Tài liệu Đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong điều kiện nước ta hiện nay: ... Ebook Đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong điều kiện nước ta hiện nay
172 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong điều kiện nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc” [41, tr.4]. Trong lịch sử vẻ vang của mình, Đảng luôn giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng và xã hội Việt Nam.
Kể từ ngày thành lập đến nay, với lý tưởng và mục tiêu cao đẹp, bằng trí tuệ, tài năng và phẩm chất chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhìn nhận khách quan và sâu sắc, ai ai cũng thấy: “Đó là thắng lợi oanh liệt của cuộc kháng chiến chống xâm lược, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa đến những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho thế và lực nước ta mạnh hơn bao giờ hết” [92].
Nói đến thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có nghĩa là nói đến thắng lợi của các tổ chức đảng, của các đơn vị, của các tỉnh uỷ, thành uỷ... trong cả nước. Các tỉnh uỷ, thành uỷ (gọi chung là tỉnh uỷ) là một cấp uỷ Đảng, đồng thời là “nhịp nối” không thể thiếu trong guồng máy của Đảng. Một mặt, nó bảo đảm cho đường lối, chính sách của Trung ương đến với cơ sở, đi vào quần chúng; mặt khác, nó kịp thời tổng kết thực tiễn phong phú của từng địa phương để khẳng định hoặc bổ sung đường lối, chủ trương của Đảng. Thực tiễn quá trình lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta suốt hơn 70 năm qua đã chứng minh sinh động cho nhận định này.
Trong giai đoạn vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, trên cơ sở đường lối chung, các tỉnh uỷ ở hai miền Nam - Bắc đã có những vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chỉ đạo thực hiện các phong trào ở địa phương có hiệu quả. Các cấp uỷ ở miền Bắc đã lãnh đạo nhân dân xây dựng các mô hình sản xuất độc đáo, nhiều điển hình tiên tiến; các cấp uỷ ở miền Nam đã có những chủ trương và hành động táo bạo, góp phần hình thành đường lối chiến tranh nhân dân đầy sáng tạo. Trong thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước, đưa nước ta tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa, các tỉnh uỷ đã đề ra những chủ trương đúng đắn, sáng tạo, làm cho sản xuất "bung ra" nhằm phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới của Đảng.
Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng và xuất phát từ thực tế địa phương, các tỉnh uỷ đã lãnh đạo toàn xã hội vượt qua những trở ngại, liên tục phấn đấu vươn lên, đạt đựơc nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương. Riêng trong lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ quan nhà nước, các tỉnh uỷ đã từng bước nhận thức đúng vị trí, vai trò của mình trong quan hệ đối với nhà nước; xác định những nhiệm vụ chính trị ngắn hạn và dài hạn để định hướng hoạt động; có những chủ trương, biện pháp cụ thể củng cố bộ máy tổ chức, bố trí cán bộ có năng lực công tác cơ quan nhà nước; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật và thiết lập các quan hệ công tác ngày càng hợp lý hơn.
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ rất quan trọng, nhưng sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, nếu không nói là còn chưa bảo đảm tính khoa học và tính hiệu quả. Nhiều khâu trong quá trình lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh còn trong tình trạng chồng chéo, lấn sân nhau; và điều đó làm triệt tiêu nhiều động lực, gây cản trở sự phát triển của xã hội. Thực tiễn lãnh đạo của các tỉnh ủy trong thời gian qua đã bộc lộ những mặt hạn chế chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, sự “song trùng” của hai cơ quan quyền lực.
Hai hệ thống bộ máy quyền lực (Nhà nước) và "siêu" quyền lực (Đảng) này cùng giải quyết các nội dung của một mục tiêu. Đối với đơn vị hành chính gần cơ sở và cấp cơ sở, sự phân định này bị xoá nhoà. Có chăng, cơ quan nhà nước thì ban hành các quyết định hành chính, còn cơ quan đảng thêm được nhiệm vụ công tác đảng và đoàn thể.
Thứ hai, chưa xác định rõ phạm vi chức trách, thẩm quyền của cấp uỷ địa phương.
Do hiểu sự lãnh đạo của cấp ủy một cách chung chung, đồng nhất sự lãnh đạo của cấp uỷ với lãnh đạo Đảng, không ít cấp ủy địa phương “sáng tạo” nhiều chủ trương theo ý muốn chủ quan của mình, buộc chính quyền “vận dụng”.
Thứ ba, tỉnh uỷ bao biện, "lấn sân" cơ quan nhà nước, xem cơ quan nhà nước là công cụ "hợp thức hoá" các quyết định của cấp uỷ.
Do ngộ nhận về thẩm quyền tối cao của cấp uỷ trong việc ban hành các quyết định, bầu cử Hội đồng nhân dân, thiết lập các cơ quan nhà nước, chọn cử nhân sự... mà nhiều người nghĩ rằng, cơ quan nhà nước là tổ chức chỉ để thực hiện các quyết sách của cấp uỷ. Sự lệch lạc về nhận thức này là một trong những nguyên nhân làm cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân rơi vào sự vụ, hình thức, kém năng động.
Thứ tư, tỉnh uỷ bỏ mất vai trò lãnh đạo, dẫn dắt của mình.
Nhiều lúc, nhiều nơi cấp uỷ đã mặc nhận, thậm chí đồng tình để Uỷ ban nhân dân thực hiện những công việc, những chính sách trái với quy định chung, lợi dụng danh nghĩa “vận dụng sáng tạo” để làm những việc phi pháp chỉ vì lợi ích cục bộ địa phương.
Thứ năm, sự lãnh đạo của tỉnh uỷ bị từ chối.
Có thể do những động cơ khác nhau hoặc sự xung đột trong phong cách, tính cách của các nhân vật chủ chốt cấp uỷ và cơ quan nhà nước, chủ thể lãnh đạo cơ quan nhà nước muốn khước từ sự lãnh đạo của cấp uỷ.
Trong những vấn đề nêu trên, tình trạng chồng lấn về quyền lực được biểu hiện dưới dạng lấn sân là hiện tượng có tính phổ biến mà nguyên nhân sâu xa của nó là do nhận thức quyền lực cấp uỷ là “thống soái” ở mỗi địa phương.
Từ rất sớm, Lênin đã cảnh báo hiện tượng: "Giữa đảng và các cơ quan Xô-Viết, hiện đã có những quan hệ không đúng”. Nhưng, nó chẳng những không được ngăn chặn, mà còn xảy ra khá phổ biến ở các mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa giai đoạn sau đó. Trước khi Đảng cộng sản Liên Xô bị giải tán, sự việc ấy vẫn diễn biến ở mức độ trầm trọng. Một nhà lãnh đạo của Đảng này vào thời gian ấy đã chỉ rõ:
Kết quả là thường dẫn đến chỗ làm giảm tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, dẫn đến chỗ muốn đẩy trách nhiệm này sang các cơ quan Đảng, còn ở các cơ quan này lại tự dưng sinh ra các yếu tố của cách giải quyết công việc theo quan điểm bản vị [17, tr.37].
Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng từng mắc phải lỗi lầm đó và đã gây nên hậu quả nặng nề trong đời sống xã hội. Sau này nhìn lại, nhân vật lãnh đạo đầy uy tín của Đảng nhận thấy:
Hiện tượng quyền lực quá tập trung lại thêm khẩu hiệu lãnh đạo nhất nguyên hoá của Đảng không thích hợp nữa, quyền lực tập trung vào mấy cá nhân lãnh đạo, vào Bí thư thứ nhất, lãnh đạo nhất nguyên hoá trở thành cá nhân lãnh đạo như thế tất nhiên tạo nên chế độ quan liêu, phạm đủ loại sai lầm [126, tr.94].
Đối với nước ta, cách đây hơn 30 năm, đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đã lưu ý: "Phải khắc phục tình trạng lẫn lộn chức năng của Đảng với chức năng của Nhà nước”. Và mặc dù sau đó, hầu như tất cả các Văn kiện Đại hội của Đảng đều có phê phán và nêu phương hướng, giải pháp khắc phục hiện tượng trên, nhưng chưa có chuyển biến căn bản. Rõ ràng, sự việc này đã ẩn chứa những vấn đề lý luận và thực tiễn cần được lý giải.
Sự chồng chéo, trùng lấp giữa lãnh đạo của tỉnh uỷ và cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực làm cho bộ máy cồng kềnh, giảm hiệu lực, kém hiệu quả. Những hạn chế trong sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước sẽ gây trở ngại lớn hơn trong điều kiện nước ta hiện nay. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; gia nhập ngày càng sâu hơn nền kinh tế quốc tế trong một "sân chơi" chung; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Chỉ riêng nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng đủ để xem xét lại cách thức lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước. Đặc trưng cơ bản nhất của một nhà nước pháp quyền là tính tối cao của pháp luật, quyền lực thống nhất, sự thứ bậc trong quan hệ giữa các cơ quan hành chính. Và điều này đặt ra câu hỏi về vị trí, thẩm quyền của cấp uỷ trong tình hình mới.
Thực trạng những năm qua cho thấy, sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước đã có những dấu hiệu không ổn; trong hiện tại và tương lai, để thực hiện mục tiêu cách mạng trọng đại là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cần phải được đổi mới. Những nghiên cứu về Đảng cầm quyền ở nước ta đều nhận thấy rằng:
Là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân, thực hiện quản lý, điều hành mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội chủ yếu bằng Hiến pháp và pháp luật, đòi hỏi phương thức cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng phải được đổi mới cho phù hợp [112, tr.11].
Sự chậm trễ trong nghiên cứu và tiến hành đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh sẽ làm cho tỉnh uỷ rơi vào hoạt động sự vụ, vụn vặt, kém hiệu lực và hiệu quả và nguy cơ lớn hơn, tỉnh uỷ đứng ngoài lề sự phát triển, hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước tuột dần khỏi "tầm tay" của tỉnh uỷ. Từ những vấn đề đã nêu, việc nghiên cứu sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh là một đòi hỏi cấp bách, không những có ý nghĩa cho thực tiễn, mà còn có giá trị về mặt lý luận, vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị trước mắt, vừa đặt cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học sau này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đảng lãnh đạo Nhà nước mà chủ yếu là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Đảng (hoặc cấp uỷ từng cấp) lãnh đạo trên các lĩnh vực cụ thể như: kinh tế, hành chính, tư pháp... là những mảng đề tài lớn được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Điều đó được thể hiện rõ ở một khối lượng công trình đồ sộ, phong phú, với nhiều khía cạnh khác nhau:
- Về lý luận Đảng cầm quyền:
Có các tác phẩm: “Mấy vấn đề về Đảng cầm quyền” của Lê Duẩn, Nxb ST Hà Nội - 1981; “Đảng Cộng sản Liên Xô trong hệ thống chính trị của xã hội Xô Viết”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội - 1986; “Đảng trong hệ thống chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa”, Nxb APN, Mátxcơva-1987; “Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị” Nxb Sự thật, Hà Nội - 1991; “Đảng cầm quyền trong điều kiện hiện nay”, tài liệu tham khảo phục vụ lãnh đạo, nghiên cứu và giảng dạy (Đề tài KX05.09 - Hà Nội 1993); “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo Nhà nước” của Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội - 1996; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cầm quyền” (Tạp chí Cộng sản số 28 tháng 10 năm 2003); “Bản chất của Đảng cầm quyền” của Hoàng Chí Bảo (Tạp chí Cộng sản số 3, tháng 02 năm 2004); “Xây dựng Đảng cầm quyền: Một số kinh nghiệm từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam” của Nguyễn Phú Trọng (Tạp chí Cộng sản số 5-2004); "Xây dựng Đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2004; “Về sự cầm quyền của Đảng” của Nhị Lê (Tạp chí Cộng sản số 16 tháng 8 năm 2006); “Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội trong sự nghiệp đổi mới - một số vấn đề đặt ra” của Hoàng Chí Bảo (Tạp chí Cộng sản số 17 tháng 9 năm 2006).
