TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8 - Thaùng 2/2012
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CDIO: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CHO NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
PHAN QUỐC CƯỜNG (*)
TÓM TẮT
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo cho những kĩ sư của Trường Đại học
Sài Gòn khi tốt nghiệp có được kĩ năng nghề nghiệp tốt, đáp ứng nhu cầu của doanh
nghiệp, Khoa Điện tử viễn thông, Trường Đại học Sài Gòn dự kiến triển khai đổi mớ
8 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đổi mới chương trình đào tạo đại học theo phương pháp tiếp cận CDIO: Định hướng phát triển cho ngành kĩ thuật điện tử, truyền thông tại trường đại học Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
chương trình đào tạo dựa trên 12 tiêu chuẩn theo phương pháp tiếp cận CDIO.
ABSTRACT
To improve the quality of teaching and training for the engineering students at Saigon
University who will obtain professional skills after graduation, in order to meet the needs
of businesses, The Department of Electronics and Telecommunication of Saigon
University, intends to deploy innovative training programs based on the 12 criteria of the
CDIO approach.
Đƣợc thành lập từ tháng 04/ 2007,
Trƣờng Đại học Sài Gòn (ĐHSG) là cơ sở
giáo dục và đào tạo đại học công lập, trực
thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh, chịu sự
quản lí nhà nƣớc về giáo dục của Bộ Giáo
dục và Đào tạo (BGD&ĐT). Do trƣờng có
lịch sử hình thành từ Trƣờng Cao đẳng Sƣ
phạm trƣớc đây nên lúc mới thành lập, các
chuyên ngành đào tạo của trƣờng phần lớn
mang tính sƣ phạm. Những năm gần đây, để
đáp ứng nhu cầu phát triển của TP. Hồ Chí
Minh và các tỉnh thành, trƣờng mở rộng các
chuyên ngành kĩ thuật, kinh tế, luật, (*)
Thực hiện chỉ thị 4713/CT-BGDĐT
của BGD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của
giáo dục đại học trong năm học 2010 –
2011: “tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao
chất lƣợng đào tạo”, các trƣờng đào tạo đại
học tại TP. Hồ Chí Minh đã cố gắng cải
(*)
KS, Trƣờng Đại học Sài Gòn
tiến chƣơng trình đào tạo theo các phƣơng
pháp và mô hình đào tạo tiên tiến nhất
đang áp dụng tại trƣờng đại học của các
nƣớc trên thế giới nhằm giúp cho sinh viên
(SV) sau khi tốt nghiệp có khả năng đáp
ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp.
Chiến lƣợc phát triển của Trƣờng
ĐHSG đến năm 2020 khẳng định để
chƣơng trình đào tạo đƣợc xã hội chấp
nhận, các chƣơng trình đào tạo cần đƣợc tổ
chức thẩm định từ phía ngƣời học và từ
những cơ quan, doanh nghiệp sử dụng đầu
ra của Nhà trƣờng. Với năng lực hiện có,
khoa Điện tử viễn thông thuộc Trƣờng
ĐHSG định hƣớng phát triển chƣơng trình
đào tạo ngành Kĩ thuật điện tử, truyền
thông theo phƣơng pháp tiếp cận CDIO.
1. KHÁI QUÁT
1.1. CDIO là gì?
CDIO là nhóm từ viết tắt của:
Conceive (hình thành ý tƣởng), Design
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CDIO...
(thiết kế), Implement (triển khai) và
Operate Systems (vận hành).
CDIO là một hệ thống phƣơng pháp
phát triển chƣơng trình đào tạo kĩ sƣ, căn
cứ đầu ra (outcome-based) để thiết kế đầu
vào. Quy trình này đƣợc xây dựng đảm bảo
tính khoa học và tính thực tiễn chặt chẽ.
