của Nhật Bản nói riêng, Chính phủ Việt Nam vẫn chủ trương tích cực thu hút nguồn vốn này bằng nhiều biện pháp. Bên cạnh đó, yếu tố khoa học công nghệ mà FDI mang lại cho Việt Nam trong những năm qua chưa thực sự được như mong muốn. Vì vậy, trong những năm tới, việc chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được khuyến khích mạnh mẽ.
Ngoài ra, một trong những chính sách lâu dài của Việt Nam là đẩy mạnh xuất khẩu, mà trong lĩnh vực các liên doanh hoặc các công ty 100% vốn nước ngoài rất có tiềm năng. Hiện nay Việt Nam đã bắt đầu phát triển những khu chế xuất là một biện pháp quan trọng để khuyến khích xuất khẩu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong thời gian tới, các khu chế xuất này sẽ ngày càng phát triển với quy mô lớn hơn, nhiều điều kiện ưu đãi hơn, trở thành cửa ngõ chính thu hút FDI của Nhật Bản.
Về mặt cơ cấu đầu tư: phương hướng trong những năm tới là đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào các ngành mũi nhọn, đồng thời cũng là những thế mạnh của Nhật Bản như :
+ Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng
+ Khai thác và chế biến nông lâm thủy sản
+ Hợp tác phát triển một số ngành công nghiệp nặng như năng lượng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng…
Hiện nay, tuy đã có những bước tiến đáng kể, nhưng lĩnh vực công nghiệp điện tử vẫn chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng của hai nước. Trong lĩnh vực này mới chỉ có một số ít dự án đầu tư vào điện tử dân dụng, còn điện tử công nghiệp với các sản phẩm rất cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa đất nước của Việt Nam thì vẫn còn thiếu. Do đó, chú trọng thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là điện tử công nghiệp là một phương hướng chủ đạo trong chính sách đầu tư của Việt Nam đối với Nhật Bản. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế khu vực cũng như thế giới đã từng bước phục hồi sau khủng hoảng, nhu cầu về du lịch, khách sạn, văn phòng cho thuê… trong những năm tới sẽ ra tăng rất mạnh. Đây cũng sẽ là một xu hướng cần phải tính đến để có những biện pháp khuyến khích đầu tư vào ngành “công nghiệp không khói” nhưng nhiều lợi nhuận này.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu do FDI mang lại thì vẫn còn nhiều hạn chế cần có sự điều chỉnh của Chính phủ. Thứ nhất là tình trạng khai thác tài nguyên một cách ồ ạt, và việc sử dụng những tài nguyên này chưa thực sự có hiệu quả. Thứ hai là xu hướng thải các công nghệ lạc hậu sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nếu không ngăn chặn kịp thời, Việt Nam sẽ trở thành bãi rác về mặt công nghệ, và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ trở nên phản tác dụng, làm cho khoảng cách về công nghệ giữa Việt Nam với các nước phát triển sẽ ngày càng lớn.
2.3. Vận dụng kết quả nghiên cứu để tăng nhanh vốn FDI của Nhật Bản
Như đã nghiên cứu, để khắc phục hiện tượng đồng Yên cao giá, các doanh nghiệp Nhật Bản di chuyển mạnh cơ sở sản xuất ra nước ngoài. Đây là một trong những lý do khiến cho FDI của Nhật Bản tăng lên nhanh chóng, đưa Nhật Bản lên hàng thứ nhất trên thế giới về lượng đầu tư FDI ra nước ngoài. Đặc biệt là nguồn vốn FDI của Nhật Bản rót vào châu á có xu hướng gia tăng rõ rệt. Tuy vậy, nguồn FDI của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam lại rất khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu nằm trong hệ thống luật pháp của chúng ta chưa thật sự hấp dẫn với doanh nghiệp đầu tư Nhật Bản. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, lợi ích lớn nhất áp dụng vào lĩnh vực thu hút FDI là nhận thức được xu hướng biến động của đồng Yên, qua đó biết được sự thay đổi trong xu hướng đầu tư FDI của Nhật Bản để từ đó có kế hoạch thu hút phù hợp.
Để đảm bảo an toàn sử dụng nguồn vốn FDI, tránh để xảy ra tình trạng như các nước Châu á trong khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, chúng ta phải có những biện pháp thu hút FDI vào đầu tư dài hạn, tránh những lĩnh vực dễ chảy vốn.