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng:
Có các tác phẩm: “Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản” của V.Lênin và Stalin, Nxb ST, Hà Nội - 1972; “Đảng trong sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội” Nxb ST, Hà Nội- 1990; "Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới” của Phân viện Đà Nẵng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Đà Nẵng - 2000; “Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước” của Nguyễn Phú Trọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2002; “Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước” của Nhị Lệ (Tạp chí Cộng sản số 30, tháng 10 năm 2002); “Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới đất nước” Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2003; “Tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam” do Đinh Xuân Lý (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005.
- Về thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước:
“Cải cách thể chế chính trị”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội - 1996. “Thể chế Đảng Đảng cầm quyền - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Đặng Đình Tân (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2005. “Về xây dựng thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước hiện nay” của Lê Minh Quân (Tạp chí Cộng sản số 13, tháng 7 năm 2004).
- Về phương thức lãnh đạo của Đảng:
“Về phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số chuyên đề, 12 - 1995; “Phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước” của Trần Đình Huỳnh, Nxb Hà Nội - 2001; “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền cấp quận” của Vũ Hồng Khanh (Tạp chí Cộng sản số 23, tháng 8 năm 2002); “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước” của Lê Đức Bình và Phạm Ngọc Quang (Tạp chí Cộng sản số 19, tháng 7 năm 2003); “Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ở Đảng bộ Sơn La” của Nguyễn Văn Thạo (Tạp chí Xây dựng Đảng số 6 - 2004); “Phương thức lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội” của Nguyễn Khánh và Phạm Ngọc Quang (Tạp chí Cộng sản số 9 tháng 5-2004); “Châu Thành (Bến Tre) đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ” của Nguyễn Văn Huỳnh (Tạp chí Xây dựng Đảng số 10 - 2004); “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của Thang Văn Phúc (Tạp chí Cộng sản số 9/5-2006); “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước” của Nguyễn Khánh (Báo Nhân dân số: 18620 – 03/8/2006); “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ với Uỷ ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn Tiền Giang” của Xuân Tế - Ngọc Chung (Tạp chí Xây dựng Đảng tháng 9-2006); “Đổi mới và tiếp tục hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng trước yêu cầu phát triển đất nước” của Trương Tấn Sang (Tạp chí Cộng sản số 24 tháng 12 – 2006).
- Về sự lãnh đạo của Đảng ở một cấp hoặc một lĩnh vực cụ thể:
Có các tác phẩm “Đổi mới quan hệ giữa Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân cấp phường trong điều kiện kinh tế thị trường” của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1995; “Sự lãnh đạo kinh tế của tỉnh uỷ"(đề tài cấp Bộ) của Lưu Văn Sùng, Hà Nội – 1999; “Hoàn thiện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác Tư pháp” của Trần Đại Hưng (Tạp chí Cộng sản số 21, tháng 11 năm 2004); “Đảng lãnh đạo xây dựng nền hành chính nhà nước Việt Nam trong sạch, dân chủ và hiện đại” của Nguyễn Khánh (Tạp chí Cộng sản số 20, tháng 10 năm 2006).
Dĩ nhiên, sự phân chia trên đây chỉ là tương đối. Và mặc dù đứng với các góc độ và phạm vi đề cập khác nhau, các tác giả đều có sự tương đồng về những điểm chính sau đây:
Thứ nhất, lý luận về Đảng lãnh đạo:
Một số chuyên luận đề cập sâu về khái niệm, quan niệm Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo và quản lý. Một số tác giả làm rõ khái niệm về Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền, trong đó các tác giả có sự thống nhất khá cao về nội dung Đảng lãnh đạo.
Thứ hai, trong điều kiện có chính quyền, Đảng lãnh đạo phải thông qua các cơ quan nhà nước:
Nội dung này được nhiều tác giả bàn luận và có chung quan điểm. Tiêu biểu của luận điểm này được ghi nhận trong tác phẩm “Mấy vấn đề về Đảng cầm quyền”. Cụ thể là:
Nhiệm vụ của Đảng khi chưa có chính quyền là giác ngộ, tổ chức quần chúng đấu tranh lật đổ ách thống trị của giai cấp bóc lột để giành lấy chính quyền. Khi đã có chính quyền thì nhiệm vụ của Đảng là xây dựng và giữ vững chính quyền, triệt để sử dụng và phát huy quyền lực của chính quyền để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, trấn áp các lực lượng chống đối [23, tr.99].
Thứ ba, thành tựu của sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo:
Các tác giả chứng minh thành tựu đổi mới toàn diện của đất nước do Đảng lãnh đạo (tác phẩm: “Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước”, “Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới”, “Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới đất nước”...).
Thứ tư, tính tất yếu về sự đổi mới của Đảng:
Các tác giả đã làm rõ thực trạng, yêu cầu của đất nước, của thế giới để chỉ ra tính tất yếu của việc Đảng phải đổi mới.
Tinh thần cơ bản là Đảng tự đổi mới để đổi mới xã hội, Đảng phải đổi mới để củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng (tác phẩm “Đảng trong sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội”...).
Thứ năm, việc đổi mới phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản:
Các tác giả đều kiến nghị việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước phải tôn trọng các nguyên tắc như bảo đảm sự ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tiến hành thận trọng.
Thứ sáu, Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng với hình thức và phương pháp mới:
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là một trong những chủ đề lớn được nhiều người đề cập. Kể từ khi nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn nêu lên vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ thứ XX, việc bàn luận chủ đề này tái bắt đầu từ những năm 90 được kéo dài mãi đến nay và nó là một nội dung lớn của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X). Các tác giả đều nhất trí rằng, Đảng lãnh đạo Nhà nước phải thông qua đường lối, chính sách; sự thuyết phục của tổ chức đảng và gương mẫu của cán bộ, đảng viên; việc kiểm tra, giám sát của Đảng, của nhân dân đối với cơ quan, công chức nhà nước và thực hiện thẩm quyền đối với công tác cán bộ.
Dù tực tiếp hay gián tiếp tiếp, các tác phẩm nêu trên đã có những gợi ý tốt cho Luận án. Tuy nhiên, dưới góc độ chính trị học, chuyên đề về sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh - một cấp có tính chiến lược này - còn thiếu vắng. Luận án này cố gắng kế thừa những giá trị quý báu đã có, tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề cần được làm sáng tỏ trong điều kiện nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về Đảng lãnh đạo, cụ thể là Đảng lãnh đạo Nhà nước, Luận án phân tích thực trạng về sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh, nêu lên phương hướng và giải pháp đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong tình hình hiện nay nhằm tăng cường vai trò và hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với các cơ quan nhà nước và toàn xã hội.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về Đảng lãnh đạo Nhà nước và thực chất, nội dung, yêu cầu của sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với chính quyền cấp tỉnh.
- Khảo sát, phân tích thực trạng, làm rõ mặt tốt và hạn chế cũng như những vấn đề bức xúc đặt ra trong sự lãnh đạo của cấp uỷ tỉnh đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh.
- Nêu phương hướng, giải pháp đổi mới sự lãnh đạo của cấp uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong điều kiện nước ta hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đảng cầm quyền, về quyền lực chính trị và thực thi quyền lực chính trị, mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp hệ thống để xác định vị trí và mối tương quan giữa các chủ thể trong hệ thống chính trị, nhất là mối quan hệ cơ bản giữa Đảng và Nhà nước, Trung ương với địa phương.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp lịch sử - logic; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp điều tra - phỏng vấn; gắn lý luận với thực tiễn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong giai đoạn từ đổi mới đến nay, dẫn chứng tư liệu từ thực tiễn của tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Nghệ An, thành phố Hải Phòng. Mặc dù luận án phân tích một số tỉnh, nhưng phạm vi luận án đề cập đến sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước của cả nước nói chung. Tuy mỗi tỉnh có những đặc điểm khác nhau, nhưng nội dung và thẩm quyền của cấp tỉnh là thống nhất. Và do đó, kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa cho các tỉnh, thành và các cấp hành chính trong toàn quốc.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã hệ thống hoá, phân tích các khái niệm lãnh đạo, đảng lãnh đạo, lý luận về đảng cầm quyền; phản ánh và phân tích thực trạng sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước; góp phần luận giải rõ thêm lý luận về sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với các cơ quan nhà nước cấp tỉnh; đưa ra ý kiến mới về nội dung, mô hình lãnh đạo toàn diện nhưng không can thiệp trực tiếp, xây dựng uy tín lãnh đạo, khắc phục tập trung quyền lực tuyệt đối và dự báo các xu hướng lớn cần tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị ở địa phương.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần hình thành nội dung, mô hình, phương thức cụ thể hơn về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước ở địa phương và giúp cho tỉnh ủy tiếp cận đầy đủ tính khoa học trong lãnh đạo, quản lý. Luận án có giá trị không chỉ cho cấp uỷ địa phương trực thuộc Trung ương, mà còn cho các cấp uỷ theo địa giới hành chính nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy, đào tạo cán bộ trong hệ thống chính trị nước ta.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO
NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
1.1. KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠO, ĐẢNG LÃNH ĐẠO VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm lãnh đạo, đảng lãnh đạo
Từ ngàn xưa, hoạt động của con người luôn gắn liền với tính cộng đồng xã hội. Cộng đồng xã hội dù ở quy mô nào cũng đòi hỏi phải được tổ chức và được quản lý. Chính vì vậy, quan hệ lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo là quan hệ chính yếu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Cho nên, vấn đề lãnh đạo và quản lý đã trở thành đối tượng nghiên cứu, bàn luận của các nhà tư tưởng, các nhà chính trị. Thông thường, khi nói đến lãnh đạo, người ta hay nghĩ đến vai trò của những cá nhân đầy quyền lực, tác động mạnh mẽ vào tổ chức mà người đó đứng đầu và thường là trên phạm vi quốc gia. Cách hiểu trên đây thiên về hướng đồng nhất sự lãnh đạo nói chung với vai trò lãnh đạo của các vĩ nhân, thường được thể hiện trong các học thuyết trước học thuyết C.Mác. Mặc dù các học thuyết chính trị xã hội khác nhau có nêu ý niệm về lãnh đạo, nhưng nó chỉ thực sự được mổ xẻ vào những thế kỷ gần đây, nhất là ở thế kỷ XX. Phần lớn các nghiên cứu cũng chỉ chú trọng vào hiệu quả lãnh đạo và do đó, tập trung giải thích về năng lực, hành vi, phẩm chất và những yếu tố liên quan (tính mục đích, ý chí kiên cường, lòng can đảm, lòng nhân ái và lòng tốt, chính trực và lương thiện, tính khiêm nhường, công bằng và bình đẳng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, phát triển đội ngũ lãnh đạo…) xác định khả năng của người lãnh đạo ảnh hưởng tới người khác nhằm đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước trên thế gới đã xuất bản rất nhiều công trình nghiên cứu về lãnh đạo, quản lý. Ở nước ta, mãi tới những năm gần đây mới xuất hiện những đầu sách, chuyên luận bàn về lãnh đạo, quản lý. Trong các tác phẩm này, trước khi trình bày về những nội dung chính, các tác giả thường dành hẳn một phần hoặc một chương bàn về khái niệm lãnh đạo. Trong nhiều công trình, các tác giả chỉ ra rằng, thuật ngữ lãnh đạo tương đồng với các khái niệm: “chỉ huy”, “soái lĩnh”, “trị nước”, “cầm quân”, “tiết chế”, “tư lệnh”, “cai quản”, “tri nhậm”, “cai trị”, “đầu lĩnh”, “tướng lệnh”, “quân lệnh”, “dụng nhân”, “kinh bang tái thế”, “bá đạo, vương đạo”, hoặc “king”, “chief”, “head”, “captain” v.v. Có người làm rõ nội hàm của khái niệm: “Lãnh đạo là sự ảnh hưởng (tác động) mang tính tương tác, được thực hiện trong một tình huống, được chỉ đạo, thông qua quá trình thông tin để đạt tới những mục tiêu cụ thể” (Tannenbaum, Weschler và Masarik, 1961); “Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt tới mục tiêu" (Rauch và Behing, 1984)... [61, tr.14]. Từ việc tìm dấu hiệu chung của Khái niệm, có tác giả đã khái quát:
Lãnh đạo là một chức năng hoạt động xã hội của con người (cá nhân hay tập thể) bằng phương pháp tác động, gây ảnh hưởng, thuyết phục (một cá nhân, một tập thể, một cộng đồng xã hội, một dân tộc) nhằm tổ chức các mối quan hệ, tập hợp các thành viên để huy động mọi khả năng và ý chí của họ hành động đạt nhưng mục tiêu chung đã xác định [83, tr.35].
