A - Phần mở đầu
I. Tính cấp bách của đổi mới công tác quản lý đất đai trong thời kỳ mới.
Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đất đaiặc biệt, là đất điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các vi sinh vật khác trên trái đất đai. Trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực là nguồn yếu tố đất đầu vào không thể thiếu được, nhưng diện tích đất đai có hạn, vì vậy việc quản lý và sử dụng đất đ
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đổi mới công tác quản lý sử dụng đất đai ở huyện Thọ xuân tỉnh Thanh hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả là một mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, đúng như lời Uyliampetis đã nói “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải”. ở nước ta vấn đề quản lý và sử dụng đất đai luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Trong những năm qua để phù hợp với bước chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sụ quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đảng đã có nhiều chủ trương và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước đồng thời động viên khuyến khích được các tổ chức, cá nhân sử dụng đất đai đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên quản lý và sử dụng đất đai là những vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm, nên trong thực tế đời sống xã hội vẫn còn nảy sinh những vấn đề cần được bổ xung và giải quyết, vì vậy đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất đai vừa là nhiệm vụ mang tính cấp bách trong thời kỳ đổi mới hiện nay, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình góp phần xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh giàu đẹp, đi lên cùng với sự đổi mới của đất nước.
II. nhiệm vụ và mục đích của đề tài:
1. Làm rõ tính khách quan và sự vần thiết phải đổi mới công tác quản lý sử dụng đất đai ở huyện Thọ xuân trong thời kỳ mới.
2. Phân tích làm rõ thực trạng công tác quản lý sử dụng đất đai ở huyện Thọ xuân. từ đó đành gia ưu khuyết điểm và rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết đổi mới công tác quản lý sử dụng đất đai ở huyện Thọ xuân hiện nay.
3. Nêu lên một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường và công tác quản lý sử dụng đất đai ở huyện Thọ xuân.
III. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu.
1. Dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về đổi mới công tác quản lý sử dụng đất đai.
2. Dựa trên cơ sở của luật đất đai năm 1993, hiến pháp năm 1992 và những thông tư chỉ thị, nghị định ... của Nhà nước về quản lý sử dụng đất đai.
3. Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: so sánh, phân tích, đánh giá, khảo sát, ... để rút ra kết luận và kiến nghị những giải pháp để tăng cường và đổi mới công tác quản lý đất đai trong thời kỳ hiện nay.
IV. Giới hạn của đề tài.
Công tác quản lý và sử dụng đất đai là những vấn đề phức tạp rộng lớn và rất nhạy cảm. Trong thực tế đời sống xã hội vẫn còn nảy sinh những vấn đề mới cần được bổ xung và giải quyết.Với khả năng có hạn trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu vấn đề “ Đổi mới công tác quản lý sử dụng đất đai ở huyện Thọ xuân tỉnh Thanh hoá” để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất đai ở huyện Thọ xuân trong thời kỳ mới.
Do còn hạn chế về kiến thức, năng lực nghiên cứu, vận dụng thực tiễn, đề tài sẽ còn nhiều khiếm khuyết. nhất là phần nhận xét đánh giá tình hình nguyên nhân, giải pháp và kiến nghị nêu ra ... Mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bác, các chú trong cơ quan thực tập. Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề này.
B - Phần nội dung
Chương I: Tính tất yếu khách quan, yêu cầu cấp bách của đổi mới công tác quản lý đất đai ở huyện Thọ xuân tỉnh Thanh hoá.
I. Tính tất yếu khách quan, và sự cần thiết cần đổi mới công tác quản lý sử dụng đất đai ở Thọ xuân.
1. Vị trí tầm quan trọng của đất đai trong sản xuất và đời sống xã hội.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất là điều kiện chung của lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể nào có sự tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, điều kiện cho sự sống của động thực vật và con người trên trái đất . Đất đai là một trong những bộ phận lãnh thổ của mỗi quốc gia. Nói đến chủ quyền của mỗi một quốc gia là phải nói đến những bộ phận lãnh thổ, trong đó có đất đai. Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, trước hết phải tôn trọng lãnh thổ của mỗi quốc gia đó.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống kinh tế - xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông ... Đất đai cung câp nguyên liệu cho ngành công nhgiệp xây dựng như gạch ngói, xi măng, gốm sứ ...
Đất đai và cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế của đất nước nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng đất nước, nhu cầu về đời sống kinh tế xã hội rất phong phú và đa dạng. Khai thác lợi thế của mỗi vùng đất là tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu đó. ở nước ta, trên cơ sở các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, cả nước có 7 vùng kinh tế sinh thái đó là: vùng miền núi và trung du bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng; vùng khu bốn cũ; vùng duyên hải miền trung; vùng tây nguyên; vùng đông nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. mỗi vùng có những sắc thái riêng về đất đai và các điều kiện tự nhiên khác. Sử dụng đầy đủ hợp lý đất đai của mỗi vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội. Tuy vậy đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân đất đai có vị trí khác nhau. Đối với ngành nông nghiệp, đất đai có vị trí đặc biệt.
- Nó không những là chỗ đứng chỗ dựa để lao động, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cầy trồng và thông qua sự phát triển của sản xuất trồng trọt mà cung cấp thức ăn cho gia súc, là nơi chuyển dần hầu hết tác động của con người vào cây trồng. vì vậy đất đai được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất và ruộng đất được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được. Không có ruộng đất đai không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nông nghiệp, ruộng đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động.
- Ruộng đất là đối tượng lao động. Trong quá trình phát triển sản xuất xã hội, đất đai vẫn luôn là đối tượng lao động. Để thu được nhiều nông sản phẩm, con người cùng với những kinh nghiệm và khả năng lao động, với những phương pháp khác nhau tác động tích cực vào ruộng đất đai bằng hàng loạt các hành động như: cày bừa, làm cỏ, chăn sóc ... Mục đích của hoạt động đó là nhằm thay đổi chất lượng ruộng đất, tạo thành những điều kiện thuận lợi để sản xuất và tăng nông sản phẩm.
- Trong nông nghiệp ruộng đất cũng là tư liệu lao động, con người lợi dụng một cách có ý thứccác tính chất tự nhiên của đất đai như lý học, hoá học, sinh vật và các tính chất khác để tác động lên cây trồng.
2. Tầm quan trọng của đổi mới công tác quản lý đất đai.
Đất đai là nhu cầu vật chất thiết yếu của loài người, nó đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người - là yếu tố quan trọng bậc nhất cấu thành bất động sản. Trong những năm qua, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, những yếu tố thị trường, trong đó có thị trường bất động sản đang trong quá trình hình thành. Hiện nay, thị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển nhanh chóng nhưng còn mang nhiều yếu tố tự phát, thiếu định hướng. thị trường bất động sản, thị trường sức lao động chưa có thể chế rõ ràng, phát triển còn chậm chạp, tự phát. thị trường vốn, công nghệ còn yếu kém, do vậy việc hình thành đồng bộ các laọi thị trường là một tất yếu cấp bách, nhằm đáp ứng đòi hỏi của sản xuất và đời sống. Nhà nước đóng vai trò là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự hình thành đồng bộ các loại thị trường tạo ra sự vận động nền kinh tế đa dạng, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất đai được bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của việc sử dụng có hiệu qủa tài nguyên đất, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân.
Đổi mới công tác quản lý đất đai là phù hợp với xu thế phát triển khách quan của thời đại và quy luật tiến hoá của lịch sử. Nhà nước XHCN quản lý nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó là nguyện vọng lý tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Để kích thích sản xuất phát triển, khác phục những tiêu cực trong ngành kinh tế thị trường, đảm bảo công cuộc đổi mới đi đúng hường và phát huy bản chất tốt đẹp của XH XHCN. Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về đất đai, đây chẳng những là một tất yếu mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển đi lên của đất nước.
Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta được thể hiện là:
- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế - xã hội của đất nước. Đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm, đảm bảo xây dựng và phát triển nhà ở hợp lý, giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đát và quá trình xây dựng theo quy hoạch, giúp người sử dụng đất có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu qủa cao.
- Thông qua công tác đánh giá, phân hạng đất Nhà nước nắm chắc toàn bộ quỹ đất đai về số lượng cũng như chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học, nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả.
- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện luật đất đai và các văn bản dưới luật, tạo ra cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai.
- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như chính sách giá cả, chính sách thuế, chính sách đầu tư... Nhà nước kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lời của đất đai góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất đai Nhà nước nắm chắc tình hình diễn biến về sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và giải quyết những vi phạm luật đất đai.
3. Tư tưởng quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới công tác quản lý đất đai hiện nay.
Luật đất đai được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực thi hành ngày 15/10/1993 và các văn bản dưới luật là cơ sở pháp lý quan trọng trong thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp nhân dân và được các ngành các cấp tích cực tổ chức thực hiện:
Để tiếp tục công cuộc đổi mới và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước đang đặt ra yêu cầu phải có sự chuyển biến tích cực và đạt hiệu quả cao của quá trình quản lý nhà nước đối với đất đai. Trong những năm tới, phương hướng nhiệm vụ của quản lý nhà nước như sau:
a. Tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý Nhà nước đối với đất đai, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật để thực hiện luật đất đai, pháp lệnh về nhà ở, Nghị định về nhà ở và quyến sử dụng đất đô thị, pháp lệnh về đo đạc bản đồ, Nghị định về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ... Quy định cụ thể hơn về việc giao đất đai nông nghiệp không phải trả tiền, chính sách đối với vác doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sản xuất nông nghiệp ... quyền và nghĩa vụ của người sư dụng đất đô thị, kinh doanh nhà ở gắn liền với các công trình trên đất đền bù để giải phóng mặt bằng, phục vụ cho việc phát triển đô thị, quản lý thị trường bất động sản ...
b. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện triến lược phát triển ngành đại chính và nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển các ngành có liên quan đến đất đai.
c. Xúc tiến công tác đo vẽ bản đồ, hoàn thành công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng.
Xây dựng hệ thống toạ độ quốc gia, xúc tiến chương trình thành lập bản đồ trùm toàn quốc tỉ lệ 1/50000. Điều chỉnh việc triển khao đo vẽ điạ chính ở các địa phương, nghiên cứu và tuyên bố các quy định về công tác đo đạc bản đồ, xây dựng phổ biến hệ thống phần mềm chuẩn, thống nhất thành lập, quản lý bản đồ, hồ sơ địa chính, triển khai công tác đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ở các địa phương.
- Thực hiện công tác thống kê đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người cho người sử dụng đất đai là sự chuyển biến mang tính chất cách mạng về quản lý đất đai. Vì vậy cần phải đẩy mạnh tiến độ và sớm hoàn thành công tác này. Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị ở các đô thị trong cả nước. Cần có một cơ chế thích hợp để không làm trở ngại cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân và tổ chức sử dụng đất mà vẫn theo dõi chặt chẽ biến động về đất đai, không để tình trạng đất đai vận động tự phát ngoài vòng kiểm soát của Nhà nước.
d. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai cần có sự chuyển biến tích cực, phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, góp phần phục vụ công việc phát triển kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng của các địa phương và cả nước. Trước mắt cần hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai ở các tỉnh, thành phố, ở các huyện và thị xã để các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
e. Thúc đẩy việc hình thành và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản. Tổ chức quản lý tốt quá trình chuyển dịch đất đai trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đúng hướng XHCN. Điều đó đòi hỏi phải xác nhận giá trị bất động sản, điều tiết giá cả đất đai đảm bảo công bằng trong sử dụng đất giữa các thành phần kinh tế xác định giá đất hợp lý để chuyển quyền, để giao đất cho thuế đất , đền bù thiệt hại về đất khi thu hồi. Mặt khác, cần tổ chức lại hoạt động của bộ máy nhà nước trong việc xây dựng chính sách tài chính trong quan hệ ruộng đất đai, nhà ở (địa chính , tài chính vật giá, quy hoạch ...) để một mặt tạo ra sự công bằng trong qua hệ đất đai, mặt khác góp phần làm tăng nguồn thu từ đất .
f. Tăng cường công tác thanh tra đất đai để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất.
g. Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai theo hướng gọn nhẹ, có hiệu quả, trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia mà khâu đột phá là cải cách thủ tục hành chính, cần rà xét lại chức năng, nhiệm vụ các ngành và các cấp quản lý đất đai. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các bộ phần thuộc ngành, các cấp quản lý đất đai theo hướng bộ máy gọn nhẹ, quy định rõ ràng chức năng nhiệm cụ và phân công phân cấp, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, bảo đảm sự tập trung thống nhất, thông suốt, kỷ luật cao, đủ sức thực hiện vai trò quản lý, đảm bảo đúng pháp luật, không gây phiền hà cho nhân dân.
Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý ngành địa chính. Trọng tâm đào tạo là những kiến thức quản lý nhà nước về đất đai trong cơ chế thị trường, kiến thức trình độ pháp luật, nâng cao trình độ lý luận Mác - Lênin và quan điểm đường lối của Đảng. Đồng thời coi trọng những kiến thức và chuyên môn, kiến thức ngoại ngữ, tin học. Trong đào tạo tuyển dụng cần quan tâm đến cơ cấu đội ngũ cán bộ cả về lứa tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận và năng lực thực tiễn.
II. Yêu cầu cấp bách cần đổi mới công tác quản lý đất đai hiện nay.
1. Thực trạng về những thiếu sót khuyết điểm cơ bản trong quản lý sử dụng đất đai hiện nay.
Trong qua trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quản lý Nhà nước về đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng bên cạnh đó việc quản lý và sủ dụng đất đai vẫn còn bộc lộ những hạn chế và những vấn đề mới nảy sinh:
Việc tổ chức quản lý thị trường đất đai vừa bị buông lỏng, vừa bị chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, thiếu sự quản lý thống nhất. Nhiều trường hợp mua bán đất đai nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước.
Trên thực tế các qui định của nhà nước mới chỉ dừng lại ở những nguyên tắc, chưa tạo ra được một hành lang pháp lý đầy đủ đảm bảo cho việc vận hành thị trường bất động sản có sự quản lý của Nhà nước, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp còn chậm, do cơ chế điều hành, phối hợp biện pháp thực hiện chưa đồng bộ. Ngành nông nghiệp tổ chức giao đất đai giao rừng, còn ngành địa chính lại tổ chức cấp giấy quyền sử dụng đất. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai ở đô thị theo quy định của nghị định 60/CP triển khai chưa được là bao. Nhu cầu sử dụng đất làm nhà ở nông thôn và thành thị rất lớn và ngày càng tăng. Tuy vậy chưa có một chiến lược lâu dài hoặc tuy có quy hoạch tổng thể nhưng lại thiếu quy hoạch chi tiết. Vì việc ở rộng các khu dân cư còn tuỳ tiện, chắp vá, và thiếu đồng bộ giữa xây dụng nhà và xây dựng hạ tầng. Hiện tượng xây dựng nhà ở và kết cấu hạ tầng ở các đô thị không theo quy hoạch đang diễn ra ở nhiều nơi gây nên tình trạng lãng phí đất đai, không tạo nên cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường.
