Tài liệu Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam hiện nay – Phương hướng và giải pháp: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
------*****------
&
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam hiện nay – Phương hướng và giải pháp
Giáo viên hướng dẫn : TS. Bùi Đức Thọ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Đức
Lớp : Quản lý Công 46
Hà Nội, tháng 04 - 2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hoá, tư tưởng, vừa là hoạt động sản xuất vật chất. Nó là kết quả lao động sáng tạo của ... Ebook Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam hiện nay – Phương hướng và giải pháp
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam hiện nay – Phương hướng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người, là phương tiện quan trọng phản ánh đời sống tinh thần, bộ mặt văn hoá của mỗi dân tộc ở mọi thời đại.
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước ta luôn thực thi chính sách nhất quán, đặc biệt coi trọng quyền tự do, dân chủ của nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản. Hiến pháp Nhà nước Việt Nam và một loạt các điều luật, hệ thống văn bản dưới luật lần lượt ra đời nhằm xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển đúng hướng, trên nền táng luật pháp. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thống pháp luật nhiều năm tồn tại đã dần dần bộc lộ những thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới.
Thực tiễn đã chứng minh việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động xuất bản là điều chỉnh hoạt động kinh tế trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng, đồng thời cũng chính là điều chỉnh hoạt động văn hoá - tư tưởng trong cơ chế thị trường. Bài viết sau đây có thể phần nào khái quát về pháp luật xuất bản ở Việt Nam, một lĩnh vực hoạt động đa dạng và hết sức phong phú.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý, đặc biệt xin cảm ơn thầy giáo TS.Bùi Đức Thọ đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng và kinh nghiệm có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và phê bình của các thầy cô.
Hà nội, tháng 4 năm 2008Chương I
KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT XUẤT BẢN
Ở VIỆT NAM
I. NhỮng đẶc trưng cơ bẢn cỦa quẢn lý Nhà nưỚc bẰng pháp luẬt vỀ xuẤt bẢn
1. Nhận thức chung về xuất bản
Để có những nhận thức chung và thống nhất về xuất bản, mà ở đó các quan hệ xã hội được hình thành, tạo nên đối tượng điều chỉnh của pháp luật xuất bản, phần này được trình bày khái quát từ khái niệm, đến vị trí, vai trò và đặc điểm của xuất bản.
1.1. Khái niệm
Hiện nay, ở Việt Nam xuất bản đã phát triển và đạt trình độ mới. Các nhà xuất bản chuyên lo việc tổ chức, hoàn chỉnh bản thảo, bản mẫu đưa in. Các nhà in lo việc tiếp nhận công nghệ mới, để thoả mãn nhu cầu về số lượng và chất lượng việc in nhân bản các ý tưởng của tác giả, của nhà xuất bản thành xuất bản phẩm. Phát hành là người chuyển tải các ý tưởng chứa đựng trong những xuất bản phẩm đến tay người sử dụng, thông qua hoạt động thương nghiệp.
Vậy xuất bản là gì?
Theo nghĩa rộng, xuất bản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm. Hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội trong việc sáng tạo tác phẩm, in nhân bản các tác phẩm, phổ biến đến nhiều người nhằm đạt hiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội.
Theo nghĩa hẹp, xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tác động vào quá trình sáng tạo của tác gải để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoàn chỉnh bản thảo, bản mẫu, in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ nhiều người.
Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người, không phải là hoạt động đơn thuần kinh doanh.
Hoạt động xuất bản nhằm mục đích:
- Phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật; giới thiệu những di sản văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá thế giới; nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá với các nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.
1.2. Vai trò của xuất bản
- xuất bản - “bà đỡ” của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học công bố dưới hình thức xuất bản phẩm.
