Động cơ của hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ khi kiện cá tra và basa của Việt Nam

Lời cam đoan Em xin cam đoan bài viết này được hoàn thành dựa trên sự tự tìm tòi của bản thân và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Tạ Lợi. Nếu có bất kỳ sự sao chép nào em xin nhận mọi hình thức kỉ luật. Sinh viên Nguyễn Quốc Khánh Mục lục Danh mục các thuật ngữ Viết tắt CFA Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ DOC Bộ thưong mại Mỹ USITC Uỷ ban thưong mại quốc tế Mỹ Lobby Vận động hành lang VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam AFTA Khu vực mậu dịch tự do Đông

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Động cơ của hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ khi kiện cá tra và basa của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam á WTO Tổ chức thưong mại thế giới Danh mục các bảng Biểu 01: Sản lượng xuất khẩu cá phi lê đông lạnh sang Mỹ qua các năm..…..9 Biểu 02: Cơ cấu kinh ngạch xuất khẩu cá phi lê đông lạnh của Việt nam năm 2000 theo doanh nghiệp……………………………………………10 Biểu 03: Thị phần sản phẩm mặt hàng từ Việt Nam tại thị trường Mỹ……...20 Lời nói đầu Trong xu hướng toàn cầu hoá hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh trong quốc gia mình mà còn mở rộng hoạt động kinh doanh quốc gia mình mà còn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra các nước trên thế giới. Trong quá vươn ra thị trường thế giới các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các nước đang phát triển gặp nhiều trở ngại từ hàng rào thương mại các nước phát triển. Các rào cản đó bao gồm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Để xâm nhập thành công các doanh nghiệp phải vượt qua hàng rào này. Thời gian vừa qua các doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp bị kiện về các vấn đề thương hiệu, bán phá giá tại thị trường nước ngoài. Mà điển hình là vụ kiện cá tra và basa của hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ. Đây là thử thách đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực. Nó cung cấp nhiều kinh nghiệm bổ ích cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế. Xung quanh vụ kiện này có 1 loạt các vấn đề quan trọng như quy định về nhãn hiệu, chống trợ giá xuất khẩu, chống bán phá giá, môi trường lao động …. ở mức độ nào là các rào cản thương mại ngầm. Động cơ của chính phủ khi can thiệp vào thương mại, tầm quan trọng của các yếu tố kinh tế thị trường trong các vụ tranh chấp thương mại về bán phá giá hay trợ giá, bài học từ vụ kiện này đối với hàng loạt các vụ kiện bán phá giá sắp tới…. Xuất phát từ thực tế và với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Tạ Lợi em quyết định chọn đề tài “ Động cơ của Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ khi kiện cá tra và basa của Việt Nam” Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài viết của em gồm 3 phần: Chương I: Động cơ kiện cá tra, cá Basa của CFA Chương II:Phân tích động cơ vụ kiện cá tra và basa của Việt nam xuất khẩu sang Mỹ Chương III:Những bài học kinh nghiệm và giải pháp đối với các vụ kiện bán phá giá quốc tế Do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu xót. Em rất mong được thầy,cô góp ý thêm hoàn thiện đề tài. Em xin chân thành cản ơn. Chương I động cơ kiện cá tra, cá Basa của Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ 1.1. Khái quát về nghề nuôi cá ở Mỹ và Việt nam 1.1.1. Nuôi cá tra và cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long và chế biến sản phẩm đông lạnh xuất khẩu. Tại Việt nam cá da trơn chủ yếu được nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long, phổ biến là cá tra và cá basa. Trước năm 1945 cá giống phụ thuộc vào nguồn vớt tự nhiên. Công nghệ tạo giống được đầu tư, phát triển từ tháng 5 năm 1995 cá giống sinh sản nhân tạo với số lượng lớn và chi phí thấp được cung cấp thường xuyên cho nông dân. Hoạt động nuôi cá tra, cá basa bắt đầu phát triển dưới hình thức bè cá và hầm cá, dọc hai bờ sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Đồng Tháp huyện Châu Đốc của An Giang là nơi tập trung chủ yếu của các bè cá và cũng là nơi cung cấp cá giống chính chủ yếu cho cả vùng. Năm 2001, sản lượng cá tra và cá basa của các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long lên tới 120.000 tấn, tăng gấp 6 lần so với năm 1997. Từ hai tỉnh đầu nguồn là An Giang, Đồng Tháp, nghề nuôi cá tra và cá basa đã lan nhanh đến Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long và Tiền Giang. Hầu hết cá tra và cá basa sau khi nuôi được chế biến dưới dạng đông lạnh trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các tỉnh nuôi cá tra và basa ở Đồng Bằng sông Cửu Long đều có doanh nghiệp chế biến thủy sản gắn với các làng bè nuôi cá. 1.1.2. Nghề nuôi cá da trơn và thị trường cá da trơn ở Mỹ Trước năm 1970, cá da trơn hay Catfish theo tên tiếng Anh vẫn chỉ là một thứ đặc sản của một số vùng ở Mỹ và nhu cầu đối với sản phẩm này rất hạn chế. Hình ảnh này đã được dần dần thay đổi bằng các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Kết quả là nhu cầu nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến từ Catfish tăng lên. Catfish trở thành một món ăn chính ở rất nhiều nhà hàng thuỷ sản và xuất hiện ở hầu hết các siêu thị. Mức tiêu dùng cá Catfish bình quân đầu người ở Mỹ tăng từ 0,41 pao vào năm 1985 lên 1 pao vào năm 2001. Sản lượng cá tăng từ 2.580 tấn vào năm 1970 lên 271.000 tấn vào năm 2001 với doanh số trên dưới nửa tỷ đôla. Các trại nuôi cá Catfish được tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Missisipi tại các bang Missisipi, Alabama, Ankansas và Louisiana. Khác với Đồng Bằng sông Cửu Long nơi cá được nuôi chủ yếu bằng cách thả bè trên sông, cá Catfish ở các bang miền nam nước Mỹ hiện là 76.000 ha, trong đó bang Missisipi đã chiếm tới 58% diện tích. 1.2. Hoạt động xuất khẩu cá tra và cá basa sang thị trường Mỹ Việt nam bắt đầu xuất khẩu cá basa và cá tra sang Mỹ từ năm 1996 sau khi cấm vận kinh tế được bãi bỏ. Cá xuất khẩu vào thị trường Mỹ là sản phẩm phi lê đông lạnh. Sản lượng cá da trơn dạng phi lê đông lạnh không xương nhập khẩu từ Việt nam vào Mỹ tăng mạnh từ năm 2000. Đến cuối năm 2001, sản lượng cá phi lê đông lạnh xuất khẩu đã tăng lên gần 21.000 tấn gấp hơn 20 lần sản lượng xuất khẩu năm 1998. Nguồn: Fulbright economic teaching program, case study “cuộc chiến catfish” Biểu 01: Sản lượng xuất khẩu cá phi lê đông lạnh sang Mỹ qua các năm Trước khi Hiệp định Thương mại song phương có hiệu lực ( tháng 12 năm 2001), cá da và cá basa phi lê đông lạnh của Việt nam xuất sang chỉ Mỹ phải chịu thuế suất khoảng 1,3% giá trị sản phẩm (suy ra từ mức thuế đơn vị 4, 4xen/kg và giá nhập khẩu trung bình 3,5 USD/kg). Còn từ tháng 12 năm 2001 sản phẩm cá tra và basa phi lê đông lạnh của Việt nam không còn chịu thuế khi nhập khẩu vào Mỹ. An Giang là tỉnh chủ lực sản xuất cá tra, basa, là nơi tập trung những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản lớn như công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang ( Angifish), công ty nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang ( Afiex) và công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Việt. Các doanh nghiệp lới với các địa phương khác gồm công ty Vĩnh Hoàn ( Đồng Tháp), công ty Catato (Cần Thơ) và công ty Cafatex ( Cần Thơ). Các công ty này hiện chiếm tới 95% kim ngạch xuất khẩu cá phi lê đông lạnh của Việt nam với thị phần của từng công ty được trình bày trong biểu 02 Nguồn : Fulbright economic teaching program, case study “cuộc chiến catfish” Biểu 02: Cơ cấu kinh ngạch xuất khẩu cá phi lê đông lạnh của Việt Nam năm 2000 theo doanh nghiệp 1.3. Vụ kiện cá tra, basa của hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ. Sau một thời gian hưởng sự gia tăng cả về sản lượng và giá cả, các nhà nuôi cá Catfish bắt đầu phải chấp nhận giảm giá từ năm 2001. Giá bình quân một pao mà các nhà nuôi cá Catfish nhận được giảm từ 75 xen ( 2000) xuống 66 xen năm 2001 và 50 xen ( 2002). Hiệp hội các nhà nuôi cá Catfish Mỹ (CFA) lập luận rằng giá bán hiện nay thấp hơn chi phí sản xuất tới 15 xen. Tổng doanh số cá Catfish nội địa bán cho các đơn vị chế biến giảm 20% từ 446 triệu USD năm 2000 xuống 385 triệu USD năm 2001. CFA coi các sản phẩm gây ra sự giảm sút này với lập luận rằng sản phẩm của Việt nam đang được bán tại Mỹ với giá thấp hơn 1 USD/pao so với sản phẩm nội địa. Chính vì vậy họ chủ trương dấy lên cuộc chiến chống lại cá tra và basa của Việt nam và đòn tấn công đầu tiên là vào tên gọi Catfish. 