Đổi mới công tác kế hoạch hoá

lời nói đầu Thực tiễn cuộc sống mấy chục năm qua cho thấy rằng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong quản lý kinh tế từng được áp dụng ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã không tạo ra được động lực phát triển mà còn làm cho nền sản xuất xã hộibị suy yếu, làm giảm năng suất lao động xã hội, gây rối loạn trong phân phối, lưu thông, đồng thời đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Khắc phục hiên tượng đó, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển từng bước đưa đất nước ra khỏi khủ

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đổi mới công tác kế hoạch hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hoảng Đại Hội 6 của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới quản lý kinh tế theo hàng hưóng “Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thiết lập và hình thành cơ chế kế hoạch theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”. Các kết quả kinh tế trong kế hoạch 1991- 1995 là 8,2 % và trọng kế hoạch 1996 -2000, tuy bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chín tiền tệ tốc độ tăng trưởng vẫn đạt 6,7%, đã chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng. Tuy vậy bên cạnh những thành tựu con tồn tại nhiều hạn chế thách thức đối với thành quả của cong cuộc đổi mới mười năm qua, cũng như động lực cho sự phát triển bền vững kinh tế trong thời gian tiếp theo. Để tránh tụt hậu so với các nước trên thế giới, chúng ta phải đi tất đón đầu, phát triển kinh tế phải nhanh ổn định, bền vững. Do vậy phải đẩy mạnh cải cách, xây dựng hoàn thiện, nâng cao năng lực thị trường. Điều đó có nghĩa là phải hưóng tới làm cho cơ chế thị trường hoạt động một cách đồng bộ, có hiệu quả hơn, tận dụng tối đa lợi thế của nó ; đồng thời với việc xác định rõ hơn vai trò của nhà nước và nâng cao năng lực của nó đủ mức thực hiện vai trò của nhà nước trong cơ chế thị trường. Mà kế hoạch là một trong những công cụ chính sách quan trọng nhất, kế hoạch cầ có sự thay đổi cần thiết để đáp ứng được đòi hỏi và điều kiện mới của nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinh tế những năm qua đã cho chúng ta thấy rõ thêm những hướng đi và rút ra đựơc những bài học cần thiết cho việc đổi mới công tác kế hoạch hoá, cũng như cho việc xác lập mối quan hệ đúng đắn giữa kế hoạch và thị trường. Những kết quả chúng ta đạt đựoc mới chỉ là những bước đầu. Trong những năm tới cần phải tiếp tục hoàn thiện việc đổi mới kế hoạch hoá cả về nội dung lẫn phưong pháp, xác định rõ cơ chế kế hoạch hoá định hướng, sử dụng hợp lý cơ chế thị trường có sự điều tiết nhằm nâng cao chất lưọng công tác kế hoạch hoá, bảo đảm có hiệu quả nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đề án của em gồm 3 phần: Phần 1: Sự cần thiết phải đổi mới công tác kế hoạch hoá Phần 2: Quá trình đổi mới Phần 3: Em xin chân thành cám ơn GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Với thời gian có hạn, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót xin đựoc sự đóng góp ý kiến của các bạn. Em xin chân thành cám ơn! Phần 1 Sự cần thiết đổi mới công tác kế hoạch hoá I.BảN CHấT CủA CƠ CHế Kế HOạCH HOá TRONG NềN KINH Tế TậP TRUNG 1. Cơ chế kinh tế tập trung a\ Đặc điểm : Nhà nước quản lý bằng mệnh lệnh là chủ yếu thông qua thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh. Trong khi các cơ quan nhà nứoc thì can thiệp sâu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Do vậy nền kinh tế trở nên cứng nhắc và khép kín, các chỉ tiêu mang tính chất hiện vật. Điều này được thể hiện thông qua giá cả - giá cả bao cấp chỉ bằng một phần mười giá thị trường. b\ Hậu quả: Cơ chế kinh tế tập trung đã có những mặt tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong giai đoạn cả nước tập trung sức người sức của bảo vệ tổ quốc. Khi sang thời kỳ mới nó đã bộc lọ những nhược điểm: làm cho nền kinh tế cứng nhắc, chậm phát triển, khép kín. Hàng