Doanh nghiệp nhà nước và vấn đề quản lý vốn cố định trong các Doanh nghiệp nhà nước

phần i Doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp nhà nước i,khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước : Theo sắc lệnh số 104-SL do chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 1-1-1948 ,doanh nghiệp nhà nước được gọi là doanh nghiệp quốc gia .Điều 2 của sắc lệnh này ghi nhận ‘doanh nghiệp quốc gia là một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu quốc gia và do quốc gia điều khiển’ Sau đó những đơn vị kinh tế của nhà nước được gọi là xí nghiệp quốc doanh (trông công nghiệp ),n

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Doanh nghiệp nhà nước và vấn đề quản lý vốn cố định trong các Doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông trường quốc doanh, và lâm trường quốc doanh (trong lâm nghiệp ). Thuật ngữ doanh nghiệp nhà nước được sử dụng chính thức trong nghị định 338-HĐBT ngày 20-11-1991 ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Điều 1 của Nghị Định này đã định nghĩa doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh doanh do nhà nước thành lập đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ thể. Doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Hiện nay khái niệm doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa trong điều 1 luật doanh nghiệp nhà nước như sau : Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn ,thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế -xã hội do nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự ,tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn doanh nghiệp quản lý. Thuật ngữ này đã phản ánh đầy đủ bản chất pháp lý của doanh nghiệp nha nước trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay. Từ định nghĩ này chúng ta thấy doanh nghiệp nhà nước có các đặc điểm cơ bản sau : a, Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập b, Tài sản trong doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận của tài sản nhà nhà nước. c, Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước. d,Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. ii,vốn và sở hữu vốn cố định trong doanh nghiệp nhà nước : Địa vị pháp lý của doanh nghiệp nhà nước bị chi phối bởi chế độ sỡ hữu vốn trong doanh nghiệp .Như đã trình bày ở phần trên một trong những đặc điểm quan trọng của nhà nước là vốn ban đầu của nó do nhà nước cấp . Do ó doanh nghiệp nhà nước là chủ thể kinh doanh nhưng không có quyền sở hữu đối với vốn,tài sản trong hoạt động kinh doanh. Để có thể làm rõ được vấn đề này chúng ta nghiên cứu các vấn đề sau: Vốn của doanh nghiệp nhà nước là gì ? Quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên các lĩnh vực sản xuất ,lưu thông, dịch vụ theo ngôn ngữ kinh tế được khái quát bằng đầu vào và đầu ra. Để có các yếu tố này ,trước hết nhà doanh nghiệp phải huy động trong tay mình một lượng tiền nhất định. Số tiền này dùng vào việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cũng như trả lương cho công nhân. Nói một cách khác số tiền đó được đưa vào sản xuất kinh doanh, trong quá trình này ,số tiền ứng ra ban đầu được thể hiện ở nhiều hình thái khác nhau của vật chất. Do có sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động, hàng hoá, dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường. Cuối cùng hình thái vật chất khác nhau đó được chuyển hoá về hình thái tiền tệ ban đầu. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau : SLĐ Tiền lương,... T - H ............ SX ........H’ - T’ TLSX TLSX, SLĐ Để tồn tại và phát triển số tiền mà doanh nghiệp thu được sau chu kỳ sản xuất phải bảo đảm bù đắp chi phí đã bỏ ra và có lãi. Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình tiếp theo cho sản xuất kinh doanh được gọi là vốn. Về mặt chất lượng, vốn là hình thái của các giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu được biểu hiện bằng tiền. Về mặt số lượng ,là số lượng giá trị của tiền tệ (bao gồm giấy bạc ngân hàng, vàng, bạc, ngoại tệ, các chứng khoán thuộc quyền sở hữu ) và số lượng giá trị của các tài sản khác như thiết bị ,nguyên vật liệu ... Vốn trong doanh nghiệp nhà nước được chia làm loại : a, Vốn cố định : Để tiến hành sản xuất ,kinh doanh doanh nghiệp phải mua sắm ,xây dựng và lắp đặt những tư liệu lao động cần thiết cho hoạt động của mình như nhà xưởng ,kho tàng ,máy móc thiết bị ,phương tiện vận tải...Những tư liệu lao động này tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và được chia làm hai loại là :Tài sản cố định và công cụ lao động Tài sản cố định là những tư liệu lao động có đủ hai điều kiện sau : + Thời gian sử dụng trên một năm + Giá trị đạt đến mức độ nhất định tuỳ theo quy đinh của mỗi thời kỳ Công cụ lao động nhỏ là những tư liệu bị thiếu một hoặc cả hai điều kiện nói trên Vốn cố định là giá trị ứng ra để đầu tư vào tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp b, Vốn lưu động : Ngoài tư liệu lao động ,để sản xuất doanh nghiệp cần có các đối tượng lao động như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng...Trong quá trình lao động sản xuất các đối tượng này bị biến dạng nó được chuyển từ hình thái hiện vật này sang hình thái hiện vật khác. Lúc đầu nó ứng ra dưới hình thức tiền tệ trải qua quá trình luân chuyển trong các hình thức khác nhau cuối cùng nó lại quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu . Trong giai đoạn sản xuất đối tượng lao động thông qua hoạt động của con người và chuyển thành các dạng khác : bán thành phẩm tự chế và bán thành phẩm dở dang. Toàn bộ đối tượng lao động trong giai đoại này được gọi là tài sản lưu động Trong quá trình lưu thông doanh nghiệp phải tiến hành một số công việc như : chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm và thanh toán..Đối tượng lao động trong giai đoạn này được gọi là các tài sản lưu thông . Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sảnlưu động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên và liên tục 2,Sở hữu và quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp nhà nước : Nhà nước đầu tư vốn để thành lập ra doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước giao tài sản của nhà nước cho doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp nhà nước tiến hành hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế -xã hội ,nhưng nhà nước không giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp mà chỉ giao quyền quản lý tài sản cho doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp nhà nước chỉ có quyền quản lý tài sản mà không có quyền sở hữu đối với tài sản. Quyền quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước trông việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của nhà nước giao cho trong phạm vi luật định phù hợp với mục đích hoạt động và nhiệm vụ thiết yếu của doanh nghiệp. Như vậy quyền quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước cũng bao gồm đầy đủ quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Tuy nhiên mức độ thực hiện các quyền năng này có hạn chế hơn, đặc biệt là quyền định đoạt. Trong cơ chế kinh tế cũ các doanh nghiệp nhà nước sản xuất theo kế hoạch nhà nước vì vậy có rất ít quyền đối tài sản, vốn nhà nước giao cho. Trong cơ chế kinh tế mới hiện nay doanh nghiệp có quyền rộng rãi hơn đối với tài sản nhà nước. Nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp có toàn quyền đối với tài sản mà doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý tài sản nhà nước theo quy định pháp luật, Tuỳ theo nhiệm vụ chức năng của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có những quyền quyết định đối với tài sản của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có quyền chuyển nhượng, cho thuê, cầm cố thế chấp tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp trừ những thiết bị nhà xưởng quan trọng trừ những thiết bị quan trọng theo quy định của chính phủ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có quyền rộng rãi trong việc định đoạt tài sản nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước quyền chuyển nhượng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của nhà nước để đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ có những thiết bị nhà xưởng quan trọng thì nhà nước mới phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng khi định đoạt tài sản nhà nước thì doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích chỉ được quyền chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp tài sản của nhà nước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Như vậy quyền định đoạt tài sản trong doanh nghiệp nhà nước công ích bị hạn chế hơn so với doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải năng động nhanh nhạy ,nếu không mất cơ hội kinh doanh do đó doanh nghiệp kinh doanh được nhà nước giao cho quyền định đoạt tài sản rộng hơn để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Cùng với quyền được giao tài sản và có quyền quản lý tài sản, doanh nghiệp nhà nước phải có những nghĩa vụ nhất định đối với tài sản và vốn nhà nước giao cho.Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả và phát triển vốn nhà nước giao cho bao gồm cả vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác (nếu có ) Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tài sản (vốn ) và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sủ dụng vốn nhà nước ,Nhà nước tiến hành giao vốn cho doanh nghiệp. Toàn bộ số vốn giao cho doanh nghiệp được ghi trong biên bản giao nhận vốn Đại diện của bên giao vốn và bên nhận vốn (Hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp ) phải kí vào biên bản giao nhận vốn. Biên bản giao nhận vốn là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm bảo toàn vốn của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định số thu phải nộp về sử dụng vốn. Phần ii Quản lý vốn cố định xí nghiệp quốc doanh qua các thời kì 1976-1998 i-quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp quốc doanh trong cơ chế kế hoạch hoá 1.Giai đoại 1976-1980 : Đây là giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ 2, phục vụ cho việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, thống nhất đất nước, đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội . Ngày 29 /1/1976 Hội đồng Chính phủ đã ra quyêts định số 19-CP về chấn chỉnh tổ chức sản xuất ,đưa nền kinh tế vào nề nếp và cải tiến một bước ,tạo điều kiện và đòi hỏi mỗi xí nghiệp, mỗi người lao động phải thực hiện đúng kế hoạch Nhà nước. Tiếp theo Hội đồng chính phủ đã ban hành điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh nói riêng và cho áp dụng chúng chung đối với tất cả xí nghiệp quốc doanh. Trong đó nhấn mạnh:Các xí nghiệp quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân phải bảo vệ và sử dụng tài sản của nhà nước bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động được tạo lập từ nguồn vốn Nhà nước cấp qua Ngân sách và vay ngân hàng ,hoặc tự tạo nên bởi nguồn vốn xí nghiệp theo đúng chính sách, chế độ và kế hoạch nhà nước, phù hợp với mục đích sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Các xí nghiệp phải thực hành tiết kiệm, đảm bảo tích luỹ cho nhà nước và cho mình ,bảo vệ nghiêm ngặt tài sản nhà nước ,phải hạch toán chính xác ,chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán hiện hành ,bảo đảm thực hiện đầy đủ chỉ tiêu kế hoạch. Quán triệt tinh thần này công tác quản lý vốn cố định xí nghiệp quốc doanh thời kì này đã thể hiện các nguyên tắc quản lý thống nhất của nhà nước đi đôi mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp, chỉ đạo kế hoạch đi đôi với sử dụng đòn bẩy kinh tế ,khuyến khích vật chất. Về khấu hao tài sản cố đinh : -Tiêu chuẩn về tài sản cố định : - Khấu hao tài sản cố định và sửa chữa lớn TSCĐ : Về quản lý quỹ khấu hao trong thời kì này được quy định như sau : Số khấu hao cơ bản trích nộp vào ngân sách nhà nước để chi kiến thiết cơ bản cho những công trình mới khác Nộp cho ngân sách ngành Để lại xí nghiệp bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất để đổi mới và mở rộng xí nghiệp trong phạm vi quy định cho xí nghiệp Giai đoạn 1981-1985 : Giai đoạn này chúng ta đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ III -lập lại trật tự kinh tế-xã hội, tăng cường động viên nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá trong chặng đầu tiên của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội . Thực hiện các nghị quyết hội nghị thứ 6 và thứ 8 của trung ương .Quyết định 156/HĐBT ngày 30/11/1984 của Hội đồng Bộ trưởng về một số vấn đề về quản lý quản lý công nghiệp quốc doanh đã mở rộng quyền hạn của xí nghiệp quốc doanh trên nhiều lĩnh vực hoạt động tạo điều kiện cho xí nghiệp chuyển sang hạch toán kinh tế và tự chủ tài chính. Quyền tự chủ tài chính của xí nghiệp được thực hiện dựa trên nguyên tắc cơ bản là xí nghiệp bảo toàn vốn Nhà nước cấp, sử dụng vốn có hiệu quả. Xí nghiệp cần nắm lại toàn bộ vật tư, tài sản ,tiền vốn, giải quyết dứt điểm tình trạng công nợ dây dưa, thu nộp ngân sách đầy đủ. Tài sản cố định : Yêu cầu khách quan trong thời kì này là cần nắm chắc giá trị TSCĐ hiện có ở xí nghiệp .Bởi vì phần lớn TSCĐ được mua sắm trong thời gian trước đó chưa thể hiện đầy đủ giá trị của nó , giá trị của TSCĐ đã được nâng lên 3 lần từ năm 1981 nhưng vẫn còn thấp so với hao phí lao động xã hội cần thiết - Về khấu hao TSCĐ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản : Đây là việc làm mới nhằm mở rộng quyền hạn và nâng cao trách nhiệm của xí nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản . Các xí nghiệp công nghiệp thuộc ngành kinh tế quốc dân ,không phân biệt trung ương hay địa phương quản lý ,nếu có đủ điều kiện sau đây ,đều được trích lập vốn tự có để đầu tư xây dựng cơ bản . Các xí nghiệp công nghiệp thuộc các ngành kinh tế quốc dân, không phân biệt trung ương hay địa phương quản lý nếu có đủ điều kiện sau đây, đều được trích vốn tự có để đầu tư xây dựng cơ bản ( có tư cách pháp nhân ,hạch toán kinh tế độc lập, đã thực hiện chế độ trích khấu hao và trích lập các quỹ xí nghiệp theo quy định hiện hành ) Việc trích lập vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các quỹ : - Quỹ khấu hao cơ bản - Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất - Quỹ phúc lợi Việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản II-quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp quốc doanh trong cơ chế thị trường Mười năm sau ngày cả nước thống nhất, kinh tế quốc doanh phát triển khá ,hình thành nhiều ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải, bưu điện, thương nghiệp và kinh doanh vật tư, các nông, lâm, ngư trường quốc doanh, các đơn vị kinh tế trong lực lượng vũ trang, các tổ chức du lịch .... trong cả nước. Nhưng do cơ chế tập trung quan liêu kéo dài quá lâu đến cuối năm1984-1985 nền kinh tế cả nước lâm vào tình trạng khủng hoảng suy thoái . Các quan hệ hàng hoá - tiền tệ không cân đối - lạm phát và bội chi ngân sách tăng vọt ,nhiều xí nghiệp hoạt động kém hiệu quả , sản xuất đình đốn ,cần phải sửa đổi cơ chế ,đổi mới hoạt động quản lý ,đổi mới quản lý kinh tế ,chấn chỉnh lại hoạt động của các ngành SXKD . Nghị quyết Đại hội Đảng VI cùng các nghị quyết của trung ương Đảng , quyết định của thủ tướng chính phủ về đổi mới ,về thực hiện 3 chương trình kinh tế . Sản xuất lương thực - thực phẩm - hàng tiêu dùng ,hàng xuất khẩu , thực hiện một bước về chủ trương đổi mới quản lý kinh tế ,huy động nội lực từ nội bộ doanh nghiệp, nội bộ nền kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển sản xuất ,khắc phục và hạn chế suy thoái , lập lại kỷ cương trật tự trong quản lý kinh tế -quản lý xã hội . Sau 14 năm đổi mới (1986-1998) kinh tế nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng ,chính trị được giữ vững và đất nước ngày một phát triển ,công tác quản lý vốn cố định trong giai đoạn này có nhiều thay đổi để phù hợp với quá trình đổi mới của đất nước . Chúng ta có thể thấy được điều này qua các mốc sau : Giai đoạn 1986-1988 : Là giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thay