Động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường ở TP. Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Ngô Minh Duy ĐỘNG CƠ CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THU MAI Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi tron

pdf118 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3700 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường ở TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quá trình học và hoàn tất luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Thu Mai đã tận tâm giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học và trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Những định hướng và điều chỉnh của cô đã giúp tôi trưởng thành hơn, chuyên nghiệp hơn trong nghiên cứu khoa học và hiểu rõ hơn về đạo đức tác phong nhà giáo. Tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Đinh Phương Duy, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Tài, các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 12 ở các trường THPT Nguyễn Khuyến, THPT Trung Phú, THPT Đăng Khoa, THPT Gia Định, THPT Hoàng Hoa Thám, THPT Nguyễn Văn Cừ đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Tôi xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp, bạn bè, người thân và những học trò của tôi đã động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Ngô Minh Duy MỤC LỤC 2TLỜI CẢM ƠN2T .............................................................................................................................. 105 2TLỜI CAM ĐOAN2T ........................................................................................................................ 106 2TMỤC LỤC2T ................................................................................................................................... 107 2TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT2T ........................................................................................... 110 2TDANH MỤC CÁC BẢNG2T ........................................................................................................... 111 2TDANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ2T ...................................................................................................... 113 2TMỞ ĐẦU2T ..................................................................................................................................... 114 2T1.Lý do chọn đề tài2T ................................................................................................................... 114 2T .Mục đích nghiên cứu:2T ............................................................................................................ 115 2T3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu2T ....................................................................................... 115 2T4.Giả thuyết nghiên cứu2T ........................................................................................................... 116 2T5.Nhiệm vụ nghiên cứu2T ............................................................................................................ 116 2T6.Phạm vi nghiên cứu đề tài2T ..................................................................................................... 116 2T7.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu2T ............................................................................ 117 2T8.Đóng góp mới của đề tài2T ....................................................................................................... 118 2T9.Cấu trúc luận văn2T .................................................................................................................. 119 2TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ CHỌN NGHỀ2T ...................................................... 120 2T1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề2T .................................................................................................. 120 2T1.1.1.Những nghiên cứu về động cơ chọn nghề2T .................................................................... 120 2T1.1.1.1.Những công trình nghiên cứu trên thế giới2T ........................................................... 120 2T1.1.1.2.Những công trình nghiên cứu trong nước2T ............................................................. 121 2T1.2.Lý luận của vấn đề nghiên cứu2T ........................................................................................... 123 2T1.2.1.Động cơ2T ...................................................................................................................... 123 2T1.2.1.1.Khái niệm động cơ2T ............................................................................................... 123 2T1.2.1.2.Phân loại động cơ 2T ................................................................................................. 127 2T1.2.2.Nghề2T ........................................................................................................................... 128 2T1.2.2.1.Khái niệm2T ............................................................................................................ 128 2T1.2.2.2.Phân loại nghề2T ...................................................................................................... 128 2T1.2.3.Sự hình thành động cơ chọn nghề ở học sinh lớp 122T .................................................... 129 2T1.2.3.1.Khái niệm động cơ chọn nghề2T .............................................................................. 129 2T1.2.3.2.Sự hình thành động cơ chọn nghề2T......................................................................... 129 2T1.2.3.3.Phân loại động cơ chọn nghề2T ................................................................................ 130 2T1.2.3.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề2T ................................................. 131 2T1.2.4.Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thông2T .................................................... 132 2T1.2.4.1.Sự phát triển về thể chất2T ....................................................................................... 132 2T1.2.4.2.Điều kiện xã hội của sự phát triển2T ........................................................................ 133 2T1.2.4.3.Đặc điểm về hoạt động học tập2T ............................................................................ 133 2T1.2.4.4.Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ2T ......................................................................... 133 2T1.2.4.5.Sự phát triển của tự ý thức2T ................................................................................... 134 2T1.2.4.6.Sự hình thành thế giới quan2T .................................................................................. 135 2T1.2.4.7.Giao tiếp2T .............................................................................................................. 135 2T1.2.4.8.Đời sống tình cảm2T ................................................................................................ 135 2T1.2.4.9.Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT2T.................... 135 2TChương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ CHỌN NGHẾ CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH2T ................................................... 138 2T .1.Tổ chức nghiên cứu thực trạng2T ........................................................................................... 138 2T .1.1.Mẫu nghiên cứu2T .......................................................................................................... 138 2T .1.2.Mô tả công cụ đo lường2T............................................................................................... 139 2T .1.3.Cách thu thập số liệu và thời gian thực hiện2T ................................................................ 141 2T .1.3.1. Cách thu thập số liệu2T ........................................................................................... 141 2T .1.3.2.Thời gian thực hiện2T .............................................................................................. 141 2T .1.4.Cách xử lý số liệu2T ........................................................................................................ 142 2T .2.Thực trạng động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường ở Tp. Hồ Chí Minh2T .. 142 2TChương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐỘNG CƠ CHỌN NGHỀ CHO HỌC SINH2T ..................................................................................................................................................... 165 2T3.1.Tổ chức nghiên cứu biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh2T ........................... 165 2T3.2.Những biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh2T ............................................... 165 2T3.3.Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh2T ................................................................................................................................................. 167 2TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ2T ...................................................................................................... 176 2T1.Kết luận2T ................................................................................................................................ 176 2T .Kiến nghị2T .............................................................................................................................. 177 2T ÀI LIỆU THAM KHẢO2T ............................................................................................................ 180 2TPHỤ LỤC2T .................................................................................................................................... 