Đóng góp của các yếu tố đầu vào (K, L, TFP) tới sự tăng trưởng của Việt năm trong giai đoạn 1993-2007

Đề án kinh tế phát triển Đề tài: Đóng góp của các yếu tố đầu vào (K, L, TFP) tới sự tăng trưởng của Việt năm trong giai đoạn 1993-2007 Lý do lựa chọn đề tài: Nghiên cứu về sự đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa về nhiều mặt, không những xác định vị trí của từng yếu tố để có kế hoạch khai thác, mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm ẩn gia tăng lạm phát, đồng thời qua đó đánh giá được chất lượng tăng trưởng. Do đó việc nghiên cứu Tăng trưởng do các yếu tố đầu v

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5775 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Đóng góp của các yếu tố đầu vào (K, L, TFP) tới sự tăng trưởng của Việt năm trong giai đoạn 1993-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào rất quan trọng. Lựa chọn giai đoạn nghiên cứu từ năm 1993-2007 là giai đoạn sau khi Hiến Pháp 1992 được ra đời. Đất nước bước vào quá trình đổi mới sâu sắc về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho kinh tế phát triển mạnh mẽ và đưa ra định hướng phát triển đất nước. Đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới và đã giành được nhiều thành tựu về kinh tế. Ngoài ra, năm 1993, cũng là năm Việt Nam quy đổi các chỉ tiêu kinh tế theo cách tính của hệ thống tài khoản quốc gia (system of national account - SNA) của Liên hợp quốc, do đó có thể dễ dàng so sánh được nhịp độ phát triển và cơ cấu kinh kế Việt Nam với kinh tế các nước trong khu vực. Năm 1993, cũng là năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế được nối lại (10/1993), từ đó tạo ra nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Mục Lục Phần 1: Tăng trưởng kinh tế, các thước đo đánh giá tăng trưởng kinh tế và vai trò của các yếu tố đầu vào với tăng trưởng kinh tế Khái niệm tăng trưởng kinh tế Khái niệm: Là sự gia tăng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Mức tăng trưởng được tính bằng số tương đối hay tuyệt đối của sản lượng kì sau so với kì trước. Số tương đối thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế, số tuyệt đối thể hiện qui mô tăng trưởng kinh tế. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng 2.1. Tổng giá trị sản xuất (GO) - Khái niệm: Tổng giá trị sản xuất (sản lượng) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). - Cách tính: + Tính theo đầu vào: GO = VA + IC + Tính theo đầu ra: GO = Tổng doanh thu 2.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - Khái niệm: GDP là tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ do các yếu tố sản xuất ở trong nước tạo ra trong một thời kỳ nhất định, không phân biệt sở hữu trong hay ngoài nước.  - Công thức tính: GDP được tính theo 3 phương pháp.       PPSX: GDP = Tổng giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu HH,DV từ nước ngoài.       PPTN: GDP = TN từ SX + ThuếSX + K/hao TSCĐ + Lợi nhuận + TN hỗn hợp.       PPTD: GDP = TDCC của dân cư, hộ gia đình, nhà nước + T/luỹ TSCĐ, TSLĐ + Chênh lệch giữa X-N khẩu HH, DV(theo giá FOB). 2.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) - Khái niệm: Tổng thu nhập quốc gia: phản ánh toàn bộ thu nhập, thu nhập cuối cùng từ sản xuất và các nhân tố sản xuất của một quốc gia sau khi cộng hoặc trừ những thu nhập từ lợi tức sở hữu, từ các yếu tố sản xuất như vốn, lao động, tài nguyên với nước ngoài. - Công thức tính:       GNI = GDP + chênh lệch giữa thu và chi trả lợi tức sở hữu về các nhân tố sản xuất. 2.4. Thu nhập quốc dân (NI) - Khái niệm: Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó NI chính là tổng thu nhập quốc dân (GNI) sau khi đã loại trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế.       - Công thức tính: NI = GNI – Khấu hao TSCĐ  2.