MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngô Tất Tố được coi là một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học hiện
thực Việt Nam 1930-1945. Tài năng của ông được bộc lộ trên nhiều phương diện: sáng tác,
khảo cứu, dịch thuật… Ring ở mảng sáng tác, ông bộc lộ tài nămg trên nhiều thể loại: tiểu
thuyết, phóng sự, tiểu phẩm báo chí… Với thể loại nào, ơng cũng đã để lại những dấu ấn
sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả. Chính vì thế suốt sáu thập kỉ qua, thân thế và sự
nghiệp sáng tác của
132 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2516 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình và biết bao
thế hệ sinh viên, học viên.
Tuy vậy, việc nghiên cứu văn chương Ngô Tất Tố chưa thật toàn diện, sự hiểu biết của
các thế hệ độc giả về ông cũng chưa đầy đủ: Người ta hầu như mới chỉ biết và quan tâm
nhiều đến một nhà tiểu thuyết Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Lều chng mà chưa biết hoặc ít quan
tâm đến một nhà phóng sự Ngô Tất Tố với Việc làng, Tập án cái đình, một nh tiểu phẩm
Ngô Tất Tố với hàng trăm thậm chí hàng ngàn bài báo sắc sảo và có giá trị văn học. Gần
đây, khi cc tập Ngô Tất Tố chuyện người đương thời và Ngô Tất Tố tiểu phẩm báo chí của
nhà xuất bản Hội nhà văn ra mắt độc giả, không ít người giật mình: hĩa ra tất cả những gì đ
biết về Ngơ Tất Tố mới chỉ l một gĩc nhỏ; tc phẩm của ơng như lâu nay đ biết chỉ chiếm
khoảng một phần mười so với văn nghiệp phong phú, đồ sộ của ông. Trong phần tác phẩm
của Ngô Tất Tố mới ra mắt độc giả ấy, phóng sự và nhất là tiểu phẩm chiếm một số lượng
lớn. Việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về ơng nhất l mảng phĩng sự, tiểu phẩm vì vậy sẽ gip
chúng ta vẽ lên một bức chân dung văn học đúng, đủ trung thực và sâu sắc về nhà văn- nhà
báo Ngô Tất Tố.
Trước đây, sách giáo khoa văn học ở trường phổ thông đ đưa tác phẩm Tắt đèn (Phổ
thông cơ sở), Lều chng (Phổ trông trung học) vào giảng dạy, đọc thêm. Hiện nay sách Ngữ
văn 11 lại giới thiệu thêm với công chúng học đường phóng sự Việc lng của Ngô Tất Tố
(bài đọc thm: Nghệ thuật băm thịt gà). Đó là một sự bổ sung rất kịp thời và cần thiết. Điều
đó càng cho thấy những người giáo viên văn học ở trường phổ thông như tác giả luận văn
này cần phải đọc, tìm hiểu cập nhật về Ngơ Tất Tố v sự nghiệp văn chương của ông, kịp
thời bổ sung những gì chưa biết, để việc giảng dạy tốt hơn.
Đó cũng chính là lí do chúng tôi chọn “Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất
Tố đối với văn học Việt Nam 1930-1945” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.
2. LỊCH SỬ NGHIN CỨU VẤN ĐỀ
Việc nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp Ngô Tất Tố tính đến nay đã cĩ nhiều thành tựu
với một bề dày đáng quý, rất thuận lợi cho tất cả những ai đến sau muốn tìm hiểu su về ơng.
Có thể điểm qua một số bài viết và những công trình nghiên cứu về Ngô Tất Tố từ sau năm
1930 trở về đây để thấy rõ điều đó.
Theo trục thời gian, chng tơi tạm chia lịch sử nghiên cứu về Ngô Tất Tố, trong đó có
phóng sự và và tiểu phẩm thành ba chặng đường: trước 1945, 1945-1975 v sau 1975.
Trước 1945
Tuy thời kì ny chưa có nhiều công trình nghin cứu ring, nhưng sáng tác văn học và
báo chí của Ngô Tất Tố ngay từ năm 1931 đ được đánh giá rất cao. Tiu biểu l cc ý kiến của
Vũ Trọng Phụng, v cơng trình nghin cứu Vũ Ngọc Phan.
Vũ Trọng Phụng trong bài giới thiệu về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã gọi Ngơ
Tất Tố l “một tay ngôn luận xuất sắc trong đám làng nho”. (Báo Thời vụ số ra ngày
31.01.1931)
Trong “Nhà văn hiện đại”(1938-1940) Vũ Ngọc Phan khi giới thiệu bảy mươi chín
nhà văn Việt Nam tham gia sáng tác bằng chữ quốc ngữ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu những
năm 40 của thế kỉ XX cũng đ dnh cho Ngơ Tất Tố một vị trí vẻ vang. Ơng gọi Ngơ Tất Tố l
“một tay kì cựu trong làng văn làng báo Việt Nam” “cĩ ĩc ph bình, cĩ trí xt đoán, có tư tưởng
mới”, v nhấn mạnh: “… về đường văn nghệ ông đã theo kịp cả những nhà văn thuộc phái
tân học xuất sắc nhất. Ngô Tất Tố là một nhà nho mà viết được những thiên phóng sự và
những thiên tiểu thuyết theo nghệ thuật Tây phương và ông đã viết bằng một ngòi bút đanh
thép, làm cho phái tân học phải khen ngợi”. Nhận xét này của Vũ Ngọc Phan đã khẳng định
tư tưởng mới mẻ, tiến bộ và tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố. Tuy nhiên trong khi giới
thiệu tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Ngọc Phan chỉ giới thiệu “Việc làng”, “Lều chõng” và
một số công trình khảo cứu khác, không đề cập đến những bài văn ngắn của Ngô Tất Tố.
Từ năm 1945 đến năm 1975
Năm 1954, trên tạp chí Văn nghệ (số 54). Nguyên Hồng đã có bài viết xúc động về nhà
văn, nhà tiểu thuyết lão thành Ngô Tất Tố. Nguyên Hồng đã ghi nhận những đóng góp tích
cực của Ngô Tất Tố trong việc phản ánh đúng sự thật đời sống của người nông dân nơi luỹ
tre xanh. Ông viết: “Người nông dân giãy lên trên những dòng chữ của Ngô Tất Tố, chưa
ánh lên cái sức đấu tranh nhưng sự thống khổ của họ đem phơi bày ra đã được một phần
nào thật, thật trên cái đen tối của chế độ tàn bạo và ruỗng nát lúc bấy giờ”[33, tr.44].
Nguyên Hồng cũng cho rằng, nhân cách, con người và thái độ đấu tranh không mệt mỏi của
Ngô Tất Tố đáng để cho người đời sau học tập. Ông khẳng định: “Cái hình ảnh Ngô Tất Tố
dứt khoát với thù địch, không đội giời chung với thù địch, cái hình ảnh đôi mắt kính vằng
vặc say mê cúi xuống những dòng chữ rắn rỏi rõ ràng, miết lên những trang giấy giang
vàng ngà trên bàn tre làm việc, hình ảnh đó chúng ta luôn tưởng nhớ, xót xa thương tiếc,
quyết tâm học tập và nguyện sát cánh nhau chặt hơn nữa, làm việc nhiệt tình tận tụy, quyết
thắng”[33, tr.48]. Đó chính là tinh thần mà Ngô Tất Tố để lại cho đồng nghiệp và những thế
hệ sau. Bài viết của Nguyên Hồng đã khẳng định sự ảnh hưởng của Ngô Tất Tố đối với các
đồng nghiệp.
Trên tạp chí Văn nghệ số 8 năm 1958, Bùi Huy Phồn cũng có những đánh giá rất khách
quan về Ngô Tất Tố qua phóng sự “Việc làng”. Bùi Huy Phồn cho rằng lập trường giai cấp
của Ngô Tất Tố còn mơ hồ cho nên còn một số hạn chế nhỏ trong “Việc làng”. Ông cũng
cho rằng sự hạn chế này không lấy gì làm lạ, vì Ngô Tất Tố vốn xuất thân từ một nhà nho.
Bùi Huy Phồn cũng khẳng định đóng góp lớn nhất của “Việc làng” là đã phản ánh một cách
chân thực đời sống của người dân quê, những nỗi thống khổ về tinh thần mà khó ai có thể
nhìn thấy được. Từ xưa đến nay người ta chỉ thấy người nông dân bị bóc lột về kinh tế, áp
bức về chính trị, ít ai thấy được nỗi khổ của người nông dân dưới gánh nặng của hủ tục.
Năm 1961, trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 3, Nguyễn Đức Đàn, qua phân tích một
số tác phẩm của Ngô Tất Tố trước 1945, đã chỉ ra “sự sáng tạo nghệ thuật của Ngô Tất Tố
có một ý nghĩa vị nhân sinh rõ rệt” [33, tr.65]. Nguyễn Đức Đàn đi đến kết luận “Bao giờ
ông – tức Ngơ Tất Tố - cũng đứng về phía những người bị đày đọa, bị áp bức. Chính nhờ đó
mà nhà văn đã vẽ lên được bức tranh chân thực của xã hội đương thời. Trong hoàn cảnh
lúc bấy giờ, ngòi bút Ngô Tất Tố dám dũng cảm tố cáo những cái xấu xa thối nát của xã
hội, xây dựng những hình tượng đẹp đẽ về người lao động cùng khổ đã là một thành công
lớn” [33, tr.66]
Năm 1962, trên tạp chí Văn nghệ số 61, Nguyễn Đức Bính cũng viết bài bàn về con
người và văn chương Ngô Tất Tố. Trong đó ông có đề cập đến phóng sự “Việc làng”, và
các tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố. Nguyễn Đức Bính tiết lộ “Quyển Việc làng ra đời
năm 1940. Nhưng có thể tác giả đã nhẩm từ lâu, trong những buổi nhàn đàm với anh em ở
toà soạn tờ báo Hàng Da”. Ông còn cho rằng “Nếu có ai cho rằng đó là một tập văn kí sự
ghi lại những tệ tục ở nông thôn thì thật chưa hiểu được dụng ý của người viết. Mặc dù lời
văn có khi nặng tích chất khách quan của kẻ quan sát hiện thực, nhưng nên tìm ở trong đó
một tấm lòng nói thay cho nhiều tấm lòng” [33, tr.69]. Bàn về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố,
Nguyễn Đức Bính khẳng định: “Ngô Tất Tố có một lối viết mới, độc đáo nữa là khác, không
chút gì nhắc lại lối văn biền ngẫu của các cụ đồ, giọng văn khi đậm đà, khi duyên dáng,
nhưng đặc biệt là dí dỏm; câu văn sắc cạnh, trong sáng, ngắn gọn, chữ dùng thường mạnh
dạn và ý nhị”[33, tr.77].
Trong quyển “Lịch sử văn học Việt Nam” tập 5 (1930-1945), xuất bản tại Hà Nội năm
1973, Nguyễn Đăng Mạnh khi phê bình “Lều chõng” và “Việc làng”, đã phân tích một số
đặc điểm nội dung cũng như nghệ thuật của phóng sự “Việc làng”. Ông nhìn nhận ở Ngô
Tất Tố một “lòng cảm thương sâu sắc đối với người nông dân”, “càng thông cảm với người
nông dân bao nhiêu , Ngô Tất Tố lại càng căm ghét bọn cường hào địa chủ bấy nhiêu”. Về
nghệ thuật, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: cả tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố tuy
quanh đi quẩn lại chủ yếu là nạn xôi thịt, nhưng với lối kể chuyện linh hoạt, người đọc
không thấy đơn điệu. Cuối cùng ông kết luận “Việc làng là một tập án đanh thép về hủ tục
và nạn cường hào ở nông thôn Việt Nam”.
Nhìn chung ở giai đoạn này, Người ta nhắc nhiều đến tiểu thuyết và phóng sự của
Ngô Tất Tố. Mảng văn tiểu phẩm chưa được đi sâu vào nghiên cứu. Từ sau năm 1975,
người ta mới bắt đầu chú ý tới những bài văn ngắn này của ông.
Sau 1975
Năm 1977, Nhà xuất bản văn học Hà Nội in “Ngô Tất Tố- Tác phẩm” Phan Cự Đệ chủ
biên. Đây là công trình đầu tiên giới thiệu một cách tương đối toàn diện về Ngô Tất Tố và
những thành công của ông trên các lĩnh vực: báo chí, sáng tác văn học, nghiên cứu dịch
thuật… Riêng ở lĩnh vực báo chí, tác giả đã có công sưu tầm và giới thiệu 112 bài báo của
Ngô Tất Tố được viết trong khoảng thời gian từ 1929-1943.
Trong cơng trình ny, Phan Cự Đệ, cũng như nhiều nhà nghiên cứu hồi bấy giờ nhận xét
đánh giá cịn nặng ci nhìn soi xt nhân thân, quan điểm lập trường của Ngô Tất Tố. Tuy vậy,
đáng chú ý là nhà nghiên cứu đ khẳng định: Ngô Tất Tố, với tư cách l “người bạn đường tin
cậy của giai cấp công nhân”, luôn đứng trên quyền lợi của dân tộc, của quần chúng bị áp
bức, luôn xuất phát từ một tấm lòng yêu nước thương dân mà sáng tác.
Về nghệ thuật, Phan Cự Đệ đánh giá cao nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Ngô Tất Tố:
“… bất cứ lúc nào có điều kiện, Ngô Tất Tố sẵn sàng sử dụng những đòn đánh thẳng vào
mặt đối phương, không kiêng nể và ông phân biệt rất rõ lối đả kích và trào lộng đả kích để
đánh địch. Lối hài hước và trào lộng hài hước là để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dân. Nụ cười của Ngô Tất Tố không phải là sự chế giễu lạnh lẽo vô tình,
không phải là thái độ bông phèng “lùng tùng xoè” như nhóm Tự lực văn đoàn, cũng không
phải là sự đả kích đôi khi vô chính phủ theo quan điểm hư vô chủ nghĩa của Vũ Trọng
Phụng, mà đây là một sự phê phán xã hội đứng trên lập trường một người trí thức yêu nước.
Chính lập trường đó đã tạo nên tiếng cười của Ngô Tất Tố, có nội dung xã hội sâu sắc, lành
mạnh, lạc quan và nói chung lúc nào cũng nhằm trúng đích, bắn chính xác vào kẻ thù của
dân tộc và của quần chúng bị áp bức bóc lột” [17, tr.57].
