Lời Nói Đầu
Nói đến mỹ thuật làm cho ta liên tưởng ngay đến cái đẹp. Nó gợi mở ra cho xã hội loài người những cảm nhận mang tính chuẩn mực về vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp mà con người tạo ra cùng với những khát vọng lớn lao của thế giới loài người về việc chinh phục thiên nhiên nhằm nâng cấp - cải thiện cuộc sống của mình. Mỹ thuật xuất hiện từ rất sớm, có thể nói là từ khi những con người đầu tiên biết tự tạo ra công cụ để kiếm sống. Từ những công cụ, những vật dụng thô sơ tự tạo để phục vụ
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Đồ họa ứng dụng và tranh sơn khắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong cuộc sống đần dần cũng được cải tiến sao cho phù hợp với thói quen với từng nhu cầu sử dụng. Bắt đầu là những vật dụng thô sơ sau được chạm khắc các họa tiết hoa văn từ đơn giản đến phức tạp những kiểu dáng ngày một mang tính nghệ thuật cao.
Mỹ thuật được nhắc đến với nhiều hình thức và nhiều thời kỳ phát triển. Đầu tiên là mỹ thuật thời cổ đại với những nét trạm khắc đơn sơ trên vật dụng sau là những bức tranh trên đá. Rồi từ đó trải qua nhiều thời kỳ tiến trình của lịch sử như cổ đại thì có nền mỹ thuật thời Ai Cập - Lưỡng Hà - Hy Lạp - La Mã. Để lại cho đến nay là những bảng chữ tượng hình, những bình gốm cổ, tranh tường…
Đến thời kỳ trung cổ thì là Romand - Gôtic - Begentanh. Phục Hưng có mỹ thuật thời ý - Bắc Âu…
Trong lĩnh vực rộng lớn này. Mỹ thuật được chia ra làm nhiều hình thức hoạt động nhỏ khác, mà trong đó có một loại hình sáng tạo được con người sử dụng mang tên đồ họa.
Đồ họa là phương tiện thông tin thị giác đầu tiên truyền đạt các khái niệm và tính chất, về cảm nhận đối với các tạo vật xung quanh, môi trường cuộc sống của con người ở buổi nguyên sơ. Nhưng đây là một phát triển rất mạnh nhiều thể loại và nhiều hình thức khác nhau và nó cũng mang những đặc tính rất riêng tùy theo các vùng miền. Đồ họa có ngôn ngữ đặc trưng là những đường nét, mảng, khối để diễn tả và xây dựng hình tượng trong tranh. Theo cách gọi của người Hy Lạp thì đồ họa có nghĩa là Graphic - nghệ thuật dùng đường nét để vẽ. Dù trong tranh có khác nhau về mầu sắc hay hình thể ít hay nhiều thì vẫn lấy đường nét, lấy mảng làm ngôn ngữ chủ yếu. Khi chất liệu giấy ra đời thì những nhà sáng tạo nghệ thuật đã bắt đầu kết hợp để tạo ra cách hình thức thể hiện mới nhằm lột tả tốt hơn những cảm xúc, ý nghĩa sáng tạo của mình. Đó là buổi đầu đóng góp lớn lao của phát triển kinh tế nói chung và đó cũng là bước tiến lớn cho sự phát triển của ngành đồ họa nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sáng tạo nghệ thuật cũng tạo ra những bước phát triển đáng tự hào của nền đồ họa ngày hôm nay.
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành khác như công nghiệp in ấn, kỹ thuật…thì những giá trị thẩm mỹ cao đẹp của đồ họa càng có nhiều cơ hội phát triển hơn, nâng cao nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cái đẹp của con người trên nhiều lĩnh vực. Không nằm ngoài sự hình thành và phát triển của mỹ thuật hay đồ họa trên thế giới, nền mỹ thuật Việt Nam cũng có những bước tiến lớn mang theo nhiều loại hình nghệ thuật đặc trưng như: Những hoa văn tiết cổ trên Trống đồng Đông Sơn, nét riêng của những bức tranh Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật tranh khắc - tranh thêu…Bên cạnh nghệ thuật truyền thống thì nền đồ họa Việt Nam cũng đang ngày càng phát triển, tiếp thu không ngừng những giá trị mới, phát huy trên cơ sở những cái đã có làm nét riêng của đồ họa Việt Nam và của cả ngành MTCN.
đồ họa ứng dụng và tranh sơn khắc
Chương 1
NGHệ THUậT & nghệ thuật đồ họa
A. Nghệ thuật là gì?
Thời Cổ đại, người ta chia nghệ thuật ra làm bảy loại hình nghệ thuật tự do. Thời Trung cổ, nghệ thuật được coi là đứa con của tự nhiên. Dần dần nghệ thuật chỉ còn là những gì mà người xưa coi là nghề thủ công.
Ngày nay, thật khó định nghĩa được nghệ thuật. Nhưng theo như Wikipedia nghệ thuật có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
- Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng - thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Theo ý nghĩa này thường là các loại hình nghệ thuật khác nhau.