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) - Khái niệm: Là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời gian nhất định. Thực chất nó là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường trú. - Công thức tính: NDI = NI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài. Vai trò của các yếu tố đầu vào với tăng trưởng kinh tế Mô hình hàm sản xuất Cobb Douglas nghiên cứu vai trò của các nguồn lực đầu vào Công thức: g = A. Ka .Lb Trong đó: g: Tăng trưởng kinh tế hàng năm K: Vốn đầu tư L: Lao động A: Biểu thị hiệu quả sản xuất và là hằng số, ngoài ra A cũng được coi là yếu tố năng xuất các nhân tố tổng hợp TFP a: Hệ số co dãn của vốn b: Hệ số co dãn của lao động Ý nghĩa: Mô hình Cobb - Douglas đưa 2 nhân tố vốn và lao động vào xem xét, đánh giá tác động của chúng đối với tăng trưởng kinh tế. Hai nhân tố vốn và lao động được kết hợp với nhau theo tỷ lệ bất kỳ, có thể thay thế lẫn nhau, gắn với việc nghiên cứu hệ số co dãn của vốn (a) và lao động (b). Hệ số này cho phép tính toán, đo lường được tỷ lệ phần trăm đóng góp của các nguồn lực đầu vào trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, nếu được áp dụng vào dự báo, phát triển, đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế; xác định rõ nhân tố đầu vào nào đã và đang đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế và cần thiết điều chỉnh chiến lược tăng trưởng kinh tế ra sao khi sử dụng 2 nguồn lực đầu vào vốn và lao động. Đồng thời có thể phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế thông qua nguồn lực đầu vào và nhân tố tổng hợp (TFP). Từ đó có thể điều chỉnh nền kinh tế tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hoạch định. 3.1. Yếu tố vốn Nguồn tạo ra vốn Vốn Vốn sản xuất (giá trị các phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất) Vốn đầu tư Vốn cố định: máy móc, nhà xưởng… Tiết kiệm trong nước Tiết kiệm nước ngoài Vốn đầu tư sản xuất (duy trì và gia tăng vốn sản xuất) Từ các doanh nghiệp Vốn đầu tư sản xuất cố định Vốn đầu tư sản xuất lưu động Vốn đầu tư phi sản xuất: đầu tư vào công trình công cộng, phúc lợi xã hội… Từ nhân dân FDI ODA Vốn lưu động: hàng tồn kho NGO Từ chính phủ Tín dụng thương mại a, Vai trò của vốn đối với quá trình phát triển Việc nghiên cứu vấn đề đầu tư với tư cách là yếu tố nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế chỉ đặt ra khuân khổ các hoạt động đầu tư vốn sản xuất tức là bộ phận vốn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế. Vốn sản xuất được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế và bao gồm: nhà máy, công xưởng, trụ sở cơ quan, trang bị văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng, vốn tồn kho và các trang bị khác được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Ngoài vốn sản xuất còn có nguồn vốn đầu tư là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm việc thay thế, phục hồi, sửa chữa, phát triển mới các công trình kinh tế, xã hội. Như vậy, vốn đầu tư nhằm bù đắp sự hao mòn các tài sản quốc gia trong quá trình sử dụng, tăng mới tài sản quốc gia, đồng thời đảm bảo tăng trưởng, phát triển kinh tế. Vai trò của vốn đối với quá trình phát triển kinh tế. - Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tùy thuộc vào tốc độ tích lũy vốn. Bởi vì vốn làm tăng thêm đầu vào và tăng thêm đầu ra của quá trình sản xuất do đó làm tăng thu nhập. Theo thống kê thì các yếu tố làm tăng thu nhập khoảng ½ ở các nước phát triển và 1/4 đến 1/3 ở các nước đang phát triển là do yếu tố vốn vật chất tăng lên. - Vốn là tiền đề để đồng thời đạt được 3 mục tiêu cơ bản của nền kinh tế là tăng trưởng, việc làm đầy đủ và phân phối công bằng hợp lý. Phân phối công bằng hợp lý vừa là mục tiêu vừa là động lực, chỉ có thể đạt được khi người lao động có việc làm đầy đủ. Muốn có việc làm đầy đủ thì nền kinh tế phải tăng trưởng. Nền kinh tế tăng trưởng phải đầu