A. Đặt vấn đề
Việt Nam trên con đường phát triển của mình về cả kinh tế và chính trị đã tạo được những thành tựu to lớn. Chuyển nước ta sang một giai đoạn phát triển mới, khắc phục nguy cơ tụt hậu đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá Đất nước.
Muốn vậy thì bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương phải ngày được hoàn thiện và vững mạnh. Nhận thấy được sự cần thiết và quan trọng của vấn đề đó tôi đã quyết định chọn đề tài về “Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao hiệu l
41 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao hiệu lực hành chính Nhà nước cấp xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hành chính nhà nước cấp xã”.
Đây là một đề tài khó và rộng, với kiến thức của mình qua thời gian nghiên cứu tài liệu tham khảo được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Mai Văn Bưu tôi đã hoàn thành đề tài này. Với trình độ và kiến thức của mình khi thực hiện đề tài này tôi không thể không có những thiếu sót trong nội dung của đề tài. Vậy tôi rất mong được sự thông cảm của các thầy giáo cô giáo trong toàn bộ môn, tôi xin chân thành cảm ơn.
B. Giải quyết vấn đề
Chương 1
Lý luận chung về bộ máy quản lý cấp xã
I.Tổng quan về cơ cấu bộ máy quản lý cấp xã.
1. Cơ cấu bộ máy chính quyền cấp xã.
1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chính quyền địa phương.
Chính quyền địa phương là một đơn vị hành chính lãnh thổ tự quản, có một đơn vị lãnh thổ, có một số dân cư có tổ chức mang tính nhà nước liên tục, thừa kế, có quyền quyết định và để thực hiện các hoạt động công quyền trên lãnh thổ.
Chính quyền địa phương là cấp dưới của chính quyền trung ương trong hệ thống thống nhất, hoặc là cấp dưới của chính quyền liên bang và bang nếu tổ chức bộ máy nhà nước theo kiểu liên bang.
Chính quyền địa phương được thành lập theo hiến pháp và luật quy định đối với những vấn đề của địa phương và một số vấn đề thuộc nhà nước trung nông diễn ra trên lãnh thổ như có quyền về thuế hoặc một số loại lệ phí.Các khái niện về chính quyền địa phương đều tập trung vào các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa trung ương (nhà nước) và chính quyền địa về vấn đề quyền hành pháp và cụ thể là quyền hành chính nhà nước. Giải quyết mối quan hệ và phân chia quyền lực nhà nước giữa các cấp tạo ra các mô hình khác nhau của chính quyền địa phương. Nhưng theo nhiều tác giả nghiên cứu về chính quyền địa phương, dù theo định nghĩa nào hoặc theo mô hình nào thì nói chung trên thế giới ngày nay chính quyền địa phương có những đặc trưng sau:
- Có vùng lãnh thổ xác định bằng những văn bản pháp luật cụ thể sau; Đó không phải là đường biên giới theo khái niệm quốc gia hay của liên bang hoặc của bang (nhà nước thành viên trong nhà nước liên bang);
- Có số dân xác định trên dịa bàn một vùng lãnh thổ xác định;
- Có một tổ chức chính quyền liên tục, mang tính kế thừa. Mặc dù không phải là một tổ chức như nhà nước, nhưng nó đảm bảo cho sự kế thừa của các quyết định quản lý các lĩnh vực ở địa phương;
- Là một pháp nhân công pháp hoàn chỉnh hay han chế;
- Có tính tự quản nhất định trong mỗi quan hệ với các cấp chính quyền địa phương khác;
- Có chức năng và quyền quản lý nền hành chính nhà nước trên đơn vị lãnh thổ;
- Có quyền quản lý ngân sách riêng, tạo ra thu nhập cho chính quyền địa phương và chi tiêu cho địa phương.
Đối với Việt Nam chính quyền địa phương được định nghĩa là một đơn vị hành chính lãnh thổ có đủ ba yếu tố:
- Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra;
- Uỷ ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu ra;
- Có ngân sách địa phương.