184 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông PTTH: Phổ thông trung học Tp: Thành phố TB: Trung bình CL: Công lập NCL: Ngoài công lập NT: Nội thành NgT: Ngoại thành C.: Câu DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu số 1 41 2 Bảng 2.2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu số 2 42 3 Bảng 2.3: Đặc điểm mẫu nghiên cứu số 3 42 4 Bảng 2.4: Đặc điểm mẫu nghiên cứu số 4 43 5 Bảng 2.5: Động cơ chọn nghề của học sinh 48 6 Bảng 2.6: Động cơ chọn nghề của học sinh theo quan điểm của giáo viên 51 7 Bảng 2.7: So sánh động cơ chọn nghề theo giới tính 52 8 Bảng 2.8: Sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ chọn nghề theo giới tính 53 9 Bảng 2.9: So sánh động cơ chọn nghề theo loại hình trường 55 10 Bảng 2.10: Sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ chọn nghề theo loại hình trường 56 11 Bảng 2.11: So sánh động cơ chọn nghề giữa học sinh nội thành và ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh 57 12 Bảng 2.12: Sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ chọn nghề giữa học sinh nội thành và ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh 58 13 Bảng 2.13: Nhận thức của học sinh về nghề mình chọn 60 14 Bảng 2.14: Thái độ của học sinh khi chọn nghề 62 15 Bảng 2.15: Những hoạt động của học sinh chuẩn bị cho việc chọn nghề 64 16 Bảng 2.16: Những hành động của học sinh nếu không đậu vào trường/ngành mà mình đã chọn 67 17 Bảng 2.17: Những khó khăn của học sinh khi chọn nghề 68 18 Bảng 2.18: Những đối tượng ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh 69 19 Bảng 2.19: Hoạt động hướng nghiệp của nhà trường 72 20 Bảng 3.1: Những biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh 78 21 Bảng 3.2: Ý kiến của giáo viên về những biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh 79 22 Bảng 3.3: Mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh 81 23 Bảng 3.4: Ý kiến của giáo viên về mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh 83 24 Bảng 3.5: Sự khác biệt về mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh theo loại hình trường 84 25 Bảng 3.6: Tính khả thi của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh 86 26 Bảng 3.7: Ý kiến của giáo viên về tính khả thi của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh 88 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 2.1: Trung bình động cơ chọn nghề của học sinh 49 2 Biểu đồ 2.2: Những hoạt động của học sinh chuẩn bị cho việc chọn nghề 65 3 Biểu đồ 2.3: So sánh hoạt động hướng nghiệp giữa trường công lập và ngoài công lập 71 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Chọn nghề là vấn đề vô cùng quan trọng, luôn được nhiều người trong xã hội quan tâm. Sau khi chọn nghề, chúng ta thường gắn bó với nghề mình đã chọn, dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc với lựa chọn của mình. Nếu chọn nghề phù hợp với cá nhân và nhu cầu của xã hội sẽ thúc đẩy cá nhân tích cực, chủ động, say mê, sáng tạo, sống được với nghề, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội…Ngược lại, nếu chúng ta chọn nghề không phù hợp, bản thân người chọn nghề sẽ mất thời gian, kinh phí đào tạo, khó có việc làm, hoặc phải làm việc trái nghề, xã hội thì không tận dụng được nguồn nhân lực do mình đào tạo ra mà phải đào tạo lại. Vì vậy, người hành nghề phải có năng lực, tính cách phù hợp với nghề, phải có hứng thú đối với nghề và nghề đó đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì mới tạo động lực cho sự phát triển của đất nước. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định: Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có sự hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau trung học phổ thông, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp [1, 12]. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác hướng nghiệp nói chung và vấn đề chọn nghề nói riêng nên ngày 28 tháng 10 năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra công văn số 9971/BGD&ĐT-HSSV về việc triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên thì: “Công tác tư vấn (có nơi gọi là tham vấn) hướng nghiệp và tư vấn về tâm lý xã hội, gọi chung là tư vấn học đường, chủ yếu tập trung vào học sinh khối trung học cơ sở và trung học phổ thông”[2]. Trong 6 nội dung của công tác tư vấn học đường thì hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh là nội dung quan trọng được đặt lên hàng đầu. Dễ tìm việc sau khi tốt nghiệp ra trường, có một việc làm ổn định, được mọi người tôn trọng, thu nhập cao … là mong ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hiện tượng thất nghiệp, bỏ nghề, chuyển nghề, làm trái nghề thường xuyên diễn ra và đang có xu hướng gia tăng trong xã hội. “0T heo các khảo sát của Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Tp. Hồ Chí Minh, chỉ có khoảng 30% giới trẻ qua đào tạo tìm được việc làm phù hợp ngành nghề, nhưng có đến 50% có việc làm không phù hợp ngành nghề đào tạo”[41].0T Trong khi đó, hàng năm, nước ta có “khoảng hơn 1 triệu” [42] học sinh lớp 12 đứng trước ngưỡng cửa phải có quyết định chọn nghề. Vì thế, chúng ta có thể nhận thấy rằng, tầm quan trọng của việc chọn nghề ở học sinh lớp 12 không chỉ mang ý nghĩa cá nhân mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và chọn nghề cho học sinh? Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu về tâm lý tại một số trường đại học, cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh và quá trình tiếp cận thực tiễn ở các trường Trung học phổ thông (THPT) chúng tôi nhận thấy, xã hội có phát triển cân bằng, bền vững, cơ cấu lao động có thay đổi theo định hướng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước hay không một phần cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc chọn nghề của học sinh lớp 12. Tuy nhiên, vấn đề chọn nghề của học sinh lớp 12 đang có nhiều nội dung cần phải xem xét, nghiên cứu dưới góc độ của giáo dục học, xã hội học và tâm lý học như: làm thế nào để chọn nghề phù hợp, xu hướng chọn nghề, giáo dục hướng nghiệp, động cơ chọn nghề, những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh lớp 12, xây dựng mô hình giáo dục hướng nghiệp và chọn nghề cho học sinh… Trong những vấn đề đã được đề cập ở trên, chúng tôi cho rằng động cơ chọn nghề (yếu tố thúc đẩy học sinh ra quyết định chọn nghề) là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12. Động cơ chọn nghề của mỗi cá nhân là cái cớ, cái thúc đẩy, cái chi phối mọi hoạt động của cá nhân để nhằm đạt được nghề nghiệp dự định đó. Ở một mức độ nhất định, khi biết được động cơ chọn ngành học của mỗi cá nhân ta có thể dự đoán được chiều hướng hoạt động nghề nghiệp của cá nhân đó. Thậm chí dự đoán được cả hiệu quả hoạt động mà cá nhân đó sẽ đem lại cho xã hội như thế nào [37, 40]. “Tại sao học sinh lại chọn nghề đó mà không chọn nghề khác?” “Những yếu tố nào thúc đẩy học sinh chọn nghề? “Chọn nghề như thế nào là phù hợp và ngược lại chọn nghề như thế nào là không phù hợp với bản thân và xã hội? ... Người nghiên cứu luôn băn khoăn, trăn trở về những vấn đề trên. Vì thế, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường ở TP.Hồ Chí Minh” 2.Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12, từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng. 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1.Khách thể nghiên cứu: - Học sinh lớp 12 tại một số trường ở TP. Hồ Chí Minh. - Giáo viên, chuyên gia tâm lý và chuyên gia hướng nghiệp. 3.2.Đối tượng nghiên cứu: Động cơ chọn nghề 4.Giả thuyết nghiên cứu 4.1.Có nhiều động cơ thúc đẩy học sinh lớp 12 ra quyết định chọn nghề nhưng sở thích và nguyện vọng của cá nhân là động cơ chính thúc đẩy học sinh lớp 12 ra quyết định chọn nghề. 4.2.Quyết định chọn nghề của học sinh lớp 12 chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng chính bản thân các em là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất. 5.Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.Xác định biểu hiện động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 ở một số trường THPT tại TP. Hồ Chí Minh. 5.2.Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12. 5.3.Đề xuất các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng. 6.Phạm vi nghiên cứu đề tài 6.1.Nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung vào 3 nội dung chính: lý do thúc đẩy học sinh lớp 12 chọn nghề, những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề và các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng. 6.2.Mẫu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên mẫu 400 học sinh lớp 12 tại 6 trường THPT công lập, dân lập/tư thục ở các quận/huyện nội và ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh. 6.3.Địa điểm nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại 06 trường: - Trường THPT Đăng Khoa, quận 1 - Trường THPT Nguyễn Khuyến, quận Tân Bình - Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh - Trường THPT Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Hóc Môn - Trường THPT Trung Phú, huyện Củ Chi 7.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1Cách tiếp cận 7.1.1.Hướng tiếp cận thực tiễn Chọn nghề là một hoạt động diễn ra trong thực tiễn của học sinh lớp 12. Trong đề tài nghiên cứu này, động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 được tiến hành nghiên cứu trên một mẫu cụ thể đủ độ khái quát tại các trường THPT ở giai đoạn các em làm hồ sơ đăng ký cho kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng. Kết quả khảo sát phải đảm bảo thu được những số liệu từ thực tiễn hoạt động chọn nghề của học sinh nhằm phản ánh, đánh giá, nhận xét và đưa ra những kết luận mang tính khách quan, đúng với thực tiễn. 7.1.2.Hướng tiếp cận hoạt động Chọn nghề là một hoạt động, vì thế động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 phải nghiên cứu thông qua hoạt động ra quyết định chọn nghề khi học sinh lớp 12 đăng ký hồ sơ tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng mới phản ánh trung thực và chính xác kết quả nghiên cứu. 7.2.Phương pháp nghiên cứu 7.2.1Phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài nghiên cứu có tham khảo một số giáo trình, tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, các bài viết trên các tạp chí, website có liên quan. Đó là những cơ sở để người nghiên cứu phân tích, tổng hợp và khái quát những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu và nội dung nghiên cứu. 7.2.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo cách tiếp cận thực tiễn và hoạt động. Vì thế, người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi làm phương pháp chủ đạo nhằm thu thập thông tin thực tế từ học sinh và giáo viên về vấn đề động cơ chọn nghề. Bảng hỏi được xây dựng theo thứ tự các bước sau: Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến thử nghiệm Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến chính thức 7.2.3.Phương pháp phỏng vấn Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn học sinh, thầy cô giáo, chuyên gia tâm lý và chuyên gia hướng nghiệp để làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu và tăng tính thuyết phục của kết quả nghiên cứu. 7.2.4.Phương pháp thống kê toán học Người nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS, phiên bản 11.5 để xử lý số liệu thu được bằng các phép toán thống kê. Trong đề tài nghiên cứu này, người nghiên cứu đã sử dụng thang đo khoảng, “là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc, vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc,… Việc đo lường thái độ hay ý kiến thì thang đo khoảng cung cấp nhiều thông tin hơn. Những phép toán thống kê có thể sử dụng cho loại thang đó này là: số trung bình, độ lệch chuẩn … [9, tr.9- 10]. Trong đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu có so sánh sự khác biệt về động cơ chọn nghề giữa học sinh trường công lập và ngoài công lập, giữa học sinh ở khu vực nội thành và khu vực ngoại thành, động cơ chọn nghề giữa học sinh nam và học sinh nữ, công tác hướng nghiệp giữa trường công lập và trường ngoài công lập… Vì thế, người nghiên cứu phải so sánh trị trung bình của 2 nhóm tổng thể riêng biệt. “Muốn so sánh trị trung bình của 2 tổng thể riêng biệt ta thực hiện phép kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể dựa trên hai mẫu độc lập rút ra từ hai tổng thể này. SPSS sử dụng lệnh Independent-Samples T-Test thuộc menu Analyze>Compare Means để thực hiện kiểm định này [9, 110]. Theo Lý Minh Tiên, muốn “so sánh hai trung bình cỡ mẫu phải lớn (nR1R, nR2R > 30)” [13, 60]. Ngoài ra, trong đề tài này, chúng tôi còn tính tần số, thứ hạng, tỉ lệ phần trăm và sử dụng biểu đồ để làm rõ và tăng thêm tính thuyết phục của kết quả nghiên cứu. 8.