- xuất bản - Phương tiện phản ánh đời sống tinh thần của nhân loại, và mỗi quốc gia, bảo tồn và lưu truyền các sản phẩm văn hoá
Ngày nay trong điều kiện tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, đã kéo theo sự phát triển không ngừng của văn hoá. Với sự đa dạng về phương thức, phương tiện, loại hình và sản phẩm văn hoá, việc phổ biến nhanh nhạy của các phương tiện thông tin đại chúng, đã làm cho không ít người băn khoăn về việc tồn vong của xuất bản. Nhưng với vai trò như trình bày trên, xuất bản vẫn sẽ tồn tại và phát triển cùng xã hội loài người. Nó sẽ tiếp nhận các tiến bộ của khoa học và công nghệ, đa dạng hoá xuất bản phẩm, đa năng hoá xuất bản phẩm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của bạn đọc.
1.3. Đặc điểm của xuất bản
Phần này chỉ trình bày những đặc điểm cơ bản liên quan đến việc điều chỉnh của pháp luật.
- xuất bản vừa là hoạt động văn hoá tư tưởng vừa là hoạt động kinh tế
Xét về phương diện mục đích và hiệu quả thì xuất bản hướng tới việc cảm hoá con người, cải tạo con người, để cải tạo thiên nhiên và xã hội vì mục đích của con người. Nó là một hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ và vì trí tuệ. Song khi các sản phẩm của trí tuệ là sách đã “nhiễm” vào con người thì nó không thể chỉ là dạng tinh thần, mà đến “cái ngưỡng” nhất định nó sẽ chuyển hoá thành lực lượng chất.
- xuất bản phẩm là kết quả của quá trình tư duy và quy trình sản xuất đặc thù.
Xuất bản là một loại ngành nghề, và nó trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật đạt lợi nhuận cao ở các nước phát triển. Hoạt động của nó là dạng hoạt động sản xuất vật chất đặc biệt. Tính đặc biệt do đòi hỏi của sản phẩm sách quy định. Toàn bộ quy trình sản xuất hàng hoá sách là một quá trình của lao động tư duy, lao động trí óc
Khi xét tới giá trị sử dụng của xuất bản phẩm, ta có thể thấy một số thuộc tính sau:
- Trong tiêu dùng giá trị của xuất bản phẩm không những không mất đi mà còn được nhân lên. Người đọc sách không chỉ thoả mãn tức thời, như uống nước khi khát, mà cái giá trị nội dung tiếp nhận được còn tích lũy lâu dài trong nhận thức. Đọc một cuốn sách hay có khi nhớ cả đời. Người đọc sách còn truyền cho người khác qua việc kể lại nội dung. Một cuốn sách đâu chỉ một người đọc, mà được truyền tay nhau để đọc... Đặc biệt khi ở trong thư viện thì vòng luân chuyển của sách lại càng cao. Trong khi một ấm trà chỉ có một số ít người uống, và khi uống xong là hết.
2. Hiệu quả và những đặc trưng cơ bản về quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản
2.1. Hiệu quả của quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản
* hiệu quả chính trị của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản.
Bằng những xuất bản phẩm của mình, ngành xuất bản chuyển tải tới công chúng các ý tưởng cao cả của giai cấp công nhân, về việc xây dựng một xã hội tưong lai, với bộ máy chính quyền vững mạnh, xã hội công bằng văn minh và thịnh vượng. Thông tin, và giải đáp kịp thời các vấn đề của quốc gia và quốc tế. Vì vậy xuất bản góp phần giữ vững ổn định chính trị, định hướng xã hội chủ nghiã.
* Hiệu quả kinh tế của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản.
Đối với xuất bản, hiệu quả kinh tế thể hiện trên các mặt sau: Quản lý xuất bản bằng pháp luật là giải phóng lực lượng sản xuất trong ngành xuất bản. Bởi vì bằng pháp luật đã tách biệt chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự tách biệt này tạo quyền chủ động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh xuất bản khai thác các nguồn lực để mở rộng và nâng cao hiệu quả.
* Hiệu quả xã hội của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản.
