Mục lục
Chương I:
Những vấn đề lý luận chung về doanh thu và phân tích thống kê doanh thu của doanh nghiệp
1.1. lý luận chung về doanh thu
1.1. 1.Khái niệm doanh thu, ý nghĩa của việc tăng doanh thu
1.1.1.1 Khái niệm doanh thu
“Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuât kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” (Trích từ chuẩn mực kế toán)
Thông qua khái niệm trên ta thấy doanh thu
33 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Doanh thu và phân tích thống kê doanh thu. Giải pháp nhằm tăng doanh thu của Công ty cổ phần Thương mại và công nghệ Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không là lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu.
Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng.
Các khoản vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không làm tăng doanh thu.
Do đó, trong quá trình xác định doanh thu, vấn đề quan trọng là ta phải xác định đúng thời điểm ghi nhận doanh thu. Điều này sẽ làm cho việc xác định doanh thu của doanh nghiệp được chính xác, đồng thời góp phần quan trọng trong việc phân tích hiệu quả sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
1.1.1.2. ý nghĩa của việc tăng doanh thu.
Đối với xã hội:
Việc tăng doanh thu góp phần thoả mãn tốt hơn các nhu cầu về vật chất, tinh thần cho toàn xã hội, đảm bảo cung cầu, ổn định giá thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng, các nước. Nhưng trong sự cạnh tranh của thị trường để tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp không phải là điều dễ. Để doanh nghiệp ngày càng phát triển, doanh thu ngày càng tăng thì doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện cơ cấu cũng nhưng phương thức sản xuât kinh doanh. Vì khi đã có vị trí trên thị trường thì doanh nghiệp sẽ có sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Doanh thu tăng có nghĩa là doanh nghiệp đã đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, làm cho đời sống vật chất ngày càng được cải thiện, nhờ đó mà đời sống văn hoá tinh thần cũng được nâng lên.
Đối với doanh nghiệp.
Tăng doanh thu là một trong những điều kiện cơ bản để tăng thu nhập cho người lao động và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, tạo ra động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn và đem lại hiệu quả cao hơn trong tương lai.
Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuât kinh doanh góp phần đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp liên tục và tạo ra lợi nhuận. Nếu hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả sẽ dẫn tới tình trạng khó khăn, căng thẳng về tài chính, điều này ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, tăng doanh thu là điều kiện để thực hiện tốt chức năng kinh doanh, thu hồi vốn nhanh làm tăng vòng chu chuyển vốn giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Doanh thu là cơ sở quan trọng để xác định kết quả tài chính cuối cùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Để tối đa hoá lợi nhuận biện pháp tốt nhất của doanh nghiệp là tăng doanh thu. Tăng doanh thu chứng tỏ được vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường và củng cố vị trí vững chắc đồng thời duy trì sự tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp.
1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu.
*Nhân tố định lượng.
a.Khối lượng hàng hoá và giá bán.
Ta có công thức chung để tính doanh thu bán hàng như sau:
Khi lượng hàng hoá thay đổi, giá hàng hoá thay đổi hoặc cả hai nhân tố này có sự thay đổi thì tác động đến doanh thu, làm doanh thu có sự thay đổi theo.Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này tác động tới doanh thu là không giống nhau.
b.Năng suất lao động và tổng số lao động
Ta có công thức sau: M = T x W
Nếu số lượng được coi là nhân tố khách quan, năng suất lao động được coi là nhân tố chủ quan thì khi một trong hai nhân tố hoặc cả hai nhân tố này biến động đều làm ảnh hưởng tới doanh thu.
c. Tốc độ chu chuyển vốn:
Ta có công thức:
Trong đó: là tốc độ chu chuyển vốn (số lần chu chuyển vốn kinh doanh).
: Số vốn kinh doanh bình quân.