CDIO đảm bảo khung kiến thức và kĩ năng
nên có thể áp dụng để xây dựng quy trình
chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác
nhau ngoài ngành đào tạo kĩ sƣ nhƣ khối
ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh,... Cho
nên, có thể nói, CDIO thực chất là một giải
pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng
yêu cầu xã hội, trên cơ sở xác định chuẩn
đầu ra, từ đó thiết kế chƣơng trình và kế
hoạch đào tạo một cách hiệu quả.
Đào tạo theo mô hình CDIO, yêu cầu
SV cần phải đạt những kĩ năng, kiến thức
(Hình thành ý tƣởng - Thiết kế - Triển khai
- Vận hành) và khi tốt nghiệp SV sẽ đƣợc
phát triển kĩ năng, kiến thức đó. Mục tiêu
đào tạo CDIO là hƣớng tới việc giúp SV có
đƣợc kĩ năng cứng và mềm cần thiết khi ra
trƣờng, đáp ứng yêu cầu của xã hội cũng
nhƣ bắt nhịp đƣợc với những thay đổi vốn
rất nhanh của thực tiễn. Những SV giỏi có
thể làm chủ, dẫn dắt sự thay đổi cần thiết
theo hƣớng tích cực.
Điều tra, khảo sát
CÁC TIÊU CHUẨN
CDIO
ĐỀ CƢƠNG CDIOBỐI CẢNH CDIO
CHƢƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO HIỆN TẠI
Xác định chuẩn đầu ra
Thiết kế lại các môn học
và chƣơng trình
So sánh chuẩn với các
phƣơng pháp dạy
và học
So sánh chuẩn các
kỹ năng
Các tiêu chuẩn
kiểm định chất lƣợng
Dạy nhƣ thế nào? Dạy cái gì?
Thực tiễn tốt nhất
Hình 1. Phương pháp tiếp cận CDIO
(Theo “Rethinking Engineering Education: The CDIO Approach”,
biên dịch: TS. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh, 2008)
1.2. Lịch sử hình thành
Cuối năm 1900, giáo dục kĩ thuật ngày
càng nặng về lí thuyết. Nguyên nhân chính
là do công nghệ tiến bộ quá nhanh, đòi hỏi
phải có nền tảng kiến thức kĩ thuật rộng.
Điều này khiến các kĩ sƣ khi tốt nghiệp mất
dần các kĩ năng cá nhân.
Các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp
bắt đầu lập danh sách các kĩ năng yêu cầu
đối với SV khi tốt nghiệp và gửi cho các
trƣờng có đào tạo ngành kĩ thuật.
Cuối năm 1990, Cục Hàng không và
Du hành vũ trụ tại Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT) đã bắt đầu cải cách
chƣơng trình giảng dạy. Sau khi tham khảo
ý kiến với các bên liên quan - giảng viên,
sinh viên, cựu sinh viên và các thành viên
của ngành công nghiệp - những ý tƣởng về
CDIO đƣợc hình thành. Trong năm 2000,
một số trƣờng đại học Thụy Điển đã nhận
PHAN QUỐC CƯỜNG
đƣợc tài trợ để cải cách hệ thống giáo dục
kĩ thuật của họ. Họ gia nhập với MIT để
tạo ra CDIO và hợp tác phát triển chƣơng
trình, các tiêu chuẩn giáo dục có thể đƣợc
áp dụng cho bất cứ trƣờng kĩ thuật nào. Kể
từ đó, các trƣờng kĩ thuật khắp nơi trên thế
giới đã tham gia vào CDIO.
Cho đến nay, số lƣợng các trƣờng đại
học trên thế giới áp dụng CDIO ngày càng
tăng, đặc biệt là ở Mĩ và đƣợc áp dụng cho
nhiều ngành kĩ thuật cũng nhƣ không
thuộc khối ngành kĩ thuật.