Đóng góp mới của đề tài Trong lĩnh vực tâm lý, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về động cơ chọn nghề của học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng, những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề… và đã có những kết luận về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng ta đang bước vào thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, nền văn minh tri thức đang làm thay đổi và biến đổi lực lượng sản xuất, nghề nghiệp xã hội. Những tác động đó sẽ có ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của lớp trẻ Việt Nam nói chung và học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tìm được động cơ chọn nghề chủ đạo của học sinh trung học phổ thông hiện nay sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Đề tài nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12. Ngày nay, học sinh lớp 12 chọn nghề theo sở thích và nguyện vọng của bản thân. Có một số khác biệt về động cơ chọn nghề theo giới tính, loại hình trường và vị trí cư trú. Học sinh quan tâm, xem xét nhiều vấn đề trước khi chọn nghề nhưng thật sự chưa hiểu biết nhiều về nghề mà mình đã chọn. Nhiều học sinh vẫn xem đại học là con đường tiến thân duy nhất và chọn nghề là phải gắn bó với nghề suốt đời. Bản thân học sinh là người ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chọn nghề của mình. Công tác hướng nghiệp ở các trường công lập chỉ tồn tại dưới dạng hình thức và đối phó, môn hướng nghiệp chưa quan tâm đúng mức, thầy không muốn dạy và trò thì không muốn học. Ở các trường ngoài công lập, công tác hướng nghiệp hầu như bị bỏ. 9.Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có 3 phần chính: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 7. Phương pháp nghiên cứu 8. Đóng góp mới của đề tài 9. Cấu trúc của luận văn NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về động cơ chọn nghề Chương 2: Thực trạng động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường ở Tp. Hồ Chí Minh Chương 3: Đề xuất các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tài liệu tham khảo Phụ lục Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ CHỌN NGHỀ 1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1.Những nghiên cứu về động cơ chọn nghề 1.1.1.1.Những công trình nghiên cứu trên thế giới a) Kết quả nghiên cứu về động cơ chọn nghề của các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) L.I.A. Rubina đã nghiên cứu kế hoạch đường đời (sự lựa chọn nghề nghiệp) của thanh niên Liên Xô trên 2 khía cạnh: động cơ chọn nghề và tình huống. Động cơ chọn nghề xem xét đặc điểm con đường tự quyết định của nhân cách trước khi vào đại học, điều kiện hình thành định hướng và giáo dục đại học; xét cơ sở khách quan - các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp (gia đình, môi trường, nhà trường, kinh nghiệm sống, phương tiện thông tin đại chúng…) mức độ ổn định và có ý thức hứng thú đối với nghề đã chọn…Rubina đã phát hiện ra những động cơ không gắn liền với đào tạo nghề nghiệp, đến khía cạnh nội dung của hoạt động nghề nghiệp, mà chỉ chọn thi vào cho có học ở đại học, thường xuất hiện ở những sinh viên mà kế hoạch đường đời (sự tự quyết lựa chọn nghề) diễn ra chóng vánh, kế hoạch được sắp đặt trước khi thi đại học khoảng 1 năm hay trước khi nộp đơn thi. Thường ở những người này không có định hướng xã hội rõ ràng cho tương lai, không có hứng thú nghề nghiệp ổn định [37, tr.13-14]. “Những nghiên cứu của E.Pavlưuchencov về động cơ chọn nghề cũng chỉ ra rằng, những học sinh tích cực tham gia hoạt động liên quan đến học tập, lao động thì có cấu trúc động cơ chọn nghề tối ưu hơn những học sinh khác” [37, 14]. “N. Levitop cho rằng, hứng thú, năng lực, mức độ chuẩn bị đối với nghề đã chọn, tình cảm, ý chí và nguyện vọng tự rèn luyện là những động cơ cá nhân bên trong. Lời khuyên, tấm gương của người khác cũng như những lý do có tính chất sinh hoạt và vật chất là những động cơ bên ngoài của việc chọn nghề” [37, 14]. E.X.Trugunova với đề tài Mối quan hệ giữa động cơ nghề nghiệp và tính tích cực sáng tạo của người kỹ sư. Qua phân tích bằng phương pháp thống kê toán học cho thấy, động cơ hoạt động nghề nghiệp của người kỹ sư ở hiện tại có kết hợp chặt chẽ một cách đặc thù với động cơ lựa chọn nghề nghiệp và vị trí công việc được đánh giá có ý nghĩa đối với bản thân từ trước đó vài năm… Trong số kỹ sư có thái độ thờ ơ, tiêu cực với công việc có 42,7% trước đó đã chọn nghề do sự ngẫu nhiên; trong số kỹ sư có thái độ tích cực cao 50% đã có hứng thú ổn định đối với khoa học kỹ thuật từ thời điểm phải tự quyết định nghề nghiệp tương lai [37, 12]. b) Kết quả nghiên cứu về động cơ chọn nghề của các nhà tâm lý học phương Tây Bates và Michael Julian (1998) của trường Đại học Memphis (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu đề tài Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề giảng dạy âm nhạc của học sinh lớp 11 và 12 người Mỹ gốc Phi. Đề tài đã xác định được những yếu tố chính và mức độ ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh là: mô hình về vai trò của người giáo viên âm nhạc, giáo viên âm nhạc, gia đình. Ngoài ra, học sinh còn quan tâm đến một số yếu tố khác như: các buổi học âm nhạc ở trường, kiểm tra năng khiếu âm nhạc, tư vấn và trải nghiệm nghề nghiệp, môi trường, kinh tế cũng như tương tác của giáo viên và học sinh trong các trò chơi âm nhạc ở lớp [43]. Brumbaugh, Sherron M. (2004) đã nghiên cứu đề tài Sự lựa chọn nghề giáo viên dàn nhạc có dây của học sinh trung học. Đề tài nghiên cứu đã khảo sát trên 1863 học sinh lớp 11 và 12 tại phía Bắc bang Texas (Mỹ). Đề tài đã đi đến kết luận rằng, số lượng học sinh nữ chọn nghề giáo viên dàn nhạc có dây nhiều hơn so với học sinh nam. Học sinh chọn nghề giáo viên dàn nhạc có dây là do: sở thích cá nhân, giúp ích cho xã hội, tạo một hình mẫu tích cực về người giáo viên dàn nhạc có dây cho các em nhỏ và đó là nghề truyền thống của gia đình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh không chọn nghề giáo viên dàn nhạc dây là do lương quá thấp [44]. 2TBathsheba K. Osoro2T, 2TNorman E. Amundson2T và 2TWilliam A. Borgen2T đã nghiên cứu đề tài Quyết định chọn nghề của học sinh trung học tại Kenya. Đề tài nghiên cứu nhằm xác định những nguyên nhân thúc đẩy học sinh chọn nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh ở khu vực nông thôn chịu sự ảnh hưởng từ cha mẹ và thầy cô giáo khi chọn nghề, còn học sinh ở thành thị chịu sự ảnh hưởng của cha mẹ nhiều hơn là thầy cô giáo. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố giới tính, khái niệm bản thân và mô hình về nghề là những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh trung học ở Kenya [46]. Qua những nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy các nhà tâm lý học trên thế giới nghiên cứu về động cơ chọn nghề theo hướng chuyên sâu, động cơ chọn nghề của từng nghề cụ thể trong xã hội và mối quan hệ giữa động cơ chọn nghề với những vấn đề tâm lý khác. 1.1.1.2.Những công trình nghiên cứu trong nước Tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết với đề tài nghiên cứu Nghiên cứu về nguyện vọng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 10 được thực hiện từ năm 1965-1969 ở các trường ở nông thôn, nội và ngoại thành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguyện vọng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là để phục vụ đất nước nhưng mơ ước đó không dựa trên năng lực của bản thân, phần lớn các em chọn vào các ngành công nghiệp, kế đến là y dược, các lĩnh vực như tài chính, kế toán các em lựa chọn rất ít [21]. Luận án Phó tiến sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Bích (1979) với đề tài Động cơ chọn nghề của thanh thiếu niên đã nhận định rằng, ở thanh niên, học sinh động cơ chọn nghề bên trong nổi bật hơn động cơ bên ngoài. Đối với nam thì việc thực hiện khả năng._. của bản thân là động cơ đầu tiên trong chọn nghề, tiếp đến là tính chất quan trọng của nghề, hứng thú với nghề. Đối với nữ thì trước tiên là yêu cầu của nhà nước, vị trí xã hội của nghề và thực hiện được khả năng của mình [19]. Đề tài Tìm hiểu động cơ chọn nghề của học sinh PTTH của tác giả Phạm Thị Nguyệt Lãng (1991) nghiên cứu khảo sát 1803 học sinh lớp 10, 11, 12 ở 12 trường PTTH thuộc các tỉnh, thành: Hà Nội, Hà Sơn Bình, Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Cửu Long. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra: 83,25% nữ và 78,41% nam chọn nghề theo hứng thú cá nhân. Các yếu tố động cơ thúc đẩy học sinh chọn nghề còn lại như: lương bổng nhiều, để được khen, có vinh quang chiếm tỉ lệ rất thấp. Phân tích kết quả nghiên cứu tác giả nhận định rằng học sinh đã xem xét khả năng của bản thân với yêu cầu của nghề và tỉ lệ nam cao hơn nữ [29]. Tác giả Phan Tố Oanh (1994) với đề tài Nguyện vọng và nguyên nhân chọn nghề của học sinh phổ thông trung học được thực hiện trên 200 học sinh ở Huế và 300 học sinh ở Hà Nội cho thấy, nguyên nhân học sinh chọn nghề là phù hợp với năng lực học tập, nghề nghiệp phù hợp với hứng thú, các nguyên nhân như: dễ có khả năng trúng tuyển hay phù hợp với “mốt” hiện nay được học sinh đánh giá rất thấp [32]. Đề tài nghiên cứu Tìm hiểu động cơ lựa chọn nghề khi thi vào đại học của sinh viên của tác giả Nguyễn Ánh Hồng (2001) được thực hiện trên 800 sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh đã kết luận việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên được xuất phát từ những động cơ khác nhau, những động cơ này có tính hệ thống và thứ bậc. Bằng phương pháp phân tích nhân tố, tác giả Nguyễn Ánh Hồng đã phân chia thành 4 nhóm (hệ thống) động cơ chọn nghề: Nhóm động cơ điểm tuyển và học phí thấp (điểm tuyển thấp, không phải đóng học phí); nhóm động cơ kinh tế và việc làm (dễ kiếm việc làm và thu nhập cao); nhóm động cơ hợp khả năng và sở thích (hợp với sở thích, hợp với khả năng của cá nhân); nhóm động cơ theo lời khuyên (theo ý kiến bạn bè, theo lời khuyên của cha mẹ, ngành quan trọng trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước). Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Nhóm động cơ hợp với khả năng và sở thích đóng vai trò quan trọng nhất đối với học sinh khi chọn nghề, kế đến là nhóm động cơ kinh tế và việc làm, sau nữa là nhóm động cơ theo lời khuyên và cuối cùng là nhóm động cơ điểm tuyển và học phí thấp [16, tr.58-60, 70]. Đề tài Tìm hiểu động cơ thi vào sư phạm của giáo sinh năm I, năm II tại một số trường sư phạm trong Tp. Hồ Chí Minh của tác giả Võ Thị Hồng Trước (1994) với mẫu là 295 giáo sinh tại các trường: Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Trung học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh và Cao đẳng Sư phạm trung ương III. Kết quả nghiên cứu cho thấy động cơ thi vào các trường sư phạm chiếm ưu thế là động cơ bên trong [38]. Luận văn tốt nghiệp đại học của tác giả Ngô Thị Kim Ngọc (1996) với đề tài “Tìm hiểu hiện trạng và nguyên nhân chọn nghề của học sinh lớp 11 và 12 nội thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện năm 1996. Mẫu nghiên cứu của đề tài là 323 học sinh khối lớp 11, 12 tại 2 trường PTTH Hùng Vương và PTTH Nguyễn Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh chọn nghề ở lĩnh vực kinh tế và ngoại thương là nhiều nhất vì theo các em những nghề ở các lĩnh vực này sẽ có triển vọng trong tương lai. Nguyên nhân thúc đẩy các em chọn nghề là phù hợp với hứng thú và khả năng của bản thân, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Những người đang hành nghề là đối tượng ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chọn nghề của học sinh [15, 60]. Luận văn tốt nghiệp đại học của tác giả Phạm Thị Thiều Anh (1996) với đề tài “Tìm hiểu động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường Trung học phổ thông nội thành thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện năm 1996 tại 3 trường: PTTH Diên Hồng, PTTH Lê Quý Đôn và PTTH Lê Thị Hồng Gấm với cỡ mẫu là 263. Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh chọn nghề phù hợp với sở thích, nguyện vọng, phù hợp với khả năng và hiểu biết về nghề là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề [30]. Qua các đề tài nghiên cứu trên cho thấy, ở mỗi công trình nghiên cứu tác giả có những cách phân chia động cơ chọn nghề khác nhau và động cơ chọn nghề của học sinh cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Điều này minh chứng cho luận điểm tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. Các công trình nghiên cứu trên đã thực hiện khá lâu so với thời điểm hiện tại nên kết quả nghiên cứu có thể không còn phù hợp nữa. Vì thế, việc nghiên cứu động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 và những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của các em ở thời điểm hiện tại là cần thiết. 1.2.Lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.2.1.Động cơ 1.2.1.1.Khái niệm động cơ Động cơ là một trong những vấn đề trọng tâm trong Tâm lý học được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Quá trình nghiên cứu, giải thích “tại sao con người lại hành động như thế, hành động như thế nhằm mục đích gì”…thực chất đó là nghiên cứu về động cơ. Ronald E.Smith cho rằng, khái niệm động cơ được dùng như một khái niệm trung tâm nhằm giải thích cho hành vi và các nguyên nhân của nó. Trên thế giới có nhiều trường phái nghiên cứu về động cơ và mỗi trường phái có những quan điểm khác nhau về động cơ. a) Quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây về động cơ: Theo Stephen Worchil và Wayne Shebilsue, “các nhà Tâm lý học đã sử dụng thuật ngữ động cơ (motive) để mô tả tình huống cung cấp năng lượng và hướng dẫn hành vi của các tổ chức. Động cơ thúc đẩy (motivation) giải thích tại sao một cơ thể lại hành động theo một cách nhất định tại một thời điểm nhất định” [35, 362]. Theo các thuyết bản năng (Instinct theories), động cơ là một khuynh hướng bẩm sinh để hành động theo một cách cụ thể. William James (1890) và William McDougall (1908) là những đại diện tiêu biểu cho trường phái này cho rằng, “thiên nhiên ban phát cho chúng ta cả năng lượng và dạng thức hành vi… các sự kiện bên ngoài có thể làm phóng thích bản năng cụ thể nhưng hành động của chúng ta vẫn được hướng dẫn bởi các nội lực” [35, 363]. Các thuyết thôi thúc (Drive theories), tiêu biểu là Sigmund Freud, Clark Hull xem động cơ là sự thôi thúc. Freud cho rằng, mục đích của hành vi là giảm đi căng thẳng do sự tồn tại của một nhu cầu tạo ra. Năm 1940, Clark Hull (1943, 1951) đã kết hợp hai quan điểm thôi thúc và hành vi thành thuyết thôi thúc toàn diện với nguyên tắc điều bình (homeostasis). Theo học thuyết này, cơ thể chúng ta cố gắng duy trì một trạng thái ổn định bên trong. Khi những thay đổi xuất hiện, cơ chế điều bình kích thích cơ thể hành động nhằm đưa trạng thái bên trong trở lại như lúc đầu. Nhu cầu xuất hiện khi sự cân bằng của cơ chế điều bình trong cơ thể bị đảo lộn. Sự tồn tại của một nhu cầu sẽ kích thích cơ thể thỏa mãn nhu cầu đó và chính nhu cầu đó hình thành một thôi thúc. Hành vi luôn được thúc đẩy từ bên trong [35, tr.363-364]. Các thuyết khích lệ (Incentive theories) thì cho rằng, không phải tất cả các hành vi đều được thúc đẩy bởi các nhu cầu bên trong. Quan điểm của các thuyết khích lệ là các sự kiện bên ngoài kiểm soát và khích lệ hành vi. Một sự khích lệ là một tác nhân bên ngoài có khả năng thúc đẩy hành vi ngay cả khi sự thôi thúc không hiện diện rõ ràng [35, 365]. “Raymond J. Corsini-nhà Tâm lý học của Anh cũng đồng tình với quan điểm này, “động cơ là yếu tố thúc đẩy, nuôi dưỡng và định hướng các hoạt động tâm lý và sinh lý. Động cơ bao gồm các lực thúc đẩy nội tâm (bên trong) như các xung năng, các hứng khởi và mong muốn cần thiết trong quá trình này” [45, 612]. Cuối những năm 1950, các thuyết nhận thức về động cơ thúc đẩy ra đời và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Các thuyết này tập trung vào: suy nghĩ, phán xét và xử lý thông tin. Thuyết bất hòa nhận thức của Frestinger (1957) cho rằng, con người phấn đấu để đạt được sự nhất quán giữa các nhận thức của họ (niềm tin, thái độ, kiến thức về hành vi của họ). Sự khó chịu sẽ xuất hiện khi có sự không nhất quán giữa các nhận thức và chính sự khó chịu này thúc đẩy cơ thể phục hồi lại sự nhất quán. Cũng thuộc trường phái này nhưng Miller, Galanter và Pribram (1960) thì đưa ra một cách lý giải khác: hành vi bị ảnh hưởng bởi các kế hoạch và các mục tiêu. Mục tiêu là đích cuối cùng mà con người muốn đạt được. Khi có một mục tiêu, cá nhân sẽ lập một kế hoạch về cách tiến hành để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu bị ảnh hưởng bởi các nhu cầu nhưng chính mục tiêu và các kế hoạch đó mới chính là yếu tố thôi thúc hành động. Trong những năm gần đây, các nghiên của trường phái nhận thức về động cơ thúc đẩy tập trung vào việc tìm kiếm và xử lý thông tin và thông tin đó ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của con người [35, 365]. Abraham Maslow cũng đề cập đến động cơ. Maslow cho rằng, gốc rễ của động cơ là nhu cầu. Trong quá trình phát triển cá nhân các nhu cầu đó tạo nên một kiểu dạng tháp, có thức bậc…Tháp nhu cầu của Maslow bao gồm cả những nhu cầu có nguồn gốc sinh học và xã hội tương ứng với một hệ thống động cơ. Thế nhưng, đặc điểm của các mức độ nêu trên hết sức vô định hình. Qua các quan điểm trên chúng ta có thể nhận thấy, các nhà tâm lý học phương Tây đã phát hiện ra mối quan hệ giữa nhu cầu và động cơ. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học phương Tây đã quá đề cao vai trò của yếu tố sinh học, yếu tố bản năng và có cái nhìn phiến diện đối với động cơ, điều này vô hình chung đánh đồng động cơ của con người và động cơ của con vật. Các nhà tâm lý học phương Tây chỉ thấy động cơ là những nội lực bên trong hoặc ngược lại đó là những yếu tố bên ngoài chứ chưa thấy được bức tranh tổng quát về động cơ của con người là cả những nội lực bên trong và những yếu tố bên ngoài đồng thời động cơ còn chịu sự chi phối của ý thức trong sự phát triển của nhân cách. b) Quan điểm của các nhà tâm lý học của Liên xô (cũ) về động cơ A.N. Leonchiev cho rằng động cơ là: a) Động cơ và nhu cầu là hai hiện tượng tâm lý gắn bó chặt chẽ với nhau; b) Động cơ chính là đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu đã được chủ thể tri giác, biểu tượng, tư duy… Đó là sự phản ánh chủ quan về đối tượng thỏa mãn nhu cầu; c) Động cơ có chức năng thúc đẩy và định hướng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu [25, 210]. B.Ph.Lomov cho rằng, nhu cầu có quan hệ mật thiết với động cơ và chúng ta không thể tách biệt nhu cầu và động cơ. Vì thế, khi nghiên cứu động cơ phải nghiên cứu động cơ trong mối liên hệ với nhu cầu. Theo B.Ph.Lomov, động cơ là sự biểu hiện chủ quan của nhu cầu và ngược lại, nhu cầu là cơ sở của động cơ. “Sự thay đổi những động cơ này chỉ xảy ra khi có thay đổi cơ bản về hoàn cảnh sống và hoạt động sống cá nhân trong xã hội (và hơn cả thế nữa: sự thay đổi của chính xã hội)” [12, 470]. Theo Từ điển Tâm lý học của Nga, động cơ là: a) Các kích thích thúc đẩy hoạt động. Các kích thích này liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Đó là tập hợp các điều kiện bên trong và bên ngoài khêu gợi tính tích cực của chủ thể và định hướng cho tính tích cực đó; b) Đối tượng (vật chất hay tinh thần) thúc đẩy và quy định sự lựa chọn hướng của hoạt động được thực hiện để đạt được đối tượng đó; c) Nguyên nhân được nhận thức là cơ sở của sự lựa chọn hành động và các hành vi của nhân cách [12, 209]. Khác với Tâm lý học phương Tây, các nhà tâm lý học của Liên Xô (cũ) không xem xét động cơ như một thành tố độc lập. Động cơ không những là một bộ phận cấu thành của hoạt động mà còn là một thành phần của một hệ thống phức tạp có mối liên hệ với nhu cầu. “… Động cơ là sự phản ánh của nhu cầu. Những đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác tồn tại trong hiện thực khách quan, một khi chúng bộc lộ ra, được chủ thể nhận biết (ý thức được) sẽ thúc đẩy, hướng dẫn con người hoạt động. Nói khác đi, khi nhu cầu gặp đối tượng có khả năng thỏa mãn thì trở thành động cơ hoạt động” [20, 100]. c) Quan điểm của các nhà tâm lý học Việt Nam về động cơ Nguyễn Quang Uẩn cho rằng, động cơ là “cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và quy định xu hướng của hướng tích cực đó. Động cơ là động lực kích thích trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành vi” [20, 206]. Theo Vũ Dũng (Từ điển Tâm lý học, 2008) động cơ là: “cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, là toàn bộ điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể và xác định tính xu hướng của nó; Đối tượng (vật chất hay tinh thần) thúc đẩy và xác định sự lựa chọn xu hướng của hành động mà vì nó hành động được thực hiện; Nguyên nhân, cơ sở của sự lựa chọn các hành động và hành vi” [39, 182]. Các nhà tâm lý học của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng tư tưởng của các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ). Vì thế, quan điểm về động cơ của các nhà tâm lý học Việt Nam khá giống với quan điểm của các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ). Nói tóm lại, trong tâm lý học có rất nhiều quan điểm khác nhau về động cơ. Tuy nhiên, các quan điểm đều thống nhất xem động cơ là những yếu tố kích thích, quy định sự lựa chọn và định hướng của hành vi, nguyên nhân thúc đẩy con người hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu. 1.2.1.2.Phân loại động cơ Thông thường, trong Tâm lý học phân động cơ thành 2 loại: “ngắn hạn” và “dài hạn” (Cheplov đưa ra kiểu phân biệt này). Động cơ ngắn hạn chỉ liên quan đến tương lai gần của nhân cách, còn động cơ lâu dài thì gắn với tương lai tương đối dài các mức khác nhau trong quá trình phát triển nhân cách… Những người trẻ tuổi thường chịu tác động của những động cơ ngắn hạn [12, 470]. V.G.Axêev chia động cơ thành 2 loại: “động cơ tích cực và động cơ tiềm tàng” [12, 469]. Stephen Worchil và Wayne Shebilsue cho rằng, động cơ có thể phân thành 2 loại: động cơ nguyên thủy (primary motive) và động cơ xã hội (social motive). Động cơ nguyên thủy có liên quan đến các nhu cầu sinh học của con người. Các động cơ này không phải học, giống nhau ở tất cả các động vật và có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tồn tại của một cơ thể hay một loài. Đói, khát, nhu cầu về không khí, nghỉ ngơi, ham muốn về tình dục được xếp vào loại này. Động cơ xã hội xuất phát từ học tập và giao tiếp xã hội. Nhu cầu xác nhập, gây gổ hiếu chiến và thành quả được xếp vào nhóm động cơ xã hội [35, 362]. Theo G. Murphay và một số các nhà Tâm lý học phương Tây, động cơ được phân thành 2 loại: động cơ cấp một và động cơ cấp hai hay còn gọi là động cơ nguyên phát và động cơ thứ phát. Động cơ nguyên phát là những động cơ bên trong, gắn liền với nhu cầu của cơ thể và động cơ thứ phát. Động cơ cấp hai hay còn gọi là động cơ thứ phát được hình thành như những công cụ nhằm đáp ứng các động cơ nguyên phát. Schwartz và Bilsky cho rằng, động cơ của con người có thể được phân thành 10 loại: “tự điều chỉnh, kích thích, đề cao khoái cảm, thành đạt, quyền lực, tính an toàn, tính thỏa hiệp, tính truyền thống, mong muốn thuận lợi, tính toàn diện” [25, 220] … Tuy nhiên, trong thực tế, động cơ của con người rất phong phú và đa dạng và có mối liên hệ mật thiết với nhu cầu. Các loại động cơ trong hệ thống động cơ không phải là bất biến mà luôn thay đổi. Theo trường phái Tâm lý học hoạt động, động cơ được chia thành 2 loại cơ bản: động cơ chủ đạo và động cơ thứ yếu. Hai loại động cơ này có mối quan hệ mật thiết với nhau và trong những hoàn cảnh cụ thể chúng tạo thành một hệ thống thứ bậc động cơ. Theo Nguyễn Quang Uẩn (2003), có rất nhiều cách phân loại động cơ: “Động cơ ham thích và động cơ nghĩa vụ; động cơ quá trình và động cơ kết quả; động cơ gần và động cơ xa; động cơ cá nhân, động cơ xã hội và động cơ công việc; động cơ bên trong và động cơ bên ngoài; động cơ tạo ý và động cơ kích thích” [20, 100]. Theo quan điểm của người nghiên cứu, động cơ của con người rất phong phú và đa dạng nên có rất nhiều cách phân loại động cơ. Ở mỗi lĩnh vực và tùy thuộc vào cách tiếp cận khác nhau thì có những loại khác nhau. Trong đề tài nghiên cứu này, người nghiên cứu phân loại động cơ theo quan điểm của tác giả Nguyễn Quang Uẩn trong giáo trình Tâm lý học đại cương xuất bản năm 2003 của nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Động cơ được phân thành: “động cơ cá nhân, động cơ xã hội, động cơ công việc” [20, 100]. 1.2.2.Nghề 1.2.2.1.Khái niệm Theo Từ điển tiếng Việt 2000, nghề là “công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội” [8, 676]. Nghề hay còn gọi là nghề nghiệp. “Nghề nghiệp bao hàm 3 ý: Một là có công việc, tức là có việc để làm, có việc để xử lý; hai là có thu nhập để có được tiền lương hoặc có được thu nhập kinh tế của những hình thức khác nhau; ba là có giới hạn thời gian. Thông thường quy định vì một phần tư, một phần ba, một phần hai của hoạt động toàn ngày” [33, 7]. Nghề có 4 đặc trưng cơ bản: đối tượng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động và điều kiện lao động. Vậy, nghề nghiệp là công việc mà cá nhân đảm nhiệm trong những lĩnh vực nhất định theo sự phân công lao động của xã hội nhằm tồn tại và phát triển. 1.2.2.2.Phân loại nghề Tùy thuộc vào tiêu chí và mục đích phân loại nên có những cách phân loại nghề khác nhau. Theo tác giả Phạm Tất Dong (2002) trong cuốn Tư vấn hướng nghiệp thì, có 8 loại nghề: nghề kỹ thuật (kỹ sư, kiến trúc sư…), nghề thợ (thợ mộc, thợ hồ…), nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học (nghiên cứu viên, chuyên viên, …), nghề thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, diễn viên…), nghề tiếp xúc với con người (giáo viên, bác sĩ, tiếp tân…), nghề hành chính (nhân viên văn phòng các cơ quan, doanh nghiệp…), nghề tiếp xúc với thiên nhiên (kỹ sư nông nghiệp, nhà địa chất, …). Căn cứ vào mối quan hệ giữa con người và đối tượng lao động, E.A. Climov cho rằng có 5 nhóm nghề: Nhóm nghề trong đó người và kỹ thuật có đối tượng lao động chủ yếu là hệ thống các thiết bị, các nguyên vật liệu, năng lượng; nhóm nghề trong đó người và các dấu hiệu có đối tượng lao động là các dấu hiệu, con số, mã số…; nhóm nghề trong đó con người và nghệ thuật có đối tượng chủ yếu là các hình ảnh nghệ thuật; nhóm nghề trong đó người và người có đối tượng lao động chủ yếu là con người, nhóm người; nhóm nghề trong đó con người và thiên nhiên có đối tượng lao động chủ yếu là các tổ chức hữu cơ, các quá trình sinh vật và vi sinh vật [18, 23]. 1.2.3.Sự hình thành động cơ chọn nghề ở học sinh lớp 12 1.2.3.1.Khái niệm động cơ chọn nghề Căn cứ vào khái niệm về động cơ, chúng ta có thể nhận định, động cơ chọn nghề là những yếu tố kích thích, nguyên nhân thúc đẩy cá nhân ra quyết định chọn nghề nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. “Việc chọn nghề của các em có nhiều động cơ thúc đẩy, có sự kết hợp chặt chẽ xu hướng xã hội và động cơ cá nhân, có sự tham gia của hứng thú, năng lực, sự tác động của xã hội, của kinh nghiệm, nó còn phụ thuộc vào sản xuất, vào giới tính và nhiều yếu tố khác” [3, 57]. 1.2.3.2.Sự hình thành động cơ chọn nghề Chúng ta khó có thể đưa ra nhận định chính xác động cơ chọn nghề được hình thành từ khi nào. Bởi vì, động cơ luôn thay đổi và tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá nhân với hệ thống nhu cầu của cá nhân trong giai đoạn đó. Ở tuổi mẫu giáo, trò chơi sắm vai là hình thức sơ khai của việc chọn nghề. Các em có thể đóng vai làm bác sĩ, kỹ sư, cô giáo, chú công an… và có những cá nhân vẫn tiếp tục nuôi ước mơ và biến ước mơ đó thành sự thật. Như vậy, phải chăng các em đã chọn nghề ngay từ thời điểm này? Có những trường hợp ở tuổi mẫu giáo thì thích làm cô giáo, lớn lên tí nữa lại thích làm phi công và bây giờ thì thích làm bác sĩ… Khác với tuổi thiếu niên, học sinh THPT là những người đang học năm cuối của hệ thống giáo dục phổ thông. Các em thường đặt ra những câu hỏi: học lên đại học hay học nghề? Thi vào trường đại học nào? Vì sao lại chọn nghề này, nghề kia?… là những câu hỏi thường được các em chú ý, quan tâm đến, vì việc chọn nghề có liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch đường đời của họ, nên khác với thiếu niên, ý thức chọn nghề ở lứa tuổi này có ý nghĩa nghiêm túc, trực tiếp, cấp bách. Việc chọn nghề đã trở thành công việc cần thiết của học sinh trung học phổ thông, càng cuối bậc học, chọn nghề càng nổi bật, các em hiểu rằng cuộc sống tương lai phụ thuộc vào chỗ mình có biết lựa chọn một nghề một cách đúng đắn hay không, dù vô tâm đến đâu thì các em cũng phải quan tâm suy nghĩ đến việc lựa chọn nghề, việc quyết định một nghề nào đó ở các em đã có căn cứ. Nhiều em biết so sánh đặc điểm riêng về chất, tâm lý, khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp, mặc dù sự hiểu biết của các em còn phiến diện, chưa đầy đủ [11, 75]. Như vậy, động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 có thể được hình thành từ trước đó nhưng điều kiện, hoàn cảnh xã hội của việc chọn nghề và hoạt động lựa chọn nghề nghiệp là một trong những đặc trưng tâm lý của học sinh THPT. Chọn nghề là hoạt động bắt buộc đối với các em trong giai đoạn này và vì thế động cơ chọn nghề được hình thành như một hệ quả tất yếu. Theo quy luật tâm lý, động cơ chọn nghề được hình thành khi cá nhân có nhu cầu trong lĩnh vực nghề nghiệp và gặp đối tượng có thể thỏa mãn nhu cầu của mình thì nảy sinh động cơ thúc đẩy chủ thể ra quyết định chọn nghề cho bản thân. 1.2.3.3.Phân loại động cơ chọn nghề Theo A. V Petropxki, tính chất sáng tạo của lao động, ý nghĩa xã hội của nghề nghiệp, mức thu nhập là những yếu tố chính thúc đẩy học sinh chọn nghề. Học sinh trung học phổ thông quan tâm nhiều nhất đến giá trị xã hội của nghề rồi mới đến giá trị vật chất. Tác giả Nguyễn Ngọc Bích phân động cơ chọn nghề của học sinh thành động cơ bên trong và động cơ bên ngoài nhưng ở thanh niên học sinh thì động cơ bên trong nổi bật hơn động cơ bên ngoài. Đối với nam giới thì việc thực hiện khả năng của mình là động cơ đầu tiên trong chọn nghề, kế đến là tính chất quan trọng của nghề, hoạt động và hứng thú với nghề. Đối với nữ giới thì động cơ đầu tiên là yêu cầu của nhà nước, thứ hai là vị trí xã hội của nghề và tiếp theo là thực hiện được khả năng của mình. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về động cơ, người nghiên cứu nhận thấy, tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử vì thế ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định động cơ chọn nghề của học sinh sẽ có những thay đổi. Có nhiều yếu tố (nguyên nhân) thúc đẩy học sinh chọn nghề, trong đó có yếu tố chính và những yếu tố phụ. Căn cứ trên quan điểm của một số tác giả: A. V Petropxki, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Quang Uẩn, Phạm Minh Hạc… và phiếu thăm dò dạng mở, trong đề tài nghiên cứu này người nghiên cứu đã thống kê được 14 yếu tố thúc đẩy học sinh lớp 12 chọn nghề. Theo cách phân loại động cơ của Nguyễn Quang Uẩn (2003) thì những động cơ (nguyên nhân) chọn nghề trên có thể xếp thành 3 nhóm: “động cơ cá nhân, động cơ xã hội và động cơ công việc” [20, 100]. Động cơ cá nhân là những nguyên nhân thúc đẩy chủ thể hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân mà không phụ thuộc hay chịu sự chi phối của những yếu tố nào khác. Động cơ xã hội là những nguyên nhân thúc đẩy chủ thể hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình nhưng hành động của chủ thể chịu sự chi phối của gia đình, nhà trường và xã hội. Động cơ công việc là những nguyên nhân thúc đẩy chủ thể hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình nhưng hành động của chủ thể chịu sự chi phối bởi những thông tin về đặc điểm và tính chất của công việc. Theo cách phân loại trên, động cơ chọn nghề có thể được xếp thành 3 nhóm sau: Động cơ cá nhân [Phù hợp với sở thích và nguyện vọng của bản thân; Phù hợp với khả năng (khả năng học tập, tài chính, sức khỏe…); Không biết chọn nghề nào nên chọn nghề này], Động cơ xã hội [Chọn nghề theo truyền thống gia đình (ông/bà, bố/mẹ/anh/chị/em… làm nghề này); Chọn theo yêu cầu/mong muốn của bố mẹ; Chọn theo bạn bè; Được xã hội đánh giá cao; Xã hội cần nhiều người làm nghề này; Dễ dàng trong việc thi cử (thi dễ đậu)], Động cơ công việc [Nghề này có triển vọng/tiềm năng trong tương lai; Thu nhập cao để được giàu có; Dễ tìm việc làm; Có điều kiện tiếp tục học; Được đi nhiều nơi, giao tiếp rộng rãi]. Động cơ chọn nghề của học sinh được thể hiện qua: nhận thức, thái độ và hành vi của bản thân. Đứng trước ngưỡng cửa của việc phải chọn nghề học sinh lớp 12 có nhiều suy nghĩ khác nhau trong đó có nhiều suy nghĩ không đúng đắn. Nhiều em có suy nghĩ bằng mọi giá phải đậu được đại học mà quên đi yếu tố năng lực của bản thân để rồi nhận kết quả không tốt thì đau khổ, buồn bã và thậm chí có thể tự tử vì thất bại. Theo quan điểm của các bậc phụ huynh, đậu đại học là niềm vinh dự lớn cho tộc họ, gia đình và cá nhân nên các bậc phụ huynh cho con vào được đại học bằng mọi cách. Trong khi đó các em vẫn có thể học ở các bậc học thấp hơn như: cao đẳng, trung cấp hay làm các nghề phổ thông. Nếu các em nhận thức đúng năng lực, hứng thú cá nhân đối với nghề, nhu cầu của xã hội đối với nghề và sự phù hợp của cá nhân với nghề các em sẽ có thái độ và hành vi đúng đắn khi chọn nghề. Vì thế, chọn nghề là việc ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em. 1.2.3.