Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề đổi mới cơ chế chính sách đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

A.Lời nói đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển hay quốc gia đang phát triển hoặc các nước nghèo thì DNVVN có vị trí, vai trò, chức năng rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Đi vào cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, sự gia tăng số DNVVN là một xu thế có tính quy luật nhất định. Với những ưu thế vượt trội mà các DNVVN đưa lại và tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế quốc dân nên các DNVVN phù hợp với những quy luật của thị

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề đổi mới cơ chế chính sách đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường, quy luật của sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, nghèo nàn, lạc hậu với hơn 80% dân số đang sống ở nông thôn, diện tích bình quân đầu người thấp, lao động nhàn rỗi, dư thừa nhiều. Bên cạnh các doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước giữ vai trò chủ chốt thì chúng ta còn có một hệ thống DNVVN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Cùng với nông nghiệp và kinh tế nông thôn thì DNVVN phát huy hết nguồn lực còn tiềm ẩn trong dân cư, Các DNVVN ở Nhà nước được phát triển một cách chính thức kể từ khi có sự ra đời của luật doanh nghiệp tư nhân, luật Công ty áp dụng từ năm 1990 và sửa đổi năm 1994. Chính vì vậy, số lượng các doanh nghiệp đã tăng lên rất nhanh, đạt 18750 doanh nghiệp và 7100 công ty và số công ty cổ phần là 170 công ty. Tuy nhiên các DNVVN trong quá trình phát triển đang gặp phải không ít khó khăn, hạn chế, vướng mắc, kinh doanh không ổn định và kém hiệu quả. Đồng thời, để thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN nói riêng và nền kinh tế nói chung thì Đảng và Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, đổi mới cơ chế nhằm đưa các DNVVN phát triển, hoà nhập với quốc tế. Đây là lần đầu tiên em tiếp xúc với việc trình bày một đề án nên không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế nào đấy. Em kính mong thầy chỉ bảo và hưỡng dẫn để đề án của em hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Ngô Anh Dũng B. Phần nội dung I. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của các DNVVN ở nước ta 1. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của các DNVVN Lịch sử ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá gắn liền với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân hoặc thuộc sở hữu nhà nước. Trong giai đoạn tiền sử còn gọi là sản xuất hàng hoá giản đơn không có sự phân biệt giữa giới chủ và người thợ, Người sản xuất hàng hoá vừa là người chủ sở hữu các tư liệu sản xuất, vừa là người trực tiếp lao động, vừa là người quản lý công việc của mình, của gia đình mình, vừa là người trực tiếp mang sản phẩm của mình ra trao đổi trên thị trường. Đó là loại doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp gia đình, còn gọi là doanh nghiệp cực nhỏ. Trong thời kỳ hiện đại, thông thường đại đa số những người khi mới trưởng thành để đi làm việc được, đều muốn thử sức mình vào một lĩnh vực nào đấy phù hợp với sức học, trình độ chuyên môn và nguồn lực của mình bỏ ra trong đó có nghề kinh doanh. Với một số vốn trong tay ít ỏi, với một trình độ tri thức nhất định, học tập, tiếp thu được trong các trường chuyên nghuệp bắt đầu khởi nghiệp công nghiệp kinh doanh của mình. Phần lớ những người này đều thành lập doanh nghiệp nhỏ chỉ của riêng mình, tự sản xuất kinh doanh tự điều hành mọi hoạt động. Trong sản xuất, kinh doanh có một số người gặp vận may, gặp thời cơ và bất chấp lấy những cơ hội, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khéo léo điều hành và tổ chức sắp xếp công việc, cần cù, chịu khó tiết kiệm đặc biệt là nhờ tài ba, năng lực quản lý tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nên đã thành công và đạt được nhiều thành đạt, chính