Tài liệu Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư: ... Ebook Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
128 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------
HÀ NGỌC YẾN
ĐỐI CHIẾU CÁC PHƢƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên, 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------
HÀ NGỌC YẾN
ĐỐI CHIẾU CÁC PHƢƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC THƢỞNG
Thái Nguyên, 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào.
Tác giả luận văn
Hà Ngọc Yến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Phạm
Ngọc Thưởng. Tác giả xin gửi đến thầy lời cảm ơn sâu sắc.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả
những thầy cô, những người đã trực tiếp giúp tác giả nâng cao vốn kiến thức
ngôn ngữ trong thời gian tác giả theo học chương trình thạc sĩ Ngôn ngữ
khóa 2007-2009 tại trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn bè và những người
thân đã động viên, giúp đỡ tác giả trong thời gian hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Hà Ngọc Yến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 8
1.1. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp .............................................................. 8
1.1.1. Nhân vật giao tiếp ............................................................................. 8
1.1.2. Hoàn cảnh giao tiếp .........................................................................12
1.2. Lý thuyết về hội thoại .............................................................................15
1.2.1. Khái niệm hội thoại .........................................................................15
1.2.2. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự .......................17
1.3. Phạm trù xưng hô ...................................................................................19
1.3.1. Khái niệm xưng hô ..........................................................................19
1.3.2. Các phương tiện dùng để xưng hô ...................................................21
1.4. Tiểu kết chương 1 ...................................................................................26
Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ ............................................................................28
2.1. Các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp .....................................................................................................28
2.1.1. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) .................................29
2.1.2. Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) ...................................45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
2.2. Các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư ........................................................................................................48
2.2.1. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) .................................48
2.2.2. Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) ...................................60
2.3. Tiểu kết chương 2 ...................................................................................61
Chƣơng 3. SỰ ĐỒNG NHẤT VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC PHƢƠNG
TIỆN DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN
HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ .....................63
3.1. Sự đồng nhất ..........................................................................................63
3.2. Sự khác biệt ............................................................................................66
3.3. Xu hướng “gia đình hoá” trong xưng hô ngoài xã hội ở truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư .......................71
3.4. Những đặc sắc trong sử dụng các phương tiện xưng hô trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ..............74
3.4.1. Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) ...................................74
3.4.2. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) .................................77
3.5. Phong cách nhà văn ................................................................................92
3.6. Tiểu kết chương 3 ...................................................................................94
KẾT LUẬN ..................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................98
PHỤ LỤC................................................................................................... 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, xưng hô là yếu tố đầu tiên mà các vai
giao tiếp cần phải lựa chọn để xác lập vị trí của mình. Dựa vào xưng hô mà
quan hệ giữa các vai giao tiếp được thiết lập. Do đó, sử dụng từ xưng hô
không chỉ giúp cuộc thoại có thể tiến hành mà nó còn ảnh hưởng lớn đến
chiến lược và hiệu quả giao tiếp. Xưng hô đúng, hay sẽ góp phần thúc đẩy
giao tiếp phát triển. Ngược lại, xưng hô không hợp lý sẽ gây ra những hậu quả
không mong muốn trong giao tiếp. Qua cách sử dụng từ xưng hô người ta có
thể biết được tình cảm, thái độ, mối quan hệ, trình độ học vấn của các nhân
vật tham gia giao tiếp.
Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư là hai tác giả lớn và đã khẳng
định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam đương đại. Mỗi tác giả
ở một vùng miền, mang một phong cách nghệ thuật khác nhau ... Do đó, cách
lựa chọn và sử dụng ngôn từ nghệ thuật cũng khác nhau, đặc biệt trong cách
dùng các phương tiện dùng để xưng hô cũng mang đậm đặc điểm của phương
ngữ hai vùng Nam - Bắc.
Lý thuyết giao tiếp và hội thoại đã được đưa vào giảng dạy ở nhà
trường phổ thông. Để hiệu quả giảng dạy cao, người giáo viên văn ngoài việc
nắm vững tri thức cần tạo sức hút cho học sinh thông qua những tác phẩm văn
học đặc sắc, cụ thể.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề
tài: "Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư".
2. Lịch sử vấn đề
Xưng hô từ lâu đã là vấn đề khá thú vị và được bàn đến khá nhiều trong
giới ngôn ngữ học. Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã bước đầu tìm hiểu
một số công trình, bài viết về xưng hô của một số tác giả. Cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
- Các bài báo, bài viết nghiên cứu về xưng hô:
+ Hoàng Thị Châu (1995), Vài đề nghị về chuẩn hoá cách xưng hô
trong xã giao, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 3.
+ Nguyễn Văn Chiến (1993), Từ xưng hô trong tiếng Việt. Việt Nam
những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trường
ĐHNN Hà Nội.
+ Stankêvich (1993), Cần tìm hiểu thêm về cách xưng hô trong tiếng
Việt, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội ngôn ngữ học Việt
Nam, Trường ĐHNN Hà Nội.
+ Phạm Văn Tình (1997), Nhân xem Bảy sắc cầu vồng bàn thêm về
cách xưng hô trong nhà trường, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9.
+ Phạm Ngọc Thưởng (1994), Về đại từ nhân xưng ngôi thứ 3, Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, số 10.
+ Phạm Ngọc Thưởng (1995), Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia
đình người Tày - Nùng, Tạp chí Dân tộc học, số 1.
+ Như ý (1990), Vai xã hội và ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp, Tạp chí
Ngôn ngữ, số 3.
+ Bùi Minh Yến (1990), Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình
người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
+ Bùi Minh Yến (1993), Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình
người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
+ Bùi Minh Yến (1994), Xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình
người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.
- Các công trình luận văn, luận án nghiên cứu về xưng hô:
+ Hồ Thị Lân (1989), Tìm hiểu vai trò của từ xưng hô trong giao tiếp
và các nhân tố tác động đến từ xưng hô, Luận văn sau đại học, Trường
ĐHSP Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
+ Phạm Ngọc Thưởng (1998), Cách xưng hô trong tiếng Nùng, Luận án
tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
+ Lê Thanh Kim (2000), Từ xưng hô và cách xưng hô trong các
phương ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lý thuyết xã hội ngôn ngữ học, Luận án
tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
+ Bùi Minh Yến (2001), Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài
xã hội của người Việt, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
Điểm qua một số công trình trên, chúng ta thấy xưng hô được nghiên
cứu dưới những góc nhìn khác nhau trong đời sống. Tuy nhiên, theo khảo sát
ban đầu của chúng tôi thì các phương tiện dùng để xưng hô trong một tác
phẩm chưa được đề cập nhiều, đặc biệt là hầu như chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các phương tiện dùng để xưng hô
trong các tác phẩm của các tác giả ở những vùng miền khác nhau. Kế thừa
thành quả các công trình của những nhà nghiên cứu trước đây, chúng tôi hi
vọng luận văn này sẽ có hướng đi mới trong việc tìm hiểu các phương tiện
dùng để xưng hô của người Việt nói chung và các tác phẩm văn học nói riêng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung, nghiên cứu, tìm hiểu các
phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do yêu cầu của đề tài, chúng tôi tìm hiểu các phương tiện dùng để xưng hô
trong 15 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: Chảy đi sông ơi, Tướng về hưu,
Muối của rừng, Phẩm tiết, Kiếm sắc, Thương nhớ đồng quê, Truyện tình kể
trong đêm mưa, Con gái thuỷ thần, Những người thợ xẻ, Không có vua,
Những ngọn gió Hua Tát, Những bài học nông thôn, Huyền thoại phố
phường, Giọt máu, Chút thoáng Xuân Hương (Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
Nội, 2005). 14 truyện ngắn trong tập “Cánh đồng Bất Tận” cña NguyÔn Ngäc
T•: Cải ơi, Thương quá rau răm, Hiu hiu gió bấc, Huệ lấy chồng, Cái nhìn
khắc khoải, Nhà cổ, Mối tình năm cũ, Cuối mùa nhan sắc, Biển người mênh
mông, Nhớ sông, Dòng nhớ, Duyên phận so le, Một trái tim khô, Cánh đồng
Bất Tận (Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội, 2006).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các phương tiện dùng để xưng hô để thấy được đặc điểm
ngôn ngữ và giá trị sử dụng của chúng trong các truyện ngắn.
- Chỉ ra sự đồng nhất và khác biệt trong cách sử dụng các phương tiện
dùng để xưng hô trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư.
Qua đó thấy được sự khác nhau trong cách sử dụng các phương tiện dùng để
xưng hô của phương ngữ Bắc và phương ngữ Nam.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập những cơ sở lí luận được sử dụng để nghiên cứu các phương
tiện dùng để xưng hô.
- Khảo sát, thống kê, phân loại ... các phương tiện dùng để xưng hô
trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư.
- Miêu tả, phân tích và nhận xét những đặc điểm trong cách sử dụng
các phương tiện xưng hô để thấy được sự đồng nhất và khác biệt trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại: phương pháp này giúp tập hợp các
phương tiện dùng để xưng hô đã khảo sát được rồi phân loại chúng theo
những tiêu chí đã định sẵn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: phương pháp này được dùng để
miêu tả đối tượng nghiên cứu và bước đầu tổng kết những kết quả đã nghiên
cứu được.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: phương pháp này được dùng để so
sánh, đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục,…
luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận
- Chương 2: Các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
- Chương 3: Sự đồng nhất và khác biệt giữa các phương tiện dùng để
xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp
Theo Các Mác thì : “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” và
các quan hệ này được biểu hiện rõ nhất trong giao tiếp. Chính vì vậy, giao
tiếp không chỉ là một hoạt động xã hội cơ bản mà nó còn đánh dấu sự phát
triển vượt bậc của loài người. Nghiên cứu từ xưng hô do đó không thể đặt
ngoài quá trình giao tiếp. Theo GS. Đỗ Hữu Châu, trong giao tiếp bằng ngôn
ngữ đáng chú ý là sự có mặt của các nhân tố giao tiếp sau: ngữ cảnh, ngôn
ngữ và diễn ngôn.
Trong khuôn khổ phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin trình bày nhân
tố ngữ cảnh giao tiếp trong việc ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng từ
xưng hô của các tác giả.
Ngữ cảnh giao tiếp là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp
nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Nó là một tổng thể của những hợp phần như:
nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn (hoàn cảnh giao tiếp). Chúng
tôi sẽ đi sâu tìm hiểu cụ thể hai nhân tố này trong việc ảnh hưởng đến việc lựa
chọn các phương tiện dùng để xưng hô trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
và Nguyễn Ngọc Tư.
1.1.1. Nhân vật giao tiếp
“Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp
bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó
mà tác động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ.” [7, 15]
Nhân vật giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp, nó
có thể thúc đẩy hoặc tự kết thúc cuộc thoại. Do đó nó chính là linh hồn của
cuộc thoại. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ
liên cá nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
1.1.1.1. Vai giao tiếp
Để tiến hành giao tiếp các thành viên tham gia giao tiếp phải xác lập
vị thế giao tiếp của mình, nghĩa là phải nhận thức được đầy đủ về đối tượng
tham gia giao tiếp (về tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, mục đích giao
tiếp,vốn sống,...) và về chính bản thân mình. Nếu giao tiếp mới là sự gặp gỡ,
tiếp xúc lần đầu thì các thành viên tham gia giao tiếp phải có bước thăm dò
đối tượng thông qua cách giao tiếp, trình độ văn hoá ứng xử của mình để có
thể thu thập thông tin về đối phương.“Vai giao tiếp chính là cương vị xã hội
của một cá nhân nào đó trong một hệ thống các quan hệ xã hội. Vai được
hình thành trong quá trình xã hội hoá các nhân”. [15, 30]
Mỗi cá nhân trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp nhất định lại đóng một vai
khác nhau hợp thành một bộ vai cho mình trong hệ thống giao tiếp chung,
chẳng hạn: khi đi học là sinh viên, khi đi xem phim là khán giả, khi ở nhà là
con đối với bố mẹ, là anh đối với các em, là cháu đối với ông bà, ... Sự phong
phú trong các vai giao tiếp từ đó cũng tạo nên sự phong phú trong cách xưng
hô cho mỗi cá nhân.