đổi cơ chế ,chính sách chế độ quản lý tài chính quốc doanh theo tinh thần nghị quyết Đại hội VI của Đảng. Đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa ,gắn kế hoạch sản xuất với tiêu thụ ,kết hợp hàng hóa -tiền tệ - thị trường - giải quyết tình trạng lộn xộn về cơ cấu hình thành các doanh nghiệp ,thực hiện các mục tiêu kinh tế, năng suất, chất lượng và hiệu quả. Sắp xếp lại cơ cấu đầu tư, củng cố tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, các đơn vị sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông, và bưu điện...theo hướng tự chủ thực hiện hạch toán kinh tế và loại trừ hiện trạng làm ăn thua lỗ ,lãi giả lỗ thật ,sản xuất kinh doanh kém hiệu quả Thực hiện đường lối kinh tế theo chủ trương trên nhà nước đã ban hành quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/87 nhằm đổi mới ,chuyển việc thực hiện kế hoạch sản xuất 3 phần ở xí nghiệp ,kế hoạch sản xuất chính do nhà nước giao có vật tư đảm bảo và chỉ định nơi giao nộp sản phẩm kế hoạch ,xí nghiệp tự làm ,tự tìm kiếm vật tư ,kế hoạch sản xuất phụ sang thực hiện một kế hoạch duy nhất ,kế hoạch pháp lệnh theo chi tiêu của nhà nước giao .Giám đốc xí nghiệp có quyền đăng kí bổ sung chi tiêu kế hoạch hàng năm khi khả năng sản xuất kinh doanh cho phép thực hiện vượt chỉ tiêu nhà nước hoặc bộ chủ quản giao hoặc đề nghị rút giảm chỉ tiêu kế hoạch do thiếu vật tư - nguyên vật liệu sản xuất, nơi tiêu thụ hoặc nhu cầu tiêu thụ giảm. Về quản lý tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định theo quyết định 217/HĐBT và thông tư 78TC/CN ngày 31/12/1987 của Bộ Tài chính quy định : Tài sản cố định thuộc vốn Ngân sách cấp , nếu không cần dùng cho sản xuất , xí nghiệp báo cáo ,cơ quan quản lý cấp trên để điều động cho các xí nghiệp khác theo nguyên tắc nhượng bán tài sản trong nội bộ ngành, cho phép bán ( hoặc cho thuê ) cho các đơn vị kinh tế quốc doanh ngoài ngành , giá bán (hoặc cho thuê ) được hai bên chấp thuận trên cơ sở giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm bán . Nếu nhượng bán ngoài khu vực kinh tế quốc doanh thì phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan tài chính cùng cấp. Tài sản cố định mua bằng vốn tự có ,về đầu tư xây dựng cơ bản hoặc quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của xí nghiệp ,hoặc bằng nguồn vốn vay ngân hàng hoặc bằng nguồn huy động khác nếu không cần dùng ,xí nghiệp được quyền bán cho các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác ,ưu tiên bán cho các đơn vị quốc doanh và tập thể theo giá thoả thuận ở tại thời điểm bán và phẩm chất còn lại của TSCĐ , tiền thu về nhượng bán (hoặc cho thuê ) TSCĐ thuôc mọi nguồn vốn sau khi đã nộp đủ khấu hao co ngân sách (nếu TSCĐ thuộc nguồn vốn ngân sách ) và trả nợ ngân hàng ,cùng với các nguồn vốn khác còn lại được đưa vào quỹ phát triển kinh doanh của xí nghiệp về đầu tư xây dựng cơ bản để duy trì và đổi mới TSCĐ Tài sản cố định đã hết thời hạn khấu hao bất kể thuộc nguồn vốn nào ,xí nghiệp được quyền thanh lý TSCĐ được bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp TSCĐ mua sắm mới hạch toán theo nguyên giá mua cộng với chi phí vận chuyển -bảo quản -lắp đặt ,hạch toán vào giá trị TSCĐ và vốn cố định của xí nghiệp - nguyên giá TSCĐ hiện có , giá trị hao mòn thực tế và giá trị còn lại ( vốn cố định ) của TSCĐ đang sử dụng được định giá trên cơ sở phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước. Tất cả TSCĐ hiện có của xí nghiệp đều phải trích khấu hao vào giá thành sản phẩm ,được áp dụng tỷ lệ khấu hao thống nhất theo chế độ của Bộ Tài Chính cho từng loại TSCĐ phổ biến của từng nghành kinh tế kĩ thuật - hoặc áp dụng theo tỷ lệ khấu hao do các ngành chủ quản quy định đối với TSCĐ còn lại trong ngành sau khi thoả thuận với Bộ Tài Chính. Về nguyên tắc : Tỷ lệ khấu hao cơ bản TSCĐ phải ánh đúng mức độ hao mòi thực tế của TSCĐ trong điều kiện sản xuất bình thường . Tỷ lệ khấu hao sửa chữa lớn phải phản ánh đúng chi phí thực tế hợp lý phù hợp mặt bằng giá- lương