Tuy không trực tiếp là nhóm giải pháp đồng Yên, nhưng các giải pháp người viết đưa ra dưới đây có tác dụng trực tiếp nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI của Nhật Bản qua kết quả nghiên cứu từ đề tài về xu hướng vận động của đồng Yên dẫn đến những thay đổi về quy mô và cơ cấu “Hướng về Châu á” của nguồn vốn FDI Nhật Bản.
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật
Hai là ,hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Ba là,quy hoạch đầu tư
Bốn là,cải cách thủ tục hành chính.
Năm là, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án
Sáu là, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư
Bảy là, đào tạo và phát triển lực lượng lao động và cán bộ
3. Vận dụng kết quả nghiên cứu trong việc thu hút vốn ODA của Nhật Bản
3.1. Đánh giá tình hình vốn viện trợ ODA của Nhật Bản vào Việt Nam
Từ khi Chính phủ Nhật Bản chính thức nối lại việc cung cấp viện trợ cho Việt Nam tháng 11/1992 cho đến kết thúc năm 2002, tổng số ODA đã lên tới 927,631 tỷ Yên (tương đương gần 8 tỷ đôla Mỹ). Với khối lượng viện trợ to lớn đó đã đưa Nhật Bản trở thành nước đứng đầu trong số 25 quốc gia và 350 tổ chức quốc tế tài trợ cho Việt Nam.
Mức ODA của Nhật Bản vào Việt Nam luôn có xu hướng gia tăng trong những năm 1990, mặc dù tổng lượng ODA của Nhật Bản cho thế giới cũng như cho châu á giảm sút. Trong năm 2000, ODA vào Việt Nam có sự giảm nhẹ, nhưng năm 2001 mức ODA lại tăng 8%, đạt 9.160 tỷ Yên (gần 700) triệu USD. Điều đó chứng tỏ Nhật Bản rất quan tâm đến đầu tư ODA vào Việt Nam.
3.1.1. Về vai trò vốn ODA với phía Việt Nam
Vốn ODA của Nhật Bản đáp ứng một phần rất quan trọng nhu cầu vốn tài chính
Một trong những khó khăn của Việt Nam khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ xuất phát điểm thấp là khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn rất hạn chế. Theo kinh nghiệm của các nước để có thể đưa đất nước chuyển sang giai đoạn “ cất cánh” cần thiết phải đạt được mức tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ 15-20%. Yêu cầu này quả là quá mức đối với nước ta khi nhiều thập kỷ qua tích luỹ nội bộ đạt mức thấp, thậm chí có nhiều thời kỳ ở mức âm. Vì thế, huy động được các nguồn vốn trong đó có vốn ODA là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế. Theo tính toán nhu cầu về vốn cho giai đoạn 1996-2000 phải đạt mức 460 nghìn tỷ đồng, tương đương với 42 tỷ USD (tính theo giá 1995), và tổng giá trị ODA thực hiện giai đoạn này phải đạt 8 tỷ USD. Nếu so sánh với mức yêu cầu trên thì ODA của Nhật Bản trong khoảng thời gian này đã đạt 4,8 tỷ USD, chiếm khoảng 60% vốn ODA nói chung và khoảng 11% nhu cầu về vốn.
Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
Nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: điện lực, giao thông… Chính nhiều dự án này hoàn thành đã góp phần đảm bảo hoạt động ổn định và tăng trưởng kinh tế thời gian qua, hiện nay và sắp tới. Điều đáng chú ý là các dự án này được triển khai ở khá nhiều vùng, nhất là những vùng trọng điểm kinh tế của nước ta. Do vậy, sự khởi động mạnh mẽ của các khu vực này là điều kiện hết sức quan trọng để hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh ở Việt Nam. Đồng thời chính việc thực hiện các dự án của vốn vay ODA đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của chính khu vực đó cũng như của đất nước, đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế.
Chuyển giao công nghệ, quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cho phía Việt Nam.