nhờ sự thành công này mà họ ngày càng quan tâm tích luỹ được nhiều của cải, tiền vốn, kinh nghiệm nên họ đã thường xuyên mở rộng quy mô sản xuất, quy mô kinh doanh với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng được nâng cao đến một giai đoạn nào đó, lực lượng lao động của gia đình không thể đảm đương các công việc mà họ không thể làm được và họ đã trở thành những ông chủ kinh doanh thực thụ. Ngược lại, một bộ phận lớn người sản xuất hàng hoá khác hoặc không do gặp vận may trong sản xuất kinh doanh và đời sống hoặc do kém cỏi không biết chớp thời cơ, không có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, không biết tính toán quản lý và điều hành công việc hoặc thiếu cần cù, chiụ khó, nhưng lại hoang phí trong chi tiêu, đã không tích luỹ được của cải, tiền bạc đã dẫn đến thua lỗ triền miên, buộc phải bán tư liệu sản xuất của mình cho người khác và trở thành người đi làm thuê cho người khác. Nhưng trong giai đoạn đầu, các ông chủ kinh doanh và những người thợ cùng trực tiếp lao động với nhau và những người thợ làm thuê thường là bà con họ hàng và láng giềng của ông chủ, có quan hệ quen biết với ông chủ. Về sau các ông chủ mở rộng ra đến những người hàng xứ và ở xa đến. Các doanh nghiệp này chính là các DNVVN. Trong quá trình sản xuất và kinh doanh của mình, các ông chủ thành đạt đã phát triển doanh nghiệp của mình bằng cách mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và như vậy nhu cầu về vốn sẽ đòi hỏi nhiều hơn. Như cầu về vốn ngày càng tăng, nhằm nâng cao công suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh đã thôi thúc các nhà doanh nghiệp hoặc một số người cùng nhau góp vốn thành lập xí nghiệp liên doanh, các công ty cổ phần. Họ huy động nguồn vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc phát hành trái phiếu dài hạn để vay vốn của dân. Bằng các hình thức liên kết ngang dọc hoặc hôn hợp, nhiều tập đoàn kinh tế lớn được hình thành và phát triển chi phối rất lớn đến nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế quốc dân của một quốc gia là do tổng thể các doanh nghiệp lớn, bước tạo thành phần đông các doanh nghiệp lớn trưởng thành từ các DNVVN là thông qua việc liên kết của các DNVVN với nhau. Quy luật đi từ bé đến lớn là con đường tất yếu về sự phát triển bền vững mang tính chất phổ biến của đại đa số các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. DNVVN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Đồng thời, sự tồn tại đan xen và kết hợp các loại quy mô doanh nghiệp làm cho nền kinh tế của mỗi nước khắc phục được tính đơn điệu, xơ cứng, tạo nên tính đa dạng, phong phú linh hoạt, vừa đáp ứng xu hướng phát triển đi lên lẫn những biến đổi nhanh chóng của thị trường trong điều kiện của cuộc cách mạng- khoa học - công nghệ hiện đại, đảm bảo tính hiệu quả chung của nền kinh tế. Vì vậy, công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước không thể không có các doanh nghiệp với quy mô lớn, vốn nhiều, kỷ luật trên thị trường quốc tế. Ngoài việc xây dựng các doanh nghiệp lớn thật cần thiết, chúng ta còn phải thực hiện những biện pháp để tăng cường khả năng tích tụ, tập trung vốn của các DNVVN tạo điều kiện cho chúng có thể nhanh chóng vươn lên trở thành những doanh nghiệp lớn. Sự kết hợp các loại quy mô doanh nghiệp trong từng ngành, trong từng lĩnh vực cũng như trong toàn bộ nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh đến phát triển các DNVVN là phù hợp với xu thế chung và phù hợp với điều kiện xuất phát triển về kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Trong tương lai, DNVVN sẽ phát triển rộng khắp như một yếu tố phụ trợ cho các khu công nghiệp tập trung. DNVVN sẽ là cầu nối giữa công nghiệp với nông thôn, nông nghiệp sản xuất với tiêu dùng theo xu hướng xã hội. Nền kinh tế cùng một lúc sẽ phát triển theo hai hướng : Âu hoá và tập đoàn hoá hai xu hướng đó không biệt lập mà sâu chuỗi, hợp tác thành một hệ thống mà DNVVN là hạ tầng cơ sở trong