tư. - Vốn là yếu tố tạo ra lãi Lãi = Vốn + thị trường + chất xám Chính vì vậy, kinh tế học của sự phát triển cho rằng: “Hình thành vốn là chìa khóa đối với sự phát triển”. Do đó, “Sự thiếu vốn được đánh giá là một cản trở quan trọng nhất đối với việc đẩy nhanh phát triển kinh tế, là vấn đề hóc búa cho việc bố trí kế hoạch phát triển”. b, Mô hình Harrod – Domar Mô hình Harrod - Domar xem xét duy nhất vai trò của nhân tố vốn trong tăng trưởng kinh tế (sau khi đã loại trừ các nhân tố khách quan và chủ quan khác tác động đến tăng trưởng kinh tế). Mô hình đưa ra công thức tính toán, đo lường khối lượng vốn đầu tư cần thiết cho tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu dự định Mô hình đưa ra hàm sản xuất: g = s k Trong đó: g: tốc độ tăng trưởng kinh tế s: Tỉ lệ tiết kiệm/GDP [giả định s = i (i là tỉ lệ đầu tư/GDP)] k: Hệ số gia tăng vốn - sản lượng đầu ra (ICOR) Hệ số ICOR là thước đo năng lực đồng vốn tăng thêm. Hay nói cách khác, để có thêm một đồng sản phẩm tăng thêm cần đầu tư k đồng vốn. Muốn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế phải gia tăng tiết kiệm để đưa vào đầu tư phát triển. Như vậy, mô hình này đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ giữa tích lũy tư bản (vốn) và sản lượng đầu ra (kết quả sản xuất hay tăng trưởng kinh tế). ICOR rất dễ tính toán và với chỉ số này thì ICOR càng cao cho thấy hiệu quả của đầu tư càng thấp xét trong dài hạn. Tuy nhiên, tiết kiệm và đầu tư mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế. Điều kiện đủ ở đây phải là sử dụng vốn hiệu quả; phát triển đồng bộ các loại thị trường: thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường vốn và có một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; sự ổn định chính trị và thiên nhiên ôn hòa. 3.2. Yếu tố lao động a, Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển kinh tế - Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Lao động là một bộ phận của dân số, là lực lượng tiêu dùng đông đảo và là động lực thúc đẩy trở lại quá trình tăng trưởng kinh tế. Thông qua tiêu dùng, con người được hưởng lợi ích từ sự phát triển. - Lao động là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Về mặt lý luận, muốn phát triển kinh tế phải có các nguồn lực lao động, tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ. Trong đó, lao động là nhân tố quyết định tái tạo, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác. Về mặt thực tiễn, kinh nghiệm phát triển của nhiều nước cho thấy nếu không dựa trên nền tảng người lao động có thể chất, trình độ văn hóa, khoa học công nghệ và nhiệt tình cao thì không thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, vốn và khoa học công nghệ. Thậm chí thiếu người lao động có chất lượng cao có thể sẽ gây ra sự lãng phí cạn kiệt các tài nguyên nguyên khác. b, Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn lao động Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng lao động: - Thứ nhất, dân số và tỷ lệ tăng dân số. Dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động. Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động. Quy mô dân số, cơ cấu dân số, tốc độ tăng dân số ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu nguồn lao động, đến quy mô, tốc độ tăng của nguồn lao động. - Thứ hai, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Là tổng số phần trăm của dân số trong độ tuổi có tham gia lực lượng lao động trong tổng nguồn nhân lực. Tỷ lệ này nói lên mức độ toàn dụng lao động vào phát triển kinh tế và là cơ sở xác định tỷ lệ thất nghiệp. - Thứ ba, thời gian lao động. Thời gian lao động được tính bằng số ngày làm việc/năm, số giờ làm việc/ngày hoặc số ngày làm việc/ tuần… Nền kinh tế càng phát triển thì thời gian làm việc sẽ giảm dần đi nhưng hiệu quả lao động sẽ càng cao hơn. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng ngồn lao động: - Thứ nhất, giáo dục và đào tạo. Thông qua giáo dục và đào tạo, lực lượng lao động có trình độ kỹ năng không ngừng tăng lên, , thúc đẩy đổi mới công nghệ, điều kiện để tăng năng suất lao động. Đồng thời người lao động được nâng cao kiến thức, sẽ có được những chuyên gia giỏi, những nhà quản lý có tài, những đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân viên lành nghề góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế. - Thứ hai, sức khỏe và dinh dưỡng. Sức khỏe làm tăng mọi khả năng của con người và đó cũng là nhu cầu của người lao động để có thể duy trì và nâng cao được sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao cho công việc. Mối quan hệ giữa sức khỏe với sự phát triển là mối quan hệ hai chiều. Nền kinh tế có tăng trưởng lại là tiền đề, là cơ sở, điều kiện để nâng cao đời sống mọi mặt của người lao động. - Thứ ba, tác phong làm việc, tính kỷ luật của người lao động. Hiện nay, trong hoạt động kinh tế, sự phối hợp trong công việc giữa các cá nhân trong cùng một tổ chức và giữa các tổ chức với nhau có xu hướng gia tăng nhằm đạt được tính hiệu quả cao trong công việc. Điều này đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp, tinh thần tự chủ sáng tạo, thái độ hợp tác và tinh kỷ luật chăt chẽ. 3.3. Yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp a, Vai trò của ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đến tăng trưởng kinh tế Ngày nay, khoa học công nghệ đang trở thành sự thách đố to lớn đối với các nước đang phát triển, nó có một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế của các nước này. Yếu tố cơ bản trong TFP là tiến bộ khoa học công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ có tác động tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy đóng góp của yếu tố TFP trong tăng trưởng. Vai trò đó thể hiện: - Khoa học công nghệ ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học công nghệ có vai trò mở đường phát triển, trang bị lại và cải tạo toàn bộ hệ thống thiết bị, công cụ, phương tiện của toàn bộ nền kinh tế. - Khoa học công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, giải phóng con người khỏi lao động nặng nhọc, độc hại, nâng cao trí tuệ của con người. Với ý nghĩa đó, khoa học công nghệ tham gia với tư cách đầu vào của quá trình sản xuất ngày càng lớn, hơn thế nữa nó quyết định việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm, qua đó quyết định đến lợi nhuận và thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường. - Khoa học công nghệ làm tăng cường phạm vi, quy mô và mức độ gắn bó, hợp tác giữa các quốc gia trong việc phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ sự sống cho con người. b, Đo lường giá trị TFP TFP là quan hệ giữa đầu ra với tổng hợp các đầu vào, bao gồm cả các yếu tố không định lượng được như quản lý, khoa học công nghệ... TFP là tỷ số của số lượng tất cả các đầu ra với số lượng tất cả đầu vào. Về công thức, chúng ta có thể thể hiện TFP theo một số dạng sau: TFP = Y X Trong đó: Y: Tổng các đầu ra X: Tổng có quyền số tất cả các đầu vào - Khi hàm sản xuất chỉ có hai nhân tố vốn (K) và lao động (L) theo dạng: Yt = At. f [Kt, Lt] 2 thì At trong mô hình này chính là TFP. - Hay trong hàm sản xuất Cobb-Douglas Y = AKa L1-a thì A cũng chính là TFP hay Như vậy TFP là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất và được đo lường bằng tỷ số giữa đầu ra (được tính theo giá so sánh) với mức kết hợp có quyền số giữa các đầu vào. TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất. Ngoài ra TFP còn phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý, thời tiết... Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội. TFP thay đổi do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Thay đổi chất lượng lao động. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng lao động chính là việc đầu tư nguồn lực con người bằng chính sách giáo dục, đào tạo; - Thay đổi cơ cấu vốn; - Thay đổi công nghệ; - Phân bố lại nguồn lực; - Trình độ quản lý... Chỉ tiêu TFP rất quan trọng trong phân tích kinh tế. Sự biến động TFP được Solow sử dụng đầu tiên nhằm phản ánh sự thay đổi công nghệ và giải thích sự tăng trưởng kinh tế. Từ đó về sau được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi và trở thành một chỉ tiêu không thể thiếu trong phân tích kinh tế. Cơ chế tác động của các yếu tố tổng cung đến tăng trưởng kinh tế Hiện nay, khi nói đến các yếu tố tổng cung tác động đến tăng trưởng kinh tế là nói đến các yếu tố nguồn lực chủ yếu bao gồm: vốn (K), lao động (L), yếu tố năng suất tổng hợp (TFP). Cơ chế tác động của các yếu tố tổng cung đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua mô hình tổng cung – tổng cầu như sau: Theo mô hình trên: nếu điểm cân bằng ban đầu của nền kinh tế là E0 với mức thu nhập Y0 và mức giá chung PL0, viết tắt là E0(Y0, PL0). Vì một lý do nào đó mà một trong các nhân tố của tổng cung thay đổi theo chiều hướng tăng thì tổng cung sẽ tăng lên và đường AS0 sẽ dịch chuyển xuống dưới về phía trái sang đường AS1. Với giả thiết các yếu tố khác không đổi, điểm cân bằng E0 dịch chuyển xuống đường E1 (Y1>Y0, PL1PL0), tức là mức thu nhập giảm đi và mức giá chung tăng lên. Phần 2: Đóng góp của các yếu tố đầu vào tới sự tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 1993-2007 Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây Sau gần hai thập kỷ kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng đã trở thành một động lực quan trọng giúp Việt Nam thực hiện thành công chiến lược xoá đói, giảm nghèo và tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chịu sự chi phối nhiều của bối cảnh lịch sử và gắn liền trực tiếp với quá trình cải cách nền kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tăng từ 288 đô la Mỹ năm 1993 lên 622 đô la Mỹ năm 2005 với sự chênh lệch thu nhập tăng lên không lớn. Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991 - 2005 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2007 2006 Năm 1999, do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm xuống còn 4,8%. Tăng trưởng giảm sút thể hiện ở hầu hết các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đến năm 2000, nền kinh tế đã có sự hồi phục nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đạt ở mức 6,8% và liên tiếp tăng trong các năm tiếp theo đạt 7,0% (năm 2002); 7,3% (năm 2003); 7,6% (năm 2004); 8,4% (năm 2005); 8,17 năm 2006 và 8,48% năm 2007. Đưa Việt Nam đứng vị trí thứ 39 trên thế giới về chỉ số xếp hạng GDP, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Á về tốc độ tăng trưởng sau Trung Quốc. Nhờ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam được cải thiện đáng kể, tăng từ 140 USD năm 1990 lên 640 USD năm 2005, mức sống của người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 24,2% năm 2004. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của ta còn nhỏ bé, nên dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng thực lực nền kinh tế của ta còn yếu và hạn chế. 2. Thực trạng của Việt Nam và so sánh với một số nước Đông Á khác Theo tính toán ban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 52,7%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp 28,2%. Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP (%) Các yếu tố 1993 - 1997 1998 - 2002 2003 đến nay Vốn 69,3 57,5 52,7 Lao động 15,9 20 19,1 TFP 14,8 22,5 28,2 Tổng hợp nguồn: Kinh tế Việt Nam 2003 - 2004 và Thời báo Kinh tế Việt Nam Hiện nay, ở nước ta, tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn và lao động còn chiếm chủ yếu, vai trò của TFP có tăng, nhưng còn rất thấp nếu so với ngay các nước đang phát triển ở châu Á. 2.1. Sự đóng góp của yếu tố vốn Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởng thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Từ năm 1998 – 2003 nền kinh tế có mức tăng trưởng bình quân năm là 6,3% thì đóng góp của yếu tố vốn vật chất so với GDP là 57,5%, từ 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%, kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%). Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc. Tuy nhiên, đóng góp từ vốn có giảm xuống (từ 69,3% xuống còn 52,7%), song yếu tố vốn vẫn chiếm chủ yếu trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Xu hướng phát triển chủ yếu dựa vào yếu tố vốn đầu tư, nhìn chung, trong giai đoạn 1993 - 2006, nguồn vốn ODA vào Việt Nam liên tục tăng, đạt mức cam kết trung bình mỗi năm trên 2,4 tỷ USD và mức giải ngân trung bình mỗi năm trên 1,14 tỷ USD (trong khi đó vốn FDI thực hiện trung bình mỗi năm khoảng 2 tỷ USD), trong khi đó, vốn tự có thấp, chủ yếu phải đi vay từ nước ngoài, vay trong dân cư,… sẽ khiến cho tăng trưởng thiếu tính bền vững, ổn định, dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt từ sự biến động của thị trường vốn. Qua biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ Đầu tư/GDP đã và đang tăng. Lượng vốn đầu tư liên tục tăng trong những năm qua, năm 2000 vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế là 151,2 nghìn tỷ đồng (bằng 34,2% GDP); năm 2005 tăng lên 324 nghìn tỷ đồng (bằng 38,7% GDP). Chính phủ dự báo tỷ lệ này sẽ đạt 40% trong giai đoạn Kế hoạch PTKTXH. Đây là mức cao nhất tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương sau Trung Quốc. Tốc độ tăng về vốn đầu tư thực hiện cao hơn tốc độ tăng GDP, tăng 22,3% (giai đoạn1991 – 1995); 12,2% (1996 – 2000) và 13% (2001 – 2005). Trong khi tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam cũng cao, phải tăng hiệu quả vốn để duy trì tăng trưởng cao. Tuy nhiên, mặc dù có những tiến bộ nhỏ gần đây (Biểu đồ 1), song hiệu quả đầu tư lại thấp và ngày càng giảm, thể hiện qua chỉ số ICOR còn khá cao và liên tục tăng, cụ thể từ 2,7 (năm 1991) tăng dần lên 3,6 (năm 1997); tăng cao đột ngột năm 1998 và 1999 tương ứng là 5,3 và 6,1; sau giai đoạn này, chỉ số ICOR có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với trước giai đoạn khủng hoảng, 4,9 (năm 2003) và lên cao nhất vào năm 2005 (6,93). Có thể nói trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, nhờ đổi mới cơ chế, nền kinh tế đã huy động được tài sản cố định và khai thác hiệu quả các công suất đã đầu tư trước đây, do vậy kết quả đầu tư tương đối có hiệu quả, hệ số ICOR thấp. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, cùng với chính sách kích cầu, đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở nông thôn tăng nhanh, hệ số ICOR đã tăng nhanh. Hệ số ICOR tăng nhanh là một vấn đề đáng báo động đối với tình hình chất lượng đầu tư ở nước ta. Các nhà kinh tế cho rằng, hệ số ICOR của nước ta hiện nay đã vượt qua ngưỡng an toàn. Trong khi chỉ số ICOR của các nước trong khu vực Đông Nam Á như Xingapo, Malaixia, Thái Lan… chỉ dao động trong khoảng 2,5 đến 3,5; trong giai đoạn 1991 - 1995 ICOR bình quân của Hàn Quốc là 5,27, nhưng đến năm 1999 chỉ còn có 2,5. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nếu so sánh với các nước ở giai đoạn tương đồng thì chỉ số ICOR của Việt Nam so với Trung Quốc cao hơn khoảng 1,5 lần, với Thái Lan là 1,35 lần. Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu đầu tư đề ra, sự cần thiết phải có những nỗ lực lớn để tăng cường cơ chế tài chính giúp tạo ra các nguồn lực trong nước, cải thiện qui trình ra quyết định đầu tư và tăng minh bạch để quản lý và ưu tiên sử dụng các nguồn lực hạn hẹp. 2.2. Sự đóng góp của yếu tố lao động. Tỷ trọng của yếu tố lao động đóng góp vào GDP của Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 1997 là 15,9% ; giai đoạn 1998 – 2002 là 20%, và từ năm 2003 đến nay là khoảng 19,1%. Qua đó có thể thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng vào yếu tố số lượng lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt. Một mặt, do nguồn lao động hàng năm vẫn còn tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm. Mặt khác, do tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao. Ngoài ra, chất lượng lao động của nước ta còn rất yếu kém, xếp vào loại thấp (3,79 điểm/thang 10 điểm). Tỷ lệ lao động trẻ cao so với nhiều nước trong khu vực là một lợi thế của lao động Việt Nam. Bên cạnh những ưu thế về thể chất, lao động trẻ thường là đội ngũ có học thức, năng động, sáng tạo, ham hiểu biết, tiếp thu nhanh kỹ thuật và công nghệ mới. Mặt khác, trình độ học vấn của lao động Việt Nam tương đối cao. Tỷ lệ người biết chữ trong trong số lực lượng lao động xã hội là 94,3% (năm 2002), tỷ lệ người không biết chữ chỉ có 3,75%. Hạn chế cơ bản của nguồn nhân lực Việt Nam là số người được đào tạo nghề và kỹ năng chuyên môn quá ít, năm 2002 mới chiếm có 19,62%. Sự khác nhau về trình độ văn hóa, về đào tạo nghề và kỹ năng chuyên môn cũng biểu hiện khá rõ giữa lao động ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị, cũng như giữa lao động nữ và lao động nam. Một hạn chế nữa của lao động Việt Nam là ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp rất yếu thể hiện ở lối sống vô tổ chức, vô kỷ luật, làm việc tùy tiện, thiếu sự hợp tác giữa các thành viên với nhau v.v... của nền kinh tế tiểu nông, tồn tại hàng ngàn đời nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ lao động Việt Nam hiện tại. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản (56,8%), còn nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp (25,3%) và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng còn chiếm tỷ trọng thấp hơn nữa (17,9%), các tỷ lệ này gần như ngược với các tỷ lệ tương ứng của các nước trong khu vực. Trong khi đó, năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản chỉ đạt rất thấp (450 USD, riêng ngành nông, lâm nghiệp đạt chưa được 400 USD), thấp xa so với năng suất lao động của nhóm ngành dịch vụ (1.860 USD) và còn thấp hơn nữa so với năng suất lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng (2.853 USD). Tính theo tỷ lệ năng suất lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm bằng 12,3% năng suất lao động của ngành công nghiệp và bằng 18% năng suất lao động ở khu vực dịch vụ. Như đã phân tích ở trên, các nguyên nhân liên quan đến cơ cấu lao động và chất lượng lao động đã dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Năng suất lao động của nước ta hiện đang kém từ 2 đến 15 lần so với các nước trong khu vực ASEAN. Năm 2004, năng suất lao động của Việt Nam mới đạt 1.260 USD; trong cả thời kỳ 2002 - 2005 đạt 1.243,4 USD, thấp xa so với nhiều nước trong khu vực (Trung Quốc: 2.152,3 USD, Thái Lan 4.514,1 USD, Malaixia 11.276,2 USD, Hàn Quốc 29.057,6 USD, Brunây 34.697,5 USD, Xingapo 48.563,9 USD, Nhật Bản 73.014,4 USD…). Năm 2007 mới đạt 25.886 đồng/người, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp-thuỷ sản còn đạt thấp hơn chỉ có 9.607 nghìn đồng/người, ngay cả nhóm ngành công nghiệp-xây dựng cao nhất cũng mới đạt 55.072 đồng/người và của nhóm ngành dịch vụ cũng chỉ đạt 38.159 nghìn đồng/người. Nếu quy ra USD theo tỷ giá hối đoái, năng suất lao động của toàn nền kinh tế cũng mới đạt khoảng 1,6 nghìn USD, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản chỉ đạt 0,6 nghìn USD, của nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đạt khoảng 3.438 USD, của nhóm ngành dịch vụ đạt khoảng 2.385 USD. Các con số trên còn thấp xa so với năng suất lao động chung của thế giới (khoảng trên 14,6 nghìn USD), còn thấp hơn cả mức bình quân đầu