Năm 1978, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản công trình “Lịch sử văn học Việt Nam” của
Nhóm tác giả Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh,
Nguyễn Trác. Trong đó có một chương viết về “Ngô Tất Tố- nhà báo” do Nguyễn Đăng
Mạnh biên soạn. Nguyễn Đăng Mạnh đã nêu khái quát cuộc đời làm báo của Ngô Tất Tố, và
cũng đi đến những nhận xét rất tích cực “Nhìn chung, qua những bài bình luận, bút chiến,
phóng sự, ta thấy Ngô Tất Tố thực sự là một nhà báo hăng hái và chân thành chiến đấu cho
những yêu cầu cải cách dân chủ thật sự vì lợi ích của nhân dân lao động. Những việc ông
làm, những điều ông đấu tranh như thế đã khiến ông gần với cách mạng” [24, tr.201].
Nhìn chung, trong chương viết về Ngô Tất Tố, Nguyễn Đăng Mạnh đã đi vào nhận xét
những thành tựu, những ưu khuyết điểm của nhà báo Ngô Tất Tố về nội dung tư tưởng,
chưa đi vào phân tích giá trị nghệ thuật trong các tiểu phẩm của ông.
Năm 1987-1988, khoa Ngữ văn-báo chí, trường đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh ấn hành và lưu hành nội bộ giáo trình “Văn học Việt nam 1930-1945” (2tập) do Trần
Ngọc Hồng biên soạn. Phần viết về Ngô Tất Tố cĩ đề cập đến thành tựu của Ngô Tất Tố qua
hai tác phẩm “Việc làng” và “Tắt đèn” không thấy đề cập đến các tác phẩm báo chí.
Năm 1993, Nhà xuất bản văn học cho in “Tuyển tập Ngô Tất Tố” (2 tập) do Phan Cư Đệ
sưu tầm tuyển chọn, Trương Chính sắp xếp và giới thiệu. Trong lời giới thiệu về Ngô Tất
Tố, Trương Chính cũng đồng tình với quan điểm của Phan Cư Đệ cho rằng Ngô Tất Tố đã
vượt qua mọi sự ràng buộc của tư tưởng Nho giáo, là “một người có tư tưởng độc lập,
không chịu nhắm mắt theo những thành kiến của cổ nhân”. Ông cũng đi đến nhận định Ngô
Tất Tố là một nhà nho yêu nước, thương dân “Phú quý không ham, nghèo hèn không đổi dạ,
uy quyền không thể khuất phục”. Ngoài ra, Trương Chính còn phân tích để chỉ ra quan niệm
tiến bộ, nghiêm túc của Ngô Tất Tố trong nghề báo. Trương Chính không quan tâm nhiều
đến những hạn chế trong tư tưởng của Ngô Tất Tố mà chủ yếu tập trung làm nổi bật những
quan niệm tiến bộ của nhà nho Ngô Tất Tố, và khẳng định những thành công của ông về nội
dung cũng như nghệ thuật. Theo Trương Chính thì tiểu phẩm của Ngô Tất Tố gần với tạp
văn của Lỗ Tấn.
Đến năm 1999, nhà xuất bản giáo dục tái bản lần ba công trình “Văn học Viêt Nam
1900-1945”. Trong đó có chương XIII viết về Ngô Tất Tố do Phan Cự Đệ phụ trách. Phan
Cự Đệ đi phân tích từ tư tưởng tiến bộ của một nhà nho nghèo yêu nước đến những tác
phẩm tiêu biểu cho thành công của Ngô Tất Tố trên con đường nghệ thuật. Ông giới thiệu
về các tác phẩm phê bình, về tiểu thuyết “Tắt đèn”, về các phóng sự “Việc làng” và “Tập án
cái đình”, và về các tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố .
Ở phần viết về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, Phan Cự Đệ đã khẳng định những đóng góp
lớn lao của Ngô Tất Tố về nội dung cũng như nghệ thuật. Về nội dung Phan Cự Đệ viết
“Văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố dường như làm thành một bộ sử biên niên của xã hội Việt
Nam những năm từ trước 1930 cho đến hồi đại chiến lần thứ hai” [21, tr.395]. Về nghệ
thuật thì “các tiểu phẩm của Ngô Tất Tố vừa mang tính chất của một bài bình luận chính trị,
bình luận xã hội nhưng đồng thời cũng là một tác phẩm văn học. Do đó nó vừa phải có sức
thuyết phục logic, có căn cứ và lập luận chặt chẽ, vừa phải xây dựng được những hình
tượng và có một sức truyền cảm mạnh mẽ, sâu sắc đối với người đọc” [21, tr.395]. Và,
“phong cách châm biếm trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là sự kết hợp hài hoà cái thâm
thuý của một nhà nho trí thức với cái vui hồn hậu, lạc quan, tính chiến đấu mạnh khỏe của
văn học dân gian” [21, tr.400].
Hai tập phóng sự “Việc làng” và “Tập án cái đình” cũng được Phan Cự Đệ đánh giá cao.
Ơng đặc biệt khẳng định giá trị hiện thực vào tính chiến đấu của nó “Trong hai phóng sự
“Tập án cái đình” và “Việc làng”, Ngô Tất Tố tìm cách phơi trần những sự thật xấu xa về
các hủ tục ở nông thôn, xem đó là một cái gì vô lý “quái gở”, “mọi rợ” và đặt chính quyền
thực dân trước nhiệm vụ phải giải quyết” [21, tr.409]
Nhìn chung, với bi viết ny, Phan Cự Đệ đã đưa ra được một cái nhìn khái quát toàn bộ
văn nghiệp của Ngô Tất Tố, chỉ ra một cách tương đối thỏa đáng những thành công, hạn chế
trong tư tưởng chính trị cũng như về hình thức thể hiện trong sng tc của nhà văn.
Xuất phát từ sự quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật viết tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, năm
1983, trên tạp chí Văn học số 6, Lê Thị Đức Hạnh viết bài “Đặc sắc trong tiểu phẩm của
Ngô Tất Tố”. Trong bi viết ny, với lưu ý “những bài viết này chưa ai nghiên cứu kĩ, chưa
được chú ý nhiều về nghệ thuật, nhất là nghệ thuật trào phúng”, Lê Thị Đức Hạnh cho rằng:
“những tiểu phẩm của ông (Ngô Tất Tố) rất giàu tính nghệ thuật, là sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa lý trí và hình tượng thông qua những sự kiện, những tài liệu cụ thể, tạo nên
một sức thuyết phục mạnh”. Trong khi đi sâu phân tích nghệ thuật trào phúng trong tiểu
phẩm của Ngô Tất Tố, tác giả bài báo khẳng định: “… Ngô Tất Tố rất già dặn trong việc
vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều thủ pháp nghệ thuật khi đề cập đến các vấn đề của xã
hội đương thời. Ông biết khai thác đề tài bằng cách đối lập một hiện tượng nào đó với khát
vọng mong muốn của nhân dân. Ông biết tô đậm những mâu thuẫn của hiện thực và khi thể
hiện chúng thì thông qua một ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm đà chất trữ tình nên ông đã tạo
được một hiệu quả phê phán lớn. Sự thông minh hóm hỉnh là một đặc trưng quan trọng của
nghệ thuật trào phúng cũng thấy bộc lộ qua từng câu, từng chữ, có khi trong toàn bài, đã
làm cho văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người
đọc” [33, tr.423-424].
Cũng nói riêng về tiểu phẩm, năm 1998, trên tạp chí Văn học số 11, Hà Minh Đức viết
bài “Tiểu phẩm văn học và báo chí của Ngô Tất Tố”. Bàn về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, Hà
Minh Đức đánh giá cao tính thời sự, và tính luận chiến của nó: “Ngô Tất Tố không viết tiểu
phẩm để in trong sách hoặc trong tạp chí hàng tháng, nhiều tháng mà chủ yếu là in trên báo
hàng ngày, hàng tuần với tinh thần thời sự ứng chiến” [33, tr.444]. Hà Minh Đức cũng ghi
nhận tinh thần thương yêu dân và đấu tranh với những thế lực bóc lột đàn áp nhân dân. Tác
giả nhận định sự phê phán, đả kích của Ngô Tất Tố là không chạy theo từng việc nhỏ mà
“có cái nhìn bao quát vào bức tranh chung của xã hội, nhìn vào bản chất của các hiện
tượng”.
Năm 2001, Nhà xuất bản giáo dục đã xuất bản quyển sách “Ngô Tất Tố về tác gia và tác
phẩm” do Mai Hương và Tôn Phương Lan tuyển chọn và giới thiệu. Quyển sách đã tập hợp
tương đối đầy đủ những bài viết, những lời giới thiệu v những bài phê bình, nghiên cứu về
nhà văn- nhà báo-nhà dịch thuật Ngô Tất Tố. Trong đó có bài viết “Ngô Tất Tố tài năng và
tấm lòng” của Mai Hương, thể hiện lòng mến phục và trân trọng đối với Ngô Tất Tố. Đáng
chú ý l ý kiến giải thích về văn tài và động cơ viết văn của Ngô Tất Tố: “… Vượt lên mọi hư
danh, cám dỗ, Ngô Tất Tố “đã biết đánh đổi cơm áo để lấy cái quyền viết theo chỉ thị của
trái tim mình”, trái tim chỉ thuộc về đất nước mà ông hết lòng yêu thương, chỉ thuộc về
nhân dân mà ông thiết tha gắn bó. Chính đó là cái lõi để tạo nên tài năng lớn, đa dạng nơi
ông” [33, tr.30-31]
Nhìn chung dù viết dưới dạng bài báo, bài nghiên cứu, phê bình hay bài giới thiệu, dù
phân tích các tác phẩm tiểu thuyết, phóng sự, tiểu phẩm hay dịch thuật, phê bình, các nhà
nghiên cứu đều có sự nhìn nhận, đánh giá thống nhất với nhau ở quá trình phát triển tư
tưởng, quá trình lao động, sáng tạo, và quá trình đấu tranh không mệt mỏi vì nhân dân và
dân tộc của nhà văn lão thành Ngô Tất Tố. Tất cả mọi lời nhận định đều khẳng định tài năng
về mọi mặt của Ngô Tất Tố và những cống hiến to lớn của ông đối với nền văn học dân tộc,
với việc bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hoá vốn có của đất nước. Một số hạn chế
trong tác phẩm và tư tưởng của ông nếu được vạch ra, không hề làm giảm đi lòng yêu mến
và sự cảm phục của các đồng nghiệp và của các thế hệ độc giả từ xưa đến nay.
Tìm hiểu lịch sử nghin cứu vấn đề, ta nhân thấy:
Thứ nhất, chưa có một công trình nghiên cứu riêng, sâu về các mảng sáng tác của Ngô
Tất Tố. Phần lớn các sách thường chỉ sưu tầm và biên tập lại những bài viết trên các báo, tạp
chí hay một bài nghiên cứu nhỏ về Ngô Tất Tố.
Thứ hai, thnh tựu nghin cứu về sự nghiệp văn chương, báo chí của Ngô Tất Tố tính đến
nay đ kh dy dặn, phong ph. Giới nghin cứu cng ngy, cng mở rộng, khơi sâu nhiều mặt giá trị
trong sự nghiệp viết văn của ông, càng khẳng định thêm vị trí quan trọng của ông trong lịch
sử văn chương và báo chí Việt Nam 1930-1945. Việc cơng bố, in ấn cc cơng trình nghin
cứu về ơng trước thời đổi mới, trong một thời gian dài không tiến triển được bao nhiêu.
Có những cuốn sách về Ngô Tất Tố nhan đề tuy khác nhau nhưng nội dung bên trong
cũng chỉ là những bài viết cũ của các nhà phê bình quen thuộc. Mảng văn được nghiên cứu
nhiều và sâu nhất là tiểu thuyết, cụ thể là tác phẩm “Tắt đèn”, “Lều chõng”. Với thể loại
phóng sự, phần lớn các nhà nghiên cứu cũng chỉ xoay quanh phóng sự “Việc làng”, còn
“Tập án cái đình” và một số phóng sự khác chỉ được nói chung chung. Riêng mảng văn tiểu
phẩm, chiếm số lượng lớn trong văn nghiệp của Ngô Tất Tố, hầu như chưa được đầu tư
nghin cứu một cách xứng đáng ngoài những bài nghiên cứu của Nguyễn Đăng Mạnh, Lê
Thị Đức Hạnh, Trương Chính, Phan Cự Đệ, Vũ Quần Phương, Hà Minh Đức được in trong
nhiều tuyển tập nghiên cứu về Ngô Tất Tố.
Thực tế đó cho thấy việc nghiên cứu về phóng sự và tiểu phẩm của Ngô Tất Tố vẫn là
một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này chng tơi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau đây:
- Phương pháp so sánh: đặt các sáng tác của Ngơ Tất Tố trong sự đối chiếu so sánh với
các nhà văn khác nhất là các nhà văn cng thời với ông để tìm ra những đóng góp tích cực
của tiểu phẩm và phóng sự Ngô Tất Tố.
- Phương pháp hệ thống: đặt tiểu phẩm và phóng sự Ngơ Tất Tố trong trong tồn bộ sự
nghiệp sáng tác của ông cũng như trong bối cảnh văn xuôi nghệ thuật Việt Nam 1930-1945
để nghiên cứu, đánh giá đúng và đủ hơn về đóng góp của ông.
- Phương pháp loại hình được sử dụng để nghiên cứu phĩng sự, tiểu phẩm của Ngơ Tất
Tố từ gĩc nhìn thể loại.
Tất cả những quan điểm, những phương pháp được vận dụng nghiên cứu đề tài đều đứng
trên lập trường của chủ nghĩa duy vật Mác-Lênin để nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách
khách quan và khoa học.
4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Mặc dù tài năng của Ngô Tất Tố thể hiện trên nhiều bình diện nhưng đề tài chỉ hướng
vào tìm hiểu những tác phẩm thuộc hai thể loại tiểu phẩm và phóng sự của ông.
Về phóng sự, chủ yếu tìm hiểu tập phóng sự “Việc làng”, “Tập án cái đình”, để thấy
được cái nhìn của Ngô Tất Tố về nông dân và nông thôn Việt Nam.
Về tiểu phẩm, số lượng tác phẩm mới tìm thấy của ông rất nhiều. Chúng tôi sẽ tiến hành
khảo sát các tiểu phẩm tiêu biểu trong ba quyển sách “Ngô Tất Tố tiểu phẩm báo chí”, Ngô
Tất Tố chuyện người đương thời” của nhà xuất bản Hội nhà văn, xuất bản năm 2005,
và“Ngô Tất Tố toàn tập”, tập 1, và chủ yếu là những tác phẩm được sáng tác trước 1945.
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Thông qua việc nghin cứu tiểu phẩm và phóng sự, hai mảng thể loại còn chưa được nhà
phê bình quan tâm nhiều, chúng tôi muốn thêm một lần khẳng định lại vị trí của ông trên
văn đàn bằng cách chỉ ra những đóng góp có ý nghĩa tích cực trong việc phát triển thể loại
phóng sự và tiểu phẩm nói riêng, phát triển ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật nói chung.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn được tổ chức thành ba chương.