- Nghệ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến. Theo nghĩa này thường là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một nghệ sỹ cụ thể nào đó.
- Được gọi là nghệ thuật là khi một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở mức hoàn hảo với trình độ điêu luyện, thậm chí siêu việt. Chẳng hạn nghệ thuật viết báo, nghệ thuật diễn thuyết, nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật đắc nhân tâm, nghệ thuật dùng phím chuột của PC... Theo nghĩa này thường là một tài khéo đặc biệt nào đó.
- “Mọi sự miêu tả cảm tính bất kỳ một vật thể sống hay hiện tượng nào từ độ trạng thái cuối cùng của nó, hay là dưới ánh sáng của thế giới tương lai, sẽ là tác phẩm nghệ thuật.” Soloviev - nhà thơ triết gia vĩ đại người Nga.
- “Nghệ thuật đấy là ngữ cảnh địa phương của cá nhân và cộng đồng”. Đây là quan điểm đương đại về nghệ thuật và được đa số học giả chấp nhận
Hay như phát biểu của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein: “Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm là sự huyền bí.” Như vậy sự huyền bí là nguồn gốc của mọi nghệ thuật đích thực. Chính vì lý do đó chúng ta không có hy vọng có được một định nghĩa rõ ràng về nghệ thuật. Nghệ thuật là cái gì đó chúng ta chỉ có thể cảm thấy mà không tài nào diễn giải được bằng lời. Nó giống như một trải nghiệm huyền bí vậy.
Ngày nay các nghệ sĩ một mặt tiếp tục truyền thống chọc tức xã hội tư sản, xã hội tiêu thụ, mặt khác đã mở rộng vai trò của mình. Nghệ thuật môi trường đã giải phóng các triển lãm khỏi 4 bức tường của viện bảo tàng. Các hình thức nghệ thuật mới như trình diễn, sắp đặt, cơ thể, v.v. đã và đang thách thức các quan niệm về ranh giới giữa các loại hình nghệ thuật.
B. nghệ thuật đồ họa
I/ Đồ họa - Sư cần thiết và vai trò đối với đời sống xã hội
Những nét cơ bản của ngôn ngữ và nghệ thuật đồ họa
Đồ họa là phương tiện thông tin thị giác đầu tiên truyền đạt các khái niệm, tính chất về cảm nhận đối với các tạo vật xung quanh, môi trường cuộc sống của con người ở buổi nguyên sơ, nhưng đây lại là một ngành rất mạnh với nhiều thể loại và nhiều hình thức khác nhau và nó cũng mang những đặc tính rất riêng tùy theo các vùng miền. Đồ họa là một loại hình nghệ thuật phổ biến nhất và có từ rất lâu đời, có lẽ ngay từ khi con người biết làm đẹp cho cuộc sống của mình trong các hang động. Họ lấy đá sắc, que nhọn vạch lên trên các bức tường của hang động những nét, những hình, những dáng dấp của loại vật do họ nhìn thấy hoặc nắm bắt được. Lại cũng có khi họ lấy cỏ khô hoặc dùng những ngón tay của chính họ chấm vào các mẫu khóa, thực vật vốn có trong thiên nhiên để vẽ, tạo hình. Những dấu tích kỳ vĩ trong hang An-ta-mi-ra (Tây Ban Nha) và Phông-đơ-gôm (Pháp) và giai đoạn Ma-đơ-len thuộc thời kỳ hậu đồ đá cũ có cách đây khoảng 25.000 và 12.000 năm trước công nguyên là những bằng chứng cụ thể.
Khi công nghiệp phát triển đã làm ra nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất, đời sống thì Mỹ thuật ứng dụng ra đời nhằm đưa ra những yếu tố thẩm mỹ vào các sản phẩm làm tăng giá trị của chúng, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng, và từ đó tăng độ hấp dẫn của hàng hóa, kích thích nhu cầu mua sắm của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mỹ thuật công nghiệp có khả năng vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa có tác dụng nâng cao trình độ thẩm mỹ của con người.