Có tác giả đi sâu vào việc phân biệt khái niệm lãnh đạo với khái niệm quản lý, chỉ ra dấu hiệu đặc trưng của khái niệm lãnh đạo ở chỗ nó hướng vào việc:
Nhận thức, lãnh hội quan điểm, xây dựng tầm nhìn, lý tưởng, sứ mệnh của hệ thống; Làm sáng tỏ được thực trạng vận động của hệ thống (bao gồm việc phân tích các mâu thuẫn trong quá trình phát triển), phát hiện nhân tố mới; Tổng kết được quy luật, xu thế phát triển của hệ thống; Đề xuất các phương án chiến lược phát triển hệ thống [115, tr.18].
Nói khái quát nhất, lãnh đạo là: "đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện” [125, tr.568].
Mặc dù khai thác, nhấn mạnh ở những điểm khác nhau, nhưng phần lớn các tác giả đều nhất trí đặc trưng của lãnh đạo là tính định hướng và sự vươn tới việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Tổng hợp các yếu tố đã nêu, có thể hiểu rằng lãnh đạo là khả năng, tài năng vạch phương hướng, chỉ đường và bằng ý chí, niềm tin, phẩm hạnh của mình (của tổ chức) nhằm lôi cuốn, cổ vũ mọi người thực hiện mục tiêu của cá nhân, tổ chức đã định. Trên địa hạt chính trị, khái niệm lãnh đạo gần đồng nghĩa với quyền lực chính trị, tức là “quyền lực của một giai cấp hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội (hoặc của nhân dân - trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội), nó nói lên khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích của mình” [122, tr.195].
Trên nền nhận thức chung về khái niệm lãnh đạo, nhiều tác giả đã đề cập đến khái niệm lãnh đạo trong chính trị - khái niệm đảng lãnh đạo. Một số tác giải luận giải khái niệm này xuất phát từ mục đích của tổ chức: “Đảng chính trị được hiểu là một nhóm người được tổ chức để giành và thực thi quyền lực” [1, tr.304]; “Chính đảng như một nhóm người cùng chung một lý tưởng chính trị, kết hợp lại thành một tổ chức để chinh phục chính quyền hay để tham gia vào chính quyền… Ảnh hưởng của chính đảng trên các cơ cấu chánh phủ là rất dễ hiểu vì, các chính đảng đảm nhiệm việc cán bộ hóa không những những cử tri và ứng cử viên mà còn cả các nghị sĩ và tổng, bộ nữa” [111, tr.48]. Trong vài năm gần đây, hàng loạt công trình nghiên cứu về đảng nói chung, Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng đã lý giải nhiều về đảng lãnh đạo. Sự đồng thuận cao về khái niệm đảng lãnh đạo thể hiện ở: tính định hướng chính trị, tổ chức lực lượng, thuyết phục, truyền bá các quan điểm tư tưởng nhằm lôi kéo các tầng lớp khác trong xã hội đi theo và thực hiện những mục tiêu chính trị của đảng. §¬ng thêi, Lênin cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng còn mềm dẻo hơn nhiều so với việc “chỉ huy nhẹ nhàng của một viên nhạc trưởng”. Đảng lãnh đạo là việc định hướng chính trị, đề ra chủ trương và tuyên truyền, cảm hóa, thu hút, lôi cuốn các lực lượng, các tầng lớp, các giới tham gia thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chính trị ấy. Còn khi nói đảng cộng sản lãnh đạo là nói đảng đưa ra những định hướng về quan điểm, nguyên tắc xây dựng đất nước theo mục tiêu của chủ nghĩa xã hội; lựa chọn các nội dung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và vận động, thuyết phục, tổ chức các tầng lớp nhân dân thực hiện cho bằng được các nội dung ấy.
Tiến thêm một bước, một số tác giả còn phân biệt khái niệm đảng lãnh đạo và đảng cầm quyền. Thật ra, các thuật ngữ “đảng cầm quyền”, “đảng chấp chính”, “đảng nắm chính quyền” đã được dùng từ lâu ở các nước phương Tây để chỉ rõ vai trò, vị thế và trách nhiệm của một đảng khi đã có chính quyền; phân biệt đảng nắm chính quyền với những đảng không nắm chính quyền, chưa giành được chính quyền hoặc ở vị trí đối lập. Người ta nhận thấy rằng; “hễ đảng nào trong tổng tuyển cử mà chiếm được trên 50% số ghế trong quốc hội thì đảng đó trở thành đảng cầm quyền, nếu không đủ thì có thể liên minh các đảng để cầm quyền” [101]. Dù diễn đạt từ ngữ hoặc chỉ ra các dấu hiệu có sự khác nhau trong chi tiết, nhưng hầu hết các ý kiến đều thống nhất rằng: “Đảng cầm quyền có nghĩa là đảng lãnh đạo chính quyền, chi phối chính quyền, làm cho mọi hoạt động của chính quyền thể hiện và thực hiện tư tưởng, đường lối của đảng đó, phù hợp với lập trường và phục vụ cho lợi ích của giai cấp, tầng lớp mà đảng đó đại diện” [113, tr.17].
Xét về bản chất, đảng cầm quyền tức là đảng lãnh đạo trong điều kiện có chính quyền. Đảng cầm quyền là đảng đã chi phối, dẫn dắt chính quyền, sử dụng quyền lực nhà nước trên thực tế để thực hiện mục tiêu chính trị của ®ảng.
1.1.2. Quan điểm Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đảng lãnh đạo nhà nước
Theo các nhà sáng lập học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, đảng lãnh đạo hay đảng cầm quyền (khi đảng giành được chính quyền) là một tất yếu lịch sử. Đây là một kết quả bắt nguồn từ cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã chỉ rõ: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thật sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” [71, tr.610].
Với quan điểm khoa học lịch sử, C.Mác đã chứng minh quyền lãnh đạo lịch sử đã chuyển sang tay giai cấp vô sản bởi những lực lượng sản xuất xã hội, đã phát triển lên đến mức mà giai cấp tư sản không có thể chế ngự được nữa, chỉ còn đợi đến lúc giai cấp vô sản đoàn kết lại, đoạt lấy những lực lượng sản xuất đó để thiết lập nên một chế độ đem lại cho mỗi thành viên của xã hội khả năng tham gia không những vào công việc sản xuất, mà cả vào việc phân phối và quản lý của cải xã hội và nhờ đó tổ chức kế hoạch toàn bộ nền sản xuất, làm tăng thêm những lực lượng sản xuất và những sản phẩm do lực lượng sản xuất đó tạo ra đến mức đảm bảo thoả mãn được những nhu cầu hợp lý ngày càng tăng của mỗi người.
Dĩ nhiên, trong cuộc đấu._. tranh giai cấp có tính lịch sử này, giai cấp vô sản cần có một đảng chân chính lãnh đạo - Đảng Cộng sản. Trong lịch sử đấu tranh giai cấp, chưa có giai cấp nào giành thắng lợi mà lại không xây dựng được cho mình một đảng cách mạng. Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp vô sản. Đó là những người kiên quyết nhất, là bộ phận cổ vũ tất cả những bộ phận khác; họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản. Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục địch trước mắt của tất cả đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền. Tính quy luật của lịch sử là: chủ nghĩa tư bản nhất định được thay thế bằng chủ nghĩa cộng sản và người có vai trò thực hiện bước thay đổi thế giới là giai cấp công nhân mà Đảng Cộng sản là đội tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Đương thời, C.Mác và Ph.Ăngghen rất quan tâm xây dựng tổ chức cách mạng, tiến hành cách mạng vô sản, lật đổ chế độ tư bản, hướng nhân loại đến xã hội mới, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là một sự nghiệp lâu dài và được tiến hành bởi toàn bộ giai cấp vô sản trên toàn thế giới, nhưng để làm được điều đó giai cấp vô sản ở mỗi nước phải tiến hành cuộc các mạng ngay tại nước mình. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc. Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã” [71, tr.611]. Và “Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng thành một giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu” [71, tr.623-624].
Do chưa có tiền đề khách quan về đảng cầm quyền nên C.Mác và Ph.Ăngghen chưa phát biểu được những vấn đề cụ thể về đảng trong điều kiện có chính quyền. Việc xuất hiện Công xã Pari cũng chỉ đủ để các ông nêu những kinh nghiệm về giữ chính quyền.
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác về đảng, Lênin đã tích cực đấu tranh để bảo vệ học thuyết Mác. Người đã phê phán gay gắt các quan điểm xét lại, duy tâm về Đảng cộng sản, về cách mạng vô sản, kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo về “Đảng kiểu mới”. Theo Lênin, “Đảng kiểu mới” phải là một tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, bao gồm những người giác ngộ cách mạng cao, có thể xuất thân từ mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội nhưng tự nguyện hy sinh vì lý tưởng cộng sản, trung thành với cách mạng, với nhân dân. Người khẳng định rằng:
Không có một đảng sắt thép được tôi luyện trong đấu tranh, không có một đảng được sự tín nhiệm của tất cả những phần tử trung thực trong giai cấp nói trên, không có một đảng biết nhận xét tâm trạng quần chúng và biết tác động vào tâm trạng đó, thì không thể tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh ấy được [64, tr.31].