Chương1: Ngô Tất Tố v thể văn phóng sự, tiểu phẩm trong văn học Việt Nam hiện đại
(1930-1945). Chương này xác định vị trí của Ngô Tất Tố cùng với các thể loại sáng tác, phê
bình, dịch thuật đặc biệt là hai thể loại phóng sự và tiểu phẩm trên văn đàn Việt Nam. Từ đó
có cái nhìn khái quát về những đóng góp của ông trong quá trình phát triển và hoàn thiện
của văn học Việt Nam ở giai đoạn 1930-1945.
Chương 2: Những đóng góp của phóng sự Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam
(1930-1945). Chương này nhằm khẳng định những đóng góp của Ngô Tất Tố trên bình diện
phóng sự về mặt nội dung và nghệ thuật.
Chương 3: Những đóng góp của tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với Văn học Việt Nam
(1930-1945). Chương này nhằm khẳng định đóng góp của Ngô Tất Tố trên bình diện văn
tiểu phẩm về nội dung và nghệ thuật.
Trong ba chương vừa nêu, chương ba tương đối phức tạp vì số lượng tác phẩm nhiều và
cũng có nhiều vấn đề mới cần được giải quyết, nên chúng tôi đầu tư kĩ hơn và dành số trang
nhiều hơn.
Chương 1
NGÔ TẤT TỐ VÀ THỂ VĂN PHÓNG SỰ, TIỂU PHẨM
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (1930-1945)
Ngô Tất Tố trong lòng độc giả Việt Nam là một con người mẫu mực, nghiêm túc trong
cuộc sống cũng như trong hoạt động văn học. Đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật
ông nổi tiếng là một người đa tài. Nhắc đến Ngô Tất Tố là nhắc đến một nhà nho lão thành
với tư tưởng tiến bộ, một nhà văn, một nhà báo, một nhà nghiên cứu, phê bình, dịch thuật
xuất sắc. Ngô Tất Tố tham gia vào nhiều lĩnh vực sáng tác và ở lĩnh vực nào cũng tạo được
tiếng vang, được sự đồng tình ủng hộ của độc giả và đồng nghiệp.
Năm 1923, ông bắt đầu con đường hoạt động văn học với tác phẩm dịch từ Trung văn:
Cẩm Hương Đình, in tại Tản Đà tu thư cục (do Tản Đà mở từ năm 1922 tại 58 phố Hàng
Bông). Trong thời gian này, văn học nước ta đang tiến dần đến sự hiện đại hoá toàn diện.
Đây là giai đoạn giao thời của văn học, và từ đây Ngô Tất Tố đã có bước song hành cùng sự
phát triển của nền văn học. Tài năng của ông ngày càng pht triển, chín muồi. Ơng trở thnh
một trong những cây bút kì cựu của giai đoạn văn học 1930-1945, có nhiều đóng góp quan
trọng, được bạn bè đồng nghiệp cng cc thế hệ độc giả yêu mến. Vị trí của ông đã được
khẳng định trong văn học Việt Nam hiện đại (1930-1945) như là một nhà văn, nhà báo xuất
sắc, một nhà tiểu thuyết lớn, một nhà khảo cứu phê bình, dịch thuật đầy tài năng:
1.1. Ngô Tất Tố - nhà văn, nhà báo xuất sắc trong văn học Việt Nam (1930-
1945)
1.1.1. Một nhà báo với ngòi bút chiến đấu sắc bén
Nhắc đến sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố trước hết là nhắc đến một Ngô Tất Tố
– nhà báo. Với mảng thành tựu xuất sắc về tạp văn tiểu phẩm. Năm 1926, ông chính thức
bước vào nghề báo và liên tục xuất hiện trên các báo An Nam tạp chí, Đông Pháp thời báo,
Thần chung, Phổ thông, Đông phương, Công dân, Hải Phòng tuần báo, Tương lai, Thời vụ,
Hà Nội tân văn, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba… với các bút danh như : Phó chi,
Thôn dân, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Xứ Tố, Lộc Đình, Thục Điểu, Tuệ Nhỡn, Đạm Hiên,
Thuyết Hải, Hy Cừ, Xuân Trào…
Sự xuất hiện của Ngô Tất Tố trên báo chí đã gây được sự chú ý của nhiều độc giả, họ bắt
đầu quan tâm đến những bài báo ngắn trên các mục “Nói mà chơi”, “Nói hay đừng”… Với
cái nhìn sắc sảo, ngòi bút tài năng và một trái tim nhân hậu, ông đã tạo ra những sản phẩm
có giá trị vừa mang tính chiến đấu vừa mang tính giáo dục, được dư luận xã hội cũng như
các đồng nghiệp đánh giá cao.
Vũ Trọng Phụng đã giới thiệu về Ngô Tất Tố “Ngô Tất Tố là một nhà báo về phái Nho
học, và là một tay ngôn luận xuất sắc, trong đám nhà nho. Làng báo bắc Kì, Trung Kì, Nam
kì, cũng như độc giả, hẳn không ai mà lại không biết đến danh tiếng người ra đời từ khi thi
sĩ Nguyễn Khắc Hiếu chủ trương An Nam tạp chí và đã viết nhiều bài đại luận, khảo cứu,
bút chiến, phê bình, nhiều truyện lịch sử rất có giá trị, trong nhiều tuần báo và tạp chí cả
Nam lẫn Bắc. Với cái sự được đời hoan nghênh ấy Ngô Tất Tố chẳng cần ai giới thiệu
nữa…” [33, tr.409] Qua lời giới thiệu của Vũ Trọng Phụng, nhà báo Ngô Tất Tố hiện lên là
mot con người hoạt động rộng. Không chỉ rộng về không gian, từ Nam chí Bắc, mà còn
rộng về phạm vi hoạt động báo chí, ông có thể viết ở nhiều thể loại.
Trước hết phải kể đến phóng sự, một thể loại báo chí giàu chất văn chương. Ở thể loại
này Ngô Tất Tố đã tham gia một cách nhiệt tình và khẳng định được tên tuổi mình qua hàng
loạt những tác phẩm có giá trị.
Năm 1935, ơng viết phóng sự “Dao cầu thuyền tán” đăng trên báo Công dân. Ngòi bút
của ông đã không ngần ngại phanh phui tất cả những ung nhọt của xã hội. Chính vì vậy
cũng trong năm này, chính phủ cấm không cho ông viết Hải Phòng tuần báo, bắt ông dời
hiệu thuốc về quê và trục xuất ông khỏi các thành phố lớn.
Năm1939, ông cho đăng phóng sự “Tập án cái đình” trên báo Con ong.
Năm 1940, đăng phóng sự “Việc làng” trên báo Hà Nội tân văn.
Với hai tập phóng sự này, Ngô tất Tố thực sự là nhà báo hiểu biết sâu sắc về đời sống
người nông dân với biết bao nhiêu nỗi vất vả cơ cực. Bùi Huy Phồn đã khẳng định đóng
góp của “Việc làng” là giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về nỗi khổ của người nông dân.
Ơng viết: “Chúng ta chỉ mới biết rằng người nông dân bị bóc lột về kinh tế và áp bức về
chính trị. Rằng cuộc cách mạng chống đế quốc và phong kiến đã giải phóng cho người nông
dân thoát khỏi quan hệ sản xuất cũ. Nhưng còn điều mà chúng ta ít chú ý là, cũng nhờ có
cách mạng người nông dân còn được giải phóng thoát khỏi trăm ngàn thứ hủ tục nó trói
buộc, đè nén họ hàng ngàn vạn năm.” [33, tr.336]
Nói như vậy là Bùi Huy Phồn đã công nhận Ngô tất Tố là người góp phần hoàn thiện cái
nhìn toàn diện về đời sống cuả người nông dân, có nghĩa là khẳng định vị trí không thể thiếu
của thiên phóng sự “Việc làng”.
Nguyễn Đức Đàn và Phan Cư Đệ cũng đã khẳng dịnh vị trí của Ngô Tất Tố ở thể loại
phóng sự: “Ngô Tất Tố vốn xuất thân nho học. Nhưng đối với một thể loại mới mẻ như thể
loại phóng sự, Ngô tất Tố đã không tỏ vẻ bỡ ngỡ chút nào. Trái lại ngòi bút của ông khi nào
cũng vững vàng, chắc chắn, lời văn bao giờ cũng bình dị, sáng sủa và cô đúc. Việc làng đã
góp phần làm cho tên tuổi Ngô Tất Tố càng có thêm uy tín trong làng văn Việt nam” [33,
tr.361]
Một thể loại báo chí khác cũng góp phần làm nên thành công của toàn bộ văn nghiệp của
Ngô Tất Tố đó chính là thể loại tiểu phẩm. Bàn về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, nhà nghiên
cứu Lê Thị Đức hạnh nhận xét: “Chưa nói tới các lĩnh vực khác, chỉ riêng ở văn tiểu phẩm
cũng đã thấy rõ được tính chất phong phú và đa dạng trong ngòi bút của Ngô Tất Tố. Ông
vừa có tài “viết mỗi ngày một chuyện” lại vừa có tài viết mỗi bài một kiểu”. Vì thế qua hơn
một trăm bài báo của ông, không thấy có sự đơn điệu trùng lặp. Trái lại độc giả dễ bắt gặp
những thú vị bất ngờ” [33, tr.424]
Phan Cự Đệ cũng đánh giá cao văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố: “Toàn bộ tiểu phẩm của
Ngô tất Tố làm thành một bức tranh rộng lớn và chân thực về xã hội thực dân phong kiến
Việt Nam những năm trước cách mạng Tháng tám, nó đã cung cấp cho chúng ta những tài
liệu quý giá về văn học, sử học, xã hội học, dân tộc học (phong phú nhất là những tài liệu
về nông thôn và nông dân Việt Nam)” [33, tr.434]
Có thể nói trên lĩnh vực báo chí, Ngô Tất Tố đã tung hoành ngang dọc, viết hết mình,
chiến đấu hết mình. Ngày nay trên lĩnh vực ny Ngô Tất Tố được nhắc tên như một trong
những người đi tiên phong, có cống hiến to lớn cho sự nghiệp báo chí Việt Nam.
1.1.2. Một nhà tiểu thuyết lớn
Không chỉ khẳng định mình trên lĩnh vực báo chí, Ngô Tất Tố còn gây được ấn tượng
khó phai trong lòng độc giả bằng những trang tiểu thuyết đậm chất hiện thực.
Nhắc đến nhà tiểu thuyết Ngô Tất Tố là không thể không nhắc đến “Tắt đèn” cuốn tiểu
thuyết đã làm rơi nước mắt bao thế hệ người đọc. Có thể nói ai đã từng đọc Tắt đèn thì
không bao giờ có thể quên được không k._.hí náo động, căng thẳng, ngột ngạt của làng Đông
Xá trong vụ thuế, dưới thời Pháp thuộc: cổng làng bị đóng chặt, việc đồng áng bị đình đốn,
dân làng bị dồn lại và bọn cường hào bắt đầu đốc thuế bằng gậy gộc, cùm kẹp, giữa tiếng
thúc dục dồn dập của “mõ cá trên cột đình”, “trống cái dưới xá đình”. Người nông dân đầu
óc căng thẳng chạy ngược chạy xuôi vay nợ, cầm đồ, “bán vợ, đợ con” hoặc kêu khóc thảm
thiết. Sau luỹ tre xanh, làng Đông Xá êm đềm lặng lẽ bỗng trở thành chiến trường.
Vũ Trọng Phụng, nhà văn cùng thời với Ngô tất Tố đã khẳng định: “Tắt đèn là một thiên
tiểu thuyết có luận đề xã hội (…) một áng văn hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có
thể gọi là kiệt tác, tòng lai chưa từng thấy” [33, tr.200]
Hồng Chương cũng khẳng định vị trí của Ngô Tất Tố qua “Tắt đèn”: “Với Tắt đèn, với
cuốn tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa duy nhất đó của ông, Ngô Tất Tố cũng đã xứng đáng
được liệt vào hàng các đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam”
[33, tr.242]
Nguyễn Đăng Mạnh khi nói về tác phẩm “Tắt đèn” cũng không ngần ngại khẳng định:
“Tắt đèn là một trong những thành tựu nghệ thuật xuất sắc nhất trong dòng văn học hiện
thực phê phán Việt Nam trước cách mạng” [33, tr.271]
Sự thành công của tiểu thuyết “Tắt đèn” có lẽ không còn ai phải bàn cãi, nhưng còn một
tác phẩm cũng không kém phần tiêu biểu của Ngô Tất Tố đó chính là tiểu thuyết phóng sự
“Lều chõng”, một tác phẩm miêu tả những bi kịch của những người trí thức thời phong kiến.
Khác với “Tắt đèn”, ở “Lều chõng”, Ngô Tất Tố miêu tả một cách thẳng thắn, chân thực
việc giáo dục và chế độ thi cử của phong kiến vào lúc suy tàn. Và sự ra đời của “Lều chõng”
đã góp phần hoàn thiện cái nhìn đầy đủ, toàn diện của Ngô Tất Tố về xã hội. Đó là cái nhìn
nhân hậu trước bao nỗi đắng cay cơ cực của người nông dân, cái nhìn cương trực, thẳng
thắn vạch trần mọi ung nhọt của xã hội phong kiến thối nát, bảo thủ lỗi thời. Đáng quý là ở
chỗ người có cái nhìn tiến bộ đó lại từng là một môn đệ của Khổng -Mạnh, của một nền
Hán học lâu đời.
“Tắt đèn” và “Lều chõng” cho đến nay đã khẳng định được sức sống bền bỉ vượt qua
mọi sự thử thách của thời gian, chinh phục biết bao thế hệ độc giả của biết bao thời đại.
Những thiên tiểu thuyết như thế đ khẳng định một cách vững chắc vị trí đầy vinh dự của
Ngô Tất Tố trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945.
