Lời mở đầu
Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu và khu vực. Điều này mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các vấn đề trong nước, đặc biệt là các vấn đề về chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước để ổn định nền kinh tế. Một trong những thách thức lớn mà chúng ta đang phải đối mặt là hiện tượng đô la hóa nền kinh tế, đây không phải là một hiện tượng mới nhưng đang có diễn biến hết sức phức tạp trong
30 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đô la hoá ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian gần đây, ảnh hưởng không nhỏ cho người dân cũng như nền kinh tế. Nó đòi hỏi nhà nước cũng như NHTW phải có những biện pháp can thiệp kịp thời để can thiệp giúp giảm thiểu những rủi ro cho tình trạng này.Chình vì vậy tôi chọn đề tài: “Đô la hoá ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp khắc phục”
Đây là một đề tài khá khó hơn nữa thời gian làm bài và trình độ của người viết còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi có những thiếu sót nhất định.Qua đây em xin được cảm ơn TS. Lê Thanh Tâm đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành đề án này,nếu có thời gian và điều kiện em sẽ mở rộng và hoàn thiện đề tài này hơn nữa
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
Hệ thống hoá toàn bộ các ván đề cơ bản về đô la hoá, trong đó đề tài tập trung vào nghiên cứu tinh trạng đô la hoá ở Việt Nam. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng đô la hoá đang diễn ra, qua đó nhận thức được những hạn chế của đô la hoá nhằm đưa ra các giả pháp khắc phục.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên dựa trên thực tế về tình trạng đô la hoá ở Việt Nam từ năm 1993- 2008, đặc biệt từ năm 2003- 2008.
PHẦN 1
Các vấn đề cơ bản về đô la hoá
1.1: Khái niệm về đô la hoá
Định nghĩa chung về đô la hoá
Đô la hoá có thể hiểu một cách thông thường là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng bản tệ trong toàn bộ hoặc một số chức năng tiền tệ, nền kinh tế đó bị coi là đô la hoá toàn bộ hoặc một phần.
(Tài chính quốc tế)
Theo IMF
Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hoá cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ.
1.2: Phân loại đô la hoá
Đô la hoá được phân ra làm 3 loại: đô la hoá không chính thức (unofficial Dollarization), đô la hoá bán chính thức (semiofficial dollarization), và đô la hoá chính thức (official dollarization)
-Đô la hoá không chính thức: là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận.
Đô la hoá không chính thức có thể bao gồm các loại sau:
• Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài.• Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi.
Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước.
- Đô la hoá bán chính thức là:
Những nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền. Ở những nước này, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, và thậm chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và những chi tiêu hàng ngày. Các nước này vẫn duy trì một ngân hàng trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ.
- Đô la hoá chính thức (hay còn gọi là đô la hoá hoàn toàn) xẩy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân, mà còn hợp pháp trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ là những đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Thông thường các nước chỉ áp dụng đô la hoá chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế.
Đô la hoá chính thức không có nghĩa là chỉ có một hoặc hai đồng ngoại tệ được lưu hành hợp pháp. Tuy nhiên, các nước đô la hoá chính thức thường chỉ chọn một đồng ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp.
1.3: Phương pháp đo lường mức độ đô la hóa
+Tỷ lệ tiền gửi bàng ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán (FCD/M2)
+Tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ trên tổng dư nợ cho vay
+Khối lượng tiền gửi bằng ngoại tệ
1.4: Các nguyên nhân của đô la hóa
Trước hết, đô la hoá là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước chậm phát triển .
Đô la hoá thường gặp khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, sức mua của đồng bản tệ giảm sút thì người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín. Song song với chức năng làm phương tiện cất giữ giá trị, dần dần đồng ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện thanh toán hay làm thước đo giá trị.
Tình trạng đô la hoá bao gồm cả ba chức năng thuộc tính của tiền tệ, đó là:
• Chức năng làm phương tiện thước đo giá trị.
• Chức năng làm phương tiện cất giữ.
• Chức năng làm phương tiện thanh toán.
