Đồng tiền chung Asean sự cần thiết phát triển khu vực

Tài liệu Đồng tiền chung Asean sự cần thiết phát triển khu vực: ... Ebook Đồng tiền chung Asean sự cần thiết phát triển khu vực

pdf126 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đồng tiền chung Asean sự cần thiết phát triển khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang : 1 CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ ĐỒNG TIỀN CHUNG 1.1 Tiền tệ 1.1.1 Bản chất : Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hoá khác; đồng thời nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất. Bản chất này xuất phát từ việc ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị : • Ở hình thái giá trị giản đơn ngẫu nhiên của giá trị, giá trị của một vật được biểu hiện bằng giá trị sử dụng của một vật khác đóng vai trò là vật ngang giá. • Ở hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng, giá trị của một vật được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng hoá khác có tác dụng làm vật ngang giá. • Ở hình thái chung của giá trị, giá trị của tất cả hàng hoá được biểu hiện bằng giá trị của một hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung này được chọn tùy theo tập quán địa phương mang ý nghĩa tượng trưng như lông thú, da thú, vòng đá, vỏ sò…. • Ở hình thái tiền tệ, khi lực lượng sản xuất phát triển, việc tồn tại nhiều vật ngang giá chung gây khó khăn cho thị trường trao đổi hàng hoá. Điều này dẫn đến sự ra đời của vật ngang giá chung bằng kim loại thay thế dần cho các vật ngang giá chung khác, mà đáng kể nhất đó là bạc, sau đó là vàng (kim tệ) Như vậy, tiền tệ là một sản phẩm tự phát và tất yếu. nó gắn liền vời sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Không những thế, nó còn chứa đựng và biểu hiện nhiều mối quan hệ xã hội giữa người với người. 1.1.2 Chức năng : Tiền tệ có 5 chức năng như sau : a./ Chức năng thước đo giá trị : Đây là chức năng cơ bản của tiền tệ. Chức năng này được thể hiện thông qua việc tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị cho các hàng hoá khác và chuyển giá trị hàng hoá thành giá cả hàng hoá. Để thực hiện chức năng này, tiền tệ đòi hỏi phải có giá trị đầy đủ, có tiêu chuẩn giá cả, và được thể Trang : 2 hiện trong tư duy, ý niệm. Việc giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá đã tạo mối tương quan nghịch giữa giá trị tiền tệ và giá cả hàng hoá, đồng thời cho thấy rằng tiền tệ là một công cụ đặc biệt quan trọng để thực hiện quy luật giá trị, quy luật phổ thông của nền sản xuất hàng hoá. b./ Chức năng phương tiện lưu thông : Thể hiện ở việc tiền được dùng làm phương tiện trung gian cho quá trình trao đổi hàng hoá (H-T-H) và phương tiện để thực hiện giá trị của hàng hoá. Điều này thể hiện ở việc hàng hoá sẽ không được phép trao đổi trực tiếp (H-H), mà trước tiên, giá trị của hàng hoá được biểu hiện thành giá trị tiền tệ thông qua việc bán hàng hoá (H-T) ; rồi sau đó, hàng hoá đựợc mua lại với giá trị tương đương với giá trị tiền tệ (T-H). Như vậy, tiền tệ không phải là mục đích của trao đổi, mà chỉ đóng vai trò trung gian. Tuy nhiên, để tạo một sự lưu thông hàng hoá được mạch lạc, cần thiết phải có một khối lượng tiền thật sự và tiền này cũng không nhất thiết phải là tiền có đầy đủ giá trị như vàng, nó được thay thế bằng các loại tiền ký hiệu. c./ Chức năng phương tiện cất trữ : Chức năng này được thể hiện ở việc tiền được đưa ra khỏi quá trình lưu thông nhằm mục đích cất trữ và sử dụng sau này. Xuất phát từ khả năng có thể trực tiếp chuyển hoá thành bất kỳ một loại hàng hoá nào, tiền cất trữ phải có đầy đủ giá trị và tạm thời không phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên, người ta cũng có thể sử dụng tiền ký hiệu cho việc cất trữ, các loại tiền này được đảm bảo bằng vàng của quốc gia sản xuất tiền giấy ký hiệu đó. d./ Chức năng phương tiện thanh toán: Chức năng này đựợc thể hiện ở việc tiền đựơc dùng làm phương tiện để thanh toán các khoản nợ phát sinh trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Khi thực hiện chức năng này, tiền vận động tương đối độc lập so với hàng hoá, dịch vụ thậm chí giữa chúng với nhau cũng có một sự tách rời nhau cả về không gian và thời gian. Do đó, tiền ở đây có thể là tiền vàng, hoặc tiền ký hiệu, hay tiền ghi sổ. Mặc dù vậy, tiền vẫn không nằm ngoài quá trình lưu thông, mà còn có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá ; từ đó, giúp cho sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. Trang : 3 e./ Chức năng tiền tệ thế giới: Chức năng này thể hiện ở việc tiền thực hiện các chức năng trong phạm vi thế giới. Điều này đòi hỏi tiền phải được chấp nhận của các quốc gia trên thế giới. Do đó, tiền đầy đủ giá trị mới thực hiện được chức năng này. Tuy nhiên, hiện nay, tiền ký hiệu của một số nước cũng đựơc áp dụng hoặc chấp nhận rộng rãi ở nhiều nước. Do đó, cũng có quan điểm cho rằng các loại tiền này cũng có chức năng tiền tệ thế giới. Tóm lại 5 chức năng trên của tiền tệ không đơn lẻ mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước tiên, tiền tệ thực chiện chức năng chuyển giá trị hàng hoá thành giá cả. Khi đó, hàng hoá chính thức bước vào lưu thông. Khi giá cả được thực hiện thì hàng hoá đã chuyển thành tiền, số tiền này có thể được cất trữ cho việc sử dụng trong tương lai hoặc dùng để thanh toán cho việc mua hàng hoá khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất hoặc nhu cầu tiêu dùng. Khi quá trình trao đổi hàng hoá vượt ra ngoài biên giới của một quốc gia thì cũng là lúc tiền tệ thực hiện chức năng phạm vi thế giới. 1.1.3 Vai trò của tiền tệ : • Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển kinh tế hàng hoá. Thông qua chức năng thước đo giá trị, phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán, việc trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi và thống nhất hơn. Nó góp phần giúp đỡ người sản xuất kinh doanh hạch toán được rõ ràng chi phí và hiệu quả sản xuất mà họ thực hiện; đồng thời tiến hành tích lũy tiền tệ để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. • Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu phát triển của nền kinh tế, thị trường quốc nội đã dần mở cửa hướng ra thị trường thế giới lớn hơn thông qua con đường ngoại thương. Nhờ ngoại thương, mà các chức năng thanh toán và chức năng tiền tệ thế giới của tiền tệ đã phát huy triệt để vai trò của mình. Từ đó, mối quan hệ giữa các quốc gia không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn lan sang các lĩnh vực khác như chính trị, văn hoá…. Trang : 4 • Tiền tệ là công cụ để phục vụ cho mục đích của chủ sỡ hữu. Khi mà các quan hệ kinh tế – xã hội đều bị tiền tệ hoá thì cũng là lúc tiền tệ trở thành công cụ để xử lý và giải quyết mọi mối quan hệ phát sinh cả trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Chính vì vậy, người chủ sỡ hữu tiền tệ có thể sử dụng nó để thoả mãn mọi nhu cầu của mình. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hoá, thì chừng đó dòng tiền sẽ còn phát huy mạnh mẽ sức mạnh vạn năng của nó. 1.2 Liên minh tiền tệ : Nền tảng cho việc hình thành đồng tiền chung ở Châu Âu có thể tính bằng việc ra đời của các liên minh tiền tệ: Liên minh tiền tệ Latinh, Liên minh tiền tệ Đức, Bản vị vàng . . . vào khoảng đầu thế kỷ 19. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của thế kỷ 19 thúc đẩy các nước Châu Âu hình thành ý tưởng đồng tiền chung nhằm ổn định nền kinh tế chung của toàn khối. Tuy nhiên cho đến năm 1950 thì liên minh tiền tệ vẫn chưa được đề cập tới trong các chương trình nghị sự. Trong khi đó hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods đang tồn tại và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế chung, biểu hiện của nó là Pháp và Đức đã lần lượt phá giá đồng tiền của mình (đồng Franc và đồng Mác) trong năm 1969, điều này đe dọa đến sự ổn định của các đồng tiền khác trong khối đến nỗi Thủ tướng Đức lúc đó Ông W.Brandt đã đề nghị phải khôi phục lại các kế hoạch về Liên minh tiền tệ Châu Âu. Năm 1970, kế hoạch thành lập một đồng tiền chung Châu Âu do Thủ tướng Luýchxămbua lúc đó, Ông Werner đưa ra, trong đó báo cáo này lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ Liên minh tiền tệ (EMU – Economic and Monetary Union), kế hoạch Werner chia ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I: Thành lập đơn vị tiền tệ thống nhất gọi là đơn vị tiền tệ Châu Âu (ECU – European Currency Unit) phối hợp thực hiện chính sách tiền tệ giữa các quốc gia trong khối. Giai đoạn II: Chuyển đồng ECU thành đồng tiền chung được sử dụng song song với các đồng tiền khác trong khối và dần trên phạm vi quốc tế. Báo cáo Werner chưa được triển khai thì Châu Âu phải đối đầu với sự sụp đổ của của hệ thống Bretton Woods và ngày 24-04-1972 Châu Âu thành lập “con rắn Trang : 5 tiền tệ ” nhằm mục đích giới hạn sự dao động của các đồng tiền Châu Âu ở dưới mức dao động quốc tế. Tuy nhiên hệ thống này hoạt động không mấy thành công, bằng chứng là chỉ trong 2 năm 1974 - 1975 Pháp và Đức, hai nước chủ chốt trong hệ thống, đã lần lượt rút khỏi hệ thống này đến hai lần. Không thành công với hệ thống tỷ giá cố định, Châu Âu đã tìm sự ổn định mới cho hệ thống tiền tệ của mình, bắt đầu với việc này là ngày 07-07-1978, hiệp ước Breme (Đức) về việc thành lập hệ thống tiền tệ Châu Âu (SME – Système Monétaire Européenne). Năm 1979, hệ thống này bắt đầu hoạt động với cơ chế quy định giới hạn sự biến động của tỷ giá trong biên độ dao động 2.25%, riêng đồng peseta Tây Ban Nha và livre là 6%. Tuy nhiên, hệ thống này cũng không đáp ứng được yêu cầu thực tế khi Pháp và Ý liên tục phá giá đồng tiền của mình. Tháng 06/1988, Hội đồng Châu Âu ký quyết định giao cho Ông Jacques Delors, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu đương thời, chịu trách nhiệm chuẩn bị và đề xuất các bước đi cụ thể về việc thành lập Liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu (EMU). Năm 1989 tại Madrid Hội đồng Châu Âu phê chuẩn báo cáo Delor. Giai đoạn I của Liên minh tiền tệ bắt đầu vào tháng 7/1990, báo cáo Delor cũng là nền tảng cho Hiệp ước Maastricht, được ký vào năm 1992, xác định chính thức các vấn đề liên quan đến khối đồng tiền chung duy nhất Châu Âu, cơ chế vận hành các Tổ chức thiết chế Châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, chương trình hợp tác Tư pháp và cũng đã đưa ra những tiêu chí để gia nhập đồng tiền chung Châu Âu. 1.3 Thuyết khu vực đồng tiền tối ưu. Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu do các nhà kinh tế Mỹ R.Mundell và R.Mc.Kinnon đưa ra vào đầu thập kỷ 1960. Xuất phát từ định hướng khi đó của cộng đồng kinh tế Châu âu (EEC) là nhằm đạt được tự do hoàn toàn trong việc lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và sức lao động, tức là lưu chuyển tự do các “yếu tố sản xuất”. Lý thuyết này đề cập những cơ sở của sự thống nhất tiên tệ Châu Âu và gây được sự chú ý lớn : • Định nghĩa Khu vực tiền tệ tối ưu : là lãnh thổ bao gồm những nước cùng chung những điều kiện, khả năng thích hợp nhất để sử dụng một loại tiền thống Trang : 6 nhất, hoặc chung những khả năng để thiết lập một đồng giá vững chắc giữa các đồng tiền quốc gia của mình. Vài khu vực tiền tệ sẽ là “tối ưu” nếu trong lãnh thổ đó tồn tại khả năng cơ động giữa các “yếu tố sản xuất” ( bao gồm cả sự cơ động bên trong và bên ngoài). Ví dụ nội bộ EEC được tự do hoàn toàn việc giao lưu hàng hoá, vốn và sức lao động và có sự thoả hiệp giữa các nước thành viên về các vấn đề kinh tế, chính trị, sự phối hợp các thể chế, chính sách kinh tế. • Khu vực tối ưu phải đảm bảo tiêu chí là : Các nước thành viên sẵn sàng chấp nhận hy sinh tính độc lập của mình trong việc giải quyết các vấn đề về tiền tệ – tín dụng. Khu vực tiền tệ tối ưu là khu vực trong đó không một bộ phận cấu thành nào của nó đòi quyền có đồng tiền riêng và chính sách tiền tệ độc lập. Những điều kiện cho tồn tại của khu vực tiền tệ tối ưu là tốc độ lạm phát giữa các nước thành viên ít nhiều phải đồng đều để có thể thực thi ngân sách, kinh tế và tiền tệ có hiệu quả. Đồng thời, các nước này phải đạt được những mục đích như ổn định giá cả, tỷ lệ thất nghiệp thấp và sự cân bằng trong cán cân thanh toán. Chẳng hạn khu vực đồng tiền chung Châu Âu, quy định các nước phải có thâm hụt ngân sách dưới 3% và nợ quốc gia phải dưới 60% tổng sản lượng quốc gia. 1.4 Đồng EURO – Mô hình đầu tiên của liên minh tiền tệ. 1.4.1 Quá trình thực hiện đồng tiền chung EURO: gồm 3 giai đoạn : Giai đoạn 1 (tư ̀năm 1990 đến 1993) : Thống nhất chính sách tiền tệ quốc gia, rút ngắn sự cách biệt giữa các nền kinh tế của các nước thành viên. Thực hiện tự do hoá lưu thông vốn thanh toán qua việc hoàn thành thị trường thống nhất vào ngày 1/1/1993. Các ngân hàng trung ương các nước thành viên thông qua Ủy ban thống đốc của mình phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ để giữ ổn định tỷ giá cố định giữa các đồng tiền trong hệ thống tiền tệ Châu Âu. Giai đoạn 2: (1994 – 1999) : cùng với sự ra đời của viện tiền tệ Châu Âu (EURO pean monetary Instituse – EMI), EMI không có trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ cũng như can thiệp hối đoái trong toàn liên minh, hai nhiệm vụ chủ yếu của EMI là : Trang : 7 1./ Thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các ngân hàng trung ương quốc gia trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. 2./ Chuẩn bị cho việc hình thành hệ thống ngân hàng trung ương Châu Âu và liên minh kinh tế – tiền tệ Châu âu. Tháng 12/1995, hội đồng Châu Âu nhất trí đơn vị tiền tệ chung của liên minh là đồng EURO. Tháng 12/1996, EMI hoàn thành dự thảo các yếu tố nên tảng cho cơ chế tỷ giá mới và được thông báo vào tháng 6/1997. Chi tiết mệnh giá của đồng EURO đã được thông qua. 5/1998, 11nước thành viên đủ tiêu chuẩn được lựa chọn tham gia khu vực đồng EURO đợt đầu. Tỷ giá chuyển đổi song phương giữa các đồng tiền quốc gia thành viên được ấn định căn cứ vào cơ chế tỷ giá của EMI. Đồ̀ng thời, Chủ tịch, Phó chủ tịch và Ban giám đốc điều hành của ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã được chỉ định. Tháng 6/1998 , ECB thành lập và cùng các ngân hàng khác hình thành hệ thố́ng ngân hàng trung ương Châu Âu (ESCB). Đến lúc này, EMI đã hoàn thành nhiệm vụ và ngừng hoạt động. Tháng 6/1998 đến 12/1998 là giai đoạn kiểm tra cuối cùng các hệ thống và thủ tục cho việc xuất hiện đồng EURO. Giai đoạn 3 (từ ngày 1/1/1999): EMU bắt đầu hoạt động với một chính sách tiền tệ thống nhất toàn khu vực. Tuy vậy, giai đoạn này có thể chia thành 3 bước chính : Bước 1 : Bước chuẩn bị , ngày 2/5/1998 và kết thúc 1/1/1999. Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của EU tại Brussels (Bỉ). Các nhà lãnh đạo Châu Âu sẽ quyết định nước nào trong số 15 nước thành viên sẽ tham gia liên minh tiền tệ. Ngay khi hội đồng Châu âu chính thức công bố danh sách những nước đủ điều kiện tham gia đồng tiền chung, tỷ giá hối đoái song phương cố định vĩnh viễn giữa đồng tiền các nước thành viên cũng được công bố. Đây là bước đi táo bạo góp phần tạo nên ổn định, tránh đồng EURO khỏi những đầu cơ ngay từ những ngày đầu tiên phát hành. Trang : 8 Hội nghị công bố quyết định thành lập ngân hàng Trung ương Châu âu (ECB). Giống như cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ECB chịu trách nhiệm vận hành chính sách tiền tệ chung trong toàn bộ khu vực đồng EURO. Bắt đầu từ 1/1/1999 ECB có vai trò cung cấp chính sách tiền tệ ổn định và đáng tin cậy, thực thi và kiểm soát chính sách tiền tệ ổn định và đáng tin cậy, thực thi và kiểm soát chính sách tiền tệ thống nhất của cộng đồng. ECB hoàn toàn độc lập với các nhà nước thành viên và ủy ban Châu Âu trong việc hoạch định , tổ chức và điều hành chính sách tiền tệ. Bước hai, diễn ra trong 3 năm 1999, 2000 và 2001 : Thời kỳ chuyển đổi hoặc thời kỳ quá độ. Bắt đầu bằng việc giới thiệu đồng EURO là đồng tiền của 11 nước thành viên. Tuy nhiên trong khoảng thời gian 3 năm này, EURO chỉ tồn tại như đồng tiền ghi sổ, nghĩa là chưa lưu hành tiền giấy và tiền xu EURO trên thực tế. Đồng EURO có thể được sử dụng trong mọi hoạt động từ séc cá nhân, bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp các hệ thống kế toán cho đến các hoá đơn có giá trị hàng triệu USD, các bảng báo cáo tài chính của các công ty xuyên quốc gia. Liên minh áp dụng chính sách “ không bắt buộc, không ngăn cấm” sử dụng EURO trong giao dịch. Tuy nhiên, tầm quan trọng của đồng tiền ghi sổ này không phải là thấp vì giao dịch thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong các hoạt động kinh doanh. Bằng chứng là tổng giá trị tiền mặt lưu thông ở Châu Âu chỉ chiếm tỷ lệ chưa đầy 6% GDP của khu vực này. Đến đầu năm 1999 tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia và đồ̀ng EURO mới được xác định. Các tỷ giá này đựơc tính toán dựa trên cơ sở so sánh giá trị giao dịch của đồng tiền trong liên minh kinh tế tiền tệ với đồng USD vào ngày giao dịch cuối cùng của năm 1998 và được cố định kể từ ngày đó trở đi. Chuyển giao quyền tự chủ trong chính sách tiền tệ của các nước cho ECB, chịu sự chỉ đạo của ECB. Tất cả trái phiếu của chính phủ những nước tham gia đồng EURO đều phải phát hành bằng đồng EURO. Các thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, hệ thống thanh toán bù trừ chuyển sang sử dụng đồng EURO. Bước 3 : Tiến hành đổi tiền thực sự bằng tiền giấy và tiền xu được phát hành vào lưu thông sau năm 2002. Đồng tiền này đơn vị là Cent các loại sau : Trang : 9 Tiền xu : 1, 2, 5,10, 20, 50 cent và loại 1, 2 EURO. Tiền giấy : 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500 EURO. Ước tính có khoảng 13 tỷ tiền giấy đã đựơc phát hành vào năm 2002. Vào tháng 6/2002 các đồng tiền quốc gia thành viên cuối cùng đã loại bỏ khỏi lưu thông nhường chỗ cho đồng EURO. 1.4.2 Các quy tắc khi thực hiện đồng tiền chung. Các quy tắc khi thực hiện đồng tiền chung được tiến hành theo thoả thuận của hiệp ước Maastricht, nó đặt ra cho các nước muốn tham gia đồng EURO là : Thứ nhất, lạm phát phải ở cùng một mức trung bình dưới 2,72%, lạm phát ngắn hạn không vượt quá 1,5% so với mức lạm phát bình quân của 3 nước thành viên có tỷ lệ lạm phát thấp nhất. Thứ hai, tỷ lệ lãi suất tiết kiệm của các nước thành viên không được khác nhau quá nhiều. Tỷ lệ lãi suất dài hạn và trung hạn không vượt quá 2% so với mức lãi suất bình quân của 3 nước thành viên có tỷ lệ lãi suất thấp nhất. Thứ ba, các khoản thâm hụt ngân sách của chính phủ không đựơc vượt quá 3 % GDP. Thứ tư, nợ chính phủ không được vượt quá 60% GDP. Thứ năm, phải duy trì một tỷ giá trao đổi ổn định nằm trong khuôn khổ cho phép của cơ chế tỷ giá hối đoái (ERM) ít nhất là 2 năm. Khi hiệp ước Maastricht đã được ký kết, chỉ có một vài nước đủ điều kiện và tiêu chuẩn để tham gia đồng EURO. Theo thống kê của ECB năm 1995 thì thâm hụt ngân sách bình quân của EU là 4,7% GDP. Tuy nhiên các nước EU vẫn quyết tâm xây dựng một đồng tiền chung nhờ các chính sách cải tổ cần thiết nhất để giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ . Italia đã phải tạo ra khoảng 12 nghìn tỷ lia “thuế EURO” để giảm thâm hụt ngân sách. Đức đã bán vài nghìn tấn dầu trong quỹ dự trữ chiến lựơc. Pháp đã thay đổi các quy định kế toán đối với khoản tiền 37,5 nghìn tỷ Frc trong quỹ hưu trí của tập đoàn France Telecom và chuyển chúng vào ngân sách của chính phủ. Tiếp đó Pháp còn tăng mức thuế. Đối với công ty lớn nhất nước, thậm chí còn áp dụng cả với lợi nhuận thu được từ năm trước đó. Phần Lan cắt giảm Trang : 10 mạnh thâm hụt ngân sách Chính phủ khoảng 45 tỷ Markla từ năm 1991 đến 1996. Tuy nhiên, Hiệp ước Maastrict cũng cho phép có mức độ linh hoạt nhất định khu đánh giá tiêu chí hội tụ của các nước thành viên. Nó không chỉ đơn thuần dựa vào các chỉ tiêu đạt được mà còn dựa vào triển vọng kinh tế của các nước thành viên thông qua giải pháp đựơc sử dụng một cách tích cực và hiệu quả nhằm đạt được các chỉ tiêu của hiệp ước. Cuối cùng thì những năm tháng cải tổ cũng đã kết thúc thành công. Ngày 5/12/1998, hội đồng Châu Âu đã đưa ra danh sách những nước thoả mãn 5 quy tắc của hiệp ước. Đó là 11 trong số 15 thành viên EU sẽ tham gia đồng EURO đợt đầu bao gồm : Đức , Pháp, Italia, Bỉ, Hà lan, Lucxămbua, Tay Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo , Phần Lan và Ailen. Bốn nước chưa tham gia gia đợt đầu là Anh, Thụy Điển , Đan Mạch và Hy Lạp. Sau đó, Hy lạp đã hội đủ điều kiện tham gia đồng EURO, và gọi là EURO 12. Việc tuân thủ những thoả thuận của hiệp ước không chỉ diễn ra một lần. Các kiến trúc sư của đồng EURO biết rằng, trách nhiệm với chính sách tài khoá chỉ có ý nghĩa khi có được duy trì liên tục nên EU đã soạn thảo “Hiệp ước tăng trưởng và ổn định” hiệp ước này nhằm trừng phạt những nước trong khu vực đồng EURO có thâm hụt ngân sách quá mức. Nếu một nước có thâm hụt ngân sách vượt quá 3% GDP thì nước này sẽ phải đặt cọc một khoản tiền không được hưởng lãi tại ECB trong suốt thời gian tiến hành điều chỉnh. Số tiền phaṭ bằng 0,2% GDP năm phát sinh thâm hụt ngân sách quá mức cộng với 0,1% số chênh lệch thâm hụt ngân sách vi phạm. Giới hạn tối đa của khoản tiền này là 0,5% GDP. Nếu như sau hai năm nước này cải thiện đựoc tình trạng thâm hụt ngân sách quá mức thì số tiền này sẽ được ECB hoàn trả lại. Còn nếu không cải thiện được tình hình thì Ủ̉y ban Châu âu sẽ coi đó là khoản tiền nộp phạt vĩnh viễn đóng góp cho ngân sách liên minh. Tuy vậy, nước vi phạm sẽ được hưởng trường hợp ngoại lệ nếu như nước này đang trong thời kỳ suy thoái. Trang : 11 1.4.3 Ảnh hưởng của đồng EURO đối với nền kinh tế thế giới. Khi đồng EURO ra đời, các quốc gia trên thế giới đều tin rằng đồng EURO sẽ là đồng tiền mạnh dựa vào thực lực của nền kinh tế Châu Âu. Việc ra đời của đồng EURO là một sự thiết lập rõ ràng thế 3 cực của nền kinh tế thế giới: Mỹ – Tây Âu – Nhật Bản. Việc đồng EURO ra đời đã chia sẻ thế độc tôn của đồng đô la Mỹ vốn đã bá chủ trong thanh toán quốc tế từ mấy chục năm qua. Vậy đồng EURO sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế tài chính của thế giới như thế nào. Sau đây là những xem xét cụ thể. a. Tác động đến đầu tư quốc tế. Trên khía cạnh đầu tư quốc tế, đồng EURO ra đời đã đem lại rất nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất trong nội khối cũng như sang các khu vực khác trên thế giới. Lý do là: • Đồng EURO được hình thành đã tạo ra một thị trường rộng lớn ở Châu Âu với hơn 300 triệu dân, là thị trường chiếm 19.4% tổng sản phẩm của thế giới và 18.6% thương mại quốc tế, tất cả điều này sẽ là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư trong khối cũng như ngoài khối Châu Âu. • Khi tham gia đồng tiền chung, các quốc gia trong khối phải thực hiện những điều kiện kiểm soát chặt chẽ về lãi suất và lạm phát, điều này giúp cho đồng tiền ổn định, do đó hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế vốn coi Châu Âu là một nơi an toàn kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á. Một mức lãi suất thấp cũng sẽ làm tăng nguồn vốn đầu tư từ trong chính các nước thành viên. Hơn nữa, việc thực hiện một đồng tiền duy nhất