1.2 Ngôn ngữ của đồ họa rất da dạng và phong phú đó là những ngôn ngữ có tiếng nói mạnh mẽ khái quát cao
Trong xu hướng nghệ thuật hiện nay thì ranh giới giữa đồ họa và hội họa không còn phân biệt rõ nữa, dường như sự kết hợp gữa chúng sẽ tạo nên một hiệu quả tuyệt vời cho tác phẩm. Hội họa sẽ làm cho đồ họa mềm mại và uyển chuyển hơn, đồ họa sẽ làm cho một bức tranh hội họa chắc chắn hơn về bố cục, hình khối. Chúng đã có sự đan xen với nhau, với những sắc thái tinh vi, biểu đạt tính vô cùng của nghệ thuật. Sự phong phú về nội dung thể hiện đồ họa đã cho thấy sự phát triển đa dạng cả về chiều sâu của đồ họa, cả về giá trị và vai trò của nó trong đời sống xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu các chất liệu đồ họa người ta đã tìm ra rất nhiều thể loại đồ họa khác nhau: tranh sơn khắc, khắc kẽm, sơn mài…Tranh khắc được thể hiện với nhiều chất liệu và kỹ thuật khắc in khác nhau như: khắc đồng, khắc kẽm (khắc kim khô và khắc ăn mòn), khắc gỗ và khắc cao su…Kể cả các loại tranh khắc trên các chất liệu khác nhau, đến nay đã có một kho tàng nghệ thuật tranh khắc khổng lồ với các tên tuổi: Botlicelli, Durer, Rembrandt, Goya, Utamaro, Hokusai, Maserell, Mendes, Korvitxo, Phavoski…Với mỗi nghệ sỹ, với thủ pháp khác nhau đã chứng minh khả năng to lớn của thể loại nghệ thuật này, đã đem lại nhiều mặt của giá trị thẩm mỹ, ví dụ như do tranh in nhiều lần, theo số lượng của mảng mầu, nên có độ đậm nhạt và độ màu đa dạng.
Vai trò của đồ họa trong cuộc sống
Đồ họa được chia làm hai mảng bao gồm đồ họa nghệ thuật và đồ họa ứng dụng. Tuy chúng ko quá tách rời nhau, vẫn còn những mặt bổ sung lẫn nhau, song mỗi mảng ngày lại mang một đặc tính rất riêng và rõ ràng. Bởi vậy khi chúng tồn tại và phát triển, chúng cũng có vai trò tác động theo nhiều hướng khác nhau đối với đời sống. Nhưng một điều không thể phủ nhận chúng đều góp phần tô điểm thêm cho cuộc sống. Nâng cao chất lượng và khả năng thẩm mỹ của con người trên toàn bộ các mặt, phương diện.
Đồ họa của thế giới cũng như của Việt Nam là một trong những loại hình mỹ thuật phục vụ con người một cách hiệu quả hàng ngày, hàng giờ. Đồ họa luôn luôn hướng về các sự kiện của đời sống xã hội. Ngôn ngữ sinh động của nó có tác dụng yêu cầu, kêu gọi cổ vũ con người hành động.
Nói cách khác, đồ họa không chỉ “người” đề xướng những tư tưởng tiến bộ mà còn là phương tiện biểu hiện rõ nhất những mối rung cảm thân tình và tinh tế của con người. Cho đến nay, các tác phẩm đồ họa đã trở thành một bộ phận hữu cơ trong cuộc sống hàng ngày của hết thảy chúng ta - Từ những quảng cáo hàng hóa, những tranh cổ động chính trị đến những bức tranh vẽ nét trên hàng trăm hàng ngàn dụng cụ sinh hoạt mà mỗi cái nhìn của chúng ta đều bắt gặp. Nếu như đồ họa không có vai trò đặc biệt đối với nhân loại thì làm sao có thể tồn tại và phát triển đến ngày nay.
Chương 2
Sự phát triển của ngôn ngữ đồ họa
I. Sự phát triển của ngôn ngữ đồ họa - xu hướng phát triển của đồ họa Việt Nam
Nghệ thuật hội họa đã ra đời rất sớm khi con người vừa thoát ra khỏi thời kỳ “ăn hang ở lỗ”, khi đó con người đã biết làm ra cái đẹp và thưởng thức cái đẹp. Trên các hang động, những nét khắc đã được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới, nó đã chứng minh chức năng của nghệ thuật dồ họa trong đời sống xã hội trước khi có các ngành nghệ thật khác. Vậy đồ họa là hình thức đầu tiên về nghệ thuật tạo hình của loài người. Từ đó đến nay nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật đồ họa nói riêng ngày càng phát triển, người ta đã tìm ra rất nhiều chất liệu để diễn đạt nghệ thuật như: khắc gỗ, khắc kim loại, cao su, lưới…Nó vẫn được duy trì và phát triển, ngày càng có tiếng nói mạnh mẽ trong đời sống các dân tộc trên thế giới, đây là một ngôn ngữ đặc sắc nhất của đồ họa. Ngôn ngữ đặc trưng của đồ họa là đường nét chấm phá, mảng miếng, để diễn tả mầu sắc khác nhau hay chấm mảng làm phương tiên diễn đạt chủ yếu.
2.1 Đồ họa là hình thức nghệ thuật đầu tiên của loài người
Đồ họa trong tiếng Hy Lạp người ta viết là Graphic có nghĩa là viết, vẽ, nghệ thuật. Dưới các kiểu thức khác nhau, ngôn ngữ đồ họa ra đời từ rất sớm, Từ khi con người thoát ra khỏi thời kỳ mông muội, tối tăm, đặt những bước chân đầu tiên viết những trang sử về nền văn minh nhân loại để tiến tới làm đẹp cho cuộc sống của mình.