Các nhân vật trong một cuộc giao tiếp thường có sự phân vai khá rõ
ràng: vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói (viết) và vai tiếp nhận diễn ngôn (vai
nghe). Khi giao tiếp trực tiếp, hai vai này thường luân chuyển, đổi vai cho
nhau. Việc đổi vai không chỉ thúc đẩy giao tiếp phát triển mà đôi khi còn kết
thúc giao tiếp: “Trong quá trình giao tiếp, người nhận có thể đóng vai trò tích
cực hay tiêu cực. Người nhận tích cực khi anh ta luôn thay đổi vai trò người
nhận - người phát, khi giao tiếp diễn ra ở hai chiều. Người nhận tiêu cực khi
anh ta luôn giữ vai trò người nhận trong suốt quá trình giao tiếp, nghĩa là khi
giao tiếp chỉ diễn ra một chiều”. [5, 43]
Trên cơ sở có được thông tin về đối tượng giao tiếp mà nhân vật giao
tiếp lựa chọn từ xưng hô thích hợp. Trong nhiều trường hợp, tuỳ thuộc vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
ngữ cảnh mà nhân vật giao tiếp lại giữ một vị thế giao tiếp nhất định. Không
phải cứ nhiều tuổi, địa vị xã hội cao, chức vụ lớn, ... thì sẽ giữ vị thế giao tiếp
cao hơn đối tượng còn lại mà chúng ta phải xác định trong ngữ cảnh đó yêu
cầu gì của cuộc giao tiếp là nổi bật, giá trị nào là ưu tiên để từ đó lựa chọn các
phương tiện xưng hô thích hợp. Cách xưng hô trong quan hệ gia tộc khác
cách xưng hô ngoài xã hội. Do đó nhân vật phải xác định đúng vị thế giao
tiếp, xây dựng chiến lược, động cơ, mục đích giao tiếp phù hợp mới tạo hiệu
quả cao trong giao tiếp.
Ví dụ: (Cuộc nói chuyện giữa ông Cơ và Thuỷ)
- Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết?
- Cháu quên, cháu xin lỗi mợ. [27, 20]
Ở đây, xét về tuổi tác thì ông Cơ xếp vào bậc cha chú của Thuỷ. Nhưng
xét về vị thế giao tiếp thì ông Cơ là người giúp việc, Thuỷ là con dâu của chủ
ngôi nhà. Do xác định được vị thế của mình, trong đoạn thoại trên,Thuỷ chọn
cách xưng hô trống không (xưng hô phi lời) thể hiện được vai trò người chủ,
bậc trên; ông Cơ đứng ở vai trò người làm nên chọn cách xưng hô như trong
gia đình phong kiến xưa (gọi người chủ trẻ tuổi là cậu, mợ) bất chấp vấn đề
tuổi tác... Mặt khác, cách xưng hô trên cũng có thể là chiến lược giao tiếp của
ông Cơ khi tạo sự gần gũi, thân mật, và tỏ ra biết lỗi mong sự tha thứ từ cô chủ.
1.1.1.2. Quan hệ liên cá nhân
“Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội,
hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau”. [7, 17]
Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp này có thể diễn
tiến theo 2 kiểu: quan hệ vị thế xã hội (quyền uy) và quan hệ khoảng cách
(thân cận).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
Quan hệ
Đặc điểm
Quan hệ liên cá nhân
Quan hệ vị thế xã hội
(quyền uy)
Quan hệ khoảng cách
(thân cận)
Khái niệm - Là quan hệ ứng xử xã
hội dựa trên những quy
tắc giao tiếp nhất định.
- Là quan hệ ứng xử giữa
các cá nhân thể hiện thái
độ, tình cảm của các vai
giao tiếp.
Cơ sở xác lập - Dựa vào tuổi tác, nghề
nghiệp, chức quyền, thứ
bậc,...
- Dựa theo mức độ hiểu
biết lẫn nhau, thân thiện
với nhau.
Quan hệ giữa các
nhân vật giao tiếp
- Phi đối xứng, nghĩa là
sẽ giữ nguyên không
thay đổi trong quá trình
giao tiếp.
- Đối xứng, có thể tạo sự
thân tình hoặc xa lạ với
những mức độ khác nhau.
Qua thương lượng có thể
thay đổi khoảng cách.
Yếu tố đặc trưng - Quan hệ này đặc trưng
bởi yếu tố quyền lực và
tạo ra khoảng cách giữa
hai bên giao tiếp.
- Quan hệ này đặc trưng
bằng yếu tố cận kề, gần
gũi theo mức độ tình cảm
và luôn hướng tới sự đồng
đẳng, thân mật.
Biểu hiện - Quan hệ nơi công sở,
nghi thức,...
- Quan hệ bạn bè, đối tác,
trong gia đình,...
[ Xem thêm 7, 17 - 18]
Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và
hình thức của diễn ngôn, do đó, xưng hô chịu áp lực rất mạnh từ quan hệ này.
Qua việc sử dụng từ xưng hô mà vai nghe biết được vai nói xác định quan hệ
vị thế và quan hệ xã hội với mình như thế nào. Trong tiếng Việt, lựa chọn và
sử dụng từ xưng hô được coi như là một chiến lược trong việc thiết lập quan
hệ liên cá nhân trong hội thoại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
Trong những cơ quan, công sở,... thì nghi thức giao tiếp là một điều bắt
buộc mọi người phải tuân theo, do đó, quan hệ quyền uy ở đây được xác lập
một cách vững vàng và ít bị thay đổi nhất. Nhân viên và thủ trưởng đã có
những từ xưng hô giúp định vị thứ bậc rõ ràng không thể có sự đổi ngôi trừ
khi xuất hiện vấn đề tình cảm, mục đích riêng,... chi phối giao tiếp.
Thực ra, trong đời sống thường ngày thì giao tiếp trong gia đình, tiêu
biểu là trong cách lựa chọn từ xưng hô đã cho chúng ta thấy đây không chỉ là
biểu hiện của việc tôn trọng quan hệ thân cận mà còn là biểu hiện của quan hệ
quyền uy trong việc tạo ra không khí vừa tôn nghiêm vừa thân mật trong gia
đình. Chẳng hạn, thay bằng cách xưng ông (bà) và hô cháu thì các nhân vật
giao tiếp ở đây chuyển thành cách xưng ông (bà) và hô con, em,... Thay bằng
cách gọi bố (mẹ) thì người con (đã có con) chọn cách xưng con thông thường
nhưng chuyển cách hô mà đứng ở vị trí con mình gọi bố (mẹ) là ông (bà),...
1.1.2. Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp là một trong những yếu tố chủ đạo chi phối hoạt
động giao tiếp của con người. Đó là thế giới thực tại mà chúng ta đang sống
với tất cả những nhân tố xã hội - ngôn ngữ ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ, như: hiểu biết về thế giới xã hội, văn hoá, tôn
giáo, lịch sử, ...; phong tục, tập quán; trình độ học vấn; kinh nghiệm xã hội;
thói quen sử dụng ngôn ngữ; phạm vi giao tiếp (công sở, gia đình, ngoài xã
hội, trong các vùng lãnh thổ riêng,...); đề tài, chủ đề hay hình thức giao tiếp....
Chẳng hạn, trong đoạn đối thoại sau đây:
- Chỉ qua bến Cốc thôi nhá - Ông chủ hào hiệp của tôi mặc cả - Thằng
ngu như chó, trời rét thế này về mà nằm ổ. Mày định học đánh cá mòi để làm
gì thế?
- Nó định lớn lên lập hợp tác xã! - Một gã béo lẳn và đen trùi trũi ở
chiếc thuyền bên mỉm cười thâm hiểm - Giêsuma! Ông lỏi đã sành đi đánh cá
đêm thì ta chỉ còn xương cá mà ăn thôi đấy!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
- Quẳng nó xuống sông cho Hà Bá bắt! - Một gã nào đấy hăm doạ.
Thuyền gã lướt qua và gã dùng chiếc mái chèo thúc vào sườn tôi đau điếng.
- Ông cho nó đi xúi cả mẻ cá đêm nay là ăn đòn đấy! - Một lão mắt
chột gầm gừ. Lão giơ mái chèo vẻ chẳng có gì là đùa bỡn cả.
- Thôi mày xuống đi! - Ông chủ của tôi hốt hoảng - Cái lão trùm Thịnh
không đùa với lão được đâu.
- Cháu xin bác… - Tôi rên rỉ - Bác bảo cho cháu đến cuối bến Cốc cơ mà!
- Cốc với cò gì... - Ông chủ của tôi lái thuyền vào bờ, nửa như bực bội
nửa như ngượng nghịu - Mày chỉ mới ngồi mà nước tràn cả vào thuyền, đến
cuối bến Cốc thì tao xuống dưới đáy sông với Hà Bá à? [27, 6]
Trong đoạn thoại trên có thể xác định được hoàn cảnh giao tiếp như sau:
+ Chủ đề giao tiếp: việc xin đi đánh cá đêm của cậu bé.
+ Phạm vi giao tiếp: bến sông.
+ Hình thức giao tiếp: đối thoại trực tiếp (trong cuộc đối thoại này
hình thức là đa thoại với 5 nhân vật tham gia giao tiếp xoay quanh một chủ
đề chính).
+ Phong tục, thói quen: tục đi đánh cá mòi đêm của ngư dân vùng biển.
+ Trình độ học vấn: là những người dân lao động.
+ Tư tưởng, quan niệm: bảo thủ, lạc hậu,... (sợ vía người lạ đi cùng
khiến mẻ cá đêm bị xui).
Trong hoàn cảnh giao tiếp người ta đặc biệt chú ý đến sự tồn tại của
tính quy thức và phi quy thức trong giao tiếp thông qua sự diễn đạt ngôn ngữ
của các vai giao tiếp.
Tính quy thức ở đây được hiểu là những yêu cầu, những quy tắc, những
nghi lễ,... trong những hoàn cảnh giao tiếp hẹp (không gian, thời gian cụ thể
để cuộc giao tiếp diễn ra như trong các nghi lễ ngoại giao, tôn giáo, trong
công sở, nhà trường,...). Đây là các nghi thức mang tính quy phạm, có chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
mực riêng mà các thành viên tham gia giao tiếp ngầm hiểu và tôn trọng thực
hiện nó.
Ngược lại, tính phi quy thức là những hành vi giao tiếp ngoài xã hội,
nơi những hoạt động giao tiếp diễn ra mà không chịu ảnh hưởng chi phối
của bất cứ quy tắc, nghi lễ nào. Các vai giao tiếp được tự do, thoải mái bộc
lộ mình.
Tính quy thức/phi quy thức của hoàn cảnh giao tiếp còn ảnh hưởng lớn
đến việc lựa chọn và sử dụng các từ xưng hô, “nó có mối quan hệ rất chặt chẽ
với các chức năng của từ xưng hô cũng như vị thế xã hội và quyền uy của
nhân vật giao tiếp” [26, 43]. Do đó, có thể nói trong hệ thống từ xưng hô
chúng ta có thể xét đến từ xưng hô có tính quy thức và từ xưng hô không có
tính quy thức.
Ở những người có vị thế ngang bằng nhau như bạn - bạn thì việc sử
dụng từ xưng hô ít tính quy thức hơn. Ngược lại, xưng hô ở vị thế không
ngang bằng thì vai giao tiếp (nhất là vai thấp hơn) thường có lối xưng hô quy
thức, chuẩn mực, “xưng khiêm hô tôn”.
Các đại từ xưng hô thực thụ trong tiếng Việt (trừ đại từ tôi) phần lớn ít
có tính quy thức. Các danh từ thân tộc (ông, bà, cô, chú, anh, ...) đang chiếm
ưu thế trong các giao tiếp xã hội cùng các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp
(giáo sư, bác sĩ, thầy giáo, ...) ... mang tính quy thức cao trong hoạt động giao
tiếp. Trong khi đó danh từ chỉ tên riêng lại mang tính chất trung gian và
thường phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà xác định tính quy
thức/không quy thức.
Chẳng hạn, trong các phát ngôn sau:
- Mời em Dung lên bảng!
- Dung lấy cho chị cái lọ hoa ở trên bàn nhé!
Cùng là hai nhân vật, mối quan hệ là chị em nhưng đặt trong hai hoàn
cảnh giao tiếp mỗi người lại đóng một vai khác nhau do đó tính quy thức cũng
được biểu hiện khác nhau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
+ Trong phát ngôn 1: có 2 vai giao tiếp cô giáo/học sinh. Trong môi
trường học tập yêu cầu tính nghi thức cao do đó cách hô bằng tên riêng (em)
“Dung” thể hiện tính quy thức cao hơn.
+ Trong phát ngôn 2: có 2 vai giao tiếp chị/em. Xét trong tương quan
thì vai giao tiếp là không ngang bằng nhưng ở đây hoàn cảnh giao tiếp chi
phối chính việc sử dụng từ xưng hô kết hợp với nhân tố thái độ, ngữ điệu,...
khiến việc sử dụng từ hô bằng tên riêng “Dung” ít tính quy thức hơn.
1.2. Lý thuyết về hội thoại
1.2.1. Khái niệm hội thoại
Hội thoại là một vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và hiện
nay ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia đều bàn đến hội thoại.
Ở Việt Nam, kế thừa những thành quả của ngôn ngữ học thế giới, hội
thoại đã trở thành mảng nghiên cứu hấp dẫn của ngôn ngữ học ứng dụng.