Quản lý Nhà nước bằng pháp luật là tiền đề quan trọng dẫn đến hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội nói chung và trong xuất bản nói riêng. Hiệu quả chính trị là cơ sở dẫn đến hiệu quả kinh tế xã hội. Vì nền chính trị xó vững vàng, hệ thống chính trị ổn định, thì xã hội mới phát triển, kinh tế mới tăng trưởng. Mọi tiềm năng được phát huy trong không khí thanh bình, triển vọng. Trong trường hợp đó không loại trừ khả năng xảy ra các cuộc ẩu đả, các cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Cũng có thể nói hiệu quả chính trị là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hiệu quả kinh tế, xã hội. Nhưng chính sự ổn định của kinh tế, kinh tế tăng trưởng, và sự ổn định của các giá trị xã hội, sẽ củng cố và tăng cường sự ổn định chính trị, chế độ chính trị và hệ thống chính trị. Đó là sự tác động tích cực trở lại của hiệu quả kinh tế, xã hội đối với hiệu quả chính trị.
2.2. Những đặc trưng cơ bản của quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản
Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong xuất bản có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, xuất phát từ các đặc trưng cơ bản là thuộc tính của các quan hệ xã hội về văn hoá, xuất bản. Nhưng ý chí của Nhà nước về quản lý xuất bản “để lên thành luật” phải “bắt nguồn trong các quan hệ vật chất” về xuất bản. Sau đây là các đặc trưng chính trong quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật.
- Quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật là bảo tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc, hiện đại nhân văn; tiếp thu tinh hoa văn hoá và tiến bộ về khoa học - công nghệ của nhân loại.
- quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản là mở đường cho hoạt động sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học để công bố dưới hình thức xuất bản.
Nhà Xuất Bản Y Học có chức năng nhiệm vụ xuất bản - in - phát hành các loại sách y dược, các loại tranh tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ, hệ thống giấy tờ biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ y dược phục vụ công tác phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Sách y học là loại sách đặc biệt có liên quan đến sức khoẻ con người, nên sách phải đạt được những yếu tố cơ bản. Đó là phải chuẩn về danh pháp, về nội dung chuyên môn, về học thuật và phải cụ thể, chính xác về liều lượng dùng. Trên lĩnh vực xuất bản có tính chất đặc thù này, Nhà Xuất Bản Y Học phải đắc biệt chú trọng trong khâu biên tập sách. Nếu biên tập viên không có kiến thức chuyên sâu về y, dược dễ xảy ra tình trạng sai về danh pháp, không cụ thể về liều lượng dùng sẽ không những gây lãng phí của cải xã hội mà còn tổn hại đến sức khoẻ của nhân dân. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng sản phẩm, hình thức và thời gian giao hàng, Nhà Xuất Bản Y Học đã đầu tư dây chuyền công nghệ khép kín của quy trình xuất bản - in - phát hành.
Nhà nước quản lý hoạt động của tư duy sáng tạo trong xuất bản bằng pháp luật, không kìm hãm và khống chế các ý tưởng sáng tạo; khuyến khích tài năng và đề cao các tác phẩm có giá trị về khoa học và nghệ thuật. Chính từ cơ chế thị trường được pháp luật thừa nhận, là nơi đánh giá công minh các tác phẩm. ở đó, công chúng với tư cách là người tiêu dùng, họ là thước đo về năng lực sáng tạo của tác giả qua tác phẩm.
Như vậy, Nhà nước với công cụ hàng đầu để quản lý xã hội là pháp luật, đã tạo ra cơ chế và thiết chế nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá, khoa học và công nghệ mới, tiến bộ của nhân loại. Các chủ thể xuất bản, chủ thể quản lý với địa vị pháp lý, với các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, góp phần đảm bảo cho ý chí của Nhà nước được thực hiện trong thực tế về việc xây dựng một nền văn hoá mới, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; loại trừ và ngăn chặn những độc hại về văn hoá. Là phương tiện điều chỉnh có hiệu lực, pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động văn hoá phát triển theo định hưỡng xã hội, loại trừ khả năng hoà tan và đổi mầu trong quá trình hoà nhập.
Như vậy, việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động xuất bản là điều chỉnh hoạt động kinh tế trong văn hoá - tư tưởng, đồng thời điều chỉnh hoạt động văn hoá- tư tưởng trong cơ chế thị trường. Đó là hai mặt của một vấn đề phải được thể chế hoá phù hợp, đảm bảo cho xuất bản hoạt động đúng quy luật, phát triển theo trật tự của pháp luật.