Những nét vẽ, nét khắc tìm thấy trong những hang động ở rất nhiều nơi trên thế giới là minh chứng rõ rệt nhất cho nhận định nói trên. Chính nhờ những nét vẽ, nét khắc như vậy mà người ta có thể tìm thấy được nền văn minh của mỗi dân tộc trên thế giới từ thời xa xưa.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm với những biến cố trong một quá trình lịch sử lâu dài, đồ họa không ngừng phát triển và con người ngày càng dùng nhiều hình thức thể hiện để biểu đạt tâm tư tình cảm của mình với nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, các chất liệu mà chúng ta vẫn tìm thấy đó là khắc gỗ, khắc đá, khắc kẽm, in lưới đã và đang được con ngưoi sử dụng và khai thác phát triển. Chúng ngày càng có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của các dân tộc trên thế giới.
2.2 Phân loại một số loại hình đồ họa cơ bản
Đồ họa có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và được ứng dụng rất rộng rãi. Nó là cách gọi chung cho lãnh vực thiết kế, in ấn, quảng cáo. ứng dụng của đồ họa rất lớn. Từ việc trình bày bìa sách, tạp chí, áp phích…hay cả những ấn phẩm nhỏ như danh thiếp, nhãn mác…Đồ họa được chia thành các loại hình sau:
Đồ họa nghệ thuật
Đồ họa in ấn (Phục vụ ấn phẩm sách báo)
Đồ họa trang trí ứng dụng
2.2.1 Đồ họa nghệ thuật
Đây là các tác phẩm tranh do các họa sỹ sáng tác bằng ngôn ngữ của đồ họa. Những đường nét, mảng, miếng được sử dụng một cách tối đa để tạo hiệu quả hấp dẫn đối với người thưởng thức nghệ thuật. Người nghệ sỹ đã không còn phải phụ thuộc vào một khuôn, quy định sẵn có, những đường nét, hình mảng biến đổi linh hoạt vô cùng. Thể loại này gồm có: tranh sơn khắc, khắc gỗ, in đá, in lưới…do họa sỹ tự chế bản và in. Các loại tranh in và khắc có đặc điểm là có thể in ra được nhiều bài và phổ cập rộng rãi nên còn được gọi là tranh ấn loát.
2.2.2 Đồ họa in ấn (Phục vụ sách báo)
Đây là hình thức trang trí cho sách báo, tập san…để tạo ra sự thu hút, dễ xem của sách báo đối với người đọc. Các tranh minh họa trình bày bìa sẽ làm phong phú thêm nội dung của tác phẩm. Đồ họa phục vụ sách báo có tác dụng nâng cao sự cập nhật thông tin của mọi người thông qua cách tạo ra ấn tượng của tác phẩm đối với người xem.
2.2.3 Đồ họa trang trí ứng dụng
Đây là hình thức đồ họa rất gần gũi ở cuộc sống quanh ta. Dường như nó hiện diện khắp nơi từ trang trí những vật dụng nhỏ như cái bút, cái kẹo đến trang trí những cái lớn như bao bì, nhãn mác, panô, áp phích quảng cáo, tất cả những thứ đó đều do đồ họa ứng dụng vào. Tất cả mọi mặt hàng đều phải nhờ tới đồ họa trang trí ứng dụng để có thể đứng vững trong thị trường. Ngày nay, tất cả các hãng sản xuất và kinh doanh đều phải tiếp tục quảng cáo sản phẩm, đối với họ đó là điều mang ý nghĩa sống còn. Chính vì những lẽ đó mà ta càng thấy được tầm quan trọng của đồ họa. Ngoài kỹ năng về đồ họa các nhà thiết kế còn phải là những nhà tâm lý để hiểu được con người và ý muốn của họ đó là tâm lý của người tiêu dùng, sau đó lựa chọn một giải pháp hiệu quả và cô đọng nhất.
Đồ họa kết hợp khả năng truyền tải ngôn ngữ, thông tin, hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ, để tác động tới người tiêu dùng. Có thể nói, đồ họa hiện nay là loại hình nghệ thuật phổ biến nhất bởi sự cô đọng, mạnh mẽ của nó. Trong bất cứ ngành nghề nào cũng phải sử dụng nó để biểu đạt thông tin về mình, sự trang trí trên các sản phẩm sẽ làm nổi bật ưu điểm của mình. Đó mới là một tác phẩm có giá trị trong thị trường. Để làm được điều đó thì các nhà thiết kế đã phải nói với quần chúng bằng ngôn ngữ đặc thù phức tạp. Tính phức tạp được biểu thị bằng hình ảnh cụ thể và trực tiếp thông qua cái nhìn gián tiếp để nêu ra các khái niệm chung.