1.3. Mục tiêu
Đề xƣớng CDIO có ba mục tiêu tổng
quát nhằm đào tạo những SV có khả năng:
Nắm vững kiến thức chuyên sâu hơn về
quy tắc (khái niệm) cơ bản của kĩ thuật;
Dẫn đầu trong kiến tạo và vận hành sản
phẩm, quy trình và hệ thống mới;
Hiểu đƣợc tầm quan trọng và tác động
chiến lƣợc của nghiên cứu và phát triển
kĩ thuật đối với xã hội;
2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CDIO
TẠI VIỆT NAM
Ngày 07/08/2008, Khoa Cơ khí
Trƣờng Đại học Bách Khoa TP.HCM đƣợc
sự ủng hộ của Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh và Bộ giáo dục & Đào tạo, đã đề
xuất kinh phí để áp dụng mô hình CDIO
vào giảng dạy.
Từ ngày 3 – 7/8/2009, ĐHQG-HCM tổ
chức Chƣơng trình “Tập huấn – Tƣ vấn
xây dựng và phát triển CTĐT theo mô hình
CDIO” (Chƣơng trình CDIO), với sự tham
gia chuyên môn của PGS.TS. Hồ Tấn
Nhựt, ĐH Công lập California, Northridge,
Hoa Kì
Ngày 14/8/2009, Giám Đốc ĐHQG -
HCM đã ban hành Quyết định số 919/QĐ-
ĐHQG-ĐH&SĐH về việc “Triển khai thí
điểm áp dụng mô hình CDIO phục vụ xây
dựng và phát triển chƣơng trình đào tạo tại
ĐHQG-HCM”. Việc triển khai thí điểm
đƣợc thực hiện ở hai khoa: Khoa Cơ khí
Trƣờng ĐH Bách Khoa và Khoa Công nghệ
thông tin Trƣờng ĐH Khoa Học Tự Nhiên.
Ngày 11 và 12-01 năm 2010, tại
TP.HCM, Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo
“Phát triển chƣơng trình đào tạo theo mô
hình CDIO bậc ĐH”.
Từ ngày 17 đến 28/05/2010 tổ chức
chƣơng trình tập huấn tƣ vấn xây dựng
chuẩn đầu ra và chƣơng trình đào tạo theo
mô hình CDIO cho ngành Cơ khí Chế tạo
và Công nghệ Thông tin với sự tƣ vấn của
PGS. TS. Hồ Tấn Nhựt, ĐH Công lập
California, Northridge, Hoa Kì.
Tháng 06/2010, ĐHQG - Hà Nội
nghiên cứu đề án “Xác lập cơ sở khoa học,
thực tiễn và quy trình xây dựng chƣơng
trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO và
áp dụng cho ngành Kinh tế Đối ngoại chất
lƣợng cao tại Đại học Quốc gia Hà Nội”.
Đến tháng 01/2011, Khoa Kinh tế Quốc tế,
Trƣờng ĐH Kinh tế thuộc ĐHQGHN đã cơ
bản hoàn thành việc đánh giá các môn học
cốt lõi đƣợc xây dựng tích hợp theo CDIO.
Ngày 13-14/12/2010, tại Hội trƣờng
Khu Công nghệ Phần mềm, ĐHQG-HCM
tổ chức Hội thảo “Xây dựng chuẩn đầu ra
và chƣơng trình đào tạo theo mô hình
CDIO”.
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CDIO...
Hình 2. Hội thảo chuyên đề kinh nghiệm
về xây dựng chương trình đào tạo theo
hướng tiếp cận CDIO tại Trường ĐH Sư
Phạm Kĩ thuật TP. HCM, ngày 13/09/2011
3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHƢƠNG
PHÁP CDIO CHO NGÀNH KĨ
THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN
THÔNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
SÀI GÒN
3.1. Thực trạng đào tạo
Tháng 06/2011, Trƣờng ĐHSG đƣợc
BGD&ĐT phê duyệt cho phép đào tạo hai
ngành kĩ thuật mới: Kĩ thuật điện, điện tử
và Kĩ thuật điện tử, truyền thông. Kết quả
tuyển sinh nguyện vọng 2 của ngành Kĩ
thuật điện tử, truyền thông có 34SV.