Xoay quanh khái niệm “hội thoại”, chúng ta có thể kể đến khái niệm của một
số tác giả sau:
Theo Hồ Lê thì “Hội thoại là hành vi thể hiện ngôn giao hai chiều, cụ
thể và xác định, làm chuyển hoá vị thế của người thụ ngôn thành vị thế của
người phát ngôn và ngược lại, đồng thời tạo ra sự liên kết hành vi phát ngôn
với hành vi thụ ngôn tạo thành một thể thống nhất”. [dẫn theo 18, 13]
Nguyễn Thiện Giáp: “Giao tiếp hội thoại là hành thức cơ bản của ngôn
ngữ. Giao tiếp hội thoại luôn luôn có sự hồi đáp giữa người nói và người
nghe, chẳng những người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của
từng người cũng tác động lẫn nhau”. [11, 63]
Nhìn chung khái niệm “hội thoại” được các nhà nghiên cứu nhắc đến
đều bao gồm yếu tố chỉ nhân vật tham gia hội thoại và quy tắc luân phiên lượt
lời giữa các vai giao tiếp thúc đẩy hội thoại phát triển.
Đỗ Hữu Châu đưa ra khái niệm “hội thoại‟ một cách bao quát và rộng
hơn, có thể áp dụng cho nhiều loại hình ngôn ngữ: “Hội thoại là hình thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở
của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại là khái niệm dành cho mọi hình
thức hội thoại khác nhau”. [7, 201]
Theo Đỗ Hữu Châu thì hội thoại có một số đặc điểm sau:
- Thoại trường khác nhau sẽ có cuộc hội thoại khác nhau. Tức là với
một không gian - thời gian cụ thể sẽ tương ứng với hình thức hội thoại phù
hợp với nó.
- Số lượng tham gia hội thoại cũng khiến hội thoại mang những tính
chất với những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, với hai người tham gia, chúng
ta đặt tên hình thức hội thoại là song thoại, ba người tham gia – tương ứng với
nó là hình thức tam thoại, nhiều người tham gia hội thoại hơn nữa thì có hình
thức đa thoại. Cách đặt tên này cũng chỉ mang tính chất tương đối.
- Cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại cũng sẽ ảnh
hưởng lớn đến cuộc thoại. Theo đó, vị thế giao tiếp sẽ trở thành nhân tố nhằm
duy trì, thúc đẩy hoặc kết thúc cuộc thoại.
- Các cuộc hội thoại đều có những “đích” cụ thể của mình. Để bắt đầu
cuộc thoại các đối tác hội thoại đã phải xác định mục tiêu giao tiếp mà mình
cần đạt được từ đó xây dụng chiến lược phù hợp. Tuy nhiên, đối với những
cuộc tán gẫu thì “đích” này thường không cụ thể và mang tính tự phát.
- Các cuộc hội thoại khác nhau về tính có hình thức hay không có hình
thức. Căn cứ vào từng cuộc thoại mà hình thức thể hiện, quy trình tổ chức,
dẫn dắt,... cũng khác nhau... có khi không cần hình thức tổ chức hỗ trợ nào cả.
- Với những hình thức hội thoại khác nhau thì ngữ vực để thể hiện nó
cũng khác nhau.
[xem thêm 7, 201]
Hội thoại rất quan trọng trong cuộc sống, nhưng là ngôn ngữ, nó vẫn
chỉ là một công cụ. Cách sử dụng công cụ ấy sẽ góp phần vào kết quả của các
cuộc giao tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
1.2.2. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự
Hội thoại không phải diễn ra một cách tuỳ tiện mà theo những quy tắc
nhất định. Một cuộc thoại thông thường phải đảm bảo những quy tắc nhất
định sau: quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung
của cuộc thoại, quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại và quy tắc chi phối
quan hệ liên cá nhân của hội thoại (phép lịch._. sự). Trong các quy tắc trên thì:
quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân (phép lịch sự) có ảnh hưởng rõ rệt đến
sự lựa chọn và sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô trong các tác phẩm
văn học.
Lịch sự là hiện tượng có tính phổ quát đối với mọi xã hội và trong mọi
lĩnh vực. Có thể nói: “Phép lịch sự là hệ thống những phương thức mà người
nói đưa vào hoạt động nhằm điều hoà và gia tăng giá trị của đối tác với
mình”. [7, 280]
1.2.2.1. Thể diện
Dựa trên khái niệm “thể diện” (face) của Goffman, Brown và Levinson
đã định nghĩa “thể diện” là: “hình ảnh về ta công cộng mà mỗi thành viên
muốn mình có được” [dẫn theo 7, 264]. Đây chính là hình ảnh hoặc ấn tượng
tích cực mà cái “ta” tự xây dựng lên cho mình nhằm chỉ ra cho những người
tham gia giao tiếp được biết. Theo lý thuyết này, “thể diện” được phân chia
thành hai phương diện: thể diện âm tính và thể diện dương tính.
Theo G.Yule thì: “Thể diện dương tính của một người là cái nhu cầu
được chấp nhận, thậm chí được yêu thích bởi người khác, được đối xử như là
thành viên của cùng một nhóm xã hộ và nhu cầu được biết rằng mong muốn
của mình cũng được người khác chia sẻ. Nói đơn giản thì thể diện âm tính là
nhu cầu được độc lập còn thể diện dương tính là nhu cầu được liên thông với
người khác”. [dẫn theo 7, 264]
Thể diện âm tính bao gồm những cái tương ứng gọi là “lãnh địa của cái
tôi” như: lãnh địa cơ thể, không gian, thời gian, tài sản vật chất hay tinh thần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
Tuy nhiên, đề cao thể diện âm tính cũng sẽ dẫn tới sự bảo thủ cố hữu của mỗi
cá nhân. Còn thể diện dương tính, nói theo C.K.Orecchioni thì “thể diện
dương tính tương ứng với tính quá tự mê,... tự đề cao giá trị của mình... và cố
gắng áp đặt cho người khác trong tương tác”. [dẫn theo 7, 266]. Do đó, sự
cân bằng giữa thể diện âm tính và thể diện dương tính là một yêu cầu cần thiết
và khá khó khăn đối với mỗi cá nhân trong việc tự hoàn thiện mình.
1.2.2.2. Hành vi đe doạ thể diện
Đại bộ phận các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại
đến thể diện. Tương ứng với các thể diện sẽ xuất hiện các hành vi đe doạ thể
diện như sau:
- Hành vi đe doạ thể diện âm tính của người thực hiện như: biếu, tặng,
thề thốt,...
- Hành vi đe doạ thể diện dương tính của người thực hiện như: cảm ơn,
xin lỗi, thú tội,...
- Hành vi đe doạ thể diện âm tính của người tiếp nhận như: khuyên
nhủ, nói chặn, dặn dò,...
- Hành vi đe doạ thể diện dương tính của người tiếp nhận như: phê
bình, mắng mỏ,...
[xem thêm 7, 267]
Mức độ đe doạ thể diện của một hành vi ngôn ngữ theo Brown và
Levinson được đánh giá theo các thông số: quyền lực, khoảng cách và mức độ
trầm trọng (mức độ áp đặt) của các hành vi đe doạ thể diện.
Do tiềm năng đe doạ thể diện như vậy nên lịch sự trong giao tiếp chủ
yếu là sự điều phối các thể diện bằng hành vi ngôn ngữ nhằm tôn trọng thể
diện của mình cũng như thể diện của người đối thoại. Xác định rõ điều này,
khi tiến hành hoạt động lịch sự, người nói nên cân nhắc hiệu lực đe doạ thể
diện ở hành vi tại lời mà mình sắp thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
Lịch sự không chỉ giúp đạt hiệu quả giao tiếp cao, giúp tôn vinh bản
thân và đối tượng mà lịch sự còn là nét văn hoá, là đặc thù trong giao tiếp của
mỗi dân tộc. Do đó, lịch sự còn là vấn đề chung của loài người trên thế giới.
1.3. Phạm trù xƣng hô
1.3.1. Khái niệm xưng hô
Để cuộc thoại có thể tiến hành, đầu tiên chủ thể giao tiếp phải tìm cách
đưa mình và đối tượng vào diễn ngôn bằng cách lựa chọn những từ xưng hô
thích hợp. Do đó, trong một cuộc thoại đầy đủ và đảm bảo tính lịch sự thì
xưng hô có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết lập quan hệ liên cá
nhân và xác định thái độ, tình cảm giữa các vai giao tiếp. Khái niệm phạm trù
“xưng hô” cũng được hiểu và lý giải theo nhiều cách khác nhau.
Diệp Quang Ban cho rằng: “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị
các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp”. [1, 111]. Theo ông thì đối tương
tham gia quá trình giao tiếp (người, vật) được chỉ ra một cách chung nhất ở
cương vị ngôi (đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định: ngôi 1, ngôi 2, ngôi
3 và đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt).
Theo Bùi Minh Yến: “Khái niệm xưng hô được ý thức như là một hành
vi ngôn ngữ có chức năng xác lập vị thế xã hội của những người tham gia giao
tiếp và tương quan tâm thế giữa họ với nhau ttrong quá trình giao tiếp. Khi
thực hiện chức năng này, hành vi ngôn ngữ xưng hô đồng thời đảm nhận nhiệm
vụ khởi sự tạo sự tương tác ngôn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc thoại
theo đích đã định, bảo đảm hiệu lực hành vi”. [34, 17]
Đồng tình với quan điểm của Đỗ Hữu Châu, Phạm Ngọc Thưởng đã cắt
nghĩa và xác định vai trò của từng yếu tố như sau:
- “Xưng” là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để
đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình đang nói và
mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đó là hành động tự quy chiếu
của người nói (ngôi 1). [26, 12]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
- “Hô” là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa
người nghe vào trong lời nói. (ngôi 2) [26, 12]
Trong hoạt động giao tiếp, các vai giao tiếp phải trực tiếp giao thiệp với
nhau bằng lời, trong đó các phương tiện xưng hô sẽ được sử dụng. Do đó,
những nhân vật, những đối tượng không trực tiếp tham gia vào hoạt động giao
tiếp trong cuộc thoại sẽ không được chú ý, không phải là đối tượng khảo sát
của luận văn.
Các nhà nghiên cứu phân chia thành biểu thức xưng hô và biểu thức gọi
trong giao tiếp.
- Về ý nghĩa, “Gọi là dùng một biểu thức hướng về một người nào đó
nhằm làm cho người này biết rằng người gọi muốn nói gì với anh ta”. [7, 78]
Do đó, biểu thức này còn có tên là “biểu thức lôi kéo”. Biểu thức xưng hô có
ý nghĩa thiết lập và duy trì cuộc thoại.
- Về tần số xuất hiện, trong giao tiếp, biểu thức gọi thường xuất hiện ít với
mục đích kéo đối tượng vào cuộc thoại. Việc sử dụng nhiều biểu thức gọi trong
một cuộc thoại cũng đồng nghĩa với việc giao tiếp gần như thất bại. Trong khi đó,
biểu thức xưng hô được dùng một cách thường xuyên để thúc đẩy giao tiếp.
Bằng cách lựa chọn từ “xưng” và “hô” mà chủ thể giao tiếp đã định ra
cho đối tượng giao tiếp và chính bản thân mình một khung quan hệ liên cá
nhân. Và để thay đổi khung giao tiếp này, người giao tiếp phải dùng từ xưng
hô để thương lượng dưới sự hợp tác của đối tượng tham gia giao tiếp.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra các yếu tố chi phối từ xưng hô bao gồm:
- Xưng hô phải thể hiện vai giao tiếp. Dựa vào việc dùng từ xưng hô
mà người nghe biết được người nói đặt mình trong quan hệ và vị thế xã hội
như thế nào.
- Xưng hô phải thể hiện được quan hệ quyền uy. Đó cũng là cách xưng
hô thể hiện được sự tôn trọng đối với vai có địa vị cao hơn mình hoặc thể hiện
vai trò, ảnh hưởng đối với vai thấp hơn mình trong giao tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
- Xưng hô phải thể hiện quan hệ thân cận. Chủ yếu cách xưng hô này
thể hiện trong giao tiếp gia đình hay những giao tiếp ngoài xã hội đã được
“thương lượng” dùng những từ xưng hô mang xu hướng “gia đình hoá”.
- Xưng hô phải phù hợp với ngữ vực. Mỗi một từ xưng hô nếu có một
ngữ điệu thể thể hiện cho phù hợp sẽ làm tăng hiệu lực giao tiếp.
- Xưng hô phải thích hợp với thoại trường. Yêu cầu này cho thấy, cùng
một từ xưng hô nhưng ở trong những hoàn cảnh khác nhau lại mang nghĩa
khác nhau. Do đó, từ xưng hô cũng phải biến đổi linh hoạt cho thích nghi với
hoàn cảnh giao tiếp.
- Xưng hô phải thể hiện được tình cảm của người nói đối với người
nghe. Trong giao tiếp, người nói thường hướng người đối thoại vào hai thái
độ: lịch sự/ không lịch sự ... mà từ đó lựa chọn từ xưng hô tương ứng.