1.1.3. Một nhà khảo cứu, phê bình, dịch thuật tài năng
Ngoài việc viết báo và sáng tác Ngô Tất Tố còn là một trong những nhà văn giu nhiệt
tâm đối với công tác nghiên cứu. Chẳng những ông nghiên cứu văn học mà còn có công
nghiên cứu cả triết học nữa. Ông nghiên cứu Mặc Tử, Lão Tử một cách công phu và thận
trọng. Những cái hay và cái dở của các học thuyết được phân tích một cách su sắc, cắt nghĩa
sng r. Ông không những am hiểu về triết học mà ông còn có khả năng áp dụng chúng để
phân tích nhận định về hiện thực xã hội Việt Nam. Trong tác phẩm “Mặc Tử”, ông ca ngợi
quan niệm phi nhạc, phi nho, phi mệnh, và một số quan điểm chính trị của Mặc Tử. Trong
tác phẩm “Lão Tử”, Ngô Tất Tố lại giơi thiệu cho ta thấy r vũ trụ quan và nhân sinh quan
của Lão Tử. Sau khi giới thiệu tác giả có nhận định, biểu dương những điểm tiến bộ và phê
phán những điểm thoái hoá tiêu cực. Giá trị của những công trình này là ở chỗ Ngô Tất Tố
không đóng khung trong việc khảo cứu các học thuyết cổ như xu hướng của nhiều nhà khảo
cứu lúc bấy giờ, thường chỉ biết giới thiệu học thuyết một cách sách vở, mà ở đây tác giả
biết vận dụng những kiến thức mới về triết học để phê phán, nhận định.
Về phê bình văn học, Ngô Tất Tố viết khá nhiều, từ phê bình các nhân vật đến phê bình
các tác phẩm của thời đại. nhưng phần nhiều là những bài ngắn đăng trên báo chí, in thành
sách thì chỉ có quyển “ Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim”
Đọc “Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim” chúng ta thấy Ngô Tất Tố quả là một cây
bút phê bình sắc sảo và có tính chiến đấu. Lập luận của ông rất chặt chẽ, thái độ rất cương
quyết. Trong đoạn đầu tác giả xác định rõ: “Với một cuốn sách có quan hệ đến tư tưởng học
thuật của một dân tộc, không ai được phép vì nể tác giả mà nể luôn cả sai lầm trong sách
để di ngộ cho người đời sau”. Xuất phát từ thái độ cương quyết ấy, có nhiều đoạn Ngô Tất
Tố phê phán Trần Trọng Kim rất mạnh, ông cho rằng Trần Trọng Kim đã xuyên tạc Nho
giáo, và thứ nho giáo mà Trần Trọng Kim ca ngợi không phải là Nho giáo mà là “Trần
Trọng Kim giáo”!.
Nếu chúng ta đặt tác phẩm phê bình này của Ngô Tất Tố vào hoàn cảnh lịch sử lúc bấy
giờ thì sẽ thấy nó có những tác dụng tốt. Nó vạch cho mọi người thấy dụng tâm của Trần
Trọng Kim và chân giá trị của “nhà học giả” ấy.
Như vậy với ngòi bút sắc sảo vốn có, Ngô Tất Tố đã tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu,
phê bình một cách tự tin và có hiệu quả. Vẫn cái bản lĩnh hơn người của mình ông đã thực
sự chinh phục độc giả bằng những luận điểm sắc bén, thông minh.
Chưa dừng lại ở đó, tài năng của ông còn được bộc lộ một cách rõ rệt trong lĩnh vực dịch
thuật. Với vốn Hán học uyên thâm, ông đã tham gia dịch các tác phẩm thơ chữ Hán thời Lý
Trần, và thơ Đường, các bản dịch của ông hiện nay thường được đưa vào Sách Giáo Khoa
của học sinh cơ sở cũng như học sinh trung học và được coi là những bản dịch chuẩn mực.
Ông không chỉ đơn thuần dịch cu chữ thơ mà ông còn dịch được cả cái hồn cái thần của thơ.
Thơ ông dịch, vì thế là thơ dịch xuất phát từ trái tim, chứa đựng tình cảm chứ không đơn
thuần là một bản dịch nghĩa khô khan.
Đánh giá về sự nghiệp dịch giả của Ngô Tất Tố Trần Thị Băng Thanh cho rằng: “Làm
thơ, viết văn để lại dấu ấn đã khó, nói chi đến dịch. Vậy mà có thể nói Tản Đà và Ngô Tất
Tố là những dịch giả đã để lại được những dấu ấn của phong cách cá nhân. Điều đó cũng
hiếm và chính là cống hiến riêng, lớn của hai ông” [33, tr.518].
Nhìn tổng thể sự nghiệp của Ngô Tất Tố, người ta không thể không thán phục trước một
ngòi bút đa tài, mạnh mẽ và bền bỉ như vậy. Sự nghiệp của Ngô Tất Tố đã dành cho ông
một vị trí xứng đáng trong nền văn học nước nhà.
1.2. Phóng sự và một số đặc điểm chung từ gĩc nhìn thể loại
1.2.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của phóng sự
1.2.1.1. Sự ra đời của phóng sự
Phóng sự là một thể loại báo chí mà ngay từ khi nó ra đời đã làm chấn động công
chúng báo chí, còn các nhà cầm quyền thì ra lệnh đóng cửa các toà soạn báo vì tính chất
nguy hiểm của những bài phóng sự. Leonard Ray Teel-Ron Tay đã viết : “Phóng sự có thể
là vị trí quyến rũ hơn cả trong nghề báo” [Dẫn theo 20, tr.7], còn GS, TS Karel Storkal(
Tiệp Khắc) lại cho rằng: “Phóng sự là một trong những thể loại báo chí được người đọc
yêu thích nhất và cũng là một trong những thể loại khó nhất đối với người viết” [Dẫn theo
20, tr.7]
Quan trọng, hấp dẫn như vậy nhưng phóng sự lại xuất hiện trên báo chí rất muộn. Không
phải có báo chí là có thể loại phóng sự. Nhiều tài liệu nghiên cứu về báo chí truyền thông
đã cho rằng thể loại phóng sự ra đời đầu tiên ở Châu Au vào cuối thế kỉ XIX, gắn liền với
cuộc thắng lợi vì tự do báo chí dài suốt ba thế kỉ và sự phát triển vượt bậc của tư tưởng dân
chủ, tiến bộ ở các nước phương Tây. Có thể nói là do sự biến động của xã hội: kinh tế nhảy
vọt, khoa học kĩ thuật phát triển. Nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng, họ đã
bắt đầu chán ngấy sự hư cấu và khát khao những điều chân thực về những mối quan hệ xã
hội phức tạp, về những bất công ngang trái trong xã hội đương thời. Cùng với sự tham gia
tích cực của các nhà văn vào địa hạt báo chí đã thúc đẩy thể loại phóng sự ra đời trên thế
giới vào cuối thế kỉ XIX.
Ở Việt Nam, Phóng sự ra đời muộn hơn. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng phóng sự bắt
đầu manh nha từ những tác phẩm có tính chất người thực, việc thực như “Hoàng Lê nhất
thống chí” của Ngô Gia Văn Phái. Hoặc phóng sự xuất hiện cùng với sự xuất hiện của báo
chí. Trong công trình nghiên cứu “Phóng sự báo chí” của nhà xuất bản Lí luận chính trị lại
cho rằng: Phóng sự chỉ có thể xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 30 của thế kỉ XX, mặc
dù báo chí Việt Nam có từ năm 1865, với những lí do rất khách quan có tính thuyết phục
cao như sau:
Thứ nhất : Vào những năm 30 của thế kỉ XX, lợi dụng chính sách “Pháp -Việt đuề huề”
của chính phủ Pháp, hàng loạt thanh niên trí thức đã lên đường du học tại các nước Nhật,
Pháp. Trong đó có không ít những người làm nghề báo, và những trí thức Tây học đó khi trở
về nước đã mang trong mình những tư tưởng tiến bộ của phương Tây, như Hoàng Tích
Chu, Đỗ Văn, Phùng Bảo Thạch, Tạ Đình Bích…. Họ đã cùng nhau thực hiện một cải cách
quan trọng trong nghề báo: áp dụng vào Việt Nam lối viết báo và cách trình bày báo hiện
đại đã học được từ châu Âu, với lối hành văn gọn gàng, sáng sủa của người Pháp, khác với
lối văn biền ngẫu, chứa nhiều điển tích Trung Hoa. Phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang
Vũ Đình Chí được coi là một tác phẩm mở đầu cho lối viết này, được đăng trên tờ Đông
Tây vào tháng 8, 1932, do Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn, hai người có công lớn trong việc
thay đổi diện mạo báo chí nước ta. Đặc biệt Hoàng Tích Chu đã cho ra đời hàng loạt bài báo
có thông tin thời sự nóng bỏng, tư liệu chính xác, mặc dù “lúc ban đầu độc giả xem đó là lố
lăng, không thích hợp nhưng lần hồi, họ làm quen được và xem đó là lối viết thích hợp trên
báo chí, nhiều người lại bắt chước Hoàng Tích Chu” [51, tr.126-127]. Cuộc thay cũ, đổi
mới này đã tạo điều kiện cho các thể loại báo chí mang phong cách hiện đại du nhập dần
vào Việt Nam, trong đó có Phóng sự. Năm 1942, nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan đã
viết: “Ở nước ta, nghề viết báo là một nghề mới có, nên những thiên phóng sự xứng đáng
với cái tên của nó, cũng chỉ mới ra đời trong vòng mươi năm trở lại đây” [45, tr.520].
Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhận xét: “Vào đầu những Năm 30 của thế kỉ này ( tức thế kỉ XX )
cùng với sự phát triển mạnh mẻ của báo chí, một thể văn mới ra đời; thể Phóng sư”[41,
tr.63]
Thứ hai, lịch sử dân tộc ta vào những năm 30, của thế kỉ XX dồn dập những biến cố dữ
dội. Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn 1929-1939, những cuộc khủng bố cách mạnh hết sức tàn
bạo của bọn đế quốc, sự bất công của xã hội đã đẩy người dân nghèo vào tình trạng hết sức
bi thảm. Thực trạng xã hội với hình ảnh cùng quẫn của tầng lớp tiểu tư sản và dân nghèo
thành thị; sự “phất” lên của những tên quan lại, địa chủ theo Pháp… là mảng đề tài hiện
thực nóng bỏng, được các nhà văn lựa chọn để “mổ xẻ”, bằng “một lối tả thực như văn kí
sự, trào phúng như văn châm biếm, cảm người ta như văn tiểu thuyết, mà trong lại bao gồm
tất cả lối bút chiến về việc, nói tóm lại dùng cái lối tạo nên một thể linh hoạt và có hiệu lực
vô cùng: thể Phóng sư” [45, tr.519].
Thứ ba: Vào những năm 30 của thế kỉ XX, nền giáo dục quốc gia đã được phát triển một
bước đáng kể. Các trường học phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đó là điều kiện tốt để
tạo ra một lượng độc giả lớn của báo chí Việt Nam. Công chúng báo chí không còn hứng
thú với tiểu thuyết lãng mạn như Bên bờ sông Hương hay Hồn bướm mơ tiên nữa. Họ đòi
hỏi phải có những tác phẩm báo chí vừa phản ánh cụ thể chính xác về hiện thực cuôc sống
đa dạng, bề bộn, vừa gợi cảm xúc trong lòng người đọc. Điều đó thúc đẩy phóng sự ra đời
và nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí “ là đứa con đầu lòng của nghề viết báo”.
Như vậy, có the khẳng định phóng sự Việt Nam ra đời từ khoảng những năm 30 của thế
kỉ XX do hoàn cảnh biến động của lịch sử thúc đẩy, có sự tham gia của các nhà văn vào địa
hạt báo chí và do công chúng báo chí đòi hỏi.
1.2.1.2. Qu trình phát triển của phóng sự Việt Nam
Ngay từ khi ra đời phóng sự đã tồn tại bằng một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Nó len lỏi
vào đời sống con người, làm đảo lộn, tạo nên những “cú sốc” trong công chúng báo chí.
Theo từng thời kì lịch sử phóng sự ngày càng phát triển và ngày càng được hiện đại hoá. Có
thể xác định ba giai đoạn phát triển của phóng sự như sau:
Giai đoạn từ 1932-1945
Sự phát triển của phóng sự giai đoạn này được đánh dấu bằng tác phẩm phóng “Tôi kéo
xe” của Tam Lang Vũ Đình Chí, đăng lần đầu trên tạp chí Đông Tây. Ở giai đoạn này,
phóng sự vừa ra đời đã đạt tới đỉnh cao về nội dung và hình thức, thể loại. Tuy nhiên do đặc
điểm của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, và tình hình báo chí phức tạp của những năm
này, phóng sự ở giai đoạn này chia thành nhiều khuynh hướng khác nhau:
Khuynh hướng thứ nhất : Ca ngợi chế độ thực dân bảo hộ, làm tan rã tinh thần chống
ngoại xâm của một bộ phận công chúng thanh niên. Phóng sự “Tôi buôn lậu” đăng trên báo
Dân nói, Sài Gòn, tháng hai năm 1938, của Đồng Phương, mô tả việc tác giả bám theo
những đám buôn lậu vượt biên khá rùng rợn, hoặc những phóng sự mang tính chất mua vui
rẻ tiền, khơi gợi thị hiếu thấp hèn, đầu độc tâm hồn trong trẻo của thanh niên, đến nỗi khiến
Ngô Tất Tố phải thốt lên: “Họ không cần thuốc mê, chỉ dùng những văn thơ khêu gợi để đầu
độc những óc ngây thơ của phụ nữ” [Dẫn theo 20, tr.26].
Khuynh hướng thứ hai: Phản ánh cuộc sống bần cùng của người lao động, đề cập đến
nhưng bất công trong xã hội. Có thể nói rằng trong bối cảnh xã hội ngột ngạt của những
năm 1930-1945, các phóng sự của Trọng Lang như: Trong làng chạy (1935), Hà Nội lầm
than (1937) Làm dân (1938); Tam Lang với Tôi kéo xe (1932); Vũ Trọng Phụng với hàng
loạt tác phẩm như: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Dân biểu và dân biếu
(1935), Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Một huyện ăn tết (1938); Ngô Tất Tố với Việc làng(1940),
Tập án cái đình (1939); Nguyễn Đình Lạp với Ngoại ô, Ngỏ hẻm, Thanh niên trụy lạc
(1937-1938), Những vụ án tình (1938)… đã phản ánh phần nào nỗi thống khổ của một dân
tộc thuộc địa. Tuy nhiên, những tác phẩm kể trên vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định
về mục đích và tính khuynh hướng, chưa tìm được biện pháp giải quyết vấn đề thực tiễn.
Khuynh hướng thứ ba: Là khuynh hướng của báo chí cách mạng. Những nhà phóng sự
theo khuynh hướng này hoạt động bí mật, làm nhiệm vụ chính là tuyên truyền chủ nghĩa
Mác-Lênin, lí tưởng cách mạng, khơi gợi lòng yêu nước và kêu gọi nhân dân tham gia cách
mạng. Cùng với cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, thể loại phóng sự trên báo chí
cách mạng đã thực sự bám sát cuộc chiến đấu của quân và dân ta, cổ vũ và kịp thời động
viên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Giai đoạn từ 1945 đến những năm 80 của thế kỉ XX
Phóng sự được coi là một trong những thể loại báo chí hàng đầu, là tấm gương phản
chiếu bức tranh chân thực của thời đại qua các dấu mốc lịch sử trọng đại với những bài viết
có chiều sâu và có tác dụng giáo dục cao. Đại hội Đảng (1986) đã mở ra một thời kì phát
triển mới của dân tộc, xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển dần sang cơ chế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là cơ hội tốt để phóng sự thể hiện vai trò mũi nhọn của mình.