Thứ hai, hiện tượng đô la hoá bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đô la Mỹ, được sử dụng trong giao lưu quốc tế làm vai trò của "tiền tệ thế giới". Nói cách khác, đô la Mỹ là một loại tiền mạnh, ổn định, được tự do chuyển đổi đã được lưu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ XX đã dần thay thế vàng, thực hiện vai trò tiền tệ thế giới.
Ngoài đồng đô la Mỹ, còn có một số đồng tiền của các quốc gia khác cũng được quốc tế hoá như: bảng Anh, mác Đức, yên Nhật, FrancThuỵ Sỹ, euro của EU... nhưng vị thế của các đồng tiền này trong giao lưu quốc tế không lớn; chỉ có đô la Mỹ là chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại thế giới). Cho nên người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hoá là "đô la hoá".
Thứ ba, trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước, nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới để thực hiện một số chức năng của tiền tệ. Đô la hoá ở đây có khi là nhu cầu, trở thành thói quen thông lệ ở các nước.
Thứ tư, mức độ đô la hoá ở mỗi nước khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển nền kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân, trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia. Những yếu tố nói trên ở mức độ càng thấp thì quốc gia đó sẽ có mức độ đô la hoá càng cao.
Thứ năm, do nạn sùng bái ngoại tệ,họ cho rằng sử dụng ngoại tệ, đặc biệt là USD thì sẽ không sợ bị mát giá do không chịu ảnh hưởng của lạm phát,nhưng thực tế đã cho thấy không phải như vậy.Ví dụ như năm
1.5: Những hạn chế và rủi ro do đô la hóa
Ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong một nền kinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn, việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ sẽ bị mất tính độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh tế quốc tế, nhất là khi xẩy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ
Làm suy giảm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về tiền tệ, gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ của mình thông qua việc hạn chế và có thể “vô hiệu hoá” vai trò của lãi suất đồng nội tệ, tỉ giá, đặc quyền phát hành tiền của ngân hàng trung ương đồng thời cũng sẽ khiến cho ngân hàng trung ương “đánh mất” vai trò là người cho vay sau cùng..
Làm cho đồng nội tệ nhạy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, do đó những cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả.
Tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hoá có thể thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hoá có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đô la Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá.
Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới thực hiện phá giá đồng tiền, thì quốc gia bị đô la hoá sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá.
Ở trong các nước đô la hoá không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định. Trong trường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Khi người dân giữ một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ tỷ giá). Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc đặt mục tiêu cung tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng.
Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ cao, nếu khi có biến động làm cho người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ này đã được ngân hàng cho vay, đặc biệt là cho vay dài hạn, khi đó ngân hàng nhà nước của nước bị đô la hoá cũng không thể hỗ trợ được vì không có chức năng phát hành đô la Mỹ.
Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ. Trong trường hợp đô la hoá chính thức, chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của đồng tiền khi đó sẽ do nước Mỹ quyết định. Trong khi các nước đang phát triển và một nước phát triển như Mỹ không có chu kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau, sự khác biệt về chu kỳ tăng trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có những chính sách tiền tệ khác nhau.
Đô la hoá chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la hoá hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song công chúng vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với ngoại tệ. Đối với vác nước đô la hoá hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất.
PHẦN 2
ĐÔ LA HOÁ Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
Một số hình ảnh thể hiện tình trạng đô la hoá.
Mua bán ngoại tệ tấp nập ở phố hà trung
Của hàng hapro C4 giảng võ chỉ chấp nhận thanh toán bằng ngoại tệ
Nguồn : VnExpress.net
Theo TS. Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc chương trình nghiên cứu
giảng dạy FulBright
Tình trạng đôla hoá ở Việt Nam hiện nay khoảng 30% (Tháng 3/2009)
2.1: Phân tích thực trạng đô la hóa ở Việt Nam giai đọan 1992-2008.
2.1.1: Thực tế
Ở Việt Nam, theo thống kê, tỷ lệ đô la hóa luôn ở mức trên 20% trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều, như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia...chỉ khoảng 7-10%. Mục tiêu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tới năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ này xuống còn 15%.
