Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương trong Công ty Cổ phần may Đáp Cầu

Lời nói đầu Trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, có nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nhà nước ta chủ trương giao cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế được tự do hạch toán kinh doanh để phát huy tính tự chủ của mình. Điều này mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng mặt khác cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức mới. Để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương trong Công ty Cổ phần may Đáp Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh của doanh nghiệp cần phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, yếu tố được các nhà lãnh đạo quan tâm hàng đầu là việc hoàn thiện tổ chức tiền lương cho người lao động trong doanh nghiệp. Tiền lương gia tăng chính là động lực để kích thích người lao động hăng hái sản xuất, nâng cao được năng suất lao động cá nhân, làm giảm chi phí sản xuất cho một sản phẩm, đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để xây dựng một cơ chế tiền lương phù hợp, trên cơ sở thực tiễn sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu, ban lãnh đạo công ty đã đặc biệt quan tâm vì nó không những góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, mở rộng sản xuất mà còn tạo ra sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Xuất phát từ thực tế trên, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu em chọn đề tài: “Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương trong Công ty Cổ phần may Đáp Cầu”, để viết chuyên đề tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh Đề tài em viết gồm có Phần mở đầu Chương 1. Cơ sở lý luận về tiền lương Chương 2. Phân tích thực trạng và hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu Chương 3. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu Chương 1. Cơ sở lý luận về tiền lương 1.1. Những khái niệm cơ bản về tiền lương 1.1.1. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế, kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức lao động thì sức lao động là hàng hoá. Do vậy tiền lương là giá cả của sức lao động, đó là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để bù đắp hao phí sức lao động mà họ đã bỏ ra. Khi phân tích về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế Nhà nước. C.Mác đã viết: đối với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa "Tiền công không hải là giá trị hay giá cả của sức lao động mà chỉ là hình thái cải trang cảu giá trị hay giá cả sức lao động". Như vậy tiền công trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã che đậy sự bót lột của chủ nghĩa tư bản. Còn đối với nền kinh tế hàng hoá thì "tiền công chính là giá cả của hàng hoá sức lao động, được quy định bởi quan hệ cung - cầu của thị trường và những điều chỉnh của pháp luật Quản lý tiền lương là một trong những yếu tố quan trọng của hệ thống quản lý lao động. Tiền lương không chỉ thuộc phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn là vấn đề xã hội rất phức tạp vì nó phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác nhau. Xét về mối quan hệ kinh tế thì số tiền mà người sử dụng lao động trả cho những người lao động mặt khác do tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động mà tiền lương còn là vấn đề xã hội rất quan trọng, liên quan đến đời sống và trật tự xã hội. Đối với người lao động, tiền lương là một phần chủ yếu duy trì sự tồn tại và phát triển của người lao động và gia đình họ. Nó thể hiện sự đánh giá của xã hội, của cơ quan đơn vị về năng lực và công lao đóng góp cho tập thể của họ. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một phần chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thế tiền lương được tính toán và quản lý một cách chặt chẽ Đối với Đảng và Nhà nước, tiền lương phải được sử dụng như một động lực thúc đẩy cá nhân lao động hăng say, không mang tính chất giàn đều bình quân. Muốn xác định đúng mức tiền lương phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động sản phẩm của mỗi cá nhân lao động hay tập thể người lao động 1.1.2. Tiền lương danh nghĩa Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này trả phụ thuộc vào năng suất của người lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, cũng như phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm làm việc, thâm niên trong nghề của người lao động 1.1.3. Tiền lương thực tế Tiền lương được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các dịch vụ cần thiết mà người lao động được hưởng lương có thể mua bằng tiền danh nghĩa của họ. Như vậy tiền lương thực tế không chỉ phụ thộc số lượng tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ cần thiết người lao động muốn mua. Nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi và ngược lại. Mối quan hệ tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được biểu hiện qua công thức ITLTT = ITLDN / IP Trong đó: ITLTT: Chỉ số tiền lương thực tế ITLDN: Chỉ số tiền lương danh nghĩa IP: Chỉ số giá cả 1.1.4. Mức lương tối thiểu " Mức lương tối thiểu là mức lương trả cho người lao động làm những công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bù đắp sức lao động đơn giản và một phần tích tái sản xuất mở rộng. Đó là những công việc thông thường, không qua đào tạo chuyên môn... cũng có thể làm được" (Theo điều 56 Bộ LLĐ) Tiền lương tối thiểu được Nhà nước quy định theo từng thời kỳ dựa trên trình độ phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu tái sản xuất sức l xã hội. Tiền lương tối thiểu được xác định qua phân tích các chi phí về ăn, mặc, nhà ở, sinh hoạt, chi phí bảo hiểm y tế... bắt đầu từ ngày 10/1/2003 mức lương tối thiểu áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước là 290.000 đồng/tháng 1.1.5. Phụ cấp Phụ cấp là khoản tiền mà người lao động được nhận ngoài tiền lương và tiền thưởng. Nói cách khác phụ cấp là khoản tiền lương bổ sung vào lương chính. Phụ cấp có nhiều loại: phụ cấp bù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, phụ cấp độc hại, phụ cấp đặc biệt Như vậy tất cả các khoản lương, tiền thưởng phụ cấp mà người sử dụng lao động trả cho người lao động đều với mục đích tạo cho đời sống vật chất người lao động thêm ổn định, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp Về cơ bản tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của hai nhân tố, nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. 1.2.1. Nhân tố thuộc về người lao động Vì tiền lương phản ánh kết quả lao động của người lao động, do đó với một trình độ và thời gian làm việc nhất định thì người lao động sẽ nhận mức lương nhất định. Ngoài ra, ý thức trách nhiệm và sự chuyên cần của người lao động cũng có ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả, năng suất cũng như kết quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. 1.2.2. Nhân tố khách quan tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất cũng như các loại chi phí khác nó chịu ảnh hưởng rất lớn của công nghệ sản xuất, trình độ quản lý của các cấp quản lý trong doanh nghiệp Công nghệ sản xuất là trình độ hiện đại hoá của máy móc thiết bị trong doanh nghiệp. Máy móc thiết bị càng hiện đại thì năng suất lao động càng lớn, tỷ lệ sản phẩm sai hỏn ít, chất lượng sản phẩm cao, do đó tiền lương của người lao động sẽ cao. Tiền lương còn phụ thuộc vào trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp. Sự quản lý bao gồm: tổ chức sản xuất, quản lý nhân sự hay quản lý chi tiêu quỹ lương ã Ngoài ra tiền lương còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác. + Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Với khả năng tài chính mạnh doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong công việc có những hợp đồng kinh tế có giá trị lớn, có khả năng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất nhờ việc dầu tư máy móc thiết bị. Nhờ đó tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp được nâng cao + Khả năng bành trướng của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh nghiệp có khả năng bành trướng lớn thể hiện qua sản phẩm của đơn vị có đủ sức cạnh tranh và chiếm thị phần lớn trên thị trường, chất lượng nguồn nhân lực cao... Do đó tiền lương trong doanh nghiệp ổn định và ngày càng cao. + Đặc điểm sở hữu doanh nghiệp: Với hình thức sở hữu là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cổ phần... tiền lương ở mỗi loại doanh nghiệp có sự khác nhau. Hiện nay doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài trả lương cao cho người lao động, doanh nghiệp Nhà nước trả lương cho người lao động thấp hơn. Trong giai đoạn hiện nay, sức lao động trở thành thứ hàng hoá đặc biệt, người lao động sẽ tự quyết định nơi làm việc của mình miễn là nơi đó đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất Cùng xu hướng vận động đó các doanh nghiệp sẽ có mức lương cạnh tranh để một mặt giữ người lao động đang làm việc toàn tâm toàn ý cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp mình đồng thời thu hút được người lao động giỏi. Nếu xét rộng ra tiền lương lao động trong doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của các quyết định do Nhà nước ban hành. Nhà nước sẽ quyết định từ các thang bảng lương, mức lương tối thiểu đến hệ số điều chỉnh với các doanh nghiệp đang hoạt động ở nhiều vùng, lĩnh vực khác nhau, điều chỉnh này ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương của người lao động. 1.3. Nguyên tắc tổ chức tiền lương 1.3.1. Trả lương ngang nhau cho những người lao động ngang nhau Xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động, nguyên tắc này dùng thước đo lao động để đánh giá, so sánh và thực hiện trả lương. Nguyên tắc này đưa ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong việc trả lương cho người lao động. Những người có tay nghề và năng suất lao động như nhau thì phải trả lương như nhau không phân biệt về giới tính tuổi tác... Thực hiện nguyên tắc này nhằm xoá bỏ những tiêu thức bất hợp lý để hạ thấp tiền lương của người lao động. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì nó có sức khuyến khích rất lớn đối với người lao động 1.3.2. Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng lao động bình quân Giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Năng suất lao động không ngừng tăng lên, đó là một quy luật. Tiền lương cũng tăng lên không ngừng do tác động của nhiều yếu tố khách quan. Quy định tăng năng suất lao động nhanh hơn tăng tiền lương bình quân là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức quản lý, vì có như vậy mới tạo ra cơ sở giảm giá thành, hạ giá bán và tăng tích luỹ. Khi xem xét việc tăng tiền lương cần phải xem xét nhiều khía cạnh: tăng tiền lương để đảm bảo đời sống cho người lao động nhưng phải phù hợp tăng năng suất lao động. Nguyên tắc này là cần thiết để nâng cao sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động và phát triển nền kinh tế. 1.3.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Trình độ lành nghề bình quân của người lao động, điều kiện lao động và ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân là khác nhau. Điều này có ảnh hưởng đến tiền lương bình quân của người lao động. Đương nhiên trong những nghề có tính chất đặc biệt và kỹ thuật nhiều hoặc có điều kiện làm việc nặng nhọc độc hại, tổn hao nhiều năng lượng hoặc có vị trí mũi nhọn trong nền kinh tế thì được trả cho mỗi người lao động trong ngành này phải cao hơn ngành khác. Tuy nhiên, việc trả lương cao như thế nào để tránh sự chênh lệch quá mức góp phần vào sự phân giàu nghèo trong xã hội là điều đáng lưu ý. Tiền lương trả cao hơn sức lao động sẽ làm giảm năng suất lao động. Vì vậy khi trả lương cho người lao động cần thực hiện đúng các nguyên tắc tiền lương 1.4. Các hình thức trả lương 1.4.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm 1.4.1.1. Khái niệm Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động trực tiếp căn cứ vào số lượng và chất lượng của sản phẩm dịch vụ nào đó mà họ đã hoàn thành Đây là hình thức trả lương được áp dụng trong các doanh nghiệp vì nó có ưu điểm nổi trội Quán triệt tốt nguyên tắc trả lương theo lao động vì tiền lương mà họ đã nhận được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của sản phẩm mà họ đã hoàn thành. Điều này có tác dụng kích thích, tạo động lực cho người lao động tăng năng suất lao động. Khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát huy sức lao động sáng tạo để nâng cao khả năng làm việc Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của hình thức trả lương này, các doanh nghiệp cần bảo đảm các điều kiện sau đây: Xây dựng được mức lao động đảm bảo tính khoa học, chuẩn xác vì đây là điều kiện rất quan trọng làm cơ sở tính toán đơn giá tiền lương Đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc, giúp ch người lao động có thể làm việc và hoàn thành vượt mức năng suất lao động nhờ vào giảm bớt thời gian sản xuất do phục vụ tổ chức và kỹ thuật không tốt. Làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm tu sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất ra theo đúng chất lượng đã quy định, tránh hiện tượng chạy theo số lượng đơn thuần để từ đó tiền lương được trả đúng với kết quả thực tế 1.4.1.