Việc bảo vệ các loại đất đai như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đô thị và bảo vệ rừng đang còn nhiều hạn chế. Việc khai thác và sử dụng đất nông nghiệp không hợp lý dẫn đến sức sản xuất của đất đai giảm sút đang gây trở ngại cho sản xuất ở một số nơi. Tình trạng khai thác bừa bãi do di dân tự do, chặt phá rừng làm rẫy ... làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, gây hậu quả không tốt đến đời sống, đến sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái.
Nhiều vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai chưa được phát hiện và sử lý kịp thời hoặc phát hiện nhưng chưa kịp sử lý. Việc chuyển mục đích sử dụng đất đai không đúng pháp luật lại được hợp pháp hoá. Nhất là chuyển đất nông nghiệp ven đô, ven đường giao thông thành đất ở vẫn tiếp tục xảy ra. Hiện tượng người không được giao quyền sử dụng đất đai cũng bán đất đang xảy ra. Hoạt động buôn bán bất động sản trái với pháp luật đã gây nên tình trạng lôn xộn, làm giàu bất chính và tham nhũng.
Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là cơ sở rất quan trọng cho công tác quản lý của Nhà nước về đất đai. Mặc dầu vậy, đến nay công tác này triển khai và thực hiện còn chậm.
Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở vẫn chưa được hoàn thiện và đồng bộ. Chức năng quyền hạn của ngành địa chính từ trung ương đến địa phương chưa rõ ràng tạo ra một cơ chế hành chính phức tạp nên giải quyết công việc rất chậm chạp kém hiệu quả. Chức năng và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai chưa được quy định cụ thể. Đội ngũ cán bộ địa chính là nhân tố hết sức quan trọng cho việc thực hiện quản lý nhà nước về đâts nhưng điều này vẫn còn chưa đủ cả về chất lượng và chất lượng nên chưa thể làm đúng vai trò, trách nhiệm của mình, chưa theo kịp ...
2. Thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, công tác quản lý và sử dụng đất đai có vị trí vai trò quan trọng, đổi mới công tác quản lý sử dụng đất đai là yêu cầu cấp bách.
- Nhằm xoá bỏ dần sự lạc hậu của nông thôn, xây dựng nông thôn giàu đẹp văn minh phải phát triển nông thôn theo hường CNH - HĐH.
- Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý Nhà nước về đất đai trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước còn cần bổ xung, hoàn thiện pháp luật về đất đai. Việc quản lý sử dụng các loại đất :
Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đô thị ... cần được quy định cụ thể hơn, như việc giao đất lâm nghiệp không phải trả tiền, chính sách đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, thời hạn hạn mức giao đất đai nông nghiệp, đất nông nghiệp trong đô thị, đất nông nghiệp cho nông trường và lâm trường đang sử dụng, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đất đai xây dựng nhà ở và kinh doanh nhà ở gắn với công trình trên đất đền bù giải phoáng mặt bằng để phát triển đô thị, quản lý thị trường bất động sản.
- CNH - HĐH nông thôn yêu cầu phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã hội như: thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, y tế, giáo dục, làm thay dổi dần bộ mặt nông thôn theo hướng đô thị hoá.
- Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội nông thôn, vì vậy việc quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn đưa nông thôn phát triển theo hướng CNH - HĐH.
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề quản lý và sử dụng đất đai.
Đất đai là yếu tố không thể thiêú được của tất cả các nganh, các tổ chức kinh tế xã hội. Vì vậy việc quản lý và sử dụng đất đai cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: pháp luật, tài chính, quy hoạch, kế hoạch và công tác tổ chức, đào tạo cán bộ chuyên ngành.
1. Sự tác động của quy hoạch đất đai đến quản lý và sử dụng đất đai.
Quy hoạch đất đai là công cụ quản lý quan trọng và không thể thiếu được trong công tác quản lý đất đai vai trò của công tác quy hoạch đất đai có tác động ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng đất đai là:
+ Quy hoạch đất đai đảm bảo cho sự lãnh đạo, quản lý tậm trung thống nhất của Nhà nước.
+ Quy hoạch đất đai là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai.
+ Quy hoạch đất đai tạo điều kiện để sử dụng đất đai hợp lý.
+ Quy hoạch đất đai tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá cả các loại đất một cách hợp lý.
2. Sự tác động của kế hoạch hoá đất đai đến vấn đề quản lý và sử dụng đất đai.
Kế hoạch về đất đai là việc xác định các mục tiêu phương hướng, chỉ tiêu về sử dụng đất đai và các biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu đó một cách có hiệu quả.
Nước ta từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, thì tính chất của công cụ kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân đã có sự thay đổi. Từ kế hoạch hoá mang tính chất trực tiếp bắt buộc sang kế hoạch hoá mang tính chất gián tiếp, hướng dẫn. Tuy nhiên, dù tính chất của công cụ kế hoạch thay đổi nhưng vai trò cuat nó trong công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý đất đai nói riêng vẫn rất quan trọng. Điều này được thể hiện ở các quan điểm sau:
+ Kế hoạch về đất đai là công cụ quan trọng nhằm đẩm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của Nhà nước.
+ Kế hoạch về đất đai cho phép sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực về đất đai.
+ Kế hoạch về đất đai là công cụ điều tiết các hoạt động liên quan đến đất đai của các tổ chức và cá nhân phát triển đúng hướng.
+ Kế hoạch về đất đai là cơ sở để đảm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3. Sự tác động của công cụ tài chính đến việc quản lý sử dụng đất đai.
- Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế - xã hội.
- Tài chính là công cụ để các đói tượng sử dụng đất đai thực hiện nghĩ vụ và trách nhiệm của họ.
Nhà nước thông qua cụ thể để tác động tới các đối tượng sử dụng đất đai thấy được nghĩ vụ và trách nhiệm của họ trong việc sử dụng các yếu tố về đất đai, cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của họ với Nhà nước. Các đối tượng sử dụng đất đai nhiều hay ít đều phải nộp thuế cho Nhà nước. Tài chính là công cụ quản lý quan trọng cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất.
- Tài chính là công cụ quan trọng thúc đẩy các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai, nhà ở một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
- Tài chính là công cụ cơ bản để Nhà nước tăng nguồn thu ngân sách.
- Thông qua công cụ tài chính như lãi suất, tiết kiệm và thành lập quỹ chuyên dùng, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước.
4. Sự tác động của công cụ pháp luật đến vấn đề quản lý và sử dụng đất đai.
Pháp luật là công cụ không thể thiếu được trong quá trình quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng, trong quá trình quản lý đất đai thì pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng.
- Duy trì trật tự và an toàn xã hội trong lĩnh vực đất đai.
- Pháp luật là cộng cụ bắt buộc các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ khác.
- Thông qua công cụ pháp luật Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng, công bằng giữa các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai cũng như đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.
- Pháp luật là công cụ tạo điều kiện cho các công cụ quản lý khác, các chính sách chế độ của nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn.
5. Sự tác động của công tác tổ chức, đào tạo cán bộ đến việc quản lý và sử dụng đất đai.
a. Vai trò của công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Bộ máy quản lý là yếu tố đặc biệt quan trọng, trong thực tế tổ chức nhà nước để thực hiện các chức năng điều khiển, phối hợp, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm đạt được các mục tiêu quản lý nhà nước.
Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai là một hệ thống cơ quan quyền lực của nhà nước, gồm các cấp từ trung ưng đến địa phương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước và đất đai trên tầm vĩ mô.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai bao gôm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy và mối liên hệ giữa các bộ phận trong bộ máy làm cho bộ máy đó hoạt động có hiệu quả.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với đất đai được hợp lý cho phép giảm được chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hiệu lực của bộ máy, đảm bảo vai trò định hướng xây dựng chiến lược kế hoạch, các chương trình dự án phân bổ sử dụng đất đai và xây dựng, phát triển các khu dân cư đảm bảo việc tổ chức thực hiện các quy định về luật pháp, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức cá nhân sử dụng đất đai đảm bảo sự công bằng và hiệu quả.
b. Vai trò của công tác đào tạo cán bộ chuyên gnàh đối với vấn đề quản lý và sử dụng đất đai.
Cán bộ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Vì vậy những năm qua Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Nhằm cho cán bộ công chức nhà nước đạt đủ các tiêu chuẩn quy định đối với các ngạch bậc công chức, với các chức danh quản lý “theo tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức viên chức nhà nước” đã được Nhà nước ban hành cho các ngành.
+ Khắc phục kịp thời những thiếu hụt về trình độ chuyên môn, hạn chế năng lực quản lý để cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo phân cấp quản lý của ngành, làm cho ngành địa chính ngày càng phát triển, công tác quản lý đất đai ngày một tốt hơn.
- Bổ xung những kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuên môn, nghiệp vụ quản lý hành chính theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý ngành từ trung ương đến cơ sở.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý đất đai ở Thọ xuân.
I. Vài nét cơ bản về tình hình kinh tế xã hội.
1. Đặc điểm tự nhiên.
Thọ xuân là một huyện lớn của tỉnh Thanh hoá, nằm ở vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du miền núi, nên nhìn chung có độ cao trung bình thấp hơn vùng trung du từ 50m đến 100m và cao hơn vùng đồng bằng từ 4m đến 6m. Có độ dốc lớn hơn vùng đồng bằng và nhỏ hơn vùng trung du.
- Phía bắc giáp huyện Ngọc lặc, Yên định.
- Phía nam giáp huyện Triệu sơn.
- Phía tây giáp huyện Thường xuân.
- Phía đông giáp huyện Thiệu hoá.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 30304,69 ha bao gồm 40 xã thị trấn và 4 nông trường quốc doanh. Trong tổng diện tích tự nhiên trên thì huyện quản lý 24937 ha. Trên địa bàn huyện có sân bay quân sự Sao vàng với tổng diện tích trên 700 ha, có nhà máy đường Lam sơn, nhà máy giấy Mục sơn, nông trường Sao vàng thuộc tỉnh quản lý. Địa hình huyện Thọ xuân được chia cắt bởi 3 con sông là: sông chu, sông cầu chày và sông nhà lê. Trong đó sông chu chảy dọc theo huyện và cắt đôi huyện thành hai vùng, vùng tả ngạn gồm 16m xã và vùng hữu ngạn gồm 24 xã thị trấn. Nhìn chung cơ sở hạ tầng còn kém phát triển nên khó khăn trong việc sản xuất lưu thông và đi lại.
2. Tình hình kinh tế:
Thọ xuân là một huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh Thanh hoá, có đất và tài nguyên phong phú sức lao động rồi rào, lại có điều tra khảo sát xây dựng phương án phát triển kinh tế - xã hội 1995 - 2000. Đó là cơ sở khoa học, là căn cứ tốt nhất để đảm bảo việc xây dựng và thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ và mục tiêu kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã tập trung xây dựng các trọng điểm kinh tế, thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng vùng giống nhân dân, xây dựng an ninh nông thôn, xoá đói giảm nghèo, chương trình đổi điền dồn thửa tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn như: đường, trường, trạm, điện ...
Với sự phấn đấu vươn lên xây dựng các chương trình cùng với sự phát triển các ngành kinh tế mà cơ cấu kinh tế 5 năm đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Tiềm năng kinh tế ở các vùng trên địa bàn huyện được khai thác hợp lý. Tốc độ GDP bình quân hàng năm là 11%, thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 295,4 USD.
Về cơ cấu kinh tế:
Nông lâm nghiệp chiếm 51,2%
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 16,5%
Dịch vụ và các ngành khác chiếm 32,3%
Sản lượng lương thực năm 2000 đạt 105700 tấn. Bình quân lương thực đầu người 472 kg tỉ lệ hộ đói nghèo 9,5%.
Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc đường giao thông nông thôn đang ngày một nâng cấp, trường học cao tầng, trạm xá khang trang được hiện ra, lưới điện quốc gia đã đến 100% ssó xã, thị trấn trong huyện.
Đời sống nhân dân từng bước đương cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định. Đó là cơ sở vững chắc thực hiện tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
3. Vấn đề xã hội:
Thọ xuân có dân số 233255 người, tỉ lệ tăng dân số hàng năm 0,8%, dân số được phân bổ ở 38 xã và 2 thị trấn của huyện.
Thọ xuân có 5 xã miền núi, 11 xã có đạo thiên chúa trong đó có 3 xứ đạo lớn, số dân theo đạo là 10%.
Thọ xuân là huyện có truyền thống cách mạng, là nơi thành lập tổ chức Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh hoá. Hiện nay Đảng bộ Thọ xuân có gần 1 vạn đảng viên, sinh hoạt ở 82 tổ chức Đảng (40 Đảng bộ xã, thị trấn và 40 Đảng bộ chi bộ khối cơ quan), có trên 400 cán bộ hoạt động trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Là mảnh đất địa linh nhân kiệt có 2 vua là Lê Lợi và Lê Hoàn. Trong các cuộc kháng chiến đã đóng góp sức người sức của và được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng v._.ũ trang nhân dân, có 2 xã Xuân thành và Xuân thiên được Nhà nước phong tăng danh hiệu anh hùng lao động. Ngoài ra ngành giáo dục Thọ xuân còn được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3.
Có thể nói những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Thọ xuân đã phát huy được nội lực bước đầu, cùng với lợi thế có khu công nghiệp mía đường lam sơn, khu di tích lịch sử Lam kinh, nhà máy giấy mục sơn, và thị trấn Sao vàng đang phôi thai cho một thị xã vùng trung du, một vùng động lực kinh tế của tỉnh trong tương lai. Tuy nhiên hiện nay nền kinh tế huyện nhìn chung vẫn còn ở tình trạng thuần nông, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm và còn khó khăn lúng túng. Trong những năm tới Đảng bộ và nhân dân trong huyện tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Giảm dần cơ cấu GDP trong nông nghiệp, tăng dần cơ cấu GDP trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, để cho thời gian tới (năm 2005) đạt cơ cấu là:
Nông - lâm nghiệp 39,8%
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 40%
Dịch vụ và các ngành khác 21,2%
Bình quân thu nhập đầu người năm 2005 là 475 USD. Để thực hiện được mục tiêu trên, đổi mới công tác quản lý và sử dụng đất đai là một tất yếu khách quan và phải được quan tâm đúng mức bằng hướng đi, kế hoạch cụ thể có kết quả, sẽ góp phần tích cực quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế mà nghị quyết đại hội lần thứ 23 của Đảng bộ huyện đã đề ra.
II. Thực trạng công tác quản lý đất đai ở Thọ xuân.
1. Tình hình phân bố các loại đất ở huyện Thọ xuân.
Thọ xuân có tổng diện tích đất tự nhiên là 30304,69 ha được phân bổ ở 40 xã thị trấn và 4 nông trường quốc doanh.
Trong đó: đất nông nghiệp: 153347,75 ha
Đất lâm nghiệp : 1836 ha
Đất chuyên dùng: 5173,12 ha
Đất ở : 1180,01 ha
Đất chưa sử dụng: 6767,81 ha
a. Phân bố đất nông nghiệp.
Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội. Vì vậy, việc phân bổ quỹ đất nông nghiệp cũng bị chi phối bởi hai yếu tố tự nhiên và xã hội. Trong đó phân bố đất đai theo vùng bị chi phối bởi các điều kiện tự nhiên gắn với đất đai mạnh hơn, còn phân bố theo loại cây trồng lại bị chi phối bởi các yếu tố về mặt xã hội mạnh hơn.
Phân bố đất nông nghiệp theo vùng kinh tế trước hết thể hiện theo đặc tính tự nhiên của đất đai, tức là trong quỹ đất nông nghiệp, đất đai được phân bổ theo vùng như thế nào phụ thuộc vào đặc tính tự nhiên của đất đai. Trong đó các yếu tố về địa hình, nông hoá thổ nhưỡng đóng vai trò quyết định.
ở Thọ xuân trong tổng số 1347,75 ha đất nông nghiệp trên toàn huyện thì đất trồng cây hàng năm có 13047,04 ha chiếm 85%.
Đất vườn tạp có 978,68 ha chiếm 6,38%
Đất trồng cây lâu năm có 702,44 ha chiếm 4,57%.
Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi có 128,71 ha chiếm 0,84%.
Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 488,88 ha chiếm 3,18%.
Trong đất trồng cây hàng năm, đất trồng lùa chiếm diện tích lớn nhất là 8965,93 ha còn lại là đất trồng cây hàng năm khác có diện tích là 4083,11 ha.
Trong đất trồng lúa thì còn có ruộng 3 vụ, ruộng 2 vụ và ruộng 1 vụ.
b. Phân bố đất lâm nghiệp.
Diện tích đất lâm nghiệp của Thọ xuân là 1836 ha. Trong đó đất có rừng tự nhiên là 56,3 ha chiếm 3,07%.
Đất có rừng trồng có diện tích 1779,7 ha chiếm 96,93%.
Trong đất rừng tự nhiên thì còn có đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ.
Trong đất rừng trồng thì có đất rừng sản xuất và đất rừng đặc dụng.
c. Phân bố đất chuyên dùng.
Tổng diện tích đất chuyên dùng của Thọ xuân là: 5173,12 ha. Trong đó, đất xây dựng là 333,99 ha chiếm 6,46%.
Đất giao thông là 1674,51 ha chiếm 32,37%.
Đất thuỷ lợi mặt nước chuyên dùng là 1746,74 ha chiếm 33,76%.
Đất an ninh quốc phòng 710,76 ha chiếm 13,74%.
Đất nghĩa trang 227,42 ha chiếm 4,39%
Đất di tích lịch sử vă hoá 86,84 ha chiếm 1,68%.
Đất khai thác khoáng sản 9,23 ha chiếm 0,18%.
Đất chuyên dùng khác 157,85 ha chiếm 3,05%.
Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 25,78 ha chiếm 0,5%.
d. Phân bố đất ở đô thi và nông thôn.
Tổng diện tích đất ở của Thọ xuân là 1180,01 ha trong đó đất ở đô thị là 56,80 ha chiếm 4,8%. Còn lại là đất ở nông thôn có diện tích 1123,2 ha chiếm 95,2%.
e. Phân bố đất chưa sử dụng.
Đất chưa sử dụng trên toàn huyện có tổng diện tích là 6767,81 ha. Trong đó, đất bằng chưa sử dụng là 225,02 ha chiếm 3,32%.
Đất đồi núi chưa sử dụng 3409,08 ha chiếm 50,37%.
Đất có mặt nước chưa sử dụng 471,88 ha chiếm 6,97%.
Đất sông suối 1699,04 ha chiếm 25,1%.
Đất núi đá không có rừng cây 126,38 ha chiếm 1,86%.
Đất chưa sử dụng khác 386,11 ha chiếm 12,35%.
Trong đất bằng chưa sử dụng thì có đất có khả năng nông nghiệp và đất đai có khả năng lâm nghiệp.
Trong đất đồi núi chưa sử dụng và đất mặt nước chưa sử dụng thì có đất có khả năng lâm nghiệp.
Từ những số liệu phân tích ở trên ta có bảng tổng kết tình hình phân bố các loại đất ở Thọ xuân như sau:
2. Thực trạng quản lý và sử dụng các loại đất ở huyện Thọ xuân .
Thọ xuân là huyện nằm giữa vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du miền núi, với tổng diện tích đất tự nhiên là: 30304,69 ha. Trong đó:
Đất nông nghiệp: 15347,75 ha = 50,65%
Đất lâm nghiệp : 1836 ha = 6,05%
Đất chuyên dùng: 5173,12 ha = 17,07%
Đất ở : 1180,01 ha = 3,89%
Đất chưa sử dụng : 6767,81 ha = 22,34%.
Qua số liệu trên ta thấy tỉ lệ đất nông nghiệp chiếm với diện tích lớn 50,65% so với tổng diện tích tự nhiên. Đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng và đất ở hết sức tiết kiêm chỉ chiếm trên 20% diện tích tự nhiên. Tỉ lệ đất chưa sử dụng còn khá cao một phần do điều kiện tự nhiên tạo nên đó là hệ thống các sông, suối, đê điều nhất là diện tích đồi núi chưa sử dụng còn lớn.
a. Công tác đổi điền dồn thửa.
Huyện đã hoàn thành giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài và phần lớn đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân trên cơ sở thực hiện nghị định 64/CP của Chính phủ và quy định 117 của UBND tỉnh. Đó là một chính sách đổi mới quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, trên cơ sở nguyên trạng khoán 10 nhằm ổn định tình hình xã hội. ở nông thôn đã tiến hành giao đất cho hộ nông dân có tốt, có xấu, có gần, có xa để đảm bảo tính công bằng cho nhân dân. Diện tích đất đã giao cho hộ nông dân trong toàn huyện là 10764,2 ha, số thửa được giao là 329000 thửa. Bình quân mỗi hộ có từ 7 đến 8 thửa, hộ nhiều nhất có tới 27 thửa, hộ ít là 1 thửa bình quân diện tích mỗi thửa là 327 m2. Thực trạng có nhiều thửa quá nhỏ (chỉ có 10m2) lại nằm tren nhiều xứ đồng, đất công ích, đất khó giao, nhiều địa phương không quy vùng được, lẫn lộn với đất giao lâu dài, việc quản lý đất công ích chưa có hiệu quả cao. Toàn huyện có 1734 ha đất dự phòng và đất khó giao đều khoán thầu cho nông dân. Thời gian khoán thầu ở các địa phương còn có nơi không đảm bảo quy định của Nhà nước.
Thực trạng trên đac gây khó khăn trở ngại cho tổ chức sản xuất kinh doanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách đầu tư thâm canh có hiệu quả, lại càng khó khăn trong việc đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, nhằm khai thác tiềm năng đất đai, xoá bỏ tình trạng manh muốn tồn tại ở nông thôn, tiết kiệm chi phí sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Ban chấp hành huyện uỷ đã ban hành chỉ thị 11CT/HU về công tác đổi điền dồn thửa, ghép ổ thửa nhỏ thành ổ thửa lớn. Đó là một cuộc cách mạng trong nông nghiệp nông thôn hiện nay.
Đến nay huyện đã cơ bản hoàn thành công tác đổi điền dồn thửa. Sau chuyển đổi số thửa giảm đáng kể bình quân chung giảm từ 55% đến 60% số thửa so với trước khi chuyển đổi.