về sửa chữa lớn TSCĐ theo định kì đối với mỗi TSCĐ . Tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng còn sử dụng được đánh giá lại và tiếp tục được trích khấu hao vào giá thành . Tài sản cố định chưa khấu hao hết nhưng không sử dụng được do nguyên nhân chủ quan ,xí nghiệp phải làm thủ tục thanh lý và phải dùng quỹ phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp để bù đắp phần giá trị thiệt hại về giá trị TSCĐ Tài sản cố định thuộc vốn ngân sách cấp phải trích nộp khấu hao cơ bản vào ngân sách 50% số tiền trích được ,xí nghiệp mới đi vào hoạt động trong 3 năm đầu , nộp ngân sách 70 % tiền trích khấu hao cơ bản ,số còn lại đưa vào vốn tự có đầu tư xây dựng cơ bản của xí nghiệp . Theo yêu cầu vốn đầu tư của một số ngành ,chính phủ đã đồng ý và Bộ tài chính cho để lại toàn bộ tiền khấu hao cơ bản ,đơn vị giữ lại và đưa vào tài khoản tại ngân hàng đầu tư và được rút chi cho kế hoạch đầu tư được duyệt hàng năm ,theo đúng trình tự thủ tục về thủ tục cấp phát và thanh quyết toán XDCB. Vốn ngân sách chỉ cấp phát cho những công trình kinh tế trọng điểm của nhà nước ,các công trình phúc lợi và cơ sở hạ tầng . Danh mục các công trình này do Uỷ Ban kế hoạch nhà nước chủ trì ,cùng bộ tài chính xem xét kế hoạch trình chính phủ duyệt . Các công trình khác bao gồm các công trình thuộc các ngành sản xuất kinh doanh ,thương nghiệp dịch vụ . Đơn vị ngành đầu tư bằng nguồn vốn tự có ,vốn vay ngân hàng hoặc các nguồn huy động khác theo chế độ quy định của nhà nước và phải đăng kí -phải xét duyệt ghi kế hoạch trong kế hoạch đầu tư hàng năm ,trung hạn và dài hạn được nhà nước phê chuẩn. Xí nghiệp được sử dụng một phần khấu hao sửa chữa lớn để bổ sung vào nguồn vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản trong trường hợp vốn sửa chữa lớn không sử dụng hết vào việc sưả chữa lớn, phục hồi tài sản cố định. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là vốn vay ngân hàng hoặc nguồn huy động khác , nguồn trả nợ ngân hàng là tiền khấu hao cơ bản của tài sản cố định đi vay , nguồn trả nợ tiền vay ngân hàng được tính vào giá thành sản phẩm Trường hợp thời hạn trả nợ nhanh hơn thời hạn trích khấu hao xí nghiệp dùng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản để trả , không dùng lợi nhuận và các khoản khác thuộc phần nộp ngân sách để trả nợ vay ngân hàng . Với các nguồn vốn vay khác , xí nghiệp có quyền thoả thuận về nội dung chế độ hoàn trả vốn góp ,vốn vay , hoặc chia lãi với nguyên tắc bảo đảm lợi ích của tập thể, của nhà nước ,và người góp vốn ,người cho vay và xí nghiệp phải chịu trách nhiệm vật chất về việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó 2.Giai đoạn từ 1989-1994 : Đây là giai đoạn thực hiện hai năm cuối của kế hoạch 5 năm (1986-1990 ) xây dựng kinh tế theo nhiệm kì Đại hội Đảng lần thứ VI và giai đoạn thực hiện xây dựng kinh tế theo nhiệm kì của Đại hội Đảng lần thứ VII (1990-1994 ). Thời gian này đã tạo ra bước chuyển biến mới trong lịch sử phát triển kinh tế nước ta ,năm 1989 được xem như một cái mốc lịch sử . Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực , bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá ... Quan điểm chuyển hẳn nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường đã thắng thế thể hiện : tiền tệ hoá một bước tiền lương ,bỏ hẳn chế độ tem phiếu ,thương mại hóa lương thực ,vật tư ,xăng dầu ... Sự chuyển dịch này đã thay đổi bộ mặt của nền kinh tế nhưng bên cạnh đó nhiều xí nghiệp công nghiệp đang quen trong cơ chế bao cấp được gian các chỉ tiêu sản xuất ,vật tư tiêu thụ nay phải tự lo toàn bộ ,đã không kịp chuyển động ,làm không đủ ăn ,đã dùng tài sản ,vật tư để trả lương ... tài sản nhà nước bị xâm phạm. Trước tình hình đó ,nhà nước ban hành một loạt các quyết định để củng cố tình hình ,củng cố xí nghiệp quốc doanh ,tổng kết thực hiện quyết định 217/ HĐBT .Và các văn bản hướng dẫn quả lý tài chính ,sửa đổi ,bổ sung các cơ chế chính sách cần thiết để giải quyết rạch ròi mối quan hệ quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Quyết định tiến hành kiểm kê tài sản 1/1/1990 (QĐ 101/HĐBT ngày 01.8.1989 ) .Không chỉ nhằm để nhà nước nắm lại tài sản ở các doanh nghiệp ,nắm được cơ cấu ,tình trạng vật tư kĩ thuật mà nhà nước đầu tư vào các nghành để có chủ trương đầu tư hợp lý cho kế hoạch các năm tiếp theo . Đánh giá lại tài sản cố định theo mặt bằng thống nhất phù hợp với điều kiện giá thế giới , thông qua tỷ giá đồng VN/ Rcn và VNĐ/USD Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế , khắc phục một bước cơ bản các khuyết điểm trong công tác quản lý tài chính ở các xí nghiệp quốc doanh ,Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định số 144 ngày 10-5-1990 về chấn chỉnh quản lý tài chính xí nghiệp quốc doanh. Ngày 25-4-1991 chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị số 138 về việc mở rộng quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn kinh doanh cho đơn vị cơ sở quốc doanh .Thi hành quyết đinh trên ,Bộ Tài Chính đã hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng vốn và chế độ khấu hao TSCĐ trong các xí nghiệp quốc doanh ( Thông tư số 32/TC-VKH ngày 31-7-1990 ,thông tư số 33/TC-CN ngày 31/7/1990 ). Về nội dung các loại vốn ở xí nghiệp được phân loại thống nhất các nguồn hình thành sau đây : Vốn ngân sách cấp : gồm vốn cố định ,vốn lưu động ,vốn xây dựng cơ bản, vốn viện trợ,.. Vốn xí nghiệp bổ sung :gồm vốn cố định ,vốn lưu động,.. Vốn liên doanh liên kết :gồm vốn cố định ,vốn lưu động của các đơn vị tham gia vào liên doanh liên kết. Vốn tín dụng : gồm các khoản tiền vay ngắn hạn ,vay dài hạn ngân hàng , và các khoản vay khác Từ đây trong quản lý và hạch toán vốn sản xuất kinh doanh không dùng thuật ngữ “ Vốn tự có “ và không có vốn nào được coi là vốn tự có Để xử lý đúng đắn vốn cố định trong xí nghiệp quốc doanh , theo quy định mới các xí nghiệp phải căn cứ vào chứng từ ,sổ kế toán xác định số thực có của của vốn xí nghiệp bổ sung . Sau khi loại trừ vốn xí nghiệp bổ sung mọi loại vốn cố định phản ánh trong số vốn tự có trên sổ kế toán của xí nghiệp được tính chung vào vốn ngân sách cấp. Trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn cố định của xí nghiệp : Phương thức bảo toàn vốn cố định là : Số thực tế đã bảo toàn Xử lý trách nhiệm bảo toàn vốn : Về chế độ khấu hao TSCĐ Giá trị mới của TSCĐ được xác định như sau : Tỷ lệ khấu hao cơ bản : Tỷ lệ khấu hao sửa chữa lớn : Giá trị TSCĐ làm căn cứ trích khấu hao TSCĐ được xác định như sau : Nộp và sử dụng vốn khấu hao cơ bản , vốn tự bổ sung về đầu tư XDCB : Về chuyển giao ,cho thuê ,nhượng bán , thanh lý TSCĐ : Về chuyển giao TSCĐ : Về cho thuê TSCĐ : Về khấu hao TSCĐ cho thuê : Lợi nhuận về cho thuê TSCĐ được xác định như sau : Lợi Doanh thu Khấu hao Chi phí nhuận = về cho thuê - TQD - TSCĐ cho thuê - khác thực hiện TSCĐ (khấu hao và KHSCL) (nếu có) Nộp lợi nhuận vào ngân sách nhà nước: Xí nghiệp quốc doanh có TSCĐ cho thuê thuộc ngành nào thì nộp lợi nhuận vào ngân sách ngành đó theo mức quy định của ngành đó theo thông tư số 12/TC-CN ngày 25-3-1988 của Bộ Tài chính Nhượng bán TSCĐ: Thanh lý tài sản cố đinh : Giai đoạn 1995-1998 : Đây là giai đoạn xây dựng kinh tế theo nhiệm kì của đại Đảng lần thứ VIII . Thời gian này đã tạo ra nhiều bước phát triển quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế của nước ta . Đây cũng là giai đoạn có nhiều biến động lịch sử trên thế giới và khu vực ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Cùng với việc chúng ta được gia nhập vào tổ chức ASEAN , trở thành thành viên của tổ chức APEC, đang được xem xét kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới WTO ,tham gia kí kết các điều ước thương mại với các tổ chức thế giới như EU, ..