Chƣơng trình đào tạo của ngành Kĩ
thuật điện tử, truyền thông chủ yếu phát
triển từ khung chƣơng trình đào tạo theo
quy định của BGD&ĐT, bao gồm 85 môn
học (cả bắt buộc và tự chọn), tổng số tín
chỉ: 146, thời gian đào tạo: 4,5 năm. Có 02
chuyên ngành sâu: Kĩ thuật điện tử và Kĩ
thuật truyền thông.
3.2. Năng lực đào tạo của khoa Điện
tử viễn thông
Thành lập từ tháng 08/2010, Khoa Điện
tử viễn thông của Trƣờng ĐHSG đƣợc sự
hỗ trợ từ Ban Giám Hiệu về nhân sự, kinh
phí đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, phòng
thực hành và các hoạt động khác. Bƣớc đầu,
Khoa đã tập hợp đƣợc nhiều cán bộ giảng
dạy có trình độ trên thạc sĩ, các chuyên viên
nhiều kinh nghiệm từ các trƣờng, cơ quan
doanh nghiệp khác nhƣ: Học Viện Công
nghệ Bƣu Chính Viễn Thông, VNPT, và
các sinh viên ƣu tú mới tốt nghiệp trƣờng
Đại học Bách Khoa TP. HCM với mong
muốn đào tạo nhân lực có chất lƣợng đáp
ứng đúng nhu cầu hiện nay.
Hình 3. Bước đầu, trường ĐH Sài Gòn
đầu tư xây dựng phòng thực hành mô
phỏng hệ thống Viễn thông
Với tiêu chí gắn chặt doanh nghiệp với
nhà trƣờng cũng nhƣ tạo điều kiện cho SV
thực hành với các thiết bị đang triển khai trên
hệ thống Viễn thông của các tỉnh thành, khoa
Điện tử viễn thông tổ chức tham quan thực tế
tại các VNPT Đồng Nai (25/11/2011), VNPT
Bình Dƣơng (T6/2012), và nghiên cứu tìm
hiểu hệ thống phòng thí nghiệm thực hành tại
các trƣờng đại học, cao đẳng khác (ĐH Sƣ
phạm Kĩ thuật TP. HCM, Cao đẳng Kĩ thuật
Lí Tự Trọng,) để xây dựng hệ thống phòng
thí nghiệm thực hành chất lƣợng cao đáp ứng
nhu cầu học tập tại trƣờng.
Hình 4. Tham quan hệ thống phòng thực
hành của trường CĐ Kĩ thuật Cao Thắng
PHAN QUỐC CƯỜNG
4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ,
TRUYỀN THÔNG THEO PHƢƠNG
PHÁP TIẾP CẬN CDIO
Mang tính tích cực, đáp ứng nhu cầu
của doanh nghiệp với 12 tiêu chuẩn đào
tạo, chƣơng trình đào tạo tích hợp, chủ
động trong hoạt động dạy và học, phƣơng
pháp đào tạo CDIO hoàn toàn đáp ứng nhu
cầu cần đào tạo cho SV ngành Kĩ thuật
điện tử, truyền thông.
Để đổi mới, phát triển chƣơng trình
đào tạo theo CDIO, đòi hỏi khoa Điện tử
viễn thông phải tiến hành: biên soạn bảng
câu hỏi lấy ý kiến các bên liên quan, xây
dựng chuẩn đầu ra, đổi mới chƣơng trình
đào tạo, phƣơng pháp giảng dạy và xây
dựng không gian làm việc kĩ thuật thật tốt.
4.1. Xây dựng chuẩn đầu ra, đóng
góp quan trọng nhất từ doanh nghiệp
Hiện nay các chuẩn đầu ra của các
trƣờng đại học phần lớn mang tính khuôn
khổ, chủ yếu quy định khi SV tốt nghiệp
đƣợc đào tạo các kiến thức thuộc ngành,
những kĩ năng mềm, khả năng giao tiếp
ngoại ngữ, tin học.
