Tài liệu Đói nghèo và môi trường: MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường và nghèo đói là vấn đề nóng bỏng đang được quan tâm hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Khi khoa học kỹ thuật càng phát triển, đời sống con người được nâng cao thì môi trường cũng bị ảnh hưởng không ít. Tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa hẳn đã xoá bỏ được đói nghèo. Như vậy, giữa môi trường và đói nghèo có liên quan đến nhau hay không?. Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường được đặt ra: người ... Ebook Đói nghèo và môi trường
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đói nghèo và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghèo nhận thức thế nào về mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường? mối liên hệ giữa sinh kế của người nghèo tác động lên môi trường và ngược lại?. người nghèo bị ảnh hưởng như thế nào khi môi trường bị suy giảm?. và ở Việt Nam chúng ta đã giải quyết những vấn đề này ra sao?.
Nước ta đã đạt những tiến bộ đáng kể trong việc giảm đói nghèo, các nguồn tài nguyên môi trường nhìn chung vẫn có xu hướng giảm sút. Nhóm cộng đồng nghèo phải chịu đứng vấn đề này nhiều hơn là các cộng đồng có thu nhập khá hơn trong xã hội, có một vài lý do dẫn đến tình hình này. Đầu tiên là người nghèo nhìn chung phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên hơn là những người khá giả. Hầu hết những người nghèo ở Việt Nam vẫn phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp nhỏ để sinh sống, và khi chất lượng đất, nước giảm đi, chất lượng cuộc sống của họ cũng bị giảm theo. người nghèo cũng ít có khả năng hơn trong việc bảo vệ bản than họ trước ô nhiễm môi trường hoặc đối phó với các vấn đề về sức khoẻ do ô nhiễm môi trường gây ra. Hơn nữa họ thường bị ảnh hưởng do những tác động của thiên tai gây ra, trong khi đó họ lại không có đủ điều kiện trong việc tái thiết cuộc sống của họ sau thiên tai. Rất may là mối liên hệ giữa môi trường và nghèo đói là mối quan hệ hai chiều và cái thiên chất lượng môi trường cũng góp phần làm giảm nghèo đói. Ví dụ như cải thiện hệ thống cấp nước sách có thể nâng cao sức khoẻ và làm giảm thời gian cho việc lấy nước, tạo điều kiến có thời gian làm việc khác. Việc làm giảm ảnh hưởng của thiên tai đối với người nghèo sẽ làm cho họ có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các sinh kế và nguồn cung cáp lương thực thực phẩm. Những cái thiện trong quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể giúp cho những người nghèo, những người vốn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên có thể nâng cao mức sống của họ. Vì vậy những cái thiện chung về môi trường sẽ đem lại lợi ích cho người nghèo.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm về đói nghèo và môi trường
1. Khái niệm về đói nghèo
- Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.
- Tổ chức y tế TG (WHO) định nghĩa: “Một người là nghèo khi thu nhập hang năm ít hơn một nữa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm ”.
- Nghèo tuyệt đối: (theo định nghĩa của NH Thế Giới): “Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt qua sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta ”.
- Nghèo tương đối: là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tổng lớp XH nhất định so với sự sung túc của XH đó.
2. Khái niệm về Môi trường.
- theo điều 1,luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
- Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sang mặt trời, núi song, biển cả, không khí, thực vật,…
Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, quy định,…Môi trường xã hội định hưởng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Tóm lại môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
II. Mối quan hệ giữa đói nghèo và môi trường
1. Tình trạnh ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hoá học sinh học… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, các cơ thể sống khác .
- Ô nhiễm môi trường đất: Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền mong cho các công trình xây dưng dân dụng, công nghiệp và văn hoá của con người. Đất nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm – riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại.
Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – Hoá học – Sinh học của nước với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lý đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước và nước ao hồ, nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
Ô nhiễm khí quyển: Như vậy ô nhiễm không khí là kết quả của sự thải ra không khí các chất thải khí độc hại ở thể hơi, bụi khí. Làm tăng đột biến các chất như co2, nox,SOx…Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng của cả thế giới chứ không phải của riêng quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Hàng năm con người khai thác và sử dụng hang tỷ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Sự hoạt động của các loài vi khuẩn sống trong không khí cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Ô nhiễm môi trường khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ tăng làm trái đất nóng lên, bằng hai cực tan ra và sẽ làm cho mực nước biển tăng lên. Một hậu quả nữa của ô nhiễm môi trường khí quyển là hiện tượng lột thủng tang ozon, làm cho lượng bức xạ UV-B tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật trên trái đất. Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới cơ hội phát triển của con người trong đó người nghèo là đối tượng dễ tổn thương nhất
2. Tình hình đói nghèo ở Việt Nam
Việt Nam là một nước được hưởng tài nguyên thiên nhiên phong phú và là một trong 10 nước trung tâm đa dạng sinh học cao nhất thế giói. Việt Nam có 126 khu vực được bảo vệ trên cạn (PA) và dự kiến thiết lập 17 khu vực bảo vệ trên biển và một số khu bảo tồn vùng ngập nước. Mặc dù tốc độ công nghiệp khá nhanh nhưng nề kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở các vùng sâu, vùng xa và hay gặp phải thiên tai, lũ lụt. Đời sống của họ chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và họ dễ bị tổn thương do suy thoái môi trường.
Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ như giáo dục, văn hóa, thuốc men; không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả .
Mức nghèo còn là tình trạng đe doạ bị mất những phẩm chất quý giá, đó là long tin và lòng tự trọng. Báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, được công bố thánh 9 năm 2005 và phân phát tại hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 2005, cho thấy tình trạng chênh lệch và bất bình đẳng xã hội giữa các vùng, giới tính và nhóm dân cư đang ngày càng gia tăng. Trong khi các vùng đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách và tăng trưởng kinh tế, thì tình trạng nghèo vẫn tong tại dai dẳng ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam và ở mức độ rất cao ở các dân tộc thiểu số - Theo tổng cục thống kê là 69,3% vào năm 2002. Việt Nam là một vi dụ điển hình về giảm nghèo và với tỷ lệ nghèo trên đầu người tính trung bình cả nước là khoảng 58% năm 1993 và giảm xuống còn 24% trong năm 2004. Tuy nhiên, gần 33 triệu người dân Việt Nam sống với mức thu nhập chỉ trên đói nghèo. Do vậy, cứ 10 người Việt Nam thì có 4 người dễ có nguy cơ bị tái nghèo khi gặp phải thiên tai hoặc cú xốc về kinh tế.
Việt Nam đã có những kinh nghiệm và các cách tiếp cận thực tế ở cấp cộng đồng góp phần giảm nghèo đồng thời cải thiện môi trường. Những kinh nghiệm và cải cách tiếp cận này cũng giúp tăng thêm nguồn tài sản môi trường cho những nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên vẫn còn những cản trở trong việc phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm tốt và đưa những bài học kinh thực tế vào chính sách .
Trong thập kỷ tới đây nổ lực của việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo đi đối với việc bảo vệ môi trường.
3. Mối quan hệ giữa đói nghèo và môi trường
3.1. Tác động của đói nghèo đến môi trường
- Nghèo đói và môi trường là hai mặt của một vấn đề có thể song song cùng tồn tại. Chẳng hạn đối với một gia đình khi mà cái ăn hang ngày còn chưa đủ no chỉ có để ăn là hạnh phúc rồi chứ đâu có thể lựa chọn ăn cái này hay ăn cái kia, cái này được cấp nhãn sinh thái, cái kia chỉ được làm bắng quy mô hộ gia đình không đảm bảo an toàn thực phẩm, không vệ sinh môi trường… Rộng hơn nữa là đối với một quốc gia khi mà đa số người dân thu nhập đầu người thấp, trình độ dân trí chưa cao, người dân phải thiếu đất canh tác thì khó long buộc họ phải giữ rừng để bảo vệ bầu không khí,giữ rừng để chống xói mòn, lũ lụt. Trồng đậu, tỉa ngô sau vài tháng cho thu hoạch thấy được bằng mắt, sờ được bằng tay nhưng bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường thì làm sao thấy được hậu quả ngay. Thật đau long khi sang mai thức dậy lại nghe truyền hình thong báo vừa có động đất song thần ở đâu đó trên thế giới thế mà đi dọc đất nước vẫn tiếp tục thấy những ngọn đồi trơ trọi với trời xanh.