hoá luôn luôn khan hiếm, thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Các xí nghiệp làm ăn lãi giả lỗ thật, ngân sách bội chi liên miên, lạm phát cao khủng hoảng kinh tế - năm 1985 lạm phát ba con số. Đặc biệt trong nền kinh tế tập trung sự phân phối không phù hợp làm cho nền kinh tế không phát triển. Như trong chế độ tiền lương, mang nặng tính bao cấp, sự lệch lạc giữa các bậc lương trong cùng một thang lương không lớn, sự khác nhau giữa các thang lương không rõ ràng. Chế độ tiền lương này khuyến khích mọi người tìm cách được làm việc trong các cơ quan nhà nước Để nhận được trợ cấp của nhà nước, không làm việc với năng suất lao động cao. Điều này làm giảm tăng trưởng kinh tế. Trong nông nghiệp phân phối sản phẩm được thực hiện chủ yếu qua ngày công mà không tính đến năng suất của ngày công đó. Vì vậy, dẫn đến tình trạng “ rong công phóng điểm “ ở hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp thời lỳ này. Điều này làm giảm năng suất lao động, không khuyến khích phát triển dẫn đến nền kinh tế phát triển chậm. Trong chế độ lưu thông, cơ chế khép kín khiến hàng hoá rất hiếm, không đa dạng. 2. Kế hoạch hoá trong nền kinh tế tập trung a\ Bản chất và nội dung chủ yếu của công tác kế họach Lênin là người đàu tiên tổ chức và thực hiện kế hoạch nền kinh tế quốc dân. Người đã lãnh đạo trực tiếp việc xây dựng kế hoạch dài hạn đầu tiên của LIÊN XÔ, kế hoạch hoá điện khí hoá. kế hoạch này là một bản mẫu mực về tổ chức một cách khoa học về công tác kế hoạch hoá về lý luận và phưong pháp luận của việc xây dựng kế hoạch hoạch kinh tế quốc dân thống nhất. Trung thành với học thuyết của Lênin về kế hoạch hoá kinh tế quốc dân, Nhà nước chuyên chính vô sản và dân chủ nhân dân của các nước xã hội chủ nghĩa, ngay từ khi thành lập, đã lãnh đạo nền kinh tế quốc dân của nước mình theo con đường kế hoạch hoá. Dựa vào kế hoạch hoá đã định, nhà nước chuyên chính vô sản lãnh đạo thống nhất và tập trung mọi hoạt động kinh tế trong nước bảo đảm nhịp điệu ăn khớp và cân đói giữa các ngành, các mặt ( sản xuất, phân phối , trao đổi và tiêu dùng ) các yếu tố (nhân lực, vật lực, tài lực),các khu vực nhằm đạt tốc độ phát triển nhanh chóng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Lịch sử và thực tiễn nước ta cũng như ở các nứơc trong phe xã hội chủ nghĩa đã chứng minh rằng kế hoạch kinh tế quốc dân về bản chất là một phương pháp quản lý kinh tế quốc của Nhà nước chuyên chính vô sản, theo phương pháp kinh doanh, nhằm xác định những tốc độ và quan hệ cân đối hợp lý nhất, tạo ra những bước đi và cơ cấu có lợi nhất để đạt được những mục tiêu thống nhất dự kiến từ trước với hiệu quả kinh tế cao nhất tong các thời kỳ kế hoạch. Nhà nước chuyên chính vô sản phải nắm lấy công tác kế hoạch hoá, coi nó là khâu trung tâm của việc quản lý nền kinh tế quốc dân, để thực hiện chức năng mới của mình là chức năng quản lý nền kinh tế, quản lý văn hoá xây dựng xã hội mới, đời sống mới. Nội dung chủ yéu của công tác kế hoạch hoá tập trung bao gồm: các công tác kế hoạch ;các biện pháp lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện kế hoạch. Các công tác theo dõi, kiểm tra có hệ thống và thường xuyên toàn bộ tình hình thực hiện kế hoạch để có biện pháp bổ cứu kịp thời nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch. Khi xây dựng nền kinh tế quốc dân, Nhà nước chuyên chính vô sản phải xất phát từ yêu cầu khách quan của các qui luật kinh tế xả chủ nghĩa, đồng thời xất phát từ tình hình và nhiệm vụ kinh tế chính trị từng giai đoạn lịch sử, để đề ra những chỉ tiêu cụ thể nói lên nhiệm vụ từng mặt của kế hoạch hoá thống nhất toàn quốc. Các ngành, các địa phương, các cơ sở sản xuất phải căn cứ vào kế hoạch thống nhất đó để xây dựng kế hoạch của mình, các kế hoạch này sẽ cụ thể hoá các kế hoạch chung toàn quốc, nêu rõ các cơ quan, địa phương có trách nhiẹm. Các kế hoạch của toàn quốc, của ngành, của địa phương và các cơ sở đều phải thực hiện