Động cơ và nhu cầu của người lao động và biện pháp tác động đến động cơ theo hướng có lợi cho mục tiêu của Doanh nghiệp

Lời mở đầu Ngày nay, trong quá trình đổi mới và đi lên không ngừng của thời hội nhập, trước những cơ hội và thách thức lớn, quản lý có vai trò quyết định và tác động trực tiếp tới tiềm năng phát triển mỗi con người. Quản lý ngày nay đã trở thành nhân tố hàng đầu của một nền sản xuất và kinh tế hiện đại, không ai thú nhận vai trò quan trọng và to lớn của quản lý nhằm bảo đảm sự tồn tại và hoạt động bình t hường của đời sống kinh tế xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Vì thế để quản l

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Động cơ và nhu cầu của người lao động và biện pháp tác động đến động cơ theo hướng có lợi cho mục tiêu của Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý có hiệu quả cho một doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý phải tự tìm cho mình những phương pháp quản lý như thế nào để hướng con người làm việc tốt nhất theo mục tiêu chung của doanh nghiệp. Muốn thế nhà quản lý cần phải bíêt động cơ và nhu cầu của người lao động là gì? và các biện pháp tác động đến nó? Chính vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu là "Động cơ và nhu cầu của người lao động và biện pháp tác động đến động cơ theo hướng có lợi cho mục tiêu của doanh nghiệp.". Do sự hiểu biết và trình độ có hạn, bài viết của em còn nhiều thiếu sót kính mong sự góp ý của các thầy cô trong khoa để bài viết của em được đầy đủ hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Nội dung I. Khái quát chung về động cơ và nhu cầu của người lao động 1. Khái niệm 1.1. Một nhu cầu không được thoả mãn là điểm xuất phát trong quá trình của động cơ. Theo cách nhìn của nhà quản lý thì một người có động cơ sẽ: - Làm việc tích cực: - Duy trì nhịp độ làm việc tích cực - Có hành vi tự hướng vào các mục tiêu quan trọng. Thế nên động cơ lúc theo sự nỗ lực, kiên trì và mục đích. Nó đòi hỏi phải có sự mong muốn thực hiện của một người nào đó. Kết quả thực hiện là cái mà những nhà quản lý có thể đánh giá để xây dựng một cách gián tiếp mong muốn của người nào đó. Nói tóm lại: Động cơ là mục tiêu chủ quan của con người nhằm đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Đó chính là một trạng thái nội tâm kích thích hay thúc đẩy hoạt động. 2.2. Động cơ được bắt đầu bằng một nhu cầu không được thoả mãn và thúc đẩy hành vi nhằm thoả mãn nhu cầu đó. Chính vì thế nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi có ba yếu tố. - Sự mong muốn trông chờ thực hiện - Có tính hiện thực. - Phù hợp với môi trường xung quanh. Nhu cầu - Động cơ - Hành động là một chuỗi liên tục. Động cơ là nhu cầu mạnh nhất của con người trong một thời điểm nhất định. Chính nó thúc đẩy con người sẽ hành động. Vì vậy nhu cầu là cái mà con người cảm thấy cần, thấy thoái, cảm thấy cần được thoả mãn. 2. Tính chất của nhu cầu. (tháp nhu cầu của Haslao). Một nhu cầu đã thoả mãn không phải là 1 động cơ, động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất của con người mà nhu cầu ấy chưa được thoả mãn. Sự thiếu hụt của một cái gì đó ở cá nhân chính là mắt xích đầu tiên của chuỗi các sự kiện dẫn đến hành vi và để giải toả được căng thẳng con người sẽ tham gia các một kiểu hành vi nào đấy nhằm thoả mãn nhu cầu này. Có rất nhiều lý thuyết về động cơ giải thích tại sao con người lại có hành vi như vậy. Một trong những thuyết nổi tiếng ấy là thuyết hệ thống thiếu bậc nhu cầu của Haslao. Maslao giả thiết có 5 cấp nhu cầu: sinh lý, an toàn xã hội. Hội