Xây dựng chuẩn đầu ra ngành Kĩ thuật
điện tử, truyền thông theo CDIO bao gồm
các bên tham gia nhƣ giảng viên, SV, đại
diện doanh nghiệp, hội đồng kiểm định
chƣơng trình đào tạo và cựu sinh viên. Câu
hỏi đầu tiên đặt ra là “ Ngƣời kĩ sƣ khi tốt
nghiệp cần đạt đƣợc những kiến thức, kĩ
năng, thái độ nào?”. Trong đó, quan trọng
nhất chính là ý kiến của bên đại diện doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông.
Căn cứ trên bảng yêu cầu kĩ năng đối vơi
ngƣời kĩ sƣ khi tuyển dụng của doanh
nghiệp, Nhà trƣờng sẽ tiến hành cải cách,
xây dựng nội dung đào tạo phù hợp nhằm
đảm bảo đáp ứng nguồn nhân lực tốt cho
doanh nghiệp.
Vì các kĩ sƣ hiện đang công tác tại các
đơn vị kinh doanh viễn thông phần lớn là
các sinh viên thuộc chuyên ngành điện tử
viễn thông là do các giảng viên của khoa
giảng dạy tại các trƣờng đại học nên chắc
chắn khoa sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ thông tin
rất lớn.
4.2. Phát triển chương trình đào tạo,
xây dựng đề cương môn học tích hợp
Để việc giảng dạy đạt chuẩn đầu ra,
chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế với các
môn học chuyên ngành bổ trợ nhau, với
một kế hoạch rõ ràng nhằm kết hợp các kĩ
năng cá nhân và giao tiếp, kĩ năng kiến tạo
sản phẩm, quy trình và vận hành hệ thống.
Các chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào
tạo đƣợc chuyển tải một cách có hệ thống
thành các chuẩn đầu ra trong từng thành
phần của môn học, mô đun và các hoạt
động khác.
Đề cƣơng CDIO chia chuẩn đầu ra
thành bốn cấp độ, trong đó cấp độ 1 với
bốn yêu cầu cơ bản cần đạt là:
- Kiến thức và lập luận kĩ thuật;
- Kĩ năng cá nhân và nghề nghiệp;
- Kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
- Hình thành ý tƣởng, thiết kế, triển
khai và vận hành hệ thống trong bối cảnh
doanh nghiệp và xã hội.
Ở cấp độ 2, 3 và 4 sẽ có nội dung chi
tiết cụ thể hơn ứng với bốn yêu cầu trên.
Ví dụ: Môn Điện tử số có thời lượng
đào tạo là 03 tín chỉ, ở cấp độ 1, đề cương
CDIO đảm bảo:
+ Về kiến thức và lập luận kĩ thuật:
Đảm bảo kiến thức khoa học cơ bản về
nguyên lí hoạt động, đặc tính, nguyên lí
hoạt động các loại cấu kiện điện tử, có
kiến thức nền tảng kĩ thuật cơ bản và nâng
cao về các mạch logic số. Có thể sử dụng
ngôn ngữ mô tả phần cứng VHDL để mô
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CDIO...
phỏng cũng như thiết kế các hệ thống số.
+ Về kĩ năng cá nhân và nghề
nghiệp: Đảm bảo khả năng lập luận và
giải quyết vấn đề, mô hình hoá các mạch
logic và phân tích mạch logic số; thử
nghiệm lắp rắp mạch, so sánh với các
mạch đã có, từ đó đề xuất những cải tiến.
Sinh viên biết cách tự lập kế hoạch cho
công việc, biết chấp nhận rủi ro và thất bại
để từ đó rút ra bài học cho bản thân.
+ Kĩ năng giao tiếp và làm việc
nhóm: Đảm bảo khả năng làm việc nhóm,
phát triển và lãnh đạo nhóm, biết giao tiếp
và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp tốt.