Thông qua các chương trình, dự án ODA của Nhật Bản, các cán bộ Việt Nam làm việc bên cạnh các chuyên gia bạn sẽ có điều kiện học hỏi và sáng tạo để có thể tiếp thu, vận hành tốt các thiết bị của các công trình dự án. Do vậy, khi các công trình hoàn thành và đi vào khai thác sử dụng chúng ta sẽ có một đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật và quản lý giỏi, có khả năng đáp ứng yêu cầu của đất nước. Một điểm khá lợi thế thông qua các dự án ODA là chúng ta có thể quyết định và kiểm soát được việc nhập khẩu các thiết bị công nghệ tiên tiến. Nếu so sánh với chất lượng công nghệ chuyển giao của các dự án FDI thì đây là ưu thế vượt trội trong thời gian qua của việc sử dụng nguồn vốn này.
Hơn thế nữa, quá trình thực hiện nguồn vốn ODA cũng đã giúp chúng ta tiếp thu và nắm vững các thông lệ và luật lệ quốc tế cũng như của phía Nhật Bản, cho phép chúng ta tiếp cận và hội nhập sâu rộng hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là cách thức ban đầu cần thiết để chúng ta có thể tham gia và hợp tác với các công ty tập đoàn và các nước tiên tiến trong đó có Nhật Bản để thực hiện các hợp đồng và dự án trong nước và quốc tế.
3.1.2. Về vai trò vốn ODA với phía Nhật Bản
Nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam gia tăng trong những năm qua không nằm ngoài những mục đích kinh tế chính trị của Nhật Bản. Bởi Việt Nam có dân số đông thứ nhì và có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam á. Các khoản vay ODA chính là khoản đầu tư hiệu quả và có độ an toàn cao nhất. Lãi suất từ những khoản vay này tuy có những điều kiện ưu đãi nhưng không phải hoàn toàn dễ chịu.
Ngoài ra, lợi ích của ODA còn là những món lợi từ việc cung cấp thiết bị của Nhật Bản cho những đơn đặt hàng cũng như trực tiếp tham gia thực hiện dự án. Vốn vay ODA được sử dụng như là “ chìa khoá để mở cửa thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như nguyên liệu cho nền kinh tế Nhật Bản”, và sử dụng “ một tay trao vốn và một tay nhận đơn đặt hàng”… Mặc dù trên danh nghĩa 90% các dự án ODA vay của Nhật Bản ở Việt Nam được đấu thầu quốc tế rộng rãi, song với sự kiểm soát trực tiếp và gián tiếp khá ngặt nghèo thì những nhà trúng thầu phần lớn lại là các công ty Nhật Bản. Rõ ràng, nhờ vốn vay ODA mà các công ty Nhật Bản có cơ hội làm ăn nhiều hơn ở Việt Nam. Đây chính là một trong những hình thức kinh doanh đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
Cuối cùng là thông qua những dự án ODA mà phía Nhật Bản hiểu biết hơn về các quy định luật pháp cũng như thực tế kinh tế, chính trị, văn hoá của Việt Nam, thậm chí ở từng vùng miền riêng biệt. Đây là những điều rất có lợi cho Nhật Bản trong chủ trương bành trướng kinh tế của mình.
3.2. Phương hướng phát triển nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản cho Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư của nước ta khoảng 60-65 tỷ USD trong giai đoạn 2001-2005 thì vốn vay ODA nói chung và của Nhật Bản nói riêng vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Mức đóng góp của Nhật Bản sẽ đạt vào khoảng 6-7% trong tổng nhu cầu về vốn trong giai đoạn này. Nhằm làm được như vậy, Việt Nam cần có hướng giải quyết những vấn đề còn tồn tại xung quanh việc thu hút và sử dụng các khoản vốn vay ODA. Như việc tăng tốc độ giải ngân, có kế hoạch tiếp thu và sử dụng vốn một cách rõ ràng, đề cao tính hiệu quả của các dự án vay…
Về phía bạn, Nhật Bản đánh giá cao những cải cách thành công của Việt Nam theo hướng thị trường và coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng trong khu vực. Mặc dù chính phủ Nhật đang có sự điều chỉnh chặt chẽ hơn nguồn vốn vay này nhưng ODA của Nhật Bản vẫn sẽ ưu đãi với Việt Nam. Đây là những điều kiện thuận lợi cho hợp tác ODA Việt Nam- Nhật Bản tiếp tục phát triển trong tương lai.