Với các quan niệm trên, hiện nay cả nước ta có ba cấp chính quyền địa phương;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Huyện, quận, thị xã, thành phố(cấp 2) thuộc tỉnh;xã, phường, thị trấn; thành phố trực thuộc trung ương;
- Huyện, quận, thị xã, thành phố(cấp 2) thuộc tỉnh;
- Xã, phường, thị trấn;
Chính phủ
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
61
Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(cấp2)
567
Xã, phường, thị trấn
10.181
1.1.1 Hội đồng nhân dân.
-Địa vị pháp lý và vai trò của Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên thông qua hội đồng nhân, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình và tổ chức thành quyền lực nhà nước trên lãnh thổ.
Nhưng cần phân biệt, Hội đồng nhân dân không phải là cơ quan quyền lực tối cao như Quốc hội, mà là cơ quan quyền lực của địa phương trong phạm vi đơn vị hành chính- lãnh thổ; không phải là cơ quan luật pháp như Quốc hội mà là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, quyết định và đảm bảo thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển các mặt...xuất phát từ lợi ít chung của đất nước và lợi ích của nhân dân địa phương, tránh cục bộ địa phương chủ nghĩa.
Trong các quyết dịnh quản lý của mình, hội đồng nhân dân phải tuân thủ pháp luật do cơ quan nha nước cấp trên có thẩp quyền ban hành, đồng thời hội đồng nhân dân còn có chức năng giám sát việc tuân thủ theo pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác kể cả các cơ quan cấp trên đóng tại địa phương.
- Nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính . Những nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân thể hiện rõ vai trò, chức năng của nó trên các mặt: Kinh tế; an ninh quốc phòng , chính sách dân tộc, pháp chế xã hội chủ nghĩa; xây dựng bộ máy chính quỳền địa phương. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân dân thể hiện trên các mặt sau:
Ra các nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thihành hiến pháp và
pháp luật ở địa phương, kế hoặch phát triển kinh tế_ xã hội và ngân sách; về an nin. Quốc phòng ở địa phương ; về các biện pháp ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân; hoàn thành mọi nhiệm vụ của cấp trên giao cho , làm tròn nhiệm vụ đối với cả nước .
+ Quản lý địa phương theo hiến pháp và pháp luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên ; phát huy quyền làm chủ của nhân dân , tăng cường pháp chế Xă Hội Chủ Nghĩa ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm hách dịch, cựa quyền, tham nhung , lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan cán bộ , viên chức nhà nước trong bộ máy chính quyền địa phương .
+ Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình và xuất phát từ lợi ích chung của đất nứơc và nhân dân địa phương, hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
- Thẩm quyền của hội đồng nhân dân. Thẩm quyền hội đồng nhân dân được thể hiện cụ thể theo luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi).
+ Ra nghị qưuyêt và kiểm tra việc thi hành, giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp dưới :
+ Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp ;
+ Giám sát công tác thường trực của Hội đồng nhân dân , Uỷ ban nhân dân ;
+ Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết sai trái của Uỷ ban nhân dân cung cấp ;
+ Giám sát công tác của toà án nhân dân cung cấp .
- Thường trực Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân được định nghĩa như là cơ quanbảo đảm tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu sự giám sát hướng dãn của hội đồng nhân dân cấp trên, của quốc hội. chính quyền địa phương các cấp (hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân )_
có chức năng quản lý tập trung, thống nhất mọi công việc quản lý hành chính nhà nước trên lãnh thổ; bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân và pháp chế xã hội chủnghĩa; giám sát mọi cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, công dân chấp hành đúng pháp luật của nhà nước trên lãnh thổ bao gồm cả phần trung ương quản lý và phần địa phương quản lý; chăm lo xây dựng phần kinh tế do địa phương trực tiếp quản lý; làm đủ nghĩa vụ của địa phương với nhà nước, chăm lo đời sống của toàn dân cư sống trên lãnh thổ bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội trên lãnh thổ; quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường bảo đảm xây dựng lực lượng vũ trang quốc phòng toàn dân thuộc nhiệm vụ của chính quyền địa phương .
Các cấp chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn đối với mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt kinh tế trung ương hay địa phương.
1.1.2 Uỷ ban nhân dân.
- Địa vị pháp lý và vai trò của Uỷ ban nhân dân: Uỷ ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân.
Với định nghĩa như trên, Uỷ ban nhân dân có hai tư cách nhưng thống nhất.
+Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm thi hành các quyết định của Hội đồng nhân dân và báo cáo công việc trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên. Hội đồng nhân dân có quyền bãi miễn các thành viên của Uỷ ban nhân dân, giám sát các hoạt động và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Uỷ ban nhân dân chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân và đôn đốc của Thường trực nhân dân.
+ Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, nên Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm không chỉ chấp hành những nghị quýết của Hội đồng nhân dân cùng cấp mà còn cả các nghị quyết của các cơ quan chính quyền cấp trên thi hành pháp luật thống nhất trên cả nước. Tất cả các Uỷ ban nhân dân các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất.
Để tăng cường tính hệ thống thứ bậc của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, Thủ tướng chính phủ phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm, điều động cách chức chủ tịch, các phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các thành phố trực thuộc Trung ương.
- Nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân. Thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên lãnh thổ, uỷ ban nhân dân có các nhiệm vụ quyền hạn sau:
+Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của Hội dồng nhân dân cùng cấp trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân, công đoàn ở địa phương.
+ Bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội thực hiện nhiệm vụ xây dựng các lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân; quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương; việc cư trú đi lại của người nước ngoài ở địa phương.
+ Phòng chống thiên tai bảo vệ tài sản của nhà nước và của nhân dân; chống tham nhũng buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội.
+ Quản lý tổ chức biên chế, lao động, tiền lương, đào tạo viên chức, bảo hiểm xã hội.
+ Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương.
+ Tổ chức và chỉ đạo việc thu chi ngân sách của địa phương; phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các loại thuế và các khoản thu khác ở địa phương.
+ Quản lý địa giới đơn vị hành chính địa phương.
+Phối hợp với thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, xây dựng các đề án trình Hội đồng nhân dân xét và quyết định. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của Uỷ ban nhân dân các cấp trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
- Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân:
- Tổ chức: Gồm có chủ tịch, các phó chủ tịch và các uỷ viên, uỷ ban nhân dân. Chủ tịch phải là đại biểu Hội đồng nhân dân, các thành viên khác không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân, Chủ tịch được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu nhưng phải được chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
Hoạt động của Uỷ ban nhân dân: Uỷ ban nhân dân là một thiết chế tập thể, nhưng chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo hoạt động của ban nhân dân. Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và ra quyết định theo đa số. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của Uỷ ban nhân dân cấp dưới: diình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cáp dưới đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ quyết định đó.
Chủ tịch Uỷ ban nhân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Uỷ ban nhân dân: chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình: cùng tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước cấp trên. Chủ tịch phân công công tác cho phó chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân.
Uỷ ban nhân dân làm việc theo chế độ tập thể, trong đó mỗi thành viên Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về công việc trước Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Trong tập thể Uỷ ban nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người đứng đầu lãnh đạo công việc của Uỷ ban nhân dân, chỉ đạo các thành viên khác thực hiện công việc được phân công. Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số những việc quan trọng như chương trình làm việc kế hoạch và ngân sách; các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế, xã hội; thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân, đề án thành lập mới, sát nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn; vạch và điều chỉnh địa giới các dơn vị hành chính ở địa phương.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có một số nhiệm vụ và quyền hạn riêng được luật quy định như: Phê chuẩn kết quả bầu cử cấp giới; điều động, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp giới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm bái nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân cấp giới: Bổ nhiệm, miễn nhiệm , điều đọng, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ viên chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý; đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ các văn bản sai trái của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và những văn bản sai trái của Uỷ ban nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp giới; đình chỉ việc thi hành các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp giới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ.
1.2. Cơ cấu bộ máy chính quyền cấp xã.
Xã là đơn vị hành chính cơ sở có mối quan hệ trực tiếp hàng ngày với nhân dân. quan hệ này không chỉ là mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân mà là mối quan hệ gia tộc làng xóm lâu đời với tất cả những tập quán lâu đời. Là cấp chính quyền giải quyết trực tiếp hàng ngày không qua chính quyền cấp trung gian khác những vấn đề dân quyền dân sinh , dân trí, dân tâm xã vừa phải đảm bảo đúngpháp luật của nhà nước, chủ trương chính sách của đảng, vừa phải sát hợp với những đặc điểm cụ thể của địa phương , hiểu thâu tình đạt lý trong mối quan hệ làng xóm.
Chính quyền địa phương cấp xã, phường , thi trấn cấp chính quyền này gọi chung là chính quyền cơ sở ;à đơn vị hành chính lãnh thổ có đủ ba yếu tố .