sẽ giúp cho việc thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư vào các nước thành viên trở nên dễ dàng hơn do không phải nhức đầu với vấn đề tỷ giá. Việc thực hiện đồng tiền chung cũng giúp cho việc quản lý trở nên đơn giản, giảm đi các chi phí giao dịch ngoại tệ … do vậy kích thích khả năng hấp dẫn của thị trường EU đối với các nhà đầu tư ngoài khối lẫn trong khối. * Tác động tới các nước Châu âu nằm ngoài khu vực đồng euro. Đối với những nước mong muốn gia nhập EMU, sẽ có sự nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, với phản ứng đột ngột về sự chênh lệch lãi suất gia tăng Trang : 12 nếu những diễn biến như sự trượt dốc của chính sách ngân sách đưa một quốc gia đi chệch hướng các tiêu chuẩn cho việc gia nhập khu vực đồng EURO. Nếu như việc phối hợp chính sách của khu vực đồng EURO trở thành một điểm nóng trong giai đoạn đầu của EMU thì điều đó cũng có thể tác động lên thị trường và làm thay đổi các tỷ giá cân bằng trong ERM II. Những nước không tham gia ERM II có thể tiếp tục điều hành các chính sách tiền tệ của mình một cách linh hoạt trong việc điều tiết các cú sốc không cân xứng giữa họ và khu vực đồng EURO, bao gồm cả tiến trình chuyển sang sử dụng đồng EURO. Một số nước trong số này có thị trường tài chính rất quan trọng (ví dụ như Anh, Thụy sĩ) có thể phải đối mặt với những khó khăn về mặt tài chính nếu không chắc chắn về quan điểm chính sách của khu vực đồng EURO làm nảy sinh các luồng vốn lớn ra và vào. Nauy và Thụy Sĩ, mặc dù không phải là thành viên của EU và không đủ tiêu chuẩn để tham gia, sẽ trực tiếp chịu tác động của liên minh tiên tệ do vị trí gần gũi về địa lý và các liên hệ về tài chính, thương mại với khu vực sử dụng đồ̀ng EURO. b. Tác động đến thị trường tài chính tiền tệ thế giới. Khi đồng EURO ra đời, các nhà phân tích kinh tế đều cho rằng đồng EURO sẽ là một đối trọng với đồng đô la Mỹ, dự đoán này dựa trên cơ sở về tiềm lực kinh tế, chính trị, thị trường của các nước thực hiện đồng tiền chung so với Mỹ. BẢNG 1.1 SO SÁNH TIỀM LỰC 3 CỰC KINH TẾ THẾ GIỚI năm 1997 EU Hoa kỳ Nhật Bản Dân số (triệu người) 289,4 271 125 Tốc độ tăng trưởng (%) 2,5 3,8 0,9 GDP (tỷ ECU) 5,546 6,846 3,712 Tỷ trọng trổng GDP thế giới (%) 19,4 19,6 7,7 Tỷ trọng trong thương mại quốc tế (%) 18,6 16,6 8,2 Mức tiết kiệm tuyệt đối (tỷ USD) 600 275 685 Tiết kiệm trong GDP (%) 8,7 3,8 15 Hàm lượng dùng đồng tiền trên thế giới ECU USD Yên + Dự trữ ng̣oại tệ (%) 25,8 56,4 7,1 + Giao dịch ngoại hối (%) 35 41,5 12 Thương mại quốc tế (%) 31 40 5 + Nợ của các nước ĐPT (%) 15,8 50,2 18,1 Trang : 13 + Nợ qua phát hành trái phiếu (%) 34,5 37,2 17 Qua bảng ta thấy, Châu Âu (EU-12) với dân số hơn 320 triệu, GDP đạt 8.000 tỷ USD năm 2004 so với Mỹ dân số hơn 250 triệu, GDP đạt 10.000 tỷ USD, với tiềm lực kinh tế như thế, trong tương lai thì chỉ có đồng EURO mới có thể sánh ngang với đồng USD, vì sức mạnh của khu vực các nước đồng EURO đã cao hơn so với Nhật Bản - là một cực trong nền kinh tế thế giới. Kể từ khi ra đời và được ấn định tỷ giá ban đầu là 1 EURO = 1.1667 USD, đồng EURO đã liên tục dao động và tỏ ra suy yếu. Có những lúc 1 EURO chỉ đổi được 0.85 – 0.9 USD, mất giá tới 25% so với đồng USD. Tuy nhiên, trong năm 2003, 2004 đồng EURO lại dần dần lấy lại được ưu thế và có những lúc đã đạt đến 1 EURO = 1.2 USD. Theo Ông Yves Thibault Silguy – Cao ủy Châu Âu về tiền tệ thì giá trị thực của đồng EURO so với đồng USD Mỹ phụ thuộc vào lòng tin của thế giới đối với Châu Âu. Đồng Euro ra đời đã tạo ra thế “chân vạc” trong hệ thống tiền tệ thế giới đó là đồng USD Mỹ, đồng EURO và đồng Yên Nhật Bản. Đồng EURO đạt được điều này là bởi vì : thứ nhất, trong lĩnh vực thương mại, các nước EU chiếm 60% thương mại toàn cầu vì thế tất yếu các nước sẽ sử dụng đồng EURO trong thanh toán; thứ hai, bản thân các quốc gia cũng muốn sử dụng đồng EURO nhằm phân tán bớt rủi ro và bớt phụ thuộc vào đồng USD cũng như nền kinh tế Mỹ. Đồng EURO ra đời đã làm thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại tệ của nhiều quốc gia, điều này là hoàn toàn có thể xảy ra vì như đã đề cập ở trên, các quốc gia trên thế giới trong nhiều thập niên qua đã gắn việc dự trữ ngoại tệ của mình vào một đồng tiền chủ yếu đó là đồng USD. Điều này khiến cho các quốc gia gặp rủi ro nếu sự biến động của đồng USD không theo như ý mong đợi. Việc đa dạng hóa đồng tiền dự trữ sẽ giúp cho các quốc gia giảm thiểu bớt rủi ro và tự chủ nhiều hơn trong hoạch định ngân sách. Trên thực tế đã có nhiều quốc gia thực hiện việc này, chẳng hạn như trong cuộc hội thảo quốc tế về ngân hàng tại Saint Peterburg, thống đốc ngân hàng Trung ương Nga Sergei Ignatyev thông báo dự trữ ngoại tệ của Nga đến tháng 06 năm 2003 đạt 64,9 tỷ USD, trong đó tỷ trọng đồng EURO trong dự trữ ngoại tệ của Nga đã vượt con số 25%. Thứ trưởng tài chính Nga Alexe Ulyukayev Trang : 14 cũng cho biết dự trữ ngoại tệ bằng đồng EURO của Nga sẽ tiếp tục tăng nhằm đảm bảo sự đa dạng trong dự trữ ngoại tệ. Còn tại Trung Quốc, hiện nay dự trữ ngoại tệ cũng đã có những thay đổi so với trước. Nếu như trước đây dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chủ yếu bằng đồng USD , thì nay cơ cấu đó là 62% bằng đồng USD, 8% đồng Yên Nhật Bản và 19% bằng đồng EURO, trong thời gian tới Trung Quốc dự tính sẽ tăng dự trữ ngoại tệ bằng đồng EURO lên tới 30 % - 40% trong dự trữ ngoại tệ của mình. Hàn Quốc, Singapore, Malaixia cũng thay đổi tỷ lệ dự trữ ngoại tệ bằng đồng EURO. Đồng EURO ra đời cũng là động lực thúc đẩy cho những khu vực kinh tế hình thành ý tuởng thiết lập đồng tiền chung. Ý tưởng này đã xuất hiện ở nhiều nơi từ Châu Phi đến Châu Á. Một trong những ý tưởng đó hình thành ở các nước Châu Phi khi ngày 22-12-2001, các nhà lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị cấp cao ECOWAS đã quyết định lấy từ “ECO” làm tên gọi cho đồng tiền chung sẽ được sử dụng tại 5 nước thuộc khu vực tiền tệ thứ 2 của ECOWAS là : Gambia, Ghana, Guinea, Nigeria, Sierra Leon. Tiếp đến bàn cãi chung quanh việc sử dụng đồng tiền chung giữa Ú́c và NiuZilân khi viện nghiên cứu chính sách Niu Zilân đã mở một điều tra trên 400 công ty tại Niu Zilân cho thấy đại đa số (60%) ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng đồng tiền chung, chỉ có 14% phản đối. Tranh cãi quanh đồng tiền chung của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAFTA. c. Tác động đến quan hệ thương mại toàn cầu Sự xuất hiện của đồng Euro với tư cách là đồng tiền chung của một thực thể kinh tế quan trọng với gần 300 triệu dân, chiếm 19,4% tổng sản phẩm của thế giới và 18,6% thương mại quốc tế, sẽ tăng cường hội nhập và phúc lợi kinh tế của các nứơc thành viên EU và chắc chắn sẽ đem lại những cơ hội cũng như những thử thách mới cho các nước trên thế giới. Trang : 15 Kết luận chương I. Có thể nói thế giới chúng ta đang chứng kiến một xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá hết sức mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính. Chính xu thế này đã góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư quốc tế bằng cách chuyển chúng đến những nơi hứa hẹn có nhiều lợi nhuận nhất. Sự ra đời của đồng EURO đang được là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của đồng USD. Ảnh hưởng đến vị trí độc tôn của đồng USD trên thị trường thanh toán quốc tế. Do đó, cũng không khó hiểu khi đồng EURO ra đời đã vấp phải nhiều sự phản ứng từ phía Mỹ. Từ lúc ra đời cho đến nay, đồng EURO đang biến động khá phức tạp. Lúc đầu, nó liên tiếp giảm giá trị so với đồng USD nhưng sau đó lại vượt lên mạnh mẽ và vượt qua luôn cả mức quy định ban đầu. Điều này xuất phát từ xu hướng muốn cải thiện cán cân thương mại đang bị thâm hụt lớn của Mỹ bằng cách giảm giá đồng USD để kích thích xuất khẩu cộng với tình hình tăng trưởng chậm chạp và kém ổn định của các nước EU. Nhưng dù sao, với sự ra đời của đồng EURO, bản đồ tài chính quốc tế kể từ đó đang được vẽ lại, hứa hẹn sự sôi động hơn và bình đẳng hơn trong các giao dịch tài chính trên thế giới. Trong tương lai, các đồng tiền đựơc sử dụng quốc tế và được chấp nhận rộng rãi trong thanh toán quốc tế sẽ không còn là sự độc tôn của USD mà ít nhất sẽ có một người đồng hành là EUR._.O. Trang : 16 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KINH TẾ TÀI CHÍNH ASEAN 2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế của các quốc gia ASEAN. Tình hình kinh tế năm 2003, Chiến tranh và dịch bệnh khiến cho tình hình trở nên ảm đạm đến mức vào giữa năm nhiều chính phủ trong khu vực phải hạ thấp dự báo mức tăng trưởng. Nhưng rồi những nổ lực mới đã cải thiện tình hình. Tốc độ tăng trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương ( bao gồm ASEAN và Đông Bắc Á) được coi là nhanh nhất thế giới với 6,1 % vào năm 2003 và đạt đến 6,4% năm 2004 (số liệu cuả Ngân Hàng Thế Giới). Bên cạnh những nổ lực cải thiện môi trường du lịch, từ tháng 10-2003, những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản hưá hẹn khả năng tăng cường xuất khẩu cuả nền kinh tế ASEAN, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể thay đổi nhiều . Các chỉ số kinh tế cơ bản đã nêu phản ánh tình hình kinh tế vĩ mô khá lành mạnh cuả nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên, Các thành viên ASEAN vẫn tiếp tục thực hiện tích cực tiến trình hợp nhất khu vực , coi đó là việc cấp thiết trước những thách thức toàn cầu hiện nay. Mục tiêu mới bây giờ là tiến tới 2010 xoá bỏ thuế nhập khẩu giữa các thành viên cũ và tới năm 2015 đối với các thành viên mới bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt nam. Thương mại giữa các thành viên ASEAN đã tăng từ 44 tỷ USD năm 1993 lên 87 tỷ USD năm 2001 nhờ giảm thuế theo AFTA. Với những mục tiêu đặt ra như thế, các nước thành viên đang xúc tiến thúc đẩy nhanh quá trình kinh tế, thông qua hàng loạt chính sách kinh tế khu vực như khu vực đầu tư ASEAN (AIA), hợp tác công nghiệp (AICO)…. tạo thuận lợi thu hút đầu tư FDI từ cả các nước ASEAN lẫn ngoài ASEAN. Theo hiệp định AIA , các nước ASEAN cam kết dành ưu đãi huệ quốc cho các nhà đầu tư ASEAN. Thời hạn rút ngắn từ 2020 thành 2010. Trang : 17 2.2. Thực tiển phát triển khu vực trong giai đoạn hiện nay : Hợp tác ASEAN được thực hiện ở hai phạm vi : hợp tác của từng thành viên trong nội khối và hợp tác của ASEAN với tư cách là một khối độc lập với bên ngoài. Trong đó, phạm vi nội khối quy mô tương đối toàn diện : ngoại giao , kinh tế, an ninh…. 