3.3. Vận dụng kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn ODA của Nhật Bản
Như đã nghiên cứu ở Chương 2, nằm trong chiến lược bành trướng kinh tế và mở rộng sự ảnh hưởng của đồng Yên, những năm qua Nhật Bản tăng cường hỗ trợ ODA, đặc biệt là vốn vay bằng đồng Yên. Với các dự án cho Việt Nam đã triển khai và thực hiện vừa qua, nguồn vốn vay này có thời hạn thanh toán/ thời gian ân hạn từ 30-40/10 năm. Chúng ta biết đây là những nguồn vay tuy có ưu đãi nhưng vẫn phải trả lãi và gốc. Vì vậy, yếu tố đầu tiên phải tính đến là hiệu quả, chứ không phải chạy theo số lượng của các khoản vay. Chúng ta cần phải quy hoạch tổng thể về các khoản viện trợ trong thời gian tới và phải chú trọng đến khoản vay ODA bằng đồng Yên. Việc nghiên cứu phân tích ODA và đồng Yên của Nhật Bản sẽ cho phép chúng ta có các dự báo chính xác để xây dựng quy hoạch cho phù hợp.
Trên thực tế, tuy đồng Yên có vai trò mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới, đặc biệt đối với thị trường tiền tệ Châu á, nhưng nền kinh tế Nhật Bản hiện đang gặp khó khăn. Đây là lý do chính khiến vị thế của đồng Yên thời gian gần đây có sự giảm sút. Việc huy động vốn vay và cho vay bằng đồng Yên trong nước Nhật Bản được thực hiện với lãi suất rất thấp, các doanh nghiệp Nhật Bản dường như không có nhu cầu vốn để đầu tư mới. Vì vậy, khi thoả thuận đến các khoản viện trợ vay bằng đồng Yên chúng ta cũng cần phải lưu ý vấn đề này để có thể càng giảm lãi suất vay càng tốt.
Ngoài ra, với các khoản nhận vay bằng đồng Yên, chúng ta sẽ phải đối mặt với những rủi ro tỷ giá. Nếu vào thời điểm trả nợ, đồng Yên tăng giá thì khi đó chúng ta sẽ chịu thiệt hại. Việc cân nhắc đến xu hướng biến động tỷ giá của đồng Yên trong thời gian dài là tương đối khó khăn nhưng trước mắt có thể thấy để phục hồi nền kinh tế, nhất định Nhật Bản không thể để đồng Yên tăng giá thêm nữa, chính phủ Nhật sẽ dùng nhiều biện pháp để ổn định giá đồng Yên, đây là một điều tốt cho các khoản vay ODA từ trước sắp đến thời hạn thanh toán và trả lãi. Tuy nhiên, điều mong đợi này phụ thuộc vào các yếu tố khách quan. Về chủ quan, chúng ta có thể chủ động một biện pháp thực sự có thể hiệu qủa giải quyết vấn đề phát sinh thiệt hại tỷ giá này là tăng mức dự trữ ngoại tệ bằng đồng Yên. Trong xu hướng tiến tới các cực tiền tệ với những đồng tiền chủ đạo khu vực như hiện nay, việc tăng dự trữ đồng Yên trong cơ cấu dự trữ nước ta sẽ giảm được những thiệt hại phát sinh từ sự biến động tỷ giá hối đoái. Vấn đề này chúng ta cần phải nghiên cứu.
Tiếp theo, tác giả xin đưa ra ý tưởng của GS.TSKH Trần Văn Thọ1 Giảng viên trường đại học Waseda, Nhật Bản
về kế hoạch kết hợp việc nhập khẩu trên cơ sở thanh toán bằng tiền Yên với quá trình xúc tiến cho vay ODA bằng Yên2 Vai trò của Nhật Bản đối với châu á trong thời đại toàn cầu hoá, An ninh kinh tế ASEAN và vai trò của Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001
. Kế hoạch này có thể tóm tắt như sau: Hàng năm, Nhật Bản sẽ tiến hành nhập khẩu không đánh thuế một số hàng công nghiệp ở một nước đang phát triển, chẳng hạn là Việt Nam, với kim ngạch tương đương với một tỷ lệ nhất định của các khoản vay nợ bằng tiền Yên mà trước đó vay từ Nhật Bản. Khoản nhập khẩu đó đương nhiên được thanh toán bằng tiền Yên. Trong quá trình đó, các cơ quan liên quan của Nhật Bản sẽ giúp điều tra thị trường, chuyển giao kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm để Việt Nam sản xuất những sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh cao.