Theo công thức trên ta thấy khi tốc độ chu chuyển bình quân hay số vốn bình quân thay đổi kéo theo doanh thu cũng thay đổi theo. Do đó, nếu đẩy nhanh được tốc độ chu chuyển vốn thì sẽ rút ngắn được thời gian quay vòng vốn làm tăng doanh thu.
* Nhân tố định tính.
a. Nhân tố khách quan (bên ngoài doanh nghiệp)
Là những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh mà chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý phải thường xuyên nghiên cứu phân tích.Phân tích nhân tố định tính bao gồm những nội dung sau:
* Các chính sách kinh tế- xã hội.
* Thị trường
* Môi trường khoa học kỹ thuật và công nghệ
* Thu nhập và thị hiếu người tiêu dùng:
b.Nhân tố chủ quan (bên trong doanh nghiệp)
* Chính sách mặt hàng kinh doanh.
* Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
* Hệ thống tổ chức và quản lý.
* Nhân tố con người.
* Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp:
* Các nhân tố khác.
1.1.2. Các chỉ tiêu thống kê doanh thu.
1.1.2.1. Tổng doanh thu
Là tổng các lợi ích kinh tế, doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
1.1.2.2. Doanh thu bán hàng thuần
Là tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ và các loại thuế gián thu.
Được xác định bằng công thức:
Doanh thu bán hàng thuần
=
Doanh thu bán hàng
-
Các khoản bị giảm trừ
-
Các loại thuế gián thu
- Các khoản giảm trừ bao gồm:
+ Chiết khấu thanh toán
+ Chiết khấu thương mại
+ Giảm giá hàng bán
+ Giá trị hàng bán bị trả lại
- Các loại thuế gián thu bao gồm:
+ Thuế xuất khẩu
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế GTGT.
1.1.2.3. ý nghĩa của phân tích và dự báo thống kê.
Trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, phân tích thống kê được áp dụng tương đối phổ biến trong phân tích các hoạt động kinh doanh. Các công tác phân tích và dự báo thống kê trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh tế.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ thúc đẩy những khả năng tiềm tàng, cũng như hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn và là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp. Chính trên cơ sở này doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh luôn đi trước quyết định kinh doanh và là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn trong chức năng quản lý đó là chức năng kiểm tra đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu đặt ra.
Phân tích là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp và là biện pháp để phòng ngừa rủi ro.
Dự báo thống kê cung cấp số liệu cần thiết và kịp thời theo yêu cầu của nhà quản lý để lập các kế hoạch tác nghiệp trong sản xuất kinh doanh cung cấp thông tin về sự thay đổi của hiện tượng theo thời gian, qua đó chỉ ra cho chúng ta khả năng tiềm tàng cần khai thác, những tồn tại yếu kém cần khắc phục.
1.1.3. Một số phương pháp thống kê vận dụng
1.1.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê
* Khái niệm: Là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ hợp kiểu tổ có tính chất khác nhau.
* ý nghĩa: Là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, là cơ sở để vận dụng của phương pháp thống kê khác. Trong thực tế phương pháp phân tổ được sử dụng rộng rãi và kết quả của phân tổ thống kê được biểu hiện thông qua bảng và đồ thị thống kê.
1.3.1.2. Phương pháp bảng thống kê, đồ thị thống kê.
* Phương pháp bảng thống kê: Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê là bao giờ cũng có những con số của từng bộ phận và chúng có liên hệ mật thiết với nhau.
* Phương pháp đồ thị: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Khác với các bảng thống kê chỉ dùng con số, các đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng.
1.1.3.3. Phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình.
* Số tuyệt đối: Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện quy mô khối lượng của hiện tượng kinh tế-xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
* Số tương đối: Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu.
1.1.3.4.Phương pháp dãy số thời gian
a. Khái niệm.
Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
b. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.
Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian của hiện tượng được nghiên cứu, người ta thường tính các chỉ tiêu sau:
* Mức độ trung bình theo thời gian.
* Lượng tăng giảm tuyệt đối
* Tốc độ phát triển:
* Tốc độ tăng(hoặc giảm):
c. Các phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng.