Giai đoạn từ sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986)
Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI với chủ trương mở cửa và chính sách đổi mới, dân chủ
hoá đời sống chính trị. Phóng sự đã thể hiện rõ vai trò xung kích của mình luôn có những vị
trí trang trọng trên trang nhất của nhiều tờ báo. Những nhà làm phóng sự trong giai đoạn
này đã mang đến cho công chúng những thiên phóng sự lớn, thực sự có giá trị, đáp ứng nhu
cầu thông tin ngày càng cao của công chúng.
Như vậy, mới chỉ mới khoảng hơn 70 năm có mặt tại Việt Nam thế nhưng thể loại phóng
sự đã nhanh chóng ổn định, trưởng thành và không ngừng vận động, phát triển trước sự đổi
thay của lịch sử, cuộc đời.
1.2.2. Khái niệm phóng sự
1.2.2.1. Thuật ngữ phóng sự
Theo tác phẩm “Phóng sự báo chí” (Nxb Lí luận chính trị) thì thuật ngữ phóng sự, tiếng
Anh là reportage, có nghĩa là truyền đạt, báo tin, thông báo. Được bắt nguồn từ gốc Latinh-
Repor- có nghĩa là giành được cái gì đó trong chuyến đi. Người trung Quốc dùng danh động
từ phóng sự với nghĩa là thăm hỏi, tìm hiểu sự tình, sự thật. Người Nga dùng từ “penopta”
là tường trình tỉ mỉ sâu sắc về sự việc xảy ra. Như vậy cùng với việc sử dụng rộng rãi thuật
ngữ Reportage để chỉ một thể loại báo chí mới ra đời – thể loại phóng sự, bản thân thể loại
phóng sự cũng đã bộc lộ mình là người thư kí của thời đại. Các nhà văn, nhà báo viết phóng
sự lúc bấy giờ nhận ra rằng cần phải viết một cách thẳng thắn, chính xác hơn về diễn biến,
hoạt động phức tạp của xã hội mà họ đã và đang sống, cần phải xem xét kĩ tại sao sự việc đó
lại xảy ra. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng thể loại phóng sự.
1.2.2.2. Một số quan niệm về phóng sự
Nhìn chung có rất nhiều quan điểm khác nhau, khi tiếp cận với phóng sự.
Trên thế giới: khi quan niệm về phóng sự thường tập trung ở hai xu hướng.
Xu hướng thứ nhất: Cho phóng sự là kể lại một câu chuyện có thật một cách ngắn gọn,
chính xác, các chi tiết tập trung trả lời cho các câu hỏi: Cái gì? Xảy ra ở đâu? Xảy ra như
thế nào? Có liên quan hoặc ảnh hưởng đến ai? Tại sao lại xảy ra như vậy? Có nghĩa là
người phóng viên khi viết phóng sự không bình luận, lí giải thêm, thậm chí không cần bộc
lộ mình là một nhân chứng lịch sử bằng cách xưng “tôi” trong bài. Xu hướng này chủ yếu
quan tâm đến lượng thông tin trong bài phóng sự, lượng thông tin càng cao thì bài viết càng
có giá trị. Nhà văn, nhà báo Mỹ, Mark Twain cho rằng “Phóng sự chỉ là một sự ghi chép
máy móc đơn thuần các sự việc chứ không phải là một công việc sáng tạo”
Có thể nói rằng quan điểm này là phiến diện vì lịch sử phát triển của phóng sự cho thấy
thể tài này không chỉ dừng lại ở mức độ ghi chép, tường thuật sự kiện. Mà nó còn lí giải, tìm
kiếm nguyên nhân sự việc cũng như gợi ý một hướng giải quyết.
Xu hướng thứ hai: Cho rằng phóng sự là thể loại báo chí mang bản chất tổng hợp kế
thừa phong cách sáng tạo của tất cả các thể loại báo chí khác (như Tin, Phỏng vấn, Tường
thuật, Điều tra…)và cả văn học. Chính vì vậy phóng sự vừa có khả năng phản ánh một bức
tranh tổng thể hoặc một lát cắt tiêu biểu, độc đáo của hiện thực khách quan. Hoặc đi sâu
khám phá một số phận con người hay một tập thể người trong những điều kiện tự nhiên và
hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể. Lại vừa có khả năng đem đến cho công chúng
báo chí những cảm xúc thẩm mĩ từ cái hay, cái đẹp của cuộc sống, của con người cụ thể.
Xu hướng này coi trọng cảm xúc của tác giả phóng sự, người có nhiệm vụ làm cho công
chúng tiếp nhận thông tin có thể “nhìn” thấy được không gian, thời gian, hành động, con
người, và diễn biến của sự việc. Qua đó công chúng sẽ thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa sự
kiện, người kể với họ.
Như trên đã nói, phóng sự đến với Việt Nam khá muộn, tuy nhiên khi đến Việt Nam
không phải nó được tiếp nhận một cách đồng nhất mà được tiếp nhận dưới nhiều góc độ
khác nhau, tạo ra nhiều ý kiến, quan điểm về đặc trưng thể loại không giống nhau.
Ngay từ những năm 30 của thế kỉ XX, Trong một lá thư gửi người bạn cũ, Vũ Trọng
Phụng, ông “vua phóng sự đất Bắc” đã viết : “Phóng sự là một thiên truyện kể với cơ sở mà
nhà báo đã từng mắt thấy tai nghe, trừ khi là một thiên “Phóng sự trong buồng” nhà báo
nghe ngưới ta kể lại cái mà mình chưa biết bằng tai, bằng mắt. Tôi hết sức tránh cái kiểu
viết Phóng sự như vậy.” [Dẫn theo 20, tr.33]. Có nghĩa là Vũ Trọng Phụng coi trọng tính
chất hiện thực của phóng sự. Nhưng cái hiện thực đó phải do chính nhà văn thể nghiệm qua.
Phải tìm tòi, phải hoá thân vào nó để cảm nhận mọi góc độ cuộc sống và mô tả lại một cách
chân thật, sinh động để giúp người đọc cảm thấy như mình đang “chứng kiến” sự kiện từ
đầu đến cuối. Và Ngô Tất Tố đã vận dụng điều này một cách triệt để, chính vì vậy những
trang Phóng sự của ông luôn giàu cảm xúc đối với hiện thực, những điều mà ông đã từng
mắt thấy tai nghe.
Phương Lựu lại nhấn mạnh tính chất chính luận của phóng sự. Ông cho rằng: “Phóng sự
nổi bật bằng những sự thực xác thực, dồi dào và nóng hổi (…) nội dung của Phóng sự lại
thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết. Phóng sự do đó mặc dù chất liệu
chủ yếu vẫn là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận”. [53, tr.299]
Giáo trình nghiệp vụ báo chí của trường tuyên huấn Trung ương- Tập II, năm 1977, đã
khẳng định “Phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo chí có ít
nhiều đặc trưng văn học , phản ánh quá trình xảy ra có quá trình diễn biến, bằng phương
pháp miêu tả tự thuật, lại có thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu lên phẩm chất và tinh thần
của người và bộ mặt xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất định”
Từ điển Thuật ngữ văn học lại nhìn nhận : “Mục đích của Phóng sự là cung cấp cho
công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh giá
đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo dõi (…) việc sử dụng một số phương tiện
biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới
bên trong (ở một mức độ nhất định) của nhân vật …khiến cho phóng sự vốn từ báo chí, có
thể trở thành văn học” [Dẫn theo 20, tr. 39].
Cũng cùng quan điểm trên, năm 1992, trong cuốn “Kí báo chí”, Đức Dũng đã nêu ra một
định nghĩa về phóng sự : “Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng
trình bày diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát
sinh phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó thông qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo
vừa lí trí vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn học” [2, tr.60] .
Tóm lại có thể nói, tuy góc độ tiếp cận phóng sự có khác nhau dẫn đến nhiều quan điểm
phóng sự không giống nhau nhưng đều gặp nhau ở những điểm chung, cơ bản về chức năng
thể loại: Mô tả người thật, việc thật có tính chất thời sự, xã hội theo một quá trình vận động
khách quan. Chính vì vậy người ta có thể tập hợp các quan niệm để rút ra một khái niện thể
loại đầy đủ với đặc trưng của thể loại như sau:
“Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh động về con
người, sự việc, tình huống, hoàn cảnh có thật, có ý nghĩa thời sự theo một quá trình phát
sinh, phát triển thông qua cái Tôi tác giả và ngôn ngữ giọng điệu linh hoạt với bút pháp mô
tả tường thuật kết hợp với nghị luận.” [20, tr.44]
Khái niệm trên bao hàm những ý sau:
- Khẳng định phóng sự là một thể loại báo chí.
- Thừa nhận phóng sự phản ánh sự việc sự kiện, con người và những hành động, việc
làm có thật trong quá trình phát sinh, phát triển.
- Ghi nhận phóng sự có quan hệ mật thiết với văn học, sử dụng bút pháp văn học như tả,
bình, thuật và các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào nội tâm nhân vật ở
mức độ nhất định.
- Lưu ý trong Phóng sự vai trò của cái Tôi rất quan trọng.
1.2.3. Đặc trưng của phóng sự
Ty theo quan niệm, gĩc nhìn, người ta cĩ thể nói đến nhiều đặc trưng của
phóng sự, trong phạm vi luận văn này chỉ xin đặc biệt lưu ý đến mấy nét đặc trưng
sau:
1.2.3.1. Phóng sự phản ánh sự thật
Đối tượng được phản ánh trong phóng sự bao giờ cũng là người thật, việc thật tiêu biểu
và có ý nghĩa xã hội. Phóng sự không chỉ phán ánh sự thật như các thể loại báo chí khác mà
còn có khả năng đi sâu khám phá số phận một con người, một tập thể người có tính chất
điển hình trong những bối cảnh điển hình. Phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang đã phản
ánh cuộc đời cực nhọc của người phu xe, đi sâu vào nỗi vất vả cũng như những cay đắng
của nghề kéo xe tay trong thời buổi xã hội lúc bấy giờ. Phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ
Trọng Phụng lại đề cập đến một lớp người trong xã hội với những số phận tuy không hoàn
toàn giống nhau nhưng cùng chung những tham vọng, những mánh khoé và những tủi nhục
như nhau. Đó chính là cuộc đời của những người phụ nữ lấy chồng ngoại quốc, phần lớn là
theo tiếng gọi của đồng tiền. Phóng sự “Việc làng”, “Tập án cái đình” của Ngô Tất Tố đề
cập đến những cuộc đời bé nhỏ, bất hạnh của người nông dân quanh năm bị gánh hủ tục đè
nặng, chết mòn mỏi vì những thứ lệ làng oái oăm, mọi rợ. Bên cạnh phản ánh hiện thực,
người làm phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực và trả lời những câu hỏi mà hiện thực
đặt ra. Phóng sự không chỉ cho công chúng báo chí “biết” mà còn làm rõ bản chất bên trong
của sự kiện. Khi phóng sự chọn “con người” làm đối tượng phản ánh chính thì “việc” chỉ là
bằng chứng để làm rõ những thăng trầm, những biến cố trong số phận con người. Mỗi bức
chân dung cụ thể có thể nói lên một mảng hiện thực nào đó , hoặc minh chứng cho một
truyền thống lịch sử, một phong tục tập quán, một nếp nghĩ, nếp làm ăn của một dân tộc
hoặc một khuynh hướng xã hội nào đó, chân dung con người đó có thể là tích cực hay tiêu
cực, hạnh phúc hay bất hạnh, đáng biểu dương hay đáng phê phán, cần đồng cảm hay
khuyến khích.
Tính xác thực trong thông tin đòi hỏi người viết phóng sự phải thực sự hiểu biết về vấn
đề mình đề cập. Tác giả phải là người tận mắt chứng kiến sự việc hoặc tự mình tìm hiểu vấn
đề thông qua những nhân chứng đáng tin cậy, thậm chí người viết phóng sự phải xâm nhập,
thể nghiệm vào cuộc sống, nghề nghiệp mà mình muốn đề cập. Để viết được “Tôi kéo xe”,
tác giả Tam Lang Vũ Đình Chí đã phải cởi bỏ bộ đồ kí giả, chụp lên đầu chiếc nón và mặc
lên người bộ quần áo phu xe để hiểu đến tận cùng nỗi vất vả nhọc nhằn của những kiếp
“người ngựa” và từ đó kêu gọi xoá bỏ công việc đầy bất công ấy. Vũ Trọng Phụng cũng
phải cố gắng làm quen được những nhân vật đáng tin cậy để tìm những thông tin chính xác
cho phóng sự “Lục xì”, hoặc tự mình hoá thân thành những kẻ bán sức lao động trong
phóng sự “Cơm thầy cơm cô”. Ngô Tất Tố cũng phải đến từng nhà, thăm từng người để có
thể viết được những trang phóng sự về nông thôn đầy đủ và sâu sắc.
Phản ánh trong phóng sự không chỉ dừng lại ở một hiện tượng, một sự kiện đơn lẻ mà
còn trình bày một chuỗi các sự kiện. Các sự kiện, sự việc được đặt ra trong tiến trình lịch sử,
quá trình phát sinh phát triển khiến người đọc dễ dàng theo dõi và nắm bắt được vấn đề.
Người viết trình bày một cách khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc, đồng thời
cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình hoặc từ đó gợi mở những vấn đề có ý
nghĩa xã hội nhất định.
Chính vì đặc trưng này của phóng sự, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã viết: “ở các
nước, người ta thường căn cứ vào những thiên phóng sự có giá trị để định lại pháp luật, sửa
đổi hình phạt, cải tạo xã hội. những thiên phóng sự xứng đáng với cái tên của nó đều có cái
chức vụ giúp cho người đời trong sự đào thải và cải cách. Người viết phóng sự chân chính
bao giờ cũng là người bênh vực lẽ phải, bên vực sự công bình” [45, tr.520]
1.2.3.2. Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị
luận
Miêu tả và tường thuật vẫn luôn là bút pháp chủ yếu trong phóng sự, nó giúp người đọc
cảm nhận, hình dung được sự kiện, con người lồ lộ như đang hiển hiện trước mặt họ, khiến
cho sức hấp dẫn, tính chân thật, khách quan của phóng sự được tăng gấp bội.