+ Hình thành ý tưởng, thiết kế,
triển khai và vận hành hệ thống trong bối
cảnh doanh nghiệp và xã hội: Sinh viên
hiểu được vai trò và trách nhiệm của người
kĩ sư trong bối cảnh xã hội và doanh
nghiệp; thiết lập ý tưởng về một hệ thống
cần vận hành để đạt mục tiêu, từ đó thiết
kế, triển khai, thực nghiệm, kiểm tra và tối
ưu hoá .
Khoa Điện tử viễn thông đang nỗ lực
rất lớn trong công tác biên soạn lại đề
cƣơng môn học theo CDIO, sắp xếp lại thứ
tự môn học, đan xen các môn học với nhau,
tăng giờ thực hành nhằm giúp SV có đƣợc
những kĩ năng nghề nghiệp tốt nhất.
4.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy
Giảng viên giảng dạy theo CDIO cần
phải xây dựng môi trƣờng học tập tích hợp,
SV đƣợc thực hành và học các kĩ năng cá
nhân, giao tiếp, các kĩ năng kiến tạo sản
phẩm, quy trình và hệ thống cùng lúc với
kiến thức chuyên ngành.
Tuỳ vào mục tiêu của từng môn học cụ
thể, cần đạt mức độ kiến thức hay kĩ năng
nào theo cách tiếp cận CDIO, giảng viên sẽ
tổ chức các hoạt động phù hợp giúp SV học
tập chủ động để đạt đƣợc các mục tiêu ấy.
Trong 12 tiêu chuẩn CDIO, các
phƣơng pháp giảng dạy và học tập, phát
triển và nâng cao năng lực giảng dạy của
giảng viên đƣợc cụ thể trong tiêu chuẩn số
8: học tập chủ động- giảng dạy và học tập
dựa trên các phƣơng pháp học chủ động và
trải nghiệm; tiêu chuẩn số 9: nâng cao
năng lực giảng viên - các hoạt động nhằm
nâng cao năng lực giảng viên về kĩ năng cá
nhân và giao tiếp; các kĩ năng kiến tạo sản
phẩm, quy trình và hệ thống; tiêu chuẩn số
10: nâng cao năng lực giảng dạy của
giảng viên - Các hoạt động nhằm nâng cao
năng lực giảng viên trong việc cung cấp
các trải nghiệm học tích hợp, trong việc sử
dụng các phƣơng pháp học chủ động và
trải nghiệm và trong việc đánh giá học tập
của SV.
Một số phƣơng pháp giảng dạy chủ
động phổ biến thƣờng đƣợc áp dụng: nhóm
phƣơng pháp giúp SV học tập chủ động
(active learning) và nhóm phƣơng pháp
giúp SV học tập qua trải nghiệm
(experiential learning).
Tuỳ vào năng lực của giảng viên, các
môn học sẽ đƣợc thiết kế theo một hay
nhiều phƣơng pháp nhằm giúp cho sinh
viên khi học xong đạt chuẩn đầu ra của
môn học.
Khoa Điện tử viễn thông thƣờng xuyên
tổ chức các buổi họp với giảng viên nhằm
trao đổi về các phƣơng pháp dạy học tích
cực; cử GV tham gia các khoá học, các hội
thảo khoa học về lí luận dạy học, xây dựng
chuẩn đầu ra, để GV có định hƣớng đúng
và tốt nhất cho môn học GV đảm nhiệm.
5. KẾT LUẬN
Việc xây dựng và đổi mới chƣơng
trình đào tạo theo hƣớng tiếp cận CDIO đòi
hỏi nhiều nguồn lực của khoa Điện tử viễn
thông nói riêng cũng nhƣ sự hỗ trợ từ Ban
giám hiệu trƣờng ĐHSG nói chung. Để
làm tốt nhiệm vụ đào tạo kĩ sƣ có chất
PHAN QUỐC CƯỜNG
lƣợng cao, có đƣợc những kĩ năng nghề
nghiệp tốt đáp ứng nhu cầu xã hội, cần phải
hƣớng đến 12 tiêu chuẩn mà phƣơng pháp
CDIO đề ra.