đường lối chính sách xây dựng kinh tế từng thời kỳ của đảng và Nhà nước. Cho nên Lênin đã từng nói : kế hoạch hoá là cương lĩnh thứ hai của Đảng. Như vậy, về bản chất, kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân đều là những chủ trương chính sách tổng hợp về phát triển kinh tế quốc dân do các ddảng chính quyền đề ra trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan của chủ nghĩa xã hội sau khi đã phân tích đầy đủ các đặc điểm kinh tế và chính trị trong và ngoài nước, đặc điểm của từng ngành địa phương trong mỗi thời kỳ kế hoạch. Từ sự phân tích trên ta có thể đưa ra các mô hình kế hoạch hoá trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung theo các mô hình sau : Kế hoạch hoá tập trung cao độ :Đay là mô hình cộng sản thời chiến trong đó các quyết định vĩ mô,vi mô đều tập trung vào trong tay nhà nước, xáo bỏ quan hệ hàng hoà tiền tệ ; xoá bỏ cơ chế thị trường. Sự vận đọng của nền kinh tế dựa vào sự chỉ huy tập trung và đọng viên tinh thần là chính . Mô hình này đã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bảo vệ tổ quốc thời kỳ đầu của LIÊN XÔ. Kế hoạch hoá tập trung : Đây là mô hình trong đó các quyết định vĩ mô tập trung vào tay nhà nưcs, các quyết định của doanh nghiệp về cơ bản cũng tập trung vào tay Nhà nước. Nhà nước tác đọng đến sản xuất kinh doanh bằng kế hoạch trực tiếp, lấy cơ cáu đẳng cấp về quyền lực hành chính Nhà nước làm cơ sở, sử dụng phương pháp hành chính là chủ yếu. Quan hệ hàng hoá -tiền tệ, vai trò của thị trường là rất yếu ớt. Kế hoạch hoạch hoá tập trung có hạn chế :điểm khác nhau của mô hình này với mô hình kế hoạch hoá tập trung là ở chỗ :một số quyền của doanh nghiệp được giao cho doanh nghiệp tự xác định. Các chỉ tiêu hiện vật của kế hoạch hoá của nhà Nhà nước được giảm bớt. Chỉ tiêu giá trị được mở rộng phạm vi. Cơ chế thị trường có tác dụng bổ sung nhất định, bắt đầu chú ý vận động đòn bẩy kinh tế. Đã có sự kết hợp biện pháp hành chính với biện pháp kinh tế. Hai mô hình sau được áp dụng vào Nhà nướcước ta theo mô hình của Liên xô đã có nhũng thành tựu quan trọng trong cuộc chiến tranh chống mỹ cứu nước. Tuy nhiên nó đã bộc lộ hạn chế trong thới kỳ sau. 2.2> Những hạn chế của kế hoạch hoá và thị trường trong nền kinh tế hiện vật. a. kế hoạch hoạch hoá kinh tế quốc dân xây dựng theo mô hình xã hội chủ nghĩa truyền thống trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nước ta có những đặc trưng sau: Một là, kế hoạch hoá tập trung cao độ từ trung tâm và thực chất là qúa trìmh áp đặt hành vi từ phía nhà nước với tư cách là ngưòi đề ra sáng kiến đối với các đơn vị kinh tế trong hoạt đôngj sản xuất kinh doanh bằng các chỉ tiêu pháp lệnh. Kế hoạch hoà kiểu này đã coi các đơn vị kinh tế như những con tính thụ động và di chuyển trên bàn tính dưới bàn tay của người chỉ huy nhà nước. Các đơn vị kinh tế trở thành vật lệ thuộc hoàn toàn vào cấp trên, voà ngân sách Nhà nước không có sức sống độc lập. Hailà, kế hoạch hoạch hoá trực tiếp đòng nghĩa với sự cân đối toàn bộ nền kinh tế quốc dân từ A đến Z, boa gồm tất cả các mặt và đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất của nền kinh tế quốc dân. Sự kiểm soát và điều tiết không những ở tầm vĩ mô kinh tế mà cả ở tầm kinh tế trung mô và vi mô. .Điều đó có nghĩa là kế hoạch hoá trực tiếp bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xuyên suốt đến từng bộ phận, từng tế bào của nền kinh tế bằng liên kết cứng, làm tăng sức ì của hệ thống và làm cho nó ngày càng trở nên kém linh động. Balà, kế hoạch hoá trực tiếp đòi hỏi phải chia cắt nền kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ để quản lý mà về thực chất là phân chia quyền sở hữu đối với mọi tài sản và nguồn lực của quốc gia theo chiều dọc lẫn chiều ngang. Tình trạng đó dẫn đến vì lợi ích cục bộ của ngành, của địa phương. thậm chí của từng đơn vị kinh tế làm phương hại đến lợi ích quốc gia làm cho nền kinh tế không chỉ mất đi ‘’sức trồi ‘’ của một