nhập tôn trọng và tự thể hiện mình. a. Nhu cầu sinh lý: gồm những nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống sinh hoạt (ăn, uống, mặc. ồ..) Sau nhu cầu vật chất, con người cần được thoả mãn các nhu cầu ở mức cao hơn. Những nhu cầu an toàn bao gồm hội bảo vệ khỏi bị xâm hại thân thể, ốm đau, bệnh tật, thảm hoạ kinh tế và những điều bất ngờ. Nhưng trước hết nhu cầu vật chất ấy là điều không thể thiếu của cơ thể con người và người ta thường cố gắng thoả mãn các nhu cầu vật chất trước các nhu cầu khác. b. Sự an toàn về cuộc sống no đủ. Là những nhu cầu về sự an toàn thân thể và sự ổn định trong đời sống, cũng như nhu cầu tránh khỏiv sự đau đớn, sự đe doạ và bệnh tật. Cách đây một thế kỷ nhưng vấn đề an toàn đã được xác định rõ hơn. Tờ Scientific American số ra tháng 6 - 1986: 1.70.000 người bị tàn tật trong vòng 7 năm 1988 - 1894. Kỷ lục tồi tệ về số người chết và người chấn thương là không tưởng tượng nổi. Nhiều người thể hiện các nhu cầu an toàn của họ thông qua sự mong ước có một việc làm ổn định, cùng các phúc lợi y tế và sức khoẻ, không bị thất nghiệp và được hưởng hưu khi về nghỉ… c. Nhu cầu hội nhập: là những nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, họ hàng và các nhu cầu hội nhập vào cuộc sống xã hội. Khi doanh nghiệp không đáp ứng các nhu cầu hội nhập của nhân viên thì sự khôg thoả mãn của họ có thể được bộc lộ thông qua các hiện tượng như thường xuyên vắng mặt, năng suất thấp, luân trạng thái căng thẳng và thậm chí có thể xảy ra những mâu thuẫn nội bộ. Để giúp các nhân viên thoả mãn các nhu cầu này, các nhà quản trị cần khuyến khích họ hợp tác thân thiện, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội do Công ty tổ chức. d. Nhu cầu được kính trọng: Là những nhu cầu về sự tự trọng, cảm nhận về sự thành đạt và công nhận của mọi người. Khi nhân viên của doanh nghiệp được thúc đẩy bởi nhu cầu được kính trọng thì người ta thường làm việc tích cực và cố gắng nâng cao những kỹ năng cần thiết để thành công việc thoả mãn nhu cầu này sẽ dẫn đến sự tự tin và uy tín. Những nhu cầu này cho phép xây dựng niềm tự hào cho nhân viên và khi chúng chiếm ưu thế thì các nhà quản trị có thể thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc với chất lượng cao bằng cách đem lại cho họ những cơ hội để họ thể hiện khả năng và bản lĩnh. e. Nhu cầu tự hoàn thiện: Đây là nhu cầu cao nhất, mong muốn đạt tới mức tối đa. Phát huy hết mọi tiềm năng và hoàn thành mục tiêu đặt ra cho mình. Maslao cho rằng nhu cầu này là lòng mong muốn trở nên lớn hơn bản thân mình. Trở thành một thứ mà mình có thể trở thành. Cá nhân sẽ thể hiện đầy đủ mọi tài năng và năng lực tiềm ẩn của mình. Maslao cho rằng, tại mỗi thời điểm cụ thể trong cuộc sống mỗi người đều nói lên những nhu cầu cấp thiết và người ta bị thôi thúc phải tìm cách t hoả mãn chúng. Vì vậy các nhà quản trị cần nhận ra những nhu cầu này trong nhân viên để có thể giúp họ khám phá những cơ hội phát triển tài năng và nâng cao khả năng nghề nghiệp của họ. II. Các biện pháp tác động đến động cơ theo hướng có lợi cho mục tiêu chung của doanh nghiệp. 