* Phương pháp biến động thời vụ:
Biến động thời vụ là biến động mang tính chất lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định của năm. Nguyên nhân của biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên xã hội, phong tục tập quán sinh hoạt của dân cư. Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra được biện pháp khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng của nó đến đời sống và sản xuất.
* Phương pháp hôi quy:
Trên cơ sở dãy số thời gian tìm một hàm (gọi là phương trình hồi quy) nhằm phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian với biến thời gian t. Dạng tổng quát của phương trình hồi quy có dạng như sau:
1.1.3.5. Phương pháp chỉ số
a. Khái niệm: Chỉ số trong thống kê là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.
* Phương pháp chỉ số phân tích thống kê nghiên cứu sự biến động của những hiện tượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều phần tử mà các đại lượng biểu hiện không thể trực tiếp cộng lại với nhau.
b. Các loại chỉ số
* Chỉ số đơn ( cá thể):
- Chỉ số đơn giá
- Chỉ số đơn lượng hàng tiêu thụ
- Chỉ số đơn lượng hàng tiêu thụ phản ánh biến động khối lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
* Chỉ số tổng hợp:
- Chỉ số tổng hợp giá
- Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ
1.2. Giới thiệu về công ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ á Châu
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Thương mại và Công nghệ á Châu
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ á Châu
- Tên viết tắt: ATT.JSC
- Trụ sở: 118- Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội
- Văn phòng: #710 - Toà nhà 8C- Đ. Đại Cồ Việt – Q.Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Số ĐKKD: 0102007242
- Tel: (84.4).8 684 490
- Fax: (84.4).8 684 491
- Email: attmachinery@hn.vnn.vn
v Quá trình hình thành và phát triển
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng máy công cụ, hoá chất trong các nghành cơ khí, chế tạo máy, các nhà máy sản xuất và nhu cầu trong các trường kỹ thuật, dạy nghề, …và với mục đích giúp cho ngành cơ khí trong nước ngày càng phát triển, nhằm đi tắt, đón đầu các máy móc, công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế gới và nhận thức được nhu cầu ngày càng cao về các loại hàng hoá này nên ngày 01/04/2005 Công ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ á châu được thành lập. Tuy Công ty có thời gian hoạt động chưa dài song qua tình hình hoạt động và phát triển của Công ty chúng ta cũng nhận thấy được sự đúng đắn, sáng suốt của Hội đồng Quản trị- những người đã lập nên công ty.
v Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ á Châu là một công ty chuyên cung cấp các chủng loại máy trong nghành cơ khí và các thiết bị công nghiệp, nên công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kinh doanh vững vàng và năng động, có kinh nghiệm. Thêm nữa, công ty còn được sự hỗ trợ của các hãng sản xuất nổi tiếng thuộc nhiều nước khác nhau như: Anh, Mỹ, Nhật, Italia, Tây Ban Nha, Đài Loan, Trung Quốc,...Và được sự cộng tác tích cực của đội ngũ các Cộng tác viên, các chuyên gia thuộc nhiều trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các Công ty,... Nhờ vậy, công ty có thể thoả mãn các yêu cầu đề ra hết sức đa dạng và phức tạp của các khách hàng.
Ngay từ khi mới thành lập, công ty đã tập trung mọi nỗ lực để có được các sản phẩm tốt nhất, hướng hoạt động của công ty nhằm thoả mãn những nhu cầu khắt khe của khách hàng với các lĩnh vực chính sau:
Thiết kế, tư vấn các giải pháp kĩ thuật
Cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ
Hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị và hệ thống
Công ty đã và đang thực hiện việc cung cấp các chủng loại thiết bị và vật tư sau:
Thiết bị đo lường, điều khiển
Thiết bị máy móc gia công cơ khí và phụ kiện.
Các linh kiện phục vụ nâng cấp máy đã qua sử dụng và chế tạo máy mới.