II. Vai trò cỦa pháp luẬt trong quẢn lý Nhà nưỚc vỀ xuẤt bẢn
1. Pháp luật - phương tiện quản lý Nhà nước về xuất bản
1.1. Pháp luật - phương tiện tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng cho các chủ thể trong hoạt động xuất bản
Với đặc trưng của lao động sáng tạo nói chung, đặc biệt là lao động sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nói riêng thì nhu cầu về tự do sáng tạo, bình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm là một đòi hỏi khách quan. Vì vậy, tự do và bình đẳng trong hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm là tự do trong khuôn khổ pháp luật. ở đó, các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản sẽ được làm tất cả những gì pháp luật cho phép. pháp luật cũng ấn định những gì được phép làm, đối với các cơ quan Nhà nước, nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng, xâm hại đến quyền tự do, bình đẳng. Đồng thời với các quyền, pháp luật còn đề ra các nghĩa vụ tương ứng cho các chủ thể hoạt động sáng tạo và quản lý. Như vậy, thông qua pháp luật, Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho tác giả và các tổ chức tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động xuất bản.
1.2. Pháp luật bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần, sản phẩm văn hoá tinh thần, được xã hội đánh giá cao và xếp loại lao động đặc biệt. ở Việt Nam, pháp luật là phương tiện tạo lập môi trường tự do và bình đẳng cho hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm, đồng thời pháp luật là phương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người bằng lao động của mình đã sáng tạo ra tác phẩm. Các quy định về quyền của người sáng tạo, người quản lý và các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ các quyền đó, cùng với các quy định về cơ chế đảm bảo thực hiện, là cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ quyền sở hữu tác phẩm. Các tác giả được Nhà nước tạo phương tiện để đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Các tranh chấp về quyền tác gỉa, các hành vi xâm hại lợi ích vật chất và tinh thần của tác giả được tài phán tại toà án dân sự. Như vậy, thông qua việc bảo hộ quyền tác giả, Nhà nước tiếp tục khuyến khích năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ, trí thức để có nhiều sản phẩm văn hoá tinh thần có giá trị phục vụ xã hội
1.3. Pháp luật đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất bản
Với vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội, cùng với báo chí, xuất bản luôn gắn với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia. Là một bộ phần của kinh tế thị trường, xuất bản phát triển trong năng động, sáng tạo. Nhưng mặt trái của cơ chế thị trường sẽ đẩy hoạt động xuất bản vào tình trạng vô chính phủ, không chỉ tác hại trong kinh tế mà nghiêm trọng hơn là sự tác động tiêu cực về chính trị, tới các giá trị đạo đức, xã hội, truyền thống tốt đẹp.
Như vậy, xuất bản trong cơ chế thị trường, tình huống chưa có tiền lệ ở nước ta, càng phải có pháp luật để ngăn ngừa mặt trái, mặt tiêu cực tác động. Nhà nước phải phòng ngừa và ngăn chặn những hoạt động bất chấp hậu quả xấu về chính trị và xã hội. Các điều cấm trong pháp luật xuất bản, đặc biệt về nội dung là mệnh lệnh của Nhà nước, phải được các thủ thể xuất bản thi hành nghiêm chỉnh
2. Nội dung điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động xuất bản
2.1. Hoạch định chiến lược phát triển xuất bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đối với các quốc gia, việc xác lập các mục tiêu phát triển trên từng lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội được đặt ra như một tất yếu. Các mục tiêu đó được xây dựng trên cơ sở thực trạng kinh tế - xã hội và xu thế phát triển của thời đại. Nếu không làm được vấn đề này thì không khác người đi đường không có đích. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, sự hoà nhập trong cộng đồng quốc tế ở đó có nhiều mô hình phát triển khác nhau, thì việc lựa chọn mô hình, bước đi, mục tiêu phát triển phù hợp càng đòi hỏi cấp thiết hơn. Hoạt động xuất bản cũng nằm trong sự đòi hỏi phát triển có mục tiêu. Đây là nội dung quan trọng đầu tiên, định hướng cho việc hình thành hành lang pháp luật, đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển. Với ý nghĩa đó, mục này trình bầy những nội dung cần phải điều chỉnh bằng pháp luật.