Nhà đồ họa Pháp Maurice Denis (1870-1943) đã nói “tranh cổ động là một ngọn cờ, một biểu trưng, một tín hiệu”
Đồ họa khai thác các phương pháp mô tả hiện thực, giới thiệu một hình ảnh chân thực dưới một góc nhìn lạ và độc lập nhưng không làm mất đi sự thân thuộc đối với mọi người. Làm cho mọi người tin tưởng vào sự chân thực của hình ảnh. Những hình ảnh mô típ trong đồ họa phải đem lại những cảm giác về không gian, thời gian, sự vận động của chúng. Việc sử dụng những yếu tố này phù hợp với phương pháp thị giác mà nghệ thuật đồ họa đặt ra. Tất cả phải đem lại sự rõ ràng, rành rọt để chuyển hóa một vật thể sang cái đặc trưng nhất của vật thể đó hay đó còn gọi là biểu trưng hóa.
Tất cả các sự vật hiện tượng quanh ta đều có tiếng nói riêng của chúng nếu được sử dụng một cách chính xác. Có những thứ đã trở thành một quan niệm, một ngôn ngữ ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người, ở quốc gia nào trên thế giới cũng sử dụng ngôn ngữ có thể biểu dạt ý đồ đó.
Ví dụ như: - Trái tim là biểu tượng tình yêu
- Cái cân là biểu tượng của công lý
Các tác giả của các biểu tượng nói trên đã sử dụng lối nói làm lượng thông tin rất cao, ý nghĩa của sự vật không còn nằm trong sự vật mà đã hình thành những ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều. Đây chính là sự diễn tả cái này để nói cái khác. Đó chính là đặc trưng của đồ họa.
Điều này dẫn đến việc song song với việc sử dụng các mâu thuẫn biểu tượng thì sử dụng mầu sắc cũng rất quan trọng. Các đồ họa gia đã đơn giản hóa hết sức mầu sắc trong tác phẩm của mình. Đó là mầu sắc đặc trưng của đồ họa. Hiện nay hình vẽ có tính thông tin cao vẫn được khắc sâu và tìm kiếm liên tục do quy mô sử dụng nó ngày càng rộng lớn.
2.3 Quá trình sử dụng chất liệu và kỹ thuật ấn loát
Từ vài nghìn năm trước, con người đã sử dụng các hình khắc nét vẽ để ghi lại lịch sử về các Pharaong của Ai cập và Tăng Lữ ở vùng Lưỡng Hà cổ đại còn có các con dấu bằng đá. ở La Mã cổ đại còn có các con dấu tròn khắc trên đá và các hình vẽ trên các tài liệu làm bằng da cừu.
Vào thế kỷ thứ XIV ở phương Đông đã có những kỹ thuật khắc và in trên đá. Cũng vào thế kỷ này đã xuất hiện các tranh in cỡ nhở và tranh khắc gỗ in trên giấy. Tiếng Hy Lạp KXLO GRAPHER ( KXLO nghĩa là gỗ, GRAPHER là viết vẽ) loại này tương tự như tranh khắc gỗ hiện nay. ở Nhật cũng có loại sách gần giống như thế này gọi là EKHOL trong thế kỷ thứ XV ở Đức còn có tranh khắc kim loại, nó được ra đời từ các xưởng kim hoàn. Nước Đức cũng là nước cho ra đời một họa sỹ đồ họa vĩ đại nhất thế giới đó là Aubrech Duyre. Ông là một trong những họa sỹ bậc thầy có công tạo dựng nền sơn khắc.
Từ đó đến nay nghệ thuật ấn loát đã không ngừng phát triển và đạt đến thành tựu rực rỡ. Những người đã có công đưa nghệ thuật này đến đỉnh cao đó là: Aubrech Duyre (1471-1528) Đức, Ram Brangtơ (1606-1669) Hà Lan, Prang xixco goya (1746-1828) Tây Ban Nha, Hokuxai (1760-1819) Nhật, Xe rop (1863-1911) Nga, Pablo picaxo (1881-1973) Tây Ban Nha.
ở nước ta tiền thân của đồ họa là những nét vẽ khắc trong hang Đồng Nội, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình (được xếp vào văn hóa cổ Hòa Bình, Bắc Sơn cách đây hàng vạn năm). Đó là bốn hình vẽ thú đầu người được vẽ theo thế nhìn thẳng, tuy còn sơ lược nhưng cũng mang tính cách điệu tượng trưng. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy những viên đá cuội ở hàng Ki (huyện Vũ Nhai, tỉnh Hòa Bình) có bề dầy lịch sử lên đến hàng vạn năm chỉ bằng những nét chấm nhỏ, người xưa đã tạo ra được những hình khối đường nét của hình vẽ. Những hình khắc trên những chiếc dùi bằng xương cũng cho ta thấy được sự ra đời từ rất sớm của đồ họa, người ta tìm thấy được sự tinh tế của người xưa trong việc sử dụng nét vẽ, nét khắc của mình.
Một loại hình nữa cho chúng ta thấy được sự tinh vi vủa người xưa trong nghệ thuật khắc, đó là các họa tiết trên bề mặt trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ. Đó là những nét đơn tuyến dùng diễn tả hoa văn, hình chim, hình thuyền, hình người hóa trang, mặt trời chiếu tia sáng. Đó là những nét mảnh, gầy, thưa, mềm mại tạo ra những nhịp điệu mang tính trang trí cao.