Qua công tác chuyển đổi đất đai, tỉnh đã giúp huyện đo đạc lập hồ sơ địa chính cho 18 xã là: Xuân khánh, Thọ nguyên, Hạnh phúc, thị trấn Thọ xuân, Xuân phong, Xuân sơn,
Xuân phong, Thọ xương, Xuân bái, Xuân lai, Xuân minh, Xuân lập, Xuân vinh và đang tiến hành đo đạc tiếp ở một số xã ...
b. Về quy hoạch và kế hoạch tổng thể sử dụng:
Toành huyện kế hoạch lập quy hoạch vào năm 2001
Các xã: quy hoạch sử dụng đất:
+ Số xã quy hoạch đến năm 2000: 23 xã.
+ Số xã quy hoạch đến năm 2005: 9 xã.
+ Số xã quy hoạch đến năm 2010: 1 xã.
c. Kết quả việc giao đất: 26 quyết định.
- Quyết định giao đất cho cơ quan : 21 quyết định.
- Quyết định giao đất cho dân: 5 quyết định = 87 hộ.
d. Kết quả về quản lý:
Từng bước đã đi vào nề nếp và chặt chẽ, tài liệu về đất đai đã được lưu ở 3 cấp như hệ thống bảng biểu các loại đất ở các đơn vị cơ sở, bản đồ, sổ địa chính.
- Cấp 6608 giấy: Thọ nguyên 3423 giấy và Thọ xương 3185 giấy.
- Thuê đất: toàn bộ các doanh nghiệp phải thuê đất, do tỉnh quản lý và cho thuê, song hiện nay cũng còn một số đơn vị chưa làm thủ tục thuê đất xong với tỉnh như:
+ Bưu điện Thọ diên : 96 m2.
+ Bưu điện Bắc lương: 193 m2.
+ Ngân hàng nông nghiệp thị trấn Thọ xuân : 5446 m2.
+ Xí nghiệp Việt hưng: 8272 m2..
+ Cửa hàng dược : 4176 m2.
+ Vật tư nông nghiệp: 1300 m2.
+ Quầy xăng dầu (Mục sơn): 262 m2.
+ Cửa hàng lương thực nam giang: 4644 m2.
- Làm thủ tục cho chuyển nhượng quyến sử dụng đất: Từ năm 1998 công dân mới đến huyện để làm
+ Năm 1999: 60 trường hợp chuyển nhượng quyến sử dụng đất với diện tích là: 21418 m2, trong đó đất nông nghiệp: 15321 m2, đất thổ cư: 6087 m2.
+ Năm 2000: 129 trường hợp làm thủ tục chuyển nhượng với tổng diện tích là: 186371 m2, trong đó đất nông nghiệp: 15236 m2, đất ở : 3401 m2.
Thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất và lệ phí do chi cục thuế thu nộp vào ngân sách nhà nước.
e. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân:
Trong những năm qua phòng địa chính đã phối hợp với các ngành có liên quan giả quyết các đơn thư khiếu nại của công dân, đặc biệt là giải thích kịp thời cho công dân thắc mắc về chế độ, chính sách đất đai một cách cụ thể và chu đáo.
Kiểm tra và đề nghị sở địa chính, UBND huyện hợp thức hoá cho 129 trường hợp về đất ở hợp pháp với diện tích là 24860 m2. Do đó tình hình trật tự an ninh trong những năm qua tương đối ổn định.
Thanh tra đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai là những vấn đề vô cùng quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Nhưng việc tổ chức quản lý đất đai đôi khi còn bị buông lỏng và bị chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, thiếu sự quản lý thống nhất. nhiều trường hợp mua bán đất còn nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước, vận động theo xu hướng tự phát.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho hộ gia đình còn chậm, do cơ chế điều hành, phối hợp và biện pháp thực hiện chưa đồng bộ.
Nhu cầu sử dụng đất để làm nhà rất lớn, nhưng vẫn chưa có một chiến lược lâu dài cho vấn đề này hoặc tuy có quy hoạch tổng thể nhưng lại không có quy hoạch chi tiết. vì vậy việc mở rộng các khu dân cư còn tuỳ tiện chắp vá và thiếu đồng bộ giưa xây dựng nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng.
Việc bảo vệ các loại đất đai như đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở và bảo vệ rừng đang còn nhiều hạn chế.
Nhiều vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai chưa được phát hiện và xử lý kịp thời hoặc phát hiện nhưng chưa kịp xử lý. Việc chuyển dịch đất đai không đúng pháp luật lại được hợp pháp hoá.
Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ đại chính, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là cơ sở rất quan trọng cho công tác quản lý của nhà nước. Nhưng đến nay công tác này triển khai và thực hiện còn chậm.
f. Sau đây là các bản số liệu cụ thể về tình hình quản lý và sử dụng các loại đất của từng xã ở huyện Thọ xuân.
3. Đánh giá khái quát tình hình nguyên nhân:
Ta có bảng so sánh tình hình biến động đất đai trên phạm vi toàn huyện giữa năm 2000 và năm 1995 như sau:
Bảng 9
Đơn vị tính là ha
Số TT
Loại đất đai
Diện tích năm 2000
Diện tích năm 2000
Tăng +
Giảm -
I
II
III
IV
V
Tổng diện tích
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Đất chưa sử dụng
30304,69
15347,75
1836,00
5173,12
1180,01
6767,81
29672,00
16378,31
1627,08
3978,78
1330,35
6357,48
632,69
208,92
1194,34
410,33
1030,56
150,34
Qua số liệu trên ta thấy: đất tự nhiên tăng632,69 ha là do số hoá tính diện tích đất tự nhiên từng xã, thị trấn cho đến toành huyện chính xác hơn.
- Đất nông nghiệp giảm 1030,56 ha thực chất là đất của các nông trường giảm 118,48 ha, còn 40 xã, thị trấn huyện quản lý thì đất nông nghiệp tăng 150,92 ha. Theo báo cáo của 4 nông trường thì chỉnh ranh giươí hành chính về các huyện và một phần do chuyển cơ cấu cây trồng theo kế hoạch của tỉnh.
- Đất lâm nghiệp tăng 208,92 ha. thực chất là đất của các nông trường tăng 864,79 ha chuyển sang đất hoang đồi núi. Qua kiểm kê theo 286 của ngành lâm nghiệp thì một số đâta rừng tự nhiên và rừng trồng không đủ tiêu chuẩn ở đất lâm nghiệp được chuyển sang đất đồi núi chưa sử dụng.
- Đất chuyên dùng tăng 1194,34 ha do khoanh bao tính lại diện tích đất giao thông thuỷ lợi. Riêng đất qúc phòng tăng 251,08 ha là số liệu được xác định cụ thể khi làm thủ tục cho sân bay Sao vàng và một phần đất quốc phòng mà các ngành khác của quân đội quản lý như: quân khu 4, tỉnh đội, phòng không ...
- Đất ở giảm 150,34 ha chủ yếu là giảm ở các nông trường còn các xã trong huyện tăng 8,1 ha.
- Đất chưa sử dụng tăng 410,33 ha là do đất lâm nghiệp chuyển sang và đất sông suối tăng lên.
Để biết được sự biến động đất đai một cách cụ thể và chi tiết ở 40 xã, thị trấn mà huyện trực tiếp quản lý, sử dụng trong 5 năm 1995 - 2000. Ta lập bảng số liệu để so sánh tình hình trên như sau:
Qua số liệu trên ta thấy.