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm ã Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụng rộng rãi với người trực tiếp sản xuất, có thể kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Xác định số tiền lương cho người lao động, ta phải tính đơn giá tiền lương ĐG - LCBVC / Q hay ĐG = LCBVC x T Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm LCBVC: Lương cấp bậc công việc (tháng, ngày) Q: Mức sản lượng của công nhân trong kỳ T: Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm Tiền lương trong kỳ mà một công nhân nhận được như sau: L1 = ĐG x Qi Trong đó: L1: Lương thực tế công nhân nhận được Q1: Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành Ưu điểm: Dễ dàng tính được tiền lương thực tế trong kỳ Khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động Nhược điểm: Công nhân chú ý đến số lượng, không quan tâm đến chất lượng sản phẩm ã Hình thức trả lương sản phẩm tập thể Hình thức này áp dụng cho những công việc đòi hỏi nhiều người cùng tham gia thực hiện trong đó công việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau Cách xác định đơn giá tiền lương như sau: Tổ hoàn thành nhiều sản phẩm trong kỳ: ĐG = LCBVC/Qo Tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ ĐG = LCBVC/To Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tổ LCBVC: Lương cấp bậc công việc của cả tổ Qo: Mức sản phẩm của cả tổ To: Mức thời gian của tổ Tiền lương thực tế mà tổ nhận được L1 = ĐG x Q1 Trong đó: L1 : Tiền lương thực tế tổ nhận được Q1: Sản lượng thực tế tổ đã hoàn thành Sau đó thực hiện chia lương cho từng cá nhân trong tổ. Có thê sử dụng một trong hai phương pháp sau Xác định hệ số điều chỉnh HDC = L1/Lo Trong đó L1: Lương thực tế của cả tổ nhận được HĐC: Hệ số điều chỉnh L0: Lương cấp bậc của cả tổ Xác định tiền lương cấp bậc của từng công nhân Li = LCBi x HDC Trong đó: Li: Lương thực tế công nhân i nhận được HCBi: Lương cấp bậc công nhân i * Phương pháp dùng hệ số (giờ - hệ số) Quy đổi số giờ làm việc thực tế của từng công nhân ở từng cấp bậc khác nhau ra giờ làm việc thực tế của công nhân bậc I TQđ = Ti x Hi Trong đó: TQđ : Số giờ làm việc quy đổi ra bậc I Ti: Số giờ làm việc của công nhân i Hi: Hệ số lương bậc I trong thang lương Như vậy, tiền lương thực tế trong một giờ của công nhân bậc I là: L1 = L1 / TQđ Trong đó: L1: Tiền lương 1 giờ của công nhân bậc I theo lương thực tế L1; Tiền lương thực tế của cả tổ TQđ: Tổng số giờ thực tế quy đổi ra bậc I Vậy tiền lương cho từng công nhân L1i = L1 x TiQđ Trong đó: L1i = Tiền lương thực tế của công nhân thứ i TiQđ: Số giờ thực tế đã quy đổi của công nhân i Ưu điểm: Trả lương theo sản phẩm tập thể có tác dụng nâng cao ý hức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ, khuyến khích các tổ lao động làm việc theo quy mô tổ chức lao động tổ tự quản. Nhược điểm Tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả tổ. Do đó ít nâng cao năng suất lao động cá nhân. Mặt khác, do chưa tính đến tình hình con người về sức khoẻ lao động... nên chưa thực hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động ã Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp Hình thức trả lương này được áp dụng để trả lương cho những lao động làm các công việc phục vụ hoạt động của công nhân chính Xác định đơn giá tiền lương DG = L/(M x Q) Trong đó: DG: Đơn giá tiền lương của công nhân phụ L: Lương cấp bậc của công nhân phụ Q: Mức sản lượng của công nhân chính M: Mức phục vụ của công nhân phụ Vậy tiền lương của công nhân phụ L1 = ĐG x Q1 Trong đó : ĐG: Đơn giá tiền lương phục vụ L1: Tiền lương thực tế công nhân phụ Q1 : Mức sản phẩm hoàn thành thực tế của công nhân chính - Ưu điểm: Hình thức trả lương này khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơn cho hoạt động của công nhân chính, góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. Nhược điểm: Tiền lương công nhân phụ lệ thuộc vào kết quả làm việc thực tế của công nhân chính mà đôi khi kết quả này phụ thuộc vào nhiều yếu tố , do vậy không khuyến khích sự cố gắng của công nhân phụ. ã Hình thức trả lương khoán Hình thức này áp dụng những công việc giao khoán cho công nhân, được thực hiện khá phổ biến trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản một số ngành khác khi công nhân làm các công việc mang tính đột xuất công việc không xác định một mức lao động ổn định trong thời gian dài. Ưu điểm: Trả lương theo sản phẩm khoán có tác dụng làm cho người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hóa quá trình làm việc, giảm thời gian lao động, hoàn thành nhanh chóng công việc giao khoán. Nhược điểm: Việc xác định đơn giá giao khoán phức tạp, nhiều khi quá chính xác, đôi khi làm các công nhân không chú ý đến đầy đủ một số việc trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán ã Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng Hình thức này là sự kết hợp trả lương theo sản phẩm và tiền thưởng. Hình thức này gồm 2 phần : - Phần trả lương theo đơn giá cố định và số lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành. Phần tiền thưởng được tính theo trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm. Tiền lương sản phẩm có thưởng tính theo công thức LTH = L +L x (m+h)/100 Trong đó: L: Tiền thưởng trả theo sản phẩm có đơn giá cố định m: Tỷ lệ(%) tiền thưởng(tiền lương sản phẩm đơn giá cố định) h: Tỷ lệ % hoàn thành vượt mức sản lượng được tính thưởng LTH : Tiền lương sản phẩm có thưởng Ưu điểm: Khuyến khích người lao động hăng hái lao động, hoàn thành vượt mức sản lượng. Nhược điểm: Việc xác định các chỉ tiêu không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương, bội chi phí tiền lương ã Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến Hình thức này thường áp dụng ở khâu quan trọng trong sản xuất, có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất. Hình thức này thường dùng hai loại đơn giá Đơn giá cố định: Trả cho những sản phẩm thực tế hoàn thành Đơn giá luỹ tiến: Dùng để tính lương cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm. Đơn giá luỹ tiến là đơn giá cố định nhân với tỷ lệ tăng đơn giá. Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến được tính như sau LLT = ĐGx Q1 +ĐG x K x(Q1 - Q0) Trong đó: LLT: Tổng tiền lương trả theo sản phẩm lũy tiến ĐG: Đơn giá cố định tính theo sản phẩm Q1: Sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành Q0: Sản lượng đạt mức khởi điểm K: Tỷ lệ tăng thêm để có được đơn giá lũy tiến Với K = Ddc x Tc/Dc x 100% Trong đó: K: tỷ lệ tăng lương giá Ddc: Tỷ trọng chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành Tc: Tỷ lệ số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố định để tăng đơn giá. Dc: Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng 100% Ưu điểm Việc tăng đơn giá cho những sản phẩm vượt quá mức khởi điểm làm cho công nhân tích cực làm việc tăng năng suất lao động. Nhược điểm: Dễ làm cho tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động của những khâu áp dụng trả lương luỹ tiến. 1.4.2. Hình thức trả lương theo thời gian 1.4.2.1. Khái niệm Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, áp dụng ở những bộ phận lao động bằng máy móc là chủ yếu hoặc những công việc không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ, hoặc về tính chất của sản xuất nếu trả theo sản phẩm sẽ không bảo đảm chất lượng sản phẩm không đem lại hiệu quả thiết thực Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều nhược điểm hơn so với hình thức trả lương theo sản phẩm vì nó chưa gắn thu nhập của mỗi người với kết quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc 1.4.2.2 Các hình thức trả lương theo thời gian ã Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn. Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn là hình thức trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người do mức lương cấp bậc công nghiệp cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định. áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động và đánh giá công việc chính xác Ltt = Lcb x T Trong đó: Ltt: Lượng thực tế người lao động nhận được Lcb: Tiền lương cấp bậc tính theo thời gian T : Thời gian thực tế đã làm việc của người lao động Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn có ba loại + Lương giờ: Tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc + Lương ngày : Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày thực tế trong tháng + Lương tháng: Tính theo mức lương cấp bậc tháng Nhược điểm. Mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu, tập chung công suất của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động. ã Hình thức trả lương sản phẩm tập thể Hình thức này là sự kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian giản đơn với tiền lương khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng quy định Hình thức trả lương này chủ yếu áp dụng đối với công nhân phụ làm công việc phục vụ hau còn áp dụng với công nhan chính ở những khâu sản xuất có trình độ cao, tự động hoá hoặc những công việc đòi hỏi tuyệt đối đảm bảo chất lượng LCN= L x TG + T Trong đó: LCN : tiền lương của công nhân L: Lương trả theo thời gian giản đơn TG: Thời gian làm việc thực tế T: Thưởng Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng không những phụ thuộc vào trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn liên quan đến thành tích công tác của người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình. 1.5. Sự cần thiết tất yếu phải hoàn thiện các hình thức trả lương của doanh nghiệp Đảm bảo cho người lao động tiền lương đủ dư phí để tái sản xuất sức lao động. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của tiền phải nuôi sống người lao động duy trì sức lao động của chính họ Đảm bào vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương khiến người lao động phải có trách nhiệm với công việc, tiền lương phải tạo ra niềm say mê nghề nghiệp- khi lĩnh lương người lao động tự thấy không được thoả mãn mà phải không ngừng nâng cao trình độ vì mọi mặt và về lý luận và thực tiễn chịu khó tìm tòi học hỏi để đúc rút ra kinh nghiệm. Bảo đảm vai trò điều phố lao động của tiền lương. Với tiền lương thoả đáng người lao động tự nguyện nhận mọi công việc được giao dù ở đâu, làm gì (công việc độc hại, khó khăn, nguy hiểm) hay bất kỳ khi nào (đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ thậm chí ngoài giờ làm việc) Vai trò quản lý lao động bằng tiền lương: Doanh nghiệp sử dụng công cụ tiền lương không chỉ với mục đích khác nữa là thông qua việc trả tiền lương, chủ doanh nghiệp có thể kiểm tra, theo dõi giám sát người lao động làm việc theo ý đồ của mình, bảo đảm tiền lương không chỉ được tính theo tháng mà còn được tính theo ngày, giờ ở doanh nghiệp, từng bộ phận và từng người. Để phát huy tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong các doanh nghiệp cần chú ý vấn đề sau: Xác định quỹ tiền lương toàn doanh nghiệp một năm. Xác định mức tiền lương bình quân của một cản bộ công nhân viên trong một năm Đề ra những biện pháp làm tăng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân trên cơ sở tăng khả năng tạo nguồn tiền lương. Xác định phương thức phân phối tiền lương nội bộ căn cứ vào nguyên tắc phân phối theo lao động, đảm bảo vừa kích thích vừa kiểm tra được công việc của họ. Chương II Phân tích thực trạng của hình thức trả lương tại công ty cổ phần may đáp câu 2.1.một số đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công Ty May Đáp Cầu có ảnh hưởng đến cơ chế trả lương 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty May Đáp Cầu Công Ty May Đáp Cầu là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng Công Ty Dệt May Việt Nam thuộc bộ Công Nghiệp Công ty nằm trên đường quốc lộ 1A thuộc địa bàn phường Thị Cầu, Thị Xã Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh cách trung tâm tỉnh khoảng 3km rất thuận lợi cho việc giao thông, vận chuyển hàn hoá Công ty May Đáp Cầu thành lập từ ngày 2/2/1967. Công ty ra đời xuất phát từ yêu cầu từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất đất nước tiền thân của công ty May Đáp Cầu là xí nghiệp X200 Do bộ Công Nghiệp nhẹ (nay là Bộ công nghiệp) thành lập. Ban đầu Xí Nghiệp X200 được thành lập tại xã Nham Sơn Huyện Yên Dũng, Tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang). Quá trình ra đời và phát triển của công ty được tóm tắt qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1 : (1967 - 1975) Giai đoạn này xí nghiệp vừa xây dựng, vừa đào tạo, củng cố tổ chức, vừa sản xuất và tham gia chiến đầu trong điều kiện sơ tán để bảo tồn lực lượng. đây là thời kỳ gian khổ nhất, song cũng là thời kỳ hào hùng và oanh liệt nhất trong chặng đường phát triển của công ty. Với lỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, hàng năm xí nghiệp đều hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao, cung cấp ra chiến trường hàng triệu bộ quần áo và quân trang khác, góp phần đắc lựu vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ Quốc. Giai đoạn 2: (1976-1986) Trong giai đoạn thời kỳ đầu thống nhất đất nước, nhiệm vụ của xí nghiệp là vừa xây dựng nhà máy, vừa sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Không những thế sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang nhiều nước.Hàng năm đã có hàng triệu sản phẩm may mặc của xí nghiệp đã được xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước và tăng tích luỹ cho xí nghiệp. Điều quan trọng là bước đầu xí nghiệp đã làm qua với phương thức sản xuất mới, đã có nhiều sản phẩm được xuất khẩu và đã có nhiều đối tác nước ngoài. Do vậy sản phẩm của công ty đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến Giai đoạn 3: (1987 đến nay) Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, công ty cũng đã có những bước thay đổi đáng