[ xem thêm 7, 79]
Do xưng hô là một hành vi ngôn ngữ nên tuỳ theo sự biến động của sáu
nhân tố trong ngữ cảnh cụ thể mà các đối tượng tham gia giao tiếp sẽ lựa chọn
những từ xưng hô để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
Xưng hô không phải là yếu tố cố định, bất biến mà có sự thay đổi theo
lịch sử, theo diễn biến của cuộc giao tiếp.
Tóm lại, xưng hô là một hành vi ngôn ngữ mà ở đó các nhân vật giao tiếp
dùng biểu thức quy chiếu để đưa mình và người đối thoại vào trong lời nói.
1.3.2. Các phương tiện dùng để xưng hô
1.3.2.1. Đại từ nhân xưng
Trong xưng hô, đại từ nhân xưng đều có mặt trong tất cả các ngôn ngữ
trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc phân chia đại từ nhân xưng thành
các ngôi vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
Theo Phạm Ngọc Thưởng thì “những đại từ nào chỉ rõ vai nhân vật tham gia
trực tiếp vào hành vi xưng hô mới được coi là những đại từ xưng hô thực
thụ”. [26, 45]. Để phân biệt ranh giới giữa xưng hô và đại từ, Benveniste gọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là các đại - nhân vật (pro - personne) và ngôi
thứ ba là đại - danh từ (pro - nom). Do đó, trong tiếng Việt, những đại từ chỉ
ngôi thứ nhất (tôi, tao, tớ,...) và đại từ chỉ ngôi thứ hai (mày, mi,...) mới được
coi là đại từ xưng hô thực thụ.
Hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Việt rất hạn chế về số lượng.
Điểm đặc biệt nữa là do “ý nghĩa liên cá nhân và ý nghĩa biểu cảm trong các
đại từ xưng hô của tiếng Việt quá đậm... nên chúng chỉ được dùng trong ngữ
vực thân tình với thái độ từ thân mật đến suồng sã hoặc khinh rẻ”. [7, 76]
Điều này đã gây không ít khó khăn, phức tạp cho người nước ngoài trong việc
lựa chọn và sử dụng từ xưng hô tiếng Việt khi giao tiếp.
Trong hệ thống từ xưng hô tiếng Việt, đáng chú ý là sự xuất hiện của
từ xưng hô chuyên ngôi và kiêm ngôi. Những từ chuyên ngôi là những từ chỉ
được dùng cho một ngôi nhất định (ví dụ: tôi, tao, mày, tớ, …). Từ kiêm
ngôi là những từ được dùng ở nhiều ngôi (Ví dụ: mình, …). Tuỳ từng ngữ
cảnh cụ thể mà các phương tiện được dùng để xưng hô sẽ đảm nhiệm các
ngôi khác nhau.
Cũng như một số ngôn ngữ khác trên thế giới, trong tiếng Việt còn có
đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp và không bao gộp. Đại từ xưng
hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp là đại từ chỉ một nhóm người (cả người nói
và người nghe) cùng hướng tới một hành vi (ví dụ: chúng ta,...). Đại từ xưng
hô ngôi thứ nhất số nhiều không bao gộp là đại từ chỉ một nhóm người hướng
tới một hành vi nhưng không bao gồm cả người nghe (ví dụ: chúng tao, chúng
tôi,...). Đại từ xưng hô chúng mình được dùng ở ngôi thứ nhất số nhiều bao
gộp và không bao gộp.
Ví dụ:
- Nhanh chân lên, chúng mình muộn học rồi đấy.
- Cậu ở lại làm nốt việc, chúng mình về trước đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
Trong ví dụ 1, chúng mình đóng vai trò là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất
số nhiều bao gộp và trong ví dụ 2 là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều
không bao gộp.
1.3.2.2.. Danh từ thân tộc
Trong gia tộc, cơ sở để gắn kết mọi người là dựa trên quan hệ về mặt
huyết thống trực tiếp hay gián tiếp của các thành viên. Do đó xưng hô trong
gia tộc không chỉ với mục đích xưng hô mà còn thực hiện chức năng miêu tả.
Theo đó, Đỗ Hữu Châu đã chia các danh từ thân tộc thành ba nhóm:
- Nhóm 1: u, bầm, bủ, cha, má,... (dùng để xưng hô).
- Nhóm 2: anh, chị, em, chú, bác,.. ( dùng để xưng hô và để miêu tả
quan hệ).
- Nhóm 3: anh trai, em gái, chị dâu,... (dùng để miêu tả quan hệ).
[ 7, 76]
Trong đó các danh từ nhóm 1 và nhóm 2 được dùng để xưng hô, nhóm
3 chỉ có chức năng miêu tả. Do đại từ xưng hô trong tiếng Việt với số lượng
không nhiều và hạn chế về phạm vi hoạt động nên chúng thường chỉ được
dùng với sắc thái biểu cảm thân mật hay thô tục, khinh thường, ... Trong khi
đó, danh từ thân tộc thường được sử dụng nhiều ở ba sắc thái biểu cảm: lịch
sự (khi các nhân vật giao tiếp “làm quen” với nhau,...), trung hoà, vừa phải
(lúc này danh từ thân tộc chủ yếu dùng với chức danh miêu tả), thân mật,
suồng sã (khi các nhân vật đã có mối quan hệ thân thiết hoặc phục vụ chiến
lược giao tiếp cá nhân). Cũng có khi danh từ thân tộc kèm theo ngữ điệu lời
nói được dùng ở sắc thái thô tục, khinh thường, mỉa mai,...
Ví dụ: (em gái nói với chị)
- Bà chị hôm nay ở nhà học bài cơ đấy!
Sự kết hợp giữa hai danh từ thân tộc bà + chị, kèm theo ngữ cảnh và
ngữ điệu mà phát ngôn trên mang sắc thái mỉa mai, châm chọc,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
Danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô không chỉ được sử dụng
trong gia đình mà còn được sử dụng một cách rộng rãi và chiếm ưu thế trong
các mối quan hệ xã hội, giới nghiên cứu gọi đó là xu hướng “gia đình hoá”
các danh từ thân tộc trong xưng hô.
1.3.2.3. Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ
Trong xưng hô, danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ thường được dùng
trong hoàn cảnh giao tiếp có tính quy thức để miêu tả đối tượng giao tiếp.
Trong tiếng Việt, khi giao tiếp, lớp từ chỉ nghề nghiệp (như: giáo viên,
học sinh, bộ đội, công nhân,...) thường không đứng một mình. Người ta ít sử
dụng các phát ngôn như: học sinh ơi, công nhân kia, ... mà phải có các danh
từ thân tộc đi kèm, như: em học sinh ơi, bác đưa thư ơi,... Việc kết hợp này
không chỉ tạo sự thân mật mà còn mang ý nghĩa miêu tả, chỉ thị đối tượng.
Ví dụ: Anh bộ đội ơi!
Phát ngôn trên cho thấy đối tượng mà nó nhắc đến bao gồm nhưng
thông tin sau: giới tính (nam giới), nghề nghiệp (bộ đội – có thể căn cứ vào bộ
quân phục).
Ngược lại, lớp từ chỉ chức vị lại có thể đứng độc lập để xưng hô mà
không cần yếu tố đi kèm nào. Điều đặc biệt là lớp từ chỉ chức vị thường chỉ
được dùng ở một phía, khi người có chức vị thấp dùng để “hô” với người có
chức vị cao hơn mình.
Ví dụ: (Cuộc nói chuyện giữa giám đốc và nhân viên)
- Dạ, giám đốc cho em xin chữ ký ạ.
- Cô cứ để trên bàn, tôi đang bận.
13.2.4. Tên riêng
Thông thường một cấu trúc đầy đủ về tên của người Việt bao gồm ba
yếu tố: họ + tên đệm (lót) + tên riêng. Tuy nhiên, vì “vai trò của tên lót không
có tính bắt buộc nên nhiều khi có thể vắng mặt” [3, 94]. Chúng ta bắt gặp
nhiều tên như: Nguyễn Khánh, Nguyễn Du, Phạm Thái, ... Việc sử dụng họ và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25
tên riêng trong xưng hô ở tiếng Việt cũng có nhiều điều đáng lưu ý. Trong
tiếng Việt, cả ba yếu tố (họ + tên đệm + tên riêng) đều có thể đứng độc lập
làm từ xưng hô. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của chúng cũng khác nhau:
- Dùng họ để xưng hô chủ yếu phổ biến trong xã hội phong kiến.
Hiện nay cách xưng hô này chỉ tồn tại trong giao tiếp của người nước ngoài
ở Việt Nam.
- Yếu tố đệm thường chỉ mang tính chất “trang trí” hay phân biệt giữa
những người trùng họ, trùng tên nhưng khác tên đệm. Cách gọi “tên đệm +
tên riêng” thường dùng chủ yếu trong môi trường giáo dục giúp phân biệt đối
tượng học sinh. Ví dụ: (Trong giờ học thể dục, giáo viên gọi học sinh lên thực
hành): Đức Nam lên đẩy tạ, Quốc Nam chuẩn bị!
- Việc dùng tên riêng để xưng hô khá phổ biến trong giao tiếp của
người Việt, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mối quan hệ giữa các cá nhân,
hoàn cảnh giao tiếp, ... Xưng hô bằng tên riêng giúp tạo sự thân mật và đạt
hiệu quả giao tiếp cao. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh giao tiếp có tính quy thức
và đối với những người có vị thế xã hội cao hơn mình hay căn cứ vào “chức
vị trong gia đình... mà chủ thể giao tiếp thường có sự kết hợp “danh từ thân
tộc, danh từ chỉ quan hệ xã hội + tên riêng”. Ví dụ: cậu Hùng, cô Vân,...; đồng
chí Hoa, bạn Hằng, ...; bố thằng Tuấn, mẹ Vân,...
1.3.2.5. Kiểu loại xưng hô khác
Ngoài các nhóm chính, trong tiếng Việt còn sử dụng một số kiểu loại
xưng hô khác lâm thời làm phương tiện xưng hô. Tính lâm thời thể hiện ở
nhóm này khá rõ nét, nếu tách các yếu tố này khỏi ngôn cảnh thì ta khó xác
định được vai trò của yếu tố đó (nhất là đối với các cụm từ lâm thời làm
phương tiện xưng hô).
Theo nghiên cứu của chúng tôi, để cho giao tiếp phát triển và tạo sự
hứng thú đối với đối phương, ngoài bốn nhóm đóng vai trò là từ xưng hô chủ
yếu thì chủ thể giao tiếp còn sử dụng rộng rãi các nhóm từ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26
- Các danh từ chỉ nơi chốn: đây, ấy, đó, đằng ấy, đằng này, ...
- Các danh từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, đồng chí, đồng niên, ...
- Một số động từ, tính từ chuyển hoá như: cưng, nhỏ, bé, mập, móm,
sứt, bồi, ...
- Cụm từ (chủ yếu tồn tại trong cách “hô” và trong ngữ cảnh cụ thể, ít
lặp lại trong một cuộc thoại): đồ quỷ tha ma bắt, đồ điên, người yêu, con cún
bé nhỏ của anh, ...
- Từ loại (chủ yếu là danh từ và thường để gọi tên trực tiếp sự vật đó):
khỉ, chó, vịt,...
1.4. Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1 này, chúng tôi giới thiệu một số vấn đề lý thuyết về giao
tiếp và hội thoại ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện xưng
hô của người Việt nói chung cũng như trong tác phẩm văn học nói riêng.
Vai là cương vị xã hội của một cá nhân nào đó giữ trong một hệ thống
các quan hệ xã hội. Trong giao tiếp, vai được phân chia thành vai nói/vai
nghe. Dưới ảnh hưởng của hoàn cảnh giao tiếp, quan hệ liên cá nhân chi phối
các vai giao tiếp trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện xưng hô.
Mọi hoạt động giao tiếp đều hướng tới hai sắc thái biểu cảm: lịch sự/
không lịch sự nhằm tôn vinh hoặc hạ bệ thể diện đối tượng giao tiếp. Do đó,
phép lịch sự chi phối các nhân vật giao tiếp lựa chọn và sử dụng từ xưng hô
phù hợp với mục đích, chiến lược giao tiếp đã đặt ra để đạt kết quả cao nhất.
Xưng hô là biểu hiện của lối ứng xử văn hoá của những người tham gia
giao tiếp. “Xưng” là hình thức tự quy chiếu mình và “hô” là hình thức mà
người nói đưa người nghe vào trong cuộc thoại. Chức năng chủ yếu của từ
xưng hô là thiết lập quan hệ tiếp xúc giữa những người tham gia giao tiếp và
duy trì diễn biến giao tiếp, đồng thời xác lập thái độ, tình cảm, vị thế của các
nhân vật tham gia giao tiếp. Các phương tiện chủ yếu được dùng để xưng hô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27
bao gồm: đại từ nhân xưng, danh từ thân tộc, danh từ chỉ tên riêng, danh từ
chỉ nghề nghiệp - chức vụ, kiểu loại xưng hô khác.
Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết đã trình bày ở trên, chúng tôi tập
trung nghiên cứu, tìm hiểu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Qua đó
thấy được sự đồng nhất, khác biệt cũng như nét đặc sắc trong việc sử dụng
các phương tiện xưng hô của hai tác giả này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28
Chƣơng 2
CÁC PHƢƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ
2.1. Các phƣơng tiện dùng để xƣng hô trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp là bông hoa nở muộn trên văn đàn. Những truyện
ngắn đầu tiên của ông xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn nghệ của Hội nhà
văn Việt Nam năm 1986 như: Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát,... đã
gây được tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước. Dư luận xôn xao trước sự
xuất hiện của bông hoa có“mùi hương” lạ ấy. Người khen cũng lắm, kẻ chê
cũng nhiều, bầu không khí văn học chợt náo động lạ thường… Tuy gác bút từ
năm 1994 nhưng những nội dung và hình tượng nghệ thật mà ông mang lại
vẫn có sức sống mãnh liệt riêng trong tâm hồn bạn yêu văn.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không tìm hiểu những nội dung và
nghệ thuật đem đến sự thành công cho Nguyễn Huy Thiệp mà tập trung
nghiên cứu các phương tiện xưng hô được sử dụng trong truyện ngắn của ông
dưới ánh sáng ngôn ngữ học.
Khi nghiên cứu các yếu tố dùng để xưng hô trong truyện ngắn của tác
giả Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy: trong cuộc thoại, bên cạnh các
yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) còn xuất hiện các yếu tố xưng hô
phi lời (dạng hàm ngôn). Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu tập trung tìm
hiểu các yếu tố xưng hô bằng lời tồn tại dưới các dạng: đại từ nhân xưng,
danh từ thân tộc, danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ, danh từ chỉ tên riêng,
kiểu loại xưng hô khác... làm phương tiện dùng để xưng hô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29
Khảo sát 15 truyện ngắn trong tập trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp”, chúng tôi thu được tổng số 365 cuộc thoại. Trong các cuộc thoại này
các yếu tố được sử dụng để xưng hô được thể hiện dưới hai dạng: hiển ngôn
và hàm ngôn.
- Các yếu tố xưng hô bằng lời giữ vị trí ưu thế trong 15 truyện ngắn mà
chúng tôi khảo sát, chiếm 303/365 cuộc thoại, tương đương 83,01%.
- Các yếu tố xưng hô phi lời chiếm khoảng 1/6 trong tổng số cuộc thoại
(62/365), tương đương 16,99%.
2.1.1. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn)
Qua khảo sát 15 truyện ngắn trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp”, chúng tôi thấy các đơn vị từ vựng được sử dụng làm phương tiện
xưng hô có số lượng và tần số xuất hiện khác nhau.
STT
Sự phân bố
Các đơn vị từ vựng
làm phương tiện xưng hô
Số lượng
xuất hiện
Tần số sử dụng
1 Danh từ chỉ tên riêng 64 34,40 126 6,35
2 Danh từ thân tộc 56 30,11 964 48,59
3 Kiểu loại xưng hô khác 25 13,44 30 1,51
4 Đại từ nhân xưng 23 12,37 781 39,37
5 Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ 18 9,68 83 4,18
Tổng số 186 100 (%) 1984 100 (%)
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy nhiều đơn vị từ vựng được sử dụng
làm phương tiện xưng hô có số lượng xuất hiện lớn nhưng tần số sử dụng lại
thấp. Ngược lại, có một số đơn vị từ vựng tuy số lượng ít nhưng tần số xuất
hiện của chúng lại rất cao. Cụ thể:
1. Xét về tổng số các phương tiện dùng để xưng hô theo thứ tự từ cao
xuống thấp, chúng ta có:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30
- Danh từ chỉ tên riêng có số lượng nhiều nhất, chiếm 64/186 các
phương tiện dùng để xưng hô, tương đương với 34,40% trong tổng số các
phương tiện dùng để xưng hô.
- Danh từ thân tộc, chiếm 56/186 các phương tiện dùng để xưng hô,
tương đương với 30,11% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.
- Kiểu loại xưng hô khác cùng chiếm 25/186 các phương tiện dùng để
xưng hô, tương đương với 13,44% trong tổng số các phương tiện dùng để
xưng hô.
- Đại từ nhân xưng, chiếm 23/186 các phương tiện dùng để xưng hô,
tương đương với 12,37% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô.
- Danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ chiếm 18/186 các phương tiện
dùng để xưng hô, tương đương với 9,68% trong tổng số các phương tiện dùng
để xưng hô.
2. Xét về tần số sử dụng của các phương tiện dùng để xưng hô theo thứ
tự từ cao xuống thấp thì có sự chuyển đổi, chúng ta có:
- Cao nhất là danh từ thân tộc với 964 lượt sử dụng, chiếm 48,59%
trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.
- Thứ hai là đại từ nhân xưng với 781 lượt sử dụng, chiếm 39,37%
trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.
- Thứ ba là danh từ chỉ tên riêng với 126 lượt sử dụng, chiếm 6,35%
trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.
- Thứ tư là nhóm danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ với 83 lượt sử dụng,
chiếm 4,18% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.
- Nhóm kiểu loại xưng hô khác cũng có tới 30 lượt sử dụng, chiếm
1,51% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô.
Kết quả trên cho thấy các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất đa dạng về loại đơn vị từ vựng và phong phú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31
về hình thức biểu đạt. Điều này cho thấy sự dồi dào trong kho ngôn từ của
tác giả.
Đi sâu vào tìm hiểu các đơn vị từ vựng dùng làm phương tiện xưng hô
trong 15 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy chúng còn có
những cách cấu tạo khác nhau làm lên sự phong phú cho chính các loại đơn vị
từ vựng.
2.1.1.1. Đại từ nhân xưng
Qua khảo sát các phương tiện dùng để xưng hô, chúng ta có thể hình
dung một cách cô đọng hệ thống đại từ nhân xưng trong 15 truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp như sau:
STT Đại từ nhân xưng Số lượng Truyện ngắn %
1 tôi 382 12 48,91
2 mày 107 12 13,70
3 tao 89 10 11,40
4 ta 86 8 11,01
5 đệ 32 1 4,09
6 mình 19 7 2,43
7 ngươi 12 1 1,54
8 chúng mày 11 3 1,41
9 chúng ta 9 4 1,15
10 chúng tôi 9 5 1,15
11 (tiện) thiếp 5 3 0,64
12 tớ 4 2 0,51
13 đại nhân 3 1 0,38
14 nàng 3 1 0,38
15 bọn mình 2 1 0,26
16 ái khanh 1 1 0,13
17 thần 1 1 0,13
18 nỉ 1 1 0,13
19 ngộ 1 1 0,13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32
20 trượng phu 1 1 0,13
21 bọn ngươi 1 1 0,13
22 chúng tao 1 1 0,13
23 chúng mình 1 1 0,13
Tổng số 781
Về cấu tạo, các đại từ nhân xưng có thể phân chia thành:
Sự phân bố
Đặc điểm cấu tạo
Số lượng
xuất hiện
Tần số
sử dụng
Số ít 15 65,22 745 95,39
Số nhiều 8 34,78 36 4,61
Tổng số 23 100% 781 100%
Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy các đại từ nhân xưng số ít giữ vai trò
chủ yếu trong hệ thống đại từ nhân xưng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- Về số lượng, các đại từ nhân xưng số ít chiếm 65,22% và xét về khả
năng hành chức của chúng trong văn bản thì chiếm tới 745/781 (lượt sử dụng)
tương đương với 95,39%. Cao nhất là đại từ tôi (382 lượt sử dụng), mày (107
lượt sử dụng), tao (89 lượt sử dụng), …
- Các đại từ nhân xưng số nhiều: theo thống kê thì số lượng xuất hiện
của chúng khoảng bằng 1/2 so với đại từ nhân xưng số ít (8/23), khả năng đi
vào hành chức của chúng cũng rất thấp, chỉ chiếm 36/781, tương đương
4,61%. Cao nhất là đại từ chúng mày (11 lượt sử dụng), chúng ta, chúng tôi (9
lượt sử dụng),…
Về cấu tạo, đại từ nhân xưng số ít được cấu tạo bằng các từ đơn âm tiết,
đại từ nhân xưng số nhiều được cấu tạo từ hai hình vị trở lên. Trong đại từ
nhân xưng số nhiều có các cách cấu tạo chính sau:
+ Kết hợp danh từ chỉ đơn vị với đại từ nhân xưng (chúng, bọn,… + đại
từ nhân xưng). Ví dụ: chúng ta, chúng tao, chúng mình, bọn mình, bọn
ngươi,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33
Ngoài các cách cấu tạo đại từ nhân xưng số nhiều kể trên, trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn sử dụng một hệ thống các đại từ nhân xưng:
+ Là từ vay mượn gốc Hán, đó là những “biệt ngữ” thường dùng trong
triều đình phong kiến. Cách xưng hô này thường xuất hiện trong những câu
chuyện thuộc mảng đề tài chép sử của tác giả (như: Kiếm sắc, Phẩm tiết, Chút
thoáng Xuân Hương,…). Ví dụ: trượng phu, ái khanh, chư vị, chư tướng, đại
nhân, đệ , bọn ngươi, thần, ngươi, nàng, thiếp,…
+ Những từ gốc Hán (trong truyện “Giọt máu”)
Ví dụ: Đến hiệu cao lâu, Phong gọi lão Hoa kiều Vương Bình đến bảo:
- Nỉ làm cho ngộ một bữa ăn đặc biệt hai người. Cho nhiều thuốc kích
dục vào.
Vương Bình gật đầu”. [27, 258]
Nỉ và ngộ là hai đại từ nhân xưng vay mượn gốc Hán, nghĩa của chúng
cũng tương đương với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai của tiếng
Việt. Sở dĩ nhân vật sử dụng cách xưng hô này vì vai giao tiếp là người Hoa
kiều và đặt trong những hoàn cảnh giao tiếp: quán ăn của người Hoa, phong tục
người Hoa ... Do đó, việc lựa chọn cách cách xưng hô bằng ngôn ngữ dân tộc
của đối tượng giao tiếp sẽ dễ dàng gây cảm tình và đạt hiệu quả cao.
Có thể nói, ngoài việc sử dụng các đại từ nhân xưng thông thường thì
việc sử dụng các đại từ nhân xưng là từ gốc Hán và vay mượn gốc Hán là một
nét mới độc đáo trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, phù hợp với mảng
đề tài lịch sử của tác giả.
2.1.1.2. Danh từ thân tộc
Danh từ thân tộc đứng vị trí thứ 2 (56/186), tương đương với 30,11%
trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô và đứng thứ nhất (964/1984),
tương đương với 48,59% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để
xưng hô trong 15 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mà chúng tôi đã khảo sát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34
STT Danh từ thân tộc Số lượng Truyện ngắn %
1 anh 202 9 20,95
2 em 125 11 12,97
3 ông 96 10 9,96
4 chị 65 8 6,75
5 chú 65 7 6,75
6 con 64 10 6,64
7 bác 50 9 5,19
8 cháu 42 8 4,36
9 bà 34 5 3,52
10 cậu 34 7 3,52
11 cô 29 6 3,01
12 chúng em 21 3 2,18
13 cha 18 3 1,87
14 các bác 12 1 1,25
15 bố 12 5 1,25
16 bà chị 9 2 0,93
17 mẹ 9 6 0,93
18 các anh 7 3 0,73
19 chúng con 4 2 0,41
20 u 4 2 0,41
21 các chú 4 3 0,41
22 cụ 3 2 0,31
23 các con 3 2 0,31
24 các ông 3 2 0,31
25 chúng cháu 3 1 0,31
26 hai bác 3 1 0,31
27 thầy 3 1 0,31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35
28 thím 2 1 0,21
29 chúng ông 2 2 0,21
30 cậu mợ 2 2 0,21
31 ông anh 2 2 0,21
32 ông bà 2 1 0,21
33 cô chú 2 1 0,21
34 bọn chú 2 1 0,21
35 bọn anh 2 1 0,21
36 cô em 2 1 0,21
37 chú thím 2 1 0,21
38 hai cha con 2 1 0,21
39 mợ 1 1 0,10
40 dì 1 1 0,10
41 bà lão 1 1 0,10
42 các cháu 1 1 0,10
43 các bố 1 1 0,10
44 các cụ 1 1 0,10
45 các bà 1 1 0,10
46 ông trẻ 1 1 0,10
47 ông mãnh 1 1 0,10
48 anh chị 1 1 0,10
49 chú em 1 1 0,10
50 em giai 1 1 0,10
51 mẹ đĩ 1 1 0,10
52 bà chúa 1 1 0,10
53 ba bà cháu 1 1 0,10
54 mấy bà cháu 1 1 0,10
55 vợ chồng em 1 1 0,10
56 Hai vợ chồng 1 1 0,10
Tổng số 964
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36
Xét về cách cấu tạo thì các danh từ thân tộc làm phương tiện dùng để
xưng hô trong 15 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được chia thành 2 loại
chính: danh từ thân tộc gồm 1 hình vị và danh từ thân tộc ≥ 2 hình vị. Chúng
ta có bảng sau:
Sự phân bố
Đặc điểm cấu tạo
Số lượng
xuất hiện
Tần số
sử dụng
1 hình vị 20 35,71 859 89,11
≥ 2 hình vị Kết hợp các danh từ thân tộc 10 17,86 24 2,49
Danh từ thân tộc + danh từ đơn
vị
17 30,36 69 7,16
Danh từ thân tộc + yếu tố chỉ
đặc điểm, tính chất
4 7,14 4 0,41
Danh từ thân tộc + số từ 4 7,14 7 0,73
Khẩu ngữ 1 1,79 1 0,10
Tổng số 56 100 (%) 964 100 (%)
+ Nhóm danh từ thân tộc gồm 1 hình vị: chiếm 20/56 tổng số danh từ
thân tộc làm phương tiện xưng hô, tương đương với 35,71%. Khả năng hành
chức của chúng rất lớn (chiếm tới 859/964) tương đương với 89,11% lượt sử
dụng của các danh._.ng hô là: chủ đề
cuộc thoại, nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, trình độ văn hoá . Các
nhân tố này biểu hiện rõ nét trong 15 truyện ngắn trong tập “Truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp” (của Nguyễn Huy Thiệp) hơn trong 14 truyện ngắn trong
tập “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư.
