Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay: ... Ebook Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ®Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ §Ò tµi: ®æi míi c¬ chÕ, chÝnh s¸ch nh»m khuyÕn khÝch ph¸t triÓn kinh tÕ t­ nh©n ë viÖt nam hiÖn nay Gi¸o viªn h­íng dÉn: Mai H÷u Thùc Sinh viªn thùc hiÖn : NguyÔn TrÇn S¬n Líp : B¶o HiÓm 44B Khoa : Kinh TÕ Phần I/ LỜI MỞ ĐẦU: Hiện nay nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nền kinh tế đang tồn t¹i là một nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng chúng không tồn tại biệt lập với nhau mà liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau hình thành nên nền kinh tế quốc dân thống nhất. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi sâu sắc và toàn diện, đạt được nhiều thành tựu to lớn với sự góp mặt của năm thành phần kinh tế cơ bản. Các thành phần kinh tế cùng tham gia góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế, do vậy chính sách kinh tế nhiều thành phần là một nội dung quan trọng vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị-xã hội sâu sắc. Trong đó sự tồn tại và phát triển của thành phần kinh tế tư nhân là một tất yếu khách quan và đang đóng một vai trò quan trọng xét về nhiều phương diện khác nhau. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ V ( khoá IX ) của Đảng đã chỉ rõ: " quan điểm của Đảng trên một số vấn đề cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân chưa được làm rõ để tạo ra sự thống nhất, ổn định. Do đó việc nghiên cứu, tìm tòi, lí giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân theo con đường xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là một đòi hỏi khách quan và cần thiết". Hiện nay doanh nghiệp tư nhân đang nổi lên như một hình thức doanh nghiệp chủ yếu trong các ngành định hướng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động ở nhiều nước. Doanh nghiệp tư nhân đang khẳng định chính mình trong lĩnh vực kinh tế, sự phát triển rộng khắp trong cả nước cảu khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy rằng, mặc dù đang trên đà phát triển rất tốt nhưng khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Để có thể hiểu rõ hơn về những thuận lợi cũng như khó khăn của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và cũng để nhận biết rõ hơn về nền kinh tế Việt Nam, em đã chọn đề tài "đổi mới cơ chế, chính sách nhặm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu và thực hiện đề tài. Phần II/ NỘI DUNG: I/ Một số lí luận về kinh tế tư nhân: 1) Bản chất của kinh tế tư nhân và các bộ phận của kinh tế tư nhân: Trước những năm 1980, ở nước ta kinh tế tư nhân không được khuyến khích phát triển và được coi là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa theo kiểu mệnh lệnh hành chính, còn trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay khu vực kinh tế tư nhân được chia làm hai bộ phận: kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân nếu xét theo bản chất của thành phần kinh tế tư nhân là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Từ sau đại hội VI kinh tế tư nhân đã được thừa nhân là một chủ thể kinh tế tồn tại lâu dài có lợi cho quốc tế dân sinh, là tất yếu khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được hoạt động và sản xuất kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm, không bị hạn chế về quy mô, địa bàn, hình thức tổ chức. Kinh tế tư nhân đã được hồi sinh và mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động khá nhanh chóng. Khu vực kinh tế tư nhân như đã trình bày ở trên bao gồm các hình thức kinh tế sau: Kinh tế cá thể: là thành phần kinh tế dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ và lao động của bản thân và gia đình, được hiểu là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động của chính hộ hay cá nhân đó, không thuê mướn lao động làm thuê. Tồn tại dưới