1.3.1 Kiện về tên gọi Catfish *Lập luận của CFA Sự thành công bất ngờ của Việt nam trong xuất khẩu cá tra và basa đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nuôi cá nội địa của Mỹ. Cá Việt nam thắng lợi là do thay đổi về chiến lược tiếp thị. Những đợt cá đầu tiên được mang những thương hiệu khác nhau xoay quanh chữ “ basa”. Việc tiêu thụ không được thành công lắm. Năm 1996 sản lượng xuất khẩu cá da trơn dạng như phi lê đông lạnh của Việt nam vào Mỹ là 59 tấn và đến năm 1998 cũng chỉ đạt 260 tấn. Các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản Mỹ sau đó bắt đầu tiêu thụ sản phẩm cá basa của Việt nam trên thị trường với nhãn hiệu Catfish. Sản lượng nhập khẩu từ Việt nam kể từ đó tăng vọt. Từ 3269 tấn năm 1999 lên 8624 tấn năm 2000, 13475 tấn năm 2001 và 20965 tấn năm 2001. Như vậy sản lượng cá của Việt Nam xuất khẩu năm 2002 đã gấp hơn 21 lần so với năm1998 . CFA còn đưa thêm bằng chứng cho rằng bao bì đóng gói cũng giống với các nhà sản xuất trong nước, nhiều hãng nhập khẩu cá của Mỹ sử dụng nhãn hiệu “ Delta Fesh”. CFA cho rằng nhãn hiệu này tạo ra sự nhầm lẫn vì người tiêu dùng có thể hiểu rằng cá được nuôi từ Đồng bằng sông Missisippi, trong khi trên thực tế là từ Đồng Bằng sông Cửu Long. Kết luận của CFA là phía Việt nam đang lợi dụng thành quả tiếp thị của những người nuôi cá Mỹ. CFA và các nhà vận động hậu trường cho những chủ trại nuôi cá tìm cách chứng minh rằng cá tra và basa của Việt nam không phải là Catfish và do vậy việc sử dụng nhãn hiệu Catfish trên bao bì là không được phép. *Lập luận của phía Việt nam “ Catfish” là một từ tiếng Anh thông dụng chỉ hàng trăm loại cá. Theo từ điển Webster định nghĩa thì Catfish là “ bất kỳ loại cá nước ngọt nào có da trơn, có ria gần miệng thuộc Silurifonnes”. Như vậy, thì rõ ràng cá tra và basa của Việt nam là Catfish Theo bộ thủy sản Việt nam thì trên tất cả bao bì của sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt nam đều ghi rõ dòng chữ tiếng Anh “Product of Việt Nam” hay “ Made in Việt nam” và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy định của FDA. 1.3.2. Vụ kiện bán phá giá Mặc dù thắng lợi về quy định về tên gọi Catfish nhưng rõ ràng quy định này không cản trở được cá tra và basa của Việt nam nhập vào Mỹ. Và việc các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về vụ tranh chấp tên gọi đã làm cho cá tra và basa trở nên nổi tiếng. Với nhãn hiệu và chiến lược tiếp thị mới giá cá tra và basa phi lê đông lạnh ở thị trường tăng lên tới 20- 30% so với trước khi đổi tên. Cá tra và basa phi lê đông lạnh của Việt nam xuất sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2002. tăng tới 24% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2001. Thêm vào đó không chỉ có người tiêu dùng Mỹ mà cả người tiêu dùng ở nhiều nước khác cũng biết đến sản phẩm của Việt nam. Đứng trước lo ngại về thị phần cá Việt nam ngày càng gia tăng các nhà nuôi cá và chế biến cá của Mỹ đưa ra đòn tấn công thứ hai: cáo buộc doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt nam bán phá giá cá tra và basa phi lê đông lạnh trên thị trường Mỹ. Vào ngày 28 tháng 6 năm 2002, Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đã đệ đơn kiện một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt nam lên bộ thương mại Mỹ ( DOC) và Uỷ Ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) là các sản phẩm cá tra và basa phi lê đông lạnh được bán thấp hơn giá trị hợp lý tại thị trường Mỹ gây thiệt hại về vật chất cho sản xuất nội địa. Luận điểm của các bên về các cáo buộc bán phá giá cá tra và basa phía các trại nuôi cá Catfish và các doanh nghiệp chế biến Catfish Mỹ : - Về khía cạnh thứ nhất- ngày sản xuất nội địa và thiệt hại vật chất + Bên nguyên đơn lập luận cho rằng sản phẩm của họ chiếm khoảng 86% sản lượng sản xuất nội địa. Các trại nuôi cá bán hầu hết cho các đơn vị chế biến và đơn vị chế biến phụ thuộc hoàn toàn vào các nguyên liệu của nông dân nuôi cá. Do vậy, cá trại nuôi lẫn cơ sở chế biện cộng lại có thể đại diện cho phía sản xuất trong ngành để kiện Việt nam. + Hàng nhập khẩu của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng từ năm 1999 và chiếm tới 20% thị phần vào năm 2001. Các sản phẩm cá tra và basa như phi lê đông lạnh nhập khẩu luôn có giá trị hơn các sản phẩm Catfish nội địa (mức chênh lệch 0,8- 1 USD/pao). - Về khía cạnh thứ hai- bán phá giá: + Trong đơn kiện nhằm khởi xướng điều tra bán phá giá, CFA cung cấp các tính toán về mức độ bán phá giá trên cả cơ sở kinh tế thị trường và phi thị trường. + Trong trường hợp kinh tế thị trường, CFA cho rằng thị trường cá tra và basa phi lê đông lạnh ở Việt nam quá nhỏ nên không thể căn cứ vào giá nội địa để tính giá trị hợp lý. Do CFA cũng không tìm thấy được số liệu về giá xuất khẩu của Việt nam ở một nước thứ ba nên trong tính toán CFA tự xây dựng chi phí sản xuất. + Trường hợp kinh tế phi thị trường, CFA chọn ấn Độ là nước “ có khả năng so sánh”. Vì ấn Độ có cùng mức độ phát triển như Việt Nam và có sản xuất đáng kể cá trê trắng giống cá tra và basa. + Giá cả nguyên liệu chế biến cá phi lê đông lạnh ở ấn độ được sử dụng để tính giá trị hợp lý. Đối với số lượng các nhân tố sản xuất CFA cho rằng không thu thập được thông tin tin cậy của Việt nam. Với lập luận quy trình chế biến cá phi lê đông lạnh gần như giống nhau ở mọi nơi trên thế giới, CFA dựa vào số liệu về lượng nhân số sản xuất của một số cơ sở chế biến của Mỹ sau khi đã hiệu chỉnh những khác biệt được biết đến ở Việt nam để tính toán. * Phía các doanh nghiệp chế biến cá tra và basa phi lê đông lạnh của Việt nam : - Về khía cạnh thứ nhất – ngành sản xuất nội địa và thiệt hại vật chất: + Việc quy định về tên gọi vừa qua chứng tỏ rằng không có một sản phẩm nào ở Mỹ là đồng nhất với cá tra hay basa của Việt nam. Do vậy, vụ kiện phải dựa vào sản phẩm sản xuất ở Mỹ giống nhất với cá tra hay basa đông lạnh. + Ngành kinh tế được xem xét là chế biến cá phi lê đông lạnh và do vậy các chủ trại nuôi cá Catfish đủ tư cách đại diện cho các nhà sản xuất sản phẩm chế biến Ngành chế biến Catfish phi lê đông lạnh của Mỹ không bị thiệt hại vật chất do cả sản lượng nội địa lẫn nhập khẩu đều tăng và không cạnh tranh trực tiếp về giá giữa hai loại. - Về khía cạnh thứ hai- bán phá giá : + Việt nam lập luận mạnh mẽ cho tư cách kinh tế thị trường + Với tư cách kinh tế thị trường, giá cả phi lê trong thị trường nội địa của Việt nam có thể được dùng để tính giá trị hợp lý. + Ngay cả khi vẫn coi Việt nam là nước chưa có kinh tế thị trường thì đề xuất chọn ấn Độ là nước thứ ba để so sánh giá thành cá tra, basa Việt nam xuất sang thị trường Mỹ vẫn là vô lý. Vì cá trê trắng ấn Độ khác với cá basa, cá tra Việt nam và kỹ thuật nuôi cá, quy trình chế biến phi lê và chi phí sản xuất của ngành cá hai nước cũng hoàn toàn khác biệt. + Quy trình chế biến cá là quy trình khép kín từ nuôi cá đến chế biến cá phi lê đông lạnh. 1.4. Động cơ của CFA khi kiện sản phẩm cá tra và basa của Việt nam. Động cơ về lợi nhuận: Kinh tế Mỹ suy thoái, giá năng lượng tăng cầu giảm, giá giảm trong khi giá thành sản xuất tăng làm cho lợi nhuận giảm. Mặt khác CFA vừa đổ tội cho các doanh nghiệp Việt Nam bán pháp giá cá tra và Basa và áp với mức thuế cao vừa cho rằng thiệt hại của họ là do thiên tai gây ra để xin được hưởng tiền trợ cấp của chính phủ (ít nhất 80% số tiền thu được sẽ chui vào túi các thành viên CFA). Động cơ về thị trường : CFA lo ngại cho vị thế độc quyền của cá nheo Mỹ ngay trên đất