Đối với mỗi đề tài, chủ đề Nguyễn Huy Thiệp lại sử dụng một hệ thống
từ xưng hô tương ứng. Đề tài lịch sử chính là một bước đột phá trong sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp. Xưa nay, các nhà văn viết về các danh nhân trong
lịch sử không ít, nhưng họ tập trung chủ yếu ở việc khắc hoạ hình ảnh “con
người xã hội” với áo mũ cân đai, lời nói nặng như trịch, coi cái chết nhẹ tựa
lông hồng… thì cái mới của Nguyễn Huy Thiệp lại ở việc khắc hoạ những
“con người thời đại” ấy ở khía cạnh đời thường với những trăn trở, lo âu về lẽ
sống, về tình yêu ... Có lẽ trong văn học hiếm có hình ảnh: “Nhà vua (Quang
Trung) đang đêm xoã tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp, chạy vào báo cho Vinh
Hoa biết việc Khải mất”. [27, 161]. Hoặc trong đoạn thoại giữa vua Gia Long
và Ngô Thị Vinh Hoa: “…nhà vua bảo nàng: “Ta muốn sở hữu nàng như
nuôi con gà, con vịt trong nhà”. Vinh Hoa tâu: “Bệ hạ muốn là vua gà, vua
vịt hay sao?”. Nhà vua thở dài: “Sứ mệnh đế vương thật là sứ mệnh khốn
nạn, chỉ được quyền cao cả, không được quyền đê tiện”. Vinh Hoa tâu: “Ai
cũng phải thế”. Nói rồi nàng ôm đàn hát”. [27, 164]. Chưa bao giờ những
ông vua lại hiện lên một cách giản dị, chân thực và đời thường đến thế.
Mảng đề tài miền núi cũng là một thành công trong sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp. Trong những câu chuyện này, hình ảnh con người, thiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93
nhiên của đồng bào vùng cao hiện lên thật chân thực, sống động, đặc biệt là
trong ngôn ngữ xưng hô. Cách nói của họ mang những nét riêng biệt so với
người Kinh và còn ẩn chứa cả nét văn hoá của vùng dân tộc, mang cái “tôi” cá
nhân rất sâu sắc.
Để phục vụ cho chủ đề, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo dựng lên những
hoàn cảnh giao tiếp và hệ thống nhân vật đông đảo. Nếu tất cả mọi hoàn cảnh
giao tiếp trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (chiếm 100%) là phi quy
thức và nhân vật chỉ thuộc lớp người dân quê lao động, thì hoàn cảnh giao
tiếp mang tính quy thức trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp lên tới gần
20% và nhân vật giao tiếp gồm đủ tầng lớp trong xã hội.
Phạm vi sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp bao gồm cả quá khứ và cuộc
sống đương đại. Trong khi đó, phạm vi sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chỉ là
cuộc sống nông thôn thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đối với truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, do tập trung viết về người nông dân với những
tình cảm yêu mến, gắn bó nên danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô
chiếm số lượng vượt trội 42/87 trong tổng số các phương tiện xưng hô. Trong
khi đó số lượng các phương tiện xưng hô của Nguyễn Huy Thiệp khá cân
bằng nhau (danh từ chỉ tên riêng: 64/186, danh từ thân tộc: 56/186, …).
Trong truyện ngắn của NguyễnNgọc Tư, nhân vật giao tiếp không chỉ
là con người mà còn là những con vật gắn bó thân thiết với cuộc sống của
những người dân quê nơi đây. Dưới ngòi bút của chị, những con vật này trở
lên có linh hồn, có tư duy và giọng điệu mang phong cách của lối giao tiếp
vùng đồng bằng sông nước Cửu Long.
Ví dụ: (Đoạn thoại sau là lời của bầy vịt trước sự thay đổi giọng hát của
nhân vật “tôi”).
“Ủa, phải con người hôm trước hôm trước không ta?”. Một con vịt đui
khịt mũi, cười, “Nó chớ ai, giọng có khác nhưng rõ ràng là tiếng trái tim nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94
Quen lắm. Chập chờn, thút thít, đòng đưa như sắp rụng...”. “Có nổ hôn đó,
cha nội?”. “Sao không, mấy người thử đi rồi biết”. [29,196]
Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khá cầu kỳ, gọt
rũa, chuẩn mực. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư giản dị, tự
nhiên gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của bà con Nam Bộ. Theo chúng tôi,
điều làm lên sự khác biệt trong ngôn ngữ của hai tác giả là: Nguyễn Huy
Thiệp viết bằng trí tuệ, còn Nguyễn Ngọc Tư viết bằng chính bản năng con
người mình.
3.6. Tiểu kết chƣơng 3
Trong phạm vi nghiên cứu của chương 3, ngoài việc chỉ ra sự đồng
nhất và khác biệt trong cách thức sử dụng các phương tiện xưng hô của hai
tác giả Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi còn thấy được
những nét đặc sắc trong truyện ngắn của hai tác giả này. Cụ thể:
- Hệ thống các phương tiện xưng hô dùng trong triều đình phong kiến,
trong mảng đề tài dân tộc - miền núi, tiếng chửi tục - chửi thề, hệ thống các
cụm từ tự do với những cách cấu tạo đặc biệt … đã tạo nên nét đặc sắc riêng
trong 15 truyện ngắn trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của tác giả
Nguyễn Huy Thiệp.
- Đối với 14 truyện ngắn trong tập “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn
Ngọc Tư, việc sử dụng: hệ thống từ xưng hô mang đậm phương ngữ Nam Bộ,
danh từ chỉ tên riêng, từ chỉ trật tự - vị trí trong gia đình, tính từ chuyển hoá…
đã làm nên nét đặc sắc trong sáng tác của nữ văn sĩ này.
Nét riêng biệt trong sử dụng các đơn vị từ vựng làm phương tiện xưng
hô không chỉ làm phong phú thêm hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt mà
còn góp phần thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của từng nhà văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các phương tiện dùng để xưng hô
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi
xin đưa ra những kết luận như sau:
1. Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp.
Điều kiện đầu tiên để thực hiện hành vi xưng hô là nó phải diễn ra trong hội
thoại và do các nhân vật hội thoại thực hiện. Do đó, nghiên cứu các phương
tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chính là nghiên cứu ngôn ngữ trong trạng thái
“động”, trạng thái hành chức.
2. Khảo sát các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy
có những sự đồng nhất sau: về số lượng các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng
hiển ngôn) và các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn); về tần số sử dụng
của các phương tiện dùng để xưng hô; về cấu tạo, một số nhóm làm phương
tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của hai tác giả tương đối trùng nhau,
đặc biệt là nhóm danh từ thân tộc; các danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ
chiếm vị trí thấp nhất trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô; việc sử
dụng danh từ thân tộc chứng tỏ xu thế xưng hô “gia đình hoá” trong xã hội
hiện nay; Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư đều sử dụng các từ xưng
hô vay mượn.
3. Sự khác biệt trong việc sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư thể hiện ở: số lượng các cuộc thoại; số lượng các phương tiện dùng để
xưng hô; đặc điểm sử dụng (cách cấu tạo) các phương tiện dùng để xưng hô
trong sáng tác của hai tác giả cũng tương đối khác nhau; tính quy thức/phi
quy thức của hoàn cảnh giao tiếp trong truyện ngắn của mỗi tác giả khác
nhau; mảng đề tài trong sáng tác của hai tác giả,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96
4. Sự khác biệt trong cách thức sử dụng các phương tiện xưng hô trong
truyện ngắn của hai tác giả bắt nguồn từ các nguyên nhân như: nhân vật giao
tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, chủ đề cuộc thoại và trình độ văn hoá.
Sự khác biệt này thể hiện trước hết ở việc lựa chọn đề tài sáng tác của
các tác giả. 15 truyện ngắn trong “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” (của
Nguyễn Huy Thiệp) mà chúng tôi khảo sát, được chia thành bốn mảng đề tài:
lịch sử, thành thị, nông thôn, miền núi. Với mảng đề tài phong phú, tác giả đã
xây dựng lên một hệ thống nhân vật đông đảo với nghề nghiệp và trình độ văn
hoá khác nhau (như: vua chúa, quan lại, tri thức, nông dân, già làng, trưởng
bản,…) đặt trong những hoàn cảnh giao tiếp tương ứng (chẳng hạn, trong
mảng đề tài: lịch sử và miền núi - hoàn cảnh giao tiếp thường mang tính quy
thức; ngược lại, trong mảng đề tài viết về nông thôn và thành thị - hoàn cảnh
giao tiếp là phi quy thức.
Trong khi đó, đề tài nông thôn xuyên suốt 14 truyện ngắn trong tập
“Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư. Do đó, các nhân vật giao tiếp chỉ
là những người dân quê “tay lấm chân bùn” và được đặt trong những hoàn
cảnh giao tiếp phi quy thức.
Sự khác biệt trong việc sử dụng các phương tiện xưng hô đã làm lên nét
đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư. Mỗi
tác giả một thế mạnh trong sáng tác tạo thành một phong cách nghệ thuật
riêng. Với Nguyễn Huy Thiệp, sự đa dạng trong đề tài đã làm nên sự phong
phú trong cách thức sử dụng các phương tiện xưng hô, chứng tỏ năng lực sáng
tạo của cây bút lão luyện.
Với tập truyện “Cánh đồng Bất Tận”, Nguyễn Ngọc Tư đã thành công
xuất sắc khi viết về những con người đồng bằng sông nước Cửu Long: giản dị
mà ân tình, đằm thắm với tấm lòng yêu mến, trân trọng của người con đối với
quê hương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97
5. Việc danh từ thân tộc đứng đầu về số lượng xuất hiện cũng như tần
số sử dụng trong truyện ngắn của hai tác giả đã chứng tỏ xu thế “gia đình
hoá” trong xưng hô của người Việt hiện nay.
Thực hiện luận văn “Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” là
một bước thử nghiệm mới trong nghiên cứu từ xưng hô dưới góc độ ngữ dụng
học, từ đó nhằm khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của hai tác giả
Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tôi hi vọng rằng, kết quả
nghiên cứu trên đây sẽ gợi mở những hướng đi mới trong nghiên cứu về tác
phẩm văn chương dưới cái nhìn của ngữ dụng học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb GD, Hà Nội.
2. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng - từ ghép - đoản ngữ),
NXB ĐH & THCN, Hà Nội.
3. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH
& THCN, Hà Nội.
4. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH,
Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐH&THCN, Hà
Nội.
6. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.
7. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb GD, Hà Nội.
8. Hoàng Thị Châu (1986), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb KHXH, Hà
Nội.
9. Hoàng Thị Châu (1995), Vài đề nghị về chuẩn hoá cách xưng hô trong xã
giao, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 3.
10. Nguyễn Văn Chiến (1993), Từ xưng hô trong tiếng Việt. Việt Nam những
vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHNN,
Hà Nội.
11. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học tiếng Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
12. Lương Thị Hiền (2006), Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực
trong hội thoại gia đình người Việt (qua một số tác phẩm văn học 1930 –
1945), Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
13. Lương Văn Hy (2000), Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng
Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Khang (chủ biên, 1998), Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp
gia đình người Việt, Nxb VHTT, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99
15. Lê Thanh Kim (2000), Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương
ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lý thuyết xã hội ngôn ngữ học, Luận án tiến
sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
16. Hồ Thị Lân (1989), Tìm hiểu vai trò của từ xưng hô trong giao tiếp và các
nhân tố tác động đến từ xưng hô, Luận văn sau đại học, Trường ĐHSP Hà
Nội.
17. Trần Thị Kim Loan (2008), Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư, Khoá luận tốt nghiệp đại học, Đại học An Giang.