- Hội đồng nhân dân xã do nhân dân xã bầu ra ;
- Uỷ ban nhân dân xã do hội đồng nhân dân xã bầu ra ;
- Có ngân sách của xã.
Chính quyền cơ sở quản lý hành chính nhà nước về đời sống chính trị kinh tế – xã hội , an ninh, quốc phòng, đồng thời quản lý và tôn trọng đầy đủ các quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế tập thể cũng như kinh tế tư nhân, cá nhân chính quyền xã không đứng ra sản xuất – kinhdoanh cũng như không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
Chính quyền xã có nhiệm vụ quả lý chủ yếu về mặt hành chính, hộ tịch, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn pháp chế về mặt đời sống xã hội trong xã.
Chính quyên cấp xã có một vị trí quan trọng trong hệ thống chính quyền ba cấp ở nước ta, nối liền trực tiếp chính quyền với nhân dân. Một bộ máy nhà nước mạnh và có hiệu lực phải dựa trên chính quyền cấp cơ sở mạnh. Hội đồng nhân dân xã phảit thực sự là người đại biểu cho nhân dân ở cơ sở. Uỷ ban nhân dân xã phải có đủ năng lực , hiệu lực ở cơ sở, xử lý kịp thời những yêu cầu hàng ngày của nhân dân. Hơn bao giờ hết chính quyền cơ sở thẻ hiện trực tiếp hiệu lực quản lý của nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân thể hiện bản chất và tính ưu việt của chế độ .
2. Vị trí của chính quyền cấp xã đối với nền hành chính quốc gia.
Chính quyền cơ sở quản lý mọi mặt công tác hành chính nhà nước ở cơ sở nhằm đảm bảo cho hiến pháp, pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghêm chỉnh ở cơ sở; đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động ; đảm bảo quyền hợp pháp cũng như nghĩa vụ của công dân ; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã, động viên mọi công dân làm tròn mọi nghĩa vụ đối với nhà nước.
Xây dựng và thực hiện các phần quy hoạch và kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ và khả năng của xã như :sự nghiệp giáo dục , văn hoá, y tế, xã hội, sản xuất và thị trường, chăm lo đời sống, quản lý ngân sách xã, làm nghĩa vụ đối với nhà nước và đối với cấp trên;trực tiếp xây dựng và quản lý những công trình công cộng phục vụ sự phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn cơ sở.
Quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở là quản ký hộ tịch trật tự an tòan xãhội ,quản ký hành chính –kinh tế đối với các hộ đơn vị sản xuất –kinh doanh cơ bản và các tổ chức hợp tác ; quản lý ngân sách xã.
Với tư cách là chính quyền nhà nước ở địa phương , Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân xã có quyền giám sát, kiểm tra cáchoạt động kinh tế, văn hoá xã hội trong phạm vi xã của mọi đơn vị, mọi thành phần kinh tế để đảm bảo chính sách,pháp luật, giữ gìn pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lợi chung của nhà nước và quyền lợi chung của nhân dân trong xã.
II. Sự Tất yếu khách quan phải đổi mới cơ cấu bộ máy chính quyến cấp xã.
1.sự tất yếu khách quan phải đổi mới cơ cấu bộ máy chính quyền cấp xã.
Việt nam trong những năm đổi mới, bước đầu đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững và tăng cường chính trị đưa đất nước cơ bản ra khỏi tình trạng hủng hoảng.Theo số liệu của ngân hàng thế giới thì nhịp độ phát triển kinh tế (GDP) của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới tăng bình quân 8,2% (1991- 1995) sản xuất công nghiệp tăng 13,3%, sản xuất nông nghiệp tăng 4,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 20% lạm phát giảm từ 67,1% (1991) xuống 14,4% (1994) và 12,7% (1995). Thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, mở rộng sự hợp tác nhiều mặt với các nước nhất là các nước trong khu vực và các nước công nghiệp phát triển, tham gia vào tổ chức asean với tư cách là một thành viên đầy đủ (1995), bình thường hoá quan hệ với Mỹ sau nhiều năm đối đầu tính đến nay, tổng số vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài lên đến khoảng 18 tỷ USD. Với những thành tựu đạt được bước đầu về kinh tế và chính trị đã tạo ra những tiền đề đưa đất nước sang một giai đoạn phát triển mới, khắc phục nguy cơ tụt hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện hại hoá đất nước. Trong giai đoạn phát triển mới nền hành chính Việt Nam, tuy đã góp phần không nhỏ vào thực hiện công cuộc đổi mới nhưng còn nhiều mặt non yếu. Chưa thích hợp với những thay đổi nhanh chóng do thị trường gây ra. Bộ máy nhà nước còn quá cồng kềnh, hiệu quả hoạt động chưa cao nặng nề về quan liêu cựa quyền, năng lực, phẩm chất các bộ phận công chức chưa tương xứng với những yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới… Trước tình hình đó, với tiêu đề “ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”. Cải cách hành chính nhà nước ta, phải tiến hành đồng thời trên cả ba mặt (1). Cải cách thể chế hành chính; (2). Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả; (3)Cải cách công vụ, nâng cao năng lực và làm sạch đội ngũ cán bộ, công chức .