Mỹ. Do đó họ đã sử dụng mọi biện pháp để ngăn chặn không cho cá tra và basa xâm nhập vào thị trường Mỹ. Mục đích là để bảo vệ mình khỏi sự cạnh tranh hợp pháp và làm triệt tiêu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Hoa Kỳ với doanh nghiệp Việt Nam. - Động cơ về chính trị: + Quan điểm bảo hộ mậu dịch cho rằng xuất khẩu thì tốt hơn nhập khẩu. Do vậy họ cần phải ủng hộ chính sách bảo hộ về phía mình và lên án chính sách bảo hộ của phía nước đối tác. + Bảo vệ hàng nghìn người nuôi cá trong nước và bảo vệ ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản. + Các quyết định ngoại thương mang tính chính trị cao, bị ảnh hưởng bởi một nhóm nhỏ những nghị sĩ. Mọi chính sách thương mại thường đem lại lợi ích cho một nhóm người, nhưng lại gây hại cho nhóm khác. Tự do nhập khẩu cá basa của Việt Nam làm lợi cho người tiêu dùng thu nhập thấp ở Mỹ, nhưng lại gây hại cho các chủ trại trên thị trường Catfish. Do đó, các chính sách thương mại thường thiên lệch theo hướng bảo vệ những nhóm lợi ích hùng mạnh, thậm chí đưa ra những lý lẽ trái ngược nhau như việc coi cá basa giống Catfish nhưng không được mang tên Catfish. Chương II Phân tích động cơ vụ kiện cá tra và basa của Việt nam xuất khẩu sang Mỹ 2.1. Phân tích động cơ của CFA kiện cá tra và cá basa của Việt nam 2.1.1 CFA và tên gọi Catfish Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ ( CFA) đại diện cho giới chủ trại nuôi cá giàu có có bang Missisipi và một số bang miền nam nước Mỹ. Là một ngành sản xuất quan trọng tại các bang này. Các chủ trại nuôi cá nheo thu lợi rất lớn và họ đã dầy công để đưa con cá nheo trở thành một món ăn phổ biến được tiêu thụ rộng rãi khắp cả nước. Quyền lợi của họ gắn chặt với loài cá này. Cho nên họ rất lo lắng khi thấy những sản phẩm cá da trơn được nhập từ nước ngoài có phẩm chất tốt hơn, giá bán rẻ hơn đang chiếm lĩnh trên thị trường Mỹ. Do đó, họ tiến hành vụ kiện cá basa của Việt nam. “ Catfish” là tên tiếng Anh chỉ tính có các loài cá da trơn ( không vảy). Theo cách phân loại tất cả các loài cá đó đều thuộc bộ cá nheo gồm khoảng 2.500 loài cá đến 3000 loài khác nhau phân bố trong các thuỷ vực nước ngọt, mặn và nợ trên khắp thế giới. 2.1.2. Động cơ của CFA. 2.1.2.1. Động cơ về lợi nhuận. Lợi nhuận được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó. ∏ = R- C ∏: Lợi nhuận R: Doanh thu C: Chi phí Trong nền kinh tế thị trường một doanh nghiệp, tổ chức có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp hay tổ chức đó có tạo ra được lợi nhuận hay không. Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo cuả Mỹ ( CFA) cũng không nằm ngoài quy luật đó Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế thị trường lâu đời. Hoạt động của các doanh nghiệp luôn dựa trên một mục tiêu duy nhất đó là lợi nhuận. Họ tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp mình, tổ chức mình kể cả bằng các biện pháp cạnh tranh lành mạnh lẫn các hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Khi hoạt động trong một môi trường kinh doanh như vậy thì bất kỳ sự cạnh tranh không lành mạnh nào mà ảnh hưởng đến lợi nhuận của các bên sẽ bị trả đũa. Như đã nêu ở chương I, từ năm 1970 cá da trơn hay Catfish đã dần trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Mỹ. Thông qua hành loạt các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị các nhà sản xuất cá nheo Mỹ đã làm thay đổi hình ảnh của sản phẩm Catfish. Kết quả là nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến từ Catfish tăng lên. Nó trở thành món ăn chính của rất nhiều nhà hàng thuỷ sản và xuất hiện ở hầu hết các siêu thị. Mức tiêu dùng cá Catfish bình quân đầu người ở Mỹ tăng từ 0,41pao vào năm 1985 lên 1 pao vào năm 2001. Hầu hết nguyên liệu cho chế biến các sản phẩm này đều do các trại cá ở các bang Missisippi, Alabama, Arkansas và Louisana cung cấp. Trong đó bang Missisippi có diện tích mặt nước ao hồ lớn nhất chiếm 58% diện tích. Nếu năm 1970 các nhà nuôi cá nheo Mỹ chỉ sản xuất được 2.580 tấn thì vào năm 