Thực hiện ý tưởng này, Việt Nam không chỉ sẽ phòng tránh giảm bớt rủi ro về biến động tỷ giá khi trả nợ, mà còn thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp vào Nhật Bản. Đây rất phù hợp với phương hướng phát triển cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và điều này còn giảm bớt gánh nặng trả nợ ODA. Còn với Nhật Bản, họ được lợi từ việc thu hồi nợ đồng Yên từ ODA, việc sử dụng đồng Yên trong nước nhập khẩu hàng công nghiệp phù hợp nhu cầu, và đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho việc quốc tế hoá đồng Yên, cho đồng Yên thực sự trở thành đồng tiền quen thuộc với các nước châu á, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích về cả kinh tế và chính trị cho Nhật Bản.
Còn một vài vấn đề để có thể thực hiện ý tưởng này. Thứ nhất là việc này có thể xảy ra tình trạng “dùng hàng trả nợ”, là một biện pháp cho đến nay không được chính phủ Nhật Bản thừa nhận. Tuy nhiên, với mục đích thực hiện chính sách viện trợ giúp đỡ đặc biệt các nước đang phát triển ở trình độ thấp như Việt Nam thì đây không phải là nguyên tắc không thể xê dịch. Hai nữa là kế hoạch có thể mâu thuẫn với những quy định về tự do hoá mậu dịch hay xoá bỏ phân biệt đối xử của WTO. Song, ngay cả WTO cũng quy định những điều kiện ưu đãi với những nước đang phát triển, nếu Nhật Bản đưa ra những điều kiện nhất định của nước đang phát triển được thực hiện kế hoạch này phù hợp thì thiết nghĩ có thể chấp nhận được.
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn ODA từ Nhật Bản còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng nếu dựa trên đồng Yên thì chúng ta cần thực hiện một số biện pháp như: nắm bắt xu hướng biến động đồng Yên để lên kế hoạch, hoạch toán rõ ràng việc sử dụng nguồn vốn ODA vay bằng đồng Yên, tìm cách hạ thấp nhất lãi suất vay bằng Yên, tăng lượng dự trữ Yên trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ và nghiên cứu kế hoạch trả nợ ODA bằng xuất khẩu hàng công nghiệp…
4. Vận dụng kết quả nghiên cứu nhằm đẩy mạnh các quan hệ đối ngoại khác với Nhật Bản
Trong tiến trình lịch sử văn hoá, Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng và từ lâu đã có mối giao lưu thân thiện. Ngày nay, nhân dân Việt Nam ai cũng biết tới đất nước Nhật Bản “xứ sở hoa anh đào” và những “thần kỳ kinh tế “, mọi người đều hướng tới đất nước Nhật Bản với tình cảm thân thiết và sự khâm phục sâu sắc với những gì các bạn Nhật Bản đã làm được cho đất nước mình và cho tình hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản. Nhân dân Nhật Bản cũng hướng tới Việt Nam với sự ngưỡng mộ một dân tộc anh hùng, một tinh thần hoà bình và một ý chí quyết tâm đổi mới.
Đó chính là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển mối quan hệ hữu hảo, toàn diện Việt Nam-Nhật Bản. Trong thời gian qua, ngoài hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, viện trợ và đầu tư , quan hệ Việt Nam- Nhật Bản còn phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực khác như chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu khoa học, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục… Đặc biệt trên lĩnh vực hoạt động du lịch. Xu hướng làm việc, tiết kiệm và đi du lịch thế giới từ lâu đã trở thành thói quen của người dân Nhật. Nhất là khi đồng Yên tăng giá, họ chỉ cần bỏ ra một ít tiền là có thể đi tham quan nước ngoài. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do kinh tế ảm đạm, người dân Nhật đi du lịch nước ngoài có chiều hướng giảm đi. Mặc dù vậy, khách Nhật Bản vào Việt Nam vẫn tăng mạnh. Cơn sốt “Việt Nam” tại Nhật Bản thực tế là điểm rất đáng mừng cho ngành công nghiệp không khói này của Việt Nam. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm nay, số lượng khách du lịch Nhật vào Việt Nam là 147.931 người, do ảnh hưởng của dịch SARS nên giảm 28% so với lượng khách cùng kỳ năm ngoái1 Theo ngày 03-10-2003
. Đây là con số khả quan trong bối cảnh du lịch quốc tế suy thoái nặng nề.
Vậy, chúng ta phải làm gì để thu hút lượng khách này ngày một nhiều hơn?. Người Nhật Bản đi du lịch nước ngoài rất thích mang theo đồng Yên của mình để thanh toán, chứ không phải đồng đôla Mỹ như hiện nay. Chúng ta có thể khuyến khích khách Nhật bằng việc tăng trao đổi đồng Yên với việc có thêm nhiều các điểm đổi ngoại tệ thẳng từ Yên ra Việt Nam Đồng. Điều này sẽ tạo tâm lý thoải mái cho khách Nhật. Qua đó, chúng ta cũng có thể thu được nhiều ngoại tệ Yên Nhật Bản và phí dịch vụ quy đổi. Lượng Yên này có thể tích luỹ cho nhập khẩu hoặc trả nợ ODA…
Ngoài lĩnh vực du lịch, hoạt động giao lưu văn hoá, hợp tác nghiên cứu khoa học, giáo dục và chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng diễn ra tốt đẹp. Nhật Bản đã tích cực giúp đỡ Việt Nam trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường thông qua các hoạt động như: mời các chuyên gia Nhật trong các lĩnh vực sang Việt Nam, tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu về chính sách phục hồi sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, chính sách thương mại liên quan tới WTO…; tạo điều kiện cho các cán bộ phụ trách thương mại và đầu tư của Việt Nam sang Nhật Bản trao đổi học hỏi kinh nghiệm; mời các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp Việt Nam giao lưu công nghiệp, trao đổi ý kiến ..; hợp tác kỹ thuật và đào tạo ở Nhật, cử chuyên gia, cung cấp thiết bị, hợp tác kỹ thuật theo dự án và nghiên cứu phát triển…Đề tài nghiên cứu về đồng Yên Nhật Bản mong muốn đóng góp một phần vào mối quan hệ giao lưu khoa học tốt đẹp này. Sự lớn mạnh của đồng Yên sẽ trực tiếp đem lại phát triển vững chắc và nâng cao vị thế cho Nhật Bản. Qua đó đảm bảo sự ổn định khu vực và tăng nguồn viện trợ, chuyển giao công nghệ của Nhật Bản cho các nước Châu á khác, trong đó có Việt Nam.
Tóm lại, từ những kiến thức về vai trò, vị trí và ảnh hưởng của đồng Yên Nhật Bản nghiên cứu ở các chương trước, Chương 3 là sự vận dụng những hiểu biết đó áp dụng vào Việt Nam. Mục đích nhằm góp phần đẩy mạnh hiệu quả quan hệ đối ngoại của chúng ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là mối quan hệ với đối tác Nhật Bản. Đây là nhóm giải pháp đề xuất từ nhận thức tiền tệ, nó sẽ thực sự phát huy hiệu quả nhiều hơn khi được nghiên cứu và áp dụng trong tổng hoà các biện pháp kinh tế khác. Hy vọng những nỗ lực của đề tài có thể đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Kết luận
Khi dự đoán về triển vọng nền kinh tế Nhật Bản, người ta đã có một cách nhìn lạc quan. Theo cách nhìn đó, kinh tế Nhật Bản đang ở giai đoạn chuyển từ mô hình đuổi bắt sang mô hình tăng trưởng của một nền kinh tế chín muồi. Giai đoạn đuổi bắt, giai đoạn phát triển của một nước đi sau rất ngoạn mục đã chấm dứt ở Nhật Bản khi ngay vào năm 1968, GDP của Nhật Bản đứng thứ hai trên thế giới, vào những năm 1980, Nhật Bản đã đứng vào hàng đầu thế giới về trình độ trang thiết bị kỹ thuật công nghiệp, khả năng gia công chính xác cao và cơ cấu sản xuất hoàn thiện. Những khó khăn do khủng hoảng tiền tệ khu vực, do sự ảm đạm của nền kinh tế thế giới …có tác động xấu đến quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế Nhật Bản. Nhưng với ý chí vươn lên hàng đầu cùng với trình độ quốc dân cao được vun trồng từ đời này qua đời khác, Nhật Bản nhất định sẽ chuyển đổi mô hình thành công. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, nâng cấp ngành nghề giữa Nhật Bản với các nền kinh tế Đông á khác. Cùng với tiềm lực kinh tế tài chính hùng hậu của mình, vai trò đầu tàu thúc đẩy kinh tế khu vực chuyển từ lượng sang chất của Nhật Bản chưa có nước nào trong khu vực thay thế nổi. Trên lĩnh vực tiền tệ, thực tế chưa có một đồng tiền châu á nào khác có thể thay thế nổi vai trò của đồng Yên. Mặc dù chưa hoàn toàn nhưng đồng Yên sẽ dần thể hiện được sự “đầu tàu” đó. Chúng ta có thể hy vọng vào một đồng Yên đóng vai trò quan trọng hơn cho sự phát triển kinh tế của khu vực trong tương lai, đặc biệt trong quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nam-Nhật Bản.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003
Lê Tiến Dũng
Danh mục tàI liệu tham khảo
Quốc An: Xung quanh việc Trung Quốc sẽ nới lỏng đồng NDT, tạp chí “ Ngoại thương” , số 1-10/8/2003
Hà Anh: Đã đến lúc phải thay đổi hệ thống tiền tệ toàn cầu, thời báo Ngân hàng,số 103, ngày 25/12/2002
Hải Bình: Liều thuốc nào cho “”căn bệnh”” giảm phát ở Nhật Bản, tạp chí “ Thông tin tài chính”, số 14 tháng 7/2002
Hải Bình: Ngân hàng trung ương Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ, tạp chí “ Thị trường tài chính tiền tệ” , số tháng 3/2002
Kriengsak Chareonwongsak: Vai trò của Nhật Bản ở châu á, tạp chí “ Kinh tế châu á -tbd”, số2(43) 4-2003
Hải Bình,Bích Hà: Thị trường tiền tệ và chứng khoán thế giới nửa đầu năm 2003, tạp chí “ Thông tin tài chính”, số 13 tháng 7/2003
TS Nguyễn Duy Dũng: Vai trò viện trợ phát triển chính thức(ODA) của Nhật Bản cho Việt Nam và những vấn đề đang đặt ra, tạp chí “ Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á”, số 4(46)8-2003
TS Nguyễn Duy Dũng: Suy thoái kinh tế ở Nhật Bản và ảnh hưởng của nó đối với các nước trong khu vực, tạp chí “ Những vấn đề kinh tế thế giới”,số 6(86) 2003
Việt Dũng: Hoạch định chính sách tiền tệ ở Đông á :Các mục tiêu, bước phát triển và thể chế, tạp chí “Ngân hàng “, số 6/2003
T.D: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định nâng lượng tiền mặt, “Thời báo Ngân hàng, số 100, ngày14/12/2002
Liễu Anh Đài: Những nước có khả năng canh tranh hàng đầu thế giới năm 2002, tạp chí “ Nghiên cứu kinh tế”, số 301, 6-2003
Ths Nguyễn Anh Đào: Thị trường tài chính thế giới-Một số vẫn đề và xu hướng phát triển, tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số 5, tháng 5/2003
Obert J.Gordon: Kinh tế học vĩ mô. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1994
TS Vũ Văn Hà: Chính sách hiện nay của Nhật Bản với an ninh kinh tế ASEAN, An ninh kinh tế ASEAN và vai trò của Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001
TS Vũ Văn Hà: Thương mại quốc tế của Nhật Bản năm 2001, tạp chí “ Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á”, số 2(38) 4-2002
TS Vũ Văn Hà: Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trong thập niên 90 của thế kỷ XX, tạp chí “ Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á”, số 4(40) 8-2002
TS Vũ Văn Hoá: Lý thuyết tiền tệ, Nxb Tài chính, Hà Nội, 1996
GS.TS Dương Phú Hiệp&TS Nguyễn Duy Dũng: Điều chỉnh chính sách kinh tế của Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003
Trần Lan Hương: Công nghiệp hoá giai đoạn II của Malaisia, tạp chí “ Những vấn đề kinh tế thế giới”,số 7/2003
Trần Thanh Huyền: Thống đốc mới của NHTW Nhật Bản sẽ trị được giảm phát, tạp chí “ Tài chính ” , số tháng 5/2003
Cung Hữu Khánh: Vài nét về quan hệ Việt Nam-Nhật Bản 30 năm hợp tác, giao lưu và phát triển, tạp chí “ Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á”, số 4(46)8-2003
M.L: Nhật Bản: Kế hoạch bán trái phiếu kỳ hạn 10 năm bị thất bại, thời báo Ngân hàng,số 77, ngày 25/09/2002