Vì vậy, việc đổi mới tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý , nâng cao hiệu lực hành chính nhà nước ở xã là thực sự khách quan tất yếu tác động lớn đến sự phát triển kinh tế và chính trị của đất nước. Bởi vì, hệ thống cấu trúc hành chính lãnh thổ nước ta theo quy định tại điều 118 hiến pháp năm 1992 bao gồm 4 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh( Bao gồm các tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương); Cấp huyện ( Huyện, quận, các thành phố, thị xã thuộc tỉnh); Cấp xã ( Bao gồm các xã, phường và thị trấn ). Trong hệ thống tổ chức hành chính bốn cấp này, xã là đơn vị hành chính thấp nhất có vai trò vị trí đặc biệt quan trọng. Không chỉ trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước mà còn là yếu tố chi phối mạnh mẽ đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của cộng đồng dân cư và chủ thể người dân trong địa bàn. chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “ cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”.
2. Mục tiêu của việc đổi mới cơ cấu bộ máy chính quyền cấp xã.
Cơ quan hành chính cấp xã là cấp tổ chức thực hiện và là cấp cơ sở của nền hành chính nhà nước cơ cấu tổ chức của bộ máy hành chính cấp xã không chỉ xây dựng dựa trên chức năng nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước của cấp này, mà cần tính tới số lượng, trình độ, kinh nghiệp, kĩ năng của đội ngũ cán bộ sẵn có. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận cấu thành về mặt tổ chức bộ máy hành chính cấp xã gắn với nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong tổ chức này. xuất phát từ những yêu cầu khách quan, để tiến hành cải cách bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, ít đầu mối, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ công khai hoá các hoạt động: giải quyết nhanh, nhạy, kịp thời, hợp tình hợp lý, có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, cải cách tổ chức bộ máy cơ quan hành chính cấp xã nhằm mục tiêu:
Chức năng của bộ máy hành chính phù hợp, đáp ứng những yêu cầu của chức năng quản lý hành chính nhà nước ở cấp này và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, từ chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu quản lý để tổ chức bộ máy quản lý tương ứng. Mỗi bộ phận chuyên môn chức năng chuyên môn trong bộ máy quản lý hành chính chức năng kép: tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thực hiện vai trò ra quyết định và phục vụ Uỷ ban nhân dân thực hiện vai trò hành chính.
Là một thành tố cơ bản nằm trong một chính thể tổ chức và hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cấp xã, về mục tiêu hành chính bộ máy phải hoàn chỉnh và chỉ huy lãnh đạo thống nhất.
Phân định rõ phạm vi trách nhiệm trong quản lý phân cấp rành mạch, rõ ràng nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước đối với cấp xã.
Thống nhất giữa chức năng nhiệm vụ và quyền hạn làba yếu tố tạo điều kiện cho nhau. Nếu chỉ có nhiệm vụ mà không có trách nhiệm ( nhiệm vụ) đểđi tới chỗ lạm dụng quyền lực, không làm hết trách nhiệm. Trong tổ chức quản lý hành chính phải đỉnh rõ chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, quan hệ trên-dưới,ngang-dọc cho cả tổ chức cho từng bộ phận cá nhân. tăng cường tính chuyên môn chuyên nghiệp hoá các chức danh do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị lâu dài thiết thực quy định.
Tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả hành chính. Tổ chức bộ máy hành chính cấp xã phải tinh giảm tiết kiệm hiệu lực và hiệu quả kinh tế xã hội.