Chỉ có một đảng chân chính mới bảo đảm duy nhất cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản tác động đến mọi quá trình xã hội, trước hết là thông qua hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội. Vai trò lãnh đạo của đảng là ở chỗ nó lãnh đạo nhà nước, các tổ chức xã hội, thông qua các tổ chức này, lãnh đạo toàn bộ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lênin chỉ ra rằng: “trong nước cộng hoà chúng ta, không có một vấn đề chính trị hay tổ chức quan trọng nào do một cơ quan nhà nước giải quyết mà lại không có chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng” [65, tr.38]. Tuy nhiên, sau khi lãnh đạo chính quyền trong thời gian ngắn, Lênin cũng đã nhận ra sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có những dấu hiệu “trục trặc”. Người đã yêu cầu: Cần phân định một cách rõ ràng hơn nữa những nhiệm vụ của Đảng (và của Ban Chấp hành Trung ương của nó) với nhiệm vụ của chính quyền Xô - Viết; tăng thêm trách nhiệm và tính chủ động cho cán bộ Xô - Viết và các cơ quan Xô - Viết, còn về Đảng thì dành quyền lãnh đạo chung công tác của tất cả các cơ quan Nhà nước gộp chung lại, mà không can thiệp một cách quá thường xuyên, không chính quy và thường là nhỏ nhặt như hiện nay.
Nhưng, những lời chỉ dẫn xác đáng này không phải lúc nào cũng được các đảng cộng sản tổ chức thực hiện nghiêm túc và trong một số trường hợp, nó bị bỏ qua một cách cố tình.
Ngay từ những ngày đầu trở về nước hoạt động cách mạng, cùng với việc xây dựng đường lối, chiến lược, sách lược cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng tổ chức Đảng. Người xác định: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” [72, tr.267-268]. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về đảng kiểu mới, Người ra sức huấn luyện, đào tạo, xây dựng và rẻn luyện những người ưu tú xuất hiện từ các giai cấp, tầng lớp lao động để hình thành một đảng cách mạng chân chính. Theo Người, Đảng chính là “con nòi, xuất hiện từ giai cấp lao động”, Đảng nhận lấy sứ mệnh, sự ủy thác của nhân dân thực hiện nguyện vọng của nhân dân. Từ việc nhận thức sâu sắc về cội nguồn của quyền lực và mục tiêu cao cả của đảng cộng sản, Người nhắc nhở, yêu cầu mỗi người trong tổ chức rằng: “đã hy sinh làm cách mệnh thì làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” [72, tr.270]. Người đề cập rất nhiều lần là: “Đảng chỉ có một điều là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ngoài ra, không còn có lợi ích nào khác” [76, tr.462] và theo Người, đó là điều hiển nhiên vì: “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” [74, tr.698]. Do đó, Người nhấn mạnh: “Tất cả mọi việc, Đảng phải lo. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, đấu tranh thống nhất nước nhà, Đảng phải lo” [76, tr.464]. Mãi cho tới những ngày chuẩn bị “đi xa”, Người còn yêu cầu: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [21, tr.37]. Người cũng yêu cầu Chính phủ (suy rộng ra là cơ quan nhà nước các cấp) phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy: “Việc gì có lợi cho dân thì phải làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh” [73, tr.22]. Đối với Người, nhà nước là của dân. Đảng đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động lãnh đạo nhà nước thực thi nhiệm vụ mà dân tộc giao phó. Do vậy, quyền lực là thống nhất, không có sự phân chia về quyền lực. Người cho rằng: “Trong Đảng và Nhà nước ta có sự phân công chặt chẽ như các bộ phận trong chiếc đồng hồ: Cái kim dây cót khác nhau nhưng hợp tác chặt chẽ với nhau. Thiếu một bộ phận nào cũng không được”[75, tr.555-556]. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng lưu ý rằng, trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, để tránh được những sai lầm, khuyết điểm, Đảng cần phải không ngừng phát huy dân chủ trong sinh hoạt và công tác, đảm bảo sự lãnh đạo tập thể, đi đúng đường lối quần chúng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, chống chuyên quyền độc đoán, kéo bè, kéo cánh. Và để bảo đảm phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”. Đây cũng chính là một nội dung lớn mà các đảng cộng sản cầm quyền, trong đó có Đảng ta đã dày công nghiên cứu, thiết kế mô hình và tổ chức thực hiện.
Tiếp tục bổ sung tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, Đảng ta từng bước hoàn thiện về quan niệm Đảng lãnh đạo Nhà nước và cơ quan nhà nước các cấp. Ngay vào những năm đầu thống nhất Tổ quốc, lãnh đạo Nhà nước trên phạm vi cả nước, Đảng ta đã sớm đặt vấn đề rất đúng đắn rằng: “Đảng lãnh đạo cách mạng bằng đường lối, chính sách của mình và chủ yếu thông qua Nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước” [37, tr.52]. Trên cơ sở kinh nghiệm thành công và sai lầm, khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, lãnh đạo Nhà nước nói riêng, Đảng ta xác định những quan điểm, nội dung Đảng lãnh đạo Nhà nước mang tính định hướng cho cả thời kỳ mới. Đó là:
Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị [39, tr.329].
Tư duy sáng suốt này vẫn được tiếp tục dẫn dắt hành động trong toàn Đảng hiện nay. Có thể nhận thấy rằng, mạch tư duy về nội dung Đảng lãnh đạo Nhà nước được xác định khá rõ: Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, các nghị quyết, nguyên tắc giải quyết các vấn đề lớn, có ý nghĩa chính trị quan trọng. Đảng tập trung lãnh đạo xây dựng Nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, có phân công, phân cấp hợp lý, tôn trọng, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và người đứng đầu các tổ chức trong công tác cán bộ. Đảng kết hợp chặt chẽ việc lãnh đạo và kiểm tra bộ máy nhà nước thông qua tổ chức đảng và cá nhân đảng viên hoạt động trong cơ quan nhà nước.
Trung thành và nhất quán với tư tuởng của các nhà sáng lập học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm các nước và tổng kết hoạt động thực tiễn trong nước, từng bước định hình được những quan điểm, nội dung và phương thức lãnh đạo đối với nhà nước phù hợp với nền chính trị hiện đại. Mặc dù những vấn đề “cốt lõi” đã được giải đáp và là nền tảng cho các hoạt động lãnh đạo Nhà nước cả ở cấp vĩ mô và vi mô, nhưng thực tiễn đời sống chính trị đang đòi hỏi câu trả lời về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước như thế nào trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền và trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.
Có thể nhận thấy, hầu hết các lý thuyết gia theo quan niệm phương Tây đều cho rằng hệ thống độc đảng có những nhược điểm căn bản của nó. Về mặt phát triển kinh tế, nó bị xao lãng vì những nhà lãnh đạo chú trọng đến sự củng cố địa vị chính trị của họ hơn. Về phương diện kỹ thuật tổ chức, chính quyền và đảng có khuynh hướng không phân biệt với nhau và rằng: “Một chánh quyền giám hộ có thể là một dụng cụ thành lập một quyền hành trung ương mạnh nhưng sự phát huy tinh thần dân chủ, sự dung tha những quan niệm dị biệt, sự chấp nhận đối lập có thể nắm quyền khó có thể nẩy nở trong một bầu không khí độc tài” [111, tr.147]. Tuy có sự thiên lệch trong nhìn nhận vấn đề, nhưng những quan ngại đó cần được làm rõ. Thực ra, chế độ chính trị dân chủ và một nhà nước dân chủ không hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật tổ chức. Cơ sở của nền dân chủ bắt nguồn từ tính chất giai cấp của giai cấp cầm quyền. Bản chất của nhà nước không thay đổi bởi một đảng hay đa đảng lãnh đạo. Các quyết sách của nhà nước bao giờ cũng là ý chí của giai cấp cầm quyền mà đảng của nó là đại diện. Đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước - Đảng của giai cấp công nhân, chẳng những đại diện cho lợi ích của giai công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, mà còn đại diện lợi ích các tầng lớp nhân dân lao động. Đảng giữ vai trò lãnh đạo duy nhất trong hệ thống chính trị, đặc biệt là nhà nước là ®iÒu kiÖn tiªn quyÕt b¶o ®¶m thực hiện quyền dân chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là nển tảng của dân chủ xã hội, bởi có tư liệu sản xuất, người lao động tự định đoạt về cách thức sản xuất, quản lý, phân phối và nhờ đó quyết định cuộc sống của mình. Cơ sở chính trị, kinh tế và xã hội này bảo đảm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa dân chủ “gấp triệu lần” so với nhà nước tư sản. LÞch sö ®· chøng nhËn r»ng, nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n cña d©n chñ, nh©n quyÒn mang tÝnh nh©n v¨n cao c¶, nh b¶o ®¶m ®êi sèng, ch¨m sãc søc kháe, ®¸p øng nhu cÇu nhµ ë, gi¸o dôc, c«ng ¨n viÖc lµm, gi¶m thiÓu tÖ n¹n x· héi… lµ nh÷ng lÜnh vùc chØ cã ®îc díi chÕ ®é x· héi chñ nghÜa do ®¶ng céng s¶n l·nh ®¹o. ChÝnh nh÷ng u viÖt vÒ kinh tÕ, x· héi, v¨n hãa, tinh thÇn, khoa häc – kü thuËt cña chÕ ®é x· héi chñ nghÜa ®· t¹o ra ®éng lùc thóc ®Èy cuéc ®Êu tranh cña ngêi lao ®éng tßan thÕ giíi, buéc chñ nghÜa t b¶n ph¶i ®iÒu chØnh chÝnh s¸ch kinh tÕ – x· héi, n©ng cao phóc lîi x· héi, chó träng dÞch vô c«ng thiÕt yÕu nh gi¸o dôc, y tÕ, b¶o hiÓm, th«ng tin… Thùc tiÔn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi cách mạng Việt Nam. Nhân dân Việt Nam thừa nhận Đảng là tổ chức duy nhất lãnh đạo trong xã hội không chỉ bằng nhận thức khoa học, ý thức chính trị, mà còn và thậm chí quan trọng hơn: “bằng những thành tựu thực tế trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, bằng những lợi ích, những giá trị, những tiến bộ, những điều tốt đẹp mà Đảng đang và sẽ mang lại cho giai cấp, cho nhân dân, cho dân tộc” [97]. Tuy nhiên, vÒ mÆt khoa häc tæ chøc quyÒn lùc, sù ®éc t«n cña mét tæ chøc nµo ®ã dÔ dÉn ®Õn sù ®éc quyÒn, l¹m dông quyÒn lùc. LÞch sö c¸c chÕ ®é chÝnh trÞ nãi chung, cña chñ nghÜa x· héi nãi riªng ®· tõng m¾c ph¶i hiÖn tîng nµy. Do vËy, c¸c thÓ chÕ chÝnh trÞ hiÖn ®¹i, c¸c ®¶ng céng s¶n ®æi míi rÊt chó träng thiÕt lËp c¬ chÕ ph©n quyÒn vµ thùc thi d©n chñ. Để đề phòng nguy cơ độc đoán chuyên quyền, đảng cầm quyền phải thiết kế và thực thi cho bằng được cơ chế phân công quyền lực, giám sát quyền lực và hình thức dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp). Về mặt cơ chế lãnh đạo, đảng cộng sản các nước, cũng như Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định khá rõ: Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng những định hướng lớn, thông qua việc xây dựng tổ chức bộ máy và cán bộ của Đảng công tác trong các cơ quan nhà nước, thực hiện việc kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị và sự nêu gương của Đảng. Về mặt thực thi dân chủ, Đảng luôn luôn tìm tòi để hoàn thiện chế dộ dân chủ trong Đảng và ngoài xã hội, xem dân chủ trong Đảng là yếu tố quyết định nhất, thực hành tự phê bình và phê bình trong Đảng, áp dụng hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Dân chủ trực tiếp xuất hiện từ thời cổ đại. Còn dân chủ gián tiếp thì phát triển dưới chế độ tư bản. Đặc trưng cơ bản của dân chủ tư sản là dân chủ gián tiếp thông qua chế độ đại nghị và tam quyền phân lập. Sự kết hợp giữa dân chủ trực tiếp với dân chủ gián tiếp tạo nên nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Có thể hình dung, dân chủ gián tiếp là nhất thời. Trong tương lai, dân chủ trực tiếp sẽ được xác lập bền vững. Quá trình phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình mở rộng dân chủ, thu hút đông đảo nhân dân lao động tham gia vào công việc quản lý nhà nước. Tuỳ mức độ chín muồi của những điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là mức độ nhận thức và năng lực quản lý của đông đảo nhân dân mà chuyển dần quyền lực từ đảng và nhà nước về nhân dân. Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước; xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân; xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; bộ máy nhà nước, các thiết chế khác trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ đề xuất ý kiến với Đảng trong quá trình xây dựng, hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Các nội dung “nhân quyền” này đã được lãnh tụ Hồ Chí Minh quán triệt trong đội ngũ cán bộ ngay khi chuẩn bị thành lập Đảng và được nhắc đi nhắc lại trong các văn kiện của Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nêu: “Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân” [40, tr.125] và: “Thực hiện đồng bộ các chính sách và luật pháp của Nhà nước nhằm phát huy dân chủ (dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và chế độ tự quản của cộng đồng dân cư) và giữ vững kỷ cương trong xã hội” [40, tr.117] để vươn tới một xã hội mà trong đó: “sự cai quản nhân dân do chính nhân dân đảm nhiệm” như nhà sáng lập học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học đã phác họa.