Tiếp theo là đồ họa thời Lý. Thời Lý có hình tượng rồng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đó là hình tượng rồng thời bình mang tính trang trí cao. Vào thời kỳ này đã xuất hiện các kỹ thuật khắc và in tranh phật, tiền giấy. Trên các bản in đó có các hình vẽ hoa văn trang trí. Điều đó đã nói nên sự phát triển của đồ họa qua từng giai đoạn lịch sử.
Đồ họa Việt Nam cứ thế phát triển cho đến khi ra đời các loại tranh khắc tồn tại cho đến tận ngày nay. Nó đã đi vào đời sống của nhân dân yêu thích giữ gìn. Ngày nay qua việc nghiên cứu nội dung và phương pháp thể hiện, các nhà nghiên cứu đã phân tranh khắc dân gian thành hai loại:
Tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống.
Tranh Đông hồ là dòng tranh được sáng tác qua việc khắc nét và in trên giấy hay dùng nhất là giấy xuyến chì, sau đó dùng bút lông to vẽ lên. Đề tài của tranh hàng trống đa số mô tả miêu tả cuộc sống của người dân đô thị, nghệ thuật của đồ họa Việt Nam có thể thấy được là đã có một bề dày lịch sử và cứ thế phát triển cho tới ngày nay được củng cố hơn bởi sự tiếp thu tinh hoa của đồ họa thế giới, tranh đồ họa Việt Nam ngay cả được củng cố nhiều hơn nghệ thuật và kỹ thuật mới. Các thể loại tranh khắc đã phát triển hơn trước rất nhiêu.
2.3 Xu hướng phát triển của đồ họa việt nam
Lịch sử đã xác nhận, nghệ thuật luôn giữ vai trò lớn lao trong đời sống xã hội. Các giai cấp cầm quyền rất chú trọng nghệ thuật, cố lôi kéo các nghệ sỹ đứng về phía mình, cố lợi dụng sức mạnh của nghệ thuât, sức mạnh của các tác phẩm nghệ thuật để củng cố địa vị thống trị của mình. Và thời gian qua đi, sự phát triển của nghệ thuật ngày càng mạnh mẽ, các tác phẩm nghệ thuật mà con người lĩnh hội đã có ảnh hưởng đến thế giới tinh thần của họ, đến mọi khía cạnh ý thức xã hội, và nghệ thuật có tác động đến sự đánh dấu một bước tiến mới trong tương lai.
Nhiều tác phẩm nghệ thuật là nguồn thông tin không thể thay thế được những quá trình xã hội phức tạp của bao nhiêu thời kỳ trong lịch sử nhân loại. Trong tác phẩm nghệ thuật chân chính, các hiện tượng của thực tại hiện diện qua toàn bộ sự muôn hình nhiều vẻ của nó.
Ngôn ngữ đặc trưng của đồ họa là đường nét, mảng khối để con người những hình tượng trong tranh, vì vậy mà đồ họa đương đại cần có sự kế thừa và phát triển dựa trên cơ sở của dân gian không mối cách biệt của truyền thống. Ngày nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì đồ họa cũng tạo ra bước nhẩy vọt trong lĩnh vực đồ họa ứng dụng, với sự ra đời của những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao sản xuất hàng loạt có giá thành rẻ. Chính điều này đã làm cho đồ họa ngày càng phát triển và khẳng định vai trò của mình trong đời sống, vị trí trong kinh tế thị trường. Đồ họa ứng dụng đã phần nào giúp cho con người thấy được những giá trị của cái đẹp trong cuộc sống để giúp con người tiếp cận với cái đẹp một cách rộng rãi. Đồ họa đã tạo ra hàng loạt các tác phẩm vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị nghệ thuật. Như một số tác phẩm dùng làm tem, lịch treo tường, bao bì công nghiệp. Hiện nay sự phân định giữa đồ họa ứng dụng và đồ họa nghệ thuật chỉ là tương đối, bởi chúng có sự đan xen xâm nhập lẫn nhau, thậm chí có tranh hội họa hơi nghiêng về đồ họa. Điều này càng làm cho đồ họa thêm phần phong phú. Với các hình thức trang trí mang tính quảng cáo văn hóa đã trực tiếp làm đẹp cho cuộc sống và nâng cao thẩm mỹ cho con người.
Nền mỹ thuật công nghiệp của ta phát triển trên tinh thần phát triển của nền mỹ thuật công nghiệp nước ngoài, nhưng nó có mục đích rõ rệt là nhằm nâng cao tinh thần văn hóa của con người, tạo sự tiện nghi thoải mái cho con người trong môi trường làm việc sinh hoạt của ta. Thực tế đã chứng minh mỹ thuật công nghiệp của ta không phải thỏa mãn loại thị hiếu nào, mặt khác những thị hiếu trái với thuần phong mỹ tục, với đường lối giáo dục tinh thần tập thể, cầu thị lập dị đều bị đào thải.