nhiều ngành nghề ở cả nông thôn và thành thị, hiện nay thành phần kinh tế này thường hoạt động dưới hình thức hộ gia đình. Kinh tế tiểu chủ:là hình thức kinh tế do một người chủ tổ chức, quản lí và điều hành, hoạt đông dựa theo cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng lao động thuê mướn ngoài lao động của chủ. Quy mô vốn đầu tư và lao động nhỏ hơn của các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Thành phần kinh tế này tồn tại dưới hình thức các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần trong đó không có vốn đóng góp của nhà nước. Kinh tế tư bản tư nhân: là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê. Thành phần kinh tế này tồn tại dưới hình thức các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn,các công ty cổ phần trong đó không có vốn đóng góp của nhà nước. Hiện nay, kinh tế tư nhân có mặt trong các ngành kinh tế: nông nghiệp và công nghiệp, xây dựng và dịch vụ dưới các hình thức tổ chức và kinh doanh khác nhau như: hộ nông dân cá thể, trang trại, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, ... Kinh tế tư nhân cũng tồn tại trong các ngành dịch vụ như; y tế, giáo dục-đào tạo, tư vấn...Quy mô vốn và hoạt động chủ yếu vẫn thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về các bộ phận của kinh tế tư nhân cũng có khá nhiều ý kiến khác nhau, nhiều ý kiến thì đồng ý phạm vi kinh tế tư nhân bao gồm cả kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Một số ý kiến cho rằng không nên gộp kinh tế cá thể , tiểu chủ với kinh tế tư bản tư nhân trong cùng một khu vực. Tuy nhiên xét về mặt quan hệ sở hữu , kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đều thuộc cùng loại hình sở hữu tư nhân, khác với sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể. Mặc dù về mặt lí luận, quan điểm thì kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân là hai thành phần kinh tế khác nhau, khác nhau cả về trình độ phát triển lực lượng sản xuất và bản chất quan hệ sản xuất. Nhưng trong thực tế việc phân định rạch ròi đâu là kinh tế cá thể tiểu chủ, đâu là kinh tế tư bản tư nhân không phải là việc đơn giản bởi sự vận động, phát triển, biến đổi không ngừng của hai thành phần kinh tế này và sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như yếu tố thời đại, đặc điểm của ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh..... Thực tế hiện nay ở nước ta chưa xác định được tiêu chí thế nào là kinh tế tư bản tư nhân thế nào là kinh tế cá thể tiểu chủ nên cũng chưa thể phân định rõ ranh giới giữa hai thành phần kinh tế này. Do vậy việc gộp hai thành phần kinh tế này vào thành hai bộ phận của kinh tế tư nhân là hợp lí. 2) vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế: Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là lực lượng kinh tế của đại bộ phận nhân dân, là nơi tạo cồn ăn việc làm cho hơn 90% lao động của cả nước, là chỗ dựa vững chắc của kinh tế nhà nước, là lực lượng kinh tế tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, cân bằng cán cân thanh toán, giải quyết các vấn đề xã hội.... Ngoài ra nó còn huy động các nguồn lực trong dân để phát triển kinh tế vì quốc kế, dân sinh. Phát triển kinh tế tư nhân tỏn giai đoạn hiện nay còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc và cấp thiết, nó thực hiện dân chủ hóa trước hết về kinh tế, sau đó là vì sự hợp tác giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân tạo sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ chiếm vị trí quan trọng và lâu dài, việc phát triển thành phần kinh tế này vừa tạo ra công ăn việc làm vừa tạo ra của cải cho xã hội. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, đó cũng là một trong những nguồn lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa của nước ta, kinh tế tư nhân có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Nước ta từ nền kinh tế kém phát triển muốn đi lên chủ nghĩa xã hội đương nhiên phải xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật lớn mạnh, hiện đại. Chúng ta thường nói dựa vào nội lực là chính, đồng thời hội nhập kinh tế mới phát triển được. Lực lượng kinh tế tư nhân tron nước và nước ngoài đầu tư vào nước ta hiện chiếm tỉ trọng khá lớn trong toàn bộ nền kinh tế xét về mặt vốn, kĩ thuật và lực lượng lao động. Chỉ tính ở Thành Phố Hồ Chí Minh, theo số liệu thống kê năm 1997 khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài đã chiếm 52,9% GDP; 76,89% lực lượng lao động; đóng góp 44,2% tổng thu ngân sách trong nước. Đó là một thực tế minh họa vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay. Phải đặt kinh tế tư nhân trong những phương diện cụ thể mới thấy được vai trò tiến bộ của nó trong phát triển kinh tế cũng như nâng cao đời sống nhân dân. Kinh tế tư nhân nói chung đã góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho dân cư, cải thiện mức sống văn hóa, tăng tích lũy cho xã hội và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Chúng ta cần có cách tiếp cận về mặt hiệu quả kinh tế- xã hội để đánh giá đúng vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân ở nước ta. II/ Thực trạng phát triển và thực trạng cơ chế chính sách đối với kinh tế tư nhân: 1) Thưc trạng phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian qua: Qua việc tìm hiểu về thực trạng kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đã có những thành tích đáng kể. Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) và nhất là từ 1990 khi nhà nước ban hành Luật Công Ty và Luật Doanh Nghiệp tư nhân có hiệu lực từ 1991, kinh tế tư nhân đã được chú ý và có điều kiện phát triển. Đến năm 2000 là năm đầu tiên áp dụng Luật Doanh Nghiệp mới có hiệu lực từ 1/1/2000 đã góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển một cách tích cực hơn rất nhiều và đã đạt được nhiều thành tựu trong kinh tế. a. sự phát triển về số lượng của các hình thức kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân: Trước đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân không được luật pháp bảo vệ và khuyến khích phát triển, nhưng vì khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể không đủ thỏa mãn nhu cầu mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội của đất nước nên khu vực kinh tế tư nhân còn cần thiết cho nền kinh tế, vì vậy nó vẫn âm thầm tồn tại dưới dạng kinh tế phụ gia đình, các tổ hợp tác, tổ hợp sản xuất núp bóng doanh nghiệp nhà nước hay hợp tác xã. Tuy mức độ và phạm vi hoạt động còn hạn chế nhưng các hình thức kinh tế tư nhân đã thực sự góp phần tăng thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho một bộ phận lớn cán bộ, công nhân viên và xã viên các hợp tác xã. Từ sau khi ban hành luật doanh nghiệp tư nhân và nghị định về "cá nhân và nhóm kinh doanh" cùng nhiều chỉ thị, nghị quyết, chính sách khuyến khích khác của Đảng và nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân đã có một bước ngoặt trong sự hồi sinh và phát triển. Năm 1990 mới có khoảng hơn 800.000 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chỉ thì đến năm 1992 sau 1 năm thực hiện nghị định số 221/HĐBT đã có 1.498.600 hộ cá thể, tiểu chủ đăng kí kinh doanh. Hai năm sau; năm 1994 đã tăng thêm 34.500 cơ sở; năm 1995 tăng thêm 51.100 cơ sở ; năm 1996 có 2.215.000 cơ sở. Bình quân trong giai đoạn 1990-1996 mỗi năm tăng thêm 553.775 cơ sở và tốc độ tăng hàng năm là 20%. Cùng với kinh tế cá thể, tiểu chủ, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần cũng có bước phát triển vượt bậc về số lượng. Nếu năm 1991 tổng số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 là 5.198 doanh nghiệp ( tăng 1.155%); năm 1993 là 6.808 doanh nghiệp (tăng 31%); năm 1994 tăng 60% là 10.881 doanh nghiệp; năm 1995 tăng 40% doanh nghiệp; năm 1996 tăng 24% ; năm 1997 tăng 32% và năm 1998 