kể. Đây là thời kỳ mà công ty đã đổi mới toàn diện và sâu sắc nhất trên tất cả các lĩnh vực: Phương thức sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất, cơ chế quản lý.... Trong thời điểm kinh tế đất nước chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường, cũng như các công ty trong nước khác, Công Ty May Đáp Cầu phải đương đầu với rất nhiều khó khăn thách thức, cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt, xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng rõ nét. Do vậy sự tồn tại và phát triển trong thời kỳ đổi mới luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong nước nói chung và của Công Ty May Đáp Cầu nói riêng. Từ một xí nghiệp may nhỏ bé trong ngành Dệt - May Việt Nam, qua hơn 10 năm đổi mới công nghệ và quản lý theo hướng hiện đại. Công Ty May Đáp Cầu (tên giao dịch quốc tế là DAGARCO) đã vươn lên thành một doanh nghiệp nhà nước có quy mô tương đối lớn, xuất khẩu sản phẩm may mặc có uy tín trên thị trường thế giới Năm 2000, Công ty là đơn vị dẫn đầu tổng Công Ty Việt Nam về tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh đạt 102.9% và trên tổng doanh thu đạt 12,46%. Công ty đã vinh dự được Chủ Tịch nước tằng huân chương lao động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc trong những năm đổi mới. Theo đà phát triển đó, năm 2001, công ty đã hoàn thành vượt mức toàn diện kế hoạch cả năm với giá trụ tổng sản lượng sản xuất công nghiệp và tổng doanh thu tăng hơn năm 2000 trên 25%, kim ngạch xuất khẩu 19,2 triệu USD tăng 17% (năm 2002 doanh thu xuất khẩu của công ty đạt 100 tỷ Việt Nam đồng) 2.1.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Công Ty May Đáp Cầu là doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc phục vụ chủ yếu để xuất khẩu. Các mặt hàng chính công ty thường xuất khẩu như áo Jacket, áo sơ mi, quần âu, T.Shirt. Ngoài ra công ty cần xuất khẩu một số sản phẩm may mặc khác như: Váy, áo khoác lông vũ, quần áo trượt tuyết, quần áo trẻ em và áo khoác lông vũ. Hiện nay, công ty đã và đang phấn đấu trở thành một trong những đơn vị mạnh, có uy tín của ngành Dệt- May Việt Nam. Công ty luôn đảm bảo thoả mãn những yêu cầu của khách hàng, không ngừng quản lý cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhắm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao đời sống công nhân viên. 2.1.3. Đặc trưng về công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Trên qua những năm đổi mới, hiện nay công ty May Đáp Cầu (DAGARCO) đã có dây truyền sản xuất hiện đại được nhập từ các nước trên thế giới. Hàng loạt dây truyền sản xuất hiện đại đã được nhập từ Mỹ, Nhật, Đức ... Cụ thể Công ty đang sử dụng gần 2500 thiết bị may được nhập từ các nước trên, đặc biệt có nhiều thiết bị chuyên dụng hiện đại như: hệ thống trải vải, máy cắt tự động, máy thêu điện tử, máy bố trí tự động, hệ thống thiết kế mẫu bằng máy vi tính..... Do có dây truyền sản xuất hiện đại nên năng lực sản xuất đã cải thiện lên rất nhiều (trên 9 triệu sản phẩm/ năm (quy đổi theo áo sơ mi chuẩn). Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty khá chặt chẽ và hoàn thiện. Từ khâu tiếp nhận đến khi hoàn thành sản phẩm phải qua rất nhiều khâu (công đoạn). Trước hết là khâu tiếp nhận để hoàn thiện sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến với khách hàng, qua mỗi công đoạn lại có bộ phận tiếp theo để hoàn thiện sản phẩm Quy trình đó được thể hiện qua sơ đồ sau Tiếp nhận kế hoạch sản xuất Xem xét và bố trí sản xuất Giải chuyền và điều chỉnh Kiểm tra Phụ, may, là chi tiết Kiểm tra chi tiết Thùa, đính, VSCN KH đầu chuyền KCS may Là thành phẩm KCS là Bắn thẻ bài + bỏ túi KCS hoàn thành Nhận thành phẩm đóng hòm KCS Khách hàng kiểm tra GĐXN GĐ + QĐ TT+TP+KT QĐ + KT Công nhân TP Công nhân Kiểm hoá KCS phân xưởng Công nhân KCS phân xưởng Công nhân là KCS phân xưởng Công nhân đóng hòm Khách hàng Trách nhiệm Sơ đồ : Quy trình may và hoàn thiện 2.1.4. Đặc điểm về thị trường và khả năng cạnh tranh của công ty Hiện nay thị trường công ty đang cung cấp khá rộng cả trong nước và ngoài nước Thị trường trong nước: Sản phẩm của công ty bán rộng rãi đặc biệt công ty đã có hai chi nhánh thành viên được thành lập tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng Thị trường nước ngoài: Bao gồm các nước châu A như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore và Nhật Bản. Ngoài ra công ty còn xuất khẩu sang thị trường Mỹ là nhiều nư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7436.doc
Tài liệu liên quan