Những năm qua, lượng tiền gửi tuyệt đối bằng USD tại các ngân hàng đã không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở hệ thống ngân hàng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với nguồn vốn ngoại tệ đồ sộ đó, các ngân hàng thường có 2 cách lựa chọn: một là đem gửi ở ngân hàng nước ngoài_những nước có lãi suất tiết kiệm bằng đồng USD cao hơn trong nước để kiếm lời bằng chênh lệch lãi suất hoặc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ quốc tế; hai là đầu tư và cho các doanh nghiệp trong nước vay. Cách thứ nhất buộc các ngân hàng phải có một lượng USD tương đối lớn, song, hiệu quả kinh tế không cao, lại luôn tiềm tàng nhiều rủi ro do giá USD trên thị trường thế giới luôn biến đổi thất thường. Điển hình là việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã từng có giai đoạn bị thua lỗ hàng chục triệu USD do kinh doanh ngoại tệ. Chính vì vậy mà các ngân hàng thường thực hiện theo cách thứ 2: đầu tư cho vay trong nước, và chính điều này đã làm gia tăng các giao dịch, thanh toán bằng USD trên nhiều loại thị trường. Điều này không những đẩy nhanh quá trình đô la hóa mà còn mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp vay vốn bằng USD: họ kinh doanh bằng VNĐ nhưng phải trả nợ ngân hàng bằng USD và nghiễm nhiên sẽ phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá.
(theo ngân hàng nhà nước Việt Nam-Tổng cục thống kê)
Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng đô la Mỹ trong giao dịch buôn bán... bắt đầu được chú ý đến từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửi bằng đồng đô la. Đến năm 1992, tình trạng đô la hoá đã tăng lên mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng đô la USD. Trước tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cố gắng đảo ngược quá trình đô la hoá nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD vào các ngân hàng xuống còn 20% vào năm 1996.
Nhưng tiếp theo đó cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến cho đồng tiền Việt Nam giảm giá trị, và Việt Nam lại tiếp tục chịu sức ép của tình trạng đô la hoá. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ đồng USD được gửi vào các ngân hàng tăng lên đến 31,7%. Tỷ lệ này có xu hướng giảm đáng kể trong những năm tiếp theo, đến năm 2003 còn 23,6% và 9 tháng đầu năm 2004 là 22%. Đến cuối năm 2007, con số này ở mức 20 – 21 %. Đây là xu hướng tích cực, cho thấy tình trạng đô la hoá tài sản nợ trong hệ thống ngân hàng thương mại đang được kiềm chế một cách có hiệu quả, người dân đã có niềm tin vào đồng tiền nội địa nhiều hơn. Tuy nhiên, đến đầu năm 2008, khi tình trạng lạm phát tăng cao, tâm lý lo lắng về sự mất giá của đồng nội tệ tăng lên thì tình trạng đô la hoá ở nước ta đang có nguy cơ trầm trọng trở lại.Và cho đến nay con số này vào khoảng 30% đây là một con số khá cao theo IMF
Trong thực tế, chúng ta thấy rõ một số nền kinh tế thành công không bị đô la hoá, như tại Trung Quốc (tỉ lệ FCD/M2 là 9%), các ngân hàng không được phép quyết định lãi suất tiền gửi bằng đô la.
Thông thường đô la hoá diễn ra khi đồng tiền của một nước bị đánh giá là yếu kém, và đồng đô la được coi là phương tiện dự trữ có giá trị. Tuy nhiên, không phải bất cứ quốc gia nào có đồng tiền yếu đều bị đô la hoá trực tiếp. Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế tương tự Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Braxin... không cho phép thanh toán các loại hàng hoá dễ dàng bằng đồng đô la. Chính việc cho phép sử dụng gần như hợp pháp hoá đồng USD tại Việt Nam để mua các loại hàng hoá như bất động sản, mặt hàng điện tử, xe cộ, phí khách sạn... đã làm tăng quá trình đô la hoá. Như trên đã phân tích, nếu tình hình không sớm được kiềm chế và đẩy lùi, thì rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng tài chính.