đã tăng lên đến 26.021 doanh nghiệp ( tăng 4%). Tính bình quân giai đoạn 1991-1998 mỗi năm tăng thêm 3.252 doanh nghiệp với tốc độ tăng về số lượng cao 1.225%. Đến năm 2000 là năm đầu tiên áp dụng luật doanh nghiệp tư nhân cho đến năm 2002 đã có gần 55.800 doanh nghiệp mới đăng kí, đưa tổng số doanh nghiệp đã đăng kí lên khoảng trên 100.000. Mức tăng về số lượng của mỗi loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cũng khác nhau. Cụ thể là: Loại hình doanh nghiệp tư nhân năm 1991 cả nước mới co 270 cơ sở thì đến năm 1998 đã có 18.750 cơ sở tăng gấp 70 lần trong đó năm 1992 có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 1.361%, các năm còn lại tăng trên 45% nhưng đến năm 1998 thì tốc độ phát triển đã chậm lại. Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn: từ năm 1991 đến năm 1998 tăng trên 58 lần, đến năm 1998 đã có 7.100 công ty thành lập, năm 1992 tăng đột biến là 1.183%, nhưng đến năm 1998 lại giảm xuống chỉ còn 3%. Công ty cổ phần: năm 1991 có 22 công ty, đến 1998 tăng lên 171 công ty, tăng 7,7 lần. Năm 1992 có tốc độ tăng số lượng cao nhất là 526% nhưng các năm tiếp theo thì tốc độ giảm xuống. Nhìn chung các loại hình doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng trong giai đoạn 1992-1994, nguyên nhân là do có sự khuyến khích của các chính sách vĩ mô, đặc biệt là luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty, còn sự suy giảm trong giai đoạn 1997-1998 là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, sự phát triển chậm lại của nền kinh tế nước ta, những yếu kém của bản thân các doanh nghiệp, sự hạn chế của các chính sách, .... Theo thống kê cho đến thời điểm năm 1998 tổng số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là 26.021 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp tư nhân có 18.750 cơ sở chiếm 72%. Như vậy loại hình doanh nghiệp tư nhân là phổ biến nhất trong các loại hình kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân. b. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân theo ngành nghề sản xuất kinh doanh: Theo các số liệu thống kê cũng như kết quả điêù tra cho thấy: đa số các cơ sở kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân đều tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sau đó mới đến sản xuất công nghiệp và sau cùng là sản xuất nông nghiệp. Thật vậy, theo số liệu thống kê năm 1995 thấy: trong tổng số 1.882.792 cơ sở kinh tế cá thể tiểu chủ thì có đến 940.994 cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, khách sạn, nhà hàng chiếm tỷ trọng cao nhất 49%; 707.053 cơ sở hoạt động trong công nghiệp, xây dựng chiếm 38% và chỉ có 234.751 cơ sở (13%) trong các lĩnh vực còn lại. Phạm vi hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân: công nghiệp chế biến, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng, thương mại-dịch vụ. Tuy nhiên trong vong 10 năm trở lại đay mức độ đầu tư lớn nhất vẫn là ngành thương mại-dịch vụ ngành chiếm tỷ trọng lớn cả về gía trị lẫn số lượng tổng sản phẩm quốc nội. Nếu như trong giai đoạn 1991-1996 số doanh nghiệp đăng kí thành lập trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ chiếm 39% thì giai đoạn 1997-1998 là 49% và đến giai đoạn 1999-2000 đã là 54% ; sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng 35% giai đoạn 1991-1996, 22% giai đoạn 1997-1998 và 15% giai đoạn 1999-2000, các ngành khác chiếm tỉ trọng 21%(1991-1996); 29%(1997-1998); 31%(1999-2000). Sự phát triển của thương mại, dịch vụ ngoài việc xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế còn là tất yếu của thời đại, và do xu thế hội nhập nên quy mô hoạt động của nó đã vượt ra ngoài biên giới của một nước. Nhưng trong lĩnh vực sản xuất, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng thấp, năng lực sản xuất nhỏ nên dễ bị tác động bởi sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Năm 1998 