Miêu tả là dùng lời hình ảnh để mô tả không gian, thời gian, hình dáng con người, diễn
biến của câu chuyện, các xung đột trong hành động. Miêu tả giúp cho những thông tin trong
phóng sự được chuyển tải một cách mền mại, uyển chuyển dễ đi vào lòng người.
Tường thuật là kể câu chuyện có thật theo ý đồ, góc độ đã chọn hoặc diễn biến trình tự
của sự kiện bằng các chi tiết, tình tiết, nhân chứng, tường thuật tạo nên tính sinh động, tác
giả dẫn dắt người đọc tới gần sự kiện, chính cách tường thuật của tác giả lúc chậm rãi, lúc
vội vã, giúp cho người đọc tiếp cận với sự kiện theo một tiến trình có hình thành và phát
triển.
Tuy nhiên, để có những phóng sự sắc sảo, người viết phải biết kết hợp với nghị luận ở
mức độ nhất định theo lối tả- bình- thuật, chẳng hạn khi cần phải có chính kiến, tỏ thái độ
trước hiện thực khách quan thì sử dụng lí lẽ để lý giải hoặc khẳng định vấn đề. Để làm được
điều này đòi hỏi người viết phải có đủ hiểu biết và kinh nghiệm để xử lí các dữ kiện, đưa ra
được những đánh giá đúng có tính định hướng đối với bạn đọc.
1.2.3.3. Ngôn ngữ phóng sự chính xác khách quan
Phóng sự phản ánh hiện thực một cách chân thật, khách quan, cho nên các phương tiện
ngôn ngữ được sử dụng trong phóng sự thường chính xác và khách quan. Có thể thấy đặc
tính của ngôn ngữ trong phóng sự là tính chính xác, tính hàm súc và biểu cảm.
Tính chính xác: Ngôn ngữ phóng sự phải biểu đạt đúng bản chất sự vật, hiện tượng trong
từng thời khắc nhất định, trong bối cảnh cụ thể, nhằm tạo ra một văn bản đơn nghĩa, dễ hiểu.
Tính hàm súc: Tính hàm súc của ngôn ngữ phóng sự nảy sinh từ yêu cầu phải cung cấp
một lượng thông tin cao về con người và sự kiện trong một diện tích ngôn ngữ hạn hẹp trên
trang báo, cho nên cần phải sử dụng từ ngữ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu đạt cao nhất,
thực hiện được chức năng giao tiếp lí trí có hiệu quả nhất.
Tính biểu cảm: Trong phóng sự, ngôn ngữ còn có thể biểu đạt chân thực những trạng
thái tình cảm (cảm xúc, tâm lí, thái độ, chính kiến) của đối tượng được miêu tả và của chính
tác giả nhằm tác động đến nhận thức, tình cảm của đối tượng tiếp nhận thông tin. Nhờ đó,
người tiếp nhận thông tin không chỉ đón nhận tri thức hiểu biết từ bài phóng sự mà còn có
thể sống với những sự kiện trong đó, có thể lo âu, trăn trở, hạnh phúc… Ngôn ngữ phĩng sự
qua đó mà thực hiện tốt chức năng tác động vào tâm lí tiếp nhận thông tin của người đọc,
thông qua tình cảm mà hướng dẫn nhận thức, thôi thúc hành động của con người. Và đây
chính là thế mạnh của thể loại phóng sự so với các thể loại báo chí khác.
Các thành phần ngôn ngữ trong phóng sư: Có nhiều căn cứ để phân loại các thành
phần ngôn ngữ của phóng sự. Có thể căn cứ vào sắc thái ngôn ngữ, tính chất thông tin được
chuyển tải trong phóng sự hoặc căn cứ vào chủ thể phát ngôn… để phân loại các thành
phần ngôn ngữ phóng sự. Nhìn chung có nhiều cách phân chia các thành phần ngôn ngữ
phóng sự, mỗi cách phân chia đều có ý nghĩa riêng. Tuy nhiên theo ý kiến của một số nhà
nghiên cứu, một bài ph._.ra”
[60, tr.43].
Ngô Tất Tố cứ nhẹ nhàng vừa giễu vừa mắng. Người đọc cảm thấy ông rất hóm hỉnh,
còn đối tượng bị đả kích lại “tức lộn ruột” nhưng không làm gì được, vì lí lẽ, bt lực đâu mà
cãi lại với Ngô Tất Tố - một người vốn uyên thâm về mọi mặt, v từng được xem là một tay
ngôn luận kì khơi của lng bo Bắc Kì.
Trong tiểu phẩm của mình, tuỳ từng đối tượng mà ông lựa chọn giọng điệu cho phù hợp.
Đối với những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân ông dùng giọng hài hước, giễu cợt
nhằm bài trừ nó. Còn đối với bọn bồi bút, bọn tay sai bán nước, bọn đầu cơ chính trị ông
dùng giọng văn mỉa mai, châm biếm. Đối với bọn thực dân cướp nước ông lại viết bằng một
giọng văn cứng cỏi, thể hiện thái độ bất hợp tác. Ơng vạch r những thủ đoạn cai trị tàn bạo,
thâm độc của chúng bằng giọng câm biếm, đả kích sắc sảo (Hiệp tác hay hiếp tác, Một
hạng con nuôi của ả phù dung, Cho no đủ đã, Phải chừa lại số người làm cu li…). Như vậy,
giọng văn trào phúng trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố rất nhiều sắc độ, luôn biến hóa linh
hoạt và đặc biệt luôn mang đậm cái “tôi” của tác giả, nhà văn Ngô Tất Tố..
KẾT LUẬN
1. Ngô Tất Tố là một trong những đại diện tiêu biểu của Văn học Việt Nam nói chung,
Văn học hiện thực phê phán 1930-1945 nói riêng. Những đóng góp của ông thật sự có ý
nghĩa lớn lao trong việc xy dựng, phát triển bo chí Việt Nam v nền văn xuơi tiếng Việt hiện
đại. Trn văn đàn, ông là một nhà tiểu thuyết, nhà phóng sự, nhà tiểu phẩm hiện đại xuất sắc.
Trong lng bo, ơng l nh bo cự phch, cĩ nhiều cơng lao. Trong lĩnh vực khảo cứu, ph bình dịch
thuật, ơng cũng cĩ những đóng góp xứng đáng.
Ơng là một trong số ít nhà văn có có khả năng sáng tác văn xuôi với nhiều thể loại mà ở
thể loại nào cũng đạt được thành công. Trong đó, đặc biệt phải kể đến thành công của ông
trong tiểu thuyết, phóng sự, tiểu phẩm,…
2. Về mặt nội dung, cảm hứng, các tác phẩm phóng sự cũng như tiểu phẩm của Ngô Tất
Tố đều xuất phát từ cảm hứng hiện thực, cảm hứng nhân đạo và cảm hứng văn hoá của một
con người có trái tim yêu nước, thương dân và có ý thức bảo vệ những di sản văn hoá tốt
đẹp của dân tộc.
Trong các sáng tác của Ngô Tất Tố – tiu biểu l “Việt làng” và “Tập án cái đình” –
thường mang đậm dấu ấn văn hoá của dân tộc. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố tiếp cận văn hoá trên
cơ sở phản ánh hiện thực, chính vì thế ông không thi vị hoá, không một chiều ca ngợi cũng
như kêu gọi mọi người hãy bảo vệ giữ gìn nó. Ngô Tất Tố tiếp cận văn hoá đình làng Việt
Nam và chỉ ra những sự cổ hủ, lạc hậu của nó, mong muốn cải tạo, thay đổi nó cho phù hợp
với lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Đây cũng là một nét mới trong văn học Việt Nam, lần
đầu tiên ta thấy có người dám nhìn thẳng, dám phê phán những cái mà từ lâu đã được gọi là
“thuần phong mĩ tục”. Thế nhưng sự phê phán đó lại được đông đảo người đương thời ủng
hộ vì nó hợp với thời đại, hợp với lòng người.
Phóng sự và tiểu phẩm của Ngô Tất Tố giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Xã hội
Việt Nam những năm 1930-1945 dưới sự thống trị của hai tầng áp bức bóc lột: phong kiến
và thực dân, người nông dân bị bức đến đường cùng, khóc than, rên xiết, cùng cực, tủi nhục
đủ đường. Trong khi đó bọn quan lại phong kiến, bọn cường hào ở thôn làng cấu kết với
bọn thực dân cướp nước luôn tìm đủ mọi cách ăn chặn, bóc lột, đàn áp những người nông
dân quanh năm “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn không đủ ăn. Trước biết bao
sự bất công ngang trái đó, Ngô Tất Tố không thể làm ngơ. Mỗi trang phóng sự là một mảng
hiện thực tăm tối về đời sống nông thôn và là một số phận khốn khổ của người nông dân.
Mỗi trang tiểu phẩm của ơng là một lời bênh vực, đòi lại công bằng, tự do và cơm áo cho
người nông dân. Với những thin phĩng sự những bi tiểu phẩm hiện thực và nhân đạo của
mình, Ngô Tất Tố nói chung đã góp phần đưa văn học đến gần với con người, cuộc đời.
Ơng đ gĩp thm được một tiếng nói có trọng lượng cho sự thắng thế của phái “Văn học vị
nhân sinh”, và sự phát triển, hoàn thiện của văn học hiện thực phê phán giai đoạn này.
3. Văn học giai đoạn 1930-1945 khơng ngừng hiện đại hoá một cách mạnh mẽ. Công
chúng văn học cũng như những nhà trí thức tiến bộ giai đoạn này luôn cố gắng xây dựng
một nền văn hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiệm vụ này được trao cho những nhà trí
thức mới, trí thức Tây học. Thế nhưng không ai ngờ một trí thức Nho học “cuối mùa” như
Ngô Tất Tố lại có thể có những đóng góp to lớn đến vậy vo cơng cuộc ny. Ngô Tất Tố rất
linh hoạt trong sáng tạo nghệ thuật. Tuỳ đặc điểm đối tượng và tính chất của vấn đề mà ông
có thể lựa chọn cho mình một hình thức thể loại hay phương tiện nghệ thuật thích hợp. Các
nhà phê bình luôn cho rằng ngôn ngữ trong tác phẩm của Ngô Tất Tố rất mới, rất hiện đại,
mặc dù ông không phải là một trí thức Tây học. Tiểu thuyết, phóng sự hay tiểu phẩm, đều
có lối viết ngắn gọn, kết cấu giản dị. Đó là một đóng góp lớn lao trong cơng cuộc xây dựng
một nền văn học hiện đại hoá.
Cái tôi trong phóng sư và tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là cái tôi đầy bản lĩnh, nhưng cũng
đầy tình nhân ái. Cái tôi đó có khi được ẩn dấu dưới một lối viết khách quan, có khi hài
hước với giọng điệu châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, cũng có khi thách thức, tuyên
chiến với kẻ thù xâm lược. Tất cả đều xuất phát từ một trái tim, một tấm lòng yêu thương và
lo lắng cho dân, vì dn.
4. Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy Ngơ Tất Tố đ gĩp cơng lớn trong việc định
hình v pht triển hai thể văn phóng sự và tiểu phẩm, nhất là trên phương diện kĩ thuật thể
loại.
Trong phĩng sự của Ngô Tất Tố, người đọc được thưởng thức một lối trần thuật sắc bn v
hấp dẫn, một nghệ thuật kết cấu giản dị, chặt chẽ, ngơn ngữ giu hình ảnh, gợi cảm, giu chất
văn.
Trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, người đọc lại được thưởng thức một thể văn -báo chí
hiện đại với kết cấu linh hoạt đặc sắc từ cách đặt tít đến vào đề, diễn giải, bình luận, kết
luận; thưởng thức một loại bài báo ngắn sử dụng tinh xảo nhiều thủ pháp nghệ thuật, như so
sánh, ẩn dụ, lối nói ám chỉ, hàm ý, … với giọng điệu châm biếm, mỉa mai nhiều cung bậc
sắc độ.
Bên cạnh những đóng góp đáng kể vào nghệ thuật viết báo, nhất là viết tiểu phẩm và
phóng sự, Ngô Tất Tố đã trực tiếp tham gia xây dựng nền báo chí, tham dự vào quá trình
thúc đẩy sự phát triển văn chương quốc ngữ.
5. Những thành công và đóng góp của Ngô Tất Tố cĩ thể giải thích bằng nhiều nguyn
nhn: do ông luôn bám sát hiện thực đời sống và yêu cầu tranh đấu, phản ánh đúng v sâu sắc;
sự hiểu biết tường tận về x hội, lĩch sự, văn hóa; lối viết sắc sảo, hiện đại, và hấp dẫn người
đọc, hồn toàn làm chủ vấn đề và kĩ thuật thể loại, v.v. Tuy vậy phải thấy rằng, nguyn nhn cơ
bản mang ý nghĩa quyết định l tư tưởng tiến bộ, tình cảm yêu nước thương dân, lòng căm
thù mãnh liệt đã trở thành động lực thôi thúc ông sáng tác. Bi học lớn nhất từ thnh cơng của
Ngơ Tất Tố l phải đứng vững trên lập trường dân chủ, trên mảnh đất hiện thực để sống,
tranh đấu, v viết.
P. M. H
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Vũ Bằng (1993), Bốn mươi năm nói láo,Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
2. Đức Dũng (1992), Kí báo chí, Nxb Thông tin, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Chú (1987), Cần nhận thức đúng thời kì văn học 1930- 1945, Nxb Văn
Học, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
5. Cao Đắc Điểm (2002), “Nhà báo Ngô Tất Tố – thên một lần đánh giá”, Tạp chí Người làm
báo( số 5).
6. Cao Đắc Điểm (2002), “Ngô Tất Tố với nghề làm báo”, Tạp chí Báo chí và tuyên truyền (số 5,
số 6)
7. Cao Đắc Điềm (2004), “Cái tâm làm báo và cách viết báo của Ngô Tất Tố”, Báo người Hà
Nội, số tết Giáp thân.
8. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lí luận báo chí đặc tính chung và phong cách, Nxb ĐHQG, Hà
Nội.
9. Hà Minh Đức (1971), Nhà văn và tác phẩm , Nxb Văn Học. Hà Nội.
10. Hà Minh Đức (1998), “Tiểu phẩm văn học và báo chí của Ngô Tất Tố”, Tạp chí văn học, (số
11).
11. Hà Minh Đức (1997), “Ngô Tất Tố nhà văn tin cậy của nông dân”, Sách Các nhà văn được
giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
12. Nguyễn Đức Đàn (1961), “Ngô Tất Tố một cây bút chiến đấu xuất sắc trong văn học Việt
Nam”, tạp chí nghiên cứu văn học, (số 3)
13. Nguyễn Đức Đàn (1974), “Ngô Tất Tố và thời đại”. Báo Văn nghệ, (số 44), ngày 5.4.
14. Nguyễn Đức Đàn – Phan Cư Đệ (1999), Bước đường phát triển tư tưởng nghệ thuật của Ngô
Tất Tố, Nxb Hội nhà văn. Hà Nội.