2001 đã lên tới 270.000 tấn với doanh số trên dưới nửa tỷ đô la. Cá Catfish trở thành sản phảm quan trọng đối với các bang miền nam nước Mỹ. Tuy nhiên thị trường Catfish gia tăng ở Mỹ đã hấp dẫn hàng nhập khẩu từ nước ngoài như Braxin, Guyana, Trung quốc và Việt nam. Sự có mặt của các sản phẩm cá da trơn từ các nước này với chất lượng cao giá thấp đã làm cho phí giá cá trên thị trường Mỹ giảm. Giá bình quân 1 pao mà các nhà nuôi cá Catfish nhận được giảm từ 75 xen năm 2000. Từ đó dẫn đến doanh số nội địa bán cho các đơn vị chế biến giảm 20%. Từ 446 triệu USD năm 2000 xuống 385 triệu USD năm 2001. Điều này ảnh hưởng mạnh đến các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ. Nguồn thu nhập chính của họ có nguy cơ bị đe doạ bởi các sản phẩm xuất khẩu. Mặt khác kinh tế Mỹ trong giai đoạn này đang suy thoái, giá năng lượng trên thị trường thế giới cũng như tại Mỹ tăng. Nền kinh tế suy thoái làm cho nhu cầu về các sản phẩm cá Catfish bị giảm họ buộc phải giảm giá bán sản xuất lại tăng do đó lợi nhuận giảm. Do nhu cầu của người tiêu dùng về thủy sản giải và lại chịu gánh nặng mở rộng sản xuất, các nhà nuôi cá Catfish Mỹ phải tìm ra lý do giải thích vấn đề của họ. Họ cho rằng cá tra và basa của Việt nam chính là nguyên nhân gây ra sự giảm sút về lợi nhuận. Họ đổ lỗi cho các nhà nhập khẩu và Việt Nam là một mục tiêu dễ dàng vì các doanh nghiệp Việt Nam ít có kinh nghiệm ở thị trường Mỹ. 2.1.2.2. Động cơ về thị trường Thị trường tiêu thụ cá da trơn của Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng. Với dân số trên 200 triệu dân và GDP hàng năm đạt trên dưới 10.000 tỷ USD, mức tiêu dùng cá và hải sản các loại bình quân đầu người ở Mỹ hiện nay là 15 pao, sản lượng tiêu thụ cá Catfish mới chỉ chiếm 3- 4% tổng lượng cá và hải sản tiêu thụ. Chính vì quy mô rộng lớn các thị trường Mỹ đã thu hút rất nhiều các quốc gia tham gia xuất khẩu vào thị trường này. Trong 10 năm qua các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ gần như độc quyền, không có đối thủ cạnh tranh. Nhưng từ khi các nước thực hiện xuất khẩu cá da trơn vào Mỹ đã làm cho CFA dần mất đi vị thế độc quyền. Cá tra và basa của Việt nam bắt đầu có mặt trên thị trường năm 1996. Thời gian đầu việc tiêu thụ không thàmh công. Năm 1996, sản lượng xuất khẩu cá da trơn dạng phi lê đông lạnh của Việt nam vào Mỹ chỉ được 59 tấn và đến năm 1998 cũng chỉ đạt được 260 tấn. Nhưng sản lượng bắt đầu tăng nhanh ở các năm tiếp theo ( xem Biểu 01). Đến năm 2002 sản lượng cá da trơn phi lê đông lạnh đã đạt 20.965 tấn. Thị phần cá tra và cá basa ngày càng tăng. Bảng 03: Thị phần sản phẩm mặt hàng từ VN tại thị trường Mỹ Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Sản lượng cá tra, basa phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam (tấn) 2.179 5.357 11.078 Thị phần của sản phẩm Việt Nam 3.4 8.0 15.5 Nguồn : Fulbright economic teaching program, case study “cuộc chiến catfish” Các sản phẩm nhập khẩu với giá rẻ hơn chất lượng cao hơn, với kim ngạch tăng 80% trong vòng 2 năm 2000-2002 đã làm điêu đứng nghề cá Catfish trên sông Missisippi. Do đó, CFA lo ngại thị trường cá phi lê đông lạnh sẽ bị sụp đổ bởi các sản phẩm nhập ngoại. Nên họ đã quyết định can thiệp thông qua việc tác động đến chính phủ Hoa Kỳ. 2.1.2.3. Động cơ về chính trị Động cơ chính trị trong vụ kiện này là bảo vệ việc làm cho người nông dân và bảo vệ ngày sản xuất cá Catfish. Phía nguyên đơn trong vụ kiện bao gồm 500 trại nuôi cá Catfish thuộc hiệp hội nuôi cá Catfish Mỹ tập trung chủ yếu ở các bang miền Nam. Phần lớn trong lực lượng 13.000 nhân công hoạt động trong lĩnh vực các Catfish đều trụ lại ở đây. Mississippi là một trong những tiểu bang miền Nam nuôi nhiều Catfish nhất. Có thể coi Mississippi là "Thủ đô của Catfish" - sản xuất hơn 3/4 số cá da trơn nuôi tại Hoa Kỳ. Đây cũng là một trong những tiểu bang nghèo nhất nước Mỹ và công nghệ sản xuất Catfish được coi là một trong những thế mạnh duy nhất của họ. Người dân chủ yếu sống dựa vào nghề nuôi