2.2. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên các lính vực khác nhau của xuất bản
Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động xuất bản, từ hoạt động của các chủ thể xuất bản, in, phát hành, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị xuất bản, xuất nhập khẩu xuất bản phẩm đến hoạt động của các chủ thể trong lập pháp, hành pháp và tư pháp là các nội dung đa dạng và phong phú cần được điều chỉnh bằng pháp luật. Các lĩnh vực khác nhau của xuất bản, phải được quản lý bằng pháp luật gồm nhóm các vấn đề chính sau:
- quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức trong hoạt động xuất bản.
Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã cho họ quyền đó. Các Nhà nước đã ghi nhận các quyền tự nhiên và cơ bản của con người trong hiến pháp, các đạo luật và luật thành các quyền công dân. Đồng thời với các quyền, các nghĩa vụ tương ứng của công dân được phát sinh. Tuỳ theo chế độ chính trị - xã hội, mỗi Nhà nước có quy định rộng, hẹp vả cơ chế thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác nhau.
- về xuất bản phẩm.
Xuất bản phẩm là sản phẩm của hoạt động xuất bản, có thuộc tính riêng, và có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội. Vì vậy, pháp luật về xuất bản phải có quy phạm phù hợp để điều chỉnh, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt trái, cũng như ngăn ngừa sự độc hại từ nội dung của xuất bản phẩm.
Những nội dung chủ yếu mà pháp luật về xuất bản phải đề cập là:
+ Khái niệm về xuất bản phẩm cần được duy danh định nghĩa rõ ràng. Trong đó phải chứa đựng các đặc trưng cơ bản, là thuộc tính của xuất bản phẩm. Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt nhằm phân biệt xuất bản phẩm với một số loại hình gần gũi với xuất bản như báo chí, điện ảnh, video truyền hình.
+ Chế độ kiểm duyệt trong xuất bản có đặt ra hay không là một vấn đề hệ trọng liên quan đến tự do ngôn luận. Trong trường hợp có kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản thì tình thế và hoàn cảnh kiểm duyệt phải xác định rõ ràng.
- điều kiện để trở thành chủ thể xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.
Việc ra đời các tổ chức trong mọi Nhà nước, đặc biệt ở Nhà nước pháp quyền phải thoả mãn các điều kiện cần và đủ. Vì vậy, việc ra đời các chủ thể về xuất bản, in và phát hành cũng phải được Nhà nước qui định cụ thể về điều kiện.
Về lĩnh vực xuất bản:
Với tính chất hoạt động chuyên nghiệp, và vị trí vai trò của nó trong đời sống xã hội, các điều kiện ra đời phải bao gồm nội dung sau:
+ Điều kiện về pháp nhân: pháp luật phải quy định được các loại pháp nhân thuộc đối tượng có thể đứng tên xin lập nhà xuất bản.
+ Điều kiện về sự phù hợp giữa tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân đứng tên xin thành lập;
Về lính vực in và phát hành:
Các điều kiện thành lập cơ sở in và phát hành cần chú ý nhiều đến vón hoạt động, và các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ và thiết bị, sản phẩm in. Tuy nhiên phải có điều kiện về mục tiêu, ngành nghề kinh doanh. Các điều kiện này rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa việc in nhân bản các sản phẩm độc hại.