Cùng với nội dung đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện đảng duy nhất cầm quyền mà khắc phục được tình trạng chuyên quyền, việc đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền cũng được giải thích trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nó. Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhân loại về xây dựng nhà nước, Đảng ta đi đến kết luận mang tầm chiến lược: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ, năm 1991). Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là quản lý xã hội bằng pháp luật, tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nhưng, nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm khác nhau. Mặc dù về hình thức, hai nhà nước này đều của nhân dân, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhưng chỉ có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới thật sự của đại da số nhân dân được bảo đảm bằng pháp lý và trên thực tế. Luật pháp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới có thể thể hiện đầy đủ, sâu sắc ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước là điều kiện tiên quyết để nhà nước là của nhân dân. Đảng cộng sản là người đại diện cho giai cấp công nhân mà lợi ích của giai cấp này thuộc về đa số nhân dân lao động. Đảng cộng sản xây dựng đường lối chính trị, chính sách lớn phản ánh lợi ích của người lao động thông qua nhà nước biến thành luật, quy định và lãnh đạo kiểm tra, tổng kết diễn biến của đời sống xã hội để tiếp tục bổ sung, sửa đổi bảo đảm cho nhà nước hoạt động đúng hướng. Đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước nhưng tuân thủ theo pháp luật bởi chính luật pháp thể hiện tư tưởng chỉ đạo của chính đảng mình. Như vậy, vấn đề còn lại ở chỗ xây dựng thiết chế và tổ chức thực hiện sao cho đảng thật sự là hạt nhân của hệ thống chính trị. Để có thể thực hiện được sứ mạng thiêng liêng như đã tuyên bố “Lập đảng vì công, cầm quyền vì dân”, đảng cộng sản phải tự đổi mới chính mỉnh. Trước hết, Đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền thể hiện qua việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đúng và tổ chức thực hiện sáng tạo, có hiệu quả đường lối đó. Muốn vậy, phải chú ý nhiều hơn đối với việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, giải đáp kịp thời những vấn đề đòi hỏi của cuộc sống, xây dựng nền tảng tư tưởng, lý luận vững chắc cho sự nghiệp đổi mới. Thứ hai, lãnh đạo việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững kỷ luật kỷ cương. Tự bản thân Đảng và các tổ chức đảng phải tôn trọng pháp luật, gương mẫu chấp hành pháp luật, giới hạn quyền lực; đấu tranh chống sự lạm quyền, biến quyền lực của nhân dân thành quyền lực của cá nhân; tiếp tục đổi mới phương thức xây dựng pháp luật, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thứ ba, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Cụ thể hoá và hiện thực hoá phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đối với cán bộ, đàng viên dù công tác bất cứ cơ quan nào cũng phải hiểu mình là người “đày tớ” của nhân dân, có phong cách “trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân”. Thứ tư, tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xây dựng bộ máy Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp: giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách rõ ràng, minh bạch; xử lý các vi phạm đúng luật, công bằng, không để còn tình trạng “nhẹ trên, nặng dưới”; sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, phân công quyền lực, giao quyền, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò giám sát của nhân dân và sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng.
Với tất cả những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân cũng chính là đòi hỏi về một đảng cách mạng chân chính. Có đảng, nhà nước mới thật sự là nhà nước của nhân dân; ngược lại, thông qua nhà nước, đảng có cơ sở vững chắc để phục vụ nhân dân. Sự hội tụ của các chủ thể này là một bước tiến lớn của lịch sử, đồng thời là bước quá độ để nhân dân lao động tiến từ “vương quốc tất yếu” đến “vương quốc tự do”.
1.2. VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
1.2.1. Vị trí, vai trò của đảng bộ, của tỉnh uỷ trong hệ thống chính trị ở địa phương
Cấp tỉnh đã có bề dày lịch sử hình thành tương đương như lịch sử hình thành cấp xã. Theo đó, tổ chức bộ máy ở đây cũng đòi hỏi phải hoàn chỉnh, thậm chí còn cần hoàn chỉnh hơn cấp xã, do chính quy mô hoạt động, tính phức tạp và sự đa dạng của bản thân cấp tỉnh. Có ý kiến rất thuyết phục khi cho rằng:
So với cấp hành chính, thì cấp tỉnh có nhiều ưu thế hơn về địa bàn, cùng số lượng dân cư. Do vậy tỉnh đa dạng hơn trong khả năng phát triển kinh tế, phù hợp với công việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Sự phát triển đi lên của đất nước phải bằng tổng hợp các sự phát triển của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [24, tr.59].
Nhận thức được tầm quan trọng của cấp tỉnh, Đảng ta rất chú ý xây dựng đảng bộ ở cấp này. Trong lịch sử hình thành và phát triển về mặt tổ chức Đảng, các cấp bộ đảng địa phương có thể có những cấp trung gian như: Trung ương Cục miền Nam, Xứ ủy, Khu uỷ, liên tỉnh uỷ…, nhưng đảng bộ tỉnh bao giờ cũng tồn tại, có vị trí đặc biệt. Đảng bộ là hạt nhân của hệ thống chính trị của một cấp, lãnh đạo các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, lãnh đạo về mặt Đảng các cơ quan trung ương đóng tại địa bàn thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Cơ quan lãnh đạo của đảng bộ địa phương là đại hội đại biểu “Đại hội thảo luận văn kiện của cấp uỷ cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định nhiệm kỳ tới; bầu cấp uỷ; bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên” [41, tr.31]. Giữa 02 kỳ đại hội, cấp uỷ chịu trách nhiệm với đại hội đại biểu “lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu; nghị quyết, chỉ thị của cấp trên” [41, tr.32].
Như vậy, cấp uỷ địa phương mà cụ thể ở đây là tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ được đảng bộ uỷ nhiệm, giao quyền là “vị chỉ huy tối cao” trong địa hạt của mình. Tõ thÈm quyÒn chung, tỉnh uỷ phân công, giao quyền và uỷ quyền cho tËp thÓ ban thêng vô tØnh ñy, tËp thÓ thêng trùc tØnh ñy vµ c¸ nh©n bÝ th tØnh ñy. VÞ trÝ, vai trß vµ chøc n¨ng, nhiÖm vô cña tËp thÓ vµ c¸ nh©n trong tØnh ñy ®îc x¸c ®Þnh nh sau:
- Đối với tỉnh uỷ.
Tỉnh uỷ thảo luận và quyết định: Chủ trương, biện pháp thi hành đường lối, nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương và nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình; những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác vận động quần chúng và xây dựng Đảng; những dự án, chương trình quan trọng trước khi trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định; giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; kiểm tra công tác cán bộ; xét khen thưởng, kỷ luật tổ chức và cá nhân thuộc quyền và những vấn đề nội bộ khác theo quy định Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương. Tỉnh uỷ còn cho ý kiến về hoạt động của ban thường vụ tỉnh uỷ, của Uỷ ban Kiểm tra cấp uỷ và nhân sự phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
- Đối với ban thường vụ tỉnh uỷ.
Ban thường vụ tỉnh uỷ là cơ quan thay mặt tỉnh uỷ lãnh đạo và điều hành mọi công việc của đảng bộ giữa hai lần hội nghị tỉnh uỷ. Thẩm quyền chủ yếu của ban thường vụ tỉnh uỷ là: Tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và tỉnh uỷ; lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát toàn diện về tổ chức và hoạt động của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong hệ thống chính trị ở địa phương, tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn; thảo luận và quyết định những vấn đề cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng-an ninh, phòng chống thiên tai; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; công tác xây dựng Đảng; cho ý kiến về quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng, các cơ chế, chính sách có tầm ảnh hưởng rộng ở địa phương; về chủ trương huy động các nguồn lực, về vay vốn để đầu tư phát triển; quyết định các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ và cán bộ thuộc diện quản lý của ban thường vụ tỉnh uỷ; giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh bí thư tỉnh uỷ, phó bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân; thực hiện một số nội dung công tác cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; phân cấp quản lý cán bộ; tham gia với ban cán sự đảng, đảng đoàn các cơ quan Trung ương về công tác cán bộ thuộc ngành dọc và thực hiện một số nội vụ khác theo quy chế làm việc.
- Đối với thường trực tỉnh uỷ.
Thường trực tỉnh uỷ gồm bí thư và các phó bí thư tỉnh uỷ. Thường trực tỉnh uỷ không phải là một cấp, một cơ quan của tổ chức đảng. Thẩm quyền của thường trực tỉnh uỷ chủ yếu do ban thường vụ uỷ quyền. Thay mặt ban thường vụ tỉnh uỷ, thường trực tỉnh uỷ chỉ đạo kiểm tra thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ, của ban thường vụ và của cấp uỷ cấp trên, giải quyết công việc hàng ngày của đảng bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của ban thường vụ. Trong những quyền hạn được ban thường vụ tỉnh uỷ uỷ quyền, có một số việc chính là: Cho ý kiến về chủ trương đầu tư những dự án quan trọng với số vốn đầu tư lớn (ở tỉnh Đồng Tháp quy định trên 50 tỷ NVĐ hoặc 5 triệu USD) hoặc có ảnh hưởng đến quyền lợi, tư tưởng của nhiều đối tượng xã hội, đến quốc phòng-an ninh; việc sử dụng các khoản chi từ nguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh bạn, các tổ chức trong và ngoài nước; xử lý các vấn đề đột xuất có liên quan đến an ninh; giải quyết một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến an ninh, tôn giáo, đối ngoại hoặc còn ý kiến khác nhau giữa các cơ quan tư pháp; về một số mặt công tác cán bộ, chính sách chăm sóc sức khỏe và các vấn đề công tác điều hành của ban thường vụ tỉnh uỷ.