Trong thời gian vừa qua, có thể thấy rõ tác động tiêu cực của tình trạng đô la hoá lên nền kinh tế Việt Nam. Hiện tượng đô la hoá trên thị trường tài chính đã tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ mỗi khi có biến động về ngoại tệ. Điều này đã thể hiện rõ qua việc trong nửa đầu năm 2008 giá một USD trên thị trường tự do xuống tới 15.400 VND và vài tháng sau vọt lên 19.500 VND và nó chỉ ổn định khi Ngân hàng Nhà nước tung nhiều tỷ USD dự trữ ngoại hối để bình ổn. Có thể thấy cung cầu ngoại tệ đã bị bóp méo nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hiện tượng đô la hoá đã khiến việc kiểm soát cung tiền của Ngân hàng Nhà nước trở lên khó khăn, làm giảm hiệu quả của các chính sách kiềm chế lạm phát.Có thể dễ dàng thấy rằng tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2008 có lúc lên rất cao khoảng 19,89%
2.1.2 : Các nguyên nhân đô la hóa ở Việt Nam
+ Tỷ lệ lạm phát trong những năm gần đây ở mức cao
2.1.2Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1994- 2008
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rất rõ tỷ lệ lam phát trong những năm gần đây tăng khá cao.Có thể thấy rằng chính phủ đã có biện pháp kiềm chế lạm phát thành công trong giai đoạn 1994 – 2004,nhưng sau đó tình trạng lạm phat liên tục tăng và đỉnh điểm là năm 2008 khi tỷ lệ này là 19.89%.V ới tình tr ạng lạm phát tăng cao như năm 2008 ng ười dân có xu hướng thích sử dụng ngoại tệ hơn đặc biệt là các ngoại tệ mạnh vì họ cho rằng đồng Việt Nam đang dần mất giá trong khi các ngoại tệ khác thì không.Và cả các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như nhập khẩu ở n ước ta cũng chuyển sang thanh toán và chi trả bàng ngoại tệ vì họ lo sợ tình trạng rủi ro về tỷ giá
+Cung ngoai tệ tăng mạnh
Cung ngoại tệ tăng mạnh chử yếu do luồng vốn
(FDI, ODA, FII )và lượng kiều hối
Do lượng ODA tăng mạnh
Biểu đồ cam kết, ký kết và giải ngân ODA - Giai đoạn 1993-2008
Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng tình hình cam kết,kí kết và giải ngân vốn ODA ngày càng tăng từ năm 1993- 2008 và đỉnh điểm là năm 2007, ODA đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều tích cực về sự phát triển kinh tế -xã hội nhưng bên cạnh đó nó cung gây ra nhưng hậu quả nhất định về mặt chính trị, ngoại giao và no góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng đô la hoá, ODA nếu không được sử dụng vào dúng mục ddichs thì nó sẽ như con dao hai lưỡi rất có hại cho nền kinh tế nước ta
Do vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh
Thứ hai: Do đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng(FDI)
Biểu đồ thể hiện lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2000- 2008
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng từ năm 2000 và tăng mạnh vào năm 2008 vớ việc thu hút được một lượng lớn ngoại tệ nó đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển đất nuớc nhưng nó cung gây ra những hậu quả về môi trường với vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và nó cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng đô la hoá
Do xuất nhập khẩu tăng mạnh
Biểu đồ xuất nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2008(Đơn vị tỷ USD)
Do lượng kiều hối tăng mạnh
Thứ tư: Do lượng kiều hối tăng mạnh
Biểu đồ lượng kiều hối giai đoạn 1991- 2008
Do chính sách tiền tệ của Chính phủ