đã tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp nhà nước , bên cạnh đó tình hình khủng hoảng của tháilan, các cuộc chiến tranh sắc tộc ,khủng hoảng đồng yên Nhật ... đã ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước . Nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả dẫn đến sản xuất một cách cầm chừng ,thua lỗ triền miên . Để nâng cao quản lý vốn thuộc sở hữu nhà nước và tính chủ động của doanh nghiệp phù hợp với hoàn cảnh mới Chính phủ đã ban hành Quy Chế kèm theo Nghị định số 59 -CP ngày 03-10-1996 về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước . Trên cơ sở này Bộ Tài Chính đã ra thông tư số 75/TCDN ngày 12/11/96 ,hướng dẫn quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước , và Chế Độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định ( Ban hành theo quyết định số 1062 TC/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ) Bảo toàn và phát triển vốn cố định : Doanh nghiệp được phép sử dụng vốn cố định để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo nguyên tắc hiệu quả ,bảo toàn và phát triển vốn . Trường hợp sử dụng vốn cố định khác với mục đích sử dụng đã quy định cho các nguồn đó thì phải theo nguyên tắc hoàn trả . Việc sử dụng vốn cố định để đầu tư xây dựng phải chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về quản lý về đầu tư xây dựng. Bảo toàn và phát triển vốn cố định là biện pháp bảo vệ lợi ích của nhà nước và các chủ đầu tư khác ,đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển kinh doanh. Các biện pháp bảo toàn vốn : -Thực hiện đúng chế độ quản lý ,sử dụng tài sản theo đúng quy đinh của nhà nước. - Các doanh nghiệp phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định. Xử lý trách nhiệm bảo toàn vốn cố định : Tuỳ theo mức độ tổn thất vốn, Hội đồng quản trị , tổng giám đốc (hoặc giám đốc đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị ) chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật : bị xử phạt hành chính , bồi thường vật chất ,truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước , các cơ quan quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp nhà nước ra các quyết định gây thiệt hại về vốn cho doanh nghiệp nhà nước thì phải chịu trách nhiệm theo pháp luật hiện hành về các quyết định đó. Xử lý tổn thất tài sản cố định trong doanh nghiệp nhà nước Chế độ khấu hao tài sản cố định : Những tài sản cố định không phải trích khấu hao bao gồm : Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ như sau : Phương pháp trích khấu hao trích khấu hao TSCĐ : -Việc tăng, giảm mức trích khấu hao cơ bản Việc sử dụng vốn khấu hao cơ bản tại doanh nghiệp : Cho thuê , thế chấp ,nhượng bán , thanh lý tài sản : Cho thuê ,thế chấp tài sản cố định : Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định : Đầu tư tài sản ra ngoài doanh nghiệp : Đầu tư liên doanh trong nước : Đầu tư liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài : Phần III Một số giải pháp và kiến nghị trong quản lý vốn cố định ở doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hoá doanh nghiệp : Đặc trưng của nền kinh tế nước ta khi chuyển sang cơ chế thị trường là khu vực quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhưng việc chuyển đổi còn chậm . Thời gian qua ngân sách nhà nước đã đầu tư một tỉ trọng lớn cho các đơn vị quốc doanh nhưng hiệ quả thu được còn thấp trong khi ngân sách có hạn và phải trích cho nhiều khoản chi khác nhau .Để xử lý tình trạng thiếu vốn và tạo cơ chế quản lý có hiệu lực , thực sự ràng buộc doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước thì giải pháp cần làm là thực hiện cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước. Việc chuyển một bộ phận DNNN hoạt động kinh doanh sang công ty cổ phần chỉ là sự thay đổi về hình thức quản lý . Mặt khác , do quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp được tách biệt một cách tương đối , giám đốc doanh nghiệp có toàn quyền quyết định điều hành doanh nghiệp theo chức năng , nhiệm vụ quyền hạn của mình - dưới sự kiểm tra ,giám sát của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát - kể cả quyền được mạo hiểm trong kinh doanh để tìm cơ may sinh lời . Trong công ti cổ phần hình thành một cơ chế rành buộc giữa ba ch._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34988.doc
Tài liệu liên quan