Đất nông nghiệp tăng 150,92 ha là do đất bằng chưa sử dụng, đất có mặt nước chưa sử dụng và các loại đất khác chuyển lên, nhiều xã tăng đất nông nghiệp như: Xuân thành 9,09 ha; Thọ hải 37,86 ha là do đất bằng chưa sử dụng và bóc trong đất thổ cư vườn tạp; Xuân phú tăng 19,15 ha từ đất đồi chưa sử dụng chuyển sang; Xuân châu tăng 42,40 ha do đất đồi núi chưa sử dụng và đất ở trong khu vực thổ cư tách sang vườn tạp; Xuân minh tăng 55,16 ha lad do đất lâm nghiệp và đất bằng chưa sử dụng chuyển sang và một số xã khác có diện tích tăng nhưng không đáng kể. Qua đổi điền dồn thửa làm giao thông thuỷ lợi theo kế hoạch của Nhà nước và của địa phương nên đáat nông nghiệp cũng có phần giảm đi như các xã: Xuân khánh giảm 5,9 ha; Thọ nguyên giảm 3,95 ha; Nam giang giảm 4,5 ha; Thọ minh giảm 45,63 ha. Do đất màu đồi đã bạc chuyển sang đất đồi núi chưa sử dụng xã Xuân tiến giảm 23,10 ha, do đất màu đồi chuyển sang đất lâm nghiệp 11,78 ha còn lại dang nằm ở đất chưa sử dụng và một số xã khác có giảm đất nông nghiệp sang giao thông thuỷ lợi và đất ở.
- Đất trồng cây hàng năm giảm 44,44 ha là do làm giao thông thuỷ lợi là chính.
- Đất 3 vụ tăng 820,13 ha lá do đất 2 vụ chuyển lên.
- Đất 2 vụ giảm 983,97 ha là do chuyển lên đất 3 vụ 820,13 ha và sang đất làm mạ 124,81 ha và giảm do giao thông thuỷ lợi.
- Đất 1 vụ giảm 59,65 ha chủ yếu chuyển về đất trồng cây hàng năm khác (đất 1 vụ lúa mùa sang trồng mía, đất một vụ chiêm chuyển sang 2 lúa và sang đất thuỷ lợi).
- Đất chuyên mạ tăng 124,81 ha do quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung theo chường trình vùng giống nhân dân sau đổi điền dồn thửa.
- Cây hàng năm khác tăng 54,24 ha do đất lúa mùa, đất trồng cây lâm nghiệp (như ở xã Xuân minh chuyển 19 ha đất lâm nghiệp sang) và một số loại đâts khác chuyển sang.
- Đất cỏ chăn nuôi giảm 18,51 ha được chuyển sang trồng cây hàng năm khác 9trồng mía).
- Đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 9,92 ha chuyển từ đất có mặt nước chưa sử dụng sang.
- Đất lâm nghiệp giảm 655,87 ha chuyển sang đất đồi núi chưa sử dụng theo điều tra 286 của ngành lâm nghiệp không cần đủ tiêu chuẩn đất rừng.
- Rừng tự nhiên giảm 1031,36 ha chuyển sang đất rừng trồng và đất đồi núi chưa sử dụng theo điều tra 286.
Rừng trồng tăng 375,49 ha do rừng tự nhiên chuyển sang và một phần đất đồi núi chưa sử dụng được trồng rừng.
- Đất chuyên dùng tăng 992,24 ha là do làm giao thông, thuỷ lợi theo quy hoạch của Nhà nước và của địa phương, đồng thời do chuyển số liệu đất quốc phòng từ nông trường về biểu các xã trong huyện. Mặt khác do diện tích khoanh bao tính lại diện tích giao thông, thuỷ lợi chính xác hơn.
+ Đất xây dựng giảm: 2,6 ha do chuyển sang đất ở.
+ Đất giao thông tăng 452,14 ha do làm theo quy hoạch và tính lại diện tích chính xác hơn.
+ Đất thuỷ lợi tăng 174,88 ha do làm theo quy hoạch của Nhà nước tính lại diện tích chính xác hơn.
+ Đất di tích lịch sử văn hoá tăng 21,86 ha do di tích Lam sơn mở rộng.
+ Đất an ninh quốc phòng tăng 247,9 ha do chuyển số liệu từ đất nông trường về biểu huyện là chính.
+ Đất khai thác khoáng sản giảm 9,6 ha là do đất khu vực núi đá Mục sơn chuyển vào đất di tích Lam kinh.
+ Đất làm nguyên vật liệu xây dựng giảm 6,12 ha do chuyển sang mặt nước hoang, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa đại tăng 24,36 ha do các xã mở rộng nghĩa địa, xây dựng nghĩa trang đều lấy từ đất canh tác.
+ Đất chuyên dùng khác tăng 89,42 ha là đất thống kê đầy đủ các vùng đệm của sân bay Sao vàng. Đất có trận địa pháo không sử dụng. đất chiếm chỗ của các cột điện nay mới điều tra đưa vào.
- Đất ở tăng: 8,1 ha do nhu cầu đất ở của nhân dân tăng và được lấy từ đất nông nghiệp và đất xây dựng chuyển sang.
+ Đất ở đô thị tăng: 17,33 ha do điều chỉnh quy hoạch thị trấn Thọ xuân nên chuyển đất từ Tây hồ và Xuân trường về thị trấn.
+ Đất ở nông thôn giảm: 9,23 ha do chuyển về đất đô thị.
- Đất chưa sử dụng tăng: 734,98 ha do đất lâm nghiệp chuyển đến như một số xã: Xuân sơn 66,5 ha; Xuân thắng 336,1 ha; Thọ lâm 317 ha; Thọ xương 69,92 ha; Quảng phú 56,19 ha; Bắc lương 60,58 ha và một số xã diện tích sông suối tăng do tính lại diện tích và theo số hoá 364.
+ Đất bằng chưa sử dụng giảm 101,28 ha do chuyển lên đất nông nghiệp.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng tăng 599,06 ha do đất lâm nghiệp chuyển sang.
+ Đất có mặt nước chưa sử dụng giảm 22,71 ha chuyển sang đất nông nghiệp.
+ Đất sông suối tăng 347,49 ha do đất nông nghiệp một phần chuyển sang và diện tích tính lại sông suối theo số hoá 364.
+ Đất chưa sử dụng khác giảm 87,58 ha là đất bãi cát ở một số xã chưa đưa vào sản xuất nông nghiệp như ở Thọ hải, Xuân hoà, Xuân thành ...
Qua phần thực trạng quản lý và sử dụng đất ở Thọ xuân ta thấy rằng: bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục được giải quyết trong thời gian tới.
Chương III: Quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý đất đai ở Thọ xuân.
I. Quan điiểm cơ bản:
Luật đất đai là một bộ phận trong hệ thống pháp luật ở nước ta, bao gồm một tổng hợp các quy phạm pháp luật làm cơ sở để điều chỉnh các quan hệ đất đai được hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt về pháp lý đất đai, nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước, lợi ích của người sử dụng đất đai.
Luật đất đai có quan hệ chặt chẽ với luật hành chính, Bộ luật dân sự, luật môi trường ... các văn bản pháp luật về đất đai bao gồm các quy định trong hiến pháp và các đạo luật. Điều 17,18 hiến pháp năm 1992, luật đất đai năm 1993, Bộ luật dân sự năm 1995, luật chuyển quyền sử dụng đất, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và các pháp lệnh của UB thường vụ quốc hội, quy điịnh quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất, về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt nam. Các văn bản pháp luật có hiệu lực trên đây là cơ sở để chính phủ ban hành những văn bản cụ thể nhằm chỉ đạo việc thực hiện luật đất đai.
ở nước ta, quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã và đang đặt ra một yêu cầu. Kết quả là phải xây dựng và hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai cho phù hợp với cơ chế mới. Nghị quyết đại hội lần thứ VII của Đảng đã ghi rõ: Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, ruộng đất được giao cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước quy định bằng pháp luật các vấn đề kế thừa, chuyển quyền sử dụng ruộng đất. Điều 17 hiến pháp năm 1992 quy định: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời ... là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.