cấu trúc nền sản xuất xã hội. Sự co giãn và chuyển động xen kẽ của các DNVVN và doanh nghiệp lớn là biện pháp cả cho sự trì trệ lẫn sự phát triển “quá nóng” của nền kinh tế. Chính vì vậy, DNVVN là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển hình thành những tụ điểm, cụm công nghiệp để tác động chuyển hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà đất nước đã chọn. 2.Vị trí và vai trò của các DNVVN đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Bất cứ một nền kinh tế nào, dù là ở những nước có nền kinh tế phát triển, đều có các DNVVN và các DNVVN này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. ở hầu hết các quốc gia, số lượng các DNVVN chiếm trên 90% tổng số các doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho trên 50% lực lượng lao động của mỗi quốc gia : Canada 42%, Đức : 50%, Pháp : 47%… Các DNVVN cũng đóng góp từ 1/4 đến 1/3 giá trị GDP hàng năm. Để thấy rõ vai trò giải quyết việc làm của các DNVVN, chúng ta xem tỷ trọng lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở các nước. Tên nước Tỷ trọng DNVVN trong tổng số doanh nghiệp Tỷ trọng lao động làm việc trong các DNVVN Đài Loan 97% 70% Hồng Kông 98% 62% Hàn Quốc 98% 66% Xingapo 97% 70% Nhật Bản 98% 76% Mỹ 98% 70% Từng tại khu vực Châu á Thái Bình Dương thì các DNVVN đóng gó từ 30% đến 60% GDI, trên 30% giá trị hàng xuất khẩu và sử dụng từ 40% đến 78% lực lượng lao động. ở hầu hết các nước trên thế giới, khu vực DNVVN được đánh giá là những “hạt nhân” của những hoạt động công nghiệp có tính chất đổi mới và đóng vai trò quan trọng trong một cơ cấu năng động : Trường hợp điển hìnhnhư bangladét : Với 109 triệu dân, 90% dân số sống ở nông thôn, nên công nghiệp nước này chủ yếu là khu vực công nghiệp nhỏ truyền thống. Kế hoạch 5 năm 1980 - 1985 nhấn mạnh đến yêu cầu phát triển công nghiệp hoá nông thôn, thực hiện chương trình này cơ sở hạ tầng được cải thiện. Một uỷ ban gọi là ủy ban phát triển công nghiệp nhỏ thuộc Bộ công nghiệp được thành lập để chăm lo sự phát triển của DNVVN. Bên cạnh đó, Chính phủ Banglađét cho phép thành lập hội giúp đỡ phát triển sản xuất nhỏ (MIDAS). Từ năm 1982 - 1991 MIDAS cho vay gần 8 triệu USD, mức cho vay trung bình là 80.000USD - MIDAS giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ thu hút lao động, tạo việc làm mới trong ngành nghề là 1000USD. MIDAS còn tài trợ cho chương trình đào tạo chủ doanh nghiệp, thực hiện tư vấn, dịch vụ mở rộng khối hợp đồng phụ giữa doanh nghiệp nhỏ với các doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy, Bănglađét đã tận dụng được lực thế và vị trí của các DNVVN, các DNVVN phát triển ngày càng mạnh. Đối với Việt Nam là quốc gia nghèo, lạc hậu, gần 80% dân số và khoảng 70% số lao động sống ở nông thôn, lạc chủ yế sống bằng nghề nông, lao động nhàn rỗi và chủ thừa nhiều, lại đang trong quá trình công nghiệp hoá, thì phát huy tiềm lực của các DNVVN đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội đóng góp vào tổng sản phẩm xaz hội, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, cân đối cơ cấu công nghiệp. DNVVN ở Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 90% trong tổng số các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng góp khoảng 25% GDP, giải quyết việc làm cho gần 8 triệu lao động, chiếm khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% học lượng lao động trong cả nước, đóng góp 32% giá trị tổng sản lượng công nghiệp. Hơn thế nữa, mỗi DN được xem là những tế bào cơ bản của nền kinh tế quốc gia. Trong đó các DNVVN được xem như là những các rễ nhỏ nám vào đất giúp thân cây đứng vững hơn. Đất nước đang phát triển, với nguồn lực hạn chế nhưng chúng ta lại có lợi thế của “người đi sau” trong việc phát triển loại hình DNVVN, nó còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế mà lại không phụ thuộc vào bên ngoài. + Giữa DNVVN và các doanh nghiệp lớn có mối quan hệ gồm hai mối quan hệ chủ yếu : Thứ nhất, mối quan hệ trong