Năm 2005 chính phủ lần đầu tiên phát hành trái phiếu bằng USD,với việc phát hành ra quốc tế là 750 triệu usd kỳ hạn 10 năm với lãi xuất 7.125% ,và phát hành trong nước thu được 300 triệu usd.Xung quanh việc phát hành trái phiếu bằng usd này rất nhiều ý kiến cho rằng đây là một thành công của chính phủ.Nhưng chúng ta cũng cần biết một điều rằng ở thời điểm đó lãi xuất tái chiết khấu do chính phủ Mỹ quy định chỉ là 4%.Như vậy việc phát hành trái phiếu đó thu được một lượng tiền khá lớn nhưng lãi xuất lại quá cao so với thời điểm đó,đây cũng là vấn đề cần xem xét.Và trong những tháng vừa qua của năm 2009 chính phủ Việt Nam lại một lần nữa phát hàh trái phiếu bằng usd, nhưng cũng với lãi xuất khá cao 4% trong khi lái xuất tái chiết khấu do FED quy định chỉ là 0.25%,việc phát hành trái phiếu bang ngoại tệ, cụ thể là bằng usd nhằm mục đích huy động thêm vốn để đầu tư phát triển là rất cần thiết, nhưng việc huy động với lãi xuất quá cao sẽ không phản ánh đúng quy luật thị trường và chi phí của khoản vay sẽ rất lớn. Và vấn đề đặt ra là phải sử dụng nguồn vốn này sao cho thật hơp lý
Do tâm lý sùng bái ngoại tệ của người dân Việt Nam
Có nhiều người có tâm lý do sợ sự mất giá của Việt Nam đồngnên họ lựa chọn đô la Mỹ để gửi ngân hàng. Thực trạng đó còn do nguyên nhân đồng tiền Việt Nam mệnh giá còn nhỏ, cao nhất là tờ 500.000 đồng mới được đưa ra lưu thông vào cuối năm 2003, song tờ 100 USD lại tương ứng với gần 1,6 triệu đồng. Bởi vậy việc sử dụng đồng đô la tiện lợi trong các giao dịch lớn như: mua bán đất đai, nhà cửa, ô tô... Các hoạt động kinh tế ngầm vẫn diễn biến phức tạp, việc sử dụng đô la Mỹ tiện lợi hơn nhiều đối với họ.
2.2: Các giải pháp khắc phục tình trạng đô la hóa ở Việt Nam
Đô la hoá là tình trạng khó tránh khỏi đối với các nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế như Việt Nam. Hiện tượng đô la hoá của Việt Nam lúc tăng cao, lúc hạ thấp, nhưng về cơ bản chưa chấm dứt và luôn ở mức khá trầm trọng. Tâm lý lo ngại về lạm phát, về sự mất giá của đồng nội tệ, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch... không thể một sớm, một chiều xoá bỏ hay giảm triệt để được.Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ của NHNN đã nhắm đến mục đích chống hiện tượng đô la hóa nhưng chưa hiệu quả. Trong quản lý ngoại hối, USD vẫn được lưu hành quá mức và không thể hiện bằng bút toán kế toán. Tại nền kinh tế tự do như Singapore, các đồng tiền có khả năng chuyển đổi vẫn được chấp nhận thanh toán tại các khách sạn, cửa hàng nhưng bao giờ cũng có hai bút toán mua ngoại tệ khách muốn thanh toán và bút toán bán nội tệ. Tại Việt Nam, việc mua bán nhiều khi là trao tay.
chống đô la hóa là việc cần thiết nhưng phải lưu ý xử lý mặt trái vấn đề. Rủi ro lớn có thể xảy ra là khi chống đô la hóa, hệ thống thanh toán chỉ cho phép dùng đồng nội tệ và phải thu gom USD về. Trong
quá trình chuyển hóa USD sang VNĐ, xử lý không khéo sẽ tạo áp lực tăng tiền mặt và lập tức gây lạm phát tiền tệ. Đây là bài học đã gặp phải năm 2007 khi ta nhập về hơn 9 tỉ USD.
Quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ và ngân hàng Trung ương trong vấn đề đô la hoá là rất rõ ràng: xoá bỏ đô la hoá trong nền kinh tế - xã hội nước ta phải được thực hiện từng bước, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của đất nước; phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế, vừa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội trong lộ trình thực thi nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ ngân hàng cụ thể nối tiếp nhau, để nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ.
Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá 8) trong phần đề cập những chủ trương chính sách lớn, riêng trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng một lần nữa khẳng định yêu cầu "Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước Việt Nam phải thanh toán bằng tiền Việt Nam". mục tiêu đến 2010 là khống chế tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán (FCD/M2) từ trên 20% như hiện nay xuống dưới 15% và xoá bỏ đô la hoá trong niêm yết, định giá, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ trái phép
Việc xoá bỏ đô la hoá không thể xử lý theo quan điểm xoá bỏ sạch trơn, phủ định tất cả. Trong giai đoạn hiện nay cần cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút vốn đô la trong dân vào hệ thống ngân hàng, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội. thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta đang hội nhập với thị trường tiền tệ quốc tế. Nói kiềm chế, đẩy lùi và hạn chế các mặt tiêu cực, có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tồn tại của đô la hoá ở những mặt tích cực khách quan. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải giữ vai trò chủ động để điều chỉnh hiện tượng đô la hoá; nhất quyết phải có các giải pháp hành chính - kinh tế - giáo dục đồng bộ để triệt tiêu các mặt tiêu cực của đô la hoá. Chúng ta không thể sử dụng lại các biện pháp hành chính đã từng áp dụng lại các biện pháp hành chính đã từng áp dụng trong những thời gian trước đây như là:, không cho nhận kiều hối bằng ngoại tệ, không nhận tiền gửi ngoại tệ hoặc hạ thấp lãi suất tiền gửi ngoại tệ, chỉ cho phép doanh nghiệp được mở tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng... Những biện pháp hành chính này qua thực tiến thực hiện đã chứng tỏ là chúng gây khó khăn cho các doanh nghiệp, không khuyến khích nguồn kiều hối chuyển về nước, và không phù hợp với xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới. Do đó, để giữ được những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đô la hoá, có thể thực hiện một số giải pháp sau đây:
Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân và thu hút được từ nước ngoài, vì thực tế cho thấy việc hấp thụ kém các nguồn vốn này là một nguyên nhân quan trọng làm tăng tình trạng đô la hoá:
Thúc đẩy phát triển môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh thực sự giữa các thành phần kinh tế trong cả sản xuất, thương mại, dịch vụ và kể cả lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Mở rộng các dự án đầu tư của Chính phủ: dầu khí, cầu đường, điện lực... khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế.
Phát triển các công cụ tài chính như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, đa dạng hoá các danh mục đầu tư trong nước. Thay cho dự kiến phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế, bằng việc mở rộng phát hành trái phiếu ngoại tệ ở trong nước, huy động vốn đô la ở trong dân.
2.Những giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ
Cần tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá đồng Việt Nam, phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế.
Thay cho việc chỉ gắn với đồng đô la Mỹ như trước đây, tỷ giá ngang giá nên gắn với số ngoại tệ như : GBP, EUR,USD, JNP... các đồng tiền này tham gia vào "rổ" tiền tệ theo tỷ trọng quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam. Việc xác định như trên nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của đồng Việt Nam vào đô la Mỹ, và phản ánh xác thực hơn quan hệ cung cầu trên thị trường trên cơ sở có tính đến xu hướng biến động các đồng tiền của các nước bạn hàng lớn.
Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ so với hiện nay, trừ trường hợp cho vay để nhập khẩu máy móc, công nghệ, nguyên liệu, bán thành phẩm... phục vụ xuất khẩu.
Không được duy trì quyền sở hữu ngoại tệ không có nguồn gốc hợp pháp. Cần có quy chế rõ ràng rằng sở hữu ngoại tệ của dân cư là sở hữu ngoại tệ hợp pháp chuyển từ nước ngoài vào; không cho phép sở hữu số ngoại tệ có được do sự trao đổi lòng vòng ở chợ đen, rồi biến số đó thành sở hữu riêng.
Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ (như lãi suất, dự trữ bắt buộc...) để tác động đến điều kiện thị trường nhằm làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn đô la Mỹ. Qua đó hạn chế xu hướng chuyển đổi từ đồng Việt Nam sang đô la Mỹ.
Cần nhất quán chủ trương quản lý lưu hành ngoại tệ theo hướng "Trên đất nước Việt Nam chỉ chi trả bằng đồng Việt Nam".
Chi trả bằng ngoại tệ ở Việt Nam, bao gồm tiền mặt hay chuyển khoản cũng không được phép, trừ duy nhất trường hợp trả chuyển khoản cho các tổ chức kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước cho phép tiếp tục thu ngoại tệ.
Việc chi trả cho người hưởng trong nước các khoản tiền như tiền lương, thu nhập từ xuất khẩu lao động... bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Việc này chỉ thực hiện bằng tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc chi trả bằng tiền Việt Nam. việc chi trả kiều hối sẽ được điều chỉnh để các cá nhân tại Việt Nam sẽ nhận kiều hối bằng VND. Thực hiện những bước đầu tiên để đồng Việt Nam (VND) tham gia quan hệ vay trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng VND tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam để người nước ngoài chấp nhận VND trong thanh toán; xoá bỏ việc chuyển tiền FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) phải xuất trình chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính và xoá bỏ các quy định về cân đối ngoại tệ đối với FDI.