18. Nguyễn Thị Trà My (2007), Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, Khoá luận tốt nghiệp đại học, Đại học Thái Nguyên.
19. Hoàng Phê (chủ biên, 2000), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb
Đà Nẵng.
20. Nguyễn Phú Phong (1996), Đại danh từ nhân xưng tiếng Việt, Tạp chí Ngôn
ngữ.
21. Hữu Quỳnh (1996), Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb GD, Hà Nội.
22. N.V.Stankêvich (1993), Cần tìm hiểu thêm về cách xưng hô trong tiếng
Việt, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội ngôn ngữ học
Việt Nam, Trường ĐHNN Hà Nội.
23. Trần Ngọc Sanh (2003), Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ chức vị trong
giao tiếp tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
24. Phạm Ngọc Thưởng (1994), Về đại từ nhân xưng ngôi thứ 3, Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, số 10.
25. Phạm Ngọc Thưởng (1995), Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình
người Tày - Nùng, Tạp chí Dân tộc học, số 1.
26. Phạm Ngọc Thưởng (1998), Cách xưng hô trong tiếng Nùng, Luận án tiến
sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
27. Nguyễn Huy Thiệp (2005), Truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100
28. Phạm Văn Tình (1997), Nhân xem “Bảy sắc cầu vồng” Bàn thêm về cách
xưng hô trong nhà trường, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9.
29. Nguyễn Ngọc Tư (2006), Cánh đồng Bất Tận, NXB Trẻ.
30. Như ý (1990), Vai xã hội và ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp, Tạp chí Ngôn
ngữ, số 3.
31. Bùi Minh Yến (1990), Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người
Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
32. Bùi Minh Yến (1993), Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người
Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
33. Bùi Minh Yến (1994), Xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình người
Việt, Tạp chí ngôn ngữ, số 2.
34. Bùi Minh Yến (2001), Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã
hội, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC
Bảng 1.1: Hệ thống các phương tiện dùng để xưng hô trong 15 truyện ngắn
(trích tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”) của Nguyễn Huy Thiệp
S
T
T
T
ừ
x
ư
n
g
h
ô
C
h
ảy
đ
i
sô
n
g
ơ
i
T
ư
ớ
n
g
v
ề
h
ư
u
M
u
ố
i
củ
a
rừ
n
g
P
h
ẩm
t
iế
t
T
h
ư
ơ
n
g
n
h
ớ
đ
ồ
n
g
q
u
ê
T
ru
y
ện
t
ìn
h
k
ể
tr
o
n
g
đ
êm
m
ư
a
C
o
n
g
ái
t
h
u
ỷ
t
h
ần
N
h
ữ
n
g
n
g
ư
ờ
i
th
ợ
x
ẻ
K
h
ô
n
g
c
ó
v
u
a
N
h
ữ
n
g
n
g
ọ
n
g
ió
H
u
a
T
át
K
iế
m
s
ắc
N
h
ữ
n
g
b
ài
h
ọ
c
n
ô
n
g
t
h
ô
n
H
u
y
ền
t
h
o
ại
p
h
ố
p
h
ư
ờ
n
g
G
iọ
t
m
áu
C
h
ú
t
th
o
án
g
X
u
ân
H
ư
ơ
n
g
T
ổ
n
g
s
ố
1 Tôi 5 15 12 17 79 56 36 8 48 10 53 43 382
2 ta 1 27 4 1 4 31 8 10 86
3 tao 22 9 3 6 4 15 20 5 4 1 89
4 tớ 2 2 4
5 mày 4 4 4 14 12 11 21 20 2 4 10 1 107
6 mình 4 3 1 2 2 4 3 19
7 nàng 3 3
8 (tiện) thiếp 2 1 2 5
9 anh 22 17 1 90 27 23 3 2 17 202
10 em 8 19 7 6 4 32 15 3 7 8 16 125
111111 ông 6 7 1 15 2 4 4 5 44 8 96
12 chị 5 10 2 9 5 6 1 27 65
13 cậu 1 6 2 6 8 5 6 34
14 chú 8 6 3 5 16 2 21 61
15 cô 4 1 3 1 3 17 29
16 bà 11 1 5 1 16 34
17 bác 3 1 1 1 35 2 1 5 1 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18 cháu 2 14 5 2 6 3 4 6 42
19 bố 2 1 6 2 1 12
20 mẹ 1 2 2 2 1 1 9
21 cụ 1 2 3
22 cha 1 13 4 1 18
23 con 15 5 6 8 3 7 2 7 8 3 64
24 mợ 1 1
25 u 3 1 4
26 chúng ta 1 1 3 4 9
27 chúng tao 1 1
28 chúng tôi 1 1 2 2 3 9
29 chúng mày 3 7 1 11
30 chúng mình 1 1
31 chúng con 1 3 4
32 chúng em 15 3 3 21
33 chúng ông 1 1 2
34 chúng cháu 3 3
35 đệ 32 32
36 quan bác 17 7 24
37 quan 1 1
38 quan lớn 1 1
39 thím 2 2
40 bà chị 7 2 9
41 bà lão 1 1
42 dì 1 1
43 các con 1 2 3
44 các cháu 1 1
45 các chú 1 1 2 4
46 các bác 12 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47 các anh 3 1 3 7
48 các ông 2 1 3
49 các bố 1 1
50 các cụ 1 1
51 các bà 1 1
52 cậu mợ 1 1 2
53 ông anh 1 1 2
54 ông trẻ 1 1
55 ông trí thức con 1 1
56 ông mãnh 1 1
57 ông bà 2 2
58 anh chị 1 1
59 ông chú 2 2
60 bọn chú 1 1
61 chú mày 3 1 4
62 chú em 1 1
63 bọn này 1 1
64 bọn anh 2 2
65 bọn mình 2 2
66 bọn ngươi 1 1
67 thầy 3 3
68 thầy giáo 2 2
69 bác sĩ 1 1
70 em giai 1 1
71 công chúa 1 1
72 công tử bột 2 2
73 quận chúa 7 7
74 ông giáo 1 1
75 cô em 2 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76 bà chúa 1 1
77 mẹ đĩ 1 1
78 chú thím 2 2
79 đại nhân 3 3
80 tướng quân 2 2
81 mõ 1 1
82 chư tướng 1 1
83 chư vị 2 2
84 ái khanh 1 1
85 quan tri châu 4 4
86 trượng phu 1 1
87 chúa công 16 16
88 ngươi 12 12
89 đầy tớ 1 1
90 chủ 1 1
91 thần 1 1
92 con gái ta 1 1
93 bệ hạ 17 17
94 hai bác 3 3
95 hai vợ chồng 1 1
96 vợ chồng em 1 1
97 bố thợ xẻ 1 1
98 các bố thợ xẻ 1 1
99 thằng khỉ 1 1
100 con ranh con 1 1
101 đồ chó 1 1
102 khỉ 1 1
103 thằng khốn nạn 1 1
104 thằng mặt xanh 1 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105 thằng đểu 1 1
106 hai cha con 2 2
107 đồ ruồi nhặng 1 1
108 vợ chồng thằng Cấn 1 1
109 nỉ 1 1
110 ngộ 1 1
111 chị tôi 1 1
112 gia đình em 1 1
113 chị em chúng tôi 1 1
114 ba bà cháu 1 1
115 mấy bà cháu 1 1
116 chị em chúng mày 1 1
117 người trời 1 1
118 con lão Ba Đình 1 1
119 mẹ con mình 1 1
120 một con đàn bà
khốn nạn
1 1
121 đồ con đĩ 1 1
122 người Kinh các ông 1 1
123 bọn Sâm 1 1
124 thằng Khải 1 1
125 Hoàn 1 1
126 anh Thuần 2 2
127 chị Lài 1 1
128 chị Thuỷ 1 1
129 anh Nhâm 1 1
130 Nhâm 7 7
131 Mị 1 1
132 bà Hùng 1 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
133 Sinh 1 9 10
134 cháu Sinh 1 1
135 Chương 6 6
136 anh Chương 8 8
137 cậu Chương 1 1
138 Mẹ Cả 1 1
139 Phượng 1 1
140 Dĩnh 1 1
141 Biền 1 1
142 chú Biền 1 1
143 bác Bường 3 3
144 anh Bường 1 1
145 Ngọc 4 4
146 thằng Ngọc 3 3
147 anh Ngọc 1 1
148 em Quy 1 1
149 thằng Biên thằng Biền 2 2
150 Đặng Xuân Bường 1 1
151 chú Khiêm 3 3
152 anh Khiêm 1 1
153 Khiêm 1 1
154 anh Đoài 1 1
155 chú Đoài 3 3
156 thằng Đoài 1 1
157 Khảm 1 1
158 chú Khảm 2 2
159 anh Cấn 3 3
160 Tốn 1 1
161 chị Sinh 4 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
162 Tôi Nguyễn Sĩ Kiền 1 1
163 Khó 1 1
164 Hếnh 1 1
165 Lân 3 3
166 Cầm 1 1
167 Tiến 2 2
168 Hiếu 12 12
169 anh Hiếu 1 1
170 thằng Lâm 1 1
171 cái Khanh 1 1
172 bác Ba Đình 1 1
173 ông Ba Đình 1 1
174 Hiên 1 1
175 chị Hiên 1 1
176 bà Hợp 1 1
177 cậu Phúc 1 1
178 Thoa 2 2
179 cô Duyên 1 1
180 Hạnh 1 1
181 ông Phong 3 3
182 thằng Điềm 1 1
183 chú Huy 1 1
184 chú ấm Huy 1 1
185 chị Hương 1 1
186 Diểu 1 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 1.2: Hệ thống đại từ nhân xưng làm phương tiện xưng hô trong
15 truyện ngắn (trích tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”)
của Nguyễn Huy Thiệp
STT Từ xưng hô
Số
lượng
Đại từ nhân xưng
Số
ít
Số
nhiều
Từ vay
mượn
gốc Hán
Ghi chú
1 tôi 382 +
2 ta 86 +
3 tao 89 +
4 tớ 4 +
5 mày 107 +
6 mình 19 +
7 nàng 3 + + biệt ngữ triều đình phong kiến
8 (tiện) thiếp 5 + + biệt ngữ triều đình phong kiến
9 chúng ta 9 +
10 chúng tao 1 +
11 chúng tôi 9 +
12 chúng mày 11 +
13 chúng mình 1 +
14 đệ 32 + + biệt ngữ triều đình phong kiến
15 bọn mình 2 +
16 đại nhân 3 + + biệt ngữ triều đình phong kiến
17 ái khanh 1 + + biệt ngữ triều đình phong kiến
18 ngươi 12 + + biệt ngữ triều đình phong kiến
19 thần 1 + + biệt ngữ triều đình phong kiến
20 nỉ 1 + + từ gốc Hán
21 ngộ 1 + + từ gốc Hán
22 trượng phu 1 + + biệt ngữ triều đình phong kiến
23 bọn ngươi 1 + + biệt ngữ triều đình phong kiến
Tổng số 781
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 1.3: Hệ thống danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô trong
15 truyện ngắn (trích tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”)
của Nguyễn Huy Thiệp
STT Từ xưng hô
Số
lượng
Danh từ thân tộc
1
hình
vị
≥ 2 hình vị
Kết hợp
với
danh từ
thân tộc
Kết hợp với
danh từ đơn
vị
Kết hợp
với số từ
Kết hợp
với yếu tố
chỉ đặc
điểm, tính
chất…
1 anh 202 +
2 em 125 +
3 ông 96 +
4 chị 65 +
5 cậu 34 +
6 chú 65 +
7 cô 29 +
8 bà 34 +
9 bác 50 +
10 cháu 42 +
11 bố 12 +
12 mẹ 9 +
13 cụ 3 +
14 cha 18 +
15 con 64 +
16 mợ 1 +
17 thím 2 +
18 u 4 +
19 dì 1 +
20 chúng con 4 +
21 chúng em 21 +
22 chúng ông 2 +
23 chúng cháu 3 +
24 bà chị 9 +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25 bà lão 1 +
26 các con 3 +
27 các cháu 1 +
28 các chú 4 +
29 các bác 12 +
30 các anh 7 +
31 các ông 3 +
32 các bố 1 +
33 các cụ 1 +
34 các bà 1 +
35 cậu mợ 2 +
36 ông anh 2 +
37 ông trẻ 1 + +
38 ông mãnh 1 + +
39 ông bà 2 +