Đồ họa phải có hướng đi đúng đắn có sự chọn lọc trong sự tiếp thu văn hóa phương Tây. Như vậy tìm hiểu những đường nét mới mẻ trong nghệ thuật đồ họa hiện đại ta cần hướng về các hệ ký hiệu và cách biểu cảm, không sa vào khía cạnh chất liệu hay kỹ thuật cho dù kỹ thuật hay chất liệu có chắp cánh cho sáng tạo…
Trong một xã hội phát triển, khi mà khoảng cách kinh tế ngày càng có xu hướng thu hẹp và sự giao lưu gữa các nền kinh tế văn hóa trở thành điều không tránh khỏi đã đặt ra cho cách nhà làm văn hóa nghệ thuật ở mỗi nơi một nhiệm vụ rất khó khăn và không kém phần quan trọng đó là tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc khác hay còn gọi là “hòa nhập chứ không hòa tan”. Điều này đã tạo ra cho cách nghệ sĩ, và các nhà thiết kế Việt Nam một thách thức không nhỏ, làm thế nào để tiếp tục phát huy bản sắc dân tộc đã có từ lâu đời nhưng đồng thời tiếp thu, ảnh hưởng một cách có lựa chọn cho các nền nghệ thuật của cả nước khác. Mỗi nhà họa sỹ hay các nhà thiết kế phải hiểu rõ một điều là: Chính họ chứ không ai khác chịu trách nhiệm tôn vinh vẻ đẹp của quê hương tổ quốc, để cho bạn bè trên toàn thế giới biết đến một đất nước Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, một đất nước Việt Nam tuy còn nghèo khó nhưng giầu về bản sắc đã được hình thành qua mấy nghìn năm lịch sử. Nhu cầu nhận thức không chỉ là lý tính mà cả cảm tính, thỏa mãn nhu cầu đời sống tình cảm. Có thể xét chính nghệ thuật như một hệ thống gồm hai yếu tố: các nghệ sĩ và các tác phẩm nghệ thuật. Cả hai yếu tố này gắn bó mật thiết với nhau, nhưng khi tác động đến xã hội chúng có sự độc lập tương đối. Như vậy, xã hội tác động đến nghệ thuật (thông qua ảnh hưởng đến nghệ sĩ), còn nghệ thuật ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội qua việc công chúng lĩnh hội các tác phẩm nghệ thuật.
Như ta đã biết khái niệm về đồ họa là một khái niệm thuần túy của phương Tây, vốn phát triển từ xa xưa trên tình thân duy lý, cái gì cũng luận giải và duy danh định nghĩa, và từ đó phân chia khắt khe tới mức rạch ròi, tách rời đồ họa ra khỏi hội họa. Thậm chí có một thời gian dài đã có sự phận biệt hội họa với đồ họa không dựa vào sắc thái, bút pháp mà chỉ dựa vào chất liệu sử dụng: Một tác giả một phong cách, mà cách vẽ bằng màu dầu thì coi là hội họa còn bằng màu nước và bột thì coi là đồ họa.
Ngôn ngữ đồ họa chủ yếu là đường nét khúc triết, tách bạch như nét viết. Tất nhiên nghệ thuật đồ họa không bỏ qua màu và sắc, song kể cả khi sử dụng thì sức sống và hơi thở của đồ họa vẫn là đường nét thanh mảnh, béo đậm, thưa thoáng hay rối rắm có thể kết hợp những mảng rộng bỏ trắng hay phủ sắc độ hoặc để đen. ở phương Tây thì khác, nếu như phương Tây lấy chuẩn thức làm chính thì phương Đông lại cốt ở cái thần mà không mấy bận tâm tới ranh giới hội họa hay đồ họa, hay ranh giới giữa đường nét và màu sắc. Qua thời gian dài thì có sự giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, chính nhờ nó mà sự ảnh hưởng qua lại giữa chuẩn thức của phương Tây với các thần tài cốt tử của phương Đông.
Chương 3
Nghiên cứu theo đề tài
3.1 Đồ họa ứng dụng:
Ngành đồ họa ứng dụng có sự đóng góp to lớn đối với xã hội. Nó đan xen vào từng ngõ ngách cuộc sống góp phần hoàn thiện hơn những sản phẩm vốn đã được nhà sản xuất đầu tư không tiếc để đem lại sự tiện dụng cho xã hội. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đặc biệt với sự phát trển của máy tính, máy in…và một số công cụ chuyên nghiệp khác. Ngành thiết kế và sản xuất bao bì là một trong những ngành quan trọng không thể thiếu cho cuộc sống hiện nay. Thử tượng tượng xem nếu như không có những bàn tay khối óc của những họa sĩ, thiết kế, những người thực hiện sản xuất ra bao bì, đồ hộp thì những sản phẩm nằm trên giá của siêu thị, cửa hàng kia sẽ ra sao?