- các quy định về hoạt động xuất bản
Quyền tự do và quyền chủ động của nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành là quyền được làm tất cả những gì pháp luật xuất bản không cấm. Đó là mục đích của hoạt động lập pháp. Vì như vậy mới phát huy được các nguồn lực của cơ sở xuất bản. Đồng thời cho phép các cơ quan quyền lực Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật qui định, nếu không pháp luật không còn là phương tiện, mà trở thành mục đích của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Tóm lại, Là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật có những đặc trưng riêng, bắt nguồn từ các quan hệ vật chất về xuất bản. Xuất bản là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội để sáng tạo ra các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật khoa học, sản xuất ra xuất bản phẩm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của xã hội. Vì vậy, xuất bản là “bà đỡ” của các sản phẩm văn hoá tinh thần, là phương tiện thực hiện việc lưu giữ, bảo tồn và phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Đồng thời nó là công cụ quan trọng của mỗi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và là vũ khí đấu trahh giai cấp trong xã hội có giai cấp. Xuất bản phẩm nói chung, sách nói riêng là một loại hàng hoá, nhưng là hàng hoá đặc biệt. Vì vậy, xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá tư tưởng, đồng thời là hoạt động sản xuất kinh doanh. Những nhận thức chung về xuất bản được trình bầy ở phần này, nhằm làm rõ tính đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội trong xuất bản, đòi hỏi Nhà nước có pháp luật thích hợp để quản lý
Chương 2
ThỰc trẠng pháp luẬt trong quẢn lý Nhà nưỚc vỀ xuẤt bẢn Ở ViỆt Nam & nhỮng yêu cẦu đỔi mỚi trong cơ chẾ thỊ trưỜng đỊnh hưỚng xHCN
I. ThỰc trẠng pháp luẬt trong quẢn lý Nhà nưỚc vỀ xuẤt bẢn Ở ViỆt Nam
1. Sự hình thành hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật ở Việt Nam
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới với nhiệm vụ chiến lược đó là xây dựng củng cố miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ đó chế độ tự do xuất bản được thi hành rộng rãi, không có kiểm duyệt trước khi in. Để hợp thức hoá chế độ tự do xuất bản đã được thi hành trong 12 năm (1945-1957), ngày 18/6/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc luật số 003/SLt, về chế độ xuất bản, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự phát triển nền xuất bản Việt Nam. Điều 1 Sắc luật đã ghi: “Quyền tự do xuất bản của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm, tất cả xuất bản phẩm đều không phải kiểm duyệt trước khi xuất bản, trừ tình thế khẩn cấp, nếu Chính phủ xét cần”.
Nhà Xuất Bản Y Học được thành lập ngày 31 tháng 10 năm 1959. Trụ sở chính đặt tại 352 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội và chi nhánh tại 699 Trần Hưng Đạo - TP Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay, qua các giai đoạn cách mạng, Nhà Xuất Bản Y Học với chức năng và nhiệm vụ xuất bản các loại sách y dược và các biểu mẫu giấy tờ quản lý y tế...đã đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đẩy mạnh sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Thời kì từ năm 1959 đến 1985 Nhà Xuất Bản Y Học là đơn vị hành chính sự nghiệp, hoạt động xuất bản theo kế hoạch nhà nước giao. Chi phí xuất bản do ngân sách nhà nước đài thọ, lấy việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch xuất bản hàng năm làm nhiệm vụ trung tâm của đơn vị.
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Nhà Xuất Bản Y Học tiếp nhận bộ phận xuất bản sách y học tại TP.HCM trở thành chi nhánh của mình.
Từ năm 1976 - 1985 đơn vị hoạt động theo chế độ bao cấp, đã xuất bản nhiều bộ sách có giá trị, sách giáo khoa, sách chuyên đề, sách chuyên khảo...phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức y học, đào tạo cán bộ y, dược ở các trường đại học, trung học và sơ học, phòng bệnh, chữa bệnh phục vụ công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân.Với những thành tích đã đạt được, năm 1984 Nhà Xuất Bản Y Học được Đảng và Nhà Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Từ năm 1986 đến1996 đơn vị hoạt động theo cơ chế sự nghiệp có thu, hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, được nhà nước bù lỗ. Thời kì này đơn vị gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác xuất bản. Nhà xuất bản đã thực hiện hạch toán trong sản xuất kinh doanh để giảm chi phí cho nhà nước. Tuy có rất nhiều khó khăn về vốn, nguyên vật liệu nhưng dơn vị vẫn liên tục hoàn thành kế hoạch xuất bản hàng năm. Sang những năm đầu thập kỉ 90, Nhà Xuất Bản Y Học đã bắt đầu làm ăn có lãi, tuy chưa tích luỹ được nhiều nhưng cũng bắt đầu lo được đời sống cho CBCNV, bước đầu hoà nhập vào nền kinh tế thị trường. Năm 1994 Nhà Xuất Bản Y Học dược tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Hai.