Khi đã được sinh ra trên đời thì tồn tại là mục đích duy nhất mà ta bắt buộc phải hướng đến cho du không biết bằng cách nào và bằng giá gì cũng phải đạt được mục đích đó.Vì thế để có cái ăn mà sống thì người trên cao nguyên phải chặt phá rừng nguyên sinh, thư sinh để làm nương rẫy. Diện tích đất trồng đồi núi trọc tăng theo cấp số cộng với tỉ lệ sinh đẻ, tỷ lệ du canh, du cư của đồng bào miền núi. Còn người sống dưới biển thì ai ai cũng có thể ra biển để khai thác nguồn tì nguyên cá, tôm dồi dào sẵn có, khai thác ban ngày chưa đủ tranh thủ khai thác ban đêm, đánh bắt gần bờ kiệt thì đánh bắt xa bờ. Cứ như thế sau một thời gian rừng vàng, biển bạc cũng hết. Đời sống cải thiện lên thấy rõ. Nhưng được cái này thì mất cái khác, chống trọi được với cái đói nghèo thì thiên tai lũ lụt lại liên tục hoành hành, thời tiết ngày càng khắc nghiệt,nắng nóng kéo dài sông ngoài cạn khô. biển nổi lên những trận sóng thần quật thẳng vào đất liền, hang ngàn người chết. gia sản xây dựng bao nhiêu năm chỉ sau một đêm tan thành mây khói. thật khó hiểu, phải chăng con người đã bị chừng phạt? gậy ông đập lưng ông? Mấy ai trong số những người chặt phá rừng biết được không còn rừng nữa láy cái gì để ngăn dòng nước khủng khiếp kia ngay từ trên thượng nguồn, không còn rừng nữa lấy cái gì để hoà khí hậu, lọc các chất ô nhiễm trong qua trình sản xuất mình tạo ra, không khí ô nhiễm cứ luẩn quẩn quanh trái đất, trái đất như bị ngột thở nóng dần lên, song thần xuất hiện thế mà những hộ thoát nghèo nay tái nghèo. Còn rừng thì không thể mọc lại ngay được nữa.
3.2.Tác động từ môi trường đến đói nghèo
Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào nguồn tài nguyên mỏng manh của địa phương trở nên dễ bị tổn thương do các biến động của tự nhiên và xã hội. Nghèo đói làm cho môi trường bị suy thoái, tài nguyên lại bị cạn kiệt từ đó môi trường đã quay trở lại tác động đến đời sống của người dân.
Môi trường ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân, đói nghèo cộng bệnh tật làm cho đã nghèo lại càng nghèo, như một vòng luẩn quẩn mà không thoát ra được. Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt làm mất đi nguồn sống của người nghèo, nguồn nước bị ô nhiễm, thiếu nước sinh hoạt đặc biệt là ở các vùng núi, dân tộc thiểu số, điều này dẫn đến các dịch bệnh do sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ không được đảm bảo làm cho những người dân nghèo đói không có khả năng để lao động sinh sống, đã nghèo lại càng nghèo. Nguồn tài nguyên đất cũng bị ô nhiễm trầm trọng do thiên tai lũ lụt, đất canh tác ngày càng bị thu hẹp trong khi dân số nước ta 70% là làm trong nông nghiệp, ô nhiễm dịch bệnh trong trồng trọt và chăn nuôi đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế và sức khoẻ đưa nhiều người sản xuất đến con đường phá sản và nghèo đói còn những người đói nghèo thì mãi mãi ở trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói không thoát ra được. Việc khai thác quá mức tài nguyên, dân số tăng nhanh, tài nguyên rừng bị tàn phá đất nông nghiệp bị xói mòn, suy thoái nguồn nước cạn kiệt dẫn đến người dân càng khó khăn và thậm trí nhiều người phải di dời đến ơi khác nơi có tài nguyên và điều kiện đất đai tốt hơn để mưu sinh. Dẫn đến vòng luẩn quẩn của đói nghèo và suy thoái tài nguyên môi trường..