1. Các phương pháp tác động Con người trong doanh nghiệp được tác động qua - Phương pháp hành chính - Phương pháp kinh tế - Phương pháp tâm lý giáo dục - Phương pháp hành chính: tác động các mối quan hệ về tổ chức của hệ thống quản lý và kỷ luật của doanh nghiệp, dùng quyền uy để bắt buộc chấp hành để điều chỉnh hành vi của đối tượng quản lý. Phương pháp hành chính này được sử dụng gắn chặt quyền hạn với trách nhiệm của người ra quyết định phải có nội dung rõ ràng, dứt khoát, dễ hiểu và có địa chỉ người thực hiện trong quản lý, phương pháp này được sử dụng tức thời trong những trường hợp khó khăn, phức tạp. - Phương pháp kinh tế: Đây là những phương pháp quản lý tốt nhất để nâng cao năng suất hiệu quả kinh doanh. Phương pháp này tác động vào đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế, tạo ra động lực thúc đẩy con người lao động một cách tích cực và sáng tạo, vì lợi ích bản thân và gắn với lợi ích chung của doanh nghiệp. Sử dụng đúng đắn phương pháp này, người quản lý giảm được việc điều hành, kiểm tra vụn vặt mang tính hành chính sự việc. Cần chú ý 3 yêu cầu quan trọng. + Hoàn thiện hệ thống các đòn bẩy kinh tế (giá cả, lợi nhuận…) + Thực hiện phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý (bao gồm quyền hạn và trách nhiệm) có kiểm trách chặt chẽ. + Bảo đảm công bằng qua đánh giá đúng mức cống hiến của người lao động . - Các phương pháp tâm lý - giáo dục: tác động vào nhận thức, ý thức, tình cảm của đối tượng quản lý nhằm nâng cao tính tự giác, ý thức trách nhiệm,và nhiệt tình lao động trong thực hiện nhiệm vụ, và con người là một thực tế xã hội, là tổng hoà mối quan hệ xã hội. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho đối tượng quản lý phân biệt được phải trái, đúng, sai, lợi hại, tốt xấu, từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và tinh thần gắn bó với doanh nghiệp. 2. Phương thức quản lý tạo ra mục tiêu chung của doanh nghiệp. Con người là một hệ thống hữu cơ, không phải là một hệ thống máy mới. Sau khi hấp thụ những năng lượng như ánh sáng mặt trời thức ăn, nước uống, nó có thể sản sinh ra những hành vi, trong đó có hoạt động trí óc, phản ứng tình cảm và những hoạt động khác. Vì vậy đối với nhà quản lý, một vấn đề quan trọng là phải làm rõ mối liên hệ giữa đặc tính cá nhân của công nhân với đặc tính của môi trường làm việc vì khi làm rõ được mối liên hệ đó, nhà quản lý sẽ nắm được phương hướng hoạt động của công nhân, nhà quản lý chỉ cần tạo một môi trường làm việc thích hợp nào đó, thì có thể dẫn dắt công nhân làm việc một cách hữu hiệu nhằm phục vụ mục đích của tổ chức hầu hết những vấn đề xuất hiện trong công việc quản lý đều là do nhận thức sai lầm của nhà quản lý đối với công nhân gây ra nếu công nhân làm việc không tốt thì nguyên nhân về phía nhà quản lý, phải điều tra xem trong công việc quản lý của ông ta có điều gì cản trở công nhân viên phát huy tính tích cực của họ hay không. Nhiệm vụ của nhà quản lý là phải thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân tức là thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa yêu cầu của tổ chức và nhu cầu cá nhân. theo như nhà khoa học về quản lý nổi tiếng Douglas cho rằng, muốn nâng cao nhiệt tình làm việc của công nhân viên thì cần có môi trường làm việc thích hợp. Đó là môi trường mà ở đó các thành viên của tổ chức, trong quá trình, thực hiện mục tiêu của tổ chức, cũng có thể thực hiện mục tiêu của cá nhân, và trong môi trường đó, công nhân thấy rằng, để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn thì cách tốt nhất là hãy cố gắng thực hiện mục tiêu của tổ chức. Một số công cụ và biện pháp quan trọng. * Tiền lương, tiền thưởng phải tương xứng với số lượng và chất lượng lao động thực tế cống hiến. Những nhà quản trị phải hiểu rằng tiền lương là rất quan trọng đối với một số người và là phần thưởng được đánh giá cao. Nó có thể thoả mãn nhu cầu và tăng cường động lực của công nhân viên đó. Các lý thuyết nội dung và quá trình về động cơ đều cho đường có thể ảnh hưởng trong một