- Đối với bí thư tỉnh uỷ.
Thực hiện nguyên tắc: “tập trung dân chủ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, bí thư tỉnh uỷ có vai trò rất lớn trong đảng bộ. Theo quy định hiện hành:
Bí thư là người chịu trách nhiệm cao nhất trước ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực tỉnh uỷ, thành ủy; cùng ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp uỷ chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trước đảng bộ và nhân dân địa phương về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực ở địa phương và chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công [7].
Theo đó, bí thư tỉnh uỷ là người chủ trì các công việc của ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp uỷ; chủ trì và kết luận các hội nghị cấp uỷ; chủ động đề xuất, trao đổi trong thường trực cấp uỷ những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra ban thường vụ, ban chấp hành; chỉ đạo tổ chức quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo và định hướng chuẩn bị những đề án quan trọng nhằm cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu và lĩnh vực công tác phức tạp nhất; trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về công tác bảo vệ Đảng; chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt; chủ động đề xuất chủ trương, biện pháp đổi mới phương thức lãnh đạo; chỉ đạo sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo các phó bí thư thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của tỉnh uỷ và phụ trách một số mặt công việc theo quy chế.
Các quy định về thẩm quyền của tỉnh uỷ và các cơ quan, chức danh thuộc tỉnh uỷ cho thấy vị trí “đặc biệt” quan trọng của nó trong hệ thống chính trị ở địa phương. Đây là cơ quan tổ chức thực hiện “mệnh lệnh” của Trung ương (Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ); quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng Trung ương (thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo đảng của đơn vị); trực tiếp lãnh đạo các cơ quan ở địa phương; lãnh đạo công tác đảng đối với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn. Tỉnh uỷ chính là “hạt nhân” của hệ thống chính trị ở địa phương, chịu trách nhiệm đối với cơ quan thuộc quyền.
Sơ đồ giản lược dưới đây có thể phần nào nói lên vị trí của tỉnh uỷ:
VỊ TRÍ CỦA TỈNH UỶ
(mối quan hệ trên, dưới và cùng cấp)
Chủ tịch Nước
Quốc hội
Chính phủ
Cấp uỷ trực thuộc
HĐND Tỉnh
UBND Tỉnh
Cơ quan tư pháp Tỉnh
Trung ương Đảng
Tỉnh uỷ, thành uỷ
Sơ đồ này nói lên vị trí của tỉnh uỷ trong mối quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo. Đối với Trung ương (Trung ương Đảng và các cơ quan lập pháp, hành pháp – có chức năng cụ thể hoá đường lối của Trung ương Đảng), tỉnh uỷ là cơ quan chịu sự lãnh đạo. Đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh và các cấp uỷ trực thuộc, tỉnh uỷ là cơ quan lãnh đạo.
1.2.2. Nội dung và phương thức lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh
Cơ quan nhà nước cấp tỉnh là các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn và cơ quan nhà nước ở địa phương, nó đồng nghĩa với khái niệm chính quyền địa phương theo nghĩa rộng: “tất cả các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn lãnh thổ địa phương, mà hoạt động của chúng có tác động trong phạm vi lãnh thổ địa phương đều được gọi là bộ phận cấu thành chính quyền nhà nước ở địa phương” [25]. Nhưng, đề tài chỉ đi sâu làm rõ các cơ quan nhà nước có chức năng pháp lý như: Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh (chính quyền địa phương theo nghĩa hẹp) và cơ quan tư pháp tỉnh (Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân).
Theo mô hình Đảng lãnh Nhà nước từ cấp Trung ương, các tỉ._. Tạo (1991), “Chính quyền cấp tỉnh, huyện – Di sản lịch sử và đổi mới hiện nay”, Hội thảo khoa học về chính quyền cấp tỉnh - huyện, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Lưu hành nội bộ.
Đặng Đình Tân (2006), Thể chế đảng cầm quyền - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tạ Ngọc Tấn (2007), “Những bài học về xây dựng Đảng nhìn nhận dưới ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga và sự tan rã của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu”, Tạp chí Cộng sản, (780), tr.32.
Xuân Tế - Ngọc Chung (2006), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn Tiền Giang”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (9), tr.43.
Chu Văn Thành - Lê Thanh Bình, Bàn về khoa học và nghệ thuật lãnh đạo (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Viết Thảo (2007), “Quản lý toàn cầu trong thế giới toàn cầu hoá”, Tạp chí Cộng sản, (776), tr.97.
Mạch Quang Thắng (2007), Vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và phương thức cầm quyền trong giai đoạn hiện nay, (Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học về chủ đề "Đảng cầm quyền và phương thức cầm quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay"), tháng 11/2007, tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia.
Ngô Ngọc Thắng (2007), “Đổi mới chức năng xã hội của nhà nước”, Tạp Chí Cộng sản, (779), tr.57.
Trần Chiến Thắng (2006), “Long An đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (9), tr.14.
Trần Đình Thiên (2007), “Cơ sở lý luận và điều kiện thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, (779), tr.49.
J.Thomas L.Friedmam (2006), Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Thuận (2007), “Thành ủy Hải Phòng lãnh đạo tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Cộng sản (780), tr.71.
Trần Hữu Tiến (1993), “Quyền lực và vai trò quản lý của đảng cầm quyền”, Đảng cầm quyền trong điều kiện hiện nay, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội.
Tiểu ban Tổng kết công tác xây dựng Đảng Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng thời kỳ 1975 – 1995, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tổng uỷ ban kế hoạch Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt – Pháp (2000), Tiến đến xây dựng một nhà nước với vai trò là nhà hoạch định chiến lược, người bảo đảm lợi ích chung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Lương Văn Tự (2007), “Thời cơ của Việt Nam là được cả thế giới chú ý”, Báo Sài Gòn Giải Phóng, (10915), tr.10.
Trần Thị Hoài Trân (1972), Lực lượng chính trị - Chánh đảng - Một căn bản khảo cứu xã hội chánh trị học, Sài Gòn, Thư viện Học viện Hành chính quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Hữu Tri (2006), Kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Phú Trọng (2004), “Xây dựng Đảng cầm quyền: Một số kinh nghiệm từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam”, Xây dựng đảng cầm quyền – kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn (2003), Những vấn đề lý luận của Đại hội XVI Đảng cộng sản Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trung tâm Nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
TTXVN (Hồng Công 10/8/2006), Hội nghị Trung ương 4 (khóa 16) Đảng cộng sản Trung Quốc.
Đào Duy Tùng (1995), “Tiếp tục cải tiến phương thức lãnh đạo của tỉnh uỷ, thành uỷ và tăng cường chỉ đạo công tác văn phòng tỉnh uỷ, thành uỷ”, Về phương thức lãnh đạo của Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng, số chuyên đề 12-1995, tr.25 – 26.
Đào Trí Úc (2006), “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa” Báo Nhân dân, (18625),tr 3.
V¨n phßng TØnh ñy §ång Th¸p (2007), B¸o c¸o tæng kÕt c«ng t¸c v¨n phßng cÊp ñy n¨m 2006, sè 151- BC/VPTU, ngµy 24 th¸ng 01 n¨m 2007.
Văn phòng Trung ương Đảng (2006), Báo cáo đầu tháng 12 năm 2006, Hà Nội.
Văn phòng Trung ương Đảng (2007), Báo cáo giữa tháng 5 năm 2007, Hà Nội.
Viện Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Tập bài giảng Chính trị học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tập bài giảng (chương trình lý luận cao cấp), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
Viện Ngôn ngữ, Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (1988), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Viện Thông tin khoa học thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1996), Cải cách thể chế chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Văn Vĩnh (2007), Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
D.Yergin và Joseph Stanislaw (2006), Những đỉnh cao chỉ huy-cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới, Nxb Tri thức, Hà Nội.
PHỤC LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TỈNH
(về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước)
Kính chào đồng chí,
Để có cơ sở nhận định và tìm kiếm phương án đổi mới sự lãnh dạo của Tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh, chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến của đồng chí.
Xin đồng chí vui lòng trả lời các câu hỏi trong phiếu này bằng cách đánh (X) vào các ô vuông (o) có sẵn hoặc ghi thêm ý kiến vào những chỗ còn để trống (….. ).
Câu 1: Đồng chí đang công tác ở cơ quan nào ?
- Cơ quan đảng o
- Cơ quan nhà nước o
- Cơ quan đoàn thể o
Câu 2: Đồng chí nhận thấy sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước (HĐND, UBND, TA và VKS) như thế nào ?
- Tốt o
- Can thiệp sâu o
- Chồng chéo o
Câu 3: Theo đồng chí, sự bất cập trong sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước ở điểm nào?
- Các văn bản chỉ đạo o
- Phương thức lãnh đạo o
- Công tác cán bộ o
Câu 4: Theo đồng chí, trong những nội dung sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước sau đây, điểm nào cần đổi mới?
- Các văn bản chỉ đạo o
- Phương thức lãnh đạo o
- Công tác cán bộ o
Câu 5: Để đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước, đồng chí có đề xuất gì?
- Tỉnh uỷ (Ban Thường vụ Tỉnh uỷ) không nên can thiệp cụ thể vào cơ quan nhà nước o
- Giao quyền rộng cho thủ trưởng cơ quan nhà nước, cho Chủ tịch UBND Tỉnh o
- Nâng cao chất lượng của cơ quan tham mưu o
- Gom các ban và cơ quan Tỉnh uỷ gọn lại o
- Ý kiến khác:
…………………………………………………………………………….........
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Chân thành cảm ơn và kính chúc đồng chí cùng gia đình sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt!
* Các phụ lục được lấy từ tỉnh Đồng Tháp.
Phụ lục 2
BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TỈNH ĐỒNG THÁP
(về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước)
------
* Số người tham gia phỏng vấn: 100
- Trong đó:
+ Cơ quan đảng chiếm tỷ lệ 20%.
+ Cơ quan nhà nước chiếm tỷ lệ 57%.
+ Cơ quan đoàn thể chiếm tỷ lệ 23%.
* Kết quả nhận xét, đánh giá.
- Về câu hỏi 2: Đồng chí nhận thấy sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước (HĐND, UBND, TA và VKS) như thế nào?
+ Tốt: 61% (cơ quan đảng: 55%; cơ quan nhà nước: 72%; cơ quan đoàn thể: 39%).
+ Can thiệp sâu: 18%.
+ Chồng chéo: 30%.
- Về câu hỏi 3: Theo đồng chí, sự bất cập trong sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước ở điểm nào?
+ Các văn bản chỉ đạo: 18%
+ Phương thức lãnh đạo: 58%
+ Công tác cán bộ: 49%
- Về câu hỏi 4: Theo đồng chí, trong những nội dung sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước sau đây, điểm nào cần đổi mới?
+ Các văn bản chỉ đạo: 20%
+ Phương thức lãnh đạo: 58%
+ Công tác cán bộ: 52%
- Về câu hỏi 5: Để đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước, đồng chí có đề xuất gì ?
+ Tỉnh uỷ (Ban Thường vụ Tỉnh uỷ) không nên can thiệp cụ thể vào cơ quan nhà nước: 40%.