khối sản xuất của khu vực nhà nước còn chiếm tới 54.1% tổng giá trị sản lượng thì đến năm 2000 lại chỉ còn chiếm 42,16% giá trị công nghiệp; khối kinh tế tư nhân giảm từ 27,3% năm 1998 xuống chỉ còn đạt 22,44% trong năm 2000. Về lực lượng lao động: số lao động bình quân trong mỗi doanh nghiệp năm 1991 là 8 lao động tăng lên 17 lao động năm 1997 và 20 lao động năm 2000 với tổng số lao động được sử dụng là khoảng 900.000 người. Theo kết quả điều tra của chương trình phát triển dự án Mekong tình hình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam cho thấy, cả nước chỉ có khoảng 682 doanh nghiệp có số lao động từ 100 người trở lên trong đó có 457 là doanh nghiệp sản xuất. Sở dĩ các loại hình kinh tế tư nhân tập trung chủ yếu vào ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp chế biến vì đó là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, đòi hỏi vốn không lớn. Sự tập trung của khu vực kinh tế tư nhân vào các lĩnh vực thương mại đã góp phần đáp ứng được nhiều nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, tác động thúc đẩy sản xuất. Tuy nhiên các chính sách kinh tế của nhà nước vẫn chưa thực sự khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đầu tư mạnh vào những lĩnh vực sản xuất vật chất, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính những hạn chế này đã làm khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian qua phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nó. c. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân theo vùng, lãnh thổ: Khu vực kinh tế tư nhân phát triển rất không đồng đều giữa các vùng trong cả nước ta. Theo con số thống kê năm 1995 của Ban Kinh Tế Trung Ương cho thấy: 55% số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, trong khi vùng đồng bằng sông Hồng là 18,1% và vùng duyên hải miền Trung là 10,1 %. Trong các tỉnh phía Nam thì chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai đã tập trung 63% các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân quy mô vừa và nhỏ. Năm 1996, trong tổng số 1.439.683 cơ sở kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân thì 24% tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, 21% ở vùng đồng bằng sông Hồng 19% ở vùng đồng bằng Nam Bộ 13% ở khu Bốn cũ, 10% ở vùng duyên hải Miền Trung, 9% ở vùng núi và trung du Bắc Bộ. và 4% ở Tây Nguyên. Sự phát triển và phân bố các doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân vẫn tiếp tục diễn ra không đều giữa các vùng trong những năm gần đây. Năm 1997, trong tổng số 25.002 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thì 18.728 doanh nghiệp tập trung ở miền Nam, chiếm tới 75% Trong khi miền Bắc chỉ có 4.187 doanh nghiệp chiếm 17% và miền Trung có 2.087 doanh nghiệp chiếm 8.3%. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có số lượng doanh nghiệp chiếm 25% bằng toàn bộ số doanh nghiệp của miền Bắc và miền Trung cộng lại (27%). Sự phân bố không đồng đều các cơ sở kinh tế tư nhân giữa các vùng, miền trên cả nước còn thể hiện qua cơ cấu vốn đăng kí kinh doanh đầu tư. Thống kê đến 31/12/1996 cho thấy: tổng số vốn đăng kí của các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh khoảng 59.365 tỷ đồng, tập trung ở Đông Nam Bộ trên 51%, đồng bằng sông Cửu Long trên 20% , đồng bằng sông Hồng trên 13%, duyên hải miền trung trên 7% miền núi và trng du Bắc Bộ, Tây Nguyên và khu Bốn tương đương nhau- trên 2%. Nếu cộng gộp lại thì chỉ riêng 2 vùng ở miền Nam đã chiếm 72% số vốn, đó là một sự chênh lệch quá lớn, do đó việc phân bố lại cơ cấu thành phần kinh tế tư nhân ở các vùng, miền là cần thiết để có thể phát triển kinh tế đồng đều trong cả nước. Những vùng có nhiều cơ sở kinh tế tư nhân cũng là những vùng sử dụng nhiều lao động; trong tổng số 4.849.142 lao động (năm 1996) làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân thì Đông Nam Bộ chiếm 