Luật đất năm 1993, điều I quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Điều II luật đất đai qui định: Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có đất để sản xuất.
Bất cứ chế độ xã hội nào cũng phải xác định sự vận động và phát triển của các quan hệ đất đai. ở nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch háo tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì sự vận động và phát triển của quan hệ đất đai cũng phải có sự thay đổi. Đó là sự thay đổi từ cơ chế hiện vật sang đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất đai được vận hành theo qui luật thị trường.
- Nhà nước nắm quyền sử dụng pháp lý về đất đai, việc quản lý đất đai được coi là việc quản lý một tư liệu sản xuất đặc biệt, một trong những yếu tố cấu thành môi trường sống trên phạm vi quốc gia. Vì vậy nhà nước phải quản lý chặt chẽ và đòi hỏi phải xây dựng chế độ quản lý và chế độ sở hữu đất đai cho phù hợp với lợi ích của toàn xã hội và phù hợp với lợi ích lâu dài.
- Đất đai được sử dụng một cách tiết kiệm hợp lý và đạt hiệu quả cao. Để tránh tình trạng đất đai vô chủ, hoang hoá sử dụng lãng phí, nhà nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo có chủ quản lý thực sự và cụ thể. Nhà nước quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ cụ thể về quản lý và sử dụng đất, đồng thời đẩm bảo cho các quyền và nghĩa vụ đó.
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý tạo cơ sở pháp lý khi thu hồi đất để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống, vì lợi ích của quốc gia và của nhân dân.
Nhà nước xác định mục đích sử dụng của từng loại đất. Người sử dụng đất phải tuân thủ quy định của nhà nước về mục đích sử dụng đất.
- Nhà nước có quyền cho thuê đất, giao đất và thu hồi đất.
- Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng. Quyền định đoạt đất đai là hoàn toàn phụ thuộc nhà nước, không một chủ thể sư dụng nào khác có được. Tất cả các loại đất đai trong phạp vi lãnh thổ của nước CH XHCN Việt nam đều thuộc sở hữu toàn dan, do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để sử dụng. Như vậy trên cơ sở sở hữu toàn dân đối với đất đai thì quyền năng của nhà nước thống nhất quản lý đối với đất đai được thực hiện trực tiếp bằng việc xác định các qui phạm pháp luật và quản lý đất đai của các cơ quan quyền lực, được thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do nhà nước lập ra và được thực hiện thông qua các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, người sử dụng đất theo những quy định và giám sát của Nhà nước.
1. Điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất đai:
Là những công việc hết sức quan trọng, trên cơ sở đó Nhà nước mới nắm chắc được toàn bộ vốn đất đai cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, mới có khả năng phát triển được năng lực đất đai mỗi loại ở từng vùng, từng địa phương nhằm tiêu chuẩn hoá các loại đất phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời qua đó nhà nước mới có những phương hướng và các chính sách sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất đai có hệ thống, có căn cứ khoa học trên phạm vi từng vùng, từng địa phương.
Việc đánh giá và phân hạng đất đai là một công việc khoa học rất phức tạp, nhằm xác đinh hoạt động sử dụng đất cụ thể cho từng vùng, từng diện tích đất. Để đánh giá đất đai, luật đất đai quy định việc chỉ đạo và tổ chức, lập bản đồ địa chính như sau:
+ Chính phủ chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính thống nhất trên phạm vi cả nước.
Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương ban hành quy định kỹ thuật quy phạm xây dựng bản đồ địa chính.
+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo tổ chức việc lập bản đồ địa chính ở địa phương mình.
+ Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
+ Bản đồ địa chính gốc được giữ tại cơ quan quản lý đất đai ở trung ương. Các bản sao được lưu giữ tại cơ quan quản lý đất đai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và UBND xã.
2. Thống kê đất đai:
Là công tác hết sức quan trong nhằm nắm chính xác kịp thời những biến động về đất đai, cung cấp thông tin cần thiết cho công tác quy hoạch và kế hoạch hoá đất đai cũng như các công tác quản lý khác. Vì vậy cần kiện toàn hệ thống thống kê từ trung ương xuống địa phương, trong đó khâu thống kê ở cơ sở phải được đặc biệt coi trọng.
3. Đăng kí đất đai:
Việc sử dụng đất đai là do các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cụ thể thực hiện. Nhà nước giao đất cho dân để sử dụng và trong quá trình sử dụng luôn có sự biến động về chủ sử dụng, về diện tích cũng như các loại đất. Thông qua việc đăng ký đất đai cơ quan quản lý Nhà nước có thể nắm được tỉ lệ chiếm hữu và sử dụng đất của các thành phần kinh tế và các ngành kinh tế, phát hiện được những việc sử dụng trái phép, kịp thời sửa chữa và phân phối đất đai cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đăng kí sử dụng đất là nghĩa vụ trách nhiệm của chủ sử dụng đất và của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa nhà nước với quyền sử dụng đất của người sử dụng đất đai.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý đất đai ở trung ương phát hành.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp chính phủ giao đất thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Trong trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình hoặc không cùng một tổ chuức sử dụng thì giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đến từng tổ chức, từng hộ gia đình, từng cá nhân.
người sử dụng đất (các tổ chức, hộ gia đình, cái nhân) được UBND xã, phường xác nhận thì được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích đất đang sử dụng được ghi rõ trên bản đồ địa chính (hình dáng, kích thước, vị trí, loại danh giới, hạng đất ...) và diện tích đang sử dụng được ghi rõ vào sổ địa chính nếu đến nay chưa có sự biến đổi.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức mà mình giao đất. UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuộc quyền sử dụng đất.
5. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất:
Trong công tác quản lý đất đai quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa to lớn. Nó giúp việc sử dụng đất đai có mục đích, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm, giúp nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất của nhà nước có biện pháp hữu hiệu và đạt hiệu quả cao trong quá trình sử dụng đất.
Luật đất đai năm 1993 quy định cơ chế lập, nội dung và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước.
- UBND các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình trình HĐND thông qua trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho ngành, lĩnh vực mình phụ trách để trình chính phủ xét duyệt.
- Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp chính phủ và UBND các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
- Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:
Khoản 1 điều 17 luật đất đai quy định nội dung quy hoạch đất đai như sau:
+ Khoanh định các loại đất, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đo thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước.
+ Điều chỉnh lại việc khoanh định cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương.
Khoản 2 điều 17 luật đất đai quy định nôi dung kế hoạch sử dụng đất đai là khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với quy hoạch đất đai.
- Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Là thực hiện quyền quản lý về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đẩm bảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cấp dưới hợp lý, phù hơpự với quy hoạch, kế hoạch chung, đồng thời đảm bảo quy hoạch kế hoạch đó có hiệu lực pháp lý.
Điều 18 luật đất đai quy định về thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như sau:
+ Quốc hội quy định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong phạp vi cả nước.
+ Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các cơ quan của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ UBND cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đại của UBND cấp dưới trực tiếp.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nào thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.
6. Những quy định về giao đất:
- Căn cứ pháp lý giao đất được quy định ở điều 19 luật đất đai là:
+ Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
+ Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất ghi trong luận chứng kinh tế kỹ thuật và thiết kế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc đơn xin giao đất.
- Điều 23 và 24, luật đất đai quy định thẩm quyền giao đất của các cấp, chính phủ, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Để quản lý đất đai, ở nước ta đã tạo thành một hệ thống, trong đó chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định giao đất để sử dụng vào mọi mục đích trong những trường hợp cần thiết. Cụ thể là:
+ Chính phủ xét duyệt kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc tru._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV561.DOC