+ Giao quyền rộng cho thủ trưởng cơ quan nhà nước, cho Chủ tịch UBND Tỉnh: 53%.
+ Nâng cao chất lượng của cơ quan tham mưu: 87%.
+ Gom các ban và cơ quan Tỉnh uỷ gọn lại: 21%.
Phụ lục 3
CÂU HỎI PHỎNG VẤN BÍ THƯ TỈNH UỶ ĐỒNG THÁP
---------
Để có được những nhận định xác đáng và kiến giải hợp lý về đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh (Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân), chúng tôi mong đồng chí vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây:
1- Những thành công, tồn tại chính về sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong thời gian qua.
2- Những nội dung nào cần phải đổi mới để sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh tốt hơn.
3- Những vấn đề gì cần đề xuất với Trung ương để vừa bảo đảm sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, vừa phát huy vai trò của cơ quan nhà nước cấp tỉnh.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí !
CÂU HỎI PHỎNG VẤN PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ĐOÀN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
---------
Để có được những nhận định xác đáng và kiến giải hợp lý về đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh (Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân), chúng tôi mong đồng chí vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây:
1- Những thành công và tồn tại từ phía tỉnh uỷ (ban thường vụ tỉnh uỷ) trong việc lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh (Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh).
2- Sự cần thiết hay không cần thiết có Đảng đoàn Hội đồng nhân dân.
3- Những nội dung nào cần đổi mới, tháo gỡ từ phía tỉnh uỷ để Hội đồng nhân dân tỉnh (Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh) phát huy tốt vị trí, vai trò, chức năng của mình.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí !
CÂU HỎI PHỎNG VẤN BÍ THƯ BAN CÁN SỰ ĐẢNG TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
---------
Để có được những nhận định xác đáng và kiến giải hợp lý về đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh (Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân), chúng tôi mong đồng chí vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây:
1- Những thành công và thiếu sót của ban cán sự đảng trong vai trò lãnh đạo đối với Tòa án nhân dân.
2- Sự cần thiết hoặc không cần thiết có ban cán sự đảng Tòa án nhân dân.
3- Những đề xuất đối với tỉnh uỷ (ban thường vụ tỉnh uỷ) trong việc lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh (ban cán sự đảng).
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí !
Phụ lục 4
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
(tỉnh Đồng Tháp)
CƠ CẤU KINH TẾ
* Ghi chú: KV.I: nông – lâm nghiệp
KV.II: công nghiệp – xây dựng
KV.III: thương mại - dịch vụ.
Phụ lục 5
Trích chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 06 tháng 9 năm 1985 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Tháp về việc:
"cấm nấu, bán ruợu lậu và uống rượu say".
"A.- Về sản xuất, buôn bán rượu và men rượu.
1/- Cấm tư nhân nấu rượu và buôn bán rượu kể cả men rượu dưới bất cứ hình thức nào.
2/- Việc sản xuất men rượu, buôn bán, rượu trong tỉnh do Nhà nước độc quyền tổ chức và quản lý. Các xã, phường, thị trấn không được phép sản xuất rượu và men rượu. Ngành công nghiệp tỉnh cần nhanh chóng xây dựng cơ sở sản xuất rượu quốc doanh bằng các nguyên liệu khác (ngoài nếp, gạo) để cung cấp cho nhu cầu của nhân dân trong khi chờ đợi cơ sở quốc doanh của tỉnh vươn lên đảm bảo nhu cầu sản xuất rượu, tạm thời cho phép các huyện, thị được lập lò rượu quốc doanh, nhưng không nhất thiết huyện nào cũng có lò rượu. Cơ sở sản xuất rượu của huyện, thị phải có quyết định của Uỷ ban nhân dân Tỉnh. Rượu do xí nghiệp quốc doanh sản xuất phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Uỷ ban Khoa học kỹ thuật Tỉnh.
3/- Ở khu vực nông thôn, việc bán rượu cho nhu cầu tiêu dùng tại gia đình nhân dân chỉ giao cho các cửa hàng hợp tác xã mua bán ở xã và cửa hàng của tập đoàn sản xuất. Đối với khu vực thị xã, thị trấn thì chỉ có cửa hàng quốc doanh và cửa hàng hợp tác xã mua bán được phép bán rượu.
Các cửa hàng ăn uống không được bán rượu mạnh cho khách hàng uống tại chỗ.
4/- Các cơ sở sản xuất rượu thuốc chữa bệnh phải có quyết định của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và chịu sự giám sát của cơ quan y tế.
B.- Biện pháp đối với người sản xuất, buôn bán rượu, men rượu.
- Nếu vi phạm lần đầu sẽ bị tịch thu phương tiện, nguyên vật liệu dùng sản xuất, chứa, vận chuyển rượu, phạt tiền và phạt lao động. Nếu tái phạm thì tăng tiền phạt gấp đôi và xét thấy cần thì có thể truy tố trước pháp luật.
C.- Biện pháp đối với người uống rượu say:
a- Đối với nhân dân:
Cấm mọi người uống rượu hoặc uống bia say.
Đặc biệt đối với thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, cấm không được uống rượu và bia. Nếu vi phạm, ngoài thiếu niên đó thì cả cha mẹ và người tổ chức uống rượu (hoặc bia) cùng chịu trách nhiệm.
Người uống rượu say bất cứ hình thức nào, bất cứ ở đâu nếu vi phạm lần thứ nhất: giáo dục phạt tiền, lần thứ hai: phạt lao động, vi phạm lần thứ ba: đưa đi lao động cải tạo dài hạn, nếu vi phạm luật pháp thì truy tố.
b- Đối với cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, và chiến sĩ các lực lượng vũ trang:
Cấm ngặt uống rượu trong giờ làm việc, tại cơ quan. Nếu vi phạm thì thi hành kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, khai trừ và sa thải. Nếu say sưa ngoài cơ quan thì xử lý hành chánh như nhân dân.
Nếu cơ quan cần thiết tổ chức liên hoan hoặc chiêu đãi khách thì có thể dùng bia hay rượu nhẹ (dưới 15o), nhưng không quá phung phí, tuyệt đối không được dùng rượu mạnh.
D.- Tổ chức thực hiện:
- Uỷ ban nhân dân Tỉnh căn cứ vào Chỉ thị này mà ban hành những quy định cụ thể về mặt Nhà nước để các nơi thực hiện.
Các đoàn thể giáo dục cho hội viên không dung túng cho gia đình và người khác nấu rượu, bán rượu lậu, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần có kế hoạch giáo dục thanh thiếu niên không uống rượu.
Ngành Công an, Quân sự căn cứ vào quyết định cấm rượu của Bộ Nội vụ, lệnh cấm rượu của quân khu kết hợp với Chỉ thị này mà tổ chức thực hiện.
Ban Thường vụ Huyện uỷ, thị xã uỷ và các Đảng uỷ trực thuộc từ nay trở đi, các báo cáo định kỳ (tháng, quý) phải báo cáo đầy đủ tình hình thực hiện Chỉ thị cấm nấu, bán rượu lậu và cấm uống rượu say của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ soạn tài liệu tuyên truyền phát động cho nội bộ và ngoài quần chúng, đồng thời chỉ đạo lực lượng thông tin đại chúng sử dụng rộng rãi các hình thức khẩu hiệu, tranh cổ động, kịch ngắn .v.v... để hướng dẫn quần chúng phê phán những người sai rượu, nấu rượu, coi đây là một biểu hiện xấu xa của xã hội mới. Mặt khác, phổ biến sâu rộng việc bảo vệ sức khoẻ, thực hiện nếp sống văn minh gia đình văn hoá mới, vận động mọi người giảm uống rượu, không nên tổ chức tiệc tùng (cúng giỗ, đám cưới, gả, đám tang .v.v...) linh đình.
Ban Tổ chức Tỉnh uỷ hướng dẫn các Đảng bộ, chi bộ cơ sở đưa nội dung cấm nấu rượu, bán rượu lậu và uống rượu vào sinh hoạt Đảng.
Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ hướng dẫn bộ phận kiểm tra các cấp kiểm tra việc tổ chức thực hiện, giúp cấp uỷ chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này một cách nghiêm túc và có kết quả.
Việc cấm nấu rượu và uống rượu say là một chủ trương quan trọng của Tỉnh uỷ, các cấp, các ngành phải có kế hoạch phổ biến (gồm cả các biện pháp giáo dục, kinh tế và hành chánh coi trọng biện pháp hành chính) đến từng đảng viên và quần chúng để mọi người tự giác thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương cấm nấu và bán rượu lậu, cấm uống rượu say sưa".
Phụ lục 6
Chương trình hoạt động của
Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, (khoá VII)
1/- Kỳ họp thứ nhất (ngày 03 tháng 01 năm 2001):
- Bầu Ban Thường vụ.
- Bầu Bí thư, 01 phó Bí thư Tỉnh uỷ.
- Bầu Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ.
- Bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ.
2/- Kỳ họp thứ 2 (ngày 20 tháng 02 năm 2001):
- Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, khóa VII năm 2001.
- Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, khóa VII năm 2001.
- Phân công trong Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, khóa VII.
- Lấy ý kiến tham khảo chức danh chủ chốt của Tỉnh.
- Báo cáo kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ.
- Chương trình kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ năm 2001.
3/- Kỳ họp thứ 3 (cuối tháng 03 năm 2001):
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2001 và một số chủ trương, nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước năm 2001.
- Báo cáo hoạt động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giữa 2 kỳ họp Tỉnh uỷ.
- Kế hoạch thực hiện dự án 120.000 ha lúa xuất khẩu trong năm 2001 và 2002.
- Dự án về sản xuất giống cây trồng cung cấp cho sản xuất của nhân dân trong Tỉnh.
- Dự án trồng cây phòng hộ môi sinh trên địa bàn các huyện, thị.
- Kế hoạch xây dựng khu công nghiệp SaĐéc và kêu gọi đầu tư.
- Đề án cải tạo, phát triển điện nông thôn tỉnh Đồng Tháp năm 2001 - 2005.
4/- Kỳ họp thứ 4 (cuối tháng 6 năm 2001):
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2001; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh 6 tháng cuối năm 2001.
- Báo cáo kết quả tự phê bình của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ, 6 tháng đầu năm 2001 trong chỉ đạo, điều hành theo nhiệm vụ được Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh giao.
- Đề án phát triển ngành nghề nông thôn 2001 - 2005 tỉnh Đồng Tháp.
- Đề án nước sạch nông thôn đến năm 2005.
- Đề án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn toàn Tỉnh từ 2001 - 2005.
- Đề án củng cố hoạt động kinh tế đối ngoại của Tỉnh.
- Đề án phát triển Thương mại - Du lịch của Tỉnh đến năm 2005.
5/- Kỳ họp thứ 5 (cuối tháng 09 năm 2001):
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh 9 tháng đầu năm 2001; nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế - xã hội của Tỉnh 3 tháng cuối năm 2001.
- Dự kiến kế hoạch thu chi Ngân sách năm 2001; Dự kiến kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2002 (để bảo vệ với Trung ương lần 1).
- Dự kiến bổ sung nội dung việc xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Uỷ ban nhân dân Tỉnh để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội VII Đảng bộ Tỉnh đề ra.
- Báo cáo chủ trương của Ban Thường vụ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giải quyết hỗ trợ về nhà ở cho cán bộ thuộc Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý.