Trong giai đoạn đầu mới thành lập,
khoa Điện tử viễn thông cần tập trung xây
dựng không gian làm việc kĩ thuật, hệ
thống phòng thí nghiệm thực hành công
nghệ cao, nâng cao năng lực giảng viên,
tập huấn và trang bị các kĩ năng và phƣơng
pháp giảng dạy chủ động cần thiết trƣớc
khi bắt đầu quá trình đào tạo SV.
Hình 5. Khoa Điện tử viễn thông tham
quan hệ thống phòng thực hành
Trường Đại học Sư phạm kĩ thuật TP. Hồ
Chí Minh, hướng tới xây dựng hệ thống
phòng thực hành nghề nghiệp CDIO
Việc xây dựng chƣơng trình đào tạo
ngành Kĩ thuật điện tử, truyền thông theo
hƣớng tiếp cận CDIO tại Trƣờng ĐHSG sẽ
gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm từ các
trƣờng đại học tại Việt Nam triển khai còn
quá ít, các trƣờng còn lại thì sớm nhận ra
những ƣu điểm của CDIO nhƣng vẫn trong
giai đoạn học hỏi, tìm hiểu, chƣa triển khai
thực hiện.
Nắm bắt các phƣơng pháp giáo dục
hiện đại, khoa Điện tử viễn thông, bằng tất
cả nội lực, cố gắng triển khai từng bƣớc để
đảm bảo chất lƣợng đầu ra theo nhu cầu
của xã hội. Kĩ sƣ đƣợc đào tạo có đƣợc
những kĩ năng: hình thành ý tƣởng - thiết
kế - triển khai - vận hành hệ thống, góp
phần nâng cao chất lƣợng đào tạo tại
Trƣờng Đại học Sài Gòn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Thị Thu Hà, Trần Thiên Phúc, Nguyễn Hữu Lộc, Huỳnh Ngọc Hiệp - khoa Cơ
khí trƣờng ĐH Bách Khoa Tp. HCM (2010), Xây dựng chương trình đào tạo tích hợp
cho chương trình Kĩ thuật chế tạo máy theo mô hình CDIO, Hội thảo CDIO 2010.
2. Nguyễn Thành Hải, Phùng Thuý Phƣợng, Đồng Thị Bích Thuỷ (2010), Giới thiệu một
số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm đạt
các chuẩn đầu ra theo CDIO, Hội thảo CDIO 2010.
3. Nguyễn Văn Khôi (2010), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb Đại học Sƣ phạm.
4. Huỳnh Văn Sơn (2011), Những cơ sở tâm lí của việc tổ chức hoạt động dạy và học
tích cực, Nxb ĐH Sƣ phạm.
5. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (2010), Cải cách và xây dựng chương trình đạo
tạo kĩ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, bản dịch Rethinkin Engineering
Education: The CDIO Approach, Nxb ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
6. Đinh Bá Tiến, Lê Hoài Bắc, Trần Đan Thƣ, Dƣơng Anh Đức (2010), Quá trình xây
dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của khoa CNTT trường Đại học Khoa học
Tự nhiên theo CDIO, Hội thảo CDIO 2010.
7. Edward F. Crawley, Johan Malmqvist, Soren Ostlund, Doris Brodeur (2007),
Rethinking Engineering Education: The CDIO Approach.
8. Edward F. Crawley (Jan 2001), CDIO Report#1: The CDIO Syllabus- A Statement of
Goals for Undergraduate Engineering Education.
9. Berglund, F & Malmqvist (June 2007), CDIO- based master programme in product
development, proceedings of the 3
rd
International CDIO Conference, NIT, Cambridge,
Massachusetts.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_moi_chuong_trinh_dao_tao_dai_hoc_theo_phuong_phap_tiep_c.pdf