người của thế giới (khoảng 6,5 nghìn USD/người). Với năng suất còn thấp như trên thì giá trị thặng dư còn đang rất nhỏ nhoi. Hơn nữa, năng suất lao động của nước ta tăng rất chậm, chỉ khoảng 4 - 5%/năm. Như vậy, rõ ràng đóng góp năng suất của lao động trong thời gian vừa qua, chẳng những không tăng lên nhiều, so với các nước khu vực chúng ta lại càng bị cách xa thêm nữa. Ngoài ra, năng suất lao động xã hội thấp còn là do trình độ công nghệ của nước ta còn thấp, hiệu quả quản lý kém, dẫn đến lãng phí các nguồn lực lao động, không phát huy được tiềm năng. Theo chấm điểm và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100 thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động. Các nhà kinh tế thế giới cũng cảnh báo rằng các nền kinh tế có chất lượng nguồn nhân lực dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Theo ADB, tỷ lệ lao động có kỹ năng ở Việt Nam chỉ ở mức 27% so với mức trung bình chung khu vực là 50%. Gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội, nhưng để tận dụng được nó, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa năng lực cạnh tranh, để đảm bảo nâng cao hiệu quả và tăng trưởng theo chiều sâu. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của nước ta rất thấp và liên tục tụt bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF trong những năm gần đây. Xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng của Việt Nam Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Xếp hạng 48/53 49/59 64/75 60/80 60/102 77/104 81/117 Nguồn: WEF – Global Competitiveness Report. 2.3. Sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, ở nước ta, tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn và lao động còn chiếm chủ yếu, vai trò của TFP có tăng, nhưng còn rất thấp, chỉ bằng hai phần ba tỷ trọng đóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay nếu so với ngay các nước đang phát triển ở châu Á. Từ 1993 đến nay, đóng góp của TFP vào GDP có tăng lên nhưng tăng còn dè dặt và chiếm tỷ trọng không lớn (từ 14,8% lên 28,2%); tỷ trọng đóng góp của lao động tăng lên trong giai đoạn 1998 – 2002 nhưng lại có xu hướng giảm dần giai đoạn sau đó; đóng góp từ vốn có giảm xuống (từ 69,3% xuống còn 52,7%), tuy nhiên yếu tố vốn vẫn chiếm chủ yếu trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. So sánh với các nước trong khu vực, tỷ trọng TFP trong tăng trưởng của nước ta thấp hơn rất nhiều. Giai đoạn 1980 – 1990 ở Hàn Quốc con số này đã lên tới 31,5%, giai đoạn 1990 – 1999 chỉ số này có sự suy giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, tuy nhiên trung bình cho giai đoạn 1980 – 2000, TFP vẫn chiếm 39,96% tăng trưởng của Hàn Quốc. Ở Ấn Độ là 40,78%. Điểm phần trăm tăng trưởng của TFP của Trung Quốc chiếm từ 0,194% lên đến 4,09 % trong tăng trưởng GDP 9,71 % giai đoạn 1979 -1998. Tính chung 1960 – 2000, điểm phần trăm trung bình của TFP là 4,4 %, chiếm 46,8 % đóng góp vào tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Giá trị TFP của Trung Quốc là khá cao so với các nước trong khu vực và có thể so sánh với các nước công nghiệp phát triển. Qua các chỉ số này phản ánh tính chất của tăng trưởng nước ta còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Yếu tố lao động được coi là nguồn lực nội sinh, hiện đang có lợi thế so sánh (như giá rẻ, dồi dào…) thì chỉ đóng vai trò thấp hơn nhiều so với yếu tố vốn trong tăng trưởng. Nguyên nhân của tình trạng này ở nước ta có thể được xem xét dựa trên các yếu tố cơ bản trong năng suất nhân tố tổng hợp đó là hiệu quả đầu tư còn thấp, chất lượng lao động được thể hiện qua năng suất lao động còn yếu kém và tiến bộ khoa học công nghệ mới bước đầu chậm chững phát triển. Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở nước t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6002.doc
Tài liệu liên quan