các Catfish. ở một số nơi khoảng 1/2 số gia đình sống dưới mức nghèo khổ và tỉ lệ thất nghiệp đạt 20%. Khi Catfish Việt Nam với giá thành hạ vào thị trường Mỹ đã mang lại một mối lo lớn, đụng chạm sống còn về quyền lợi kinh tế của Mississippi và một vài tiểu bang lân cận. Do đó, nếu nghành Catfish mà sụp đổ thì số người thất nghiệp ở các bang miền Nam sẽ tăng không chỉ dừng ở con số 20%. Điều này chắc chắn là không thể chấp nhận được đối với người Mỹ. Bên cạnh đó lý do bảo vệ việc làm chính phủ Mỹ còn thông qua sự can thiệp của mình để bảo vệ ngành sản xuất cá Catfish nội địa. Chỉ khi ngành công nghiệp chế biến nội địa tồn tại và phát triển thì mới đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Nếu chính phủ Mỹ không bảo vệ cho ngành sản xuất này cho các nhà sản xuất chế biến cá phi lê đông lạnh thì nghĩa là người tiêu dùng Mỹ được lợi. Bởi vì họ được tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả lại rẻ hơn từ những sản phẩm nhập khẩu. Nhưng ngược lại thì các nhà sản xuất cá Catfish Mỹ sẽ gặp bất lợi, họ buộc phải hạ giá để có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Giá giảm sẽ làm cho lợi nhuận giảm theo. Nhiều nhà sản xuất có thể sẽ bị phá sản. Khi đó hậu quả sẽ lớn hơn cái lợi bảo vệ người tiêu dùng. Mặt khác, thì khi bảo vệ người tiêu dùng thì chi phí Mỹ sẽ mất đi một khoản thu lợi từ thuế. Mặt khác do sự nghiệp chính trị của những người đứng đầu tiểu bang Mississippi " gắn liền với Catfish". Do vậy nếu không bảo vệ được quyền lợi của những nhà sản xuất và kinh doanh mặt hàng thuỷ sản này thì họ sẽ mất đi những phiếu bầu quan trọng trong cuộc bầu cử vào nghị viện. Một lý do nữa mà chính phủ bảo vệ người sản xuất đó là sự vận động hậu trường mạnh mẽ từ các nhà sản xuất, chế biến Catfish. Trong vụ kiện này CFA đã sử dụng vận động hành lang (lobbly ) để giành thắng lợi về phía họ. Ngay từ đầu CFA đã tiến hành chiến dịch vận động, gây áp lực lôi kéo nghị sĩ của các bang ở nghề nuôi cá nheo, huy động mọi lực lượng ở các cơ quan lập pháp và hành pháp để tìm kiếm sự hỗ trợ tấn công lại các sản phẩm cá da trơn Việt nam nhập khẩu. Và họ đã thành công. Dưới sức ép của CFA ngày 9-2-2001, 12 nghị sĩ Mỹ gồm 8 thượng nghị sĩ 4 hạ nghị sĩ đại biểu cho các bang nuôi nhiều cá nheo đã cùng gửi thư cho ông Robert Zoerick đại diện thương mại Mỹ kêu ca về việc cá tra và cá basa nhập khẩu từ Việt nam gây thiệt hại cho nghề nuôi cá nheo Mỹ và yêu cầu chính phủ Mỹ phải có biện pháp xử lý. Sự vận động liên tục của CFA và các nghị sĩ ở những bang nuôi cá Catfish đã cho kết quả đầu tiên là đạo luật HR 2964 của Hạ viện Mỹ thông qua vào tháng 10 năm 2001 ra lệnh cấm tạm thời tất cả các loại cá không thuộc họ da trơn Ictaruridae được mang nhãn hiệu Catfish khi tiêu thụ tại Mỹ. Vào tháng 5-2002 tổng thống Mỹ phê chuẩn Đạo luật an ninh trang trại về đầu tư nông thôn HR.2642 trong đó có điều khoản 1.806 quy định chỉ đặt tên, dán nhãn mác hoặc quảng cáo “ Catfish” cho cá loại cá da trơn họ Ictaruridae vào thị trường Mỹ để áp đặt mức thuế trừng phạt 64% đối với các sản phẩm cá da trơn (cá basa, cá tra) đông lạnh của Việt nam nhập vào thị trường Mỹ. Với những hành động này phía Mỹ đã thành công trong việc ngăn cản cá tra và basa Việt nam vào thị trường Mỹ nhằm bảo vệ nhóm nhỏ những người sản xuất. 2.2. ảnh hưởng của vụ kiện cá tra và basa 2.2.1. Về phía Việt Nam 2.2.1.1. Tác động đến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Từ khi xảy ra sự kiện đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp chế biến cá tra và basa phi lê đông lạnh. Trong tháng 3 năm 2002 xuất khẩu cá sang Mỹ đã giảm 65% so với cùng kỳ năm 2001. Không những bị thiệt hại trong hoạt động xuất khẩu do sản lượng giảm sút, các công ty cổ phần có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán còn bị ảnh hưởng do giá cổ phiếu giảm. Buổi giao dịch ngày 24-7, ngày công bố quyết định kết quả vụ kiện cá tra, basa của Uỷ Ban Thương mại Mỹ số lượng giao dịch của Angifish chỉ bằng một số nhỏ ( 10 cổ phiếu). Và giá cổ phiếu của Angifish đã giảm từ 32.000 xuống còn 27.500 đ/CP sau khi vụ kiện xảy ra. Mặt khác khi tham gia kiện các doanh nghiệp Việt Nam phải thuê luật sư nước ngoài, do luật sư của Việt Nam không có đủ khả năng, làm cho chi phí theo kiện cao. Chi phí để thuê luật sư ở Mỹ khá cao khoảng 300-500 USD/giờ làm việc. 2.2.1.2. Tác động đến người nông dân. Nghề nuôi cá tra, basa tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long là một nghề truyền thống. Hầu hết người dân tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh. . . . đều có người làm nghề này, và có nhiều hộ làm từ rất lâu rồi. Đây là nghề đã mong tính chất cha truyền con nối. Hầu hết các hộ gia đình đã quen sống bằng nghề này. Nghề nuôi cá tra và basa là một nghề rất đặc thù. Chưa kể trong các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, nghề này giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động. Chỉ riêng ở An Giang số lao động trong các nhà máy chế biến không dưới 5000 công nhân, trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Vĩnh Long là trên 2.200 người. Hơn 90% lao động trong các nhà máy chế biến là người địa phương. Với một lượng người lao động đông đảo phụ thuộc vào nghề nuôi cá tra và basa như vậy, tác động của vụ kiện đến họ là rất lớn. Hàng vạn người dân ở ĐBSCL có nguy cơ không có nghề sinh nhai do chưa có điều kiện làm nghề khác. Điều này không những đúng với các chủ trại nuôi cá mà còn đúng với các lao động làm thuê trong các bè và hầm cá. Việc thay đổi nghề không phải một sớm một chiều mà làm được nhất là khi thị trường đầu ra cho một sản phẩm mới còn chưa được định hướng. Nhiều gia đình sẽ trở thành con nợ lâu dài. Cuộc sống của nhiều người dân nghèo phụ thuộc vào nghề sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. 2.2.1.3. Tác động của Nhà nước Việc DOC áp dụng thuế chống bán phá giá với doanh nghiệp Việt Nam làm cho sản lượng xuất khẩu của Việt Nam giảm. Tác động đầu tiên trực tiếp đó là Nhà nước sẽ mất đi một khoản thu đáng kể từ thuế. Lượng cá xuất giảm làm giảm tìên thu từ thuế cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó là việc giảm nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì ngoại tệ là nguồn quan trọng để phát triển đất nước. Tác động gián tiếp đó là vấn đề xã hội, việc giảm sản lượng xuất khẩu có thể làm cho lượng người thất nghiệp tăng. Và nhà nước sẽ phải tốn chi phí trong việc giải quyết vấn nạn này. 2.2.2. Về phía Mỹ 2.2.2.1. Tác động đến các doanh nghiệp chế biến Người được lợi nhất trong vụ kiện này là hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ và các doanh nghiệp chế biến. Việc cản trở cá tra và cá basa của Việt Nam vào thị trường Mỹ giúp CFA trở thành gần như độc quyền về các sản phẩm phi lê đông lạnh trên thị trường Mỹ. Do đó họ có thể áp đặt mức giá sao cho có lợi cho họ nhất. 2.2.2.2. Tác động đến người tiêu dùng Mỹ và các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu Trong vụ kiện này thì người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu, phân phối cá nheo ở Mỹ bị thiệt hại lớn nhất với mức thuế chống bán phá giá bất công với mục đích bảo hộ một nhóm nhỏ có lựa chọn các nhà sản xuất. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ sẽ chịu hậu quả do sự suy giảm cạnh tranh, tăng giá và ít có hơn cơ hội lựa chọn mặt hàng. 2.2.2.3. Tác động đến chính phủ Mỹ Với phán quyết mang nặng tính bảo hộ như vậy đã làm hài lòng một nhóm nhỏ các nghị sĩ trong quốc hội có lợi ích gắn liền với ngành nuôi cá nheo Mỹ. Chính phủ Mỹ đã đạt được mục tiêu vừa không làm mất lòng các cử tri ở các bang miền Nam vừa bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Và với quyết định đánh thuế cao như vậy họ còn thu được một khoản thuế đáng kế từ hàng nhập khẩu. 2.3. Tồn tại và những nguyên nhân của vụ kiện cá tra và cá basa Việt Nam Ngày 24/7/2003 ITC ra quyết định xác nhận cá tra cá basa Việt Nam có khả năng gây thiệ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33794.doc
Tài liệu liên quan