26%, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 23% (hai vùng này chiếm gần 1/2 lực lượng lao động là 49%); tiếp theo là đồng bằng sông Hồng gần 20%, duyên hải Miền Trung trên 11%, khu Bốn cũ 11%, miền núi và trung du Bắc Bộ gần 7%, còn lại là Tây Nguyên 3%. Hệ qủa tất yếu là doanh thu của các cơ sở kinh tế tư nhân ở vùng cũng khác nhau. Trong tổng số khoảng 104.258 tỷ đồng doanh thu của các cơ sở kinh tế tư nhân năm 1996 thì vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng 51%, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 22%, đồng bằng sông Hồng chiếm 12%, các vùng còn lại chiếm tỉ trọng từ 2% đến 6%. Một điều dễ nhận thấy là: những vùng tập trung nhiều cơ sở kinh tế tư nhân chính là những địa bàn phát triển kinh tế sôi động, thuận lợi về mọi mặt cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội hơn so với các vùng khác, đồng thời cũng là những nơi mà kinh tế thị trường phát triển mạnh. Ngược lại, chính sự tập trung cơ sở kinh tế tư nhân và sự phát triển mạnh mẽ của nó lại góp phần làm sôi động sự phát triển của những vùng này, biến những vùng này thành trung tâm kinh tế lớn, năng động, tạo ra lợi thế, tăng sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tư cho vùng. Mối quan hệ nhân quả đó tạo nên sự phát triển vượt trội của các vùng này. Đó là hệ quả tất yếu của quy luật phát triển không đều trong nền kinh tế trong thời kì quá độ, trước tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, của quy luật cung cầu và những tác động của chính sách, giải pháp vĩ mô của nhà nước. d. Những đặc điểm về vốn, lao động và sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân: Nếu căn cứ vào tiêu chí vốn và lao động để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam của Thủ tướng chính phủ quy định: những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỉ đồng Việt Nam và có số lao động trung bình dưới 200 người được xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, có khoảng 80-90% doanh nghiệp nước ta thuộc loại nhỏ và vừa. Riêng khu vực kinh tế tư nhân có trên 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu thống kê năm 1995, trong tổng số 15.276 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì có tới 87% số doanh nghiệp có mức vốn điều lệ dưới 1 tỉ đồng, trong đó 29,4% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 100 triệu đồng. Những doanh nghiệp có mức vốn trên 10 tỉ đồng chiếm 1%, trong đó từ 100 tỉ đồng trở lên chỉ có 0,1%. Xét về doanh thu của các doanh nghiệp tư nhân, năm 1991 bình quân doanh thu của một cơ sở thuộc khu vực kinh tế tư nhân là 2,7 tỉ đồng, sau 5 năm doanh thu đạt 2,8 tỉ đồng. Tăng trường GDP hàng năm cũng có sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế cá thể. Tốc độ phát triển cảu khu vực kinh tế tư nhân tăng lên trên 10% năm. Với tốc độ tăng trưởng trên, khu vực kinh tế tư nhân tạo ra 43,46% GDP năm 1995, trong đó kinh tế cá thể tiểu chủ chiếm 36,02% GDP , kinh tế tư bản tư nhân chiếm 7,44% GDP. Cho đến năm 1999 kinh tế tư nhân chiếm 40,7% GDP, trong đó kinh tế cá thể tiểu chủ chiếm 33,14% GDP, kinh tế tư bản tư nhân chiếm 7,03%GDP. Nói chung về tốc độ tăng trưởng, phát triển của khu vực kinh tế tư nhân thì chúng ta thấy: các loại hình kinh tế cá thể tiểu chủ có tốc độ tăng về số lượng không đều, bình quân giai đoạn 1992-1997 tăng khoảng 13%/năm. Các laọi hình kinh tế tư bản tư nhân có tốc độ tăng cao vào năm 1994 với mức tăng 60% so với năm 1993, nhưng các năm tiếp theo nhưng các năm tiếp theo tốc độ tăng giảm dần, đạt bình quân khoảng 37%/năm và giảm còn 4% năm 1998. Khu vực kinh tế tư nhân được đánh giá là có tốc độ phát triển khá nhanh và cao hơn so với tốc độ phát triển của khu vực của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể nhưng kém hơn so với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo "báo cáo thực trạng kinh tế tư bản nhà