- Báo cáo hoạt động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giữa 2 kỳ họp Tỉnh uỷ.
- Báo cáo tổng kết 02 năm cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2); kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị.
- Đề án, đào tạo nghề đến năm 2005 và 2010.
- Chương trình toàn khoá của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh (khoá VII).
6/- Kỳ họp thứ 6 (cuối tháng 12 năm 2001):
- Chương trình hành động Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh năm 2002.
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2001; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2002 (sau khi bảo vệ với Trung ương lần 2); kế hoạch phân bổ Ngân sách về xây dựng cơ bản năm 2002.
- Tự phê bình của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh năm 2001.
- Chương trình hoạt động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ năm 2002.
- Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh uỷ năm 2001.
- Kế hoạch thực hiện Đề án về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước của Tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, khoá IX.
- Báo cáo công tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ và thi hành kỷ luật trong Đảng.
7/- Kỳ họp thứ 7 (cuối tháng 03 năm 2002):
- Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa IX) về các giải pháp đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí.
- Đề án đầu tư, phát triển một số thị trấn thị tứ trong Tỉnh theo hướng đô thị hoá đạt tiêu chí theo quy định về phân loại đô thị tại nghị định 72/2001/NĐ-CP của chính phủ.
- Đề án về tăng cường công tác quản lý biên giới kết hợp kinh tế với quốc phòng đến 2005.
- Đề án phát triển Thị xã Cao Lãnh giai đoạn 2001 - 2005 với mục tiêu trở thành đô thị loại 3 vào 2003 và thành phố vào năm 2005.
8/- Kỳ họp thứ 8 (cuối tháng 06 năm 2002):
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2002 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh 6 tháng cuối năm 2002.
- Báo cáo kết quả tự phê bình của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ 6 tháng đầu năm 2002 trong chỉ đạo điều hành theo nhiệm vụ được Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh giao.
- Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị (khoá VII); Nghị quyết của Tỉnh uỷ về vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX).
- Đề án xây dựng thí điểm nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng.
- Đề án về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX).
- Kế hoạch của Tỉnh uỷ về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, một số vấn đề về tổ chức bộ máy Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX.
- Kế hoạch của Tỉnh uỷ về công tác tư tưởng lý luận trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX).
9/- Kỳ họp thứ 9 (cuối tháng 09 năm 2002):
- Báo cáo kiểm điểm tình hình chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân Tỉnh 9 tháng đầu năm 2002.
- Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo; khoa học - công nghệ và 1 năm thực hiện Chỉ thị 61 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị về phát triển công nghệ thông tin.
- Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII); Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII); Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII) về công tác tổ chức cán bộ trong những năm đổi mới; kế hoạch của Tỉnh uỷ về việc tiếp tục thực hiện chiến lược cán bộ.
10/- Kỳ họp thứ 10 (cuối tháng 12 năm 2002):
Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh năm 2003.
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh năm 2002; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh năm 2003; kế hoạch phân bổ và thực hiện Ngân sách năm 2003; kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2003 (sau khi bảo vệ với Trung ương lần 2).
- Báo cáo tự phê bình của Tỉnh uỷ năm 2002.
- Chương trình hoạt động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ năm 2003.
- Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh năm 2002.
- Báo cáo tài chính Đảng của Tỉnh uỷ năm 2002.
- Báo cáo công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2002.
11/- Kỳ họp thứ 11 (cuối tháng 03 năm 2003):
- Kế hoạch của Tỉnh uỷ về việc thực hiện chủ trương cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX).
- Sơ kết 2 năm thực hiện dự án sản xuất giống cây trồng cung cấp cho sản xuất của nông dân trong Tỉnh; về kết quả thực hiện dự án trồng cây phòng hộ môi sinh trên địa bàn Tỉnh.
- Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; vấn đề xây dựng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức; vấn đề dân tộc, tôn giáo.
12/- Kỳ họp thứ 12 (cuối tháng 06 năm 2003):
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2003 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh 6 tháng cuối năm 2003.
- Báo cáo kết quả kiểm điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ trong chỉ đạo điều hành 6 tháng đầu năm 2003 theo nhiệm vụ được Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh giao.
- Sơ kết 2 năm thực hiện đề án củng cố hoạt động kinh tế đối ngoại của Tỉnh; kết quả thực hiện đề án phát triển ngành nghề trong Tỉnh.
- Nghị quyết của Tỉnh uỷ về việc thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX).
- Kế hoạch của Tỉnh uỷ về vấn đề đối ngoại và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX).
13/- Kỳ họp thứ 13 (cuối tháng 09 năm 2003):
- Báo cáo kiểm điểm kết quả chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân Tỉnh 9 tháng đầu năm 2003.
- Sơ kết 2 năm thực hiện đề án quy hoạch cụm, tuyến dân cư trong Tỉnh.
- Dự kiến bổ sung nội dung xây dựng kế hoạch (chương trình, dự án, đề án) phát triển kinh tế - xã hội của Uỷ ban nhân dân Tỉnh năm 2004 để thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội VII Đảng bộ Tỉnh đề ra.
14/- Kỳ họp thứ 14 (cuối tháng 12 năm 2003):
- Kiểm điểm 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII Đảng bộ Tỉnh; Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh năm 2004.
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh năm 2003; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh năm 2004.
- Báo cáo tự phê bình của Tỉnh uỷ năm 2003.
- Chương trình hoạt động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ năm 2004.
- Báo cáo công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2003.
- Báo cáo công tác tài chính Đảng của Tỉnh uỷ năm 2003.
- Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh năm 2003.
15/- Kỳ họp 15 (cuối tháng 03 năm 2004):
- Sơ kết 2 năm thực hiện dự án 120.000 ha lúa xuất khẩu; kết quả thực hiện xây dựng khu công nghiệp SaĐéc và kêu gọi đầu tư.
- Sơ kết 2 năm thực hiện đề án cải tạo, phát triển điện nông thôn trong Tỉnh; kết quả 2 năm thực hiện đề án tăng cường công tác quản lý biên giới kết hợp kinh tế với quốc phòng.
- Sơ kết 2 năm thực hiện đề án phát triển thị xã Cao Lãnh lên Thành phố loại 3.
- Báo cáo hoạt động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giữa 2 kỳ họp Tỉnh uỷ.
16/- Kỳ họp thứ 16 (cuối tháng 06 năm 2004):
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2004 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh 6 tháng cuối năm 2004.
- Báo cáo tự phê bình của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ trong chỉ đạo điều hành 6 tháng đầu năm 2004 theo nhiệm vụ được Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh giao.
- Sơ kết 3 năm thực hiện đề án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn Tỉnh; thực hiện đề án nước sạch nông thôn ở Tỉnh.
- Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về văn hoá.
17/- Kỳ họp thứ 17 (cuối tháng 09 năm 2004):
- Báo cáo kiểm điểm kết quả chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân Tỉnh 9 tháng đầu năm 2004.
- Dự kiến kế hoạch phân bổ và thực hiện Ngân sách Tỉnh năm 2005; Dự kiến kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2005 (để bảo vệ với Trung ương lần thứ nhất).
- Dự kiến xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh để thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội VII Đảng bộ Tỉnh đề ra.
- Sơ kết 3 năm thực hiện đề án phát triển thương mại - dịch vụ của Tỉnh và đề án đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong Tỉnh.
- Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.
18/- Kỳ họp thứ 18 (cuối tháng 12 năm 2004):
- Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh năm 2005.
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh năm 2004; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh năm 2005.
- Sơ kết 4 năm thực hiện đề án quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ gắn với thực hiện Quy định 50 và 51 của Bộ Chính trị về đánh giá, bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc Tỉnh uỷ quản lý.
- Báo cáo tự phê bình của Tỉnh uỷ năm 2004.
- Báo cáo kiểm điểm thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh năm 2004.
- Báo cáo về công tác tài chính Đảng của Tỉnh uỷ năm 2004.
- Thông qua kế hoạch chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
- Báo cáo công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2004.
- Báo cáo sơ kết 5 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về chiến lược an ninh quốc gia trên địa bàn Tỉnh.
19/- Kỳ họp thứ 19 (cuối tháng 03 năm 2005):
- Cho ý kiến việc chuẩn bị Văn kiện Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII; Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 - 2010.
- Thông qua việc thành lập Tiểu ban Văn kiện và nhân sự Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII.
- Thông qua kế hoạch chuẩn bị giới thiệu ứng cử vào cấp uỷ các cấp.
- Sơ kết 4 năm thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội 2 vùng trọng điểm.
- Sơ kết 3 năm thực hiện đề án đầu tư phát triển đô thị trong Tỉnh theo Nghị định 72/2001/NĐ-CP.
- Sơ kết 4 năm thực hiện đề án phát triển nuôi, chế biến xuất khẩu thuỷ sản trên địa bàn Tỉnh gắn với đề án củng cố hoạt động kinh tế đối ngoại của Tỉnh.
20/- Kỳ họp thứ 20 (cuối tháng 06 năm 2005):
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2005; nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2005.
- Cho ý kiến việc thành lập tiểu ban bảo vệ, tiểu ban tiếp tân - hậu cần; tiểu ban tuyên truyền - khánh tiết phục vụ Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII.
- Báo cáo kết quả kiểm điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ trong chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm 2005 theo nhiệm vụ được Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh giao.
- Sơ kết 3 năm tình hình thực hiện đề án xây dựng kinh tế hợp tác; hợp tác xã; kinh tế tư nhân trong Tỉnh.
- Kiểm điểm một số cấp uỷ viên Tỉnh theo nhiệm vụ được Tỉnh uỷ phân công.
21/- Kỳ họp thứ 21 (cuối tháng 09 năm 2005):
- Thông qua Văn kiện, nhân sự Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII.
- Kế hoạch thu, chi Ngân sách của Tỉnh năm 2006; chương trình xây dựng cơ bản năm 2006 (để bảo vệ với Trung ương lần 1).
- Kiểm điểm một số cấp uỷ Tỉnh theo nhiệm vụ được Tỉnh uỷ phân công.
- Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2001 - 2005.
22/- Kỳ họp thứ 22 (đầu tháng 11 năm 2005):
- Xem xét nội dung, chương trình chuẩn bị Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII.
- Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh năm 2006.
- Báo cáo công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2005.
- Báo cáo công tác tài chính Đảng của Tỉnh uỷ năm 2005.
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2005; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh năm 2006.
23/- Kỳ họp thứ 23 (đầu tháng 12 năm 2005):
- Thảo luận lần cuối về Văn kiện, nhân sự chuẩn bị Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII.
- Cho ý kiến về Chương trình Đại hội, Quy chế Đại hội.
- Cho ý kiến về việc thành lập Ban tổ chức Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII.
Phụ lục 7
BẢNG THỐNG KÊ
Số lần, nội dung các cuộc họp BCS đảng UBND Tỉnh
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
04(1)
08
05
07
05
08
09
17(2)
Bàn về KT-XH
02
00
01
00
01
00
00
00
Bàn về tổ chức cán bộ
03
08
05
07
05
08
09
17
Ghi chú:
(1) - Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân Tỉnh mới thành lập từ năm 1993.
- Một cuộc họp có thể bàn nhiều nội dung.
(2) - Năm 2000 họp nhiều là do thực hiện tự phê bình thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2).
(3) - Có thể trong 01 năm có nhiều cuộc họp hơn nhưng hồ sơ không còn lưu lại.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA2753.doc