2.2.1 Liên kết và tự do hoá thương mại trong khu vực ASEAN : a. Hiệp định thành lập khu vực tự do thương mại (AFTA) Mặc dù tình trạng chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các thành viên ASEAN là khá lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này trong những năm 1980 đầu những năm 1990 là rất cao và tương đối đồng đều, tạo điều kiện cơ sở thúc đẩy cho các nước ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế sâu rộng mà bắt đầu là hiệp định thương mại thuế quan (PTA) tạo cơ chế tự do hoá buôn bán trong khu vực. Tuy nhiên, xu hướng hội nhập khu vực đòi hỏi một cơ chế hợp tác toàn diện hơn giữa các nước ASEAN và từ đó mậu dịch tư do ASEAN (AFTA) ra đời. Hiệp định thành lập khu vực tự do thương mại (AFTA) ký 28/1/1992. Khu mậu dịch tự do ASEAN được xây dựng nhằm mục đích sau : (i)Tăng cường buôn bán nội bộ các nước trong khu vực thông qua việc dỡ bỏ hàng rào; (ii) Thuế quan và phi thuế quan, giảm bớt lệ thuộc thị trường bên ngoài; (iii) Tạo điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đây là mục tiêu chính. (iv) Tăng cường củng cố tiến trình hội nhập kinh tế . Nếu xét về lộ trình hội nhập kinh tế theo chiều dọc, thì AFTA là chiếc cầu nối để các nước thành viên ASEAN tham gia một cách đầy đủ và hiệu quả vào các tổ chức thương mại quốc tế, như diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nếu xét về chính sách kinh tế đối ngoại, đối tác chủ yếu của các nước thành viên trong hiệp hội thì vẫn là hướng vào các nước lớn, các cường quốc kinh tế trên thế giới. Do vậy , mục tiêu chủ yếu của các thành viên không chỉ đơn thuần là AFTA, mà thông qua tổ chức này, tạo ra được những lợi thế mới để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Trang : 18 So với EU hoặc NAFTA, thể chế AFTA còn đơn giản và lộ trình thực hiện theo từng bước với những mốc kết thúc của các nước thành viên không đồng nhất. AFTA tạo cho ASEAN một không gian mới, một thị trừơng thống nhất từ đó giúp các nước thành viên tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tạo dựng ASEAN thành một cơ sở sản xuất, cạnh tranh hướng ra thị trường thế giới. BẢNG 2.2 : TỶ LỆ ÁP DỤNG CEPT TRUNG BÌNH CÁC NƯỚC ASEAN (%) NƯỚC 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Brunei 1,37 1,55 1,26 1,17 0,96 1,04 Indonesia 7,06 5,36 4,76 4,27 3,69 2,17 Malaysia 3,46 3,2 3,32 2,71 2,62 1,95 Philipines 7,72 7,34 5,18 4,48 4,13 3,82 Singapore 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Thailand 10,24 9,58 6,12 5,67 4,97 4,63 ASEAN – 6 5,22 4,79 3,64 3,22 2,89 2,39 Cambodia 10,39 10,39 8,89 7,94 Lao 5,00 7,54 7,07 7,08 6,72 5,86 Myanmar 2,39 4,45 4,43 4,57 4,72 4,64 Vietnam 3,95 7,11 7,25 6,75 6,92 6,43 ASEAN – 10 4,91 5,01 4,43 4,11 3,84 3,33 Nguồn : Ban thư ký ASEAN Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khởi phát từ Thái lan (7/1997) lan nhanh nhiều nước khác và đã để lại nhiều hậu quả tới tất cả các nước ASEAN. Làm suy giảm đà tăng trưởng kinh tế khu vực, ảnh hửơng không nhỏ đến thành tựu Kinh tế – Trang : 19 Xã hội của nhiều nước trong hiệp hội và các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN. Một trong những hậu quả là kim ngạch thương mại nội khối và FDI giảm đáng kể . Chủ trương thực hiện “ các biện pháp táo bạo“ của các nước ASEAN nhằm đẩy mạnh việc thực hiện CEPT/AFTA xuống còn 9 năm (từ 1/93 – 1/2002) đối với nhóm 6 nước ASEAN cũ, còn đối với các thành viên mới sẽ tối đa số dòng thuế có thuế suất 0 – 5% vào 2003 ( Việt nam) 2005 (Lào và Mianma); tăng tối đa số dòng thuế suất 0% vào 2006 đối với Việt nam, 2008 đối với Lào và Mianma. Khi đó, thuế quan trong thương mại nội bộ ASEAN còn trong khoảng 0 – 5%. Đồng thời, các nước thành viên cũng thoả thuận loại bỏ dần các hạn chế về định lựơng và hàng rào phi thuế quan vốn đa dạng đang cản trở nhiều đến tự do hoá thương mại khu vực. b. Hiệp Định Thương Mại Tự Do Song Phương Và Liên Kết Asean (FTA) Sau cuộc khủng hoảng 1997 một xu thế mới xuất hiện trong các nước ASEAN đó là yêu cầu thiết lập hiệp định thương mại tự do (FTA). Sự phát triển mạnh mẽ sôi động của các FTA trong những năm gần đây bắt nguồn từ hàng loạt các nhân tố kinh tế, chính trị và chiến lược. Về những nhân tố kinh tế kỹ thuật, có thể kể ra là: Thứ nhất: Việc hình thành các FTA song phương bắt nguồn từ những khó khăn và bế tắc của các vòng đàm phán đa phương từ Seattle, đến Doha rồi Cacncun. Thứ hai: Những ưu thế mà FTA có được so với đàm phán đa phương được hiện rõ trên nhiều phương diện. Tốc độ của các cuộc đàm phán đa phương thường diễn ra chậm và dễ lâm vào bế tắc do sự tham gia của quá nhiều bên khiến cho các nước không thoả mãn được nhu cầu mở rộng thị trường cũng như gia tăng lợi ích của mình trong các hoạt động thương mại. Trong khi đó, việc các đàm phán và ký kết FTA song phương lại diễn ra theo chiều hướng thuận lợi nhiều hơn với các ưu thế như dễ chọn đối tác, dễ thảo thuận và họ có thể nhìn thấy rõ lợi ích. Thứ ba: Đối với các nước châu Á, cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 đã đặt ra cho các nước những vấn đề phát triển mới nhằm ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu. Nhật bản và Hàn quốc muốn thực hiện Trang : 20 FTA song phương nhằm thúc đẩy những cải cách trong nước, duy trì thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Trung quốc đẩy mạnh các FTA song phương với ASEAN và các nước nhằm mở rộng không gian kinh tế , tìm kiếm các cơ hội cho phát triển. Đối với các nước ASEAN, sự chênh lệch về trình độ phát triển đã buộc các nước tương đối phát triển ký kết các FTA để bứt phá, tiến lên phía trước Dẫn đầu là quốc gia Singapore, Thailand . Điều này đã đặt áp lực hội nhập trong nội bộ khu vực ASEAN theo hướng thúc đẩy một cuộc chạy đua thiết lập FTA giữa các nước trong ASEAN với các nước bên ngoài. Đây được xem là động thái mới đưa khu vực thoát khỏi tình trạng ì ạch trong nỗ lực hội nhập, nhất là hội nhập nội bộ ASEAN. Hiện nay, nhằm có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn, hàng hoá với chi phí thấp hơn. ASEAN đang từng bước đạt được thoả thuận tự do thương mại với các nền kinh tế quan trọng. Đây cũng chính là mục tiêu thúc đẩy mở cửa tự do các hàng hoá sản xuất trong vùng, trong cuộc họp thường niên các bộ trưởng ASEAN, các nước hy vọng sẽ đạt được thoả thuận tự do thương mại với Trung quốc đầu tiên vào năm 2010, Ấn độ 2011 và Nhật bản năm 2012 Đặc điểm của tiến trình liên kết được thúc đẩy mạnh bởi nhu cầu nội tại của từng quốc gia khu vực chứ không vì yếu tố bên ngoài. Thậm chí, mục tiêu liên kết đặt ra rõ ràng đó là ngăn chặn cuộc khủng hoảng trong tương lai. Việc tập trung đầu tư xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật và Mỹ, làm cho độ rủi ro càng cao. Nhật bản đang trải qua một quá trình dài suy thoái kinh tế, khả năng tiêu thụ hàng hoá giảm sút nghiêm trọng. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ hàng hoá và làm trầm trọng thêm việc thu ngoại tệ từ xuất khẩu. * Vấn đề đặt ra : Việc phát triển của các FTA, các nước trong nhóm ASEAN 6 (gia nhập đầu tiên) dường như đã tìm ra lối thoát cho mình. Tuy nhiên, nó lại đẩy các nước nhóm ASEAN 4 ( gia nhập sau) vào thế cô lập đối với quá trình phát triển chung của khu vực. Tính liên kết và hợp tác khu vực suy giảm do giữa hai nhóm Trang : 21 nước không tìm được lợi ích chung. Do vậy FTA của các nước thành viên cần phải đặt trong tổng thể chung lợi ích của các nước trong khu vực. Vấn đề cần quan tâm trước mắt là ASEAN phải đẩy nhanh lộ trình AFTA, đẩy nhanh quá trình hợp tác kinh tế khác, trong đó quan trọng nhất là khu vực dịch vụ và đầu tư. Có như vậy khi ACFTA ra đời, các nền kinh tế trong ASEAN mới có thể đứng vững trước sự bành trướng của nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc. Khi đó ASEAN không bị “hoà tan” trong ACFTA, hàng hoá Trung Quốc không thể lấn át thị phần của hàng hoá ASEAN ngay tại thị trường ASEAN và có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Việc các nước ASEAN thoả thuận rút ngắn lộ trình AFTA xuống 3 năm tức là vào năm 2007 với ASEAN-6 (6 nước tham gia ASEAN đầu tiên) và năm 2012 với ASEAN-4 (4 nước gia nhập sau) là một động thái tích cực theo hướng đó. c. Tự do hoá thương mại, Cộng đồng kinh tế Asean - AEC : Những chương trình hiện có của ASEAN không đủ hiệu quả để có thể đưa ASEAN đạt mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hội nhập kinh tế. Đặc biệt, kể từ cuộc khủng hoảng năm 1997, sự sụt giá chung đồng tiền các nước trong khu vực đã làm thay đổi khả năng cạnh tranh thông qua hội nhập ASEAN. Sự nổi lên và tham gia của Trung quốc vào lĩnh vực thương mại và kinh tế trong khu vực đã khiến khả năng cạnh tranh và sức hấp dẫn đầu tư vào ASEAN bị thu hẹp. Vào thời điểm hậu SARS này, nền kinh tế Trung quốc vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6 –7 % trong khi tỷ lệ tăng trưởng của ASEAN chỉ khoảng 3 –4% (Ban thư ký ASEAN, 2003). Các nhân tố trên là lý do để các nước ASEAN cần xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN nhằm “ thúc đẩy tiến trình hội nhập ASEAN nhanh chóng hơn nữa sau lộ trình cắt giảm thuế quan AFTA hoàn tất” và coi đó là “chiếc chìa khoá để thực hiện tầm nhìn ASEAN 2020” * Lộ trình hội nhập 11 ngành ưu tiên, Áp dụng chế độ hải quan một cửa. Trong bước đi thứ 2 của liên minh tiền tệ, liên minh thuế quan đóng một vai trò quan trọng, nó tạo một hành lang pháp lý về việc vận chuyển hàng hoá giữa các quốc gia với nhau. Lộ trình hội nhập 11 ngành hàng ưu tiên bao gồm các biện pháp Trang : 22 cụ thể, toàn diện nhằm hỗ trợ liên kết các ngành kinh tế mà ASEAN đang có ưu thế hoặc nhiều tiềm năng phát triển như nông nghiệp, thủy sản, cao su, dệt may, điện tử, du lịch……nhằm nâng cao cấp độ hội nhập kinh tế nội khối và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới 11 ngành ưu tiên hội nhập bao gồm 7 ngành là hàng hoá (dệt may, ô tô, điện tử, đồ gỗ, sản phẩm cao su, nông sản, thủy sản) và 4 ngành là dịch vụ (du lịch, vận tải, hàng không, y tế). Hình thành một thị trường rộng lớn có sức thu hút đầu tư từ bên ngoài, tạo môt thị trường tự do di chuyển về lao động, vốn, khoa học kỹ thuật, chất xám. Giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài, chủ động trong việc tìm kiếm nơi tiêu thụ…... Cơ chế hải quan một cửa sẽ được áp dụng thử nghiệm tại Philippines trong năm 2005 và dự kiến từ ngày 1/1/2006 sẽ áp dụng ở các nước khác thuộc ASEAN có đủ điều kiện, các nước ASEAN không đủ điều kiện về hạ tầng và nguồn lực sẽ được lùi lại thêm một thời gian nữa. ASEAN cũng đã chọn ra một số nước làm điều phối cho các mặt hàng để đẩy mạnh nhanh hơn nữa hợp tác phát triển như Indonesia với gỗ và ô tô, Malaisia với cao su và dệt may, Myanmar với nông sản và thủy sản, Philippin với điện tử , Singapore với y tế, Thái lan với vận chuyển hàng không và du lịch. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng thể hiện quan điểm “ ASEAN là một hiệp hội các nhà nước độc lập , có chủ quyền và đặc biệt là trình độ phát triển, điều kiện chính trị, xã hội khác nhau. Mục tiêu thị trừơng trong cuộc cạnh tranh ở quy mô thế giới này sẽ không thể đạt được nếu thiếu vai trò chủ động của cộng đồng doanh nghiệp ASEAN”. Bên cạnh đó, Trong khuôn khổ hợp tác phát triển và hội nhập Hải quan ASEAN, nhiều kết quả hợp tác có hiệu quả trong giai đoạn 1998 – 2004 , như áp dụng trị giá hải quan của WTO trong ASEAN, áp dụng danh mục hàng hoá nhập khẩu hài hoà ASEAN (AHTN), xây dựng những cơ sở pháp lý để thiết kế và thực hiện Hải quan một cửa ASEAN nhằm tạo thuận lợi thương mại đầu tư trong khu vực . Trang : 23 d. Các hình thức hợp tác khác xem phụ lục 4 2.2.2. Kinh tế khu vực, thế giới tác động xu hướng phát triển kinh tế ASEAN a. Tác động phát triển Châu Á –Thái Bình Dương đến sự liên kết ASEAN: Trong báo cáo thừơng kỳ 6 tháng một lần, công bố ngày 27/4, WB cho rằng tăng trưởng kinh tế của các nứơc Đông á, trừ Nhật bản, có thể đạt 6% năm 2005. Trong khoảng 10 năm qua đã có một sự dịch chuyển về xuất khẩu và FDI từ ASEAN ( không kể Singapore) sang Trung quốc. Trong giai đoạn 1985 –1995 FDI bình quân đầu người hàng năm của ASEAN ( bao gồm 6 nước) là 18 USD, còn Trung quốc là 6 –10 USD, bình quân các nước đang phát triển là 12 USD. Ngược lại, giai đoạn 2001 – 2002, tại Trung quốc là 30 – 40 USD còn các nước đang phát triển là 37 USD, ASEAN là 10 USD. Một trong những lý do của tình trạng này là các nước ASEAN chịu cú sốc năm 1997 nặng nề hơn so với các nước Châu Á khác và đã tụt lại so với tất cả các nước đang phát triển khác. Xuất khẩu các nước chỉ tăng khoảng 6,5% từ năm 1998 – 2002. Giá cả đều giảm nhẹ, trong khi đó từ 1995 –2003 xuất khẩu Trung