Từ năm 1997 đến nay: thời kì trở thành doanh nghiệp nhà nước
Từ năm 1997 được sự chỉ đạo của Bộ Y Tế, với sự nỗ lực của CBCNV Nhà Xuất Bản Y Học đã bước sang giai đoạn mới: hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước.
Bước sang thời kì hoạt động theo cơ chế mới, do quán tính của cách làm việc hành chính, do vốn ít, lại chưa quen nên trong những năm đầu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, sức sản xuất của Nhà xuất bản không theo kịp yêu cầu đòi hỏi của ngành Văn hoá thông tin và ngành Y tế cũng như văn hoá đọc của xã hội. Chất lượng ấn phẩm kém, quy cách mẫu mã, hình thức trình bày yếu, thời gian giao hàng không đảm bảo yêu cầu của đối tác, đời sống CBCNV gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó năm 1998 được sự hỗ trợ chỉ đạo của Bộ Y Tế, Bộ Văn Hoá thông tin Nhà Xuất Bản Y Học đã đa dạng hoá và đa năng hoá các loại hình xuất bản phẩm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu bạn đọc. Các ấn phẩm đảm bảo về số lượng, nội dung chất lượng và mỹ thuật với giá thành hợp lý, các chủng loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách phổ biến kiến thức phổ thông y dược đạt tiêu chuẩn kĩ thuật và nội dung tầm quốc gia và có những ấn phẩm tiến tới đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới với cơ cấu đề tài hợp lý, đáp ứng yêu cầu công nghịêp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xuất bản được nhiều bộ sách có nội dung tốt, hình thức đẹp. Mảng sách giáo khoa đã phủ kín hầu hết các chuyên khoa y dược, các trường đại học và trung học, sách phục vụ công tác xã hội y tế được bạn đọc hoan nghênh, sách tham khảo chuyên sâu có giá trị cao.
Từ chỗ cơ sở vật chất ban đầu của doanh nghiệp còn rất nghèo nàn, phương tiện làm việc thiếu thốn... đến nay qua 46 năm hoạt động, Nhà Xuất Bản Y Học đã củng cố và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị mới, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất được khép kín, máy móc hiện đại. Vì vậy sản xuất kinh doanh liên tục ổn định và phát triển, đời sống CBCNV ngày một nâng cao. Ghi nhận những thành tựu đó, nhân dịp kỉ niệm 45 năm thành lập (31/10/2005) Nhà Xuất Bản Y Học vinh dự đón nhận tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất của Đảng và Nhà nước trao tặng.
Như vậy, từ tháng 7/1993 ở Việt Nam hoạt động xuất bản đã có những quy tắc xử sự trong các quan hệ xã hội về xuất bản ghi tại Luật xuất bản mới. Những cơ sở pháp lý, hành lang pháp luật đã được hình thành, tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển, việc điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước, kiểm soát và xử lý của các cơ quan tư pháp. Luật xuất bản ngày 7/7/1993 là đỉnh cao của pháp luật về xuất bản ở Việt Nam, nó đã kế thừa được những giá trị tinh hoa của Sắc luật số 003/SLt, ngày 18/6/1957, tổng kết được thực tiễn lãnh đạo và quản lý xuất bản trong 36 năm (1957-1993) của Đảng và Nhà nước ta, đón nhận được những đòi hỏi mới của cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam và nhu cầu hoà nhập cộng đồng quốc tế.
2. Thực trạng pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam
Những kết quả đã đạt được:
Trong hơn 10 năm qua, hoạt động xuất bản đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững định hướng chính trị trong quá trình phát triển, ổn định hệ thống tổ chức, có bước phát triển đáng kể về lực lượng và năng lực hoạt động, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng ngày càng cao về xuất bản phẩm của toàn xã hội, góp phần làm ổn định chính trị - xã hội, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá của đất nước.