GS.TS NGND Bùi Xuân Lưu: Chính sách ngoại thương Nhật Bản thời kỳ tăng trưởng cao và toàn cầu hoá kinh tế, kinh nghiệm của Nhật Bản và ý nghĩa đối với Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002
TS Trần Quang Minh, CN Nguyễn Thị Dung: Cải cách hệ thống tài chính Nhật Bản, thách thức còn ở phía trước, tạp chí “ Những vấn đề kinh tế thế giới”, số 7/2003
TS Trần Quang Minh, CN Nguyễn Thị Dung: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ quan tài chính ở Nhật Bản hiện nay, tạp chí “ Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á”,số 3(45) 6-2003
TS Trần Quang Minh, CN Nguyễn Thị Dung: Vài nét về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực tài chính Nhật Bản, tạp chí “ Kinh tế Châu á -tbd”, số 3(44)6-2003
ThS Phạm Thị Xuân Mai: Chính sách tiền tệ của Nhật Bản từ năm 1998 đến nay, tạp chí “ Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á”, số 5(41)10-2002
Nguyễn Ngọc Mạnh: Kinh tế Nhật Bản lại rơi vào suy thoái, tạp chí “ Thông tin tài chính”, số 1+2 tháng 1/2002.
TS Nguyễn Hồng Nhung: Thương mại quốc tế thập kỷ 1990, tạp chí “ Những vấn đề kinh tế thế giới”,số 4 (84) 2003
Trần Anh Phương: Châu á-5 năm sau khủng hoảng tài chính, tạp chí “Chứng khoán Việt Nam”, số 6, tháng 6/2003
Joseph E.Stightz&Shahid Yusuk: “Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông á”, Tài liệu World Bank, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002
TS Nguyễn Hồng Sơn: Tài chính-tiền tệ thế giới trong 2 thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, tạp chí “ Nghiên cứu kinh tế”,số 305, 10-2003
TS Nguyễn Văn Tiến: “Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở”, Nxb Thống kê, Hà Nội, 4-2000
PGS Đinh Xuân Trình: “Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002
GS.TSKH Trần Văn Thọ: “Vai trò của Nhật Bản đối với kinh tế Châu á trong thời đại toàn cầu hoá, An ninh kinh tế ASEAN và vai trò của Nhật Bản”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001
GS.TSKH. Trần Văn Thọ: Kinh tế Nhật Bản: Mười năm suy thoái và những cải cách hiện nay, tạp chí “ Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á”, số 1(37)2-2002
Dương Quốc Thanh: Hợp tác kinh tế Đông á từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và khả năng hình thành khu vực mậu dịch tự do Đông á, tạp chí “ Nghiên cứu quốc tế”, số 51
Đặng Trần: Việt Nam-Nhật Bản thắt chặt mối bang giao, nâng cao quan hệ đối tác chiến lược trên bình diện mới, tạp chí “ Quan hệ quốc tế” số 121, 8-2003
Bá Thế, Ngọc Trịnh: Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa hết khó khăn, tạp chí “ Tài chính ” , số tháng 4/2003
Hoàng Thái Thảo Vy: Châu á hướng tới thị trường trái phiếu chung, tạp chí “ Tài chính ” , số tháng 8/2003
Nguyệt Yến : Nhật Bản, các hãng công nghệ lớn gặp khó khăn, tạp chí “ Thông tin kinh tế Châu á -Thái Bình Dương”, số tháng 10/2003
Niên giám thống kê năm 2002, Thống kê Bộ Tài Chính Nhật Bản, JETRO
Jetro Business Facts and Figures, Nippon 2002
IMF, World Economic Outlook, May 2001, p193
World Bank, Financial and economic satistic monthly, june 2002, No.39, p4, p214
World Bank, World Development Indicator 2002
Japan’s ODA, Annual Report 1999, Ministry of Foreign Affairs
Keizai hakushou, NXB Keizai Keikakucho, năm 2000
Tsusho Hakusho, NXB Tsusansho, năm 2000
siryou/ks150619/003.pdg
(ngày 03-10-2003)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LeTienDung,Nhat1,K38f.doc
- LE TIEN DUNG, LOP NHAT1K38.Doc