quốc đều đạt 12%. Bên cạnh đó với tỷ lệ tiêt kiệm cao, chính trị ổn định, chi phí lao động thấp, cùng một thị trường khổng lồ, Trung quốc có những lợi thế hơn ASEAN Mặt khác, cường quốc kinh tế hàng đầu Châu á là Nhật bản vẫn chưa thoát khỏi cơn suy thoái và trì trệ kéo dài hàng chục năm nay. Trong những năm gần đây , các chính sách vĩ mô kích thích sự phục hồi tăng trưởng các nền kinh tế Châu á đã hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình phục hồi dù còn khiêm tốn của nền kinh tế Nhật bản. Nền kinh tế Nhật bản đang phải đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là do các chương trình kích thích tài chính và các khoản chi tiêu của chính phủ hỗ trợ quá trình phục hồi đã làm cho món nợ công của Nhật bản tăng lên nhanh chóng trong vài năm qua. Do đó, dự báo chắc chắn về triển vọng phục hồi kinh tế Nhật bản là không chắc chắn. Điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ của các nước ASEAN, vốn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Nhật bản. Trang : 24 Sự phát triển khác nhau của hai lực lượng chủ yếu trong khu vực trên (các cường quốc “trẻ” nổi lên và các cường quốc “già” suy yếu) đang hình thành nên một cục diện mới, tác động rất mạnh đến sự tồn tại lẫn triển vọng của ASEAN. Từ những diễn biến trên vấn đề tự do hoá thương mại khu vực Đông Nam Á trở thành một xu thế tất yếu khách quan. ASEAN cần tạo lập một thị trường liên kết với dung lượng tiêu dùng của khoảng 530 triệu dân ở một khu vực có vị trí địa lý và chính trị, kinh tế quan trọng nằm trên ngã tư nối liền châu Á với Châu đại dương với Thái Bình Dương, Nam á với Đông Bắc Á ; có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu và công nghiệp hoá dầu, khai khoáng, có nguồn nhân lực dồi dào với lợi thế về sức lao động, có tiềm năng mở rộng hợp tác Đông á với Trung quốc, Nhật bản và Hàn quốc. Đó là những nhân tố thuân lợi để mở rộng thị trường liên khu vực. Thách thức cạnh tranh mới buộc ASEAN cũng phải có những biện pháp linh hoạt và mở rộng thích ứng không chỉ tăng cường liên kết khu vực, mà còn mở rộng hợp tác với các đối tác bên ngoài, đặc biệt là các đối tác đối thoại của ASEAN ở Đông á. Hội nghị cấp cao 10 nước Đông Nam Á và 3 nước Đông Bắc á gồm Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc (ASEAN +3) đã khởi động từ năm 1997. Ý tưởng hợp tác Đông á đạt kết quả bước đầu hiện thực hoá với việc ASEAN và Trung quốc thoả thuận lập khu vực mậu dịch tự do Trung quốc – ASEAN (CAFTA) vào năm 2010. Hiện nay, một FTA Trung quốc – ASEAN trên lý thuyết bao gồm 1,2 tỷ dân Trung hoa và hơn 500 triệu dân Đông Nam á với một đội ngũ doanh nhân hoa kiều đông đảo trong vùng. Tính đến 2000, ASEAN và Trung quốc có GDP gần 1,7 nghìn tỷ USD và tổng kim ngạch ngoại thương gần 1,3 nghìn tỷ USD. Theo ban thư ký ASEAN, khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN ra đời sẽ làm kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN tăng lên 55,1% và xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc cũng tăng 48%. Điều đó sẽ làm GDP của Trung Quốc cũng tăng 0,3% và của ASEAN tăng 0,9%. Đến năm 2010 tổng kim ngạch mậu dịch của ACFTA sẽ tăng trên 30%, cao gần bằng tổng kim nghạch mậu dịch nội bộ của EU. Về đầu tư, Trang : 25 tổng số vốn đầu tư của ASEAN đã lên tới trên 50 tỷ USD, chiếm 6,6% đầu tư nước ngoài mà Trung quốc thu hút được. Cùng với Trung quốc, một điều gì đó tương tự cũng đang hiện lên ở Ấn độ, tuy có vẻ kém phần mạnh mẽ. Quy mô kinh tế lớn, mở cửa và hội nhập quốc tế tích cực hơn, định hướng phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin như là hướng chủ đạo và những kết quả to lớn thu được từ nỗ lực này cho thấy triển vọng dài hạn nổi bật của Ấn độ. Ấn độ đang can dự ngày càng sâu và tích cực vào các quá trình kinh tế, chính trị của khu vực ; trong đó ASEAN được coi là đối tác đặc biệt quan trọng. Với tất cả những gì đang thể hiện, Ấn độ đang trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh đối với ASEAN, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. b. Tác Động Từ Kinh Tế Mỹ : Với một nền kinh tế trị giá gần 1000 tỷ USD, ASEAN là thị trường lớn thứ 4 cho hàng xuất khẩu của Mỹ, gần bằng Trung quốc, Hồng kông, Đài loan, Ma cao gộp lại. Khu vực ASEAN cũng tiếp nhận 42 tỷ USD đầu tư của Mỹ đổi lại, Mỹ cũng là thị trường rất quan trọng đối với Đông Nam á. Xuất khẩu Đông Nam á năm 2003 là 19.3 % so với 1995 là 13,2 %. Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng được xem như cầu nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với nguyên tắc “ buôn bán công bằng “mối quan hệ kinh tế thương mại đã chuyển từ quan hệ đồng minh bạn bè sang quan hệ bạn bè đối tác. Việc mở rộng ASEAN sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn , làm tăng ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế Mỹ. Hiện nay Mỹ đã nâng quan hệ kinh tế với ASEAN lên thành quan hệ nòng cốt trong khu vực. Nhằm mục đích thúc đẩy thương mại hai chiều. Mỹ đã thực hiện đàm phán song phương và đa phương (khu vực), Mỹ và ASEAN đã thiết lập nhóm tư vấn để tăng cường sự hợp nhất về kinh tế Trang : 26 BẢNG 2.3 : CHỈ SỐ CƯỜNG ĐỘ THƯƠNG MẠI NỘI VÙNG Khu vực 1980 1985 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 ASEAN 5.1 6.1 4.6 3.8 3.8 3.8 4.3 4.1 3.7 Đông Á–15** 2,6 2,3 2,3 2,1 2,2 2,2 2,3 2,4 2,2 EU 15 1,5 1,6 1,5 1,7 1,7 1,7 1,6 1,7 1,7 NAFTA 2,1 2,0 2,1 2,4 2,4 2,3 2,3 2,3 2,1 ** Đông Á – 15 gồm EA – 14 và Nhật Bản ; Nguồn : Kawai and Urta (2002) Bên cạnh đó đầu tư của Mỹ vào ASEAN cũng đa dạng hoá hơn trước đây nếu vào thập niên 80 đầu tư của Mỹ tập trung vào dầu mỏ và khí đốt, hiện nay là công nghiệp chế tạo. Đầu tư của Mỹ vào ASEAN phân bố tập trung ngành công nghiệp chế tạo 37,7%, dầu khí 28,3% dịch vụ và ngành công nghiệp khác 34,4% điều này cũng phù hợp với thay đổi cơ cấu kinh tế ASEAN c. Tác động từ phía kinh tế EU EU là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN với tỷ trọng xuất khẩu của ASEAN sang EU đạt 18% năm 2003 so với 13.5% năm 1995. Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác đôi bên còn rất lớn, như thương mại EU đối với ASEAN chỉ chiếm 5% tổng kim ngạch thương mại và vốn đầu tư trực tiếp của EU vào ASEAN chỉ bằng chưa đầy 5% tổng số vốn đầu tư của EU ra bên ngoài…hai quốc gia Pháp, Đức đóng góp nhiều vào động cơ tăng trưởng toàn khu vực Đông Nam á. Trong thời gian tới, nền kinh tế khu vực đồng EURO sẽ vẫn tiếp tục vận động theo hướng đi lên. Điều này ảnh hưởng tích cực tới kinh tế khu vực. Một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN – EU là tập trung vào nội dung triển khai TREATI. TREATI là trụ cột quan trọng trong tương lai hợp tác giữa ASEAN và EU. Sức mạnh và sự ổn định của đồng EURO sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính quốc tế nói chung, khu vực EU và ASEAN nói riêng. Các nước EU hy vọng đồng EURO sẽ mở ra kỷ nguyên mới với mức tăng Trang : 27 trưởng kinh tế mạnh hơn, môi trường tài chính tiền tệ ổn định hơn so khi sử dụng đồng USD. Thuận lợi chung trong việc xúc tiến các quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư giữa EU và ASEAN là các thủ tục thanh toán sẽ đơn giản hơn, đặc biệt trong trường hợp có nhiều nước cùng tham gia. Khả năng lưu thông lớn và chiều sâu của thị trường tài chính khu vực đồng EURO đã giúp chi phí giao dịch hoa hồng giảm đáng kể. Điều này sẽ kích thích phát hành trái phiếu bằng đồng EURO. Đồng thời việc hình thành một thị trường thống nhất về giá cả và đồng tiền thanh toán là điều kiện thuận lợi tăng kim ngạch xuất , nhập khẩu giữa hai khối. EU bắt đầu sử dụng đồng EURO từ 1/1/1999 có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước ASEAN. Các nước ASEAN có điều kiện chuyển một phần dự trữ ngoại tệ của mình bằng đồng USD sang đồng EURO tránh đựơc rủi ro khi đồng USD có biến động. 2.3 Hệ thống tài chính – tiền tệ khu vực ASEAN : Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, mà tâm điểm chính là hệ thống tài chính tiền tệ tại các quốc gia đã làm cho các quốc gia xích lại gần nhau hướng đến một chính sách tiền tệ phối hợp cùng đối phó với những biến động không phải tại một mà là tất cả các nước ASEAN. Hướng đến một hệ thống điều hành tài chính tiền tệ phối hợp giữa các quốc gia, xây dựng nền tảng liên minh tiền tệ. Các sáng kiến cơ bản về hợp tác tài chính tiền tệ đựơc đề xuất hay đang đựơc tiến hành trong khu vực có thể chia làm 3 nhóm cơ bản và được xem là trụ cột hợp tác tài chính: a. Cơ chế giám sát khu vực. b. Hệ thống tiền tệ và tỷ giá khu vực. c. Thể chế tài chính ứng dụng khu vực. 2.3.1 Cơ chế giám sát Asean, quy trình giám sát Asean : Các quy trình giám sát khu vực được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau và được tăng cường từ sau khi khủng hỏang tài chính tiền tệ 1997. Quy trình giám sát ASEAN ( ASEAN surveilolance process) : Thành lập tháng 10/1998, là một quy trình giám sát tổng kết có đánh giá độc lập và hỗ trợ cho quy Trang : 28 trình giám sát toàn cầu do IMF thực hiện. Các nước ASEAN thống nhất gặp mặt ít nhất 2 năm một lần để phân tích đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô và phát triển của vùng, cũng như xem xét các lĩnh vực đặc biệt khác như vấn đề cơ cấu và ngành. Việc giám sát sẽ do nhóm phối hợp giám sát thuộc ban thư ký ASEAN tiến hành, và sẽ chuẩn bị báo cáo giám sát ASEAN 6 tháng một lần. Các nước thành viên ASEAN phải cung cấp cho nhóm phối hợp giám sát những thông tin tương tự như những thông tin IMF yêu cầu trong điều 4 trong quy định hoạt động tư vấn của IMF. Các quy trình giám sát khác xem phụ lục 6 2.3.2 Hệ thống tiền tệ và tỷ giá khu vực : BẢNG 2.4 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Tên đồng Tiền Mã chữ Mục tiêu chiến lược của chính sách tiền tệ Quốc gia Chế độ tỷ giá (1) (2) (3) (4) (5) Brunei Dollar BND Chuẩn tiền tệ X Campuchia Riel KHR Thả nổi có điều tiết X Indonesia Rupiah IDR Thả nổi có điều tiết X Lào Kip LAK Thả nổi có điều tiết X Malaysia Ringgit MYR Cố định thông thường X Myanma Kyat BUK Thả nổi có điều tiết X Philippin Peso PHP Thả nổi độc lập X Singapore Dollar SGD Thả nổi có điều tiết X Trang : 29 Thái Lan Baht THB Thả nổi có điều tiết X Việt Nam Dong VND Thả nổi có điều tiết X (1)Exchange rate anchor; (2) Monetary aggergate target; (3) Inflation targeting framework (4) IMF–supported or other monetary program; (5) Orther; Nguồn: Classification of Exchange Rate Arrangement Policy Frameworks,IMF 31/12/2004 2.3.3 Thể chế tín dụng khu vực . a. Hệ thống chuyển tiền Swap trong khu vực ASEAN + 3 : “ Sáng kiến Chiang mai” : cơ chế hỗ trợ khả năng thanh toán ngắn hạn các nước Tháng 5/2000 Tại Chiang Mai , Các bộ trửơng Tài chính ASEAN + 3 đã đưa ra “ Sáng kiến Chiang Mai”, bao gồm các cơ chế hỗ trợ khả năng thanh toán ngắn hạn cho các nước trong khu vực gặp phải những khó khăn về cán cân thanh toán. Sáng kiến Chiang Mai đã được báo cáo lên Hội nghị thương đỉnh ASEAN + 3 tại Singapore vào tháng 11/2000. Sáng kiến bao gồm 2 nội dung chính : Thoả thuận hoán đổi ASEAN (ASA) (ASEAN Swap Arrangement - ASA) ASA được thiết lập vào năm 1997 với 5 thành viên chính: Indonesia, Malaysia, Philipppin, Singapore, Thái Lan. Tổng giá trị đóng góp ban đầu là 100 triệu USD (mỗi thành viên góp 20 triệu USD). Tháng 11/2000 thỏa thuận được các nước ký đã mở rộng thoả thuận Hoán đổi ASEAN (ASA) cho 10 nước thành viên ASEAN tham gia và tổng trị giá của thoả thuận là 1 tỷ USD, trong đó mức cam kết tham gia của Việt Nam là 60 triệu USD và mức vay tối đa Việt nam trong khuôn khổ ASA là 120 triệu USD. BẢNG 2.5 : ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NƯỚC ASEAN TRONG ASA NƯỚC ĐÓNG GÓP (TRIỆU USD) ASEAN – 6 (Thái lan, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Bruney ) 150 Việt Nam 60 Miến điện 20 Cam phu chia 15 Lào 10 Trang : 30 Nguồn : Theo Rana (2001) Thiết lập mạng lưới hoán đổi song phương (BSA) (Network of Bilateral Swaps Agreements - BSA) và thoả thuận mua lại (Repurchase Agreement - Repo) BSA là phương tiện tài trợ được thiết lập nhằm cung cấp thể thức tài trợ ngắn hạn (tiền mặt) dưới dạng hoán đổi USD với các đồng tiền nội địa của các nước tham gia thoả thuận. Tại Chiang Mai, các nước ASEAN +3 đã thoả thuận về khuôn khổ và những nguyên tắc cơ bản của các thoả thuận song phương bao gồm cả việc kết nối với IMF, thời hạn và lãi suất. Ví dụ, các nước có thể vay tiền mặt có thế chấp bởi các đồng tiền nội địa với sự đảm bảo của chính phủ, chứ không phải thế chấp bằng trái phiếu kho bạc Mỹ. Thời hạn hoán đổi là 90 ngày, được gia hạn tối đa 7 lần và với mức lãi suất tương đương với lãi suất LIBOR cộng với 150 điểm % cho lần rút vốn đầu tiên và lần gia hạn đầu tiên. Sau đó, điểm gia tăng thêm 50 điểm % trong các đợt gia hạn thứ 2, 4 và 6 nhưng không được quá 300 điểm %. Đàm phán về thoả thuận hoán đổi sẽ được thực hiện song phương trên cơ sở những thoả thuận đã được thống nhất. BSA là phương tiện bổ sung đối với sự trợ giúp của IMF, vốn được các nước yêu cầu và đáp ứng một khi chấp nhận chương trình điều chỉnh cơ cấu và kinh tế vĩ mô của IMF. Tuy nhiên BSA lại cho phép rút vốn tự động tới 10% số lượng rút vốn lớn nhất cho phép mà không cần phải chấp nhận chương trình hay các điều kiện của IMF. Hạn chế này sẽ được gia tăng một khi khả năng giám sát khu vực được tăng cường. • Thoả thuận mua lại (Repo) cũng được thiết lập nhằm cung cấp phương tiện thanh khoản ngắn hạn cho các nước thành viên tham gia, thông qua việc bán và mua lại những chứng khoán có giá trị. Chứng khoán phù hợp là trái phiếu hoặc tín phiếu kho bạc Mỹ với thời hạn còn lại không dài hơn 5 năm, cũng như chứng khoán chính phủ của nước đối tác trong khuôn khổ thoả thuận mua lại. Thời hạn của Repo là một tuần nhưng có thể kéo dài thời điểm kết thúc theo thoả thuận giữa các nước thành viên. Mức tối thiểu của mỗi giao dịch Repo là 5% Trang : 31 tổng giá trị Repo đã ký kết, người mua sẽ được hưởng 102% mức lãi suất cho trái phiếu hoặc tín phiếu kho bạc Mỹ và 105% cho trái phiếu chính phủ của bên đối tác. Sau cuộc gặp cấp cao ASEAN + 3 vào tháng 11/2000, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu các cuộc đàm phán về các thoả thuận hoán đổi song phương với các nước ASEAN. Tính đến tháng 3/2005 đã có 16 thoả thuận được ký với tổng giá trị là 39,5 tỷ USD. Brunây và nhóm thành viên mới của ASEAN chưa tham gia các hiệp định này. Tuy về bản chất, các hiệp định hoán đổi theo sáng kiến Chiang Mai là song phương chúng vẫn chứa đựng yếu tố đa phương các nước cho vay vẫn có thể phối hợp với nhau trong trường hợp một hay nhiều đối tác của họ có nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Một số ý kiến cho rằng các nước Đông Á cần nâng cao mức hợp tác thông qua một thể chế khu vực độc lập kiểu quỹ tiền tệ Châu Á để đảm bảo tính hiệu qủa cũng như khả năng huy động vốn lớn hơn chống lại đầu cơ tiền tệ. b. Phòng theo dõi hoặc giám sát (Monitoring or Surveillance Unit) và Thể chế ra quyết định (Decision- making Body) Một nhóm nghiên cứu được thành lập nhằm xây dựng một Phòng theo dõi hoặc giám sát với nhịêm vụ thực hiện thành công những đề xuất của sáng kiến Chiang Mai. Phòng này sẽ có trách nhiệm giám sát: i) Khả năng thanh khoản cũng như các nền tảng kinh tế cơ bản của từng thành viên; ii) Áp dụng những chuẩn mực chung đã được các nước thành viên thống nhất; iii) Khả năng thực thi chính sách và cải cách; iv) Phối hợp và tạo sự hài hoà các chính sách kinh tế vĩ mô giữa các nước thành viên. Ngoài ra, nhiều cố gắng đang được thực hiện nhằm xây dựng một thể chế ra quyết định (decis._.rưởng của mức cung tiền tệ ở các nước tương ứng theo cách thức sẽ tác động thuận lợi đến các điều kiện kinh tế. Mức khống chế hay quản lý một đồng tiền nội tệ thay đổi giữa các NHTW. Lý do để các NHTW quản lý các tỷ giá hối đoái là : làm dịu bớt các biến động tỷ giá hối đoái; thiết lập các biên độ tỷ giá hối đoái ẩn và ứng phó với các xáo trộn tạm thời; cân bằng vị thế thanh toán, dự trữ ngoại tệ, cân bằng sự phát triển của thị trường. 8. Chế độ tỷ giá thả nổi độc lập (Independently Floating) Đây là chế độ tỷ giá, trong đó, tỷ giá được xác định theo thị trường (chính phủ không lái xu hướng vận động của tỷ giá). Bất cứ hoạt động can thiệp ngoại hối nào cũng chỉ nhằm mục đích giảm sự biến động quá mức của tỷ giá, chứ không theo đuổi một hướng vận động hay một giới hạn cụ thể nào về tỷ giá. B. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Chế độ tỷ giá được đưa ra bên cạnh chiến lược của chính sách tiền tệ nhằm cho thấy vai trò của chế độ tỷ giá trong hoạch định chính sách kinh tế và giúp xác định khả năng của việc phối hợp hài hoà chính sách tỷ giá – tiền tệ. 1. Mục tiêu tỷ giá hối đoái (Exchange Rate Anchor) Chính phủ sẵn lòng bán/mua ngoại tệ khi tỷ giá quá dao động nhằm duy trì tỷ giá vẫn ở mức hay trong vùng đã ấn định, tỷ giá được coi là mục tiêu danh nghĩa hay mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ. Chiến lược này được áp dụng trong chế độ tỷ giá không có đồng tiền pháp định riêng, chuẩn tiền tệ, cố định thông thường hay có biên độ rộng, con rắn tiền tệ, con rắn tiền tệ có biên độ. 2. Mục tiêu tổng thể tiền tệ (Monetary Anchor) Chính phủ sử dụng các công cụ của mình để đạt được một tỷ lệ tăng trưởng mục tiêu cho một tổng thể tiền tệ như dự trữ tiền tệ, M1 hay M2 và tổng thể mục tiêu này trở thành mục tiêu danh nghĩa hay mục tiêu trung gian. Trang : 112 3. Khuôn khổ mục tiêu lạm phát (Inflation Targeting Framework) Chính phủ công bố chính thức một mức lạm phát trung bình và cam kết sẽ đạt được mục tiêu này. Một số đặc điểm chính khác của chính sách này là tăng cường phổ biến thông tin cho công chúng và thị trường về kế hoạch và mục tiêu của các nhà kế hoạch định chính sách tiền tệ, tăng cường trách nhiệm giải trình của NHTW để đạt được mục tiêu lạm phát của mình. Các quyết định về chính sách tiền tệ được định hướng bởi độ lệch trong việc dự đoán lạm phát tương lai so với mức mục tiêu đã công bố; hành động dự báo lạm phát (hoàn toàn hay rõ ràng) là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ. 4. Chương trình hỗ trợ của IMF hay các tổ chức tiền tệ khác (IMF – Supported or Other Monetary Program) Việc thực hiện chính sách tỷ giá hay tiền tệ phải nằm trong một khuôn khổ quy định các mức sàn cho dự trữ ngoại hối và mức trần cho tài sản nội đại thuần của NHTW. Ngoài ra cũng có thể có các mục tiêu khác về dự trữ tiền tệ được áp dụng trong hệ thống này. 5. Các mục tiêu khác (Other) Các nước không công bố mục tiêu danh nghĩa rõ ràng nhưng đúng hơn là giám sát các mục tiêu khác nhau trong việc thực thi chính sách tiền tệ, hoặc không có sẵn những thông tin liên quan về quốc gia này. Trang : 113 PHỤ LỤC 10 TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH TRONG ASEAN Những nổ lực mở cửa tài chính khu vực và tự do hoá các giao dịch vốn trong khu vực ASEAN tiếp tục được đẩy mạnh. Lộ trình Hội nhập về tài chính, tiền tệ trong khu vực ASEAN được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 7 (AFMM7) và đã được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Bali, Inđônesia vào tháng 10/2003. Lộ trình đã đưa ra các bước đi và khuôn khổ thời gian cho các chương trình hợp tác trong bốn lĩnh vực là: Phát triển thị trường vốn, Tự do hoá Dịch vụ Tài chính, Tự do hoá Tài khoản vốn, Hợp tác tiền tệ trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, những nổ lực nghiên cứu nhằm nâng cao tính hiệu trong quá trình mở cửa và tự do hoá tài chính trong ASEAN cũng không ngừng đẩy mạnh. Diễn đàn Ngân hàng Trung ương ASEAN (ACBF) gần đây đã hoàn thành nghiên cứu về “Sự phù hợp và điều kiện tiên quyết cho việc thiết lập một đồng tiền chung ASEAN”. Nhóm nghiên cứu đã đưa nhận định là hiện tại, khu vực ASEAN chưa hội tụ đủ các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng một đồng tiền chung. Điều kiện kinh tế còn có nhiều khác biệt, trong khi đó lại thiếu một khuôn khổ về thể chế và các cam kết mạnh mẽ về chính trị. Với mức độ liên kết kinh tế và hợp tác hiện tại, các nước ASEAN sau khi hoàn thành việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2006 cần xem xét tới việc xây dựng Liên minh về Hải quan sau đó là Thị trường chung, Liên minh kinh tế và sau cùng mới là việc thiết lập một đồng tiền chung cho khu vực. ASEAN đã có những thảo luận về hoàn tất các thoả thuận mậu dịch tự do với Trung Quốc vào năm 2010, với Ấn Độ vào năm 2011, với Nhật vào năm 2012. Để xoá đi hình ảnh một ASEAN “bàn bạc nhiều hơn là hành động”, để giấc mơ cộng đồng ASEAN thành hiện thực, từng nứơc thành viên và cả khối cần có những lộ trình riêng và chung thật cụ thể. Chính vì vậy mà trong bài phát biểu của mính, Thủ tứơng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh: “Cần có những nội dung, biện pháp, lộ trình cụ thể…, cần tích cực, chủ động hơn để đạt sự đồng thuận trên tin thần nhân nhượng lẫn nhau…” “Trụ cột chính của cộng đồng ASEAN là hợp tác kinh tế phải tiếp tục được coi là trụ cột nền tảng cần được thúc đẩy mạnh mẽ ”… Trang : 114 PHỤ LỤC 11 CƠ CHẾ GIÁM SÁT 1. Cơ chế giám sát là gì? Giám sát kinh tế vĩ mô nghĩa là giám sát tình trạng và triển vọng của các điều kiện kinh tế bằng một diễn đàn đa phương hay bằng một thể chế quốc tế. Giám sát kinh tế vĩ mô được thực hiện thường xuyên (thông thường là hằng năm) bởi IMF, WB và OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế – Organisation for Economic Co-operation and Development) đối với các nước thành viên. Giám sát kinh tế vĩ mô không chỉ là việc quan sát các chỉ số kinh tế mà còn đưa ra các đánh giá về chính sách thương mại, cấu trúc kinh tế và nguy cơ khủng hoảng tài chính. Sau hàng loạt cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra do sự di chuyển ồ ạt của các dòng vốn, việc giám sát khủng hoảng thị trường tài chính và thị trường vốn trở thành vấn đề chính yếu trong giám sát kinh tế. Hiệu quả của giám sát dựa trên áp lực ngàng hàng (peer pressure), các mục tiêu chính sách phải được nêu ra một cách rõ ràng. Trong hầu hết các trường hợp, không có hình thức phạt nào được áp dụng cho thành viên không thoả mãn các kiến nghị đặt ra nhưng điều này cũng sẽ gây khó khăn và làm mất tầm ảnh hưởng của tổ chức giám sát. Tuy nhiên nếu trường hợp có hỗ trợ tài chính và có kết hợp sâu về tiền tệ thì cần đặt ra các hình thức phạt (hay đình chỉ trợ giúp) nếu việc cải tổ không được thực hiện, vì nếu không nó sẽ dễ gây ra tổn thương cho các thành viên khác. Quy trình giám sát đòi hỏi phải tập hợp đầy đủ dữ liệu và cần có sự hỗ trợ của chính phủ. Số liệu sẽ được so sánh giữa các nước, giữa các giai đoạn để xác định tính hợp lý trong chính sách của quốc gia. Khi phát hiện những chính sách không hợp lý, tổ chức giám sát sẽ đưa ra cảnh cáo. Quy trình giám sát đòi hỏi phải có các cuộc đối thoại trực tiếp và sự liên lạc thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo. IMP và OECD thường gửi các yêu cầu cải cách tới thành viên dưới dạng báo cáo đánh giá. Sự hợp tác giữa các tổ chức giám sát quốc tế là cần thiết và giúp nâng cao vị thế của nhau. Trên lý thuyết có 3 hình thức quy trình giám sát: Trang : 115 • Quy trình kiểm