Những thành công của ngành thương mại đều có sự đóng góp to lớn của ngành công nghệ thiết kế và sản xuát bao bì. Mỗi sản phẩm bao bì được thiết kế ra mang đầy đủ những ý nghĩa mà sản phẩm bên trong nó cần nói rõ. Tạo nên được sức thuyết phục với người mua. Không sai nếu nói rằng bản thân những sản phẩm bao bì là những “người bán hàng thầm lặng”. Nó có thể tự bán hàng tự giải thích những thắc mắc mang lại đầy đủ những thông tin mà nhà sản xuất muốn truyền tải trực tiếp tới khách hàng thông qua từng sản phẩm của mình.
Thiết kế bao bì
Định nghĩa bao bì: “ Bao bì có nghĩa là một hoạt động chuẩn bị cho việc vận chuyển hàng hóa hoặc bán hàng hóa. Bao bì là tổng hợp của nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật được sử dụng chuẩn bị cho trong quá trình vận chuyển và bán hàng hóa cùng các phương pháp kỹ thuật và quy phạm có liên quan đến sự chuẩn bị trên”.
Theo tiêu chuẩn của công nghiệp Quốc gia Nhật Bản (JiS Z0101, 1951) có định nghĩa: “Bao bì như là một phạm trù kỹ thuật của việc sử dụng nguyên liệu bao bì một cách phù hợp đi với hàng hóa để bảo vệ gía trị của hàng hóa. Trong đó, bao gồm tình trạng hàng hóa mà đi với nó các điều kiện kỹ thuật phải phù hợp với nó và chia thành 3 loại: Bao bì riêng lẻ, bao bì bên trong và bao bì bên ngoài”.
Bao bì cũng có thể được định nghĩa là phương tiện cung cấp sự bảo vệ cho sản phẩm nhằm mục đích đảm bảo lưu thông, phân phối, an toàn từ nơi sản xuất đến nơi bán hàng hoặc sử dụng. Đây là một đinh nghĩa chung và được áp dụng đối với hầu hết các sản phẩm, tuy nhiên không có một định nghĩa đơn giản nào được hoàn thiện. Một thông điệp hoàn chỉnh có thể nêu đầy đủ chức năng của bao bì cho tất cả các lĩnh vực như sau:
Bao bì là phương tiện để: Bảo quản, chứa đựng, trình bày, thông tin đối với toàn bộ vòng đời của một sản phẩm trong quá trình: Bảo quản, vận chuyển, trưng bày và sử dụng.
Kết quả đạt được: Về mặt kỹ thuật
Sự cân nhắc đối với: Môi trường
Việc đòi hỏi các sản phẩm khi sản xuất ra phải có những bao bì đẹp hấp dẫn thu hút khách hàng càng trở nên bức xúc tới mức độ chóng mặt. Bao bì lúc này như một món thời trang cho hàng hóa và được đề cập tới như một chiến lược kinh doanh. Bởi để được một bao bì hội tụ đày đủ cả ba yếu tố cơ bản trong thiết kế đạt được sự tổng hợp của nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật thì nhà thiết kế cần phải làm gì?
Vai trò của bao bì trong xã hội và thị trường thương mại
Trong đời sống chúng ta không thể thiếu được bàn tay của các nhà thiết kế. Kết quả của nhà thiết kế đồ họa luôn có ở xung quanh chúng ta, tất cả đều được sản xuất bởi các nhà thiết kế. Trong lĩnh vực hạn hẹp chúng ta sẽ đề cập tới vấn đề mà ta tiếp xúc nhiều nhất và thường xuyên nhất mỗi khi ta bắt đầu một ngày trong đời sống của chúng ta. Đúng như vậy bạn không thể chỉ cầm tay không một cân đường để mang nó về nhà, thậm chí những sản phẩm quý giá nhất cũng sẽ chưa hoàn thành trừ khi nó được gói một cách đễ thương. Nếu không có cái gì bảo vệ thì một bộ đồ sứ hay một món quà kỷ niệm bằng thủy tinh sẽ không có thể từ tay nhà sản xuất đến với người yêu của bạn mà không bị vỡ.
Bao bì là sự phát triển do nhu cầu kinh tế xã hội. Sự tăng trưởng của bao bì đã ảnh hưởng lớn đến ngành thiết kế. Các loại bao bì hết sức đơn giản từ lúc đầu về hình dáng, màu sắc chỉ có từ một đến hai màu rồi dần tiến tới các dáng bao bì thay đổi đẹp hơn. Phù hợp hơn, tinh tế hơn, hợp thời trang hơn, mầu sắc thì yêu cầu nhiều hơn hoặc có màu sắc đặc biệt hơn, yêu cầu kỹ thuật sản xuất bao bì phức tạp hơn. Ngoài ra, kèm theo bao bì còn bao nhiêu vấn đề khác cần có thêm như tờ rơi các tờ có nhãn treo, mục đích nhằm thu hút khách hàng nhiều nhất, bởi vậy ngoài phần quan trọng mà các nhà thiết kế cần hết sức quan tâm khi tiến hành thiết kế đó là chức năng tiếp thị của bao bì.
Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21237.doc