40 anh chị 1 +
41 cô chú 2 +
42 chú em 1 +
43 em giai 1
44 bọn chú 1 +
45 bọn anh 2 +
46 cô em 2 +
47 mẹ đĩ 1 +
48 bà chúa 1 +
49 chú thím 2 +
50 hai bác 3 +
51 hai vợ chồng 1 + +
52 hai cha con 2 + +
53 ba bà cháu 1 + +
54 mấy bà cháu 1 + +
55 vợ chồng em 1 +
56 thầy 3 +
Tổng số 969
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 1.4: Hệ thống danh từ chỉ tên riêng làm phương tiện xưng hô trong
15 truyện ngắn (trích tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”)
của Nguyễn Huy Thiệp
STT Từ xưng hô
Số
lượng
Danh từ chỉ tên riêng
Tên
riêng
Kết
hợp với
danh từ
thân
tộc
Kết
hợp
với đại
từ nhân
xưng
Kết
hợp với
danh từ
đơn vị
Họ và
tên riêng
(+ đại từ
nhân
xưng)
Biệt
danh
1 bọn Sâm 1 +
2 thằng Khải 1 +
3 Hoàn 1 +
4 anh Thuần 2 +
5 chị Lài 1 +
6 chị Thuỷ 1 +
7 anh Nhâm 1 +
8 Nhâm 7 +
9 Mị 1 +
10 bà Hùng 1 +
11 Sinh 10 +
12 cháu Sinh 1 +
13 Chương 6 +
14 anh Chương 8 +
15 cậu Chương 1 +
16 Mẹ Cả 1 +
17 Phượng 1 +
18 Dĩnh 1 +
19 Biền 1 +
20 chú Biền 1 +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21 bác Bường 3 +
22 anh Bường 1 +
23 Ngọc 4 +
24 thằng Ngọc 3 +
25 anh Ng ọc 1 +
26 thằng Biên thằng
Biền
2 +
27 em Quy 1 +
28 Đặng Xuân Bường 1 +
29 chú Khiêm 3 +
30 anh Khiêm 1 +
31 anh Đoài 1 +
32 chú Đoài 3 +
33 thằng Đoài 1 +
34 chú Khảm 2 +
35 Khảm 1 +
36 anh Cấn 3 +
37 Tốn 1 +
38 chị Sinh 4 +
39 Tôi Nguyễn Sĩ Kiền 1 +
40 Khó 1 +
41 Hếnh 1 +
42 Lân 3 +
43 Cầm 1 +
44 Tiến 2 +
45 Hiếu 12 +
46 thằng Lâm 1 +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47 cái Khanh 1 +
48 bác Ba Đình 1 +
49 ông Ba Đình 1 +
50 Hiên 1 +
51 chị Hiên 1 +
52 anh Hiếu 1 +
53 bà Hợp 1 +
54 cậu Phúc 1 +
55 Thoa 1 +
56 cô Duyên 1 +
57 Hạnh 1 +
58 ông Phong 3 +
59 thằng Điềm 1 +
60 Diểu 1 +
61 chú Huy 1 +
62 chú ấm Huy 1 (từ cũ)
63 chị Hương 1 +
64 Khiêm 1 +
Tổng số 126
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 1.5: Hệ thống danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ làm phương tiện xưng
hô trong 15 truyện ngắn (trích tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”)
của Nguyễn Huy Thiệp
STT Từ xưng hô Số lượng
Danh từ chỉ nghề nghiệp- chức vụ
Danh từ
chỉ nghề
nghiệp
Danh từ
chỉ chức
vụ
Kết hợp các
yếu tố mang
sắc thái biểu
cảm
1 quan bác 24 + +
2 quan 1 +
3 quan lớn 1 + +
4 thầy giáo 2 +
5 bác sĩ 1 +
6 công chúa 1 +
7 quận chúa 7 +
8 ông giáo 1 + +
9 tướng quân 2 +
10 mõ 1 +
11 quan tri châu 4 +
12 chúa công 16 +
13 đầy tớ 1 +
14 chủ 1 +
15 bệ hạ 17 +
16 bố thợ xẻ 1 + +
17 các bố thợ xẻ 1 + +
18 ông trí thức con 1 + +
Tổng số 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 1.6: Các kiểu xưng hô khác làm phương tiện xưng hô trong
15 truyện ngắn (trích tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”)
của Nguyễn Huy Thiệp
S
T
T
Từ xưng hô
Số
lượng
Kiểu loại xưng hô khác
Tiếng
chửi
tục
(chửi
thề)
Danh
từ thân
tộc +
đại từ
nhân
xưng
Danh
từ chỉ
sự
vật
Danh
từ
chung
+ danh
từ thân
tộc
Danh
từ thân
tộc +
danh
từ
riêng
Kết
hợp
với
đại từ
chỉ thị
1 thằng khỉ 1 +
2 con ranh con 1 +
3 đồ chó 1 +
4 thằng khốn nạn 1 +
5 thằng mặt xanh 1 +
6 thằng đểu 1 +
7 đồ ruồi nhặng 1 +
8 đồ con đĩ 1 +
9 chị em chúng tôi 1 +
10 chị em chúngmày 1 +
11 mẹ con mình 1 +
12 con gái ta 1 +
13 khỉ 1 +
14 người Kinh các ông 1 +
15 con lão Ba Đình 1 +
16 vợ chồng thằng Cấn 1 +
17 gia đình em 1 +
18 bọn này 1 +
19 người trời 1
20 chư vị 2
21 chư tướng 1
22 công tử bột 2
23 một con đàn bà khốn nạn 1
24 chú mày 4 +
25 chị tôi 1 +
Tổng số 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2.1: Thống kê các phương tiện dùng để xưng hô trong tập truyện ngắn
“Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư.
S
T
T
T
ừ
x
ư
n
g
h
ô
C
ải
ơ
i
T
h
ư
ơ
n
g
q
u
á
ra
u
ră
m
H
iu
h
iu
g
ió
b
ấc
H
u
ệ
lấ
y
c
h
ồ
n
g
C
ái
n
h
ìn
k
h
ắc
k
h
o
ải
N
h
à
cổ
M
ố
i
tì
n
h
n
ăm
c
ũ
C
u
ố
i
m
ù
a
n
h
an
sắ
c
B
iể
n
n
g
ư
ờ
i
m
ên
h
m
ô
n
g
N
h
ớ
s
ô
n
g
D
ò
n
g
n
h
ớ
D
u
y
ên
p
h
ận
s
o
l
e
M
ộ
t
tr
ái
t
im
k
h
ô
C
án
h
đ
ồ
n
g
B
ất
T
ận
T
ổ
n
g
s
ố
1 tía 5 1 6
2 anh 1 5 2 2 1 1 2 1 7 1 1 24
3 ba 6 3 11 1 21
4 con 10 1 2 2 3 8 5 2 1 34
5 ông 1 1 1 3 6
6 em 3 1 2 3 1 7 8 6 4 7 42
7 má 1 6 1 5 3 3 19
8 cô 8 2 1 2 13
9 chú 1 2 3
10 chị 1 14 5 20
11 bà (= vợ) 1 1 2
12 mẹ 1 1
13 cha 3 3
14 ngoại 2 1 3
15 chế (= chị) 5 5
16 bác 2 2
17 cậu 1 1
18 mầy 1 2 8 6 2 1 1 2 23
19 mậy 1 1
20 mình 1 1 1 2 4 3 1 1 2 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21 mày 2 1 3
22 bây 1 2 1 4 4 12
23 tui 2 1 3 1 3 2 1 4 16
24 tao 3 3 13 2 4 3 3 30
25 tôi 3 10 4 12 14 3 6 2 54
26 qua 30 30
27 bà con 1 1
28 cha nội 1 1 2
29 chú em 10 10
30 chú mầy 3 3
31 mấy chú 1 1
32 mấy ông 1 1
33 mấy anh 3 3
34 các anh 1 1
35 chúng mày 1 1
36 cha con tôi 1 1
37 má con tao 1 1
38 vợ chồng tôi 1 1
39 tụi bây 1 1 1 3
40 tụi em 1 1
41 tụi tôi 1 1 2
42 tụi tui 4 4
43 tụi mình 2 2
44 hai đứa 1 1
45 hai đứa bây 1 1
46 hai anh 1 1
47 tía Năm 1 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48 cô Út 6 6
49 anh Hai 9 9
50 cô Ba 1 1
51 bác Sáu 1 1
52 Út Nhỏ 3 1
53 chú Út 1 1
54 con Út Nhỏ 1 1
55 anh Tám 1 1
56 anh Chín 2 2
57 chú Chín 1 1
58 thằng Mười 1 1
59 cô Hồng 2 2
60 con Nga 1 1
61 con Hai 3 3
62 cô Hai 1 3 4
63 con Thuỷ 1 1
64 cô Xuyến 2 2
65 cô Hậu 2 2
66 Hai 6 6
67 Xuyến 1 1
68 Nhâm 2 2
69 Cải 5 5
70 Hoài 3 3
71 Hảo 1 1
72 Thi 1 1
73 Điềm 1 1
74 Sương 1 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75 Thể 1 1
76 Hồng 2 2
77 Nương 2 2
79 Điền 4 4
80 Cộc (vịt) 9 9
80 nhà anh Năm 1 1
81 cưng 1 4 5
82 mấy cưng 9 9
83 nhỏ cưng 1 1
84 chú bác sĩ 1 1
85 thằng ma cà
bông
1 1
86 con nhỏ ngông
này
1 1
87 thằng Tứ Hải 1 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2.2: Hệ thống đại từ nhân xưng làm phương tiện xưng hô trong tập
truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư
STT
Từ xưng
hô
Số lượng
Đại từ nhân xưng
Số ít
Số nhiều
1 hình vị
≥ 2 hình vị
Kết hợp
với số từ
Kết hợp
với danh
từ đơn vị
1 mầy 23 +
2 mậy 1 +
3 mình 16 +
4 mày 3 +
5 bây 12 +
6 tui 16 +
7 tao 30 +
8 tôi 54 +
9 qua 30 +
10 chúng mày 1 +
11 tụi bây 3 +
12 tụi tui 4 +
13 tụi tôi 2 +
14 tụi mình 2 +
15 hai đứa
mình
1 +
Tổng số 198
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2.3: Hệ thống danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô trong tập
truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư
STT Từ xưng hô
Số
lượng
Danh từ thân tộc
1
hình
vị
≥ 2 hình vị
Kết
hợp
với
danh
từ đơn
vị
Kết
hợp
với
số từ
Kết hợp
các
danh từ
thân tộc
Kết hợp
với các
yếu tố chỉ
đặc điểm,
tính
chất...
Kết
hợp
với
đại từ
nhân
xưng
1 anh 24 +
2 tía 6 +
3 ba 21 +
4 con 34 +
5 ông 6 +
6 em 42 +
7 má 19 +
8 cô 13 +
9 chú 3 +
10 chị 20 +
11 bà (= vợ) 2 +
12 mẹ 1 +
13 chế (= chị) 5 +
14 ngoại 3 +
15 cha 3 +
16 bác 2 +
17 cậu 1 +
18 bà con 1 +
19 cha nội 2 +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20 chú em 10 +
21 mấy chú 1 +
22 mấy ông 1 +
23 mấy anh 3 +
24 các anh 1 +
25 tụi em 1 +
26 hai anh 1 +
27 tía Năm 1 +
28 cô Út 6 +
29 anh Hai 9 +
30 cô Ba 1 +
31 bác Sáu 1 +
32 chú Út 1 +
33 anh Tám 1 +
34 anh Chín 2 +
35 chú Chín 1 +
36 thằng Mười 1 +
37 con Hai 3 +
38 cô Hai 4 +
39 chú mầy 3 +
40 con Út nhỏ 1 +
41 Út nhỏ 1 +
42 anh Năm 1 +
Tổng số 263
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2.4: Hệ thống danh từ chỉ tên riêng làm phương tiện xưng hô trong tập
truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư.
STT Từ xưng hô Số lượng
Danh từ chỉ tên riêng
Tên
riêng
Kết hợp với
danh từ
thân tộc
Kết hợp
với danh
từ đơn vị
1 cô Hồng 2 +
2 Hồng 2 +
3 con Nga 1 +
4 con Thuỷ 1 +
5 cô Xuyến 2 +
6 cô Hậu 2 +
7 Xuyến 1 +
8 Nhâm 2 +
9 Cải 5 +
10 Hoài 3 +
11 Hảo 1 +
12 Thi 1 +
13 Điềm 1 +
14 Cộc (= vịt) 9 +
15 Nương 2 +
16 Điền 4 +
17 Sương 1 +
18 Thể 1 +
19 thằng Tứ hải 1 +
Tổng số 42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2.5: Kiểu xưng hô khác làm phương tiện xưng hô trong tập truyện ngắn
“Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư.
STT
Từ xưng
hô
Số
lượng
Kiểu loại xưng hô khác
Kết hợp
danh từ
thân tộc
và đại từ
nhân
xưng
Số từ
+ danh
từ đơn
vị
Từ chỉ
trật tự,
vị trí
trong
gia
đình
Tính từ
chuyển
hoá
thành
danh từ
Danh
từ đơn
vị +
đặc
điểm
1 cha con tôi 1 +
2 má con tao 1 +
3 vợ chồng
tôi
1 +
4 hai đứa 1 +
5 Hai 6 +
6 cưng 5 +
7 mấy cưng 9 +
8 nhỏ cưng 1 +
9 thằng ma
cà bông
1 +
10 con nhỏ
ngông này
1 +
Tổng số 27
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9109.pdf