chừng mực nào đó đến sự nỗ lực và sự kiên trì. Tiền lương sẽ là một động lực tốt nếu những người công nhân nhận thức được rằng thành tích tốt là một công cụ để nhận được số tiền đó. * Thưởng phạt công minh và kịp thời: Điều chủ yếu công nhân hài lòng với công việc là những nhân tố khích lệ, những nhân tố khiến công nhân hài lòng là: thành tích, sự khen ngợi, bản thân công việc, trách nhiệm và sự tiến bộ. Khi con người bỏ sức ra thực hiện một mục tiêu mà họ tham gia, không mong muốn nhận được những điều mà việc hoàn thành mục tiêu ấy tạo ra, trong đó điều quan trọng nhất không phải là tiền mà là quyền tự chủ được tôn trọng, quyền tự chủ thực hiện công việc. Sự thoả mãn những quyền ấy sẽ thúc đẩy con người cố gắng hoàn thành mục tiêu của tổ chức. * Điều kiện làm việc thuận tiện, an toàn, đảm bảo sức khoẻ và bảo vệ cuộc sống lâu dài sự phong phú trong công việc hay giờ làm việc linh hoạt… làm phong phú công việc là tìm cách nâng cao hiệu suất làm việc và sự hài lòng của con người với công việc. Một môi trường làm việc an toàn và ổn định sẽ tạo tâm lý làm việc của công nhân thoả mái dễ chịu, từ đó họ yêu thích công việc ấy và như vậy họ sẽ có trách nhiệm hơn với công việc. * Làm cho công việc có ý nghĩa và hứng thú đối với người lao động (không chỉ đơn thuần là sinh kế) một câu chuyện phổ biến về thomas watson 1 người lãnh đạo đầu tiên của Công ty IBM, nói về 1 nhà quản trị đã phạm sai lần để Công ty phải trả giá 2 triệu USD. Khi nhà quản trị đó đến để từ chức, Watson đã nói: "tại sao tôi lại phải chỉ cho anh phải từ chức" tôi bỏ ra có 2 triệu USD để giáo dục anh thôi mà. * Bầu không khí tập thể lao động lành mạnh vui vẻ, chan hoà, dương thuần, công bằng: phải xây dựng trong Công ty một mô hình văn hoá doanh nghiệp mỏ, tạo bầu không khí dân chủ tin tưởng trong nhân viên. Theo Hergbeg nhu cầu luôn tiềm a ản trong con người "thoát khỏi sự đau khỏ và phát triển không ngừng về tinh thần". Như vậy phương thức lôi cuốn chủ yếu là thông qua việc xác lập mục tiêu của tổ chức một cách thích đáng làm cho mục tiêu đó nhất trí với mục tiêu cá nhân và mục tiêu tổ chức có sức hấpdẫn mạnh mẽ đối với công nhân thì họ sẽ gánh vác trách nhiệm và tự điều khiển mình trong quá trình làm việc. Phát huy đầy đủ năng lực sáng tạo, ra sức cố gắng thực hiện mục tiêu chung Kết luận Nói tóm lại" Động cơ" nhu cầu của người lao động và các biện pháp tác động đến động cơ theo hướng có lợi cho mục tiêu chung củadanh hiệp, là vấn đề q uan trọng để nghiên cứu đối với mỗi doanh nghiệp nói chung cũng như đối với sinh viên trường quản lý nói riêng. Thông qua các phương thức để tạo ra được một tổ chức hoàn thiện, thống nhất giữa cá nhân và tổ chức là mặt thúc đẩy việc thoả mãn nhu cầu cá nhân mặt khác lại thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu của tổ chức khiến c ho những hoạt động và hành vi của mỗi cá nhân phù hợp với nhu cầu của tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế cũng như khi mục tiêu của một kế hoạch hành động được thực hiện thì mục tiêu quản lý mới sẽ được bắt đầu xác lập và hình thành một quá trình quản lý mới. Trên đây là những vấn đề quan trọng đến với tất cả chúng ta, những doanh nhân tương lai, vì vậy, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi sinh viên hãy phấn đấu trau dồi kiến thức để làm hành trang vững chắc cho tương lai Mục lục Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình tổ chức quản lý 2. Quản trị học căn bản 3. Báo cáo tài chính doanh nghiệp ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28375.doc
Tài liệu liên quan