chỉnh thể mà còn lâm vào tình trạng mất cân đối và thiếu hụt thường xuyên do sức ép bành trướng hết sức nặng nề của từng bộ phận từng tế bào trong nền kinh tế quốc dân và do hiện tượng cộng sinh thông qua ngân sách nhà nước, giữa bộ máy quản lý Nhà nước với các tổ chức sản xuất kinh doanh gây ra. Hậu quả nặng nề của tình trạng chia cắt, khép kín nói trên là nạn tham nhũng, móc ngoặc để bòn rút ngân sách Nhà nước và các nguồn của cải quốc gia, gây ra những tổn thất hết sức nặng nề, những lãng phí ghê ghớm và thái đọ vô trách nhiệm trong khai thác, và sử dụng các nguồn lực của đất nước. Bốn là, kế hoạch hoá trực tiếp đòi hỏi phải thực hiện phân phối, lưu thông sản phẩm theo các kenh xác định và theo các địa chỉ cho trước. Ngoài ra, việc kiểm tra thực hiện kế hoạch chủ yếu dựa vào hệ thống các chỉ tiêu hiện vật, mà giá cả chẳng qua chỉ là các côn cụ tính toán, còn tiền tệ đơn thuần chỉ là đơn vị thanh toán mà thôi. Tuy nhiên lực cản trong kênh lưu thông trên thực tế rất lớn và thái độ vô trách nhiệm cửa quyền của bộ máy quản lý quan liêu bao cấp, nhiều tầng nhiều nấc gây trở ngại không nhỏ, làm cho việc phối hiện vật trong thực tế thường khác xa so với con số cân đối theo kế hoạch hoạch trên giấy, dãn đến một nghịch lý :Càng cân đối theo phương pháp kế hoạch hoá trực tiếp bao nhiêu, nền kinh tế càng mất cân đối nghiêm trọng và càng thiếu hụt nặng nề bấy nhiêu . b.Phương pháp kế hoạch hoá trực tiếp với bốn đặc trưng cơ bản trên đây cùng với khuyết tật trong cấu trúc cuả nó rõ ràng là một quốc qúa trìmh tự thân vận động và có thể khẳng định nó không gắn gì với thông tin về thị trường . Bởi vì các tiêu điểm mà nó tập trung vào cân đối hiện vật. Hơn thế nữa, trong nền kinh tế hiện vật chỉ tồn tại thị trường hàng tiêu dùng mà đây là thị trường độc quyền của người bán, cho nên thông tin về thị trường này nếu có cũng chỉ là những thông tin méo mó, sai lệch hoặc không kịp thời. Điều đó cho thấy những thông tin về thị trường trong nền kinh tế hiện vật không có tác động kích thích các hoatj đọng kinh tế. Với cơ chế áp đặt giá đối với các sản phẩm tiêu thụ thị trường hàng tiêu dùng, cũng như trong phân phối đã loại trừ khả năng cạnh tranh và triệt tiêu mọi động lực phát triển. Thị trường không tực hiện được chức năng phân phối lại tài nguyên, các nguồn vốn và thu nhập, không khuyến khích áp dụng tiến bọ khoa học kỹ thuật, công nghệ và phát triển kinh tế theo chiều sâu. Ngoài ra, do quan hệ giá cả sai lệch hay nói cách khác do cơ chế thưỏng phạt không đúng đắn của thị trường đã dẫn đến nhữngquyết định không đúng trong việc lựa trọn các giải pháp kỹ thuật, các phưong án tổ chức và quản lý và quản lý sản xuất, các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sản xuát - kinh doanh, và cuối cùng dẫn đến sự không hợp lý về thu nhập giữa các đơn vị kinh tế. Đây là những yếu tố kìm hãm sức sản xuất phát triển. Nói tóm lại : Trong nền kinh tế hàng hoá hiện vật kế hoạch hoá không gắn với thị trường, còn thị trường và các đòn bẩy kinh tế không những không tác động kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh mà ngược alị kìm hãm sự phát triển. 3.>thực tiễn công tác kế hoạch hoá nước ta (1954-1985) 3.1.Giai đoạn 1954-1975 Đặc điểm kinh tế và kế hoạch hoá Đây là thời kỳ hình thành cơ cấu kinh tế của Miền Bắc trong giai đoạn đầu thơikỳ CNH-HĐH xã hội chủ nhĩa và chống chiến tranh phá hoại của Đế Quốc Mỹ, giaiđoạn này thực hiện chủ trương nhất quán do Đại hội toàn quốc lần thứ III (tháng 9 năm1960) đề ra là :‘’Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đòng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ ‘’. Công tác kế hoạch hoá trong giai đoạn này là kế hoạch hoá tập trung mang tính chất trực tiếp và hiện vật. Chính phủ đã trực tiếp khống chế những hoạt đọng kinh tế thông qua quá trình đua ra các quyết đinhj từ trung ương, các nguồn lực, các giá cả vật tư tài chính được phân phối theo giá thị trường và các điều kiện cung cầu như những nền kinh tế thị trường lý tưởng mà phân phối theo nhu cầu vật tư, lao đọng và vốn của kế hoạch hoá tập thể. thành tựu Trong giai đoạn này, những thành tựu bước đầu của CNH đã đạt đuợc là mở rộng cơ cấu ngành nghề, tăng nhanh cơ sơ vật chất kỹ thuật và đặc biệt là giải quyết tốt các vấn đề xã hội, văn hoá như giáo dục, y tế. Như đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất ban chấp hành trung ương Đảng đã đánh giá :’’Những cơ sở công nghiệp nặng đầu tiên đã được hình thành, những xí nghiệp công nghiệp nhẹ và công nghiệp địa phương đã được xây dựng. Từ năm 1955 đến năm 1965, hàng năm công nghiệp đã răng 22%, nông nghiệp tăng 4,5%,tỷ trọng của công nghiệp từ 17% đã tăng lên 53%. Sự nghiệp giáo dục, văn hoá y tế cũng phát triênr vườtj bậc, nạn mù chữ đã được thanh toán, hiện nay cứ gần 4 người dân có một người đi học ;năm 1965 số bác sĩ, y sỹ đã tăng hơn 25 lần so với 10 năm trước. Những thành tựu bước đàu đã tạo nên sức mạnh và nguồn phấn khởi mới, thúc đảy nhân dân miền bắc hăng hái xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. và kiên quyết bảo vệ chế đọ xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó đã đọng viên được sức người, sức của thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giải phóng Miền nam, thống nhất đất nước. Hạn chế Do nền kinh tế mang tính chất khép kín, tự taí sản xuất. nông nghiệp hợp tác hoá được coi là cơ sở tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội phát triển công nghiệp nặng, cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng nên tốc độ phát triển kinh tế chậm chạp, cơ cấu kinh tế mất cân đối, kém hiệu quả. Trình độ trang bị kỹ thuật lạc hậu thiếu đòng bộ, năng suất thấp chất lượng không cao. 3.2>Giai đoạn 1975-1985 đặc điểm kinh tế Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam bước vào thời kỳ mới :Thời kỳ mà công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên pham vi toàn quốc. Nhiệm vụ đặt ra lúc bấygiờ là là phải cải tạo cái cũ xây dựng cái mới, tổ chức lại toàn bộ nềnỗ xã hội và xây dựng cơ cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa thống nhất chung cho cả nước. Con đường cơ bản để tạo ra cơ cấu kinh tế đó là :’’ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triẻn nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, làm cho công nghiệp và nông nghiẹp kết hợp thành một thể thống nhất, cùng phát triển nhịp nhàng lên sản xuất lớn chủ nghĩa xã hội và gắn bó với nhau, thúc đảy lẫn nhau phục vụ lẫn nhau. Công nghiệp là nền tảng kinh tế quốc dân và nông nghiệp là cơ sở phát triển công nghiệp ‘’. Nền kinh tế trong giai đoạn này mang đặc điểm nội dung chủ yếu sau. -Thực hiện thương nghiệp Miền Nam -Tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp và nông thôn -Trên cơ sở hợp tác hoá ồ hình kế hoạch hoá tập trung trênphạm vi cả nước -thực hiện kế hoạch hoá năm lần thứ hai (1976-1980) -Trên thực tế nền kinh tế lâm vào khủng hoảng năm 1979 phần lớn các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đều kế hoạc không đạt biểu hiện: -Sản xuất đình trệ tăng trưởng thấp -Thiếu lương thực gay gắt, phải nhập khẩu với số lượng lớn -Thiếu hàng tiêu dùng thiết yếu một cách nghiêm trọng -Thiếu vốn đâù tư cho công nghiệp và nông nghiệp, nhiều công trình do thiếu vốn phải ngừng thi công -Ngân sách thiếu hụt, giá cả tăng hàng năm trên 20% -xuất nhập khẩu mất cân đối. Đặc điểm của kế hoạch hoá Trong giai đoạn này chúng ta thực hiện kế hoạch hoá năm năm lần thứ hai (1976-1980).Nhìn chung kế hoạch hoá 5 năm không đạt được mục tiêu cơ bản. Với quan điểm ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, nên dã đề ra những chỉ tiêu kế hoạch quá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, không coi trọng việc khôi phục và sắp xếp lại nền kinh tế. Tư tưởng nóng vội chủ quan muốn có ngay một nền sản xuất lớn đã dẫn đến hậu quả tập trung toàn bộ nguồn lực xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn không chú ý đến tính đòng bộ nên không phats huy đuợc công suất. Tốc độ tăng dân số quá cao nhưng lại không tập trung sức để giải quyết về vấn đề lương thực, thuhực phẩm phát triển hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng kết quả lại thấp. Nhiệm vụ bảo đảm nhu cầu của đời sống nhân dân và tích luỹ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hàn gắn những vết thương chiến tranh. Trong thời kỳ này thu nhập quốc dân sản xuất chỉ bằng 80-90% thu nhập quốc dân sử dụng. Toàn bộ quỹ tích luỹ và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào viện trợ vay nợ nước ngoài. Tuy nguồn thu bên ngoài lớn nhưng ngân sách vẫn vẫn trong tình trạng thâm hụt và phải bù đắp bằng phát hành. Từ thực tiễn khó khăn của nền kinh tế ở thời kỳ trước cải cách cho thấy cơ chế kế hoạch hoá tập trung mang nhiều nhược điểm, không có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế > Biểu hiện trên những nội dung chủ yếu sau : Trong nông nghiệp với hình thức hợp tác hoa theo kiểu áp đặt máy móc chủ quan nhất loạt hình thành nên các hợp tác hoá cấp cao không tính đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã đặt các hợp tác xã trong cơ chế cấp - phát - giao - nộp , hành chính hoá và hiện vật hoá các mối quan hệ kinh tế. Viêvngăn cản và cấm đoán lưu thông sản phẩm nông nghiệp đã kìm hãm động lực bên trong của kinh tế tổng thể và quá trình xã hội hoá sản xuất nông nghiệp. Trong công nghiệp các xí nghiệp trung ương và địa phương có nhiệm vụ thực hiện các chỉ tiêu sản lượng do nhà nước ấn định theo quan hệ cấp phát giao nộp nên khômg cần tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết quả đầu tư nhiều mà hiệu quả thấp. Trong đàu tư quá tập trung vào công nghiệp nặng đầu tư dàn trải không đòng bộ. Từ sự phân tích trên cả về lý luận và thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam đã đạt ra yêu cầu cấp bách phải thực hiện công cuộc cải cách kinh tế, quá trình quản lý kinh tế. Đặc biệt công tác kế hoạch hoá là một công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, kế hoạch hoá gắn liền với cơ chế kinh tế tập trung đã bộc lộ những hạn chế trong thới kỳ mới này.Do vậy đổi mới công tấc kế hoạch hoá là một tất yếu khách quan. II>kế hoạch hoá trong nền kinh tế các nước đang phát triển. 1. kinh tế thị trường và những đặc trưng của nó 1.1. đặc điểm Kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó các phương thức tổ chức quản lý kinh tế. phương thức vân hành kinh tế luôn luôn tôn trọng và tuân thủ các quy luật cung cầu và các quy luật khác của sản xuất hàng hoá. Nói cách khác kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo yêu cầu của các quy luật sản xuất hàng hoá thông qua sự dẫn dắt của gía cả và các tín hiệu diễn ra của thị trường. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Còn cơ chế thị trường là tổng thể sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan tới xu thế vận động của thị trường, tới hoạt đọng sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế NHư vậy, hành vi sản xuất kinh doanh chịu sự tác đọng trực tiếp của thị trường. Thị trường biến động dẫn đến sản xuất kinh doanh cũng biến đọng. Kinh tế thị trường biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng bản thân nó cũng chỉ là một trong nhiều loại mô hinhf kinh tế. 1.2 Đặc trưng a. Ưu điểm : Kinh tế thị trường thể hiện trình độ phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá. Các quan hệ kinh tế hàng hoá tiền tệ mở rộng và bao quát mọi lĩnh vực, đời sống kinh tế. Lợi nhuận vừa là động lực, mục đích chi phối hành vi sản xuất, phân phối, tiêu dùng Kinh tế thị trường một mặt có vẻ như hỗn độn ngẫu nhiên, tự phát, nhưng mặt khác nó vận động một cách ổn định tương đối, có khả năng điều tiết hoạt đọng của các thành viên, các yếu tố tham gia thị trường. Sức mạnh điều khiển vô hình của kinh tế thị trường có được là do sự vận động của các quy luật kinh tế khách quan của kinh tế thị