đó các doanh nghiệp là những đối thủ cạnh tranh, cùng bán và cùng mua trong cùng một thị trường. Thứ hai, mối quan hệ trong đó một bên là người bán và một bên là người mua. Trong trường hợp thứ nhất có thể dẫn đến khi các doanh nghiệp lớn nhảy vào một lĩnh vực mà các doanh nghiệp đều là người mua, cùng tìm kiếm lao động, tài chính, công nghệ nguyên vật liệu thì các DNVVN sẽ là thế bất lợi. Trường hợp thứ hai là các giao dịch buôn bán giữa các DNVVN với các doanh nghiệp lớn thì các doanh nghiệp có thể chi phối thị trường. Tuy nhiên các DNVVN có lợi thế so với các doanh nghiệp lớn : DNVVN có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thoả mãn nhu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hoá, khuynh hướng sử dụng nhiều lao động với trình độ kỹ thuật trung bình thấp đặc biệt là sự mềm mại và nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của kinh tế thị trường, DNVVN có thể bước vào các thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn và sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất hoặc các khoảng trống vừa và nhỏ của thị trường DNVVN là loại hình sản xuất lấy quyền sở hữu phân tán thay cho địa điểm sản xuất tập trung tổ chức bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ, do vậy nó có nhiều điểm mạnh. + Dễ dàng khởi sự và năng động nhạy bén với thị trường : DNVVN chỉ cần một số vốn hạn chế, một mặt bằng nhỏ hẹp đã có thể tiến hành sản xuất kinh doanh vòng quay sản phẩm nhanh do đó có thể sử dụng vốn tự có, hoặc vay bạn bè, tổ chức quản lý gọn nhẹ dễ quyết định, khi nhu cầu thị trường thay đổi hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn thì dễ dàng thay đổi tình hình, nội bộ dễ thống nhất. + Để phát huy bản chất hợp tác, DNVVN chỉ tiến hành một hoặc một vài công đoạn trong quá trình sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh, mà các công đoạn sản xuất phải kết hợp với nhau để hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh đưa ra tiêu thụ trên thị trường, do đó các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện bản thân mình và tiến hành hợp tác sản xuất. + Thu hút nhiều lao động hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp : Các DNVVN do nguồn vốn ít vì vậy đầu tư vào tài sản cố định cũng ít, họ thường tận dụng lao động thay thế cho vốn, đặc biệt là các nước có lực lượng lao động dồi dào và giá gia công thấp như nước ta, để tiến hành sản xuất kinh doanh phục vụ dân sinh và thường họ đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. + Không có hoặc ít có xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động : Do quy mô vừa và nhỏ, sự ngăn cách giữa người sử dụng lao động và người lao động không lớn, và bản thân người chủ, người sử dụng lao động luôn sát với công việc của người lao động, do vậy nếu có xung đột, mâu thuẫn cũng dễ giải quyết không đi đến hậu quả nghiêm trọng. + Có thể duy trì sự tự do cạnh tranh : Các DNVVN thường không có tình trạng độc quyền, họ dễ dàng và sẵn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh. Tự do cạnh tranh là con đường tốt nhất để phát huy mọi tiềm lực, nguồn lực của xã hội. + Có thể phát huy tiềm lực thị trường trong nước : Sự phát triển DNVVN ở giai đoạn ban đầu là phương thức tốt để sản xuất thay thế các mặt hàng nhập khẩu. Các nước đang phát triển như nước ta chỉ cần lựa chọn một số mặt hàng để sản xuất thay thế nhập khẩu với sức mua của dân, từ đó nâng cap năng lực sản xuất và sức mua của thị trường. + Dễ dàng tạo nên sự phát triển cân bằng giữa các vùng : DNVVN có thể phát triển khắp mọi nơi mọi vùng của đất nước, lấp vào khoảng trống và thiếu vắng của các doanh nghiệp lớn tạo nên sự phát triển cân bằng giữa cacá vùng, đây là một chiến lược kinh tế xã hội quan trọng của đất nước. + DNVVN là nơi đào luyện các nhà doanh nghiệp và là cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển thành doanh nghiệp lớn : Qua thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, một mạng lưới