Chương 2
Một số vấn đề đặt ra trong tổ chức và hoạt động
của chính quyền xã nước ta hiện nay
1. Những bất cập trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở ở xã.
1.1 vị trí của hội đồng nhân dân trong hoạt động thực tiễn.
Hiến pháp, luật tổ chức HĐND và UBND khẳng định HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. trên cơ sở quy định của hiến pháp và pháp luật,pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn. Với các nhiệm vụ quyền hạn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng, thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo, lĩnh vực thi hành pháp luật, lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương, lĩnh vực giám sát, Hội đồng nhân dân xã về mặt hình thức pháp lý, có khá nhiều quyền quyết định. Nhưng trên thực tế Hội đồng nhân dân xã vẫn không khẳng định được vị trí của mình trong hoạt động thực tiễn và thực chất vẫn là cơ quan nặng về hình thức và không thực quyền. điều này được thể hiện rõ nét về các phương diện:
- Về tổ chức: Hội đồng nhân dân không có cơ cấu tổ chức thính hợp, đủ khả năng về điều kiện để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của mình( Hội đồng nhân dân xã mặc dù có đủ chủ tịch, phó chủ tịch HĐND nhưng lại không được hình thành bộ phận thường trực HĐND, không có các ban HĐND như ở cấp huyện và cấp tỉnh).
- Về hoạt động: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã là các kỳ họp theo luật Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Hội đồng nhân dân xã tuy cũng họp hai kỳ theo luật định nhưng mỗi lần thường là một ngày. với kỳ họp chỉ kéo dài trong một ngày, với các thủ tục khai mạc và bế mạc có tính chất hình thức nhưng lại chiếm nhiều thời gian, do vậy thời gian dành để các đại biểu thảo luận các vấn đề thuộc chương trình nghị sự của kỳ họp lại rất ít.Do vậy, chất lượng các kỳ họp chung là hạn chế và hình thức.
- Qua khảo sát thực tế cho thấy, Hội đồng nhân dân xã thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định nhưng về thực chất là thảo luận và quyết dịnh các vấn đề mà đảng Uỷ đã thảo luận và quyết định. Nhiều nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã là sự viết lại nghị quyết của đảng Uỷ.
- Uy tín và ảnh hưởng của Hội đồng nhân dân xã trong đời sống làng xã khá thấp. Kết quả khảo sát “ Hệ thống chính trị cấp xã nhìn từ góc độ người dân chỉ ra rằng, giữa ba thiết chế trong hệ thống chính trị là HĐND, UBND xã và đảng Uỷ xã, người dân tỏ ra gần gũi nhất đối với UBND. Còn đối với HĐND một tổ chức có chức năng nhiệm vụ quan trọng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích người dân trong làng, xã thì dân chúng lại quan hệ ít.
1.2. Uỷ ban nhân dân tính chấp hành và tính chất hành chính.
Đối với Uỷ ban nhân dân tính chấp hành và tính chất hành chính không được cụ thể do vậy, trong mỗi quan hệ với Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã gần như nắm quyền chủ động. Tính chất hình thức của các nghị quyết do HĐND xã thông qua đã không tạo ra được các cơ sở thực tiễn đối với việc chấp hành của Uỷ ban nhân dân. sự yếu kém trong tổ chức và hoạt động cỉa Hội đồng nhân dân xã đã đặt Hội đồng nhân dân xã về thực chất lệ thuộc vào Uỷ ban nhân dân, khả năng kiểm soát của Hội đồng nhân dân xã đối với hoạt động của Uỷ ban nhân dân là rất hạn chế.
Mặt khác, với tính chất là cơ quan hành chính nhà nước ở xã Uỷ ban nhân dân lại hoạt động gần như là một cơ quan thụ động, chủ yếu làm theo các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. tính chất hành chính nhà nước ở đơn vị cơ sở như đã đòi hỏi cơ quan hành chính nhà nước phải được tổ chức có tính gọn nhẹ, linh hoạt, đủ khả năng ứng phó kịp thời các tình huống quản lý. Nhưng luật tổ chức HĐND, UBND địa phương lại quy định UBND là một tổ chức tập thể, hoạt động theo chế độ Uỷ ban là chủ yếu. Tính chất hội đồng trong tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước ở cấp xã đã tiếp tục biến cơ quan này thành một loại cơ quan nghị bàn, họp, thảo luận nhiều mà hoạt động cụ thể là ít, kém hiệu quả và không kịp thời. Điều đáng báo động là ở chỗ vai trò, trách nhiệm cá nhân của các chức vụ trong cơ cấu tổ chức Uỷ ban nhân dân do không được xác định rõ nên rất khó khăn xủ lý trách nhiệm cán bộ các hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn kém hiệu quả, gây ra nhiều tiêu cực dẫn đến bất bình trong quần chúng. Sự đùn đẩy trách nhiệm vẫn còn là hiện tượng phổ biên trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở nhiều xã.
Nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật nước ta về chính quyền địa phương cho thấy chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện,xã đều còn chung chung thiếu định lượng định tính cho các cấp chính quỳền. Chính quyền cấp xã về mặt hình thức pháp lý, quyền hạn và trách nhiệm dường như rất nhiều nhưng hầu hết lại không xác định cụ thể. đặc biệt chưa có sự phân biệt giữa hai nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cơ sở là quản lý nhà nước và quyền tự quản cơ sở. Chính sự lẫn lộn giữa quyền hạn, nhiệm vụ giữa quản lý nhà nước và tự quản ở cơ sở đã không phát huy được vai trò của chính quyền cơ sử về phương diện quản lý nhà nước và phương diện tự quản. điều này đã đẩy không ít chính quyền cơ sở vào tình trạng đối với cấp trên thì đối phó, thực hiện nhiệm vụ cốt cho song chuyện, báo cáo sai sự thật; đối với dân chúng trong làng xã thì quan liêu cựa quyền, xa rời nhân và khi có điều kiện thì tham ô bòn rút sự đóng góp của dân để trục lợi cá nhân.
1.3 Sự xuất hiện chức danh trưởng thôn.
Sự xuất hiện chức danh“trưởng thôn” ở các xã cũng đang làm biến đổi khá lớn các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt mối quan hệ giữa chính quyền ỏ cơ sở với dân chúng.
Thôn, ấp bản là một khu vực được hình thành theo địa lý tự nhiên và truyền thống văn hoá trong cộng đồng làng,xã Việt Nam. Trưởng thôn chịu một số trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong phạn vi do Uỷ ban nhân dân xã giao.
Thôn, ấp bản không phải là một cấp chính quyền nhà nước. Từ khi có chức danh trưởng thôn thì việc truyền đạt các chính sách chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước đã nhanh chóng xuống tới dân và thực hiện các nhiệm vụ chính quyền đề ra được kịp thời hơn có hiệu quả hơn.
Trong thời gian vừa qua, các xã đã biết phát huy tác dụng của trưởng thôn để giúp cho việc quản lý nhà nước ở thôn bản tốt hơn. hàng tháng trưởng thôn định kỳ báo cáo công tác cho UBND xã và phải chịu trách nhiệm trước UBND xã về công tác được xã giao. Trưởng thôn được tham gia các cuộc họp do cấp trên triệu tập và phối hợp với đoàn thể trong dịa bàn xã cũng như các thành viên UBND xã được phân công theo dõi cụm thôn, áp bản để hoàn thành tốt các công việc được giao. Nhưng do chưa có những văn bản cụ thể quy định các mối quan hệ giữa trưởng thôn và UBND xã nên hoạt động của trưởng thôn, ấp bản còn lúng túng. Việc truyền đạt chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước có nhanh gọn hơn , nhưng do trình độ hiểu biết và tiếp cận văn bản còn hạn chế nên việc truyền đạt rất khó khăn. tiêu chuẩn, chế độ của trưởng thôn theo quy định của nghị định chính phủ, các chức danh khác trong đó có trưởng thôn là 80 nghìn đồng/ tháng. Với số phụ cấp ít như vậy nên các trưởng thôn ngoài phần công việc được giao còn phải tham gia sản xuất để đảm bảo đời sống nên chất lượng công việc không cao. Trong việc xử lý công việc được giao, một số trưởng thôn do chưa được tập huấn, bồi dưỡng nên việc phối hợp với các đoàn thể quần chúng để giải quyết một số việc cụ thể còn lúng túng, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trên địa bàn thôn xóm.
Điều quan trọng cần được lưu ý là vị trị trí của trưởng thôn và._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0755.doc