Các tác động của biến đổi khí hậu đến đói nghèo: biến đổi khí hậu làm giảm tài sản sinh kế của những người nghèo. Vi dụ khả năng tiếp cạn với nguồn nước, nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Biến đổi khí hậu cũng được mong đợi là có một tác động tiêu cực lên những cơ chế phòng chống thiên tai truyền thống do đó tăng tính dễ tổn thương của người nghèo trên thế giới trước nỗi lo lắng về nạn hạn hán lũ lụt và dịch bệnh. Những tác động của biến đổi khí hậu lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng suất lao động dường như sẽ giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng đói nghèo do giảm cơ hội tạo thu nhập.
Phương thức mà một hộ gia đình nghèo tìm kiếm thu nhập và đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình thường là những hoạt động kinh tế có liên quan đến môi trường tự nhiên .ví dụ: Khai thác những nguồn lợi chung ví dụ như ,cá, đất chăn thả, hoặc rừng có thể tạo thu nhập, cung cấp lương thực thực phẩm.Do đó những người nghèo bị ảnh hưởng nặng nề khi môi trường lại xuống cấp hoặc đa dạng sinh vật bị mất đi hoặc khả năng tiếp cận của họ tới những nguồn tài sản chung bị hạn chế. Vì vậy bảo vệ môi trường là điều kiện tiêu quyết để xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở nước ta hiện nay.
III.Giải pháp
Chúng ta ở thời kỳ những năm đầu của thể ky XXI, một trong những vấn đề thách thức lớn nhất là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Hàng trăm năm trước đây, với mục đích tham vọng tăng trưởng kinh tế nhanh và khó khan phát triển công nghiệp đã làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên sự gia tăng khối lượng của giao thong, quá trình sản xuất, viễn thong và hoá chất nhân tạo đã ảnh hưởng sâu sắc tới cả hai chiều là nâng cao cuộc sống vật chất con người cũng hưởng thụ xã hội và phá huỷ môi trường cũng lớn hơn mà hiện nay chúng ta phải đối mặt.
Để khác phục tình trạng đói nghèo ảnh hưởng đến môi trường,theo chúng ta tôi cần tiến hành đồng bộ và thường xuyên các giải pháp cơ bản sau đây:
Một là, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc. Thực hiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên như quỹ đất đai, tài nguyên rừng…
Đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo nhưng không làm suy thoái môi trường.
Hai là, khuyến khích phát triển lâm nghiệp, áp dụng các chính sách phủ xanh đồi trọc. Giải quyết được một lượng lớn nguồn lao động và mang lại thu nhập cho công nhân đồng thời mang hiệu quả cao trong việc bảo vệ môi trường.
Ba là, nước ta là một đất nước đi lên từ nền nông nghiệp. Vì thế đi đôi với việc khuyến khích các hoạt động hộ trợ kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới s trong sản xuất và kinh doanh phải tăng thêm lực lượng cán bộ thường xuyên tập huấn cho đội ngũ này để có năng lực tiếp cận thực tiễn có năng lực chuyên môn từ đó họ chỉ giúp người dan xoá đói giảm nghèo mà còn mang đến những phương pháp tối ưu không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Bốn là, hộ trợ phát triển doanh nghiệp. Nang cao tính tự chủ của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,hợp tác xã kinh té tư nhân phát triển. Để mục tiêu không chỉ là tối đa hoá lợi nhuận mà còn có các biện pháp xử lý chất giải quyết những ngoại ứng tiêu cực do sản xuất và kinh doanh gây ra.
Năm là, làm công tác tổ chức, tuyên truyền hướng dẫn và vận động đồng bào tích cực tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo. Để thực hiện được mục tiêu cơ bản về xoá đói giảm nghèo cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn vận động, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức cho người nghèo,cho các cộng đồng nghèo và lực lượng cán bộ các cấp có liên quan đến điều hành công tác xoá đói, giảm nghèo. Các tổ chức toàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh… là lực lượng xung kích , đầu tầu trong việc thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo chỉ có điều khác một cách thường xuyên và đồng bộ các giải pháp trên mới có thể xoá đói giảm nghèo.Mục tiêu xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn; với mức sống, điều kiện học hành, chăm sóc sức khoẻ và cơ hội kinh tế có hơn phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN
Trong không khí nóng bỏng của xu hướng hội nhạp toàn cầu, Việt Nam là một trong những nước có nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo. Do đó tăng trưởng bình đảng chính sách và nổ lực vì người nghèo, bảo vệ môi trường thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ sẽ vẫn là trong tâm trong dự án và công tác tuyên truyền vận động của undp tại Việt Nam – và là mục tiêu xuyên suốt của sự hợp tác giữa UDNP &Việt Nam.