điểm ngang hàng đơn giản không có một cơ chế bắt buộc thực thi cụ thể nào; điển hình là Quy trình đối thoại chính sách ASEAN +3, nhóm khuôn khổ Manila và nhóm G7 chỉ đưa ra các đánh giá kinh tế về các nước thành viên, áp lực ngang hàng không chính thức chỉ là sách lược để khuyến khích sự tình nguyện thực thi các kế hoạch đề ra. • Một số nhóm làm việc có các yêu cầu tiêu chí cao về sự ổn định tài khoản vốn và tài khoản vãng lai, hợp tác lao động, tiêu chuẩn môi trường và nhiều các chính sách kinh tế khác. OECD đưa ra các báo cáo hàng năm về các kiểm điểm, định hướng hay cảnh báo nhằm khuyến khích các thành viên sửa chữa những chính sách chưa hợp lý, nhưng các định hướng này không mang tính bắt buộc. • Quy trình giám sát có các điều kiện chính sách nghiêm ngặt, các hình thức khen thưởng và phạt nếu không thoả mãn yêu cầu. Khoản cấp tín dụng của IMF trong chương trình điều chỉnh cấu trúc kinh tế bao hàm các điều kiện mà quốc gia nhận vay phải thực thi. Trong Liên minh tiền tệ Châu Âu (EMU), áp lực ngang hàng là phương tiện để đạt được mục tiêu đồng thuận về chính sách kinh tế giữa các thành viên, bên cạnh đó theo điều kiện về chính sách tài khoá của Hiệp ước ổn định và tăng trưởng còn bao gồm cả hình thức phạt tiền nếu vi phạm. MỘT SỐ CƠ CHẾ GIÁM SÁT HIỆN HỮU Thương mại Kinh tế vĩ mô và tài chính Toàn cầu WTO G7, OECD, IMF Khu vực EU, NAFTA, MERCOSUR, AFTA Chiang Mai Initiative Manila Framework ASEAN APEC ASEM 2. IMF, OECD, G7, G10 IMF thực hiện báo cáo tổng quan đánh giá tình hình hàng năm (annual review) của mỗi thành viên bao gồm cả quốc gia phát triển và đang phát triển. Báo cáo này bao gồm những đánh giá về chính sách và điều kiện tài chính – tiền tệ, thị Trang : 116 trường vốn và thị trường tài chính, cán cân xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, đối với những nước nhận tài trợ từ IMF thì sẽ có những báo cáo thường xuyên hơn. Tuy nhiên việc đánh giá chính sách của các nứơc nhận viện trợ từ IMF, như thoả thuận hỗ trợ (Stand – by Arrangment) hay trợ giúp ổn định cấu trúc (Enhanced Structral Adjustment facility) chẳng hạn, không được gọi là giám sát bởi các điều kiện thực thi nghiêm ngặt hơn áp lực ngang hàng. OECD cũng thực hiện báo cáo tổng quan hàng năm về các thành viên đều là nước phát triển. Báo cáo của IMF và OECD đều mang tính hệ thống, minh bạch trong việc soạn thảo, phê chuẩn dự liệu và công bố. OECD có một diễn đàn giám sát hiệu quả khác đó là nhóm làm việc 3 (Working Party 3- WP3) trực thuộc Uỷ ban Chính sách kinh tế. WP3 gồm 10 ghế: G7, Hà Lan (với Bỉ), Thuỵ Điển (với Đan Mạch và Na Uy) và Thuỵ Sỹ. WP3 cũng xấp xỉ số thành viên của G10 (11 nứơc). Cả WP3 lẫn G10 đều có sự tham gia của IMP và ECB. Các đại diện của Bộ tài chính và NHTW (thường là Thứ trưởng tài chính và phó thống đốc NHTW) sẽ họp kín bốn lần mỗi năm và không công bố kết quả ra công chúng. Những cuộc họp này diễn ra rất thẳn thắn và chi tiết về tình hình kinh tế của các khu vực chính (Bắc Mỹ, Nhật, EU). Một diễn đàn khác cũng được tổ chức và thông tin thường xuyên là cuộc họp giữa các Bộ trưởng, thứ trưởng tài chính nhóm G7 (7 nền kinh tế lớn nhất thế giới và sự phối hợp chính sách của họ là vấn đề quan tâm lớn của nền kinh tế toàn cầu). Các cuộc họp diễn ra và được thông tin rất thường xuyên nhưng hầu hết không chính thức. Khi các Bộ trưởng họp, khoảng 3 lần mỗi năm, thông báo chính thức mới được đưa ra. Cộng đồng quốc tế nhận thức được rằng cần có sự tham gia của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi chính trong các thảo luận về tài chính toàn cầu. Điều này đã được cảnh báo bởi các cuộc khủng hoảng tiền tệ gần đây: ở Mexico 1994-1995, Châu Á 1997-1998, Nga 1998, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ 1999-2000 và Argentina 2001-2002. Những quốc gia kể trên khi chịu khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng ngân hàng đã tác động đến sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Các nước phát triển, đại diện là G7, bắt đầu quan tâm rằng khủng hoảng loại mới ở Mexico và Trang : 117 Châu Á có khả năng lặp lại trong tương lai, ảnh hưởng bất lợi đến kinh tế thế giới. Mặt khác, các nứơc đang phát triển cũng cảm thấy mình đang chịu áp lực kiểm soát ngày càng cao từ G7, G10 và IMF mà không có sự đại diện hợp lý của họ về tiếng nói và quan điểm. Nhiều nền kinh tế Châu Á cho rằng việc tự do hoá thị trường tài chính là dòng vốn nước ngoài là mối nguy hiểm tiềm tàng cho sự ổn định của thị trường tài chính, trong khi đó các nước phát triển lại đang ủng hộ đẩy mạnh việc mở thị trường này. Sau khủng hoảng Châu Á, các nứơc Châu Á chỉ trích các quỹ đầu cơ đã tấn công vào các đồng tiền của họ góp phần gây nên bất ổn những năm 1997- 1998. Vì vậy để có thể trao đổi thẳng thắn hơn với các nước đang phát triển, các nứơc phát triển, đi đầu là G7 đã thiết lập nên 2 diễn đàn mới. Một là, diễn đàn ổn định tài chính (Financial Stability Forum - FSF) được thiết lập dưới sự chủ trì của Andrew Crocket, tổng giám đốc BIS. FSF nhanh chóng hình thành 3 nhóm làm việc: các học viện nghiên cứu, các trung tâm kiểm soát dòng vốn, các trung tâm cảnh báo tài chính. Bên cạnh vai trò chính của G7, FSF bao gồm cả một số nứơc đang phát triển nên hoạt động của nó đa dạng hơn. Hai là, G20 bao gồm G7 và các nền kinh tế lớn (về dân số hay thu nhập) đang phát triển giữ vai trò quan trọng trong sự ổn định hệ thống tài chính toàn cầu. Giống như G7,G20 đưa ra các ràng buộc pháp lý, hiệp ước quốc tế và cũng không có ban thư ký thường trực. Tuy nhiên, nhiều khả năng G20 có thể phát triển thành một diễn đàn quốc tế quan trọng về giám sát tài chính toàn cầu. Sau khủng hoảng Châu Á, vấn đề tăng cường vai trò của IMF và nâng cao chất lượng của các khoản cấp tín dụng đã được đặt ra. Uỷ ban lâm thời (Interim Committee) của IMF được chuyển thành Uỷ ban tài chính và tiền tệ quốc tế (IMFC). IMFC cùng với ban điều hành IMF bàn thảo về các vấn đề mang tính tổ chức của IMF cũng như các vấn đề kinh tế tài chính toàn cầu. IMF cũng đã thiết lập một bộ phận chuyên về giám sát thị trường vốn. Về khía cạnh tài chính, IMF có 2 bước phát triển quan trọng. Đầu tiên là việc mở rộng hạn ngạch cấp tín dụng để có thể cung cấp các khoản hỗ trợ lớn hơn cho các nước phát triển. Hai là, nếu IMF lâm vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản ngắn Trang : 118 hạn do việc phải cấp tín dụng cho nhiều quốc gia gặp khủng hoảng cùng một lúc thì IMF có thể mượn từ những nứơc giàu. Thoả thuận chung về cho vay (The general Agreement to Borrow – GAB) được hình từ lý do này. Thành viên của GAB cũng tương tự như G10. Sau khủng hoảng Châu Á, nhận thấy rằng trong tương lai các thoả thuận của GAB sẽ không đủ, việc mở rộng GAB được đặt ra và thoả thuận cho vay mới (The New Agreement to Borrow - NAB) ra đời với 25 nước thành viên, bao gồm các nứơc phát triển giàu có và đang phát triển. ***** Thành viên của các nhóm và diễn đàn ***** (1) G7: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Canada, Ý (2) G10: G7, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Hà Lan (11nước) (3) G20: G7, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, Brazil, Argentina, Mexico, Ả Rập Saudi, Nam Phi, EU (4) IMFC: G7, Algeria, Bỉ, Brazil, Chile, Trung Quốc, Gabon, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Mexico, Hà Lan, NaUy, Nga, Ả Rập, Saudi, Nam Phi, Thuỵ Sĩ, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (24 nước) (5) NAB: G10, Luxembourg, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Úc, Ả Rập Saudi, Kuwait (25nước) ******************************************************* 3. Các tổ chức giám sát tài chính – ngân hàng Mặc dù các nền kinh tế đang phát triển được coi là nơi dễ bị tổn thương bởi khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng như khủng hoảng ở Mexico, Châu Á, Nga, Argentina, nhưng các cuộc khủng hoảng này không chỉ giới hạn ở các nứơc đang phát triển. Khủng hoảng ngân hàng cũng thường gặp ở các nước phát triển, điển hình như khủng hoảng tiền gửi và tiền vay ở Mỹ và khủng hoảng ngân hàng ở Thuỵ Điển những năm đầu thập niên 90 và ở Nhật những năm cuối thập niên 90. Một diễn đàn của các nhà giám sát ngân hàng, Bale Committee on Banking Supervision (BCBS) hoạt động từ giữa thập niên 80 với mục tiêu đẩy mạnh trao đổi thông tin và phát triển chuẩn mực ngân hàng. Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS đóng vai trò tài trọ cho các buổi họp này. Tiêu chuẩn hiệu quả về vốn được đưa ra năm 1998 và ảnh hưởng lớn đến sự hiệu quả của hoạt động ngân hàng quốc tế 8% các luật định đề ra được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu là tiêu chuẩn tối thiểu mà một ngân hàng quốc tế hy vọng sẽ xây dựng được mô hình quản trị rủi ro tốt hơn. Trang : 119 Bên cạnh tổ chức giám sát ngân hàng, lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm còn có Tổ chức quốc tế của các Uỷ ban chứng khoán (Interational Organization of Securities Commission - IOSCO) và Hiệp hội quốc tế của các nhà giám sát bảo hiểm (International Association of Insurance Supervisors - IAIS). Ba tổ chức này giữ vai trò nòng cốt quan trọng phát triển các chuẩn mực và quy tắc cho hệ thống tài chính. Dĩ nhiên vẫn còn nhiều bàn cãi xung quanh một tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu. Các nước đang phát triển thường thiếu các cơ sở hạ tầng cơ bản về pháp luật và tài chính. Tuy nhiên để gia nhập thị trường vốn và tài chính toàn cầu, cơ chế giám sát của các nứơc phải phù hợp tiêu chuẩn thế giới. Đồng thời, các báo cáo kế toán của ngân hàng, Công ty chứng khoán và những doanh nghiệp vay tiền từ họ phải đáng tin cậy để tạo được sự giám sát hiệu quả. Vì vậy Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Committee-IASC) đã được thành lập. BCBS, IOSCO, IAIS và IASC đề ra các chuẩn mực chứ bản thân không thực hiện các hoạt động giám sát thực tế nhưng những gì họ thiết lập thực sự hữu ích cho việc tăng cường hệ thống tài chính quốc tế. Chẳng hạn sau khủng hoảng Mexico, “các chuẩn mực cơ bản cho việc giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả – The Core Principles for Effeective Banking Supervision” được BCBS đưa ra với sự hợp tác của IMF và WB. Tài liệu này đưa ra đường hướng chính về việc nên thiết lập cơ chế giám sát như thế nào ở từng quốc gia. Các tiêu chí này sau đó đã được IMF áp dụng cho chương trình đánh giá lĩnh vực tài chính (Financial Sector Assessment Program - FSAP) của mỗi nứơc thành viên. Trang : 120 PHỤ LỤC 12 : TẦM NHÌN ASEAN NĂM 2020 (Thông qua tại hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ 2 Kula Lumpur, ngày 14-16/12/1997) Chúng tôi, những người đứng đầu Nhà nước chính phủ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Họp mặt hôm nay tại Kuala Lumpur để khẳng định lại cam kết của mình đối với các tôn chỉ, mục đích của hiệp hội như được nêu trong Tuyên bố Băng cốc ngày 8/8/1997, cụ thể là thúc đẩy hợp tác khu vực ở Đông Nam Châu Á trên tinh thần bình đẳng và đối tác, đóng góp vào hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng ở khu vực. Các nước ASEAN chúng tôi đã tạo ra một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Châu Á chung sống hòa bình với nhau và với thế giới, nhanh chóng đạt được sự phồn vinh cho nhân dân mình và cải thiện đời sống của họ một cách vững chắc . Tính đa dạng phong phú của chúng tôi đã đem lại sức mạnh và nguồn cổ vũ cho chúng tôi giúp nhau xây dựng một ý thức cộng dồng mạnh mẽ. Các nước ASEAN chúng tôi nay là một thị trường với khỏang 500 triệu dân có tổng sản phẩm nội