trường. Giá cả như một tín hiệu cơ bản của quan hệ cung cầu, cũng từ đó mà người tiêu dùng và các chủ thể sản xuất kinh doanh điều chỉnh hành vi của mình. Kinh tế thị trường có đặc trưng tự nguỵên, tự do lựa chọn, tự do hoá giá cả, phân phối theo quan hệ cung cầu. Cạnh tranh là đặc trưng phổ biến. Nó buộc doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm tốt, giá thành hạ. Đó là sự so tài trong hoạt động kinh tế. Kinh tế thị trường càng phát triển thì trình độ xã hội hoá càng cao. Sản xuất kinh doanh không đóng kín một vùng hay một nước mà triển khai và có mối liên hệ trên quy mô cả nước, khu vực, thế giới. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở quốc tế hoá và toàn cầu hoá. b.Tiêu cực Nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các chủ thể dẫn đến xuất hiện độc quyền. Sự lựa chọn của các nhà độc quyền sẽ làm sai lệch so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo Sự lựa chọn của thị trường không đồng nhất với sự lựa chọn của xã hội, có những tổn thất so với sự lựa chọn của xã hội. Hàng hoá khuyến dụng, công cộng không có người sản xuất không bảo đảm nhu cầu xã hội. Phân phối không đông đều các nguồn lực, ở các nước đang phát triển các thông tin không chính xác. Kinh tế thị trường vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Muốn cho kinh tế thị trường hoạt động một cách bình thường và có ý nghĩa phát triển theo định hướng mong muốn của con người, đặc biệt là định hướng xã hội chủ nghĩa như chúng ta đang xây dựng, nhất thiết phải tăng cường vai trò của Nhà nước với hệ thống luật lệ thể chế phát huy tác dụng, mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó 2. Lý Thuyết Điều Tốt thứ Nhì Do thị trường có khuyết tật khi nảy sinh khuyết tật thì sẽ có hai cách lựa chọn : Thị trường sẽ lựa chọn phương án có khuyết tật. Cách khác, thị trường vẫn lựa chọn phương án có khuyết tật và cứ để cho khuyết tật của thị trường tồn tại, tự thị trường điều tiết hoặc có sự tác động của chính phủ. thị trường có khuyết tật là lý do tác động và can thiệp của chính phủ vào thị trường. Chấp nhận sự can thiệp của chính phủ có thể không khắc phục được khuyết tật của thị trường thậm chí còn làm trầm trọng hơn các các khuyết tật đó. Vì vậy muốn sự can thiệp của chính phủ không nảy sinh các hiệu quả phụ thì cần có sự tổ chức can thiệp của chính phủ. Đó là chức năng của kế hoạch hoá. 3.Tính kế hoạch và kế hoạch hoá thị trường Cũng như mọi nền kinh tế, kinh tế thị trường muốn phát triển đòi hỏi phải hướng tới cân đối, duy trì thường xuyên tính cân đối. Cân đối là sự bảo đảm sự cân bằng theo quan hệ tỷ lệ giữa các phần tử cấu thành hệ thống. Trong một hệ thống, khi đạt tới sự cân đối sẽ làm cho hệ thống phát triển và tồn tại cân đối mới trong hệ thống mới. Như vậy sự cân đối chỉ là tạm thời, một cân đối không ngừng bị phá vỡ và đạt đến một cân đối khác cao hơn. Có như vậy mới có sự phát triển. Vởy là, sự phát triển đòi hỏi phải hướng tới cân đối, đòi hỏi phải duy trì thường xuyên tính cân đối. Đồng thời, một cân đối cụ thể nào đó sẽ luôn thay đổi trong quá trình phát triển. Trong hoạt động thực tiễn việc giải quyết thường xuyên sự mất cân đối là một trong những yêu cầu và dấu hiệu bảo đảm sự phát triển. Tính kế hoạch của nền kinh tế thể hiện ở chỗ nhận thức và duy trì được thường xuyên tính cân đối theo yêu cầu khách quan của quá trình đầu tư, bố trí lao động, phân công ngành nghề giữa hai khu vực chủ yếu :Khu vực một và khu vực hai; cân đối trong từng khu vực, cân đối xuất nhập,cân đối tổng cung tổng cầu, cân đối thu chi ngân sách vv… Trong khuôn khổ vi mô, thì tính kế hoạch thể hiện ở việc nắm bắt và duy trì thường xuyên các cân đối phù hợp với yêu cầu khách quan về các yếu tố sản xuất và các qúa trìmh quản lý trong toàn bộ dây truyền sản xuất kinh doanh. Từ những biểu hiện trên đây, có thể thấy, tính kế hoạch của nền kinh tế có thể thực hiện với hai điều kiện :Sự phân công lao động xã hội, phân công sản xuất