Dây truyền sản xuất, thiết bị và máy công nghiệp chuyên dùng.
Vật tư phục vụ sản xuất.
Công ty thực hiện dịch vụ sau bán hàng như : Bảo hành, bảo trì các loại máy công cụ và thiết bị công nghiệp
Bộ máy quản lí của Công ty được thể hiện theo sơ đồ sau
Giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng dự án
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán
Phòng hành chính
Hội đồng quản trị
v Giám đốc:
ê Giám đốc là đại diện pháp lý của Công ty, là người điều hành hoạt động chung và có quyền ra quyết định trong Công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, Nhà nước và cán bộ nhân viên công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
ê Nhiệm vụ của Giám đốc:
- Đưa ra các quyết định kinh doanh và điều hành các bộ phận chức năng thực hiện các quyết định đó.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và đầu tư của Công ty.
- Ban hành các quy chế quản lý nội bộ của Công ty.
- Chịu trách nhiệm tuyển dụng, chỉ đạo, giao nhiệm vụ, kiểm tra, bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật đố với nhân viên.
- Đưa ra và thực hiện các phương án tổ chức của Công ty.
v Các phòng ban chức năng:
ê Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu về công tác kế toán của Công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của phòng kế toán:
- Tổ chức thu thập xử lý thông tin và hạch toán mọi hoạt động kinh doanh của Công ty phát sinh trong ngày.
- Lập các báo cáo theo đúng quy định của Nhà nước.
- Theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả của Công ty.
- Tổ chức hạch toán, theo dõi và nộp các khoản phải nộp Nhà nước đúng quy định.
- Cung cấp các thông tin kế toán, tài chính kịp thời, chính xác cho giám đốc và các cơ quan chức năng khi cần thiết.
ê Phòng Dự án: Là bộ phận tham mưu của Giám đốc, quản lý công tác kế hoạch và nhập khẩu, công tác tìm kiếm đối tác, liên hệ cung ứng hàng hoá, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng.
ê Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu và tổ chức kinh doanh thương mại, tìm kiếm khách hàng, xúc tiến bán hàng.
ê Phòng kỹ thuật: Quản lý công tác kỹ thuật, công nghệ, lăp đặt máy móc, thiết bị; hướng dẫn sử dụng, thực hiện sửa chữa, bảo hành máy móc khi có trục trặc.
êPhòng Hành chính: Giúp cho Tổng giám đốc về công tác cán bộ, lao động, tiền lương, hành chính, y tế… và các hoạt động xã hội theo chính sách.
1.2.2..Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1:Kết quả kinh doanh của Công ty trong 5 năm qua
Đơn vị: N.đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng doanh thu
2.571.926
4.582.895
7.580.040
Tổng chi phí
2.559.560
4.546.130
7.528.213
Giá vốn hàng bán
2.374.552
4.144.468
6.630.390
Tổng lợi nhuận trước thuế
12.366
36.765
51.827
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3.462,48
10.294,2
14.512
Lợi nhuận sau thuế
8.903,52
26.470,8
37.315
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần TM-CN á Châu)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty năm 2006 đạt 4.582.895.000(đồng), tăng 2.010.969.000 (đồng) so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 78%
Tổng chi phí năm 2006 là 4.546.130 (đồng), tăng 1.986.570 (đồng) so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ tăng là 77.6%
Như vậy tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, nhưng hơn nhau không đáng kể. Công ty cần phải có biện pháp quản lý chi phí tốt hơn nữa để tăng lợi nhuận.
Doanh thu của công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là do công ty trong năm 2006 đã nhận được một số hợp đồng lớn do trúng thầu từ các trường dạy nghề, mặt khác trong năm 2006 công ty đã đưa ra được một số biện pháp giảm chi phí làm tăng doanh thu cho doanh nghiêp như: cắt giảm một số khâu trong việc mua bán vận chuyển hàng hoá, khoán địch mức các chi phí về quản lý, chi phí văn phòng hành chính cho từng bộ phận phòng ban...
Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2006 đạt 36.765.000 (đồng), tăng 24.399.000(đồng) so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 197,3%. Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2006 đạt 26.470.800 (đồng), tăng 17.567.280(đồng) so với năm 2005
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty năm 2006 đạt 4.582.895.000(đồng), tăng 2.010.969.000 (đồng) so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 78%
Tổng chi phí năm 2007 là 7.528.213 (đồng), tăng 2.982.083(đồng) so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 65.6%
Như vậy tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, vì vậy lợi nhuận của Công ty cũng tăng cao hơn. Tuy nhiên, Công ty cần phải có biện pháp quản lý chi phí tốt hơn nữa để tăng lợi nhuận.
Doanh thu của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là do công ty trong năm 2007 đã trúng thầu từ các trường dạy nghề và các doanh nghiệp, mặt khác trong năm 2007 công ty đã đưa ra được một số biện pháp giảm chi phí làm tăng doanh thu cho doanh nghiêp như: cắt giảm một số khâu trong việc mua bán vận chuyển hàng hoá, khoán địch mức các chi phí về quản lý, chi phí văn phòng hành chính cho từng bộ phận phòng ban...
Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2007 đạt 51.827.000 (đồng), tăng 15.062.000(đồng) so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng là 40.9%. Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 đạt 37.315.000 (đồng), tăng 19.747.720 (đồng) so với năm 2006
Nhận xét chung: nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua là tốt. Doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế năm nay tăng cao hơn so với năm trước. Đồng thời thu nhập bình quân đầu người/1 tháng tăng, qua đó cải thiện đời sống của người lao động. Tuy nhiên công ty cần có những biện pháp để có thể giảm chi phí, qua đó làm tăng lợi nhuận cho công ty.
1.3.Vận dụng chỉ tiêu thống kê doanh thu vào Công ty CP Thương Mại và Công nghệ á Châu
1.3.1.Phân tích doanh thu theo bộ phận(theo thị trường).
Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể tính toán lợi nhuận và các chỉ tiêu khác.
Bảng 2: Bảng doanh thu của công ty theo thị trường
Đơn vị tính: NĐồng
Thị Trường
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số liệu
T.trọng(%)
Số liệu
T.trọng(%)
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Miền Bắc
3,145,230
68.6
4,968,720
65.7
1,823,490
58.0
Miền Trung
0
0.0
362,480
4.8
362,480
-
Miền Nam
1,437,665
31.4
2,232,278
29.5
794,613
55.3
Tổng số
4,582,895
100.0
7,563,478
100.0
2,980,583
65.0
(Nguồn: Phòng kế toán CP TM và CN á Châu)
Nhận xét: Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 65% hay 2,980,583,000 (đồng), đi sâu phân tích từng nguồn hình thành ta thấy:
Doanh thu bán hàng tại thị trường miền Bắc chiếm tỷ trọng 65.7% đạt 165.7%, tăng 65.7% so với năm trước hay tăng 1,823,490,000(đồng). Để đạt được kết quả trên là do trong năm 2007 Công ty có chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh, ký kết được nhiều hợp đồng lớn. Bên cạnh Công ty đã mạnh dạn đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường.
Tại thị trường miền Trung, tưg việc chưa bán được hàng ở thị trường này, năm 2007,doanh thu bán hàng tại thị trường này đạt 362,480,000(đồng),chiếm tỷ trọng doanh thu là 4.8%. Để đạt được kết quả trên là do trong năm 2007 Công ty có chiến lược mở rộng thị trường vào khu cực tiềm năng này.
Doanh thu bán hàng tại thị trường miền Nam chiếm tỷ trọng 29.5% đạt 2,232,278,000(đồng), tăng 55.3% so với năm trước hay tăng 794,613,000(đồng). Do trong năm này Công ty có chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh, mở văn phòng đại diện trong này, tuy nhiên mức tăng vẫn chưa thât sự cao so với các thị trường khác.