địa là 600 tỷ USD. Chúng tôi đã đạt được thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kinh tế, như tỷ lệ tăng trưởng cao, ổn định và thuyên giảm đáng kể tỷ lệ nghèo trong mấy năm qua. Các nước thành viên đã có được khối lượng thương mại và luồng đầu tư lớn nhờ có nhiều biện pháp tự do hóa đáng kể. Chúng tôi quyết tâm phát huy những thành tựu đã đạt được. Nay, khi thế kỷ XXI sắp tới và 30 năm sau khi ASEAN ra đời, chúng tôi họp mặt tại đây để vạch ra một tầm nhìn cho ASEAN trên cơ sở tình hình thực tế ngày nay và triển vọng tình hình trong những thập niên tới năm 2020. Theo tầm nhìn đó, ASEAN sẽ là một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Châu Á hướng ngọai, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng , gắn bó với Trang : 121 nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau. MỘT NHÓM HÀI HÒA CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM CHÂU Á. Chúng tôi hình dung vào năm 2020, khu vực ASEAN sẽ thực sự trở thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập như nêu trong Tuyên bố Kuala Lumpur 1971. Đến năm 2020, ASEAN sẽ thiết lập được một Đông Nam châu Á hòa bình và ổn định, ở đó mỗi nước sống bình yên, những nguyên nhân xung đột đã được lọai bỏ qu việc tôn trọng công lý và luật pháp và việc tăng cường tinh thần tự cường quốc gia và khu vực. Chúng tôi hình dung một Đông Nam châu Á, ở đó tranh chấp lãnh thổ và các tranh chấp khác được giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Chúng tôi hình dung hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Châu Á phát huy đầy đủ chức năng của mình như một bộ luật ứng xử có tính ràng buộc đối với các chính phủ và nhân dân chúng tôi và được các quốc gia khác có lợi ích ở khu vực tuân thủ. Chúng tôi hình dung một Đông Nam châu Á không có vũ khí hạt nhân; tất cả các nước có vũ khí hạt nhân cam kết tuân thủ những mục đích của hiệp ước về khu vực Đông Nam châu Á không có vũ khí hạt nhân bằng cách tham gia Nghị định thư của hiệp ước, chúng tôi cũng hình dung khu vực của chúng tôi không có tất cả các lọai vũ khí giết người hàng lọat khác. Chúng tôi hình dung các tài nguyên thiên nhiên và con người phong phú của chúng tôi sẽ đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng chung của chúng tôi. Chúng tôi hình dung Diễn đàn khu vực ASEAN sẽ là một phương tiện vững chắc để xây dựng lòng tin, thức hiện ngọai giao phòng ngừa, và thúc đẩy giải quyết xung đột. Trang : 122 Chúng tôi hình dung một Đông Nam châu Á ở đó núi, sông và biển không chia rẽ mà liên kết chúng tôi trong mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và thương mại. Chúng tôi thấy ASEAN là một lực lượng hữu hiệu đối với hòa bình, công lý và trung dung ở Châu Á – Thái Bình Dương và thế giới. QUAN HỆ ĐỐI TÁC TRONG PHÁT TRIỂN NĂNG ĐỘNG Chúng tôi quyết tâm vạch ra phương hướng mới tiến tới năm 2020 gọi là “ASEAN 2020 : Quan hệ đối tác trong phát triển năng động “ nhằm tạo quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ hơn trong ASEAN. Chúng tôi khẳng định lại quyết tâm nâng cao quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN của các chiến lược phát triển kinh tế, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mỗi nước, chú trọng tới sự tăng trưởng đồng đều và bền vựng , nâng cao tính tự cường quốc gia cũng như khu vực. Chúng tôi cam kết duy trì họat động kinh tế cao bằng cách bồi đắp cho nền tảng của những cố gắng hợp tác hiện nay, củng cố những thành tựu đã đạt được, tăng cường những cố gắng chung và tương trợ lẫn nhau. Chúng tôi cam kết tiến đến quan hệ gắn bó và liên kết kinh tế chặt chẽ hơn, thu hẹp khỏang cách về trình độ phát giữa các nước thành viên, bảo đảm cho hệ thống thương mại đa biên công bằng và rộng mở, và đạt trình độ cạnh tranh quốc tế. Chúng tôi sẽ tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN ổn định , thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thóang, kinh tế phát triển đồng đều , nghèo đói và phân hóa kinh tế – xã hội giảm bớt. Chúng tôi kiên quyết thực hiện những biện pháp sau : + Duy trì sự ổn định về kinh tế vĩ mô và về tài chính trên tòan khu vực bằng cách tham khảo ý kiến chặt chẽ hơn về chinh sách kinh tế vĩ mô và tài chính. + Tăng cường liên kết và hợp tác kinh tế bằng cách thực hiện những chiến lược chung sau: thực hiện đầy đủ khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và thúc đẩy Trang : 123 sự trao đổi thông thóang về dịch vụ; thực hiện khu vực đầu tư ASEAN vào năm 2010 và luồng đầu tư thông thóang vào năm 2020; tăng cường và mở rộng hợp tác tiểu vùng ở các khu vực và tiểu vùng tăng cường hiện có và sắp có; củng cố và mở rộng hơn nữa các mối liên kết với các khu vực ngòai ASEAN vì lợi ích chung, hợp tác nhằm tăng cường hệ thống thương mại đa biên; tăng cường vai trò của giới doanh nghiệp, coi đó là động lực tăng trưởng. + Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện đại và có tính cạnh tranh trong ASEAN để góp phần phát triển công nghiệp và tính hiệu quả của khu vực. + Đẩy nhanh sự lưu chuyển thông thóang trong lĩnh vực tài chính và hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực tiền tệ và thị trừơng vốn, thuế, bảo hiểm, và các vấn đề hải quan cũng như tham khảo ý kiến chặt chẽ hơn về chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính. + Thúc đẩy sự thông thóang trong lĩnh vực tài chính và hợp tá chặt chẽ hơn trong lĩnh vực tiền tệ và thị trường vốn, thuế, bảo hiểm, và các vấ đề hải quan cũng như tham khảo ý kiến chặt chẽ hơn về chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính. + Đẩy nhanh sự phát triển khoa học và công nghệ , bao gồm cả công nghệ thông tin bằng cách thiết lập một mạng lưới công nghệ thông tin và các trung tâm đầu đàn trong khu vực để phổ biến và tạo điều kiện để tiếp cận dữ liệu và thông tin. + Thiết lập sự liên kết với nhau trong lĩnh vực năng lượng và điện, khí thiên nhiên và nước dùng trong sinh họat trong ASEAN thông qua hệ thống điện ASEAN và hệ thống ống dẫn khí và nước sinh họat xuyên ASEAN, thúc đẩy hợp tác trong việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả năng lượng cũng như phát triển các nguồn năng lượng mới và tái sinh. + Tăng cừơng an ninh lương thực và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của lương thực hàng đầu sản xuất các sản phẩm này, biến ngành lâm nghiệp thành một mô hình về quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng. + Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cải thiện cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc bằng cách phát triển mạng lưới giao thông vận tải liên kết và hài hòa xuyên ASEAN, làm chủ được các bước tiến trong công nghệ viễn thông và công nghệ Trang : 124 thông tin, đặc biệt trong việc nối các xa lộ thông tin các hành lang đa phương tiện trong ASEAN, khuyến khích chính sách bầu trời rộng mở, phát triển vận tải đa phương thức, tạo đầu kiện thuận lợi cho hàng quá cảnh ; liên kết chặt chẽ hơn mạng lưới viễn thông thông qua sự kết nối, phối hợp các tần số và công nhận các thủ tục phê duyệt các chủng lọai thiết bị của nhau. + Tăng cường sự phát triển nguồn lực trong tất cả các lĩnh vực kinh tế thông qua việc giáo dục có chất lượng, nâng cao tay nghề , kỷ năng và huấn luyện. + Có những cố gắng tiến tới hệ thống tiêu chuẩn và đánh giá phù hợp ở cấp độ quốc tế để biến hệ thống này thành một hệ thống hài hòa nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc chu chuyển thương mại ASEAN thông thóang trong khi đáp ứng được như cầu về an tòan, y tế và môi truờng. + Sử dụng quỹ hợp tác chuyên ngành ASEAN như một công cụ để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế không đồng đều, nghèo và phân hóa kinh tế – xã hội. + Tăng cường quan hệ đối tác hải quan ASEAN để tiến tới tiêu chuẩn quốc tế và mức tốt nhất về hiệu quả, trình độ chuyên môn và dịch vụ và đồng nhất thông qua việc hài hòa thủ tục, để tăng cường thương mại và đầu tư và bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng ASEAN. + Tăng cừơng thương mại bên trong ASEAN trong lĩnh vực khai khóang và thông qua mối liên hệ gần gũi hơn và chia sẻ thông tin về khai khóang và khoa học trái đất đóng góp để ASEAN làm chủ được công nghệ cũng như tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác với các bên đối thọai để tạo điều kiện phát triển và chuyển giao công nghệ trong ngành khai khóang, đặc biệt trong nghiên cứu hạ lưu và khoa học trái đất và thiết lập cơ chế thực hiện thích hợp. Trang : 125 MỘT CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ HỘI ĐÙM BỌC NHAU. Chúng tôi hình dung đến năm 2020 tòan bộ Đông Nam châu Á sẽ là một cộng đồng ASEAN nhận thức được các mối quan hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực. Chúng tôi thấy xã hội ASEAN sống động và rộng mở nhất quán với đặc điểm dân tộc của mỗi nước trong đó mọi người đều đựơc tiếp cận một cách công bằng các cơ hội để phát triển không phân biệt giới tính, sắc tộc, ngôn ngữ, hoặc nguồn gốc văn hóa và xã hội. Chúng tôi hình dung một ASEAN đùm bọc và gắn bó về mặt xã hội, ở đó nạn đói, suy dinh dưỡng, thiếu thốn và nghèo khổ không còn là những vấn đề cơ bản nữa ở đó gia đình vững mạnh là những đơn vị cơ bản của xã hội chăm lo cho các thành viên của gia đình , đặc biệt là trẽ em, thanh niên, phụ nữ và người cao tuổi; và ở đó xã hội công dân đựơc tăng cường sức mạnh và đặc biệt quan tâm đến những người có hòan cảnh thiệt thòi, những ngươi tàn tật , không nơi nương tựa, và từ đó công lý xã hội và pháp quyền ngự trị. Chúng tôi thấy một Đông Nam châu Á trước 2020 không có ma túy, không sản xuất chế biến buôn bán và sử dụng ma túy. Chúng tôi hình dung một ASEAN có khả năng cạnh tranh về cộng nghệ nắm được công nghệ có tầm chiến lựơc và chủ chốt, với một nguồn lực thỏa đáng có trình độ kỹ thuật và được đào tạo, và có một mạng lưới mạnh các viện nghiên cứu khoa học và công nghệ và các trung tâm đầu đàn. Chúng tôi hình dung một ASEAN sạch và xanh, có cơ chế hòan toàn vững chắc cho sự phát triển bền vững, để bảo vệ môi trường và bảo đảm sự bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực và chất lượng cuộc sống cao của nhân dân. Chúng tôi hình dung Đông Nam châu Á dần đi tới thỏa thuận về quy tắc ứng xử và những biện pháp hợp tác để đối phó với những vấn đề mà chỉ có thể giải Trang : 126 quyết ở cấp độ khu vực, kể cả ô nhiễm và suy thóai môi trường , buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, và các tôi phạm xuyên quốc gia khác. Chúng tôi hình dung các quốc gia của chúng tôi được quản lý với sự đồng thuận và sự tham gia rộng rãi hơn của nhân dân mà tiêu điểm là phúc lợi và nhân phẩm của con người và lợi ích của cộng đồng . Chúng tôi quyết tâm phát triển và tăng cừơng các thể chế và cơ chế của ASEAN để tạo điều kiện thực hiện được tầm nhìn và đáp ứng những thách thức của thế kỷ tới. Chúng tôi cũng thấy cần tăng cường Ban thư ký ASEAN để ban thư ký có vai trò lớn hơn, hỗ trợ cho việc thực hiện Tầm nhìn của chúng tôi. MỘT ASEAN HƯỚNG NGỌAI. Chúng tôi thấy một ASEAN hướng ngọai đóng vai trò trung tâm trong các diễn đàn quốc tế, và thúc đẩy lợi ích chung của ASEAN. Chúng tôi hình dung một ASEAN tăng cừơng quan hệ với các nước đối thọai và các tổ chức khu vực khác trên cơ sở đối tác bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. KẾT LUẬN Chúng tôi cam kết với nhân dân chúng tôi sẽ quyết tâm và làm việc tòan tâm để biến tầm nhìn ASEAN 2020 thành hiện thực. Kuala Lumpur. Ngày 15 tháng 12 năm 1997. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1250.pdf
Tài liệu liên quan