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề Muốn chọn nghề phù hợp, các em cần phải quan tâm đến những vấn đề cơ bản như: hứng thú và năng lực của cá nhân đối với nghề, yêu cầu và tính chất của nghề và cuối cùng là nhu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên khi xem xét những vấn vấn đề trên khi chọn nghề, thật sự các em chịu sự chi phối từ nhiều yếu tố. Theo tác giả Quý Long, có 8 yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh:(1) Danh vọng xã hội của nghề nghiệp, (2) tình hình nghề nghiệp, (3) tình hình số người làm việc trong xã hội, (4) thu nhập kinh tế nghề nghiệp, (5) sự phát triển của khoa học kỹ thuật, (6) sự thay đổi hình thức làm việc, (7) hành vi giáo dục của gia đình và trường học, (8) quan niệm truyền thống và tâm lý xã hội. “Climốp đã chỉ ra 2 nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn nghề không chính xác, thứ nhất là có thái độ không đúng đối với việc chọn nghề (thành kiến với nghề, tùy hứng lựa chọn, chọn nghề theo mốt…; thứ hai là thiếu tri thức, kinh nghiệm trong lựa chọn nghề” [23, 54]. Thành kiến với nghề có nguyên nhân sâu xa từ việc định hướng nghề nghiệp và định hướng giá trị về nghề không đúng. Vậy định hướng nghề nghiệp là gì? “Định hướng nghề nghiệp là quá trình tìm hiểu, đối chiếu, so sánh những yêu cầu, đặc điểm, tư chất và yêu cầu của hoạt động lao động xã hội với những điều kiện cụ thể của bản thân trên cơ sở hình dung ra trước hoạt động lao động của cá nhân trong hiện tại và tương lai” [37, tr.7-8]. Định hướng giá trị về nghề là xem xét những giá trị của nghề nghiệp (giá trị vật chất và giá trị tinh thần) mà chúng ta muốn chọn và những giá trị mà chúng ta theo đuổi. Nếu quá trình định hướng không đúng sẽ dẫn đến sai lầm khi chọn nghề. Việc lựa chọn nghề nghiệp là công việc quan trọng đối với mỗi người trong đời. Vì thế, quyết định chọn nghề phải là sản phẩm của quá trình tư duy của cá nhân sau khi có sự tham vấn của những người có chuyên môn về nghề nghiệp chứ không thể là công việc tùy hứng, thích là chọn hay chọn theo mốt, theo thời đại là được. Tuy nhiên, nếu có thái độ đúng nhưng thiếu tri thức (sự hiểu biết về nghề), thiếu kinh nghiệm trong quá trình chọn nghề cũng dẫn đến sai lầm khi chọn nghề. Ngày nay, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã làm thay đổi hẳn đời sống của nhân loại. Với quá nhiều thông tin và mức độ chính xác của thông tin không được kiểm duyệt cộng với tuổi đời còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm của các em sẽ rất khó khăn để có nhận thức đúng đắn về nghề. Vì chưa có kinh nghiệm nên các em sẽ chịu sự chi phối từ nhiều đối tượng. Tham khảo các công trình nghiên cứu đã thực hiện và kết quả thu được khi phát phiếu thăm dò mở cho thấy những yếu tố thường ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh đó là: sự hiểu biết về nghề, các phương tiện truyền thông đại chúng; bố mẹ và người thân; thầy cô giáo; bạn bè; hoạt động hướng nghiệp của nhà trường; những người đang làm nghề, chuyên gia tâm lý-hướng nghiệp… 1.2.4.Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thông 1.2.4.1.Sự phát triển về thể chất Chúng ta phải xét tới sự phát triển thể chất trong lứa tuổi này, một việc làm quan trọng cần phải làm vì những đặc điểm thể chất có ảnh hưởng nhất định đến một số phẩm chất nhân cách của học sinh lớn, trước hết muốn nói đến việc chọn nghề, một công việc phụ thuộc vào những đặc điểm tổ chức thể chất của cá nhân nam nữ học sinh tới mức độ nào đó [4, tr.5-6]. Học sinh THPT (Trung học phổ thông) tương ứng với thời kỳ tuổi thanh niên. Với đa số thanh niên, “tuổi thanh niên là thời kỳ từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi và được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tuổi thanh niên hay còn gọi là thanh niên mới lớn kéo dài từ 14, 15 tuổi – 17, 18 tuổi. Giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên kéo dài từ 17, 18 tuổi – 25 tuổi” [11, 67]. Giai đoạn đầu tuổi thanh niên, học sinh đạt được sự phát triển về thể chất tuy nhiên vẫn chưa hoàn thiện so với người lớn. Chiều cao và trọng lượng cơ thể đã phát triển chậm lại. Ở các em nam, sức mạnh cơ bắp tăng rất nhanh. Cấu trúc, chức năng của não phát triển, số dây thần kinh liên hợp tăng lên và liên kết các phần của vỏ não lại với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho các thao tác phức tạp được thực hiện. Hầu hết, các em đã vượt qua thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ phát triển tương đối êm ả và ổn định hơn. Về mặt thể chất, cơ thể của học sinh THPT phát triển khá giống so với người lớn tuy nhiên các em chưa phải là người lớn. Các em còn phụ thuộc vào người lớn về vật chất, nội dung và xu hướng trong hoạt động. Học sinh THPT chiếm vị trí trung gian giữa trẻ em và người lớn, họ không phải là trẻ em nhưng cũng chưa hoàn toàn là người lớn, họ đang và sẽ trở thành người lớn. Vì thế, vị trí của thanh niên có tính chất không xác định. 1.2.4.2.Điều kiện xã hội của sự phát triển Song song với sự phát triển về thể chất, điều kiện và hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các em học sinh THPT. Trong gia đình, các em ._. thị hiếu nghề nghiệp, từ thói quen hướng nghiệp.. 2. Theo thầy, động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 ngày nay có gì khác so với trước đây? Ngày nay việc chọn nghề chịu nhiều tác động, có những tác động tích cực và tiêu cực, học sinh có nhiều lựa chọn và được tư vấn một cách đa dạng, học sinh có khá nhiều thông tin, thị trường lao động rất phong phú và nhận thức của các em về việc chọn nghề cụ thể hơn nên việc chọn nghề chắc chắn sẽ có những khác biệt so với trước đây, trong đó có khác biệt về động cơ chọn nghề: Ngày nay, nhiều học sinh chọn nghề thường chú ý đến việc làm sau này, thu nhập có cao không, việc làm có ổn định không…Việc chọn nghề theo sở thích và đam mê vẫn còn nhưng tính thực tế thể hiện khá rõ trong việc chọn nghề ngày nay. 3. Theo thầy, chuyên gia tâm lý có thể làm những gì để có thể giúp học sinh lớp 12 chọn nghề? Chuyên gia tâm lý có thể đề xuất các cách thức giúp học sinh phát hiện năng khiếu của mình, giúp các em biết nhận diện, định vị bản thân qua nhiều phương pháp để các em biết mình là ai, mình có những thế mạnh gì, tính cách của mình có phù hợp với nghề không, phát hiện những tiềm năng thực sự của mình để có cân nhắc hợp lí…Nhà tâm l ý cũng có thể đề xuất các chương trình hướng nghiệp thực tế trên cơ sở khảo sát những vấn đề tâm lý xã hội để giúp các em so sánh, đối chiếu và chọn lựa phù hợp. Đặc biệt các nhà tâm lý cũng có thể xây dựng các chuyên đề giáo dục sự tự tin và tinh thần trách nhiệm trong việc chọn nghề cho các em học sinh… Chân thành cảm ơn thầy! Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011 Ký tên PHỤ LỤC 7 NỘI DUNG PHỎNG VẤN ThS. NGUYỄN NGỌC TÀI 4. Là người nghiên cứu về công tác hướng nghiệp, thầy có nhận định gì về công tác hướng nghiệp tại các trường THPT ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay? Công tác hướng nghiệp tại các trường THPT ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và ở các trường THPT trên toàn quốc nói chung là còn rất yếu. Mặc dầu ban giám hiệu cũng như giáo viên và phụ huynh học sinh đều biết tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp nhưng công tác này tại các trường THPT đều không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tại một số trường THPT thậm chí là cả Ban giám hiệu cũng còn nhầm lẫn giữa tư vấn tuyển sinh và tư vấn hướng nghiệp. Họ cho rằng cứ đến mùa tuyển sinh là cho các trường đại học, hay cao đẳng vào tư vấn cho học sinh lớp 12 là xem như đã làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh. Cần phân biệt rõ 2 lĩnh vực này là hoàn toàn khác nhau. Một số giáo viên dạy tại các trường THPT còn nhầm lẫn việc dạy nghề trong trường THPT là công tác hướng nghiệp. Trong các trường THPT chưa có giáo viên dạy hướng nghiệp vì Bộ GD & ĐT chưa cho biên chế này, thường thì giáo viên dạy môn hướng nghiệp là giáo viên kiêm nhiệm. 5. Ở các nước trên thế giới, chuyên gia hướng nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn nghề của học sinh. Theo kết quả khảo sát ở Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng cho thấy, tầm ảnh hưởng của chuyên gia hướng nghiệp đến việc chọn nghề của các em học sinh là không nhiều. Theo thầy, tại sao có nghịch lý này? Nói theo kết quả khảo sát ở Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng cho thấy, tầm ảnh hưởng của chuyên gia hướng nghiệp đến việc chọn nghề của các em học sinh là không nhiều là chưa chính xác. Thực chất là các chuyên gia hướng nghiệp tại Việt Nam đã góp phần không nhỏ cho việc chọn nghề của các em học sinh. Các chuyên gia này đã góp phần giúp các em học sinh đến tư vấn xác định ngành nghề phù hợp với bản thân vì vậy đã tạo cho học sinh và phụ huynh học sinh không lãng phí tiền bạc và thời gian khi theo đuổi nghề nghiệp không thích hợp. Nhận định qua khảo sát trên là chưa chính xác vì các nguyên nhân sau: - Số lượng học sinh và phụ huynh học sinh đến để tư vấn hướng nghiệp chưa nhiều. Thông thường học sinh chỉ xem các thông tin hướng nghiệp trên báo đài, hoặc các báo cáo viên từ các trường đại học, cao đẳng đến trường quảng cáo chứ ít đến chuyên viên tư vấn. - Nhà trường chưa có phòng tư vấn hướng nghiệp tại trường. Học sinh tại các thành phố lớn có điều kiện thì đến các trung tâm tư vấn hướng nghiệp, còn học sinh các vùng sâu, vùng xa thì hầu như không thực hiện được điều này. - Hiện nay nhiều phụ huynh học sinh, học sinh và các trường THPT chưa phân biệt rõ chuyên gia tư vấn hướng nghiệp và các báo cáo viên quảng cáo cho trường Đại học hay cao đẳng của họ. Chính sự nhầm lẫn này đã làm giảm uy tín của các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp thực thụ. 6. Theo thầy, để công tác hướng nghiệp thật sự có hiệu quả thì chúng ta cần phải làm những gì? Theo tôi, để công tác hướng nghiệp thật sự có hiệu quả thì chúng ta cần phải làm những việc sau: - Cần tổ chức hướng nghiệp cho học sinh từ bậc Trung học cơ sở (lớp 9) để các em định hướng cho mình trong việc chọn ngành nghề. Điều này sẽ giúp các em hình thành sớm được các yếu tố, phẩm chất mà ngành nghề mình theo đuổi. Đến lớp 12 mới hướng nghiệp là quá muộn. - Cần thành lập trung tâm tư vấn hướng nghiệp tại trường và cần có biên chế chính thức cho giáo viên dạy về hướng nghiệp. - Các nhà quản lý giáo dục cần xác định rõ giáo dục hướng nghiệp là giúp cho học sinh chọn ngành nghề theo sở thích, theo kỹ năng của bản thân kết hợp với kết quả học tập, kết hợp với hoàn cảnh gia đình, kết hợp với nhu cầu của xã hội và kết hợp với tâm sinh lý của cá nhân để chọn ra ngành nghề phù hợp nhất. Khi xác định được ngành nghề phù hợp nhất thì các chuyên gia tư vấn cón có nhiệm vụ giúp cho học sinh chọn được trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hay các cơ sở dạy nghề thích hợp nhất để theo học đó mới đúng là thực chất của tư vấn hướng nghiệp. - Công tác tư vấn hướng nghiệp cần gắn với quy mô cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực của đất nước. Nếu làm công tác tư vấn hướng nghiệp tốt thì sẽ góp phần rất lớn giúp các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh. Tóm lại, theo tôi thì công tác giáo dục hướng nghiệp cần xác định rõ tại các trường phổ thông. Ban giám hiệu tại các trường phổ thông vẫn có thể uyển chuyển trong công tác này bằng việc thực hiện xã hội hoá giáo dục (kết hợp với các đoàn thể và hội phụ huynh học sinh) trong khi chờ đợi việc thống nhất của Bộ GD & ĐT trong việc có hay không biên chế chính thức cho giáo viên làm công tác hướng nghiệp cho học sinh. Hàng năm, Ban giám hiệu các trường THPT cần chú ý khâu quản lý và lựa chọn nội dung các báo cáo viên đến các trường quảng cáo cho trường đại học, cao đẳng của họ. Điều này sẽ giúp tránh được những sai lầm đáng tiếc cho học sinh vì nghe theo các lời quảng cáo ngon ngọt và cũng là việc giữ uy tín cho Ban giám hiệu trong mắt các học sinh và phụ huynh học sinh. Cảm ơn thầy! Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011 Ký tên PHỤ LỤC 8 NỘI DUNG PHỎNG VẤN CÔ PHẠM THỊ MỸ NGỌC 1. Là người phụ trách giảng dạy môn hướng nghiệp, cô có thể cho chúng tôi được biết trong quá trình công tác, cô thường gặp phải những khó khăn gì? Hầu hết các em học sinh ít hứng thú với những giờ hướng nghiệp. Bởi vì, đây là chuyên đề ngoại khóa chứ không phải là một môn học chính khóa, được tổ chức học mỗi học kỳ vài lần nên không có điểm số, hình thức học tập là ghép lớp lại với nhau, mỗi giáo viên phụ trách dạy cùng lúc từ 3-4 lớp (có khi tới 8-10 lớp tùy điều kiện mỗi trường và thời điểm trong năm học) tại hội trường lớn, hành lang hay nhà thi đấu nên giáo viên không thể bao quát hết cả lớp mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của lực lượng bảo vệ và giám thị để quản lý trong quá trình dạy. Vị trí học không ôn định, lúc thì học ở hội trường, lúc thì học ở hành lang. Lớp học quá đông, không khí nóng bức, âm thanh khó nghe… Vì thế, các em nói chuyện nhiều hơn là học và hệ quả tất yếu là chất lượng các buổi hướng nghiệp không cao. Thù lao cho tiết dạy hướng nghiệp thấp (vì không nhân hệ số lớp đông) nên nhiều giáo viên không thích dạy môn này, ít tâm huyết nên chưa đầu tư nhiều vào bài giảng, giáo viên thuyết giảng chay, học sinh ngán. 2. Theo cô, tại sao học sinh không thích tăng tiết hướng nghiệp hay đưa hướng nghiệp thành môn học chính khóa giảng dạy như những môn học khác? Theo cô, 2 biện pháp trên có thực sự cần thiết và khả thi không? Ngoài những nguyên nhân nêu trên khiến các em ít hứng thú với môn hướng nghiệp thì chương trình học của các em tương đối khá nặng, các em không còn nhiều thời gian cho việc học, vì thế các em sẽ không muốn đưa môn hướng nghiệp vào chương trình chính khóa vì sợ phải học nhiều hơn nữa. Theo tôi, hai biện pháp trên là chưa cần thiết và rất khó thực hiện. 3. Theo cô, làm thế nào để hoạt động hướng nghiệp của nhà trường có chất lượng? Theo tôi, môn hướng nghiệp cần đa dạng hình thức thực hiện: - Thứ nhất: Khi giảng dạy môn này thì 1 giáo viên phụ trách 1 lớp ngay tại lớp học trong chương trình chính dưới dạng sinh hoạt, trao đổi. Người phụ trách việc này tốt là giáo viên chủ nhiệm. Để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả, người phụ trách cần có hồ sơ lưu lại những nguyện vọng của các em. Đặc biệt, định hướng nghề nghiệp từ gia đình cũng góp phần rất lớn, nhà trường cần có những cách thức để phối hợp với gia đình nhằm giúp các em tìm ra được ngành nghề phù hợp. Tuy nhiên, khi giao nhiệm vụ này cho giáo viên chủ nhiệm thì cần chú ý để việc dạy môn chính + công tác chủ nhiệm + công tác hướng nghiệp… không bị quá tải. - Thứ hai: Sau vài chuyên đề tại lớp, nhà trường cần tổ chức các buổi tham quan thực tế để học sinh dễ dàng hình dung những gì đã học và thực tế ra sao. Nhà trường nên phân theo nhóm học sinh để các em chỉ tham quan ngành nghề mà các em yêu thích. - Thứ ba: Tăng cường giáo dục nhận thức cho phụ huynh, học sinh và giáo viên về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Xây dựng các chương trình truyền thông về hướng nghiệp để phổ biến rộng rãi trong xã hội. - Thứ tư: Về lâu dài, cần có biên chế chính thức cho giáo viên hướng nghiệp và đào tạo chuyên gia về lĩnh vực này. Cảm ơn cô! Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011 Ký tên PHỤ LỤC 9 MỘT SỐ PHÉP TOÁN THỐNG KÊ 207  Trung bình động cơ chọn nghề của học sinh: Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Phu hop voi so thich va nguyen vong 400 2.00 5.00 4.4550 .73439 Phu hop voi kha nang 400 2.00 5.00 4.2925 .67311 Nghe nay co trien vong trong tuong lai 400 1.00 5.00 3.9975 .86855 Thu nhap cao de duoc giau co 400 1.00 5.00 3.7300 1.10233 Co dieu kien tiep tuc hoc 400 1.00 5.00 3.6625 .94913 De tim viec lam 400 1.00 5.00 3.6225 1.05012 Duoc di nhieu noi, giao tiep rong rai 400 1.00 5.00 3.6025 1.12144 Duoc xa hoi danh gia cao 400 1.00 5.00 3.3775 1.11494 Xa hoi can nhieu nguoi lam nghe nay 400 1.00 5.00 3.3250 1.05696 De dang trong thi cu 400 1.00 5.00 2.6525 1.13577 Chon theo yeu cau/mong muon cua bo me 400 1.00 5.00 2.5425 1.20907 Chon theo truyen thong gia dinh 400 1.00 5.00 2.0375 1.06014 Khong biet chon nghe nao nen chon nghe nay 400 1.00 5.00 1.9375 .98540 Chon theo ban be 400 1.00 5.00 1.7075 .82075 Valid N (listwise) 400  Trung bình động cơ chọn nghề của học sinh điều tra trên mẫu giáo viên Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Phu hop voi so thich va nguyen vong 67 2.00 5.00 4.6119 .65030 Thu nhap cao de giau co 67 2.00 5.00 4.2388 .67621 Phu hop voi kha nang 67 1.00 5.00 4.2239 .71395 Nghe co trien vong trong tuong lai 67 2.00 5.00 3.9104 .88303 Duoc xa hoi danh gia cao 67 1.00 5.00 3.7761 .83159 Duoc di nhieu noi, giao tiep rong rai 67 1.00 5.00 3.5224 1.11950 208 Co dieu kien tiep tuc hoc 67 1.00 5.00 3.3881 1.01437 De tim viec lam 67 1.00 5.00 3.3134 1.06186 Xa hoi can nhieu nguoi lam nghe nay 67 1.00 5.00 3.2687 1.00878 Thi de dau 67 1.00 5.00 3.1045 1.08899 Chon theo truyen thong cua gia dinh 67 1.00 5.00 2.7313 .99365 Chon theo bo me 67 1.00 5.00 2.6119 1.24262 Chon theo ban be 67 1.00 5.00 2.1343 1.27797 Khong biet nen chon dai 67 1.00 5.00 1.9104 1.12454 Valid N (listwise) 67  Trung bình chung câu 2 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation C2. 400 1.00 5.00 3.3300 .82023 Valid N (listwise) 400  Ý kiến của giáo viên về những đối tượng ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Ban than 67 2.00 5.00 4.6119 .71679 Gia dinh 67 2.00 5.00 4.2388 .69826 Nha truong 67 2.00 5.00 3.4179 .72088 Ban be 67 1.00 5.00 2.6119 1.18008 Nhung nguoi dang lam nghe 67 1.00 5.00 2.9104 1.08336 Chuyen gia tam ly-huong nghiep 67 1.00 5.00 2.2537 1.31821 Cac phuong tien truyen thong 67 1.00 5.00 3.7761 .75520 Valid N (listwise) 67  Sự khác biệt về động cơ chọn nghề theo giới tính 209 Group Statistics GIOI TINH N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Phu hop voi so thich va nguyen vong Nam 184 4.4946 .75384 .05557 Nu 216 4.4213 .71743 .04881 Phu hop voi kha nang Nam 184 4.2989 .67976 .05011 Nu 216 4.2870 .66892 .04551 Khong biet chon nghe nao nen chon nghe nay Nam 184 1.7663 .92610 .06827 Nu 216 2.0833 1.01271 .06891 De dang trong thi cu Nam 184 2.6522 1.16351 .08578 Nu 216 2.6528 1.11430 .07582 Chon theo yeu cau/mong muon cua bo me Nam 184 2.4348 1.18556 .08740 Nu 216 2.6343 1.22400 .08328 Chon theo truyen thong gia dinh Nam 184 2.1033 1.11874 .08247 Nu 216 1.9815 1.00678 .06850 De tim viec lam Nam 184 3.5326 1.08594 .08006 Nu 216 3.6991 1.01487 .06905 Chon theo ban be Nam 184 1.6685 .78503 .05787 Nu 216 1.7407 .85039 .05786 Duoc xa hoi danh gia cao Nam 184 3.4348 1.15285 .08499 Nu 216 3.3287 1.08191 .07361 Xa hoi can nhieu nguoi lam nghe nay Nam 184 3.2880 1.12530 .08296 Nu 216 3.3565 .99662 .06781 210 Nghe nay co trien vong trong tuong lai Nam 184 4.0272 .90192 .06649 Nu 216 3.9722 .84036 .05718 Thu nhap cao de duoc giau co Nam 184 3.8098 1.13644 .08378 Nu 216 3.6620 1.07038 .07283 Co dieu kien tiep tuc hoc Nam 184 3.5598 1.03845 .07656 Nu 216 3.7500 .85861 .05842 Duoc di nhieu noi, giao tiep rong rai Nam 184 3.4239 1.15691 .08529 Nu 216 3.7546 1.06966 .07278  Sự khác biệt về động cơ chọn nghề giữa học sinh nội thành và ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh Group Statistics VITRI N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Phu hop voi so thich va nguyen vong Noi thanh 299 4.4448 .74599 .04314 Ngoai thanh 99 4.4747 .70484 .07084 Phu hop voi kha nang Noi thanh 299 4.3712 .63403 .03667 Ngoai thanh 99 4.0808 .70965 .07132 Khong biet chon nghe nao nen chon nghe nay Noi thanh 299 1.8930 .99761 .05769 Ngoai thanh 99 2.0505 .92993 .09346 De dang trong thi cu Noi thanh 299 2.6388 1.15420 .06675 Ngoai thanh 99 2.6667 1.07855 .10840 Chon theo yeu cau/mong muon cua bo me Noi thanh 299 2.5619 1.24189 .07182 Ngoai thanh 99 2.5051 1.11001 .11156 Chon theo truyen thong gia dinh Noi thanh 299 2.0201 1.08665 .06284 Ngoai thanh 99 2.0909 .99068 .09957 211 De tim viec lam Noi thanh 299 3.6890 .98661 .05706 Ngoai thanh 99 3.4242 1.21295 .12191 Chon theo ban be Noi thanh 299 1.7224 .85914 .04969 Ngoai thanh 99 1.6667 .69985 .07034 Duoc xa hoi danh gia cao Noi thanh 299 3.4615 1.08112 .06252 Ngoai thanh 99 3.1111 1.18570 .11917 Xa hoi can nhieu nguoi lam nghe nay Noi thanh 299 3.3512 1.04933 .06068 Ngoai thanh 99 3.2424 1.08882 .10943 Nghe nay co trien vong trong tuong lai Noi thanh 299 4.0535 .83775 .04845 Ngoai thanh 99 3.8182 .94073 .09455 Thu nhap cao de duoc giau co Noi thanh 299 3.8261 1.05385 .06095 Ngoai thanh 99 3.4343 1.20510 .12112 Co dieu kien tiep tuc hoc Noi thanh 299 3.6355 .95056 .05497 Ngoai thanh 99 3.7677 .93490 .09396 Duoc di nhieu noi, giao tiep rong rai Noi thanh 299 3.5886 1.16204 .06720 Ngoai thanh 99 3.6364 1.00463 .10097  Sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ chọn nghề theo loại hình trường LOAITR N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Phu hop voi so thich va nguyen vong Cong lap 200 4.4800 .67964 .04806 Ngoai cong lap 200 4.4300 .78625 .05560 Phu hop voi kha nang Cong lap 200 4.2600 .68171 .04820 Ngoai cong lap 200 4.3250 .66452 .04699 Khong biet chon nghe nao nen chon nghe nay Cong lap 200 1.9400 .93314 .06598 Ngoai cong lap 200 1.9350 1.03738 .07335 212 De dang trong thi cu Cong lap 200 2.5550 1.13730 .08042 Ngoai cong lap 200 2.7500 1.12866 .07981 Chon theo yeu cau/mong muon cua bo me Cong lap 200 2.3250 1.11155 .07860 Ngoai cong lap 200 2.7600 1.26507 .08945 Chon theo truyen thong gia dinh Cong lap 200 1.9050 .94362 .06672 Ngoai cong lap 200 2.1700 1.15228 .08148 De tim viec lam Cong lap 200 3.5800 1.10894 .07841 Ngoai cong lap 200 3.6650 .98877 .06992 Chon theo ban be Cong lap 200 1.6650 .75872 .05365 Ngoai cong lap 200 1.7500 .87827 .06210 Duoc xa hoi danh gia cao Cong lap 200 3.2300 1.12402 .07948 Ngoai cong lap 200 3.5250 1.08872 .07698 Xa hoi can nhieu nguoi lam nghe nay Cong lap 200 3.3950 1.04134 .07363 Ngoai cong lap 200 3.2550 1.07038 .07569 Nghe nay co trien vong trong tuong lai Cong lap 200 4.0200 .82645 .05844 Ngoai cong lap 200 3.9750 .91023 .06436 Thu nhap cao de duoc giau co Cong lap 200 3.5000 1.12531 .07957 Ngoai cong lap 200 3.9600 1.03137 .07293 Co dieu kien tiep tuc hoc Cong lap 200 3.7250 .89632 .06338 Ngoai cong lap 200 3.6000 .99748 .07053 Duoc di nhieu noi, giao tiep rong rai Cong lap 200 3.6250 1.10019 .07780 Ngoai cong lap 200 3.5800 1.14462 .08094  Điểm trung bình câu 3 Descriptive Statistics 213 N Mean Std. Deviation So thich cua ban than 400 4.3050 .78327 Nang luc cua ban than 400 4.1825 .74200 