Vậy ta thấy doah thu của công ty trong năm 2007 đã tăng rất cao so với năm 2006, đạt được kết quả này là do Công ty đã có sự đầu tư đung đắn và hợp lý vào phát triển thị trường mới, vào đội ngũ nhân viên, nhất là nhân viên kinh doanh.
1.3.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo mặt hàng.
Ngoài việc xây dựng hoạch tổng doanh thu theo thị trường thì hàng năm Công ty còn phải xây dựng doanh thu bán hàng theo nhóm, mặt hàng để thấy rõ được việc thực hiện tình hình kế hoạch doanh thu theo mặt hàng và từ đó xác định được mặt hàng chủ yếu để tập chung đầu tư kinh doanh. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3: Bảng doanh thu của công ty CP TM và CN á Châu
Đơn vị tính: NĐồng
Nhóm mặt hàng
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
ảnh hưởng của từng nhóm hàng tới DT
Số liệu
Tỷ trọng(%)
Số tuyệt đối
Số tương đối
1
2
3
4
6
7
8
Máy cơ khí
2,789,240
60.9
5,557,640
2,768,400
99.3
60.4
Thiết bị đo lường
568,423
12.4
658,430
90,007
15.8
2.0
Phụ kiện
456,700
10.0
798,650
341,950
74.9
7.5
Vật tư
768,532
16.8
548,758.0
-219,774
-28.6
-4.8
Tổng số
4,582,895
100
7,563,478
2,980,583
65.0
65.0
(Nguồn: Phòng kế toán CP TM và CN á Châu)
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu theo nhóm mặt hàng 65% hay 2.980.583.000 (đồng) đi sâu phân tích từng nhóm hàng ta thấy:
Nhóm hàng máy cơ khí chiếm tỷ trọng lớn nhất(60.9%), hoàn thành 199,3% tăng 99.3% hay tăng 2,768,400,000 ( đồng). Có mức tăng trưởng nhanh như vậy là do trong năm nay, nhu cầu mua xắm máy móc của các trường tăng cao, đồng thời các doanh nghiệp cũng đầu tư lớn vào lắp đặt dây chuyền, máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất.
Nhóm hàng thiết bị đo lường chiếm tỷ trọng 12,4%, đạt kế hoạch 115,8% tăng 18,5% hay 90,007,000 (đồng). Do nhu cầu mua sắm trang thiết bị cho thí nghiệm của các trường tăng theo.
Nhóm hàng vật tư chiếm tỷ trọng 16,8%, doanh thu giảm so với năm trước là 219,774,000(đồng), giảm 28,6%. Do nhu cầu mua vật tư của các nhà máy giảm. Công ty cần phải chú ý phát triển thị trường này hơn nữa, nhằm cải thiện tình hình kinh doanh không hiệu quả.
Như vậy, trong năm 2007 thì nhóm hàng máy cơ khí vẫn là nhpm có tỷ trọng cao nhất và có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cũng rất cao. Dể có sự phát triển đồng bộ và đa ngành hang tốt hơn nữa thì Công ty cần có những hính sách phát triển đồng đều các ngành hàng khác.
1.3.3. Phân tích tình hình doanh thu bán hàng theo thời gian
Doanh thu của công ty có thể biến động khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn, từng thời kỳ. Khi nghiên cứu biến động của doạnh thu, bằng phương pháp dãy số thời gian ,từ đó chỉ ra xu hướng biến động của chỉ tiêu doanh thu, quy luật tăng giảm, công ty cần có những biện pháp thúc đẩy, tăng doanh thu.