15. Phan Cư Đệ (1985), “Nhà văn Ngô Tất Tố”, Báo Nhân dân ngày 28.7.
16. Phan Cư Đệ (1993), “Ngô Tất Tố trong sự nghiệp đổi mới hôm nay”. Sách Ngô Tất Tố với
chúng ta. Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.
17. Phan Cư Đệ (1977), Ngô Tất Tố –tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
18. Lữ Huy Nguyên – Phan Cư Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập, Tập I, NxbVăn học, Hà Nội.
19. Nhiều tác giả (1997), Phóng sự chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
20. Nhiều tác giả (2005), Phóng sự báo chí, Nxb Lí luận chính trị. Hà Nội.
21. Nhiều tác giả (1999), Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Nhiều tác giả (2005), Vũ Trọng Phụng phóng sự và tiểu luận, Nxb Văn Học, Hà Nội.
23. Nhiều tác giả (1964), Sơ lược lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945. Nxb Văn học, Hà Nội.
24. Nhiều tác giả (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập V(1930-1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế Giới.
26. Lê Thị Đức Hạnh (1983), “Đặc sắc trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố”, Tạp chí văn học (số 6).
27. Lê Thị Đức Hạnh (1993). “Đóng góp của Ngô Tất Tố về báo chí”, Báo Người Hà Nội, tháng
5.
28. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
29. Bạch Văn Hợp (1985), Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, ĐHSP TPHCM.
30. Nguyên Hồng (1954), “Ngô Tất Tố”, Tạp chí văn nghệ (số 54), tháng8.
31. Mai Hương (1993), Ngô Tất Tố với chúng ta. Nxb Hội Nhà văn. Hà Nội.
32. Mai Hương (2003), Ngô Tất Tố một tài năng lớn và đa dạng, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
33. Mai Hương – Tôn Hương Lan (2001), Ngô Tất Tố về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
34. Khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội (2001), Hợp tuyển công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
35. Mã Giang Lân (2000), Quá trình hiện đại hoà văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
36. Kim Lân (1997). “Những ngày sống với bác Tố”. Tuyển tập Kim Lân. Nxb Văn học, Hà Nội.
37. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
38. Phong Lê (2005), Về văn học Việt Nam hiện đại nghĩ tiếp…, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
39. Phương Lựu (2004), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Đà Nẵng.
40. Nguyễn Đăng Mạnh – Nguyễn Đình Chí – Nguyên An, Tác gia văn xuôi Việt Nam
41. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo
dục.
42. Nguyễn Đăng Mạnh (1999) “Vũ Trọng Phụng- ông vua phóng sự”, Vũ Trọng Phụng Toàn
Tập, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
43. Vương Trí Nhàn (1994). “Nhà nho thức thời cây bút tình cảm Ngô Tất Tố”. Tạp chí văn học
(số 1).
44. Nguyễn Phan (1993). “Thân thế và văn nghiệp Ngô Tất Tố”. Tạp chí Văn học (Sài Gòn) (số
174).
45. Vũ Ngọc Phan (2005), Nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, tái bản lần VI, Hà Nội.
46. Thế Phong (2004), Cuộc đời viết văn làm báo – Tam Lang – Tôi kéo xe, Nxb Tổng hợp, Đồng
Nai.
47. Bùi Huy Phồn (1958). “Đọc lại Việc làng”. Tạp chí Văn nghệ, (số 8).
48. Vũ Trọng Phụng, Phóng sự và tiểu luận (2005), Nxb Văn học, Hà Nội.
49. Vũ Quần Phương (1996). “Về tạp văn xã hội của Ngô Tất Tố”. Phụ san tạp chí Thế giới mới.
50. Phan Quang (1994), “Ngô Tất Tố đôi điều cảm nhận”. Báo Văn nghệ (ngày1.1).
51. Thiếu Sơn (1933), Phê bình và cảo luận, Nxb Nam Kí, Hà Nội.
52. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội.
53. Trần Đình Sử- Phương Lựu- Nguyễn Xuân Nam (1997), Lí luận văn học,Tập II, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
54. Tạ Ngọc Tấn (1999), Bàn về tiểu phẩm Ngô Tất Tố, sách Từ lý luận đến thực tiễn báo chí,
Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
55. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận văn học, Nxb Trẻ.
56. Hoàng Trung Thông (1985), “Nhớ mãi bác Ngô Tất Tố”, Tạp chí văn học (số 1).
57. Ngô Tất Tố, Việc làng tác phẩm và dư luận (2002), Nxb Văn học, Hà Nội.
58. Ngô Tất Tố, Tiểu phẩm báo chí (2005), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
59. Ngô Tất Tố, Chuyện người đương thời (2005), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
60. Ngô Tất Tố toàn tập, tập I (1996), Nxb Văn học, Hà Nội
61. Ngô Tất Tố, Lều chõng tác phẩm và dư luận (2002), Nxb Văn học, Hà Nội.
62. Hoài Việt (2005), Ngô Tất Tố một hành trình văn hoá, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
63. Lê Trí Viễn (1987), Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội.
64. Hoàng Dạ Vũ ( 1996), “Ngô Tất Tố và những luống cày”, Báo Văn nghệ, Hội nhà văn Việt
Nam, (số 43), ngày 26.10.
65. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2004), Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (1900-1945),
Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
66. J. A. Cuddon (1992), Literari Terms and Literary Theory, (tái bản lần 3), Penguin Books.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: NIÊN BIỂU HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ:
1983
- Sinh tại làng Cói Lộc Hà, kẻ Cói, xứ Đông ngàn , tỉnh Bắc Ninh. Nay là thôn Lộc Hà , xã
Mai Lâm huyện Đông Anh Hà Nội.
- Xuất thân trong gia đình Nho học có truyền thống hiếu học.
- Là con thứ hai nhưng là trưởng nam với bảy anh chị em ba trai bốn gái.
1898
- Lên sáu tuổi được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê.
- Lớn lên đi trọ học, sống ở nhiều làng quê trong vùng. Sau đó theo học tại huyện Lang Tài
và phủ Thuận Thành.
1906
- Thống sứ Bắc Kì ra nghị định, thi hương ngoài chữ Hán còn có bài thi chữ quốc ngữ và bài
thi chữ pháp từ tự nguyện đến bắt buộc.
1907
- Ngoài chữ Hán và chữ Nôm, phải đi học và biết chữ quốc ngữ.
1912
- Học tư chữ Pháp một thời gian ngắn
- Khai sổ ứng thí thi hương khoa Nhâm Tý.
- Qua được khảo hạch thì thi hương ở kì đệ nhất.
1913
- Dạy học chữ Hán ở Gia Thượng, Đông Trù.
1915
- Đỗ đầu khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh.
- Thi hương lần thứ hai, khoa At Mão – khoa thi hương cuối cùng ở Bắc ky. Qua được kì đệ
nhất nhưng bị hỏng ở kì đệ nhị.
- Dịch cuốn truyện cổ Trung Hoa Cẩm Hương đình.
1916
- Dạy học chữ Quốc ngữ ở những nơi trước đây mình dạy chữ Hán.
1923
- Sách Cẩm Hương Đình đứng tên Tống Lang Ngô Tất Tố do Tản Đà Tu thư cục và Nghiêm
Hàm An quán – Hà Nội ấn hành.
1926
- Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu mời Ngô Tất Tố cùng làm An Nam tạp chí.
- Trên mười số đầu của tạp chí, 24 lần có mặt bút danh Ngô Tất Tố, Lộc Hà Ngô Tất Tố.
- Viết những bài tranh luận về gia đình, bàn về nghĩa tự cường của đất nước, khảo dịch Thế
giới vĩ nhân liệt truyện, luận về quyền hạn của chính phủ và nhân dân, nhời dặn con cháu
của Trần Danh An…
- Đăng gọn truyện Ngô Việt xuân thu trên An Nam tạp chí.
1927
- Vào Sài Gòn với dự kiến viết cho An Nam tạp chí, nhưng không thành. Theo lời mời của
Diệp Văn Kì, ở lại viết cho Đông pháp thời báo.
1928
- Trên Đông Pháp thời báo với các bút danh Ngô Tất Tố, T., T.T., Ng.T.T., viết nhiều thể
loại báo chí, làm thơ, dịch thơ,bình thơ, khảo về tình hình jmột số nước đồng văn phương
Đông, dịch các truyện ngắn “Mẫu hậu thất tiết”, “Truyện Tạ Huyền”, các truyện dài “Hoàng
Hoa Cương”, “Giấc mộng lầu son” (Hồng lâu mộng)
1929
- Trên Thần Chung (Đông pháp thời báo) với các bút danh Ngô Tất Tố, N.T.T., Kim Ngô,
tiếp tục viết chuyên luận, dịch thơ, đăng khảo dịch nhiều kỳ “Vì sao Tàu phải lìa Nga”
1930
- Trên Đông phương mở chuyên mục “Nói chơi”, tiếp tục viết tiểu phẩm với các bút danh:
Thục Điểu, Dân Chơi. Ở các mục khác dùng các bút danh T., Lộc Hà, Ngoan Tiên, Ngô Tất
Tố, bàn về nghề báo và tranh luận về cách viết của Hoàng Tích Chu, Đăng các kí sự “Thăm
gò Đống Đa”, “Từ Hà Nội lên thăm Đền Hùng”
- Trên báo Ngọ viết kí sự “Đi thăm chùa hương”
1932
- Viết bài gửi báo Công luận, Đông pháp, Đuốc nhà Nam…
1933
-Với bút dnh Phó Chi, trên Thực nghiệm dân báo mở chuyên mục “Chuyện giữa giời”. Ở
các mục khác dùng các bút danh Thôn Dân, T.T., Lộc Hà, Ngô Tất Tố.
- Đứng tên Thọ dân y quán chủ nhân viết các bài bàn về soạn sách thuốc Tàu bằng chữ
Quốc ngữ.
- Mở cuộc tranh luận với Nguyễn Quốc Tuý bào Đông phương. Bình về bộ lại và Ngô Đình
Diệm. Trao đổi với Phan Khôi, Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Khắc Hiếu…và
bàn về bút chiến với binh chiến.
1935
- Trên báo Công dân phê phán Phan Trần Chúc về việc viết truyện lịch sử
- Với bút danh Tuệ Nhỡn viết phóng sự “Dao cầu thuyền tán”.
1936
- Trên Tương lai dùng tên chính là bút danh Lộc Đình viết chính luận.
- Đăng truyện ngắn “Một ổ chó và một đứa con” một chương của Tắt đèn đứng tên Thôn
Dân.
1937
- Trên Tương lai mở chuyên mục “Nói mà chơi” viết tiểu phẩm với bút danh Phó Chi. Ở các
mục khác dùng các bút danh T., Lộc Đình, Tuệ Nhỡn, Ngô Tất Tố.
- Đăng truyện ngắn “Cái bánh trưng”, “Trời tối”.
- Tham gia hội nghị báo giới Bắc kì lần thứ nhất và thứ hai và cuộc đấu tranh của báo giới
đòi thả nhà báo Lê Bá Chấn, kết tội “phản đảng”những kẻ làm báo hoạt động phá ngang
chống lại phong trào báo giới
- Trên Tiểu thuyết thứ Ba: đăng truyện lịch sử “Vua Tây chúa Nguyễn”, phóng sự “Giết
người lấy của”, tiểu thuyết dã sử “Trong rừng nho”.
- Trên Việt nữ đăng toàn truyện “Tắt đèn”.
1938
- Trên Thời vụ mở chuyên mục “Gặp đâu nói đấy” sau chuyển thành “Thật hay bỡn” với bút
danh Xuân Trào, có khi viết tắt là XT.
- Trên các mục khác như “Làng tôi, Đời dân quê, Thời vụ thôn quê, Thời sự, Quốc tế, Thời
vụ các tỉnh”…dùng tên chính với các bút danh Đạm Hiên, T., Thuyết Hải, có khi viêt tắt là
T.H.
- Đăng “Đã đến lúc phải phê bình lại bộ Nho giáo của Trần Trọng Lim”, phóng sự “Làm no
hay cái ăn những ngày ngập nước”, kí sự “Nước non Cao Bằng”, “Thăm Yên Bái”.
- Viết kí chân dung “Cụ lang Bần, bác Bếp Thả, Cô Tây Hoản, Thầy Cò, Thầy học của tôi,
Người có danh vọng trong làng”…
1939
- Trên Thời vụ tiếp tục dùng các bút danh và chuyên mục như năm 1938.
- Đăng các truyện “Mớ rau trong hòm”, “Một vụ kiện”, phóng sự “Vài chấm nhỏ của thời
đại đã qua”, khảo dịch “Ngày xưa, ngày nay và ngày mai của nước Nhật Bản” đăng phóng
sự tiểu thuyết “Lều chõng”
- Trên báo Con Ong mở chuyên mục “Ném bùn sang ao”, viết tiểu phẩm với bút danh Phó
Chi. Đăng phóng sự “Tập án cái đình”
- Trên Tao đàn viết chân dung văn học Tản Đà và Vũ Trọng Phụng.
1940
- Trên Hà Nội tân văn viết phóng sự “Việc làng”, truyện cổ tích “Suối hoa đào”
- Trên Trung Bắc chủ nhật, đặc san của Trung Bắc tân văn mở chuyên mục “ Thơ và Tình”
với bút danh Cối Giang, trên các mục “Nguồn văn tìm vàng”, “Dưới mắt chúng tôi”… dùng
bút danh cối giang và T.
Từ 1941-1945
- Trên Đông Pháp (từ tháng 3, năm 1945 đổi thành Đông phát) với bút danh Hy Cừ viết 656
tiểu phẩm trên chuyên mục “Chuyện hàng ngày”
- Đăng liên tục các truyện dịch dài “Bóng Lê tàn” tức “Hoàng Lê nhất thống chí”, “Một đêm
đầu bạc”, “Tiếng tiêu đỉnh núi”
- Trên Ngày mai (Xuân At Dậu) viết hồi ký “Tết cổ điển”.
1945
- Tham gia cách mạng Tháng Tám ở quê nhà.
1946
- Gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc.
- Dự Hội nghị Văn hoá cứu quốc tại Hà Nội
Từ 1947 đến 1954 trên Việt Bắc
- Đứng tên chính, viết Quà tết bộ đội, Buổi chợ Trung du, Gửi bạn, Vĩnh Thụy ca, Nữ chiến
sĩ Bùi Thị Phác, Anh Lộc… đăng trên các báo và tập san: Văn nghệ – Hội văn nghệ Việt
Nam, Cứu quốc.
- Dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ I.
- Được bầu vào Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam, là chi hội trưởng hội văn nghệ liên
khu 1, sau là hội văn nghệ Việt Bắc.
- Năm 1948 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
1954
- Mất ngày 20 tháng 4 năm 1954, tức 18 tháng 3 năm Giáp Ngọ tại ấp Cầu Đen xã Quang
Tiến huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.
1961
- Được truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.
1963
- Lễ chuyển di hài cốt từ ấp Cầu Đen xã Quang Tiến huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang về
nghĩa trang liệt sĩ xã Mai Lâm huyện Đông Anh Hà Nội.
1975
- Ngay sau ngày giải phóng Sài Gòn, trường tiểu học Cơ Đốc đổi tên là trường cấp I-II Ngô
Tất Tố, từ 1996 là trường trung học- tiểu học Ngô Tất Tố tại quân Phú Nhuận, thành phố Hồ
Minh.
1985
- Tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh quyết định đặt tên đường Ngô Tất Tố. Và
năm 2000, kỷ niệm hai mươi lăm năm giải phóng Sài Gòn, đã khánh thánh chung cư lớn
mang tên Ngô Tất Tố.
1995
- Tại Hà Nội, lập giải thưởng báo chí Ngô Tất Tố thường xuyên, hàng năm. Và năm 2003
tiến hành nghiên cứu khoa học “Di sản báo chí Ngô Tất Tố – ý nghĩa lý luận và thực tiễn”
1996
- Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I.
1998
- Hoàn thành xây dựng khu tưởng niệm đặt hài cốt tại quê hương.
- Thủ đô Hà Nội quyết định đặt tên phố Ngô Tất Tố ngay cạnh Khu Văn Miếu Quốc Tử
Giám. Trước đó (1995) có trường tiểu học Ngô Tất Tố và sau đó là trường dân lập Ngô Tất
Tố ở huyện Đông Anh.
2005
- Với 26 bút danh trên 27 bài báo và tạp chí trong Nam ngoài Bắc và trên chiến khu Việt
Bắc, tổng số tác phẩm đăng báo (tính đến đầu năm 2005) lên đến gần một nghìn năm trăm.
Trong số đó lượng mới tìm thêm gần một nghìn bốn trăm.
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ BÀI VIẾT MỚI VỀ NGÔ TẤT TỐ ĐĂNG TRÊN BÁO.
1. Ngô Đắc Điểm – “Cái tâm làm báo và cách viết của Ngô Tất Tố”
Ngô Tất Tố- nhà văn hoá nổi bật của đất nước trong thế kỉ XX với ba loại văn chương của
tác giả “Văn chương báo chí, văn chương phóng sự tiểu thuyết và văn chương khảo cứu”.
Quả đúng như vậy! Di tác to lớn mới tìm thấy cho biết: sự nghiệp văn chương của Ngô Tất
Tố trải rộng trên những năm lĩnh vực, ngoài ba loại trên còn có cả văn chương khoa học lịch
sử và văn chương dịch thuật.
Ngay trong tác phẩm đầu tay – sách dịch Cẩm Hương Đình, xuất bản lần thứ nhất
cách đây 80 năm, người đọc dễ nhận ra cách viết quốc văn gảy gọn, dễ hiểu của Ngô Tất
Tố. Không đi sâu vào lao động dịch thuật, một sở trương trong năm thế trận văn chương của
Ngô Tất Tố, nhưng trận thử bút đầu đời của tác giả cho thấy rõ ràng: nếu không nắm vững
tư duy ngôn ngữ và điều khiển thành thạo cả hai ngôn ngữ, ngôn ngữ được dịch là Hán văn
và ngôn ngữ dịch là quốc văn thì không tài nào chuyển ngôn ngữ thành công như thế.
Quả là ngạc nhiên với dịch giả vừa đỗ đầu xứ, mới 22 tuổi, học chữ quốc ngữ chẳng
được bao lâu, đâu đã tiếp cận được nhiều với văn hoá Âu Tây hồi đo, mà khi dịch truyện cổ
nước ngoài khiến cho độc giả không chỉ ngày nay mà chắc hẳn bạn đọc viết quốc văn ngày
đó đều cảm giác như đọc truyện trong nước.
Càng đi sâu vào khảo cứu di sản báo chí của tác giả càng nhận ra bản năng thấu hiểu
tư duy ngôn ngữ mẹ đẻ và nội lực tài tình điều khiển ngôn ngữ tiếng Việt của Ngô Tất Tố
Trong khi phê bình lối viết báo “cột lốc quay cuồng lộn ngược” của Hoàng Tích Chu
(1931), Ngô Tất Tố “nguyện có thần ngòi bút” đã nêu rõ : “Chữ quốc ngữ mang tiếng là
nôm na, nhưng chữ nào cũng có nghĩa nấy”, “đã gọi là văn thì ngoài sự đạt ý còn phải theo
thế câu mà đặt chữ”, tác giả hết sức coi trọng “chữ dùng tiếng đặt”, viết “phải tuân theo luật
thiên nhiên của chữ quốc ngữ”, viết như nói và phải theo “thói quen của cha ông mình vẫn
nói” tác giả viết như nói nhưng không hạ thấp chuẩn mực của văn viết.
Nghệ thuật lặp từ và tài nhân hoá là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và lôi
cuốn bạn đọc trong quá trình bút chiến và luận chiến. Khi viết bất cứ cái gì nhân cách hoá
được, tác giả đều thành thục nhân cách hoá, từ những vật vô tri vô giác cho đến những hiện
tượng sự việc tưởng như phức tạp khó hiểu
Tất cả thủ pháp và kỹ xảo trong nghề viết như nêu trên của tác giả chỉ là công cụ và
phương tiện để thực hiện ý tưởng nhất quán, trước sau như một; là viết công khai mọi sự
thật “viết xác chỉ, trực diện, chính diện”, không mập mờ phiếm chỉ, không viết bóng nói gió.
Tác giả phê phán gay gắt cách viết “mập mờ, điêu ngoa, giả dối mạ lại tin tức”, quyết liệt
chống lại “lối văn ăn gian, lối văn bịp, bịp với ăn gian cùng là một môn”
Ngô Tất Tố nhấn mạnh “nghề viết cần phải có đức thật thà, nghĩa là cái gì mình biết
thì hãy nói, mà đã nói thì phải nói rõ ràng gãy gọn”
Báo chí Ngô Tất Tố bao gồm nhiều thể loại, trong đó cây cột sống là tiểu phẩm. Cái
thần tình, cái độc đáo của tiểu phẩm phải là: nhân kể lại cụ thể mọi sự việc diễn ra trong
cuộc đời, người viết vận dụng vốn sống, nguồn hiểu biết, tài cấu tạo và biểu đạt của mình để
uyển chuyển “xuất thần” cái điều mà tác giả định nêu ra với bạn đọc, cái điều bao hàm một
ý tứ khác hơn, cao hơn, xa hơn, thâm thuý hơn…so với sự đời, chuyện đời vừa kể. Ay đấy!
Cái khó, cái thành công của tiểu phẩm là ở chỗ đó. Không phải toàn bộ tiểu phẩm của Ngô
Tất Tố là tuyệt hảo, nhưng hầu hết tiểu phẩm của tác giả đã thành công, được độc giả tán
đồng và trụ lại với thời gian, chính là nhờ biệt tài “xuất thần”
Báo chí Ngô Tất Tố đề cập toàn diện, nhiều chiều đến mọi mặt cuộc sống và thực
trạng xã hội nước ta nữa đầu thế kỷ XX, không chỉ vạch trần những điều ác, mà ngợi ca
những điều lành điều thiện, không chỉ viết về dân quê thôn làng , mà toàn cảnh đến các giai
tầng đang phân hoá trong xã hội, đến sự biến động ghê gớm chốn thành thị, cả xứ thuộc địa
trời Nam lẫn đất bảo hộ phương Bắc.
Tính nhân văn cao cả, tấm lòng rất mực yêu thương quí trọng con người, tư tưởng xã
hội thấm đượm nhân bản khắc sâu vào tâm não, hoa nhập trong xương máu đã hun đúc nên
cốt cách tâm thức làm báo của Ngô Tất Tố, đã thôi thúc Ngô Tất Tố viết báo để thực hiện
ước nguyện suốt đối đam mê can thiệp và ham muốn tận cùng gánh vác việc đời. Tích
cương trực của người thực học, khí tiết của con người biết tôn trọng và giữ gìn truyền thống,
đã không dập khuôn nguyên mẫu mà ngoan cường giao hoà được tinh hoa đạo làm người
của nho học với tâm linh cao đẹp của tổ tiên dân tộc và đặc biệt hơn nữa, độc đáo hơn nữa
là không xu thời trước tràn ngập của Âu hoá, mà biết chọn lục những xu hướng tiên tiến của
phương Tay và thế giới bên ngoài.
Nhờ vậy đã tạo nên những “sắc thái Ngô Tất Tố” độc lập, mới lạ, bất ngờ vẫn trong
một “con người Ngô Tất Tố” bình dị, thân quen.
Bên cạnh tài hoa thiên bẩm, tư cách nghề nghiệp quý báu hàng đầu của Ngô Tất Tố
là miệt mài đến đam mê học hỏi. Ngô Tất Tố xác định: “Học thầy chưa đủ, học những ông
cô bà dì, ông chú bà bác cũng vẫn chưa đủ… người ta còn phải tốn nhiều công phu: bề cao
còn phải thu lượm từ thời thượng cổ trở xuống, bề rộng còn phải góp mặt từ bốn phương trở
về”, sao cho “người ta đẻ vào đời nay mà biết tư tưởng của người xưa, sống ở xứ này mà
biết công việc ở xứ khác.
Báo Người Hà Nội, số tết Giáp Thân, 2004
2. Nguyễn Chí Mỳ: “Ngô Tất Tố- một nhân cách làm báo”.
Ngô Tất Tố là nhà báo lớn của làng báo nước ta, là kiện tướng của dòng báo chí công khai
yêu nước tiến bộ, là nhà văn hàng đầu sáng lập nền văn học mới, là nhà văn hoá nổi tiếng
của đất nước thế kỉ XX.
Ngô Tất Tố là người Hà Nội, hoạt động báo chí của Ngô Tất Tố chủ yếu diễn ra ở đất
Hà Nội. Trên lĩnh vực báo chí Ngô Tất Tố là niềm tự hào của báo giới Thủ Đô. Hà Nội
chúng ta có giải báo chí Ngô Tât Tố được tổ chức thành công thường xuyên hàng năm, từ
năm 1996 đến nay.
Ngô Tất Tố là kí giả lão luyện, suốt đời đam mê say đắm và hết lòng với nghề báo,
lấy hứng thú làm báo viết báo là lẽ sống, làm con đường tồn tại. Phải chăng đây là cái đức
hàng đầu của nhân cách làm báo. Trên trận địa sôi động của báo chí hiện nay, ai đó một khi
nhiệt huyết với nghề chớm bị thuyên giảm , cái tình với ngừ đời vưa kém tình nồng hậu , sự
nhạy bén với sự đời hơi lơi lỏng một chút … là ngay lập tức báo động thảm cảnh người đó
đang bắt đầu lìa khỏi đội ngũ báo giới hoặc đang lâm vào nguy cơ chân trong chân ngoài
với nghề mà không biết
Ngô Tất Tố tiêu biểu cho lớp kí giả vừa sáng tác vừa ý thức cao về nghề báo. Là nhà
báo có bản lĩnh đặc biệt, nhiều lần tự biến đổi, đã vượt lên chính mình Ngô Tất Tố trân
trọng và hết lòng giữ gìn truyền thống tốt đẹp, tự chủ của đất nước, quyết liệt nâng cao ý
thức dân tộc và khát hao hướng tới hiện đại.
Ngô Tất Tố làm báo viết báo dựa trên tầm cao vận dụng tài tình cốt cách văn hoá
Phương Đông với tinh hoa tiên tiến hiện đại của văn hoá Phương Tây.
Dũng khí và trí tuệ làm báo, tính dân tộc và tính hiện đại trong báo chí Ngô Tất Tố ,
năng lực ngoại ngữ uyên thâm- đối với tác giả là Hán học, là những bài học sáng giá, còn
nguyên giá trị đối với chúng ta, những người làm báo cách mạng giữa buổi bùng nổ dữ dội
của thông tin và công nghệ thông tin hiện nay
Báo Người Hà Nội, số tết Giáp Thân, 2004
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP ĐƯỢC TRONG CHUYẾN VỀ THĂM
QUÊ HƯƠNG NGÔ TẤT TỐ
Hình 1: Toàn cảnh khu mộ Ngô Tất Tố
Hình 2: Mộ Ngô Tất Tố xây năm 1999.
Hình 3: Nhà của gia đình Ngô Tất Tố, xây năm 1968 (trên nền nhà cũ), sau khi Ngô tất Tố mất hơn 10
năm.
Hình 4: Ngôi Nhà hiện tại (xây năm 2006, trên nền nhà cũ). Hiện nay gia đình cháu trai trưởng của Ngô Tất
Tố đang sinh sống.
Hình 5: Toàn cảnh nhà con cháu Ngô Tất Tố tại Lộc Hà.
Hình 6 – 7: Ngôi Đình làng.
Nơi đây ngày xưa đã từng tồn tại biết bao hủ tục của làng Lộc Hà. Năm 1960 đã được xây dựng lại trên nền
ngôi đình cũ. Hiện nay dùng để hội họp và sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của làng.
Ngày 10 tháng 3, Thôn Lộc Hà tổ chức ngày hội làng. Mội gia đình đóng góp một ít tiền, còn lại trích từ quỹ
của thôn, che rạp trước sân đình và tổ chức ăn uống vui vẻ. Ngày nay những hủ tục ở làng Lộc Hà cũng như
ở các làng khác của nông thôn Việt Nam đã không còn tồn tại. Khẳng định những quan điểm, tư tưởng của
Ngô Tất Tố trong quá khứ là đúng, là nhìn xa trong rộng.
Hình 8: Bàn thờ Ngô Tất Tố cùng vợ và các con. Bộ lục bình “cá chép hoá rồng” là kỉ vật từ thời
Ngô Tất Tố để lại.
Hình 9: Huân
chương kháng chiến hạng nhất của Ngô Tất Tố
Hình 10: Bìa hai quyển sách xuất bản năm 2005, do Cao Đắc Điểm (con rể Ngô Tất Tố, chồng bà Ngô Thị
Thanh Lịch) sưu tầm và biên soạn. Giới thiệu những tác phẩm của Ngô Tất Tố đăng trên báo, mới được tìm
thấy qua việc tìm hiểu bút danh của ông.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7103.pdf