- Về lĩnh vực xuất bản: Nhịp độ phát triển chung của toàn ngành liên tục tăng qua từng năm cả về tên sách và số lượng bản sách. Cơ cấu đề tài giữa các loại sách phân bố tương đối hợp lý, chất lượng nội dung từng bước được nâng cao, đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng đa dạng của nhân dân và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước. Cơ sở vật chất và nhân lực được tăng cường, điều kiện làm việc của người lao động từng bước được cải thiện. Có thể khẳng định rằng, từ một nước thiếu sách, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có nền xuất bản độc lập, tự chủ, quy mô và tốc độ phát triển ngày càng cao, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Về lĩnh vực in: Đã có bước phát triển mạnh về số lượng và chất lượng ở tất cả các giai đoạn công nghệ: trước in, in và sau in. Các cơ sở in trang bị đồng bộ các dây chuyền in hiện đại như máy in oppset nhiều màu thế hệ mới, hệ thống thiết bị chế bản hiện đại và kỹ thuật đóng sách bằng keo dán tổng hợp… Sản lượng sản phẩm ngành in bình quân hàng năm tăng hơn 10%. Chất lượng các sản phẩm in có bước phát triển nhanh. Qua các cuộc triển lãm sách trong nước và quốc tế, hình thức và kỹ thuật in sách của Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực.
- Về lĩnh vực phát hành: Vượt qua những khó khăn, thử thách trong cơ chế thị trường, hoạt động phát hành sách dần dần đi vào thế ổn định, thích ứng với cơ chế thị trường và hoạt động có hiệu quả. Các cơ sở phát hành sách đã chủ động tìm tòi hình thức hoạt động phù hợp, khôi phục được mạng lưới tổ chức và kinh doanh có lãi để tích luỹ mở rộng quy mô sản xuất và cải thiện đời sống cán bộ, nhân viên. Hoạt động xuất, nhập khẩu sách tích cực và chủ động khôi phục thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới, phục vụ tốt nhiệm vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Những mặt hạn chế
- Nhìn chung quy mô, năng lực sản xuất và kinh doanh của toàn ngành còn nhỏ bé, trình độ công nghệ còn lạc hậu, chưa theo kịp các nước tiên tiến trong khu vực.
- Khuynh hướng thương mại hoá tiếp tục tác động xấu đến hoạt động của một số nhà xuất bản, đặc biệt đối với những nhà xuất bản có quy mô nhỏ, năng lực yếu kém, bị tư nhân thao túng, dẫn đến xuất bản những loại sách "hàng chợ", chất lượng thấp. Tình trạng vi phạm các quy định về pháp luật xuất bản và không thực hiện đúng quy trình biên tập dẫn đến sai phạm về nội dung vẫn chưa được khắc phục.
- Rất nhiều người sống ở đô thị được tặng sách, thừa sách nhưng không có nhu cầu đọc. Sách đâu chỉ để dành phục vụ các học giả, nhà trí thức nhưng nhiều khi những người công tác trong lĩnh vực xuất bản vẫn quên mất đối tượng độc giả khá lớn cần quan tâm là người nghèo.
Theo Cục Xuất bản, năm 2007, toàn ngành Xuất bản được 26.609 cuốn, 276,447 triệu bản, đạt 106,4% về cuốn, 122% về bản so với năm 2006.
Hiện nay, cả nước có khoảng 13.200 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách, 65 công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh xuất bản phẩm. Tuy nhiên, phần lớn sách mới chỉ được tập trung phát hành tại các khu trung tâm, các thành phố lớn, rất ít đến được với đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa.
Qua trên có thể thấy rằng, mặc dù lượng sách xuất bản thời gian qua tăng tương đối cao, nội dung phong phú hơn nhưng mới chỉ phục vụ cho khoảng 30% dân số, 70% còn lại là đồng bào ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có sách, thậm._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20167.doc