Trong thời gian qua, công ty đã có những bước phát triển lớn, nhanh chóng vượt qua nhiều khó khăn do cơ chế cũ để lại và những thách thức mới của cơ chế thị trường, bắt nhịp tăng trưởng phát triển cùng với nhiều doanh nghiệp, nhiều công ty kinh doanh lớn và có uy tín trong cùng lĩnh vực tạo thương hiệu và vị trí vững chắc trên thị trường nội địa, cũng như với thị trường nước ngoài. Doanh thu của công ty tăng trưởng ổn định, nhịp độ tăng trưởng kinh doanh diễn ra đều đặn, vì vậy, lợi nhuận cao, kích thích công ty ngày càng có khuynh hướng mở rộng hoạt động kinh doanh.
Vận dụng phương pháp dãy số thời gian, ta tính toán được các chỉ tiêu biểu hiện mức độ của doanh thu trong bảng sau:
Bảng 4: Kết quả tính toán các chỉ tiêu phân tích biến động của doanh thu.
Đơn vị tính: NĐồng
Năm
Doanh thu
T
ai
Ai
gi
2004
2,156,320
-
-
-
-
-
-
-
2005
2,571,926
415,606
415,606
1.19
1.19
0.19
0.19
21,563.20
2006
4,582,895
2,010,969
2,426,575
1.78
2.13
0.78
1.13
25,719.26
2007
7,580,040
2,997,145
5,423,720
1.65
3.52
0.65
2.52
45,828.95
bình Quân
4,222,795
1,355,930
-
1.52
-
0.52
-
75,800.40
(Nguồn: Phòng kế toán CP TM và CN á Châu)
Nhìn vào bảng phân tích tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2004-2007 ta thấy: Tài liệu thu được từ công ty là dãy số thời gian doanh thu bình quân trong giai đoạn này được xác định theo công thức:
= = 4,222,79,000( đồng )
Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân:
1,355,930,000( đồng)
Tốc độ phát triển bình quân :
= = = 1,152 (lần)
Tốc độ tăng giảm bình quân:
=-1 = 1,152 -1 = 0,52 (lần) = 52 (%)
Qua các kết quả tính toán trên đây, ta nhận thấy trong giai đoạn 2004-2007 doanh thu tăng rõ rệt. Mức doanh thu bình quân một năm đạt 4,222,795,000(đồng), tăng bình quân một năm đạt 52% tương ứng với số tiền là 1,355,930,000(đồng).
+ Năm 2005: Doanh thu đạt 2,571,926,000(đồng) tăng415,606,000 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 19% so với năm 2004 và giá trị 1% tăng 21,563,200 (đồng). Trong năm 2005 công ty đã chủ động trong việc tiếp thị kinh doanh, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do đó công ty đã ký được nhiều hợp đồng về cung cấp máy móc thiết bị.
+ Năm 2006: Trong năm nay doanh thu có mưc tăng trưởng mạnh bởi Công ty đã có thi trường ổn định sau thời gian hoạt động, cùng với sự năng động, luôn tìm kiếm, phát triển thị trường ở miền Trung và miền Nam nên doanh thu dã có sự tăng đột biến, doanh thu đạt 4,582,895,000(đồng) tăng 2,426,575(đồng ) tương ứng với tỷ lệ tăng 78% so với năm 2003 và giá trị 1% tăng 25,719,260 (đồng).
+ Năm 2007: Công ty đã có những thay đổi về xúc tiến nhập khẩu máy móc, đẩy nhanh quá trình nhập khẩu rút ngắn thời gian giao hàng. Năm 2007 doanh thu của công ty đạt 7,580,040,000(đồng) tăng2,997,145,000 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 65% và giá trị 1% tăng 45,828,950 (đồng). Nhìn lại trong 4 năm doanh thu hoạt động kinh doanh của công đều tăng và có tỷ lệ tăng cao. Nếu lấy năm 2004 làm gốc thì doanh thu của công ty sau 4 năm đã tăng với năm 2004 là 252% tức là tăng 5,423,720,000 (đồng). Đây là một kết quả mà không phải công ty nào cũng đạt được.