nước, tư bản tư nhân" của ban Kinh Tế Trung ương thì các doanh nghiệp tư bản tư nhân từ năm 1991 đến nay tăng liên tục với mức 20%-30% hàng năm; riêng các ngành tập trung nhiều doanh nghiệp tư nhân như công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ đều đạt tốc độ tăng cao, công nghiệp tăng 64,3%, thương mại tăng trên 45% . So với doanh nghiệp tư bản tư nhân thì kinh tế cá thể tiểu chủ có tốc độ tăng thấp hơn một chút. e. Sự phát triển của kinh tế tư nhân ở nông thôn: Sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị (4-1988) về đổi mới công tác quản lý nông nghiệp,các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất cho nông nghiệp chuyển sang làm chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ, ruộng đất được giao lâu dài cho nông dân, hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Ở các tỉnh Nam Bộ và miền núi Tây Nguyên sau khi hợp tác xã và tập đoàn sản xuất tan rã, đại bộ phận nông dân làm ăn cá thể, nhưng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung đa số hộ nông dân vẫn là hộ xã viên nhưng tính chất xã viên đã khác thời bao cấp. Nhiều hộ xã viên chỉ còn danh nghĩa xã viên tinh thần còn thực chất là hộ cá thể hoặc 2/3 là cá thể; trong các hoạt động kinh tế nhiều năm các hộ đã hoàn toàn là cá thể hoặc tiểu chủ. Kinh tế cá thể tiểu chủ ngày càng chiếm ưu thế hơn về các tư liệu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó việc sản xuất nông sản, lâm sản hàng hóa đòi hỏi người chủ đất phải vừa am hiểu kỹ thuật sản xuất vừa giỏi quản lý. Chính kinh tế tiểu chủ, hộ tư nhân ở nông thôn hình thành trong những năm đổi mới đã đáp ứng được các đòi hỏi đó. Ở đồng bằng sông Cửu Long có hộ sản xuất trên 30-40 tấn lúa/ha đạt sản lượng lúa hàng năm đến hàng trăm tấn, theo phương thức sử dụng lao động làm thuê, cơ giới hóa, thủy lợi hóa cao độ. Đối với các mặt hàng xuất khẩu như: gạo, ngô, cà phê, cao su, tôm, cá, hàng thủ công mĩ nghệ ở khu vực nông thôn cho đến nay phổ biến do các hộ tư nhân và nông dân cá thể sản xuất. Đồng bằng sông Cửu Long có gần 90% số hộ nông dân là cá thể, 9.4% là hộ tư nhân, tiểu chủ, chính là vùng sản xuất 50% lượng lúa gạo cả nước tốc độ tăng bình quân là 10%/năm, biến Việt Nam từ một nước thiếu lương thực thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, do vậy có thể nói kinh tế tư nhân ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua là một trong những lực lượng nòng cốt trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, xuất khẩu gạo của cả nước. Ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tỷ lệ hộ tư nhân và cá thể trong nông thôn còn nhiều hơn ở đồng bằng sông Cửu Long. Vai trò của các loại hình kinh tế này thể hiện rõ trong sản xuất nông lâm sản hàng hóa xuất khẩu và xây dựng nông thôn mới. Hai vùng này có tiềm năng và thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp lâu năm nhất là cà phê, cao su, điều... Với tiềm năng dồi dào về đất đai, nhất là đất đỏ bazan, khí hậu thích hợp, lại có cơ chế và chính sách khuyến khích làm giàu của nhà nước, nên nhiều hộ nông dân, tiểu thương đã đầu tư tiền vàng và lao động để khai hoang, phục hóa, xây dựng các trang trại, vườn, rừng trồng cà phê, cao su, điều, chăn nuôi gia súc gia cầm theo hình thức trang trại gia đình với quy mô vừa và nhỏ, rất nhiều hộ nông dân đã xây dựng được trang trại vườn, rừng kết hợp với kinh doanh ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, làm giàu một cách chính đáng. Ta thấy được vai trò của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp và nông thôn không chỉ được khẳng định trong kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực tổ chức và quản lý. Hình thức kinh tế trang trại, công ty cổ phần, hợp tác xã cổ phần....trong nông nghiệp và nông thôn ngày nay đều bắt đầu từ các hộ nông dân sản xuất ở nông thôn được sự hỗ trợ của cơ chế chính sách mới của Đảng