DNVVN trên mọi miền của đất nước đã đào tạo sàng lọc các nhà doanh nghiệp, có thể nói đây là nơi đào tạo hữu hiệu nhất. Mặt khác, quá trình phát triển DNVVN cũng là quá trình tích tụ vốn, tìm kiếm mở mang thị trường…để trở thành doanh nghiệp lớn. Riêng ở Việt Nam, DNVVN còn có một lợi thế là mới phát triển quy mô nhỏ bé, tồn tại ở mọi thành phần kinh tế và đang trong quá trình vận động chuyển hoá, do đó có nhiều thuận lợi để phát triển, nó chứa chục nhiều ảnh hưởng lớn của độc quyền và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Sự trình trễ, thua lỗ, phá sản của các DNVVN có ảnh hưởng rất ít hoặc không gây nên khủng hoảng kinh tế xã hội, đồng thời ít chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế dây chuyền. Dù các DNVVN có những thế bất lợi nhất định so với các doanh nghiệp lớn như : Nguồn vốn cơ sở vật chất, trình độ thiết bị công nghệ thường yếu kém, lạc hậu, trình độ quản lý ở các DNVVN còn bị hạn chế song nó có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế của các nước đặc biệt là ở Việt Nam. Do đặc điểm, tính chất và lợi thế của chúng, nên cá DNVVN có vai trò và tác động kinh tế xã hội rất lớn. Thứ nhất, các DNVVN có vũ khí quan trọng ở chỗ : Chúng chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh. Từ năm 1991 đến năm 1998 số lượng các doanh nghiệp tư nhân đã tăng từ con số không đáng kể đến 18750 doanh nghiệp, số công ty trách nhiệm hữu hạn đến năm 1998 là 7100 công ty và số công ty cổ phần 171công ty. Nên đến cuối những năm 1998, số DNVVN đã chiếm trên 90% mong tổng số các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, chưa kể đến khoảng 110000 trang trại gia đình kinh doanh nông lâm ngư nghiệp đều là quy mô nhỏ. Tính đến năm 1996, nước ta có khoảng 2,2 triệu hộ cá thế sản xuất kinh doanh.  Năm Tiêu chí 1992 1994 1995 1996 Tổng số doanh nghiệp 1514615 1558627 2078125 2245558 DNVVN 7060 6264 5873 5790 Tập thể 3231 2275 1867 1760 DN vốn đầu tư nước ngoài 515 1054 1399 1648 DNvà công ty tư nhân 51.398 15.893 18.727 21.360 Cá thể 1498661 1533141 2050259 2210000 Các loại hình doanh nghiệp từ 1992 -1996 + Thứ hai, các DNVVN có vai trò quan trọng sự tăng trưởng của nền kinh tế chúng đóng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân. DNVVN của cả nước chiếm khoảng 24% GDP, trong đó DNVVN ngoài quốc doanh chiếm khoảng 19% GDP, DNVVN thuộc khu vực Nhà nước chiếm khoảng 5% GDP. Năm 1996 toàn bộ khu vực DNVVN trong và ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệ chiếm 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá trong một số ngành như đồ mộc, chiếu có, mây tre đan, mỹ nghệ…. DNVVN với mạng lưới rộng khắp đã có truyền thống gắn bó với nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Sẽ hình thành những tụ điểm cụm công nghiệp để tác động chuyển hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hệ thống công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gia dụng sẽ phát triển, các làng nghề sẽ hiện đại hoá. + Thứ ba : Tác động kinh tế - xã hội lớn nhất của các DNVVN và giải quyết một số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. - Hiện nay cả nước có khoảng trên 1.000.000doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết việc làm cho 3,5 -4 triệu lao động chiếm khoảng 10 -12% lực lượng lao động xã hội. Nhưng chủ yếu tập trung ở một số ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp nhẹ, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, các đơn vị kinh tế cá thể trong công nghuệp và thương mại thu hút được 3,5 triệu lao động, các công ty và doanh nghiệp tư nhân thu hút được gần nửa triệu lao động. Để làm sáng tỏ ý nghĩa quan trọng của vai trò tạo công ăn việc làm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ta dùng hệ số mở rộng việc làm : Là tỷ số giữa lao động thực tế tạo được việc làm do phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với lao động làm việc thường xuyên trong các DNVVN. KDN + LAH LTT K = = LDN LDN Trong đó : LDN: Lao động làm việc thường xuyên ở các DNVVN LAH : Lao động tạo được việc làm ngoài doanh nghiệp do ảnh hưởng phát triển DNVVN. LTT : lao động thực tế tạo được việc làm do phát triển DNVVN ý nghĩa quan trọng của hệ số K là khi ta biết được số lao động làm việc thường xuyên trong các DNVVN qua báo cáo, thống kê và biết được hệ số K qua điều tra chọn mẫu, chúng ta có thể tính được số lao động thực tế tạo được việc làm cho từng ngành khu vực, toàn lãnh thổ. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực cũng như chính sách phát triển thị trường lao động ở Việt Nam. Trong thực tế, qua điều tra nghiên cứu 1000 DNVVN ở hai miền Nam - Bắc, cả vùng thành thị và nông thôn đều cho thấy cho các doanh nghiệp phát triển đã thu hút rất nhiều lao động ngoài doanh nghiệp tạo được việc làm. Thông qua các hoạt động cung ứng đầu vào, tiếp nhận đâù ra và phục vụ sản xuất kinh doanh, cũng như làm việc không thường xuyên ở các doanh nghiệp, thì có tới 30% tổng số những công việc trên do cá nhân và các hộ gia đình chuyên đảm nhận, đặc biệt đối với vùng nông thôn, vùng ven đô thị có nghề thủ công truyền thống như Phú Xuyên, thường Tín. Lịch sử phát triển kinh tế cuả các nước công nghiệp phát triển cũng như thời kỳ đầu đổi mởi của Việt Nam đã chỉ ra rằng : Khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp lớn phải giảm lao động để giảm chi phí sản xuất đến mức có thể tồn tại và phát triển được, vì cầu của thị trường thấp hơn cung của thị trường. Nhưng đối với DNVVN do đặc tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng đối với thay đổi của thị trường nên nó vẫn có thể hoạt động được. Do đó, các doanh nghiệp không những không giảm lao động mà vẫn có thể thu hết thêm lao động. Hội đồng doanh nghiệp nhỏ thế giới cho rằng “DNVVN là liều thuốc cuối cùng chữa trị bệnh thất nghiệp khi mà nền kinh tế suy thoái”. Điều này được chứng minh vào thời kỳ 1987 - 1990 trong khi các doanh nghiệp lớn và vừa tiến hành tổ chức lại sản xuất, giảm bớt lực lượng lao động, thì các DNVVN “bung ra”đã thu hút phần lớn lực lượng lao động “dôi dư”, góp phần quan trọng giảm bớt tình trạng căng thẳng về việc làm. Qua đây, cho thấy rằng tầm quan trọng của các DNVVN trong việc tạo việc làm, thu hút được nhiều lao động trong toàn lãnh thổ một quốc gia. - DNVVN góp phần tạo ra thu nhập đảm bảo đời sống của người lao động. Các DNVVN có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của đất nước và giải quyết các vấn đề xã hội. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nhập tải, xây dựng thì các DNVVN thu hút được 4150 tỷ đồng trong tổng số 9100 tỷ đồng đầu tư của khu cực này. Giá trị sản lượng công nghiệp do các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra trong năm 1993 là 5315 tỷ đồng, chiếm 26% giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp và 54% giá trị sản lượng công nghiệp điạ phương. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 1992, các DNVVN trong cả nước đã vận chuyển được một khối lượng hàng hoá là 32,2 triệu tấn và khối lượng hàng hoá luân chuyển là 2978triệu tấn, chiếm 64% khối lượng hàng hoá vận chuyển và 56% khối lượng hàng hoá luân chuyển của địa phương. Kết quả điều tra 1000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phạm vi toàn quốc thì chi phí trung bình để tạo ra một chỗ làm việc trong các DNVVN khoảng 740 ngành đồng, chỉ bằng 5% so với các doanh nghiệp lớn trong cả nước. Trong khi đó thì nước thu nhập của các lao động làm việc trong các DNVVN thì chỉ có mức thu nhập trung bình từ 200 ngàn - 300ngàn/tháng gấp 3 mđến 4 lần thu nhập của lao động nông nghiệp. Điều này phản ánh năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN cao hơn sản xuất cá thể hộ gia đình nông nghiệp thuần tuý. Thứ tư, các DNVVN góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Số lượng các DNVVN khá lớn, lại thường xuyên tăng lên, nên đã làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và làm giảm bớt mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp, đồng thời tăg số lượng chủng loại hàng hoá, dịch vụ, thoả mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Các DNVVN thông qua các hợp đồng gia công chế biến hoặc làm đại lý phục vụ sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, cung cấp nguyên liệu - thâm nhập vào từng ngõ ngách của thị trường mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được. Sự phát triển của các DNVVN đã làm cho việc phân bố các DNVVN hợp lý hơn về mặt lãnh thổ ở cả nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng, giảm sức ép về dân số đối với các thành phố lớn. Các DNVVN cũng giống với các doanh nghiệp lớn đều chịu sự chi phối từ hai phía :Quan hệ cung cầu, giá cả thị trường và vai trò điều tiết của Nhà nước. Sự “tự điều chỉnh” hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN rất phù hợp với pháo luật, chính sách của Nhà nước và nhu cầu của thị trường. Làm cho sự tác động của Nhà nước lên các DNVVN có hiệu quả và hiệu lực. Thứ năm, khu vực DNVVN thu hút được khá nhiều vốn ở trong dân. Do tính chất nhỏ, lẻ, dễ phân tán đi sâu vào các ngõ, ngách, bản, làng : - Về tiền vốn : Nhờ đường lối, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước hàng năm các DNVVN đã thu hút một lượng vốn đáng kể của dân cư, đưa nguồn vốn đó vào chu chuyển, khắc phục một nghịch lý đã tồn tại trong nhiều năm là các DNVVN thiếu vốn trầm trọng trong khi lượng vốn trong dân còn nhiều khả năng tiềm ẩn chưa được khai thác. Do dễ khối sự bằng nguồn vốn ít ỏi, nên DNVVN dễ được đông đảo nhân dân tham gia hoạt động, qua đó thu hút dưdợc nguồn vốn trong dân vào sản xuất kinh doanh. ước tính với trên 400.000 doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế thuộc lĩnh vực công nghiệp đã thu hút được khoảng 25000 tỷ đồng vào năm 1993. Nhưng đến năm 1996 lượng vốn thu hút vào sản xuất kinh doanh của hộ cả thể, doanh nghiệp về công ty tư nhân là 53.000 tỷ đồng, chưa kể đến phần thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng nhàn rỗi của các thành viên trong xã hội phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn về vốn của các doanh nghiệp. Tuy lượng vốn thu hút vào một doanh nghiệp không nhiều, thường có vốn đầu tư ban đầu và dưới 5 tỷ đồng, nhưng nhờ số lượng các DNVVN khá lớn nên tổng lượng vốn thu hút vào sản xuất kinh doanh ngày càng tăng và sự gia tăng này được thể hiện ở bảng sau : Năm Tiêu chí 1992 1994 1995 1996 Tổng vốn kinh doanh (tỷ đồng) 121308 227.033 272.831 311.945 DN Nhà nước 74.831 120.552 136.564 141.000 DN tập thể 2890 2112 2147 2.200 DN có vốn đầu tư nước ngoài 22.238 65.419 90.066 121.130 DN và công ty tư nhân 7449 18.750 19.964 26500 Cá thể 14400 20.200 24.090 26.500 Lượng vốn thu hút vào các doanh nghiệp từ 1992 - 1996 Mặt khác các DNVVN còn huy động nguồn vốn của mình thông qua việc đi vay của các NHTM, các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính trung gian làm cho hoạt động trên thị trường tài chính sôi nổi hơn, linh hoạt hơn, đồng thời là nguồn quỹ chia sẻ rủi ro cho các NH khi các doanh nghiệp lớn mất khả năng trả nợ thì các NH có thể thu hồi nợ từ các DNVVN. Bên cạnh đó, các DNVVN còn có thể huy động được nguồn vốn đầu tư thông qua các dự án hoặc giúp đỡ của các phân nhân Việt Kiều. Riêng nguồn vốn Việt Kiều đầu tư về đất nước thông qua việc liên daonh với các DNVVN ở Việt Nam hàng năm đạt tới 200 - 300 triệu USD. - Về mặt kỹ thuật, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường dựa vào việc lựa chọn kỹ thuật phù hợp với trình độ lao động và khả năng về vốn của nó. Họ kết hợp kỹ thuật thủ công với kỹ thuật mà quảng đại quần chúng lao động có thể nhanh chóng tiếp thu và làm chủ trong sản xuất, ít sử dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại, đòi hỏi vốn lớn, đào tạo sử dụng làm mặt bằng rộng tốn kém kinh phí. Do đó phần lớn trang thiết bị của các DNVVN là sản xuất trong nước. - Về nguyên vật liệu : DNVVN với nguồn vốn ít, lao động thủ công là chủ yếu, do vậy nguồn nguyên liệu, vật liệu được sử dụng cũng chủ yếu là tại chỗ, thuộc phạm cư địa phương, dễ khai thác sử dụng qua đó cũng tạo điều kiện để giải quyết việc làm. Trong khu cuộc, rất ít DNVVN sử dụng nguyên liệu nhập ngoại. Cuộc khảo sát 1000 DNVVN trong cả nước cho chúng ta thấy 80% nguồn nguyên liệu, vật liệu cung ứng cho các DNVVN là ở tại địa phương làm giảm chi phí vận chuyển từ nơi cung ứng đến nơi sản xuất và tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Nói tóm lại DNVVN là khu vực mới cho việc thực hiện có kết quả vấn đề huy động nguồn lực của dân cư trong đó quan trọng nhất nguồn vốn phục vụ nhu cầu ngắn hạn về vốn của các DNVVN đảm bảo cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Thứ sáu, các DNVVN có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế, các DNVVN đã tập trung thúc đẩy doanh nghiệp của mình phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặc biệt là trong những năm cuối thể kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, có nghĩa là từng bước chuyển đổi căn bản toàn diện phương thức sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp từ lao động thủ công, lao động bằng máy móc lạc hậu sang lao động bằng máy móc, thiết bị hiện đại là chủ yếu, tạo ra năng suất lao động cao sự phát triển của các DNVVN nói chung và sự phát triển của các DNVVN ở nông thôn nói riêng đóng vai trò chủ yếu thu hút lao động dư thừa và lao động nông dân, đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá làm cho công nghiệp phát triển mạnh thúc đẩy các ngành thương mại và dịch vụ phát triển, đồng thời hỗ trợ tích cực cho sản xuất nông nghiệp, bảo tồn duy trì các ngành nghề truyền thống, phát triển, mở mang nhiều ngành nghề mới, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Sự phát triển của các DNVVN ở thành thị cũng góp phần làm tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp dịch vụ và làm thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Các DNVVN còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi và đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp. Thứ bảy, các DNVVN còn góp phần quan trọng đáng kể vào việc thực hiện đô thị hoá tập trung và thực hiện được phương châm “ly nông bất ly hương”. Do số lượng các DNVVN là rất lớn và sự phát triển ngày càng nhanh của các DNVVN đều biết là ở nông thôn. Sự phát triển của các DNVVN ở nông thôn sẽ thu hút những người lao động thiếu hoặc chưa có việc làm và có thể thu hút số lượng lớn lao động thời vụ trong các kỳ nông nhàn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, rút dần lực lượng lao động trong các ngành nông nghiệp chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ, nhưng vẫn sống tại quê hương bản quán, không phải di chuyển đi xa, thực hiện được phương châm “ly uông bất ly hướng”. Đồng hành với nó là diễn ra xu hướng hình thành những khu cuộc khá tập trung các cơ sở công nghiệp nhỏ ngay ở trong nông thôn, xây dựng cacá cơ sở hạ tầng đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh doanh, tiến dần lên hình thành các tụ vốn, hình thành các đô thị nhỏ đen xen giữa những làng quê. Với lợi thế là tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lực lượng lao động chiếm đại đa số và có sự hỗ trợ quản lý của nhà nước nên ở những khu vực này sẽ càng hình thành nhiều DNVVN làm cho quá trình đô thị hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, quy mô lớn. Thứ tám các DNVVN là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi đào tạo rèn luyện các nhà doanh nghiệp làm quen với môi trường kinh doanh. Hệ thống này bao gồm các trung tâm dạy nghề và các trung tâm đào tạo bồi dưỡng chủ doanh nghiệp - các trung tâm có thể xen ghép và hệ thống các trường đại học. Phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo rất đa dạng, phong phú và linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về lao động và các ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34594.doc