1.3.4.Đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
* Hoạt động kinh doanh nói chung
+ ưu điểm:
+Nhược điểm:
* Doanh thu
+ ưu điểm
+ Nhược điểm
Chương ii
Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu của công ty cổ phần thương mại và công nghệ á châu
2.1. định hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Công ty xác định đây là giai đoạn cơ bản để ổn định và tăng cường với nhiều cơ hội và thách thức đang đặt ra. Công ty đã quyết tâm thực hiện:
2.1.1. Mục tiêu chung.
Là công ty có hoạt động kinh doanh chính là kinh doanh máy móc thíêt bị, phụ tùng, vật liệu xây dựng, cung cập dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị, lắp ráp, vận chuyển...do đó để theo kịp với đà phát triển chung nền kinh tế- xã hội và của ngành kinh doanh thương mại. Công ty đã xây dựng chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2008-2010 với mục tiêu là nâng cao doanh thu, mở rộng thị trường, giảm bớt các khoản chi phí, và các khoản phải trả nhằm tăng lợi nhuận công ty, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Cụ thể trong giai đoạn 2008-2010, công ty dự kiến phấn đấu mức doanh thu tăng trưởng bình quân năm từ 30%-35% so với năm trước, lợi nhuận tăng 25%-37%. Năm 2008 là năm đầu của giai đoạn này, đây là năm có ý nghĩa chiến lược trong việc thực hiện thành công kế hoạch cũng như tạo ra động lực và dấu ấn mạnh mẽ trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội để bước vào thế kỷ 21 với nhiều sân chơi kinh tế như WTO, APEC...
Chỉ tiêu kế hoạch cụ thể của công ty năm 2008 như sau:
Doanh thu dự kiến đạt: 9,852,000,000( đồng )
Thu nhập bình quân đầu người đạt: 3.500.000-4.000.000 ( đồng )
Các năm tiếp theo công ty tiếp tục khai thác triệt để các tiềm năng của đất nước cùng với sự hội nhập kinh tế và năng lực của công ty để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng sức cạnh tranh, tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển bền vững.
2.1.2. Định hướng phát triển sản xuất- kinh doanh trong giai đoạn 2008-2010.
- Giữ vững uy tín với khách hàng, tăng cường xây dựng các kế hoạch mở rộng thị trường cung ứng máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật liệu xây dựng, nhận lắp đạt, sửa chữa và vận chuyển những hợp đồng, với chất lượng cao nhất, với thời gian nhanh nhất.
- Nâng cao năng suất lao động cả về số lượng và chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ công ty cung ứng cho khách hàng.
- Tăng cường mở rộng tìm kiếm đối tác mới, tìm kiếm các khách hàng ở cả trong và ngoài nước.
- Đảm bảo cung ứng sản phẩm hàng hoá kịp thời, đúng tiến độ của kế hoạch, cho các công trình xây dựng.
- Tăng cường các biện pháp để huy động và sử dụng vốn nhằm phát triển mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Về công tác quản lý lao động và thu nhập phải tiến hành định biên sắp xếp nhân lực phù hợp với chuyên môn , phù hợp với năng lực.
- Sử dụng hiệu quả hơn nữa vốn kinh doanh của công ty, không để thất thoát, ứ đọng vốn, hạn chế tối đa số vốn vị chiếm dụng.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế dự báo, phân tích kinh tế- tài chính trong phạm vi nội bộ công ty để có biện pháp ứng phó kịp thời với những nguy cơ đe doạ do thị trường biến động không ổn định.
- Hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý công ty.
- Củng cố và giữ vững bản sắc văn hoá riêng, nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty.
- Củng cố và giữ bản sắc, văn hoá riêng, nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn để nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công nhân trong công ty.
- Tăng cường hợp tác cùng phát triển, chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, cơ hội kinh doanh với bạn hàng trong và ngoài khu vực.
- Cần phải chú trọng công tác nghiên cứu kỹ thị trường hiện tại, thị trường mới và cả việc xác định đúng về đối thủ cạnh tranh hiện tại, tiềm ẩn... n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37263.doc