Phải giảm chi phí trong giao dịch bằng VND so với giao dịch bằng USD, mới có tác dụng nâng cao tính chuyển đổi đồng nội tệ. Đồng thời nâng cao sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, ổn định tiền tệ và xã hội để giúp người dân tin tưởng hơn vào đồng nội tệ.
Áp dụng các biện pháp nhằm biến USD thành một loại hàng hóa bình thường, đồng thời xử phạt nghiêm minh những sai phạm để chấn chỉnh việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do.
Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại ngân hàng thương mại chỉ rút ra bằng tiền mặt ngoại tệ để cất giữ riêng hoặc để đưa đi nước ngoài chi tiêu. SBV sẽ áp dụng tỷ lệ thí điểm từ năm 2008 đến 2010. Hỗ trợ giải pháp này, tỷ giá sẽ được điều hành thoáng hơn, các công cụ tài chính phái sinh sẽ được đẩy mạnh để hỗ trợ và hạn chế rủi ro về tỷ giá, tạo lòng tin của dân chúng vào VND.
Những khoản vay nước ngoài của Chính phủ, kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và các khoản thu từ phát hành trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ chỉ được giải ngân cho đơn vị thụ hưởng hay cơ quan thực hiện dự án bằng VND.
Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu ngoại tệ trong nước. Cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa việc lưu thông và sử dụng đô la Mỹ, niêm yết giá bằng đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam.
Để thực hiện được các mục tiêu đó, điều kiện bắt buộc với Việt Nam là phải nâng cao tính chuyển đổi của VND trong nước. Việc này sẽ được thực hiện trên cơ sở xây dựng một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Nâng cao khả năng chuyển đổi của VND và khắc phục đôla hoá là 2 mặt của quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong điều kiện hội nhập. Đây cũng là quá trình tiến tới mục tiêu chỉ sử dụng VND trên lãnh thổ Việt Nam. Với sự mở cửa của khu vực tài chính trong những năm tới. và sự tự do hoá giao dịch tài khoản vốn, việc đạt được mục tiêu kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đô la hoá là việc làm rất khó khăn. Muốn làm được cần phải có thời gian và có quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực mang lại lợi ích của hiện tượng đô la hoá trên thị trường Việt Nam không bị xoá bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của đô la hoá thì cần phải được kiềm chế, đẩy lùi và xoá bỏ.
Kết luận
Qua những gì đã được trình bày ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, đô la hóa là một thực trạng khó tránh khỏi đối với các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng.
Tuy đô la hóa có mang lại những lợi ích nhất định về kinh tế song nó cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro,nó gây ra tâm lý sùng bái ngoại tệ trong dân chúng,làm giảm giá trị và sức cạnh tranh của động nội tệ ngay trên lãnh thổ đất nước, làm giảm vai trò của ngân hang trung ương vì nếu tỷ lệ đô la hóa cao thì ngân hàng nhà nước khó co thể đóng vai trò là người cho vay cuối cùng với các ngân hàng thương mại…. các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ khó có thể phát huy được hết tác dụng,và nó có thể dẫn đến nguy cơ quan trọng nhất là đe dọa chủ quyền quốc gia. Việc tôn trọng và bảo vệ giá trị của đồng tiền Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế mà còn mang ý nghĩa bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước, của dân tộc. Vì vậy mà nhà nước và các cơ quan chức năng cần phải tính toán, cân nhắc khi sử dụng các công cụ kinh tế và tùy từng điều kiện cụ thể mà vận dụng để đạt được mục tiêu như mong muốn.
Một số biểu đồ tham khảo
Nguồn : vneconomy.com
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí Ngân hàng số 4 – tháng 2/20
Tạp chí Ngân hàng số 29 – tháng 10/2008
Thị trường tài chính tiền tệ số 9 – tháng 5/2008
http:// www.vneconomy
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2449.doc