Yeu cau va tinh chat cua nghe 400 3.8900 .79655 Nhu cau cua thi truong lao dong 400 3.8275 .97731 Kha nang tai chinh cua gia dinh 400 3.7850 1.04235 TBC3 400 3.9980 .49092 Valid N (listwise) 400  Trung bình hành vi (câu 5) N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Muc do lo lang cua hoc sinh khi chon nghe 400 1.00 5.00 3.6050 1.01565 Thi nganh thoi thuong, kiem nhieu tien, rot thi lai 400 1.00 5.00 3.6575 1.12399 Thi truong noi tieng rot van hanh dien 400 1.00 5.00 4.1325 1.03568 Dai hoc la con duong tien than duy nhat 400 1.00 5.00 2.9625 1.37507 Can luong suc minh thi se dau 400 1.00 5.00 4.1075 .82623 Hoc nghe tai dai hoc van hanh dien hon 400 1.00 5.00 3.4975 1.22628 Chon nghe sau do phai gan bo suot doi 400 1.00 5.00 2.7600 1.22317 Chi can chon theo so thich la duoc 400 1.00 5.00 3.4850 .92299 Qtam so thich, nang luc va thi truong lao dong 400 2.00 5.00 4.4550 .60323 Valid N (listwise) 400  Trung bình chung câu 5 N Minimum Maximum Mean Std. Deviation TBC5 400 1.63 5.00 3.6322 .56465 Valid N (listwise) 400 214  Những khó khăn của học sinh khi chọn nghề Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Gia dinh can thiep nhieu 400 1.00 5.00 2.4500 1.36093 Kha nang tai chinh 400 1.00 5.00 3.0500 1.24151 Thieu thong tin 400 1.00 5.00 3.2825 1.22942 Thay co khong nhiet tinh 400 1.00 5.00 2.2750 1.11242 Huong nghiep ngheo nan, nham chan 400 1.00 5.00 3.5400 1.29908 Thieu nguoi huong dan, dinh huong 400 1.00 5.00 3.4800 1.20965 Thieu thoi gian tham gia hd huong nghiep 400 1.00 5.00 3.5075 1.26647 Chua xac dinh duoc nang luc ban than 400 1.00 5.00 2.9100 1.21267 Lo lang khong biet co phu hop khong 400 1.00 5.00 3.6350 1.18967 Valid N (listwise) 400  So sánh hoạt động hướng nghiệp theo loại hình trường Report LOAITR Cong lap Ngoai cong lap Total Mean N Std. Deviation Mean N Std. Deviation Mean N Std. Deviation Day mon huong nghiep 2.9500 200 1.15070 1.8050 200 .92805 2.3775 400 1.19102 Dinh huong nghe qua cac mon hoc 2.9800 200 .94555 2.2250 200 .94809 2.6025 400 1.01837 Day nghe cho hoc sinh 2.7600 200 1.16153 2.2650 200 1.14951 2.5125 400 1.18039 Lam trac nghiem truoc khi chon nghe 2.5200 200 1.00731 2.1300 200 1.07184 2.3250 400 1.05696 Tham quan 2.6250 200 1.21315 1.3200 200 .65555 1.9725 400 1.17268 Tham du tv tuyen sinh tai truong 3.3650 200 .95200 1.8800 200 .89420 2.6225 400 1.18470 Tham du tu van tuyen sinh cua Bo 2.8300 200 1.12133 1.5450 200 .81319 2.1875 400 1.17080 Tu van tai phong tu van 3.1400 200 1.21564 1.4100 200 .76474 2.2750 400 1.33372 215 Moi chuyen gia ve truong chia se 2.8150 200 1.13455 1.6650 200 .85230 2.2400 400 1.15574 Gioi thieu chuong trinh tivi ve huong nghiep 2.8350 200 1.04558 2.1350 200 1.18482 2.4850 400 1.16970  Trung bình câu 6 N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Danh nhieu thoi gian hoc, hoc them 400 1.00 5.00 3.8775 .88286 Gap chuyen gia tam ly, huong nghiep 400 1.00 5.00 2.0650 1.09945 Tim hieu diem trung tuyen 400 1.00 5.00 3.9775 .91875 Lam mot so viec lian quan den nghe 400 1.00 5.00 2.6650 1.27154 Tim hieu qua nguoi dang lam nghe 400 1.00 5.00 2.9575 1.13971 Tim hieu qua phuong tien truyen thong 400 1.00 5.00 3.5475 1.07500 Hoc lech mon 400 1.00 5.00 3.2050 1.20690 Hoi y kien ba me va nguoi than 400 1.00 5.00 3.7600 .99240 Nho thay co giao dinh huong 400 1.00 5.00 3.0100 1.16331 Nho ban be cho loi khuyen 400 1.00 5.00 2.9075 1.13010 Di xem boi, tu vi, xem tuong 400 1.00 5.00 4.6875 .72190 Valid N (listwise) 400  Trung bình câu 9 N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Tuyet vong va tu tu 400 1.00 5.00 4.6825 .80829 Bo nha di 400 1.00 3.00 4.6650 1.65063 Chap nhan va tim viec khac de lam 400 1.00 5.00 2.6225 1.26649 On va thi lai vao nam sau 400 1.00 5.00 3.8050 1.10681 Di du hoc 400 1.00 5.00 2.4675 1.17362 Chap nhan hoc bac hoc thap hon 400 1.00 5.00 3.1375 1.14756 Valid N (listwise) 400 216  Câu 11: Các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Tham van cho phu huynh 400 1.00 5.00 4.0050 .98356 Cung cap thong tin 400 1.00 44.00 4.6275 2.06868 To chuc tham quan 400 1.00 5.00 4.1775 .85605 Lam trac nghiem 400 1.00 5.00 4.2425 .81876 Tham du tv tuyen sinh tai truong 400 1.00 55.00 4.3575 2.65373 Tham du tv tuyen sinh cua Bo 400 1.00 5.00 4.1850 .89877 Tang tiet huong nghiep 400 1.00 5.00 3.2875 1.16973 Doi moi phuong phap giang day huong nghiep 400 1.00 5.00 4.1250 .98580 Dua mon huong nghiep vao chinh khoa 400 1.00 5.00 3.4475 1.27527 Tu van tai phong tu van 400 1.00 5.00 3.9650 .90876 Moi chuyen gia ve truong 400 1.00 5.00 4.1500 .84515 Gioi thieu chuong trinh huong nghiep tren tivi 400 1.00 5.00 4.1675 .84334 Xay dung chtrinh huong nghiep tren tivi 400 1.00 5.00 4.2225 .85136 Valid N (listwise) 400  Ý kiến của giáo viên về mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Tham van cho phu huynh 50 2.00 3.00 2.6400 .48487 Cung cap thong tin 50 2.00 3.00 2.8200 .38809 To chuc tham quan 50 1.00 3.00 2.1400 .72871 Lam trac nghiem 50 1.00 3.00 2.4200 .64175 Tham du tv tuyen sinh tai truong 50 1.00 3.00 2.6400 .56279 Tham du tv tuyen sinh cua Bo 50 2.00 3.00 2.6600 .47852 Tang tiet hoc huong nghiep 50 1.00 3.00 1.5800 .67279 Doi moi phuong phap giang day 50 1.00 3.00 2.7800 .50669 Dua mon huong nghiep vao chinh khoa 50 1.00 3.00 1.3600 .59796 Tu van tai phong tu van 50 1.00 3.00 2.5600 .57711 217 Moi chuyen gia/nguoi hanh nghe 50 1.00 3.00 2.2200 .58169 Gioi thieu ctrinh huong nghiep cho hs 50 2.00 3.00 2.8600 .35051 Xay dung ctrinh huong nghiep tren tvi 50 1.00 3.00 2.6800 .51270 Valid N (listwise) 50  Mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Tham van cho phu huynh 100 1.00 3.00 2.3800 .64792 Cung cap thong tin 100 2.00 3.00 2.8500 .35887 To chuc tham quan 100 1.00 3.00 1.9800 .53144 Lam trac nghiem 100 1.00 3.00 2.4300 .51747 Tham du tv tuyen sinh tai truong 100 1.00 3.00 2.2000 .56854 Tham du tv tuyen sinh cua Bo 100 1.00 3.00 2.1200 .60769 Tang tiet hoc huong nghiep 100 1.00 3.00 1.3200 .56640 Doi moi phuong phap giang day 100 1.00 3.00 2.3800 .64792 Dua mon huong nghiep vao chinh khoa 100 1.00 3.00 1.3000 .54123 Tu van tai phong tu van 100 1.00 3.00 2.1700 .58698 Moi chuyen gia/nguoi hanh nghe 100 1.00 3.00 2.4600 .59323 Gioi thieu ctrinh huong nghiep cho hs 100 1.00 3.00 2.4500 .62563 Xay dung ctrinh huong nghiep tren tvi 100 1.00 3.00 2.3100 .61455 Valid N (listwise) 100  Tính khả thi của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Tham van cho phu huynh 100 1.00 3.00 2.1900 .66203 Cung cap thong tin 100 1.00 3.00 2.6800 .52953 To chuc tham quan 100 1.00 3.00 1.3300 .62044 218 Lam trac nghiem 100 1.00 3.00 2.1500 .57516 Tham du tv tuyen sinh tai truong 100 1.00 3.00 2.1500 .62563 Tham du tv tuyen sinh cua Bo 100 1.00 3.00 1.9900 .62757 Tang tiet hoc huong nghiep 100 1.00 3.00 1.2400 .49482 Doi moi phuong phap giang day 100 1.00 3.00 1.9300 .71428 Dua mon huong nghiep vao chinh khoa 100 1.00 3.00 1.2800 .51405 Tu van tai phong tu van 100 1.00 3.00 2.0300 .67353 Moi chuyen gia/nguoi hanh nghe 100 1.00 3.00 2.2400 .78005 Gioi thieu ctrinh huong nghiep cho hs 100 1.00 3.00 2.3500 .60927 Xay dung ctrinh huong nghiep tren tvi 100 1.00 3.00 2.3200 .67987 Valid N (listwise) 100  So sánh mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề theo loại hình trường TRUONG N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Tham van cho phu huynh cong lap 50 2.1400 .70015 .09902 ngoai cong lap 50 2.6200 .49031 .06934 Cung cap thong tin cong lap 50 2.8600 .35051 .04957 ngoai cong lap 50 2.8400 .37033 .05237 To chuc tham quan cong lap 50 1.9400 .58589 .08286 ngoai cong lap 50 2.0200 .47337 .06694 Lam trac nghiem cong lap 50 2.3400 .51942 .07346 ngoai cong lap 50 2.5200 .50467 .07137 Tham du tv tuyen sinh tai truong cong lap 50 2.2600 .63278 .08949 ngoai cong lap 50 2.1400 .49528 .07004 Tham du tv tuyen sinh cua Bo cong lap 50 2.2600 .63278 .08949 ngoai cong lap 50 1.9800 .55291 .07819 Tang tiet hoc huong nghiep cong lap 50 1.0400 .19795 .02799 219 ngoai cong lap 50 1.6000 .67006 .09476 Doi moi phuong phap giang day cong lap 50 2.6200 .60238 .08519 ngoai cong lap 50 2.1400 .60643 .08576 Dua mon huong nghiep vao chinh khoa cong lap 50 1.1200 .38545 .05451 ngoai cong lap 50 1.4800 .61412 .08685 Tu van tai phong tu van cong lap 50 2.3200 .55107 .07793 ngoai cong lap 50 2.0200 .58867 .08325 Moi chuyen gia/nguoi hanh nghe cong lap 50 2.6200 .49031 .06934 ngoai cong lap 50 2.3000 .64681 .09147 Gioi thieu ctrinh huong nghiep cho hs cong lap 50 2.7600 .43142 .06101 ngoai cong lap 50 2.1400 .63920 .09040 Xay dung ctrinh huong nghiep tren tvi cong lap 50 2.5600 .54060 .07645 ngoai cong lap 50 2.0600 .58589 .08286  So sánh tính khả thi của các biện pháp giáo duc động cơ chọn nghề cho học sinh theo loại hình trường TRUONG N Mean Std. Deviatio n Std. Error Mean Tham van cho phu huynh cong lap 50 2.3200 .65278 .09232 ngoai cong lap 50 2.0600 .65184 .09218 Cung cap thong tin cong lap 50 2.8400 .42185 .05966 ngoai cong lap 50 2.5200 .57994 .08202 To chuc tham quan cong lap 50 1.4400 .73290 .10365 ngoai cong lap 50 1.2200 .46467 .06571 Lam trac nghiem cong lap 50 2.2200 .58169 .08226 ngoai cong lap 50 2.0800 .56569 .08000 Tham du tv tuyen sinh tai truong cong lap 50 2.3800 .53031 .07500 ngoai cong lap 50 1.9200 .63374 .08963 220 Tham du tv tuyen sinh cua Bo cong lap 50 2.2600 .59966 .08480 ngoai cong lap 50 1.7200 .53605 .07581 Tang tiet hoc huong nghiep cong lap 50 1.0400 .19795 .02799 ngoai cong lap 50 1.4400 .61146 .08647 Doi moi phuong phap giang day cong lap 50 2.2200 .64807 .09165 ngoai cong lap 50 1.6400 .66271 .09372 Dua mon huong nghiep vao chinh khoa cong lap 50 1.1600 .42185 .05966 ngoai cong lap 50 1.4000 .57143 .08081 Tu van tai phong tu van cong lap 50 2.3400 .47852 .06767 ngoai cong lap 50 1.7200 .70102 .09914 Moi chuyen gia/nguoi hanh nghe cong lap 50 2.5800 .64175 .09076 ngoai cong lap 50 1.9000 .76265 .10785 Gioi thieu ctrinh huong nghiep cho hs cong lap 50 2.6600 .47852 .06767 ngoai cong lap 50 2.0400 .57000 .08061 Xay dung ctrinh huong nghiep tren tvi cong lap 50 2.6400 .52528 .07429 ngoai cong lap 50 2.0000 .67006 .09476  Ý kiến của giáo viên về tính khả thi của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh N Minimum Maximum Mean Std. Deviati on Tham van cho phu huynh 50 1.00 3.00 2.5000 .54398 Cung cap thong tin 50 1.00 3.00 2.7000 .50508 To chuc tham quan 50 1.00 3.00 1.6000 .80812 Lam trac nghiem 50 1.00 3.00 2.2800 .70102 Tham du tv tuyen sinh tai truong 50 1.00 3.00 2.4600 .61312 Tham du tv tuyen sinh cua Bo 50 1.00 3.00 2.4600 .64555 Tang tiet hoc huong nghiep 50 1.00 3.00 1.1800 .43753 221 Doi moi phuong phap giang day 50 1.00 3.00 2.6600 .59281 Dua mon huong nghiep vao chinh khoa 50 1.00 3.00 1.1400 .40457 Tu van tai phong tu van 50 1.00 3.00 2.5400 .64555 Moi chuyen gia/nguoi hanh nghe 50 1.00 3.00 1.9200 .80407 Gioi thieu ctrinh huong nghiep cho hs 50 1.00 3.00 2.7800 .46467 Xay dung ctrinh huong nghiep tren tvi 50 1.00 3.00 2.5400 .64555 Valid N (listwise) 50  Trung bình chung câu 10 N Minimum Maximum Mean Std. Deviatio n TBC10 400 1.00 4.40 2.360 0 .74471 Valid N (listwise) 400 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5735.pdf
Tài liệu liên quan