mạnh mẽ và có khả năng nhận thức tác động, điều tiết một cách thường xuyên, bảo đảm tính cân đối của nền kinh tế Có ý kiến cho rằng, tính kế hoạch là thuộc tính của nền kinh tế có kế hoạch. Thực ra tính kế hoạch hoạch là một phạm trù khách quan tồn tại ngay cả trong nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao. Nêú xét tính kế hoạch của nó theo điều kiện thứ nhất nêu trên thì ở đây thì sự phân công lao động, phân công sản xuất đã diễn ra một cách sâu sắc làm nảy sinh nhu cầu hợp tác. Chính hợp tác đòi hỏi phải thiết lập các cân đối giữa các yếu tố sản xuất, các qúa trìmh lao động. Như vậy, kinh tế thị trường đã có sự hiện diện của hợp tác của các quan hệ tỷ lệ cân đối và sự hiện diện tính kế hoạch. Tính kế hoạch của nền kinh tế xét theo điều kiện thứ hai tức là khả năng nhận thức, duy trì thường xuyên tính cân đối thì không hoàn toàn như nhiều người quan niệm rằng kinh tế thị trường là vô chính phủ, là mù quáng tự phát. điều đó có thể đúng khi nền khi kinh tế ở giai đoạn tự do cạnh tranh hoặc nền kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa. Còn trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại là nền kinh tế thị trường có sự cvan thiệp của nhà nước thì Nhà nước sử dụng luật lệ kế hoạch và các công cụ khác để điều tiết nền kinh tế. Tính kế hoạch là một yêu cầu khách quan của việc phát triển kinh tế. yêu cầu này được nhận thức và phản ánh thành một hệ thống các mục tiêu, biện pháp, các phương tiện và thời gian thực hiện với những bước đi cụ thể, trong khoảng thời gian nhất định đó là kế hoạch hoá. 4.Kế hoạch hoá phát triển, bản chất, chức năng, nguyên tắc 4.1.khái niệm : Kế hoạch hoá phát triển kế hoạch xã hội là phương thức quản lý kinh tế bằng mục tiêu. Nó thể hiện ở việc chính phủ xác định các mục tiêu kinh tế -xã hội cần hướng đến trong một thời kỳ nhất định và cách thức để đạt được mục tiêu đó thông qua chính sách biện pháp định hướng cụ thể. Kế hoạch phát triển có hai vấn đề : Lập kế hoạch đó là quá trình lựa chọn các phương án có thể có đẻ xác định một phương án tối ưu cho quá trình phát triển. Tỏ chức thực hiện: cụ thể hoá các mục tiêu, hệ thống các chính sách thể hiện sự cam kết của chính phủ với các đơn vị kinh tế, thực hiện các phương thức để thực hiện các mục tiêu và chính sách 4.2. Bản chất của kế hoạch hoá và sự thể hiện trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc điểm. Nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua tư bản chủ nghĩa. . Các hình thức sở hữu mang tính hỗn hợp kết hợp giữa sở hữu nhà nước và sỏ hữu tư nhân ,trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ trọng cao. đối với mỗi hình thức sở hữu ứng với một thành phần kinh tế do đó nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. bản chất: kết hợp giữa kế hoạch hoá trực tiếp và kế hoạch hoá gián tiếp. kế hoạch hoá mang tính trực tiếp được thể hiện trong phần vốn của ngân sách bao gồm vốn viện trợ ODA, vốn vay thương mại. Chúng được Nhà nước phân bổ trực tiếp theo các chương trình và dự án của Nhà nước, phân bổ trực tiếp các nguồn lực khan hiếm như vốn, lao động có tay nghề cao. Kế hoạch hoá mang tính gián tiếp, điều này được thông qua các chính sách để tác động hướng dẫn, khống chế, kiểm soát hoạt động của khu vực tư nhân để bảo đảm sự thống nhất của khu vực tư nhân với các mục tiêu phát triển dài hạn của đất nước. Nói tóm lại : kế hoạch hoá phát triển là công đoạn, công nghệ của sự lựa chọn các hoạt động tối ưu và có hiệu quả. 4.3.Chức năng của kế hoạch hoá. a.Chức năng điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô. vì thị trường không làm được do thị trường không ổn định, mất cân đối. Do vậy kế hoạch phải bù đắp chỗ trống của thị trường với mục tiêu ổn định kinh tế, tăng trưởng nhanh vàbền vững. Nền kinh tế có thể huy động đầy đủ việc làm với sự ổn định giá cả, mở rộng, ổn định cán cân thanh toán.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV396.doc
Tài liệu liên quan