và nhà nước mà thành. Những kết qủa đạt được: Thực hiện mục tiêu lớn nhất của Đảng và nhà nước ta là " Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hộ, cải thiện đời sống của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh". Nhìn tổng thể, sự hồi sinh và phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong những năm đổi mới vừa qua đã mang lại nhiều kết quả kinh tế-xã hội to lớn, nổi bật là các việc làm sau: Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tạo công ăn việc làm, toàn diện xã hội, đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế; Thúc đẩy việc hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lí theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế; Hình thành và phát triển các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam, làm đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hợp tác với bên ngoài; Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội. Những tồn tại, yếu kém chủ yếu: Thứ nhất, phần lớn các cơ sở kinh tế tư nhân đều có quy mô nhỏ, năng lực và sức cạnh tranh hạn chế, dễ bị tôn thương trong cơ chế thị trường. Thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất là hiện tượng phổ biến với toàn bộ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hiện nay và được coi là một trong những cản trở lớn nhất đến sự phát triển sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp khởi đầu bằng số vốn tự có ít ỏi của mình, hệ thống ngân hàng kể cả hệ thông tài chính trung gian yếu kém cùng với những thủ tục thế chấp phức tạp và tai nạn quan liêu đã khiến cho hơn 20% các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn vay ngân hàng. Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận thông tin, các doanh nghiệp chưa cập nhật thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác một phần cũng do việc cung cấp thông tin của nhà nước. Việc thành lập doanh nghiệp chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm chứ chưa tính toán đầy đủ nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ chắc chắn nên hầu hết các chủ doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân đều hoạt động thiếu phương án cũng như kế hoạch kinh doanh, vì vậy dễ đổ vỡ trước biến động của thị trường. Thứ hai, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Mặc dù nhận thức được nhu cầu ấp bách phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, song khả năng đổi mới thiết bị, công nghệ của các cơ sở sản xuất tư nhân bị hạn chế vì vậy phần lớn các doanh nghiệp đều đang sử dụng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Rất ít doanh nghiệp sử dụng máy móc, công nghệ mới cũng như thuê máy móc thiết bị. Có khoảng 18% số doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và 5% số doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội không thể tăng khả năng sản xuất với những thiết bị hiện có, khoảng 50% số doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng tới 90% công suất của máy móc. Tỷ lệ này ở các thành phố khác chỉ có 13% và ở nông thôn là 15-20%, đa số các cơ sở sản xuất tư nhân cũng như hộ cá thể tiểu chủ đều sử dụng máy móc, thiết bị cũ lạc hậu 2-3 thế hệ. Số doanh nghiệp được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại chưa nhiều, chỉ có khoảng 24% doanh nghiệp tư nhân và 25% công ty trách nhiệm hữu hạn là đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại, còn lại 37,2% số doanh nghiệp tư nhân và 20% công ty trách nhiệm hữu hạn là sử dụng công nghệ truyền thống; 34% số doanh nghiệp tư nhân và 57% công ty trách nhiệm hữu hạn kết kợp sử dụng cả công nghệ hiện đại và truyền thống. Các hộ cá thể, tiểu chủ sử dụng công nghệ thủ công và truyền thống là chủ yếu, việc đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại còn rất hạn chế, do đó đã hạn chế năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33792.doc
Tài liệu liên quan