Khi ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hổi trên thế giới, đa số người Việt vẫn thờ ơ, vô cảm. Người ta sẵn sàng xả nước bất cứ chỗ nào, miễn là ra khỏi nhà mình.
Ở nông thôn không có công ty thu gom rác thải khi bà con xử lý rất “đơn giản gọn nhẹ” bằng cách đốt khói lửa mịt mùng hoặc đổ xô xuống sông, ao hồ, kênh rạch…
Làng nghề, các khu công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề. Thành phố, trung tâm công nghiệp thì ô nhiễm nguồn nước, không khí đát và tiếng ồn.
Phá cả di tích để lấy đá, khoét rỗng lòng sông lấy cát xây dựng… Những con sông “chết ”những vùng núi đồi trọc mênh mông sự tàn sát chim muông, động vật… gia tăng hàng ngày.
Các chương trình truyền hình nói về những nhà khoa học lặn lội vào rừng xuống biển lên xa mạc.. để nghiên cứu, bảo tồn động thực vật bị không ít người coi như việc làm viễn vông.
Hậu quả của cách ứng xử đó thật khủng khiếp, không chỉ đối với thế hệ sau mà ngay những người đương thời. Có nhà văn nước ngoài nói đại ý: Trái đát như một ngôi nhà, chúng ta chỉ là khách ghé qua, hãy giữ gìn nó cho những người đến sau.
Cho dù kế bức bách, cũng không tàn phá môi trường, bởi vì đó là hành động tự huỷ diệt. Yêu thiên nhiên tích bảo vệ môi trường, là tình cảm, cách ứng xử văn minh, nhân đạo, rất cần được phát huy mạnh mẽ với tấm lòng “gìn giữ” cho muôn đời sau.
Việt Nam đã thành công trong nổ lực giảm tỷ lệ đói nghèo từ hơn 60% vào năm 1990 xuống còn 18,1% vào năm 2004,phần lớn nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với mức tăng bình quân 8-9% mỗi năm. Duy trì được đà tăng trưởng kinh tế hiện nay là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Tăng trưởng phải đi lên với bình đẳng và phải mang lại lợi ích cho tất cả các vùng và các nhóm dân cư trong nước.
Thất bại trong việc phải giải quyết những vấn đề liên quan đến đói nghèo và môi trường sẽ có thể phá hỏng những thành công đạt được trong những vấn đè giản đơn hơn và có thể được doạ đến sự tồn tại của con người. Đã có một công trình khoa học dự báo rằng; đến một ngày không xa, trọng lượng của những người đang sống trên bề mặt của trái đất sẽ lớn hơn cả trọng lượng của trái đất.
Cuộc khủng hoảng môi trường không chỉ bao gồm biến đổi khí hậu, tỉ lệ tuyệt chủng va nghèo đói mà gồm cả những vấn đề do tăng dân số, tăng nhu cầu tiêu dung của người giàu và sự tuyệt vọng của người nghèo gây ra. Có thể nói; đói nghèo va môi trường có ảnh hưởng trực tiếp va tác động qua lại lẫn nhau.
Trong khi mọi người hi vọng sự chỉ đạo của các chính phủ. các đối tượng có liên quan khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo đạt được sự phát triển bền vững. Không còn chần chừ và cũng không còn giá trị, với tri thức và hiểu biết nằm trong tay về thách thức trước mặt, chúng ta cần hành động ngay để bảo vệ sự sống của chúng ta và của thế hệ tương lai. Không phân biệt giàu nghèo, mỗi người cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường xanh sách đẹp và không quên “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Bơi “tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào hành động của chung ta ngày hôm nay, chú không phải là ngày mai hay một ngày nào đó trong tương lai.
(Theo UNEP)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20686.doc